Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 57/QĐ-UBND 2018 Chương trình bảo đảm cấp nước an toàn nông thôn Điện Biên

Số hiệu: 57/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên Người ký: Lò Văn Tiến
Ngày ban hành: 23/01/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 57/QĐ-UBND

Điện Biên, ngày 23 tháng 01 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BẢO ĐẢM CẤP NƯỚC AN TOÀN KHU VỰC NÔNG THÔN TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 1566/QĐ-TTg ngày 09/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016-2025;

Căn cứ Công văn số 5742/BNN-TCTL ngày 13/7/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai thực hiện Chương trình quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016-2025;

Căn cứ Quyết định số 735/QĐ-UBND ngày 13/5/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên về việc phê duyệt dự án rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Điện Biên đến năm 2020;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2669/TT-SNN ngày 29/12/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2025.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lò Văn Tiến

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BẢO ĐẢM CẤP NƯỚC AN TOÀN KHU VỰC NÔNG THÔN TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 57 /QĐ-UBND ngày 23 tháng 01 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên)

Căn cứ Quyết định số 1566/QĐ-TTg ngày 09/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016-2025 và chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại văn bản số 5742/BNN-TCTL ngày 16/7/2017, UBND tỉnh Điện Biên ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn giai đoạn 2017-2025, với các nội dung như sau:

I. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC KHU VỰC NÔNG THÔN

- Khu vực nông thôn tỉnh Điện Biên gồm có 116 xã thuộc 10 huyện, thị xã, thành phố (Điện Biên, Điện Biên Đông, Mường Ảng, Tuần Giáo, Tủa Chùa, Mường Chà, Mường Nhé, Nậm Pồ; thị xã Mường Lay, thành phố Điện Biên Phủ) với tổng dân số khoảng trên 55 nghìn người; tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đến năm 2016 đạt 77,09%.

- Toàn tỉnh có 992 công trình cấp nước tập trung nông thôn, trong đó có 141 công trình hoạt động bền vững (chiếm 14,2%); 489 công trình hoạt động trung bình (chiếm 49,3%); 197 công trình hoạt động kém hiệu quả (chiếm 19,9%) và 165 công trình không hoạt động (chiếm 16,6%).

- Các công trình cấp nước tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh Điện Biên chủ yếu là công trình tự chảy với hình thức lọc thô, chưa được xử lý bằng hóa chất hoặc lọc tinh nên chất lượng nguồn nước được cấp chỉ là nước hợp vệ sinh, chưa đảm bảo theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt - QCVN 02: 2009/BYT do Bộ Y tế ban hành tại Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009.

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm:

- Nước sạch là một loại sản phẩm, hàng hóa đặc biệt, phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống con người và phát triển kinh tế - xã hội.

- Cấp nước an toàn góp phần tiết kiệm tài nguyên nước, bảo vệ môi trường và hướng tới phát triển bền vững.

- Thực hiện cấp nước an toàn là trách nhiệm của các Sở, ngành, chính quyền địa phương, đơn vị cấp nước và toàn thể cộng đồng.

2. Mục tiêu:

2.1. Mục tiêu tổng quát

- Thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn nhằm quản lý rủi ro và khắc phục sự cố có thể xảy ra từ nguồn nước, cơ sở xử lý nước và hệ thống truyền dẫn, phân phối nước đến người sử dụng;

- Bảo đảm cung cấp nước liên tục, đủ lượng nước, duy trì đủ áp lực, chất lượng nước đảm bảo phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ sức khỏe con người. Giảm tỉ lệ thất thoát, tiết kiệm tài nguyên nước và bảo vệ môi trường.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Huy động nguồn lực để triển khai thực hiện các hoạt động bảo đảm cấp nước an toàn nhằm đạt được mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn như sau:

a) Giai đoạn đến năm 2020

- Đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước đáp ứng tổng nhu cầu sử dụng với tỷ lệ dân cư nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh đạt 80%.

- Tỷ lệ hệ thống cấp nước khu vực nông thôn được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 35%.

b) Giai đoạn 2021 đến năm 2025

- Đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước đáp ứng tổng nhu cầu sử dụng với tỷ lệ dân cư nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh đạt 85%; mức bảo đảm 60-80 lít/người/ngày đêm; trong đó, khoảng 10% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn QCVN 02:2009/BYT của Bộ Y tế.

- Tỷ lệ hệ thống cấp nước khu vực nông thôn được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 50%.

III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Xác định, phân tích và đánh giá mức độ, nguy cơ, rủi ro đối với hệ thống cấp nước

- Các nguy cơ rủi ro từ nguồn nước, lưu vực: Ô nhiễm nguồn nước (do khai thác khoáng sản, chăn thả gia súc trên đầu nguồn, sử dụng các loại thuốc hóa học, thuốc trừ sâu, trừ cỏ trên đầu nguồn nước); trữ lượng nước không ổn định, cạn kiệt nguồn nước (do phá rừng đầu nguồn làm nương rẫy).

- Các nguy cơ, rủi ro về mặt hóa học, lý học và sinh học theo quy trình công nghệ hệ thống cấp nước: Sử dụng hóa chất độc hại; không kiểm soát được các chỉ tiêu hàm lượng cặn, độ đục, PH, kim loại, hóa chất.... của nguồn nước và chất lượng nước đầu ra.

- Các nguy cơ, rủi ro đối với việc đảm bảo cấp nước liên tục, lưu lượng và áp lực trong mạng lưới cấp nước: Kích cỡ đường ống dẫn nước không đảm bảo hoặc bị hỏng; quản lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng không chặt chẽ, không phù hợp, không đúng quy trình, do thiên tai lũ lụt…

- Xác định thứ tự ưu tiên về các nguy cơ, rủi ro để đề xuất các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa, bao gồm:

+ Nguy cơ về ô nhiễm nguồn nước, cạn kiệt nguồn nước;

+ Nguy cơ về các sự cố trên mạng lưới đường ống cấp nước;

+ Nguy cơ về ý thức sử dụng nước của người dân;

+ Nguy cơ về về ý thức của cán bộ, công nhân trong quản lý vận hành, duy tu bảo dưỡng.

2. Các biện pháp nhằm kiểm soát, phòng ngừa, khắc phục rủi ro đảm bảo cấp nước an toàn

- Đối với các rủi ro về ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước:

+ Lập hành lang bảo vệ nguồn nước, xây dựng các phương án bảo vệ, cải tạo chất lượng nguồn nước khai thác đảm bảo cấp nước an toàn.

+ Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về việc bảo vệ nguồn nước: không chăn thả gia súc trên đầu nguồn, không vứt các vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ cỏ vào nguồn nước, không đốt phá rừng làm nương rẫy, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; thực hiện đúng hướng dẫn sử dụng các hóa chất… Có biện pháp xử lý các vi phạm về xả thải gây ô nhiễm nguồn nước.

+ Thường xuyên kiểm tra theo dõi nguồn nước, kiểm tra các bể lọc, khử trùng bể chứa nước sạch

- Đối với rủi ro về mạng lưới đường ống cấp nước:

+ Tổ chức kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ các công trình cấp nước, cụ thể: Trong giai đoạn đến năm 2025, tập trung đầu tư nâng cấp, sửa chữa các công trình hoạt động kém hiệu quả và bị hư hỏng, đồng thời đầu tư xây dựng thêm công trình tại một số bản chưa có công trình cấp nước để đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho người dân.

+ Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong công tác khai thác, quản lý công trình cấp nước.

+ Đầu tư, thay thế các ống dẫn nước tạm (tre, nứa) bằng các ống hiện đại nhằm giảm tổn thất hụt nước, thân thiện với môi trường, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu như: ống u.PVC, HDPE

+ Báo cáo, đề xuất với các cấp có thẩm quyền để xử lý kịp thời những hư hỏng do thiên tai, mưa lũ gây ra.

- Đối với rủi ro về ý thức sử dụng nước của người dân:

+ Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức người dân trong việc sử dụng nước, tránh lãng phí gây thất thoát nước.

+ Có phương án xử phạt nghiêm minh đối với các cá nhân cố ý gây hư hỏng công trình, ô nhiễm nguồn nước…

- Đối với rủi ro về ý thức của cán bộ, công nhân trong quản lý cấp nước:

+ Mở các lớp đào tạo để nâng cao năng lực cho cán bộ trực tiếp quản lý lĩnh vực cấp nước từ cấp huyện đến cơ sở trong việc tổ chức quản lý, thực hiện cấp nước an toàn, kiểm soát chất lượng nước.

+ Biên soạn các tài liệu đào tạo, nâng cao năng lực về cấp nước an toàn như: sổ tay hướng dẫn thực hiện cấp nước an toàn, sổ tay đánh giá và giám sát cấp nước an toàn…

+ Đầu tư trang thiết bị xét nghiệm chất lượng nước cho cơ sở y tế dự phòng, các đơn vị cấp nước…

3. Kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục các nguy cơ, rủi ro đảm bảo cấp nước an toàn

Hoạt động

Mô tả công việc

Tần suất

Trách nhim

Kiểm tra và đánh giá nguồn nước

Kiểm tra và đánh giá mức độ an toàn, ô nhiễm của nguồn nước

3-4 tháng/ 1 lần

Việc kiểm tra, đánh giá do các cấp chính quyền huyện, xã phối hợp với các hộ dùng nước…

Kiểm tra, theo dõi của cơ quan y tế địa phương kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh, lý hóa của nước

Cán bộ cơ quan Y tế tiến hành kiểm tra lấy mẫu để xét nghiệm các chỉ tiêu quan trọng của nước theo các quy quy chuẩn về nước sinh hoạt

1-2 tháng/ 1 lần

Cán bộ y tế dự phòng của Trung tâm Y tế các huyện, thị, thành phố.

Kiểm tra, theo dõi của cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật

Kiểm tra việc thực hiện các quy định, các qutrình vận hành, qutrình kiểm tra và hướng dẫn thao tác của công nhân tại các công đoạn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ nước đối với công trình cấp nước do Công ty quản lý.

Hàng ngày; các ca hoặc đột xuất

Cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật các chi nhánh của Công ty cấp nước.

- Kiểm soát chất lượng nước đảm bảo đạt QCVN 02:2009/BYT ban hành kèm theo Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ Y tế.

- Các đơn vị sản xuất tự chịu trách nhiệm thực hiện nội kiểm, Sở Y tế Điện Biên và Trung tâm Y tế dự phòng là cơ quan quản lý nhà nước được giao chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát chất lượng nước tại các cơ sở sản xuất, cung cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh theo quy định do Bộ Y tế ban hành.

4Kế hoạch ng phó với sự cố hoặc biến đổi xảy ra trong điều kiện vận hành, mất kiểm soát và tình huống khẩn cấp: Cần đảm bảo thông tin, liên lạc kịp thời, liên tục; xác định nguyên nhân sự cố; xác định các hành động cần thiết để ứng phó sự cố; thực hiện các hành động ứng phó; xử lý sự cố, khôi phục và cung cấp ổn định đảm bảo nước cho người tiêu dùng.

5. Kế hoạch triển khai đảm bảo cấp nước đáp ứng nhu cầu

- Xây dựng kế hoạch bảo dưỡng hàng năm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công trình, tăng tuổi thọ phục vụ của các công trình và thiết bị, ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro, sự cố;

- Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức, nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ cán bộ và công nhân quản lý về cấp nước an toàn;

- Triển khai các chương trình tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm;

- Đầu tư trang thiết bị, công nghệ và thực hiện các hoạt động hỗ trợ khác nhằm quản lý rủi ro, khắc phục sự cố;

- Các công trình cấp nước tập trung xây dựng mới cần lựa chọn công nghệ xử lý nước hiện đại, tiết kiệm năng lượng, đảm bảo môi trường;

- Các công trình cấp nước hiện chưa có công nghệ xử lý nước hoàn chỉnh, cần đầu tư, cải tiến quy trình xử lý nước. Đầu tư thiết bị kiểm soát chất lượng nước và bổ sung thiết bị khử trùng nước nhằm đảm bảo chất lượng nước và hàm lượng Clo dư theo quy định;

- Các công trình cấp nước sinh hoạt trước khi bàn giao đưa vào sử dụng phải có quy trình bảo trì (hoặc kế hoạch bảo trì) trong quá trình khai thác sử dụng, quy trình bảo trì hay kế hoạch bảo trì phải đảm bảo nội dung theo yêu cầu theo Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình Quốc gia đảm bảo cấp nước an toàn khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Điện Biên, gồm:

- Nguồn kinh phí từ các chương trình đang thực hiện trên địa bàn tỉnh: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Chương trình giảm nghèo bền vững; Chương trình 135; Dự án mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả vay vốn ngân hàng thế giới WB...

- Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước: Nguồn ngân sách của địa phương để thực hiện các nhiệm vụ thuộc chức năng quản lý nhà nước.

- Nguồn của đơn vị sự nghiệp, đơn vị cấp nước: Đơn vị sự nghiệp, đơn vị cấp nước sử dụng nguồn kinh phí của đơn vị mình để thực hiện các nhiệm vụ về đảm bảo cấp nước an toàn khu vực nông thôn.

- Các nguồn huy động hợp pháp khác: Các nguồn huy động được ngoài ngân sách nhằm đầu tư triển khai thực hiện các hoạt động cấp nước an toàn như: Đầu tư xây dựng, cải thiện hệ thống cấp nước và trang thiết bị; đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý…

Kế hoạch kinh phí thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn khu vực nông thôn giai đoạn đến năm 2025 với tổng số tiền: 76.000 triệu đồng. Cụ thể như sau:

* Giai đoạn đến năm 2020: Kinh phí thực hiện 33.000 triệu đồng.

* Giai đoạn 2021-2025: Kinh phí thực hiện 43.000 triệu đồng.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và tổng hợp tình hình triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh;

- Phối hợp với các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan triển khai các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng, năng lực đơn vị cấp nước và các cơ quan quản lý cấp nước về cấp nước an toàn khu vực nông thôn; thanh tra, kiểm tra các hoạt động gây ô nhiễm nguồn nước mặt.

2. Sở Xây dựng

- Thực hiện nhiệm vụ thường trực của Ban Chỉ đạo cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch tỉnh Điện Biên;

- Giám sát, đôn đốc việc thực hiện Chương trình quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn trên địa bàn tỉnh, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện Chương trình về Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố cân đối, bố trí vốn đầu tư để thực hiện cho các chương trình, dự án trong chương trình đảm bảo cấp nước an toàn khu vực nông thôn tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2025.

4. Sở Tài chính: Chủ trì hướng dẫn thực hiện các chế độ ưu đãi, hỗ trợ về tài chính đối với các dự án chống thất thoát, thất thu nước khu vực nông thôn.

5. Sở Y tế

- Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra đánh giá chất lượng nước sinh hoạt và chất lượng nguồn nước khai thác.

- Chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng trực tiếp giám sát, kiểm tra đánh giá chất lượng nước sinh hoạt, chất lượng nguồn nước khai thác.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì thanh tra, kiểm tra các hoạt động xả thải ra môi trường của các cá nhân, tổ chức nhằm bảo vệ nguồn nước, phòng ngừa các nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước. Phối hợp chỉ đạo việc khắc phục, xử lý kịp thời các sự cố, các vi phạm gây ô nhiễm nguồn nước phục vụ công trình cấp nước trên địa bàn tỉnh.

- Quản lý việc cấp phép khai thác, sử dụng xả nước thải vào nguồn nước đảm bảo an toàn cấp nước; quản lý việc sử dụng đất cho việc xây dựng các công trình phục vụ cho kế hoạch cấp nước an toàn khu vực nông thôn.

7. Công an tỉnh

- Chỉ đạo các đơn vị chức năng phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những cá nhân, tổ chức âm mưu, phá hoại hệ thống cấp nước khu vực nông thôn và làm ô nhiễm môi trường nguồn nước;

- Thông báo kịp thời đến đơn vị cấp nước những trường hợp phát hiện nguồn nước bị ô nhiễm để có biện pháp xử lý phù hợp.

8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Tổ chức tuyên truyền đến nhân dân trên địa bàn về kế hoạch cấp nước an toàn khu vực nông thôn trên địa bàn;

- Thực hiện rà soát các quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch các khu công nghiệp, làng nghề để triển khai khắc phục các hình thức xả thải gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến nguồn nước cấp;

- Chủ trì thực hiện việc kiểm tra, xử lý hoạt động vi phạm về môi trường nhằm bảo vệ nguồn nước; xử lý các hành vi lấn chiếm hành lang bảo vệ nguồn nước, hành lang bảo vệ hệ thống ống cấp nước và các trường hợp phá hoại công trình cấp nước trên địa bàn quản lý;

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tuyên truyền, vận động người dân tích cực bảo vệ nguồn nước; sử dụng nước tiết kiệm. Tích cực tham gia giám sát cộng đồng về cấp nước an toàn và hoạt động xả thải của các tổ chức, cá nhân tại địa phương; khi phát hiện hành vi vi phạm, cần báo ngay cho chính quyền địa phương để kịp thời ngăn chặn, khắc phục;

- Báo cáo định kỳ tình hình triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đến Ban Chỉ đạo cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch tỉnh qua cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo là Sở Xây dựng./.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 57/QĐ-UBND ngày 23/01/2018 về Kế hoạch thực hiện Chương trình bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.613

DMCA.com Protection Status
IP: 3.17.166.157
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!