Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 62/2019/QĐ-UBND 2019 Quy chế quản lý rừng cộng đồng Thừa Thiên Huế

Số hiệu: 62/2019/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Nguyễn Văn Phương
Ngày ban hành: 07/10/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 62/2019/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 07 tháng 10 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ quyết định về xây dựng, thực hiện Hương ước, Quy ước;

Căn cứ Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1534/TTr-SNNPTNT ngày 30 tháng 8 năm 2019 về việc ban hành Quy chế quản lý rừng cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý rừng cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 18 tháng 10 năm 2019.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã; Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Phương

 

QUY CHẾ

QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 62/2019/QĐ-UBND ngày 07/10/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng.

1. Phạm vi điều chỉnh: Quy chế này quy định các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng được nhà nước giao cho các nhóm hộ gia đình và cộng đồng dân cư quản lý và sử dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Đối tượng áp dụng:

a) Các cộng đồng dân cư thôn và nhóm hộ gia đình được nhà nước giao rừng để quản lý và sử dụng;

b) Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có rừng cộng đồng;

c) Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng.

Điều 2. Giải thích từ ngữ.

Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Cộng đồng bao gồm cộng đồng dân cư thôn và nhóm hộ gia đình.

2. Rừng cộng đồng là rừng tự nhiên do Nhà nước giao cho cộng đồng quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển.

3. Ban quản lý rừng cộng đồng là tổ chức do cộng đồng tự thành lập để điều hành các hoạt động có liên quan đến quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng.

4. Ban giám sát rừng cộng đồng là tổ chức do cộng đồng dân cư bầu chọn dưới sự chủ trì của Ban công tác Mặt trận thôn để thực hiện việc giám sát các hoạt động liên quan đến quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng.

5. Phương án quản lý rừng bền vững của cộng đồng là việc xác định mục tiêu; kế hoạch và biện pháp quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng trong thời gian 5 năm hoặc 10 năm.

6. Kế hoạch quản lý, bảo vệ và phát triển rừng hằng năm là kế hoạch về các hoạt động lâm nghiệp trong một năm của cộng đồng trên cơ sở Phương án quản lý rừng bền vững.

7. Quy ước bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng là quy ước do cộng đồng được giao rừng lập nhằm mục đích quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng theo quy định của pháp luật và Quy chế này.

Chương II

PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG

Điều 3. Xây dựng Phương án quản lý rừng bền vững

1. Khuyến khích cộng đồng tự xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện Phương án quản lý rừng bền vững (sau đây gọi tắt là Phương án) theo hướng dẫn tại Phụ lục III, ban hành kèm theo Thông tư số số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững.

Phương án được phê duyệt khi có trên 50% tổng số thành viên đại diện hộ gia đình trong cộng đồng tán thành.

2. Tùy theo điều kiện thực tế của mỗi cộng đồng, thời gian thực hiện Phương án quản lý rừng bền vững là từ 05 năm hoặc 10 năm, kể từ ngày phương án được phê duyệt. Trường hợp khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh diện tích rừng, đất lâm nghiệp có ảnh hưởng đến mục đích sử dụng của khu rừng hoặc khi cộng đồng có nhu cầu thay đổi kế hoạch quản lý, sản xuất, kinh doanh cộng đồng phải điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững đã phê duyệt.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm hướng dẫn cộng đồng xây dựng, thực hiện Phương án quản lý rừng bn vững và theo dõi việc thực hiện các hoạt động quản lý rừng bền vững của cộng đồng trên địa bàn theo nội dung, kế hoạch đã xác định trong Phương án quản lý rừng bền vững được phê duyệt.

Điều 4. Xây dựng Kế hoạch quản lý, bảo vệ và phát triển rừng hằng năm

1. Cộng đồng xây dựng và phê duyệt Kế hoạch quản lý, bảo vệ và phát triển rừng hằng năm theo mẫu hướng dẫn đính kèm Quy chế này (Phụ lục 1) để làm cơ sở tổ chức triển khai việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng.

2. Kế hoạch quản lý, bảo vệ và phát triển rừng hằng năm được thông qua khi có trên 50% số thành viên đại diện hộ gia đình trong cộng đồng tán thành.

3. Hạt Kiểm lâm cấp huyện có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch quản lý, bảo vệ và phát triển rừng hằng năm của cộng đồng.

Chương III

XÂY DỰNG QUY ƯỚC QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG CỘNG ĐỒNG

Điều 5. Xây dựng Quy ước quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng

1. Cộng đồng xây dựng Quy ước để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng được nhà nước giao theo mẫu hướng dẫn đính kèm Quy chế này (Phụ lục 2).

2. Nội dung của Quy ước quản lý, bảo vệ và phát triển rừng do cộng đồng quyết định, bao gồm một hoặc một số lĩnh vực của đời sống xã hội mà pháp luật chưa quy định; ghi nhận các phong tục, tập quán tốt đẹp và biện pháp để thực hiện quản lý, bảo vệ, khai thác và phát triển rừng cộng đồng như: Quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên trong cộng đồng trong việc bảo vệ và phát triển rừng; Quy định về bảo vệ rừng và huy động nội lực của cộng đồng để chăm sóc, nuôi dưỡng, phát triển những khu rừng Nhà nước giao cho cộng đồng quản lý (những khu rừng bảo vệ nguồn nước quan trọng, những khu rừng lịch sử, phong cảnh, tín ngưỡng của cộng đồng); Về khai thác, mua bán, vận chuyển gỗ và lâm sản; Về bảo vệ động vật rừng; Việc chăn thả gia súc trong rừng; Về phòng cháy chữa cháy rừng, sử dụng lửa trong rừng và các vấn đề phòng trừ sâu bệnh hại rừng; Về phát hiện, ngăn chặn những tác nhân xâm hại đến rừng, ngăn chặn người ở các địa bàn khác đến phá rừng làm rẫy, khai thác, mua bán, vận chuyển, săn bắt động vật rừng trái pháp luật trên địa bàn thôn và hành vi chứa chấp những việc làm sai trái đó; Việc tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong lĩnh vực bảo vệ, phát triển rừng; Việc phối hợp liên thôn để bảo vệ và phát triển rừng có hiệu quả; Quy định về việc xử lý những vi phạm về bảo vệ, phát triển rừng; Quy định về xây dựng, quản lý, sử dụng nguồn kinh phí từ đầu tư, hỗ trợ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng; Quy định cụ thể về chia sẻ lợi ích trong cộng đồng.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã hướng dẫn cộng đồng dân cư xây dựng và thực hiện Quy ước bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn phù hợp với quy định của pháp luật.

4. Trình tự soạn thảo, thông qua, công nhận Quy ước quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng thực hiện theo quy định của Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg ngày 08 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước.

Điều 6. Tổ chức thực hiện Quy ước quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng

1. Quy ước quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng sau khi được cộng đồng thông qua và công nhận của cấp có thẩm quyền phải được thông tin, phổ biến kịp thời, rộng rãi đến cộng đồng dân cư, các hộ gia đình, cá nhân để biết, thực hiện bằng một trong các hình thức sau đây:

a) Hội nghị của thôn, cuộc họp của các hộ gia đình;

b) Niêm yết công khai tại nhà văn hóa, điểm sinh hoạt cộng đồng;

c) Thông tin trên mạng lưới thông tin cơ sở;

d) Sao gửi Quy ước đến từng hộ gia đình, cá nhân;

đ) Hình thức khác phù hợp với điều kiện thực tế của cộng đồng dân cư.

2. Cộng đồng dân cư, hộ gia đình trong cộng đồng có trách nhiệm tự tìm hiểu, tôn trọng, tuân thủ và thực hiện Quy ước đã được công nhận và phê duyệt.

3. Cộng đồng dân cư có trách nhiệm theo dõi, báo cáo kết quả thực hiện Quy ước quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng với Ủy ban nhân dân cấp xã; tập hợp, phản ánh, đề nghị chính quyền cấp xã giải quyết kiến nghị của hộ gia đình, cá nhân trong cộng đồng về xây dựng, thực hiện Quy ước quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; định kỳ hằng năm đánh giá việc thực hiện Quy ước; rà soát, phát hiện, đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế Quy ước quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Chương IV

TỔ CHỨC QUẢN LÝ RỪNG CỦA CỘNG ĐỒNG

Điều 7. Ban quản lý rừng cộng đồng

1. Cộng đồng được thành lập Ban Quản lý để điều hành mọi hoạt động của cộng đồng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được nhà nước giao.

2. Ban Quản lý do cộng đồng dân cư bầu ra khi có trên 50% đại diện hộ gia đình trong cộng đồng bỏ phiếu hoặc biểu quyết tán thành.

3. Ban Quản lý có bốn (04) thành viên, gồm: 01 Trưởng ban, 01 Phó trưởng ban; 01 phụ trách kế toán, tài chính; 01 thư ký kiêm thủ quỹ.

4. Nhiệm vụ của Ban Quản lý:

a) Xây dựng và triển khai thực hiện Phương án quản lý rừng bền vững (nếu có); Kế hoạch quản lý, bảo vệ và phát triển rừng hằng năm;

b) Xây dựng và thực hiện kế hoạch tuần tra, bảo vệ rừng;

c) Xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn kinh phí của cộng đồng và thực hiện kế hoạch sử dụng kinh phí sau khi được cộng đồng thảo luận, thông qua;

d) Đại diện cho cộng đồng tham gia phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức, đơn vị trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;

đ) Đại diện cộng đồng tổ chức huy động các nguồn vốn, kinh phí từ các tổ chức, cơ quan phục vụ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;

e) Báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng định kỳ hoặc đột xuất cho Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan Kiểm lâm khi có yêu cầu theo mẫu hướng dẫn đính kèm Quy chế này (Phụ lục 3);

g) Các nhiệm vụ khác liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng.

5. Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với cơ quan Kiểm lâm hướng dẫn cộng đồng dân cư thành lập Ban Quản lý.

Điều 8. Ban giám sát rừng cộng đồng

1. Cộng đồng được thành lập Ban Giám sát để giám sát, kiểm tra các hoạt động liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng do nhà nước giao quản lý.

2. Ban Quản lý rừng cộng đồng phối hợp với Ban công tác Mặt trận khu dân cư tổ chức cuộc họp bầu ra Ban Giám sát rừng cộng đồng gồm 02 đến 03 thành viên.

3. Ban Giám sát thực hiện giám sát độc lập các hoạt động liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng; công tác thu, chi kinh phí tài chính của cộng đồng; tham gia, phối hợp xác minh các vụ việc vi phạm Quy ước quản lý rừng và các hoạt động khác liên quan đến quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng.

Điều 9. Tổ (Đội) bảo vệ rừng nòng cốt của cộng đồng

1. Cộng đồng được thành lập các Tổ (Đội) bảo vệ rừng nòng cốt để thực hiện tuần tra, bảo vệ rừng.

2. Ban Quản lý rừng cộng đồng tổ chức hội nghị để lựa chọn và thành lập các Tổ (Đội) bảo vệ rừng nòng cốt. Ưu tiên lựa chọn người có sức khỏe, am hiểu địa hình các khu rừng, có uy tín và năng lực tổ chức tuần tra.

3. Mỗi Tổ (Đội) có từ 03 đến 10 thành viên tùy theo quy mô của cộng đồng và điều kiện, vị trí, diện tích, khu vực rừng cộng đồng, bao gồm: 01 Tổ (Đội) trưởng; 01 Tổ (Đội) phó và các thành viên.

4. Tổ (Đội) bảo vệ rừng nòng cốt của cộng đồng thực hiện nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ rừng theo kế hoạch đã được lập. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp và các hành vi vi phạm Quy ước quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng.

Chương V

TUẦN TRA, BẢO VỆ RỪNG

Điều 10. Chế độ tuần tra, bảo vệ rừng

Cộng đồng tổ chức thực hiện công tác tuần tra, bảo vệ rừng theo định kỳ hoặc đột xuất như sau:

1. Tuần tra định kỳ: Căn cứ tình hình thực tế, Ban Quản lý rừng cộng đồng xây dựng kế hoạch tuần tra bảo vệ rừng định kỳ tối thiểu 02 lần trong 01 tháng.

2. Tuần tra đột xuất: Khi có thông tin, tin báo về các hành vi vi phạm liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển, sử dụng rừng hoặc các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng, Ban Quản lý rừng cộng đồng tổ chức tuần tra bảo vệ rừng đột xuất nhằm kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm.

Điều 11. Trách nhiệm, quyền hạn của Tổ (Đội) tuần tra, bảo vệ rừng

1. Khi thực hiện tuần tra, bảo vệ rừng Tổ (Đội) bảo vệ rừng có trách nhiệm:

a) Kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng; các hành vi vi phạm Quy ước bảo vệ rừng của cộng đồng và hành vi khác xâm hại đến tài nguyên rừng;

b) Tổ chức thực hiện phương án, biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng; phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân trong khu vực tham gia bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng;

c) Phân công, giám sát, phối hợp và giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên khi thực hiện tuần tra, bảo vệ rừng cộng đồng;

d) Trong quá trình tuần tra phải có ghi chép đầy đủ vào nhật ký tuần tra theo mẫu hướng dẫn đính kèm Quy chế này (Phụ lục 4);

đ) Báo cáo tình hình, kết quả tuần tra, bảo vệ rừng cho Ban Quản lý rừng cộng đồng khi kết thúc tuần tra.

2. Trong quá trình tuần tra bảo vệ rừng, trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; các hành vi vi phạm Quy ước cộng đồng và hành vi khác xâm hại đến tài nguyên rừng, Tổ (Đội) tuần tra có quyền:

a) Báo cáo trực tiếp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cán bộ Kiểm lâm địa bàn về các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng để kịp thời phối hợp xử lý;

b) Lập biên bản ghi nhận hành vi, sự việc vi phạm theo mẫu hướng dẫn đính kèm Quy chế này (Phụ lục 5);

c) Ghi nhận hình ảnh, lưu giữ lời nói của đối tượng vi phạm;

d) Thu giữ phương tiện, tang vật do đối tượng vi phạm để lại, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật;

đ) Thực hiện quyền phòng vệ chính đáng theo quy định của pháp luật.

Chương VI

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CỘNG ĐỒNG

Điều 12. Quyền của cộng đồng

Cộng đồng được nhà nước giao rừng để quản lý, bảo vệ và phát triển, có các quyền lợi sau đây: 

1. Các quyền chung quy định tại Điều 73 của Luật Lâm nghiệp;

2. Được hướng dẫn sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp, canh tác dưới tán rừng, chăn thả gia súc theo Quy chế quản lý rừng; được hỗ trợ phát triển kinh tế rừng, hỗ trợ phục hồi rừng bằng cây lâm nghiệp bản địa;

3. Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng theo quy định tại Điều 52 Luật Lâm nghiệp, rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 55 Luật Lâm nghiệp, rừng sản xuất là rừng tự nhiên theo quy định tại Điều 58 Luật Lâm nghiệp; được chia sẻ lợi ích từ rừng theo chính sách của Nhà nước; được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản khác trên đất trồng rừng do cộng đồng đầu tư.

4. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Nghĩa vụ của cộng đồng

Cộng đồng có nghĩa vụ sau đây:

1. Các nghĩa vụ chung quy định tại Điều 74 của Luật Lâm nghiệp;

2. Xây dựng, hoàn thiện, thực hiện quy ước quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phù hợp với quy định của Luật Lâm nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan;

3. Bảo đảm duy trì diện tích rừng được giao;

4. Không được phân chia rừng cho các thành viên trong cộng đồng dân cư;

5. Không được chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng rừng; thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng.

6. Phục hồi rừng bằng các loài cây bản địa từ nguồn kinh phí của cộng đồng nếu cộng đồng không chủ động phát hiện, để xảy ra phá rừng trái pháp luật.

7. Các nghĩa vụ khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.

Chương VII

QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGUỒN KINH PHÍ TỪ ĐẦU TƯ, HỖ TRỢ QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG

Điều 14. Nguồn kinh phí đầu tư, hỗ trợ quản lý rừng cộng đồng

1. Nguồn kinh phí phục vụ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng được hình thành từ các nguồn sau đây:

a) Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng;

b) Ngân sách nhà nước hỗ trợ cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;

c) Tiền tài trợ từ các chương trình, dự án, tổ chức, cá nhân cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng;

d) Các nguồn thu hợp pháp khác.

2. Ban Quản lý được đại diện cho cộng đồng mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng để thực hiện quản lý và sử dụng theo kế hoạch thu, chi đã được cộng đồng thông qua.

Điều 15. Sử dụng các nguồn kinh phí đầu tư, hỗ trợ quản lý rừng cộng đồng

1. Cộng đồng tự chủ xây dựng và thông qua kế hoạch thu, chi, sử dụng nguồn tiền đầu tư, hỗ trợ quản lý rừng cộng đồng đảm bảo nguyên tắc các khoản chi không vượt thu.

2. Nguyên tắc sử dụng nguồn kinh phí:

a) Phục vụ chủ yếu cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;

b) Được hỗ trợ, cho mượn, cho vay đối với thành viên trong cộng đồng để phát triển, ổn định kinh tế, nâng cao đời sống tinh thần, vật chất;

c) Hỗ trợ thành viên Tổ (Đội) nòng cốt tuần tra bảo vệ rừng bị tai nạn, thương tích khi tham gia tuần tra, bảo vệ rừng, mức hỗ trợ do cộng đồng quyết định.

d) Khuyến khích mua sắm phương tiện, dụng cụ, trang phục cho Tổ (Đội) nòng cốt bảo vệ rừng; đóng cột mốc ranh giới hoặc trồng cây chỉ thị; xây dựng bản thông báo, cảnh báo khu vực rừng cộng đồng.

3. Khuyến khích cộng đồng áp dụng định mức chi cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo tỷ lệ như sau:

a) Đối với cộng đồng có nguồn thu dưới 50.000.000 đồng/năm, tự chủ xây dựng và thông qua kế hoạch thu chi đảm bảo phù hợp với quy định tại Khoản 1 Khoản 2 Điều này;

b) Đối với cộng đồng có nguồn thu từ 50.000.000 đồng/năm trở lên, áp dụng định mức chi như sau để xây dựng và thông qua kế hoạch thu, chi:

- Chi cho công tác tuần tra bảo vệ rừng; tuyên truyền bảo vệ rừng; mua sắm phương tiện, dụng cụ, trang phục tuần tra, bảo vệ rừng tối đa 60% nguồn thu;

- Chi làm giàu rừng, phát triển rừng tối đa 10%;

- Hỗ trợ Ban quản lý và các hoạt động giám sát tối đa 10%;

- Trích hỗ trợ cho vay, cho mượn tối đa 10%;

- Chi hoạt động chung của cộng đồng: hội họp, văn phòng phẩm tối đa 5%;

- Trích dự phòng hỗ trợ ri ro, tai nạn khi tuần tra, bảo vệ rừng tối đa 5%.

4. Khuyến khích các cộng đồng tranh thủ sự đầu tư của các tổ chức, dự án để lập kế hoạch mua sắm và tập huấn sử dụng các thiết bị phục vụ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, như: máy vi tính, máy định vị và máy tính bảng, và các thiết bị khác.

5. Đối với nguồn kinh phí hỗ trợ từ các chương trình, dự án có quy định cụ thể cách thức, điều kiện quản lý, sử dụng, cộng đồng thực hiện việc quản lý và sử dụng nguồn tiền hỗ trợ theo mục đích, yêu cầu và phương thức chi theo quy định của từng chương trình, dự án đó.

Điều 16. Giám sát sử dụng nguồn kinh phí đầu tư, hỗ trợ quản lý rừng cộng đồng

1. Quá trình thực hiện kế hoạch sử dụng nguồn tiền, công tác thu, chi phải lập sổ theo dõi, ghi chép cụ thể, rõ ràng.

2. Các khoản mua sắm phải có hóa đơn, chứng từ đầy đủ theo quy định; các khoản chi phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng do cộng đồng thực hiện phải có xác nhận của Trưởng Ban quản lý, phụ trách kế toán và thủ quỹ.

3. Ban giám sát cộng đồng thực hiện giám sát việc quản lý và sử dụng nguồn kinh phí đầu tư, hỗ trợ quản lý rừng cộng đồng.

4. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh giám sát việc quản lý và sử dụng các khoản tiền từ nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Chương VIII

THU HỒI VÀ QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG

Điều 17. Thu hồi rừng đã giao cho cộng đồng

1. Nhà nước thu hồi rừng đã giao cho cộng đồng trong các trường hợp sau đây:

a) Cộng đồng sử dụng rừng không đúng mục đích, cố ý không thực hiện nghĩa vụ với nhà nước hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về Lâm nghiệp;

b) Cộng đồng không tiến hành hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng sau 12 tháng liên tục kể từ ngày được giao, trừ trường hợp bất khả kháng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận;

c) Cộng đồng tự nguyện trả lại rừng;

d) Rừng được nhà nước giao khi hết hạn mà không được gia hạn;

đ) Các trường hợp thu hồi đất có rừng khác theo quy định của Luật Đất đai.

2. Cộng đồng được bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật khi nhà nước thu hồi rừng vì mục đích Quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích Quốc gia, công cộng.

Điều 18. Quản lý rừng cộng đồng sau thu hồi

1. Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền thu hồi rừng đã giao cho cộng đồng đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 17 Quy chế này.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức quản lý rừng cộng đồng bị thu hồi để giao, cho thuê theo quy định của pháp luật.

Chương IX

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 19. Trách nhiệm các sở, ban, ngành và cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác quản lý rừng cộng đồng

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Là cơ quan đầu mối, chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành và các đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đôn đốc, triển khai, giám sát việc thực hiện nội dung bản Quy chế;

b) Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tăng cường công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên, hỗ trợ cộng đồng dân cư thực hiện các Phương án quản lý rừng bền vững, xây dựng các mô hình phát triển sinh kế nâng cao thu nhập cho người dân. Thực hiện đồng bộ các biện pháp ngăn chặn hiệu quả hành vi xâm hại tài nguyên rừng gắn với xử lý nghiêm các hành vi vi phạm;

c) Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan kêu gọi, huy động các nguồn lực trong và ngoài nước hỗ trợ kinh phí cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng;

d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, cộng đồng dân cư tham gia bảo vệ và phát triển rừng.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường:

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan thực hiện rà soát các diện tích rừng được giao cho cộng đồng, đảm bảo giao rừng đồng bộ với giao đất;

b) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước khác thuộc lĩnh vực quản lý của ngành tài nguyên và môi trường;

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường huy động nguồn lực, lồng ghép các chương trình, dự án thực hiện công tác quản lý rừng cộng đồng trên địa bàn tỉnh.

4. Sở Tài chính: Căn cứ nhu cầu, khả năng cân đối ngân sách của tỉnh tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí, phân bổ kinh phí thực hiện các chương trình, đề án, dự án về quản lý rừng cộng đồng và cải thiện sinh kế người dân đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

5. Sở Khoa học và Công nghệ: Lựa chọn đề xuất, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt thực hiện một số nhiệm vụ khoa học và công nghệ ứng dụng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng nhằm nâng cao thu nhập từ nghề rừng cho người dân.

6. Sở Văn hóa và Thể thao: Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức các hoạt động liên quan đến bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc gắn liền với công tác quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng cộng đồng.

7. Sở Du lịch: Nghiên cứu phát triển các dịch vụ du lịch, dịch vụ nghĩ dưỡng, sinh thái và các hoạt động khác liên quan đến rừng cộng đồng để phát huy tiềm năng, bản sắc của cộng đồng góp phần phát triển sinh kế và tăng cường hiệu quả quản lý rừng cộng đồng.

8. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh: Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc chi trả dịch vụ môi trường cho các cộng đồng. Hướng dẫn các cộng đồng về hồ sơ, thủ tục liên quan để thực hiện chi trả theo đúng quy định. Kiểm tra, giám sát việc thu, chi của các cộng đồng đối với nguồn tiền từ chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Điều 20. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban ngành liên quan thực hiện các nhiệm vụ, nội dung, hoạt động quản lý rừng cộng đồng được nêu trong bản Quy chế;

2. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các nội dung trong Quy chế này; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến giáo dục pháp luật về Lâm nghiệp tại địa phương;

3. Thực hiện nhiệm vụ thu hồi rừng đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 17 Quy chế này và thực hiện thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động lâm nghiệp.

4. Lồng ghép, bố trí nguồn kinh phí từ Ngân sách huyện để hỗ trợ cộng đồng thực hiện các hoạt động theo nội dung Quy chế này gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương;

5. Chỉ đạo, phân công Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế cấp huyện, Hạt Kiểm lâm tổ chức giao ban 06 tháng 01 lần; thành phần là Trưởng ban hoặc người đại diện của các Ban quản lý rừng cộng đồng, các tổ trưởng Tổ tuần tra, đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã theo dõi lĩnh vực quản lý rừng cộng đồng;

6. Chỉ đạo, phân công Hạt Kiểm lâm cấp huyện tham mưu tổ chức giao ban 01 năm 01 lần. Thành phần tham dự và nội dung do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.

Điều 21. Trách nhiệm của Hạt Kiểm lâm cấp huyện

1. Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện theo dõi, hướng dẫn, giám sát, chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng cộng đồng; chủ động phối hợp với các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn huyện để hỗ trợ cho các cộng đồng thực thi quyền chủ rừng.

2. Chỉ đạo Kiểm lâm địa bàn tham mưu Ủy ban nhân dân xã thực hiện:

a) Cập nhật, đối chiếu tình hình rừng của cộng đồng khi giao và thực tế biến động do các nguyên nhân để làm căn cứ điều chỉnh, cập nhật diễn biến tài nguyên rừng để quản lý;

b) Tổ chức họp giao ban tất cả các cộng đồng trên địa bàn theo Quy chế này.

c) Hướng dẫn cộng đồng phục hồi lại rừng theo Quy chế này và các quy định của pháp luật;

3. Hướng dẫn, phối hợp với cộng đồng xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về Lâm nghiệp.

4. Chủ trì giao ban 06 tháng 01 lần; tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức giao ban 01 năm 01 lần.

Điều 22. Trách nhiệm Ủy ban nhân dân cấp xã

1. Hướng dẫn cộng đồng xây dựng Quy ước quản lý rừng cộng đồng và chỉ đạo thực hiện.

2. Khuyến khích, hướng dẫn các cộng đồng chủ động xây dựng phương án phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng với các cộng đồng liền kề; quá trình thực hiện phối hợp có tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm định kỳ theo quý, 06 tháng và cả năm.

3. Chỉ đạo Kiểm lâm địa bàn:

a) Phối hợp với cộng đồng trong công tác tuần tra bảo vệ rừng; hỗ trợ và giám sát cộng đồng trong việc xây dựng và thực hiện Phương án quản lý rừng bền vững; Tổ chức thực hiện Kế hoạch quản lý, bảo vệ và phát triển rừng hằng năm;

b) Tham mưu tổ chức họp giao ban tất cả các cộng đồng trên địa bàn xã 03 tháng 01 lần tại Ủy ban nhân dân xã hoặc vị trí trung tâm để các cộng đồng tiện trong việc đi lại.

4. Tổ chức quản lý rừng cộng đồng bị thu hồi theo quy định của pháp luật; thực hiện thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động Lâm nghiệp; hướng dẫn, phối hợp với cộng đồng xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về Lâm nghiệp.

5. Tổ chức giám sát chéo giữa các cộng đồng được giao rừng. Thành phần, kinh phí thực hiện do Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định.

6. Thực hiện chế độ dân chủ tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

Điều 23. Trách nhiệm của Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước 01 thành viên Lâm nghiệp

Chủ động phối hợp và hỗ trợ các Tổ (Đội) bảo vệ rừng nòng cốt của cộng đồng nhằm bảo vệ tốt các diện tích rừng được giao và những diện tích rừng liền kề.

Điều 24. Điều khoản thi hành

Thủ trưởng các sở, ban, ngành, tổ chức liên quan trên địa bàn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có giao rừng cộng đồng có trách nhiệm:

1. Phổ biến, triển khai các quy định tại Quy chế này.

2. Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức thực hiện các nội dung trong Quy chế này.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc cần sửa đổi, bổ sung, các cơ quan, tổ chức phản ảnh bằng văn bản về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.

 

Phụ lục 1 - KẾ HOẠCH QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG HẰNG NĂM

UBND XÃ ……………..
CỘNG ĐỒNG …..

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

Thừa Thiên Huế, ngày       tháng       năm

 

KẾ HOẠCH

Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng hằng năm của cộng đồng ……………….
xã/phường/thị trấn….., huyện/thị xã….., tỉnh Thừa Thiên Huế

MỞ ĐẦU

Phần thứ nhất

THÔNG TIN CHUNG VÀ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Mục đích, thời gian xây dựng Kế hoạch quản lý, bảo vệ và phát triển rừng hằng năm của cộng đồng (Sau đây gọi là Kế hoạch Quản lý rừng cộng đồng):

- Mục đích: Thiết lập được Kế hoạch quản lý rừng cộng đồng gắn với Phương án quản lý rừng bền vững nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế tập thể, hộ gia đình, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học.

- Thời gian thực hiện kế hoạch:

2. Cơ cấu tổ chức:

Mô tả cơ cấu tổ chức của:

- Ban quản lý rừng cộng đồng:

- Ban giám sát cộng đồng:

- Tổ (Đội) bảo vệ rừng nòng cốt:

3. Đặc điểm của cộng đồng

- Số lượng hộ gia đình tham gia trong cộng đồng: mô tả về số lượng hộ gia đình tham gia (hoặc người đại diện gia đình tham gia vào công tác quản lý bảo vệ rừng cộng đồng)

- Tình hình dân sinh, kinh tế của cộng đồng

- Một số thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng của cộng đồng

II. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG

1. Tình hình rừng và đất rừng:

- Tổng diện tích rừng, trong đó:

+ Rừng phòng hộ (rừng tự nhiên, rừng trồng)

+ Rừng sản xuất (rừng tự nhiên, rừng trồng)

- Đặc điểm rừng và đất rừng của cộng đồng

- Xác định rõ những khu vực đất rừng có nguy cơ bị lấn, chiếm

TT

Khu vực có nguy cơ bị lấn, chiếm

Diện tích (ha)

Hiện trạng rừng

Tiểu khu

Khoảnh

Tên địa phương

 (đối với khu vực đó)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Tài nguyên thực vật rừng, động vật rừng phân bố trong khu vực

Nội dung này cần mô tả cụ thể về tài nguyên động, thực vật rừng của cộng đồng (những loài quý, hiếm, hoặc những loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao), xác định rõ những loài có nguy cơ bị khai thác, xâm hại trong ranh giới quản lý của cộng đồng

TT

Loài

Tiểu khu

Khoảnh

Tên địa phương khu vực phân bố

Số lượng (ước tính)

Nguy cơ bị xâm hại

I

Thực vật

 

 

 

 

 

1

Kiền kiền

 

 

 

50 cây

Cao

2

 

 

 

 

 

II

Động vật

 

 

 

 

 

1

Khỉ vàng

 

 

 

30 con

Trung bình

2

 

 

 

 

 

III

Lâm sản ngoài gỗ

 

 

 

 

 

1

Lá nón

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần thứ hai

KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

I. XÁC ĐỊNH CÁC NGUỒN LỰC ĐẦU VÀO:

1. Về kinh phí: Mô tả, xác định các nguồn lực hỗ trợ về kinh phí cho các hoạt động quản lý rừng của cộng đồng, bao gồm:

- Nguồn thu từ chi trả dịch vụ môi trường rừng;

- Nguồn thu từ kinh doanh các loại lâm sản (khi có điều kiện gây trồng như: rừng trồng, lâm sản ngoài gỗ: song, mây, cây thuốc…) thu hoạch từ khu rừng cộng đồng;

- Nguồn thu từ xử lý vi phạm Quy ước bảo vệ và phát triển rừng;

- Tiền đóng góp của cộng đồng;

- Tài trợ của các tổ chức/cá nhân (nếu có);

- Các khoản thu khác.

2. Về sự hỗ trợ (kỹ thuật, chính sách…) từ bên ngoài:

II. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CỤ THỂ

1. Kế hoạch tuần tra bảo vệ rừng:

Dựa trên các mô tả về hiện trạng tài nguyên rừng, cộng đồng lập kế hoạch tuần tra bảo vệ rừng theo các tuyến trọng điểm để quản lý bảo vệ các diện tích rừng có nguy cơ bị lấn, chiếm; và ưu tiên bảo vệ các khu vực có các loài động, thực vật, lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao

2. Kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng

Lập kế hoạch phòng cháy, chưa cháy rừng của cộng đồng; mô tả phương thức thực hiện khi có cháy rừng xảy ra (ai là người chỉ huy, thực hiện chữa cháy như thế nào? Kế hoạch phối hợp phòng cháy, chữa cháy rừng với các đơn vị liên quan…)

3. Khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh rừng; trồng lại rừng

- Xác định các khu vực tiến hành khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh rừng đối với các diện tích rừng nghèo hoặc chưa thành rừng (có thể tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia, đơn vị liên quan đến hoạt động này).

- Dự kiến nguồn chi để trồng lại rừng bằng cây bản địa đối với các khu vực đất trống hoặc trên diện tích rừng đã bị phá.

4. Làm giàu rừng

Xác định khu vực có khả năng thực hiện các biện pháp lâm sinh làm giàu rừng và thời gian thực hiện.

TT

Khu vực

Loài cây

Phương thức trồng

Nguồn vốn

Thời gian thực hiện

Tên địa phương

Tiểu khu, khoảnh, lô

1

 

 

Mây

Trồng ven khe

Cộng đồng đóng góp

2019

 

 

 

 

 

 

5. Kế hoạch khai thác lâm sản ngoài gỗ

- Mô tả phương pháp tiến hành đối với từng loại lâm sản ngoài gỗ: dựa trên mô tả tài nguyên lâm sản ngoài gỗ (mục 2. Tài nguyên thực vật rừng, động vật rừng phân bố trong khu vực của phụ lục này), cộng đồng xác định các khu vực có tiềm năng khai thác cao để lập kế hoạch khai thác cụ thể.

Năm khai thác

Loài

Đơn vị tính

Số lượng

Địa điểm

2019

Lá nón

Kg

1000

Tiểu khu…, khoảnh…, lô…

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

6. Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng

Phần thứ ba

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Trách nhiệm của:

- Ban quản lý rừng cộng đồng

- Ban giám sát cộng đồng

- Tổ (Đội) bảo vệ rừng nòng cốt

- Các thành viên trong cộng đồng

 

Phụ lục 2 - QUY ƯỚC QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG CỘNG ĐỒNG

UBND XÃ ……………..
CỘNG ĐỒNG ………..

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

Thừa Thiên Huế, ngày       tháng       năm

 

QUY ƯỚC

Quản lý quản lý, bảo vệ và phát triển rừng rừng cộng đồng …..,
xã/phường/thị trấn….., huyện/thị xã….., tỉnh Thừa Thiên Huế

I. Căn cứ pháp lý

II. Những thông tin chung

1. Mục đích xây dựng quy ước quản lý rừng cộng đồng

2. Mục tiêu cụ thể:

(Việc xây dựng Quy ước nhằm đạt được các mục tiêu về kinh tế, xã hội, môi trường và gìn giữ văn hóa truyền thống của cộng đồng...)

3. Quá trình hình thành cộng đồng

4. Hiện trạng tài nguyên rừng được giao cho cộng đồng

Hiện trạng tài nguyên rừng 

- Nêu hiện trạng tài nguyên rừng của cộng đồng

- Tổng diện tích rừng, trong đó:

+ Rừng phòng hộ (rừng tự nhiên, rừng trồng)

+ Rừng sản xuất (rừng tự nhiên, rừng trồng)

Tài nguyên thực vật rừng, động vật rừng phân bố trong khu vực

TT

Loài

Khu vực phân bố

Số lượng

Hình thức phát hiện

I

Động vật

1

Voọc chà vá chân nâu

Tiểu khu, khoảnh, lô

30 con

Thấy dấu hiệu thức ăn, nghe tiếng hót

...

 

 

 

 

II

Thực vật

1

Kiền kiền

Tiểu khu, khoảnh, lô

20 cây

Nhìn thấy trực tiếp

...

 

 

 

 

III. Nội dung Quy ước quản lý rừng của cộng đồng

Chương I: Quy định chung

Chương II: Quy định cụ thể

1. Quy định đốt nương làm rẫy gần rừng

2. Quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng

3. Quy định về khai thác, mua bán, vận chuyển gỗ và lâm sản

4. Quy định về việc chăn thả gia súc

5. Săn bắt động vật rừng

6. Quy định về quản lý, sử dụng tiền đầu tư, hỗ trợ quản lý rừng cộng đồng

Chương III: Tổ chức thực hiện

7. Trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người dân trong thôn

8. Trách nhiệm và nghĩa vụ của Ban Quản lý rừng cộng đồng thôn

Chương IV: Xử lý vi phạm Quy ước và Khen thưởng

9. Quy định về xử lý vi phạm Quy ước:

- Khai thác gỗ trái phép

- Khai thác măng các loại

- Khai thác củi

- Các loại cây thuốc

- Khai thác tre, trúc, giang, nứa

- Lá dong, lá nón và các loại lá khác

- Các loại củ

- Mật ong

- Thu hái các loại quả

- Khai thác song mây

- Săn bắt động vật hoang dã trái phép

- Chăn thả gia súc

10. Khen thưởng

 

 

TM. BAN QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG THÔN...
TRƯỞNG BAN

 

Phụ lục 3 - BÁO CÁO CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG

UBND XÃ ……………..
CỘNG ĐỒNG ………..

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

Thừa Thiên Huế, ngày       tháng       năm

 

BÁO CÁO

Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng …..,
xã/phường/thị trấn….., huyện/thị xã….., tỉnh Thừa Thiên Huế, Quý…, năm…

Kính gửi: UBND xã….

A. Nội dung báo cáo

TT

Nội dung

ĐVT

Kết quả

I

Thông tin chung

 

 

1

Số thành viên trong cộng đồng

người

 

2

Tổng diện rừng được giao

ha

 

II

Hoạt động tuần tra rừng cộng đồng

 

 

1

Số đợt tuần tra

đợt

 

2

Tổng số công tham gia tuần tra trong Quý

công

 

3

Số vụ phát hiện vi phạm

vụ

 

4

Tạm giữ tang vật, phương tiện trong đó:

 

 

a

Gỗ

m3

 

b

Lâm sản khác

m3 (kg, con…)

 

c

Phương tiện

 

5

Số vụ cháy rừng

vụ

 

6

Diện tích rừng bị thiệt hại do cháy

ha

 

7

Số vụ phá rừng

vụ

 

8

Diện tích rừng bị phá

ha

 

III

Hoạt động thu hái lâm sản phụ

 

 

1

Mây

đốt

 

2

Măng

kg

 

3

Mật ong

lít

 

4

Tre, nứa

cây

 

5

Hạt ươi

kg

 

6

 

 

IV

Hoạt động tài chính

 

 

1

Tồn Quỹ quý trước chuyển sang

đồng

 

2

Tổng thu trong quý

đồng

 

3

Tổng chi trong quý

đồng

 

4

Tồn Quỹ cuối quý

đồng

 

B. Tồn tại, khó khăn

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

C. Kế hoạch Quý tiếp theo

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

D. Kiến nghị, đề xuất

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Hạt Kiểm lâm…;
- KLĐB xã…;
- Lưu: BQLRCĐ…

TM. BAN QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG
TRƯỞNG BAN

 

Phụ lục 4 - NHẬT KÝ TUẦN TRA RỪNG

UBND XÃ ……………..
CỘNG ĐỒNG ………..

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

Thừa Thiên Huế, ngày       tháng       năm

 

NHẬT KÝ TUẦN TRA RỪNG

Cộng đồng ….., xã/phường/thị trấn…..,
 huyện/thị xã….., tỉnh Thừa Thiên Huế

I. Hướng dẫn ghi chép nhật ký tuần tra rừng

- Phải ghi chép vào phiếu tất cả các đợt tuần tra, đánh số thứ tự vào cột (1).

- Nếu đi tuần tra 1 đợt 2 ngày trở lên thì ghi ở cột (2) từ ngày... đến ngày...

- Tên người đi tuần tra ở cột (3) chi cần ghi tên là được

- Đợt tuần tra không phát hiện những hành vi vi phạm thì ghi vào cột (4) “Bình thường”

- Nếu khi đi tuần tra phát hiện các trường hợp như: (1) Khai thác gỗ; (2) Phá rừng; (3) Cháy rừng; (4) Gặp thú rừng; (5) Săn, bắt, bẫy động vật rừng;... Cần ghi đầy đủ các nội dung: Việc gì? Ai làm? Loại gì? Bao nhiêu? Giải quyết ra sao?

Ví dụ:

TT

Ngày tuần tra

Người đi tuần tra

Khu vực tuần tra

Ghi nhận tình hình khi đi tuần tra

Ký xác nhận

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

1

15/4/2018

A Lua + Văn Nở + Nôm

Khe Kiền Kiền

Có 2 người ngoài xã vào rừng định chặt cây ở lô 2 Kh 1 Tk 360, bị Tổ tuần tra đuổi về

 

2

30/4/2018

Hồng + Trung + Bương

Khe Ka Đẩu

Ông A trong thôn đang phát rẩy trái phép ở lô 3 Kh 2 Tk 360, gầm 10 m2, bị Tổ tuần tra lập biên bản ghi nhận sự việc

 

3

15/5/2018

Thân + Ka + Cao

Khe A Gìu

Có người đốt ong ở lô 3 Kh 1 TK 360 làm cháy cây bụi, Tổ tuần tra lập biên bản ghi nhận sự việc

 

4

30/5/2018

Câu + Thư + Biu

Cha Linh - Mù Nú

Gặp 1 đàn heo rừng 5 con ở lô 4 Kh 2 TK 360

 

5

15/6/2018

A Lua + Văn Nở + Nôm

Khe Mệ

Bình thường

 

 

NHẬT KÝ TUẦN TRA RỪNG

Cộng đồng ….., xã/phường/thị trấn…..,
 huyện/thị xã….., tỉnh Thừa Thiên Huế

TT

Ngày tuần tra

Người đi tuần tra

Khu vực  tuần tra

Ghi nhận tình hình khi đi tuần tra

Ký xác nhận

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 5 - BIÊN BẢN GHI NHẬN HÀNH VI, SỰ VIỆC VI PHẠM TRONG QUÁ TRÌNH TUẦN TRA BẢO VỆ RỪNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BIÊN BẢN

Ghi nhận hành vi, sự việc vi phạm trong quá trình tuần tra bảo vệ rừng

Hôm này, vào hồi… giờ…phút, ngày…tháng…năm… tại…, chúng tôi gồm:

1. Đại diện Tổ (Đội) bảo vệ rừng nòng cốt:

- Ông/bà:................................................... , chức vụ:...................................................

- Ông/bà:................................................... , chức vụ:...................................................

- Ông/bà:................................................... , chức vụ:...................................................

2. Đại diện đơn vị phối hợp (nếu có):

- Ông/bà:................................................... , chức vụ:...................................................

- Ông/bà:................................................... , chức vụ:...................................................

- Ông/bà:................................................... , chức vụ:...................................................

3. Người vi phạm (nếu có):

- Ông/bà:................................................... , nghề nghiệp/chức vụ:................................

Địa chỉ:.........................................................................................................................

4. Người chứng kiến (nếu có):

- Ông/bà:................................................... , nghề nghiệp/chức vụ:................................

Địa chỉ:.........................................................................................................................

NỘI DUNG:

Trong quá trình tuần tra bảo vệ rừng, chúng tôi tiến hành lập biên bản ghi nhận sự việc như sau:

Ghi rõ các vấn đề phát hiện được trong khi tuần tra: nêu cụ thể hành vi vi phạm (phá rừng, khai thác rừng…), mức độ thiệt hại, phát hiện được đối tượng vi phạm hay không?...

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

Tang vật, phương tiện:

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

Chúng tôi đã yêu cầu ông/bà......................... chấm dứt ngay hành vi vi phạm và............

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

Biên bản kết thúc vào hồi…giờ…phút cùng ngày, được lập thành…bản, có giá trị pháp lý như nhau; đã đọc lại cho những người có tên trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho cá nhân vi phạm 01 bản./.

 

NGƯỜI VI PHẠM

NGƯỜI CHỨNG KIẾN

NGƯỜI PHỐI HỢP

ĐẠI DIỆN TỔ (ĐỘI) BẢO VỆ RỪNG

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 62/2019/QĐ-UBND ngày 07/10/2019 về quy chế quản lý rừng cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.271

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.166.193
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!