Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 62/2006/QĐ-BNN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Cao Đức Phát
Ngày ban hành: 16/08/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 62/2006/QĐ-BNN

Hà Nội, ngày 16 tháng 8 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2006-2020

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ  Pháp lệnh giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11 đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI thông qua ngày 24/3/2004;
Căn cứ  Quyết định số 17/2006/QĐ-TTg ngày 20/01/ 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Quyết định số 225/1999/QĐ-TTg ngày 10/12/1999 về Chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp đến năm 2010;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược phát triển giống cây lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020, với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Mục tiêu của Chiến lược:

a) Mục tiêu tổng quát:

Xây dựng ngành giống lâm nghiệp hiện đại, đảm bảo cung cấp đủ giống có chất lượng cao phục vụ nhu cầu trồng rừng; áp dụng khoa học công nghệ mới theo hướng sử dụng ưu thế lai, từng bước áp dụng công nghệ sinh học trong lai tạo giống, giữ được tính đa dạng sinh học; hình thành hệ thống sản xuất và dịch vụ giống cây lâm nghiệp được quản lý chặt chẽ, phù hợp với cơ chế thị trường.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Mục tiêu về cung cấp giống: đến năm 2010 bảo đảm cung cấp 60% giống từ nguồn giống được công nhận, trong đó 40% giống từ nhân giống sinh dưỡng cho trồng rừng; đến năm 2015 bảo đảm cung cấp 80% giống từ nguồn giống được công nhận, trong đó 50% giống từ nhân giống sinh dưỡng cho trồng rừng.

- Mục tiêu về quản lý giống: đến hết năm 2006 xây dựng và hoàn thiện đầy đủ các văn bản có liên quan đến quản lý giống cây lâm nghiệp, đến hết năm 2008 cơ bản hoàn thành các tiêu chuẩn kỹ thuật về giống cây lâm nghiệp; hoàn thiện bộ máy và công cụ quản lý đủ để kiểm soát chất lượng giống cây lâm nghiệp theo thủ tục giám sát chuỗi hành trình giống đối với các loài cây trồng chính vào năm 2007.

- Mục tiêu về nghiên cứu giống: chọn tạo được nhiều giống mới có năng suất cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại và các điều kiện bất lợi. Đảm bảo rừng được trồng từ sau năm 2020, đối với cây mọc nhanh năng suất bình quân 30m3/ha/năm, cây gỗ lớn đạt 15m3/ha/năm.

- Mục tiêu về nguồn lực: Đến năm 2010, về cơ bản bảo đảm đủ cán bộ, nhân viên hoạt động trong lĩnh vực giống bao gồm cả nghiên cứu, sản xuất và cung ứng giống. Trang thiết bị, vật tư kỹ thuật quan trọng được hiện đại ngang bằng với các nước trong khu vực. Hình thành mạng lưới sản xuất và cung ứng giống theo hướng xã hội hoá nghề giống cây lâm nghiệp với nhiều thành phần tham gia (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình và cá nhân).

2. Nội dung của Chiến lược:

2.1 Định hướng về sản xuất, cung ứng giống cây lâm nghiệp

a) Loài cây ưu tiên phát triển giống:

- Nhóm cây lấy gỗ phục vụ trồng rừng kinh tế:

+ Gỗ lớn: Dầu rái, Tếch, Xoan ta, Thông caribea, Sao đen, Keo các loại.

+ Gỗ nhỏ: Các giống được công nhận của các loài Bạch đàn, Keo, Tràm.

- Nhóm loài cây trồng làm giàu rừng, trồng bổ sung trong khoanh nuôi rừng: Giổi xanh, Giổi nhung, Lát hoa, Re gừng, Chiêu liêu, Sồi phảng, Huỷnh, Vạng trứng, Xoan đào, Muồng đen.

- Nhóm loài cây lâm sản ngoài gỗ: Quế, Hồi, Sở, Trám, Tre trúc, Song mây, Trầm gió, Thông nhựa.

- Nhóm loài cây trồng rừng phòng hộ: Phòng hộ đầu nguồn gồm các loài cây như trong làm giàu rừng; phòng hộ đất cát ven biển: Xoan chịu hạn, Trôm, Phi lao, Keo chịu hạn; phòng hộ đất ngập nước: Tràm, Đước, Vẹt,  Mấm trắng.

b) Xây dựng hệ thống nguồn giống

- Quy hoạch hệ thống nguồn giống trong phạm vi cả nước trên cơ sở rà soát đăng ký lại nguồn giống hiện có.

- Tuyển chọn bổ sung nguồn giống mới để tác động chuyển hoá (khoảng 2.700 ha).

- Xây dựng khoảng 2.900 ha rừng giống, vườn giống mới chất lượng cao theo hướng: rừng giống cho các loài cây có biến dị di truyền không lớn hoặc trồng trên diện tích nhỏ, trên cơ sở chọn lọc cây trội để lấy vật liệu nhân giống; vườn giống hữu tính cho các loài cây bản địa dài ngày để vừa cung cấp giống được cải thiện vừa bảo tồn nguồn gen; vườn giống vô tính cho các loài cây mọc nhanh bản địa hoặc nhập nội có khả năng nhân giống sinh dưỡng, để nhanh chóng có giống chất lượng cao và cung cấp vật liệu gốc.

- Tổ chức đăng ký và cấp chứng chỉ cho rừng giống, vườn giống đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp

- Nhập giống: bao gồm cả nhập giống còn thiếu và giống mới cho chương trình phát triển rừng trong tương lai.

- Cập nhật thông tin hệ thống nguồn giống hàng năm

c)  Xây dựng hệ thống vườn ươm, nuôi cấy mô: Trên cơ sở số lượng cây con sản xuất hàng năm 760 triệu cây các loại từ hạt, giâm hom, nuôi cấy mô.

- Xây dựng 3 vườn ươm bằng công nghệ nhân giống và công nghệ vườn ươm hiện đại ở 3 vùng Bắc Bộ, Bắc Trung bộ và Nam Trung bộ

- Những tỉnh có diện tích trồng rừng lớn ≥ 10.000ha/năm có thể xây dựng một vườn ươm quy mô lớn (công suất ≥ 1 triệu cây/năm ).

- Số lượng vườn ươm nhân giống:

+ Vườn ươm từ hạt: đã có 135, xây dựng thêm 65 vườn công suất 1triệu cây/năm.

+ Vườn ươm giâm hom: đã có 192, xây dựng thêm 158

+ Phòng nuôi cấy mô: Đã có 43, xây dựng thêm 57

d) Thiết lập và đi vào hoạt động mạng lưới giống lâm nghiệp với sự điều phối đồng bộ, thống nhất

- Các thành viên trong mạng lưới giống gồm: cơ quan quản lý nhà nước (Bộ Nông nghiệp và PTNT, các Sở Nông nghiệp và PTNT); cơ quan nghiên cứu, phát triển; chủ nguồn giống; đơn vị sản xuất giống (hạt giống và cây con); đơn vị dịch vụ giống và người sử dụng giống.

- Hoạt động mạng lưới giống lâm nghiệp trên cơ sở quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn giống đã được tuyển chọn và công nhận, có sự phối hợp chặt chẽ của mọi thành phần có liên quan từ chủ nguồn giống, nhà sản xuất giống, người cung ứng giống đến người sử dụng giống dưới sự kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, đảm bảo đưa giống tốt đến người sử dụng, nâng cao chất lượng và năng suất rừng trồng.

2.2 Định hướng nghiên cứu giống cây lâm nghiệp

Tập trung vào các loài cây trồng rừng ưu tiên để nâng cao năng suất lên 20-50% so với hiện nay, coi trọng cả cây nguyên liệu mọc nhanh, cây gỗ lớn và cây lâm sản ngoài gỗ, cây nhập nội và cây bản địa; giải quyết đồng bộ nghiên cứu chọn tạo giống và nhân giống  với nghiên  cứu biện  pháp lâm  sinh để  thâm canh  tăng năng  suất  rừng trồng; kế thừa các kết quả nghiên cứu chọn tạo giống của giai đoạn trước và các tiến bộ kỹ thuật về giống của nước ngoài (công nghệ sinh học, công nghệ gen và giống mới có năng suất cao).

Giai đoạn 2006-2010: tập trung chọn lọc cây trội, khảo nghiệm hậu thế và khảo nghiệm dòng vô tính; ưu tiên cho nghiên cứu lai giống trong đó chú trọng cả lai giống theo phương pháp truyền thống và cả áp dụng công nghệ sinh học; xây dựng rừng giống và vườn giống cho các loài cây trồng lâm nghiệp chính; nhanh chóng nhập giống mới có năng suất cao, đưa tỷ lệ giống được cải thiện lên hơn 40%, cuối giai đoạn năng suất rừng trồng bình quân đạt 25m3 /ha/năm đối với gỗ nhỏ và 10 m3/ha/năm đối với gỗ lớn.

Giai đoạn 2010 - 2020, đưa tỷ lệ giống được cải thiện lên hơn 50%, tập trung thích đáng cho chọn tạo giống một số loài cây bản địa và cây lâm sản ngoài gỗ, áp dụng rộng rãi công nghệ sinh học vào chọn tạo giống và các phương pháp hiện đại trong nhân giống và bảo quản hạt giống. Cuối giai đoạn đạt năng suất rừng trồng bình quân 30m3/ha/năm đối với gỗ nhỏ và 15m3/ha/năm đối với gỗ lớn.

a). về lĩnh vực hoạt động:

- Đối với các loài cây mọc nhanh, cơ bản đã qua giai đoạn khảo nghiệm loài và xuất xứ, thời gian tới tập trung vào việc chọn cây trội, nhân giống sinh dưỡng, khảo nghiệm hậu thế và khảo nghiệm dòng vô tính; xây dựng rừng giống, vườn giống theo hướng cải thiện từ thấp lên cao.

- Tập trung nghiên cứu về lai giống để tạo bước đột phá về năng suất và chất lượng giống từ năm 2006-2020. Đầu tư thích đáng cho nghiên cứu công nghệ sinh học để sau 2010 lai giống ở mức độ phân tử, biến nạp gen, nhân giống tiền phôi và phôi vô tính, xác định gen kiểm soát sinh trưởng, chất lượng gỗ và tính chống chịu.

b). Về thiết bị:

- Đầu tư chiều sâu cho 1-2 phòng thí nghiệm trọng điểm nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học mới vào chọn giống.

- Đầu tư 1-2 cơ sở nhân giống sinh dưỡng hiện đại.

- Đầu tư đồng bộ 1-2 cơ sở bảo quản giống hiện đại

3. Các giải pháp chủ yếu

3.1. Giải pháp về quản lý và tổ chức sản xuất.

- Rà soát lại toàn bộ các văn bản có liên quan đến quản lý giống để bãi bỏ những văn bản không còn phù hợp, hoàn thiện những văn bản chưa hoàn chỉnh và xây dựng mới những văn bản còn thiếu.

- Thực hiện quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp trên phạm vi cả nước để đảm bảo quản lý chất lượng di truyền của giống cây lâm nghiệp.

- áp dụng hệ thống thông tin, tin học để quản lý thống nhất giống cây lâm

nghiệp trên phạm vi toàn quốc.

- Hệ thống quản lý sản xuất và cung ứng giống cây lâm nghiệp được thực hiện ở cả 2 cấp Trung ương và cấp tỉnh:

+ Cấp trung ương: Cục Lâm nghiệp chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát sản xuất, cung ứng và chất lượng giống toàn quốc; Quy hoạch hệ thống nguồn giống và vườn ươm quy mô lớn; Chỉ đạo các địa phương xây dựng kế hoạch, điều phối các hoạt động sản xuất và cung ứng giống hàng năm; Hướng dẫn quản lý và cập nhật hồ sơ nguồn giống. Hội đồng khoa học kỹ thuật giống và các đơn vị nghiên cứu thực nghiệm, các phòng kiểm nghiệm chất lượng giống hỗ trợ cho Cục lâm nghiệp.

+ Cấp địa phương: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nơi có Chi Cục Lâm nghiệp thì Sở giao cho Chi Cục Lâm nghiệp) chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát sản xuất, cung ứng và chất lượng giống trên địa bàn tỉnh, điều phối sản xuất và cung ứng giống. Hội đồng khoa học kỹ thuật giống và đơn vị nghiên cứu, phòng kiểm nghiệm chất lượng giống thuộc tỉnh hỗ trợ cho Sở.

3.2. Về tổ chức  sản xuất, cung ứng giống

- Các hoạt động tuyển chọn cây giống, xây dựng rừng giống, vườn giống có thể nhiều thành phần kinh tế cùng thực hiện, nhưng nhà nước có những chính sách đầu tư duy trì và phát triển để tạo vật liệu giống tốt. Nhà nước nắm giữ những nguồn giống cây lâm nghiệp chính.

- Hoạt động sản xuất hạt giống, tạo cây con do các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thực hiện theo cơ chế thị trường.

- Tổ chức hệ thống thông tin bằng công nghệ tin học trong điều hành cung cầu về giống, nhằm mục đích giống tốt được sử dụng rộng rãi. 

3.3. Giải pháp về khoa học công nghệ:

- Hình thành Trung tâm công nghệ sinh học lâm nghiệp thuộc Viện Khoa học lâm nghiệp với trang thiết bị nghiên cứu thí nghiệm đồng bộ, hiện đại và đủ đội ngũ cán bộ nghiên cứu chuyên sâu thành thạo.

- Gắn trách nhiệm của các Trung tâm nghiên cứu vùng thuộc Viện Khoa học lâm nghiệp với thực tế sản xuất lâm nghiệp của các địa phương về việc chọn tạo giống và phổ cập giống mới trên địa bàn.

- Tập trung thực hiện các đề tài nghiên cứu, các dự án về cải thiện giống để nâng cao năng suất, chất lượng và tính chống chịu cho  một số  loài cây  ưu tiên  làm nguyên liệu  công nghiệp  và sản xuất đồ mộc, cây bản địa có giá trị kinh tế cao và cây đặc sản.

- Trong hệ thống cơ quan nghiên cứu lâm nghiệp của nhà nước cần phân công hình thành các chuyên gia hoặc nhóm chuyên gia nghiên cứu sâu và dài hạn theo từng loài cây hoặc nhóm loài cây trồng rừng chính.

- Các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện đều được tham gia thực hiện các đề tài và dự án về giống trên cơ sở đấu thầu theo các quy định hiện hành để tăng tính hiệu quả của các đề tài và dự án.

3.4. Giải pháp về nguồn lực:

- Đào tạo đủ cán bộ chuyên sâu về giống cây rừng: 4-5 tiến sỹ và 7-8 thạc sỹ chuyên ngành di truyền và cải thiện giống cho 1 giai đoạn 5 năm; đào tạo đại học trong nước chuyên sâu về cải thiện giống cây rừng, đào tạo ở nước ngoài chuyên ngành công nghệ sinh học hiện đại; đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề về kỹ thuật nhân giống sinh dưỡng và tập huấn ngắn hạn để bổ sung kiến thức về chọn giống và nhân giống cho cán bộ đang làm công tác giống có trình độ kỹ sư ở các địa phương.

- Xây dựng phòng thí nghiệm và khu nhân giống trọng điểm, nguồn giống và vườn ươm đủ để cung cấp giống có chất lượng cho trồng rừng.

- Tăng cường năng lực nghiên cứu cho Trung tâm công nghệ sinh học lâm nghiệp, Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng, năng lực đào tạo cho các trường đại học và trung học chuyên nghiệp.

- Tăng  cường năng  lực về nghiên  cứu giống lâm  nghiệp cho các Trung tâm đã hoạt động có hiệu quả của tỉnh, Tổng Công ty và Công ty hoạt động lâm nghiệp.

- Xây dựng và quản lý hệ thống dữ liệu, thông tin và phổ cập về giống lâm nghiệp.

3.5.  Về cơ chế chính sách:

a). Chính sách đầu tư và tín dụng:

- Ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu về giống cây lâm nghiệp; xây dựng hệ thống nguồn giống (rừng giống, vườn giống), vườn ươm công nghệ cao trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt; đầu tư cho đào tạo, đào tạo lại cán bộ làm công tác giống; đầu tư cho công tác khuyến lâm.

- Vốn tín dụng ưu đãi giành cho sản xuất giống thương mại của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vay vốn để nuôi dưỡng, quản lý nguồn giống, sản xuất và phát triển giống công nghệ cao.

b). Chính sách về đất đai và thuế:

- ưu tiên giành đất tốt cho nghiên cứu khảo nghiệm và xây dựng nguồn giống.

- Chủ kinh doanh giống được nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; miễn giảm thuế theo quy định của các luật thuế hiện hành của Nhà nước.

3.6. Về hợp tác quốc tế:

- Tranh thủ sự hỗ trợ từ các tổ chức Quốc tế cho nghiên cứu cải thiện giống, bảo tồn nguồn gen cây rừng, tăng cường năng lực về giống và quản lý  giống, xây dựng thể chế, chính sách giống và phát triển nguồn giống chất lượng cao.

- ưu tiên hợp tác nghiên cứu, đào tạo và trao đổi giống với Australia và Trung Quốc là những nước có những vùng có điều kiện tự nhiên gần giống với

Việt Nam và có trình độ phát triển về giống lâm nghiệp khá cao.

4. Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện Chiến lược và các Dự án ưu tiên:

4.1. Tổng nhu cầu kinh phí cho cả giai đoạn 2006-2020: 778,9 tỷ đồng, trong đó:

a). Ngân sách nhà nước đầu tư cho

- Nghiên cứu, đào tạo: 180 tỷ đồng

+ Đào tạo: 35 tỷ đồng (Trung ương: 25 tỷ, Địa phương: 10 tỷ)

+ Đề tài nghiên cứu: 70 tỷ đồng (Trung ương: 50 tỷ, Địa phương: 20 tỷ)

+ Phòng thí nghiệm trọng điểm: 75 tỷ đồng (TW: 65 tỷ, ĐP: 10 tỷ)

- Phục vụ sản xuất:  200,9 tỷ đồng

+ Xây dựng nguồn giống: 124,7 tỷ đồng (TW: 40 tỷ, ĐP: 84,7 tỷ)

+ Xây dựng vườn ươm công nghệ cao: 76,2 tỷ (TW: 50 tỷ, ĐP: 26,2 tỷ)

Các dự án ưu tiên: 143 tỷ đồng

b). Các nguồn kinh phí khác:

- Vốn tín dụng, vốn doanh nghiệp đóng góp: 200 tỷ đồng

- Các dự án Quốc tế về giống: 55 tỷ đồng

4.2. Nguồn vốn:

Sử dụng vốn từ  chương trình giống, chương trình công nghệ sinh học, Dự án 661, nguồn vốn sự nghiệp khoa học, nguồn vốn sự nghiệp đào tạo của Bộ, dự án hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế, vốn từ chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp (Quỹ TFF), vốn tín dụng và vốn doanh nghiệp.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a). Giao Cục Lâm nghiệp tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược phát triển giống cây lâm nghiệp giai đoạn 2006 – 2020:

-  Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy và chính sách hỗ trợ phát triển về giống lâm nghiệp.

- Chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động về giống lâm nghiệp trong phạm vi cả nước để đảm bảo tính thống nhất trong quản lý giống; hình thành hệ thống sản xuất, cung ứng giống cây trồng lâm nghiệp được kiểm soát chặt chẽ. Quy hoạch hệ thống nguồn giống cây trồng lâm nghiệp chất lượng cao trong phạm vi toàn quốc, đảm bảo cung cấp đầy đủ giống chất lượng tốt cho kế hoạch trồng rừng hàng năm.

- Hỗ trợ các tỉnh về đào tạo cán bộ, trang thiết bị tin học nhằm tăng cường năng lực quản lý giống lâm nghiệp.

b). Giao Vụ Kế hoạch:

- Lập kế hoạch hàng năm cho các hoạt động phục vụ sản xuất, nghiên cứu về giống lâm nghiệp, đảm bảo vốn cấp cho các hoạt động này.

c). Giao Vụ Khoa học và Công nghệ:

-  Xây dựng kế hoạch và kiểm tra giám sát việc thực hiện các chương trình dự án về công nghệ sinh học LN, các đề tài nghiên cứu giống cây lâm nghiệp.

- Thực hiện công nhận giống mới theo Quy chế quản lý giống lâm nghiệp.

d). Giao Vụ Hợp tác quốc tế:

- Tìm kiếm sự hỗ trợ của các dự án quốc tế để tạo thêm nguồn lực cho giống cây trồng lâm nghiệp.

2. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố giao trách nhiệm cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các Sở liên quan tổ chức thực hiện Chiến lược giống cây trồng lâm nghiệp trên phạm vi của tỉnh:

- Thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giống, trọng tâm là Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp ( những tỉnh có Chi Cục Lâm nghiệp thì giao cho Chi Cục Lâm nghiệp trực tiếp triển khai thực hiện Quy chế).

- Hình thành bộ phận hoặc cử cán bộ chuyên trách về quản lý giống cây lâm nghiệp có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giống lâm nghiệp.

- Xây dựng và quản lý nguồn giống được cải thiện di truyền trên địa bàn tỉnh, đảm bảo cung cấp giống có kiểm soát trong tỉnh và cho các tỉnh khác.

- Phát  triển kinh  doanh giống  cây trồng  lâm nghiệp  theo hướng xã hội

hoá với nhiều thành phần kinh tế.

3. Các cơ quan, đơn vị khác

Tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ cụ thể để phối hợp thực hiện Chiến lược:

a) Các đơn vị nghiên cứu các cấp ( Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Trung tâm nghiên cứu giống, Trung tâm công nghệ sinh học) tập trung vào việc tuyển chọn, lai tạo, khảo nghiệm các loài cây mới có năng suất và tính chống chịu phù hợp với vùng sinh thái.

b) Các đơn vị đào tạo lâm nghiệp (Trường Đại học và Trung học lâm nghiệp, Trường công nhân kỹ thuật) tập trung đổi mới chương trình và phương pháp đào tạo cán bộ chuyên về giống lâm nghiệp: chuyên sâu về tuyển chọn, lai tạo giống mới, công nghệ sinh học, công nghệ gen, di truyền phân tử; các kỹ thuật viên về nhân giống, kỹ thuật về quản lý vườn ươm.

c) Các đơn vị khác tham gia vào việc bảo tồn nguồn gen, phát hiện loài có giá trị kinh tế, điều tra tuyển chọn cây trội, sản xuất và cung ứng giống tốt góp phần nâng cao chất lượng nguồn giống cây rừng, nâng cao giá trị của rừng trồng.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.

Điều 4. Các ông Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính, Khoa học Công nghệ, Hợp tác quốc tế, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, Cục Kiểm Lâm, Cục Quản lý xây dựng công trình, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận
- Như Điều 4;
- Lãnh đạo Bộ NN&PTNT;
- Văn phòng CP (b/c);  (Đã ký)
- Bộ KHĐT, TC, KHCN;
- UBND tỉnh, T/P trực thuộc TW;
- Cục kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp; - Lưu VT

BỘ TRƯỞNG




Cao Đức Phát

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

 

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 62/2006/QD-BNN

Hanoi, August 16, 2006

 

DECISION

APPROVING THE STRATEGY ON DEVELOPMENT OF FOREST SEEDS IN THE 2006-2020 PERIOD

THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

Pursuant to the Government's Decree No. 86/2003/ND-CP of July 18, 2003, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
Pursuant to Ordinance No. 15/2004/PL-UBTVQH, on Plant Varieties, which was adopted on March 24, 2004, by the Standing Committee of the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam;
Pursuant to the Prime Minister's Decision No. 17/2006/QD-TTg of January 20, 2006, on the continued implementation of Decision No. 225/1999/QD-TTg of December 10, 1999, on the plant variety, animal breed and forest seed program till 2010;
At the proposal of the director of the Forestry Department and the director of the Science and Technology Department,

DECIDES:

Article 1.- To approve the Strategy on development of forest seeds in the 2006-2020 period with the following principal contents:

1. The Strategy's objectives:

a/ General objectives

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Specific objectives:

- Seed supply objectives: By 2010, to supply 60% of seeds from recognized seed sources, of which 40% shall come from vegetative propagation for forestation; by 2015, to supply 80% of seeds from recognized seed sources, of which 50% shall come from vegetative propagation for forestation.

- Seed management objectives: By the end of 2006, to elaborate and finalize all documents on management of forest seeds; by the end of 2008, to basically achieve the technical standards on forest seeds; to complete the managerial apparatus and tools for control of forest seed quality according to the procedures of supervising the process of creation of seeds for major crops by 2007.

- Seed research objectives: to select and create many new high-yield plant varieties and seeds resistant to diseases and unfavorable conditions. To ensure that forests planted after 2020 shall yield an average of 30m3/ha/year for fast-growing trees and 15m3/ha/year for big timber trees.

- Resource objectives: By 2010, to basically have adequate officials and personnel engaged in seeding and breeding activities, including seed research, production and supply. Important technical equipment and supplies shall be modernized to be on par with those in regional countries. To form seed production and supply networks in the direction of socialization of forest breeding activities with the participation of many sectors (state enterprises, private enterprises, households and individuals).

2. The Strategy's contents:

2.1. Orientations for forest seed production and supply

a/ Plant species prioritized for seed development:

- Group of timber trees in service of economic afforestation:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Small timber trees: Recognized varieties of eucalyptus, acacia, cajuputi.

- Group of trees planted to enrich forests, additionally planted in tended forests: michelia tonkinensis, oaramichelia braianensis, chukrasia tabularis, cinnamomum obtuifolium, terminalia chebula, soi phang, tarrietia javanica, endospermum chinense, pygeum arboreum, senna siamea.

- Group of non-timber forest trees: Cinnamomum cassia, illicium verum, camellia sasanqua, canarium, bamboo, rattan, tram gio, pinus merkusii.

- Group of protective forest trees: Headwater protective forests shall include species of plants planted to enrich forests; for coastal land protection: Azadirachta indica, s. fotieda, casuariana equisetifolia, acacia difficilis; for submerged land protection: melaleuca, rhizophora apiculata, bruguiera, avicennia alba.

b/ Building of seed source systems

- To plan the system of seed sources throughout the country, based on the review and re-registration of the existing seed sources.

- To additionally select new seed sources to exert impact on transformation (around 2,700 ha).

- To build some 2,900 ha of breeding forests, high-quality seed nurseries in the direction: breeding forests for plant species with little genetic variation or planted on small areas, based on the selection of dominant plants for propagation materials; gamogenetic nurseries for perennial indigenous plant species in order to supply improved seeds while conserving gene sources; agamous nurseries for indigenous or imported fast-growing plant species capable of vegetative propagation so as to quickly acquire high-quality seeds and supply origin materials.

- To organize the registration of and grant certificates to, breeding forests, nurseries up to the quality standards under the regulations on forest seed management.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To annually update information on seed source systems.

c/ To build systems of breeding and tissue culture nurseries: On the basis of the quantity of 760 million seedlings of different kinds, which are produced annually from seeds, cuttings and tissue culture.

- To build 3 nurseries with modern propagation technology and modern nursery technology in 3 zones, northern Vietnam, northern Central Vietnam and southern Central Vietnam.

- Provinces with forested areas > 10,000 ha/year can build a large-scale nursery each (capacity > 1 million seedlings/year).

- The number of breeding nurseries:

+ Seeding nurseries: Existing: 135, to be newly built: 65 with the capacity of 1 million seedlings/year.

+ Cuttings nurseries: Existing: 192, to be newly built: 158.

+ Tissue culture houses: Existing: 43; to be newly built: 57.

d/ To establish and commission the forest seed network under unified coordination.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To operate the forest seed network on the basis of efficient management and use of seed sources already selected and recognized, with close coordination of all relevant sectors ranging from seed source owners, seed producers, seed suppliers to seed users under the control of competent state management agencies, ensuring that good seeds are supplied to users and the quality and productivity of planted forests are raised.

2.2. Orientations for forest seed research

To concentrate on priority species of forest trees in order to raise productivity by 20%-50% over the current level, attaching importance to fast-growing raw material trees, big timber trees and non-timber forest trees, imported and indigenous trees; to combine in a synchronized manner seed, selection, creation and propagation research with research into forestation methods for intensive farming and raising of the productivity of planted forests; to perpetuate the results of previous researches into seed selection and creation and apply foreign breeding techniques (biotechnology, genetic technology and new high-yield seeds).

In the 2006-2010 period: To concentrate on the selection of dominant plants, offspring assay and agamous strain assay; to prioritize hybridization research, attaching importance to hybridization by traditional methods and the application of biotechnology; to build breeding forests and nurseries for major forestry plant species; to quickly import new high-yield seeds, raising the percentage of improved seeds to over 40% and the period-end productivity of planted forests to 25m3/ha/year for small timber trees and 10 m3/ha/year for big timber trees.

In the 2010-2020 period: To raise the percentage of improved seeds to over 50%, concentrating on seed selection and creation for a number of species of indigenous trees and non-timber trees, widely applying biotechnology to seed selection and modern methods of propagation and seed preservation. The period-end average productivity shall reach 30m3/ha/year for small-timber trees and 15m3/ha/year for big timber trees.

a/ Operation areas:

- For fast-growing plant species which have basically gone through the period of species and origin assays, in the coming period, efforts will be concentrated on the selection of dominant plants, vegetative propagation, offspring assay and agamous strain assay; the building of breeding forests and nurseries towards improvement from low to high.

- To concentrate on hybridization research in order to create a breakthrough in seed productivity and quality from 2006 to 2020. To make adequate investment in biotechnology research so that after 2010 molecular crossbreeding, generic transformation, pre-embryo and agamous embryo propagation will be carried out, growth-controlling genes and timber quality as well as resistance will be identified.

b/ Equipment:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To invest in 1-2 modern vegetative propagation establishments.

- To make comprehensive investment in 1-2 modern seed preservation establishments.

3. Major solutions

3.1. Production management and organization solutions

- Reviewing all legal documents on seed management so as to annul improper documents, finalize incomplete ones and elaborate new documents.

- Applying forest seed management regulations nationwide in order to manage the genetic quality of forest seeds.

- Applying the information and computerized system to the unified management of forest seeds nationwide.

- Implementing the forest seed production and supply management system at the central and provincial levels:

+ At the central level: The Forestry Department is responsible for managing, inspecting and supervising the production, supply and quality of seeds nationwide; planning the seed source and large-scale nursery systems; directing localities in formulating annual plans on coordination of seed production and supply activities; guiding the management and updating of seed source dossiers. The Council for Breeding Science and Techniques, experimenting units and seed quality-testing sections shall assist the Forestry Department.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.2. Organization of seed production and supply

- The selection of seedlings, the building of breeding forests and nurseries can be carried out by various economic sectors, but the State shall adopt policies on investment in seed preservation and development so as to create good breeding materials. The State shall manage sources of principal forest seeds.

- The production of seeds and seedlings shall be carried out by organizations, individuals and enterprises under the market mechanism.

- The information system by informatics technology shall be organized to administer seed demand and supply with a view that good seeds shall be widely used.

3.3. Scientific and technological solutions:

- Forming a forest biotechnology center under the Forestry Science Institute, which shall be furnished with modern experimenting and testing equipment and facilities and qualified specialized researchers.

- Associating the responsibilities of regional research centers under the Forestry Science Institute with the practical forest production in localities regarding selection and creation of seeds and popularization of new seeds in localities.

- Focusing on the realization of research subjects and projects on seed improvement to raise the productivity, quality and resistance of a number of priority plant species to be used as raw materials for industry and wood furniture production, indigenous plants of high economic value and specialty plants.

- Dividing responsibilities within the system of state-run forestry research bodies in order to select specialists or form groups of specialists for long-term and intensive research into each species or groups of species of major forest plants.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.4. Human resource solutions:

- Training adequate officials specialized in forest seeds: 4-5 doctors and 7-8 masters in strain heridity and improvement for a 5-year period; organizing university training at home in forest tree improvement and sending officials overseas for training in modern biotechnology; training technicians skilled in vegetative propagation and organizing refresher courses to supplement knowledge on seed selection and propagation for engineer-degree personnel engaged in seeding and breeding activities in localities.

- Building key labs and breeding zones, seed sources and nurseries to supply adequate quality seeds for forestation.

- Enhancing the research capacity of forestry biotechnology centers, forest seed research centers, the training capacity of universities and intermediate professional schools.

- Enhancing the forest seed research capacity of efficiently operating centers of provinces, corporations and companies engaged in forestry activities.

- Building and managing the systems of data and information on and popularization of forest seeds.

3.5. Mechanisms and policies

a/ Investment and credit policies:

- The state budget shall prioritize investment in forest seed research; building of systems of seed sources (breeding forests and nurseries), hi-tech nurseries, based on the approved plannings; investment in training and re-training of officials engaged in seeding and breeding activities; investment in forestry promotion.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Land and tax policies:

- To prioritize the allocation of good soil for research, assay and building of seed sources.

- Seed dealers shall be assigned, leased land or transferred with the land use rights under the provisions of land law; enjoy tax exemption or reduction according to current provisions of tax laws of the State.

3.6. International cooperation:

- To make full use of assistance from international organizations for research into seed improvement, conservation of forest plant gene sources, enhancement of seed capability and management, formulation of institutions and policies on seeds and development of high-quality seed sources.

- To prioritize cooperation on research, training and seed exchange with Australia and China, where exist zones with natural conditions similar to those in Vietnam and the forest seed sector develops fairly highly.

4. The total capital demand for implementation of the Strategy and priority projects:

4.1. The total funding demand for the whole 2006-2020 period: VND 778.9 billion, of which:

a/ The state budget investment in:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Training: VND 35 billion (central budget: VND 25 billion, local budget: VND 10 billion).

+ Research subjects: VND 70 billion (central budget: VND 50 billion and local budget: VND 20 billion).

+ Key labs: VND 75 billion (central budget: VND 65 billion and local budget: VND 10 billion).

- Production service: VND 200.9 billion:

+ Building of seed sources: VND 124.7 billion (central budget: VND 40 billion and local budget: VND 84.7 billion).

+ Building of hi-tech nurseries: VND 76.2 billion (central budget: VND 50 billion, local budget: VND 26.2 billion.

- Priority projects: VND 143 billion.

b/ Other funding sources:

- Credit capital, enterprises' contributed capital: VND 200 billion.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4.2. Capital sources:

To use capital from seed programs, biotechnology programs, Project 661, science non-business capital, training non-business capital of the Ministry, assistance projects of international organizations, capital from program on support for forestry sector (TFF Fund), credit capital and enterprises' capital.

Article 2.- Implementation organization

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development:

a/ To assign the Forestry Department to organize the implementation of the Strategy on Development of Forest Seeds in the 2006-2010 Period:

- To finalize the system of normative documents and development assistance policies on forest seeds.

- To direct, inspect forest seed-related activities throughout the country in order to ensure consistency in strain management; to form a strictly controlled forest seed production and supply system. To plan the national system of high-quality forest seed sources, ensuring adequate supply of quality seeds for annual forestation plans.

- To support provinces in training personnel, providing informatics equipment with a view to enhancing their forest seed management capabilities.

b/ To assign the Planning Department:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ To assign the Science and Technology Department:

- To work out plans and inspect and oversee the implementation of programs and projects on forestry biotechnology, and forest seed research subjects.

- To recognize new seeds according to the Regulation on forest seed management.

d/ To assign the International Cooperation Department:

- To seek assistance of international projects in order to create more resources for forest seeds.

2. Provinces and centrally-run cities

Provincial/municipal People's Committees shall assign the provincial/municipal Services of Agriculture and Rural Development to assume the prime responsibility for, and coordinate with the concerned Services in, organizing the implementation of the Strategy on development of forest seeds within their respective provinces:

- To implement the normative documents on seeds, particularly the Regulation on forest seed management (in provinces where exist the Forestry Sub-Departments, they shall be assigned to organize the implementation of such Regulation).

- To form a section or appoint professionally qualified officials specialized in management of forest seeds.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To develop the dealing in forest seeds in the direction of socialization with the participation of various economic sectors.

3. Other agencies and units

Depending on their respective functions and specific tasks for coordination in the implementation of this Strategy:

a/ Research units at all levels (Vietnam Forestry Science Institute, Seed Research Center and Biotechnology Center) shall concentrate on selection, hybridization, assay of new plant seeds of high yield and resistance suitable to ecological zones.

b/ Forestry training units (Forestry University and Intermediate School and Technical Workers' Training School) shall concentrate on renewal of programs on, and methods of, training personnel specialized in forest seeds: selection, creation of new seeds, biotechnology, gene technology, molecular heredity; and technicians in propagation and nursery management techniques.

c/ Other units shall participate in conserving gene sources, detecting species of high economic value, investigating and selecting dominant plants, producing and supplying good seeds, contributing to raising the quality of forest seed sources, raising the quality of planted forests.

Article 3.- This Decision shall take effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

Article 4.- The director of the Office, the directors of the Departments of Planning; Finance; Science and Technology; International Cooperation; Forestry; Forest Ranger; and Works Construction Management, directors of provincial/municipal Services of Agriculture and Rural Development, and heads of concerned units shall have to implement this Decision.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 62/2006/QĐ-BNN ngày 16/08/2006 phê duyệt Chiến lược phát triển giống cây lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.019

DMCA.com Protection Status
IP: 18.217.220.114
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!