BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 79/QĐ-TCLN-VP
|
Hà Nội,
ngày 09 tháng 02 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TUYÊN TRUYỀN LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP NĂM 2015 ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN
2020, GÓP PHẦN THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU NGÀNH LÂM NGHIỆP
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC LÂM
NGHIỆP
Căn cứ Quyết định số 59/2014/QĐ-TTg
ngày 22/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Tổng
cục,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án tuyên truyền lĩnh vực Lâm nghiệp năm 2015, định
hướng đến 2020, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp với các nội dung
chủ yếu sau:
1. Phạm vi, đối tượng của Đề án
- Đề án được triển khai đồng bộ, tập
trung tại Tổng cục Lâm nghiệp.
- Đề án được thực hiện trong năm 2015,
định hướng đến 2020.
2. Quan điểm, mục tiêu
2.1. Quan điểm
- Việc xây dựng và triển khai thực hiện
Đề án phải bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn về công tác tuyên truyền lĩnh vực nông nghiệp phát triển
nông thôn nói chung và lâm nghiệp nói riêng. Cụ thể hóa được một số yêu cầu, nhiệm
vụ tuyên truyền trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, Chiến lược phát
triển ngành lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 và các văn bản quy phạm
pháp luật có liên quan. Đồng thời, bám sát các nội dung chỉ đạo, điều hành của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như Tổng cục Lâm nghiệp, đặc biệt
là việc thực hiện Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng theo Quyết định số 57/QĐ-TTg
và Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn phê duyệt.
- Bảo đảm thực hiện tốt công tác quản
lý nhà nước của Tổng cục Lâm nghiệp; tiếp tục chuyển tải chủ trương xã hội hóa
nghề rừng để huy động hơn nữa sự vào cuộc của toàn xã hội trong việc thực hiện
quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần ứng phó
biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường.
- Công tác tuyên truyền phải kế thừa
được các thành quả trước đây đồng thời khắc phục hạn chế, kết hợp chặt chẽ,
tranh thủ các nguồn lực hợp tác quốc tế; các tổ chức chính trị xã hội; tổ chức
phi chính phủ trên các lĩnh vực.
- Phát huy thế mạnh của ứng dụng công
nghệ thông tin, khoa học công nghệ trong lâm nghiệp.
- Kết hợp với các chương trình, dự án,
đề án khác có liên quan trong quá trình thực hiện Đề án nhằm tăng hiệu quả
tuyên truyền.
- Ghi nhận những ý kiến phản hồi từ xã
hội, góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật.
2.2. Mục tiêu
Mục tiêu chung:
- Công tác tuyên truyền tại Tổng cục
Lâm nghiệp, được thực hiện một cách thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm theo từng
giai đoạn.
- Công tác tuyên truyền được tổ chức
thực hiện thông qua các hình thức phù hợp, tạo sự chuyển biến căn bản, toàn diện
về ý thức bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật
về bảo vệ và phát triển rừng của xã hội.
Mục tiêu cụ thể:
Năm 2015, công tác tuyên truyền
của Tổng cục Lâm nghiệp đạt được một số kết quả sau:
- Tổng cục Lâm nghiệp phê duyệt kế hoạch
truyền thông năm 2015 để các đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện.
- Tổ chức tập huấn về nghiệp vụ truyền
thông cho 100% cán bộ phụ trách truyền thông của các đơn vị.
- Chuyển tải đến toàn xã hội định kỳ
hàng Quý về kết quả bảo vệ và phát triển rừng, kết quả thực hiện và tái cơ cấu
Ngành ở 04 nội dung theo phê duyệt của Bộ.
- Thông tin về các lĩnh vực lâm nghiệp
được chuyển tải chính xác, kịp thời tới hệ thống cán bộ trong Ngành.
Đến năm 2020, công tác tuyên truyền
của Tổng cục Lâm nghiệp đạt được một số kết quả như sau:
- Công tác tuyên truyền để nâng cao nhận
thức về bảo vệ và phát triển rừng cho mọi tầng lớp nhân dân được coi trọng và
được bố trí nguồn lực thích đáng.
- Nâng cao năng lực truyền thông, phổ
biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ lâm nghiệp các cấp, đặc biệt là cấp xã và
vùng sâu, vùng xa.
- Từng bước đưa chuyên đề giáo dục bảo
vệ môi trường rừng vào giảng dạy trong các trường học phổ thông, tập trung trọng
điểm tại các trường phổ thông thuộc vùng đệm của các Vườn quốc gia của Tổng cục.
- Hệ thống thông tin quản lý ngành Lâm
nghiệp được cập nhật đầy đủ trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Lâm nghiệp
phục vụ nhu cầu tra cứu thông tin về Ngành của toàn xã hội.
3. Nội dung của Đề án
3.1. Nội dung tuyên
truyền
- Những vấn đề chung;
- Những nội dung trọng tâm:
+ Lĩnh vực bảo vệ rừng và phòng cháy,
chữa cháy rừng;
+ Lĩnh vực phát triển rừng;
+ Lĩnh vực quản lý, sử dụng rừng và
thương mại lâm sản;
+ Lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn
đa dạng sinh học và thực thi công ước CITES.
3.2. Hình thức biện
pháp tuyên truyền
- Biên soạn, phát hành hệ thống tài liệu
tuyên truyền;
- Xây dựng và nhân rộng mô hình điểm để
tuyên truyền;
- Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ
năng truyền thông cho đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông tại các đơn vị;
- Tổ chức tháng hành động theo chuyên
đề;
- Tổ chức hội thảo, tọa đàm, diễn đàn
đối thoại giữa cơ quan quản lý nhà nước và người dân, doanh nghiệp;
- Tổ chức cuộc thi viết “Rừng là cuộc
sống của tôi” định kỳ hàng năm;
- Tuyên truyền trên các phương tiện
thông tin đại chúng;
- Cung cấp thông tin tới đội ngũ cán bộ
xã, trạm kiểm lâm;
- Tổ chức giảng dạy ngoại khóa trong hệ
thống các trường tiểu học tại các xã có rừng;
- Xây dựng Cổng thông tin điện tử của
Tổng cục Lâm nghiệp.
4. Tổ chức thực hiện
4.1. Trách nhiệm của
các đơn vị thuộc Tổng cục
- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền hàng
năm, gửi Văn phòng Tổng cục tổng hợp, trình Tổng cục trưởng ban hành kế hoạch
tuyên truyền chung của Tổng cục.
- Tổ chức thực hiện và định kỳ 6 tháng
báo cáo kết quả, đánh giá hiệu quả hoạt động tuyên truyền của đơn vị mình với
Lãnh đạo Tổng cục thông qua Văn phòng Tổng cục.
4.2. Trách nhiệm của
Vụ Kế hoạch Tài chính
- Căn cứ nội dung tuyên truyền của các
đơn vị được Lãnh đạo Tổng cục phê duyệt, bố trí kinh phí từ các nguồn để thực
hiện.
- Giám sát các hoạt động thu chi đúng mục
đích, đúng đối tượng và đúng quy định của pháp luật.
4.3. Trách nhiệm của
Vụ Khoa học Công nghệ và Hợp tác quốc tế
Đưa nhiệm vụ tuyên truyền có trọng
tâm, trọng điểm vào các chương trình khoa học và hợp tác quốc tế của Tổng cục.
4.4. Trách nhiệm của
các Văn phòng, Chương trình, Dự án
Văn phòng Ban chỉ đạo Nhà nước về kế
hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020; Văn phòng công ước chống
Sa mạc hóa; Văn phòng Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam, Văn phòng Đối tác
hỗ trợ ngành Lâm nghiệp (FSSP);... Các chương trình, dự án hỗ trợ quốc tế do Tổng
cục Lâm nghiệp làm chủ dự án; Chương trình, dự án do các đơn vị, cá nhân trong
Tổng cục Lâm nghiệp thực hiện:
- Căn cứ nội dung Đề án chủ động xây dựng
kế hoạch và bố trí nguồn kinh phí thực hiện truyền thông của đơn vị mình đồng
thời phối hợp với đơn vị liên quan triển khai các hoạt động truyền thông bảo đảm
thiết thực, hiệu quả.
- Định kỳ 6 tháng báo cáo kết quả,
đánh giá hiệu quả hoạt động tuyên truyền của đơn vị mình với Lãnh đạo Tổng cục
thông qua Văn phòng Tổng cục.
4.5. Trách nhiệm của
Văn phòng Tổng cục
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị
liên quan tổ chức thực hiện Đề án. Xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để thực
hiện Đề án theo từng giai đoạn; đôn đốc tiến độ/kết quả thực hiện.
- Tổng hợp kế hoạch tuyên truyền của
các đơn vị theo năm, trình Tổng cục trưởng phê duyệt.
- Tổng hợp, báo cáo Tổng cục trưởng định
kỳ 6 tháng về công tác truyền thông của Tổng cục.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Tổng cục; Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 3;
- LĐTC (b/c);
- Lưu: VT, VP (TH).
|
KT. TỔNG CỤC
TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Bá Ngãi
|
ĐỀ ÁN
TUYÊN TRUYỀN
LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP NĂM 2015 ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020, GÓP PHẦN THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU
NGÀNH LÂM NGHIỆP
Hà Nội 2015
|
THÔNG TIN
CHUNG VỀ ĐỀ ÁN
Tên Đề án: Đề án tuyên truyền lĩnh vực
Lâm nghiệp năm 2015, định hướng đến 2020 góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành
Lâm nghiệp
Địa điểm thực hiện: Toàn quốc
Thời gian thực hiện: Năm 2015 - 2020
Cơ quan thực hiện: Tổng cục Lâm nghiệp
ĐỀ ÁN
TUYÊN
TRUYỀN LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020 GÓP PHẦN THỰC HIỆN TÁI
CƠ CẤU NGÀNH LÂM NGHIỆP
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG
ĐỀ ÁN
Rừng có vai trò quan trọng đối với cuộc
sống, không chỉ đối với nền kinh tế, bảo đảm an ninh quốc phòng, xóa đói giảm
nghèo, nâng cao đời sống của người dân, mà còn góp phần bảo vệ môi trường, bảo
tồn đa dạng sinh học, phòng chống thảm họa thiên nhiên và ứng phó với biến đổi
khí hậu.
Thời gian qua, ngành Lâm nghiệp Việt
Nam đã đạt nhiều thành tựu lớn. Độ che phủ rừng đã từng bước tăng từ 28% năm
1992 lên gần 40% năm 2011, 40,7% năm 2012, 41% năm 2013 và đang phấn đấu thực
hiện mục tiêu đến năm 2020 nâng lên 45%. Các kế hoạch về bảo vệ và phát triển rừng
được thực hiện trong nhiều năm qua. Từ Chương trình phủ xanh đất trống, đồi núi
trọc đến Chương trình trồng mới 5 triệu hecta rừng, hiện nay là Kế hoạch bảo vệ
và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 và Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp -
đó là những nỗ lực lớn của ngành Lâm nghiệp nhằm bảo vệ và phát triển màu xanh
cho đất nước.
Tuy nhiên, diện tích rừng có tăng
nhưng chất lượng và tính đa dạng sinh học của rừng tự nhiên vẫn còn thấp. Một số
nơi, diện tích rừng vẫn còn những tác động xấu, tình trạng vi phạm pháp luật về
bảo vệ và phát triển rừng vẫn xảy ra.
Nguyên nhân, một phần do nhận thức về
quản lý bảo vệ và phát triển rừng ở một bộ phận cấp ngành và xã hội chưa thực sự
đầy đủ. Các chính sách, pháp luật và các giải pháp chỉ đạo điều hành của Tổng cục
Lâm nghiệp/ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn còn chưa được hiểu và thực
hiện một cách thống nhất, đặc biệt ở những địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng
khó khăn.
Để thực hiện được các chỉ tiêu của
Ngành, giải quyết những hạn chế nêu trên, phát huy tốt những vai trò đã được khẳng
định thì ngành Lâm nghiệp rất cần sự phối hợp của các cấp, các ngành khác và sự
đồng thuận của toàn xã hội. Một trong những giải pháp được đề cập nhiều nhất và
là ưu tiên hàng đầu đó là đẩy mạnh công tác tuyên truyền.
Trong thời gian qua, hoạt động tuyên
truyền về ngành lâm nghiệp đã được Tổng cục Lâm nghiệp quan tâm thực hiện và mang
lại những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, về cơ bản hoạt động này còn chưa tập
trung, mang tính chất ngắn hạn và theo sự vụ. Cũng chưa có một đánh giá khoa học
nào về kết quả của hoạt động tuyên truyền trên mang lại. Ở cấp độ Tổng cục, hiện
chưa có một kế hoạch tuyên truyền mang tính chất lâu dài, hệ thống toàn diện.
Trong khi đó, các hướng dẫn, quy định pháp luật luôn đòi hỏi sự ủng hộ của các
bên liên quan, từ cán bộ quản lý nhà nước, các ban ngành tới cộng đồng.
Bên cạnh đó, những năm gần đây, truyền
thông phát triển mạnh mẽ và ngày càng chứng tỏ vai trò đối với các mặt của đời
sống xã hội. Truyền thông được đánh giá là một công cụ trợ giúp để cơ quan quản
lý thực hiện nhiệm vụ điều hành. Để có được sự hợp tác của các ngành liên quan
và xã hội nói chung, thì sự chủ động trong tuyên truyền của Tổng cục Lâm nghiệp
là nhiệm vụ hết sức cần thiết.
Xuất phát từ thực tế quản lý cũng như
những yêu cầu từ đời sống xã hội, để góp phần giải quyết những tồn tại nêu
trên, nhằm hoàn thành các nhiệm vụ được giao, việc xây dựng Đề án tuyên truyền
của Tổng cục Lâm nghiệp năm 2015, định hướng đến 2020 góp phần tham gia tái cơ
cấu Ngành, ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường là hết sức cần thiết và
cấp bách.
1.1. Cơ sở pháp lý của việc xây dựng Đề
án
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004, tại
Khoản 9, Điều 7 quy định tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ và phát triển
rừng là một trong 11 nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng;
Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn
2006 - 2020 nhấn mạnh việc coi trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức
cho các cấp, các ngành và người dân;
Quyết định 59/2014/QĐ-TTg ngày 22/10/2014
của Thủ tướng Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Tổng cục
Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tại Điều 2 quy định việc
tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lâm nghiệp là một nhiệm vụ
trọng tâm của Tổng cục Lâm nghiệp;
Quyết định 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012
phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020;
Quyết định số 1757/QĐ-BNN-TCLN ngày 01/8/2013
của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, ban hành Chương trình hành động thực hiện Đề án
Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp;
Quyết định số 957/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/5/2014
của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phê duyệt Kế hoạch hành động phát triển thị trường
gỗ và sản phẩm gỗ giai đoạn 2014 - 2020;
Quyết định số 774/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/5/2014
của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phê duyệt Kế hoạch hành động Nâng cao năng suất,
chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014 - 2020;
Quyết định số 919/QĐ-BNN-TCLN ngày 05/5/2014
của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phê duyệt Kế hoạch hành động Nâng cao giá trị gia
tăng sản phẩm gỗ qua chế biến giai đoạn 2014 - 2020;
Kế hoạch số 1391/QĐ-BNN-TCLN ngày 29/4/2014
của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về phát triển kinh tế hợp tác và liên kết theo chuỗi
giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp giai đoạn 2014 - 2020;
1.2. Yêu cầu từ thực tiễn
1.2.1. Thực trạng
công tác tuyên truyền của Tổng cục Lâm nghiệp
- Từ ngày được thành lập, hoạt động
tuyên truyền về ngành lâm nghiệp được Tổng cục Lâm nghiệp thực hiện tốt nhưng
chưa mang tính hệ thống. Hoạt động này thiếu chiến lược, chính sách và định hướng
thống nhất. Người dân và thậm chí cả lãnh đạo một số vùng khó khăn còn chưa nắm
bắt kịp thời, đầy đủ chủ trương, chính sách, tiến bộ khoa học, kỹ thuật của
ngành Lâm nghiệp.
- Các chương trình, dự án đã đầu tư lớn
cho hoạt động tuyên truyền, đạt được những kết quả nhất định nhưng chưa lồng
ghép vào các chương trình chung của Ngành nên chưa phát huy tối đa hiệu quả.
- Kinh phí đầu tư cho hoạt động này
dàn trải trên nhiều lĩnh vực bằng nhiều hình thức khác nhau. Chưa tuyên truyền
vào trọng điểm, chưa có định hướng chung và chưa có sự giám sát, đánh giá kết
quả thực hiện.
- Các lĩnh vực tuyên truyền tại các
đơn vị vẫn còn có sự chồng lấn, hình thức và đối tượng tuyên truyền còn chưa
rõ.
- Đối tượng là người dân và lãnh đạo
các địa phương (thôn bản, xã) chưa được cập nhật kịp thời. Hình thức tuyên truyền
hướng tới người dân bản địa chưa phong phú.
- Công tác tuyên truyền tại một số Vườn
quốc gia (VQG) được thực hiện tốt, có kế hoạch và cách làm phù hợp nên tạo được
ảnh hiệu quả nhất định. Rừng được bảo vệ, người dân hiểu và nắm chắc chính
sách. Mối quan hệ giữa đơn vị quản lý rừng và người dân địa phương chặt chẽ.
1.2.2. Nhu cầu, đòi hỏi
của thực tiễn
- Nhu cầu xuất phát từ thực tế khách
quan: Sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ của các loại hình và phương tiện truyền
thông trong thời đại thông tin và “thế giới phẳng”. Nhu cầu về thông tin và sự
minh bạch thông tin của người dân và toàn xã hội ngày càng lớn, trong đó có nhu
cầu thông tin về lĩnh vực lâm nghiệp.
- Đòi hỏi thực tế trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của Tổng cục Lâm nghiệp, nhất là quá trình thực
hiện Kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 và Đề án Tái cơ cấu
ngành Lâm nghiệp.
II. QUAN ĐIỂM, MỤC
TIÊU, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỀ ÁN
2.1. Quan điểm chỉ đạo xây dựng Đề án
- Việc xây dựng và triển khai thực hiện
Đề án phải bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn về công tác tuyên truyền lĩnh vực nông nghiệp phát triển
nông thôn nói chung và lâm nghiệp nói riêng. Cụ thể hóa được một số yêu cầu,
nhiệm vụ tuyên truyền trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, Chiến lược
phát triển ngành lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 và các văn bản quy
phạm pháp luật có liên quan. Đồng thời, bám sát các nội dung chỉ đạo, điều hành
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như Tổng cục Lâm nghiệp, đặc biệt
là việc thực hiện Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng theo Quyết định số 57/QĐ-TTg
và Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn phê duyệt.
- Bảo đảm thực hiện tốt công tác quản
lý nhà nước của Tổng cục Lâm nghiệp; tiếp tục chuyển tải chủ trương xã hội hóa
nghề rừng để huy động hơn nữa sự vào cuộc của toàn xã hội trong việc thực hiện
quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần ứng phó
biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường.
- Công tác tuyên truyền phải kế thừa
được các thành quả trước đây đồng thời khắc phục hạn chế, kết hợp chặt chẽ,
tranh thủ các nguồn lực hợp tác quốc tế; các tổ chức chính trị xã hội; tổ chức
phi chính phủ trên các lĩnh vực.
- Phát huy thế mạnh của ứng dụng công
nghệ thông tin, khoa học công nghệ trong lâm nghiệp.
- Kết hợp với các chương trình, dự án,
đề án khác có liên quan trong quá trình thực hiện Đề án nhằm tăng hiệu quả
tuyên truyền.
- Ghi nhận những ý kiến phản hồi từ xã
hội, góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật.
2.2. Mục tiêu và phạm vi của Đề án
2.2.1. Mục tiêu
chung:
- Công tác tuyên truyền tại Tổng cục
Lâm nghiệp, được thực hiện một cách thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm theo từng
giai đoạn.
- Công tác tuyên truyền được tổ chức
thực hiện thông qua các hình thức phù hợp, tạo sự chuyển biến căn bản, toàn diện
về ý thức bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật
về bảo vệ và phát triển rừng của xã hội.
2.2.2. Mục tiêu cụ thể
Năm 2015, công tác tuyên truyền
của Tổng cục Lâm nghiệp đạt được một số kết quả sau:
- Tổng cục Lâm nghiệp phê duyệt kế hoạch
truyền thông năm 2015 để các đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện.
- Tổ chức tập huấn về nghiệp vụ truyền
thông cho 100% cán bộ phụ trách truyền thông của các đơn vị.
- Chuyển tải đến toàn xã hội định kỳ
hàng Quý về kết quả bảo vệ và phát triển rừng, kết quả thực hiện và tái cơ cấu
Ngành ở 04 nội dung theo phê duyệt của Bộ.
- Thông tin về các lĩnh vực lâm nghiệp
được chuyển tải chính xác, kịp thời tới hệ thống cán bộ trong Ngành.
Đến năm 2020, công tác tuyên truyền
của Tổng cục Lâm nghiệp đạt được một số kết quả như sau:
- Công tác tuyên truyền để nâng cao nhận
thức về bảo vệ và phát triển rừng cho mọi tầng lớp nhân dân được coi trọng và
được bố trí nguồn lực thích đáng.
- Nâng cao năng lực truyền thông, phổ
biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ lâm nghiệp các cấp, đặc biệt là cấp xã và
vùng sâu, vùng xa.
- Từng bước đưa chuyên đề giáo dục bảo
vệ môi trường rừng vào giảng dạy trong các trường học phổ thông, tập trung trọng
điểm tại các trường phổ thông thuộc vùng đệm của các Vườn quốc gia của Tổng cục.
- Hệ thống thông tin quản lý ngành Lâm
nghiệp được cập nhật đầy đủ trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Lâm nghiệp
phục vụ nhu cầu tra cứu thông tin về Ngành của toàn xã hội.
2.2.3. Phạm vi và đối
tượng
Đề án được triển khai đồng bộ, tập
trung tại Tổng cục Lâm nghiệp.
Đề án được thực hiện trong năm 2015 và
định hướng đến 2020.
III. NỘI DUNG CỦA ĐỀ
ÁN
3.1. Nội dung tuyên truyền
Vai trò của rừng đối với đời sống con
người, đời sống xã hội.
Những văn bản quy phạm pháp luật, chủ
trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực lâm nghiệp và việc
chấp hành những văn bản trên trong thực tế. Ghi nhận dư luận xã hội, ý kiến phản
hồi phục vụ hoàn thiện chính sách, pháp luật.
Chủ trương xã hội hóa nghề rừng của
Ngành Lâm nghiệp, từng bước thay đổi nhận thức, tập quán canh tác, phương thức
sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp phù hợp với lộ trình Tái cơ cấu Ngành.
Quá trình và kết quả thực hiện các chỉ
tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ của Ngành.
Trong đó, tập trung tuyên truyền, phổ
biến những nội dung chủ yếu sau đây:
3.1.1. Bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa
cháy rừng
- Thông tin về các hoạt động bảo vệ rừng,
phòng cháy chữa cháy rừng, quản lý lâm sản. Hoạt động thực thi pháp luật về quản
lý bảo vệ rừng; đấu tranh ngăn ngừa, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo
vệ rừng trên phạm vi cả nước.
- Thống kê, kiểm kê theo dõi diễn biến
tài nguyên rừng và đất rừng; giao rừng, đất lâm nghiệp và quản lý, quy hoạch
nương rẫy trên phạm vi cả nước.
- Cảnh báo, dự báo nguy cơ cháy rừng,
phòng chống sâu bệnh hại rừng. Thông tin khoa học công nghệ lĩnh vực bảo vệ rừng,
phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý lâm sản. Những điển hình tiên tiến, tấm
gương về bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng.
- Những nỗ lực của Việt Nam trong thực
hiện các chương trình giảm mất rừng và suy thoái rừng.
- Những giải pháp chỉ đạo điều hành của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Lâm nghiệp trong thực hiện
trồng rừng thay thế theo pháp luật và Nghị quyết của Quốc hội.
3.1.2. Lĩnh vực phát triển rừng
- Quá trình thực hiện Kế hoạch bảo vệ
và phát triển rừng theo Quyết định số 57/QĐ-TTg , Đề án bảo vệ và phát triển rừng
ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường.
- Lộ trình, kế hoạch nâng cao năng suất,
chất lượng rừng trồng:
+ Nâng cao chất lượng giống cây trồng
lâm nghiệp, những giống mới, giống đảm bảo được áp dụng mang lại hiệu quả trong
thực tiễn... Công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.
+ Mô hình chuyển đổi rừng trồng gỗ nhỏ
sang gỗ lớn, trồng rừng nguyên liệu tập trung.
+ Kỹ thuật lâm sinh trồng, chăm sóc rừng,
chương trình khuyến lâm. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật gắn với sản xuất
lâm nghiệp.
- Công tác trồng rừng, phát triển lâm
nghiệp tại các địa phương gắn với xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, bảo
vệ môi trường và cải thiện đời sống nhân dân vùng có rừng. Phát triển cây trồng
lâm sản ngoài gỗ, các loài cây quý hiếm, khôi phục, phát triển rừng tự nhiên.
- Địa phương, đơn vị điển hình thực hiện
tốt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, hoàn thành kế hoạch trồng rừng trước thời
hạn, áp dụng giống mới, biện pháp lâm sinh tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao...
3.1.3. Lĩnh vực quản lý, sử dụng rừng
và thương mại lâm sản
- Quá trình thực hiện lộ trình tái cơ
cấu Ngành đối với kế hoạch nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm gỗ qua chế biến,
kế hoạch hành động phát triển thị trường gỗ, kế hoạch kinh tế hợp tác và liên kết
theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp.
- Quá trình thực hiện sắp xếp, đổi mới
và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp lâm nghiệp. Quản
lý sản xuất lâm nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.
- Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
tại Việt Nam. Thông tin ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ trong lĩnh
vực quản lý sản xuất lâm nghiệp. Hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản
lý sản xuất lâm nghiệp.
- Thông tin về sản xuất và thị trường
tiêu thụ lâm sản: phát triển lâm sản hàng hóa nguyên liệu, công nghiệp chế biến
gỗ và lâm sản ngoài gỗ, phát triển thương mại lâm sản, bảo quản, chế biến, xuất
nhập khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ theo phân công và thị trường tiêu thụ hàng hóa
lâm sản. Các hoạt động hợp tác quốc tế và mở cửa thị trường, tiếp thị và thương
mại lâm sản.
- Quá trình đàm phán và triển khai hiệp
định VPA/FLEGT của Liên minh Châu Âu và luật Lacey của Hoa Kỳ, thực hiện quyền
và nghĩa vụ nước thành viên của ITTO, các hiệp định hợp tác song phương...
- Thực hiện chính sách xã hội hóa nghề
rừng: chi trả dịch vụ môi trường rừng, chính sách đồng quản lý, chia sẻ lợi
ích,...
3.1.4. Lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên, bảo
tồn đa dạng sinh học và thực thi công ước CITES
- Hoạt động quản lý, bảo tồn hệ sinh
thái rừng, bảo tồn các loài động thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm gắn với thực
hiện cơ chế đồng quản lý, chia sẻ lợi ích, chi trả dịch vụ môi trường rừng, cho
thuê môi trường rừng.
- Các loài động thực vật rừng nguy cấp,
quý, hiếm và các hoạt động bảo vệ, khai thác, sử dụng bền vững. Hoạt động quản
lý các loài sinh vật ngoại lai trong rừng. Dữ liệu về bảo tồn hệ sinh thái rừng
trong hệ thống rừng đặc dụng.
- Giáo dục nâng cao nhận thức về bảo tồn
thiên nhiên, môi trường, quảng bá, tiếp thị du lịch sinh thái.
- Những nỗ lực, cam kết của Việt Nam
trong việc thực hiện công ước CITES, hoạt động hợp tác quốc tế về bảo tồn hệ
sinh thái rừng, bảo tồn đa dạng sinh học
3.2. Hình thức, biện pháp tuyên truyền
3.2.1. Biên soạn,
phát hành hệ thống tài liệu tuyên truyền
Biên soạn, phát hành các tài liệu phục
vụ công tác tuyên truyền sau đây:
- Hệ thống hóa các văn bản pháp luật
có liên quan mật thiết đến các lĩnh vực hoạt động lâm nghiệp;
- Tài liệu pháp luật Luật Bảo vệ và
Phát triển rừng 2004;
- Hỏi - đáp pháp luật về lâm nghiệp
dành cho cán bộ, công chức, viên chức cấp xã, huyện;
- Tờ gấp, cẩm nang tuyên truyền pháp luật
bảo vệ và phát triển rừng, kỹ thuật lâm sinh, biện pháp bảo vệ, khoanh nuôi tái
sinh rừng, bảo vệ động thực vật hoang dã quý hiếm, khai thác bền vững nguồn lợi
từ rừng,... bằng tiếng địa phương cho nhân dân tại những địa bàn có rừng;
- Xây dựng bộ tài liệu về quản lý bảo
vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học để tham gia giảng dạy trong
các chương trình ngoại khóa đối với học sinh cấp tiểu học, THCS trên địa bàn
các xã vùng đệm của 6 VQG thuộc Tổng cục. Đặc biệt, chú trọng giảng dạy tại các
trường tiểu học nội trú có con em đồng bào dân tộc.
Thời gian thực hiện: Năm 2015 - 2016
3.2.2. Xây dựng và
nhân rộng mô hình điểm để tuyên truyền
Xây dựng mô hình điểm cấp huyện về quản
lý bảo vệ rừng, ưu tiên làm điểm tại địa bàn, lĩnh vực còn yếu kém về nhận thức
trong quản lý bảo vệ rừng, nội dung gồm:
- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức quản lý
bảo vệ rừng, diễn đàn đối thoại, nói chuyện chuyên đề về quản lý bảo vệ rừng
trong cán bộ, công chức, viên chức cấp xã.
- Hỗ trợ tài liệu về quản lý bảo vệ rừng
theo mục tiêu đặt ra.
- Xây dựng panô, áp phích, tranh ảnh cổ
động,... tuyên truyền pháp luật về quản lý bảo vệ rừng.
- Bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng, nghiệp
vụ tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân tại mô hình điểm.
- Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động
tuyên truyền, giáo dục về quản lý bảo vệ tại mô hình điểm (tổ chức các buổi
tuyên truyền, phổ biến; nói chuyện chuyên đề, đối thoại; xây dựng và phát hành
tờ rơi, tờ gấp; tổ chức thi tìm hiểu về rừng dưới hình thức sân khấu hóa; tổ chức
các buổi thông tin lưu động sinh hoạt văn hóa, văn nghệ có nội dung tuyên truyền
pháp luật về quản lý bảo vệ rừng; thông qua hình thức cổ động trực quan, tổ chức
diễu hành...).
- Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm,
hướng dẫn nhân ra diện rộng.
Thời gian thực hiện:
- Chỉ đạo điểm: Năm 2016 - 2018;
- Tổng kết, hướng dẫn nhân rộng: 2018
- 2020.
3.2.3. Bồi dưỡng, tập
huấn kiến thức, kỹ năng truyền thông cho đội ngũ cán bộ làm công tác truyền
thông tại các đơn vị
Văn phòng Tổng cục chủ trì, phối hợp với
các đơn vị tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ truyền thông cho cán bộ phụ
trách công tác truyền thông tại các đơn vị. Hệ thống cán bộ cần đào tạo nghiệp
vụ truyền thông gồm: Các đơn vị thuộc Tổng cục, các Chi cục Kiểm lâm, Lâm nghiệp
các tỉnh, Vườn quốc gia,
Thời gian thực hiện: Định kỳ hàng năm
2015 - 2020.
3.2.4. Tổ chức tháng
hành động theo chuyên đề
- Xây dựng chiến dịch truyền thông:
“Tháng hành động” theo chủ đề từng năm, nhằm tạo điểm nhấn quan trọng hoạt động
tuyên truyền.
- Các đơn vị thuộc Tổng cục, các
chương trình, Dự án có liên quan; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh
(Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Lâm nghiệp) xây dựng chi tiết kế hoạch Tháng hành động
cho địa phương, đơn vị mình;
- Chủ đề tuyên truyền của Ngành được
căn cứ chương trình hành động từng năm của Tổng cục.
Thời gian thực hiện: Định kỳ hàng năm
2015 - 2020.
3.2.5. Tổ chức các hội
thảo, tọa đàm, diễn đàn đối thoại giữa cơ quan quản lý nhà nước, người dân và
doanh nghiệp
Nội dung: Về các chuyên đề quản lý bảo
vệ và phát triển rừng, thực hiện các chính sách mới của Ngành (chi trả và sử dụng
dịch vụ môi trường rừng,...) nhằm cung cấp thông tin, trao đổi, thảo luận, ghi
nhận kiến nghị, đề xuất từ người dân, doanh nghiệp và địa phương.
- Các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Tổng
cục thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, diễn đàn, tọa đàm giữa cơ quan quản
lý nhà nước và doanh nghiệp về chuyên đề cần truyền thông liên quan đến hoạt động
của đơn vị mình.
Thời gian thực hiện: Định kỳ hàng năm
2015 - 2020.
3.2.6. Tổ chức cuộc
thi viết “Rừng là cuộc sống của tôi”
- Văn phòng Tổng cục chủ trì phối hợp
với các đơn vị thuộc Tổng cục, phát động cuộc thi viết “Rừng là cuộc sống của
tôi” định kỳ hàng năm.
- Cuộc thi được thực hiện trên báo
Ngành.
- Giải thưởng cuộc thi viết hàng năm
được xác định là thành tích khen thưởng (nâng bậc lương, thưởng, ...) đối với
cán bộ, công chức, người lao động thuộc Tổng cục và các đơn vị trong khối ngành
Lâm nghiệp.
Thời gian thực hiện: Định kỳ hàng năm
(2015 - 2020)
3.2.7. Tuyên truyền
trên các phương tiện thông tin đại chúng
Văn phòng Tổng cục chủ trì phối hợp với
các cơ quan báo chí tổ chức thực hiện tuyên truyền lĩnh vực lâm nghiệp định kỳ
hàng năm. Cụ thể như sau:
- Tuyên truyền thông qua báo in, báo
điện tử để tuyên truyền về lĩnh vực lâm nghiệp. Biểu dương những điển hình, những
nhân tố mới trong công quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên,
đa dạng sinh học. Lên án, đấu tranh đối với những trường hợp tiêu cực, tàn phá
rừng, tàng trữ, buôn bán bất hợp pháp các loài động thực vật hoang dã, quý hiếm....
- Định kỳ hàng tháng, tổ chức họp báo để
cung cấp thông tin thời sự của Ngành cho các cơ quan truyền thông trong nước và
quốc tế nhằm đảm bảo thông tin của Ngành được cung cấp chính thống, đầy đủ, đa
chiều.
- Tuyên truyền trên Đài Tiếng nói Việt
Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình Thông tấn xã Việt Nam: Đưa tin sự kiện;
xây dựng phóng sự phát thanh, truyền hình; xây dựng clip ngắn, phim tư liệu,
phóng sự truyền hình để tuyên truyền quản lý bảo vệ rừng;
- Tăng dung lượng để phát động mạnh cuộc
thi viết “Rừng là cuộc sống của tôi” tới toàn xã hội.
- Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu
ngành Lâm nghiệp.
- Nâng cao hơn nữa hình ảnh chuyên
nghiệp của lãnh đạo ngành Lâm nghiệp với cơ quan truyền thông.
Thời gian thực hiện: Năm 2015 - 2020.
3.2.8. Cung cấp thông
tin tới đội ngũ cán bộ xã, trạm kiểm lâm
Chuyển tặng báo Nông nghiệp Việt Nam,
Nông thôn ngày nay tới đối tượng:
- Lãnh đạo phụ trách nông lâm nghiệp
UBND xã trong vùng đệm các Vườn quốc gia thuộc Tổng cục Lâm nghiệp;
- Trạm trưởng các trạm kiểm lâm/ đội
trưởng đội kiểm lâm cơ động/ Hạt trưởng hạt kiểm lâm các Vườn quốc gia trực thuộc
Tổng cục Lâm nghiệp.
3.2.9. Tổ chức giảng
dạy ngoại khóa về vai trò của rừng đối với cuộc sống con người trong hệ thống
các trường tiểu học tại các xã có rừng
Hạt Kiểm lâm các Vườn quốc gia thuộc Tổng
cục phối hợp với ngành giáo dục địa phương, tổ chức các chương trình giáo dục
ngoại khóa trong hệ thống các trường tiểu học tại khu vực các xã vùng đệm.
Nội dung chương trình giảng do Tổng cục
Lâm nghiệp thống nhất.
3.2.10. Xây dựng Cổng
thông tin điện tử của Tổng cục Lâm nghiệp
Cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin chỉ
đạo điều hành của Lãnh đạo Tổng cục lâm nghiệp tới người dân thông qua Cổng
thông tin điện tử của Tổng cục.
Tạo được phương thức truyền tải dễ hiểu,
dễ tra cứu, dễ tiếp cận đối với người sử dụng.
Có cơ chế khuyến khích đối với các cộng
tác viên, thông tin viên từ các địa phương, đơn vị.
Phân công trách nhiệm xây dựng nội
dung trên Cổng thông tin điện tử đối với từng lĩnh vực cụ thể cho các đơn vị
chuyên môn phụ trách.
Xây dựng giao diện cho thiết bị di động
thông minh.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
ĐỀ ÁN
4.1. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc
Tổng cục
- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền hàng
năm, gửi Văn phòng Tổng cục tổng hợp, trình Tổng cục trưởng ban hành kế hoạch
tuyên truyền chung của Tổng cục.
- Tổ chức thực hiện và định kỳ 6 tháng
báo cáo kết quả, đánh giá hiệu quả hoạt động tuyên truyền của đơn vị mình với
Lãnh đạo Tổng cục thông qua Văn phòng Tổng cục.
4.2. Trách nhiệm của Vụ Kế hoạch Tài
chính
- Căn cứ nội dung tuyên truyền của các
đơn vị được Lãnh đạo Tổng cục phê duyệt, bố trí kinh phí từ các nguồn để thực
hiện.
- Giám sát các hoạt động thu chi đúng mục
đích, đúng đối tượng và đúng quy định của pháp luật.
4.3. Trách nhiệm của Vụ Khoa học Công
nghệ và Hợp tác quốc tế
Đưa nhiệm vụ tuyên truyền có trọng
tâm, trọng điểm vào các chương trình khoa học và hợp tác quốc tế của Tổng cục.
4.4. Trách nhiệm của các Văn phòng,
Chương trình, Dự án
Văn phòng Ban chỉ đạo Nhà nước về kế
hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020; Văn phòng công ước chống
Sa mạc hóa; Văn phòng Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam, Văn phòng Đối tác
hỗ trợ ngành Lâm nghiệp (FSSP);... Các chương trình, dự án hỗ trợ quốc tế do Tổng
cục Lâm nghiệp làm chủ dự án; Chương trình, dự án do các đơn vị, cá nhân trong
Tổng cục Lâm nghiệp thực hiện:
- Căn cứ nội dung Đề án chủ động xây dựng
kế hoạch và bố trí nguồn kinh phí thực hiện truyền thông của đơn vị mình đồng
thời phối hợp với đơn vị liên quan triển khai các hoạt động truyền thông bảo đảm
thiết thực, hiệu quả.
- Định kỳ 6 tháng báo cáo kết quả,
đánh giá hiệu quả hoạt động tuyên truyền của đơn vị mình với Lãnh đạo Tổng cục
thông qua Văn phòng Tổng cục.
4.5. Trách nhiệm của Văn phòng Tổng cục
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên
quan tổ chức thực hiện Đề án. Xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để thực hiện
Đề án theo từng giai đoạn; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá kết quả thực
hiện.
- Tổng hợp kế hoạch tuyên truyền của
các đơn vị theo năm, trình Tổng cục trưởng phê duyệt.
- Tổng hợp, báo cáo Tổng cục trưởng định
kỳ 6 tháng về công tác truyền thông của Tổng cục..
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
5.1. Kinh phí thực hiện Đề án từ các
nguồn chủ yếu sau:
- Kinh phí hành chính hàng năm của Tổng
cục Lâm nghiệp;
- Văn phòng Ban chỉ đạo Nhà nước về kế
hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020; Văn phòng công ước chống
Sa mạc hóa; Văn phòng Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam, Văn phòng Đối tác
hỗ trợ ngành Lâm nghiệp (FSSP);...
- Các chương trình, dự án hỗ trợ quốc
tế do Tổng cục Lâm nghiệp làm chủ dự án.
- Chương trình, dự án do các đơn vị,
cá nhân trong Tổng cục Lâm nghiệp thực hiện.
5.2. Hàng năm căn cứ Đề án này và chức
năng, nhiệm vụ của mình, các đơn vị, chương trình, Dự án lập kế hoạch kinh phí
truyền thông trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định./.