BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 5081/QĐ-BNN-TCLN
|
Hà
Nội, ngày 06 tháng 12
năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT “ĐỀ ÁN THIẾT LẬP MỤC TIÊU TỰ NGUYỆN CÂN BẰNG SUY THOÁI ĐẤT VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2017-2020 TẦM NHÌN 2030”
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 15/2017MĐ-CP
ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Mục tiêu Phát triển Bền vững
(SDG 15.3) của Công ước chống sa mạc được thống nhất tại kỳ họp lần thứ 12 của
Hội nghị các Bên của Công ước chống sa mạc hóa (UNCCD) tổ chức tháng 10/2015 tại
Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ;
Căn cứ kế hoạch triển khai thực hiện
đóng góp tự nguyện INDC của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn
2021-2030 tại văn bản số 7202/BNN-KHCN ngày 25/8/2016 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 886/QĐ-TTg
ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển
Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2017-2020;
Căn cứ Quyết định số 419/QĐ-TTg
ngày 05/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình Quốc gia về giảm
phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất và suy thoái rừng, bảo tồn, nâng
cao trữ lượng các bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng đến năm 2030;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng
cục Lâm nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Đề án thiết lập mục tiêu tự nguyện
cân bằng suy thoái đất Việt Nam giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn 2030” với các nội
dung chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Mục tiêu cân bằng suy thoái đất tại
Việt Nam là thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững thông qua vận hành các Chương
trình, Kế hoạch hành động quốc gia nhằm chống lại sự thoái hóa của đất đai.
2. Mục tiêu cụ thể:
|
|
Đơn
vị
|
Qui
mô
|
Địa
điểm
|
I.
|
Nông nghiệp
|
|
|
|
1.1
|
Sử dụng nguồn lực trong nước
|
|
|
|
1.1.1
|
Tiết kiệm nước bằng thủy lợi với
công nghệ và sáng kiến mới (bao gồm công nghệ nông lâm kết hợp)
|
Ha
|
200.000
|
TB; TN
|
1.1.2
|
Công nghệ tiết kiệm nước trong tưới
tiêu cà phê
|
Ha
|
120.000
|
TN
|
1.2
|
Sử dụng nguồn lực quốc tế
|
|
|
|
1.1.1
|
Tiết kiệm nước bằng thủy lợi với
công nghệ và sáng kiến mới (bao gồm công nghệ nông lâm kết hợp)
|
Ha
|
500.000
|
TB; TN; NTB ĐBSH
|
II.
|
Lĩnh vực Lâm nghiệp
|
|
|
|
2.1
|
Sử dụng nguồn lực trong nước
|
|
|
|
2.1.1
|
Bảo vệ rừng
|
Ha
|
1.000.000
|
TB; TN, NTB
|
2.1.2
|
Phục hồi rừng tự nhiên
|
Ha
|
160.000
|
TB; TN; NTB
|
2.1.3
|
Trồng rừng mới
|
Ha
|
275.000
|
TB; TN; NTB
|
2.1.4
|
Trồng rừng gỗ lớn
|
Ha
|
80.000
|
TB; NTB, NTB
|
2.2
|
Hỗ trợ từ quốc tế
|
|
|
|
2.2.1
|
Bảo vệ rừng
|
Ha
|
2.000.000
|
TB; TN, NTB
|
2.2.2
|
Trồng rừng mới
|
Ha
|
100.000
|
TB, TN, NTB
|
2.2.3
|
Phục hồi rừng tự nhiên
|
Ha
|
250.000
|
TB; TN, NTB
|
2.2.4
|
Trồng rừng gỗ lớn
|
Ha
|
100.000
|
TB; NTB, NTB
|
II. CÁC GIẢI PHÁP
THỰC HIỆN
1. Giải pháp khoa học công nghệ
- Lựa chọn các loài cây trồng mới có
khả năng chịu khô hạn (chuyển đổi cơ
cấu cây trồng);
- Tăng số lượng loài cây trồng cho đất
nông nghiệp;
- Sử dụng bền vững, hiệu quả đất đai
thông qua việc quản lý lập địa, thâm canh rừng bằng biện pháp lâm sinh tiên tiến;
- Sử dụng hiệu quả công nghệ tưới
tiêu tiết kiệm nước;
- Sử dụng công nghệ sinh học trong
phòng chống cháy rừng;
- Xây dựng hệ thống nông lâm kết hợp
chăn nuôi gia súc trong gia đình.
2. Giải pháp tổ chức
- Rà soát qui hoạch sử dụng đất theo
hướng hiệu quả, bền vững;
- Tổ chức giám sát phòng chống cháy rừng,
ngăn chặn tình trạng đốt nương rẫy;
- Tăng cường vai trò trách nhiệm của
địa phương trong quản lý và bảo vệ rừng;
- Tăng cường lực lượng kiểm lâm thực
hiện tốt Đề án Kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Kiểm
lâm giai đoạn 2014 - 2020 theo Quyết định số 1920/QĐ-TTg ngày 24/10/2014 của Thủ
tướng Chính phủ;
- Lồng ghép các chương trình dự án
lâm - nông nghiệp cho mục tiêu giảm thoái hóa đất;
- Lồng ghép các dự án các chương
trình đã được Chính phủ phê duyệt.
3. Giải pháp chính sách
- Triển khai thực hiện đầy đủ có
trách nhiệm Luật Lâm nghiệp đã được Quốc hội Khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ
4, ngày 15 tháng 11 năm 2017;
- Hoàn thiện chính sách lâm nghiệp để
quản lý phát triển rừng bền vững;
- Hỗ trợ đầu tư cho các dự án
Nông-Lâm kết hợp, canh tác đất dốc trên vùng núi;
- Tiếp tục thực hiện các chính sách
đã có của Chính phủ hỗ trợ đồng bào miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số.
4. Theo dõi giám sát
Thực hiện Quyết định số 886/QĐ-TTg
ngày 16 tháng 06 năm 2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp
bền vững giai đoạn 2016-2020 của Thủ tướng Chính phủ trong
đó có nội dung điều tra, đánh giá và giám sát tài nguyên rừng Quốc gia theo chu
kỳ 5 năm một lần; thực hiện theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển
rừng theo Thông tư số 26/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn. Kết quả của hai chương trình sẽ làm căn cứ đánh giá kết
quả thực hiện Chương trình cân bằng suy thoái đất giai đoạn 2016-2020 và tiếp đến
giai đoạn 2020-2030.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Tổng cục Lâm nghiệp:
a) Xây dựng kế hoạch hành động triển
khai các giải pháp của Đề án theo giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030, định kỳ báo cáo Bộ và Ban thư ký Công ước chống sa mạc hóa (UNCCD) về tiến
độ và kết quả thực hiện.
b) Chủ trì và phối hợp với các Tổng cục,
Cục, Vụ liên quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và tổ chức thực hiện các giải pháp để đạt được các mục tiêu
của Đề án.
c) Tổ chức tuyên truyền, vận động các
địa phương thực hiện; xây dựng các mô hình và quảng bá kết quả quản lý đất bền
vững.
2. Các đơn vị trực thuộc Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn:
Theo chức năng nhiệm vụ, tổ chức triển
khai thực hiện Đề án như sau:
a) Cục Trồng trọt: Chủ trì, phối hợp
với Tổng cục Lâm nghiệp tổ chức thực hiện các nội dung liên quan đến đất và cây
trồng nông nghiệp;
b) Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường:
Chủ trì, phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp xây dựng kế hoạch và thống kê, báo
cáo theo kế hoạch triển khai thực hiện đóng góp tự nguyện INDC của Việt Nam
trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2021-2030;
c) Vụ Hợp tác quốc tế: Phối hợp với Tổng
cục Lâm nghiệp kêu gọi các dự án quốc tế đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu của Đề
án; báo cáo kết quả cho Ban thư ký Công ước chống sa mạc hóa (UNCCD).
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn các tỉnh/thành phố:
a) Chủ trì, phối
hợp với Tổng cục Lâm nghiệp triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện của Đề
án;
b) Phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp
triển khai xây dựng các mô hình và quảng bá kết quả quản lý đất bền vững.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm
nghiệp, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường;
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ trưởng (để b/cáo);
- Các Vụ: HTQT, Pháp chế, Kế hoạch,Tài chính; KHCN&MT;
- Cục Trồng trọt;
- Lưu: VT, TCLN (25).
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Hà Công Tuấn
|