THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
UBND HUYỆN CẦN GIỜ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 56/2004/QĐ.UB
|
Cần
Giờ, ngày 25 tháng 10 năm 2004
|
QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN
VỀ VIỆC: “PHÊ DUYỆT VÀ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN THU GOM RÁC DÂN LẬP Ở ĐỊA BÀN
HUYỆN CẦN GIỜ”.
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CẦN GIỜ
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Căn cứ Quyết định số
5424/1998/QĐ.UB.QLĐT ngày 15/10/1998 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban
hành quy chế tổ chức và hoạt động của lực lượng làm dịch vụ thu gom rác dân lập;
- Căn cứ các giải pháp mục tiêu điều
hành thực hiện nhiệm vụ kế hoạch kinh tế - xã hội huyện năm 2004;
- Xét đề nghị của Trưởng phòng Tài
chính - Kế hoạch và Trưởng phòng Quản lý Đô thị huyện;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án xã hội
hóa lĩnh vực thu gom rác ở địa bàn huyện Cần Giờ.
Điều 2: Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân huyện, Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch, Trưởng phòng Quản lý Đô thị, Giám
đốc Công ty Dịch vụ Công ích Cần Giờ, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn và Thủ trưởng
các ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày
ký.
Nơi nhận:
- TT.HU - TT.HĐND
- TT.UBND
- Như điều 2 (thi hành)
- UBMTTQ, LĐLĐ, Hội LHPN, Đoàn TN, Hội Nông dân
- Phòng VH.XH, TT. Y tế, BHXH
phòng Thống kê, KT, Đội QLTTĐT
- LĐVP - TH
- Lưu.
|
TM.
UBND HUYỆN CẦN GIỜ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC
Đoàn Văn Thu
|
ĐỀ ÁN
XÃ HỘI HÓA LĨNH VỰC THU GOM RÁC Ở ĐỊA BÀN HUYỆN CẦN GIỜ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 56/2004/QĐ-UB ngày 25 tháng 10 năm 2004 của
UBND huyện Cần Giờ)
I/-HIỆN TRẠNG VÀ
NHU CẦU:
Cần Giờ là huyện ngoại thành có đặc
điểm tự nhiên riêng biệt so với các quận huyện khác của thành phố Hồ Chí Minh,
đó là hệ thống sông, kênh rạch dày đặc bao quanh các cánh rừng ngập mặn, các cụm
dân cư rải rác tập trung chủ yếu quanh khu hành chánh sự nghiệp, bến phà, các
tuyến đường nội bộ quanh ấp.
Toàn huyện theo thống kê dân số đến
31 tháng 12 năm 2003. Tổng số hộ dân toàn huyện là 13.606 hộ với 63.007
nhân khẩu, trong đó xã Bình Khánh có số nhân khẩu cao nhất là 16.684 người/3.393
hộ, xã Thạnh An có số nhân khẩu thấp nhất là 4.449 người/ 995 hộ. Đời sống người
dân chủ yếu theo lối sống nông thôn, phế thải rác chủ yếu trong quá trình sản
xuất nông nghiệp, nuôi ươm thủy sản và một ít từ gia dụng hằng ngày. Tuy nhiên
do trình độ, ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao đồng thời mạng lưới
thu gom rác của Công ty Dịch vụ Công ích vẫn chưa đến hết từng hộ dân ở từng xã
do điều kiện vận chuyển của xe tải rác, cũng như chưa xây dựng được lực lượng
thu gom rác cơ sở ở từng ban ấp, từng xã, hoặc đã xây dựng cơ sở thu gom rác ở
vài ấp, khu dân cư nhưng vẫn mang tính tự phát và chưa có qui chế và sự phối hợp
của chính quyền địa phương. Với các nguyên nhân khách quan và chủ quan trên, phần
nhiều rác ở các hộ dân được người dân tự xử lý bằng cách xả rác xuống sông, biển,
ao tù nước đọng gây mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường sông, đồng thời tạo thành
thói quen không tốt về lối sống, ý thức bảo vệ môi trường.
Những năm gần đây cũng như trong
tương lai tốc độ đô thị hoá càng diễn ra nhanh chóng, nhiều khu dân cư đang dần
được thành lập, đời sống và ý thức của người dân càng nâng cao do đó yêu cầu về
đảm bảo vệ sinh môi trường là rất cần thiết. Vì vậy việc xã hội hoá lĩnh vực
thu gom rác, kêu gọi khuyến khích các cá nhân tổ chức tham gia trong lãnh vực
thu gom rác là rất cần thiết nhằm giữ gìn môi trường sông được phát triển bền vững,
bảo vệ sức khoẻ cộng đồng dân cư, phát triển du lịch và sản xuất sinh thái bền
vững theo điều kiện tự nhiên của huyện Cần Giờ.
II/-CƠ SỞ PHÁP LÝ:
Quyết định số 5424/1998/QĐ-UB-QLĐT
ngày 15/10/1998 của UBND thành phố về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động
của lực lượng làm dịch vụ thu gom rác dân lập.
Quyết định số 130/2002/QĐ-UB ngày
18/11/2002 của UBND thành phố ban hành Quy chế quản lý chất thải rắn thông thường
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Căn cứ Nghị quyết Huyện ủy Cần Giờ về
Chương trình phát triển dịch vụ du lịch sinh thái. Bảo vệ môi trường và cảnh
quan thiên nhiên Rừng ngập mặn Cần Giờ.
Thông báo số 39/TB-UB ngày 13/03/2003
của UBND huyện Cần Giờ về việc thực hiện chủ trương xã hội hóa, các lĩnh vực cấp
nước, thu gom rác, chiếu sáng công cộng, vận tải hành khách trên địa bàn huyện.
III/-MỤC TIÊU CỦA
ĐỀ ÁN:
Đầu tư phương tiện, dụng cụ công nghệ
mới ngành vệ sinh môi trường. Đầu tư thêm thùng rác công cộng đủ đáp ứng nhu cầu
cộng đồng dân cư để có nơi tập trung rác ổn định tránh việc xả rác bừa bãi
trong ao tù nước đọng, đường phố và nơi công cộng.
Xây dựng lực lượng thu gom rác dân lập
tập trung và ổn định, được sự hỗ trợ ban đầu của Nhà nước nhằm ổn định an tâm
công tác phục vụ lâu dài.
Số hộ dân giao rác tại các xã (trong
đề án) phải đạt 70% trong toàn xã, trong đó có 20% hộ giao rác gián tiếp qua
các thùng thu rác đặt ở những nhóm dân cư mà người thu gom rác không tiện đến
gom trực tiếp, 50% các hộ còn lại của xã giao trực tiếp cho lực lượng thu gom dân
lập.
Từng bước mở rộng tăng số lượng các hộ
giao rác, cá nhân tham gia thu gom rác dân lập. Nhằm đạt mục tiêu 100% các hộ
giao rác ở các khu dân cư tập trung ở các xã, thị trấn.
IV/-NỘI DUNG ĐỀ
ÁN:
1/-Điều kiện
nhân văn và qui mô thực hiện:
Đề án xã hội hóa thu gom rác dân lập
mục tiêu đặt ra trong thời gian đầu thực hiện là: Số hộ giao rác phải đạt 70% số
hộ trong toàn xã trong đó 20% là giao rác gián tiếp và 50% giao rác trực tiếp.
Bình quân theo thống kê 1 hộ trung bình khoảng 5 nhân khẩu, lượng rác thải
trung bình là 2kg rác/hộ/1 ngày. Ngoài ra trên địa bàn các xã còn có các công sở,
trường học, chợ, cơ sở nuôi - ươm tôm công nghiệp, dịch vụ ăn uống, cơ sở sản
xuất chế biến tiểu thủ công nghiệp cũng thải ra lượng rác thải khá lớn tùy theo
quy mô hoạt động của từng loại hình.
Do điều kiện thống kê không cho phép
nên đề án chúng ta chỉ phân tích theo số liệu thống kê về mặt dân sinh theo
ranh giới hành chánh.
Số
TT
|
Địa
bàn
|
Tổng
số ấp/k.phố
|
Số
nhân khẩu
|
Số Hộ
dân
|
Tổng
số hộ dự kiến giao rác
|
Lượng
rác trong ngày (kg/ngày)
|
|
|
A
|
B
|
C
|
D
= 70%C
|
E=
D*2kg
|
1
|
Thị trấn Cần Thạnh
|
5
|
10.011
|
2.379
|
1.665
|
3330
|
2
|
Xã Long Hoà
|
5
|
9.829
|
2.164
|
1.514
|
3028
|
3
|
Xã An Thới Đông
|
5
|
11.835
|
2.458
|
1.720
|
3440
|
4
|
Xã Tam Thôn Hiệp
|
4
|
5.226
|
1.159
|
811
|
1622
|
5
|
Xã Bình Khánh
|
7
|
16.684
|
3.393
|
2375
|
4750
|
|
Tổng Cộng
|
26
|
53.585
|
11.553
|
8.085
|
16170
|
2/-Phân tích
nhân sự và dụng cụ phương tiện đầu tư:
- Bình quân 1 lao động trong 1 ngày
thu gom vận chuyển khoảng 500kg rác đến điểm tập kết gần nhất và suất đầu tư
cho 1 người là 1 bảo hộ lao động và 1 xe đẩy
- Số thùng rác cần đầu tư cho 20% hộ
dân trong xã giao rác gián tiếp qua thùng rác là: Bình quân 1 hộ trung bình thải
ra là 5lít/ngày rác vậy tương ứng đầu tư 1 thùng rác (120 lít) thì phục vụ cho
20 hộ dân.
- Ta có bảng thống kê về nhân sự và
suất đầu tư dụng cụ phương tiện sau:
Số TT
|
Địa
bàn
|
Tổng
số ấp/k.phố
|
Số hộ
dân
|
Lượng
rác trong ngày (kg/ngày)
|
Nhân
công, xe đẩy rác, BHLĐ,DC
|
Số
thùng rác (120 lít)
|
|
|
A
|
C
|
E=
D*2kg
|
F=E/500
|
G=20%C/20
|
1
|
TT. Cần Thạnh
|
5
|
2.379
|
3330
|
7
|
24
|
2
|
X. Long Hoà
|
5
|
2.164
|
3028
|
6
|
22
|
3
|
X. An Thới Đông
|
5
|
2.458
|
3440
|
7
|
25
|
4
|
X Tam Thôn Hiệp
|
4
|
1.159
|
1622
|
3
|
12
|
5
|
X. Bình Khánh
|
7
|
3.393
|
4750
|
9
|
34
|
|
Tổng Cộng
|
26
|
11553
|
16170
|
32
|
117
|
Nhân sự và dụng cụ phương tiện đầu tư
là:
- Tổng lao động tham gia trực tiếp đề
án là: 32 người
- Đầu tư xe đẩy tay là: 32 xe.
- Bảo hộ lao động là: 32 bộ
- Dụng cụ lao động: 32 bộ
- Thùng rác cần đầu tư (loại 120lít):
117 thùng.
3/-Giá trị đầu tư:
* Tổng giá trị đầu
tư: 187.866.968 đồng
Trong đó: - Thiết bị
: 173.975.000 đồng
- KTCB # : 13.891.968 đồng
a/-Nguồn vốn đầu tư:
Vốn ngân sách huyện năm 2004
b/-Phân tích chi tiết đầu tư:
Chi phí đầu tư:
- Xe rác đẩy tay: 32 chiếc x 3,7 triệu
= 118.400.000 đồng
- Thùng rác loại 120 lít: 117 thùng x
475.000 đ = 55.575.000 đồng
- Bảo hộ lao động: 32 người x 399.124
đ = 2.771.968 đồng
(BHLĐ gồm: quần áo LĐ, nón, giầy, khẩu
trang, găng tay)
- Dụng cụ lao động: 32 người x 35.000
đ = 1.120.000 đồng
Trong đó:
Số
TT
|
Đơn vị
|
Xe
rác đẩy tay
|
Thùng rác 120 lít
|
Bảo
hộ lao động
|
Dụng
cụ lao động
|
1
|
Thị trấn Cần Thạnh
|
7
|
24
|
7
|
7
|
2
|
Xã Long Hoà
|
6
|
22
|
6
|
6
|
3
|
Xã An Thới Đông
|
7
|
25
|
7
|
7
|
4
|
Xã Tam Thôn Hiệp
|
3
|
12
|
3
|
3
|
5
|
Xã Bình Khánh
|
9
|
34
|
9
|
9
|
|
Tổng Cộng
|
32
|
117
|
32
|
32
|
Công ty DVCI huyện Cần Giờ sẽ ứng vốn
mua sắm trang thiết bị theo đề án cung cấp cho 5 xã, thị trấn trong đề án.
4/-Phân tích tài
chánh và tính khả thi thu chi:
a. Thu tiền lấy rác:
- Mức thu phí vệ sinh bình quân tối thiểu
5.000 đồng/hộ/tháng dân đối với các hộ giao rác trực tiếp
- Mức thu phí vệ sinh bình quân tối
thiểu 3.000 đồng/hộ/tháng đối với các hộ giao rác gián tiếp qua thùng rác tập
trung.
- Đối với các hộ kinh doanh, sản xuất
và công sở mức thu phí được tính bình quân như sau: Mức thu phí/ 1 tháng = (thể
tích rác trong ngày / 5lít) x 5000 đ. Hoặc giữa bên giao rác và thu rác thỏa
thuận giá thu phí theo từng trường hợp cụ thể.
Số thu trong tháng như sau:
Số
TT
|
Đơn
vị
|
Nhân
sự thu gom rác
|
Số hộ
Giao rác trực tiếp
|
Số hộ
giao rác gián tiếp
|
Thành
tiền
(đơn vị nghìn đồng)
|
|
|
|
A=
50% xã
|
B= 20% xã
|
C=
A*5000 B*3000
|
1
|
Thị trấn Cần Thạnh
|
7
|
1190
|
476
|
7378
|
2
|
Xã Long Hoà
|
6
|
1082
|
433
|
6709
|
3
|
Xã An Thới Đông
|
7
|
1229
|
492
|
7621
|
4
|
Xã Tam Thôn Hiệp
|
3
|
580
|
231
|
3593
|
5
|
Xã Bình Khánh
|
9
|
1696
|
679
|
10517
|
|
Tổng cộng
|
32
|
5777
|
2311
|
35818
|
* Vậy tổng số tiền thu trong tháng
là: 35.818.000 đồng
(Chưa tính các khoản thu từ các cơ sở
doanh nghiệp và công sở)
b/-Các khoản chi cơ bản trong
tháng:
Vì đây là đề án nên việc thu tài chánh
mang tính ước lượng như sau: Mức lương cơ bản của người lao động là: 800.000đ/1
người.
Vậy tổng lương cơ bản phải trả trong
tháng là: 32 x 800.000đ = 25.600.000đ
Chi phí BHXH, y tế, công đoàn theo
quy định là 19% LCB = 152.000đ/1 người
Vậy tổng chi phí BHXH, y tế, công
đoàn trong tháng là = 152.000 x 32 = 4.864.000đ
Khấu hao xe đẩy tay là 4 năm
Vậy khấu hao trong tháng là =
118.400.000 đồng/48tháng = 2.500.000đ.
* Tổng chi trong tháng là: 32.964.000
đồng
Hiệu tổng thu và chi là = 35.818.000 - 32.964.000 = 2.854.000 đồng. Sử dụng hiệu tổng
thu và chi như sau:
- Trích-20% cho quỹ mua sắm trang thiết
bị vệ sinh = 570.800 đồng
- 80% còn lại chia thưởng cho 32 nhân
công = 2.283.200 / 32 = 71.350 đồng.
Trong khoản thu trong đề án chưa đề cập
đến các khoản thu rác từ các doanh nghiệp, công sở...với khoản thu này hiệu tổng
thu và chi cơ bản sẽ cao hơn mức tính toán trên, vì vậy người lao động sẽ có
thu nhập cao hơn. Ngoài ra người lao động còn thu nhập thêm từ nguồn phế liệu
rác thải.
5/-Quy trình vận
hành thu gom rác:
UBND các xã sẽ tiến hành triển khai
thành lập lực lượng lấy rác tổ chức tuyên truyền vận động tất cả các hộ dân
tham gia giao rác, các hộ dọc theo các con đường chính trong xã giao rác trực
tiếp cho người đi thu gom. Các hộ xa các tuyến đường chính tập kết rác ở các
thùng rác chung.
Người thu gom rác có nhiệm vụ chuyển
rác các hộ dân và rác từ các thùng rác chung đến vị trí tập kết gần nhất mà
UBND xã đã thoả thuận với công ty DVCI.
Tại các điểm tập trung này Công ty Dịch
vụ Công ích tiến hành cho xe đến thu gom đem đi xử lý tại bãi rác xử lý. Quy
trình này phải tiến hành đồng bộ và hợp lý, không để rác tồn tại lâu dẫn đến ô
nhiễm mất thẩm mỹ.
6/-Trách nhiệm và
nghĩa vụ của Nhà nước và nhân dân:
a/-Đối với UBND xã, thị trấn:
UBND xã thành lập Tổ lấy rác dân lập
theo Quyết định số 5424/1998/QĐ.UB-QLĐT ngày 15/10/1998 của UBND Thành phố và
quản lý tổ lấy rác dân lập theo qui chế hiện hành.
Hợp pháp hoá hoạt động thu gom rác hộ
dân bằng qui chế do nhà nước ban hành, tổ chức tuyên truyền giáo dục đưa các chủ
trương chánh sách Đảng Nhà Nước đến với lực lượng lấy rác dân lập thông qua tổ
chức gắn với các hoạt động xã hội, tập hợp hình thành một tổ chức gắn bó với
nhau về nghiệp vụ chuyên môn và đời sống.
Tổ chức lực lượng lao động đúng qui định,
thực hiện hợp đồng gom rác hộ dân, chỉ được hoạt động sau khi ký hợp đồng và
thu gom rác hộ dân.
Thống nhất quy trình công nghệ thu
gom rác thải vì từng công đoạn của qui trình có liên quan mật thiết với nhau việc
bảo đảm từng công đoạn gom rác, chứa rác, vận chuyển xử lý rác đều có những quy
định chặt chẽ để đạt được hiệu quả cao, chất lượng vệ sinh tốt.
Giao cho tổ dân phố, tổ nhân dân vận
động nhân dân hợp đồng giao rác đảm bảo mức thu phí vệ sinh cho công nhân vệ
sinh. Tăng cường công tác kiểm tra xử lý, xử phạt hành chánh các trường hợp, vi
phạm vệ sinh môi trường.
UBND xã, thị trấn thường xuyên kiểm
tra việc thực hiện của lực lượng thu gom rác dân lập, việc chấp hành các qui định,
qui trình thu gom rác hàng ngày theo địa điểm và thời gian đã thỏa thuận.
b/-Đối với hộ dân:
Người dân phải có trách nhiệm giao
rác theo đúng quy định, không vứt rác bừa bãi xuống sông, xuống biển hoặc những
vùng ao tù, nộp phí vệ sinh theo mức quy định trong hợp đồng thỏa thuận....
7/-Hiệu quả đầu
tư:
Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống
nhân dân ngày càng cao nhu cầu phục vụ lấy rác từ trong hộ dân là cần thiết, việc
đầu tư tổ chức lượng lấy rác dân lập sẽ giúp thu gom được một khối lượng rác rất
lớn thải ra trong các hộ dân, tập trung vận chuyển kịp thời xử lý, xóa bỏ được
tình trạng ô nhiễm môi trường, các khu dân cư góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng
hạn chế và phòng tránh các dịch bệnh, làm sạch môi trường, nâng cao chất lượng
vệ sinh, tạo mỹ quan văn minh lịch sự.
Góp phần tuyên truyền giáo dục về bảo
vệ môi trường cảnh quan thiên nhiên nâng cao nhận thức của mọi người dân trong
việc giữ gìn vệ sinh môi trường ở gia đình và nơi công cộng.
Giải quyết công ăn việc làm cho người
lao động thực hiện được mục tiêu tăng cường sạch đẹp đường phố.
Đặc biệt thực hiện thắng lợi Nghị quyết
huyện Ủy về phát triển kinh tế, Du lịch, gắn với môi trường sinh thái bền vững.
IV/-TỔ CHỨC THỰC
HIỆN:
1/-Phòng Quản lý đô thị:
* Căn cứ Đề án được phê duyệt, chủ
trì phối hợp với các ngành liên quan và UBND các xã, thị trấn hướng dẫn triển
khai thực hiện Đề án.
* Kiểm tra theo dõi kết quả thực hiện
định kỳ hằng quí (3 tháng) báo cáo cho Thường trực UBND huyện tiến độ triển
khai và tình hình thực hiện để kịp thời chỉ đạo kể cả việc đề xuất bổ sung, điều
chỉnh nội dung Đề án cho phù hợp.
2/-Công ty Dịch vụ Công ích:
* Lập dự án đầu tư trang bị ban đầu về
phương tiện, dụng cụ chuyên dùng cho Tổ lấy rác dân lập các xã, thị trấn trình
UBND huyện phê duyệt theo quy định để triển khai thực hiện.
* Phối hợp với các xã, thị trấn xác định
các điểm tập trung rác, thời gian vận chuyển xử lý rác.
* Phối hợp với UBND các xã, thị trấn
tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho lực lượng thu gom rác dân lập theo quy định hiện
hành.
3/-Phòng Tài chính - Kế hoạch:
* Bố trí vốn từ ngân sách huyện cho
Công ty Dịch vụ Công ích huyện đầu tư trang bị ban đầu về phương tiện, dụng cụ
xử lý rác ở các xã, thị trấn.
* Hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thu -
chi từ nguồn thu phí vệ sinh từ dịch vụ thu gom rác.
4/-Đội Quản lý trật tự đô thị huyện,
Tổ Quản lý trật tự đô thị xã, thị trấn:
* Thường xuyên theo dõi tình hình hoạt
động của Tổ lấy rác dân lập các xã, thị trấn, hoạt động vận chuyển và xử lý rác
của Công ty Dịch vụ Công ích huyện và tình hình chấp hành của nhân dân trong việc
giao rác, xử lý rác giúp UBND các xã, thị trấn triển khai đạt hiệu quả Đề án.
5/-UBND các xã, thị trấn:
* Thành lập và ban hành quy chế về tổ
chức và hoạt động của các Tổ lấy rác dân lập của xã, thị trấn theo nội dung Quyết
định 5424/1998/QĐ-UB-QLĐT ngày 15/10/1998 của UBND thành phố.
* Phối hợp với các Đoàn thể, Mặt trận
Tổ quốc tổ chức họp dân triển khai vận động nhân dân tham gia thực hiện Đề án,
thỏa thuận thống nhất mức thu phí vệ sinh của từng đối tượng cho phù hợp; chế độ
ký kết hợp đồng lấy rác giữa hộ dân và Tổ lấy rác dân lập của xã, thị trấn.
* Xác định địa điểm bố trí các thùng
chứa rác theo địa bàn, thời điểm hoạt động ổn định hợp lý của các xe nhận rác
trực tiếp để dần dần tạo thói quen trong sinh hoạt ở cộng đồng dân cư.
* Chịu trách nhiệm hướng dẫn, giám
sát công tác quản lý, thu chi và công khai tài chính của hoạt động thu gom rác
dân lập.
* Phối hợp với các ngành liên quan của
huyện trong việc không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ lấy rác dân lập
xã, thị trấn trong quá trình tổ chức thực hiện.