ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
794/QĐ-UBND
|
Bà
Rịa - Vũng Tàu, ngày 23
tháng 03 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THANH TRA, KIỂM TRA, KIỂM SOÁT NGHỀ CÁ TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
CHỦ TỊCH ỦY
BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 19/06/2015;
Căn cứ Chỉ thị số
45/CT-TTg ngày 13/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp
cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác hải sản bất
hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định;
Căn cứ Quyết định số
27/QĐ-BNN-TCTS ngày 05/01/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành tài
liệu hướng dẫn xây dựng Kế hoạch về thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá theo
hướng dẫn của Ủy ban Châu Âu;
Theo đề nghị của Giám
đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 95/TTr-SNN ngày
16/3/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch
thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Điều
2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày
ký.
Điều
3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc
các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngoại vụ, Tài chính, Thông tin và
Truyền thông; Công an tỉnh; Chỉ huy trưởng BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh, Hải quan
tỉnh; Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chi cục
trưởng Chi cục: Thủy sản; Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản; Chăn
nuôi và Thú y; Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các Ban quản
lý cảng cá trên địa bàn tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi
nhận:
- Như Điều 3 (t/h);
- Bộ NN&PTNT (b/c);
- Tổng cục Thủy sản;
- TTr Tỉnh ủy (b/c);
- TTr HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Tổ 689 tỉnh (t/h);
- Chi cục Kiểm ngư vùng 2 (p/h);
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh;
- Lưu VT, KT8.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Tuấn Quốc
|
KẾ HOẠCH
THANH TRA, KIỂM TRA, KIỂM SOÁT NGHỀ CÁ THEO HƯỚNG DẪN CỦA ỦY
BAN CHÂU ÂU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 794/QĐ-UBND
ngày 23/3/2018 của UBND tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu)
I. KẾ
HOẠCH THANH TRA, KIỂM TRA, KIỂM SOÁT NGHỀ CÁ:
1. Bối
cảnh/sự cần thiết phải ban hành:
Trong những năm qua
thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương, UBND tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp quản lý khai thác thủy
sản và đạt được những kết quả nhất định, ý thức chấp
hành pháp luật trong đánh bắt hải sản của người
dân nâng cao rõ rệt, sản lượng khai thác ngày càng cao, kinh tế, đời sống
ngư dân dần ổn định và phát triển. Tuy nhiên tình
trạng vi phạm về khai thác thủy sản, đặc biệt
khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định vẫn còn diễn ra
như, khai thác trái phép tại vùng biển ven bờ; tình trạng sử dụng xung điện, chất
nổ để khai thác thủy sản; không ghi nhật ký khai thác thủy sản; không đánh dấu
tàu cá; không đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh trên tàu
cá, làm hủy hoại nguồn lợi, nguy cơ gây mất an toàn, an ninh, trật tự trong
khai thác thủy sản.
Từ thực trạng trên, Ủy
ban Châu âu (EC) đã áp dụng biện pháp cảnh báo đối với thủy sản khai thác của
Việt Nam xuất khẩu vào Châu âu bằng (Thẻ vàng) gây khó khăn đối
với hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản khai thác của nước ta vào Châu âu và một
số thị trường khác.
Để
thực hiện tốt chỉ đạo của Chính phủ các bộ ngành trung ương, góp phần tháo gỡ cảnh
báo của EC thì việc xây dựng và triển khai thực hiện đồng bộ kế hoạch thanh
tra, kiểm tra kiểm soát nghề cá sẽ nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý
khai thác IUU (IUU
là tên viết tắt của các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và
không được quản lý “illegal, unreported and unregulated
fishing”) trên địa bàn tỉnh.
2. Mục
đích:
Kế hoạch thanh tra,
kiểm tra, kiểm soát nghề cá được thực hiện một cách hiệu quả nhằm ngăn chặn các
hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp, đồng thời góp phần tuyên truyền nâng
cao nhận thức cho ngư dân đảm bảo tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế cũng như các biện
pháp bảo tồn và quản lý nguồn lợi thủy sản gắn với kế hoạch quản lý nghề cá, kiểm
soát lực lượng khai thác hải sản, đảm bảo sử dụng bền vững nguồn lợi thủy sản
vùng biển Việt Nam.
3. Phạm vi, nội dung
thanh tra, kiểm tra, kiểm soát:
- Kiểm tra tàu cá
trong và ngoài tỉnh trước khi xuất bến tại
các cảng (Cát Lở; Bến Đá;
Incomap; Lộc An, Tân Phước;
Phước Hiệp; Hưng Thái; Bình Châu).
- Kiểm tra tàu cá
trong và ngoài tỉnh cập bến, lên cá tại các cảng (Cát Lở; Bến
Đá; Incomap; Lộc An, Tân Phước;
Phước Hiệp; Hưng Thái; Bình Châu).
- Kiểm tra, theo dõi,
giám sát hoạt động của tàu cá trong và ngoài tỉnh khai thác hải sản trên biển
(vùng bờ và vùng lộng thuộc tỉnh quản lý).
- Phối hợp thanh tra,
kiểm tra đối với nguyên liệu thủy sản nhập khẩu.
4. Cơ quan thanh tra,
kiểm tra, giám sát:
4.1. Thanh tra, kiểm
tra, kiểm soát đối với hoạt động khai thác thủy sản của tàu cá trên biển và tại
cảng:
4.1.1. Cơ quan chủ
trì:
Giao Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn chủ trì, điều phối và chịu trách nhiệm tổ chức triển
khai thực hiện:
- Tham mưu UBND tỉnh
thành lập Văn phòng đại diện thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá tại cảng cá
(Fisheries Control Office; sau đây gọi tắt là Văn phòng đại diện). Văn
phòng đại diện thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá tại cảng bao gồm các lực
lượng (Chi cục Thủy sản tỉnh, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Ban quản lý Cảng cá và Bộ đội Biên phòng). Văn phòng đại diện thanh
tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá tại cảng chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động
thanh tra, kiểm tra kiểm soát đối với tàu cá cập bến, xuất bến để làm cơ sở xác
nhận, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác thủy sản theo quy định.
- Ban hành Quy chế
làm việc của Văn phòng đại diện. Quyết định phân công, giao nhiệm vụ cho người
đứng đầu Văn phòng đại diện và các thành viên. Văn phòng đại diện được phép sử
dụng con dấu của cơ quan Người được giao nhiệm vụ đứng đầu Văn phòng đại diện
theo quy định của Pháp luật. Người đứng đầu
Văn phòng đại diện chịu trách nhiệm tham mưu, điều phối, phối hợp với các cơ
quan có liên quan tổ chức thực hiện hiệu quả hoạt
động thanh tra, kiểm tra theo Kế hoạch và theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng Quy chế phối
hợp với các lực lượng có liên quan để kiểm
soát nghề cá trên địa bàn tỉnh, trình UBND tỉnh ban hành để thực hiện.
4.1.2. Cơ quan phối hợp:
- Bộ đội Biên phòng tỉnh
chỉ đạo các đồn Biên phòng tuyến biển cử cán bộ thường trực tại cảng cá để phối
hợp kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của tàu cá và thuyền viên ra vào cảng.
- Cảnh sát biển, Hải
quân Vùng, Chi cục Kiểm ngư Vùng tổ chức tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý
các tàu cá khai thác IUU; tập trung tuần tra tại các vùng biển giáp ranh, chồng
lấn, có nhiều tàu cá hoạt động; ngăn chặn tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước
ngoài và hỗ trợ ngư dân yên tâm bám biển khai thác hải sản.
4.2. Thanh tra, kiểm
tra, kiểm soát đối với sản phẩm thủy sản nhập khẩu:
4.2.1. Cơ quan chủ
trì:
- Hải quan tỉnh, Cảng
vụ Hàng hải, Cơ quan quản lý chất lượng (Nafiqad) vùng và các đơn vị có
liên quan kiểm tra, kiểm soát nguyên liệu thủy sản nhập khẩu
và sản phẩm thủy sản nhập khẩu có nguồn gốc khai thác từ nước ngoài vào tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp tàu nước
ngoài vận chuyển nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc từ khai thác IUU vào tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu.
4.2.2. Cơ quan phối hợp:
- Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tham gia, phối hợp với Hải quan tỉnh, Cảng vụ Hàng hải,
Nafiqad vùng và các đơn vị có liên quan kiểm tra, kiểm soát nguyên liệu thủy sản
nhập khẩu và sản phẩm thủy sản nhập khẩu có nguồn gốc khai thác từ nước ngoài
vào tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
II.
NGUỒN LỰC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG THANH TRA, KIỂM TRA, GIÁM SÁT NGHỀ CÁ:
1. Nguồn lực và cơ sở
vật chất:
1.1.
Nguồn lực:
a. Công tác thanh
tra, kiểm tra, kiểm soát tại cảng: Giao Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh thành lập 05 văn phòng đại diện
thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá tại các cảng cá có lượng tàu cập bến, xuất
bến nhiều (thành phần Ban đại diện gồm có: Đại diện Ban Quản lý Cảng cá làm
Trưởng văn phòng đại diện; Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ
đội Biên phòng tỉnh; Chi cục Thủy sản là thành viên phối hợp); Cụ thể như
sau:
- Văn phòng diện số
01: Đại diện Cảng cá Cát Lở; Chi cục Thủy sản; Thanh tra Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ đội Biên phòng. Trụ sở làm việc đặt tại Cảng
cá Cát Lở.
- Văn phòng diện số
02: Đại diện Cảng cá Bình Châu; Chi cục Thủy sản Thanh tra Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ đội Biên phòng. Trụ sở làm việc đặt tại
Cảng cá Bình Châu.
- Văn phòng diện số
03: Đại diện Cảng cá Lộc An; Tổ quản lý cảng cá huyện Đất Đỏ;
Chi cục Thủy sản; Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ đội
Biên phòng. Trụ sở làm việc đặt tại Cảng cá Lộc An.
- Văn phòng diện số
04: Đại diện Cảng cá Hưng Thái; Cảng cá Phước Hiệp; Cảng cá Tân
Phước; Chi cục Thủy sản; Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ
đội Biên phòng. Trụ sở làm việc đặt tại Ban quản lý Cảng cá Huyện Long Điền.
- Văn phòng diện số
05: Đại diện Cảng cá Bến
Đá; Cảng cá Incomap; Chi cục Thủy sản; Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn và Bộ đội Biên phòng. Trụ sở làm việc đặt tại Cảng cá Bến
Đá.
Văn phòng đại diện sắp
xếp bố trí nguồn nhân lực để duy trì, tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm
tra, giám sát tại cảng cá và hoạt động của tàu cá trên biển thường trực 24/24.
b. Thanh tra, kiểm
tra kiểm soát trên biển: Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chỉ đạo lực lượng Thanh tra chuyên ngành phối hợp với các đơn vị có
liên quan thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát theo đúng quy định.
c. Kiểm tra, kiểm
soát đối với sản phẩm thủy sản nhập khẩu: Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục
Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản kiểm tra, kiểm soát sản phẩm thủy sản
nhập khẩu từ nước ngoài vào tỉnh bao gồm (Kiểm tra đối với nguyên liệu tạm nhập,
tái xuất, tái nhập, quá cảnh vào Việt Nam trên địa bàn tỉnh; Kiểm tra nguồn gốc
đối với nguyên liệu nhập khẩu được chế biến sau đó xuất khẩu vào EU và các thị
trường trong nước).
1.2.
Cơ sở vật chất:
- Giao Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn chỉ đạo các Ban quản lý các cảng cá (Lộc An, Ban quản
lý Cảng cá huyện Long Điền, Bến Đá, Bình Châu) và tham mưu cho UBND tỉnh
văn bản đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Cảng cá Cát Lở bố
trí văn phòng làm việc cho các Văn phòng đại diện thanh tra, kiểm tra, kiểm
soát nghề cá tỉnh.
- Các văn phòng đại
diện Cảng cá phối hợp với Chi cục Thủy sản được phép sử dụng hệ thống
thông tin trạm bờ và các kênh thông tin khác để kiểm tra, phân tích, quản lý,
giám sát hoạt động của tàu cá và lấy bằng chứng vi phạm phục vụ cho công tác
thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.
1.3. Kinh phí thực hiện:
- Những nhiệm vụ được
phân công trong Kế hoạch này, nếu thuộc nhiệm vụ thường xuyên của các đơn vị
thì các đơn vị cân đối bố trí nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên để
hoạt động.
- Đối với các hoạt động
phát sinh để thực hiện Kế hoạch này, giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn phối hợp với Sở Tài chính tham mưu kinh phí hàng năm trình UBND tỉnh xem
xét, quyết định cấp kinh phí bổ sung.
- Cán bộ nằm trong
Văn phòng đại diện thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá được hưởng đầy
đủ các chế độ theo quy định hiện hành.
2. Yêu cầu đối với
cán bộ thanh tra, kiểm soát: Cán bộ tham gia công tác
thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá phải có trình độ chuyên môn phù hợp; được
tổ chức tập huấn nội dung, quy trình, quy định thực hiện
công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá theo đúng quy định.
3. Các hoạt động
thanh tra, kiểm soát nghề cá.
3.1. Hoạt động thanh
tra, kiểm tra, kiểm soát trước khi tàu rời bến.
Thành phần tham gia
kiểm tra: Cán bộ văn phòng đại diện kiểm soát nghề cá. Nội dung và quy trình kiểm
tra như sau:
- Bước 1:
Trước khi tàu xuất bến, chủ tàu/thuyền trưởng phải thông tin, báo trực tiếp hoặc
sử dụng điện thoại, thông tin liên lạc cho văn phòng đại diện tại cảng trước 2
giờ để bố trí cán bộ kiểm tra (kèm theo sơ
đồ quy trình kiểm tra trước khi tàu dời cảng).
- Bước 2:
Chủ tàu/thuyền trưởng phải xuất trình hồ sơ, giấy tờ, khai báo các thông tin
cho văn phòng đại diện tại cảng để đối chiếu, kiểm tra.
- Bước 3:
Kiểm tra hồ sơ tàu cá: sổ nhật ký khai thác; giấy chứng nhận Đăng kiểm tàu cá;
giấy phép khai thác thủy sản; chứng nhận thuyền trưởng,
máy trưởng, số danh bạ thuyền
viên tàu cá...
- Bước 4:
Tiến hành kiểm tra thực tế (ngư lưới cụ; số
lượng thuyền viên; các thiết bị đảm bảo an toàn hàng hải; thông tin liên lạc).
- Bước 5:
Kết quả kiểm tra: Xác nhận đã được kiểm tra, khai báo các thông tin đảm bảo đủ
các điều kiện cho tàu trước khi đi biển (kèm theo mẫu giấy kiểm tra, kiểm
soát hoạt động khai thác thủy sản tại Phụ lục 1).
Trường hợp tàu cá và các thuyền viên không đảm bảo yêu
cầu, điều kiện theo quy định thì không đóng dấu xác nhận, tàu không được rời bến.
Các tàu cá có giấy
xác nhận tàu cá đủ điều kiện trước khi xuất bến của văn phòng
đại diện thì Bộ đội biên phòng mới đóng dấu cho tàu xuất bến theo quy định của
Bộ đội biên phòng.
3.2. Hoạt động thanh
tra, kiểm tra, kiểm soát khi tàu về bến.
Thành phần
tham gia kiểm tra: Cán bộ Văn phòng đại diện kiểm soát nghề cá. Nội dung và quy
trình kiểm tra như sau:
Bước 1:
Trước khi tàu cập cảng, chủ tàu phải thông tin liên lạc bằng (điện thoại;
máy VHF; ICOM...) cho văn phòng đại diện tại cảng trước 2 giờ để bố
trí người kiểm tra.
Bước 2:
Khi cập bến chủ tàu/thuyền trưởng khai báo các thông tin cập cảng vào đúng mẫu
theo quy định cho văn phòng đại diện tại cảng nơi tàu cập cảng
để đối chiếu, kiểm tra.
Bước 3:
Thu nhật ký khai thác, kiểm tra các thông tin ghi trong sổ nhật ký với sản lượng
khai thác được; kiểm tra ngư cụ có đúng ngành nghề ghi trong giấy phép khai
thác.
Bước 4:
Kiểm tra đối chiếu các thông tin khai báo về hành trình, vùng biển, ngư trường
khai thác (trường hợp có nghi
vấn hoặc phát hiện tàu cá khai
thác IUU thì văn phòng đại diện kiểm soát nghề cá tại cảng báo
cho Chi cục Thủy sản để kiểm tra thông tin từ Trạm bờ đặt tại Chi cục Thủy sản).
Bước 5:
Khi phát hiện tàu cá/chủ phương tiện tàu cá vi phạm các quy định của Pháp luật
Việt Nam, văn phòng tiến hành lập biên bản giao cho cơ quan chức năng xử lý
đúng theo quy định của Pháp luật.
Bước 6:
Khi tàu cá đáp ứng đủ các quy định, văn phòng xác nhận và đóng dấu vào mẫu xác
nhận theo đúng quy định.
3.3. Tuần tra, kiểm
tra, kiểm soát xử lý vi phạm Pháp luật thủy sản trên các vùng biển (vùng
ven bờ và vùng lộng).
Lực lượng Thanh tra Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thanh tra, kiểm tra kiểm soát tại
các vùng biển ven bờ và vùng lộng. Chủ động phối hợp, trao đổi thông tin với
các lực lượng chức năng để hỗ trợ tham gia tuần tra, kiểm tra, kiểm soát; tổng
hợp kết quả xử lý vi phạm gửi về UBND tỉnh và Tổng cục Thủy sản theo đúng quy định.
Nội dung và quy trình kiểm tra như sau:
Bước 1:
Xây dựng, thực hiện kế hoạch kiểm tra, kiểm soát hoạt động khai thác thủy sản
hàng năm.
Bước 2:
Thực hiện thanh tra, kiểm tra theo quy định của Luật Thanh tra năm 2010 và các
văn bản hướng dẫn, thi hành; xử lý vi phạm hành chính theo Luật xử phạt vi phạm
hành chính năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành, các văn bản quy phạm
pháp luật có liên quan.
3.4. Kiểm tra, kiểm
soát đối với sản phẩm thủy sản nhập khẩu: Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham gia, phối hợp với Hải Quan tỉnh, Cảng
vụ Hàng hải và các đơn vị có liên quan trong kiểm tra, kiểm soát sản phẩm thủy
sản nhập khẩu từ nước ngoài vào tỉnh.
4. Mục
tiêu và các ưu tiên:
- Hoạt động thanh
tra, kiểm tra, kiểm soát trước khi tàu cá rời bến: 100 % tàu cá được kiểm tra hồ
sơ giấy tờ và kiểm tra thực tế trước khi xuất bến (trong đó đặc biệt chú trọng
đến việc kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ đối với tàu làm nghề lưới kéo;
tàu cá hoạt động sai mục đích ngành nghề khai thác; có
dấu hiệu nghi ngờ đánh
bắt hải sản ở vùng biển nước
ngoài),
- Hoạt động thanh
tra, kiểm tra, kiểm soát trước khi tàu về bến, lên cá: 100% tàu cá được kiểm
tra, giám sát, khai báo khi cập cảng; thu nộp sổ nhật ký khai thác; kiểm tra
các thông tin ghi trong sổ nhật ký khai thác; kiểm tra ngư cụ; kích thước mắt
lưới; Đảm bảo kiểm tra, thanh tra tại cảng ít nhất 20% sản lượng lên bến
đối với cá ngừ, 5 % sản lượng lên bến đối
với thủy sản khác theo khuyến cáo của Ủy ban Châu Âu
(EC).
- Tuần tra, kiểm tra,
kiểm soát xử lý vi phạm pháp luật thủy sản trên các vùng biển:
Đảm bảo thực hiện có hiệu quả nội dung của kế hoạch tuần tra, kiểm soát, kiểm
tra, phát hiện ngăn chặn và xử lý đối với
các trường hợp vi phạm. Ưu tiên tập trung kiểm tra đối với các nhóm tàu làm các
nghề khai thác có nguy cơ thực hiện hoạt động khai thác thủy sản trái
phép cao như: nghề giã cào; sử dụng xung điện, chất nổ; sử dụng các nghề xâm hại
đến môi trường và nguồn lợi thủy sản; tàu cá không đảm bảo an toàn cho người và
tàu cá; khai thác thủy sản có kích thước dưới mức cho phép, trong thời gian cấm
khai thác.
- Phối
hợp thanh tra, kiểm tra, kiểm soát đối với
nguyên liệu thủy sản nhập khẩu: 100% nguyên liệu
có nguồn gốc thủy sản nhập khẩu vào tỉnh phải khai báo thông tin trước khi cập
cảng và kiểm tra thực tế.
5.
Tiêu chuẩn kiểm tra: Tiêu chuẩn kiểm tra được xác định dựa trên các văn bản Pháp
luật và quy định hướng dẫn, căn cứ vào đặc điểm tình hình cụ thể nghề cá của tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu:
- Năm 2018 theo Luật
Thủy sản năm 2003; từ năm 2019 thực hiện theo Luật Thủy sản năm 2017;
- Các Nghị định, Chỉ
thị; Thông tư: Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ; Nghị định số 59/2005/NĐ-CP;
Nghị định số 33/2010/NĐ-CP; Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg;
Thông tư số 02/2006/TT-BTS ; Thông tư số 02/2007/TT-BTS ; Thông tư số
62/2008/TT-BNN ; Thông tư số 01/2011/TT-BNNPTNT ; Thông tư số 25/2013/TT-BNNPTNT ;
Thông tư số 02/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/01/2018 của Bộ NN&PTNT; Tiêu chuẩn
tàu cá đảm bảo an toàn thực phẩm được tham chiếu tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc
gia QCVN 02-13:2009/BNNPTNT về tàu cá - điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm do Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
- Các quy định, quy
phạm quy chuẩn về đăng ký, đăng kiểm tàu cá hiện hành và đảm bảo an toàn hàng hải
trên tàu cá.
- Các quy định về
ngành nghề khai thác thủy sản; kích thước ngư cụ; thủy sản
được phép khai thác; quy định lắp máy và trang thiết bị hàng hải cho tàu cá;
quy định về ghi sổ nhật ký khai thác và các quy định khác.
III.
ĐÁNH GIÁ, PHẢN HỒI VÀ RÀ SOÁT:
1. Đánh giá và chỉ đạo:
- Văn phòng đại diện
thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá có nhiệm vụ theo dõi, tổng
hợp, thống kê,
lưu trữ kết quả hoạt động công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá làm
cơ sở phân tích, đánh giá hiệu quả thực hiện Kế hoạch này và tác động của kế hoạch
đến hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh; báo cáo định kỳ hàng tháng
về Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnh phổ
biến, tập huấn hướng dẫn triển khai kế hoạch này;
tổng hợp đánh giá kết quả thực hiện báo
cáo UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đúng theo quy định.
- Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn chủ trì, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Sở căn cứ vào chức
năng nhiệm vụ của đơn vị tham mưu cho UBND tỉnh triển khai thực hiện kế hoạch
này; Xây dựng dự trù kinh phí, phương tiện triển khai kế hoạch trình UBND tỉnh
xem xét phê duyệt hàng năm theo đúng quy định.
- Trong quá trình triển
khai thực hiện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở, Ban ngành có
liên quan và UBND huyện, thành phố ban hành hoặc tham mưu UBND tỉnh ban hành
các văn bản chỉ đạo để triển khai thực hiện Kế hoạch này.
2. Rà soát và điều chỉnh:
Căn cứ kế hoạch thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các đơn vị căn cứ vào chức năng
nhiệm vụ rà soát, tự đánh giá để phù hợp với các ưu tiên, mục tiêu, mục đích và
sự phân bổ phương tiện thanh tra, kiểm tra đối với sự phát triển của các hoạt động
khai thác thủy sản và vấn đề tuân thủ Pháp luật.
3. Trách nhiệm tham
gia của các bên:
3.1. UBND các huyện/thành
phố ven biển:
- Tăng cường tuyên
truyền, phổ biến các quy định Pháp luật về hoạt động khai thác thủy sản; Luật
Thủy sản năm 2017; khai thác IUU, tập trung vào quy định về ghi nhật ký khai thác, báo cáo sản lượng khai thác, vùng biển khai thác,
đánh dấu
tàu cá, lắp đặt và vận hành thiết bị giám sát hành
trình tàu cá, cấm sử dụng chất xung điện, chất nổ,
chất độc để khai thác thủy sản, nghiêm cấm môi giới
đưa tàu cá đi khai thác thủy sản trái phép tại vùng biển nước ngoài cho ngư dân
trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo UBND các
xã, phường, thị trấn tổ chức cho các chủ tàu cá đánh bắt xa bờ ký cam kết không
đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không
theo quy định.
- Tập trung thực hiện
quyết liệt công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trong hoạt động khai
thác thủy sản thuộc thẩm quyền, nhất là các hành vi vi phạm về IUU như vùng biển
khai thác, nghề khai thác.
3.2. Bộ chỉ huy Bộ đội
Biên phòng tỉnh:
- Chỉ đạo các đồn
Biên phòng tuyến biển bố trí lực lượng, phương tiện phối hợp với
Chi cục Thủy sản; Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đại diện Cảng
cá; UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện hiệu quả công tác thanh tra, kiểm
tra, kiểm soát nghề cá trên biển.
- Chỉ đạo các đồn
Biên phòng tuyến biển tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tại các cửa biển,
kiên quyết không cho tàu cá xuất bến đi
khai thác thủy sản khi không đầy đủ giấy
tờ, không đảm bảo các điều kiện an toàn cho người, tàu cá và các quy định khác
có liên quan, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm hoặc cố tình vi phạm theo quy
định Pháp luật hiện hành.
- Chủ trì phối hợp với
các đơn vị có liên quan và địa phương thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn, xử
lý tàu cá của tỉnh khai thác trái phép trên vùng biển nước ngoài.
3.2. Công an tỉnh:
Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác nắm bắt
tình hình, xác minh điều tra, xử lý nghiêm các tổ chức,
cá nhân môi giới đưa tàu cá và ngư dân đi khai thác thủy sản trái phép ở các
vùng biển nước ngoài.
3.4. Sở Ngoại vụ tỉnh:
Phối hợp với Công an tỉnh và các Sở, Ban ngành, địa phương có liên quan trong
việc xác minh nhân thân của các ngư dân bị nước ngoài bắt
giữ; báo cáo UBND tỉnh thực hiện công tác bảo hộ sớm đưa ngư dân về nước.
3.5. Sở
Thông tin và Truyền thông: Chủ trì phối hợp với các
đơn vị có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin và truyền thông đẩy
mạnh công tác tuyên truyền các quy định của Nhà nước về
khai thác thủy sản, tập trung vào Luật Thủy sản 2017, khai thác IUU.
3.6. Sở
Tài Chính: Phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh bố trí
kinh phí hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn, tập huấn và thanh tra, kiểm tra,
giám sát nghề cá theo Kế hoạch này.
3.7. Đài Phát thanh
và Truyền hình tỉnh: Tăng cường các chuyên mục
bài viết và thời lượng phát sóng để
tuyên truyền, phổ biến các quy định của Nhà nước về khai thác
thủy sản, tập trung vào Luật Thủy sản 2017, khai thác IUU.
3.8. Ban quản lý các
Cảng cá trên địa bàn tỉnh: Tổ chức tuyên truyền, hướng
dẫn cho các chủ tàu cá, thuyền trưởng các quy định về khai thác thủy sản tập
trung vào Luật Thủy sản 2017, khai thác IUU cũng như các nội dung trong Kế hoạch
này.
Trên đây là Kế hoạch
thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá theo hướng dẫn của Ủy ban Châu Âu.
UBND tỉnh yêu cầu các Sở, Ban ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố
nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu
có phát sinh vướng mắc, các Sở, Ban ngành và các đơn vị có liên quan phản ảnh về
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy
ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
Phụ
lục: Mẫu giấy kiểm tra, kiểm soát hoạt động khai thác thủy sản
SỞ
NN VÀ PTNT
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
………………………
|
GIẤY
XÁC NHẬN
KIỂM TRA, KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG
KHAI THÁC THỦY SẢN
|
Số:…………….
|
A.
KIỂM TRA KHI TÀU RỜI CẢNG
|
Thời gian tàu rời
cảng:…………………………..
|
1. Tên tàu: …………………………………………..Số
đăng ký:....................................................
Tên chủ tàu: …………………………………………Điện
thoại: .....................................................
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………..
2. Cảng/bến: …………………………………………Điện
thoại: ....................................................
Địa chỉ:
……………………………………………………………………………………………………..
3. Kiểm tra hồ sơ:
□ Giấy chứng nhận đăng
ký tàu cá □
Số đăng kiểm
□ Các chứng chỉ của
người làm việc trên tàu cá □
Giấy phép khai thác
□ Giấy
chứng nhận an toàn tàu cá □
Nhật ký khai thác
□ Giấy chứng nhận
an toàn thực phẩm đối với tàu trên 90CV
4. Kiểm tra thực
tế:
Kiểm tra trang bị
an toàn, thông tin liên lạc
□ Phương tiện cứu
sinh □ Thiết bị vô tuyến điện
□ Thiết bị khác…………..
□ Phương tiện tín
hiệu □ Thiết bị hàng hải
Thiết bị giám sát
hành trình
□ Có/Tên
thiết bị: ………………………………………. □
Không
Kiểm tra ngư cụ
khai thác (tên ngư cụ): ..................................................................................
□ Nghệ lưới kéo □
Nghề câu □ Nghề lưới vây
□ Nghề chụp mực □
Nghề lưới rê □ Nghề khác:........................................
□ Kích thước mắt
lưới đúng quy định
Số
lượng thuyền viên:
Chủ tàu/Thuyền trưởng
(Ký,
ghi rõ họ tên)
|
Văn phòng đại diện tại cảng
(Ký, đóng dấu xác nhận)
|
|
B.
KIỂM TRA KHI TÀU VÀO CẢNG
|
Thời gian tàu cập
cảng:…………………………
|
1. Cảng/bến:
Địa chỉ:
2. Khai báo sản lượng:
Mã loài
|
Tên loài
|
Ước tính sản lượng
|
Sản lượng khi cần/kiểm tra
|
Mã loài
|
Tên loài
|
Ước tính sản lượng
|
Sản lượng khi cần/kiểm
tra
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chủ
tàu/Thuyền trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Văn
phòng đại diện tại cảng
(Ký, đóng dấu xác nhận)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Sơ
đồ 1: Minh họa tổ chức triển khai kiểm tra, kiểm soát nghề cá
Phụ
lục 2: Sơ đồ minh họa quy trình kiểm tra trước khi tàu rời
cảng
Phụ
lục 3: Sơ đồ minh
họa quy trình kiểm tra khi tàu cập
cảng