Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 456/QĐ-UBND 2022 Phương án ứng phó thiên tai Gia Lai

Số hiệu: 456/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai Người ký: Kpă Thuyên
Ngày ban hành: 13/07/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 456/QĐ-UBND

Gia Lai, ngày 13 tháng 07 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI NĂM 2022

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ về quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;

Căn cứ Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về việc dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai;

Căn cứ Quyết định số 142/QĐ-UBND ngày 08 tháng 02 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch Phòng chống thiên tai giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Kế hoạch số 599/KH-UBND ngày 30 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kế hoạch phòng, chống thiên tai tỉnh Gia Lai năm 2022;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 107/TTr-SNNPTNT ngày 28 tháng 4 năm 2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án ứng phó thiên tai trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2022.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các Thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ban Chỉ đạo TW về Phòng, chống thiên tai (b/c);
- UBQG ƯPSC, TT&TKCN (b/c);
- Chi cục PCTT khu vực MT và TN (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- CVP, các PCVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KTTH, NL.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Kpă Thuyên

 

PHƯƠNG ÁN

ỨNG PHÓ THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI NĂM 2022
(Ban hành kèm theo Quyết định số 456/QĐ-UBND ngày 13/07/2022 của UBND tỉnh)

Để sẵn sàng ứng phó với những ảnh hưởng do thiên tai gây ra nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của Nhân dân và Nhà nước. Phương án Ứng phó thiên tai trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2022 được xây dựng trên cơ sở các loại hình thiên tai có khả năng xảy ra trên địa bàn tỉnh với các nội dung chính sau:

Chương I

MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra đặc biệt là người, tài sản và các công trình trọng yếu. Kịp thời sơ tán, di dời dân ở khu vực xung yếu có nguy cơ cao bị ảnh hưởng của thiên tai nhất là các đối tượng dễ bị tổn thương. Đồng thời, đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong ứng phó thiên tai.

2. Yêu cầu

Các cấp các ngành thực hiện có hiệu quả phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và nguyên tắc “phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”; hoàn thành việc di dời, sắp xếp và ổn định đời sống nhân dân vùng thường xuyên xảy ra thiên tai đáp ứng các yêu cầu về phòng, chống dịch Covid-19.

Bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước, giữ gìn trật tự an ninh, an toàn xã hội.

Bảo đảm an toàn cho hệ thống công trình phòng chống thiên tai, đặc biệt là các hồ chứa nước lớn, các hồ gần nơi khu dân cư đông đúc hoặc gần trung tâm kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng quan trọng ở hạ du công trình thủy lợi.

Đảm bảo giao thông được thông suốt trong mọi tình huống; hệ thống thông tin liên lạc bảo đảm thông suốt tới tất cả các địa phương, người dân trên toàn tỉnh.

Người dân nắm bắt được diễn biến diễn biến của thiên tai, nghiêm chỉnh chấp hành các mệnh lệnh, hướng dẫn cảnh báo của chính quyền, của cơ quan chức năng; đồng thời nâng cao ý thức chủ động, tự giác tham gia cùng chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể ở địa phương trong công tác phòng chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

Chương II

NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ THIÊN TAI

I. Đặc điểm tự nhiên và các hình thái thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh Gia Lai

1. Đặc điểm khí hậu, thời tiết

Gia Lai có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè mát mẻ có mưa dông và mùa đông khô hơi lạnh, ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa ẩm từ tháng 5 đến tháng 11 kéo dài 6 tháng; mùa khô hạn từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Khí hậu Gia Lai có 1 số đặc điểm nổi bật như sau: Sự hạ thấp nhiệt độ theo độ cao rất rõ rệt; sự phân hoá sâu sắc giữa 2 mùa mưa ẩm và khô hạn. Mùa hạ trùng với mùa mưa ẩm, lượng mưa mùa mưa chiếm gần 90% tổng lượng mưa cả năm. Mùa Đông trùng với mùa khô hạn, suốt 6 tháng mùa khô lượng mưa chỉ chiếm 10% tổng lượng mưa năm. Mùa khô gay gắt và kéo dài cộng thêm với đặc điểm địa hình khó giữ nước nên mùa khô trên địa bàn tỉnh thường gặp hạn hán nghiêm trọng; sự phân hoá không gian cực kỳ phức tạp; ngoài khí hậu Tây Trường Sơn chi phối toàn bộ tỉnh Gia Lai thì vùng phía Đông của tỉnh thuộc lưu vực sông Ba, nơi phân chia ranh giới giữa 2 vùng Tây Trường Sơn và Đông Trường Sơn còn chịu ảnh hưởng của khí hậu trung gian.

2. Đặc điểm thủy văn

Trên địa bàn tỉnh có 03 con sông lớn chảy qua và nằm phân bố khá đều trên toàn tỉnh: Phía Tây - Tây Bắc là hạ lưu và các dòng nhánh phía tả sông Sê San, phía Tây - Tây Nam là các sông Ia Đrăng, Ia Lốp thuộc hệ thống lưu vực sông Sêrêpôk. Phía Đông - Đông Nam của tỉnh là hệ thống sông Ba có diện tích lưu vực 13.900km2, trong đó 11.450 km2 thuộc tỉnh Gia Lai, nhánh chính sông Ba thuộc tỉnh Gia Lai gồm sông Ayun, sông Ia PiHao, sông Đăk Pô Kô.

Các nhánh sông dài, mùa mưa nước sông dâng cao, lưu tốc dòng chảy lớn. Toàn tỉnh có 162 hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện (118 hồ thuỷ lợi, 44 hồ thuỷ điện), trong đó có các hồ chứa nước lớn như Ya Ly, Ayun Hạ, Sê San 4, Ia M'La, PleiPai, Biển hồ… Các hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện cấp nước phục vụ sản xuất điện, sản xuất nông nghiệp, phục vụ nhu cầu nước cho dân sinh và các ngành kinh tế khác; ngoài ra còn có nhiều nhánh sông, suối nhỏ.

3. Xu hướng thiên tai tại tỉnh Gia Lai trong năm 2022

Gia Lai nằm ở phía Bắc cao nguyên Trung Bộ, thường xuyên chịu ảnh hưởng do thiên tai gây ra với các loại hình thiên tai xảy ra là: nắng nóng, hạn hán, mưa đá, dông lốc, sét và hoàn lưu bão, áp thấp nhiệt đới gây mưa dẫn đến lũ, lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt dọc theo các khu vực thấp.

a) Hạn hán: Nắng nóng có khả năng diễn ra cục bộ ở các khu vực thung lũng và khu vực phía Đông Nam tỉnh vào tháng 3 và 4/2022.

b) Dông, lốc, sét, mưa đá: Dự báo trong tháng 3 - 6/2022 có khả năng sẽ xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, sét, lốc, mưa đá. Đây là hiện tượng thời tiết nguy hiểm thường xuyên xảy ra trên địa bàn tỉnh trong thời kỳ cuối mùa khô đầu mùa mưa gây thiệt hại về người, tài sản của Nhà nước và nhân dân.

c) Bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) và các hiện tượng thời tiết nguy hiểm: Dự báo số lượng bão và ATNĐ trong năm 2022 hoạt động trên khu vực Biển Đông và ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta có khả năng ở mức tương đương so trung bình nhiều năm (Trung bình nhiều năm khoảng từ 12-14 cơn, ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền khoảng từ 5-7 cơn). Đề phòng các cơn bão mạnh, có hướng di chuyển phức tạp trên khu vực Biển Đông. Đề phòng xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, sét, lốc, mưa đá trên phạm vi toàn quốc trong những tháng mùa mưa bão.

II. Phương châm ứng phó

1. Đảm bảo an toàn về người và tài sản của nhân dân, chủ động sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm, hạn chế thấp nhất mọi rủi ro gây ra.

2. Bảo vệ các công trình quan trọng về an ninh quốc gia, phòng, chống thiên tai, công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh, đảm bảo các công trình giao thông, thông tin liên lạc hoạt động thông suốt.

3. Đảm bảo an ninh trật tự, thông tin liên lạc trong quá trình xử lý, ứng phó với rủi ro thiên tai.

4. Phối hợp chặt chẽ giữa Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh với các cấp, các ngành, các huyện, thị xã, thành phố trong chỉ đạo, chỉ huy phòng chống, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

5. Huy động nguồn nhân lực, vật tư, phương tiện, nhu yếu phẩm cần thiết theo phương châm 4 tại chỗ để ứng phó với thiên tai.

6. Thống kê, đánh giá thiệt hại; bảo vệ môi trường, phục hồi sản xuất; hỗ trợ để khắc phục hậu quả, ổn định đời sống nhân dân sau thiên tai theo đúng quy định của Nhà nước.

III. Phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai

Với các loại hình thiên tai và cấp độ rủi ro có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh tương ứng có các biện pháp ứng phó như sau:

1. Trách nhiệm chỉ huy, phối hợp ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai

1.1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1:

Cấp xã (xã, phường, thị trấn): Trưởng Ban chỉ huy PCTT và TKCN cấp xã có trách nhiệm trực tiếp chỉ huy, huy động nguồn lực tại chỗ (Lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã, dân quân tự vệ, thanh niên, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn và các tổ chức, cá nhân tình nguyện; vật tư dự trữ do nhân dân chuẩn bị, vật tư, trang thiết bị, phương tiện của cấp xã và tổ chức, cá nhân hoạt động trên địa bàn) để ứng phó kịp thời ngay khi thiên tai xảy ra; hỗ trợ công tác ứng phó khi có đề nghị của các địa phương lân cận; báo cáo và chịu trách nhiệm thực hiện chỉ đạo, chỉ huy của các cơ quan phòng chống thiên tai cấp trên. Các lực lượng tham gia ứng phó thiên tai trên địa bàn cấp xã phải có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ theo sự chỉ huy của Trưởng Ban chỉ huy PCTT và TKCN cấp xã hoặc người được ủy quyền. Trong trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của cấp xã, Trưởng Ban chỉ huy PCTT và TKCN cấp xã đề nghị UBND, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện hỗ trợ.

Cấp huyện (huyện, thị xã, thành phố): Trưởng Ban chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện có trách nhiệm trực tiếp chỉ huy và huy động nguồn lực theo thẩm quyền (Lực lượng quân đội, công an, dân quân tự vệ, thanh niên, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn và các tổ chức, cá nhân tình nguyện theo quy định của pháp luật; vật tư, trang thiết bị, phương tiện của cấp huyện và các tổ chức, cá nhân hoạt động trên địa bàn) để ứng phó thiên tai trong trường hợp thiên tai cấp độ 1 xảy ra trong phạm vi từ hai xã trở lên hoặc khi nhận được yêu cầu trợ giúp của Trưởng Ban chỉ huy PCTT và TKCN cấp xã; chịu trách nhiệm thực hiện chỉ huy, chỉ đạo của các cơ quan chỉ huy, chỉ đạo phòng chống thiên tai cấp trên.

1.2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2:

Cấp tỉnh: Trưởng Ban chỉ huy PCTT và TKCN cấp tỉnh chỉ huy các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn triển khai ứng phó rủi ro thiên tai cấp độ 2; huy động nguồn lực theo thẩm quyền (Lực lượng quân đội, công an, dân quân tự vệ, thanh niên, các tổ chức, cá nhân, lực lượng tìm kiếm cứu nạn và các tổ chức, cá nhân tình nguyện; Vật tư, trang thiết bị, phương tiện của cấp tỉnh, vật tư dự trữ phòng, chống thiên tai và của tổ chức, cá nhân hoạt động trên địa bàn) để ứng phó kịp thời, phù hợp với diễn biến thiên tai tại địa phương; báo cáo và chịu trách nhiệm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn. Trong trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của cấp tỉnh, Trưởng Ban chỉ huy PCTT và TKCN cấp tỉnh báo cáo, đề nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn hỗ trợ.

Cấp huyện, cấp xã: Trưởng Ban chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện, cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ như đối với cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 1; tuân thủ sự chỉ huy của cơ quan cấp trên; hướng dẫn và tổ chức sơ tán người đến nơi an toàn; Trưởng Ban chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện quyết định tổ chức cưỡng chế sơ tán trường hợp tổ chức, cá nhân không tự giác chấp hành chỉ đạo, chỉ huy, hướng dẫn sơ tán phòng, tránh thiên tai vì mục đích an toàn cho người.

1.3. Rủi ro thiên tai cấp độ 3:

Cấp tỉnh: Trưởng Ban chỉ huy PCTT và TKCN cấp tỉnh chịu trách nhiệm chỉ huy, huy động nguồn lực theo thẩm quyền, triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai trên địa bàn; tuân thủ sự chỉ đạo, chỉ huy của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

Cấp huyện, cấp xã: Trưởng Ban chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện, cấp xã thực hiện nhiệm vụ như đối với ứng phó rủi ro thiên tai cấp độ 2 ở trên đảm bảo phù hợp với tình huống cụ thể tại địa phương; tuân thủ sự chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan cấp trên.

1.4. Rủi ro thiên tai cấp độ 4:

Cấp tỉnh: Trưởng Ban chỉ huy PCTT và TKCN cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ huy, huy động nguồn lực theo thẩm quyền triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai trên địa bàn, tuân thủ sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

Cấp huyện, cấp xã: Trưởng Ban chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện và cấp xã thực hiện nhiệm vụ như đối với ứng phó rủi ro thiên tai cấp độ 2 phù hợp với tình huống cụ thể tại địa phương; tuân thủ sự chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan cấp trên.

1.5. Rủi ro thiên tai vượt cấp độ 4 (tình trạng khẩn cấp):

Trường hợp thiên tai vượt cấp độ 4, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai; việc phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó tình trạng khẩn cấp về thiên tai thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

2. Phương án ứng phó áp thấp nhiệt đới, bão và siêu bão, động đất

Công tác triển khai ứng phó với áp thấp nhiệt đới, bão và siêu bão, động đất theo cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 3, 4, 5 thực hiện theo phương án Phòng chống thiên tai theo từng cấp độ rủi ro (Quyết định số 777/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 08/11/2021). Đồng thời, báo cáo và đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn hỗ trợ khi vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh.

3. Phương án ứng phó với mưa lớn, lũ, ngập lụt

3.1. Đối với mưa lớn, lũ, ngập lụt ở cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 1:

a) Lực lượng ứng cứu: Quân đội, công an, dân quân tự vệ và lực lượng tại chỗ của cấp huyện, cấp xã.

b) Phương tiện, trang thiết bị: các loại ca nô, xuồng, áo phao cứu sinh, máy bơm nước và các trang thiết bị khác.

c) Phương án phòng, chống, ứng phó: UBND cấp huyện, cấp xã căn cứ theo tình tình thực tế khẩn trương triển khai phương án, kế hoạch phòng, chống, ứng phó với mưa lớn, lũ, ngập lụt tại địa phương. Thống kê, đánh giá thiệt hại và tổng hợp, báo cáo về Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.

Triển khai các biện pháp: rà soát các điểm ngập lụt, các biện pháp tiêu thoát nước, các biện pháp cứu hộ, cứu nạn và khôi phục đời sống sản xuất sau mưa, lũ, ngập lụt.

3.2. Đối với mưa lớn, lũ, ngập lụt ở cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 2:

a) Lực lượng ứng cứu: Quân đội, công an, dân quân tự vệ và các lực lượng khác của tỉnh.

b) Phương tiện, trang thiết bị: các loại ca nô, tàu thuyền, xuồng, trạm bơm, máy bơm nước, các loại phao, nhà bạt, bè, mảng và các trang thiết bị khác.

c) Phương án phòng, chống, ứng phó:

- Toàn bộ hoạt động của các sở, ngành, huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn chuyển sang trạng thái sẵn sàng ứng phó.

- Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh: thường xuyên nắm bắt tình hình xả lũ của các hồ chứa thủy lợi, thủy điện để xác định chi tiết thời điểm, khu vực và phạm vi, quy mô ảnh hưởng. Liên hệ chặt chẽ với Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên để thường xuyên cập nhật thông tin tình hình thời tiết, khí tượng, thủy văn trong tỉnh, cảnh báo trước đến các sở, ngành, các huyện, thị xã, thành phố và thông qua phương tiện truyền thông đến các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, nhất là nhân dân đang sinh sống tại các khu vực xung yếu, ven sông, vùng trũng thấp.

- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Tỉnh Đoàn: phối hợp chặt chẽ với các đơn vị tỉnh và chính quyền địa phương trọng điểm triển khai lực lượng, phương tiện (xe tải, xuồng máy, bè, mảng…) tổ chức sơ tán, di dời dân theo hướng tăng cường sơ tán tại chỗ, hạn chế sơ tán tập trung và tài sản của dân tại các khu vực ngập sâu, bị chia cắt đến nơi tạm cư, trợ giúp nhân dân đi lại an toàn. Tổ chức trực ban nghiêm túc, tiếp nhận mọi thông tin do người dân cung cấp để triển khai tổ chức thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, cứu sập, cháy nổ khi xảy ra ngập úng kịp thời, hiệu quả, đặc biệt là tại các khu vực bị ngập sâu.

- Sở Công Thương: có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc các doanh nghiệp thuộc ngành (Doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu, lương thực, thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng khác...) để phục vụ ứng cứu kịp thời khi có sự cố thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh, không để người dân thiếu đói.

- Công ty Điện lực Gia Lai: kịp thời cắt điện tại những nơi bị ngập sâu; bảo vệ hệ thống truyền tải, thiết bị điện, trạm biến thế, hướng dẫn việc sử dụng điện an toàn trong tình trạng ngập nước, đồng thời xử lý khắc phục nhanh chóng sự cố đường dây tải điện bị hư hỏng, bố trí máy phát điện dự phòng để đảm bảo điện sinh hoạt cho khu vực ảnh hưởng trong điều kiện có thể; bảo vệ hệ thống truyền tải, thiết bị điện, trạm biến thế, hướng dẫn việc sử dụng điện an toàn trong tình trạng ngập nước, đồng thời xử lý khắc phục nhanh chóng sự cố đường dây tải điện bị hư hỏng, bố trí máy phát điện dự phòng để đảm bảo điện sinh hoạt cho khu vực ảnh hưởng.

- Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh: triển khai lực lượng phân luồng, điều tiết, hướng dẫn giao thông, nhất là các tuyến đường huyết mạch của tỉnh; cắm biển báo tại các khu vực, tuyến đường nguy hiểm, bị ngập sâu để người dân biết và hạn chế đi lại. Huy động và cung ứng phương tiện vận tải để vận chuyển người, hàng hóa qua các khu vực nguy hiểm, ra khỏi vùng ngập sâu, bị chia cắt được an toàn, đảm bảo giao thông huyết mạch tại các tuyến đường quan trọng, cửa ngõ ra vào tỉnh, duy trì hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, chỉ huy thông suốt đến các huyện - thị xã - thành phố, xã - phường - thị trấn, phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn, cứu sập, cứu trợ xã hội, cung ứng các dịch vụ cần thiết cho khu vực bị ngập úng, chia cắt; khẩn trương thu dọn cây xanh bị ngã, đổ.

- Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh: Kiểm tra, khoanh vùng, xử lý những khu vực có sự cố thiên tai xảy ra bảo đảm an toàn, không để phát tán nguồn ô nhiễm, chất độc hại (hóa chất, xăng dầu, rác thải…) ra môi trường nhằm đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho nhân dân.

- Sở Xây dựng: phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện việc hướng dẫn, kiểm tra, xử lý đảm bảo an toàn công trình, nhà ở, chung cư cũ, xuống cấp, nhất là những công trình ngầm, công trình có dấu hiệu nứt, lún, nghiêng do bị ngập úng.

- Công an tỉnh, Tỉnh đoàn: triển khai các lực lượng để bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội, các công trình trọng điểm, tài sản của nhân dân, Nhà nước và doanh nghiệp, ngăn ngừa các đối tượng xấu lợi dụng tình hình thiên tai để trộm cắp, cướp giật.

- Sở Y tế: đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị cho người bị nạn, phòng chống dịch bệnh do thiên tai gây ra, bảo đảm công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống dịch bệnh Covid-19.

- Hội Chữ thập đỏ tỉnh: Tham gia ứng cứu khi xảy ra tình huống thiên tai; tập hợp, huy động, kêu gọi các tổ chức, cá nhân tham gia ủng hộ và triển khai hỗ trợ các vùng bị xảy ra thiên tai.

- Sở Giáo dục và Đào tạo: theo dõi, nắm bắt tình hình ngập úng, chia cắt để thông báo quyết định cho học sinh nghỉ học kịp thời.

- Sở Thông tin và Truyền thông: chỉ đạo các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh có phương án đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt tại các địa phương xảy ra mưa lớn, ngập lụt đáp ứng quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Gia Lai: kịp thời thông tin và cảnh báo tình hình mưa lớn, tình trạng ngập úng tại các khu vực, tuyến đường, thông báo hướng dẫn giao thông của cơ quan chức năng để các tổ chức, nhân dân biết và chủ động tự phòng, chống và ứng phó.

- UBND các huyện, thị xã, thành phố, các xã, phường, thị trấn trực tiếp quản lý địa bàn phải luôn quán triệt phương châm “4 tại chỗ” trong giai đoạn phòng, chống ngay tại cơ sở để có kế hoạch tổ chức tốt công tác kiểm tra thực địa trước mùa mưa lũ. Thông tin, tuyên truyền, phổ biến kịp thời các phương án, biện pháp chủ động phòng, chống của địa phương đến các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức và nhân dân trên địa bàn để sẵn sàng thích ứng, tránh tình trạng bị động, lúng túng hoặc bất ổn, hoang mang khi đối phó, xử lý tình huống sự cố thiên tai, nhất là ngập úng.

+ Chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống hiệu quả: Chuẩn bị lực lượng, phương tiện: các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn khẩn trương chuẩn bị kế hoạch huy động lực lượng, phương tiện, vật tư tại chỗ của đơn vị, địa phương mình, nắm chắc các phương tiện, trang thiết bị hiện có do các đơn vị trực thuộc quản lý và các phương tiện, trang thiết bị trưng dụng trong nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp đóng trên địa bàn để kịp thời huy động ứng cứu khi cần thiết. Toàn bộ hoạt động của các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố, các xã, phường, thị trấn chuyển sang trạng thái sẵn sàng ứng phó;

+ Tổ chức trực ban 24/24 giờ để nắm chắc diễn biến tình hình mưa lớn, lũ, ngập lụt và triển khai các phương án ứng phó của địa phương, đơn vị mình. Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp tỉnh, cấp huyện xác định các khu vực bị cô lập, ngập sâu để tập trung huy động lực lượng, phương tiện, vật tư chi viện đúng mức cho huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn để xử lý tình huống giảm thiểu ngập úng, sơ tán, di dời, cứu trợ khẩn cấp.

+ Chủ động phối hợp với lực lượng vũ trang, lực lượng chi viện, hỗ trợ của cấp trên và huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ tổ chức cứu nạn, cứu hộ, cứu sập, cháy nổ; chủ động sơ tán, di dời dân theo hướng tăng cường sơ tán tại chỗ, hạn chế sơ tán tập trung ở các khu vực ngập sâu, bị chia cắt đến nơi tạm cư an toàn đã được xác định, đảm bảo cung cấp các dịch vụ hậu cần trước hết là lương thực, nhu yếu phẩm, nước sạch, ánh sáng, thuốc men, chăm sóc sức khỏe cho người dân, vệ sinh môi trường, phòng dịch, bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương.

+ Chỉ đạo các Bệnh viện, Trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố huy động lực lượng y, bác sỹ tại chỗ, phương tiện, thiết bị, thuốc men để sơ cấp cứu, chữa bệnh cho người dân.

+ Chuẩn bị nhiên liệu, huy động máy bơm nước cơ động của các cơ quan, đơn vị và cá nhân trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn để thực hiện bơm chống ngập úng.

- Đối với người dân: Thường xuyên theo dõi thông tin, hướng dẫn của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương trên phương tiện truyền thông. Chú ý quản lý, chăm sóc trẻ em, người già, người bệnh, người tàn tật an toàn khi nhà ở và khu vực xung quanh nhà ở bị ngập; cẩn thận khi đi qua những khu vực ngập nước, kể cả những khu vực quen thuộc, chỉ đi qua khi chắc chắn không có nguy hiểm và có các lực lượng, phương tiện hỗ trợ; Tuân theo biển báo nguy hiểm hoặc hướng dẫn của những người có trách nhiệm; không cố cứu vớt tài sản bị nước cuốn trôi, đặc biệt ở ven sông, suối; ngắt nguồn điện bị ngập nước, cẩn thận kiểm tra khi sử dụng lại đồ điện sau khi bị ngập nước; không tiếp xúc với nguồn điện khi đang ướt hoặc đang đứng dưới nước; sử dụng nước sạch tiết kiệm, phòng khi thiếu nước sạch trong thời gian bị ngập úng kéo dài; cung cấp thông tin về tình trạng ngập úng tại khu vực sinh sống cho cơ quan chức năng và chính quyền địa phương để được trợ giúp, ứng cứu kịp thời; chủ động cho con em nghỉ học khi thấy không an toàn; chủ động tham gia công tác khắc phục hậu quả ổn định đời sống, phục hồi sản xuất, xử lý môi trường, phòng ngừa dịch bệnh phát sinh sau ngập lụt.

3.3. Đối với lũ, ngập lụt ở cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 3, cấp độ 4:

Triển khai thực hiện như phương án ở cấp độ rủi ro là cấp độ 2, đồng thời Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh báo cáo và đề nghị Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT chỉ đạo, điều động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị.

4. Biện pháp ứng phó với nắng nóng, hạn hán

4.1. Nắng nóng, hạn hán đối với rủi ro thiên tai cấp độ 1:

a) Lực lượng ứng cứu: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh, các lực lượng của huyện, thị xã, thành phố, các xã, phường, thị trấn, các tổ chức thủy lợi cơ sở.

b) Phương tiện, trang thiết bị: máy bơm nước, các thiết bị cấp nước và các trang thiết bị khác.

c) Phương án phòng, chống, ứng phó: UBND các huyện, thị xã, thành phố, các xã, phường, thị trấn căn cứ theo tình tình thực tế khẩn trương triển khai Phương án, kế hoạch ứng phó với nắng nóng, hạn hán tại địa phương. Thống kê, đánh giá thiệt hại và tổng hợp, báo cáo về Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp tỉnh.

Áp dụng biện pháp: Điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ phù hợp với dự báo, cảnh báo và tình hình diễn biến hạn hán; vận hành hợp lý hồ chứa nước, công trình cấp nước; ưu tiên nước sinh hoạt; sử dụng tiết kiệm nước tránh lãng phí, thất thoát nước; ưu tiên cung cấp điện và vật tư, nhiên liệu cần thiết cho các trạm bơm cũng như các máy bơm cơ động.

4.2. Nắng nóng, hạn hán đối với rủi ro thiên tai cấp độ 2:

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với UBND cấp huyện:

- Thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình thời tiết, nắng nóng, hạn hán, cảnh báo tình hình thời tiết đến địa phương; khuyến cáo, hướng dẫn người dân chủ động chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp.

- Chỉ đạo, hướng dẫn Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh và các địa phương, các chủ hồ thường xuyên kiểm tra mực nước hồ, quản lý chặt chẽ nguồn nước, áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm, ưu tiên đảm bảo cấp đủ nước sinh hoạt cho người và gia súc; sử dụng nước tiết kiệm, chống thất thoát nước; tiến hành nạo vét hệ thống kênh, mương đảm bảo thông thoáng; có phương án lắp đặt thêm hệ thống các trạm bơm dã chiến tại những vị trí thuận lợi về nguồn nước để nâng cao năng lực cấp nước cho hệ thống. Ưu tiên cung cấp điện và vật tư, nhiên liệu cần thiết cho các trạm bơm. Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh kế hoạch xả nước các hồ chứa thủy điện để phục vụ lấy nước chống hạn khi cần thiết.

- Điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ phù hợp với dự báo, cảnh báo và diễn biến của hạn hán; sử dụng các giống ngắn ngày, bố trí nhóm giống cùng thời gian sinh trưởng để thuận tiện cung cấp nước tưới, sử dụng nước hiệu quả, khuyến cáo tích trữ nước trong các ao vườn để phục vụ sản xuất và đời sống.

b) UBND cấp huyện

- Tăng cường thông tin, tuyên truyền về tình hình khô hạn để nhân dân biết, chủ động phòng chống hạn; triển khai các biện pháp bảo vệ sức khỏe, phòng bệnh, đặc biệt là cho trẻ em và người già khi xảy ra nắng nóng, hạn hán.

- Xây dựng kế hoạch sản xuất, chuyển đổi lịch thời vụ, gieo trồng sớm ở các vùng có khả năng xảy ra hạn hán vào cuối vụ, bố trí diện tích và cơ cấu, thời vụ gieo trồng phù hợp với năng lực nguồn nước hiện có; các vùng thường xuyên thiếu nước tưới khuyến cáo nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp hạn chế thiệt hại; tuyên truyền vận động nhân dân sử dụng nước hợp lý, ứng dụng các biện pháp tưới tiên tiến để sử dụng nước tiết kiệm.

- Tăng cường chỉ đạo UBND các xã, các tổ chức thủy lợi cơ sở nạo vét kênh mương, cống lấy nước, khơi thông dòng chảy, đảm bảo điều kiện dẫn nước thông thoáng đến mặt ruộng; theo dõi chặt chẽ tình hình xả nước của các hồ thủy điện, thủy lợi để chủ động lấy nước phục vụ tưới; chuẩn bị nhân lực, phương tiện, vật tư, trang thiết bị hỗ trợ cấp nước phòng, chống hạn khi cần thiết, sử dụng nguồn kinh phí cấp bù giá sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi, ngân sách dự phòng để thực hiện các giải pháp phòng chống hạn hán.

5. Biện pháp ứng phó đối với dông, lốc, sét, mưa đá:

a) Lực lượng ứng cứu: Quân đội, công an, dân quân tự vệ và các lực lượng khác của tỉnh.

b) Phương tiện, trang thiết bị: các loại xe cứu hộ giao thông, máy khoan cắt bê tông, cưa máy và các trang thiết bị thông dụng và chuyên dụng khác.

c) Phương án phòng, chống, ứng phó: UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các nội dung sau:

- Tổ chức thông tin, thông báo kịp thời các bản tin dự báo, cảnh báo có khả năng xảy ra dông, lốc, sét, các khu vực bị ảnh hưởng giông, lốc, sét để nhân dân chủ động phòng, tránh, ứng phó đảm bảo an toàn cho người, vật nuôi, cây trồng và các tài sản khác.

- Chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân:

+ Xây dựng các công trình, nhà ở kiên cố, thường xuyên chằng chống nhà cửa để tăng độ vững chắc nhằm đề phòng giông gió, lốc xoáy. Nếu nhà ở lợp bằng lá, tôn tráng kẽm, fibroximăng, ngói có thể dằn lên mái nhà các loại thanh nẹp bằng gỗ, sắt, dây kẽm cỡ lớn hoặc các bao chứa cát để hạn chế tốc mái khi có dông gió, lốc xoáy;

+ Dùng vật liệu dằn (phù hợp vật liệu mái) kết hợp tre, lồ ô, gỗ...giằng, buộc bằng dây thép để giữ mái, chống gió và lốc xoáy.

+ Chặt tỉa cành, nhánh cây cao, dễ gãy đổ, cây nằm gần nhà ở, lưới điện…; kiểm tra mức độ an toàn, vững chắc của các biển quảng cáo, pano, áp phích; các giàn giáo của công trình đang thi công;

+ Khi có mưa kèm theo dông, cần sơ tán người già và trẻ em ra khỏi những căn nhà tạm bợ, đến những nơi an toàn, vững chắc hơn; tránh núp dưới bóng cây, trú ẩn trong nhà tạm bợ dễ bị ngã đổ gây tai nạn;

+ Tổ chức thông tin, tuyên truyền đến nhân dân những bản tin dự báo, cảnh báo mưa đá để chủ động phòng, chống an toàn cho người, vật nuôi, cây trồng và các tài sản khác; hạn chế tác hại của mưa đá đối với các vật dụng, đồ dùng, máy móc…;

+ Thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết, thiên tai trên các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời có biện pháp phòng, chống và ứng phó hiệu quả.

- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh, thông báo, yêu cầu và kiểm tra các chủ phương tiện thuyền, bè hoạt động trên sông, trên lòng hồ thủy điện, thủy lợi phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Toàn bộ người trên thuyền phải mặc áo phao và chuẩn bị đầy đủ phao cứu sinh trên thuyền khi di chuyển;

+ Khi thấy ổ mây giông thì phải nhanh chóng trở vào bờ hoặc di chuyển tìm nơi tránh, trú an toàn;

+ Tổ chức hợp lý đội hình khai thác trên sông, trên lòng hồ thủy điện, thủy lợi theo tổ, nhóm, trong đó đảm bảo cự ly, khoảng cách hợp lý giữa các tàu thuyền kịp thời hỗ trợ nhau khi gặp nạn;

+ Thường xuyên kiểm tra hệ thống, thiết bị thông tin liên lạc, đảm bảo luôn hoạt động hiệu quả để kịp thời thông báo cho cơ quan chức năng khi gặp sự cố, tình huống nguy hiểm, bất lợi.

6. Lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy

6.1. Đối với lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy ở cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 1:

a) Lực lượng ứng cứu: Quân đội, công an, dân quân tự vệ và các lực lượng tại chỗ của cấp huyện, cấp xã;

b) Phương tiện, trang thiết bị: Ô tô, máy cẩu, máy xúc, máy ủi, máy khoan cắt bê tông, máy bơm và các loại trang thiết bị khác.

c) Phương án phòng, chống, ứng phó: UBND cấp huyện, cấp xã căn cứ theo tình tình thực tế khẩn trương triển khai Phương án, kế hoạch ứng phó với lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy tại địa phương. Thống kê, đánh giá thiệt hại và tổng hợp, báo cáo về Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh;

Triển khai các biện pháp như rà soát các hộ phải di dời hoặc sơ tán đến khu vực an toàn theo hướng tăng cường sơ tán tại chỗ, hạn chế sơ tán tập trung, triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, khôi phục đời sống và sản xuất sau lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất.

6.2. Đối với lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy ở cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 2:

a) Lực lượng ứng cứu: Quân đội, công an, dân quân tự vệ và các lực lượng khác của tỉnh.

b) Phương tiện, trang thiết bị: Ôtô, máy ủi, máy xúc, máy cắt bê tông, máy đục bê tông, máy bơm và các loại trang thiết bị khác.

c) Phương án phòng, chống, ứng phó

- Thường xuyên kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ sạt lở tại các tuyến sông, suối trên địa bàn tỉnh, tiến hành cắm biển cảnh báo nguy hiểm sạt lở, phân loại mức độ sạt lở và sắp xếp thứ tự ưu tiên xử lý sạt lở theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 Quyết định số 01/2011/QĐ-TTg ngày 04/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ, từ đó có biện pháp xử lý sạt lở phù hợp; trong đó, ưu tiên các vị trí tập trung dân cư đông, các công trình phúc lợi công cộng quan trọng, công trình phục vụ quốc phòng - an ninh; tổ chức tuyên truyền cho nhân dân sinh sống xung quanh để biết và chủ động phòng, chống;

- Thường xuyên kiểm tra và xử lý đối với những trường hợp vi phạm, lấn chiếm trái phép hành lang bảo vệ an toàn bờ sông, suối và lập các bến bãi trái phép gây sạt lở trên địa bàn tỉnh;

- Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình bảo vệ bờ sông, suối; thường xuyên tổ chức kiểm tra các tuyến kè bảo vệ bờ sông suối, đường giao thông, khu dân cư… đã được đầu tư xây dựng để kịp thời phát hiện các vị trí xuống cấp, hư hỏng và có kế hoạch duy tu, sửa chữa đảm bảo an toàn công trình nhằm phát huy hiệu quả phòng, chống sạt lở, sụt lún.

- Công tác tổ chức khắc phục hậu quả:

+ Khẩn trương, kịp thời ứng cứu người, trục vớt tài sản và đảm bảo an ninh, trật tự tại khu vực xảy ra sạt lở;

+ Tổ chức vận động di dời theo hướng tăng cường sơ tán tại chỗ, hạn chế sơ tán tập trung và hỗ trợ nhân dân di dời ra khỏi khu vực nguy hiểm đến nơi tạm cư an toàn; tổ chức tốt lực lượng thường xuyên chốt chặn tại các vị trí đã xảy ra sạt lở, kiên quyết không để người dân quay lại khu vực sạt lở để di dời tài sản hoặc ở lại các căn nhà có nguy cơ tiếp tục sạt lở, bảo vệ tài sản của hộ dân sau khi đã di dời;

+ Thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn theo phương châm “Cứu người trước, cứu tài sản sau”, huy động đội ngũ y, bác sỹ tại chỗ, phương tiện, thuốc men để cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thuốc men chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực xảy ra thiên tai, vùng bị chia cắt, khu vực lũ quét, sạt lở nghiêm trọng và địa điểm sơ tán.

+ Kịp thời cứu trợ các cá nhân, hộ gia đình bị thiệt hại sau thiên tai.

+ Thống kê, đánh giá thiệt hại và đề xuất các biện pháp khôi phục sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống cho nhân dân.

+ Tổ chức các đoàn, đội tình nguyện hỗ trợ dân sinh, phòng chống dịch bệnh. Khôi phục và phục hồi sản xuất; nhanh chóng khắc phục ô nhiễm môi trường, khống chế dịch bệnh tuyệt đối không được để dịch bệnh bùng phát; ổn định đời sống nhân dân ngay sau khi thiên tai xảy ra.

7. Đối với sự cố vỡ hồ, đập

7.1. Công tác phòng ngừa, ứng phó:

- Tổ chức xây dựng và phê duyệt kế hoạch, phương án ứng phó với các sự cố vỡ đập, hồ theo quy định của Luật Phòng, chống thiên tai, Luật Thủy lợi; định kỳ rà soát, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế tại địa phương, đơn vị.

- Chuẩn bị về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị và nhu yếu phẩm phục vụ công tác ứng phó vỡ đập, hồ thủy lợi, thủy điện. Tổ chức thường trực, cập nhật thông tin diễn biến sự cố vỡ hồ, đập; tổ chức dự báo, cảnh báo sự cố.

- Nâng cao năng lực xử lý tình huống, sự cố vỡ đập, hồ thủy lợi, thủy điện; năng lực chỉ huy, điều hành tại chỗ và tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành, cộng đồng để ứng phó sự cố vỡ đập, hồ thủy lợi, thủy điện; tổ chức tập huấn, diễn tập, thông tin truyền thông, cụ thể:

(i) Tổ chức diễn tập kỹ năng về phòng chống sự cố vỡ đập, hồ thủy lợi, thủy điện, xả lũ; đối với cấp huyện 02 năm tổ chức diễn tập tại 01 huyện; đối với cấp xã hằng năm mỗi huyện, thành phố tổ chức diễn tập tại ít nhất 01 xã, phường, thị trấn.

(ii) Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực về công tác phòng, chống sự cố vỡ đập, hồ thủy lợi, thủy điện:

- Cấp tỉnh: Hằng năm trước mùa mưa lũ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bố trí, sắp xếp tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ kỹ thuật của ngành và Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện về phòng chống sự cố vỡ đập, hồ thủy lợi, thủy điện.

- Cấp huyện: Mỗi năm tổ chức ít nhất 01 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham gia công tác phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện và cấp xã.

- Các cấp, các ngành tăng cường tổ chức thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng chống sự cố vỡ đập, hồ thủy lợi, thủy điện bằng nhiều hình thức; triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch thực hiện Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.

7.2. Công tác ứng phó sự cố vỡ đập, hồ thủy lợi, thủy điện:

* Công tác dự báo, cảnh báo, truyền tin và đảm bảo thông tin liên lạc từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã và cộng đồng:

- Công tác dự báo, cảnh báo, truyền tin:

+ Các cấp, các ngành thường xuyên theo dõi, ban hành các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai đảm bảo kịp thời, chính xác phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng; thông tin, truyền thông về phòng, chống sự cố vỡ đập, hồ thủy lợi, thủy điện; Chính quyền cơ sở (huyện, xã) tiếp nhận các bản tin dự báo, cảnh báo sự cố vỡ đập, hồ thủy lợi, thủy điện của cấp trên, chỉ đạo và thực hiện tuyên truyền phổ biến đến từng cộng đồng dân cư.

+ Công tác cảnh báo, dự báo, truyền tin thiên tai thực hiện đảm bảo theo quy định của Luật Phòng, chống thiên tai; Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung mọt số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều và Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai.

- Công tác đảm bảo thông tin liên lạc:

+ Chỉ đạo các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông có phương án đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt tới các địa phương khi xảy ra sự cố vỡ đập, hồ thủy lợi, thủy điện bằng các phương thức phù hợp;

+ Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người dân về sự cố vỡ đập, hồ thủy lợi, thủy điện; nâng cao ý thức và trách nhiệm của cộng đồng dân cư. Thông tin kịp thời dự báo, cảnh báo về sự cố vỡ đập, hồ thủy lợi, thủy điện trên các phương tiện thông tin đại chúng cho Nhân dân trong tỉnh biết và chủ động phòng tránh an toàn.

+ Thường xuyên theo dõi, thực hiện chế độ thường trực tại cơ quan, đơn vị, địa phương để thống kê thiệt hại, xử lý tình huống nhanh và duy trì thông tin liên lạc 24/24 giờ trong mọi tình huống và báo cáo kịp thời lên cấp trên.

* Hệ thống tổ chức ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã đối với các tình huống sự cố vỡ đập, hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện cụ thể như sau:

- Cơ quan chỉ đạo:

+ Cấp tỉnh: Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng ban Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

+ Cấp huyện, xã: Chủ tịch UBND cấp huyện, xã - Trưởng ban Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện, cấp xã.

- Cơ quan chỉ huy, điều hành

+ Cấp tỉnh: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (đối với các huyện biên giới) chỉ huy điều hành đối với rủi ro, thiên tai từ cấp độ 2 trở lên theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ.

+ Cấp huyện: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện, Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện, Công an huyện chỉ huy, điều hành đối với rủi ro, thiên tai cấp độ 1 theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ.

+ Cấp xã: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp xã, Xã đội trưởng, Công an xã chỉ huy, điều hành đối với rủi ro, thiên tai cấp độ 1 theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ.

- Lực lượng ứng cứu (gồm Quân đội, Công an, Y tế, Hội Chữ thập đỏ, Thanh niên xung kích, dân quân tự vệ và các lực lượng khác đứng chân trên địa bàn tỉnh) cụ thể như sau:

+ Cấp xã: Mỗi xã, phường, thị trấn phải huy động 01 Trung đội Dân quân cơ động do xã đội trưởng trực tiếp phụ trách làm nhiệm vụ cơ động để sơ tán Nhân dân và tìm kiếm cứu nạn, được huấn luyện và trang bị những phương tiện cần thiết.

+ Cấp huyện: Mỗi huyện tổ chức 01 lực lượng chỉ đạo, chỉ huy với số lượng trên 10 người; cơ quan quân sự huy động 02 Đội dân quân Cơ động và sẵn sàng huy động lực lượng dự bị động viên của huyện để ứng cứu và giúp đỡ Nhân dân ở những vùng trọng điểm bị thiệt hại. Ban Chỉ huy Quân sự huyện, thị xã, thành phố, mỗi đơn vị tổ chức 1/2 quân số biên chế làm nhiệm vụ chỉ đạo, chỉ huy và tổ chức tìm kiếm cứu nạn.

+ Cấp tỉnh:

Lực lượng quân đội, bố trí lực lượng do đơn vị quản lý để làm nhiệm vụ; tổ chức các tổ đội công tác và bảo đảm các vùng trọng điểm bao gồm lực lượng chỉ đạo, chỉ huy và trực tiếp tham gia tìm kiếm cứu nạn (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức hiệp đồng, sử dụng lực lượng, phương tiện với các lực lượng Quân Khu đóng quân trên địa bàn tỉnh).

Lực lượng dân quân tự vệ địa phương và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh tham gia làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn.

Lực lượng Công an: Phối hợp với quân đội và các lực lượng liên quan từ cơ sở tham gia tổ chức sơ tán Nhân dân, tìm kiếm cứu nạn và đảm bảo an ninh trật tự, tài sản của Nhà nước và nhân dân; đồng thời, tổ chức mỗi huyện 01

Trung đội gồm các lực lượng tại chỗ, cấp tỉnh 01 Đại đội làm nhiệm vụ sơ tán nhân dân và tìm kiếm cứu nạn tại các địa bàn trọng điểm và đảm bảo an ninh trật tự.

+ Lực lượng Y tế tỉnh phối hợp với cơ quan tổ chức chỉ đạo Trung tâm Y tế cấp huyện thực hiện cứu chữa tại chỗ cho nhân dân, đồng thời tổ chức mỗi huyện 01 tổ cơ động thực hiện cứu chữa, bảo đảm vệ sinh môi trường phòng dịch cho Nhân dân, đặc biệt là dịch bệnh Covid-19.

+ Ngành giao thông vận tải tổ chức các đội cứu hộ giao thông các khu vực bị vỡ hồ, đập, vùng bị ngập, lũ lụt chia cắt và bảo đảm phương tiện cho việc tổ chức sơ tán nhân dân ra khỏi vùng nguy hiểm.

+ Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các ngành làm công tác cứu nạn và chỉ đạo cứu trợ nhân dân bị thiệt hại.

+ Ngành Công Thương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc đảm bảo dự trữ nhiên liệu, hàng hóa, lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm cần thiết để khắc phục hậu quả do vỡ đập, hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện.

- Phương tiện, trang thiết bị

+ Phương tiện: Các sở, ngành liên quan (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Sở Y tế tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị liên quan) sử dụng các phương tiện do đơn vị quản lý như: Các loại ô tô, xe tải, xe chỉ huy, máy ủi, máy xúc, xe cứu thương... và huy động các phương tiện của các doanh nghiệp, các đơn vị chuyên ngành tham gia ứng cứu.

+ Trang thiết bị: Các trang thiết bị phổ thông và chuyên dụng khác như: Các loại phao, áo phao cứu sinh; bao tải; nhà bạt; máy bơm; máy phát điện,... được huy động từ Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp và các đơn vị khác trên địa bàn.

* Các biện pháp ứng phó với sự cố vỡ đập, hồ thủy lợi, thủy điện:

- Sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không bảo đảm an toàn thuộc phạm vi, khu vực vỡ đập, hồ thủy lợi, thủy điện; tập trung triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho người và tài sản, đặc biệt là đối tượng dễ bị tổn thương trong tình huống khẩn cấp, thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn đối với nhà cửa, công sở, bệnh viện, trường học, kho tàng, công trình và cơ sở kinh tế, an ninh, quốc phòng.

- Chủ động thực hiện các biện pháp bảo vệ sản xuất; giám sát, hướng dẫn và thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm trong phạm vi ảnh hưởng do bị vỡ đập, hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện, nơi dòng nước chảy xiết; đảm bảo giao thông và thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống sự cố vỡ đập, hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện.

- Thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng và địa điểm sơ tán; đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra sự cố vỡ đập, hồ thủy lợi, thủy điện.

- Tuân thủ quyết định chỉ đạo và huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để kịp thời ứng phó với sự cố vỡ hồ, đập.

* Đường sơ tán ứng cứu:

Các lực lượng cơ động làm nhiệm vụ theo các trục đường Quốc lộ, Tỉnh lộ, đường liên xã đến các vị trí tham gia ứng cứu.

* Địa điểm sơ tán đến:

Căn cứ các vị trí trong khu vực xảy ra sự cố vỡ đập, hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện, UBND cấp xã rà soát, thông tin cho Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp trên và các đơn vị liên quan về các vị trí an toàn trong khu vực để chỉ đạo tổ chức sơ tán đến.

7.3. Công tác tổ chức khắc phục sự cố vỡ đập, hồ chứa nước thủy lợi

- Tiếp tục tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, cấp cứu người bị nạn, thông tin khẩn cấp cho cấp trên và yêu cầu tìm kiếm cứu nạn; tổ chức đưa người sơ tán trở về nhà an toàn, tổ chức nơi ở tạm cho những người bị mất nhà cửa hoặc nhà cửa bị hư hỏng nặng; hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nước uống và các nhu yếu phẩm khác.

- Khẩn trương thống kê, đánh giá thiệt hại, đề xuất nhu cầu hỗ trợ, cứu trợ và khắc phục; xác định nhu cầu trang bị vật tư, phương tiện cần thiết của địa phương để phục vụ công tác khắc phục hậu quả sự cố vỡ đập, hồ chứa nước thủy lợi, thuy điện.

- Huy động nguồn lực, tổ chức khắc phục và đề nghị cấp trên hỗ trợ khắc phục vệ sinh môi trường, phòng chống dịch, dọn dẹp nhà cửa, cơ sở hạ tầng như Điện, nước, giao thông, thủy lợi, trường học, y tế, môi trường, khắc phục bồi lấp, sạt lở đồng ruộng.

- Tổ chức khắc phục, khôi phục sản xuất sau sự cố xảy ra nhằm đảm bảo ổn định đời sống nhân dân.

8. Phòng chống, ứng phó, khắc phục hậu quả động đất

8.1. Công tác phòng chống, ứng phó:

- Xây dựng bản đồ phân vùng động đất.

- Hoàn thiện hệ thống quan trắc động đất tỉnh Gia Lai nói riêng phù hợp với mạng quan trắc động đất của quốc gia để có thể báo tin kịp thời cho người dân khi có động đất và cảnh báo các đợt dư chấn có thể xảy ra.

- Xây dựng các công trình dân dụng, cao tầng, chung cơ, cao ốc văn phòng, các công trình thủy lợi, thủy điện… phải có tính đến lối thoát hiểm gắn các bảng hướng dẫn cụ thể để mọi người theo đó thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động của động đất.

- Tuyên truyền cho mọi người dân kiến thức cần thiết để tự thực hiện khi có xảy ra động đất, tranh tâm lý hoảng loạn khi có động đất xảy ra.

- Nhận tin (chính thống) và báo tin động đất đến cả hệ thống chính trị các cấp và toàn thể nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng, kể cả việc sử dụng mạng viễn thông để nhắn tin vào điện thoại di động của người dân để theo dõi diễn biến của các đợt dư chấn có khả năng xảy ra.

- Triển khai Phương án phòng chống, ứng phó với mọi tính huống động đất xảy ra với phương châm “4 tại chỗ” và “3 sẵn sàng”.

8.2. Công tác khắc phục:

- Tìm kiếm người mất tích, cứu chữa người bị thương, mai táng người chết;

- Kiểm soát cháy nổ, dập tắt các đám cháy nếu có xảy ra;

- Đánh giá nhanh thiệt hại và nhu cầu cứu trợ khẩn cấp;

- Bố trí nơi ở tạm cho những người bị mất nhà cửa;

- Hỗ trợ dịch vụ y tế, phòng, chống dịch bệnh cho khu vực bị ảnh hưởng;

- Cung cấp lương thực, thực phẩm, nước uống, quần áo và nhu cầu phẩm thiết yếu khác cho người bị thiệt hại;

- Thu dọn, xử ký vệ sinh môi trường khu vực bị ảnh hưởng;

- Hỗ trợ nguồn lực để khôi phục nhà ở; các công trình cấp điện, cấp nước, dịch vụ viễn thông, trạm y tế, trường học, giải tỏa ách tắc giao thông;

- Thực hiện công tác đào kênh dẫn nước từ các hồ do động đất gây nên;

- Ứng phó với lũ do động đất gây vỡ đập các hồ chứa thủy lợi, thủy điện;

- Hỗ trợ nguồn lực để khôi phục các công trình thủy lợi, giao thông, các công trình cơ sở hạ tầng khác, hỗ trợ sản xuất của nhân dân;

- Đánh giá tổng hợp tình hình, xây dựng, kế hoạch, phương án khôi phục sản xuất, ổn định đời sống, phát triển kinh tế- xã hội sau động đất;…

9. Phương án sẵn sàng huy động dụng cụ, trang thiết bị, thuốc men, khẩu trang y tế cho các địa điểm sơ tán dân

Ban Chỉ huy cấp huyện, cấp xã với sự tham mưu của y tế địa phương lên kế hoạch huy động và chuẩn bị các dụng cụ, trang thiết bị, thuốc men, khẩu trang y tế cho các địa điểm sơ tán dân để đảm bảo chăm sóc sức khỏe nhân dân và công tác phòng, chống dịch Covid-19, cụ thể:

9.1. Vật tư phòng chống dịch bệnh:

Ngoài các vật tư phục vụ phòng chống thiên tai, một số vật tư thiết yếu, bao gồm:

- Phòng chống dịch bệnh:

+ Dung dịch sát khuẩn tay nhanh.

+ Khẩu trang y tế/khẩu trang vải.

+ Nước súc họng (Nước muối sinh lý 9‰).

+ Dung dịch nhỏ mắt, mũi.

+ Bộ phương tiện phòng hộ cá nhân phòng, chống dịch cấp 2, cấp 3; tấm ngăn giọt bắn; găng tay cao su y tế; bao giầy; khẩu trang y tế, ủng cao su) dành cho cán bộ y tế; cán bộ quản lý, giám sát điểm tránh trú; lực lượng làm nhiệm vụ; người nhiễm/nghi nhiễm dịch bệnh tại phòng/ khu vực cách ly tạm thời (Đặc biệt đối với điểm tránh trú an toàn trong vùng dịch, ổ dịch, khu vực có mức độ nguy cơ dịch bệnh rất cao/cao).

+ Hóa chất khử khuẩn Cloramin B hoặc Clorin.

+ Túi thuốc sơ cấp cứu thông thường.

- Vệ sinh trong sinh hoạt:

+ Xà phòng hoặc nước rửa tay.

+ Giấy vệ sinh.

+ Nước khử khuẩn sàn và thiết bị vệ sinh.

+ Thùng/túi đựng rác thải.

9.2. Trang thiết bị y tế:

- Thiết bị đo thân nhiệt.

- Các trang thiết bị tối thiểu (theo hướng dẫn của cơ quan y tế) để triển khai các biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện người nghi nhiễm dịch bệnh, trường hợp có test nhanh dương tính với SARS-CoV-2, trường hợp đã được xét nghiệm khẳng định F0 tại phòng cách ly tạm thời.

9.3. Tài liệu phục vụ phòng chống dịch tại điểm tránh trú an toàn:

- Danh sách người dân tại điểm tránh trú an toàn: Tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại, thời gian đến điểm tránh trú, thân nhiệt, tình hình sức khoẻ.

- Bảng theo dõi thân nhiệt người dân trong thời gian sơ tán tại điểm tránh trú an toàn theo từng ngày (Có thể kiểm tra thân nhiệt ngẫu nhiên).

- Sơ đồ vị trí người dân tránh trú.

- Thông báo các quy định người dân phải thực hiện phòng chống dịch bệnh tại điểm tránh trú an toàn.

- Thông báo/hướng dẫn treo tường:

+ Hướng dẫn rửa tay đúng cách phòng chống dịch bệnh.

+ Quy định phòng chống dịch bệnh tại điểm tránh trú an toàn.

+ Thông điệp V2K.

+ Hướng dẫn sử dụng khẩu trang đúng cách phòng chống dịch bệnh.

- Biển chỉ dẫn, cảnh báo tại phòng cách ly tạm thời, khu vệ sinh, khu tắm, các điểm trơn, trượt nguy hiểm, hướng di chuyển, khu để rác (Rác sinh hoạt, rác y tế)

9.4. Hậu cần:

- Nước sạch đảm bảo cho người lớn: 01-1,5 lít/người lớn/ngày.

- Nước sạch đảm bảo cho trẻ em (ước lượng theo công thức):

Lượng nước uống (ml) = 1.000 ml + n x 50 (n = số kg của trẻ - 10)

- Bổ sung lương thực, thực phẩm và thuốc tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho người dân. Đối với phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính cần lưu ý lương thực, thực phẩm có đủ chất: Chất đạm, vitamin C, vitamin D, vitamin E, selen, sắt, kẽm, thực phẩm chứa flavonoid và omega3.

10. Phương án ứng phó với thiên tai cho các khu cách ly tập trung, các bệnh viện

- Tổ chức thông tin, thông báo kịp thời các bản tin dự báo, cảnh báo có khả năng xảy ra của thiên tai (bão, ATNĐ, mưa dông, lốc, sét,…) để chủ động phòng, tránh, ứng phó đảm bảo an toàn.

- Chỉ đạo, hướng dẫn: thường xuyên chằng chống nhà cửa ở các khu cách ly tập trung, các bệnh viện để tăng độ vững chắc nhằm đề phòng giông gió, lốc xoáy. Nếu nhà lợp bằng lá, tôn tráng kẽm, fibroximăng, ngói có thể dằn lên mái nhà các loại thanh nẹp bằng gỗ, sắt, dây kẽm cỡ lớn hoặc các bao chứa cát để hạn chế tốc mái khi có dông gió, lốc xoáy; dùng vật liệu dằn (phù hợp vật liệu mái) kết hợp tre, lồ ô, gỗ...giằng, buộc bằng dây thép để giữ mái, chống gió và lốc xoáy. Chặt tỉa cành, nhánh cây cao, dễ gãy đổ, cây nằm gần nhà, lưới điện.

- Triển khai phương án đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tối đa tài sản nhà nước và nhân dân. Đồng thời cần linh động trong từng tình huống để vừa đảm bảo hoạt động ứng phó với thiên tai vừa hướng dẫn, hỗ trợ người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh. Trong trường hợp khẩn cấp cần ưu tiên bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người dân là trên hết. Khi đã ổn định tình hình cần vận động các tổ chức, cá nhân tuân thủ nghiêm các quy định phòng, chống dịch, xử phạt nghiêm các vi phạm về phòng chống dịch bệnh Covid 19, tránh để dịch bệnh lan ra cộng đồng.

- Rà soát Phương án chuẩn bị, dự trữ, cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho nhân dân trước và sau bão.

- Chuẩn bị lực lượng cán bộ y tế, cơ số thuốc, phương tiện, vật tư, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu cấp cứu, khám chữa bệnh phòng chống thiên tai, dịch bệnh Covid 19.

- Tổ chức cung ứng, phân phối vật tư, hóa chất, thiết bị cho các khu cách ly tập trung, các bệnh viện để sử dụng kịp thời, hiệu quả.

10.1. Địa điểm tránh trú:

- Diện tích đủ rộng để đảm bảo khoảng cách an toàn phòng chống dịch.

- Bố trí tại điểm tránh trú: Diện tích 01 vị trí: 1,2x2m (Đảm bảo sinh hoạt và nghỉ ngơi); khoảng cách giữa 02 vị trí tối thiểu 2m; bố trí khu vệ sinh cá nhân; phòng tắm và Phòng cách ly tạm thời được sử dụng trong trường hợp phát hiện người nghi/có triệu chứng nhiễm dịch bệnh, có F0 tại điểm tránh trú an toàn

- Lập biển chỉ dẫn lối đi sơ tán và di chuyển 01 chiều trong điểm tránh trú an toàn.

- Lập sơ đồ vị trí, tên, địa chỉ, số điện thoại người dân để phục vụ quản lý, giám sát phòng dịch tại điểm tránh trú. (Sơ đồ vị trí người dân tránh trú)

- Có quạt thông gió hoặc ô thông gió trên cao để đảm bảo thông thoáng nhưng an toàn khi thiên tai xảy ra (Bão, áp thấp nhiệt đới,..).

- Có lối đi cho người khuyết tật đảm bảo đúng kỹ thuật theo quy định của Bộ Xây dựng (Nếu chưa đáp ứng được điều kiện phải có giải pháp hỗ trợ).

- Tại mỗi cửa ra/vào nơi người dân tránh trú, bố trí nước rửa tay sát khuẩn hoặc nước rửa tay, bình nước, khăn lau. Treo hướng dẫn người dân rửa tay đúng cách phòng chống dịch bệnh theo hướng dẫn của cơ quan y tế, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc - Unicef.

- Bố trí bàn làm việc/bàn gấp tại lối đi vào điểm tránh trú để thực hiện các hoạt động phòng dịch bệnh: Đo thân nhiệt, phát khẩu trang (nếu người dân chưa có), rửa tay sát khuẩn và phát tờ thông báo các quy định người dân phải thực hiện phòng chống dịch bệnh tại điểm tránh trú an toàn.

- Bố trí treo các bảng thông báo, hướng dẫn phòng chống dịch bệnh lên tường tại khu người dân tập trung (Quy định phòng chống dịch; thông điệp V2K; phương pháp rửa tay đúng cách; phương pháp dùng khẩu trang đúng cách;…). Bảng thông báo: Chữ in to, ngôn ngữ địa phương; đặt tại vị trí dễ thấy, dễ đọc.

10.2. Sơ tán người dân

- Lập danh sách và thông báo (qua loa phát thanh, loa cầm tay, loa di động, phát tờ thông báo đến từng hộ dân, tin nhắn SMS, mạng xã hội,..) với người dân vị trí điểm tránh trú an toàn, lối đi an toàn để người dân chủ động thực hiện khi có lệnh sơ tán.

Đối với đối tượng dễ bị tổn thương, cần hỗ trợ, phải lập danh sách, phân công lực lượng hỗ trợ và thông báo cho người dân (Cung cấp tên, số điện thoại cán bộ hỗ trợ cho người dân).

- Phân luồng, người cách người 2m và bố trí người dân đến đúng vị trí đã được bố trí theo “Sơ đồ vị trí người dân tránh trú”.

- Trong lúc đi sơ tán người dân cần đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh (Đeo khẩu trang, giữ khoảng cách,..)

- Tại các vùng có nguy cơ dịch bệnh rất cao/cao, xem xét việc xét nghiệm nhanh ngẫu nhiên người dân tại điểm tránh trú an toàn (Có thể xét nghiệm gộp mẫu).

10.3. An ninh, trật tự:

Đảm bảo an ninh, trật tự trong thời gian người dân sơ tán tại điểm tránh trú an toàn. Đặc biệt sẵn sàng tình huống:

- Hoạt động gây rối, mất trật tự, an ninh của người dân tại điểm tránh trú (Tranh cãi, tranh chấp, quấy rối tình dục, đánh bạc trái pháp luật, đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau,…).

- Hành động gây rối, hoảng loạn, lo lắng khi phát hiện người nghi hoặc có triệu chứng nghi nhiễm, có F0 tại điểm tránh trú an toàn.

10.4. Vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh:

- Quy định và hướng dẫn người dân vứt rác đúng vị trí, đúng thùng/túi phân loại rác (Rác sinh hoạt, rác y tế). Tất cả khẩu trang y tế đã qua sử dụng phải đựng trong thùng/túi đựng rác thải y tế.

- Vị trí để thùng/túi rác đặt ở vị trí thuận lợi đi lại cho người dân, không quá xa nơi ở của người dân, không gần/ đi qua phòng cách ly tạm thời, không bị ngập nước (Đặt cao, khô ráo) và có biển ghi “KHU ĐỂ RÁC”.

- Thùng/túi đựng rác phải ghi rõ “Rác sinh hoạt”, “Rác y tế” và có nắp đậy kín (Đối với thùng) hoặc buộc kín (Đối với túi).

- Thu gom, xử lý rác thực hiện theo quy định và hướng dẫn của cơ quan y tế.

- Bổ sung 01 thùng màu vàng, có nắp đậy, có lót túi, bên ngoài túi, thùng có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-Cov-2” dự phòng để thu gom rác thải trong trường hợp phát hiện người nghi/có triệu chứng nhiễm dịch bệnh, có F0 tại các điểm tránh trú để phân loại, thu gom đúng quy định.

10.5. Phương tiện:

Ô tô chuyên chở người nghi/có triệu chứng nghi nhiễm dịch bệnh, F0 đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch bệnh đến khu cách ly, khu chăm sóc, điều trị.

IV. Trách nhiệm ứng phó thiên tai theo cấp độ thiên tai

1. Thiên tai cấp độ 1

1.1. Trưởng Ban chỉ huy PCTT và TKCN cấp xã

- Thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo, cảnh báo về diễn biến của bão trên các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền tới nhân dân các biện pháp phòng, tránh, ứng phó.

- Chỉ đạo nhân dân khẩn trương thu hoạch mùa màng đã đến kỳ thu hoạch (nếu có); có biện pháp bảo vệ diện tích nuôi trồng thủy sản.

- Đối với các xã xảy ra ngập lụt có dân cư sống dọc bờ sông, suối sơ tán dân ra khỏi hành lang thoát lũ của sông, suối đến nơi an toàn. với phương châm “cứu người trước, cứu tài sản sau’’;

- Khi thiên tai xảy ra trong phạm vi thẩm quyền có trách nhiệm trực tiếp chỉ huy, huy động nguồn lực tại chỗ để ứng phó kịp thời ngay khi thiên tai xảy ra; báo cáo và chịu trách nhiệm thực hiện chỉ đạo, chỉ huy của các cơ quan phòng chống thiên tai cấp trên.

- Trưởng Ban chỉ huy PCTT và TKCN cấp xã được quyền huy động các nguồn lực sau để ứng phó thiên tai:

+ Lực lượng nòng cốt là lực lượng xung kích, dân quân tự vệ xã; ngoài ra huy động lực lượng cán bộ xã, Công an xã, Trạm y tế xã, lực lượng thanh niên, các đoàn thể tại xã và nhân dân trong xã sẵn sàng hỗ trợ ứng phó, cứu hộ các khu vực bị ảnh hưởng của thiên tai;

+ Vật tư dự trữ do nhân dân chuẩn bị; vật tư, trang thiết bị, phương tiện của cấp xã và tổ chức, cá nhân trên địa bàn.

- Các lực lượng tham gia đảm bảo mỗi người một dụng cụ cầm tay phù hợp để ứng phó với loại hình thiên tai xảy ra (như cuốc xẻng, dây thừng mỗi dây dài 10 m,…);

- Các lực lượng tham gia ứng phó thiên tai trên địa bàn cấp xã phải phối hợp chặt chẽ theo sự chỉ huy của Trưởng Ban chỉ huy PCTT và TKCN cấp xã hoặc người được ủy quyền;

- Huy động toàn bộ các phương tiện thông tin hiện có như điện thoại cố định, điện thoại di động, mạng internet để nhanh chóng truyền tin. Sử dụng các hình thức thông tin truyền thông sẵn có của địa phương như: Hệ thống loa truyền thanh của địa phương hiện có, phát tín hiệu bằng âm thanh từ các phương tiện thô sơ như trống, kẻng…

- Sử dụng lực lượng hỏa tốc mỗi xã từ 10 đến 20 người khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thông thạo địa hình để truyền tin khi các phương tiện thông tin liên lạc khác bị mất tác dụng do mưa bão, sạt lở đất, lũ quét chia cắt.

- Báo cáo diễn biến tình hình mưa, lũ tại địa phương về Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện, UBND cấp huyện để có chỉ đạo sát với thực tế và hiệu quả.

- Trong trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của cấp xã, Trưởng Ban chỉ huy PCTT và TKCN cấp xã đề nghị UBND cấp huyện hỗ trợ.

- Khi thiên tai xảy ra và sau khi thiên tai xảy ra có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chuyên môn y tế, môi trường, thú y… triển khai các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, dập dịch kịp thời tránh không để dịch bệnh lây lan, bùng phát.

1.2. Trưởng Ban chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện:

- Khi thiên tai xảy ra nhanh chóng phân công lãnh đạo UBND huyện, lãnh đạo các phòng ban đơn vị trực thuộc, các thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện xuống địa bàn các xã bị ảnh hưởng của thiên tai để chỉ đạo các lực lượng được huy động, phối hợp cùng UBND cấp xã tham gia cứu hộ, cứu nạn và sơ tán nhân dân theo phương án đã được huyện phê duyệt.

- Chỉ đạo và tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi sát diễn biến mưa, lũ; bố trí lãnh đạo chủ chốt thường trực để xử lý các tình huống.

- Triển khai thực hiện phương án phòng chống lũ, lụt; rà soát các khu dân cư đang sống ở những vùng trũng, thấp, vùng ven sông suối, vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét, triển khai phương án sơ tán nhân dân; thông báo tình hình mưa lũ để nhân dân chủ động ứng phó, hạn chế đi lại trong vùng ngập lũ.

- Có trách nhiệm trực tiếp chỉ huy và huy động nguồn lực theo thẩm quyền để ứng phó thiên tai trong trường hợp thiên tai cấp độ 1 xảy ra trong phạm vi từ hai xã trở lên hoặc khi nhận được yêu cầu trợ giúp của Trưởng Ban chỉ huy PCTT và TKCN cấp xã; chịu trách nhiệm thực hiện chỉ huy, chỉ đạo của các cơ quan phòng chống thiên tai cấp trên. Sẵn sàng nguồn lực để hỗ trợ các địa bàn lân cận khi có yêu cầu.

- Trưởng Ban chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện được quyền huy động các nguồn lực sau để ứng phó thiên tai:

+ Lực lượng nòng cốt là Ban Chỉ huy quân sự huyện, Công an huyện, Trung đội dân quân tự vệ huyện, huy động các cán bộ ban, ngành, đoàn thể huyện, Trung tâm Y tế huyện, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn và các tổ chức, cá nhân tình nguyện;

+ UBND cấp huyện có trách nhiệm huy động các loại vật tư phương tiện của cấp huyện và các tổ chức, cá nhân trên địa bàn, phục vụ công tác cứu hộ cứu nạn. Ngay đầu mùa mưa bão ký cam kết nguyên tắc với các chủ phương tiện để sẵn sàng trưng dụng phục vụ công tác ứng cứu, khắc phục hậu quả khi thiên tai xảy ra.

- Tổ chức thu hoạch sớm cây trồng nông nghiệp, diện tích nuôi trồng thủy sản theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.

- Tổ chức bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội tại các khu vực trọng điểm, các khu vực sơ tán đi và đến. Cắm biển báo, bố trí lực lượng chốt chặn ở những đoạn đường bị ngập sâu, cấm người, phương tiện qua lại ở những đoạn đường bị ngập và những nơi có dòng nước chảy xiết và các khu vực nguy hiểm; phối hợp với Công an tỉnh tổ chức phân luồng, sắp xếp các phương tiện giao thông đang đỗ trên các tuyến quốc lộ, tuyến đường tỉnh đảm bảo an toàn và an ninh. Cấm các bến đò hoạt động và bố trí lực lượng ứng trực tại các bến đò để kiểm tra việc thực hiện. Cấm người dân vớt củi hoặc hoạt động sinh kế trên sông.

- Rà soát, sẵn sàng triển khai phương án phòng chống lũ cho các công trình đang thi công.

- Cho học sinh trong vùng ngập lũ nghỉ học theo thông báo của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc của Trưởng Ban chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện.

- Tổ chức cứu trợ cho cá nhân và gia đình bị thiệt hại do lũ gây ra.

- Tổng hợp, báo cáo cơ quan cấp trên về diễn biến mưa, lũ, lụt, tình hình thiệt hại và kết quả triển khai đối phó, khắc phục hậu quả; đề nghị chi viện, hỗ trợ về nhân lực, phương tiện từ cấp trên khi cần thiết.

2. Thiên tai cấp độ 2

2.1. Trưởng Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh:

- Chỉ đạo các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn triển khai ứng phó thiên tai; huy động nguồn lực theo thẩm quyền để ứng phó kịp thời, phù hợp với diễn biến thiên tai tại địa phương; báo cáo và chịu trách nhiệm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

- Tổ chức thực hiện tốt công tác khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn theo quy định.

- Chỉ đạo công tác tổng hợp thiệt hại, khắc phục kịp thời hậu quả thiên tai, khôi phục, phục hồi sản xuất, đảm bảo an ninh trật tự, khắc phục ô nhiễm môi trường, khống chế dịch bệnh, ổn định đời sống nhân dân sau thiên tai; báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn để phục vụ công tác chỉ đạo.

- Trưởng Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh được huy động lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm của tổ chức, cá nhân trên địa bàn để phục vụ ứng phó thiên tai và cứu trợ khẩn cấp.

- Trưởng Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh được huy động dân quân tự vệ, thanh niên, các tổ chức, cá nhân, lực lượng tìm kiếm cứu nạn, lực lượng vũ trang địa phương và các tổ chức, cá nhân tình nguyện.

- Lực lượng cơ động cứu hộ, cứu nạn cấp tỉnh :

+ Lực lượng Quân đội theo Kế hoạch Hiệp đồng nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn năm 2022 (với các đơn vị của Bộ Quốc phòng, Quân khu đứng chân trên địa bàn tỉnh và theo tình hình thực tế để huy động).

+ Lực lượng thuộc Công an tỉnh, lực lượng Kiểm lâm tỉnh, trang thiết bị đặc chủng của đơn vị phục vụ công tác tìm kiếm cứu hộ cứu nạn khi có yêu cầu.

+ Trong trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của cấp tỉnh, Trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp tỉnh báo cáo, đề nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn hỗ trợ.

2.2. Trưởng Ban chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện, cấp xã:

Tổ chức thực hiện ứng phó với thiên tai cấp độ 2 xảy ra trên địa bàn theo thẩm quyền; tuân thủ sự chỉ huy của cơ quan cấp trên; hướng dẫn và tổ chức sơ tán người đến nơi an toàn; Trưởng Ban chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện quyết định tổ chức cưỡng chế sơ tán trường hợp tổ chức, cá nhân không tự giác chấp hành chỉ đạo, chỉ huy, hướng dẫn sơ tán phòng, tránh thiên tai vì mục đích an toàn cho người.

3. Thiên tai cấp độ 3

3.1. Trưởng Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh:

- Chịu trách nhiệm chỉ huy, huy động nguồn lực trên địa bàn theo thẩm quyền, triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai cấp bách trên địa bàn.

- Báo cáo, đề nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn hỗ trợ.

- Trường hợp thiên tai xảy ra trên cấp độ 3 hoặc thiên tai có diễn biến phức tạp nguy cơ cao gây hậu quả nghiêm trọng, phối hợp với Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai báo cáo Thủ tướng Chính phủ trực tiếp chỉ đạo.

3.2. Trưởng Ban chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện, cấp xã:

Thực hiện nhiệm vụ theo thẩm quyền phù hợp với tình huống cụ thể tại địa phương; tuân thủ sự chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan cấp trên.

4. Thiên tai cấp độ 4

4.1. Trưởng Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh:

Có trách nhiệm chỉ huy, huy động nguồn lực trên địa bàn theo thẩm quyền triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai khẩn cấp, tuân thủ sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

4.2. Trưởng Ban chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện, cấp xã:

Thực hiện nhiệm vụ theo thẩm quyền phù hợp với tình huống cụ thể tại địa phương; tuân thủ sự chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan cấp trên.

5. Thiên tai vượt cấp độ 4 (tình trạng khẩn cấp về thiên tai)

Việc phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó tình trạng khẩn cấp về thiên tai thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

VI. Cơ cấu tổ chức, phân công nhiệm vụ các cấp các ngành thực hiện phương án

1. Cơ cấu tổ chức, năng lực thực hiện

1.1. Cơ cấu tổ chức:

a) Cấp tỉnh: Ban chỉ huy PCTT và TKCN được kiện toàn tại Quyết định số 590/QĐ-UBND ngày 13/9/2021 của UBND tỉnh về việc kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

b) Cấp huyện và cấp xã

Trên cơ sở cơ cấu tổ chức cấp huyện và xã thành lập bộ máy Ban Chỉ huy thực hiện phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro do đồng chí Chủ tịch làm Trưởng ban và các thành viên là Trưởng các phòng, ban liên quan.

1.2. Năng lực tổ chức điều hành:

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN của tỉnh, huyện và xã điều hành thực hiện phương án ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro được tổ chức chặt chẽ theo hệ thống từ cấp tỉnh tới cấp xã. Bộ máy tổ chức có chức năng nhiệm vụ và quy chế hoạt động cụ thể, đủ khả năng điều hành hoạt động ứng phó có hiệu quả trước mọi tình huống của thiên tai.

Chủ động phòng tránh, cứu hộ sơ tán người, cứu hộ các công trình kịp thời khi xảy ra rủi ro thiên tai; nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định đời sống nhân dân và tái thiết sau thiên tai.

2. Phương án sơ tán tại chỗ, sơ tán tập trung trong tình huống covid diễn biến phức tạp: (Nội dung này giống với Phương án ứng phó với thiên tai trong điều kiện dịch Covid 19 đã ban hành, nhưng đã cập nhất số liệu mới của các địa phương trên địa bàn tỉnh)

- Thực hiện phương châm “4 tại chỗ + V2K”:

+ Lực lượng huy động ứng phó: Tổng lực lượng dự kiến huy động là 24.114 người, trong đó lực lượng quân đội là 3.800 người, Công an là 1.600 người, Y tế là 955 người, thanh niên tình nguyện là 6.216 người, Bộ đội biên phòng: 125 người; Dân quân tự vệ địa phương là 3.229 người, lực lượng dự bị động viên 1.870 người, lực lượng các phòng ban huyện và các doanh nghiệp trên địa bàn huyện là 4635 người; Hội, đoàn thể 582 người; lực lượng xung kích 1102 người.

(Chi tiết tại phụ lục 1 gửi kèm theo)

+ Vật tư, phương tiện, trang thiết bị: Phương tiện phục vụ sơ tán dân: Ô tô các loại 1032 chiếc, ca nô cứu hộ, xuồng: 155 chiếc, phao cứu sinh: 4022 chiếc. Phương tiện phục vụ bảo vệ công trình trọng điểm: Máy xúc: 132 chiếc, Ô tô tải: 614 chiếc, xe ủi-xe ban: 30 chiếc, xe bán tải 298 chiếc, máy bơm nước: 155 chiếc, xe công nông 1.009 chiếc....

(Chi tiết tại phụ lục 2 gửi kèm theo)

+ Lương thực, nước uống, nhu yếu phẩm thiết yếu, ….: Mỳ tôm: 4 tấn và 45.133 thùng, lương khô: 2,0 tấn và 19.516 thùng, gạo: 3.799 tấn, nước uống đóng chai: 68.568 thùng và 1000 lít, muối ăn 7 tấn, bánh mỳ 1.500 cái, bắp (ngô): 778 tấn, thịt hộp 21.677 (hộp). Nhiên liệu: xăng: 10 tấn và 81.498 lít, dầu diezen 52.698 lít, dầu hỏa 28.573 lít. Vật tư: cát: 1.750 m3, đá: 1.455 m3, gạch xây: 3.551.190 viên, 1.770 tấn xi măng.

(Chi tiết tại phụ lục 3 gửi kèm theo)

- Trường hợp ca bệnh xác định thực hiện theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế.

2.1. Tổ chức sơ tán dân tại chỗ:

- Thực hiện “4 tại chỗ” từng hộ dân (chằng chống nhà chống bão, chòi chống lũ…);

- Phương án tổ chức:

+ Sơ tán theo từng nhóm hộ gia đình.

+ Thời điểm sơ tán (sớm hơn so với điều kiện không dịch bệnh).

- Đảm bảo V2K (trong sinh hoạt tại nhà hàng xóm):

+ Khẩu trang

+ Khử khuẩn

+ Khoảng cách

+ Không tập trung

- Xử lý tình huống phát sinh (hỗ trợ y tế khi có tình huống phát sinh);

2.2. Tổ chức sơ tán dân tập trung :

- Địa điểm khu sơ tán dân tập trung: (Chi tiết tại phụ lục 4 gửi kèm theo):

+ Cần phải Kiểm soát người ra vào (ghi danh sách, đo thân nhiệt…)

+ Số lượng đảm bảo giãn cách theo quy định;

- Phương án sơ tán dân: (Chi tiết tại phụ lục 5 gửi kèm theo):

+ Thời điểm sơ tán (sớm hơn so với điều kiện không dịch bệnh)

+ Cán bộ trực PCTT, trực y tế…

+ V2K (Vắc xin, Khẩu trang, Khử khuẩn).

+ Đảm bảo hậu cần.

+ Nước uống, lương thực, thực phẩm, vệ sinh.

+ Thiết bị máy phát điện dự phòng… (huy động trong dân).

+ Phun khử khuẩn định kỳ.

3. Nhiệm vụ của các cấp, các ngành, các cơ quan đơn vị

3.1. Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh:

- Là cơ quan điều hành thống nhất mọi hoạt động về công tác ứng phó với thiên tai trên địa bàn tỉnh; là cơ quan thường trực điều phối công tác ứng phó với thiên tai của các cấp, các ngành trong tỉnh với Trung ương.

- Tiếp nhận các bản tin dự báo, cảnh báo của Trung ương, của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên về thiên tai và công điện, văn bản chỉ đạo của Trung ương tổ chức triển khai thực hiện; ban hành các công điện và các văn bản chỉ đạo yêu cầu các cấp, các ngành sẵn sàng, chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai xảy ra.

- Tổ chức trực ban, kịp thời thông tin, cảnh báo cho các sở, ngành, UBND cấp huyện triển khai các biện pháp phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, tai nạn.

- Chỉ đạo, rà soát, cập nhật, bổ sung phương án ứng phó thiên tai khi xảy ra dịch bệnh Covid-19.

3.2. UBND cấp huyện:

- Xây dựng phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn quản lý, đảm bảo sát với thực tiễn trong bối cảnh biến đổi khí hậu và diễn biến của dịch bệnh Covid-19 phức tạp; Phương án điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ phù hợp với dự báo, cảnh báo và tình hình diễn biến của khí hậu; phân công công việc cụ thể rõ ràng cho cấp xã, các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn; chủ động xây dựng kế hoạch bổ sung nhằm đảm bảo đủ nhân lực, trang bị, phương tiện thiết yếu phục vụ cần thiết để có thể huy động kịp thời khi có rủi ro thiên tai xảy ra; phối hợp chặt chẽ với các chủ đập thủy điện, thủy lợi trên địa bàn để để xây dựng phương án phù hợp với vận hành xả lũ công trình thủy điện, thủy lợi; cập nhật các địa điểm xung yếu, số hộ dân, số dân phải sơ tán, di chuyển đến vị trí an toàn để hướng dẫn người dân chủ động di chuyển khi xảy ra thiên tai. Khẩn trương chỉ đạo UBND cấp xã xây dựng phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn cấp xã.

- Lập danh sách các lực lượng phải huy động để ứng phó thiên tai trong trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp, đặc biệt là lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cơ sở.

- Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh, sơ tán dân theo hướng tăng cường sơ tán tại chỗ, hạn chế sơ tán tập trung. Chuẩn bị trang thiết bị, máy móc cần thiết để đo thân nhiệt, phân loại các đối tượng để xây dựng phương án sơ tán.

- Lập kế hoạch, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án di dời các hộ dân tại các khu vực xung yếu, trong đó tập trung tổ chức kiên quyết di dời những hộ dân đang sinh sống trong khu vực có nguy cơ cao bị ảnh hưởng của lũ quét, sạt lở đất đã được cảnh báo về nơi an toàn trước mùa mưa lũ, thường xuyên rà soát bám sát kế hoạch báo cáo kịp thời trách để xảy ra thiệt hại nhất là thiệt hại về người.

- Thống kê số lượng nhà ở (tạm, kiên cố), diện tích, số hộ dân, nhân khẩu, cơ sở vật chất hạ tầng và tài sản của Nhà nước và nhân dân trong khu vực có nguy cơ chịu ảnh hưởng của thiên tai, xây dựng phương án cụ thể trong việc tổ chức di dời, sơ tán bảo vệ dân ở vùng chịu ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn, đáp ứng yêu cầu về phòng chống Covid-19. Kiểm tra rà soát khoanh định các khu vực có nguy cơ xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để xây dựng hoàn thiện phương án phòng tránh và tổ chức thực hiện, cắm biển cảnh báo và thông báo cho nhân dân biết để có biện pháp phòng tránh trong mùa mưa bão. Lập quy hoạch, xác định quỹ đất bố trí các điểm dân cư an toàn và xây dựng kế hoạch di chuyển các hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm.

- Chủ động sử dụng ngân sách địa phương và các nguồn kinh phí khác theo quy định để khắc phục hậu quả, sớm ổn định sản xuất và đời sống nhân dân.

- Tổ chức thực hiện tốt mạng lưới thông tin 2 chiều từ UBND cấp huyện đến UBND cấp xã và nhân dân trong vùng thiên tai bằng các phương tiện thông tin đại chúng. Thường trực, tổng hợp báo cáo số liệu liên quan đến thiên tai trên địa bàn và kết quả triển khai khắc phục hậu quả do thiên tai cho cơ quan phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp trên.

- Tăng cường kiểm tra và có biện pháp đảm bảo an toàn đối với các cơ sở hạ tầng, các loại tài sản, các công trình đang xây dựng, các công trình thủy lợi, thủy điện; nhất là các hồ chứa thủy lợi, thủy điện trên địa bàn; phối hợp với các chủ đập thủy lợi, thủy điện xây dựng phương án phòng chống thiên tai bảo đảm an toàn công trình trong mùa mưa bão. Có biện pháp cụ thể để khắc phục kịp thời các công trình bị xuống cấp, hư hỏng có thể gây ra mất an toàn trong mùa mưa lũ. Đôn đốc, kiểm tra các xã có kè bảo vệ bờ sông, suối; tiến hành bồi trúc, tu sửa kịp thời những khiếm khuyết các tuyến kè bảo vệ bờ. Chuẩn bị lực lượng, đất, cọc tre, bao tải, dụng cụ... để ứng cứu khi có sự cố mất an toàn xảy ra, đáp ứng yêu cầu “4 tại chỗ” trong phòng chống thiên tai.

- Kiểm tra các phương án huy động, bố trí nhân lực, vật tư, phương tiện hộ đê, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch Covid-19; rà soát, xác định cụ thể về số lượng, chủng loại phương tiện, vật tư phương tiện hiện có đảm bảo đủ cơ số, chất lượng để huy động kịp thời khi có thiên tai.

- Triển khai, vận động nhân dân phát quang, nạo vét thông thoáng dòng chảy, tháo dỡ, dọn dẹp những vật cản trên bờ, lòng sông, trước các công trình thủy lợi hồ, đập làm ách tắc dòng chảy, hạn chế đến việc tiêu thoát nước.

- Đảm bảo thông tin thông suốt trong địa bàn quản lý, đặc biệt ưu tiên cho các xã có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất.

- Chỉ đạo UBND cấp xã kiểm tra địa bàn, xác định nội dung và biện pháp phòng, chống thiên tai phù hợp với từng loại thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai thường xảy ra tại địa phương, chú ý đến đối tượng dễ bị tổn thương, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai; xây dựng phương án ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai và loại thiên tai cụ thể; tổ chức thường trực, cập nhật thông tin diễn biến thiên tai; xác định khu vực nguy hiểm; chuẩn bị địa điểm sơ tán khi có thiên tai xảy ra. Thường xuyên đôn đốc kiểm tra các xã có công trình kè phòng chống sạt lở triển khai công tác kiểm tra, bồi trúc, phát hiện và tu sửa kịp thời các khiếm khuyết có nguy cơ gây mất an toàn của các tuyến kè bảo vệ bờ. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, đất, cọc tre, bao tải, dụng cụ… để ứng cứu khi có mưa lũ. Đảm bảo cho các công trình phòng chống thiên tai an toàn tuyệt đối khi có thiên tai xảy ra.

- Tổ chức thường trực và tổng hợp thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn theo quy định tại Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tổ chức khắc phục ngay hậu quả do thiên tai gây ra và báo cáo về UBND tỉnh, cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh kịp thời theo quy định.

- Trưởng Ban chỉ huy PCTT và TKCN các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm chỉ đạo triển khai công tác ứng phó theo phương án đã lập và yêu cầu các cơ quan, đơn vị trên địa bàn phải triển khai công tác phòng chống thiên tai của đơn vị; trực tiếp chỉ huy và huy động nguồn lực theo thẩm quyền để ứng phó thiên tai; chịu trách nhiệm thực hiện chỉ huy, chỉ đạo của các cơ quan chỉ huy, chỉ đạo phòng chống thiên tai cấp trên.

- Phân công lãnh đạo và cán bộ xuống địa bàn kiểm tra, đôn đốc; tổ chức kiểm tra, rà soát lại lực lượng, phương tiện, vật tư sẵn sàng ứng phó, rà soát lại phương án sơ tán, kiểm tra và thực hiện công tác đảm bảo an toàn nơi sơ tán đến; Hạn chế, cấm người đi lại trong thiên tai; thông báo cho học sinh tạm nghỉ học tránh bão khi có lệnh của cơ quan cấp trên.

- Tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm có thể xảy ra Trưởng Ban chỉ huy PCTT và TKCN các huyện, thị xã. thành phố phát lệnh sơ tán, chỉ đạo các lực lượng được huy động, phối hợp cùng UBND cấp xã tham gia cứu hộ, cứu nạn và sơ tán nhân dân theo phương án đã được huyện, thị xã, thành phố phê duyệt (trong trường hợp phải sơ tán). Trưởng Ban chỉ huy PCTT và TKCN các huyện, thị xã, thành phố quyết định tổ chức cưỡng chế sơ tán đối với các trường hợp tổ chức, cá nhân không tự giác chấp hành chỉ đạo, chỉ huy, hướng dẫn sơ tán phòng, tránh thiên tai vì mục đích an toàn cho người.

- Phối hợp với Sở Giao thông Vận tải, Công an tỉnh thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông, chốt chặn, an ninh trật tự, bảo vệ tài sản trước, trong và sau thiên tai; sẵn sàng triển khai các phương án ứng phó; đảm bảo thông tin liên lạc, kiểm soát tình hình báo cáo cấp trên kịp thời. Đảm bảo lương thực, nước uống, y tế trước, trong và sau thiên tai; ngay sau thiên tai xảy ra tổ chức ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn, cấp cứu người bị nạn.

- Huy động lực lượng, phương tiện, vật tư, nhu yếu phẩm, tổ chức khắc phục hậu quả: hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nước uống, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm, bố trí chỗ ở tạm cho các hộ mất nhà cửa hoặc bị hư hỏng nặng; chăm sóc, điều trị người bị thương; thăm hỏi, động viên các gia đình có người tử nạn, bị nạn theo quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội tại Nghị định 20/2021/NĐ-CP của Chính Phủ; vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh; khôi phục nhà cửa, cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, bưu điện, thủy lợi, cơ sở sản xuất, hỗ trợ nông dân khôi phục và tổ chức sản xuất nông nghiệp.

- Vận động, tiếp nhận và phân phối kịp thời các nguồn hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cứu trợ về lương thực, thực phẩm, thuốc men, hỗ trợ kinh phí cho người dân bị thiệt hại.

- Phối hợp với Sở Công Thương, xem xét bố trí các điểm bán hàng phù hợp để đảm bảo cung ứng thuận tiện cho nhân dân khi có thiên tai, lũ lụt xảy ra.

- Tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền về tình hình thiệt hại và kết quả triển khai công tác khắc phục tại địa phương trong trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của cấp huyện, Trưởng Ban chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện đề nghị UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh chi viện, hỗ trợ về nhân lực, phương tiện.

3.3. UBND cấp xã

- Kiểm tra địa bàn xác định nội dung và biện pháp phòng, chống thiên tai phù hợp với từng loại thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai thường xảy ra tại địa phương, chú ý đến đối tượng dễ bị tổn thương, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai; lập danh sách các lực lượng phải huy động để ứng phó thiên tai trong trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp, đặc biệt là lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cơ sở. Xây dựng phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 và phương châm “4 tại chỗ” trong phòng chống thiên tai.

- Chuẩn bị địa điểm sơ tán khi có thiên tai xảy ra theo hướng tăng cường sơ tán tại chỗ, hạn chế sơ tán tập trung. Khu sơ tán cần đáp ứng các yêu cầu: công trình có sức chống chịu với thiên tai, đủ diện tích dãn cách theo quy định phòng chống Covid-19, công trình phụ, thùng/túi đứng rác thải (y tế, sinh hoạt); thiết kế một chiều (quản lý); phương án tách khu cách ly, trạm y tế tại nơi sơ tán; thuận tiện cho việc chăm sóc các đối tượng yếu thế, tiếp tế; nhà ở thông thoáng, dễ vệ sinh khử khuẩn; Đảm bảo thông tin công cộng đến người dân. Tăng cường các giải pháp để bảo đảm không lây lan dịch bệnh khi phải sơ tán, cần bố trí các nhóm người vào nhiều khu hợp lý khác nhau như nhóm F1/nhóm nghi nhiễm, nhóm nguy cơ thấp, không có triệu chứng, sắp xếp ưu tiên cho các đối tượng dễ bị tổn thương như người già, người có bệnh nền nghiêm trọng, phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em, người tàn tật. Đặc biệt lưu ý về các vấn đề về vệ sinh, khử khuẩn, nước sạch và an toàn thực phẩm tại nơi sơ tán. Lực lượng xung kích cũng như người dân cần thực hiện đầy đủ các bước về khai báo y tế; chuẩn bị hóa chất, vật tư y tế dự trữ cho tình huống thiên tai; tăng sức miễn dịch cho cộng đồng Phòng chống Covid-19; chăm sóc sức khỏe cho người dân trong khu sơ tán. Chuẩn bị trang thiết bị, máy móc cần thiết để đo thân nhiệt, phân loại các đối tượng để xây dựng phương án sơ tán.

- Các xã có công trình kè phòng chống sạt lở triển khai công tác kiểm tra, bồi trúc, phát hiện và tu sửa kịp thời các khiếm khuyết có nguy cơ gây mất an toàn của các tuyến kè bảo vệ bờ. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, đất, cọc tre, bao tải, dụng cụ… để ứng cứu khi có mưa lũ.

- Khi có thông tin (dự báo, cảnh báo, thông tin thiên tai đã xảy ra…) sử dụng các hình thức thông tin truyền thông để thông báo cho nhân dân biết để phòng tránh, ứng phó.

- Triển khai, vận động nhân dân phát quang, nạo vét thông thoáng dòng chảy, tháo dỡ, dọn dẹp những vật cản trên bờ, lòng sông, trước các công trình thủy lợi hồ, đập làm ách tắc dòng chảy, hạn chế đến việc tiêu thoát nước.

- Khẩn trương thực hiện đầy đủ các công điện, văn bản chỉ đạo của cấp trên theo dõi diễn biến thông báo cho nhân dân chủ động đối phó với mọi tình huống; chủ động thực hiện phương án sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm theo phương án đã xây dựng; rà soát các nhà yếu, các cây xanh để tiến hành chằng chống và chặt tỉa cây cối; tập hợp lực lượng xung kích, chuẩn bị vật tư, phương tiện để sẵn sàng ứng phó.

- Thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo, cảnh báo về thiên tai, phổ biến cho người dân trên phương tiện thông tin đại chúng (hệ thống truyền thanh, mạng di động, facebook, zalo, ....) để người dân chủ động phòng tránh hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

- Đối với các xã được cảnh báo, dự báo, xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Trưởng Ban chỉ huy PCTT và TKCN cấp xã triển khai ngay các phương án ứng phó đã lập phát lệnh sơ tán, trực tiếp chỉ huy công tác sơ tán, huy động lực lượng xung kích trên địa bàn. Tổ chức sơ tán khẩn cấp tất cả các hộ dân sống trong vùng nguy cơ ảnh hưởng thiên tai nhất là các hộ dân sống gần bờ sông, suối, vùng có nguy cơ bị trượt, sạt lở đất, gần các vách taluy đến vị trí an toàn với phương châm ‘‘cứu người trước, cứu tài sản sau’’.

- Đối với các xã, phường xảy ra ngập úng: Chỉ đạo nhân dân khẩn trương thu hoạch mùa màng đã đến kỳ thu hoạch (nếu có); gia cố bờ bao, có biện pháp bảo vệ diện tích nuôi trồng thủy sản; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị sản xuất trên địa bàn di chuyển tài sản đến nơi an toàn.

- Hình thức sơ tán: Người dân tự đi sơ tán là chính; sơ tán tại chỗ, sơ tán từ nhà tạm, nhà bán kiên cố sang nhà kiên cố, sơ tán vào các công sở, cơ quan, đơn vị..., ưu tiên sơ tán trước cho người già, trẻ em, phụ nữ, người bệnh. Đặc biệt chú ý đến người dân sống trong các nhà tạm, không kiên cố, khu vực thấp, gần sông, suối, vách ta luy, sau hạ du các hồ chứa đề phòng bão mạnh, siêu bão kết hợp mưa lớn gây ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất. Người sơ tán phải mang theo nhu yếu phẩm cần thiết để sử dụng trong thời gian sơ tán; tuân thủ quy định trong phòng chống dịch Covid-19 theo phương châm “4 tại chỗ + V2K.

- Tập trung chỉ đạo khôi phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân sau thiên tai. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn y tế, môi trường, thú y … triển khai các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, dập dịch kịp thời, tránh không để dịch bệnh lây lan, bùng phát.

- Phối hợp với các lực lượng tăng cường của cấp trên tiếp tục công tác ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn, cấp cứu người bị nạn; huy động khẩn cấp và tuân thủ quyết định chỉ đạo, huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo yêu cầu của cấp trên để kịp thời ứng phó và cứu trợ khẩn cấp.

3.4. Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Tây Nguyên

Cung cấp số liệu khí tượng thủy văn kịp thời cho Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp tỉnh, huyện phục vụ công tác điều hành; dự báo, cảnh báo, thông báo kịp thời về tình hình diễn biến thời tiết, bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ, ngập lụt, hiện tượng thời tiết nguy hiểm, đặc biệt là cảnh báo sớm các nguy cơ lũ quét, sạt lở đất; cung cấp kịp thời các bản tin dự báo bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt trên địa bàn tỉnh cho Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN cấp tỉnh, cấp huyện, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh - truyền hình cấp huyện để thông báo đến nhân dân trong tỉnh.

3.5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Rà soát, cập nhật, bổ sung Kế hoạch ứng phó thiên tai khi xảy ra dịch bệnh Covid-19, phát huy tối đa phương châm “4 tại chỗ” để sẵn sàng ứng phó kịp thời, hiệu quả trong điều kiện sự hỗ trợ bên ngoài gặp nhiều hạn chế, đặc biệt là đảm bảo an toàn cho người dân tại các khu vực cách ly do dịch bệnh và dự kiến nơi sơ tán dân do thiên tai;

- Kiểm tra, đôn đốc UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các biện pháp xử lý bảo đảm an toàn các công trình phòng chống thiên tai, công trình thủy lợi. Phối hợp với UBND cấp huyện rà soát, chỉ đạo việc di dân ra khỏi vùng có nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ quét đến nơi an toàn. Tham mưu chỉ đạo kịp thời các phương án ứng phó khi thiên tai xảy ra; đôn đốc tổng hợp, báo cáo về thiệt hại và những diễn biến của thiên tai trên địa bàn tỉnh theo quy định.

- Phối hợp với UBND cấp huyện chỉ đạo thực hiện phương án sản xuất nông nghiệp phù hợp với từng vùng để hạn chế thiệt hại và chủ động khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, bảo đảm kịp thời và có hiệu quả. Hướng dẫn thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm theo đúng Luật Thú y. Có phương án dự trữ thuốc phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm ở những địa bàn xung yếu, vùng có nguy cơ xảy ra ngập lụt, thiên tai nhằm kịp thời dập tắt các ổ dịch bệnh phát sinh.

- Tổng hợp tình hình thiệt hại về nông, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản. Thống kê diện tích lúa, hoa màu bị đổ ngã; diện tích cây công nghiệp bị úng ngập; diện tích đất canh tác bị xâm lấn, xói lở; gia súc, gia cầm bị chết… Đánh giá thiệt hại kênh mương, hồ chứa nước, đập dâng, trạm bơm, kè chống sạt lở bờ sông; diện tích nuôi trồng thủy sản; đề xuất phân bổ lúa giống cho nông dân, kinh phí khắc phục, tu sửa hệ thống kênh mương, hồ đập, khôi phục trạm bơm phục vụ sản xuất. Triển khai công tác tiêu độc, khử trùng chuồng trại, bảo vệ đàn gia súc, gia cầm, không để phát sinh dịch bệnh.

- Lập kế hoạch nâng cấp, sửa chữa hồ chứa nước bị xuống cấp, đảm bảo an toàn hồ chứa. Kiên cố hóa kênh mương, nâng cấp, tu bổ hệ thống kè chống sạt lở bảo vệ dân cư, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội không để lũ lụt gây xói lở, thiệt hại.

- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ là cơ quan Thường trực của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, đôn đốc các cấp, các ngành trong tỉnh xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó từng cấp độ rủi ro thiên tai. Kiểm tra công tác triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai. Đầu mối điều phối các quan hệ và phối hợp giữa các cấp, các ngành trên địa bàn trong công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh. Tổ chức công tác trực ban của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh theo quy định.

- Phân công lãnh đạo Sở, lãnh đạo các chi cục, phòng ban chuyên môn xuống các địa bàn chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả phục hồi sản xuất ổn định đời sống nhân dân.

- Đôn đốc, chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố rà soát, thực hiện việc di dân ra khỏi vùng có nguy cơ lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất đến nơi an toàn.

- Chỉ đạo Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh, tổ chức thủy lợi cơ sở:

+ Phối hợp chặt chẽ với UBND cấp huyện, cấp xã tổ chức vận hành công trình thủy lợi an toàn, triển khai thực hiện phương án đảm bảo an toàn công trình thủy lợi; kiểm tra, đánh giá việc vận hành điều tiết hệ thống các hồ chứa trên địa bàn quản lý; rà soát, lập, điều chỉnh, bổ sung quy trình vận hành hồ theo quy định. Chuẩn bị sẵn sàng vật tư, phương án ứng cứu khi có thiên tai xảy ra gây đổ vỡ công trình. Bố trí cán bộ theo dõi các công trình có hư hỏng, đặc biệt đối với các công trình có nguy cơ xảy ra sự cố phải cử cán bộ phụ trách thường xuyên nắm bắt thông tin để kịp thời xử lý khi sự cố xảy ra.

+ Xây dựng kế hoạch phòng, chống hạn cụ thể, chi tiết sát thực tế, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu nước do yếu tố chủ quan gây nên.

- Chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị trong ngành thực hiện các nhiệm vụ: Dự phòng đủ các loại giống, vật tư nông nghiệp, đảm bảo chất lượng, hướng dẫn nhân dân chủ động gieo mạ dự phòng cho các vùng trũng. Thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm theo đúng Luật Thú y; tăng cường kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, phát hiện và kịp thời ngăn chặn các loại bệnh dịch không để lây lan.

3.6. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh:

- Thực hiện nghiêm túc Kế hoạch Hiệp đồng nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022.

- Phối hợp với Công an tỉnh, Sở Y tế, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng (trên khu vực biên giới) và các sở, ngành, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức lực lượng tham gia ứng phó thiên tai cho các khu cách ly tập trung, các bệnh viện.

- Duy trì nghiêm chế độ trực ban, phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên môn chủ động theo dõi, nắm chắc tình hình sự cố, thiên tai trên địa bàn tỉnh; rà soát phương án cứu hộ, cứu nạn trong các tình huống thiên tai; trong đó cần chú trọng các khu vực trọng điểm, xung yếu để kịp thời tham mưu xử trí khi thiên tai xảy ra; chỉ đạo Ban Chỉ huy quân sự các huyện, thị xã, thành phố tham mưu cho Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện chỉ đạo làm tốt công tác chuẩn bị theo phương châm “4 tại chỗ” để sẵn sàng ứng phó với các tình huống sự cố, thiên tai gây ra.

- Thực hiện nhiệm vụ của Cơ quan Thường trực Tìm kiếm cứu nạn; kiểm tra, đôn đốc hướng dẫn UBND huyện, thị xã, thành phố, các ngành, các đơn vị chuẩn bị đầy đủ lực lượng và phương tiện sẵn sàng ứng cứu khi có sự cố, thiên tai xảy ra trong từng tình huống.

- Khi có dự báo thiên tai xảy ra tổ chức thường trực rà soát lại Kế hoạch hiệp đồng công tác phòng chống giảm nhẹ thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Triển khai công tác hỗ trợ sơ tán, ứng phó cho các huyện, thị xã, thành phố, xã, phường; triển khai bố trí lực lượng, phương tiện ứng phó, xử lý tình huống khẩn cấp và tìm kiếm cứu nạn tại các khu vực trọng điểm; thực hiện công tác ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn thiên tai trong điều kiện có thể, theo kế hoạch hiệp đồng đã đề ra.

- Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Giao thông Vận tải, UBND cấp huyện xây dựng Phương án cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn ứng với từng loại hình thiên tai, tình huống, cấp độ thiên tai để tổ chức thực hiện hiệu quả khi có thiên tai xảy ra; bảo đảm quân đội là lực lượng chủ lực, nòng cốt trong công tác tìm kiếm cứu nạn. Kiểm tra, đôn đốc các huyện, thị xã, thành phố, rà soát thống kê các phương tiện vật tư cần thiết phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; bố trí phương tiện, lực lượng sẵn sàng, hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng tìm kiếm cứu nạn của các huyện, thị xã, thành phố, các ngành, các đơn vị thuộc Quân khu, Bộ Quốc phòng đóng trên địa bàn để tham gia cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn khi cần thiết, bảo đảm sát với thực tế của từng vùng, khu vực trong tỉnh và phù hợp với diễn biến thiên tai, sự cố, tai nạn; chủ động phòng ngừa, ứng phó, giải quyết tốt hậu quả trong mọi tình huống.

- Hỗ trợ các địa phương, đơn vị trong công tác tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; đặc biệt xây dựng lực lượng tại chỗ, hướng dẫn kỹ năng để ứng phó cứu nạn, cứu hộ kịp thời, hiệu quả các tình huống sự cố, thiên tai.

- Bảo dưỡng vật tư thiết bị, vận hành phương tiện để chủ động ứng phó bão lũ; lập kế hoạch trang bị, bổ sung phương tiện, vật tư thiết bị. Tranh thủ sự chỉ đạo và hỗ trợ về nguồn lực của các cấp chính quyền và Bộ, ngành để tăng cường năng lực, nâng cao hiệu quả công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

- Chủ trì phối hợp UBND huyện, thị xã, thành phố tìm kiếm người bị nạn, sơ cấp cứu và đưa về cơ sở y tế điều trị; cùng thanh niên xung kích, dân quân tự vệ địa phương giúp nhân dân sửa chữa nhà cửa, làm nhà ở tạm, ổn định đời sống và sản xuất.

- Khi có lệnh huy động chi viện, hỗ trợ nhanh chóng huy động nhân lực phương tiện, vật tư để tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn, sơ tán dân và khắc phục hậu quả thiên tai kịp thời.

- Phối hợp với các sở, ban, ngành cơ quan chuyên môn tham mưu cho Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 tỉnh chỉ đạo đơn vị cơ sở khảo sát chuẩn bị đầy đủ cơ sở, vật chất, phương tiện, trang bị sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ cách ly công dân từ các vùng dịch về địa phương khi có chỉ đạo của UBND tỉnh. Tổ chức lực lượng tham gia làm nhiệm vụ phòng, chống dịch tại địa phương.

3.7. Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:

- Thực hiện nhiệm vụ của Cơ quan Thường trực Tìm kiếm cứu nạn khu vực biên giới; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong Bộ đội Biên phòng tỉnh chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng cứu khi có sự cố, thiên tai xảy ra.

- Khi có dự báo thiên tai xảy ra trên khu vực biên giới, chi đạo các đồn biên phòng phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, các lực lượng đứng chân trên địa bàn tổ chức sơ tán nhân dân ra khỏi khu vực nguy hiểm; thực hiện công tác ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả theo Kế hoạch hiệp đồng công tác phòng, chống giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

- Phối hợp với các ngành có liên quan, UBND cấp huyện, cấp xã khu vực biên giới xây dựng Phương án cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn ứng với từng loại hình thiên tai, tình huống, cấp độ thiên tai để tổ chức thực hiện hiệu quả khi có thiên tai xảy ra; là lực lượng chủ lực, nòng cốt trong công tác tìm kiếm cứu nạn khu vực biên giới; bố trí phương tiện, lực lượng sẵn sàng, hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng tìm kiếm cứu nạn của các huyện, xã khu vực biên giới, các đơn vị thuộc Quân khu, Bộ Quốc phòng đóng trên địa bàn để tham gia cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn khi cần thiết, bảo đảm sát với thực tế, phù hợp với diễn biến thiên tai, sự cố, tai nạn; chủ động phòng ngừa, ứng phó, giải quyết tốt hậu quả trong mọi tình huống.

- Chủ trì, phối hợp UBND cấp huyện, cấp xã khu vực biên giới tìm kiếm người bị nạn, sơ cấp cứu và đưa về cơ sở y tế điều trị; cùng thanh niên xung kích, dân quân tự vệ địa phương giúp nhân dân sửa chữa nhà cửa, làm nhà ở tạm, ổn định đời sống và sản xuất. Phối hợp thực hiện vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh sau thiên tai khu vực biên giới.

3.8. Sở Giao thông vận tải:

- Phối hợp với UBND huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị quản lý giao thông kiểm tra, xử lý bảo đảm giao thông thông suốt phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn, di dời dân khi có thiên tai. Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư cần thiết để ứng cứu và xử lý kịp thời khi các công trình giao thông bị hư hỏng.

- Phối hợp với Công an tỉnh tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các phương tiện giao thông hoạt động trên sông và vùng lòng hồ thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh; kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các quy định về quản lý, đăng ký đăng kiểm phương tiện đường thủy, trang thiết bị cần thiết đảm bảo cho người và phương tiện. Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các ngành chức năng liên quan kiểm tra, kiểm soát đảm bảo an toàn tại các bến thủy, bến khách ngang sông.

- Có phương án huy động phương tiện vận tải đường bộ phù hợp với địa hình khu vực có nguy cơ cao xảy ra thiên tai và phải đảm bảo an toàn trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 để kịp thời đáp ứng yêu cầu di chuyển dân cư, lực lượng cứu nạn, cứu hộ, cứu trợ; đánh giá thiệt hại các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và đề xuất hỗ trợ khắc phục thiên tai.

- Chỉ đạo duy tu sửa chữa những đoạn đường bị sạt lở, các cầu, cống bị hư hỏng, đảm bảo giao thông bước đầu cho người và phương tiện. Đối với đoạn đường nguy hiểm, tổ chức cắm biển cảnh báo cho người và phương tiện biết để chủ động phòng tránh; lập kế hoạch sửa chữa, nâng cấp hệ thống tỉnh lộ, quốc lộ được ủy thác quản lý sau thiên tai.

- Triển khai phương án bảo đảm an toàn giao thông vận tải trước, trong và sau thiên tai. Phối hợp với Công an tỉnh và các địa phương chốt chặn các đoạn đường các khu vực nguy hiểm.

- Phối hợp chặt chẽ với các huyện, thành phố quản lý nắm bắt toàn bộ phương tiện vận tải đường bộ về số lượng, vị trí tập kết phục vụ cho công tác ứng cứu, giải tỏa hành khách khi có thiên tai. Chỉ đạo các đơn vị quản lý hạ tầng giao thông đường bộ làm tốt công tác bảo đảm giao thông trên các tuyến đường; có kế hoạch chuẩn bị lực lượng, phương tiện để thường trực đảm bảo giao thông tại các vị trí thường bị ngập lụt, sạt lở đất trên các tuyến đường quan trọng.

3.9. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra thực tế khu vực có thiên tai xảy ra, khắc phục kịp thời ô nhiễm môi trường sau khi thiên tai xảy ra, hướng dẫn chính quyền địa phương và người dân xử lý thu gom vật kiến trúc, rác, vệ sinh môi trường và chôn lấp kịp thời xác chết động vật do thiên tai gây ra nhằm đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho nhân dân.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra xử lý các cá nhân đơn vị khai thác tài nguyên khoáng sản vi phạm các quy định của Luật phòng chống thiên tai.

- Phối hợp với cơ quan truyền thông phổ biến, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình huống và biện pháp ứng phó khi có nguy cơ xảy ra động đất.

3.10. Sở Thông tin và Truyền thông:

- Chỉ đạo, phối hợp với các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông thông tin liên lạc bảo đảm thông suốt tới tất cả các địa phương, người dân trên toàn tỉnh đáp ứng quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid-19; phù hợp với diễn biến thiên tai và nhu cầu thông tin liên lạc phục vụ chỉ đạo điều hành phòng, chống thiên tai khi cần thiết.

- Phối hợp, chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí và hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh thông tin kịp thời thông tin cảnh báo, dự báo thiên tai trên các phương tiện thông tin đại chúng cho nhân dân trong tỉnh biết và chủ động phòng, tránh an toàn bằng các hình thức phù hợp với tình hình dịch bệnh Covid-19 và thực tế tại địa phương. Phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.

- Tăng cường sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và ứng phó thiên tai của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp.

3.11. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Phối hợp với các sở, ngành địa phương tham mưu UBND tỉnh cân đối, phân bổ vốn đầu tư phát triển cho các dự án phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh theo quy định.

- Hướng dẫn các địa phương lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

3.12. Sở Tài chính:

Cân đối ngân sách tham mưu cho UBND tỉnh kịp thời hỗ trợ khẩn cấp, cứu đói cho nhân dân, cho công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh, hỗ trợ kinh phí để khắc phục phục hậu quả thiên tai, ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân.

3.13. Công an tỉnh:

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Công an tỉnh, Công an huyện, thị xã, thành phố phối hợp với chính quyền địa phương và các ngành liên quan tổ chức thực hiện phương án bảo đảm an ninh trật tự khi xảy ra sự cố, tai nạn do thiên tai gây ra nhất là tại các công trình trọng điểm; bảo vệ tài sản của Nhà nước, nhân dân và các doanh nghiệp khi có rủi ro thiên tai xảy ra; bố trí lực lượng phương tiện thường trực 24/24 giờ để sẵn sàng tham gia cứu hộ, cứu nạn kịp thời theo chỉ đạo của UBND tỉnh và Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.

- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải giải tỏa kịp thời hành khách, đảm bảo giao thông thông suốt; đồng thời phối hợp với các địa phương triển khai phương án đảm bảo an toàn giao thông, chốt chặn các tuyến đường và các khu vực nguy hiểm; phối hợp cùng chính quyền cơ sở đảm bảo an ninh trật tự, chống âm mưu phá hoại hồ, đập, đê điều.

- Chuẩn bị lực lượng xuồng máy phục vụ công tác kiểm tra chỉ đạo của tỉnh. Lập phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn tài sản của Nhà nước và nhân dân tại các điểm nút giao thông tắc nghẽn, các khu vực bị ngập lụt nặng.

3.14. Sở Công Thương:

- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc đảm bảo dự trữ nhiên liệu, hàng hóa, lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm cần thiết để khắc phục hậu quả do thiên tai.

- Chỉ đạo các chủ đập thủy điện trên địa bàn tỉnh xây dựng, trình duyệt phương án ứng phó thiên tai và phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp theo quy định tại Điều 25 Nghị định 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa để triển khai thực hiện; chỉ đạo chủ đầu tư các dự án công trình thủy điện đang thi công có phương án đảm bảo an toàn cho công trình tránh các nguy cơ rủi ro gây mất an toàn cho công trình ảnh hưởng đến dân sinh kinh tế khu vực đầu mối và hạ du công trình;

- Chỉ đạo Công ty Điện lực Gia Lai triển khai Phương án đảm bảo an toàn cho hệ thống, mạng lưới điện kịp thời xử lý các sự cố điện để phục vụ đời sống và sản xuất.

3.15. Sở Lao động Thương binh và Xã hội:

Đề xuất UBND tỉnh chi hỗ trợ, cứu trợ khẩn cấp cho các gia đình bị thiệt hại, đặc biệt là hộ gia đình chính sách, hộ nghèo; đồng thời, hướng dẫn UBND cấp huyện giải quyết các chính sách, chế độ trợ giúp đột xuất cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi thiên tai theo quy định hiện hành.

Chỉ đạo các cơ sở trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đối với cán bộ, nhân viên và các đối tượng đang được chăm sóc, nuôi dưỡng ở cơ sở theo đúng quy định của Bộ Y tế và chính quyền địa phương. Chỉ đạo các địa phương đã, đang và có nguy cơ cao xảy ra dịch bệnh Covid-19 chủ động lên phương án, kịch bản chi trả trợ giúp xã hội cho các đối tượng, bảo đảm hỗ trợ kịp thời, hiệu quả theo quy định.

Tăng cường các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về kỹ năng ứng phó với thiên tai. Hướng dẫn các địa phương triển khai cứu trợ đột xuất kịp thời, đúng đối tượng, đúng quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội với đối tượng bảo trợ xã hội

3.16. Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Chỉ đạo các nhà trường tích cực tuyên truyền biện pháp phòng chống và ứng phó với thiên tai thông qua các giờ ngoại khóa, tích hợp kiến thức liên môn giảng dậy trong các giờ học chính khóa nhất là tại một số huyện, khu vực có nguy cơ cao xảy ra thiên tai.

- Thực hiện sửa chữa, nâng cấp trường học sau thiên tai. Ưu tiên nâng cấp trường học đối với vùng trũng, vùng thường xuyên bị ảnh hưởng thiên tai.

- Triển khai công tác phòng chống thiên tai cho các công trình, cơ sở giáo dục. Phối hợp với huyện, thành phố sử dụng cơ sở giáo dục đào tạo làm nơi sơ tán nhân dân khi cần thiết.

- Thông báo kịp thời cho các trường học trên địa bàn tỉnh khi có lệnh cho học sinh, sinh viên tạm nghỉ học phòng, tránh thiên tai.

3.17. Sở Y tế:

- Chuẩn bị đủ vật tư, cơ số thuốc chữa bệnh, thuốc khử trùng vệ sinh môi trường và các thiết bị y tế phục vụ công tác phòng và chữa bệnh cho nhân dân. Chỉ đạo các cơ sở y tế triển khai khám chữa bệnh cho nhân dân bị ảnh hưởng thiên tai; cung cấp thuốc chữa bệnh, thuốc tiêu độc, khử trùng và hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời không để dịch bệnh xảy ra.

- Chỉ đạo các cơ sở y tế củng cố kiện toàn các đội cấp cứu lưu động, đội phòng chống dịch bệnh vệ sinh môi trường; thông báo số máy thường trực ở bệnh viện tỉnh, huyện và các khu vực khi có thiên tai xảy ra; đảm bảo khám, chữa và cấp cứu trong mọi tình huống.

- Tổ chức tập huấn cho các đội vệ sinh phòng dịch bệnh và làm sạch môi trường, đội sơ, cấp cứu ở cả tuyến tỉnh và tuyến huyện.

3.18. Sở Xây dựng:

- Kiểm tra các chủ đầu tư và UBND cấp huyện trong việc triển khai Phương án phòng chống thiên tai cho các công trình nhất là các công trình đang thi công dở dang, các nhà cao tầng, tháp cẩu, cây xanh,….

- Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan liên quan trong việc đánh giá thiệt hại các trụ sở cơ quan, trường học, bệnh viện, kho tàng, nhà máy,… theo lĩnh vực quản lý ngành; tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và đề xuất giải pháp khắc phục.

3.19. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, các cơ quan thông tấn, báo chí hoạt động trên địa bàn tỉnh:

- Phối hợp với Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến thiên tai, tăng thời lượng cung cấp thông tin, dự báo tình hình diễn biến thời tiết, thiên tai nhanh chóng, kịp thời, chính xác; hướng dẫn người dân ứng phó với các sự cố có thể phát sinh khi thời tiết xấu hoặc thiên tai bất thường xảy ra để nhân dân biết và chủ động phòng, tránh đạt hiệu quả. Thực hiện chế độ phát tin cảnh báo, thông báo, truyền tin khi xảy ra thiên tai theo quy định.

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của nhân dân đối với công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; đảm bảo thực hiện việc truyền tin, tần suất, thời lượng phát tin chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai theo quy định;

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các bản tin, chương trình nhằm phổ biến rộng rãi kiến thức, kỹ năng chuẩn bị, ứng phó và khắc phục với từng giai đoạn: trước, trong và sau thiên tai cho tất cả cộng đồng dân cư theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Đặc biệt, thông tin nội dung tài liệu tuyên truyền nêu trên đến với người dân vùng dân tộc thiểu số bằng tiếng Bahnar, Jrai.”

3.20. Công ty Điện lực Gia Lai:

- Lập phương án cấp điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong thời gian thiên tai, nhất là khi có mưa lũ xảy ra, thực hiện thông báo kế hoạch cắt điện cho từng khu vực, từng tuyến đường dây, trạm biến áp theo mức nước (có nước) để nhân dân biết, chủ động trong sản xuất và sinh hoạt.

- Chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, vật tư dự phòng và nhân lực để khắc phục nhanh các sự cố, hư hỏng của hệ thống lưới điện. Tổ chức kiểm tra hệ thống cung cấp điện, đặc biệt là các vị trí xung yếu có nguy cơ sạt lở gây sự cố để có biện pháp khắc phục, sửa chữa trước mùa mưa bão, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại do thiên tai gây ra. Đảm bảo vận hành an toàn lưới điện trong mùa mưa lũ; chuẩn bị phương án đảm bảo duy trì cung cấp điện cho các đối tượng ưu tiên đặc biệt như: Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Bệnh viện, trụ sở Thường trực Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, huyện, thành phố.

3.21. Công ty Thủy điện Ia Ly, Công ty Thủy điện An Khê- Ka Nak và các Chủ đập thủy điện khác trên địa bàn:

Thực hiện nghiêm Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Sê San và lưu vực Sông Ba được Thủ tướng Chính phủ và các quy trình vận hành hồ chứa được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Khẩn trương xây dựng, trình duyệt phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp theo quy định tại Điều 25 Nghị định 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa để triển khai thực hiện.

Phối hợp chặt chẽ với UBND cấp huyện, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp trong việc triển khai phương án đảm bảo an toàn hạ du thủy điện khi tiến hành xả lũ. Chủ trì phối hợp với UBND cấp huyện, cấp xã vùng hạ du đập tuyên truyền phổ biến kiến thức về vận hành xả lũ, các biện pháp ứng phó đảm bảo an toàn.

3.22. Cục Thống kê tỉnh:

Chủ động phối hợp với UBND cấp huyện theo dõi, tổng hợp lập báo cáo đánh giá thiệt hại nhanh chóng, kịp thời và chính xác báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để để có biện pháp hỗ trợ kịp thời đảm bảo đời sống sinh hoạt, sản xuất của nhân dân.

3.23. Các thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, các ngành liên quan:

- Trực tiếp kiểm tra công tác chuẩn bị phòng, chống, ứng phó trước khi thiên tai xảy ra theo lĩnh vực mình phụ trách. Chủ trì, phối hợp cùng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh và các Sở, ngành liên quan lập Đoàn kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh tại một số huyện, thị xã, thành phố theo lĩnh vực mình phụ trách.

- Các Sở, ngành, đơn vị theo lĩnh vực quản lý đánh giá, thống kê thiệt hại do thiên tai, báo cáo UBND tỉnh. Sau 03 ngày khi kết thúc thiên tai, các sở, ngành, đơn vị và UBND cấp huyện phải báo cáo thiệt hại về UBND tỉnh, Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.

3.24. Đề nghị Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Tỉnh Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh:

Phối hợp với Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức cứu trợ, phân phối hàng, tiền cho người dân bị thiệt hại do thiên tai, sớm ổn định đời sống, sản xuất.

3.25. Các tổ chức, cá nhân

Thường xuyên theo dõi thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình rủi ro thiên tai, chủ động phòng, chống; chuẩn bị sẵn sàng phương tiện, vật tư, lực lượng để tham gia vào công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai khi được sự huy động của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp.

VII. Thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra

Các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và các địa phương thực hiện thống kê, đánh giá thiệt hại theo nội dung được quy định tại Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra.

VIII. Nguồn lực thực hiện

1. Trách nhiệm xây dựng kế hoạch tài chính

- Các Sở, ban, ngành, đơn vị và UBND cấp huyện xây dựng khái toán để dự trù kinh phí cho các hoạt động phi công trình, công trình, dự trữ vật tư nguyên liệu, mua sắm trang thiết bị và các khoản chi tiêu cho hoạt động theo Phương án Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn hàng năm.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các sở, ban, ngành có liên quan tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh nguồn vốn thực hiện Phương án Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của các sở, ban, ngành, đơn vị và Ủy ban nhân cấp huyện từng năm.

- Sở Tài chính cân đối các nguồn vốn, báo cáo UBND tỉnh xem xét, phân bổ kế hoạch vốn thực hiện Phương án Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của các sở, ban, ngành, đơn vị và UBND cấp huyện.

2. Nguồn lực thực hiện

- Kêu gọi sự hỗ trợ của Trung ương, các cấp các ngành, các tổ chức xã hội và sử dụng ngân sách tỉnh: đầu tư các công trình phòng, chống thiên tai, thủy lợi, thực hiện dự án di dời dân.

- Cân đối Ngân sách được giao các sở, ngành, đơn vị, huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn: đầu tư, mua sắm các phương tiện, trang thiết bị phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo phương châm “4 tại chỗ”, trang bị những điều kiện cần thiết phục vụ công tác tập huấn, thông tin, tuyên truyền, phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn.

- Lồng ghép nguồn kinh phí từ các dự án khác thực hiện hoạt động phòng chống giảm nhẹ thiên tai ứng phó biến đổi khí hậu.

- Vận động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ cho dự án phòng chống thiên tai ứng phó biến đổi khí hậu.

- Sử dụng hiệu quả Quỹ Phòng chống thiên tai theo quy định của Chính phủ và của tỉnh trong phòng chống và ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

IX. Chế độ thông tin, báo cáo

- Các Sở, ngành, đơn vị tỉnh và huyện, thị xã, thành phố thực hiện nghiêm chế độ báo cáo về cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

- Nội dung, chế độ báo cáo và kiểm tra kết quả báo cáo thống kê, đánh giá thiệt hại thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư số 43/2015/TTLT-BNNPTNT- BKHĐT ngày 23/11/2015 hướng dẫn thống kê đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra.

- Các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương thực hiện lập báo cáo phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn gửi về Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để tổng hợp, báo cáo Trung ương theo quy định.

Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Địa chỉ số 24 đường Quang Trung, thành phố PleiKu.

Điện thoại: (0269) 3824352, Fax : (0269) 3872749

Thư điện tử: ccthuyloitsgialai@.gmail.com

X. Tổ chức thực hiện

- Các sở, ban ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Phương án này để tổ chức thực hiện; hàng năm rà soát, xây dựng phương án ứng phó thiên tai của cơ quan, đơn vị mình bảo đảm phù hợp với các cấp độ rủi ro thiên tai và các đặc điểm loại hình thiên tai có thể xảy ra sát với tình hình thực tế tại mỗi địa phương, đơn vị để tổ chức thực hiện đồng thời gửi về Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để tổng hợp, tham mưu báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo kịp thời.

- Giao Cơ quan thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kiểm tra đôn đốc các sở, ban, ngành, đơn vị, UBND các huyện, thành phố, các đoàn thể, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội liên quan trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện phương án này./.

 

PHỤ LỤC I

LỰC LƯỢNG DỰ KIẾN HUY ĐỘNG ỨNG PHÓ
(Kèm theo Phương án Ứng phó thiên tai trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2022)

STT

Lực lượng

Cấp tỉnh

HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ

Tổng cộng

Ayun Pa

Ia Grai

Đức Cơ

Đăk Pơ

Chư Prông

Ia Pa

Chư Sê

Chư Pưh

Kbang

An Khê

Đăk Đoa

Mang Yang

PleiKu

Phú thiện

Kông Chro

Krông Pa

Chư Păh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Quân sự

2013

40

80

150

420

191

116

20

20

20

120

370

120

40

20

20

20

20

3800

2

Công an

 

54

194

100

143

52

20

123

30

183

59

68

34

100

145

30

190

75

1600

3

Y tế

 

34

101

30

104

32

22

100

10

 

34

35

27

70

152

31

63

110

955

4

Thanh niên tình nguyện

 

200

683

50

630

260

45

480

251

 

240

830

290

270

947

50

420

570

6216

5

Hội chữ thập đỏ

 

11

 

 

 

36

 

50

 

 

 

5

 

 

385

 

12

33

532

6

Dân quân, Tự vệ địa phương

1629

100

100

100

100

100

 

100

100

100

100

100

100

100

100

100

100

100

3229

7

Bộ đội biên phòng

80

 

 

30

 

15

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

125

8

Lực lượng dự bị động viên

110

110

110

110

110

110

 

110

110

110

110

110

110

110

110

110

110

110

1870

9

Lực lượng các phòng ban huyện và các doanh nghiệp trên địa bàn huyện

 

 

 

390

 

 

100

60

142

1958

 

235

225

100

23

90

1160

152

4635

10

Hội nông dân

 

 

 

 

 

 

 

50

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

50

11

Lực lượng Xung kích

50

50

50

50

50

50

252

50

50

50

50

50

50

50

50

50

50

50

1102

 

Tổng

3882

599

1318

1010

1557

846

555

1143

713

2421

713

1803

956

840

1932

481

2125

1220

24114

 

PHỤ LỤC II

PHƯƠNG TIỆN, TRANG THIẾT BỊ DỰ KIẾN HUY ĐỘNG
(Kèm theo Phương án Ứng phó thiên tai trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2022)

STT

ĐỊA PHƯƠNG

Phương tiện phục vụ sơ tán dân

Phương tiện phục vụ bảo vệ công trình trọng điểm

Ghi chú

Xe máy

Xe < 16 chỗ

Xe 16 chỗ

Xe 25-29 chỗ

Xe > 29 chỗ

CaNô cứu hộ

Xuồng

Phao cứu sinh+ áo phao

Loa cầm tay, bộ dàm

Máy xúc

Ô tô tải

Máy ủi- xe ban

Xe bán tải

Máy bơm nước

Xe công nông

1

Ayun Pa

 

 

7

2

 

3

2

290

 

4

9

3

 

 

 

 

2

Ia Grai

 

 

226

 

17

 

 

209

 

9

7

 

267

 

 

 

3

Đức Cơ

 

5

11

6

 

 

 

292

 

 

9

 

 

 

30

 

4

Đăk Pơ

 

 

6

2

 

 

 

110

 

5

53

 

 

23

 

 

5

Chư Prông

 

 

10

 

 

 

 

300

 

4

11

 

 

 

55

 

6

Ia Pa

 

30

 

 

 

3

129

858

34

18

51

 

30

90

90

 

7

Chư Sê

35

40

 

 

40

 

 

100

10

 

47

1

1

 

30

 

8

Chư Pưh

 

5

8

 

1

 

 

60

15

4

6

 

 

 

90

 

9

Kbang

528

8

76

 

 

3

 

286

33

22

53

4

 

42

4

Bè phao : 1 chiếc; Máy phát điện : 29 chiếc; Nhà bạt trung đội 24m2 : 3 bộ ; Nhà bạt tiểu đội 15m2: 3 bộ; cuốc, rựa,xẻng, xà beng…: 675 cái; máy cưa cầm tay : 6 cái

10

An Khê

 

55

48

 

 

 

 

219

 

19

21

 

 

 

 

 

11

Đăk Đoa

 

15

 

 

 

 

 

75

 

 

19

 

 

 

 

 

12

Mang Yang

 

8

2

 

 

 

 

80

 

1

9

2

 

 

55

 

13

Chư Păh

 

 

28

6

8

 

 

75

 

17

28

 

 

 

75

 

14

PleiKu

 

 

70

70

 

 

 

155

 

23

23

 

 

 

 

 

15

KongCho Ro

 

 

 

 

 

 

1

168

 

 

 

 

 

 

 

01 máy phát điện; 02 nhà bạt

16

Krông Pa

 

13

12

 

 

2

3

109

 

6

93

1

 

 

 

20 máy phát điện; 35 nhà bạt, 43 cưa, cuốc, xẻng 1050 cái

17

Phú Thiện

 

24

 

 

 

 

 

138

 

 

175

19

 

 

580

 

18

Bộ chỉ huy QS tỉnh

 

Ô tô các loại

Ca nô cứu hộ, xuồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

173

9

498

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng phương tiện

563

Ô tô các loại

Ca nô cứu hộ, xuồng

4022

92

132

614

30

298

155

1009

 

1032

155

 

 

PHỤ LỤC III

TỔNG HỢP DỰ TRỮ VẬT TƯ, LƯƠNG THỰC, NƯỚC UỐNG, NHU YẾU PHẨM THIẾT YẾU
(Kèm theo Phương án Ứng phó thiên tai trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2022)

STT

Địa phương

LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM

NHIÊN LIỆU

VẬT LIỆU

Hàng hoá khác

Mỳ ăn liền (thùng)

Lương khô (thùng)

Gạo

Nước uống đóng chai (thùng)

Muối ăn

Bánh mỳ

Bắp ngô

Thịt hộp

Xăng

Dầu diezen

Dầu hoả

Tôn lợp

Cát

Đá

Gạch xây

(tấn)

(Tấn)

(cái)

(tấn)

(hộp)

(lít)

(lít)

(lít)

(tấm)

(m3)

(m3)

(viên)

1

Ayun Pa

134

23

3,41

690

 

 

 

 

600

600

452

 

 

 

 

 

2

Ia Grai

3420

890

2430

1570

 

 

485

 

11400

2520

7700

62

910

410

35900

 

3

Đức Cơ

1000

 

5,2

1000

5,4

 

 

 

 

 

860

2700

 

 

 

 

4

Đăk Pơ

113

1

2,4

252

 

 

 

 

 

 

240

 

 

 

 

 

5

Chư Prông

200

 

8

80

 

 

 

 

4500

4500

 

130

 

 

 

 

6

Ia Pa

1420

 

6,3

1820

 

1500

 

 

1100

1100

 

300

100

100

 

 

7

Chư Sê

3280

239

96,3

2518

 

 

 

21677

17450

9465

 

125

 

300

 

 

8

Chư Pưh

3350

750

17

375

 

 

 

 

6200

 

 

400

 

 

 

Thuốc khử trùng: 15kg; viên lọc nước: 4000 viên; Nhà bạt tiểu đội 15m2: 10 bộ

9

Kbang

3318

483

547

2638

 

 

293

 

12550

8570

2668

4530 (m2)

740

645

131010

Thuốc và dụng cụ y tế cần thiết đi kèm

10

An Khê

9.710

7750

6

19401

 

 

 

 

1200

630

315

1293

 

 

 

 

11

Đăk Đoa

4 (tấn)

2 (tấn)

20

1000 (lít)

 

 

 

 

10 (tấn)

 

 

 

 

 

 

Thuốc khử trùng 185 lít; thuốc lọc nước 100 viên

12

Mang

Yang

3000

600

6

3000

 

 

 

 

1200

600

 

160

 

 

 

200 tấm bạt; 800 dây thừng

13

Chư Păh

1050

 

27

2300

 

 

 

 

1050

1050

530

350

 

 

 

150 rọ đá; 15000 bao tải

14

PleiKu

6000

6000

10

6000

 

 

 

 

12000

12000

6000

5000

 

 

 

 

15

Kon Cho Ro

224,7

 

15,4

280

 

 

 

 

2800

4200

2100

 

 

 

 

 

16

Krông Pa

4449

 

266,94

8898

1,78

 

 

 

5041

2522

3886

6305

 

 

 

 

17

Phú Thiện

4464

2780

332

17746

 

 

 

 

4407

4941

3822

1908

 

 

3385000

1770 tấn xi măng;3995m2 bạt

Tổng cộng

45.133 thùng và 4 tấn

19,516 thùng và 2 tấn

3.799

68,568 thùng và 1000 lít

7

1.500

778

21.677

81.498 lít và 10 tấn

52.698

28.573

18.733

1.750

1.455

3.551.910

- 200 tấm bạt; 800 dây thừng; 150 rọ đá; 15000 bao tải;1770 tấn xi măng; 3995m2 bạt

- Các dụng cụ, trang thiết bị, thuốc men, khẩu trang y tế cho các địa điểm sơ tán dân, y tế địa phương lên kế hoạch huy động và chuẩn bị

 

PHỤ LỤC IV

TỔNG HỢP ĐỊA ĐIỂM PHỤC VỤ SƠ TÁN DÂN
(Kèm theo Phương án Ứng phó thiên tai trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2022)

STT

Xã, phường

Tên địa điểm

Mô tả quy mô, kết cấu

Đánh giá chất lượng đảm bảo sơ tán dân

Số lượng người có thể sơ tán đến (người)

I

Ayun Pa

1.510

1

Xã Ia Sao

Điểm Trường Mẫu giáo Bôn Hoang, xã Ia Sao và Trường THCS Lê Lợi

Nhà 2 tầng gồm 10 phòng học

Đảm bảo sơ tán an toàn với thiên tai xảy ra

200

2

Xã Ia Rtô

Trụ sở UBND xã

Nhà 2 tầng gồm 10 phòng

Đảm bảo sơ tán an toàn với thiên tai xảy ra

60

3

Phường Cheo Reo

Trụ sở UBND phường

Nhà 2 tầng gồm 20 phòng

Đảm bảo sơ tán an toàn với thiên tai xảy ra

150

4

Phường Hòa Bình

Trụ sở UBND phường và Trường THPT Lý Thường Kiệt

Nhà 2 tầng gồm 20 phòng và Nhà 3 tầng 18 phòng

Đảm bảo sơ tán an toàn với thiên tai xảy ra

300

5

Phường Đoàn Kết

Trường Tiểu học Nay Der, Trường Mẫu giáo Bôn Ama Djương

Nhà 2 tầng gồm 30 phòng học

Đảm bảo sơ tán an toàn với thiên tai xảy ra

500

6

Phường Sông Bờ

Trụ sở UBND phường, Trường THCS trần Hưng Đạo

Nhà 2 tầng gồm 16 phòng và 30 phòng học

Đảm bảo sơ tán an toàn với thiên tai xảy ra

300

II

Ia Grai

9.670

1

Xã Ia Sao

Trường THCS Tôn Đức Thắng

- Nhà 2 tầng: 10 phòng

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

400

- Nhà cấp 4: 8 phòng

Trụ sở UBND xã

- Nhà 2 tầng: 16 phòng

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

500

- Nhà cấp 4: 6 phòng

2

Xã Ia Yok

Trường THCS Phan Bội Châu

- Nhà 2 tầng: 10 phòng

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

400

- Nhà cấp 4 8 phòng

 

Trụ sở UBND xã Ia Yok

- Nhà 2 tầng: 14 phòng

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

450

- Nhà cấp 4: 9 phòng

3

Xã Ia Ia Hrung

Trường THCS Hoàng Văn Thụ

- Nhà 2 tầng: 10 phòng.

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

400

- Nhà cấp 4: 9 phòng.

Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

- Nhà 2 tầng: 10 phòng.

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

400

- Nhà cấp 4: 10 phòng.

Trụ sở UBND xã

- Nhà 2 tầng: 16 phòng

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

600

- Nhà cấp 4: 11 phòng

4

Xã Ia Bă

Trường THCS Nguyễn Chí Thanh

- Nhà 2 tầng: 16 phòng.

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

350

Trụ sở UBND xã Ia Bă

- Nhà 2 tầng: 11 phòng

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

400

- Nhà cấp 4: 9 phòng

5

Xã Ia Pếch

Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu

- Nhà 2 tầng: 12 phòng

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

400

- Nhà cấp 4: 8 phòng

Trụ Sở UBND xã

- Nhà 2 tầng: 12 phòng

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

500

- Nhà cấp 4: 12 phòng

6

Xã Ia Chía

Trường THCS Lê Hồng Phong

- Nhà 2 tầng: 6 phòng.

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

320

- Nhà cấp 4: 10 phòng.

Trụ sở UBND xã

- Nhà 2 tầng: 12 phòng

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

550

- Nhà cấp 4: 14 phòng

7

Xã Ia O

Trường THCS Chu Văn An

- Nhà 2 tầng: 10 phòng

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

400

- Nhà cấp 4: 10 phòng

Trụ sở UBND xã

- Nhà 2 tầng: 10 phòng

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

450

- Nhà cấp 4: 12 phòng

8

Xã Ia Krái

Trường THPT A Sanh

- Nhà 2 tầng: 14 phòng

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

500

- Nhà cấp 4: 10 phòng

 

Trụ sở UBND xã

- Nhà 2 tầng: 9 phòng

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

350

- Nhà cấp 4: 9 phòng

9

Xã Ia Khai

Trường THCS Hoàng Hoa Thám

- Nhà 2 tầng: 8 phòng.

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

300

- Nhà cấp 4: 4 phòng.

Trụ sở UBND xã

- Nhà 2 tầng: 14 phòng

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

500

- Nhà cấp 4: 11 phòng

10

Xã Ia Tô

Trường THCS Nguyễn Du

- Nhà 2 tầng: 10 phòng

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

400

- Nhà cấp 4: 8 phòng

 

11

Xã Ia Dêr

Trụ sở UBND xã

- Nhà 2 tầng: 12 phòng

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

400

- Nhà cấp 4: 8 phòng

12

Xã Ia Grăng

Trường THCS Phan Đình Phùng

- Nhà 2 tầng: 8 phòng.

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

300

- Nhà cấp 4: 5 phòng

Trụ sở UBND xã Ia Grăng

- Nhà 2 tầng: 10 phòng

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

400

- Nhà cấp 4: 11 phòng

III

Đức Cơ

5700-11000

1

Ia Krêl

Thôn Gia Lâm

Nhà 02 tầng, 08 phòng

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão mạnh

1.000 - 1.500

Thôn Thanh Tân

Nhà CT 75;

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

02 tầng 24 phòng.

Thôn Thanh giáo

Nhà kho, nhà máy chế biến

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp

2

Ia Kriêng

TDP 9/ Chư Ty

Bến xe Đức Cơ

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão mạnh

3.000 - 5.500

Trường Quang Trung

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

02 tầng 28 phòng

TDP 2/ Chư Ty

Hội trường, trụ sở UBND huyện và Ban, ngành huyện

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

02 tầng 45 phòng

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

TPD 5/ Chư Ty

Trụ sở Huyện ủy, Trường Lê Hoàn, Trường Nội trú;02 tầng 60 phòng

 

TDP 8/ Chư Ty

Trụ sở Ban CHQS huyện, UBND thị trấn, Nhà nghỉ Hồng Phương, Thủy Bá;

 

02 tầng; 38 phòng

 

3

3 xã Biên giới

Làng Ó/ Ia Dom

Trường PHTH nguyễn Trường Tộ; Nhà 02 tầng; 18 phòng;

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

500 - 1.000

Nhà CT 72; Nhà 02 tầng, 20 phòng.

4

Xã Ia Kla, thị trấn Chư

Ty

TDP 7/ Chư Ty

Trụ sở Công an huyện;

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

500 - 1.500

03 tâng; 25 phòng

Thôn Ia Tang/ Ia Kla

Nhà CT 74;

02 tầng, 20 phòng.

Làng Sung Kắt

Trụ sở UBND xã,TT

Nhà 02 tầng; 12 phòng

5

Xã Ia Dơk, Ia Din, Ia Lang

 

Trụ sở UBND xã, Các trường học

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão mạnh.

700 - 1.500

IV

Đăk Pơ

720

1

Xã Ya Hội

 

 

 

 

1.1

Làng Tờ Số

Nhà rông làng Tờ Số

Diện tích 1000 m2

Đảm bảo an toàn

50

1.2

Làng Bung

Nhà rông làng Bung

Diện tích 1000 m2

Đảm bảo an toàn

50

1.3

Làng mông I

Trụ sở UBND xã Ya Hội

Nhà 2 tầng gồm 9 phòng

Đảm bảo an toàn

120

1.4

Làng Groi

Nhà rông làng Groi

Diện tích 1000 m2

Đảm bảo an toàn

50

2

Xã Phú An

Trường Tiểu học Đống Đa

Nhà 2 tầng gồm 20 phòng

Đảm bảo an toàn

200

2,1

Thôn An Phú

Trường THCS Phan Bội Châu

Nhà 2 tầng gồm 22 phòng

Đảm bảo an toàn

220

2,2

Thôn An Qúy

Trường THCS Phan Bội Châu

Nhà 2 tầng gồm 22 phòng

Đảm bảo an toàn

220

3

Xã Tân An

Trụ sở thôn Tư Lương

Nhà trệt 01 phòng

Đảm bảo an toàn

50

4

Xã Yang Bắc

 

 

 

 

4.1

Làng Jun

Trường Mầm non làng Jun

Nhà trệt 01 phòng

Đảm bảo an toàn

50

4.2

Làng Đak Yang

Tường Tiểu học và Trung học cơ sở

Đào Duy Từ

Nhà 2 tầng gồm 8 phòng

Đảm bảo an toàn

100

4.3

Làng Klảh

Nhà rông làng Klảh

Diện tích 1000 m2

Đảm bảo an toàn

50

V

Chư Prông

680

1

Xã Ia Lâu

Hội trường thôn Cao Lạng

Nhà ván, lợp ngói, rộng 120 m2

Bảo đảm an toàn

70

sơ tán cho bão cấp 10

Nhà dân thôn Phố Hiến

Nhà xây kiểu thái, rộng 120 m2

Bảo đảm an toàn

70

sơ tán cho bão cấp 15

2

Xã Ia Piơr

Hội trường Làng Piơr 1

Nhà xây kiểu thái, rộng 120 m2

Bảo đảm an toàn

70

sơ tán cho bão cấp 15

Trường học thôn Thanh Bình

Nhà xây cấp 4, lợp tôn, rộng 120 m2

Bảo đảm an toàn

70

sơ tán cho bão cấp 12

Hội trường thôn Yên Bình

Nhà xây cấp 4, lợp tôn, rộng 180 m2

Bảo đảm an toàn

100

sơ tán cho bão cấp 12

Trường học thôn Đoàn kết

Nhà xây cấp 4, lợp tôn, rộng 240 m2

Bảo đảm an toàn

150

sơ tán cho bão cấp 12

Hội trường thôn khu vực 972

Nhà xây kiểu thái, rộng 120 m2

Bảo đảm an toàn

150

sơ tán cho bão cấp 12

VI

Ia Pa

7.300

1

Xã Ia Broắi

1- Điểm trường THPT Phan Chu Trinh, xã Ia Tul và UBND xã Ia Tul

Nhà trệt và 01 tầng gồm 35 phòng

Nhà mới xây dựng ở khu vực cao, không bị ngập nước.

2.370

2-Điểm trường tiểu học Quang Trung tại thôn Bôn Jứ và điểm trường THCS Lê Lợi

Nhà 01 tầng

Mới xây dựng để học sinh học và nơi tránh lũ

500

3- UBND xã Ia Rtô và điểm trường THCS Ia Rtô, TX. Ayun Pa

Nhà 01 tầng gồm 25 phòng

Nhà mới xây dựng ở khu vực cao, không bị ngập nước.

100

4- Phường Sông Bờ, TX. Ayun Pa

Nhà 2 tầng 20 phòng

Nhà mới xây dựng ở khu vực cao, không bị ngập nước.

200

2

Xã Ia Trốk

1- Điểm trường tiểu học Lê Hồng Phong, xã Ia Trốk (khu trung tâm)

Nhà 01 tầng gồm 16 phòng

Nhà mới xây dựng ở khu vực cao, không bị ngập nước.

1.200

2- Điểm trường tiểu học Lê Hồng Phong, xã Ia Trốk (điểm lẻ)

Nhà trệt 02 phòng

Nhà mới xây dựng ở khu vực cao, không bị ngập nước.

550

3- Thôn Kơ Nia, xã Ia Trốk

Nhà sàn trong dân

Nhà mới xây dựng ở khu vực cao, không bị ngập nước.

220

4- Buôn Trốk, xã Ia Trốk.

Nhà sàn trong dân

Nhà mới xây dựng ở khu vực cao, không bị ngập nước.

340

5- Nhà sinh hoạt cộng đồng Bôn Tông sê và điểm trường THCS Hai Bà Trưng

Nhà 02 tầng

Khu vực cao, không bị ngập nước

90

3

Xã Ia Mrơn

Điểm trường THCS Phan Bội Châu

Nhà tầng gồm 16 phòng

Nhà mới xây dựng ở khu vực cao, không bị ngập nước.

930

4

Xã Ia Thul

Bôn Biah; Bôn Tơ Khế

Nhà sàn kiên cố trong dân

Khu vực cao, không bị ngập nước

150

5

Xã Kim Tân

Trường THCS Nguyễn Khuyến và khu dân cư vùng cao

Nhà 02 tầng và các hộ dân vùng cao thôn 2

Khu vực cao, không bị ngập nước

650

VII

Chư Sê

9.129

1

AYun

Tại các làng: Amil và Hvăk

Có 33 phòng học của 02 Trường và 12 phòng của trụ sở UBND xã nhà cấp bốn được xây kiên cố

Nhà cấp 4, xây kiên cố

1.363

2

Chư Pơng

Trường THPT Trường Chinh, thị trấn Chư Sê.

Nhà xây kiên cố

Nhà tầng

38

3

Ia Ko

Tại các địa điểm gần nhất: các hộ dân, nhà sinh hoạt cộng đồng, trường học, trụ sở UBND xã

 

Nhà xây kiên cố từ cấp 4 trở lên

860

4

Kông HTok

 

612

5

H'Bông

 

3.800

6

AYun

 

624

7

Bờ Ngoong

 

84

8

Ia Pal

 

1.600

9

Chư Pơng

 

148

VIII

Chư Pưh

498

1

Xã Ia Le

Trường Tiểu học Kim Đồng

Công trình cấp III, 02 tầng, kết cấu chịu lực bằng dầm BTCT, Tường xây gạch mái lợp tôn, nền lát gạch men diện tích 520 m2 gồm 11 Phòng

Đảm bảo

 

2

Xã Chư Don

Nhà văn hóa xã và nhà trực của Dân quân xã Chư Don

Công trình cấp IV, kết cấu chịu lực bằng dầm BTCT, Tường xây gạch mái lợp tôn, nền lát gạch men diện tích 368 m2

Đảm bảo

 

IX

Kbang

 

I

Lũ quét, ngập lụt do xả lũ, ngập lụt do mưa lớn

 

 

 

1

Xã Nghĩa An

 

 

 

 

1.1

Thôn 2

Nhà đa năng trường THCS Lê Hồng Phong

01 phòng bán kiên cố, diện tích 250m2

Đảm bảo

300

1.2

Thôn 4

Nhà văn hóa thôn 4

01 phòng bán kiên cố, diện tích 130m2

Đảm bảo

120

1.3

Làng Kuao

Nhà văn hóa làng Kuao

1 phòng bán kiên cố, diện tích 90m2

Đảm bảo

90

1.4

Làng Lơk

Nhà đa năng trường THCS Lê Hồng Phong

01 phòng bán kiên cố, diện tích 250m2

Đảm bảo

300

1.5

Thôn 5

Trường mẫu giáo xã Nghĩa An

04 phòng, diện tích 50m2/phòng

Đảm bảo

102

2

Xã Đăk Hlơ

 

 

 

 

2.1

Thôn 1

Nhà văn hóa xã

01 nhà bán kiên cố, diện tích 1.000 m2

Đảm bảo

250

2.2

Thôn 2

2.3

Thôn 3

Nhà văn hóa thôn 3

01 phòng bán kiên cố, diện tích 100 m2

Đảm bảo

100

2.4

Thôn 4

Nhà văn hóa thôn 4

01 phòng bán kiên cố, diện tích 100 m2

Đảm bảo

50

2.5

Thôn 6

Nhà văn hóa thôn 6

01 phòng bán kiên cố, diện tích 100 m2

Đảm bảo

30

3

Xã Sơ Pai

 

 

 

 

3.1

Thôn 1

Nhà văn hóa thôn 1

01 phòng bán kiên cố, diện tích 102 m2

Đảm bảo

50

3.2

Thôn 5

Nhà văn hoá thôn 5

01 phòng bán kiên cố, diện tích 102 m2

Đảm bảo

50

4

Xã Lơ Ku

 

 

 

 

4.1

Thôn 1, thôn 2 dọc theo suối Tơ Kân

Nhà văn hoá thôn 1, thôn 2

Điểm trường tiểu học Lơ Ku

Diện tích 150m2

02 phòng học, diện tích 50m2/phòng

Đảm bảo

100

100

4.2

Làng Tơ Tưng, Tơ Pơng

Nhà rông làng Tơ Tưng, Tơ Pơng

Điểm trường mẫu giáo Lơ Ku

Diện tích 100m2

02 phòng học, diện tích 50m2/phòng

Đảm bảo

100

100

4.3

Làng Drang

Nhà rông làng Drang

Diện tích 100m2

Đảm bảo

100

5

Xã Kông Lơng Khơng

 

 

 

5.1

Làng Mơ Tôn

Trường THCS Kông Lơng Khơng và

Trường Tiểu học Kông Lơng Khơng

12 phòng, diện tích 48m2/phòng

Đảm bảo

200

5.2

Thôn Hbang

10 phòng, diện tích 36,6m2

Đảm bảo

100

5.3

Làng Kdâu

6

Xã Tơ Tung

 

 

 

 

6.1

Thôn 1

BQL RPH xã Nam

3 phòng, diện tích 30m2/phòng

Đảm bảo

50

6.2

Làng Cao Lạng

Trường THCS Tơ Tung

3 phòng, diện tích 48m2/phòng

Đảm bảo

70

6.3

Làng Lơng Khơng

Trường TH Hoàng Hoa Thám

6 phòng học, diện tích 48m2/phòng

Đảm bảo

80

6.4

Làng suối Lơ

Trường TH Hoàng Hoa Thám

6 phòng học, diện tích 48m2/phòng

Đảm bảo

80

7

Xã Đông

 

 

 

 

7.1

Thôn 7

Nhà văn hoá thôn 7

1 phòng bán kiên cố, diện tích 200m2

Đảm bảo

150

7.2

Thôn 8

Nhà văn hoá thôn 8

1 phòng bán kiên cố, diện tích 200m2

Đảm bảo

150

7.3

Thôn 9

Nhà văn hoá làng Đăk Giang II

1 phòng bán kiên cố, diện tích 200m2

Đảm bảo

150

8

Xã Krong

 

 

 

 

8.1

Làng Sing

Sân vận động xã

 

Đảm bảo

10

8.2

Làng Tơ Lăng

Sân vận động xã

 

Đảm bảo

282

8.3

Làng Tung

Sân vận động xã

 

Đảm bảo

390

8.4

Làng Gút

Sân vận động xã

 

Đảm bảo

364

8.5

Làng Vir

Sân vận động xã

 

Đảm bảo

189

8.6

Làng Pơ drang

Sân vận động xã

 

Đảm bảo

321

8.7

Làng Tơ Leng

Sân vận động xã

 

Đảm bảo

186

9

Xã Kông Bờ La

 

 

 

9.1

Làng Lợt

Nhà rông làng Lợt

Nhà thiếu kiên cố, diện tích 80 m2

Đảm bảo

50

9.2

Làng Groi

Nhà rông làng Groi

Nhà thiếu kiên cố, diện tích 80 m2

Đảm bảo

40

9.3

Thôn Kơ Xưm

Nhà văn hóa thôn

Nhà bán kiên cố, diện tích 90 m2

Đảm bảo

30

10

Xã Đăk Rong

 

 

 

10.1

Làng Đăk Hro

- Nhà văn hóa làng Đăk Hro

- Điểm trường MG làng Đăk Hro

- 01 phòng học bán kiên cố, diện tích 50m2

Đảm bảo

100

10.2

Làng Kon Bông 1

Nhà văn hóa làng Kon Bông 1

- Nhà thiếu kiên cố, diện tích 100m2

Đảm bảo

239

10.3

Làng Kon Bông 2

Nhà văn hóa làng Kon Bông 2

- Nhà thiếu kiên cố, diện tích 100m2

Đảm bảo

198

10.4

Làng Kon Lanh 2

Nhà văn hóa thôn Suối U

- Nhà bán kiên cố, diện tích 100m2

Đảm bảo

50

II

Sạt lở đất

 

 

 

 

1

Thị trấn Kbang

 

 

 

1.1

thông TDP 15

Nhà văn hóa TDP 15

01 phòng bán kiên cố

Đảm bảo

40

1.2

Suối Đăk Lốp

Nhà văn hóa làng Nak

01 thiếu kiên cố

Đảm bảo

20

1.3

sông Ba (TDP 21)

Nhà văn hóa TDP 21

01 phòng bán kiên cố

Đảm bảo

10

2

Xã Đăk Hlơ

 

 

 

 

2.1

Thôn 2

Nhà văn hóa xã

01 phòng bán kiên cố, diện tích 1.000 m2

Đảm bảo

20

2.2

Thôn 3

Nhà văn hóa thôn 3

01 phòng bán kiên cố, diện tích 100 m2

Đảm bảo

20

2.3

Thôn 4

Nhà văn hóa thôn 4

01 phòng bán kiên cố, diện tích 100 m2

Đảm bảo

20

2.4

Thôn 6

Nhà văn hóa thôn 6

01 phòng bán kiên cố, diện tích 100 m2

Đảm bảo

25

3

Xã Lơ Ku

 

 

 

 

3.1

Làng Chơch

Nhà văn hoá làng Chơch

diện tích 100m2

Đảm bảo

100

4

Xã Kông Bờ La

 

 

 

4.1

Làng Lợt

Nhà rông làng Lợt

Nhà thiếu kiên cố, diện tích 80m2

Đảm bảo

40

5

Xã Đăk Rong

 

 

 

 

5.1

Làng Hà Đừng 2

Nhà rông làng Hà Đừng 2

- Nhà thiếu kiên cố, diện tích 50 m2

Đảm bảo

265

5.2

Làng Đăk Trum

Nhà rông làng Đăk Trum

- Nhà thiếu kiên cố, diện tích 50 m2

Đảm bảo

364

5.3

Làng Kon Trang 1

Nhà rông làng Kon Trang 1

- Nhà thiếu kiên cố, diện tích 50 m2

Đảm bảo

119

5.4

Làng Kon Trang 2

Nhà rông làng Kon Trang 2

- Nhà thiếu kiên cố, diện tích 50m2

Đảm bảo

167

5.5

Làng Kon Von 1

Nhà rông làng Kon Von 1

- Nhà thiếu kiên cố, diện tích 50 m2

Đảm bảo

228

5.6

Làng Kon Lốc 2

Nhà rông làng Kon Lốc 2

- Nhà thiếu kiên cố, diện tích 50 m2

Đảm bảo

189

5.7

Làng Đăk Hro

Nhà rông làng Đăk Hro

Nhà thiếu kiên cố, diện tích 100m2

Đảm bảo

358

III

Áp thấp nhiệt đới bão

 

 

 

 

1

Xã Nghĩa An

 

 

 

 

1.1

Thôn 1

Nhà văn hóa thôn 1

01 phòng bán kiên cố, diện tích 130 m2

Đảm bảo

100

1.2

Thôn 2

Nhà văn hóa thôn 2

01 phòng bán kiên cố, diện tích 130 m2

Đảm bảo

150

1.3

Thôn 3

Nhà văn hóa thôn 3

01 phòng bán kiên cố, diện tích 130 m2

Đảm bảo

130

1.4

Thôn 4

Nhà văn hóa thôn 4

01 phòng bán kiên cố, diện tích 130 m2

Đảm bảo

120

1.5

Thôn 5

Nhà văn hóa thôn 5

01 phòng bán kiên cố, diện tích 110 m2

Đảm bảo

102

1.6

Làng Lơk

Nhà văn hóa làng Lơk

01 phòng bán kiên cố, diện tích 150 m2

Đảm bảo

100

1.7

Làng Kuao

Nhà văn hóa làng Kuao

01 phòng bán kiên cố, diện tích 90 m2

Đảm bảo

90

IV

Lốc xoáy, mưa đá, sấm sét

 

 

 

1

Xã Nghĩa An

 

 

 

 

1.1

Thôn 1

Nhà văn hóa thôn 1

01 phòng bán kiên cố, diện tích 130 m2

Đảm bảo

100

1.2

Thôn 2

Nhà văn hóa thôn 2

01 phòng bán kiên cố, diện tích 130 m2

Đảm bảo

150

1.3

Thôn 3

Nhà văn hóa thôn 3

01 phòng bán kiên cố, diện tích 130 m2

Đảm bảo

150

1.4

Làng Lơk

Nhà văn hóa làng Lơk

01 phòng bán kiên cố, diện tích 150 m2

Đảm bảo

90

2

Xã Đăk Hlơ

 

 

 

 

2.1

7/7 thôn, làng

- Trường THCS Ngô Mây

- Nhà văn hóa xã

- 01 phòng bán kiên cố, diện tích 1.000 m2

Đảm bảo

250

3

Xã Sơ Pai

 

 

 

 

3.1

Thôn 5

Nhà văn hoá thôn 5

01 phòng bán kiên cố, diện tích 102 m2

Đảm bảo

90

3.2

Làng Buôn Lưới

Điểm trường làng Buôn Lưới

3 phòng học, diện tích 40m2/phòng

Đảm bảo

100

3.3

Làng Tơ Kơr

Nhà văn hoá xã

01 phòng bán kiên cố, diện tích 140 m2

Đảm bảo

130

4

Xã Lơ Ku

 

 

 

 

4.1

Làng Tơ Tưng, Tơ Pơng

Nhà rông làng Tơ Tưng, Tơ Pơng

Diện tích 100 m2

Đảm bảo

100

5

Xã Tơ Tung

 

 

 

 

5.1

Làng Đầm

Trường TH Hoàng Hoa Thám

6 phòng học, diện tích 48m2/phòng

Đảm bảo

10

5.2

Làng Lơng Khơng

Trường TH Hoàng Hoa Thám

6 phòng học, diện tích 48m2/phòng

Đảm bảo

130

6

Xã Đông

 

 

 

 

6.1

Thôn 10

Điểm trường thôn 10

1 phòng bán kiên cố, diện tích 150m2

Đảm bảo

100

6.2

Làng Bróch

Nhà văn hoá làng Bróch

2 phòng bán kiên cố, diện tích

150m2/phòng

Đảm bảo

200

7

Xã Kông Bờ La

 

 

 

7.1

Thôn Jlao

Nhà văn hóa thôn Jlao

Nhà bán kiên cố, diện tích 90m2

Đảm bảo

40

7.2

Thôn tuchrăn

Nhà văn hóa thôn Tuchrăn

Nhà bán kiên cố, diện tích 90m2

Đảm bảo

60

7.3

Làng Lợt

Nhà rông làng Lợt

Nhà thiếu kiên cố, diện tích 80m2

Đảm bảo

40

7.4

Làng Groi

Nhà rông làng Groi

Nhà thiếu kiên cố, diện tích 80m2

Đảm bảo

40

7.5

Làng Briêng

Nhà rông làng Briêng

Nhà thiếu kiên cố, diện tích 80m2

Đảm bảo

50

8

Xã Sơn Lang

 

 

 

 

8.1

Làng Srắt

Điểm trường mẫu giáo làng

1 phòng bán kiên cố, diện tích 48m2

Đảm bảo

50

8.2

Làng Đăk Asêl

Điểm trường mẫu giáo làng

1 phòng bán kiên cố, diện tích 48m2

Đảm bảo

50

9

Xã Đăk Rong

 

 

 

 

9.1

Làng Hà Đừng 2

Nhà rông làng Hà Đừng 2

- Nhà thiếu kiên cố, diện tích 50 m2

Đảm bảo

265

9.2

Làng Kon Trang 1

Nhà rông làng Kon Trang 1

- Nhà thiếu kiên cố, diện tích 50 m2

Đảm bảo

119

9.3

Làng Kon Trang 2

Nhà rông làng Kon Trang 2

- Nhà thiếu kiên cố, diện tích 50m2

Đảm bảo

167

9.4

Làng Kon Lanh Te

Nhà rông làng Kon Lanh Te

- Nhà bán kiên cố, diện tích 100m2

Đảm bảo

258

9.5

Làng Kon Lanh 1

Nhà văn hóa thôn Suối U

- Nhà bán kiên cố, diện tích 100m2

Đảm bảo

353

9.6

Làng Kon Lanh 2

Nhà văn hóa thôn Suối U

- Nhà bán kiên cố, diện tích 100m2

Đảm bảo

209

9.7

Làng Kon Von 1

Nhà rông làng Kon Von 1

- Nhà thiếu kiên cố, diện tích 50 m2

Đảm bảo

228

9.8

Làng Kon Von 2

Nhà rông làng Kon Von 2

- Nhà thiếu kiên cố, diện tích 50 m2

Đảm bảo

207

X

An Khê

 

1

Xã Thành An

Nhà văn hóa thôn 3;

Nhà văn hóa thôn 6

Nhà cấp IV; diện tích 400m2; Nhà cấp IV; diện tích 400m2

Đảm bảo

12 (hộ gia đình)

2

Xã Song An

UBND xã Song An;

Trụ sở thôn văn hóa An Thượng 2

Nhà kiên cố 02 tầng; diện tích 200m2; Nhà cấp IV; diện tích 1.000m2

Đảm bảo

10 (hộ gia đình)

3

Xã Cửu An

Trường tiểu học Đỗ Trạc;

UBND xã Cửu An

Nhà cấp IV; diện tích 1.000m2; Nhà kiên cố 02 tầng; diện tích 200m2

Đảm bảo

17 (hộ gia đình)

4

Xã Xuân An

Trường Tiểu học Kim Đồng, xã Xuân An

Nhà cấp IV; diện tích 1.500m2

Đảm bảo

10 (hộ gia đình)

5

Xã Tú An

UBND xã Tú An

Nhà kiên cố 02 tầng; diện tích 200m2

Đảm bảo

14 (hộ gia đình)

6

Phường An Bình

Trụ sở Tổ dân phố văn hóa 8;

Trạm y tế phường An Bình;

UBND phường An Bình

Nhà cấp IV; diện tích 2.000m2 Nhà cấp IV; diện tích 3.000m2 Nhà cấp IV; diện tích 1.500m2

Đảm bảo

48 (hộ gia đình)

7

Phường Tây Sơn

Trường Tiểu học Lê Lợi

Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

Diện tích 12.580 m2 Nhà kiên cố; Diện tích 11.667 m2

Đảm bảo

40 (hộ gia đình)

8

Phường An Phú

Trường tiểu học Ngô Mây

Trường Trung cấp nghề An Khê

Diện tích 1.000m2 / Diện tích 1.500m2

Đảm bảo

24 (hộ gia đình)

9

Phường An Tân

Trường THCS Trương Vương

Diện tích 1.000m2

Đảm bảo

10 (hộ gia đình)

10

Phường Ngô Mây

UBND phường Ngô Mây; Trạm y tế phường Ngô Mây

Diện tích 1.000m2 / Diện tích 800m2

Đảm bảo

24 (hộ gia đình)

11

Phường An Phước

Trường tiểu học Lê Thị Hồng Gấm

Diện tích 1.000m2

Đảm bảo

12 (hộ gia đình)

XI

Đăk Đoa

960

1

Đak Sơmei

Nhà văn hóa làng Đêa Droch, xã

Đak Sơmei

Rộng 100m2

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

60

2

Hà Đông

- 02 nhà rông tại làng Kon Nát

-01 nhà thờ tại làng Kon Nát

- UBND xã Hà Đông

-02 nhà rông tại làng Kon Nát (200m2)

-01 nhà thờ tại làng Kon Nát (50m2)

- Trụ sở UBND xã Hà Đông - 02 tầng gồm 15 phòng và 02 hội trường (BTCT)

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

900

XII

Mang Yang

3.300

1

Xã Hra

Trường THCS H'ra

Trường cấp IV, xây kiên cố

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

500

Nhà sinh hoạt cộng đồng làng Kon Tu D…

Nhà cấp IV, xây kiên cố

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

50

2

Xã Kon Thụp

Trường tiểu học Kon Thup

Trường cấp IV, xây kiên cố

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

200

Trường THCS-THPT K'Pa K'Lơng

Trường cấp IV, xây kiên cố

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

500

3

Xã Đê Ar

Trường tiểu học Đê Ar

Trường cấp IV, xây kiên cố

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

250

Trường THCS Đê Ar

Trường cấp IV, xây kiên cố

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

400

4

Xã Kon Chiêng

Trường tiểu học xã Kon Chiêng

Trường cấp IV, xây kiên cố

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

300

Trường THCS xã Kon Chiêng

Trường cấp IV, xây kiên cố

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

500

5

Xã Đăk Trôi

Trường TH&THCS xã Đăk Trôi

Trường cấp IV, xây kiên cố

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

500

Nhà Sinh hoạt cộng đồng các làng

Nhà cấp IV xây kiên cố

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

100

XIII

Chư Păh

24.000

1

Thị trấn Phú Hòa

- Trụ sở HĐND-UBND

Nhà 02 tầng, 12 phòng

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 8 trở lên

600

 

 

- Trường cấp 3

Nhà 02 tầng, 20 phòng

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 8 trở lên

1.000

2

Thị trấn Ia Ly

- Trụ sở HĐND-UBND

Nhà 02 tầng, 12 phòng

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 8 trở lên

600

 

 

- Trường cấp 3

Nhà 02 tầng, 20 phòng

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 8 trở lên

1.000

3

Xã Nghĩa Hòa

- Trụ sở HĐND-UBND

Nhà 02 tầng, 12 phòng

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 8 trở lên

600

 

 

- Trường cấp 2

Nhà 02 tầng, 15 phòng

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 8 trở lên

1.000

4

Xã Ia Nhin

- Trụ sở HĐND-UBND

Nhà 02 tầng, 12 phòng

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 8 trở lên

600

 

 

- Trường cấp 2

Nhà 02 tầng, 15 phòng

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 8 trở lên

1.000

5

Xã Ia Ka

- Trụ sở HĐND-UBND

Nhà 02 tầng, 12 phòng

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 8 trở lên

600

 

 

- Trường cấp 2

Nhà 02 tầng, 15 phòng

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 8 trở lên

1.000

6

Xã Ia Mơ Nông

- Trụ sở HĐND-UBND

Nhà 02 tầng, 12 phòng

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 8 trở lên

600

 

 

- Trường cấp 2

 

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 8 trở lên

1.000

7

Xã Ia Kreng

- Trụ sở HĐND-UBND

Nhà 03 tầng, 20 phòng

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 8 trở lên

600

 

 

- Trường cấp 2

Nhà 02 tầng, 15 phòng

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 8 trở lên

1.000

8

Xã Ia Phí

- Trụ sở HĐND-UBND

Nhà trệt, 8 phòng

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 8 trở lên

600

 

 

- Trường cấp 2

Nhà 02 tầng, 15 phòng

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 8 trở lên

1.000

9

Xã Ia Khươl

- Trụ sở HĐND-UBND

Nhà 02 tầng, 12 phòng

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 8 trở lên

600

 

 

- Trường cấp 2

Nhà 02 tầng, 15 phòng

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 8 trở lên

1.000

10

Xã Hòa Phú

- Trụ sở HĐND-UBND

Nhà 02 tầng

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 8 trở lên

600

 

 

- Trường cấp 2

Nhà 02 tầng, 15 phòng

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 8 trở lên

1.000

11

Xã Đăk Tơ Ver

- Trụ sở HĐND-UBND

Nhà 02 tầng, 16 phòng

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 8 trở lên

600

 

 

- Trường cấp 2

Nhà 02 tầng, 15 phòng

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 8 trở lên

1.000

12

Xã Hà Tây

- Trụ sở HĐND-UBND

Nhà trệt, 8 phòng

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 8 trở lên

600

 

 

- Trường cấp 2

Nhà 02 tầng, 15 phòng

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 8 trở lên

1.000

13

Xã Nghĩa Hưng

- Trụ sở HĐND-UBND

Nhà 02 tầng, 12 phòng

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 8 trở lên

600

- Trường cấp 2

Nhà 02 tầng, 15 phòng

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 8 trở lên

1.000

14

Xã Chư Đang Ya

- Trụ sở HĐND-UBND

Nhà 02 tầng, 16 phòng

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 8 trở lên

600

- Trường cấp 2

Nhà 02 tầng, 15 phòng

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 8 trở lên

1.000

15

Xã Chư Jôr

- Trụ sở HĐND-UBND

Nhà 02 tầng, 12 phòng

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 8 trở lên

600

- Trường cấp 2

Nhà 02 tầng, 15 phòng

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 8 trở lên

1.000

XIV

Kông Chro

2.860

1

Sơ Ró

UBND xã Sơ Ró

Nhà 2 tầng gồm 8 phòng

Tốt

450

2

Đăk Tpang

Trường TH&THCS Lê Lợi

12 phòng học

Tốt

450

Khu vực đồi cao gần làng Kpiêu

Làm nhà bạt ở tạm

Tạm ổn

200

3

Xã Đăk Kơ Ning

Nhà rông làng H'rách, Ya Ma Kur

Nhà cột gỗ, sàn gỗ 50m2

Tốt

300

4

Xã Đăk Pling

Khu vực đồi cao gần làng Brang

Làm nhà bạt ở tạm

Tạm ổn

400

5

Chư Krey

Các nhà kiên cố gần khu vực xảy ra

Nhà xây Cấp 4 kiên cố

Tốt

 

6

Xã Yang Trung

Nhà rông làng T'nang, UBND xã Yang Trung

Trụ sở UBND Yang Trung 2 tầng gồm 10 phòng làm việc, nhà rông làng T'nang trụ gỗ, sàn gỗ rộng 50 m2

Tốt

150

7

Thị trấn Kông Chro

UBND Thị trấn, Hội trường 15-9

UBND Thị trấn 3 tầng gồm hội trường và 12 phòng làm việc, Hội trường 15-9 rộng 300 m2

Tốt

60

Các hộ gia đình ở khu vực trên đồi cao

Nhà cấp 4 kiên cố

Tốt

500

8

Xã An Trung

UBND xã An Trung, Nhà rông làng Kia 1, Kia 2 bên trái sông Ba

UBND xã An Trung 3 tầng gồm hội trường và nhà rông làng Kia1, Kia2 rộng 50m2

Tốt

350

10

Xã Ya Ma

 

 

 

 

XV

Krông Pa

6.858

1

Iar Sai

Iar Sai khu vực 4 buôn: Pan, Puh, Chích, K'Ting

- Nhà 2 tầng, 8 phòng học.

- Đảm bảo sơ tán dân an toàn gió cấp 15 trở lên.

1.000

- Trường THCS Iar Sai.

- Nhà 2 tầng, 12 phòng học.

- Đảm bảo sơ tán dân an toàn gió cấp 15 trở lên

330

2

Iar Siơm

- Trường PTTH Nguyễn Du.

- 3 khu Nhà 2 tầng, 15 phòng học.

- Đảm bảo sơ tán dân an toàn gió cấp 15 trở lên.

300

- Trụ sở UBND xã nhà 2 tầng .

- Nhà 2 tầng 14 phòng

- Đảm bảo sơ tán dân an toàn gió bão cấp 15 trở lên.

305

3

Chư rcăm

- Trường tiểu học Chư rcăm.

2 khu Nhà 2 tầng, 15 phòng học.

- Đảm bảo sơ tán dân an toàn gió cấp 15 trở lên.

300

- Trụ sở UBND xã.

- Nhà 2 tầng 14 phòng

- Đảm bảo sơ tán dân an toàn gió cấp 15 trở lên.

312

4

Uar

- Trường tiểu học buôn Tieng Xã Uar .

- 3 khu Nhà 2 tầng, 15 phòng học.

- Đảm bảo sơ tán dân an toàn gió cấp 15 trở lên.

225

- Trụ sở UBND xã.

- Trụ sở UBND xã, trệt 12 phòng.

- Đảm bảo sơ tán dân an toàn gió cấp 15 trở lên.

115

5

Chư Gu

Trường tiểu học Chư gu

- 2 khu Nhà 2 tầng, 12 phòng học.

- Đảm bảo sơ tán dân an toàn gió cấp 15 trở lên

35

6

Phú cần

- Trường tiểu học Phú cần

- Nhà 2 tầng, 8 phòng học.

- Đảm bảo sơ tán dân an toàn gió cấp 15 trở lên.

185

- Trụ sở UBND xã.

- Trụ sở UBND xã 2 tầng, trệt 21 phòng.

- Đảm bảo sơ tán dân an toàn gió cấp 15 trở lên

7

IaM'Lah

- Trường PTCS

- 2 Nhà 2 tầng, 24 phòng học.

- Đảm bảo sơ tán dân an toàn gió cấp 15 trở lên.

2.213

- Trụ sở UBND xã.

- Trụ sở UBND xã 2 tầng, trệt 10 phòng.

- Đảm bảo sơ tán dân an toàn gió cấp 15 trở lên

8

Iar Mok

- Trường PTTH Đinh tiên Hoàng.

- 2 khu Nhà 2 tầng, 12 phòng học.

- Đảm bảo sơ tán dân an toàn gió cấp 15 trở lên.

782

 

- Trụ sở UBND xã Iadreh.

- Nhà 2 tầng 20n phòng

- Đảm bảo sơ tán dân an toàn gió cấp 15 trở lên

9

Krông năng

 

- Đồi Chư M’ Rố và Chư M’ Ram cách buôn Tối 1 km.

- Nhà bạt, Bạt Đảm bảo sơ tán dân an toàn gió cấp 13

756

- Hướng sơ tán buôn Tang đồi Chư loal Zú cách 01 km về hướng Đông nam

XVI

Thành phố Pleiku

5.950

1

 

Trụ sở tập đoàn Đức Long Gia Lai

Công trình cấp 2 trở lên

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

200

2

 

Nhà sách Fahasa

Công trình cấp 2 trở lên

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

150

3

 

Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai

Công trình cấp 2 trở lên

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

300

3

 

Khách sạn Tre Xanh

Công trình cấp 2 trở lên

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

300

4

 

Khách sạn Sê San

Công trình cấp 2 trở lên

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

200

5

 

Khách sạn Pleiku

Công trình cấp 2 trở lên

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

200

6

 

Nhà khách công đoàn

Công trình cấp 2 trở lên

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

150

7

 

Trường Cao đẳng Gia Lai

Công trình cấp 2 trở lên

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

300

8

 

Trường THPT Lê Lợi

Công trình cấp 2 trở lên

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

200

9

 

Hội sở tập đoàn Quang Đức

Công trình cấp 2 trở lên

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

200

10

 

Ngân hàng đầu tư và phát triển

Công trình cấp 2 trở lên

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

150

11

 

Ngân Hàng Mbank

Công trình cấp 2 trở lên

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

150

12

 

Ngân Hàng ngoại thương

Công trình cấp 2 trở lên

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

150

13

 

Ngân Hàng Đông Á

Công trình cấp 2 trở lên

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

150

14

 

Ngân hàng MHB

Công trình cấp 2 trở lên

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

150

15

 

Bệnh viện Hoàng Anh Gia Lai

Công trình cấp 2 trở lên

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

300

16

 

Bệnh viện tỉnh

Công trình cấp 2 trở lên

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

300

17

 

Trường Quốc tế Châu Á Thái Bình Dương

Công trình cấp 2 trở lên

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

200

18

 

Trường Cao đẳng nghề Gia Lai

Công trình cấp 2 trở lên

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

200

19

 

Trường chính trị tỉnh

Công trình cấp 2 trở lên

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

150

20

 

Trường THPT Pleiku

Công trình cấp 2 trở lên

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

300

21

 

Trường THPT chuyên Hùng Vương

Công trình cấp 2 trở lên

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

300

22

 

Cục Dự trữ

Công trình cấp 2 trở lên

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

150

23

 

Bảo hiểm xã hội tỉnh

Công trình cấp 2 trở lên

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

150

24

 

Tỉnh Đoàn

Công trình cấp 2 trở lên

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

150

25

 

Cục thuế tỉnh

Công trình cấp 2 trở lên

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

150

26

 

Viện Kiểm soát

Công trình cấp 2 trở lên

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

150

27

 

Đài phát thành truyền hình tỉnh

Công trình cấp 2 trở lên

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

200

28

 

Tòa án nhân nhân tỉnh

Công trình cấp 2 trở lên

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

150

29

 

Công ty xổ số kiến thiết

Công trình cấp 2 trở lên

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 15 trở lên

150

XVII

Huyện Phú Thiện

 

 

 

7250-9100

1

Xã Ayun Hạ

Nhà tổng A; Trụ sở UBND xã; Trường TH Nguyễn Tri Phương; Trường THCS Quang Trung.

Nhà kết cấu 2-3 tầng và có từ 08-14 phòng.

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 8 trở lên

800-1.000

2

Xã Chư A Thai

Trường THCS Nguyễn Bá Ngọc; Trường TH Nay Der; Trường TH Kim Đồng; Trụ sở UBND xã.

Nhà có kết cấu 2 tầng và có từ 08-13 phòng

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 8 trở lên

500-1.000

5

Xã Ia Peng

Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn; Trường TH Kpă Klơng; Trụ sở UBND xã và và các Phòng học, nhà dân xây kiên cố tại các thôn.

Nhà có kết cấu 02 tầng, gồm 04 - 06 phòng.

Đảm bảo sơ tán

200-300

6

Ia Piar

Trường PTTH Võ Văn Kiệt; Trụ sở UBND xã; Trường TH Nguyễn Trãi; Trường THCS Ngô Gia Tự và các nhà dân xây kiên cố có kết cấu 2 tầng.

Nhà có kết cấu 2-3 tầng và có từ 6-20 phòng.

Đảm bảo sơ tán an toàn với cơn bão có sức gió từ cấp 10 trở lên.

1.000-3.000

7

Xã Ia Sol

Trường THCS Trương Vương; Trụ sở UBND xã và các nhà xây xây kiên cố có kết cấu 2 tầng.

Nhà kết cấu 2 tầng và có từ 06-12 phòng.

Đảm bảo sơ tán an toàn với cơn bão có sức gió từ cấp 8 trở lên.

250-500

8

Ia Hiao

Trường THCS Trường Chinh; Trường TH Trần Phú; Trường TH Anh Hùng Wừu; Trụ sở UBND xã.

Nhà kết cấu 1-2 tầng và có từ 08-24 phòng.

Đảm bảo sơ tán an toàn với bão cấp 13 trở lên

2.500-3.000

9

Ia Ake

Trường THCS Hoàng Hoa Thám

 

Đảm bảo sơ tán

500-1.000

10

Thị trấn Phú Thiện

Trường PTTH Trần Quốc Tuấn; Trường TH Chu Văn An; Trường TH Ngô Mây; Trụ Sở UBND thị trấn; Khu TTHC huyện cũ (Khu tổng B)

Nhà kết cấu 2-3 và có 06 đến 15 phòng.

Đảm bảo sơ tán an toàn bão có sức gió từ cấp 10 trở lên.

1.500-2.000

 

PHỤ LỤC V

TỔNG HỢP SỐ LIỆU PHƯƠNG ÁN SƠ TÁN DÂN
(Kèm theo Phương án Ứng phó thiên tai trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2022)

STT

Tên xã, phường

Số người cần di dời, sơ tán

Địa điểm dự kiến sơ tán đến

Phương tiện di chuyển

Di dời tại chỗ

Số người sơ tán

Tổng

I. AyunPa

 

739

739

 

2 xe 25 chỗ, 12 xe 16 chỗ, 17 xe tải

1

Phường Cheo Reo

 

45

45

Trụ sở UBND phường

1 xe 16 chỗ, 1 ô tô tải

2

Phường Hòa Bình

 

158

158

Trụ sở UBND phường và Trường THPT Lý Thường Kiệt

2 xe 25 chỗ, 4 xe ô tô tải

3

Phường Đoàn kết

 

264

264

Trường tiểu học Nay Der, Trường Mẫu giáo Bôn Ama Djương

5 xe 16 chỗ, 6 xe tải

4

Phường Sông Bờ

 

182

182

Trụ sở UBND phường, Trường THCS trần Hưng Đạo

4 xe 16 chỗ, 4 xe tải

5

Xã Ia Sao

 

50

50

Điểm Trường Mẫu giáo Bôn Hoang, xã Ia Sao

1 xe 16 chỗ, 1 xe tải

6

Xã Ia Rtô

 

40

40

Trụ sở UBND xã

1 xe 16 chỗ, 1 xe tải

II. Ia Grai

1.903

144

2.047

 

 

1

Xã Ia Sao

41

 

41

Nhà kiên cố các hộ dân trong làng và các địa điểm sơ tán tại phục lục số 2

Xe gắn máy và các phương tiện huy động tại phục lục số 4

2

Xã Ia Yok

17

 

17

Như trên

Như trên

3

Xã Ia Hrung

142

 

142

Như trên

Như trên

4

Xã Ia Bă

76

 

76

Như trên

Như trên

5

Xã Ia Pếch

72

 

72

Như trên

Như trên

6

Xã Ia Chía

386

 

386

Như trên

Như trên

7

Xã Ia O

60

 

60

Như trên

Như trên

8

Xã Ia Krái

410

144

554

Như trên

Như trên

9

Xã Ia Khai

100

 

100

Như trên

Như trên

10

Xã Ia Tô

380

 

380

Như trên

Như trên

11

Xã Ia Dêr

75

 

75

Như trên

Như trên

12

Xã Ia Grăng

14

 

14

Như trên

Như trên

13

Thị trấn Ia Kha

130

 

130

Như trên

Như trên

III. Đức Cơ

1.150

1.200

2.350

 

 

1

Ia Krêl

120

500

620

- Trụ sở UBND xã Ia Krêl.

- Xe trên 29 chỗ 02 chiếc

- Nhà máy chế biến, Nhà làm việc Công ty 75…..

- Xe 16 chỗ 04 chiếc

 

- Xe tải 05 chiếc

02

Ia Kriêng

250

700

950

- Bến xe Đức cơ, Trường Quang trung, trường nội trú, trường Nguyễn Văn Trỗi.

- Xe trên 29 chỗ 04 chiếc

- Nhà Làm việc UBND, hội trường, Nhà làm việc các ban ngành huyện. Nhà nghỉ Thủy Bá, Hồng Phương….

- Xe 16 chỗ 06 chiếc

 

- Xe tải 03 chiếc

 

- Xe ban ngành huyện 3 chiếc

03

Ia Lang

100

 

100

- Trụ sở UBND xã.

- Cá nhân, hộ gia đình.

- Các Trường học

- Cơ động bộ.

04

Ia Din

100

 

100

- Trụ sở UBND xã.

- Cá nhân, hộ gia đình.

- Các Trường học

- Cơ động bộ.

05

Ia Dơk

100

 

100

- Trụ sở UBND xã.

- Cá nhân, hộ gia đình.

- Các Trường học

- Cơ động bộ.

06

Ia Kla

100

 

100

- Trụ sở UBND xã.

- Cá nhân, hộ gia đình.

- Các Trường học

- Cơ động bộ.

07

Ia Dom

100

 

100

- Trụ sở UBND xã.

- Cá nhân, hộ gia đình.

- Các Trường học

- Cơ động bộ.

08

Ia Nan

100

 

100

- Trụ sở UBND xã.

- Cá nhân, hộ gia đình.

- Các Trường học

- Cơ động bộ.

09

Ia Pnôn

100

 

100

- Trụ sở UBND xã.

- Cá nhân, hộ gia đình.

- Các Trường học

- Cơ động bộ.

10

Chư Ty

80

 

80

- Trụ sở UBND xã.

- Cá nhân, hộ gia đình.

- Các Trường học

- Cơ động bộ.

IV. Đăk Pơ

170

244

414

 

 

1

Xã Ya Hội

 

 

 

 

 

 

Làng Tờ Số

30

 

30

Nhà rông làng Tờ Số

 

 

Làng Bung

45

 

45

Nhà rông làng Bung

 

 

Làng mông I

 

100

100

Trụ sở UBND xã Ya Hội

Ô tô

 

Làng Groi

50

 

50

Nhà rông làng Groi

 

2

xã Phú An

 

 

 

 

 

 

Khu dân cư ven sông Ba từ suối cái đến suối Tờ Đo

 

68

68

Trường Tiểu học Đống Đa

Ô tô

3

Xã Tân An

 

 

-

 

 

 

Thôn Tư Lương (Khu vực gần suối Thầu Dầu)

 

40

40

Trụ sở thôn Tư Lương

Ô tô

4

xã Yang Bắc

 

 

 

 

 

 

Làng Jun

30

 

30

Trường Mầm non làng Jun

 

 

Làng Đak Yang

 

36

36

Tường Tiểu học và Trung học cơ sở Đào Duy Từ

Ô tô

 

Làng Klảh

15

 

15

Nhà rông làng Klảh

 

V.Chư Prông

403

154

557

 

 

1

Xã Ia Lâu

101

27

128

Hội trường thôn và nhà dân

Đi bộ

2

Xã Ia Piơr

302

127

429

Trường học và hội trường thôn

Xe Công nông

VI. Ia Pa

200

7.100

7.300

 

 

1

Xã Ia Broắi

200

2.970

3.170

 

 

 

 

200

300

500

Điểm trường Tiểu học Quang Trung tại thôn Bôn Jứ và điểm trường THCS Lê Lợi

Sơ tán tại chỗ và huy động xe ở trong dân

 

 

 

100

100

Xã Ia Rtô, TX. Ayun Pa

Xuồng cứu hộ của huyện, xã và Cấp trên hỗ trợ

 

 

 

2.370

2.370

Điểm trường THPT Phan Chu Trinh.

Xuồng cứu hộ của huyện , xã và huy động xe ô tô trong dân

 

 

 

200

200

Điểm trường THCS Trần Hưng Đạo, Phường Sông Bờ, TX Ayun Pa

Xuồng cứu hộ của huyện, xã và Cấp trên hỗ trợ

2

Xã Ia Trốk

 

2.400

2.400

 

 

 

 

 

1.200

1.200

Khu vực trường tiểu học Lê Hồng Phong, xã Ia Trốk (khu trung tâm)

Xuồng cứu hộ của huyện, xã và Cấp trên hỗ trợ

 

 

 

220

220

Thôn Kơ Nia, xã Ia Trốk

Xuồng cứu hộ của huyện , xã và huy động xe ô tô trong dân

 

 

 

340

340

Buôn Trốk, xã Ia Trốk

Xuồng cứu hộ của huyện , xã và huy động xe ô tô trong dân

 

 

 

550

550

Điểm trường tiểu học Lê Hồng Phong, xã Ia Trốk (điểm lẻ)

Xuồng cứu hộ của huyện , xã và huy động xe ô tô trong dân

 

 

 

90

90

Nhà sinh hoạt cộng đồng Bôn Tông Sê và điểm trường THCS Hai Bà Trưng

Xuồng cứu hộ của huyện , xã và huy động xe ô tô trong dân

3

Xã Ia Mrơn

 

930

930

Điểm trường THCS Phan Bội Châu, xã Ia Mrơn.

Xuồng cứu hộ của huyện và huy động xe ô tô trong dân

4

Xã Ia Thul

 

150

150

Bôn Biah; Bôn Tơ Khế

Huy động xe ô tô trong dân

5

Xã Kim Tân

 

650

650

Trường THCS Nguyễn Khuyến và khu dân cư vùng cao

Huy động xe ô tô trong dân

VII. Chư Sê

9.129

 

9.129

 

 

1

AYun

1.363

 

1.363

Các Trường Dân tộc bán trú: THCS Phan Đăng Lưu, TH Lê Lợi và trụ sở UBND xã

Xe tải, bán tải, xe công nông và xe máy

2

Chư Pơng

38

 

38 T

Trường THPT Trường Chinh, thị trấn Chư Sê

Xe tải, công nông và xe máy

3

Ia Ko

860

 

860

Di dời sang các địa điểm gần nhất: các hộ dân, nhà sinh hoạt cộng đồng, trường học, trụ sở UBND xã

Xe tải, bán tải, xe công nông và xe máy

4

Kông HTok

612

 

612

5

H'Bông

3.800

 

3.800

6

AYun

624

 

624

7

Bờ Ngoong

84

 

84

8

Ia Pal

1.600

 

1.600

9

Chư Pơng

148

 

148

VIII. Chư Pưh

 

996

996

 

 

1

Xã Ia Le

 

100

100

 

 

-

Thôn 6

 

100

100

Trường Tiểu học Kim Đồng, thôn 6, xã Ia Le

Xe Ôtô, Xe Công nông

2

Xã Chư Don

 

398

398

 

 

-

Làng Plei Ngăng

 

109

109

Nhà Văn hóa; Hội trường xã Chư Don

Xe Ôtô, Xe Công nông

-

Làng Plei Hlốp

 

289

289

IX. Kbang

3.889

3.625

7.514

 

 

1

Thị trấn kbang

400

645

1.045

- Trường THCS Lê Quý Đôn, diện tích 500 m2

Chạy bộ, Xe máy, Ô tô

- Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, diện tích 1.000 m2

- Trường Tiểu học làng Htang, diện tích 500 m2

- Nhà văn hóa tổ dân phố 3, tổ dân phố 4, diện tích 1.500 m2

2

Xã Đông

504

200

704

- Trung tâm văn hóa xã Đông, diện tích 1.000 m2.

Chạy bộ, Xe máy, Ô tô

- Ủy ban nhân dân xã Đông, diện tích 2.000 m2

3

Xã Nghĩa An

450

500

950

- Trường Tiểu học Bùi Thị Xuân, diện tích 2.000m2

Chạy bộ, Xe máy, Ô tô

- Ủy ban nhân dân xã Nghĩa An và Trạm y tế xã, diện tích 2.000 m2

 

 

 

 

 

- Trường THCS Lê Hồng Phong, diện tích 500 m2

4

Xã Đăk Hlơ

235

250

485

- Nhà văn hóa thôn 3, diện tích 500 m2

Chạy bộ, Xe máy, Ô tô

- Trường THCS Ngô Mây, diện tích 1.000 m2.

- Ủy ban nhân dân xã Đăk Hlơ, diện tích 1.000 m2

5

Xã Kông Bờ La

250

200

450

- Ủy ban nhân dân xã Kông Bờ La, diện tích 2.000 m2

Chạy bộ, Xe máy, Ô tô

- Trạm y tế xã, diện tích 500 m2

- Khu vực sân bóng (sau lưng UBND xã), diện tích 3.000m2

6

Xã Kông Lơng Khơng

150

200

350

- Ủy ban nhân dân xã, diện tích 1.000 m2

Chạy bộ, Xe máy, Ô tô

- Trường THPT Anh Hùng Núp, diện tích 3.500 m2

- Nhà văn hóa xã, diện tích 1.000 m2

7

Xã Tơ Tung

150

200

350

- Ủy ban nhân dân xã Tơ Tung, diện tích 1.000 m2

Chạy bộ, Xe máy, Ô tô

- Trung tâm y tế xã và trường mẫu giáo xã, diện tích 800 m2

8

Xã Lơ Ku

200

230

430

- Trạm y tế xã, Trường

Chạy bộ, Xe máy, Ô tô

- Ủy ban nhân dân xã Lơ Ku, diện tích 1.000 m2

- Trường tiểu học

9

Xã Krong

350

300

650

- Trường THPTDT bán trú xã, diện tích 1.000m2

Chạy bộ, Xe máy, Ô tô

- Ủy ban nhân dân xã Krong, diện tích 1.000 m2

10

Xã Đăk Smar

300

100

400

- Ủy ban nhân dân xã Đăk Smar, diện tích 1.000 m2

Chạy bộ, Xe máy, Ô tô

11

Xã Sơ Pai

200

200

400

- Ủy ban nhân dân xã Sơ Pai, diện tích 1.000 m2

Chạy bộ, Xe máy, Ô tô

- Khu vực sân bóng cũ

12

Xã Sơn Lang

150

200

350

- Ủy ban nhân dân xã Sơn Lang, khu vực sân bóng diện tích 3.000 m2

Chạy bộ, Xe máy, Ô tô

- Trạm y tế xã Sơn Lang, diện tích 500 m2

13

Xã Đăk Roong

350

200

550

- Ủy ban nhân dân xã Đăk Rong, diện tích 1.000 m2

Chạy bộ, Xe máy, Ô tô

- Lên vùng đồi cao

14

Xã KonPne

200

200

400

- Ủy ban nhân dân xã Kon Pne, diện tích 1.000 m2

Chạy bộ, Xe máy, Ô tô

- Nhà văn hóa xã, diện tích 700 m2

X. An Khê

1.623

4.844

6.467

 

 

1

Xã Thành An

122

81

203

Nhà văn hóa thôn 3;

Nhà văn hóa thôn 6

Ôtô tải nhỏ; xe khách

2

Xã Song An

36

23

59

UBND xã Song An;

Trụ sở thôn văn hóa An Thượng 2

Ôtô tải nhỏ; xe khách

3

Xã Cửu An

48

20

68

Trường tiểu học Đỗ Trạc;

UBND xã Cửu An

Ôtô tải nhỏ

4

Xã Xuân An

25

12

37

Trường tiểu học Kim Đồng

Ôtô tải nhỏ; xe khách

5

Xã Tú An

28

14

42

UBND xã Tú An

Ôtô tải nhỏ; xe khách

6

Phường An Bình

224

1.008

1.232

Trụ sở Tổ dân phố văn hóa 8;

Trạm y tế phường An Bình;

UBND phường An Bình

Ôtô tải nhỏ; xe khách

7

Phường Tây Sơn

608

2.736

3.344

Trường tiểu học Lê Lợi

Trường tiểu học Võ Thị Sấu

Ôtô tải nhỏ; xe khách

8

Phường An Phú

140

630

770

Trường tiểu học Ngô Mây

Trường trung cấp nghề An Khê

Ôtô tải nhỏ; xe khách

9

Phường An Tân

162

135

297

Trường THCS Trương Vương

Ôtô tải nhỏ; xe khách

10

Phường Ngô Mây

202

171

373

UBND phường Ngô Mây;

Trạm y tế phường Ngô Mây

Ôtô tải nhỏ; xe khách

11

Phường An Phước

28

14

42

Trường tiểu học Lê Thị Hồng Gấm

Ôtô tải nhỏ; xe khách

XI. Đăk Đoa

220

740

960

 

 

1

Đak Sơmei

20

40

60

Nhà văn hóa làng Đêa Droch, xã Đak Sơmei (60 người)

9 xe gồm:'

+ 4 xe tải tại địa phương

+ 5 xe oto, xe tải thuộc phương tiện ứng cứu của lực lượng PCTT huyện

2

Hà Đông

200

700

900

- 02 nhà rông tại làng Kon Nát (300 người)

- 01 nhà thờ tại làng Kon Nát (300 người)

- UBND xã Hà Đông (300 người)

25 xe gồm:'

+ 15 xe tải tại địa phương

+ 10 xe oto, xe tải thuộc phương tiện ứng cứu của lực lượng PCTT huyện

XII. Mang Yang

85

175

260

 

 

1

Xã Hra

10

25

35

Trường THCS H'ra; Nhà sinh hoạt cộng đồng làng Kon Tu Dơng

Xe công nông, xe 16 chỗ

2

Xã Kon Thụp

15

20

35

Trường tiểu học Kon Thup; Trường THCS-THPT K'Pa K'Lơng

Xe công nông

3

Xã Đê Ar

20

50

70

Trường tiểu học Đê Ar; Trường THCS Đê Ar

Xe công nông

4

Xã Kon Chiêng

20

40

60

Trường tiểu học xã Kon Chiêng; Trường THCS xã Kon Chiêng

Xe công nông

5

Xã Đăk Trôi

20

40

60

Trường TH&THCS xã Đăk Trôi; Nhà Sinh hoạt cộng đồng các làng

Xe công nông

XIII. Chư Păh

2.250

750

3.000

 

 

1

Thị trấn Phú Hòa

150

50

200

Trụ sở UBND, trường học

Xe máy, xe ô tô

2

Thị trấn Ia Ly

150

50

200

Trụ sở UBND, trường học

Xe máy, xe ô tô

3

Xã Nghĩa Hòa

150

50

200

Trụ sở UBND, trường học

Xe máy, xe ô tô

4

Xã Ia Nhin

150

50

200

Trụ sở UBND, trường học

Xe máy, xe ô tô

5

Xã Ia Ka

150

50

200

Trụ sở UBND, trường học

Xe máy, xe ô tô

6

Xã Ia Mơ Nông

150

50

200

Trụ sở UBND, trường học

Xe máy, xe ô tô

7

Xã Ia Kreng

150

50

200

Trụ sở UBND, trường học

Xe máy, xe ô tô

8

Xã Ia Phí

150

50

200

Trụ sở UBND, trường học

Xe máy, xe ô tô

9

Xã Ia Khươl

150

50

200

Trụ sở UBND, trường học

Xe máy, xe ô tô

10

Xã Hòa Phú

150

50

200

Trụ sở UBND, trường học

Xe máy, xe ô tô

11

Xã Đăk Tơ Ver

150

50

200

Trụ sở UBND, trường học

Xe máy, xe ô tô

12

Xã Hà Tây

150

50

200

Trụ sở UBND, trường học

Xe máy, xe ô tô

13

Xã Nghĩa Hưng

150

50

200

Trụ sở UBND, trường học

Xe máy, xe ô tô

14

Xã Chư Đang Ya

150

50

200

Trụ sở UBND, trường học

Xe máy, xe ô tô

15

Xã Chư Jôr

150

50

200

Trụ sở UBND, trường học

Xe máy, xe ô tô

XIV. Kông Chro

976

1.449

2.425

 

 

1

Sơ Ró

 

374

374

UBND xã Sơ Ró

Xe tải, xe máy

2

Đăk Tpang

 

415

415

Trường TH&THCS Lê Lợi

Xe tải, xe máy

175

 

175

Khu vực đồi cao gần làng Kpiêu

Đi bộ

3

Xã Đăk Kơ Ning

258

 

258

Nhà rông làng H'rách, Ya Ma Kur

Xe máy, đi bộ

4

Xã Đăk Pling

353

 

353

Khu vực đồi cao gần làng Brang

Đi bộ

5

Chư Krey

Các hộ dân nằm ở khu vực cao

Các nhà kiên cố gần khu vực xảy ra

Đi bộ

 

 

150

 

150

Nhà rông làng T'nang, UBND xã Yang

Xe máy, đi bộ

6

Xã Yang Trung

 

60

60

Nhà rông làng T'nang, UBND xã Yang Trung

Xe tải, xe máy

7

Thị trấn Kông Chro

 

350

350

UBND Thị trấn, Hội trường 15-9

Xe tải, xe máy

40

 

40

Các hộ gia đình ở khu vực trên đồi cao

Đi bộ

8

Xã Yang Nam

Nước dâng cao, bị chia cắt

Không cho người qua lại

9

Xã An Trung

 

250

250

UBND xã An Trung,

Nhà rông làng Kia 1, Kia 2 bên trái sông Ba

Xe tải, xe máy

10

Xã Ya Ma

Nước dâng cao, bị chia cắt

Không cho người qua lại

XV. Krông Pa

1.245

4.857

6.858

 

 

1

Iar Sai khu vực 4 buôn: Pan, Puh, Chích, K'Ting

1.020

310

1.330

Buôn Chư tê; cách khu sạt lở 2km, Trường tiểu học 4 buôn IarSai

Xe máy, xe ô tô

2

Iar Siơm- Buôn Nu B bị ngập úng

 

605

605

Trường PTTH Nguyễn Du; Trụ sở UBND xã; cách buôn 1km

Xe máy, xe ô tô

3

Chư rcăm- Khu vực buôn Lang , Quỳnh Phụ 3 bị sạt lở

 

612

612

Trụ sở UBND xã; cách buôn 1km; Trường tiểu học Chư r căm cách 500m.

Xe máy, xe ô tô

4

Xã Uar: Khu vực Buôn Tieng; Buôn H'Ngô bị sạt lở

225

115

340

Di dời tại chỗ 225 khẩu tại Trường tiểu học buôn Tieng ; sơ tán 115 khẩu đến Trụ sở UBND xã

Xe máy, xe ô tô

5

Chư gu: Khu vực buôn Nung bị ngập nước

 

35

35

Trường tiểu học Chu gu và Trụ sở UBND xã

Xe máy, xe ô tô

6

IaM' Lah: 5 buôn , thôn Hòa mỹ Chính đơn 1, Chính đơn 2, Ơi Dik, Ơi Dăk vùng Hạ du Hồ Chứa nước IaM'Lah.

 

2.213

2.213

Đồi chư tác cách buôn Ơi Dăk 1km v, Trụ sở UBND xã và Trường PTCS Lê lợi cách 0,5 km

Xe máy, xe ô tô

7

Xã Phú cần : Thôn Bình minh bị ngập do nước sông ba dâng cao

 

185

185

Trụ sở UBND xã; cách buôn 1km

Xe máy, xe ô tô

8

Xã IarMok: Buôn Nung sưu bị ngập do nước sông ba dâng cao.

 

782

782

Trường PTTH Đinh tiên Hoàng và Trụ sở UBND xã Iadreh cách 1km

Xe máy, xe ô tô

9

Xã Krông Năng: Buôn Tối, Buôn Tang do nước sông ba dâng cao và điều tiết Lũ Thủy điện Krông H' Năng- Đăk Lăk.

 

756

756

Hướng sơ tán buôn Tang đồi Chư loal Zú cách 01 km về hướng Đông nam.

Xe máy, xe ô tô

Hướng sơ tán buôn Tang đồi Chư loal Zú cách 01 km về hướng Đông nam.

 

XVI. Pleiku

700

300

1.000

 

 

1

Thống Nhất

200

-

200

 

Ô tô, xe máy (5 ô tô, 40 xe máy)

2

Hội Phú

300

-

300

 

Ô tô (8 chiếc), xe máy (60 xe)

3

An Phú

200

300

500

Một số tòa nhà cao tầng tại trung tâm thành phố (Khách sạn Hoàng Anh, Hội sở tập đoàn Quang Đức, Khách sạn Tre xanh)

10 xe ô tô, 80 xe máy

 

XVII. Phú Thiện

41.908

17.833

59.741

 

 

1

Xã Ayun Hạ

2.464

3.696

6.160

Nhà tổng A, Trụ sở UBND xã, Trường THCS Nguyễn Tri Phương và Trường THCS Quang Trung.

Xe máy, xe Công nông và các phương tiện Ô tô tải tại chỗ của người dân.

2

Xã Chư A Thai

2.203

2.362

4.565

Trường PTCS Nguyễn Bá Ngọc, Trường Tiểu học Nay Der, Trường Tiểu học Kim Đồng, Trụ Sở UBND xã và các điểm trường, nhà dân xây kiên cố trên địa bàn xã.

Xe máy, xe Công nông và các phương tiện Ô tô tải tại chỗ của người dân.

3

Xã Ia Ake

99

-

99

Trường THCS Hoàng Hoa Thám

Xe tải, xe công nông

4

Xã Ia Sol

8.129

270

8.399

Trường THCS Trương Vương; Trụ sở UBND xã và các nhà xây xây kiên cố có kết cấu 2 tầng.

Xe ô tô tải và xe công nông.

5

Xã Ia Piar

3.291

4.300

7.591

Trường PTTH Võ Văn Kiệt; Trụ sở UBND xã; Trường TH Nguyễn Trãi; Trường THCS Ngô Gia Tự và các nhà dân xây kiên cố có kết cấu 2 tầng.

Xe Ô tô Hoa Mai và xe công nông.

6

Xã Ia Peng

391

216

607

Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn; Trường TH Kpă Klơng; Trụ sở UBND xã và và các Phòng học, nhà dân xây kiên cố tại các thôn.

Xe máy, xe Công nông và các phương tiện Ô tô tải tại chỗ của người dân.

7

Xã Chrôh Pơnan

1.250

1.590

2.840

Trụ sở UBND xã, các điểm trường xây kiên cố, các nhà dân xây kiên cố tại thôn Yên Phú 1B.

Xe máy, xe Công nông và các phương tiện Ô tô tải tại chỗ của người dân.

8

Xã Ia Hiao

4.250

2.899

7.149

Trường THCS Trường Chinh; Trường TH Trần Phú; Trường TH Anh Hùng Wừu; Trụ sở UBND xã.

Xe công nông và ô tô tải.

9

Xã Ia Yeng

200

640

840

Trường Tiểu học Anh Hùng Núp, Trường THCS Nguyễn Tất Thành, Trụ Sở UBND xã và các điểm trường, nhà dân xây kiên cố trên địa bàn xã.

Xe máy, xe Công nông và các phương tiện Ô tô tải tại chỗ của người dân.

10

Thị trấn Phú Thiện

19.631

1.860

21.491

Trường PTTH Trần Quốc Tuấn; Trường TH Chu Văn An; Trụ Sở UBND thị trấn và các cơ quan công sở, các nhà dân xây kiên cố có kết cấu 02 tầng trở lên trên địa bàn thị trấn.

Xe ô tô, xeng công nông và các phương tiện ô tô tải khác.

Tổng

65.851

45.150

111.757

 

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 456/QĐ-UBND ngày 13/07/2022 về Phương án ứng phó thiên tai trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2022

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.883

DMCA.com Protection Status
IP: 3.23.92.78
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!