ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
130/2002/QĐ-UB
|
TP.Hồ
Chí Minh, ngày 18 tháng 11 năm 2002
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN
LÝ CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật tổ chức Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994 ;
Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 ;
Xét đề nghị của Sở Giao thông Công chánh thành phố Hồ Chí Minh tại Tờ trình số
183/GT-MT ngày 20 tháng 9 năm 2002 ; ý kiến của Sở Tư pháp thành phố tại công
văn số 1577/STP-VP ngày 11 tháng 11 năm 2002 ;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.-
Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Quản lý
chất thải rắn thông thường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2.-
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01
năm 2003 và thay thế Quyết định số 676/QĐ-UB ngày 30 tháng 9 năm 1991 của Ủy
ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 3.-
Sở Giao thông Công chánh chủ trì phối hợp với Sở Khoa học-Công
nghệ và Môi trường hướng dẫn triển khai thực hiện tốt Quy chế này.
Điều 4.-
Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
thành phố, Thủ trưởng các sở-ban-ngành và đoàn thể thành phố, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các quận-huyện, phường-xã, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sinh
sống, hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm thi hành
quyết định này./.
Nơi nhận
- Như điều 4
- Văn phòng Chính phủ
- Bộ Xây dựng
- Bộ Khoa học và Công nghệ
- Thường trực Thành Ủy
- Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố
- Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố
- Các Báo, Đài (để đưa thông tin và tuyên truyền)
- VPHĐ-UB : các PVP, các Tổ NCTH
- Lưu (ĐT/Ng)
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Vũ Hùng Việt
|
ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
|
TP.Hồ
Chí Minh, ngày 18 tháng 11 năm 2002
|
QUY CHẾ
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 130 /2002/QĐ-Ủy ban ngày 18 tháng 11
năm 2002 của Ủy ban nhân dân thành phố)
Chương 1:
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.-
Mục đích :
Quy chế này quy định việc quản
lý chất thải rắn thông thường nhằm phân định rõ trách nhiệm, nâng cao ý thức của
các tổ chức, cá nhân và cộng đồng tham gia quản lý trong quá trình thải bỏ,
quét dọn, thu gom, vận chuyển, xử lý các loại chất thải rắn thông thường.
Điều 2.-
Nguyên tắc quản lý :
1. Công tác quản lý chất thải rắn
thông thường phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, quản
lý đô thị và an toàn giao thông đô thị.
2. Các tổ chức, cá nhân tham gia
công tác quét dọn, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn thông thường trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh phải tuân thủ các quy định của Quy chế này và chịu
sự quản lý, chỉ đạo, giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành và Ủy
ban nhân dân nói chung cũng như chịu sự giám sát, đánh giá về chất lượng vệ
sinh của nhân dân. Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế trong xã hội
tham gia vào tổ chức hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn thông
thường.
3. Tất cả các tổ chức, cá nhân
đang sinh sống, hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có nhu cầu đổ bỏ
chất thải phải tuân thủ theo các quy định của Quy chế này.
4. Mọi vi phạm Quy chế này đều bị
xử lý theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hiện hành, trường hợp nghiêm trọng
sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 3.-
Giải thích từ ngữ :
Trong Quy chế này, các thuật ngữ
dưới đây được hiểu như sau :
- Chất thải rắn thông thường
gồm :
+ Rác sinh hoạt : được thải
ra từ các sinh hoạt hàng ngày như ăn, ở, làm việc, buôn bán, sản xuất (rác công
nghiệp không độc hại).
+ Rác xây dựng : được thải ra
trong quá trình xây dựng, phá dỡ, cải tạo sửa chữa, duy tu công trình như xà bần,
đất cặn, bùn cống.
- Quản lý chất thải rắn thông
thường : là các hoạt động kiểm soát chất thải trong suốt quá trình từ khi
phát sinh, xử lý ban đầu đến thu gom, vận chuyển và xử lý cuối cùng.
- Chủ nguồn thải chất thải rắn
thông thường : là các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải.
- Lực lượng quét dọn, thu
gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn thông thường : là tổ chức, cá nhân
có đăng ký thực hiện việc quét dọn, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn
thông thường theo đúng các quy định hiện hành của luật pháp.
- Cơ quan quản lý Nhà nước về
giải quyết chất thải rắn thông thường : là Sở Giao thông Công chánh và Sở
Khoa học-Công nghệ và Môi trường.
Chương 2:
TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ NGUỒN
THẢI
Điều 4.-
Nguyên tắc thải rác :
a) Mọi người dân đều phải
có ý thức giữ gìn thành phố sạch đẹp, văn minh và bảo vệ môi trường.
b) Chủ nguồn thải rác có nhu cầu
thải rác phải đổ rác đúng chỗ, giao rác đúng giờ và phải bọc kín các loại rác
hôi thối hoặc có khả năng truyền nhiễm trước khi thải bỏ.
c) Chủ nguồn thải rác cần trang
bị dụng cụ và có địa điểm chứa rác thích hợp.
Mục I : Rác
sinh hoạt.
Điều 5.-
Trách nhiệm của chủ nguồn thải :
1. Phải có dụng cụ chứa rác, nơi
chứa rác hợp vệ sinh không gây ô nhiễm môi trường :
a) Chủ nguồn thải rác tùy điều
kiện cụ thể phải trang bị 2 đến 3 thùng đựng rác để phân loại rác từ nguồn (rác
hữu cơ, rác vô cơ) theo hướng dẫn của tổ chức, đơn vị thu gom rác.
b) Đối với những tổ chức, cá
nhân được phép sử dụng vỉa hè làm nơi kinh doanh, hoạt động của các nhà hàng và
các hoạt động tạm thời khác phải có dụng cụ chứa rác hợp vệ sinh, chứa đủ rác
và phải giữ gìn sạch sẽ nơi hoạt động kinh doanh.
c) Đối với những nơi hoạt động
kinh doanh, dịch vụ công cộng như : chợ, công viên, bến xe, nhà ga, bến tàu, lề
đường đi bộ, các phương tiện giao thông công cộng và những nơi công cộng khác
phải bố trí thùng rác công cộng và số lượng thùng phải đủ chứa hết rác (do số
lượt người) hàng ngày thải ra.
d) Đối với các loại rác gây mùi
hôi thối hoặc truyền nhiễm như : bông băng, xác súc vật, phân gia súc… phải cho
vào túi nylon cột kín miệng trước khi cho vào thùng rác.
2. Phải có nghĩa vụ đóng một khoản
tiền (gọi là phí vệ sinh) theo quy định của Nhà nước.
Điều 6.- Chủ
nguồn thải phải tuân thủ các quy định sau đây :
1. Phải giao rác đúng
giờ quy định cho lực lượng đi thu gom rác. Về thời gian giao rác, tùy theo đặc
điểm của từng khu vực, địa bàn quận-huyện sẽ có quy định thích hợp sao cho vẫn
đảm bảo vệ sinh, mỹ quan đô thị và được phổ biến đến chủ nguồn thải.
2. Không được đổ rác, vứt
rác bừa bãi trước mặt nhà, trên lòng lề đường, miệng hố ga, ao hồ, sông rạch hoặc
đổ vào các nơi công cộng khác.
3. Mọi cá nhân khi đi lại
trên đường, những nơi công cộng có nhu cầu vứt rác phải bỏ rác vào thùng rác
công cộng hoặc những nơi quy định.
4. Các hộ gia đình, tổ
chức, cơ quan đơn vị có trách nhiệm giữ vệ sinh vỉa hè trước và xung quanh nhà
hoặc trụ sở. Đối với những đường hẻm không có công nhân vệ sinh quét dọn thì phải
có trách nhiệm quét dọn và giữ gìn vệ sinh ở phần vỉa hè và đường hẻm đó. Và,
có quyền :
a) Không cho tổ chức,
cá nhân nào làm việc gì gây mất vệ sinh.
b) Buộc người gây mất vệ
sinh phải khắc phục ngay hậu quả.
c) Thông báo kịp thời
cho Chính quyền địa phương đến kiểm tra xử phạt đối với những trường hợp vi phạm
vào các quy định của Quy chế này.
Mục II : Rác
xây dựng.
Điều 7.-
Trách nhiệm của chủ nguồn thải :
1. Khi tiến hành cải tạo, phá dỡ
công trình phải có chỗ chứa phế thải, xà bần trong khuôn viên công trình.
2. Khi được phép (do Sở Giao
thông Công chánh cấp) để hàng hóa, vật liệu, phế liệu, phế thải trên đường phố
thì người quản lý các loại vật dụng nêu trên phải thực hiện tất cả biện pháp đảm
bảo vệ sinh và trật tự an toàn giao thông.
3. Khi hoàn tất công trình, tối
đa 3 ngày sau, chủ nguồn thải phải nhanh chóng dọn sạch trả lại mặt bằng như
ban đầu (nếu có sử dụng vỉa hè) và tự vận chuyển (hoặc ký hợp đồng thuê ngành vệ
sinh thực hiện) các chất phế thải, xà bần đi san lấp nền công trình hoặc vận
chuyển ra bãi thải của thành phố theo hướng dẫn của ngành vệ sinh. Trong khi vận
chuyển phế thải, xà bần không được để rơi vãi dọc đường và phải chịu chi phí xử
lý rác tại bãi đổ theo đơn giá được quy định tại thời điểm thực hiện.
4. Các đơn vị Công ty Công viên
Cây xanh, Công ty Điện lực thành phố, Công ty Thoát nước đô thị và nhân dân khi
đốn, mé cây xanh ; nạo vét bùn, đất, rác cặn từ cống rãnh thoát nước phải thu dọn
sạch sẽ ngay.
5. Các đơn vị của ngành Giao
thông công chánh, Bưu điện, Điện lực, các cá nhân trong quá trình tổ chức thi
công công trình ngầm trên đường phố và các công trình khác liên quan đến phạm
vi đường phố phải thực hiện các biện pháp nhằm làm cho việc thi công không gây
mất vệ sinh đường phố và có biện pháp đảm bảo an toàn cho các phương tiện giao
thông và người đi lại ; phải dọn sạch mặt đường trước 6 giờ sáng hôm sau.
Chương 3:
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC LỰC
LƯỢNG THAM GIA QUÉT DỌN, THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ TIẾP NHẬN XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN
THÔNG THƯỜNG.
Điều 8.-
Nguyên tắc hoạt động :
1. Thực hiện công tác quét dọn,
thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn thông thường theo phương án và kế hoạch
đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
2. Phải nghiêm chỉnh chấp hành
theo các quy định của cơ quan Quản lý Nhà nước về quy trình công nghệ và các
quy định liên quan khác trong quá trình hoạt động.
3. Chất thải rắn thông thường phải
được thu dọn vận chuyển sạch sẽ, kịp thời ra khỏi thành phố trước 6 giờ sáng
hàng ngày.
4. Tổ chức và hoạt động theo
đúng Luật Lao động và các quy định hiện hành.
5. Phải đảm bảo các điều kiện cơ
bản cho người lao động về dụng cụ, vệ sinh, an toàn lao động.
6. Chủ động đưa ra các biện pháp
hiệu quả nhằm nâng cao, đảm bảo duy trì tốt chất lượng vệ sinh.
Điều 9.-
Trách nhiệm của lực lượng quét dọn, thu gom, vận chuyển chất thải rắn thông thường
1. Công tác quét dọn, thu gom, vận chuyển chất thải phải có phương tiện,
thiết bị chuyên dụng, bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, không để rơi vãi
nước, rơi vãi rác và bao phủ kín hạn chế tối đa phát tán mùi hôi.
2. Thực hiện đầy đủ và nghiêm
túc theo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và các quy định, các quy trình kỹ thuật,
công nghệ do Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Giao thông Công chánh ban hành.
3. Thu phí vệ sinh theo quy định
của thành phố.
4. Tuân thủ nghiêm túc về thời
gian thực hiện công tác nghiệp vụ theo quy định.
5. Chất lượng vệ sinh sau thời
gian tác nghiệp hàng ngày phải đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh
do Sở Giao thông Công chánh và Sở Khoa học-Công nghệ và Môi trường quy định.
6. Phối hợp với Chính quyền địa
phương chọn địa điểm thích hợp làm điểm hẹn giao rác từ xe tay sang xe cơ giới,
đặt và quản lý các thùng rác công cộng, không để xảy ra tình trạng ùn tắc giao
thông.
7. Phối hợp kịp thời và thông
báo đến Chính quyền địa phương hoặc cơ quan có chức năng kiểm tra xử phạt vi phạm
hành chính đối với hành vi gây mất vệ sinh đô thị.
8. Thông báo thường xuyên và rộng
rãi trong nhân dân, Chính quyền địa phương và tất cả các ngành có liên quan về
địa điểm các bãi đổ chất thải của thành phố.
9. Phối hợp với các ngành có
liên quan thường xuyên tổ chức các cuộc tuyên truyền vận động, giáo dục sâu rộng
trong quần chúng để nhằm nâng cao ý thức người dân trong việc chấp hành đúng
các quy định về quản lý chất thải.
10. Theo dõi và báo cáo kịp thời
cho Ủy ban nhân dân các quận-huyện, Sở Giao thông Công chánh biết về tình hình
chất lượng vệ sinh trên địa bàn để cùng phối hợp nhanh chóng giải quyết.
Điều 10.- Trách nhiệm của
đơn vị tiếp nhận xử lý chất thải rắn thông thường :
1. Đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ
thuật phù hợp với công nghệ xử lý rác theo tiêu chuẩn và quy định hiện hành.
2. Chỉ được phép xử lý chất thải
ở những khu vực đã được quy định.
3. Không được tiếp nhận, xử lý
các chất thải không được phép xử lý.
4. Trong quá trình tiếp nhận và
xử lý chất thải phải tuân thủ đầy đủ các quy định, quy trình kỹ thuật của Nhà
nước ban hành.
5. Trường hợp xảy ra sự cố, đơn
vị xử lý chất thải có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với địa phương, Sở Giao
thông Công chánh, Sở Khoa học-Công nghệ và Môi trường, các đơn vị thu gom, vận
chuyển tiến hành các biện pháp khẩn cấp nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng đến môi
trường và sức khỏe con người.
Chương 4:
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT
THẢI RẮN THЌNG THƯỜNG
Điều 11.-
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân phường-xã :
1. Tích cực tuyên truyền, phổ biến
và tham gia kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính về việc giữ gìn vệ sinh đường
phố theo quy định hiện hành.
2. Giao vỉa hè cho hộ dân, cơ
quan, tổ chức, đơn vị đảm nhiệm giữ gìn vệ sinh như quy định tại điểm 4 của Điều
6 – Chương II.
3. Phối hợp với đơn vị của ngành
vệ sinh :
a) Xem xét đề xuất từng vị trí cụ
thể để làm điểm hẹn vận chuyển rác, đặt thùng rác công cộng và tham gia công
tác bảo quản thùng rác công cộng.
b) Thường xuyên kiểm tra xử phạt
vi phạm hành chính về giữ gìn vệ sinh đô thị.
4. Tuyên truyền vận động, kiểm
tra và yêu cầu tất cả các hộ dân ký hợp đồng giao rác cho các đơn vị thu gom, vận
chuyển rác.
5. Giám sát và chịu trách nhiệm
trước Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận-huyện về tình hình chất lượng vệ
sinh đô thị trên địa bàn quản lý.
6. Tổ chức các đợt tổng vệ sinh
đường phố trong phạm vi địa phương phường-xã.
7. Chỉ đạo các Tổ dân phố tham
gia giữ gìn vệ sinh đường phố, nơi công cộng và hệ thống kênh rạch trên địa
phương (nếu có) thực hiện quy chế quản lý chất thải rắn thông thường và đăng ký
thực hiện quy ước giữ gìn vệ sinh.
8. Đề xuất với Ủy ban nhân dân các
quận-huyện, Sở Giao thông Công chánh về những chủ trương, biện pháp nhằm làm
cho công tác vệ sinh đường phố và các kênh rạch đạt kết quả cao.
9. Thực hiện nghiêm chỉnh Quyết
định số 5424/QĐ-UB ngày 15 tháng 10 năm 1998 của Ủy ban nhân dân thành phố về tổ
chức và hoạt động của lực lượng làm dịch vụ thu gom rác dân lập.
Điều 12.-
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân quận-huyện :
1. Chỉ đạo đơn vị vệ sinh công cộng
thực hiện tốt công tác vệ sinh công cộng trên địa bàn quận-huyện.
2. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân phường-xã
thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 11.
3. Chỉ đạo các cơ quan chức năng
thuộc quận-huyện hỗ trợ tích cực cho các đơn vị thuộc ngành vệ sinh, Ủy ban
nhân dân phường-xã trong việc tổ chức triển khai thực hiện công tác vệ sinh đường
phố.
4. Thực hiện xử phạt vi phạm
hành chính theo thẩm quyền được quy định và phối hợp với Sở Giao thông Công
chánh trong việc tổ chức thực hiện quản lý chất thải rắn thông thường.
5. Quản lý tốt địa bàn, không để
tình trạng lấn chiếm sử dụng trái phép các vị trí được quy hoạch làm các trạm
trung chuyển hoặc công trường xử lý rác.
6. Kiểm tra, giám sát và chịu
trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố về tình hình
chất lượng vệ sinh trên địa bàn quận-huyện.
Điều
13.- Trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường cấp thành phố và quận-huyện
:
1. Chủ trì phối hợp với
Sở Giao thông Công chánh, Ủy ban nhân dân quận-huyện, các sở ban ngành thành phố
trong việc tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại
chúng, trong các cụm dân cư trên địa bàn thành phố về nội dung và các điều khoản
cụ thể trong bản Quy chế này để các tổ chức, cá nhân biết và tự giác chấp hành.
2. Hướng dẫn nội dung
và thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường.
3. Nghiên cứu áp dụng
khoa học, công nghệ vào lĩnh vực quản lý chất thải rắn thông thường.
4. Tổ chức điều tra,
đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại các khu vực ; Thanh kiểm tra định kỳ và
đột xuất các hoạt động quản lý chất thải rắn thông thường theo Quy chế.
5. Tiếp nhận, giải quyết
các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và các yêu cầu kiến nghị về quản lý chất thải
rắn thông thường trong phạm vi quyền hạn của mình hoặc chuyển đến cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền để giải quyết.
6. Tuyên truyền, đào tạo
nâng cao nhận thức, chuyên môn về quản lý chất thải rắn thông thường.
Điều
14.- Trách nhiệm của Sở Giao thông Công chánh :
1. Phổ biến và hướng dẫn
thực hiện các văn bản pháp luật cho Ủy ban nhân dân quận-huyện, phường-xã và
các cơ quan, đơn vị liên quan đến việc giữ gìn vệ sinh đường phố.
2. Đề xuất những quy định,
chủ trương, biện pháp giữ gìn vệ sinh đường phố trình Ủy ban nhân dân thành phố
ban hành.
3. Xây dựng và trình
duyệt Chiến lược phát triển ngành, quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn
thông thường làm cơ sở thực hiện.
4. Soạn thảo trình Ủy
ban nhân dân thành phố ban hành những văn bản Quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo
và văn bản quy định liên quan đến công tác quản lý chất thải rắn thông thường.
5. Ban hành các quy định,
quy trình kỹ thuật đối với công tác quét dọn, thu gom, vận chuyển và xử lý chất
thải rắn thông thường thuộc phạm vi thẩm quyền được phân công.
6. Kiểm tra và chấn chỉnh việc
thực hiện các quy định về giữ gìn vệ sinh đường phố ở các đơn vị thuộc Sở và
các đơn vị vệ sinh quận-huyện.
7. Phối hợp với Ủy ban nhân dân
quận-huyện lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất thải rắn
thông thường.
8. Phối hợp với Sở Khoa học-Công
nghệ và Môi trường nghiên cứu, sản xuất, hướng dẫn sử dụng thống nhất trên toàn
thành phố các loại kiểu dáng công nghiệp của các trang thiết bị chuyên dùng phục
vụ cho công tác quản lý chất thải rắn thông thường.
9. Hướng dẫn các quận-huyện
trong việc quy hoạch xây dựng các trạm ép rác kín, các khu xử lý, các bãi chôn
lấp phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
10. Lập kế hoạch vận động thu
hút đầu tư, huy động, xã hội hóa các nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực quét dọn,
thu gom, vận chuyển và xử lý rác sinh hoạt và xây dựng.
11. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố về mặt quản lý Nhà nước hoạt động của
ngành vệ sinh.
12. Chỉ đạo Ban Thanh tra Giao
thông công chánh :
a) Thực hiện thẩm quyền xử phạt
vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
b) Hỗ trợ cho nhân dân, các cơ
quan, tổ chức đơn vị trong việc đấu tranh, ngăn chặn những trường hợp cố ý làm
trái quy định của Nhà nước về giữ gìn vệ sinh công cộng.
13. Định kỳ (6 tháng và 12
tháng) tiến hành thống kê, tổng hợp tình hình quản lý và xử lý chất thải rắn
trên địa bàn thành phố để báo cáo Hội đồng nhân dân thành phố và Ủy ban nhân
dân thành phố.
Điều 15.-
Trách nhiệm của Công an thành phố :
1. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc
các đơn vị trong ngành thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy
định của pháp luật.
2. Thực hiện trách nhiệm bảo đảm
trật tự, an toàn trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế theo quy định của
pháp luật.
3. Hỗ trợ cho nhân dân, các cơ
quan, tổ chức đơn vị trong việc đấu tranh, ngăn chặn những trường hợp cố ý làm
trái quy định của Nhà nước về giữ gìn vệ sinh công cộng.
Điều
16.- Trách nhiệm của Văn phòng Kiến trúc sư Trưởng :
1. Chủ trì phối hợp Sở Giao
thông Công chánh trong việc quy hoạch địa điểm xây dựng các công trình phục vụ
công tác xử lý rác.
2. Trong thẩm định, phê
duyệt quy hoạch và thiết kế xây dựng các dự án phải có bố trí địa điểm xử lý
rác.
Điều
17.- Trách nhiệm của Sở Văn hóa và Thông tin :
1. Tổ chức cổ động, tuyên truyền
phục vụ cho việc triển khai thực hiện quy định của Ủy ban nhân dân thành phố về
giữ gìn vệ sinh đường phố.
2. Các cơ quan thông tin đại
chúng phản ánh kịp thời gương tốt, phê phán mặt xấu, có những chương mục riêng
về vệ sinh đường phố trên báo, đài.
Điều
18.- Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo :
Soạn thảo đưa vào chương trình dạy
học các nội dung nhằm giáo dục học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh tại nơi ở và nơi
công cộng.
Điều
19.- Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư :
1. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch
và Đầu tư tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố xem xét phê duyệt các dự án đầu
tư từ nguồn ngân sách, ODA, FDI, BOT, BT,… phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng
ngành vệ sinh.
2. Tổng hợp kế hoạch vốn đầu tư
phát triển và vốn sự nghiệp cho công tác giải quyết chất thải rắn thông thường
của thành phố.
Điều
20.- Trách nhiệm của Sở Tài chánh-Vật giá :
1. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân
thành phố cân đối bảo đảm vốn chi ngân sách cho công tác quản lý chất thải rắn
thông thường.
2. Chịu trách nhiệm thẩm định
các đơn giá, chi phí trong công tác quản lý và xử lý rác trên địa bàn thành phố.
Chương 5:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 21.-
Sở Giao thông Công chánh phối hợp với các sở-ngành có
liên quan tổ chức hướng dẫn thực hiện tốt Quy chế này.
Điều 22.-
Các cơ quan thông tin đại chúng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam thành phố, Thành Đoàn Thanh niên, Công đoàn, Phụ nữ, Lao động-Thương
binh và Xã hội, Hội Cựu chiến binh cần có những việc làm hỗ trợ tích cực nhằm
góp phần động viên nhân dân trong việc nâng cao ý thức cộng đồng, giữ gìn vệ
sinh đô thị ; xác định việc giữ gìn vệ sinh là một trong các yếu tố để xem xét
đánh giá kết quả hoạt động của khu phố và đơn vị theo định kỳ.
Điều 23.-
Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh cần bổ
sung, điều chỉnh, các đơn vị liên quan có ý kiến gởi về Sở Giao thông Công
chánh xem xét, tổng hợp trình Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết./.
ỦY
BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ