Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 121/2012/TT-BQP QCVN 01:2012/BQP Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia rà phá bom

Số hiệu: 121/2012/TT-BQP Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Quốc phòng Người ký: Trương Quang Khánh
Ngày ban hành: 12/11/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ QUỐC PHÒNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 121/2012/TT-BQP

Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2012

 

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QCVN 01:2012/BQP, QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ RÀ PHÁ BOM MÌN, VẬT NỔ

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008;

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số 104/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng;

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực quân sự quốc phòng:

QCVN 01:2012/BQP, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rà phá bom mìn, vật nổ.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.

Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
- Bộ Giao thông vận tải;
- Bộ Xây dựng;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Tổng cục TC ĐL CL – Bộ KH và CN;
- Bộ Tổng Tham mưu;
- Cục TC-ĐL-CL;
- Vụ Pháp chế;
- Tổng cục Kỹ thuật;
- Tổng cục Chính trị;
- Binh chủng Công binh;
- Công báo Chính phủ;
- Lưu: VT, H15.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Thượng tướng Trương Quang Khánh

 

QCVN 01:2012/BQP

QUY CHUẨN KỸ THUT QUỐC GIA V RÀ PHÁ BOM MÌN, VẬT NỔ

National technical regulation on mine action

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

1.2. Đối tượng áp dụng

1.3. Giải thích từ ngữ

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT VÀ QUẢN LÝ

2.1. Điều tra và khảo sát

2.2. An toàn

2.3. Chuẩn bị và tiến hành RPBM

2.4. Tiêu hủy bom mìn, vật nổ thu hồi

2.5. Nghiệm thu và bàn giao

2.6. Hỗ trợ y tế

2.7. Điều tra sự cố bom mìn

3. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Phụ lục

 

LỜI NÓI ĐẦU

QCVN 01:2012/BQP do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rà phá bom mìn, vật nổ - Bộ Tư lệnh Công binh biên soạn; Cục Tiêu chun - Đo lường - Chất lượng trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 121/2012/TT-BQP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

V RÀ PHÁ BOM MÌN, VẬT NỔ

National technical regulation on mine action

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật và quản lý đối với quá trình rà phá bom mìn, vật nổ (RPBM) sau chiến tranh và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

1.2. Đối tượng áp dụng

Tất cả các Bộ, ngành, y ban nhân dân các tnh, thành ph trực thuộc Trung ương, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chc xã hội, cá nhân trong nước và nước ngoàihoạt động liên quan đến RPBM trên lãnh th Việt Nam phải tuân th các quy định trong Quy chuẩn này.

1.3. Gii thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Điều tra

Hoạt động liên quan đến việc thu thập, phân tích và đánh giá các thông tin về bom mìn, vật nổ và diện tích ô nhiễm bom mìn, vật n trong một khu vực nhất đnh.

1.3.2. Giấy phép hành nghề

Giấy chng nhận do cơ quan qun lý nhà nước về RPBM (hoặc cơ quan được y quyền) cấp cho t chức RPBM nhằm công nhận tchức đó có thể tiến hành các hoạt động trong lĩnh vực RPBM.

1.3.3. Khảo sát

Hoạt động can thiệp chi tiết bằng các thiết bị kim tra và RPBM trên một phần của khu vực được xác nhận có khả năng ô nhiễm sau khi điều tra.

1.3.4. Khu vực bị ô nhiễm

Thuật ngữ chung dùng để chỉ một khu vực phát hiện có bom mìn, vật nổ.

1.3.5. Phương án ứng phó tai nạn

Kế hoạch được lập thành văn bản cho mỗi công trường thi công RPBM, chi tiết hóa quy trình phải tuân th để di chuyển nạn nhân từ hiện trường tai nạn đến cơ s phẫu thuật hoặc điều trị y tế phù hợp.

1.3.6. Rà phá bom mìn, vật nổ

Hành động làm sạch khu vực bị ô nhiễm bằng việc dò tìm, xử lý (di dời hoặc phá hủy) tất cả các loại bom mìn, vật nổ trong khu vực.

1.3.7. Sự cố bom mìn

Một sự việc làm phát sinh tai nạn trong quá trình RPBM tại công trường RPBM.

1.3.8. Tín hiệu

Tất cả các loại vật thể nhiễm từ (hoặc không nhiễm từ) nằm trong đất hoặc dưới nước gồm sắt, thép, mảnh bom mìn, đạn và các loại bom mìn, vật nổ mà con người hoặc các loại máy dò đang dùng hiện nay có thể phát hiện được.

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT VÀ QUẢN LÝ

2.1. Điều tra và khảo sát

2.1.1. Điều tra có th được thực hiện từ các nguồn khác nhau gồm: Thu thập thông tin từ hồ sơ lưu trữ; từ người dân địa phương, lực lượng quân sự, công an, các vụ tai nạn, sự cố, hoặc những dấu hiệu khác của bom mìn, vật nổ nhằm các mục đích ch yếu sau: Khẳng định có sự ô nhiễm của bom mìn, vật nổ cần được rà phá; đưa ra quyết định về việc làm sạch bom, mìn giải phóng đất đai; giúp cho người dân địa phương yên tâm khi s dụng đất đai mà không cần phải tiến hành rà phá toàn bộ khu đt.

2.1.2. Nội dung của công tác điều tra:

2.1.2.1. Khai thác cơ sở dữ liệu về chiến tranh hiện có: Bản đồ về các trận đánh, các trận ném bom, hồ sơ b trí các bãi mìn;

2.1.2.2. Phỏng vấn nhân chứng đối với: Người cao tuổi với thời gian sống ở địa phương lâu nhất; có trí nhớ tốt và nắm được nhiều thông tin về những sự kiện đã từng xảy ra trong thời kỳ chiến tranh tại địa phương; có kiến thức và hiểu biết tường tận về tình hình sử dụng đất đai tại địa phương; là người tích cực trong mọi hoạt động của cộng đồng; là những người am hiểu về tình hình ô nhiễm bom mìn, vật n tại địa phương;

2.1.2.3. Phỏng vn lãnh đạo chính quyền: Nhằm thu thập các tài liệu, hồ sơ lưu trữ của chính quyền, phng vn những người am hiểu và nắm chắc mọi thông tin về tình hình ô nhiễm bom mìn, vật n của địa phương. Quá trình phỏng vấn ít nhất từ 5 cán bộ tr lên, thành phần có thể gồm: 01 cán bộ lãnh đạo đại diện y ban nhân dân hoặc Hội đồng nhân dân, 01 Xã đội trưởng, 01 Trưởng công an xã, 01 cán bộ địa chính và 01 cán bộ thống kê của Văn phòng y ban nhân dân;

2.1.2.4. Đo vẽ sơ đồ khu vực khảo sát, đánh dấu vị trí bom mìn, vật n vào bn đồ. Tỷ lệ bản đồ không nh hơn 1:5000.

2.1.3. Những thông tin thu thập trong điều tra gồm: H sơ bố trí bãi mìn; vị trí bị bắn phá và giao tranh trên mặt đất; vị trí là căn c, kho tàng quân sự trước đây; những khu vực nghi ngờ bị ô nhiễm bom mìn, vật n; những đim mà mọi người đã nhìn thấy hoặc gặp bom mìn, vật n; những khu vực đã được RPBM.

2.1.4. Quy định các tiêu chí điều tra để đánh giá xác định khu vực không có kh năng bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ:

2.1.4.1. Không có bằng chứng về các cuộc xung đột vũ trang trong khu vực;

2.1.4.2. Không có lý do mang tính chiến thuật rõ ràng đ sử dụng bom mìn, vật nổ trong khu vực;

2.1.4.3. Đất đã được sử dụng bởi người dân trong một thời gian nhất định mà không có bằng chứng về bom mìn, vật nổ;

2.1.4.4. Không có tai nạn bom mìn, vật nổ trong khu vực;

2.1.4.5. Nếu khu vực điu tra đáp ứng được tất c các tiêu chí t 2.1.4.1 đến 2.1.4.4 thì có thể ra quyết định giải phóng đất đai mà không cần phải tiến hành khảo sát và rà phá. Đánh giá và ra quyết định dựa trên bằng chứng quy định tại Phụ lục A của Quy chuẩn này;

2.1.4.6. Nếu khu vực điều tra không đáp ứng các tiêu chí trên phải tiếp tục khảo sát để xác định.

2.1.5. Nội dung của công tác khảo sát gồm: Chọn vị trí khảo sát; khảo sát thực tế; bàn giao vị trí khảo sát cho địa phương quản lý.

2.1.6. Vị trí khảo sát được chọn dựa trên cơ s phân tích những thông tin sau: Thuộc khu vực bị ô nhiễm đánh dấu trên bản đồ sau khi điều tra; đặc điểm của khu vực bị ô nhiễm; các khu vực có giá trị lớn về phát triển kinh tế xã hội của địa phương; mang tính chất đại diện cho một khu vực bị ô nhiễm. Không khảo sát trên các khu vực đt xây dựng, đt th cư và đt trồng cây lâu năm.

2.1.7. Các vị trí được chọn phải được đánh dấu để tiến hành khảo sát thực tế. Diện tích tiến hành khảo sát tối thiểu phải bằng 1 % tổng diện tích khu vực. Mọi thông tin trong quá trình khảo sát được ghi chi tiết trong biên bản bàn giao điểm khảo sát. Các điểm khảo sát sẽ được hệ thống định vị toàn cầu (GPS) để xác định tọa độ và ghi tọa độ này lên bản đồ và biên bản bàn giao. Các vị trí khảo sát và biên bản này được cán bộ điều tra, kho sát chuyển trực tiếp cho đại diện chính quyền địa phương và cơ quan qun lý Nhà nước về RPBM.

2.1.8. Những thông tin thu thập trong khảo sát gồm: Xác định mật độ tín hiệu toàn khu vực bằng cách tiến hành rà phá bom mìn, vật n theo đúng trình tự và nội dung tương ứng được quy định từ 2.3.6 đến 2.3.8; xác định cấp rừng, địa hình, cấp đất, độ nhim từ của đất, thời tiết, khí hậu, thủy văn; tình hình an ninh - chính trị, tình hình dân cư khu vực, vị trí trú quân dự kiến khi tiến hành RPBM. Bảng phân loại cấp rừng phát quang và cp đất đào được nêu trong Phụ lục B và Phụ lục C.

2.1.9. Trang thiết bị sử dụng trong điều tra, khảo sát phải do cơ quan chức năng kim định và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về tính năng kỹ thuật và được phép sử dụng, gồm: Thun; máy dò mìn (máy dò nông); máy dò bom (máy dò sâu).

2.1.10. Nhân lực của đội điều tra, khảo sát được kiểm tra sức khỏe theo quy định tại 2.6.3. Được huấn luyện, đào tạo thành thạo về chuyên môn kỹ thuật; nắm chắc về tính năng cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các loại bom mìn, vật nổ thông thường; nắm chắc về quy trình kỹ thuật, quy tắc an toàn trong RPBM, có kinh nghiệm và được công nhận để trin khai hoạt động RPBM.

2.1.11. Một đội điều tra, khảo sát được biên chế cụ thể:

2.1.11.1. Về lực lượng gồm: 01 đội trưởng, 01 đội phó, 01 nhân viên y tế có trình độ sơ cấp tr lên và 10 nhân viên thực hiện các nhiệm vụ.

2.1.11.2. Về trang bị gồm: 01 xe ô tô ti loại 2,5 tấn, 01 máy định vị vệ tinh GPS, 01 túi cứu thương đồng bộ trang thiết bị y tế, 01 máy dò sâu, 02 máy dò nông, 01 bộ dụng cụ dò gỡ thủ công, 01 bộ dụng cụ đo vẽ và bản đồ khu vực triển khai.

2.1.12. Các bước triển khai gồm: Gi các thông báo, công văn, văn bản có liên quan được các cp có thẩm quyền phê duyệt đến các địa phương nằm trong kế hoạch điều tra, khảo sát thuộc dự án đã được phê chuẩn; liên hệ với chính quyền địa phương và thông báo kế hoạch, thời gian thực hiện công việc điều tra, khảo sát trong khu vực; hiệp đồng bảo đảm về thời gian, địa điểm, lực lượng, trang b tổ chức triển khai điều tra, khảo sát theo dự kiến.

2.1.13. Kết thúc điều tra, khảo sát phải thực hiện báo cáo kết quả về Cơ quan quản lý Nhà nước về RPBM. Nội dung báo cáo phải thể hiện đầy đủ các thông tin sau: Phương pháp lựa chọn điểm điều tra, khảo sát; địa danh và đơn vị cơ s quản lý, sử dụng khu vực được tiến hành khảo sát; diện tích khảo sát; thời gian tiến hành điều tra, khảo sát; tọa độ trung tâm điểm tiến hành khảo sát bằng GPS; đánh giá về tính chất ô nhiễm của khu vực đã điều tra, khảo sát trước đây; đặc điểm địa hình và tự nhiên của khu vực tiến hành điều tra, khảo sát; chủng loại, nh trạng, số lượng, độ sâu của bom, mìn thu được; sơ đồ khu vực tiến hành điều tra, khảo sát, tọa độ các tín hiệu là bom mìn, vật nổ hoặc tín hiệu nghi ngờ khác; dự kiến mục đích sử dụng các khu vực được điều tra, khảo sát của địa phương.

2.2. An toàn

2.2.1. Các tổ chức khi thi công RPBM phi áp dụng đầy đủ những yêu cầu kỹ thuật về an toàn nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình thi công cũng như an toàn cho việc s dụng sau này.

2.2.2. Các yêu cầu bao gồm: Yêu cu về nhân lực; yêu cu về trang thiết bị và yêu cầu về tổ chức thực hiện.

2.2.3. Lực lượng làm công tác dò tìm xử lý bom mìn, vật n phải là lực lượng chuyên trách, được đào tạo cơ bản, có chứng ch chuyên môn và được kiểm tra sức khỏe theo quy định tại 2.6.3; chỉ huy các t chức thi công RPBM, ch huy công trường, đội trưởng, cán bộ chuyên trách về an toàn, nhân viên k thuật phải thực hiện đầy đ các nguyên tắc, quy tắc quy định về công tác an toàn.

2.2.4. T chức RPBM khi thi công phải có đầy đủ trang thiết bị dò tìm và xử lý bom mìn, vật nổ; trang bị bo đảm an toàn cho người và thiết bị; xe cứu thương, xe vận chuyển người, trang bị, xe vận chuyn bom mìn vật n đi hy (nếu có); hệ thng thông tin liên lạc.

2.2.5. Khi khảo sát lp phương án kỹ thuật thi công dò tìm xử lý bom mìn vật nổ phải có đầy đủ các yêu cầu đảm bảo về an toàn.

2.2.6. Khi lập phương án tổ chức thi công và kế hoạch thi công phải có các biện pháp, công tác tổ chức thực hiện, công tác đảm bảo an toàn cho người và trang b.

2.2.7. Khi triển khai thực hiện, lực lượng tham gia RPBM phải được phổ biến kế hoạch, quán triệt các quy trình, quy định và huấn luyện b sung.

2.2.8. Trong quá trình thi công phải tuân thủ các quy trình, quy định, quy tc an toàn.

2.2.9. Mọi hạng mục công việc trong quá trình RPBM đều phải được tiến hành trên cơ sphương án thi công và kế hoạch thi công đã được duyệt, các bước triển khai phi được tổ chức chặt chẽ, chỉ huy thống nhất theo đúng trình tự, đúng quy trình. Trong quá trình t chức thi công nghiêm cấm tự động thay đổi quy trình kỹ thuật. Khi cần thay đổi một số bước trong quy trình đã được duyệt phải được sự đồng ý của cp có thẩm quyền bằng văn bản.

2.2.10. Tổ chức khi thi công RPBM các công trình, dự án phải: Có giấy phép hành nghề được cơ quan có thm quyn cấp, có đủ điều kiện năng lực, nhân sự và các trang thiết bị cần thiết cho công tác RPBM; có hợp đồng với Chủ đầu tư về việc RPBM thông qua lựa chọn theo quy định hiện hành (đấu thầu hoặc chỉ định thu); phải có phương án kỹ thuật thi công dò tìm xử lý bom mìn vật n được cp có thẩm quyền phê duyệt; có kế hoạch và tiến độ thi công chi tiết được cơ quan cấp trên trực tiếp phê duyệt; có các biện pháp, tổ chức thực hiện, t chức theo dõi giám sát bảo đảm an toàn trong toàn bộ quá trình thi công.

2.2.11. Tổ chc RPBM khi thi công phải có đầy đủ các công trình phụ trợ: Nhà làm việc, nhà ở, Các trang bị đm bảo phục vụ sinh hoạt hỗ trợ y tế; khu vực trực cấp cứu y tế, kho tạm, nơi lưu giữ bom mìn, vật nổ thu gom trước khi tiêu hy; khu vực hủy bom mìn, vật nổ (nếu có); hệ thống đánh dấu, ch dẫn khoanh vùng khu vực nguy hiểm.

2.2.12. Các yêu cầu khi thực hiện rà phá bom mìn trên cạn gồm:

2.2.12.1. Khi thực hiện công tác chun bị mặt bằng phải thực hiện theo 2.3.6.2;

2.2.12.2. Trước mỗi ca làm việc, các nhân viên kỹ thuật phi làm công tác kiểm tra lại tình trạng kỹ thuật của các loại trang thiết bị theo yêu cu.

2.2.12.3. Người thực hiện công việc RPBM:

- Là nhân viên chuyên môn kỹ thuật, được trang bị đầy đủ thiết bị dò tìm, các trang bị bảo vệ an toàn trong quá trình làm việc theo quy định;

- Thực hiện công việc theo đúng trình tự, nội dung quy định tại 2.3.6.3; 2.3.6.5 và 2.3.6.7, tuyệt đối không được làm u, làm tắt các bước trong quá trình dò tìm;

- Không được hút thuốc, uống các đ uống có chất kích thích trong khu vực RPBM.

2.2.12.4. Xung quanh khu vực công trường phải cắm cờ, bin báo và bố trí cnh giới cấm người, các phương tiện không có nhiệm vụ ra vào công trường.

2.2.12.5. Người thực hiện công việc RPBM ch đi lại trong khu vực đã được phân công, nghiêm cm tùy tiện đi lại tự do trong khu vực thi công.

2.2.12.6. Các vị trí có bom mìn vật nổ phải được cắm cờ có biển báo và chỉ có người làm nhiệm vụ xử lý mới được vào khi được chỉ huy công trường giao nhiệm vụ.

2.2.12.7. Mỗi ca làm việc liên tục tổng cộng là 6 giờ, một người sử dụng máy dò bom mìn không được làm việc 2 ca liên tục trong một ngày; nhân viên phải được bố trí nghỉ ngơi giữa giờ.

2.2.12.8. Người thực hiện công việc xử lý tín hiệu phải là nhân viên kỹ thuật xử lý, được trang bị đầy đ các thiết bị xử lý, trang b bảo vệ an toàn và thực hiện đúng trình tự, nội dung quy định tại 2.3.6.4; 2.3.6.6; 2.3.6.8 và 2.3.6.9.

2.2.12.9. Dụng cụ xử lý tín hiệu phi đầy đủ về số lượng và chất lượng, các dụng cụ xử lý không được nhiễm từ.

2.2.12.10. Tháo gỡ bom mìn, vật n bng th công hoặc tháo gỡ bng các thiết bị chuyên dụng phải tuân theo quy định tại 2.4 của Quy chuẩn này và chỉ được tiến hành khi được cấp có thẩm quyền cho phép. Các loại bom mìn, vật n không tháo gỡ được thì hy tại chỗ (nếu điều kiện cho phép).

2.2.12.11. Khi thu gom, phân loại và vận chuyển bom mìn, vật nổ dò tìm được phải thực hiện theo QCVN 02:2008/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quc gia về an toàn trong vận chuyển, bảo quản, s dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp, ban hành kèm theo Quyết định số 51/2008/QĐ-BCT ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Công thương, và:

- Chỉ thu gom, vn chuyển các loại bom mìn, vật nổ bảo đm an toàn trong quá trình thu gom, vận chuyển. Trường hợp có các loại bom mìn, vật nổ không an toàn trong vận chuyn nhưng không thể phá hủy tại chỗ phải xin ch thị và được sự đồng ý bằng văn bản của cấp có thẩm quyền mới được tổ chức vận chuyển đi hủy sau khi đã áp dụng các biện pháp k thuật đặc biệt về đảm bảo an toàn;

- Không được mang các loại bom mìn vật nổ thu gom được trong khi dò tìm về nhà và nơi nghỉ ngơi sinh hoạt.

- Xe dùng để vận chuyển bom mìn, vật nổ mang đi hy ch được phép dùng xe có thùng bằng gỗ, xe phải luôn tình trạng kỹ thuật tốt, lái xe phải là người có tay nghề cao, cn thận, bình tĩnh và dũng cảm. Thùng xe được lót một lớp cát dày lớn hơn 25 cm. Không được đ lẫn các loại xăng du trên thùng xe khi vận chuyển bom mìn, vật nổ;

- Bom mìn, vật nổ xếp lên xe phải nằm ngang vi hướng xe chạy, phải có các vật chèn không cho bom mìn, vật nổ va vào nhau. Không được vận chuyển những loại bom mìn, vật nổ có lắp ngòi n;

- Xe vận chuyển bom mìn, vật nổ tối đa chỉ gồm 3 người: Lái chính, cán bộ áp tải và lái phụ (khi cần);

- Xe vận chuyển bom mìn, vật nổ không được đi qua thành phố, nơi tập trung đông người. Nếu bắt buộc phi đi qua thì phải được sự đồng ý bằng văn bn của cp có thm quyền, phải đi vào ban đêm, lúc vắng người và phải hợp đồng chặt chẽ về tuyến đường đi với cơ quan có trách nhiệm. Xe không được phép đỗ, dừng chỗ đông người hoặc gn khu vực có kho tàng trong vòng bán kính nguy hiểm;

2.2.12.12. Khi tổ chc hy bom mìn, vật nổ phải tuân thủ tuyệt đối các quy định tại 2.4 của Quy chun này. Tùy từng loại bom mìn vật nổ thu được trong dò tìm mà chọn phương pháp hủy cho phù hợp. Trước khi tiến hành hủy phải có phương án hủy được cấp có thm quyền phê duyệt. Khu vực bố trí bãi hủy bom mìn, vật nổ phải có các trạm cảnh giới an toàn các vị trị cn thiết. Phải có các vị trí ẩn nấp bảo đảm an toàn cho lực lượng làm nhiệm vụ, cho ch huy bãi hủy và các vị trí cảnh giới. Sau khi kết thúc mỗi đợt hủy phải t chức kiểm tra an toàn toàn bộ khu vực bãi hủy trước khi rút quân. Không tổ chức hy nổ khi có trời mưa, sấm sét và dông bão. Trường hợp sau khi đã b trí xong hố hủy mới xảy ra mưa, sấm sét và dông bão thì phải rời khỏi bãi hủy và tổ chc canh gác bảo vệ an toàn cho toàn bộ khu vực bãi hủy.

2.2.13. Các yêu cầu an toàn khi dò tìm bom mìn, vật nổ dưới nước:

2.2.13.1. Kiểm tra môi trường dò tìm dưới nước: Khoanh vùng khu vực thi công, đánh dấu điểm mốc; dọn các loại chướng ngại vật trên mặt nước; đánh dấu chướng ngại vật lớn ảnh hưởng đến quá trình dò tìm; kiểm tra độ sâu nước, tốc độ dòng chảy.

2.2.13.2. Trước mỗi ca làm việc, các nhân viên kỹ thuật phải làm công tác kiểm tra lại tình trạng kỹ thuật của tt các loại trang thiết bị theo đúng yêu cầu.

2.2.13.3. Phải khoanh khu vực đang dò tìm bằng các phao có cắm cờ. Bố trí các tổ cảnh gii khu vực đang RPBM hướng dẫn, phân luồng tàu thuyền đi lại và không cho người, tàu thuyền vào khu vực RPBM. Các nội dung công việc tuân theo quy định tại 2.3.7.1.

2.2.13.4. Người thực hiện công việc RPBM phải được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ an toàn cá nhân trong quá trình làm việc theo quy định; thực hiện công việc theo đúng trình tự và nội dung quy định tại 2.3.7.2 và 2.3.7.5.

2.2.13.5. Tàu thuyền phục vụ công việc RPBM ch được đi lại trong khu vực dò theo đúng các vị trí đã được phân công.

2.2.13.6. Mỗi ca làm việc dò tìm liên tục tổng cộng là 6 giờ, một người sử dụng máy dò bom mìn không được làm việc 2 ca liên tục trong một ngày. Nhân viên lặn xử lý tín hiệu làm việc không quá 2 giờ/ca. Bố trí cho nhân viên ngh giải lao giữa giờ.

2.2.13.7. Đánh dấu vị trí tín hiệu phải thực hiện theo đúng trình tự và nội dung quy định tại 2.3.7.3 và 2.3.7.6.

2.2.13.8. Người thực hiện công việc xử lý tín hiệu phải là nhân viên kỹ thuật x lý, có chng chỉ là thợ lặn của cơ quan có thẩm quyền cấp, có sức khỏe tt; được trang bị đy đủ các phương tiện bảo vệ an toàn cá nhân trong quá trình làm việc theo quy định; thực hiện đúng trình tự và các nội dung quy định tại 2.3.7.4; 2.3.7.7; 2.3.7.8 và các quy định an toàn công tác lặn thi công dưới nước.

2.2.13.9. Các trang thiết bị khi xử lý tín hiệu dưới nước phi được kiểm định bảo đm tình trạng kỹ thuật và an toàn theo quy định gồm: Máy dò bom dưới nước; trang bị lặn đng bộ (lặn hình hoặc lặn nhái); thuyền Composit, thuyền cao su các loại, máy xới áp lực cao, máy hút bùn, cát; thiết bị trục vớt chuyên dụng; phao, neo, thuốn, xẻng, cáp ni lông, các trang bị đm bảo an toàn và bảo hộ lao động.

2.2.13.10. Tháo gỡ bằng thủ công hoặc tháo gỡ bng các thiết bị chuyên dụng phải tuân theo quy định tại 2.4 của Quy chuẩn này.

2.2.13.11. Ch trục vớt bom mìn vật nổ đã xử lý an toàn. Khi trục vớt bom mìn vật nổ phải dùng thiết bị trục vớt chuyên dụng. Kéo từ từ vật nổ lên khỏi mặt nước sau đó đưa lên thuyền Composit, thuyền bằng cao su hoặc thuyền gỗ chuyên dụng. Định vị, chèn chặt vật nổ trên thuyền, cố định các vị trí đu nổ, tránh va chạm. Không được vận chuyển bom mìn, vật nổ trên cùng phương tiện chở người và trang thiết bị thi công.

2.2.13.12. Khi thu gom, phân loại, vận chuyển và tu hủy bom mìn, vật nổ thu hồi được phi thực hiện như 2.2.12.11 và 2.2.12.12.

2.3. Chuẩn bị và tiến hành RPBM

2.3.1. Yêu cầu của công tác RPBM

2.3.1.1. Những người làm công tác RPBM phải được kiểm tra sức khỏe theo 2.6.3, được huấn luyện và cp chứng ch theo quy định;

2.3.1.2. Các loại máy dò, trang thiết bị kỹ thuật dùng cho thi công RPBM phải đ s lượng, đảm bảo chất lượng. Phải thường xuyên kiểm tra, kiểm định tình trạng kỹ thuật, phi thay thế ngay các chi tiết và bộ phận không bo đảm đúng yêu cầu kỹ thuật và thiếu đồng bộ (việc kiểm định do đơn vị chức năng được Cơ quan quản lý Nhà nước ủy nhiệm thực hiện);

2.3.1.3. Khi thực hiện công tác RPBM phải triệt đ tuân thủ Quy trình kỹ thuật, tuyệt đối không được chủ quan, đơn giản; không làm tắt hoặc b qua các bước theo quy định. Không được chạy theo năng suất đơn thuần dẫn tới làm dối, làm ẩu, để sót bom mìn, vật nổ; đ xảy ra mt an toàn trong khi thi công rà phá bom mìn, trong quá trình xây dựng và s dụng lâu dài của công trình sau này;

2.3.1.4. Trong quá trình thực hiện RPBM phải thường xuyên kiểm tra chất lượng công trình; kim tra việc chấp hành các quy tắc an toàn để kịp thời loại trừ những sai sót. Phải định kỳ kiểm tra theo phương pháp xác suất, với khối lượng diện tích kiểm tra không nh hơn 1 % tổng số diện tích đã thi công RPBM:

2.3.1.5. T chức RPBM phải được Cơ quan quản lý Nhà nước về RPBM (hoặc cơ quan được ủy quyền) cấp giy phép (hoặc chứng nhận) hành nghề còn hiệu lực;

2.3.16. Phải có kế hoạch và phương án kỹ thuật thi công được phê duyệt bởi Cơ quan có thm quyền (trừ trường hợp đặc biệt do Cơ quan quản Nhà nước quy định).

2.3.2. Đội trưởng RPBM:

2.3.2.1. Là người năng lực quản lý, điều hành; có hiểu biết sâu về lĩnh vực bom mìn, vật nổ; được đào tạo cơ bản về chuyên môn kỹ thuật, đã qua lớp đào tạo đội trưởng tại các đơn v, nhà trường và được cp chứng chỉ (đối với t chức RPBM trong nước) hoặc tại các cơ sở đào tạo được quốc tế công nhận (đối với t chức RPBM nước ngoài và các tổ chc phi chính ph);

2.3.2.2. Là người có kính nghiệm thực tiễn ít nhất 2 năm trực tiếp làm công tác tổ chức, chỉ huy thi công RPBM; nắm chắc quy trình kỹ thuật RPBM; có hiu biết sâu về tính năng cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại bom mìn, vật nổ thường gặp trong thi công RPBM; nm chắc quy tắc an toàn trong thi công RPBM; hiểu biết và sử dụng thành thạo các trang, thiết bị phục vụ cho công tác RPBM;

2.3.2.2. Trường hp thực hiện thi công RPBM dưới biển phải có kh năng bơi lặn tốt.

2.3.3. Nhân viên chuyên môn kỹ thuật:

Được hun luyện thành thạo về chuyên môn kỹ thuật; nắm chắc về tính năng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các loại bom mìn, vật n thông thường; nắm chắc quy trình kỹ thuật, quy tắc an toàn trong RPBM; nắm chc tính năng kỹ thuật, sử dụng thành thạo các loại máy, thiết bị và trang bị chuyên dùng; được cp chứng ch, đã qua lớp huấn luyện chuyên môn kỹ thuật RPBM do Binh chủng Công binh hoặc đơn vị được Binh chủng Công binh ủy quyền cấp (đối với tổ chức RPBM trong nước) hoặc tại các cơ sở đào tạo được quốc tế công nhận (đối với tổ chức RPBM nước ngoài và các tổ chức phi chính phủ).

2.3.3.2. Trường hợp thực hiện thi công RPBM dưới biển phải có kh năng bơi lặn tốt.

2.3.4. Yêu cu về lực lượng của đội RPBM

Tổ chức lực lượng của đội RPBM chỉ quy định tổng số cán bộ, nhân viên và cơ cấu tổ chức phải có của đội RPBM sau chiến tranh. Việc bố trí s lượng nhân viên của từng tổ, đội trưởng sẽ căn cứ vào khối lượng công việc phi thực hiện để điều chỉnh cho hợp lý, về cơ bản cơ cấu tổ chức của đội RPBM sau chiến tranh như sau:

2.3.4.1. Đội RPBM trên cạn: Tng số 25 người, được chia thành các tổ, gồm:

- Chỉ huy: 01 đội trưởng và 01 đội phó;

- Tổ chuẩn bị mặt bằng, dò tìm và đánh dấu tín hiệu;

- Tổ đào, xử lý tín hiệu;

- T bảo vệ cảnh giới an toàn;

- T phục vụ (hậu cần, y tế, vật tư kỹ thuật).

2.3.4.2. Đội RPBM dưới nước: Tng số 25 người, được chia thành các tổ, gồm:

- Ch huy: 01 đội trưởng và 01 đội phó;

- T chuẩn bị mặt bằng, dò tìm và đánh du tín hiệu;

- Tổ lặn đào, xử lý tín hiệu;

- Tổ bo vệ cảnh giới an toàn;

- Tổ phục vụ (hậu cần, y tế, vật tư k thuật).

2.3.4.3. Đội RPBM dưới biển: Từ 30 người đến 35 người, được chia thành các tổ, gồm:

- Ch huy: 01 đội trưởng và 01 đội phó;

- Tổ định vị dẫn đường;

- Tổ sử dụng thiết bị Sona - Từ kế và thiết bị định vị thủy âm;

- Tổ sử dụng thiết bị trục vớt bom đạn;

- Tổ định vị và lặn xử lý tín hiệu;

- Tổ sử dụng ROV phục vụ xử lý tín hiệu;

- Tổ bảo vệ cảnh giới an toàn;

- Tổ phục vụ (hậu cần, y tế, vật tư kỹ thuật).

2.3.5. Yêu cầu về trang thiết bị RPBM và phương tiện bảo đảm

2.3.5.1. Yêu cầu chung

- Các Đội RPBM sau chiến tranh phải có đầy đủ các loại máy, trang thiết bị, dụng cụ cp cứu và bảo hộ lao động theo quy định;

- Các loại máy, trang thiết bị kỹ thuật dùng cho RPBM sau chiến tranh đối với từng loại hình RPBM trên cạn, dưới nước hay dưới bin phải đảm bảo số lượng, chất lượng tương ứng theo Bảng 1, Bảng 2, Bảng 3. Phải thường xuyên kiểm tra, kiểm định 6 tháng/ln về tình trạng kỹ thuật, phải kịp thời thay thế ngay các chi tiết và bộ phận không bo đảm đúng yêu cầu kỹ thuật và thiếu đồng bộ (việc kiểm định sẽ do đơn vị được Cơ quan qun lý Nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện).

2.3.5.2. Đội RPBM trên cạn

Bng 1 - Thống kê máy, trang thiết bị và phương tiện của 1 đội RPBM trên cạn

STT

Loại máy, thiết bị

Đơn vị tính

Slượng

Cht lượng

Ghi chú

1

Máy dò bom (dò sâu)

Chiếc

2

Cấp I; II

Các máy, trang thiết b, phương tiện phải được kim định theo định kỳ.

2

Máy dò mìn (dò nông)

Chiếc

4

Cấp I; II

3

Các loại trang bị chuyên dùng

Bộ

Đủ

Cấp I; II

4

Bộ dụng cụ làm tay

Bộ

1

Cấp I; II

5

Trang bị, dụng cụ phát quang

Bộ

Đủ

Cấp I; II

6

Dụng cụ, thiết bị chống cháy lan

Bộ

Đủ

Cấp I; II

7

Dụng cụ và bộ đồ y tế

Bộ

1

Cấp I; II

8

Trang bị bảo hộ cá nhân

Bộ

Đủ

Cấp I; II

9

Xe ca ch quân

Chiếc

1

Cấp I; II

10

Xe ti nhẹ ch trang thiết bị

Chiếc

1

Cấp I; II

11

Xe ch bom mìn, vật n

Chiếc

1

Cấp I; II

2.3.5.3. Đội RPBM dưới nước (độ sâu nước đến 15 m)

Bng 2 - Thống kê máy, trang thiết bị và phương tiện của 1 đội RPBM dưới nước

STT

Loại máy, thiết bị

Đơn vị tính

S lượng

Chất lượng

Ghi chú

1

Máy dò bom dưới nước (dò sâu)

Chiếc

Từ 2 đến 3

Cấp I; II

Các máy, trang thiết b, phương tiện phải được kim định theo định kỳ.

2

Máy dò mìn dưới nước (dò nông)

Chiếc

1

Cấp I; II

3

Trạm lặn (đồng bộ)

Trạm

1

Cấp I; II

4

Thiết bị xói và hút bùn, cát

Thiết bị

1

Cấp I; II

5

Thuyền cao su tiểu

Chiếc

2

Cấp I; II

6

Thuyền cao su trung

Chiếc

1

Cấp I; II

7

Thuyền Composit (đặt trạm lặn, máy xói và hút bùn, cát)

Chiếc

Từ 1 đến 2

Cấp I; II

8

Các loại trang bị chuyên dùng

Bộ

Đủ

Cấp I; II

9

Bộ dụng cụ làm tay

Bộ

1

Cấp l; II

10

Trang thiết bị trục vt bom đạn

Bộ

1

Cấp I; II

11

Dụng cụ và bộ đồ y tế

Bộ

1

Cấp I; II

12

Trang bị bo hộ, áo phao

Bộ

Đủ

Cấp I; II

13

Xe ca chở quân

Chiếc

1

Cấp I; II

14

Xe tải ch trang thiết bị

Chiếc

1

Cấp I; II

15

Xe ch bom mìn, vật nổ

Chiếc

1

Cấp I; II

2.3.5.4. Đội RPBM dưới biển (độ sâu nước lớn hơn 15 m)

Bảng 3 - Thống kê máy, trang thiết bị và phương tiện của 1 đội RPBM dưới bin

STT

Loại máy, thiết bị

Đơn vị tính

S lượng

Chất lượng

Ghi chú

1

Bộ thiết bị Sona và Từ kế được kết ni đồng bộ

Thiết bị

1

Cấp I; II

Các máy, trang thiết bị phương tiện phải được kim định theo định kỳ.

2

Hệ thng định vị toàn cầu vi sai (DGPS)

Hệ thống

1

Cấp I; II

3

Thiết bị định vị thủy âm

Thiết bị

1

Cấp I; II

4

Máy dò bom dưới nước

Chiếc

Từ 2 đến 3

Cấp I; II

5

Máy dò mìn dưới nước

Chiếc

2

Cấp I; II

6

Trạm lặn (đồng bộ)

Trạm

1

Cấp I; II

7

Thiết bị xói và hút bùn, cát

Thiết bị

1

Cấp I; II

8

Thuyền cao su trung

Chiếc

1

Cấp I; II

9

Tàu (đặt trạm lặn, máy xói và hút bùn, cát)

Chiếc

Từ 1 đến 2

Cấp I; II

10

Thiết bị lặn tự hành (ROV)

Bộ

1

Cấp I; II

11

Các loại trang bị chuyên dùng

Bộ

Đủ

Cấp I; II

12

Bộ dụng cụ làm tay

Bộ

1

Cấp I; II

13

Trang thiết bị trục vớt bom đạn

Bộ

1

Cấp I; II

14

Dụng cụ và bộ đồ y tế

Bộ

1

Cấp I; II

15

Trang bị bo hộ, áo phao

Bộ

Đủ

Cấp I; II

16

Tàu ch quân và trang thiết bị (đến 2500 cv)

Chiếc

1

Cấp I; II

2.3.6. Trình tự RPBM trên cạn

2.3.6.1. Khoanh khu vực RPBM

- Căn cứ vào các mốc đã đánh dấu khi khảo sát, tiến hành m đường bao rộng từ 4 m đến 6 m chạy xung quanh toàn bộ khu vực để triển khai dò tìm, đi lại, vận chuyển và cách ly khu vực dò tìm với xung quanh;

- Kiểm tra, chun bị mặt bằng và tiến hành RPBM tại phạm vi đường bao theo đúng các nội dung quy định từ 2.3.6.2 đến 2.3.6.5.

2.3.6.2. Chuẩn bị mặt bằng

- Chun bị mặt bằng bằng thủ công:

+ Áp dụng cho tất cả các loại địa hình như: Đồng bằng, trung du, rừng núi, đm lầy và rừng ngập mặn ven biển;

+ Trang bị sử dụng gồm: Dao phát và các loại dụng cụ làm tay khác, các loại khí tải kim tra bom mìn, vật n, cọc tiêu, biển báo;

+ Đóng cọc chia nh khu vực thành các ô có kích thước 25 m x 25 m hoặc 50 m x 50 m tùy theo địa hình khu vực (hoặc chiều dài 25 m, chiều rộng tùy theo chiều rộng của khu vực khi RPBM những dải hẹp);

+ Phát dọn sạch dây leo, có rác, cây cối có đường kính nhỏ hơn 10 cm, gốc cây còn lại không cao quá 5 cm (với cây có đường kính lớn hơn 10 cm chỉ được chặt phá khi có tín hiệu phải xử lý nằm dưới gốc cây), dọn sạch các chướng ngại vật và đưa ra khỏi phạm vi thi công RPBM (khu vực là bãi mìn thì việc phát dọn được thực hiện đồng thời với việc RPBM bằng th công đến độ sâu 7 cm).

- Chun bị mặt bằng bằng thủ công kết hợp đốt bằng xăng, dầu:

+ Chỉ áp dụng cho các khu vực có hoặc không có bãi mìn nhưng có cây cối, lau lách và dây leo rậm rạp và được cơ quan có thm quyền quản lý rừng cho phép;

+ Trang bị sử dụng gồm: Dao phát và các loại dụng cụ làm tay khác, các loại khí tài kiểm tra bom mìn, vật nổ, cọc tiêu, biển báo, xăng, dầu và các dụng cụ phun xăng, dầu;

+ Phát dọn cây cối mở các đường có chiều rộng từ 2 m đến 3 m để chia thành các ô có kích thước 25 m x 25 m hoặc 50 m x 50 m tùy theo địa hình khu vực (hoặc chiều dài 25 m, chiều rộng tùy theo chiều rộng của Khu vực khi RPBM ở những dải hẹp); đối với khu vực có bãi mìn, việc phát dọn cây cối mở các đường có chiều rộng từ 2 m đến 3 m để chia thành các ô dò, được tiến hành đồng thời với việc RPBM theo các nội dung quy định từ 2.3.6.3 đến 2.3.6.5;

+ Phun xăng, du đốt hết cây cối rậm rạp trong từng ô vào các thi điểm thích hợp;

+ Phát dọn cây cối, chướng ngại vật và đưa ra ngoài phạm vi RPBM trong từng ô (công việc này được tiến hành đồng thời với RPBM đến độ sâu 7 cm hoặc 30 cm).

- Chuẩn bị mặt bằng bằng thủ công kết hợp với thuốc nổ:

+ Áp dụng cho các khu vực là bãi mìn, có hàng rào dây thép gai và cây cối, lau lách, dây leo rậm rạp;

+ Trang bị và vật tư sử dụng gồm: Dao phát và các loại dụng cụ làm tay khác, các loại khí tài kiểm tra bom mìn, vật nổ, cọc tiêu, bin báo, thuốc n, hỏa cụ, khí tài gây nổ và các vật tư khác;

+ Quan sát, kiểm tra, dùng lượng n dài để phá hàng rào; m đường phụ có chiều rộng t 2 m đến 3 m, đóng cọc chia nhỏ khu vực thành các ô có kích thước 25 m x 25 m hoặc 50 m x 50 m tùy theo địa hình khu vực (hoặc chiều dài 25 m, chiều rộng tùy theo chiều rộng của khu vực khi RPBM nhng di hẹp);

+ Phát dọn cây cối, chướng ngại vật và đưa ra ngoài phạm vi RPBM trong từng ô (công việc này được tiến hành đng thời với RPBM đến độ sâu 7 cm hoặc 30 cm).

2.3.6.3. Rà phá bom mìn bằng thủ công đến độ sâu 7 cm

- Áp dụng cho các khu vực là bãi mìn, có các loại mìn nhạy nổ, mìn vướng n, các loại mìn nhựa mà các loại máy dò khô phát hiện được và các khu vực là bãi mìn có lẫn nhiều vật nhiễm từ mà không sử dụng máy dò được;

- Trang bị sử dụng gồm các loại dây chuyên dùng đánh dấu đường dò, móc kéo (có dây dài từ 25 m đến 30 m), thuốn, dao phát, dao găm, xẻng, các loại cht an toàn, cờ đuôi nheo nhỏ màu đ và trắng, dụng cụ thu gom;

- Từ đường chia ô dò, dùng cờ đuôi nheo trắng đánh dấu phạm vi đường dò (rộng từ 1 m đến 1,5 m), RPBM đến đâu đánh dấu đến đó (khoảng cách cờ đánh dấu là 1,5 m). Đến các đường dò tiếp theo được phép rút cờ biên của dải dò trước đ sử dụng theo kiểu cuốn chiếu;

- Dùng thuốn kết hợp với quan sát bng mắt, thuốn theo đúng kỹ thuật từ trái qua phải, từ gần đến xa. Mũi thuốn nghiêng một góc từ 30° đến 40° so vi mặt đất tự nhiên. Thuốn theo hình hoa mai, các mũi thuốn cách nhau từ 3 cm đến 5 cm, sâu từ 7 cm đến 10 cm;

- Khi phát hiện tín hiệu, tiến hành thun kim tra xác định tín hiệu, đảo kim tra tín hiệu theo đúng kỹ thuật cơ bn. Nếu tín hiệu không phải bom mìn, vật nổ thì thu gom về nơi quy định; nếu tín hiệu là bom mìn, vật nổ thì xử lý an toàn và thu gom về nơi quy định; nếu tín hiệu là bom mìn, vật nổ không an toàn hoặc vật nổ lạ thì đánh du bằng cờ đỏ chờ xử lý riêng;

- Khoảng cách giữa hai người gần nhau nhất trong cùng khu vực RPBM không nh hơn 15 m.

2.3.6.4. Kiểm tra, phá hủy tại chỗ bom mìn, vật nổ đến độ sâu 7 cm

- Áp dụng cho các loại bom mìn, vật n phát hiện được nhưng không an toàn cho thu gom, vận chuyển và khi được cấp có thẩm quyền cho phép;

- Trang bị sử dụng gồm: Thuốn, dao găm, xng, thuốc n, hỏa cụ và khí tài gây n;

- Dùng lượng nổ tập trung đặt trực tiếp vào vật n cần hủy, lượng n để hủy căn cứ vào từng loại bom mìn, vât nổ được quy định trong Điều lệ công tác nổ;

- Sau khi hủy xong, phi kim tra lại để bảo đảm đã hết bom mìn, vật nổ. Trường hợp còn sót bom mìn, vật n thì phải tiến hành xử lý tiếp theo thứ tự trên;

- Kiểm tra, thu gom các loại khí tài gây n và các mảnh vụn (nếu có) ra khi khu vực RPBM.

2.3.6.5. RPBM bằng máy dò mìn đến độ sâu 30 cm

- Áp dụng đối với các bãi mìn sau khi đã RPBM đến độ sâu 7 cm và các khu vực không phải là bãi mìn;

- Trang bị sử dụng gồm: Máy dò mìn, thuốn, c đuôi nheo màu trắng và đỏ, cọc g, dây chuyên dùng để đánh dấu đường dò;

- Cắm cọc căng dây đánh dấu dải dò, mỗi dải dò rộng từ 1 m đến 1,5 m;

- Dùng máy dò mìn tiến hành RPBM theo đúng yêu cu kỹ thuật. Dò từ trái sang phi và ngược lại, vệt dò sau phải trùm lên 1/3 vệt dò trước, đường dò sau phi lấn sang đường dò trước từ 10 cm đến 20 cm;

- Khi máy dò chỉ thị có tín hiệu, người dò phải dò thành vệt chữ thập đ xác đnh tâm tín hiệu và dùng cờ đuôi nheo đỏ cắm bên cạnh tâm tín hiệu. Việc cắm cờ đánh du có thể bên phải hoặc bên trái tâm tín hiệu (do người chỉ huy quyết định) nhưng phải bảo đm khi kéo thẳng đuôi nheo xuống là chỉ thẳng vào tâm tín hiệu;

- Khoảng cách tốt thiu giữa các máy dò trên cùng một khu vực 7 m.

2.3.6.6. Đào kiểm tra, xử lý tín hiệu đến độ sâu 30 cm

- Áp dụng cho tt cả các tín hiệu đã đánh dấu được nêu trong 2.3.6.5;

- Trang bị sử dụng gồm: Máy dò mìn, thuốn, xẻng, dao găm, các loại chốt an toàn, thuốc nổ, ha cụ và khí tài gây n, dụng cụ thu gom;

- Dùng máy dò mìn, thun kiểm tra lại vị trí đã đánh du tín hiệu. Dùng xẻng đảo hố có miệng rộng từ 0,5 m đến 0,6 m (tùy theo độ lớn của tín hiệu), thận trọng bóc từng lớp đất từ trên xuống và từ mép vào tâm hố, vừa đào vừa kiểm tra. Khi thấy tín hiệu thì dùng dao găm để bới đất xung quanh cho lộ hẳn vật gây tín hiệu;

- Kiểm tra xác định vật gây tín hiệu: Nếu không phải là bom mìn, vật nổ thì thu gom về nơi quy định; nếu là bom mìn, vật n thì xử lý an toàn và thu gom về nơi quy định; nếu là bom mìn, vật nổ không an toàn cho thu gom, vận chuyển hoặc vật nổ lạ thì đánh dấu bng cờ đỏ chờ xử lý riêng;

- Sau khi đã xử lý xong tín hiệu, dùng máy dò mìn kiểm tra lại xung quanh và phía dưới tín hiệu vừa xử lý đ bo đảm sạch hết tín hiệu. Nếu còn tín hiệu thì phải tiến hành xử lý như thứ tự trên.

2.3.6.7. RPBM bằng máy dò bom ở độ sâu từ 0,3 m đến 3 m; đến 5 m hoặc đến 10 m (độ sâu dò tìm được nêu trong Phụ lục D)

- Áp dụng cho tất cả các khu vực có bom mìn, vật nổ nằm ở độ sâu lớn hơn 0,3 m sau khi đã RPBM ở độ sâu đến 0,3 m;

- Trang bị sử dụng gồm: Máy dò bom, cờ đỏ to đánh dấu tín hiệu, cọc gỗ và dây chuyên dùng đ đánh dấu đường dò;

- Chun bị máy dò, kim tra xác định độ nhiễm từ của đất trong khu vực để điều chnh máy cho phù hợp;

- Đóng cọc căng dây đánh dấu đường dò, mỗi đường dò cách nhau 1 m;

- Dùng máy dò bom tiến hành dò theo đúng yêu cu kỹ thuật. Khi máy dò ch th tín hiệu, người dò phải dò thành vệt chữ thập để xác định tâm tín hiệu và dùng cờ đỏ to đánh dấu sát bên cạnh tâm tín hiệu;

- Khoảng cách tối thiểu giữa các máy dò trên cùng một khu vực là 7 m.

2.3.6.8. Đào đất kiểm tra, xử lý tín hiệu đến độ sâu 3 m

- Áp dụng đối với tt c các tín hiệu đã đánh dấu;

- Trang bị sử dụng gồm: Máy dò bom, thuốn, xng, dao găm, các loại chốt an toàn, thuốc nổ, ha cụ, khí tài gây n và dụng cụ thu gom. Khi làm tại các nơi có nước ngm phải có máy bơm nước;

- Chun bị, kim tra và dùng dụng cụ làm tay thận trọng đào, bới xung quanh vị trí tâm tín hiệu đã đánh dấu. Đào từ ngoài vào trong, kích thước hố đào tùy thuộc vào độ lớn và độ sâu của tín hiệu (thông qua phán đoán khi kim tra bằng máy dò). Khi gn tới vật gây tín hiệu phải đào thành từng lớp có độ dày nhỏ hơn 10 cm, kết hợp máy dò và thun kiểm tra xung quanh vị trí tâm tín hiệu trước khi đào lớp tiếp theo cho đến khi lộ hẳn vật gây tín hiệu;

- Kiểm tra xác đnh vật gây tín hiệu: Nếu không phải là bom mìn, vật nổ thì thu gom về nơi quy định; nếu là bom mìn, vật nổ thì xử lý an toàn và thu gom về nơi quy định; nếu là bom mìn, vật nổ không an toàn cho thu gom, vận chuyn hoặc vật nổ lạ thì đánh du bằng cờ đỏ chờ x lý riêng;

- Sau khi đã xử lý xong tín hiệu, dùng máy dò mìn kim tra lại xung quanh và phía dưới tín hiệu vừa xử lý để bảo đảm sạch hết tín hiệu. Nếu còn tín hiệu thì phải tiến hành xử lý như thứ tự trên;

- Không tổ chức quá 2 người trong một kíp đào và xử lý tín hiệu. Khoảng cách tối thiểu gia bộ phận đào và xử lý tín hiệu tới các bộ phận khác không nhỏ hơn 25 m.

2.3.6.9. Đào đt kiểm tra, xử lý tín hiệu đến độ sâu 5 m hoặc đến độ sâu 10 m

Trang bị sử dụng và các bước thực hiện tương tự như 2.3.6.8 cho các độ sâu lớn hơn.

2.3.7. Trình tự RPBM dưới nước

Áp dụng cho các khu vực thi công RPBM ở dưới nước hay RPBM trên biển có độ sâu nước nhỏ hơn 15 m.

2.3.7.1. Chuẩn bị mặt bằng

- Căn cứ vào các mốc đã đánh dấu khi khảo sát, tiến hành khoanh khu vực RPBM bằng cách đóng các cọc bê tông cốt thép kích thước 0,15 m x 0,15 m x 1,2 m ở trên b và th các phao loại 1 m3 có neo loại 50 kg để định vị, đánh dấu dưới nước tại các vị trí cn thiết. Ch dùng phao, neo để định vị đánh dấu đối với khu vực RPBM có độ sâu nước lớn hơn 3 m và chiều rộng khu vực lớn hơn 50 m;

- Tiến hành phát dọn mặt bằng các loại cây sú, vẹt, cỏ lác, rong, bèo hoặc các loại cọc. Riêng các chướng ngại vật quá lớn không th trục vớt, xử lý như: Dầm cu, trụ cầu hỏng, tàu thuyền đắm phải đánh dấu đ khi RPBM có chú ý đặc biệt đ loại bỏ các vật gây tín hiệu nhiễu.

2.3.7.2. RPBM ở độ sâu đến 0,5 m tính từ đáy nước

- Áp dụng cho tất cả các khu vực có bom mìn, vật nổ nằm ở độ sâu đến 0,5 m tính từ đáy nước;

- Trang bị sử dụng gồm: Máy dò bom, thuyền Composit, thuyền cao su các loại, phao, neo (loại 50 kg và 20 kg làm bằng các loại vật liệu không nhiễm từ), dây đánh dấu đường dò, các trang bị bảo đảm an toàn và bảo hộ lao động;

- Kiểm tra xác định độ nhiễm từ của đất đáy nước để điều chỉnh máy. Máy được đặt ở nc độ nhạy từ 1 đến 3 tùy theo độ nhiễm từ của đất đáy nước;

- Căng dây kết hợp với phao loại 1 m3, neo loại 50 kg và 20 kg để chia nhỏ khu vực thành các ô dò có kích thước 25 m x 25 m hoặc 50 m x 50 m tùy theo địa hình khu vực. Căng dây đánh dấu đường dò chia ô dò thành các dải dò, mỗi dải dò rộng 0,5 m (hướng đường dò nên trùng với hướng dòng chảy);

- Dùng máy dò bom đặt trên thuyền cao su hoặc thuyền Composit, thả đầu dò thẳng đứng xuống gần sát mặt đất đáy nước, cách mặt đất đáy nước từ 10 cm đến 20 cm và tiến hành dò dọc theo đường dây dải dò. Dò xong từng di dò, chuyn dây đ dò trên dải dò tiếp theo;

- Chỉ tiến hành RPBM dưới nước trong điều kiện lưu tốc dòng chảy không ln hơn 1 m/s. Trường hp bắt buộc phải RPBM trong điều kiện lưu tốc lớn hơn 1 m/s thì phải tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn, đảm bảo kỹ thuật và chất lượng thi công.

2.3.7.3. Đánh dấu tín hiệu ở độ sâu đến 0,5 m tính từ đáy nước

- Áp dụng cho tt cả các tín hiệu phát hiện được khi dò tìm dưới nước đến độ sâu 0,5 m tính từ đáy nước;

- Trang bị s dụng gồm: Máy dò bom, thuyền Composit, thuyền cao su, phao, neo (loại 10 kg và 20 kg làm bằng vật liệu không nhiễm từ), cáp nilon, cờ đánh dấu tín hiệu, các trang bị bảo đảm an toàn và bo hộ lao động;

- Khi máy dò bom phát ra tín hiệu có vật thể gây nhiễm từ dưới đáy nước tại vị trí đang RPBM, di chuyển máy dò theo dây dò đ kiểm tra, xác định vị trí tâm của tín hiệu;

- Thả neo loại 20 kg (đối với các khu vực có lưu tc dòng chảy lớn hơn 1 m/s và độ sâu của nước lớn hơn 3 m) và loại neo 10 kg (đối với các khu vực khác) bên cạnh vị trí tâm tín hiệu vừa xác định. Neo được nối với phao nhựa có đường kính lớn hơn 30 cm bằng cáp nilon đường kính 12 mm, trên phao có cm cờ đ đánh dấu tín hiệu;

- Khi độ sâu nước nhỏ hơn 3 m có th dùng sào tre cắm để đánh dấu vị trí tín hiệu.

2.3.7.4. Lặn kiểm tra, đào xử lý tín hiệu ở độ sâu đến 0,5 m tính từ đáy nước

- Áp dụng cho tất cả các tín hiệu đã đánh dấu được nêu trong 2.3.7.3;

- Trang b sử dụng gồm: Máy dò bom, bộ lặn, thuyền Composit, thuyền cao su, phao, neo, thuốn, xng, cáp nilon, các trang bị bảo đm an toàn và bảo hộ lao động;

- Chun bị và thực hiện đầy đ các biện pháp an toàn. Dùng thợ lặn mang thiết bị lặn và các dụng cụ tay cần thiết như: Thuốn, xẻng lặn xuống vị trí tâm tín hiệu đã đánh dấu, tiến hành xăm tìm bằng thun, thận trọng đào tìm thành từng lớp đến khi lộ hẳn vật gây tín hiệu;

- Kiểm tra xác định vật gây tín hiệu: Nếu không phải là bom mìn, vật n thì dùng cáp nilon trục vớt lên thuyền để đưa về nơi quy định; nếu là bom mìn, vật nổ thì xử lý an toàn rồi dùng cáp nilon trục vớt lên thuyền đưa về nơi quy định; nếu bom mìn, vật nổ không an toàn cho thu gom, vận chuyn hay vật n lạ thì dùng phao, neo và cờ đ đánh du lại ch xử lý riêng:

- Sau khi đã xử lý xong tín hiệu phải sử dụng máy dò bom để kiểm tra lại xung quanh và phía dưới tín hiệu vừa xử lý để bảo đảm không còn tín hiệu. Nếu còn tín hiệu thì phải tiến hành xử lý như thứ tự trên.

2.3.7.5. RPBM ở độ sâu từ 0,5 m đến 3 m hoặc đến 5 m tính từ đáy nước (độ sâu dò tìm được nêu trong Phụ lục D)

- Áp dụng cho các khu vực có bom mìn, vật n nằm ở độ sâu từ 0,5 m đến 3 m hoặc đến 5 m tính từ đáy nước sau khi đã kết thúc RPBM ở độ sâu đến 0,5 m tính từ đáy nước;

- Trang bị sử dụng gồm: Máy dò bom, thuyền Composit, thuyền cao su, phao; neo, dây đánh dấu đường dò, các trang bị bảo đảm an toàn và bảo hộ lao động;

- Kiểm tra xác định độ sâu nước, độ nhiễm từ của đất đáy nước để điều chỉnh máy dò. Đặt mức độ nhạy của máy dò từ 4 đến 7 tùy theo độ nhiễm từ của đất đáy nước và yêu cầu về độ sâu RPBM;

- Căng dây kết hợp với phao 1 m3, neo loại 50 kg và 20 kg đ chia nhỏ khu vực thành các ô dò có kích thước 25 m x 25 m hoặc 50 m x 50 m tùy theo địa hình khu vực. Căng dây đánh dấu đường dò chia ô dò thành các dải dò rộng 1 m thường đường dò nên trùng với hướng dòng chảy);

- Dùng máy dò bom đt trên thuyền cao su hoặc thuyền Composit, thả đầu dò thng đứng xuống gần sát mặt đt đáy nước, cách mặt đất đáy nước từ 10 cm đến 20 cm và tiến hành dò dọc theo đường dây dải dò. Dò xong từng dải dò, chuyển dây để dò trên dải dò tiếp theo;

- Chỉ tiến hành RPBM dưới nước trong điều kiện lưu tốc dòng chảy không ln hơn 1 m/s. Trường hợp bắt buộc phải RPBM trong điều kiện lưu tốc lớn hơn 1 m/s thì phải tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn, đảm bo kỹ thuật và cht lượng thi công.

2.3.7.6. Đánh dấu tín hiệu ở độ sâu từ 0,5 m đến 3 m hoặc đến 5 m tính từ đáy nước

- Áp dụng cho tất cả các tín hiệu phát hiện được khi RPBM dưới nước ở độ sâu t 0,5 m đến 3 m hoặc đến 5 m tính từ đáy nước;

- Trang bị sử dụng và các nội dung công việc được nêu trong 2.3.7.3.

2.3.7.7. Lặn kiểm tra, đào xử lý tín hiệu ở độ sâu từ ln hơn 0,5 m đến 1 m tính từ đáy nước

- Áp dụng cho tất cả các tín hiệu đã đánh du được nêu trong 2.3.7.6.

- Trang bị sử dụng gồm: Máy dò bom, bộ lặn, thuyền Composit, thuyền cao su, máy xói bùn cát, phao, neo, thuốn, xẻng, cáp nilon, các trang bị bảo đảm an toàn và bảo hộ lao động;

- Chuẩn bị và thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn. Dùng thợ lặn mang theo các dụng cụ tay như: Thuốn, xẻng, vòi xói lặn xuống vị trí tâm tín hiệu, tiến hành xăm tìm bằng thuốn, dùng vòi xói kết hợp đào thành từng lớp cho đến khi lộ hẳn vật gây tín hiệu;

- Kim tra xác định vật gây tín hiệu: Nếu không phải là bom mìn, vật nổ thì dùng cáp nilon trục vớt lên thuyền để đưa về nơi quy định; nếu bom mìn, vật nổ thì xử lý an toàn rồi dùng cáp nilon trục vt lên thuyền đưa về nơi quy định; nếu là bom mìn, vật nổ không an toàn cho thu gom, vận chuyển hay vật nổ lạ thì dùng phao, neo và cờ đỏ đánh dấu lại ch xử lý riêng;

- Sau khi đã xử lý xong tín hiệu phải sử dụng máy dò bom để kiểm tra lại xung quanh và phía dưới tín hiệu vừa xử lý để bảo đảm không còn tín hiệu. Nếu còn tín hiệu thì phải tiến hành xử lý như thứ tự trên.

2.3.7.8. Lập phương án và tổ chức thi công đào, xử lý tín hiệu dưới nước ở độ sâu từ lớn hơn 1 m đến 3 m hoặc đến 5 m tính từ đáy nước

- Áp dụng cho tất c các tín hiệu đã đánh dấu theo 2.3.7.6, sau khi đào đến độ sâu 1 m vẫn chưa thấy vật gây tín hiệu;

- Trang bị sử dụng gồm: Máy dò bom, bộ lặn, thuyền Composit, thuyền cao su, máy xói áp lực cao, máy hút bùn, phao, neo, thuốn, xẻng, khung vây, các trang bị bảo đảm an toàn, bảo hộ lao động và các thiết bị phục vụ lắp đặt và tháo gỡ khung vây;

- Dùng thợ lặn có thiết bị đào kết hợp với vòi xói áp lực cao, máy hút bùn để vừa xăm tìm vừa đào hoặc xói cho đến khi lộ hẳn vật gây tín hiệu và tiến hành thực hiện như 2.3.7.7;

- Với các khu vực có địa chất phức tạp như: Cát chy, bùn thì phải m các khung vây bằng sắt. Dùng thợ lặn kết hợp với vòi xói áp lực cao đề xói cát, bùn hạ dần các khoang vây xuống rồi đào cho đến khi lộ hẳn vật gây tín hiệu và tiến hành thực hiện như 2.3.7.7.

2.3.8. Trình tự RPBM dưới bin

Áp dụng cho các khu vực thi công RPBM ở dưới nước hay RPBM trên biển có độ sâu nước từ 15 m trở lên. Trình tự thi công gồm các bước:

- Công tác huy động và giải thể thiết bị;

- Định vị các điểm mốc đánh dấu phạm vi thi công;

- Dò tìm trên bề mặt đáy biển và từ đáy bin đến độ sâu 0,5 m bằng máy dò bom dưới nước, độ sâu nước từ 15 m đến 30 m;

- Dò tìm từ độ sâu 0,5 m đến 3 m hoặc đến 5 m tính từ đáy biển bằng máy bom dưới nước, độ sâu nước từ 15 m đền 30 m;

- Dò tìm trên bề mặt đáy biển và từ đáy biển đến độ sâu 3 m hoặc 5 m bằng thiết bị Sona và Từ kế, độ sâu nước đến 300 m:

+ Độ dài của mỗi đường dò căn cứ theo chiều dài của khu vực RPBM và khối lượng thi công trong ngày nhưng không được dài quá 5 km;

+ Thiết bị Sona và máy dò Từ kế phải cách mặt đất đáy biển từ 8 m đến 10 m;

+ Các vệt dò sau phi trùm lên 1/3 vệt dò trước.

- Định vị, đánh dấu tín hiệu ở độ sâu nước đến 30 m;

- Lặn, kiểm tra, xử lý tín hiệu đến độ sâu 0,5 m tính từ đáy biển, độ sâu nước t 15 m đến 30 m;

- Lặn, kiểm tra, x lý tín hiệu đến độ sâu 1 m tính từ đáy biển, độ sâu nước từ 15 m đến 30 m;

- Lặn, x lý tín hiệu ở độ sâu từ 1 m đến 3 m tính t đáy biển, độ sâu nước từ 15 m đến 30 m;

- Lặn kiểm tra bng thiết bị ROV, xử lý tín hiệu nằm trên bề mặt đáy biển, độ sâu nước từ 30 m đến 300 m;

- Đào, kiểm tra, xử lý tín hiệu đến độ sâu 1 m, độ sâu nước từ 30 m đến 150 m;

- Hủy bom mìn, vật nổ tại chỗ, độ sâu nước t 30 m đến 150 m;

- Lập phương án và tổ chức thi công đào, xử lý tín hiệu ở độ sâu từ lớn hơn 1 m đến 3 m hoặc đến 5 m tính từ đáy nước.

2.3.9. Trang thiết bị RPBM

2.3.9.1. Đối với máy dò mìn (dò nông)

2.3.9.1.1. Đồng bộ: Theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

2.3.9.1.2. Yêu cầu kỹ thuật

- Độ dò sâu phải đạt:

+ Mìn bộ binh: Lớn hơn hoặc bằng 10 cm;

+ Mìn chống tăng: Lớn hơn hoặc bằng 60 cm.

- Yêu cầu tiêu chun bãi th:

+ Kích thước 10 m x 10 m x 5 m;

+ Bãi thử không có vật nhiễm từ (sắt, thép);

+ Được đổ đầy cát sạch (không có vật nhiễm từ).

2.3.9.2. Đối với máy dò bom (dò sâu)

2.3.9.2.1. Đồng bộ: Theo tiêu chun của nhà sản xuất.

2.3.9.2.2. Yêu cầu kỹ thuật

- Bật máy và ch máy làm việc ổn định, máy phát ra âm thanh “ngưỡng chuẩn”;

- Độ sâu dò phi đạt:

+ Mìn chống tăng: Ln hơn hoặc bằng 150 cm;

+ Bơm 250 kg (hoặc tương đương): Lớn hơn hoặc bằng 500 cm.

- Yêu cầu tiêu chun bãi thử:

+ Kích thước 10mx10mx5m;

+ Bãi th không có vật nhiễm từ (sắt, thép);

+ Được đ đy cát sạch (không có vật nhiễm từ).

2.3.9.3. Bộ thiết bị phát hiện và định vị bom mìn, vật nổ dưới biển

2.3.9.3.1. Đồng bộ: Theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất, kèm theo phần mềm hoạt động.

2.3.9.3.2. Yêu cầu kỹ thuật:

- Kích thước bom mìn, vật nổ cần tìm;

- Trng thái biển: Cấp 4;

- Độ sâu hoạt động: Từ 30 m đến 300 m;

- Độ chính xác định vị: 1 m.

2.3.9.4. Máy đo xa

2.3.9.4.1. Đng bộ: Theo tiêu chuẩn của nhà sản xut.

2.3.9.4.2. Yêu cầu kỹ thuật:

- Đo được chiều rộng từ 50 m đến 2000 m;

- Đo cự ly từ 50 m đến 2000 m khi vướng chướng ngại vật.

2.3.9.5. Máy đo lưu tốc

2.3.9.5.1. Đồng bộ: Theo tiêu chun của nhà sản xuất.

2.3.9.5.2. Yêu cầu kỹ thuật:

Đo được tc độ dòng nước chảy từ 0,1 m/s đến 8 m/s.

2.3.9.6. Máy toàn đạc

2.3.9.6.1. Đồng bộ: Theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

2.3.9.6.2. Yêu cầu kỹ thuật:

- Đo góc: Hin thị 1”; độ chính xác 7;

- Ống kính: Độ phóng đại 30 lần; trường nhìn 1°30’ (26 m đến 1000 m); khoảng đo ngn nhất 1,7 m;

- Chế độ đo: Khoảng cách đo với gương đơn là 3500 m (chế độ đo hồng ngoại); đo không dùng gương lớn hơn 1000 m, đo dùng gương là 7500 m (chế độ đo Laser).

2.3.9.7. Bộ thiết bị bảo vệ người

2.3.9.7.1. Đồng bộ: Bao gồm: Mũ, áo và giày (áo phao đi với RPBM dưới nước, dưới bin).

2.3.9.7.2. Yêu cầu kỹ thuật: Theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất, có thể chng được sóng xung kích và mảnh văng gây nguy hiểm cho nhân viên RPBM.

CHÚ THÍCH:

- Khi RPBM tại khu vực có bãi mìn, các nhân viên dò tìm và xử lý đu phải có thiết bị bảo vệ;

- Khi RPBM tại khu vực khác, chỉ nhân viên xử lý cần phải có thiết bị bảo vệ.

2.4. Tiêu hủy bom mìn, vật nổ thu hồi

2.4.1. Quy định việc thu gom, phân loại, qun lý, vận chuyển và tiêu hủy bom mìn, vật nổ dò tìm được trong quá trình RPBM.

2.4.2. Các phương pháp tiêu hủy bom mìn, vật n thu hồi được gồm: Phương pháp tháo tách v ly thuốc n; xì hơi nước để tách vỏ và thuốc nổ; phương pháp đốt và phương pháp n.

2.4.3. Thu gom, phân loại bom mìn, vật nổ thu hồi:

2.4.3.1. Với các loại bom mìn, vật nổ an toàn khi thu gom, vận chuyn thì dùng các biện pháp kỹ thuật để xử lý an toàn đầu nổ, tập trung về nơi cất giữ đ hủy thành đợt theo kế hoạch.

2.4.3.2. Khi thu gom bom mìn, vật nổ dò tìm được vào nơi cất giữ chờ hy phải tổ chức phân loại và xếp riêng từng chủng loại thành các khu vực khác nhau. Không để lẫn các loại bom mìn, vật nổ với nhau. Đi với các loại bom mìn, vật nổ nhạy nổ và bom mìn, vật nổ cha cht cháy, chất hóa học... phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật bảo quản phù hợp với tng loại.

2.4.3.3. Số lượng các loại bom mìn, vật nổ đã thu gom hoặc đã xử lý xong trong từng ngày phải được ghi chép đầy đủ vào s theo dõi và nhật ký thi công tránh nhầm lẫn hoặc bỏ sót. Bom mìn, vật nổ dò tìm được trong từng ngày phải được đưa về nơi cất giữ để quản lý, không được đ lại hiện trường qua đêm.

2.4.3.4. Trường hợp bom mìn, vật nổ phát hiện được nhưng chưa th đào, trục vớt và xử lý an toàn ngay trong ngày thì phải cm các loại biển báo và tổ chức canh gác cho đến khi đào, trục vớt và xử lý xong.

2.4.4. Vận chuyển bom mìn, vật nổ thu hồi:

2.4.4.1. Với các loại bom mìn, vật nổ thông thường, an toàn cho việc thu gom, vận chuyển thì tập trung vào vị trí quy định để cuối mỗi ca làm việc tổ chức vận chuyn, phân loại và xếp vào nơi ct giữ bảo quản.

2.4.4.2. Khi thu gom, vận chuyển từ nơi tập trung về nơi cất giữ, các loại bom mìn, vật nổ phải được xếp vào các hòm gỗ có lót cát hoặc rơm rạ theo đúng quy tắc an toàn khi vận chuyn đối với từng loại ri mới vận chuyn về để phân loại và cất giữ bảo qun.

2.4.5. Cất giữ, bảo quản bom mìn, vật nổ thu hồi:

2.4.5.1. Nơi ct giữ, bảo qun các loại bom mìn, vật nổ thu gom được trong quá trình dò tìm phải được bố trí ở nơi xa dân, xa vị trí đóng quân, xa các kho tàng và các công trình khác. Tùy vào số lượng, chủng loại bom mìn, vật nổ thu gom được để bố trí cho hợp lý, bảo đảm an toàn. Các khoảng cách an toàn thực hiện theo QCVN 02:2008/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong vận chuyn, bảo quản, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp, ban hành kèm theo Quyết định số 51/2008/QĐ-BCT ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Công thương.

2.4.5.2. Nơi cất giữ, bảo quản các loại bom mìn, vật nổ thu gom được trong quá trình dò tìm phải nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng của các loại sóng nổ gây ra cho các công trình xung quanh trong trường hợp vì một nguyên nhân nào đó các loại bom mìn, vật nổ bị kích nổ (được tính trên tổng số các loại bom mìn, vật nổ hiện được ct giữ).

2.4.5.3. Nơi cất gi, bo quản bom mìn, vật nổ thu gom được trong quá trình dò tìm phải được tổ chức canh gác và bảo vệ chặt chẽ, nghiêm túc theo đúng Điều lệ canh phòng do Bộ Tổng Tham mưu quy định.

2.4.6. Tiêu hy bom mìn, vật nổ thu hồi:

2.4.6.1. Khi tiêu hủy phải tổ chức thực hiện đúng theo quy trình công nghệ hiện hành. Quy trình tiêu hủy các loại bom mìn, vật nổ được nêu trong Phụ lục E. Trường hợp trang thiết bị của trạm xử lý chưa phù hợp với nội dung của quy trình, đơn vị phải báo cáo bằng văn bản đến cp có thẩm quyền để có hướng dẫn riêng. Việc xuất, nhập bom mìn, vật nổ đi hủy phi thực hiện như hàng qun lý tại kho thực lực.

2.4.6.2. Trước khi tiến hành tiêu hủy phải kiểm tra tình trạng hòm hộp, bao gói; mc độ an toàn (bom mìn, vật n phải được tháo hết ngòi nổ, kíp nổ); chủng loại, lô, số lượng, chất lượng bom mìn, vật n phải xử lý.

2.4.6.3. Lập kế hoạch tiêu hy bom mìn, vật nổ theo mẫu của quy trình xử lý và trình cấp có thm quyền phê duyệt.

2.4.6.4. Khu vực xử lý được bố trí ở nơi thuận tiện, đ cự ly an toàn cho các công trình, khu dân cư, vận chuyển, thực hiện các nguyên công, bảo đảm vệ sinh môi trường. Mỗi nguyên công được bố trí ở một vị trí thích hợp theo sơ đ, khoảng cách và diện tích của từng vị trí được quy định trong quy trình.

2.4.6.5. Cán bộ chỉ huy xử lý phải có trình độ chuyên môn về vũ khí t bậc đại học trở lên, đã trực tiếp xử lý bom mìn, vật nổ bằng các phương pháp tương ng nhiều lần bảo đm an toàn.

2.4.6.6. Cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật phải có trình độ chuyên môn về vũ khí từ sơ cấp trở lên, được huấn luyện về quy trình xử lý bom mìn, vật nổ bằng các phương pháp tương ứng, qua kim tra đạt yêu cầu và được cấp giấy chứng nhận.

2.4.6.7. Các trang thiết bị, vật tư, phương tiện vận chuyển phải bảo đảm đúng theo yêu cầu của quy trình và định mức đang hiện hành.

2.4.6.8. Trước khi tiến hành tiêu hy bom mìn, vật nổ phi ph biến kế hoạch, huấn luyện b sung và làm th. Thông báo cho các cơ quan có liên quan, các cp chính quyền, các cơ quan quân sự, nhân dân địa phương và các loại phương tiện thường qua lại trong khu vực.

2.4.6.9. Nội dung các nguyên công được thực hiện theo quy trình công nghệ xử lý đang hiện hành của từng chủng loại bom mìn, vật nổ quy định tại Phụ lục E.

2.4.6.10. Chỉ áp dụng tiêu hủy bom mìn, vật nổ bằng phương pháp tháo tách vỏ ly thuốc nổ đối với bom mìn, vật nổ đã tháo ngòi nổ, kíp n, có cu tạo vỏ phi kim loại; thuốc nổ nhồi trong bom mìn, vật nổ là TNT, Comp-B và thuốc n dẻo C4 đã có quy trình xử lý.

2.4.6.11. Chỉ áp dụng tiêu hủy bom mìn, vật nổ bằng phương pháp xì hơi nước đ tách vỏ và thuốc n đối vi các loại bom mìn, vật nổ đã tháo ngòi nổ, kíp nổ. Thuốc nổ nhồi bên trong là các loại thuốc nổ có nhiệt độ nóng chảy nhỏ hơn 100oC và đã có quy trình xử lý.

2.4.6.12. Chỉ áp dụng tiêu hủy bom mìn, vật nổ bằng phương pháp đốt đối với các loại bom mìn, vật nổ đã tháo ngòi nổ, kíp nổ, không còn khả năng n, đang cháy chuyển sang nổ hoặc phóng đẩy trong khi cháy, thải ra chất độc nguy hiểm khi cháy.

2.4.6.13. Ch áp dụng tiêu hủy bom mìn, vật nổ bằng phương pháp nổ đối với các loại bom mìn, vật nổ sau chiến tranh không áp dụng được bng phương pháp tháo gỡ, xì hơi nước và phương pháp đt (thường được áp dụng cho các loại bom mìn, vật n không được phép di chuyển, thu hồi).

2.4.6.14. Toàn bộ vật phm thu hồi được sau xử lý phải được đăng ký quản lý đầy đủ. Đề xut phương án xử lý tiếp theo trình cấp có thm quyn phê duyệt.

2.4.6.15. Chấp hành các quy tắc an toàn theo quy trình xử lý của từng chủng loại bom mìn, vật n, bảo đảm, an toàn tuyệt đối.

2.4.6.16. Sau khi thực hiện xong việc tiêu hủy bom mìn, vật n, phải tổng hợp kết quả báo cáo các cơ quan chức năng có liên quan.

2.4.7. Quá trình thu gom, phân loại, vận chuyn và tiêu hủy bom mìn, vật nổ thu hồi được theo quy định tại 2.2.12.11 và 2.2.12.12.

2.5. Nghiệm thu và bàn giao

2.5.1. Chỉ được nghiệm thu những công việc RPBM đúng với quy trình kỹ thuật được quy định và phương án kỹ thuật thi công được duyệt, tuân theo những yêu cầu nêu trong 2.5.

2.5.2. Đối với dự án (hạng mục) đã hoàn thành nhưng vẫn còn một số tn tại mà những tn tại đó không ảnh hưởng đến chất lượng của dự án (hạng mục) thì có thể chấp nhận nghiệm thu đồng thi yêu cầu khắc phục các tn tại và nghiệm thu lại sau khi các tn tại đã được khc phục xong.

2.5.3. Khi nghiệm thu dự án (hạng mục) phải tuân theo đúng phương án kỹ thuật thi công được duyệt, quy trình kỹ thuật được quy định.

2.5.4. Các biên bản nghiệm thu trong thi gian thi công và biên bản nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng là căn cứ đ thanh quyết toán dự án (hạng mục) đã thi công xong.

2.5.5. Không nghiệm thu dự án (hạng mục) công việc thi công sau khi đã thi công lại nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cu chất lượng của dự án.

2.5.6. Ch đu tư hoặc đơn vị giám sát thi công của Ch đầu tư phải thường xuyên kim tra công tác thi công tại hiện trường.

2.5.7. Các bước nghiệm thu chất lượng thi công gồm: Nghiệm thu khối lượng thi công; nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình để bàn giao đưa vào sử dụng.

2.5.8. Nội dung công tác nghiệm thu chất lượng thi công dự án (hạng mục) gm: Nghiệm thu công việc; nghiệm thu giai đoạn thi công; nghiệm thu hoàn thành dự án (hạng mục) đ đưa vào sử dụng.

2.5.8.1. Nghiệm thu công việc

- Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu gồm: Người giám sát thi công của Chủ đầu tư hoặc tư vấn giám sát; người phụ trách thi công của nhà thầu thi công;

- Trách nhiệm của các thành phần tham gia nghiệm thu là trực tiếp tiến hành nghiệm thu những hạng mục công việc đã hoàn thành trong quá trình thi công;

- Điều kiện cn để nghiệm thu là đi tượng nghiệm thu đã thi công hoàn thành và có đy đủ h sơ, tài liệu; có biên bn nghiệm thu nội bộ và phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công;

- Nội dung và trình tự nghiệm thu: Kiểm tra tại hiện trường; kiểm tra các hồ sơ tài liệu theo danh mục; đối chiếu các kết quả kiểm tra với phương án kỹ thuật thi công được phê duyệt, quy trình kỹ thuật; đánh giá chất lượng và kết luận;

- Kiểm tra tại hiện trường gồm:

+ Kiểm tra chất lượng công việc bằng phương pháp kim tra xác xuất tại một số điểm (thường có kích thước 20 m x 20 m) với diện tích kiểm tra không nhỏ hơn 1 % tổng diện tích đã RPBM xong;

+ Kiểm tra các cọc mốc đánh dấu khu vực, so sánh với bản vẽ hoàn công khu vực đã RPBM xong, kiểm tra khối lượng công việc đã thực hiện.

- Kết luận: Chấp nhận nghiệm thu các hạng mục công việc đã xem xét; không chấp nhận nghiệm thu khi các hạng mục công việc thi công không đúng vi phương án kỹ thuật thi công được phê duyệt, hoặc không đáp ứng đúng quy trình kỹ thuật được quy định;

- Mẫu biên bản nghiệm thu công việc quy định tại Phụ lục F.

2.5.8.2. Nghiệm thu giai đoạn thi công

- Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu: Người phụ trách bộ phận giám sát thi công của Ch đầu tư hoặc tư vấn giám sát; người phụ trách thi công của nhà thầu thi công;

- Trách nhiệm của các thành phần tham gia nghiệm thu là phải trực tiếp tiến hành công tác nghiệm thu không chậm quá 3 ngày kể từ khi nhận được phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu;

- Điều kiện cn đ nghiệm thu: Đi tượng nghiệm thu đã thi công hoàn thành; tất cả các công việc, giai đoạn thi công và nghiệm thu công việc được nêu trong 2.5.8.1; có đầy đủ các h sơ, tài liệu;

- Nội dung và trình tự nghiệm thu: Kiểm tra tại hiện trường; kiểm tra các hồ sơ, tài liệu theo danh mục; đối chiếu các kết qu kim tra, phương án kỹ thuật thi công được duyệt, quy trình kỹ thuật đ đánh giá chất lượng thi công; đánh giá chất lượng và kết luận;

- Kết luận: Chp nhận nghiệm thu các hạng mục công việc đã xem xét; không chp nhận nghiệm thu khi các hạng mục công việc thi công không đúng với phương án kỹ thuật thi công được phê duyệt, hoặc không đáp ứng đúng quy trình kỹ thuật được quy định;

- Mẫu biên bản nghiệm thu giai đoạn thi công quy định tại Phụ lục G.

2.5.8.3. Nghiệm thu hoàn thành dự án (hạng mục) để đưa vào s dụng

- Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu gồm: Ch đầu tư (người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công công trình); nhà thầu thi công (người đại diện theo pháp luật và người phụ trách thi công); nhà thầu thiết kế phương án kỹ thuật thi công tham gia nghiệm thu theo yêu cầu của Chủ đầu tư (người đại diện theo pháp luật, người lập phương án kỹ thuật thi công); và các thành phần khác trực tiếp tham gia nghiệm thu (theo yêu cu của Chủ đầu tư);

- Trách nhiệm ca các thành phần tham gia nghiệm thu: Trực tiếp tiến hành nghiệm thu để bàn giao đưa vào sử dụng; nghiệm thu không chậm quá 5 ngày kể từ khi nhận được phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu hoặc nhận được văn bản yêu cầu của Chủ đầu tư; nghiệm thu phải kết thúc theo thi hạn quy định của Chủ đu tư;

- Điều kiện cần đ nghiệm thu: Đi tượng nghiệm thu đã thi công hoàn thành; tất ccác công việc, giai đoạn thi công được nêu trong 2.5.8.1 và 2.5.8.2; đủ hồ sơ pháp lý của đối tượng nghiệm thu; đầy đủ các hồ sơ tài liệu hoàn thành liên quan đến đối tượng nghiệm thu; có biên bản nghiệm thu nội bộ của nhà thầu thi công;

- Nội dung và trình tự nghiệm thu: Kiểm tra tại chỗ dự án (hạng mục) đã hoàn thành; kiểm tra các h sơ, tài liệu theo danh mục; kiểm tra những điều kiện chuẩn bị đ đưa dự án (hạng mục) vào sử dụng; kiểm tra và đánh giá chất lượng công tác RPBM của đối tượng nghiệm thu; kim tra kết qu thi công vi phương án kỹ thuật thi công được duyệt; đánh giá và kết luận;

- Kết luận: Chp nhận nghiệm thu các hạng mục công việc đã xem xét; không chp nhận nghiệm thu dự án (hạng mục) khi phát hiện thấy các tn tại về chất lượng trong thi công;

- Mẫu biên bản nghiệm thu hoàn thành dự án (hạng mục) để đưa vào sử dụng quy định tại Phụ lục H.

2.5.9. Bàn giao dự án (hạng mục) là bên nhận thầu thi công giao toàn bộ mặt bằng dự án (hạng mục) đã thi công xong cho bên giao thầu sử dụng và bảo quản.

2.5.10. Quy đnh nguyên tc, nội dung và trình tự tiến hành công tác bàn giao dự án (hạng mục) đã hoàn thành đưa vào sử dụng.

2.5.11. Dự án (hạng mục) đã hoàn thành thi công để bàn giao đưa vào sử dụng là tập hợp tất cả các hạng mục thi công theo đúng phương án kỹ thuật thi công được duyệt. Ch được phép bàn giao dự án (hạng mục) sau khi đã tiến hành xong công tác nghiệm thu kỹ thuật theo tiêu chuẩn “nghiệm thu các công trình” và đã sửa chữa xong các tn tại ghi trong biên bản nghiệm thu.

2.5.12. Nội dung công tác bàn giao dự án (hạng mục):

2.5.12.1. Thành phần tham gia bàn giao: Đại diện Chủ đầu tư (bên A) ch trì; đại diện tổ chức tư vấn giám sát thi công (nếu có); đại diện tổ chức nhận thầu (bên B); đại diện tổ chức nhận thầu thiết kế lập phương án kỹ thuật thi công.

2.5.12.2. Những công việc phải thực hiện trong bàn giao dự án (hạng mục): Thng nhất tiến độ bàn giao; kim tra hồ sơ nghiệm thu kỹ thuật dự án (hạng mục); thống kê các sai sót về chất lượng mới phát hiện trong quá trình kiểm tra bàn giao và quy trách nhiệm cho các bên hữu quan giải quyết; lập biên bản bàn giao dự án (hạng mục). Mẫu biên bản bàn giao dự án (hạng mục) hoàn thành được quy định tại Phụ lục I.

2.5.12.3. Khi tiến hành bàn giao, bên giao thầu phải giao cho Chủ đầu tư các tài liệu sau: Bản vẽ hoàn công dự án (hạng mục); các tài liệu có liên quan đến việc thay đổi thiết kế; tài liệu nghiệm thu giai đoạn của dự án (hạng mục); biên bản nghiệm thu dự án (hạng mục).

2.5.13. Chủ đầu tư có trách nhiệm và quyền hạn sau: Lập tiến độ bàn giao dự án (hạng mục); tổ chc các cuộc họp bàn giao dự án (hạng mục); nhận bàn giao dự án (hạng mục) và toàn bộ hồ sơ có liên quan đến phương án kỹ thuật thi công và thi công; không nhận bàn giao dự án (hạng mục) khi chưa nghiệm thu hoặc bên nhận thầu chưa sửa chữa các tồn tại ghi trong biên bn nghim thu kỹ thuật.

2.5.14. Đơn vị nhận thầu trực tiếp có trách nhiệm và quyền hạn: Bàn giao dự án (hạng mục) cho Ch đầu tư đúng thi hạn; sửa chữa các tn tại theo đúng tiến độ như đã ghi trong biên bản nghiệm thu kỹ thuật và biên bản bàn giao dự án (hạng mục); làm các thủ tục thanh quyết toán dự án (hạng mục); khiếu nại với các cơ quan giám đnh chất lượng Nhà nước về trường hợp công trình đã đm bảo chất lượng nhưng Chủ đầu tư không chp nhận hoặc Chủ đầu tư không tổ chức bàn giao đúng thi hạn quy định.

2.5.15. Trách nhiệm và quyền hạn của đơn vị thiết kế lập phương án kỹ thuật thi công: Tham gia trong thành phần bàn giao dự án (hạng mục); không ký biên bản bàn giao dự án (hạng mục) nếu thi công không đúng thiết kế; đồng ý (hoặc không đồng ý) bàn giao tạm các hạng mục công trình để đưa vào sử dụng trước thi hạn bàn giao toàn bộ.

2.6. Hỗ trợ y tế

2.6.1. Độ tui tối thiểu của nhân viên tham gia hoạt động RPBM phải từ 18 tuổi trở lên.

2.6.2. Nhân viên được tuyn dụng vào các hoạt động RPBM phải có sức khỏe phù hợp, không có những tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến công việc dự kiến đảm nhận.

2.6.3. Tất c nhân viên làm việc trên công trường RPBM phải được kiểm tra sức khỏe định kỳ t 1 đến 2 ln trong một năm do các cơ sở y tế có chức năng thực hiện và kiểm tra về y tế trước khi thực hiện công việc RPBM do một bác sĩ có trình độ thực hiện. Nhân viên RPBM không có những tình trạng bệnh lý về th chất và tinh thần, bệnh nhiễm khuẩn, truyền nhiễm, dị ng có thể ảnh hưởng đến kh năng thực hiện công việc RPBM.

2.6.4. Các tổ chức RPBM cần phải thiết lập và duy trì phương án ng phó tai nạn bom mìn tại từng công trường RPBM. Phương án này phi xác định được: Nhu cầu huấn luyện và bằng cp của tất cả các nhân viên tại công trường RPBM; cơ sở vật chất và trang thiết bị cần thiết để triển khai phương án ứng phó tai nạn; vị trí bệnh viện có đội ngũ nhân viên và trang thiết bị y tế phù hợp.

2.6.5. Xây dựng và duy trì các biện pháp nhm giảm thiểu nguy cơ tai nạn bom mìn và nguy cơ gây tai nạn tập thể do bom mìn. Đội ngũ nhân viên tiền trạm có kỹ năng thực hiện các kỹ thuật cấp cứu bước đầu, kỹ năng và trang thiết bị y tế cần thiết đề ứng phó với tai nạn bom mìn.

2.6.6. Xây dựng và duy trì: Các văn bản về quản lý công trường RPBM (nhóm máu, bệnh truyền nhiễm và những bệnh dị ứng của từng nhân viên); khả năng vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế với đội ngũ nhân viên và trang thiết b y tế phù hợp; chế độ bảo hiểm trong các trường hợp.

2.6.7. Định kỳ kiểm tra quy trình ứng phó khẩn cấp và quy trình tải thương từ thời điểm xy ra tai nạn đến khi vận chuyển nạn nhân đến một cơ sở điều trị hoặc phẫu thuật phù hợp.

2.6.8. Quán triệt cho tt cả các nhân viên RPBM về những mối nguy hại cho sức khỏe, bao gồm côn trùng và những bệnh truyền nhiễm, căn bệnh phát sinh từ nước, những động vật hoặc côn trùng có nọc độc sinh sống trong khu vực RPBM, những nguy cơ nhiễm các cht độc trong khu vực RPBM (như dioxin, hóa cht độc hại, chất phóng xạ...);

2.6.9. Trong trường hợp cn thiết, cung cấp thuốc, các kháng sinh phòng ngừa bệnh tật, các phương tiện phòng hộ khác. Kịp thi tiêm chủng phòng ngừa bệnh tật như uốn ván, sốt vàng da, viêm gan theo tư vấn của các chuyên gia y tế, y tế địa phương hoặc quốc tế.

2.6.10. Phương án ứng phó tai nạn bom mìn phải bao gồm những điều khoản quy định trách nhiệm:

2.6.10.1. Quản lý quy trình ứng phó khẩn cấp tại chỗ, ví dụ: Quy trình di chuyển nạn nhân ra khỏi khu vực nguy hiểm, hoặc quy trình di chuyển nạn nhân ra khỏi các trang thiết bị cơ khí RPBM;

2.6.10.2. Sơ cứu thương và chăm sóc y tế tại chỗ gồm: Kỹ thuật hồi sinh tổng hợp, hô hấp nhân tạo; cầm máu tạm thi vết thương; băng vết thương; cố định tạm thi gãy xương; vận chuyển nạn nhân ra khỏi khu vực nguy hiểm;

2.6.10.3. Vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế có khả năng điều trị chuyên khoa và tiến hành phẫu thuật phù hợp, bao gồm: Chi tiết về tuyến đường di chuyển (đường không, đường bộ, đường thủy) và phương tiện di chuyển: Máy bay, tàu, thuyền, xe cứu thương hoặc các phương tiện vận tải tương đương khác); chi tiết về đảm bảo an ninh trong quá trình di chuyển; nhiên liệu, thực phm và phụ tùng sửa chữa dọc đường;

2.6.10.4. Chăm sóc y tế, điều trị cho nạn nhân trong quá trình di chuyn từ địa đim tai nạn đến cơ sở phẫu thuật;

2.6.10.5. Xây dựng và duy trì trang thiết bị, cơ sở vật cht và thuốc phục vụ ứng phó tai nạn bom mìn, bao gm: Thuốc, cơ sở vật cht và trang thiết bị chăm sóc y tế tại chỗ; phương tiện cứu thương, bao gồm các trang thiết bị chăm sóc y tế chuyên dụng và phù hợp hoặc c định nhằm hỗ trợ quản lý nạn nhân trong suốt quá trình vận chuyển đến cơ sở điều trị y tế hoặc phẫu thuật; chuẩn bị và duy trì thông tin liên lạc tại chỗ và trên đường vận chuyển. Tổ chức biên chế và các trang thiết bị tối thiểu của tổ hỗ trợ y tế trên công trường RPBM được quy định tại Phụ lục K.

2.6.11. Mi công trường RPBM phi có các đội RPBM với nguồn lực có thể tiến hành:

2.6.11.1. Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi khu vực nguy him;

2.6.11.2. Trong vòng 3 phút đến 5 phút sau tai nạn bom mìn phải tiến hành được sơ cứu ban đầu cho nạn nhân bị tai nạn khi đang RPBM;

2.6.11.3. Trong thi gian tối đa là 6 giờ tiếp theo phải vận chuyển nạn nhân đến cơ sở điều trị y tế phù hợp;

2.6.11.4. Chăm sóc y tế dọc đường vận chuyn;

2.6.11.5. Liên hệ với các cơ sở y tế, đội cấp cứu hoặc những tổ chức phối kết hợp khác chịu trách nhiệm hỗ trợ tổ chức RPBM ứng phó với tai nạn bom mìn.

2.6.12. Mỗi công trường RPBM phải trang bị và huấn luyện cho đội ngũ nhân viên tiến hành:

2.6.12.1. Đưa nạn nhân ra khi khu vực nguy hiểm hoặc các trang thiết bị RPBM;

2.6.12.2. Nhanh chóng đánh giá tình trạng thương tn của nạn nhân và phân loại ưu tiên cp cứu, vận chuyn;

2.6.12.3. Thực hiện các kỹ thuật cấp cứu bước đầu gồm: Kỹ thuật hồi sinh tổng hợp, hô hấp nhân tạo; phòng và chống sốc; các biện pháp cầm máu tạm thi; vệ sinh và băng vết thương; cố định tạm thi gãy xương; vận chuyn nạn nhân theo đúng ch định.

2.6.12.4. Cung cấp kháng sinh và thuốc chống uốn ván nếu như trong khoảng 6 gi tiếp theo nạn nhân không nhận được những hỗ trợ nêu tại 2.6.12.3 tính từ thời điểm xảy ra tai nạn.

2.6.13. Các tổ chức RPBM đảm bảo mỗi đội RPBM nhỏ lẻ phải có:

2.6.13.1. Các nhân viên đã được tập huấn sơ cứu thương (5 kỹ thuật cấp cứu cơ bản) và có các nguồn lực cần thiết (bao gồm cả phương tiện thông tin liên lạc) cho phép ứng phó vi tai nạn, vận chuyển nạn nhân đến cơ sở điều trị y tế trung gian hoặc cơ sở phẫu thuật gần nhất;

2.6.13.2. Biên chế đ nhân viên đ quản lý và triển khai quy trình ứng phó khn cp phù hợp, bao gồm quy trình giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn do bom mìn cho nhiều người.

2.6.14. Tt cả mọi người đang làm việc hoặc kiểm tra công trường phải được tập huấn đầy đ về những biện pháp cảnh báo đ ngăn ngừa nguy cơ tai nạn bom mìn, và những hành động cần thiết trong trường hợp xảy ra tai nạn bom mìn. Quy định chi tiết về huấn luyện y tế cho các lực lượng tham gia hoạt động RPBM tại Phụ lục L.

2.7. Điều tra sự cố bom mìn

2.7.1. Những sự c bom mìn được báo cáo cho Cơ quan quản lý Nhà nước về RPBM:

2.7.1.1. Tai nạn do bom mìn, vật nổ gây hại tới nhân sự tham gia RPBM, đoàn kim tra hoặc dân địa phương tại nơi RPBM;

2.7.1.2. Sự cố bom mìn, vật nổ phá hỏng thiết bị hoặc tài sản nơi RPBM;

2.7.1.3. Việc phát hiện bom mìn, vật nổ tại khu vực đã được RPBM;

2.7.1.4. Trường hợp nhân viên RPBM có thể gặp nguy hiểm do việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật, k cả việc sử dụng các trang thiết bị RPBM (trường hợp này là do các tiêu chun, quy trình kỹ thuật hay trang thiết bị sử dụng vẫn còn có những hạn chế, nhược đim dẫn đến nguy cơ xảy ra sự cố khi áp dụng vào thực tế công việc);

2.7.1.5. Bất kỳ vụ nổ bom mìn, vật nổ ngoài kế hoạch tại nơi RPBM, không phân biệt nguyên nhân hay hậu quả.

2.7.2. Báo cáo sự cố bom mìn gồm báo cáo sơ bộ và báo cáo chi tiết sự cố bom mìn theo Phụ lục M và Phụ lục N.

2.7.3. Báo cáo sơ bộ sự cố bom mìn gồm hai phần: Báo cáo bằng điện thoại và báo cáo tường thuật sơ bộ sự cố bom mìn bằng văn bản, bằng fax hoặc qua thư điện tử. Bản báo cáo sơ bộ này cung cp thông tin cơ bản về các sự cố bom mìn cho phép Cơ quan quản lý Nhà nước về RPBM kịp thi hỗ trợ đối với trường hợp khẩn cấp và có thể đưa ra một cảnh báo chung nhất cho các tổ chức RPBM khác v các sự c xảy ra do việc áp dụng các tiêu chun, quy trình kỹ thuật, trang thiết bị.

2.7.4. Báo cáo chi tiết sự cố bom mìn là kết quả điều tra nội bộ do tổ chức RPBM thực hiện và phải hoàn thành nhanh chóng ngay sau khi xảy ra sự cố (thời gian không quá 7 ngày). Việc điều tra sự cố sẽ được Cơ quan quản lý Nhà nước về RPBM quyết định dựa trên từng trường hợp cụ thể.

2.7.5. Điều tra sự cố bom mìn nhm mục đích ch ra các khả năng gây ra sự cố bom mìn giúp phòng tránh các sự cố tương tự có thể xảy ra nhằm nâng cao tính an toàn và chất lượng của quá trình RPBM. Điều tra sự cố bom mìn là một hoạt động độc lập với việc điều tra tai nạn theo pháp luật. Các sự cố bom mìn phải tiến hành điều tra:

2.7.5.1. Tai nạn bom mìn gây ra thương tật hay gây chết người;

2.7.5.2. Sự cố bom mìn gây ra hư hại về tài sản;

2.7.5.3. Sự cố bom mìn gây thiệt hại, dẫn đến yêu cầu bồi thường t một thành viên trong cộng đồng;

2.7.5.4. Sự c bom mìn liên quan đến một sự kiện lớn gây thiệt hại đáng k;

2.7.5.5. Sự cố bom mìn liên quan đến việc phát hiện ra bom mìn, vật n còn sót lại trong khu vực đã được RPBM;

2.7.5.6. Sự c bom mìn xảy ra trong trường hợp nhân viên RPBM có thể gặp nguy hiểm do việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật, hay thiết bị RPBM;

2.7.5.7 Sự cố bom mìn liên quan đến bất kỳ một vụ n bom mìn, vật nổ nào xảy ra trong khu vực RPBM;

2.7.5.8. Sự cố bom mìn thu hút sự chú ý của các phương tiện thông tin truyền thông.

2.7.6. Việc tiến hành điều tra sự cố bom mìn phải đảm bảo:

2.7.6.1. Điều tra bắt đầu càng sớm càng tốt;

2.7.6.2. Đối tượng được lựa chọn tham gia cuộc điều tra chính thức không liên quan đến sự c và có đủ năng lực, kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết đáp ứng cho cuộc điều tra;

2.7.6.3. Các khu vực sự cố cần được bảo vệ càng lâu càng tốt, cho đến khi kết thúc điều tra nhằm tránh mất mát các thông tin có giá trị;

2.7.6.4. Các bức nh về khu vực xảy ra sự cố cần được chụp tc thi;

2.7.6.5. Trừ trường hợp ngoại lệ, bản báo cáo điều tra phải được gửi đúng quy định và đm bảo rõ ràng, chính xác (bao gồm cả các kết luận và khuyến nghị để cải thiện tình hình nếu có).

2.7.7. Điều tra sự cố bom mìn gồm: Điều tra nội bộ và điều tra độc lập (mức độ điều tra nội bộ và điều tra độc lập được nêu trong Phụ lục O).

2.7.8. Điều tra nội bộ được thực hiện do một chuyên gia phù hợp và một thành viên có kinh nghiệm của t chức RPBM nhưng không phải là người trực tiếp liên quan đến sự cố. Thông thường báo cáo chi tiết sự c bom mìn sẽ tạo thành điều tra này.

2.7.9. Điều tra độc lập được thực hiện bởi các chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm phù hợp của Cơ quan quản lý Nhà nước về RPBM. Tổ điều tra độc lập phải gồm ít nhất 3 thành viên, trong đó có 1 thành viên của tổ chức RPBM nhưng không phải là người trực tiếp liên quan đến sự cố.

2.7.10. Cơ quan quản lý Nhà nước về RPBM có trách nhiệm ph biến thông tin về các sự cố bom mìn. Các thông tin được phổ biến rộng rãi:

2.7.10.1. Các trường hợp gây ra sự cố và tác hại phát sinh từ sự c;

2.7.10.2. Bản phân tích các thông tin thu thập được trong suốt quá trình điều tra;

2.7.10.3. Các kết luận và đánh giá sau khi kết thúc điều tra.

2.7.11. Cơ quan quản lý Nhà nước về RPBM:

2.7.11.1. Thiết lập và xây dựng nguyên tc cho báo cáo và điều tra về sự c bom mìn;

2.7.11.2. Ch định nhân sự thực hiện việc điều tra sự cố bom mìn;

2.7.11.3. Ph biến các kết quả của tất c các báo cáo và điều tra về sự cố bom mìn cho các tổ chức RPBM.

2.7.12. Các tổ chức RPBM:

2.7.12.1. Báo cáo tt cả các sự cố bom mìn về Cơ quan quản lý Nhà nước về RPBM theo đúng mẫu biu và thi gian quy định;

2.7.12.2. Kịp thi chụp ảnh các sự cố bom mìn tại hiện trường và bảo vệ hiện trường cho tới khi sự cố được điều tra;

2.7.12.3. Cung cấp phương tiện và nhân sự (nếu cần) tham gia điều tra sự cố;

2.7.12.4. Chun bị sẵn sàng cho việc điều tra các hồ sơ khảo sát ban đầu, quy trình kỹ thuật, đào tạo nhân viên, trang thiết bị RPBM;

2.7.12.5.Trợ giúp phần nhân sự được ch định cho điều tra sự c bom mìn;

2.7.12.6. Sẵn sàng cung cấp các kết quả điều tra cho các tổ chức RPBM khác (khi có yêu cầu).

2.7.13. Nhân viên RPBM:

2.7.13.1. Tuyệt đối tuân theo các tiêu chuẩn và quy trình kỹ thuật đã được công b và công nhận để không xảy ra sự cố khi thực hiện RPBM;

2.7.13.2. Báo cáo những vấn đề còn tồn tại dẫn đến nguy cơ xảy ra sự cố trong quá trình đào tạo, áp dụng các tiêu chun hay quy trình kỹ thuật;

2.7.13.3. Báo cáo kịp thi khi có các sự cố xảy ra;

2.7.13.4. Hỗ trợ các tổ chức điều tra sự cố.

3. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

3.1. Các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động liên quan đến RPBM trên lãnh th Việt Nam phải tuân theo các quy định tại Điều 2 của Quy chun này.

3.2. Binh chủng Công binh có trách nhiệm ch đạo, hướng dẫn các tổ chức RPBM thực hiện công tác RPBM theo đúng quy định của Quy chun này.

3.3. Cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng có trách nhiệm phối hợp với Binh chủng Công binh tổ chức xây dựng các tiêu chuẩn làm căn cứ kỹ thuật cho việc thực hiện Quy chun này.

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

4.1. Cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng có trách nhiệm phối hợp với Binh chủng Công binh hướng đẫn và kim tra việc thực hiện Quy chuẩn này.

4.2. Trong trường hợp các văn bản viện dẫn trong Quy chuẩn này có sự sửa đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới

 

Phụ lục A

(Quy định)

Đánh giá và ra quyết định dựa trên bằng chứng

Quá trình đánh giá và ra quyết định dựa trên bằng chứng cho phép đất đai được giải phóng khỏi khu vực ô nhiễm bom mìn, vật nổ khi không tìm thấy các nguy cơ về bom mìn, vật n. Nếu là trường hợp khác, khu đất nên được coi là một khu vực bị ô nhiễm bom mìn và tiếp tục cn phi điều tra kỹ thuật và RPBM.

Ví dụ v các nguồn thông tin:

- Quân đội, công an, dân quân tự vệ hoặc thành viên cũ của các đơn vị đó;

- Chính quyền địa phương, chủ sở hữu đất;

- Tài liệu: Bn đồ, cơ sở dữ liệu;

- Thông tin thu thập qua quan sát khu vực nghi ng ô nhiễm bom mìn, vật nổ.

Ví d về bằng chứng:

- Bom mìn, vật nổ, h bom có thể nhìn thấy;

- Những mảnh hoặc bộ phận của bom mìn, vật n có th nhìn thấy;

- Tai nạn, sự cố về bom mìn, vật n;

- Các vụ nổ trong quá trình đốt hoặc sử dụng đt;

- Báo cáo bằng li xác định việc có hay không có bom mìn, vật nổ;

- S dụng đt: Khu vực được dân địa phương sử dng trong một khoảng thi gian cụ thể đ chăn thả gia súc, làm nông nghiệp, lâm nghiệp, săn bắn, thu lượm củi và thực phẩm;

- Cơ sở hạ tầng được sử dụng hoặc không được s dụng trong một khong thi gian cụ thể;

- Hồ sơ bãi mìn, báo cáo điều tra trước đây, hồ sơ cơ sở d liệu cũ;

- Hoạt động quân sự, chiến đu trong khu vực;

- Thông tin về việc bom mìn được cài đặt hoặc không được cài đặt;

- Thông báo về bom mìn, vật nổ đã được rà phá bởi quân đội, lực lượng địa phương.

Ví dụ về đ tin cậy cao/ thp đối với nguồn thông tin và bằng chứng có giá trị cao/ thấp:

- Một người lính báo cáo đã đặt mìn ở một khu vực cụ thể được xem là một nguồn thông tin có độ tin cậy cao, bằng chng có giá trị cao

- Một bản đ viết tay sơ sài phác họa một bãi mìn, vị trí địa lý không chắc chắn được xem là một nguồn thông tin có độ tin cậy thấp, bằng chng có giá trị thấp.

Ví dụ về các tiêu chí để giải phóng đất:

- Không có hoạt động quân sự nào trong khu vực;

- Không có thông tin đáng tin cậy về các trận ném bom, b trí mìn, vật nổ trong khu vực;

- Không có giao tranh trong khu vực;

- Tt cả bom mìn, vật nổ đã được rà phá bởi quân đội hoặc địa phương;

- Không có hố bom nào được nhìn thấy;

- Không có mảnh hoặc các bộ phận nào ca bom mìn, vật nổ được nhìn thấy;

- Đất đã sử dụng cho chăn thả gia súc, trồng trọt trong một khong thi gian cụ thể;

- Không có bằng chứng từ bất kỳ nguồn nào;

- Cơ sở hạ tầng được sử dụng trong một khoảng thi gian cụ th.

Ví dụ về các tiêu chí không giải phóng đt:

- Thông tin đáng tin cậy về các trận ném bom, bố trí mìn, vật nổ trong khu vực;

- Các mảnh bom mìn, vật nổ được nhìn thấy;

- Đất không sử dụng vì các tai nạn trong khu vực.

- Có th đưa ra các kết lun:

- Có đủ độ tin cậy đ giải phóng các khu vực đang nghi ng ô nhiễm bom mìn, vật n trước đó;

- Cần thiết tiến hành khảo sát kỹ thuật trước khi tiến hành RPBM.

 

Phụ lục B

(Quy định)

Bảng phân loại rừng phát quang để dọn mặt bằng

Loại rừng

Nội dung

I

Bãi hoặc đồi tranh, lau lách, cỏ lau, cỏ lác, trên địa bàn khô ráo. Thnh thoảng có cây non hoặc cây có đường kính lớn hơn hoặc bằng 10 cm.

II

- Rừng cây non, mật độ cây con, cây leo chiếm tỷ lệ 2/3 diện tích, căn cứ vào 100 m2 có từ 5 cây đến 25 cây có đường kính từ 5 cm đến 10 cm;

- Đất có các loại cỏ lau, cỏ lác dầy đặc trên địa hình sinh lầy, ngập nước;

- Đất có các loại cây mắm, cốc, vẹt trên địa bàn khô ráo.

III

- Rừng cây đã khai thác, cây non, dây leo chiếm 2/3 diện tích và 100 m2 rừng có đến 100 cây có đường kính từ 5 cm đến 10 cm, có xen lẫn cây có đường kính lớn hơn 10 cm;

- Đt có các loại tràm, đước trên địa bàn khô ráo;

- Đất có các loại cây mắm, cốc, vẹt, trên địa bàn lầy thụt, nước nổi.

IV

- Rừng tre, na già, lồ ô, mật độ tre na, lồ ô, le dầy đặc. Thnh thoảng có cây con có đường kính t 5 cm đến 10 cm.

- Đất có các loại tràm, đước trên địa hình lầy, thụt, nước ni.

CHÚ THÍCH: Đường kính cây được đo ở độ cao 30 cm cách mặt đất.

 

Ph lục C

(Quy định)

Bảng phân cấp đất phải đào, xử lý tín hiệu

Cấp đất

Nhóm đất

Tên đất

I

1

- Đt phù sa, cát bồi, đất màu, đt đen, đt hoàng thổ;

- Đất đồi sụt lở hoặc đất nơi khác đem đến đổ (thuộc loại đt nhóm 4 trở xuống) chưa b lèn chặt.

2

- Đất cát pha thịt hoặc đất thịt pha cát;

- Đất cát pha sét;

- Đất màu m ướt nhưng chưa đến mức dính do;

- Đt nhóm 3, nhóm 4 sụt lở hoặc đất nơi khác đem đến đổ bị nén chặt nhưng chưa đến mc liền th;

- Đt phù sa, cát bồi, đất màu, đất bùn, đất nguyên thổ tơi xốp có lẫn rễ cây, mùn, rác, sỏi đá, gạch vụn, mảnh sành kiến trúc đến 10 % thể tích hoặc 50 kg đến 150 kg trong 1 m3.

3

- Đất sét pha thịt, đất sét pha cát;

- Đất vàng hay trắng, đt thịt, đt chua, đt kiềm ở trạng thái m mềm;

- Đt cát, đất đen, đất mùn, có lẫn si đá, mảnh vụn kiến trúc, mùn, gốc rễ cây từ 10 % đến 20 % th tích hoặc từ 150 kg đến 300 kg trong 1 m3;

- Đất cát có trọng lượng ngâm nước lớn, khối lượng từ 1,7 tn/1 m3 tr lên.

II

4

- Đt đen, đất bùn ngậm nước nát dính;

- Đất thịt, đất sét pha thịt, pha cát, ngâm nước nhưng chưa thành bùn;

- Đất do thân cây, lá cây mục tạo thành, dùng mai cuc đào không thành tng mà vỡ vụn ra ri rạc như xỉ;

- Đất thịt, đt sét nặng kết cu chặt;

- Đất mặt sườn đồi có nhiều có cây sim, mua, dành dành;

- Đất màu mềm;

5

- Đất thịt pha màu xám (bao gồm màu xanh lam, màu xám của vôi);

- Đất mặt sườn đồi ít sỏi;

- Đất đ ở đồi núi;

- Đất sét pha sỏi non;

- Đất sét trắng kết cấu chặt lẫn mảnh vụn kiến trúc hoặc rễ cây đến 10 % thể tích hoặc 50 kg đến 150 kg trong 1 m3;

- Đất cát, đt mùn, đất đen, đất hoàng thổ có lẫn sỏi đá, mảnh vụn kiến trúc từ 25 % đến 35 % thể tích hoặc lớn hơn 300 kg/m3 đến 500 kg/m3.

III

6

- Đất thịt, đất sét, đất nâu rắn chắc cuốc ra ch được tng hòn nhỏ;

- Đất chua, đất kiềm thô cứng;

- Đất mặt đê, đất mặt đường cũ;

- Đất mặt sườn đồi có lẫn sỏi đá, có sim, mua. dành dành mọc lên dày đặc;

- Đất thịt, đt sét, kết cấu chặt lẫn cuội, si, mảnh vụn kiến trúc, gốc rễ cây từ 10 % đến 20 % thể tích hoặc 150 kg/m3 đển 300 kg/m3

- Đá vôi phong hóa già nằm trong đất, đào ra từng mảng được, khi còn trong đt thì tương đối mm, đào ra rắn dn lại, đập vỡ vụn như xỉ.

7

- Đất đồi lẫn từng lớp si, lượng sỏi t 25 % đến 35 % lẫn đá tảng, đá trái đến 20 % thể tích;

- Đt mặt đường đá dăm hoặc đường đất rải mnh sành, gạch vỡ;

- Đất cao lanh, đất thịt, đất sét kết cu chặt lẫn mảnh vụn kiến trúc, gốc rễ cây từ 20 % đến 30 % thể tích hoặc lớn hơn 300 kg đến 500 kg trong 1m3.

IV

8

- Đất lẫn đá tng, đá trái t 20 % đến 30 % th tích;

- Đt mặt đường nhựa hỏng;

- Đt lẫn vỏ trai, ốc (đt sò) kết dính chặt, tạo thành tng (vùng ven biển thường đào đ xây tường);

- Đất lẫn đá bọt.

9

- Đất lẫn đá tảng, đá trải lớn hơn 30 % thể tích, cuội sỏi giao kết bởi đất sét;

- Đất có lẫn từng vỉa đá, phiến đá ong xen kẽ (loại đá khi còn trong lòng đất tương đối mềm);

- Đất sỏi rắn chắc.

 

Phụ lục D

(Quy định)

Diện tích, độ sâu, hành lang an toàn rà phá bom mìn, vật nổ

1. Diện tích rà phá bom mìn, vật nổ

Căn cứ vào yêu cầu của từng công trình, tính năng của máy và yêu cầu bảo đảm an toàn cho công trình, diện tích rà phá bom mìn, vật nổ phải bao gồm:

- Diện tích mặt bằng s dụng của công trình (gồm toàn bộ hoặc một phần diện tích được giao quyền sử dụng, căn cứ vào số liệu khảo sát và các tài liệu được cung cp v tình hình ô nhiễm bom mìn, vật nổ);

- Diện tích hành lang an toàn được quy định cụ thể của từng công trình có xét đến tầm quan trọng của công trình;

- Đi vi các khu vực địa hình không bằng phẳng (có độ dốc) thì diện tích cần rà phá bom mìn, vật nổ được tính theo mặt dc của địa hình.

2. Độ sâu cần rà phá bom mìn, vật nổ

Căn c vào tính năng tác dụng và kh năng xuyên sâu của các loại bom mìn, vật nổ, mục đích sử dụng đ xác định độ sâu cần rà phá bom mìn, vật nổ.

- Rà phá bom mìn, vật nổ trên bề mặt đáy biển, áp dụng cho tt cả các dự án phục vụ việc phát trin du lịch bin, bo tn sinh vật biển, nuôi trồng thủy sản bo đảm an toàn trước mắt cho nhân dân;

- Rà phá bom mìn, vật nổ đến độ sâu 30 cm, áp dụng cho tất cả các dự án phục vụ việc khai hoang, phục hóa đất canh tác, đất nông nghiệp, bảo đảm an toàn cho nhân dân;

- Rà phá bom mìn, vật nổ đến độ sâu 3 m, áp dụng cho các dự án tái định cư, xây dựng nhà ở có chiều cao dưới 10 m; kênh mương thủy lợi, hồ chứa nước; các dự án giao thông cấp thấp như đường giao thông đến cấp 3, các tuyến huyện lộ, giao thông nông thôn: các dự án nạo vét luồng lạch có độ sâu nạo vét dưới 3 m; các tuyến cáp quang bin, các tuyến ống dẫn dầu, dẫn khí đốt;

- Rà phá bom mìn, vật nổ đến độ sâu 5 m, áp dụng cho các dự án xây dựng dân dụng có chiều cao lớn hơn hơn 10 m, xây dựng công nghiệp, giao thông cấp cao như quốc lộ, tỉnh các dự án nạo vét luồng lạch có độ sâu nạo vét từ 3 m đến 5 m, các dự án khoan thăm dò hoặc xây dựng công nghiệp khai thác du khí;

- Rà phá bom mìn, vật nổ đến độ sâu lớn hơn 5 m, áp dụng cho các công trình có tầm quan trọng đặc biệt, những nơi có đánh du bom chưa nổ nhưng không phát hiện được khi đã dò tìm đến độ sâu 5 m.

3. Hành lang an toàn trong rà phá bom mìn, vật nổ

Hành lang an toàn để bảo đảm an toàn cho thi công xây dựng công trình sau khi kết thúc công việc rà phá bom mìn, vật n: Là khoảng cách trên bề mặt tính từ mép ngoài công trình đến mép ngoài của khu vực cần rà phá bom mìn, vật nổ. Mục đích là bo đảm không làm nổ bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh nằm ngoài khu vực này do tác động của các thiết bị, máy móc khi đang tiến hành thi công công trình. Chiều rộng của dải hành lang an toàn xác định phải căn cứ vào tm quan trọng của từng công trình cụ thể, vào chủng loại bom mìn, vật nổ có trong khu vực qua số liệu khảo sát. Cụ th:

- Các dự án khai hoang, phục hóa, tái định cư: 5 m tính từ mép chu vi đường biên ra phía ngoài;

- Đường giao thông cấp thấp (từ cấp 5 trở xuống): 5 m tính từ mép trên ta luy đào, chân ta luy đắp hoặc mép ngoài rãnh dọc ra phía ngoài về mỗi bên;

- Đường giao thông cấp trung bình (từ cấp 2 đến cp 4): 7 m tính từ mép trên ta luy đào, chân ta luy đắp hoặc mép ngoài rãnh dọc ra phía ngoài về mỗi bên;

- Các dự án xây dựng dân dụng, công nghiệp: 7 m (công trình đặc biệt đến 10 m) tính từ mép chu vi đường biên ra phía ngoài;

- Đường giao thông cp cao, đường ra vào các cầu lớn: 10 m tính từ mép trên ta luy đào, chân ta luy đắp hoặc mép ngoài rãnh dọc ra phía ngoài về mỗi bên;

- Các dự án phát triển du lịch biển, dự án bảo tồn sinh vật bin, nuôi trồng thủy sản...: 10 m tính từ mép chu vi đường biên ra phía ngoài;

- Luồng đường sông, kênh mương thủy lợi: 15 m tính từ mép trên ta luy đào của luồng hoặc kênh ra phía ngoài về mỗi bên;

- Cầu nhỏ, cống qua đường các loại: 20 m;

- Cầu, ca đường hầm giao thông, bến cảng: 50 m (tính từ mép công trình ra phía ngoài về 4 phía);

- Luồng đường biển: 25 m (tính từ mép trên ta luy đào của luồng ra phía ngoài về mỗi bên);

- Tuyến đường cáp quang, cáp thông tin, cáp điện ngầm: 1,5 m (trường hợp thi công bằng thủ công); 3 m (trường hợp thi công bằng máy), tính từ tim tuyến ra phía ngoài về mỗi bên;

- Tuyến đường ng dẫn nước các loại: 5 m (trường hp thi công bằng thủ công), 10 m (trường hp thi công bằng máy) tính từ mép trên ta luy đào, chân ta luy đp ra phía ngoài về mỗi bên;

- Tuyến đường ng dẫn dầu, dẫn khí có đường kính ống không lớn hơn 20 cm: 15 m tính từ mép trên ta luy đào, chân ta luy đắp ra phía ngoài về mỗi bên;

- Tuyến đường ống dẫn dầu, dẫn khí có đường kính ống lớn hơn 20 cm: 25 m tính từ mép trên ta luy đào, chân ta luy đắp ra phía ngoài về mỗi bên;

- Kè b sông, biển: 5 m tính từ mép ngoài cùng hố mỏng ra phía ngoài về mỗi bên;

- Lỗ khoan khảo sát địa chất: Bán kính là 20 m tính từ tm lỗ ra xung quanh;

- L khoan khai thác nước ngầm, khai thác dầu m và khí đốt: 50 m tính từ tâm lỗ ra xung quanh.

 

Phụ lục E

(Quy định)

Các quy trình tiêu hủy bom mìn, vật nổ

TT

Tên quy trình

Cơ quan biên soạn

Cơ quan duyệt

Số, ngày tháng, năm

I

QTCN X LÝ VŨ KHÍ BNG PHƯƠNG PHÁP THÁO G:

 

 

 

1

Quy trình công nghệ (QTCN) tháo g đạn hoả tiễn M-14 OF

Cục Quản khí (CQK)

Tổng cục Kỹ thuật (TCKT)

6495/CQK ngày 12/01/2009

2

QTCN tháo gỡ đạn pháo chống tăng 115 mm - Mỹ

CQK

TCKT

6364/CQK ngày 26/12/2007

3

QTCN tháo gỡ đạn pháo nòng dài 76; 90 mm - Mỹ

CQK

TCKT

6364/CQK ngày 26/12/2007

4

QTCN tháo gỡ đạn ci 60; 81 mm (Mỹ)

CQK

TCKT

6371/CQK ngày 26/12/2007

5

QTCN Tháo g đạn pháo nòng ngn 105 mm - Mỹ

CQK

TCKT

6364/CQK ngày 26/12/2007

6

QTCN tháo g đạn ĐK2-82 mm Cấp 5

CQK

TCKT

899/TCKT ngày 12/3/2007

7

QTCN tháo thuốc n trong thân đạn bằng thiết bị ngâm nước nóng NN

BTLCB

TCKT

1985/TCKT ngày 31/5/2010

8

QTCN tháo thuốc n trong thân bom, đn bng thiết b hp hơi nước nóng XLBĐ

Bộ Tư lệnh Công binh (BTLCB)

TCKT

1986/TCKT ngày 31/5/2010

9

QTCN ct bom, đạn bng máy cắt tia nước áp lực cao trộn HM (máy G-LANCE 160M)

BTLCB

TCKT

2385/TCKT ngày 11/7/2008

10

QTCN cắt bom, đạn bằng máy MEBA 335-500, MEBA 650-700

BTLCB

TCKT

2384/TCKT ngày 11/7/2008

11

QTCN tháo gỡ đạn pháo lắp chặt Cấp 5

Học viện Kỹ thut quân s (HVKTQS)

TCKT

897/TCKT ngày 12/3/2007

12

QTCN tháo gỡ đạn pháo lắp ri Cấp 5

HVKTQS

TCKT

895/TCKT ngày 12/3/2007

II

QTCN X LÝ VŨ KHÍ BNG PHƯƠNG PHÁP HƠI NƯỚC Đ TÁCH V VÀ THUỐC NỔ:

 

 

 

1

QTCN xì thuốc n cho thủy lôi AMĐ -2 bằng thiết bị xì thuốc nổ cơ động

BTLCB

TCKT

45/KT ngày 16/11/2004

2

QTCN xử lý vũ khí Công binh (Phần II)

BTLCB

TCKT

300/QT-BTL ngày 23/02/2009

3

QTCN xì tháo thuốc n TNT, Comp-B và TRITÔNAN bằng hơi nước

HVKTQS

TCKT

896/TCKT ngày 12/3/2007

III

QTCN XỬ LÝ VŨ KHÍ BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỐT:

 

 

 

1

QTCN hủy đốt ngòi nổ bằng lò đốt

CQK

TCKT

6372/CQK ngày 26/12/2007

2

QTCN hủy đốt thuốc phóng không khói

CQK

TCKT

6499/CQK ngày 12/01/2009

3

QTCN hủy đốt thuốc nổ TNT Cấp 5

CQK

TCKT

6363/CQK ngày 26/12/2007

4

QTCN hủy đốt thuốc phóng đạn phản lực

CQK

TCKT

419/ĐD ngày 28/2/2000

5

QTCN hủy đốt thuốc nổ mạnh Cấp 5

CQK

TCKT

6373/CQK ngày 26/12/2007

6

QTCN hủy đốt đầu đạn pháo 105; 155 mm nổ mạnh

CQK

TCKT

425/ĐD ngày  28/2/2000

7

QTCN hủy đốt dây nổ

CQK

TCKT

6496/CQK ngày 12/01/2009

8

QTCN hủy đốt thuốc nổ bột, thuốc nổ cốm

CQK

CQK

4485/ĐD ngày 17/12/2002

9

QTCN xử lý vũ khí Công binh (Phần III)

BTLCB

TCKT

300/QT-BTL ngày 23/02/2009

10

Huỷ đốt đạn súng Cấp 5 bằng lò đốt LĐH

HVKTQS

TCKT

4445 ngày 12/3/2007

11

QTCN hủy đốt ngòi đạn Cấp 5

HVKTQS

TCKT

898/TCKT ngày 12/3/2007

12

QTCN hủy đốt ống nổ, hạt lửa, bộ lửa

CQK

CQK

6498/CQK ngày 12/01/2009

IV

QTCN XỬ LÝ VŨ KHÍ BẰNG PHƯƠNG PHÁP NỔ:

 

 

 

1

QTCN hủy nổ đạn pháo 20 mm-HQ và đạn CX 23 mm

CQK

TCKT

6367/CQK ngày 26/12/2007

2

QTCN hủy nổ đạn M79 nổ mạnh, sát thương, xuyên lõm

CQK

TCKT

6494/CQK ngày 12/01/2009

3

QTCN hủy nổ lựu đạn

CQK

TCKT

6501/CQK ngày 12/01/2009

4

QTCN hủy nổ đạn pháo lắp chặt Cấp 5

HVKTQS

TCKT

891/TCKT ngày 12/3/2007

5

QTCN hủy nổ đầu đạn xuyên lõm Cấp 5

HVKTQS

TCKT

889/TCKT ngày 12/3/2007

6

QTCN hủy nổ đầu đạn khói Cấp 5

HVKTQS

TCKT

890/TCKT ngày 12/3/2007

7

QTCN hủy nổ đầu đạn 105 mm cát xét

HVKTQS

TCKT

894/TCKT ngày 12/3/2007

8

QTCN hủy nổ đầu đạn sát thương và nổ phá ST

CQK

CQK

6502/CQK ngày 12/01/2009

9

QTCN hủy nổ đầu đạn chiếu sáng có lắp ngòi

CQK

CKQ

6368/CQK ngày 26/12/2007

10

QTCN hủy nổ động cơ phản lực Cấp 5

HVKTQS

TCKT

892/TCKT ngày 12/3/2007

V

QTCN XỬ LÝ VŨ KHÍ KHÁC:

 

 

 

1

QTCN xử lý tên lửa A-89 (9M-37M)

HVKTQS

TCKT

883/TCKT ngày 12/3/2007

2

QTCN xử lý tên lửa A-87 (9M-3131)

HVKTQS

TCKT

898/TCKT ngày 12/3/2007

3

QTCN xử lý tên lửa 3M-24Э

HVKTQS

TCKT

884/TCKT ngày 12/3/2007

4

QTCN xử lý tên lửa Cấp 5 II-15Y

HVKTQS

TCKT

4448/TCKT ngày 21/12/2005

5

Xử lý tên lửa cấp 5 P-28 & P-28M

HVKTQS

TCKT

4447/TCKT ngày 21/12/2005

6

QTCN xử lý ngư lôi CЭT-53M

HVKTQS

TCKT

885/TCKT ngày 12/3/2007

7

QTCN xử lý ngư lôi CЭT-40YЭ

HVKTQS

TCKT

887/TCKT ngày 12/3/2007

8

QTCN xử lý ngư lôi 53-BA

HVKTQS

TCKT

886/TCKT ngày 12/3/2007

9

QTCN xử lý bom phòng PGБ-12

HVKTQS

TCKT

888/TCKT ngày 12/3/2007

10

Xử lý bom Cấp 5 OФAБ -250-270

HVKTQS

TCKT

4450/TCKT ngày 21/12/2005

11

QTCN xử lý bom Cấp 5 3AБ-250-200

HVKTQS

TCKT

4449/CKT ngày 21/12/2005

12

QTCN xử lý thuốc phỏng khỏi Cấp 5

HVKTQS

TCKT

893/TCKT ngày 12/3/2007

 

Phụ lục F

(Quy định)

Mu biên bn nghiệm thu công việc

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Địa danh, ngày …… tháng …… năm ………

BIÊN BẢN SỐ………………………..

NGHIỆM THU CÔNG VIỆC

Công trình: (ghi tên dự án) ………………………………………………….

Hạng mục: (ghi tên hạng mục) ………………………………………………

Địa điểm xây dựng: (ghi rõ địa đim xây dựng dự án (hạng mc)

1. Đi tượng nghiệm thu: (ghi rõ tên công việc đã hoàn thành cn nghiệm thu và vị trí nằm trong hạng mục hoặc dự án)

2. Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu: (ghi rõ tổ chức, họ tên và chức vụ cá nhân)

- Người giám sát thi công xây dựng của Chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công;

- Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công.

3. Thi gian nghiệm thu:

Bắt đu: ……………ngày………….. tháng……………….. năm ……………………….

Kết thúc: ……………ngày………….. tháng……………….. năm ……………………….

Tại: ……………………

4. Đánh giá công việc xây dựng đã thực hiện:

- Vtài liệu làm căn cứ nghiệm thu;

+ Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công;

+ Hồ sơ thiết kế bn vẽ thi công được Ch đầu tư phê duyệt và nhng thay đi thiết kế đã được chp thuận: (ghi rõ tên các bn vẽ thiết kế có liên quan đến đối tượng nghiệm thu);

+ Tiêu chun, quy phạm xây dựng được áp dụng: (ghi rõ tên tiêu chuẩn, quy phạm, tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật chuyên môn có liên quan đến đối tượng nghiệm thu);

+ Hồ sơ thầu và hp đồng;

+ Bn vẽ hoàn công;

+ Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của Chủ đầu tư và các văn bản khác có liên quan đến đối tượng nghiệm thu;

+ Biên bn nghiệm thu nội bộ đối tượng nghiệm thu.

- Về chất lượng công việc: (đối chiếu với thiết kế, tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật, tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật và yêu cầu kỹ thuật của công trình có liên quan đến đối tượng nghiệm thu:

+ Đưa ra các nội dung kỹ thuật cần kiểm tra để có cơ sở đánh giá cht lượng cn nghiệm thu;

+ Thực hiện công tác nghiệm thu như quy định tại 2.5.8.1;

+ Đánh giá chất lượng đi tượng nghiệm thu.

- Các ý kiến khác (nếu có).

5. Kết luận: (ghi rõ theo các nội dung sau)

- Chấp nhận hay không chp nhận nghiệm thu, đồng ý hay không đồng ý cho trin khai các công việc tiếp theo. Nếu không chấp nhận nghiệm thu thì ghi rõ lý do.

- Các sai sót còn tn tại và các khiếm khuyết cần sửa chữa. Thi gian nhà thầu phải hoàn thành công tác sa chữa.

6. Các thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu: (ký ghi rõ họ tên và chức vụ tng người tham gia).

Hồ sơ nghiệm thu công việc gồm:

- Biên bản nghiệm thu công việc và các phụ lục kèm theo nếu có;

- Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu.

 

Phụ lục G

(Quy định)

Mu biên bn nghiệm thu bộ phận công trình: Giai đoạn thi công

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Địa danh, ngày …… tháng …… năm ………

BIÊN BẢN SỐ………………………..

NGHIỆM THU KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC HOÀN THÀNH

Công trình: (ghi tên công trình) ………………………………………………….

Hạng mục: (ghi tên hạng mục) ………………………………………………

Địa điểm xây dựng: (ghi rõ địa đim xây dựng hạng mc công trình đã và dự án )……………

1. Đi tượng nghiệm thu: (ghi rõ tên bộ phận hoặc thi công được nghiệm thu và vị trí thi công).

2. Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu: (ghi rõ tổ chức, họ tên và chức vụ cá nhân)

- Phía Ch đầu tư: Người phụ trách bộ phận giám sát thi công của Chủ đầu tư: (nếu tự giám sát, không thuê tư vấn);

- Phía nhà thầu thi công: Người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu.

3. Thi gian nghiệm thu:

Bắt đu: ……………ngày………….. tháng……………….. năm ……………………….

Kết thúc: ……………ngày………….. tháng……………….. năm ……………………….

Tại: ……………………

4. Đánh giá bộ phận dự án (hạng mục), giai đoạn thi công đã thực hiện:

- Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu:

+ Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công;

+ Hồ sơ thiết kế bản v thi công được Chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết kế đã được chấp thuận: (ghi rõ tên các bn vẽ thiết kế có liên quan đến đối tượng nghiệm thu);

+ Tiêu chun, quy phạm xây dựng được áp dụng: (ghi rõ tên tiêu chuẩn, quy phạm, tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật chuyên môn có liên quan đến đối tượng nghiệm thu);

+ Hồ sơ thầu và hợp đồng;

+ Bản vẽ hoàn công;

+ Nht ký thi công, nhật ký giám sát của Chủ đầu tư và các văn bản khác có liên quan đến đối tượng nghiệm thu;

+ Biên bản nghiệm thu nội bộ đối tượng nghiệm thu.

- Về chất lượng xây dựng bộ phận công trình hoặc giai đoạn thi công i chiếu với thiết kế, tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật, tài liệu ch dẫn kỹ thuật chuyên môn và yêu cầu kỹ thuật của công trình có liên quan đến đối tượng nghiệm thu):

+ Đưa ra các nội dung kỹ thuật cần kiểm tra để có cơ sở đánh giá chất lượng đi tượng nghiệm thu;

+ Thực hiện công tác nghiệm thu như quy định tại 2.5.8.2;

+ Đánh giá cht lượng đối tượng nghiệm thu.

- Các ý kiến khác (nếu có).

5. Kết luận

- Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu và đồng ý triển khai giai đoạn thi công xây dựng tiếp theo;

- Các sai sót còn tn tại và các khiếm khuyết cần sa chữa. Thi gian nhà thầu phải hoàn tnh công tác sửa chữa;

- Các yêu cầu khác (nếu có).

6. Các thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu (ký, ghi rõ họ tên và chức vụ từng người tham gia)

Hồ sơ nghiệm thu gồm:

- Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình và các phụ lục khác kèm theo;

- Các tài liệu làm căn c để nghiệm thu.

 

Phụ lục H

(Quy định)

Mu biên bn nghiệm thu dự án (hạng mục) đã hoàn thành để đưa vào sử dụng

Tên Chủ đầu tư
………………………………………
………………………………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

Địa danh, ngày …… tháng …… năm ………

 

BIÊN BẢN

NGHIỆM THU HOÀN THÀNH D ÁN (HẠNG MỤC)
CÔNG TRÌNH Đ ĐƯA VÀO S DỤNG

1. Công trình/hạng mục:………………………………………………………………………

2. Địa đim xây dựng: …………………………………………………………………………

3. Thành phần tham gia nghiệm thu: (ghi rõ tổ chức, họ tên và chức vụ cá nhân)

- Phía Chủ đầu tư: Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công của Chủ đầu tư;

- Phía nhà thầu thi công: Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách thi công của nhà thầu thi công;

- Phía nhà thầu thiết kế công trình tham gia nghiệm thu theo yêu cầu của Chủ đu tư:

+ Người đại diện theo pháp luật;

+ Người lập phương án k thuật thi công.

- Các thành phần khác trực tiếp tham gia nghiệm thu (theo yêu cầu của Chủ đầu tư).

4. Thi gian tiến hành nghiệm thu:

Bắt đu: ……………ngày………….. tháng……………….. năm ……………………….

Kết thúc: ……………ngày………….. tháng……………….. năm ……………………….

Tại: ……………………

5. Đánh giá hạng mục công trình:

- Tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu:

+ Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công;

+ Tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng được áp dụng: (ghi rõ tên tiêu chuẩn, quy phạm, tài liệu ch dẫn kỹ thuật chuyên môn có liên quan đến đối tượng nghiệm thu);

+ H sơ hoàn thành công trình;

+ Biên bản nghiệm thu nội bộ của nhà thầu thi công;

+ Nhng điều kiện chun bị đ đưa dự án (hạng mục) vào sử dụng.

- V tiến đ xây dựng hạng mục, công trình:

+ Ngày khởi công;

+ Ngày hoàn thành.

- Về chất lượng công trình:

+ Theo thiết kế được duyệt;

+ Theo thực tế đạt được.

- Khối lượng:

+ Theo thiết kế (hoặc theo hồ sơ dự thầu);

+ Theo thực tế đạt được.

- Về chất lượng hạng mục công trình (tiến hành nghiệm thu như quy định tại 2.5.8.3, đối chiếu với thiết kế, tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật, tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật chuyên môn và yêu cầu kỹ thuật của công trình để đánh giá cht lượng)

- Những sửa đổi trong quá trình thi công so với thiết kế được duyệt;

- Các ý kiến khác (nếu có).

6. Kết luận

- Chấp nhận hay không nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình để bàn giao đưa vào sử dụng. Nếu không chp nhận nghiệm thu thì phải ghi rõ lý do;

- Các tn tại về chất lượng cn phải sửa chữa khắc phục. Thi gian nhà thầu phải hoàn thành công tác sửa chữa, khắc phục;

- Các yêu cầu khác nếu.

7. Các bên tham gia nghiệm thu: (ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

 

NHÀ THẦU GIÁM SÁT THI CÔNG
(ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng du)

CH ĐẦU TƯ
(ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

 

NHÀ THẦU THIẾT KẾ
(ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng du)

NHÀ THẦU THI CÔNG
(ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

Ghi chú: Tất cả các thành phần khác trực tiếp tham gia nghiệm thu (theo yêu cầu của Chủ đầu tư) ký, ghi rõ họ tên và chức vụ vào biên bn này.

Hồ sơ nghiệm thu gồm:

- Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục, công trình và các phụ lục kèm theo biên bản này (nếu có);

- Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu.

 

Phụ lục I

(Quy định)

Mẫu biên bản bàn giao dự án (hạng mục) hoàn thành

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Địa danh, ngày …… tháng …… năm ………

BIÊN BẢN

BÀN GIAO DỰ ÁN (HẠNG MỤC) HOÀN THÀNH

Tên công trình:………………………………………………………………………………………..

Phạm vi bàn giao: (toàn bộ hay bộ phận): …………………………………………………………

Địa điểm xây dựng: ……………………………………………………………………………………

Ch đầu tư: ……………………………………………………………………………………………..

Cơ quan nhận thầu xây lắp: …………………………………………………………………………..

Cơ quan nhận thầu thiết kế: …………………………………………………………………………..

Thi gian khởi công: …………………………………………………………………………………

1. Thành phần tham gia bàn giao:

- Đại diện Ch đầu tư (họ tên, chức vụ) …………………………………………………………….

- Đại diện nhà thầu (họ tên, chức vụ) ………………………………………………………………..

- Đại diện tổ chức thiết kế (họ tên, chức vụ) ……………………………………………………….

- Đại diện tổ chức sử dụng công trình (nếu có)..........................................................................

2. Kết quả xem xét hồ sơ và dự án (hạng mục):

- Hồ sơ bàn giao dự án (hạng mục) ………………………………………………………………….

- Các hồ sơ thiếu (danh mục, lí do?) …………………………………………………………………

- Các bộ phận dự án (hạng mục) chưa được nghiệm thu (ghi rõ từng bộ phận)………………..

- Các tn tại đã phát hiện trong nghiệm thu: ………………………………………………………..

3. Kết luận

- Chất lượng dự án (hạng mục) đánh giá theo kết qu nghiệm thu kỹ thuật …………………..

- Công trình được bàn giao đúng hoặc không đúng thi hạn (nêu lí do trách nhiệm)

- Thi hạn tiếp nhận dự án (hạng mục) ……………………………………………………………..

 

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH
(ký tên, đóng du)

ĐẠI DIỆN CH ĐẦU TƯ
(ký tên, đóng dấu)

 

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC NHẬN THẦU
(ký tên, đóng du)

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC SỬ DỤNG CÔNG TRÌNH
(ký tên, đóng du)

 

Phụ lục K

(Quy định)

Tổ chức biên chế và các trang thiết bị tối thiểu của tổ hỗ trợ y tế trên công trường RPBM

Bảng K.1 - Tổ chc, biên chế tối thiểu tổ hỗ trợ y tế của công trường RPBM

STT

Tổ chức, biên chế

Số lượng

1

Bác sỹ (y sỹ) t trưởng

01

2

Y

02

3

Tải thương (kiêm nhiệm)

Từ 2 đến 4

4

Lái xe

01

Chú thích: Áp dụng cho công trường RPBM có từ 5 đội RPBM trở lên

Bng K.2 - Phương tiện y tế tối thiểu bắt buộc cho một đội hỗ trợ y tế của công trường RPBM

STT

Tên phương tiện

Đơn vị tính

Số lượng

I. Phương tiện vận chuyển:

 

Xe cứu thương chuyên dụng hoặc các phương tiện vận chuyn tương đương phù hợp địa hình (ca nô, máy bay...)

Cái

01

II. Phương tiện thông khí:

1

Ambu + mask

Chiếc

01

2

Canuyl Mayơ số 2, 3, 4

Chiếc

Mỗi cỡ 1 chiếc

III. Dụng cụ tiêm truyền:

1

Kính bảo vệ mắt

Chiếc

01

2

Thùng chứa đồ sắc nhọn

Chiếc

01

3

Kim luồn tĩnh mạch cỡ 14G, 16G, 18G, 20G

Cái

Mỗi cỡ 2 chiếc

4

Bộ dây truyền tĩnh mạch

Bộ

04

5

Băng dính y tế 2,5 cm

Cuộn

01

6

Ga rô tĩnh mạch

Chiếc

01

7

Bông cn

Cái

25

8

Bơm tiêm 5 ml

i

05

9

Bơm tiêm 10 ml

Cái

05

10

Kim c 21G

Cái

10

11

Nước cất 5 ml

ng

20

12

Găng y tế vô khuẩn

Đôi

10

IV. Dụng cụ băng vết thương:

1

Băng tam giác

Cái

02

2

Gạc tiệt trùng 10 cm x 10 cm hoặc 10 cm x 20 cm

Cái

20

3

Băng cuộn 10 cm

Cái

05

4

Băng cuộn 15 cm

Cái

05

5

Gạc bụng/ngực

Cái

02

6

Băng bỏng

Cái

10

7

Băng đệm mt

Cái

08

8

Băng chun

Cái

04

9

Ga rô

Cái

02

10

Dung dịch sát khun vết thương

Lọ 50 ml

02

V. Nẹp c định:

1

Nẹp cánh tay, cng tay (nẹp Kramer)

Chiếc

Mỗi loại 2 chiếc

2

Nẹp cố định đùi, cẳng chân

Chiếc

Mỗi loại 2 bộ

3

Nẹp cố định cột sng cổ

Chiếc

02

4

Nẹp c định cột sống lưng, thắt lưng

Chiếc

Mỗi loại 2 chiếc

VI. Các khoản khác:

1

Kéo cắt quần áo (trợ giúp chung về y tế)

Cái

01

2

Kéo cắt băng

Cái

01

3

Kim Kelly

Cái

01

4

Kim sát trùng

Cái

01

5

ng nghe

Cái

01

6

Huyết áp kế

Cái

01

7

Thẻ phân loại nạn nhân

Bộ

01

8

Gạc đệm cỡ trung bình

Cái

20

9

Đèn soi tai, đồng tử

Cái

01

10

Băng dính

Cuộn

02

11

Dao m tiệt trùng

Cái

02

VII. Thuốc:

1

Morphine 10 mg/ml (hoặc thuốc tương đương)

ng

04

2

Naloxone 0,4 mg/ml (nếu sử dụng thuốc gây nghiện)

ng

02

3

Thuốc chống nôn (nếu sử dụng thuc gây nghiện)

ng

02

4

Ringer lactate 500 ml

Chai

02

5

Dung dịch natriclorua 9 % 500 ml

Chai

02

6

Dung dịch glucose 5 % 500 ml

Chai

02

7

Dung dịch glucose 10 % 500 ml

Chai

02

8

Dung dịch keo 500 ml

Chai

02

VIII. Phương tiện y tế tối thiểu cho phương tiện vận chuyển:

1

Cáng thương với các đai và phương tiện giữ cố định cáng thương vào xe

Cái

01

2

Ván cứng cột sống và mũ gi đầu (hoặc tương tự)

Cái

01

3

Chăn

Cái

02

4

Bình nước

Cái

10 lít

5

Phương tiện liên lạc

Cái

01

6

Dụng cụ báo tín hiệu khói (nếu cần)

Cái

01

7

Đèn nháy

Cái

01

Bng K.3 - Phương tiện y tế khác cho một đội hỗ trợ y tế của công trường RPBM

STT

Tên phương tiện

Đơn vị tính

Số lượng

1

Túi cha ô xy + mặt nạ

Cái

01

2

Bộ dụng cụ hút rửa dạ dày

Cái

01

3

Mặt nạ thở ô xy với túi chứa

Cái

02

4

Nguồn cung cấp ô xy trong 120 phút/8 lít/phút (10 lít/200 Bar)

Cái

-

5

Áp kế đo ôxy và van điều chỉnh lưu lượng ti thiểu 8 lít/phút

Cái

01

6

Dụng cụ soi thanh quản (có lưỡi đèn và pin)

Cái

01

7

Dây thông khí mũi - họng

Cái

01

8

ng nội khí quản số 7 và 8

Cái

Mỗi số 1 chiếc

9

ETT guide stylette

Cái

01

10

Kìm Magill số 8

Cái

01

11

Kìm Magill số 9

Cái

01

12

dung dịch nước muối

Lít

04

 

Phụ lục L

(Quy định)

Huấn luyện y tế

1. Nhân viên RPBM

Nhân viên RPBM phải được huấn luyện về:

- Chức trách và quyền hạn tiến hành chăm sóc cứu thương;

- 5 kỹ thuật cấp cứu cơ bản, bao gồm:

+ Hồi sinh tng hợp (hô hấp nhân tạo): Hà hơi thổi ngạt; ép tim ngoài lồng ngực;

+ Cầm máu vết thương: Cầm máu tạm thi vết thương bằng cách gp chi, n động mạch, băng ép, băng chèn, băng nút, kẹp thắt mạch máu, ga rô;

+ Băng bó vết thương: Nhặt các dị vật trên bề mặt vết thương, vệ sinh vết thương bằng dung dịch sát khuẩn và các dụng cụ vô khuẩn nhằm hạn chế nhiễm khun vết thương, rửa từ trong ra ngoài vùng vết thương theo đường xoắn ốc. Băng các vùng khác nhau của cơ thể bằng kiểu băng phù hợp như băng vòng xoắn, bng số 8, băng dẻ quạt;

+ Cố định tạm thi xương gãy bằng các loại nẹp chuyên dụng hoặc nẹp tự tạo;

+ Phương pháp cáng thương, vận chuyển nạn nhân từ khu vực nguy him đến địa điểm tập kết để cứu chữa bng tay không, bằng cáng;

- Tầm quan trọng của việc giao tiếp, động viên nạn nhân bom mìn;

- Tầm quan trọng ca việc chống đ nạn nhân bị lạnh, mưa, tuyết, gió hoặc quả nóng.

2. Giám sát viên và đội trưởng đội RPBM

Giám sát viên và đội trưởng RPBM phi cần được huấn luyện về:

- Cách thức đánh giá tình hình an ninh, đánh giá tác động tình hình an ninh đối với hiệu qu triển khai phương án ứng phó tai nạn bom mìn;

- Cách thức quản lý việc di chuyn nạn nhân ra khi khu vực độc hại, nguy hiểm;

- Cách thức quản lý tai nạn bom mìn gây thương tích cho nhiều người;

- Làm thế nào để giao nhiệm vụ cho những người chưa được huấn luyện hoặc huấn luyện chưa đy đủ tiến hành sơ cứu thương;

- Cách lập kế hoạch và điều phối việc di chuyển nạn nhân từ công trường đến cơ sở chăm sóc phẫu thuật;

- Hệ thống liên lạc với các cơ sở điều trị y tế và phẫu thuật, với các tổ chức hoặc cơ quan hoặc cá nhân có trách nhiệm yêu cu trợ giúp đ hỗ trợ chuyn nạn nhân đến bất cứ cơ sở chăm sóc y tế trung gian nào và sau đó là đến các cơ sở phẫu thuật phù hợp.

3. Đội ngũ nhân viên hỗ trợ y tế

Nhân viên h trợ y tế cần được huấn luyện về:

- Đánh giá tình trạng sức khỏe chung của nạn nhân, phân loại ưu tiên và đánh giá phương pháp điều trị cn thiết;

- Đánh giá phương pháp tải thương tốt nht;

- Báo cáo đề nghị hỗ trợ y tế để điều trị cho nạn nhân tại chỗ hoặc tại một địa điểm thích hợp trước khi chuyn lên các cơ sở điều trị tốt hơn;

- Điều trị nạn nhân một cách phù hợp và an toàn tại công trường và trên đường vận chuyển nạn nhân đến một cơ sở điều trị tốt hơn;

- Cung cấp thuốc kháng sinh, ôxi, truyền dịch, gim đau và chống sốc.

 

Phụ lục M

(Quy định)

Báo cáo sơ bộ sự cố bom mìn

Tùy thuộc vào dạng sự cố mà báo cáo sơ bộ sự cố bom mìn các nội dung sau:

Nơi gửi: Tên tổ chức RPBM

Ngày tháng gửi báo cáo:

Nơi nhận: Trung tâm hành động bom mìn quốc gia

Tiêu đề: Báo cáo sơ bộ sự cố bom mìn

1. Tên đơn v, dự án, ký hiệu đội thực hiện.

2. Địa điểm (tnh, huyện, xã, nhiệm vụ số).

3. Thi gian xảy ra sự cố.

4. Thông tin chi tiết thương vong gồm:

- Tên, giới tính, công việc được giao của nạn nhân;

- Mô t chi tiết thương tật (từng nạn nhân riêng biệt);

- Phương pháp điều trị;

- Điều kiện hiện tại của nạn nhân.

5. Phương pháp sơ tán, tuyến đường, các đim đến, thi gian đến dự kiến.

6. Danh sách thiết bị/ cơ sở hạ tng/ tài sản bị hư hại.

7. Mô tả sự cố diễn ra như thế nào.

8. Thông tin liên lạc của người bị nạn.

9. Các thông tin khác:

- Sự cố xảy ra ở khu vực bị ô nhiễm, khu vực an toàn, khu vực đã rà phá;

- Loại thiết bị sử dụng.

10. Các thông tin khác.

 

Phụ lục N

(Quy định)

Báo cáo chi tiết sự cố bom mìn

Tùy thuộc vào dạng sự cố mà báo cáo chi tiết sự cố bom mìn các nội dung sau:

Nơi gửi: Tên tổ chức RPBM

Ngày gửi báo cáo:

Nơi nhận: Trung tâm hành động bom mìn quốc gia

Tiêu đề: Báo cáo chi tiết sự cố bom mìn

Phần 1 - Thông tin chung (tóm tắt thông tin trong báo cáo sơ bộ)

1. Tên tổ chức RPBM.

2. Tên đơn vị, dự án, ký hiệu đội thực hiện.

3. Tên của giám sát hiện trường.

4. Nơi xảy ra sự cố (tỉnh, huyện, xã, nhiệm vụ s).

5. Ngày và thời gian xảy ra sự cố.

6. Dạng sự cố (xem 2.7.5).

Phần 2 - Chi tiết sự cố

Cung cấp một mô tả chung về cách thức sự việc xảy ra gồm địa điểm, thi gian, nhân sự RPBM, các nhân viên không tham gia RPBM có liên quan, các loại bom mìn, vật nổ, các phương tiện, thiết bị liên quan. Đính kèm hình ảnh, sơ đồ và bản đ sự cố RPBM (bn đồ v trí và bản đồ chi tiết hiện trường).

Phần 3 - Điều kiện hiện trường sự cố

Mô t các điều kiện tại hiện trường vào thi điểm xy ra sự cố về mặt bố trí nơi làm việc, các đánh dấu, mặt đất, địa hình, thảm thực vật và thi tiết:

+ B cục và đánh dấu hiện trường: Mô tả bố cục của hiện trường liên quan đến vị trí của sự cố bao gồm khu vực kim soát, đánh dấu nơi làm việc nói chung và đánh dấu nơi làm việc cụ thể trong khu vực sự cố. Xem xét những yếu t tác động của thi tiết trên khu vực hiện trường;

+ Mặt đất và địa hình: Mô tả mặt đt về chất đất, độ cứng và độ m. Mô tả địa hình là bằng phẳng, nhấp nhô hay đồi núi, độ dốc;

+ Thảm thực vật: Mỏ tả những thảm thực vật về chủng loại, mật độ, kích thước chiều cao của cỏ, cây, bụi rậm và đường kính tối đa của thân thảm thực vật;

+ Thi tiết: Mô t thi tiết vào thi điểm xy ra sự cố bom mìn.

- Cung cấp các hình ảnh để mô tả điều kiện tại hiện trường xảy ra sự cố.

Phần 4 - Thông tin về đội và nhiệm vụ

- Thông tin chi tiết về đội; Cung cấp thông tin chi tiết về số lượng và thành phần của đội (nhân viên RPBM, trưởng nhóm, giám sát, nhân viên y tế); các bằng cấp (chính quy và bồi dưỡng đào tạo); kinh nghiệm (loại công việc đã làm, địa đim, điều kiện nơi làm việc và các loại bom mìn đã gặp); việc đào tạo bồi dưỡng gần đây nhất và nội dung đào tạo. Nếu người bị sự cố thuộc đội thì tập trung thông tin vào cá nhân liên quan đến sự cố;

- Chi tiết nhiệm vụ: Cung cp thông tin chi tiết về nhiệm vụ, bao gồm các tài liệu điều tra khảo sát, kế hoạch rà phá của nhiệm vụ, các khu vực được rà phá, chiều sâu rà phá, chủng loại và mật độ bom mìn, vật nổ dự kiến, thi gian thực hiện, số lượng và chủng loại bom mìn, vật n đã dò tìm được và bất kỳ vấn đề nào gặp phải trong công việc.

Phần 5 – Thiết bị và quy trình được sử dụng

- Thiết bị được sử dụng: Cung cấp thông tin chi tiết của thiết bị được sử dụng tại hiện trường liên quan đến vụ việc (thiết bị dò tìm, thiết bị bảo vệ cá nhân, thiết bị y tế, phương tiện và thiết bị cơ khí);

- Quy trình sử dụng: Cung cấp một bản tổng quan về các quy trình được sử dụng liên quan đến vụ việc;

- Công việc hàng ngày: Cung cấp thông tin chi tiết của công việc hàng ngày theo các nhiệm vụ tại thi điểm xảy ra sự cố, số gi làm việc của nhân viên và những người liên quan trong vụ việc vào ngày trước khi sự c xy ra.

Phần 6 - Thông tin liên quan đến sự cố

- Thông tin về bom mìn, vật nổ có liên quan trong sự cố: Tên, loại, kích c, trọng lượng, vị trí trong hay trên mặt đất;

- Thông tin chi tiết về kích thước, chiều sâu của h n, các mảnh vỡ hoặc vật nghi ng có liên quan;

- Cung cấp hình ảnh và chi tiết k thuật của bất kỳ vật nào xác định được, ảnh chụp hố nổ và các mnh vỡ.

Phn 7 - Chi tiết thương vong

Cung cp thông tin chi tiết của tt cả những người bị thương (nặng hay nhẹ) do hậu quả của sự cố. Bao gồm tên, giới tính, tui, nghề nghiệp, chi tiết về thương tích.

Phần 8 - Hư hại về thiết bị, tài sản, cơ sở hạ tầng

Cung cp thông tin chi tiết về tài sản, thiết bị, cơ sở hạ tầng bị hư hại:

+ Với các thiết bị phải mô tả chi tiết người sở hữu, s dụng, số năm sử dụng và số seri (nếu có th), giá trị hiện tại (nếu biết), chi tiết hư hại, bảo hiểm của người, tổ chức sở hữu và nếu có th khảo sát giá sửa chữa, thay thế;

+ Với tài sản và cơ sở hạ tầng, cung cấp thông tin chi tiết của người sở hữu, thiệt hại xảy ra, bảo hiểm tài sn của người ch sở hữu và giá để phục hồi sửa chữa;

+ Đính kèm ảnh của các thiết bị hư hại, tài sản và cơ sở hạ tầng.

Phần 9 - Hỗ trợ y tế và cứu thương

Nhận xét tính hiệu quả sự hỗ trợ về mặt cứu thương và y tế giữa kế hoạch và trên thực tế, thiết bị y tế cung cp, phương tiện liên lạc, phương tiện vận chuyển, phác đồ điều trị y tế và các trợ giúp bên ngoài với các nạn nhân. Cung cấp chi tiết những thiếu sót và kiến nghị để cải thiện thiếu sót này.

Phần 10 - Các vấn đề khác có liên quan.

Phần 11 - Thảo luận, kết luận và khuyến nghị.

 

Họ tên và chữ ký của nhân viên điều tra

 

Kèm theo:

1. Bản sao báo cáo sơ bộ sự cố.

2. Li k của nhân chng.

3. Vị trí sự cố và bản đồ chi tiết hiện trường

4. Ảnh hiện trường.

5. Kết quả đào tạo, giám sát, báo cáo điều tra, kế hoạch rà phá, các tài liệu RPBM được yêu cầu.

6. Ảnh và các thông tin kỹ thuật về bom mìn, vật nổ, các vật tìm thấy, các hố nổ.

7. Ảnh về tài sản, thiết bị và cơ sở hạ tầng hư hại.

8. Bản sao giy t sở hữu thiết bị, tải sản (giấy chng nhận sở hữu, văn bản pháp lý về tài sản, giấy t bảo hiểm).

 

Phụ lục O

(Tham khảo)

Hướng dẫn lựa chọn mức độ điều tra nội bộ và điều tra độc lập

 

Loại điều tra

Điều tra độc lập

Điều tra nội bộ

1. Sự cố bom mìn gây ra:

 

 

- Thương tật nhẹ cho nhân viên RPBM;

 

 

- Thương tật nghiêm trọng cho nhân viên RPBM;

 

 

- Tử vong cho nhân viên RPBM;

 

 

- Thương tật cho nhân viên không làm RPBM;

 

 

- Tử vong cho nhân viên không làm RPBM;

 

 

- Tổn thất trang thiết bị cho tổ chức RPBM dưới 50.000.000 đ;

 

 

- Tổn thất trang thiết bị cho tổ chức RPBM trên 50.000.000 đ;

 

 

- Tổn thất mà một thành viên trong cộng đồng đòi bồi thường.

 

 

2. Sự c bom mìn:

 

 

- Liên quan đến việc phát hiện ra bom mìn, vật nổ tại khu vực đã được RPBM;

 

 

- Liên quan đến một sự kiện lớn gây thiệt hại đáng k;

 

 

- Liên quan đến vụ nổ bom mìn, vật n ngoài kế hoạch tại hiện trường RPBM;

 

 

- Thu hút sự chú ý của phương tiện thông tin truyền thông.

 

 

 

MINISTRY OF NATIONAL DEFENSE
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

No. 121/2012/TT-BQP

Hanoi, November 12, 2012

 

CIRCULAR

ON THE PROMULGATION OF THE NATIONAL TECHNICAL REGULATION No QCVN 01:2012/BQG ON MINE ACTION

Pursuant to the 2008’s Law of legislative document promulgation;

Pursuant to the 2006’s Law of Technical Standards and Regulations;

Pursuant to the Government's Decree No. 127/2007/ND-CP dated August 01, 2007 on the implementation of certain articles of the Law of Technical Standards and Regulations;

Pursuant to the Government’s Decree No. 104/2008/ND-CP dated September 16, 2008 on the functions, missions, authority and organizational structure of the Ministry of National defense;

At the request of the Head of the Directorate for Standards - Metrology - Quality;

Minister of National Defense hereby decides:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

National technical regulation no QCVN 01:2012/BQP on mine action.

Article 2. This Circular comes into effect as of January 01, 2013.

Article 3. Heads of the relevant agencies and organizations shall be responsible for implementing this Circular./.

 

 

p.p. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Colonel General Truong Quang Khanh

 

QCVN 01:2012/BQP

NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON MINE ACTION

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

TABLE OF CONTENTS

Foreword

1. GENERAL PROVISIONS

1.1. Scope

1.2. Regulated entities

1.3. Terminology

2. TECHNICAL AND ADMINISTRATIVE PROVISIONS

2.1. Non-technical and technical surveys

2.2. Safety

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.4. Disposal of mines and explosive ordnances retrieved

2.5. Acceptance and delivery

2.6. Medical support

2.7. Investigation of demining incidents

3. RESPONSIBILITIES OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS

4. IMPLEMENTATION

Annexes

 

FOREWORD

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON MINE ACTION

1. GENERAL PROVISIONS

1.1. Scope

The Regulation stipulates the technical and administrative requirements for post-war mine action and the responsibilities of relevant organizations and individuals.

1.2. Regulated entities

Ministries, bodies, People's Committees of provinces and central-affiliated cities, investors, project management boards, local and foreign entities, companies, social organizations and individuals concerning the mine action in the territories of Vietnam shall all adhere to this Regulation.

1.3. Terminology

In this Regulation, the following words and phrases are construed as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The activity which involves the collection, analysis and evaluation of information on bomb, mine, explosive ordnance and mine-contaminated area within a certain site.

1.3.2. Working license

The certificate issued by the government authority (or an agency mandated for) managing the mine action to a mine action organization as the accreditation of such organization’s eligibility to conduct mine action activities.

1.3.3. Technical survey

The detailed intervention with verification and clearance devices into a part of a part of a possibly contaminated area confirmed after the non-technical survey has been conducted.

1.3.4. Contaminated area

Referring generally to an area where a bomb, mine or explosive ordnance is identified.

1.3.5. Accident response plan

A documented plan developed for each demining site, which details the requisite procedures for moving victims from an accident site to an appropriate treatment or surgical care facility.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The activities of clearing a contaminated area by detecting, disposing (removing or destroying) all types of bombs, mines and explosive ordnances in that area.

1.3.7. Demining incidents

An incident amid the demining processing, which leads to accident(s), at a demining workplace.

1.3.8. Signal

All magnetic (or non-magnetic) materials under the ground or in the water, including iron, steel, mine or bomb pieces, munitions, bombs, mines and explosive ordnances that can be detected by people or detectors currently employed.

2. TECHNICAL AND ADMINISTRATIVE PROVISIONS

2.1. Non-technical and technical surveys

2.1.1. Non-technical survey can tap the following variety of sources: Documented records, local residents, military force, police, accidents, incidents or other signs of bomb, mine and explosive ordinance with the primary aims of: Confirming the contamination with bomb, mine or explosive ordinance for demining; deciding the clearance of bomb and mine to reclaim land; soothing local residents to use land without full area demining.

2.1.2. Activities of non-technical survey:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.1.2.2. Interviewing witnesses: The elders who have lived the longest in the locality, those with good memory and consideration knowledge of the local events that occurred during the time of war; those with thorough knowledge and understanding of the local land use; those participating actively in every public activity; and those conversant with the local contamination status shall be interviewed;

2.1.2.3. Interviewing governmental leaders: The individuals firmly knowledgeable about the whole status of local contamination shall be interviewed to gather the governmental authorities' documents and records. At least 5 officials shall be interviewed, who may include: 01 managerial official representing the People’s Committee or People’s Council, 01 chief of the relevant commune’s self-defense force, 01 chief of the communal police, 01 cadastral official and 01 statistical official of the office of the People’s Committee;

2.1.2.4. Surveyed area mapping and marking of bomb, mine and explosive ordnance on the map. The minimum scale of the map shall be 1:5000.

2.1.3. The information collected during a non-technical survey includes minefield setup files; positions of strikes and ground battles; positions of former bases and military inventory; suspected contaminated areas; sites where bomb, mine and explosive ordnance have been seen or detected; demined areas.

2.1.4. Non-technical survey's criteria for assessing and identifying a non-contaminated area:

2.1.4.1. There is no evidence on the occurrence of local armed clashes in the area;

2.1.4.2. It is not strategically reasonable to deploy bomb, mine or explosive ordnance in the area;

2.1.4.3. People have used the land for a certain period but no evidence on bomb, mine and explosive ordnance has been found;

2.1.4.4. No local accident related to bomb, mine and explosive ordnance has occurred;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.1.4.6 If the surveyed area fails such criteria, it shall undergo technical survey for confirmation.

2.1.5. Activities of technical survey: Locate the positions for technical survey, conduct the technical survey on-site then hand over the surveyed positions to local supervisory authorities.

2.1.6. Locating the positions for technical survey based on the analysis of: The contaminated area markings on the map after the non-technical survey has finished; the traits of the contaminated area; the sections highly valuable for local economic and social development or typical of a contaminated area. The technical survey shall not examine construction areas, residential land and perennial fields.

2.1.7. The chosen positions shall be marked for on-site technical survey. The technical survey has to cover at least 1% of the total area. Every information ensuing during the technical survey shall be detailed in the surveyed area delivery record. The coordinates of the technical survey’s positions shall be specified by the global positioning system (GPS), marked on the map and written onto the delivery record. The surveyor shall directly hand over the record and technical survey's positions to the representative of the local authority and the government authority in charge of mine action.

2.1.8. The information collected during a technical survey includes: The entire area's signal density determined through the clearance of bombs, mines and explosive ordnances in the sequential manner prescribed in Clause 2.3.6 to 2.3.8; the forest classification, topography, soil classification, magnetic level of the land, weather, climate, hydrograph; the safety, political status, local population status and expected camping position during the progress of demining. The classification of cleared forests and excavated soil is defined in Annex B and Annex C.

2.1.9. The following equipment for non-technical and technical surveys is subject to functional agencies’ testing and certification of technical eligibility and permissibility: Prodder, (near-surface) mine detector; (deep-seeking) bomb detector.

2.1.10. Personnel of a non-technical or technical survey team shall undergo health examination pursuant to Clause 2.6.3. Such individuals have been proficiently trained in technical specialization. In addition, they possess solid knowledge of features, structure and operational principles of common bombs, mines and explosive ordnances while comprehending firmly the technical procedures and safety principles of mine action. Moreover, they are experienced and accredited to carry out demining activities.

2.1.11. Composition of a non-technical or technical survey team:

2.1.11.1. Personnel: 01 captain, 01 vice captain, 01 medic on elementary or higher level, and 10 persons undertaking missions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.1.12. Progress: Notices and documents approved by competent bodies shall be sent to the relevant localities covered in the non-technical and technical surveys of the endorsed project. Local authorities shall be notified of the plan and schedule of such surveys. The time, location, personnel and equipment planned for the surveys shall be coordinated.

2.1.13. The non-technical and technical surveys, upon concluded, shall be reported to government authorities in charge of mine action. The report shall exhibit the following information in full: The methods for selection of surveyed areas; the geographic names of such areas and relevant supervisory agencies; the size of surveyed areas; the time of the surveys; the GPS-defined coordinates of the center of the surveyed positions; the evaluation of the areas' contamination status previous surveyed; the topographic and natural features of the surveyed areas; the type, condition, quantity and depth of the bombs and mines collected; the maps of the surveyed areas and coordinates of the signals of bomb, mine and explosive ordnance or other suspicious signals; the localities’ expected purpose of use of the surveyed areas.

2.2. Safety

2.2.1. Demining activities have to adhere to all technical safety requirements to maintain the safety of the process and the subsequent use of the areas.

2.2.2. The requirements concern: Personnel, equipment and implementation.

2.2.3. The persons searching and handling bombs, mines and explosive ordnances shall be specialized, fundamentally trained, certified in writing and given health checkup pursuant to Clause 2.6.3. The managers of mine action units, site administrators, captains, safety staff and technicians shall conform to all safety principles and rules.

2.2.4. Mine action units at work shall be adequately equipped with devices for searching and handling bombs, mines and explosive ordnances. In addition, there shall be protective gears for people and devices, ambulance, utility van, vehicle carrying bomb, mine and explosive ordnance to destruction site (if required), and communication system.

2.2.5. The assessment and formulation of technical plans for searching and handling bombs, mines and explosive ordnances shall incorporate all safety requirements.

2.2.6. The planning of works shall incorporate measures and activities to safeguard people and equipment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.2.8. During the works, the safety procedures and regulations shall be obeyed.

2.2.9. Every task of the mine action process shall be performed based on the work plan approved. The sequence of actions shall be strictly organized and synchronously managed in a sequential manner. It is prohibited to alter technical procedures unilaterally during the works. Changes to certain steps of an approved procedure are subject to written approval of competent authorities.

2.2.10. The organizations, when conducting a mine action project, are required to: Possess the practicing license issued by a competent authority, capacities, personnel and equipment necessary for mine action; enter a mine action contract with the investor by selection (bidding or designation) as per current regulations; have a technical plan approved by competent authorities for searching and handling bombs, mines and explosive ordnances; have a detailed work plan and schedule approved by the supervisory organization; carry out measures to supervise and maintain the safety of the entire work process.

2.2.11. The mine action organizations, when conducting the work, are required to have auxiliary facilities: Office, accommodation, life necessities, medical apparatus; medical emergency site, temporary pre-disposal warehouse for bombs, mines and explosive ordnances; destruction site (if available); marking and guiding system for dangerous areas.

2.2.12. Requirements for in-land mine clearance:

2.2.12.1. Site preparation adheres to Clause 2.3.6.2;

2.2.12.2. Before each work shift, technicians shall re-examine the technical status of the equipment as per requirements.

2.2.12.3. Deminers:

- Possess technical expertise, be fully equipped with detectors and protective gears during their work as per regulations;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Be prohibited from smoking and consuming stimulant drinks in demining areas.

2.2.12.4. The boundary of the work site shall be marked with flags and signposts and guarded to prohibit the entry of non-authorized people and vehicles.

2.2.12.5. Deminers shall only move within their assigned space and be strictly prohibited from walking freely in the work site.

2.2.12.6. The positions of bombs, mines and explosive ordnances shall be marked with flags and signposts. The access to such positions shall be granted only to handlers assigned by the site administrator.

2.2.12.7. The total duration of each uninterrupted work shift shall be 6 hours. A mine detector user shall not take 2 continuous shifts in a day. The staff shall be given mid-shift break.

2.2.12.8. The handling of signals shall be assigned to handling technicians equipped with sufficient handling devices and protective gears and adhere to the sequence and content defined in Clause 2.3.6.4, 2.3.6.6, 2.3.6.8 and 2.3.6.9. 

2.2.12.9. Signal handling devices shall suffice in quantity and quality and be non-magnetic.

2.2.12.10. The dismantling of bombs, mines and explosive ordnances by hand or by special equipment shall abide by Clause 2.4 of this Regulation and only proceed with the permission of competent authorities. Bombs, mines and explosive ordnances, when dismantling is not feasible, shall be destroyed on-site (if applicable).

2.2.12.11. The gathering, sorting and transportation of the bombs, mines and explosive ordnances found shall be governed by the national technical regulation no QCVN 02:2008/BCT on safety in the storage, transportation, use and disposal of industrial explosive materials annexed to the Decision No. 51/2008/QD-BCT dated December 30, 2008 by the Minister of Industry and Trade, and:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Bombs, mines and explosive ordnances detected then collected cannot be carried home and to residential places.

- The vehicle carrying bombs, mines and explosive ordnances for destruction shall be always maintained in good conditions and its tank is made of wood. The driver shall be highly skilled, careful, composed and courageous. The floor of the vehicle’s tank shall be covered in a sand layer thicker than 25 cm. Petroleum and oil shall not be contained in the same tank that carries bombs, mines and explosive ordnances;

- Bombs, mines and explosive ordnances shall be arranged in a position parallel to the vehicle’s direction of movement and in separation from each other to avoid collision. Bombs, mines and explosives on which detonators are fitted shall not be transported;

- A vehicle carrying bombs, mines and explosive ordnances shall carry at most 3 persons who are: Main driver, escorting officer and supporting driver (if necessary);

- Vehicles transporting bombs, mines and explosive ordnances shall not pass through cities and crowed places. If it is unavoidable, the vehicles shall take empty routes at night with the written permission of competent authorities and under a strict agreement on the routes with the organization held responsible. Such vehicles shall not park or stop at crowded places or in dangerous proximity to storage places;

2.2.12.12. The destruction of bombs, mines and explosive ordnances shall adhere strictly to Clause 2.4 of this Regulation. Destruction methods shall depend on the type of bombs, mines and explosive ordnances collected. The destruction plan shall be made and approved by competent authorities prior to the destruction process. Safety guard posts shall be placed at essential positions of the site for destruction of bombs, mines and explosive ordnances. Hiding positions shall be made available for the operators, commander and safety guards. After each session of destruction, the entire destruction site shall undergo safety check before the squad leaves. Destruction shall not proceed when there is rain, lightning and storm. If rain, lightning and storm succeed the complete setup of a blast hole, the destruction site shall be evacuated and guarded.

2.2.13. Safety requirements for underwater demining:

2.2.13.1. Examination of underwater environment: Zone the work site and mark positions; clear away obstacles on water surface; mark large obstacles to the search; measure the water depth and flow velocity.

2.2.13.2. Before each work shift, technicians shall re-examine the technical status of the equipment as per requirements.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.2.13.4. Deminers at work shall be fully equipped with personal protective gears as per regulations and perform the work in the sequential manner defined in Clause 2.3.7.2 and 2.3.7.5.

2.2.13.5. Demining vessels shall only move within their designated positions in the searching area.

2.2.13.6. The total duration of each uninterrupted shift for searching activities shall be 6 hours. A mine detector user shall not take 2 continuous shifts in a day. Signal handling divers shall not work in more than 2 hours per shift. The staff shall be given mid-shift break.

2.2.13.7. The marking of positions where signal is detected shall be subject to Clause 2.3.7.3 and 2.3.7.6.

2.2.13.8. Signal handlers shall be technical capable and healthy divers certified by competent authorities, be fully equipped with regulated personal protective gears at work and follow the sequence of actions defined in Clause 2.3.7.4, 2.3.7.7 and 2.3.7.8 and other regulations on diving safety for underwater work.

2.2.13.9. The technical status and safety of the following underwater signal handling equipment shall be examined and maintained as per regulations: Underwater bomb detector; synchronous diving apparatus (scuba diving or free-diving); composite and rubber boats, high-pressure sand and mud pumps; specialized salvage equipment; buoys, anchors, prodders, shovels, nylon cables and protective gears.

2.2.13.10. The manual and mechanized dismantling of bombs, mines and explosive ordnances shall abide by Clause 2.4 of this Regulation.

2.2.13.11. Only bombs, mines and explosive ordnances rendered safe are salvaged. Salvage shall be done with specialized equipment. Explosive ordnances shall be slowly pulled out of the water onto the specialized composite, rubber or wooden boat. Warheads shall then be fixed tightly on the boat to avoid collision. Bombs, mines and explosive ordnances shall not be carried on the boat that transports workers and equipment.

2.2.13.12. The gathering, sorting, transportation and disposal of bombs, mines and explosive ordnances salvaged shall be governed by Clause 2.2.12.11 and 2.2.12.12.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.3.1. Requirements for mine clearance

2.3.1.1. Deminers shall undergo health checkup defined in Clause 2.6.3, training and certification as per regulations;

2.3.1.2. Detectors and technical equipment for demining shall suffice in quantity and maintained in quality. Technical conditions shall be regularly examined and inspected (by functional agencies authorized by state management authorities); therefore, the parts and components not technically compliant and synchronized are immediately replaced;

2.3.1.3. Mine clearance shall adhere closely to technical procedures. Subjectivity, plain reasoning, shortening and omission of regulated steps are strictly prohibited. It is not allowed to focus merely on the output target, which results in negligence, omission of explosive ordnances, precarious incidents during the mine clearance or the construction and permanent use of the facilities;

2.3.1.4. The quality of the facilities and the compliance with safety regulations shall be regularly examined during the demining process to eradicate errors. At least 1% of the demined area shall be examined periodically by a probability method:

2.3.1.5. The demining organization possesses a license (or certificate) issued by the government authority in charge of mine action (or an agency authorized thereof);

2.3.16. Technical plans have been made and approved by competent authorities (unless otherwise regulated by state management authorities in special circumstances).

2.3.2. Demining team captain:

2.3.2.1. Be capable of management and command; possess deep knowledge in bomb, mine and explosive ordnances; have taken basic technical training and team leadership course by organization(s) and training institution(s) and obtained relevant certificates (if working for a domestic demining organization) or by training institutions internationally recognized (if working for a foreign demining organization or non-governmental organization);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.3.2.2. Swim and dive excellently if performing sea demining.

2.3.3. Technician:

Be technically trained and proficient; grasp the functions, composition and mechanism of common bombs, mines and explosive ordnances; understand firmly the technical procedure and safety principles of demining; comprehend firmly and use proficiently the machines, equipment and specialized gears; have been certified and trained in demining by the Corps of Engineers or agencies authorized thereof (if working for a domestic demining organization) or by training institutions (if working for a foreign demining organization or non-governmental organization).

2.3.3.2. Swim and dive excellently if performing sea demining.

2.3.4. Requirements for personnel of a demining team

The disposition of a demining team only concerns the quantity of officials and staff and the organizational structure of the post-war demining team. The team captain shall arrange and adjust the quantity of the staff in each group according to the requisite workload. The basic structure of a post-war demining team is defined below:

2.3.4.1. Inland demining team: With the total quantity of 25 persons and the following groups:

- Command: 01 captain and 01 vice captain;

- Ground preparation, searching and signal marking group;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Safety guard group;

- Service group (logistics, medical care and technical equipment).

2.3.4.2. Underwater demining team: With the total quantity of 25 persons and the following groups:

- Command: 01 captain and 01 vice captain;

- Ground preparation, searching and signal marking group;

- Diving, digging and signal handling group;

- Safety guard group;

- Service group (logistics, medical care and technical equipment).

2.3.4.3. Sea demining team: With 30 to 35 persons and the following groups:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Positioning and navigating group;

- Sonar, magnetometer and acoustic positioning group;

- Bomb salvaging group;

- Positioning, diving and signal handling group;

- ROV-employed signal processing group;

- Safety guard group;

- Service group (logistics, medical care and technical equipment).

2.3.5. Requirements for demining and supportive equipment

2.3.5.1. General requirements

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The machines and technical equipment for inland, post-war underwater and sea demining shall suffice in quality and quantity as defined in Table 1, Table 2 and Table 3. Technical conditions shall be examined on 6-month basis (by the organizations authorized by state management authorities). The components and parts not meeting technical requirements and not synchronized shall be replaced.

2.3.5.2. Inland demining team

Table 1 - List of machines, equipment and vehicles of an inland demining team

No.

Description

Unit

Quantity

Quality

Note

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bomb detector (deep-seeking)

Item

2

Grade I and II

Machines and equipment are subject to periodic inspection

2

Mine detector (near-surface)

Item

4

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3

Specialized gears

Set

Full

Grade I and II

4

Handheld toolkit

Set

1

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5

Site clearance tools

Set

Full

Grade I and II

6

Fire expansion prevention apparatus

Set

Full

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7

Medical toolkit

Set

1

Grade I and II

8

Personal protective gears

Set

Full

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

9

Vehicle transporting personnel

Vehicle

1

Grade I and II

10

Light van carrying equipment

Vehicle

1

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

11

Vehicle transporting bombs, mines and explosive ordnances

Vehicle

1

Grade I and II

2.3.5.3. Underwater demining team (to the depth of 15 m)

Table 2 - List of machines, equipment and vehicles of an underwater demining team

No.

Description

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Quantity

Quality

Note

1

Underwater bomb detector (deep-seeking)

Item

From 2 to 3

Grade I and II

Machines and equipment are subject to periodic inspection

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Underwater mine detector (near-surface)

Item

1

Grade I and II

3

Dive control station (synchronized)

Station

1

Grade I and II

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Sand and mud pump

Device

1

Grade I and II

5

Small rubber boat

Boat

2

Grade I and II

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Mid-sized rubber boat

Boat

1

Grade I and II

7

Composite boat (carrying the dive control station, sand and mud blower)

Boat

From 1 to 2

Grade I and II

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Specialized gears

Set

Full

Grade I and II

9

Handheld toolkit

Set

1

Grade I and II

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bomb and mine salvage instruments

Set

1

Grade I and II

11

Medical toolkit

Set

1

Grade I and II

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Protective gears and life vest

Set

Full

Grade I and II

13

Vehicle transporting personnel

Vehicle

1

Grade I and II

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Truck carrying equipment

Vehicle

1

Grade I and II

15

Vehicle transporting bombs, mines and explosive ordnances

Vehicle

1

Grade I and II

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Table 3 - List of machines, equipment and vehicles of a sea demining team

No.

Description

Unit

Quantity

Quality

Note

1

Synchronized sonar device with magnetometer

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1

Grade I and II

Machines and equipment are subject to periodic inspection

2

Differential global positioning system

System

1

Grade I and II

3

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Device

1

Grade I and II

4

Underwater bomb detector

Item

From 2 to 3

Grade I and II

5

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Item

2

Grade I and II

6

Dive control station (synchronized)

Station

1

Grade I and II

7

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Device

1

Grade I and II

8

Mid-sized rubber boat

Boat

1

Grade I and II

9

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Boat

From 1 to 2

Grade I and II

10

Remotely operated underwater vehicle (ROV)

Set

1

Grade I and II

11

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Set

Full

Grade I and II

12

Handheld toolkit

Set

1

Grade I and II

13

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Set

1

Grade I and II

14

Medical toolkit

Set

1

Grade I and II

15

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Set

Full

Grade I and II

16

Boat carrying personnel and equipment (power of up to 2500 cv)

Boat

1

Grade I and II

2.3.6. Inland demining sequence

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Set up a ring 4-meter to 6-meter wide, which encloses the entire area for detecting, moving, transporting and isolating the searching area from its surroundings based on the positions marked during the survey.

- Examine and prepare the site, then initiate the demining process within the ring according to Clause 2.3.6.2 to 2.3.6.5.

2.3.6.2. Site preparation

- Manual site preparation:

+ Applicable to all types of terrain: Lowland, midland, woods, mountain, swarm and coastal mangrove forest;

+ Equipment: Machete and handheld tools, military equipment for examining explosive ordnances, piles and signs;

+ Set the piles to divide the area into cells sized 25m x 25m or 50m x 50m according to the local topography (or which are 25m in length and run the width of the demining area at narrow strips);

+ Clear all creeper, grass, trees less than 10cm in diameter; retain stumps 5cm or lower in height (trees larger than 10cm in diameter are only cut down when signal emits from under their stumps), take all obstacles them out of the range of the demining work (if the demining area is a minefield, the clearing process shall proceed simultaneously with manual demining to the depth of 7cm).

- Prepare the site by hand in combination with petrol-fueled incineration:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Equipment: Machete and handheld tools, military equipment for examining explosive ordnances, piles and signs, petrol, oil and sprayers;

+ Clear the plants to create paths 2m to 3m wide to divide the area into cells sized 25m x 25m or 50m x 50m according to the local topography (or which are 25m in length and run the width of the demining area at narrow strips). On minefields, the clearing of plants to make cells separated by paths 2m to 3m wide shall proceed simultaneously with the demining process pursuant to Clause 2.3.6.3 to 2.3.6.5;

+ Spray petrol and oil to burn down all plants in each cell at an appropriate time;

+ Take the plants and obstacles out of the range of each cell’s demining work (at the same time with the progress of demining to the depth of 7cm or 30cm).

- Prepare the site by hand with explosives:

+ It is applicable to minefields surrounded by barbed wire and densely covered by trees and creeper;

+ Equipment: Machete and handheld tools, military equipment for examining explosive ordnances, piles and signs, explosive, firing equipment, detonators and other materials;

+ Observe, inspect and use a large amount of explosive to destroy the barriers; open small paths 2m to 3m wide, set piles to divide the area into cells sized 25m x 25m or 50m x 50m according to the local topography (or which are 25m long and run the width of the demining area at narrow strips);

+ Take the plants and obstacles out of the range of each cell’s demining work (at the same time with the progress of demining to the depth of 7cm or 30cm).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- It applies to minefields in which highly responsive mines, pressure-triggered mines and plastic mines are buried and identified by detectors for dry soil or in which there are various magnetized materials obstructing detectors;

- Furnish trackline marking wire, towing hook (on a rope 25m to 30m in length), prodder, machete, dagger, shovel, safety pins, small white and red pennants and collection tools;

- From the cell-dividing lines, mark the detection range with white pennants (1m to 1.5m in width) while conducting the detection task (distance between two pennants is 1.5m). It is allowed to reuse successively the pennants marking a completed detection range for the subsequent one;

- Observe and probe from left to right, from the nearest to farthest positions. The prodder is tilted at an angle of 30o to 40o with the ground. Probe in the shape of an apricot flower. Probe heads shall be 3 cm to 5 cm from each other and infiltrate to the depth of 7cm to 10cm;

- Probe to confirm a signal, when detected, then dig and inspect the signal by basic technical methods. Take the object found, if not an explosive ordnance, to the defined place; or render the exposed bomb, mine or explosive ordnance safe before taking it to the defined place. If such bomb, mine or explosive ordnance is precarious or unusual, mark it with a red flag for separate subsequent processing;

- The smallest distance between two persons in a demining area shall not be less than 15m.

2.3.6.4. On-site examination and destruction of bombs, mines and explosive ordnances to the depth of 7cm

- It applies to bombs, mines and explosive ordnances unsafe for collection and transportation only with competent authorities' permission;

- Equipment: Prodders, daggers, shovels, explosive, firing equipment and detonators;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- After the process of destruction, inspect and confirm the full clearance of bombs, mines and explosive ordnances. If explosive ordnances remain, the said sequence repeats;

- Examine and clean detonating materials and fragments (if any) from the demining area.

2.3.6.5. Demining with mine detector to the depth of 30cm

- It applies to minefields demined at the depth of 7cm and other non-mined areas;

- Equipment: Detectors, prodders, white and red pennants, wooden piles and trackline marking wire;

- Set the piles and wire to mark detection ranges, which are 1m to 1.5m wide each;

- Carry out the demining process with the detector as per technical requirements. Probe from left to right and vice versa. A probe track has to cover one third of the previous one while the probe range encroaches on the previous one by 10cm to 20cm;

- When a signal is indicated, the deminer shall probe in a crisscross pattern to determine and mark the center of the signal with a red pennant. The pennant may be set on the left or right of the signal’s center (at the commander's discretion) provided that the tip of the pennant, when pulled down vertically, points straight at the signal’s center;

- The minimum distance between two detectors in the same area shall be 7m.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- It applies to all marked signals as stated in Clause 2.3.6.5;

- Equipment: Detectors, prodders, shovels, daggers, safety pins, explosive, firing equipment and detonators, collection tools;

- Use the detector and prodder to re-examine the positions of marked signals. Use the shovel to bore a hole 0.5m to 0.6 in width (in line with the signal's magnitude). Each layer of soil shall be removed carefully downwards and from the edge to the center of the hole. The processes of digging and examination occur simultaneously. When the signal is detected, use the dagger to dig around until the signal-reflecting object fully emerges;

- Examine and identify the object: Take the object, if not an explosive ordnance, to the defined place; or render the bomb, mine or explosive ordnance safe before taking it to the defined place. If such bomb, mine or explosive ordnance is unsafe for gathering and transportation or unusual, mark it with a red flag for separate subsequent processing;

- After the signal is handled, re-check the vicinity and the underneath of the processed signal with the detector to confirm the clearance of signal. If signal is still picked up, repeat the said sequence.

2.3.6.7. Demining with bomb detector to the depth of 0.3m to 3m, to 5m or to 10m (according to the searching depth defined in Annex D)

- It applies to the areas demined to the depth of 0.3m but still contaminated with bomb, mine or explosive ordnance at a depth of greater than 0.3m;

- Equipment: Bomb detectors, red flags for marking signals, wooden piles and trackline marking wire;

- Prepare the detector, determine the magnetic level of the area’s soil to tune the detectors accordingly;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Carry out the demining process with the bomb detector as per technical requirements. When a signal is indicated, the deminer shall probe in a crisscross pattern to determine and mark the center of the signal with a red flag;

- The minimum distance between two detectors in the same area shall be 7m.

2.3.6.8. Digging and handling of signals to the depth of 3m

- It applies to all marked signals;

- Equipment: Bomb detectors, prodders, shovels, daggers, safety pins, explosive, firing equipment and detonators, collection tools; Water pump(s) shall be required if groundwater exists; 

- Prepare, examine and use handheld tools to dig around the marked center of the signal in a careful manner. Dig inwards, and infer the size of the hole from the signal’s magnitude and depth (via the detector). Dig by layer less than 10cm in thickness when approaching closer the signal-reflecting object, use the detector and prodder to check around the signal’s center before digging a layer until the object fully emerges;

- Examine and identify the object: Take the object, if not an explosive ordnance, to the defined place; or render the bomb, mine or explosive ordnance safe before taking it to the defined place. If such bomb, mine or explosive ordnance is unsafe for gathering and transportation or unusual, mark it with a red flag for separate subsequent processing;

- After the signal is handled, re-check the vicinity and the underneath of the processed signal with the detector to confirm the clearance of signal. If signal is still picked up, repeat the said sequence;

- No more than 2 persons are assigned to a digging and signal handling shift. The minimum distance from the digging and signal handling group to other groups shall not be less than 25m.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Deploy the equipment in the sequential manner defined in Clause 2.3.6.8 for greater depths.

2.3.7. Underwater demining

It applies to underwater or sea demining areas at a water depth of less than 15m.

2.3.7.1. Site preparation

- Base on the positions marked during the technical survey to zone the demining area by setting up concrete poles (0.15m x 0.15m x 1.2m) on the shore and dropping 1-m3 buoys fitted with 50-kg anchor to determine and mark essential positions in the water. Only use buoys with anchor to mark positions in a demining area at a depth of greater than 3m and larger than 50m in width;

- Clear aegiceras, grass, alga, water-fern or piles from the area. Handle oversized obstacles that cannot be salvaged in the following manner:                      

Damaged bridge girdles and piers and sunken ships shall be marked as a special reminder to disregard interfering objects during the process of demining.

2.3.7.2. Demining to the depth of 0.5m from the bottom of a water body

- It applies to the areas contaminated with bombs, mines or explosive ordnances to the depth of 0.5m from the bottom of a water body;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Determine the magnetic level of the soil at the water body's bottom to tune the detectors. The sensitivity level of the detectors is set at 1 to 3 according to the magnetic level of the soil at the water body’s bottom;

- Set up the wire with the 1-m3 buoys, 20-kg and 50-kg anchors to divide the area into 25m x 25m or 50m x 50m cells according to the local topography. Stretch out the wire to divide cells into tracklines, which are 0.5m wide each (the tracklines' direction should coincide with that of the water flow);

- Place the bomb detector on the rubber or composite boat, drop the probe head vertically into the water until it is 10cm to 20cm from the water body’s bottom, then probe along a trackline. After finishing with that trackline, move the probe to the next one;

- Underwater demining shall only proceed when the water flow speed does not exceed 1 m/s. If demining is inevitable despite the water flow speed greater than 1 m/s, the measures for safety, technical compliance and work quality shall be reinforced.

2.3.7.3. Marking of signals to the depth of 0.5m from the bottom of a water body

- It applies to all signals found during the process of underwater detection at the depth of 0.5m from the water body's bottom;

- Equipment: Bomb detectors, composite and rubber boats, buoys, anchors (weighed 10kg and 20kg, made of non-magnetic materials), nylon cable, marking flags, safety equipment and protective gears;

- When the bomb detector indicates the existence of a magnetic object in the demining water body's bottom, move the detector along the relevant trackline to determine the signal's center;

- Drop the 20-kg anchor (if the water flow speed exceeds 1 m/s and the water depth is greater than 3m) or 10-kg anchor (in other conditions) at a position beside the signal's center. Use the nylon cable 12mm in diameter to attach the anchor to a plastic buoy larger than 30cm in diameter, set a red flag on the buoy as the marking;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.3.7.4. Diving and handling of signals to the depth of 0.5m from a water body’s bottom

- It applies to all marked signals as stated in Clause 2.3.7.3;

- Equipment: Bomb detectors, diving suits, composite and rubber boats, buoys, anchors, prodders, shovels, nylon cable, safety equipment and protective gears;

- Prepare and implement the safety measures in full. Divers shall carry diving gears and handheld tools such as prodder and diver’s shovel down to the position of the marked signal's center, prod and dig up each layer until the object fully emerges;

- Examine and identify the object: Salvage the object, if not an explosive ordnance, with the nylon cable onto the boat before convey it to the defined place; or render the bomb, mine or explosive ordnance safe before salvaging it with the nylon cable onto the boat for transportation to the defined place. If such bomb, mine or explosive ordnance is unsafe for gathering and transportation or unusual, mark it with the buoy, anchor and red flag for separate subsequent processing;

- After the signal is handled, re-check the vicinity and the underneath of the processed signal with the bomb detector to confirm the clearance of signal. If signal is still picked up, repeat the said sequence.

2.3.7.5. Demining to the depth of 0.5m to 3m or to 5m from a water body’s bottom (according to the searching depth defined in Annex D)

- It applies to the areas where bomb, mine or explosive ordnance exists at the depth of 0.5m to 3m or to 5m from the water body’s bottom after the demining process at the depth of 0.5m from such water body’s bottom completes;

- Equipment: Bomb detectors, composite and rubber boats, buoys, anchors, trackline marking wire, safety equipment and protective gears;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Set up the wire with the 1-m3 buoys, 20-kg and 50-kg anchors to divide the area into 25m x 25m or 50m x 50m cells according to the local topography. Stretch out the wire to divide cells into tracklines, which are 1m wide each (the tracklines' direction should coincide with that of the water flow);

- Place the bomb detector on the rubber or composite boat, drop the probe head vertically into the water until it is 10cm to 20cm from the water body’s bottom, then probe along a trackline. After finishing with that trackline, move the probe to the next one;

- Underwater demining shall only proceed when the water flow speed does not exceed 1 m/s. If demining is inevitable despite the water flow speed greater than 1 m/s, the measures for safety, technical compliance and work quality shall be reinforced.

2.3.7.6. Marking of signals at the depth of 0.5m to 3m or to 5m from a water body's bottom

- It applies to all signals found during the process of underwater demining at the depth of 0.5m to 3m or to 5m from the water body’s bottom;

- The equipment and tasks are defined in Clause 2.3.7.3.

2.3.7.7. Diving and handling of signals at the depth of greater than 0.5m to 1m from a water body’s bottom

- It applies to all marked signals as stated in Clause 2.3.7.6.

- Equipment: Bomb detectors, diving suits, composite and rubber boats, mud and sand blowers, buoys, anchors, prodders, shovels, nylon cable, safety equipment and protective gears;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Examine and identify the object: Salvage the object, if not an explosive ordnance, with the nylon cable onto the boat before convey it to the defined place; or render the bomb, mine or explosive ordnance safe before salvaging it with the nylon cable onto the boat for transportation to the defined place. If such bomb, mine or explosive ordnance is unsafe for gathering and transportation or unusual, mark it with the buoy, anchor and red flag for separate subsequent processing;

- After the signal is handled, re-check the vicinity and the underneath of the processed signal with the bomb detector to confirm the clearance of signal. If signal is still picked up, repeat the said sequence.

2.3.7.8. Planning, underwater digging and signal handling to the depth of greater than 1m to 3m or to 5m from a water body’s bottom

- It applies to all marked signals as stated in Clause 2.3.7.6 in the event that the object is yet found though the digging depth reaches 1m;

- Equipment: Bomb detectors, diving suits, composite and rubber boats, high-pressure blowers, mud pumps, buoys, anchors, prodders, shovels, frames, safety equipment, protective gears and frame installation and removal tools;

- Divers shall use the excavator, high-pressure blow head and mud pump to prod and dig or blow until the object fully emerges, then proceed according to Clause 2.3.7.7;

- In the areas with geological complications such as running sand or mud, iron frames shall be set up. Divers shall blow the sand and mud, lower the frames and dig until the object fully emerges, then proceed according to Clause 2.3.7.7.

2.3.8. Sea demining

It applies to underwater or sea demining areas at a depth of 15m or more. The process consists of the following steps:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Positioning of the markings of the demining range;

- Detection on seabed surface and from the seabed to the depth of 0.5m with underwater bomb detector, at the water depth of 15m to 30m;

- Detection to the depth of 0.5m to 3m or to 5m from the seabed with underwater bomb detector, at the water depth of 15m to 30m;

- Detection on seabed surface and from the seabed to the depth of 3m or 5m with sonar device and magnetometer, to the water depth of 300m:

+ Each trackline shall run the length of the demining area according to the daily workload but shall be limited to 5km in length.

+ The sonar device and magnetometer shall be disposed 8m to 10m from the seabed;

+ Each trackline shall cover one third of the previous one.

- Positioning and marking of signals to the water depth of 30m;

- Diving and handling of signals to the depth of 0.5m from the seabed, at the water depth of 15m to 30m;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Diving and handling of signals to the depth of 1m to 3m from the seabed, at the water depth of 15m to 30m;

- Diving with ROV and handling of signals on seabed surface, at the water depth of 30m to 300m;

- Digging and handling of signals to the depth of 1m, at the water depth of 30m to 150m;

- On-site destruction of bombs, mines and explosive ordnances at the water depth of 30m to 150m;

- Planning, digging and handling of signals at the depth of greater than 1m to 3m or to 5m from the water body’s bottom.

2.3.9. Demining equipment

2.3.9.1. Mine detector (near-surface)

2.3.9.1.1. Synchronization: Pursuant to the manufacturers’ standards.

2.3.9.1.2. Technical requirements

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Anti-personnel mine: at or beyond the depth of 10cm;

+ Anti-tank mine: at or beyond the depth of 60cm.

- Test field:

+ Size: 10m x 10m x 5m;

+ Be not contaminated with magnetic objects (iron, steel);

+ Be covered in clean sand (without magnetic objects).

2.3.9.2. Bomb detector (deep-seeking)

2.3.9.2.1. Synchronization: Pursuant to the manufacturers’ standards.

2.3.9.2.2. Technical requirements

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Detection depth required:

+ Anti-tank mine: at or beyond the depth of 150cm;

+ 250-kg bomb (or equivalents): at or beyond the depth of 500cm.

- Test field:

+ Size: 10m x 10m x 5m;

+ Be not contaminated with magnetic objects (iron, steel);

+ Be covered in clean sand (without magnetic objects).

2.3.9.3. Equipment for identification and positioning of bombs, mines and explosive ordnances in the sea

2.3.9.3.1. Synchronization: Pursuant to the manufacturers’ standards, embedded with operating software.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- According to the size of bombs, mines and explosive ordnances;

- Sea state: Degree 4;

- Operational depth: from 30m to 300m;

- Positioning accuracy: 1m.

2.3.9.4. Long-range detector

2.3.9.4.1. Synchronization: Pursuant to the manufacturers’ standards.

2.3.9.4.2. Technical requirements:

- Cover a width of 50m to 2000m;

- Cover a range of 50m to 2000m in the existence of obstacles.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.3.9.5.1. Synchronization: Pursuant to the manufacturers’ standards.

2.3.9.5.2. Technical requirements:

Measure the water flow speed at 0.1 m/s to 8 m/s.

2.3.9.6. Total station

2.3.9.6.1. Synchronization: Pursuant to the manufacturers’ standards.

2.3.9.6.2. Technical requirements:

- Angle measurement: Display 1”, accuracy 7";

- Optics: Magnification 30x, field of view 1o30’ (26m to 1000m), minimum focus 1.7m;

- Mode of measurement: Measurable distance of 3500m with single prism (infrared); distance of more than 1000m without prism and 7500m with prism (laser).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.3.9.7.1. Synchronization: It includes headgear, jacket and footwear (life vest for underwater and sea demining).

2.3.9.7.2. Technical requirements: Pursuant to the manufacturers’ standards, capable of protecting deminers against shock wave and flying fragments.

NOTE:

- - When demining a minefield, the detection and handling staff shall be equipped with protective gears;

- When demining other areas, only handling staff shall be equipped with protective gears.

2.4. Disposal of bombs, mines and explosive ordnances retrieved

2.4.1. Regulations on the gathering, sorting, management, transportation and disposal of bombs, mines and explosive ordnances found during the demining process.

2.4.2. Methods for disposal of bombs, mines and explosive ordnances retrieved: Dismantling of casing for explosive removal; steam sterilization for detachment of casing and explosive; incineration and detonation.

2.4.3. Gathering and sorting of bombs, mines and explosive ordnances retrieved:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.4.3.2. Bombs, mines and explosive ordnances, when gathered for storage before disposal, shall be sorted by type into various sectors. Bombs, mines and explosive ordnances of different types shall not be mixed up. Bombs, mines and explosive ordnances unstable or filled with inflammables, chemicals, et cetera shall be maintained by technical methods in line with their type.

2.4.3.3. The quantity of bombs, mines and explosive ordnances collected or processed each day shall be fully recorded in a written log and the work journal to avoid errors and omission. Bombs, mines and explosive ordnances found each day shall be transported to the storage site and be not left overnight at the site.

2.4.3.4. If a bomb, mine or explosive ordnance cannot be dug up, salvaged and rendered safe in the day of its detection, signs and guards shall be disposed until the process completes.

2.4.4. Transportation of bombs, mines and explosive ordnances retrieved:

2.4.4.1. Common bombs, mines and explosive ordnances safe for transportation shall be gathered in a defined place, transported at the end of each shift, sorted and arranged at the storage site.

2.4.4.2. Bombs, mines and explosive ordnances, before transported from the gathering place to the storage site for sorting and safeguarding, shall be contained in wooden boxes filled with sand or straw in adherence to the type-oriented principles of safe transportation.

2.4.5. Safekeeping of bombs, mines and explosive ordnances:

2.4.5.1. The site for safekeeping of bombs, mines and explosive ordnances collected during the demining procedure has to be distant from residential areas, demining team's camp, other warehouses and buildings. Bombs, mines and explosive ordnances shall be stored safely and appropriately according to their quantity and types. Safe distance shall be subject to the national technical regulation no QCVN 02:2008/BCT on safety in the storage, transportation, use and disposal of industrial explosive materials, annexed to the Decision No. 51/2008/QD-BCT dated December 30, 2008 by the Minister of Industry and Trade.

2.4.5.2 The impact range of explosive waves from the safekeeping site, if the bombs, mines or explosive ordnances stored are detonated for any reasons, shall not reach adjacent buildings (as determined by the total quantity of bombs, mines and explosive ordnances in storage).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.4.6. Disposal of bombs, mines and explosive ordnances retrieved:

2.4.6.1. The disposal process shall adhere to current technologies. The procedure of disposal of bomb, mine and explosive ordnance is defined in Annex E. If the equipment of the disposal station does not adhere to the regulated procedure, competent authorities shall be reported in writing to provide relevant guideline. The intake and release of bombs, mines and explosive ordnances shall be similar to the management procedure of a true ordnance warehouse.

2.4.6.2. The boxes, wrapping, safety level (bombs, mines and explosive ordnances defused), type, batch, quantity and quality of bombs, mines and explosive ordnances, before disposed, shall be examined.

2.4.6.3. The disposal plan shall adhere to the disposal procedure’s format and be presented to competent authorities for approval.

2.4.6.4. The disposal site shall be convenient for transportation, operations, be environmental friendly and be safely away from buildings and residential areas. Each operation shall proceed at an appropriate position in line with the diagram, distance and size of each defined position of the procedure.

2.4.6.5. Disposal commanders shall possess university-level or higher expertise in weapon and hands-on experience in disposing of bombs, mines and explosive ordnances safely by multiple equivalent methods.

2.4.6.6. Technicians shall possess basic or higher proficiency in weapon, have been trained in disposing of bombs, mines and explosive ordnances by equivalent methods, have passed tests and have been certified in writing.

2.4.6.7. The equipment, materials and vehicles have to comply with the current procedure and norms.

2.4.6.8. Before a disposal process, the relevant plan shall be disseminated while supplemental training and field test(s) are conducted. Relevant agencies, authorities, military units, local residents and drivers of vehicles that often traverse the area shall be notified.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.4.6.10. Dismantling of casing for explosive removal shall apply only to the bombs, mines and explosive ordnances defused and composed of a non-metal casing, TNT, Comp B and C-4 for which the handling procedure is available.

2.4.6.11. Steam sterilization for removal of casing and explosive shall only apply to the bombs, mines and explosive ordnances defused. The melting point of the explosive filling, for which the handling procedure is available, is below 100oC.

2.4.6.12. Incineration shall only apply to the bombs, mines and explosive ordnances defused and rendered unable to explode, blast or discharge or release toxic when burnt.

2.4.6.13. Detonation shall only apply to the post-war bombs, mines and explosive ordnances to which dismantling, steam sterilization and incineration are not applicable (often applicable to the bombs, mines and explosive ordnances that do not qualify for transportation and retrieval).

2.4.6.14. Every object retrieved shall be fully registered for management after being processed. The subsequent plan shall be recommended to competent authorities for approval.

2.4.6.15. Safety principles of the handling procedure for each type of bomb, mine and explosive ordnance shall be obeyed to maintain absolute safety.

2.4.6.16. The result of the disposal process, when completed, shall be reported to relevant functional agencies.

2.4.7. The gathering, sorting, transportation and disposal of bombs, mines and explosive ordnances retrieved shall be governed by Clause 2.2.12.11 and 2.2.12.12.

2.5. Acceptance and delivery

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.5.2. The projects (works) incompletely finished, if their shortcomings do not affect their quality, may be accepted and shall be subjected to rectification then re-inspection.

2.5.3. The process of acceptance of the projects (works) shall abide by the technical plan approved and the regulated technical procedure.

2.5.4. The acceptance reports during the work and upon the launch of the facilities shall evidence the finalization of payments for the projects (works) completed.

2.5.5. The finished projects (works) redone but failing quality requirements shall not qualify for acceptance.

2.5.6. The investor or its supervisory unit shall regularly inspect the field works.

2.5.7. The steps for acceptance of work quality shall consist of the acceptance of workload and the acceptance of facilities for practical deployment.

2.5.8. The content of acceptance of project (work) quality shall consist of the acceptance of works, the acceptance of work phases and the acceptance of project (work) completion for practical deployment.

2.5.8.1. Work acceptance

- Participants in the acceptance process include the investor’s supervisor or supervisory advisor, and the contractor’s chief of works;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The necessary conditions are that the candidate for acceptance has been completed, fully documented, accepted internally in writing and recommended by the contractor in writing for acceptance;

- Content and sequence of acceptance: Inspect the site, examine the documents indexed, compare the findings with the technical plan approved and technical procedure, evaluate the quality and conclude;

- Site inspection:

+ Inspect the work quality at certain positions (generally 20m x 20m) by probability method; however, the inspection shall not cover less than 1% of the total area demined;

+ Check and compare the area's markings with the as-built drawing of the demined area, check the workload completed.

- Conclusion: Accept the works under inspection; reject the works inconsistent with the technical plan approved or the regulated technical procedure;

- The acceptance form is defined in Annex F.

2.5.8.2. Phase acceptance

- Participants in the acceptance process include the investor’s chief of work supervision or supervisory advisor, and the contractor’s chief of works;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Necessary conditions for acceptance: The candidate for acceptance has been completed in regard to all tasks, phases and acceptance process defined in Clause 2.5.8.1 and the relevant documents are fully accessible;

- Content and sequence of acceptance: Inspect the site, examine the documents indexed, compare the findings with the technical plan approved and technical procedure, evaluate the quality and conclude;

- Conclusion: Accept the works under inspection, reject the works inconsistent with the technical plan approved or the regulated technical procedure;

- The phase acceptance form is defined in Annex G.

2.5.8.3. Acceptance of project (work) completion for practical deployment

- Participants in the acceptance process include: The investor (its legal representative and chief of work supervision, the contractor (its legal representative and chief of works), the technical planning contractor at the investor’s request (its legal representative and the planner) and other individuals (as requested by the investor);

- Such participants shall be responsible for: Conducting directly the inspection and acceptance procedure for practical deployment in no later than 5 days upon receiving the contractor's or the investor’s written request, and ending the acceptance procedure by the schedule defined by the investor;

- Necessary conditions for acceptance: The candidate for acceptance has been completed in regard to all tasks and phases defined in Clause 2.5.8.1 and 2.5.8.2; and the documents on legal matters, completion and contractor’s internal acceptance of the candidate for acceptance are full accessible;

- Content and sequence of acceptance: Inspect the completed project (work) on-site; examine the documents indexed; examine the preparatory conditions for the practical deployment of the project (work); examine and evaluate the demining quality of the candidate for acceptance; compare the work result with the technical plan approved; assess and conclude;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The form for acceptance of project (work) completion for practical deployment is defined in Annex H.

2.5.9. The delivery of the project (work) means the contractor’s delivery of the entire completed project (work) site under the employer’s use and care.

2.5.10. The principles, content and delivery of the projects (works) completed for practical deployment shall be regulated.

2.5.11. The projects (works) completed and delivered for practical deployment consist of all works that adhere to the technical plan approved. The delivery of the projects (works) shall only progress after the technical acceptance process completes according to "project acceptance" standards and the flaws stated in the acceptance record have been rectified.

2.5.12. Content of project (work) delivery:

2.5.12.1. Participants: The representative of the investor (Party A) as the lead coordinator; the representative of the supervisory and advisory organization (if any); the representative of the contractor (Party B); the representative of the technical planning contractor.

2.5.12.2. Tasks of project (work) delivery: Set the delivery schedule; examine the documents on technical acceptance of the project (work); reckon the quality-related errors exposed during the inspection for delivery and hold relevant entities responsible for settling such errors; record the delivery of the project (work) in writing. The form for delivery of completed project (work) is defined in Annex I.

2.5.12.3. The contractor shall transfer the following documents to the investor upon the process of delivery: The as-built drawing of the project (work); documents regarding changes to the design; documents on the acceptance of phases of the project (work); and the record of project (work) acceptance.

2.5.13. The investor shall bear the following responsibility and rights: Formulate the project (work) delivery schedule; organize the project (work) delivery meetings; receive the project (work) and all documents regarding the technical and work plans; reject the delivery of the project (work) that has not been accepted or rectified by the contractor in regard to the flaws stated in the technical acceptance record.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.5.15. Responsibility and rights and the technical planning contractor: Participate in the delivery of the project (work); refuse to sign the project (work) delivery record if the work does not adhere to the design; approve (or disapprove) the temporary delivery of works for practical deployment prior to the full delivery.

2.6. Medical support

2.6.1. Deminers shall be from 18 years of age.

2.6.2. Individuals recruited for demining activities shall be accordingly healthy and succumb to no diseases that affect the assignments planned.

2.6.3. All workers on the demining site shall undergo health checkup once or twice a year by a capable doctor in a medical facility capable of performing health examination for demining tasks. Deminers shall not contract physical, mental, contagious and allergic diseases or other illnesses that may affect their ability to perform demining tasks.

2.6.4. Demining organizations shall formulate and maintain the plan(s) for response to demining accidents in each demining site. Such plan shall indicate: The required training and certificates of all workers in the demining site; the apparatus necessary for implementing the accident response plan; the location of hospital(s) with appropriate medical staff and equipment.

2.6.5. Measures for minimizing risks of demining incidents and collective accidents shall be established and maintained. The scout team is capable of performing first aid and equipped with medical equipment necessary for responding to demining accidents.

2.6.6. Formulate and retain the documents on demining site management (blood type, infectious diseases and allergies of each worker), on transportation of victims to medical facilities with appropriate medical staff and equipment, and on insurance policies for various events.

2.6.7. Examine the emergency response procedure and transfer of wounded individuals upon an accident to an appropriate treatment or surgery facility.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.6.9. Provide medicines, antibiotics and other protective equipment when necessary. Vaccinate against diseases such as tetanus, yellow fever and hepatitis in timely manner according to the advises of local or international health specialists.

2.6.10. The plan for demining accident response shall stipulate responsibilities for:

2.6.10.1. Management of on-site emergency response procedure, for example: Moving of victims out of danger or demining machines;

2.6.10.2. On-site first aid and medical support: General recuperation and resuscitation techniques; temporary hemostasis; wound bandaging; temporary fixation of broken bones; moving of victims out of danger;

2.6.10.3. Transfer of victims to medical facilities with appropriate expertise and surgical capacities: Transfer route (by air, by land, by water) and vehicles (airplane, ship, ambulance or equivalents); transfer security; fuel, food and vehicle repair accessories during the transfer;

2.6.10.4. Medical care and treatment of victims during their transfer from the accident site to a surgery facility;

2.6.10.5. Establishment and maintenance of facilities, equipment and medicines for responding to demining accidents: Medicines, facilities and equipment for on-site medical care; specialized or stationary first aid apparatus that support the monitoring of victims during their transfer to a treatment or surgery institution; prepare and maintain on-site and in-transfer communication. Organize personnel and minimum equipment for medical support on the demining area as stated in Annex K.

2.6.11. Demining teams in each demining site shall have resources to:

2.6.11.1. Transfer victims swiftly out of danger;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.6.11.3. In no more than 6 hours afterwards, the victims have to be transferred to an appropriate medical treatment institution;

2.6.11.4. Provide health care during the transfer;

2.6.11.5. Contact medical facilities, emergency teams or other organizations to cooperate in supporting the demining organization's response to demining accidents.

2.6.12. The staff in each demining site shall be equipped and trained to:

2.6.12.1. Move victims away from danger or demining equipment;

2.6.12.2. Evaluate victims’ wounds and prioritize emergency care and transportation;

2.6.12.3. Perform first aid processes: General recuperation and resuscitation techniques; shock prevention; temporary hemostasis; wound cleaning and bandaging; temporary fixation of broken bones; moving of victims according to guidelines.

2.6.12.4. Provide anti-tetanus vaccine and medicine if the victims receive no support defined in Clause 2.6.12.3 in 6 hours following the accident.

2.6.13. Demining organizations shall assure that each demining team has:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.6.13.2. Deploy sufficient personnel to manage and initiate appropriate emergency response processes, including the reduction of demining accident risks against numerous people.

2.6.14. Workers or site supervisors at work shall be adequately trained in warning measures to prevent demining accident risks and take essential actions upon demining accidents. The training of demining personnel in medical support is defined in Annex L.

2.7. Investigation of demining incidents

2.7.1. Reporting of demining incidents to state management authorities in charge of mine action:

2.7.1.1. Accidents caused by bombs, mines or explosive ordnances against demining personnel, inspection teams or local residents in the demining area;

2.7.1.2. Destruction of demining equipment or properties due to demining incidents;

2.7.1.3. Detection of bomb, mine or explosive ordnance in a demined area;

2.7.14. Deminers in jeopardy by employing standards, technical processes and demining equipment (in this case, such standards, technical processes or equipment are faulty and lead to incident risks when deployed at work);

2.7.1.5. All unplanned explosions in the demining site, regardless of reasons or consequences.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.7.3. Preliminary report of demining incidents is made in two manners: By phone and in writing, by fax or by email. The preliminary report shall furnish basic information on demining incidents for the state management authorities in charge of mine action to provide timely supports in emergency events and to give a universal warning to other demining organizations in regard to the incidents that result from the utilization of standards, technical processes and equipment.

2.7.4. The detailed report indicates the result of the demining organization’s internal investigation, which has to completes swiftly (in no more than 7 days) after the occurrence of an incident. The investigation of incidents shall be at the discretion of state management authorities in charge of mine action on case basis.

2.7.5. The investigation of demining incidents aims at determining the possibilities of demining incidents to preclude similar events for heightened safety and quality of the demining procedure. The investigation of demining incidents shall be independent from the legal investigation of accidents. The following demining incidents shall be subjected to investigation:

2.7.5.1. Bomb and mine accidents that inflict human casualties;

2.7.5.2. Bomb and mine incidents that dilapidate assets;

2.7.5.3. Bomb and mine incidents whose resultant damage leads to a community member's claim for restitution;

2.7.5.4. Bomb and mine incidents in relation with a large-scale event of significant devastation;

2.7.5.5. Bomb and mine incidents in connection with the detection of bombs, mines or explosive ordnances omitted in a demined area;

2.7.5.6. Bomb and mine incidents that jeopardize deminers due to their utilization of standards, technical processes or demining equipment;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.7.5.8. Bomb and mine incidents that attract the attention of the media.

2.7.6. An investigation of demining incidents shall be subject to the following requirements:

2.7.6.1. The investigation begins as soon as possible;

2.7.6.2. Designated participants in an official investigation are not connected with the incident and are capable, experienced and skilled accordingly;

2.7.6.3. The incident area shall be guarded for the longest duration possible until the investigation ends in order to avoid the loss of valuable information;

2.7.6.4. Photos of the incident area have to be taken promptly;

2.7.6.5. An investigation report shall be delivered according to regulations and be (along with conclusions and recommendations for improving the situation, if available) assuredly evident and accurate, except special circumstances.

2.7.7. An investigation of demining incidents is composed of the internal and independent investigations, the level of which is defined in Annex O.

2.7.8. Internal investigation shall be conducted by an appropriate specialist and an experienced member of the demining organization, who is not directly involved in the incident. A detailed report on the demining incident shall normally constitute this investigation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.7.10. State management authorities in charge of mine action shall be responsible for propagating the information on demining incidents. The following information shall be publicly disclosed:

2.7.10.1. The events that cause the incidents and consequential impacts;

2.7.10.2. The analysis of the information gained during the investigation;

2.7.10.3. Conclusions and assessments upon the completion of the investigation.

2.7.11. State management authorities in charge of mine action:

2.7.11.1. Formulate the principles of reporting and investigation of demining incidents;

2.7.11.2. Assign personnel to investigate demining incidents;

2.7.11.3. Propagate the findings of all reports and investigations of demining incidents to demining organizations.

2.7.12. Demining organizations:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.7.12.2. Take on-site photographs of a demining incident promptly and guard the site until the incident undergoes investigation;

2.7.12.3. Provide equipment and personnel (if necessary) for investigating the incidents;

2.7.12.4. Prepare the documents on initial technical surveys, technical processes, training and demining equipment for the investigation process;

2.7.12.5. Support the individuals designated to investigate demining incidents;

2.7.12.6. Be prepared to furnish investigation findings to other demining organizations (upon request).

2.7.13. Deminers:

2.7.13.1. Conform strictly to the standards and technical processes announced and endorsed to preclude demining incidents;

2.7.13.2. Report the shortcomings that pose the risk of incidents during the training process or deployment of standards or technical processes;

2.7.13.3. Report the incidents ensuing in timely manner;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. RESPONSIBILITIES OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS

3.1. Domestic and foreign organizations and individuals concerning the mine action in the territories of Vietnam have to abide by Article 2 of this Regulation.

3.2. Corps of Engineers shall be responsible for instructing and guiding demining organizations to perform demining activities pursuant to this Regulation.

3.3. Directorate for Standards, Metrology and Quality shall be responsible for cooperating with the Corps of Engineers in formulating standards as the technical basis for implementing this Regulation.

4. IMPLEMENTATION

4.1. Directorate for Standards, Metrology and Quality shall be responsible for cooperating with the Corps of Engineers in guiding and inspecting the implementation of this Regulation.

4.2. The effect of the documents mentioned in this Regulation shall adhere to their amendments and replacements, if ensuing.

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 121/2012/TT-BQP ngày 12/11/2012 về QCVN 01:2012/BQP, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rà phá bom mìn, vật nổ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


26.826

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.134.221
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!