|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Thông tư 08/2009/TT-BTNMT quản lý bảo vệ môi trường khu kinh tế công nghệ cao cụm công nghiệp
Số hiệu:
|
08/2009/TT-BTNMT
|
|
Loại văn bản:
|
Thông tư
|
Nơi ban hành:
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Xuân Cường
|
Ngày ban hành:
|
15/07/2009
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
BỘ
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
08/2009/TT-BTNMT
|
Hà
Nội, ngày 15 tháng 07 năm 2009
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU KINH TẾ, KHU CÔNG
NGHỆ CAO, KHU CÔNG NGHIỆP VÀ CỤM CÔNG NGHIỆP
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường
ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 03 năm 2008 của Chính phủ quy định
về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;
Căn cứ Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2003 của Chính phủ về việc
ban hành Quy chế Khu công nghệ cao;
Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm
2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUY ĐỊNH:
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
Thông tư này quy định về quản lý và
bảo vệ môi trường đối với các khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu (sau đây gọi
chung là khu kinh tế và viết tắt là KKT), khu công nghệ cao (viết tắt là KCNC),
khu công nghệ, khu chế xuất (sau đây gọi chung là khu công nghiệp và viết tắt
là KCN) và cụm công nghiệp (viết tắt là CCN).
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với cơ
quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường các cấp, Ban Quản lý khu kinh tế,
Ban Quản lý khu công nghệ cao, Ban Quản lý khu công nghiệp và Cơ quan quản lý cụm
công nghiệp, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu
kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ trong khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm
công nghiệp.
Điều 3. Nguyên
tắc bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm
công nghiệp
1. Phải thực hiện các nội dung bảo
vệ môi trường KKT, KCNC, KCN và CCN được quy định trong các văn bản quy phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Bảo vệ môi trường KKT, KCNC, KCN
và CCN phải được thực hiện thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính, trong tất cả
các giai đoạn: Lâp quy hoạch xây dựng, chuẩn bị đầu tư, xét duyệt dự án đầu tư;
thi công xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật; thi công xây dựng các dự án đầu tư
và trong suốt quá trình hoạt động.
Điều 4. Tổ chức
chịu trách nhiệm trực tiếp về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao,
khu công nghiệp và cụm công nghiệp
1. Ban Quản lý khu kinh tế, Ban Quản
lý khu công nghệ cao, Ban Quản lý khu công nghiệp, Cơ quan quản lý cụm công
nghiệp là các tổ chức chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý công tác bảo vệ môi
trường theo sự ủy quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Ban Quản lý khu kinh tế, Ban Quản
lý khu công nghệ cao, Ban Quản lý khu công nghiệp, Cơ quan quản lý cụm công
nghiệp phải có tổ chức chuyên môn, cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường theo
quy định tại Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ
quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước
và doanh nghiệp nhà nước.
3. Chủ đầu tư xây dựng và kinh
doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KKT, KCNC, KCN và CCN phải có bộ phận chuyên môn
hoặc cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
4. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ trong KKT, KCNC, KCN và CCN bố trí cán bộ kiêm nhiệm theo dõi công tác
bảo vệ môi trường.
Chương 2.
QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KHU KINH TẾ, KHU CÔNG NGHỆ CAO,
KHU CÔNG NGHIỆP VÀ CỤM CÔNG NGHIỆP
Điều 5. Bảo vệ
môi trường trong việc lập quy hoạch xây dựng khu kinh tế, khu công nghệ cao,
khu công nghiệp và cụm công nghiệp
1. Quy hoạch xây
dựng KKT, KCNC, KCN, CCN phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của vùng, quy hoạch sử dụng đất của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,
hạn chế sử dụng đất canh tác nông nghiệp, không xâm phạm các khu bảo tồn thiên
nhiên, các vườn quốc gia, bảo đảm phát triển bền vững và an ninh quốc phòng.
Quy hoạch tổng thể phát triển KKT
phải lập Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) theo quy định của pháp luật.
2. Tỷ lệ diện
tích đất được phủ cây xanh tối thiểu phải đạt 15% tổng diện tích của KKT, KCNC,
KCN và CCN.
3. Quy hoạch xây dựng khu kinh tế
phải đảm bảo bố trí không gian các khu chức năng hợp lý rõ ràng, phù hợp với
tính chất hoạt động của khu kinh tế, đảm bảo giảm thiểu tác động xấu đối với
môi trường xung quanh và giữa các khu chức năng với nhau. Khu công nghiệp và
các dự án trong khu kinh tế phát sinh nhiều nguồn khí thải và tiếng ồn phải được
bố trí ở cuối hướng gió chủ đạo đối với khu kinh tế và được cách ly với khu đô
thị và các khu chức năng yên tĩnh khác bằng các dải cây xanh có chiều rộng theo
quy định; các dự án phát sinh nhiều nước thải phải được bố trí gần nhau và ở cuối
nguồn nước của khu kinh tế.
4. Quy hoạch sử dụng đất các khu chức
năng của khu kinh tế phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, hiện trạng môi trường
của khu vực và kế hoạch phòng chống thiên tai, động đất, bão lụt, lũ quét, trượt
lở đất, nước biển dâng.
5. Các hoạt động du lịch sinh thái
và các công trình, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái tại các khu bảo tồn
thiên nhiên, Vườn quốc gia trong khu kinh tế (nếu có) phải được cơ quan quản lý
nhà nước về bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia có thẩm quyền cho phép.
Điều 6. Bảo vệ
môi trường đối với thiết kế hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu kinh tế, khu
công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp
1. Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật
KKT, KCNC, KCN và CCN bao gồm hệ thống giao thông, hệ thống cấp nước, hệ thống
thoát nước, xử lý nước thải, hệ thống cấp điện, chiếu sáng, hệ thống thông tin
phải được thiết kế đồng thời, đồng bộ để bảo đảm thuận tiện trong xây dựng, sửa
chữa, vận hành, tiết kiệm sử dụng đất và phải tuân theo Quy chuẩn xây dựng Việt
Nam, đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
2. Phải bố trí địa
điểm tạm lưu giữ và trung chuyển chất thải rắn trong KKT, KCNC, KCN và CCN; phải
xác định rõ cơ sở tiếp nhận, xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy
hại của KKT, KCNC, KCN và CCN.
3. Phải tách riêng hoàn toàn hệ thống
thoát nước thải với hệ thống thoát nước mưa. Mạng lưới thu gom nước thải công
nghiệp phải có vị trí, cốt hố ga phù hợp để đấu nối với điểm xả nước thải của
các doanh nghiệp trong KCNC, KCN và CCN.
4. KCNC, KCN và
CCN phải có nhà máy xử lý nước thải tập trung. Nhà máy xử lý nước thải tập
trung có thể chia thành nhiều đơn nguyên (modun) nhưng phải bảo đảm tổng công
suất đủ để xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về môi trường khi các khu này được lấp đầy. Các nhà máy xử lý nước thải tập
trung phải thiết kế lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục đối với các
thông số: pH, DO, COD, TSS và một số thông số đặc trưng khác trong nước thải của
KCNC, KCN, CCN theo yêu cầu nêu trong Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác
động môi trường.
5. Phương án xử lý nước thải sinh
hoạt của các khu chức năng trong KKT: khu đô thị, khu dân cư, khu phi thuế
quan, khu giải trí, khu du lịch, khu hành chính và các khu chức năng khác, tùy
theo tình hình thực tế, có thể xử lý tại chỗ, xử lý theo cụm công trình hoặc xử
lý tập trung tại nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt của KKT. Tất cả các loại
hình xử lý nước thải sinh hoạt này đều phải được thiết kế bảo đảm xử lý nước thải
đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trước khi
thải ra nguồn tiếp nhận.
Điều 7. Trách
nhiệm của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu
công nghệ cao, khu công nghiệp, cụm công nghiệp
Phải thực hiện lập báo cáo đánh giá
tác động môi trường (ĐTM) hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị
định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định
số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về
việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường.
Chương 3.
QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN TRIỂN KHAI THI CÔNG XÂY DỰNG KHU KINH TẾ, KHU CÔNG NGHỆ
CAO, KHU CÔNG NGHIỆP VÀ CỤM CÔNG NGHIỆP
Điều 8. Quản lý
chất thải rắn trong giai đoạn giải phóng mặt bằng
Tổ chức, cá nhân thực hiện giải
phóng mặt bằng và chuẩn bị đất xây dựng có trách nhiệm thu gom và xử lý tất cả
các chất thải rắn phát sinh theo đúng quy định của pháp luật về quản lý chất thải
rắn.
Điều 9. Trách
nhiệm của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu kinh tế,
khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp
1. Phải thực hiện đúng nội dung Quyết
định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án đầu tư xây
dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KKT, KCNC, KCN và CCN.
2. Phải có báo cáo bằng văn bản gửi
Cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và Ban Quản lý KKT,
KCNC, KCN hay Cơ quan quản lý CCN về kế hoạch xây lắp kèm theo hồ sơ thiết kế
chi tiết của các công trình xử lý môi trường, kế hoạch giám sát môi trường
trong giai đoạn thi công để các cơ quan này theo dõi, kiểm tra, giám sát.
3. Về quản lý chất
thải rắn: phải triển khai thực hiện các nội dung theo đúng quy định tại khoản 2
Điều 6 của Thông tư này và các quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn.
4. Về xử lý nước thải:
a) Nhà máy xử lý nước thải tập
trung phải được thi công xây dựng theo đúng tiến độ và thiết kế trong dự án đầu
tư đã được phê duyệt, bảo đảm hoàn thành đưa vào vận hành trước khi các dự án đầu
tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KKT, KCNC, KCN và CCN đi vào hoạt động;
b) Tiến độ xây dựng nhà máy xử lý
nước thải tập trung hoặc các đơn nguyên (modun) của nhà máy phải phù hợp với tiến
độ lấp đầy các dự án đầu tư vào KNCN, KCN và CCN;
c) Phải lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng
nước tại đầu ra của nhà máy xử lý nước thải tập trung;
d) Phải lập kế hoạch vận hành thử
nghiệm các nhà máy xử lý nước thải của KCN, CCN và các công trình xử lý nước thải
của các khu chức năng khác trong KKT, KCNC gửi cơ quan phê duyệt báo cáo đánh
giá tác động môi trường và Ban Quản lý KKT, KCNC, KCN hay Cơ quan quản lý CCN
trước khi đi vào vận hành chính thức; phải có báo cáo bằng văn bản về việc đã
thực hiện các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường cho cơ quan phê
duyệt báo cáo và chỉ được phép đưa công trình vào vận hành chính thức khi có
văn bản xác nhận của cơ quan này.
5. Trồng, chăm sóc và bảo vệ cây
xanh công cộng trong KKT, KCNC, KCN và CCN.
Điều 10. Trách
nhiệm của Ban Quản lý khu kinh tế, Khu công nghệ cao, khu công nghiệp và Cơ
quan quản lý cụm công nghiệp
1. Chủ trì, phối
hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tiến hành kiểm tra,
giám sát việc thực hiện các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường,
bản cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt, xác nhận trong giai đoạn thi
công xây dựng các dự án.
2. Phát hiện và kịp thời báo cáo với
cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ môi trường để giải quyết, xử
lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Điều 11. Trách
nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
Chủ trì và phối hợp với Ban Quản lý
KKT, KCNC, KCN và Cơ quan quản lý CCN kiểm tra việc thực hiện các nội dung
trong Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hay xác nhận
cam kết bảo vệ môi trường của các chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ
tầng kỹ thuật khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp.
Chương 4.
QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG CỦA KHU KINH TẾ, KHU CÔNG NGHỆ CAO, KHU CÔNG
NGHIỆP VÀ CỤM CÔNG NGHIỆP
Điều 12. Trách
nhiệm của Ban Quản lý khu kinh tế, Khu công nghệ cao, khu công nghiệp và Cơ
quan quản lý cụm công nghiệp
1. Chỉ xem xét tiếp
nhận các dự án đầu tư thuộc ngành nghề trong báo cáo đánh giá tác động môi trường
của dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KKT, KCNC, KCN
và CCN đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Ưu tiên các dự án có công nghệ sản
xuất hiện đại, công nghệ cao, không hoặc ít gây ô nhiễm môi trường, các dự án
áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, công nghệ thân thiện môi trường, tiết kiệm
năng lượng.
3. Không tiếp nhận các dự án có
công nghệ, thiết bị lạc hậu, hiệu quả sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu thấp,
phát sinh nhiều chất thải, có nguy cơ gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Điều 13. Điều
kiện để các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đầu tư vào khu kinh tế, khu
công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp được đưa vào hoạt động.
1. Đã hoàn thành việc bố trí địa điểm
tạm lưu giữ và trung chuyển chất thải rắn trong KKT, KCNC, KCN và CCN và xác định
rõ cơ sở tiếp nhận, xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại của
KKT, KCNC, KCN và CCN đã nêu tại khoản 2 Điều 6 và khoản 3 Điều 9 của Thông tư
này.
2. Đầu ra nước thải của dự án sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ đã đấu nối trực tiếp vào nhà máy xử lý nước thải tập
trung của KKT, KCNC, KCN và CCN.
3. Dự án sản xuất đã lắp đặt đầy đủ
và đã kiểm tra chạy thử các thiết bị xử lý nước thải, xử lý khí thải, xử lý tiếng
ồn và áp dụng biện pháp bảo vệ môi trường khác như đã cam kết trong báo cáo
đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường.
Điều 14. Trách
nhiệm của chủ đầu tư các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu kinh tế,
khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp
1. Lập, trình cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hoặc
xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của Nghị định số
80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định số
21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ.
2. Thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung
trong Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xác nhận
cam kết bảo vệ môi trường đã được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt, xác nhận.
3. Phải có báo cáo bằng văn bản gửi
đến cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xác nhận cam
kết bảo vệ môi trường, Ban Quản lý KKT, KCNC, KCN hoặc Cơ quan quản lý CCN về kế
hoạch xây lắp các công trình xử lý môi trường, kế hoạch tự giám sát môi trường
trong giai đoạn thi công để các cơ quan này theo dõi, kiểm tra, giám sát.
4. Phải ký văn bản
thỏa thuận hoặc hợp đồng kinh tế với chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu
hạ tầng kỹ thuật KKT, KCNC, KCN và CCN về các điều kiện được phép xả nước thải
của doanh nghiệp vào nhà máy xử lý nước thải tập trung.
5. Phải đấu nối
đầu ra của hệ thống thoát nước thải vào nhà máy xử lý nước thải tập trung dưới
sự giám sát của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KKT,
KCNC, KCN và CCN.
6. Phải bảo đảm thuận tiện cho việc
quan trắc lấy mẫu và đo lưu lượng nước thải tại đầu ra của công trình xử lý nước
thải sơ bộ của doanh nghiệp.
Điều 15. Trách
nhiệm của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu kinh tế,
khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp
1. Theo dõi, giám sát hoạt động xả
thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vào nhà máy xử lý nước thải tập
trung theo đúng hợp đồng đã ký kết.
2. Lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng nước
thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đổ vào nhà máy xử lý nước thải
tập trung và bảo đảm các công trình xử lý nước thải, các công trình thu gom,
phân loại lưu giữ tạm thời và xử lý chất thải rắn của KKT, KCNC, KCN và CCN hoạt
động đúng kỹ thuật.
Điều 16. Bảo vệ
môi trường không khí và chống tiếng ồn trong khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu
công nghiệp và cụm công nghiệp
1. Tất cả các cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ phải tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
môi trường đối với khí thải và tiếng ồn; áp dụng các giải pháp công nghệ và
lắp đặt, vận hành các thiết bị xử lý khí thải như đã cam kết trong báo cáo đánh
giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường.
2. Khuyến khích việc áp dụng công
nghệ sản xuất thân thiện với môi trường, các giải pháp sản xuất sạch hơn, tiết
kiệm năng lượng, đặc biệt đối với các ngành công nghiệp có tiềm năng phát thải
các chất thải gây ô nhiễm môi trường không khí lớn, như công nghiệp lọc, hóa dầu,
luyện kim, nhiệt điện, sản xuất hóa chất, xi măng, giấy …
3. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ trong KKT, KCNC, KCN và CCN phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí
thải theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Bảo vệ
môi trường nước trong khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm
công nghiệp
1. Tất cả các hoạt động về thoát nước
của KKT, KCNC, KCN và CCN phải tuân thủ các quy định của Nghị định số
88/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và
khu công nghiệp.
2. Việc xả nước thải ra nguồn tiếp
nhận phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên
nước, khai thác nước và bảo vệ công trình thủy lợi. Tuyệt đối cấm xả nước thải
trực tiếp (không qua xử lý hoặc xử lý nhưng chưa đạt quy chuẩn) ra các nguồn tiếp
nhận.
3. Nước thải của các cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ đều phải xử lý sơ bộ đạt yêu cầu trước khi đổ vào các nhà
máy xử lý nước thải tập trung. Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng
kỹ thuật KKT, KCNC, KCN và CCN quy định điều kiện nước thải của các cơ sở sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ được xả vào nhà máy xử lý nước thải tập trung. Nước
thải sinh hoạt của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các tổ chức, cá
nhân trong KCNC, KCN và CCN sau khi xử lý sơ bộ (bằng các bể xí tự hoại …) phải
được xử lý tiếp tại nhà máy xử lý nước thải tập trung. Nước thải phải được xử
lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trước khi thải vào nguồn tiếp
nhận.
4. Cấm tất cả các tàu bè xả thải nước
thải, nước dằn tàu chưa qua xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường
và chất thải rắn xuống vùng nước sông, suối và biển ven bờ của KKT, KCNC, KCN
và CCN.
5. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ trong KKT, KCNC, KCN và CCN phải nộp phí nước thải theo quy định của
Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ
môi trường đối với nước thải và Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm
2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP
ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ.
Điều 18. Quản
lý chất thải rắn và chất thải nguy hại phát sinh trong khu kinh tế, khu công
nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp
1. Tất cả các cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ trong KKT, KCNC, KCN và CCN và các hộ gia đình trong KKT thực hiện
phân loại chất thải rắn tại nguồn theo quy định của pháp luật;
2. Chất thải rắn của KKT, KCNC, KCN
và CCN phải được thu gom 100% và được phân loại riêng thành chất thải không
nguy hại (chất thải rắn thông thường), chất thải y tế và chất thải nguy hại.
3. Việc thu gom, phân loại, vận
chuyển và xử lý chất thải rắn nguy hại từ hoạt động y tế phải tuân thủ Quyết định
số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban
hành Quy chế quản lý chất thải y tế.
4. Việc thu gom, phân loại, vận
chuyển và xử lý chất thải nguy hại từ hoạt động sản xuất, kinh doanh phải tuân
thủ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản
lý chất thải rắn, Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn hành nghề và lập thủ tục hồ sơ đăng ký cấp
phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.
5. Bùn cặn của trạm xử lý nước thải
và mạng lưới thoát nước của KKT, KCNC, KCN và CCN phải được thu gom, xử lý sơ bộ,
vận chuyển riêng bằng xe chuyên dụng đưa đến cơ sở xử lý tập trung chất thải rắn
để xử lý hợp vệ sinh, đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
6. Tất cả các cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ có chất thải nguy hại phải lập hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải với
Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Ban Quản lý KKT, KCNC, KCN và CCN (trường hợp
Ban quản lý được ủy quyền) theo hướng dẫn tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày
26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn hành nghề và
lập thủ tục hồ sơ đăng ký cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại,
đồng thời phải hợp đồng với đơn vị được cấp phép thu gom, vận chuyển, xử lý,
tiêu hủy chất thải nguy hại để xử lý theo quy định của pháp luật.
7. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ trong KKT, KCNC, KCN và CCN phải nộp phí chất thải rắn theo quy định của
Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ về phí bảo
vệ môi trường đối với chất thải rắn.
Điều 19. Ứng
phó sự cố môi trường
Khi xảy ra sự cố môi trường, các
Ban Quản lý và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KKT, KCNC, KCN và
CCN phải có trách nhiệm huy động khẩn cấp nhân lực, vật lực và phương tiện để ứng
phó kịp thời, đồng thời thông báo ngay cho các cơ quan liên quan; trường hợp vượt
quá khả năng ứng phó thì báo cáo khẩn cấp với cơ quan cấp trên có thẩm quyền để
xử lý.
Chương 5.
QUAN TRẮC, THÔNG TIN VÀ
BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG CỦA KHU KINH TẾ, KHU CÔNG NGHỆ CAO, KHU CÔNG NGHIỆP VÀ CỤM
CÔNG NGHIỆP
Điều 20. Quan
trắc và báo cáo môi trường của các khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công
nghiệp và cụm công nghiệp trong giai đoạn thi công xây dựng
1. Chủ đầu tư xây dựng và kinh
doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KKT, KCNC, KCN và CCN và các chủ dự án đầu tư sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ phải thực hiện việc tự quan trắc môi trường các dự án
đầu tư.
2. Việc quan trắc môi trường phải
tuân thủ đúng theo nội dung của chương trình quản lý và quan trắc môi trường đã
cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi
trường đã được phê duyệt, xác nhận.
3. Sau mỗi đợt quan trắc môi trường,
chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật và các chủ dự án đầu
tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KKT, KCNC, KCN, CCN (đối với các CCN do Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh thành lập) phải báo cáo kết quả quan trắc môi trường cho
Ban Quản lý KKT, KCNC, KCN, Cơ quan quản lý CCN và Sở Tài nguyên và Môi trường;
chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật và các chủ dự án đầu
tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong CCN (đối với các CCN do Ủy ban nhân dân
cấp huyện thành lập) phải báo cáo kết quả quan trắc môi trường cho Cơ quan quản
lý CCN và Ủy ban nhân dân cấp huyện và phải chịu trách nhiệm về các số liệu báo
cáo đó.
Điều 21. Quan
trắc và báo cáo môi trường của các khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công
nghiệp và cụm công nghiệp trong giai đoạn hoạt động
1. Ban quản lý
KKT, KCNC, KCN và Cơ quan quản lý CCN có trách nhiệm định kỳ tối thiểu mỗi năm
2 (hai) lần tổ chức thực hiện quan trắc môi trường chung của khu; gửi báo cáo kết
quả quan trắc môi trường đến Tổng cục Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường
và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các số liệu trong báo cáo.
2. Chủ đầu tư
xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật có trách nhiệm định kỳ mỗi năm
2 (hai) lần quan trắc và báo cáo Ban Quản lý KKT, KCNC, KCN và CCN về mức độ ô
nhiễm của nước thải từ các trạm xử lý nước thải tập trung, chất lượng nước của
nguồn tiếp nhận, tình hình hoạt động của các công trình xử lý nước thải tập
trung, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn của KKT, KCNC, KCN và CCN (đặc
trưng, tính chất, số lượng các dạng chất thải, các phương án xử lý chất thải, kết
quả xử lý) và các vấn đề môi trường liên quan.
3. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ trong KKT, KCNC, KCN, CCN (đối với các CCN do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
thành lập) có trách nhiệm thực hiện chương trình tự quan trắc môi trường và báo
cáo kết quả với Ban quản lý KKT, KCNC, KCN, Cơ quan quản lý CCN, Sở Tài nguyên
và Môi trường; các cơ quan sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong CCN (đối với các
CCN do Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập) thực hiện chương trình tự quan trắc
môi trường và báo cáo kết quả với Cơ quan quản lý CCN và Ủy ban nhân dân cấp
huyện.
4. Kinh phí quan trắc môi trường
chung của KKT, KCNC do ngân sách nhà nước đảm nhiệm; kinh phí quan trắc môi trường
đối với KCN, CCN do chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật
đảm nhiệm; kinh phí quan trắc môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ do các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đảm nhiệm.
Điều 22. Công
khai thông tin về môi trường của khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp,
cụm công nghiệp và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
1. Các thông tin về môi trường của
KKT, KCNC, KCN và CCN phải được công khai theo quy định tại Điều
104 của Luật Bảo vệ môi trường.
2. Nội dung và hình thức công khai
thông tin về môi trường của KKT, KCNC, KCN và CCN:
a) Nội dung thông tin công khai phải
bảo đảm tính trung thực, khách quan, dễ hiểu, ngắn gọn và phù hợp với những đối
tượng có liên quan tiếp nhận thông tin;
b) Thông tin có thể được công bố bằng
các hình thức như đăng tải bản tin trên báo chí, trên trang thông tin (Website)
của doanh nghiệp, báo cáo trong các cuộc họp Hội đồng nhân dân các cấp, thông
báo trong các cuộc họp khu dân cư, niêm yết tại trụ sở của Ban Quản lý KKT,
KCNC, KCN, Cơ quan quản lý CCN và trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi KKT, KCNC,
KCN và CCN đang hoạt động.
3. Ban Quản lý KKT, KCNC, KCN, Cơ
quan quản lý CCN chịu trách nhiệm công khai thông tin về môi trường trong KKT,
KCNC, KCN, CCN; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KKT, KCNC, KCN,
CCN chịu trách nhiệm công khai thông tin về môi trường trong phạm vi cơ sở và
chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của
thông tin được công khai. Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có KKT, KCNC, KCN,
CCN kiểm tra, giám sát việc công khai thông tin về môi trường của các Ban quản
lý và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Điều 23. Thực
hiện dân chủ cơ sở về các vấn đề môi trường của khu kinh tế, khu công nghệ cao,
khu công nghiệp và cụm công nghiệp
1. Chủ đầu tư xây dựng và kinh
doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KKT, KCNC, KCN, CCN, Ban Quản lý KKT, KCNC, KCN,
Cơ quan quản lý CCN, tổ chức chuyên môn, cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường
trong KKT, KCNC, KCN, CCN và chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ có
trách nhiệm công khai với nhân dân và người lao động tại các cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ về tình hình môi trường, các biện pháp phòng ngừa, hạn chế
tác động xấu đối với môi trường và biện pháp khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi
trường bằng một trong các hình thức quy định tại Điều 105 của Luật
Bảo vệ môi trường.
2. Trong các trường hợp sau đây phải
tổ chức đối thoại về môi trường:
a) Theo yêu cầu của bên có nhu cầu
đối thoại;
b) Theo yêu cầu của cơ quan quản lý
nhà nước về bảo vệ môi trường các cấp;
c) Theo đơn thư khiếu nại, tố cáo,
khởi kiện của tổ chức, cá nhân về các vấn đề liên quan đến môi trường của KKT,
KCNC, KCN và CCN.
3. Trách nhiệm giải trình, đối thoại
về môi trường được quy định như sau:
a) Bên yêu cầu đối thoại phải gửi
cho bên được yêu cầu đối thoại các vấn đề cần giải thích hoặc đối thoại;
b) Trong thời hạn không quá 05
(năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, bên nhận yêu cầu phải chuẩn bị
các nội dung trả lời, giải thích, đối thoại;
c) Trường hợp cơ quan quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường yêu cầu tổ chức đối thoại thì các bên có liên quan thực
hiện theo quy định của cơ quan yêu cầu.
4. Việc đối thoại về môi trường được
thực hiện theo quy định của pháp luật và dưới sự chủ trì của Cơ quan chuyên môn
về bảo vệ môi trường có thẩm quyền hoặc Ban Quản lý KKT, KCNC, KCN và Cơ quan
quản lý CCN.
5. Kết quả đối thoại phải được ghi
thành biên bản ghi nhận các ý kiến thỏa thuận, làm căn cứ để các bên có trách
nhiệm liên quan thực hiện hoặc để xem xét xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường, bồi thường thiệt hại về môi trường.
Chương 6.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ
QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU KINH TẾ, KHU CÔNG NGHỆ CAO, KHU
CÔNG NGHIỆP VÀ CỤM CÔNG NGHIỆP
Điều 24. Trách
nhiệm của các Bộ, ngành liên quan
Các Bộ, ngành liên quan có trách
nhiệm thực hiện các nhiệm vụ được quy định cụ thể tại Điều 121 Luật Bảo vệ môi
trường phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc
thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường đối với KKT, KCNC, KCN và CCN thuộc phạm
vi quản lý của mình.
Điều 25. Trách
nhiệm của Tổng cục Môi trường
Tổng cục Môi trường chịu trách nhiệm
giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện các nhiệm vụ, trách nhiệm quản lý
nhà nước về bảo vệ môi trường KKT, KCNC, KCN và CCN, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc
việc thực hiện các quy định của Thông tư này.
Điều 26. Trách
nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Ban hành Quy chế phối hợp giữa
Ban Quản lý với cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện
trong việc quản lý và bảo vệ môi trường KKT, KCNC, KCN và CCN trên địa bàn.
2. Chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh
tra; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị và xử lý các vi phạm
pháp luật về môi trường thuộc thẩm quyền.
3. Chỉ đạo các Sở, ban, ngành hỗ trợ
các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KKT, KCNC, KCN và CCN trong việc ứng
cứu và khắc phục các sự cố môi trường.
Điều 27. Trách
nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Phối hợp với Ban Quản lý KKT,
KCNC, KCN và Cơ quan quản lý CCN kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định
của Thông tư này và các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong KKT,
KCNC, KCN và CCN.
2. Chủ trì hoặc
phối hợp (trong trường hợp Ban Quản lý KKT, KCNC, KCN và Cơ quan quản lý CCN và
cơ quan được ủy quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường) trong việc
kiểm tra, xác nhận kết quả chạy thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự
án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KKT, KCNC, KCN, CCN và các
công trình xử lý chất thải của các dự án đầu tư xây dựng trong KKT, KCNC, KCN
và CCN trước khi đi vào hoạt động chính thức.
3. Chủ trì và phối hợp với Ban Quản
lý KKT, KCNC, KCN và Cơ quan quản lý CCN tiến hành kiểm tra, thanh tra việc thực
hiện bảo vệ môi trường và các nội dung của Quyết định phê duyệt báo cáo đánh
giá tác động môi trường của chủ đầu tư và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KKT,
KCNC, KCN, CCN và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KKT, KCNC, KCN
và CCN theo thẩm quyền.
4. Phối hợp với Ban Quản lý KKT,
KCNC, KCN và Cơ quan quản lý CCN giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về
bảo vệ môi trường KKT, KCNC, KCN và CCN trong phạm vi quyền hạn được giao.
5. Phối hợp với Ban Quản lý KKT,
KCNC, KCN và Cơ quan quản lý CCN tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về
bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho chủ đầu tư xây dựng
và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KKT, KCNC, KCN, CCN và các cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ trong KKT, KCNC, KCN và CCN.
6. Giám sát việc thực hiện công
khai thông tin, dữ liệu môi trường của các KKT, KCNC, KCN và CCN.
7. Thẩm định các bản kê khai, thông
báo và tổ chức thu phí bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp trong KKT, KCNC,
KCN và CCN (ngoại trừ các KCN, CCN đã được cấp thẩm quyền ủy quyền thẩm định,
thu phí).
Điều 28. Trách
nhiệm của Ban Quản lý khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp
1. Chỉ đạo, hướng
dẫn, đôn đốc các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu chức năng trong
KKT, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCNC, KCN thuộc thẩm quyền
quản lý của mình thực hiện các quy định của Thông tư này.
2. Xây dựng cơ chế phối hợp với Sở
Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện để thực hiện các nhiệm vụ
và quyền hạn được giao chủ trì trong công tác bảo vệ môi trường KKT, KCNC, KCN.
3. Thẩm định và
phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi
trường của các dự án đầu tư vào KKT, KCNC, KCN theo ủy quyền của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền. Ban Quản lý KKT, KCNC, KCN được ủy quyền có trách nhiệm gửi báo
cáo kết quả thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Sở
Tài nguyên và Môi trường, kết quả xác nhận cam kết bảo vệ môi trường cho Phòng
Tài nguyên và Môi trường cấp huyện nơi có KKT, KCNC, KCN.
4. Chủ trì hoặc
phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan chức năng liên quan kiểm
tra, xác nhận kết quả chạy thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án
đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KKT, KCNC, KCN và các công trình
xử lý chất thải của các dự án đầu tư xây dựng trong KKT, KCNC, KCN trước khi đi
vào hoạt động chính thức theo thẩm quyền.
5. Phối hợp với các cơ quan chức
năng thực hiện việc giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về bảo vệ
môi trường đối với các hoạt động của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng
kỹ thuật KKT, KCNC, KCN và các cơ quan sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KKT,
KCNC, KCN.
6. Chủ trì việc tuyên truyền, phổ
biến các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức bảo vệ môi
trường cho đầu tư chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KKT, KCNC,
KCN và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KKT, KCNC, KCN.
7. Tiếp nhận và
giải quyết các tranh chấp, kiến nghị về môi trường giữa các cơ sở sản xuất,
kinh doanh dịch vụ trong KKT, KCNC, KCN; chủ trì và phối hợp với cơ quan chức
năng giải quyết các tranh chấp, kiến nghị về môi trường giữa các cơ sở sản xuất,
kinh doanh dịch vụ trong KKT, KCNC, KCN với bên ngoài; tiếp nhận và giải quyết
theo thẩm quyền các khiếu nại, tối cáo về môi trường trong KKT, KCNC, KCN.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo
thẩm quyền hoặc được ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 29. Trách
nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Xác nhận các bản cam kết bảo vệ
môi trường và các dự án đầu tư vào KKT, KCNC, KCN, CCN theo thẩm quyền.
2. Chỉ đạo kiểm tra, giám sát kế hoạch
vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của các dự án đầu tư vào CCN
trước khi đi vào hoạt động chính thức theo thẩm quyền.
3. Chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh
tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết tranh chấp, khiếu
nại, tố cáo, kiến nghị về bảo vệ môi trường đối với CCN trong địa bàn huyện
theo thẩm quyền.
4. Hỗ trợ, ứng cứu và khắc phục các
sự cố môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trong CCN.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo
thẩm quyền hoặc được ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 30. Trách
nhiệm của Cơ quan quản lý cụm công nghiệp
1. Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các
chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật CCN, các cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ trong CCN thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện các quy định của
Thông tư này và các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Chỉ đạo các chủ đầu tư xây dựng
và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật CCN xây dựng kế hoạch phòng, chống sự cố môi trường
và thực hiện việc ứng phó khắc phục sự cố môi trường ở các CCN thuộc thẩm quyền
quản lý của mình.
3. Phối hợp với các cơ quan chức
năng thực hiện việc giám sát, kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường CCN
trong quá trình thẩm định dự án, thi công xây dựng và quá trình hoạt động của
CCN theo thẩm quyền.
4. Tiếp nhận và giải quyết các tranh
chấp, kiến nghị về bảo vệ môi trường giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ trong CCN; phối hợp với cơ quan chức năng giải quyết các tranh chấp, kiến
nghị về bảo vệ môi trường giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong
CCN với bên ngoài; tiếp nhận và giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại tố cáo
về môi trường trong CCN.
5. Kiến nghị, đề xuất với các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền việc xử lý các trường hợp vi phạm các quy định của
Thông tư này và các quy định khác của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Điều 31. Trách
nhiệm của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
1. Gửi bản chính của Quyết định phê
duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng và kinh
doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KKT, KCNC, KCN và CCN và Quyết định phê duyệt
báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ trong KKT, KCNC, KCN và CCN cho chủ đầu tư dự án, các Ban quản lý KKT, KCNC,
KCN và CCN, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường nơi thực hiện
dự án.
2. Xem xét và đối chiếu hồ sơ thiết
kế, xây dựng các công trình xử lý môi trường với báo cáo đánh giá tác động môi
trường của dự án đã được phê duyệt. Khi phát hiện những nội dung không phù hợp,
trong thời hạn không quá 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, phải
có văn bản thông báo cho chủ đầu tư dự án biết để điều chỉnh, bổ sung.
3. Tiếp nhận và xử lý các ý kiến đề
xuất, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thực hiện nội dung,
biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng các công trình xử
lý môi trường của dự án.
4. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc
vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án sau khi nhận được
kế hoạch vận hành thử nghiệm của chủ đầu tư dự án và xác nhận kết quả vận hành
thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án.
5. Lưu giữ và quản lý toàn bộ hồ
sơ, văn bản thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và các hồ sơ, văn bản
về hoạt động sau thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường do chủ đầu tư dự
án, các cơ quan và cá nhân liên quan gửi đến.
Chương 7.
KIỂM TRA, THANH TRA, GIẢI
QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
Điều 32. Kiểm
tra, thanh tra
1. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo
vệ môi trường các cấp trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình thực hiện
việc kiểm tra, thanh tra định kỳ hoặc đột xuất về môi trường đơn vị các tổ chức,
cá nhân có các hoạt động liên quan đến môi trường tại KKT, KCNC, KCN và CCN
theo quy định của pháp luật.
2. Ban Quản lý KKT, KCNC, KCN, Cơ
quan quản lý CCN có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về môi
trường các cấp thực hiện việc kiểm tra, thanh tra tại các KKT, KCNC, KCN và CCN
do mình quản lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Cảnh sát Môi
trường tham gia, phối hợp thực hiện việc thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường
KKT, KCNC, KCN và CCN theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số
02/2009/TTLT-BCA-BTNMT ngày 06 tháng 02 năm 2009 giữa Bộ Công an và Bộ Tài
nguyên và Môi trường về hướng dẫn quan hệ phối hợp công tác phòng, chống tội phạm
và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
4. Các kết quả kiểm tra, thanh tra
môi trường được gửi đến các đối tượng bị kiểm tra, thanh tra làm cơ sở cho việc
khắc phục các vi phạm; đồng thời gửi đến các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường các cấp và chính quyền địa phương làm cơ sở theo dõi, chỉ đạo giải
quyết.
Điều 33. Giải
quyết khiếu nại, tố cáo về môi trường
Mọi tổ chức, cá nhân có quyền khiếu
nại, tố cáo với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và các cơ quan
liên quan về những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định
của Thông tư này. Cơ quan nhận được khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm xem xét,
giải quyết theo quy định của pháp luật.
Chương 8.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 34. Xử lý
tồn tại
1. KKT, KCNC, KCN và CCN đã hoạt động
mà chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung phải tiến hành xây dựng và hoàn
thành đưa vào sử dụng trước ngày 31 tháng 12 năm 2010.
2. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ đang hoạt động trong các KKT, KCNC, KCN và CCN nêu tại khoản 1 của Điều
này có trách nhiệm:
a) Xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về môi trường trước khi thải ra môi trường;
b) Đấu nối hệ thống xử lý nước thải
vào mạng lưới thu gom nước thải công nghiệp khi nhà máy xử lý nước thải tập
trung của KKT, KCNC, KCN, CCN đi vào vận hành trong trường hợp chưa đủ điều kiện
được miễn trừ đầu nối theo quy định tại Điều 45 của Nghị định số
88/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị
và khu công nghiệp.
Điều 35. Hiệu
lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2009.
2. Quyết định số 62/2002/QĐ-BKHCNMT
ngày 09 tháng 8 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về
việc ban hành Quy chế bảo vệ môi trường khu công nghiệp hết hiệu lực thi hành kể
từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Điều 36. Trách
nhiệm thi hành
1. Các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban
nhân dân các cấp, Tổng cục Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý
KKT, KCNC, KCN, Cơ quan quản lý CCN, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu
hạ tầng KKT, KCNC, KCN, CCN và chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt
động trong KKT, KCNC, KCN và CCN có trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
2. Tổng cục Môi trường có trách nhiệm
kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu
có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời
về Bộ Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- UBND các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương;
- Ban quản lý các KKT, KCN, KCNC;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL – Bộ Tư pháp;
- Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT; Website của Bộ;
- Lưu VT, TCMT, PC.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Xuân Cường
|
Thông tư 08/2009/TT-BTNMT quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
THE
MINISTRY OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence- Freedom- Happiness
---------
|
No.
08/2009/TT-BTNMT
|
Hanoi,
July 15, 2009
|
CIRCULAR PROVIDING FOR THE ENVIRONMENTAL MANAGEMENT AND PROTECTION OF
ECONOMIC ZONES, HI-TECH PARKS, INDUSTRIAL PARKS AND INDUSTRIAL COMPLEXES THE MINISTER OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT Pursuant to the November 29,
2005 Law on Environmental Protection;
Pursuant to the Government’s Decree No. 29/2008/ND-CP dated March 14, 2008, on
industrial parks, export processing zones and economic zones;
Pursuant to the Government’s Decree No. 99/2003/ND-CP dated August 28, 2003,
promulgating the Regulation on Hi-Tech Parks;
Pursuant to the Government’s Decree No. 80/2006/ND-CP dated August 9, 2006,
detailing and guiding a number of articles of the Law on Environmental
Protection;
Pursuant to the Government’s Decree No. 21/2008/ND-CP dated February 28, 2008,
amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No.
80/2006/ND-CP dated August 9, 2006, detailing and guiding a number of article
of the Law on Environmental Protection;
Pursuant to the Government’s Decree No. 25/2008/ND-CP dated March 4, 2008,
defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the
Ministry of Natural Resources and Environment;
At the proposal of the Director General of the General Department of
Environment and the Director of the Department of Legal Affairs, STIPULATES: Chapter I GENERAL PROVISIONS Article 1. Governing
scope ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 Article 2. Subjects
of application This Circular applies to state
management agencies for environmental protection at all levels, Economic Zone
Management Boards, Hi-Tech Park Management Boards, Industrial Park Management
Boards and Industrial Complex-Managing Agencies, investors building and operating
technical infrastructure of economic zones, hi-tech parks, industrial parks and
industrial complexes, as well as domestic organizations and individuals
involved in investment, production, business or service activities in economic
zones, hi-tech parks, industrial parks and industrial complexes. Article 3. Principles
for environmental protection of economic zones, hi-tech parks, industrial parks
and industrial complexes 1. To realize the contents of
environmental protection of EZs, HTPs, IPs and ICs prescribed in legal
documents on environmental protection. 2. The environmental protection
of EZs, HTPs, IPs and ICs shall be carried out regularly with prevention as a
major step at all stages: formulation of construction plans; investment
preparation; approval of investment projects; construction of technical
infrastructure; construction of investment projects; and throughout their
operation. Article 4. Organizations
taking direct responsibility for environmental protection of economic zones,
hi-tech parks, industrial parks and industrial complexes 1. The Economic Zone Management
Boards, the Hi-Tech Park Management Boards, Industrial Park Management Boards
and Industrial Complex-managing Agencies shall take direct responsibility for
the management of environmental protection under the authorization of competent
state agencies. 2. Economic Zone Management
Boards, Hi-Tech Park Management Boards, Industrial Park Management Boards and
Industrial Complex-Managing agencies must have professional units and officers
for environmental protection as provided for in the Government's Decree No.
81/2007/ND-CP dated May 23, 2007, providing for organizations and professional
sections for environmental protection at state agencies and state enterprises. 3. Investors building and
operating technical infrastructure of EZs, HTPs, IPs and ICs must have
professional sections or officers for environment protection as provided for by
law. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 Chapter II ENVIRONMENTAL MANAGEMENT
AND PROTECTION AT THE STAGE OF INVESTMENT PREPARATION FOR CONSTRUCTION OF
ECONOMIC ZONES, HI-TECH PARKS, INDUSTRIAL PARKS AND LNDUSTRIAL COMPLEXES Article 5. Environmental
protection in the formulation of planning on construction of economic zones,
hi-tech parks, industrial parks and industrial complexes 1. The planning on construction
of Ezs, HTPs, IPs or ICs must conform to the socio-economic development plannings
of regions, land use plannings of provinces and run cities, restricting the use
of agricultural cultivation land, not infringing upon nature reserves and
national parks, and ensuring sustainable development as well as security and
defense. Master plans on development of
Ezs must be accompanied with reports on strategic environmental assessment as
provided for by law. 2. The minimum proportion of
land covered with trees must reach 15% of the total land area of an EZ, HTP, IP
or IC. 3. The planning on construction
of economic zones must rationally and clearly arrange space for functional
quarters, suitable to the operating nature of economic zones, minimizing
adverse impacts on the surrounding environment and among functional quarters.
Industrial parks and projects in economic zones, which generate various sources
of emission and noise must be arranged at the end of the prevailing wind
direction for economic zones and isolated from urban centers and other quiet
functional quarters by tree strips of prescribed width; projects generating
large volumes of wastewater must located close to one another and at the en of
the water sources of the economic zones. 4. The land use planning for
functional quarters of economic zones must conform to the natural conditions
and current environment of the region and to the plans on prevention and combat
of earthquakes, storms, floods, flash floods, landslides and sea level rise. 5. Eco-tourism activities and
facilities as well as infrastructure in service of eco-tourism in nature
conservation zones or national gardens in economic zones (if any) must be
permitted by state management agencies in charge of nature conservation and
national parks. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 1. EZ, HTP, IP and IC technical
infrastructure systems comprising road system, water supply system, water
drainage and wastewater treatment systems, electricity supply and lighting
system and communications system must be simultaneously and synchronously
designed to facilitate construction, repair and operation, ensure thrifty use
of land, observe Vietnam construction standards, and meet environmental
protection requirements. 2. Locations must be arranged
for temporary keeping and transit of solid wastes in EZs, HTPs, IPs and ICs;
establishments receiving and treating ordinary solid wastes and hazardous
wastes of EZs, HTPs IPs and ICs must be clearly identified. 3. Wastewater drainage systems
must be totally separated from rainwater drainage systems. Industrial
wastewater-collecting networks must be built with underground
wastewater-collecting tanks at proper positions for connection with wastewater
discharge points of enterprises in HTPs, IPs and ICs. 4. HTPs, IPs and ICs must have
concentrated wastewater treatment plants, which can be divided into various
modules but must ensure their total capacity of treating the whole volume of
wastewater up to national environmental standards when these zones are filled
up. Concentrated wastewater treatment plants must be designed for installation
of systems for automatic and constant observation of pH, DO, COD, TSS and some
other typical parameters in wastewater of HTPs, IPs and ICs as required in the
decisions approving reports on assessment of environmental impacts. 5. The schemes for treatment of
daily-life wastewater from functional quarters in EZs: urban centers,
population quarters, non-tariff zones, entertainment areas, tourist resorts,
administrative quarters and other functional quarters depend on the practical
situation, which can be treated on spot, treated according to construction
clusters or treated at daily-life wastewater treatment plants of EZs. All these
modes of daily-life wastewater treatment must be designed to treat wastewater
up to national technical standards on environment before being discharged into
receiving sources. Article 7. Responsibilities
of investors building and operating infrastructure of economic zones, hi-tech
parks, industrial parks, industrial complexes To formulate reports on
assessment of environmental impacts or to commit to protect the environment
under the Government's Decree No.80/2006/ND-CP dated August 9, 2006, detailing
and guiding a number of articles of the Law on Environmental Protection, and
Decree No. 21/2008/ND-CP dated February 28, 2008, amending and supplementing a
number of articles of Decree No. 80/2006/ND-CP dated August 9, 2006. Chapter
III ENVIRONMENTAL MANAGEMENT
AND PROTECTION IN THE PERIOD OF CONSTRUCTING ECONOMIC ZONES, HI-TECH PARKS,
INDUSTRIAL PARKS AND INDUSTRIAL COMPLEXES ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 Organizations and individuals
conducting ground clearance and preparing land for construction shall collect
and treat all arising solid wastes in accordance with the law on solid waste
management. Article 9. Responsibilities
of investors constructing and operating technical infrastructure of economic
zones, hi-tech parks, industrial parks and industrial complexes. 1. To strictly realize the
contents of decisions approving reports on assessment of environmental impacts
of investment projects for construction and commercial operation of technical
infrastructure of EZs, HTPs, IPs and ICs. 2. To send to agencies approving
environmental impact assessment and the EZ, HTP or IP Management Boards or
IC-Managing Agencies for monitoring, inspection and supervision reports on the
construction and installation plans enclosed with detail designing dossiers of
environmental solution facilities as well as plans on environment oversight
during construction. 3. Regarding solid waste
management: To strictly implement the contents prescribed in Clause 2, Article
6 of this Circular and legal provisions on solid waste management. 4. Regarding wastewater
treatment: a/ Concentrated wastewater
treatment plants must be constructed according to set schedules and designs in
the approved investment projects and be commissioned before production,
business and service investment projects in EZs, HTPs, IPs and ICs commence
operation; b/ The schedules for
construction of concentrated wastewater treatment plants or their modules must
conform to the schedules of filling up HTPs, IPs and ICs with investment projects; c/ To synchronously install
water meters at the outlets of concentrated wastewater treatment plants; ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 5. To plant, tend and protect
trees in public places in EZs, HTPs, IPs and ICs. Article 10.
Responsibilities of EZ, HTP, IP Management Boards and IC-Managing
Agencies 1. To assume the prime
responsibility for, and coordinate with state management agencies for
environmental protection in, inspecting and supervising the realization of contents
in environmental impact assessment reports or written environmental protection
commitments which have already been approved or certified in the period of
project construction. 2. To detect and promptly report
on violations of the law on environmental protection to competent environmental
protection state management agencies for solution and handling. Article 11.
Responsibilities of state management agencies for environmental
protection To assume the prime
responsibility for, and coordinate with the EZ, HTP or IP Management Boards and
IC-Managing Agencies in, inspecting the realization of contents in decisions
approving environmental impact assessment reports or certifying environmental
protection commitments of investors developing technical infrastructure of
economic zones, hi-tech parks, industrial parks and industrial complexes. Chapter IV ENVIRONTAL MANAGEMENT
AND PROTECTION DURING THE OPERATION OF ECONOMIC ZONES, HI-TECH PARKS,
INDUSTRIAL PARKS AND INDUSTRIAL COMPLEXES Article 12.
Responsibilities of EZ, HTP or IP Management Boards and IC-Managing
Agencies ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 2. To prioritize projects with
modern production technologies, high technologies, without or less polluting
the environment, and projects applying cleaner, and more environmentally
friendly and energy-saving production technologies. 3. Not to admit projects with
backward technologies and equipment and low raw-material and fuel-using
efficiency, which generate voluminous wastes threatening to cause serious
environmental pollution. Article 13.
Conditions for production, business or service investment projects in
economic zones, hi-tech parks, industrial parks or industrial complexes to be
put into operation 1. Locations for keeping and transit
of solid wastes in EZs, HTPs, IPs or ICS have been completely arranged and the
establishments receiving and treating ordinary solid wastes and hazardous
wastes of EZs, HTPs, IPs or ICs have been identified, as mentioned in Clause 2
of Article 6 and Clause 3 of Article 9 of this Circular. 2. Wastewater outlets of
production, business or service projects have been directly connected to
concentrated wastewater treatment plants of EZs, HTPs, IPs or ICs. 3. Wastewater, discharged gas
and noise treatment equipment in production projects have been fully installed
and put into trial operation and other environmental protection measures stated
in environmental impact assessment reports or environmental protection
commitments have been applied. Article 14.
Responsibilities of investors in production, business or service
projects in economic zones, hi-tech parks, industrial parks or industrial
complexes 1. To make and submit to
competent agencies environmental impact assessment reports for approval or
written environmental protection commitments for certification as provided for
in the Government's Decree No. 80/2006/ND-CP dated August 9, 2006, detailing
and guiding a number of articles of the Law on Environmental Protection, and
Decree No. 21/2008/ND-CP dated February 28, 2008, amending and supplementing a
number of articles of Decree No. 80/2006/ND-CP dated August 9, 2006. 2. To strictly and fully
implement the decisions approving the environmental impact assessment reports
or environmental protection commitment, already approved or certified by
competent state management agencies. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 4. To sign agreements or
economic contracts with EZ, HTP, IP or IC technical infrastructure developers
on conditions for discharge of wastewater of enterprises into concentrated
wastewater treatment plants. 5. To connect the outlets of
wastewater drainage systems to concentrated wastewater treatment plants under
the supervision of EZ, HTP, IP, or IC technical infrastructure developers. 6. To facilitate wastewater
observation, sampling and measurement at the outlets of wastewater preliminary
treatment facilities of enterprises. Article 15.
Responsibilities of EZ, HTP, IP and IC technical infrastructure
developers 1. To monitor and supervise the
waste discharge by production, business and service establishments into
concentrated wastewater treatment plants strictly under the concluded
contracts. 2. To install meters for
measurement of production, business and service establishments' wastewater
volumes discharged into concentrated wastewater treatment plants and to ensure
proper technical operations of wastewater treatment works and facilities for
collecting, sorting, temporary keeping and treatment of solid wastes of EZs,
HTPs, IPs and ICs. Article 16.
Air environment protection and noise reduction in economic zones,
hi-tech parks, industrial parks and industrial complexes 1. All production, business and
service establishments shall abide by national technical standards on
environment with regard to emission and noise; apply technological solutions,
and install and operate discharged gas treatment equipment as stated in the
environmental impact assessment reports or environment protection commitments. 2. To encourage the application
of production technologies friendly to the environment, cleaner and
energy-saving production solutions, especially for industries with the
potential of discharging wastes which cause serious air pollution, such as
petro-chemical, metallurgical, thermo-electric, chemical, cement and paper
manufacturing industries. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 Article 17.
Water environment protection in economic zones, hi-tech parks,
industrial parks and industrial complexes 1. All water drainage activities
of EZs, IPs and ICs must comply with the Government’s Decree No. 88/2007/ND-CP
dated May, 28, 2007, on urban and industrial park water drainage. 2. The discharge of wastewater
into receiving sources must comply with legal provisions on protection of water
environment, resources, exploitation of water resources and protection of irrigation
works. It is strictly forbidden to directly discharge (untreated or
sub-standard treated) wastewater into receiving sources. 3. Wastewater of production,
business and service establishments must all be preliminarily treated up to set
requirements before being discharged into concentrated wastewater treatment
plants. EZ, HTP, IP or IC technical infrastructure developers shall set
conditions for the discharge of wastewater of production, business and service
establishments into concentrated wastewater treatment plants. Daily-life
wastewater of production, business, service establishments as well as
organizations and individuals in HTPs, IPs and ICs, after being preliminarily
treated (by underground toilet tanks…) must be further treated at concentrated
wastewater treatment plants. Wastewater must be treated up to national
technical standards on environment before being discharged into receiving
sources. 4. All vessels are forbidden to
discharge wastewater and ballast water not yet treated up to national technical
standards on environment and solid wastes into river, stream and coastal areas
of EZs, HTPs, IPs and ICs. 5. Production, business and
service establishments in EZs, HTPs, IPs and ICs shall pay wastewater charges
as provided for in the Government’s Decree No. 67/2003/ND-CP dated June 13,
2003, on environment protection charges with regard to wastewater, and
Decree No.04/2007/ND-CP dated January 8, 2007, amending and supplementing a
number of articles of Decree No. 67/ND-CP dated June 13, 2003. Article 18.
Management of solid wastes and hazardous wastes generated in economic
zones, hi-tech parks, industrial parks and industrial complexes 1. All production, business and
service establishments in EZs, HTPs, IPs and ICs as well as households in EZs shall
sort solid wastes at source as provided for by law. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 3. The collection, sorting, transportation
and treatment of hazardous solid wastes generated from medical activities
comply with the Minister of Health's Decision No. 43/2007/QD-BYT dated November
30, 2007, promulgating the Regulation on Management of Medical Wastes. 4. The collection, sorting,
transportation and treatment of hazardous solid wastes generated from
production and business activities comply with the Government’s Decree No.
59/2007/ND-CP dated April 9, 2007, on management of solid wastes, and the
Ministry of Natural Resources and Environment's Circular No. 12/2006/TT-BTNMT
dated December 26, 2006, guiding the practice of hazardous waste management and
the compilation of registration dossiers of application for hazardous waste
management practicing licenses and codes. 5. Sediment mud of wastewater
treatment stations and water drainage networks of EZs, HTPs, IPs and ICs must
be collected, preliminarily treated and separately transported by special-use
vehicles to concentrated solid waste treatment establishments for hygienic treatment
up to the national technical standards on environment. 6. All production, business and
service establishments generating hazardous wastes shall compile dossiers for
waste source owners registration with provincial-level Departments of Natural
Resources and environment or EZ, HTP, IP and IC Management Boards (if so
authorized) as guided in the Ministry of Natural Resources and Environment's
Circular No. 12/2006/TT-BTNMT dated December 26, 2006, guiding the practice of
hazardous waste management and the compilation of registration dossiers of
application for hazardous waste management practicing licenses and codes, and
at the same time sign contracts with units licensed to collect, transport,
treat and destroy hazardous wastes for treatment according to law. 7. Production, business and
service establishments in EZs, HTPs, IPs and ICs shall pay solid waste charges
as provided for in the Government's Decree No. 174/2007/ND-CP dated November
29, 2007, on environmental protection charges with regard to solid wastes. Article 19.
Response to environmental incidents Upon the occurrence of
environmental incidents, the Management Boards and production, business as well
as service establishments in EZs, HTPs, IPs and ICs shall urgently mobilize
personnel, materials and means for timely response, and at the same time
immediately notify concerned agencies thereof, if the incidents are beyond
their responding capabilities, they shall urgently report thereon to competent
superior agencies for handling. Chapter V OBSERVATION, INFORMATION
AND REPORT ON THE ENVIRONMENT OF ECONOMIC ZONES, HI-TECH PARKS, INDUSTRIAL
PARKS AND INDUSTRIAL COMPLEXES ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 1. EZ, HTP, IP or IC technical
infrastructure developers and production, business or service investment
project owners shall themselves organize the observation of investment
projects' environment. 2. Environment observation must
comply with the contents of environment management and observation programs
stated in approved environmental impact assessment reports or certified written
environment protection commitments. 3. After each drive of
environment observation, technical infrastructure developers and production;
business and service investment project owners in EZs, HTPs, IPs and ICs (for
ICs set up by provincial-level People’s Committees) shall report on environment
observation results to EZ, HTP, IP Management Boards or IC-Managing Agencies
and provincial-level Departments of Natural Resources and Environment.
Technical infrastructure developers and production, business or service
investment project owners in ICs (for ICs set up by district-level People's
Committees) shall report on environment observation results to the IC-Managing
Agencies and district-level People’s Committees and take responsibility for
their reported data. Article 21.
Observation of, and reporting on, the environment of economic zones,
hi-tech parks, industrial parks and industrial complexes in the period of
operation 1. EZ, HTP or IP Management
Boards and IC-Managing Agencies shall periodically organize the observation of
the common environment of their respective areas at least twice a year; send
reports on environment observation results to the General Department of
Environment and provincial-level Departments of Natural Resource and
Environment and take responsibility before law for their reported data. 2. Technical infrastructure
developers shall periodically organize observation at least twice a year and
report to the EZ, HTP, IP or IC Management Boards on the pollution degree of
wastewater from concentrated wastewater treatment stations, water quality of
the receiving sources, operation of concentrated wastewater treatment
facilities, collection, transportation and treatment of solid wastes of EZs,
HTPs, IPs and ICs (special features, nature and volume of assorted wastes,
waste treatment options and treatment results) and relevant environmental
matters. 3. Production, business and
service establishments in EZs, HTPs, IPs or ICs (for ICs set up by
provincial-level People's Committees) shall carry out their self- observation
programs and report on the results to EZ, HTP or IP Management Boards, or
IC-Managing Agencies, provincial-level Departments of Natural Resources and
Environment; production, business and service establishments in ICs (for ICs
set up by district-level people's Committees) shall carry out their
self-observation programs and report on the results to the IC- Managing
Agencies and district-level people's Committees. 4. The funds for observation of
the common environment of EZs or HTPs will be provided by the state budget; the
funds for observation of the environment of IPs or ICs will be provided by
technical infrastructure developers; the funds for the observation of the
environment of production, business and service establishments will be provided
by these establishments. Article 22.
Publicity of information on the environment of economic zones, hi-tech
parks, industrial parks, industrial complexes and production, business as well
as service establishments ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 2. Contents and forms of
publicizing information on the environment of EZs, HTPs, IPs and ICs: a/ Publicized information must
be truthful, objective, easy to understand, brief and suitable to relevant
subjects receiving the information; b/ Information can be publicized
in such forms as publication on newspapers, websites of enterprises, report at
meetings of People's Councils at different levels, announcement at meetings of
population quarters, posting at the headquarters of EZ, HTP or IP Management
Boards or IC-Managing Agencies and the offices of commune-level People's
Committees of localities where the EZs, HTPs, IPs or ICs are operating. 3. EZ, HTP or IP Management
Boards and IC-Managing Agencies shall publicize information on the environment
in their respective EZs, HTPs, IPs or ICs; production, business or service
establishments in EZs. HTPs, IPs and ICs shall publicize information on the
environment within their establishments and take responsibility before law for
the accuracy, truthfulness and objectivism of their publicized information.
Provincial-level Departments of Natural Resources and Environment of the
localities where the EZs, HTPs, IPs and ICs are located shall inspect and
supervise the publicity of information on the environment by the Management
Boards and production, business as well as service establishments. Article 23.
Practice of grassroots democracy on matters related to the environment
of economic zones, hi-tech parks, industrial parks and industrial complexes 1. EZ, HTP, IP and IC technical
infrastructure developers; EZ, HTP or IP Management Boards; IC Managing
Agencies; professional 5. Dialogue results must be
recorded in writing, acknowledging the reached agreements to be used as bases for
implementation by concerned responsible parties or for handling of violations
of the law on environmental damage. Chapter VI STATE MANAGEMENT
AGENCIES’ RESPONSIBILITIES FOR ENVIRONMENTAL PROTECTION OF ECONOMIC ZONES,
HI-TECH PARKS, INDUSTRIAL PARKS AND INDUSTRIAL COMPLEXES ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 Concerned ministries and
branches shall perform the tasks specified in Article 121 of the Law on
Environmental Protection, ordinate with the Ministry of Natural Resources and
Environment in directing, guiding and inspecting the implementation of the law
on environmental protection with regard to EZs, HTPs, or ICs under their
management. Article 25.
Responsibilities of the General Department of Environment The General Department of
Environment shall assist the Ministry of Natural Resources and Environment in
performing tasks and management responsibilities for environmental protection
of EZs, HTPs, IPs and ICs, guiding, inspecting and urging the implementation of
this Circular. Article 26.
Responsibilities of provincial-level People's Committees 1. To promulgate Regulations on
coordination between Management Boards and professional organizations of
provincial-level People’s Committees in the environmental management and
protection of EZs, HTPs, Ips and ICs in their localities. 2. To direct the examinations
and inspections; to settle disputes, complaints, denunciations and petitions
and handle violations of the law on environment, which fall under their
jurisdiction. 3. To direct their Departments,
Boards and sectors to support production, business or service establishments in
EZs, HTPs, IPs or ICs in responding to and addressing environmental incidents. Article 27.
Responsibilities of provincial-level Departments of Natural Resources
and Environment 1. To coordinate with EZ, HTP or
IP Management Boards and IC-Managing Agencies in inspecting and overseeing the
implementation of this Circular and the of law on environmental protection in
EZs, HTPs, IPs and ICs. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 3. To assume the prime
responsibility for, and coordinate with EZ, HTP or IP Management Boards and
IC-Managing Agencies in, examining and inspecting the environmental protection
and the implementation of contents of the decisions approving the environmental
impact assessment reports of EZ, HTP, IC technical infrastructure developers as
well as production, business or service establishments in EZs, HTPs, IPs and
ICs according to their competence. 4. To coordinate with EZ, HTP,
IP Management Boards and IC-Managing Agencies in settling disputes, complaints,
denunciations related to the environmental protection of EZs, HTPs, IPs and ICs
within the ambit of their delegated powers. 5. To coordinate with EZ, HTP or
IP Management Boards and IC-Managing Agencies in disseminating legal documents
on environmental protection, raising the environmental protection awareness of
EZ, HTP, IP or IC technical infrastructure developers as well as production,
business or service establishments in EZs, HTPs, IPs or ICs. 6. To supervise the publicity of
information and data on the environment of EZs, HTPs, IPs and ICs. 7. To appraise declarations,
notify on and organize the collection of environment protection charges from
enterprises in EZs, HTPs, IPs and ICs (except for IPs and ICs authorized by
competent authorities to appraise and collect the charges). Article 28.
Responsibilities of EZ, HTP or IP Management Boards 1. To direct, guide and urge
production, business or service establishments and functional quarters in EZs,
production, business or service establishments in HTPs or IPs under their
management to implement this Circular. 2. To formulate a mechanism for
coordination with provincial-level Departments of Natural Resources and
Environment and district-level People's Committees in performing the assigned
tasks and delegated powers in the environmental protection of IZs, HTPs or IPs. 3. To appraise and approve
reports on assessment of environmental impacts and certify environmental
protection commitments of projects for investment in EZs, HTPs or IPs under
authorization of competent state agencies. The authorized EZ, HTP or IP
Management Boards shall send reports on results of appraising and approving the
reports on assessment of environmental impacts to provincial-level Departments
of Natural Resources and Environment and results of certifying the
environmental protection commitments to Natural Resources and Environment
Sections of districts where the EZs, HTPs or IPs are located. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 5. To coordinate with functional
bodies in supervising, examining, inspecting and handling environmental
protection-related violations by EZ, HTP or IP technical infrastructure
developers as well as production, business or service establishments in EZs, HTPs
or IPs. 6. To assume the prime
responsibility for disseminating legal documents on environmental protection
and raising the environmental protection awareness of EZ, HTP or IP technical
infrastructure developers and production, business or service establishments in
EZs, HTPs or IPs. 7. To receive and handle
environment-related disputes or petitions between production, business or
service establishments in EZs, HTPs or IPs; to assume the prime responsibility
for, and coordinate with functional bodies in, settling environment-related
disputes and petitions between production, business or service establishments
in EZs, HTPs or IPs and outsiders; to receive and settle according to their
competence complaints and denunciations about the environment in EZs, HTPs or
IPs. 8. To perform other tasks
according to their competence or under authorization as provided for by law. Article 29.
Responsibilities of district-level People's Committees 1. To certify written environment
protection commitments of investment projects in EZs, HTPs, IPs or ICs
according to their competence. 2. To direct according to their
competence the inspection and supervision of plans on trial operation of waste
treatment facilities of investment projects in ICs before they are officially
commissioned. 3. To direct according to their
competence the examination, inspection and handling of violations of the law on
environmental protection; to settle disputes, complaints, denunciations and
petitions on environmental protection of ICs in the districts. 4. To support production,
business or service establishments in ICs in responding addressing
environmental incidents. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 Article 30.
Responsibilities of IC-Managing Agencies 1. To direct, guide and urge IC
technical infrastructure developers as well as production, business or service
establishments in ICs under their management in implementing this Circular and
the law on environmental protection. 2. To direct IC technical
infrastructure developers in making plans for environmental incident prevention
and combat and in responding to and addressing environmental incidents in ICs
under their management. 3. To coordinate with functional
bodies in supervising, examining and inspecting the environmental protection of
ICs in the course of project appraisal, construction and operation of ICs,
according to their competence. 4. To receive and settle
environmental protection related disputes, petitions between production,
business or service establishments in ICs; to coordinate with functional bodies
in settling environmental protection-related disputes and petitions between
production, business or service establishment in ICs and the outsiders; to
receive and settle according to their competence complaints and denunciations
about the environment in ICs. 5. To petition, propose
competent state management agencies to handle violations of this Circular and
other regulations on environmental protection. Article 31.
Responsibilities of environmental impact assessment report-approving
agencies 1. To send the originals of
decisions approving the reports on assessment of environmental impacts of
investment projects for construction and commercial operation of EZ, HTP, IP or
IC technical infrastructures and decisions approving the reports on assessment
of environmental impacts of production, business or service investment projects
in EZs, HTPs, IPs or ICs to projects investors, EZ, HTP, IP or IC Management
Boards, provincial-level People’s Committee and provincial-level Department of
Natural Resources and Environment of localities where the projects exist. 2. To check and compare dossiers
on designing and construction of environmental treatment facilities with
reports on assessment of environmental impacts of the approved projects. Upon
detection of disparities, within 7 working days after the receipt of dossiers,
to notify the project investors thereof in writing for adjustment or
supplementation. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 4. To inspect and supervise the
trial operation of waste treatment facilities of projects after receiving trial
operation plans of project investors and certify the results of trial operation
of waste treatment facilities of the projects. 5. To keep and manage all
dossiers and documents on appraisal of reports on assessment of environmental
impacts as well as dossiers and documents on post-appraisal operation,
forwarded by project investors, concerned agencies and individuals. Chapter
VII EXAMINATION, INSPECTION,
AND SETTLEMENT OF COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS Article 32.
Examination and inspection 1. Environmental protection
state management agencies at all levels shall, within the ambit of their
respective powers and responsibilities, environmentally examine and inspect
periodically or extraordinarily organizations and individuals carrying out
activities related to the environment in EZs, HTPs, IPs or ICs as provided for
by law. 2. EZ, HTP or IP Management
Boards or IC-Managing Agencies shall coordinate with environmental protection
state management agencies at different levels in conducting examination and
inspection at EZs, HTPs, IPs or ICs under their management according to current
law. 3. The Environment Police shall
participate and coordinate in examining and inspecting the environmental
protection of EZs, HTPs, IPs or ICs under Joint Circular No.
02/2009/TTLT-BCA-BTNMT dated February 6, 2009 of the Ministry of Public
Security and the Ministry of Natural Resources and Environment, guiding coordination
in prevention and combat of crimes and violations of the law on environmental
protection. 4. Environmental examination and
inspection results will be addressed to examined or inspected subjects, serving
as bases for redress of violations; and concurrently to environmental
protection state management agencies at different levels and local
administrations for use as bases for monitoring and settlement direction. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 Organizations and individuals
are entitled to complain about or denounce to environmental protection state
management agencies and concerned agencies violations of the law on environment
protection and this Circular. Complaint- or denunciation-receiving agencies
shall consider and settle them according to law. Chapter
VIII IMPLEMENTATION PROVISIONS Article 34.
Handling of existing problems 1. EZs, HTPs, IPs and ICs which
have operated without concentrated wastewater treatment plants shall build and commission
such plants before December 31, 2010. 2. Production, business or
service establishments operating in EZs, HTPs, IPs or ICs defined in Clause 1
of this Article shall: a/ Treat their wastewater up to
national technical standards before discharging it into the environment; b/ Connect their wastewater
treatment systems to industrial wastewater colleting networks when the
concentrated wastewater treatment plants of EZs, HTPs, IPs or ICs are put into
operation, if they fail to fully meet the conditions on connection exemption as
provided for in Article 45 of the Government’s Decree No. 88/2007/ND-CP dated
28, 2007, on urban and industrial park water drainage. Article 35.
Effect ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 2. The Minister of Science,
Technology and Environment's Decision No. 62/2007/QD- BKHCNMT dated August 9,
2002, promulgating the Regulation on environmental protection of industrial
parks, ceases to be effective on the date this Circular takes effect. Article 36.
Implementation responsibilities 1. Ministries, concerned
branches, People's Committees at all levels, the General Department of
Environment, provincial-level Departments of Natural Resources and Environment,
EZ, HTP or IP Management Boards, IC-Managing Agencies, EZ, HTP, IP or IC
technical infrastructure developers and owners of production, business or
service establishments operating in EZs, HTPs, IPs or ICs shall implement this
Circular. 2. The General Department of
Environment shall inspect and urge the implementation of this Circular. 3. If meeting with difficulties
or problems in the course of implementation, agencies, organizations and
individuals should promptly report them to the Ministry of Natural Resources
and Environment for proper amendment or supplementation. FOR
THE MINISTER OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT
DEPUTY MINISTER
Nguyen Xuan Cuong
Thông tư 08/2009/TT-BTNMT ngày 15/07/2009 quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
21.623
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|