ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 41/2017/QĐ-UBND
|
Hà
Tĩnh, ngày 01 tháng 09 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ ĐƠN GIÁ LẬP
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ĐỀ ÁN BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT, ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƠN GIẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ
Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước
ngày 25/6/2015;
Căn cứ Luật Giá ngày 20/6/2012;
Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP
ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch
bảo vệ môi trường; Nghị định số 153/2016/NĐ-CP của
Chính phủ về việc quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; Nghị định số 177/2013/NĐ-CP
ngày 14/11/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Giá; Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11/11/2016 của
Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá; Nghị định số 47/2017/NĐ-CP ngày 24/4/2017 của Chính phủ về việc quy định mức lương cơ sở đối
với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ
trang;
Căn cứ Thông tư số
26/2015/TT-BTNMT ngày 28/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định đề
án bảo vệ môi trường chi tiết; đề án bảo vệ môi trường đơn giản; Thông tư số
27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi
trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và
kế hoạch bảo vệ môi trường; Thông tư số 19/2016/TT-BTNMT ngày 24/8/2016 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường về báo cáo công tác bảo vệ môi trường; Thông tư số
25/2014/TT-BTC ngày 17/02/2014 của Bộ Tài chính quy định phương pháp định giá
chung đối với hàng hóa dịch vụ; Thông tư số 162/2014/TT-BTC
ngày 06/11/2014 của Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý, tính hao mòn; Thông
tư số 26/2015/TT-BLĐTBXH ngày 14/7/2015 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về
việc xác định chi phí tiền lương trong giá sản phẩm,
dịch vụ công ích sử dụng vốn ngân sách Nhà nước;
Thông tư số 02/2017/TT-BTC ngày 06/01/2017 của Bộ
Tài chính về hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường;
Căn cứ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật Quốc gia quy định giá trị tối đa cho phép của
các thông số ô nhiễm trong nước thải, khí thải của một số loại hình sản xuất, kinh doanh;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài
nguyên và Môi trường tại Văn bản số 2464/STNMT-CCMT
ngày 18/8/2017; kèm Báo cáo thẩm định số 53/BC-STP ngày 20/02/2017 của Sở Tư
pháp.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tạm thời
về định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường,
kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi
trường đơn giản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 15/9/2017.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Tài nguyên
và Môi trường; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành liên quan; Chủ tịch
UBND các huyện, thành phố, thị xã; Thủ trưởng các cơ quan đơn vị và cá nhân có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Tổng cục Môi trường;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư Pháp;
- Website Chính phủ;
- TTr. Tỉnh ủy, TTr. HĐND tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội;
- TTr. UBMTTQ tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Chánh, Phó VP/UB tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Trung tâm Công báo - Tin học tỉnh;
- Lưu: VT, NL2.
Gửi VB giấy và điện tử.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đặng Ngọc Sơn
|
QUY ĐỊNH
TẠM THỜI VỀ ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ ĐƠN GIÁ LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC
ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT,
ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƠN GIẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
(Ban hành theo Quyết định số 41/2017/QĐ-UBND
ngày 01/09/2017 của
UBND)
Phần I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
VỀ ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ ĐƠN GIÁ LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG,
KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT, ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG ĐƠN GIẢN
I. Phạm vi điều chỉnh
của định mức và đơn giá .
- Định mức kinh tế kỹ thuật và đơn
giá này áp dụng cho việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (viết tắt là
báo cáo ĐTM), đề án bảo vệ môi trường chi tiết (viết tắt là đề án BVMT chi tiết),
đề án bảo vệ môi trường đơn giản (viết tắt là đề án BVMT đơn giản), kế hoạch bảo
vệ môi trường (viết tắt là kế hoạch BVMT) của các công trình, cơ sở, dự án (gọi
tắt là dự án) có sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước, thuộc thẩm quyền phê duyệt
của UBND tỉnh, UBND cấp huyện và cấp tương đương.
- Khuyến khích các tổ chức cá nhân là
chủ đầu tư của các dự án không sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước áp dụng định mức
kinh tế kỹ thuật và đơn giá này.
II. Nội dung định mức và đơn giá
1. Định mức kinh tế kỹ thuật
Định mức kinh tế kỹ thuật đối với các
công việc chính trong công tác lập báo cáo ĐTM, đề án BVMT chi tiết, đề án BVMT
đơn giản, kế hoạch BVMT của dự án nằm trên địa bàn thuộc vùng III hoặc vùng IV
theo quy định tại Nghị định số 153/2016/NĐ-CP của Chính phủ, bao gồm:
- Định mức kinh tế kỹ thuật cho công
tác lấy mẫu hiện trạng môi trường.
- Định mức kinh tế kỹ thuật cho công
tác điều tra kinh tế - xã hội và điều kiện tự nhiên - môi trường.
- Định mức kinh tế kỹ thuật công tác
lập báo cáo nhiệm vụ, báo cáo tổng kết.
(Chi
tiết được thể hiện tại Phần II của Quy định này)
2. Cách tính đơn giá
a. Đơn giá lập báo cáo ĐTM và đề
án BVMT chi tiết
Công thức tính: G = Gm*Km
+ Gđtr*Kđtr + Gnv + Gtk
Trong đó:
Gm - Là đơn giá cơ sở của
công tác phân tích mẫu.
Gđtr - Là đơn giá cơ sở của công tác điều tra.
Gnv - Là đơn giá cơ sở của
công tác lập các báo cáo nhiệm vụ.
Gtk - Là đơn giá cơ sở của
công tác lập báo cáo tổng kết.
Các đơn giá cơ sở (Gm, Gđtr, Gnv, Gtk) được thể hiện ở Phụ lục III và IV.
Km, Kđtr - Là hệ số điều chỉnh
giá đối với các công tác tương ứng nêu trên thuộc vùng IV theo quy mô dự án (thể
hiện ở Phụ lục I). Đối với các dự án thuộc vùng III thì Km, Kđtr được nhân thêm hệ số 1,124.
b. Đơn giá lập kế hoạch BVMT
- Đối với dự án thuộc thẩm quyền xác
nhận đăng ký của Sở Tài nguyên và Môi trường:
Công thức tính: G
= Gđtr + Gnv + Gtk
Đơn giá (G) được thể hiện ở Mục 1
- Phụ lục V.
- Đối với dự án thuộc thẩm quyền xác
nhận đăng ký của UBND cấp huyện:
Công thức tính: G = Gđtr + Gnv + Gtk
Các đơn giá cơ sở (Gđtr, Gnv, Gtk)
được thể hiện ở Mục 2 - Phụ lục V.
Trong đó:
Gđtr - Là giá cơ sở của
công tác điều tra.
Gnv - Là giá cơ sở của
công tác lập các báo cáo nhiệm vụ.
Gtk - Là giá cơ sở của công tác lập báo cáo tổng kết.
c. Đơn giá lập đề án BVMT đơn giản
Công thức tính: G = Gm
+ Gđtr + Gnv + Gtk
Trong đó:
Gm - Là đơn giá cơ sở của
công tác phân tích mẫu.
Gđtr - Là giá cơ sở của
công tác điều tra.
Gnv - Là giá cơ sở của
công tác lập các báo cáo nhiệm vụ.
Gtk - Là giá cơ sở của công tác lập báo cáo tổng
kết.
Đơn giá (G) được thể hiện ở Phụ lục
VI.
Ghi chú: Các đơn giá nêu trên không bao gồm các chi phí: Phương tiện di chuyển
phục vụ cho công tác điều tra, lấy mẫu hiện trạng môi trường;
khai thác số liệu, tài liệu liên quan; lập mẫu phiếu; chi phí in ấn, hội nghị;
thuế, phí, lệ phí thẩm định.
III. Một số quy định
khi áp dụng định mức đơn giá
- Đối với dự án có vị trí xây dựng tại
các khu vực nhạy cảm về môi trường, có tác động đến nhiều đối tượng thì quá
trình áp dụng định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá này có thể xem xét điều chỉnh
phù hợp theo ý kiến của cơ quan chuyên môn và được cấp có thẩm quyền thẩm định,
phê duyệt.
- Đối với dự án sử dụng nguồn vốn ODA
thì quá trình áp dụng có thể xem xét
điều chỉnh phù hợp với quy định của nhà tài trợ.
- Trong quá trình áp dụng Định mức và
đơn giá này trường hợp phát hiện có sự bất cập, sẽ được xem xét điều chỉnh, bổ
sung phù hợp.
Phần II
QUY ĐỊNH VỀ ĐỊNH
MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ TÍNH ĐƠN GIÁ CHO CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
MÔI TRƯỜNG, KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT, ĐỀ ÁN
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƠN GIẢN
Việc tính định mức kinh tế kỹ thuật
và đơn giá lập Báo cáo ĐTM, Đề án BVMT chi tiết, Đề án BVMT đơn giản, Kế hoạch
BVMT được xác định cho các công việc chính sau đây:
- Đối với công tác lập Báo cáo ĐTM và
Đề án BVMT chi tiết, Đề án BVMT đơn giản, bao gồm các công việc chính: Công tác
lấy mẫu, công tác điều tra, công tác lập các báo cáo nhiệm vụ và công tác lập
báo cáo tổng kết.
- Đối với công tác lập Kế hoạch BVMT,
bao gồm các công việc chính: Công tác điều tra, công tác lập các báo cáo nhiệm
vụ và công tác lập báo cáo tổng kết.
I. Nội dung định
mức và cách tính giá đối với công tác lấy mẫu hiện trạng môi trường
1. Thành phần
cơ sở của mẫu hiện trạng môi trường
- Môi trường đất: Asen (As); Cadimi
(Cd); Đồng (Cu); Chì (Pb); Kẽm (Zn).
- Môi trường nước mặt lục địa đối với
lập báo cáo ĐTM: pH; Ôxy hòa tan (DO); tổng chất rắn lơ lửng
(TSS); nhu cầu ô xy hóa học (COD); nhu cầu ô xy sinh hóa (BOD5);
Amoni (NH4+) (tính theo N); Nitrit (NO2-)
(tính theo N); Nitrat (NO3-) (tính theo N); Phosphat (PO43-) (tính theo P); sắt (Fe); Clorua (Cl-);
tổng dầu, mỡ; Coliform.
- Môi trường nước mặt lục địa đối với
lập đề án BVMT: pH; ôxy hòa tan (DO); tổng chất rắn lơ lửng
(TSS); nhu cầu ô xy hóa học (COD); nhu cầu ô xy sinh hóa (BOD5);
Amoni (NH4+)
(tính theo N); Nitrit (NO2-) (tính
theo N); Nitrat (NO3-) (tính theo
N); Phosphat (PO43-)
(tính theo P); Sắt (Fe); Clorua (Cl-); Coliform:
- Môi trường nước dưới đất: pH; độ cứng
(tính theo CaCO3); chất rắn tổng số (TS); Sulfat (SO42-); Amôni (tính theo N); Nitrit (NO2-) (tính theo N); Nitrat (NO3-) (tính theo N); Mangan (Mn); sắt (Fe); Clorua (CP); Asen (As);
Coliform.
- Môi trường không khí xung quanh: Tiếng
ồn; Cacbon oxit (CO); Nitơ oxit (NO2); Lưu huỳnh đioxit (SO2); Ô zôn (O3); Bụi lơ lửng (TSP); Chì (Pb).
- Nước thải: Lưu lượng; nhiệt độ; pH;
tổng chất rắn lơ lửng (TSS); nhu cầu ô xy hóa học (COD); nhu cầu ô xy sinh hóa
(BOD5); Amoni (NH4+)
(tính theo N); Nitrit (NO2-) (tính
theo N); Nitrat (NO3-) (tính theo
N); Phosphat (PO43) (tính theo P); Sunfua (tính theo H2S);
Coliform.
- Khí thải, tiếng ồn: Tiếng ồn; bụi tổng;
Cacbon oxit (CO); Nitơ oxit (NO2); Lưu huỳnh
đioxit (SO2).
- Nước biển ven bờ: Nhiệt độ; pH; tổng
chất rắn lơ lửng (TSS); Ôxy hòa tan (DO); nhu cầu ô xy hóa học (COD); Amôni (NH4+) (tính theo N); Coliform.
Ngoài ra, đối với một số loại hình dự
án đặc thù trong danh mục các nhóm dự án tại Phụ lục II - Nghị định số
18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi
trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch
bảo vệ môi trường (Sau đây gọi là Nghị định số 18) thì phải bổ sung thêm các
thông số sau:
- Đối với dự án có số thứ tự 8 - Phụ
lục II - Nghị định số 18:
Nước thải: Dầu mỡ động, thực vật; tổng
hoạt độ phóng xạ α; tổng hoạt độ phóng xạ β.
- Đối với các dự án thuộc Nhóm các dự
án sản xuất vật liệu xây dựng và Nhóm các dự án về giao thông:
Nước thải: Tổng dầu mỡ khoáng; sắt.
- Đối với dự án có số thứ tự 25 - Phụ
lục II - Nghị định số 18:
Môi trường nước mặt lục địa (Áp dụng
chung cho cả việc lập báo cáo ĐTM và đề án BVMT chi tiết); nước dưới đất; không
khí xung quanh; nước thải; nước biển ven bờ; tổng hoạt độ
phóng xạ α; tổng hoạt độ phóng xạ β.
- Đối với dự án có số thứ tự 34 - Phụ
lục II - Nghị định số 18:
Môi trường đất: Dư lượng hóa chất
BVTV trong đất nhóm clo hữu cơ.
- Đối với dự án có số thứ tự 37 và 41
- Phụ lục II - Nghị định số 18:
Môi trường nước mặt lục địa (Áp dụng
chung cho cả việc lập ĐTM và đề án BVMT chi tiết): Asen (As);
Cadimi (Cd); Chì (Pb); Crom III (Cr3+); Crom VI (Cr6+); Đồng
(Cu); Kẽm (Zn); Thủy ngân (Hg); tổng hoạt độ phóng xạ α; tổng hoạt độ phóng xạ β.
Nước thải: Asen (As); Cadimi (Cd);
Chì (Pb); Crom III (Cr3+); Crom VI (Cr6+); Đồng (Cu); Kẽm (Zn); Niken (Ni); Thủy ngân (Hg); tổng hoạt độ phóng
xạ α; tổng hoạt độ phóng xạ β.
Môi trường nước
hiển ven bờ: Asen (As); Cadimi (Cd); Chì (Pb); Crom
III (Cr3+); Crom VI (Cr6+); Đồng (Cu); Kẽm (Zn); Niken (Ni); Thủy ngân (Hg); tổng hoạt độ phóng
xạ α; tổng hoạt độ phóng xạ β.
Trầm tích: Asen (As); Cadimi (Cd);
Chì (Pb); Kẽm (Zn); Thủy ngân (Hg); Crom III (Cr3+); Crom VI (Cr6+); Đồng (Cu).
- Đối với Nhóm dự án về dầu khí:
Môi trường không khí xung quanh:
Hydrocabon.
- Đối với dự án có số thứ tự 44 - Phụ lục II - Nghị định số 18:
Nước thải: Dầu mỡ khoáng (tổng
Hydrocarbon).
- Đối với Nhóm các dự án về xử lý,
tái chế chất thải.
Môi trường nước mặt lục địa (Áp dụng
chung cho cả việc lập ĐTM và đề án BVMT chi tiết): Cadimi (Cd); Chì (Pb); Đồng
(Cu); Kẽm (Zn);.
Nước thải: Niken (Ni); Cadimi (Cd);
Chì (Pb); Đồng (Cu); Kẽm (Zn); Sắt; dầu mỡ khoáng (tổng Hydrocarbon).
Môi trường nước biển ven bờ: Cadimi
(Cd); Chì (Pb); Đồng (Cu); Kẽm (Zn); Niken (Ni).
Trầm tích: Cadimi (Cd); Chì (Pb); Đồng
(Cu); Kẽm (Zn); Niken (Ni).
- Đối với Nhóm các dự án về cơ khí,
luyện kim.
Môi trường nước mặt lục địa (Áp dụng
chung cho cả việc lập ĐTM và đề án BVMT chi tiết): Asen (As);
Cadimi (Cd); Chì (Pb); Crom III (Cr3+); Crom VI (Cr6+); Đồng
(Cu); Kẽm (Zn); Thủy ngân (Hg).
Nước thải: Sắt (Fe); Cadimi (Cd); Chì
(Pb); Đồng (Cu); Kẽm (Zn); Niken (Ni); dầu mỡ khoáng (tổng
Hydrocarbon).
Môi trường nước biển ven bờ: Asen
(As); Cadimi (Cd); Chì (Pb); Crom III (Cr3+); Crom VI (Cr6+);
Đồng (Cu); Kẽm (Zn); Niken (Ni); Thủy ngân (Hg).
Trầm tích: Asen (As); Cadimi (Cd);
Chì (Pb); Crom III (Cr3+); Crom VI (Cr6+); Đồng (Cu); Kẽm
(Zn); Niken (Ni); Thủy ngân (Hg).
- Đối với Nhóm các dự án sản xuất, chế
biến thực phẩm:
Nước thải: Tổng nitơ; tổng phốt pho
(tính theo P); Clo dư; tổng dầu, mỡ động, thực vật.
- Đối với dự án có số thứ tự 74 - Phụ lục II - Nghị định số 18:
Nước thải: Tổng xianua; tổng nitơ; tổng phốt pho (tính theo P).
- Đối với dự án có số thứ tự 81 và 82
- Phụ lục II - Nghị định số 18:
Môi trường nước mặt lục địa (Áp dụng
chung cho cả việc lập ĐTM và đề án BVMT chi tiết): Hóa chất BVTV Clo hữu cơ (01
thông số); hóa chất BVTV phospho hữu cơ (01 thông số).
Môi trường không khí xung quanh:
Hydrocabon.
Nước thải: Tổng hóa chất bảo vệ thực
vật clo hữu cơ; tổng hóa chất bảo vệ thực vật phốt pho hữu cơ.
Môi trường nước biển ven bờ: Hóa chất
BVTV Clo hữu cơ (01 thông số); hóa chất BVTV phospho hữu cơ (01 thông số).
Trầm tích: Hóa chất BVTV.
- Đối với Nhóm các dự án về hóa chất,
dược phẩm, mỹ phẩm, nhựa, chất dẻo:
Môi trường không khí xung quanh:
Hydrocabon.
- Đối với dự án có số thứ tự 92 và 93
- Phụ lục II - Nghị định số 18:
Nước thải: Độ màu; Halogen hữu cơ dễ
bị hấp thụ (AOX).
- Đối với dự án có số thứ tự 95 và 98
- Phụ lục II - Nghị định số 18:
Môi trường nước mặt lục địa (Áp dụng
chung cho cả việc lập ĐTM và đề án BVMT chi tiết): Crom III (Cr3+);
Crom VI (Cr6+);
Đồng (Cu).
Nước thải: Mùi; độ màu (pH=7); dầu mỡ
khoáng; Crôm VI (Cr6+); Crôm III (Cr3+); Sắt (Fe); Đồng (Cu); Clo dư.
Môi trường nước biển ven bờ: Crom III
(Cr3+); Crom VI (Cr6+); Đồng (Cu).
Trầm tích; Crom III (Cr3+);
Crom VI (Cr6+); Đồng (Cu).
- Đối với dự án có số thứ tự 100;
105; 106; 107 và 110 - Phụ lục II - Nghị định số 18:
Môi trường nước mặt lục địa (Áp dụng
chung cho cả việc lập ĐTM và đề án BVMT chi tiết): Cadimi (Cd); Chì (Pb); Crom
III (Cr3+); Crom VI (Cr6+); Đồng (Cu); Kẽm (Zn).
Nước thải: Cadimi (Cd); Chì (Pb); Crom III (Cr3+); Crom VI (Cr6+); Đồng
(Cu); Kẽm (Zn); Niken (Ni); Sắt (Fe); dầu mỡ khoáng.
Môi trường nước biển ven bờ: Cadimi (Cd); Chì (Pb); Crom III (Cr3+); Crom VI (Cr6+); Đồng (Cu); Kẽm (Zn); Niken (Ni).
Trầm tích: Cadimi (Cd); Chì (Pb);
Crom III (Cr3+); Crom VI (Cr6+); Đồng (Cu); Kẽm (Zn);
Niken (Ni).
2. Số lượng mẫu
tối thiểu của các thành phần môi trường
Bảng 2.1. Số lượng mẫu tối thiểu để đánh giá hiện trạng môi trường
TT
|
Nội
dung
|
Đơn
vị
|
Thành
phần MT cơ sở
|
Thành
phần MT bổ sung (*)
|
Đất
|
Nước
mặt lục địa
|
Nước
dưới đất
|
Không
khí xung quanh
|
Nước
thải
|
Khí
thải
|
Nước
biển ven bờ
|
Trầm
tích
|
1
|
Lập Báo cáo ĐTM
|
mẫu
|
02
|
02
|
02
|
02
|
|
|
02
|
02
|
2
|
Lập Đề án BVMT chi tiết
|
mẫu
|
|
02
|
|
|
02
|
02
|
02
|
02
|
3
|
Lập Đề án BVMT đơn giản
|
mẫu
|
|
|
|
|
01
|
01
|
|
|
Chú thích:
(*): Trường hợp dự án có một phần xả thải vào nước
biển ven bờ thì ngoài thành phần môi trường cơ sở phải bổ sung thêm thành phần nước biển ven bờ; Trường hợp dự án thực hiện ở
vùng cửa sông thì sẽ bổ sung thêm thành phần môi
trường trầm tích đáy sông.
3. Cách tính
chi phí phân tích các thành phần môi trường
Cách tính chi phí phân tích:
G =
Gm * Km
Trong đó:
Gm - Là đơn giá cơ sở của
công tác phân tích mẫu.
Km - Là
hệ số điều chỉnh giá đối với công tác phân tích mẫu.
Gm được tính bằng số lượng
mẫu tối thiểu của từng thành phần môi trường nhân với đơn giá phân tích mẫu tương ứng các thông số nêu tại Điểm
1 Mục I Phần II.
Hệ số lấy mẫu môi trường (Km)
phụ thuộc vào 02 yếu tố chính là quy mô diện tích hoặc quy mô công suất (tầm ảnh
hưởng đến không gian) và vùng dự án thực hiện (ảnh hưởng đến chi phí nhân
công).
Khi quy mô dự án ở mức nhỏ nhất (Km
= 1) thì số lượng mẫu tương ứng với số lượng mẫu tối thiểu
ở Bảng 2.1;
Khi quy mô dự án tăng lên thì số mẫu
điều chỉnh theo hệ số Km trong Phụ lục I.
II. Nội dung định
mức và cách tính giá đối với công tác điều tra, khảo sát kinh tế - xã hội, điều
kiện tự nhiên và môi trường
1. Điều tra
kinh tế - xã hội
a. Thành phần công việc:
* Điều tra, khảo sát:
- Xác định khu vực điều tra thuộc một
hay nhiều xã.
- Lập mẫu phiếu điều tra gồm:
+ Phiếu điều tra kinh tế xã hội.
+ Phiếu điều tra về điều kiện y tế và
vệ sinh môi trường.
+ Văn bản tham vấn gửi UBND xã.
- Nội dung điều tra:
+ Điều tra về điều
kiện kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng.
+ Điều tra về các dự án tương tự trên
địa bàn.
+ Xác định khoảng cách gần nhất đến
khu dân cư.
+ Xác định khoảng cách từ khu vực dự
án đến các đối tượng nhạy cảm về môi trường.
* Tham vấn cộng đồng (Đối với lập báo
cáo ĐTM, đề án BVMT chi tiết):
Đối với lập báo cáo ĐTM:
- Công tác chuẩn bị:
+ Tóm tắt nội dung báo cáo ĐTM.
+ Chuẩn bị hội trường, nước uống.
+ Chuẩn bị kinh phí họp.
+ Mời đại diện UBND xã, các tổ chức
và cộng đồng bị ảnh hưởng.
- Nội dung họp tham vấn:
+ Đại diện UBND xã trình bày lý do cuộc
họp tham vấn.
+ Chủ dự án giới thiệu tóm tắt về dự
án.
+ Đại diện cơ quan tư vấn (nếu có)
trình bày tóm tắt báo cáo ĐTM.
+ Lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức,
cộng đồng dân cư.
+ Tổng hợp ý kiến đóng góp của các tổ
chức và cộng đồng tham gia.
- Đối với đề án BVMT chi tiết:
+ Gửi công văn tham
vấn kèm theo tóm tắt đề án BVMT đến UBND xã.
+ Lấy ý kiến tham vấn của UBND xã bằng
văn bản.
b. Định mức kinh tế kỹ thuật:
Bảng 2.2. Định mức kinh tế kỹ thuật một số công tác điều tra KT-XH và
tham vấn cộng đồng
Nội dung
Nhóm, ngành
|
Điều
tra kinh tế - xã hội
|
Tham
vấn cộng đồng
|
Công điều tra
(công)
|
Công dẫn đường
(công)
|
Công tác phí
(công)
|
Công thuyết trình
(công)
|
Công tác phí
(công)
|
A. Đối với công tác lập báo cáo ĐTM
|
Định mức cơ sở cho các nhóm ngành
|
2
|
1
|
2
|
2
|
2
|
B. Đối với công tác lập Đề án
BVMT chi tiết
|
Định mức cơ sở cho các nhóm ngành
|
2
|
1
|
2
|
-
|
-
|
C. Đối với công tác lập Đề án BVMT đơn giản
|
Định mức cơ sở cho các nhóm ngành
|
1
|
1
|
1
|
-
|
-
|
D. Đối với công tác lập Kế hoạch
BVMT thuộc thẩm quyền xác nhận của Sở TN và MT
|
Định mức cơ sở cho các nhóm ngành
|
2
|
1
|
2
|
-
|
-
|
2. Điều tra điều
kiện tự nhiên và môi trường
a. Thành phần công việc
* Điều tra - khảo sát:
- Xác định khu vực điều tra - khảo
sát:
+ Xác định khu vực dự án thuộc vùng đồi
núi, đồng bằng.
+ Xác định rõ vị trí trên bản đồ, có
tọa độ địa lý theo hệ tọa độ VN2000.
- Thu thập tài liệu, hồ sơ liên quan
gồm:
+ Số liệu về hệ sinh thái.
+ Số liệu khí tượng - thủy văn.
+ Số liệu về tần suất ngập lụt, cosd
ngập lụt.
- Nội dung điều tra:
+ Xác định khoảng cách từ khu vực dự án đến các đối tượng như: Ao hồ,
sông suối.
+ Điều tra số liệu về trữ lượng hồ chứa,
lưu lượng dòng chảy của khe suối.
+ Xác định nguồn tiếp nhận nước thải
của dự án, chức năng của nguồn tiếp nhận đối với các dự án có phát sinh nước thải.
+ Xác định điểm đổ thải đất hữu cơ (đối
với các dự án phải bóc đất), xác định điểm đổ thải của các loại chất thải khác.
* Lấy mẫu hiện trạng môi trường (Đối
với lập báo cáo ĐTM, đề án BVMT chi tiết, đề án BVMT đơn giản):
- Xác định vị trí lấy mẫu hiện trạng
môi trường: Xác định tọa độ và được thể hiện trên sơ đồ.
- Tiến hành lấy mẫu hiện trạng môi
trường: Môi trường đất, nước mặt, nước dưới đất, không khí, nước biển ven bờ,
trầm tích, môi trường nước thải, khí thải.
- Đo nhanh các thông số môi trường.
b. Định mức kinh tế kỹ thuật
Bảng
2.3. Định mức kinh tế kỹ thuật một số công tác điều tra điều kiện tự nhiên và môi trường
Nội
dung
Nhóm, ngành
|
Điều
tra
|
Lấy
mẫu
|
Công điều tra
(công)
|
Công dẫn đường
(công)
|
Công tác phí (công)
|
Công tác phí (công)
|
A. Đối với công tác lập báo cáo ĐTM
|
Định mức cơ sở cho các nhóm ngành
|
2
|
1
|
2
|
2
|
B. Đối với công tác lập Đề án BVMT chi
tiết
|
Định mức cơ sở cho các nhóm ngành
|
2
|
1
|
2
|
2
|
C. Đối với công tác lập Đề án BVMT đơn
giản
|
Định mức cơ sở cho các nhóm ngành
|
2
|
1
|
2
|
2
|
D. Đối với công tác lập Kế hoạch BVMT thuộc thẩm quyền xác nhận của Sở TN&MT
|
Định mức cơ sở cho các nhóm ngành
|
2
|
1
|
2
|
-
|
3. Cách tính
giá điều tra kinh tế - xã hội và điều kiện tự nhiên - môi trường
Cách tính giá điều tra:
G =
Gđtr * Kđtr
Trong đó:
Gđtr - Là đơn giá cơ sở của
công tác điều tra.
Kđtr - Là hệ số điều chỉnh
giá đối với công tác điều tra.
Gđtr được tính bằng định mức
kinh tế kỹ thuật quy định tại các Bảng 2.2, Bảng 2.3 nhân
với định mức giá hiện hành được quy định tại:
+ Thông tư số 02/2017/TT-BTC ngày
06/01/2017 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường;
+ Quyết định số 3352/2010/QĐ-UBND
ngày 18/11/2010 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc ban hành Quy định chế độ công tác
phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị trong nước, mức chi tiếp khách trong
và ngoài nước, tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế;
- Hệ số quy mô điều tra kinh tế - xã
hội và điều kiện tự nhiên - môi trường (Kđtr): phụ thuộc vào 02 yếu
tố chính gồm: Nhân công đi điều tra và vùng dự án thực hiện. Kđtr được
quy định cụ thể tại Phụ lục I.
III. Nội dung định mức và cách
tính giá đối với công tác lập báo cáo nhiệm vụ và báo cáo tổng kết
1. Định mức
kinh tế kỹ thuật lập báo cáo nhiệm vụ và báo cáo tổng kết cho các loại hình dự
án thuộc đối tượng phải lập báo cáo ĐTM
a. Định mức kinh tế kỹ thuật lập báo
cáo nhiệm vụ và báo cáo tổng kết cho các loại hình dự án
- Nhiệm vụ 1: Mô tả, đánh giá điều kiện
địa hình, địa chất và khí tượng thủy văn, hiện trạng môi trường vật lý (đất, nước,
không khí), hệ sinh thái và điều kiện về kinh tế - xã hội khu vực dự án.
- Nhiệm vụ 2: Phân tích đánh giá ưu,
nhược điểm của vị trí thực hiện dự án; tác động do quá trình giải phóng mặt bằng như việc di dân tái định cư (nếu có),
mất đất sản xuất, mất việc làm và các loại chất thải phát sinh trong giai đoạn
chuẩn bị của dự án.
- Nhiệm vụ 3: Nguồn gây tác động và
đánh giá tác động đến môi trường từ nguồn có liên quan đến chất thải (bụi, khí
thải, chất thải rắn, nước thải) trong giai đoạn thi công xây dựng dự án. Nguồn
gây tác động và đánh giá tác động từ các nguồn không liên quan đến chất thải,
như: Tiếng ồn, độ rung, sạt lở, tác động đến hệ sinh thái và kinh tế xã hội
trong giai đoạn thi công xây dựng dự án.
- Nhiệm vụ 4: Nguồn gây tác động và
đánh giá, dự báo tác động từ nguồn có liên quan đến chất thải (bụi, khí thải,
chất thải rắn, nước thải) trong giai đoạn hoạt động của dự án.
- Nhiệm vụ 5: Nguồn gây tác động và
đánh giá tác động từ các nguồn không liên quan đến chất thải, như: Tiếng ồn, độ
rung, sạt lở, tác động đến hệ sinh thái và kinh tế xã hội trong giai đoạn hoạt
động của dự án.
- Nhiệm vụ 6: Đánh giá, dự báo rủi
ro, sự cố phát sinh trong giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thi công xây dựng và
trong giai đoạn hoạt động của dự án.
- Nhiệm vụ 7: Biện pháp giảm thiểu
tác động do việc thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư
(nếu có) và xử lý chất thải phát sinh trong giai đoạn chuẩn bị.
- Nhiệm vụ 8: Biện pháp giảm thiểu
tác động tiêu cực từ nguồn có liên quan đến chất thải (bụi, khí thải, chất thải
rắn, nước thải) trong giai đoạn thi công xây dựng dự án. Biện pháp giảm thiểu
tác động tiêu cực từ các nguồn không liên quan đến chất thải, như: Tiếng ồn, độ
rung, sạt lở, tác động đến hệ sinh thái và kinh tế xã hội trong giai đoạn thi
công xây dựng.
- Nhiệm vụ 9: Biện pháp giảm thiểu
tác động tiêu cực từ nguồn có liên quan đến chất thải (bụi, khí thải, chất thải rắn, nước thải) trong giai đoạn hoạt động.
- Nhiệm vụ 10: Biện pháp giảm thiểu
tác động tiêu cực từ các nguồn không liên quan đến chất thải, như: tiếng ồn, độ
rung, sạt lở, tác động đến hệ sinh thái và kinh tế xã hội trong giai đoạn hoạt
động.
- Nhiệm vụ 11: Biện pháp quản lý
phòng ngừa, ứng phó sự cố xẩy ra trong quá trình thực hiện dự án (giai đoạn chuẩn
bị, giai đoạn thi công xây dựng và trong giai đoạn hoạt động).
- Nhiệm vụ 12: Lập dự toán kinh phí đối
với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường. Xây dựng tổ chức, bộ máy quản
lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường.
- Nhiệm vụ 13: Đề xuất chương trình,
quản lý và giám sát môi trường (xác định loại thành phần môi trường cần giám
sát, vị trí giám sát, thông số giám sát đặc trưng của ngành, lĩnh vực).
- Nhiệm vụ 14: Tổng hợp, phân tích và
đánh giá các thông tin từ quá trình tham vấn các tổ chức và cộng đồng dân cư chịu
tác động trực tiếp bởi dự án. Giải trình những ý kiến không tiếp thu của chủ dự
án đối với các ý kiến góp ý, kiến nghị, yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cộng
đồng dân cư được tham vấn.
- Báo cáo tổng hợp: Từ nội dung các
nhiệm vụ và cấu trúc của báo cáo theo hướng dẫn tại Thông tư số
27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường viết báo cáo tổng
hợp.
b. Định mức kinh tế kỹ thuật lập nhiệm
vụ cơ sở đối với một số dự án cụ thể
b1. Dự án có số
thứ tự 13 - Phụ lục II - Nghị định số 18
- Nhiệm vụ 6 được tách thành 2 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 6a: Đánh giá, dự báo sự cố
cháy nổ, mưa bão, sạt lở, tai nạn lao động... phát sinh trong giai đoạn thi
công xây dựng và giai đoạn hoạt động.
+ Nhiệm vụ 6b: Đánh giá, dự báo sự cố
tràn dầu phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng và giai đoạn hoạt động.
- Nhiệm vụ 11 được tách thành 2 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 11a:
Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ, mưa bão, sạt lở, tai nạn lao động...
xẩy ra trong giai đoạn thi công xây dựng và giai đoạn hoạt động.
+ Nhiệm vụ 11b:
Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu xẩy ra trong giai đoạn thi công
xây dựng và giai đoạn hoạt động.
b2. Dự án có số thứ tự từ 14 đến 18 -
Phụ lục II - Nghị định số 18
- Nhiệm vụ 4 sẽ được tách thành 2 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 4a: Nguồn gây tác động và
đánh giá tác động do chất thải rắn, nước thải trong giai đoạn hoạt động.
+ Nhiệm vụ 4b: Nguồn gây tác động và
đánh giá tác động do bụi, khí thải. Sử dụng mô hình toán để tính phát tán các
chất ô nhiễm không khí, xác định phạm vi, mức độ ảnh hưởng trong giai đoạn hoạt
động.
- Nhiệm vụ 9 được tách thành 2 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 9a: Biện pháp giảm thiểu
tác động tiêu cực do chất thải rắn, nước thải trong giai đoạn hoạt động.
+ Nhiệm vụ 9b: Biện pháp giảm thiểu
tác động tiêu cực do bụi, khí thải (nêu rõ quy trình công nghệ xử lý khí thải từ
nguồn điểm) trong giai đoạn hoạt động.
b3. Dự án có số thứ tự 23 - Phụ lục II - Nghị định số 18
- Nhiệm vụ 6 được tách thành 2 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 6a: Đánh giá, dự báo rủi
ro, sự cố cháy nổ, bão lũ, sạt lở ....
+ Nhiệm vụ 6b: Đánh giá, dự báo rủi
ro, sự cố tràn dầu….
- Nhiệm vụ 11 cũng được tách thành 2
nhiệm vụ để trình bày chi tiết hơn về biện pháp ứng phó sự cố tràn dầu, cụ thể:
+ Nhiệm vụ 11a:
Biện pháp quản lý phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ, mưa bão, sạt lở ....
+ Nhiệm vụ 11b:
Biện pháp quản lý phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu.
b4. Dự án nhiệt điện (số thứ tự 25 -
Phụ lục II - Nghị định số 18)
- Nhiệm vụ 3 được tách thành 4 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 3a: Nguồn gây tác động và
đánh giá tác động đến môi trường do chất thải rắn trong giai đoạn thi công xây
dựng.
+ Nhiệm vụ 3b: Nguồn gây tác động và
đánh giá tác động đến môi trường do chất thải lỏng trong giai đoạn thi công xây dựng.
+ Nhiệm vụ 3c: Nguồn gây tác động và
đánh giá tác động đến môi trường do bụi, khí thải trong giai đoạn thi công xây
dựng.
+ Nhiệm vụ 3d: Nguồn gây tác động và
đánh giá tác động từ các nguồn không liên quan đến chất thải, như: Tiếng ồn, độ
rung, sạt lở, tác động đến hệ sinh thái và kinh tế xã hội trong giai đoạn thi
công xây dựng.
- Nhiệm vụ 4 được tách thành 3 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 4a: Nguồn gây tác động và
đánh giá, dự báo tác động do bụi, khí thải trong giai đoạn hoạt động.
+ Nhiệm vụ 4b: Nguồn gây tác động và
đánh giá, dự báo tác động do chất thải rắn trong giai đoạn hoạt động.
+ Nhiệm vụ 4c: Nguồn gây tác động và
đánh giá, dự báo tác động do nước thải trong giai đoạn hoạt động.
- Nhiệm vụ 6 được tách thành 2 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 6a: Đánh giá, dự báo rủi
ro, sự cố phát sinh trong giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thi công xây dựng.
+ Nhiệm vụ 6b: Đánh giá, dự báo rủi
ro, sự cố phát sinh trong trong giai đoạn hoạt động.
- Nhiệm vụ 8 được tách thành 4 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 8a: Biện pháp giảm thiểu
tác động tiêu cực do bụi, khí thải trong giai đoạn thi công xây dựng.
+ Nhiệm vụ 8b: Biện pháp giảm thiểu
tác động tiêu cực do chất thải rắn trong giai đoạn thi công xây dựng.
+ Nhiệm vụ 8c: Biện pháp giảm
thiểu tác động tiêu cực
nước thải trong giai đoạn thi công xây dựng.
+ Nhiệm vụ 8d: Biện pháp giảm thiểu
tác động tiêu cực từ các nguồn không liên quan đến chất thải, như: tiếng ồn, độ
rung, sạt lở, tác động đến hệ sinh thái và kinh tế xã hội trong giai đoạn thi
công xây dựng.
- Nhiệm vụ 9 được tách thành 3 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 9a: Biện pháp giảm thiểu
tác động tiêu cực do bụi, khí thải trong giai đoạn hoạt động.
+ Nhiệm vụ 9b: Biện pháp giảm thiểu
tác động tiêu cực do chất thải rắn trong giai đoạn hoạt động.
+ Nhiệm vụ 9c: Biện pháp giảm thiểu
tác động tiêu cực do nước thải trong giai đoạn hoạt động.
- Nhiệm vụ 11 được tách thành 2 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 11a:
Biện pháp quản lý phòng ngừa, ứng phó sự cố xẩy ra trong giai đoạn chuẩn bị,
giai đoạn thi công xây dựng.
+ Nhiệm vụ 11b:
Biện pháp quản lý phòng ngừa, ứng phó sự cố xẩy ra trong giai đoạn hoạt động.
- Nhiệm vụ 13 được tách thành 2 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 13a: Đề xuất chương trình
quản lý môi trường.
+ Nhiệm vụ 13b: Đề xuất chương trình
giám sát môi trường (xác định loại thành phần môi trường cần giám sát, vị trí
giám sát, chỉ tiêu giám sát đặc trưng của ngành, lĩnh vực).
b5. Dự án có số thứ tự 26, 27 - Phụ lục
II - Nghị định số 18 (Trừ dự án Thủy điện)
- Nhiệm vụ 3 được tách thành 2 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 3a: Nguồn gây tác động và
đánh giá tác động đến môi trường có liên quan đến chất thải trong giai đoạn thi
công xây dựng.
+ Nhiệm vụ 3b: Nguồn gây tác động và
đánh giá tác động từ các nguồn không liên quan đến chất thải, như: tiếng ồn, độ
rung, sạt lở, tác động đến hệ sinh thái và kinh tế xã hội trong giai đoạn thi
công xây dựng.
- Nhiệm vụ 9 được tách thành 3 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 9a: Biện pháp giảm thiểu
tác động tiêu cực do bụi, khí thải trong giai đoạn hoạt động.
+ Nhiệm vụ 9b: Biện pháp giảm thiểu
tác động tiêu cực do chất thải rắn trong giai đoạn hoạt động.
+ Nhiệm vụ 9c: Biện pháp giảm thiểu
tác động tiêu cực do nước thải trong giai đoạn hoạt động.
- Nhiệm vụ 11 được tách thành 2 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 11a:
Biện pháp quản lý phòng ngừa, ứng phó sự cố xẩy ra trong giai đoạn chuẩn bị,
giai đoạn thi công xây dựng.
+ Nhiệm vụ 11b:
Biện pháp quản lý phòng ngừa, ứng phó sự cố xẩy ra trong
giai đoạn hoạt động.
- Nhiệm vụ 13 được tách thành 2 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 13a: Đề xuất chương trình
quản lý môi trường.
+ Nhiệm vụ 13b: Đề xuất chương trình
giám sát môi trường (xác định loại thành phần môi trường cần giám sát, vị trí
giám sát, chỉ tiêu giám sát đặc trưng của ngành, lĩnh vực).
b6. Dự án thủy điện (Số thứ tự 27 -
Phụ lục II - Nghị định số 18)
- Nhiệm vụ 1 được tách thành 2 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 1a:
Mô tả, đánh giá điều kiện địa hình, địa chất và khí tượng
thủy văn (dòng chảy, đặc điểm địa hình khe suối, tổng lượng nước đến, diện tích
lưu vực), hiện trạng môi trường vật lý (đất, nước, không khí), điều kiện về
kinh tế - xã hội khu vực dự án.
+ Nhiệm vụ 1b:
Mô tả, đánh giá đặc điểm hệ sinh thái của rừng trên thượng lưu hồ chứa, đánh
giá trữ lượng rừng khu vực lòng hồ.
- Nhiệm vụ 2 được tách thành 2 nhiệm
vụ, vì dự án thủy điện thường có phạm vi ảnh hưởng lớn nên có nhiều khả năng phải
di dân, tái định cư, di chuyển mồ mả ảnh hưởng đến yếu tố tâm linh, cụ thể:
+ Nhiệm vụ 2a: Phân tích đánh giá ưu,
nhược điểm của vị trí thực hiện dự án, các loại chất thải phát sinh.
+ Nhiệm vụ 2b: Tác động do việc di
dân tái định cư, mất việc làm, di chuyển mồ mả....
- Nhiệm vụ 3 được tách thành 2 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 3a: Nguồn gây tác động và
đánh giá tác động đến môi trường có liên quan đến chất thải trong giai đoạn thi
công xây dựng.
+ Nhiệm vụ 3b: Nguồn gây tác động và
đánh giá tác động từ các nguồn không liên quan đến chất thải, như: tiếng ồn, độ
rung, sạt lở, tác động đến hệ sinh thái và kinh tế xã hội trong giai đoạn thi
công xây dựng.
- Nhiệm vụ 8 được tách thành 2 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 8a: Biện pháp giảm thiểu
tác động tiêu cực từ nguồn có liên quan đến chất thải (bụi, khí thải, chất thải
rắn, nước thải) trong giai đoạn thi công xây dựng dự án.
+ Nhiệm vụ 8b: Biện pháp giảm thiểu
tác động tiêu cực từ các nguồn không
liên quan đến chất thải, như: tiếng ồn, độ rung, sạt lở, tác động đến hệ
sinh thái và kinh tế xã hội trong giai đoạn thi công xây dựng.
- Nhiệm vụ 10 được tách thành 2 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 10a: Biện pháp giảm thiểu
tác động tiêu cực từ các nguồn không liên quan đến chất thải, như: tiếng ồn, độ
rung, tác động đến hệ sinh thái và kinh tế - xã hội trong giai đoạn hoạt động.
+ Nhiệm vụ 10b: Biện pháp giảm thiểu
tác động do sạt lở đất, thay đổi địa hình, bồi lắng trong giai đoạn hoạt động.
- Nhiệm vụ 13 được tách thành 2 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 13a: Đề xuất chương trình quản lý môi trường.
+ Nhiệm vụ 13b: Đề xuất chương trình
giám sát môi trường (xác định loại thành phần môi trường cần giám sát, vị trí giám sát, chỉ tiêu giám
sát đặc trưng của ngành, lĩnh vực).
b7. Dự án liên quan đến thủy lợi,
khai thác rừng, trồng trọt (Số thứ tự từ 30 đến 34 - Phụ lục II - Nghị định số
18)
- Nhiệm vụ 3 được tách thành 4 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 3a: Nguồn gây tác động và
đánh giá tác động đến môi trường do chất thải rắn trong giai đoạn thi công xây
dựng.
+ Nhiệm vụ 3b: Nguồn gây tác động và
đánh giá tác động đến môi trường do chất thải lỏng trong giai đoạn thi công xây
dựng.
+ Nhiệm vụ 3c: Nguồn gây tác động và
đánh giá tác động đến môi trường do bụi, khí thải trong giai đoạn thi công xây
dựng.
+ Nhiệm vụ 3d: Nguồn gây tác động và
đánh giá tác động từ các nguồn không liên quan đến chất thải, như; tiếng ồn, độ
rung, sạt lở, tác động đến hệ sinh thái và kinh tế xã hội trong giai đoạn thi
công xây dựng.
- Nhiệm vụ 8 được tách thành 2 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 8a: Biện pháp giảm thiểu
tác động tiêu cực từ nguồn có liên quan đến chất thải (bụi, khí thải, chất thải
rắn, nước thải) trong giai đoạn thi công xây dựng dự án.
+ Nhiệm vụ 8b: Biện pháp giảm thiểu
tác động tiêu cực từ các nguồn không liên quan đến chất thải, như: tiếng ồn, độ
rung, sạt lở, tác động đến hệ sinh thái và kinh tế xã hội trong giai đoạn thi
công xây dựng.
b8. Dự án thăm dò, khai thác, chế biến
khoáng sản (Số thứ tự từ 35 đến 41 - Phụ lục II - Nghị định số 18)
- Nhiệm vụ 3 được tách thành 2 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 3a: Nguồn gây tác động và
đánh giá tác động đến môi trường từ nguồn có liên quan đến
chất thải (bụi, khí thải, chất thải rắn, nước thải) trong
giai đoạn thi công xây dựng dự án.
+ Nhiệm vụ 3b: Nguồn gây tác động và
đánh giá tác động từ các nguồn không liên quan đến chất thải, như: tiếng ồn, độ
rung, sạt lở, tác động đến hệ sinh thái và kinh tế xã hội trong giai đoạn thi
công xây dựng dự án.
- Nhiệm vụ 4 được tách thành 3 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 4a: Nguồn gây tác động và
đánh giá, dự báo tác động do bụi, khí thải trong giai đoạn hoạt động.
+ Nhiệm vụ 4b: Nguồn gây tác động và
đánh giá, dự báo tác động do chất thải rắn trong giai đoạn hoạt động.
+ Nhiệm vụ 4c: Nguồn gây tác động và
đánh giá, dự báo tác động do nước thải trong giai đoạn hoạt động.
- Nhiệm vụ 8 được tách thành 2 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 8a: Biện pháp giảm thiểu
tác động tiêu cực từ nguồn có liên quan đến chất thải (bụi, khí thải, chất thải
rắn, nước thải) trong giai đoạn thi công xây dựng dự án.
+ Nhiệm vụ 8b: Biện pháp giảm thiểu
tác động tiêu cực từ các nguồn không liên quan đến chất thải, như: tiếng ồn, độ
rung, sạt lở, tác động đến hệ sinh thái và kinh tế xã hội trong giai đoạn thi
công xây dựng.
- Nhiệm vụ 13 được tách thành 2 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 13a: Đề xuất chương trình
quản lý môi trường.
+ Nhiệm vụ 13b: Đề xuất chương trình
giám sát môi trường (xác định loại thành phần môi trường cần giám sát, vị trí
giám sát, chỉ tiêu giám sát đặc trưng của ngành, lĩnh vực).
b9. Nhóm dự án về dầu khí (Số thứ tự
từ 42 đến 44 - Phụ lục II - Nghị định số 18)
- Nhiệm vụ 3 được tách thành 4 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 3a: Nguồn gây tác động và
đánh giá tác động đến môi trường do chất thải rắn trong giai đoạn thi công xây dựng.
+ Nhiệm vụ 3b: Nguồn gây tác động và
đánh giá tác động đến môi trường do chất thải lỏng trong giai đoạn thi công xây
dựng.
+ Nhiệm vụ 3c: Nguồn gây tác động và
đánh giá tác động đến môi trường do bụi, khí thải trong giai đoạn thi công xây
dựng.
+ Nhiệm vụ 3d: Nguồn gây tác động và
đánh giá tác động từ các nguồn không liên quan đến chất thải, như: tiếng ồn, độ
rung, sạt lở, tác động đến hệ sinh thái và kinh tế xã hội trong giai đoạn thi
công xây dựng.
- Nhiệm vụ 4 được tách thành 3 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 4a: Nguồn gây tác động và
đánh giá, dự báo tác động do bụi, khí thải trong giai đoạn hoạt động của dự án.
+ Nhiệm vụ 4b: Nguồn gây tác động và
đánh giá, dự báo tác động do chất thải rắn trong giai đoạn hoạt động của dự án.
+ Nhiệm vụ 4c: Nguồn gây tác động và
đánh giá, dự báo tác động do nước thải trong giai đoạn hoạt động của dự án.
- Nhiệm vụ 6 được tách thành 2 nhiệm
vụ như sau:
+ Nhiệm vụ 6a: Đánh giá, dự báo rủi
ro, sự cố phát sinh trong giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thi công xây dựng và
giai đoạn hoạt động của dự án.
+ Nhiệm vụ 6b: Đánh giá, dự báo sự cố
tràn dầu trong giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thi công xây dựng và giai đoạn hoạt
động của dự án.
- Nhiệm vụ 8 được tách thành 4 nhiệm
vụ như sau:
+ Nhiệm vụ 8a: Biện pháp giảm thiểu
tác động tiêu cực do bụi, khí thải trong giai đoạn thi công xây dựng dự án.
+ Nhiệm vụ 8b: Biện pháp giảm thiểu
tác động tiêu cực do chất thải rắn trong giai đoạn thi công xây dựng dự án.
+ Nhiệm vụ 8c: Biện pháp giảm thiểu
tác động tiêu cực do nước thải trong giai đoạn thi công xây dựng dự án.
+ Nhiệm vụ 8d: Biện pháp giảm thiểu
tác động tiêu cực từ các nguồn không liên quan đến chất thải, như: tiếng ồn, độ
rung, sạt lở, tác động đến hệ sinh thái và kinh tế xã hội trong giai đoạn thi
công xây dựng.
- Nhiệm vụ 9 được tách thành 3 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 9a: Biện pháp giảm thiểu
tác động tiêu cực do bụi, khí thải trong giai đoạn hoạt động.
+ Nhiệm vụ 9b: Biện pháp giảm thiểu
tác động tiêu cực do chất thải rắn trong giai đoạn hoạt động.
+ Nhiệm vụ 9c: Biện pháp giảm thiểu
tác động tiêu cực do nước thải trong giai đoạn hoạt động.
- Nhiệm vụ 11 được tách thành 2 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 11a:
Biện pháp quản lý phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ, bão lũ.... xẩy ra trong
giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thi công xây dựng và giai đoạn hoạt động của dự
án.
+ Nhiệm vụ 11b:
Biện pháp quản lý phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu xẩy ra trong giai đoạn thi
công xây dựng và giai đoạn hoạt động của dự án.
- Nhiệm vụ 13 được tách thành 2 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 13a: Đề xuất chương trình
quản lý môi trường.
+ Nhiệm vụ 13b: Đề xuất chương trình
giám sát môi trường (xác định loại thành phần môi trường cần giám sát, vị trí
giám sát, chỉ tiêu giám sát đặc trưng của ngành, lĩnh vực).
b10. Dự án về xử
lý, tái chế chất thải (Số thứ tự 45, 46 - Phụ lục II - Nghị
định số 18)
- Nhiệm vụ 13 được tách thành 2 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 13a: Đề xuất chương trình
quản lý môi trường.
+ Nhiệm vụ 13b: Đề xuất chương trình
giám sát môi trường (xác định loại thành phần môi trường cần giám sát, vị trí
giám sát, chỉ tiêu giám sát đặc trưng của ngành, lĩnh vực).
b11. Dự án nhà
máy luyện kim (Số thứ tự 47 - Phụ lục II - Nghị định số 18)
- Nhiệm vụ 4 được tách thành 3 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 4a: Nguồn gây tác động và
đánh giá, dự báo tác động do bụi, khí thải trong giai đoạn hoạt động của dự án.
+ Nhiệm vụ 4b: Nguồn gây tác động và
đánh giá, dự báo tác động do chất thải rắn trong giai đoạn hoạt động của dự án.
+ Nhiệm vụ 4c: Nguồn gây tác động và
đánh giá, dự báo tác động do nước thải trong giai đoạn hoạt động của dự án.
- Nhiệm vụ 6 được tách thành 2 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 6a: Đánh giá, dự báo rủi
ro, sự cố phát sinh trong giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thi công xây dựng.
+ Nhiệm vụ 6b: Đánh giá, dự báo rủi
ro, sự cố phát sinh trong giai đoạn hoạt động của dự án.
- Nhiệm vụ 8 được tách thành 4 nhiệm
vụ như sau:
+ Nhiệm vụ 8a: Biện pháp giảm thiểu
tác động tiêu cực do bụi, khí thải trong giai đoạn thi công xây dựng dự án.
+ Nhiệm vụ 8b: Biện pháp giảm thiểu
tác động tiêu cực do chất thải rắn trong giai đoạn thi công xây dựng dự án.
+ Nhiệm vụ 8c: Biện pháp giảm thiểu
tác động tiêu cực do nước thải trong giai đoạn thi công xây dựng dự án.
+ Nhiệm vụ 8d: Biện pháp giảm thiểu
tác động tiêu cực từ các nguồn không liên quan đến chất thải, như: tiếng ồn, độ
rung, sạt lở, tác động đến hệ sinh thái và kinh tế xã hội trong giai đoạn thi
công xây dựng.
- Nhiệm vụ 9 được tách thành 3 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 9a: Biện pháp giảm thiểu
tác động tiêu cực do bụi, khí thải trong giai đoạn hoạt động.
+ Nhiệm vụ 9b: Biện pháp giảm thiểu
tác động tiêu cực do chất thải rắn trong giai đoạn hoạt động.
+ Nhiệm vụ 9c: Biện pháp giảm thiểu
tác động tiêu cực do nước thải trong giai đoạn hoạt động.
- Nhiệm vụ 11 được tách thành 2 Nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 11a:
Biện pháp quản lý phòng ngừa, ứng phó sự cố xẩy ra trong giai đoạn chuẩn bị,
giai đoạn thi công xây dựng.
+ Nhiệm vụ 11b:
Biện pháp quản lý phòng ngừa, ứng phó sự cố xẩy ra trong giai đoạn hoạt động.
- Nhiệm vụ 13 được tách thành 2 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 13a: Đề xuất chương trình
quản lý môi trường.
+ Nhiệm vụ 13b: Đề xuất chương trình
giám sát môi trường (xác định loại thành phần môi trường cần giám sát, vị trí
giám sát, chỉ tiêu giám sát đặc trưng của ngành, lĩnh vực).
b12. Dự án đóng
mới, sửa chữa tàu thủy (Số thứ tự 49 - Phụ lục II - Nghị định số 18)
- Nhiệm vụ 6 được tách thành 2 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 6a: Đánh giá, dự báo rủi
ro, sự cố phát sinh trong giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thi công xây dựng.
+ Nhiệm vụ 6b: Đánh giá, dự báo rủi
ro, sự cố phát sinh trong giai đoạn hoạt động của dự án. Đặc biệt sự cố tràn dầu.
- Nhiệm vụ 9 được tách thành 3 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 9a: Biện pháp giảm thiểu
tác động tiêu cực do bụi, khí thải trong giai đoạn hoạt động.
+ Nhiệm vụ 9b: Biện pháp giảm thiểu
tác động tiêu cực do chất thải rắn trong giai đoạn hoạt động.
+ Nhiệm vụ 9c: Biện pháp giảm thiểu
tác động tiêu cực do nước thải trong giai đoạn hoạt động.
- Nhiệm vụ 11 được tách thành 2 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 11a:
Biện pháp quản lý phòng ngừa, ứng phó sự cố xẩy ra trong giai đoạn chuẩn bị,
giai đoạn thi công xây dựng.
+ Nhiệm vụ 11b:
Biện pháp quản lý phòng ngừa, ứng phó sự cố xẩy ra trong giai đoạn hoạt động.
- Nhiệm vụ 13 được tách thành 2 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 13a: Đề xuất chương trình
quản lý môi trường.
+ Nhiệm vụ 13b: Đề xuất chương trình
giám sát môi trường (xác định loại thành phần môi trường cần giám sát, vị trí giám sát, chỉ tiêu giám sát đặc trưng của
ngành, lĩnh vực).
b13. Dự án có mạ,
phun phủ (Số thứ tự 54 - Phụ lục II - Nghị định số 18)
- Nhiệm vụ 4 được tách thành 2 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 4a: Nguồn gây tác động và
đánh giá, dự báo tác động do bụi, khí thải, chất thải rắn trong giai đoạn hoạt
động của dự án.
+ Nhiệm vụ 4b: Nguồn gây tác động và
đánh giá, dự báo tác động do nước thải (đặc biệt là nước thải xi mạ) trong giai
đoạn hoạt động của dự án.
- Nhiệm vụ 9 cũng được tách thành 2
nhiệm vụ, cụ thể như sau:
+ Nhiệm vụ 9a: Biện pháp giảm thiểu
tác động tiêu cực do chất thải rắn và bụi khí thải trong giai đoạn hoạt động.
+ Nhiệm vụ 9b: Biện pháp giảm thiểu
tác động do nước thải thông thường,
nước thải xi mạ chứa kim loại nặng trong giai đoạn hoạt động.
b14. Dự án có số
thứ tự từ 57 đến 59, 108 - Phụ lục II - Nghị định số 18
Tách nhiệm vụ 4 thành 02 nhiệm vụ:
+ Nhiệm vụ 4a: Nguồn gây tác động và
đánh giá, dự báo tác động từ nguồn có liên quan đến bụi, khí thải trong giai đoạn
hoạt động của dự án.
+ Nhiệm vụ 4b: Nguồn gây tác động và
đánh giá, dự báo tác động từ nguồn có liên quan đến chất thải rắn, nước thải
trong giai đoạn hoạt động của dự án.
Tách nhiệm vụ 9 thành 02 nhiệm vụ:
+ Nhiệm vụ 9a: Biện pháp giảm thiểu
tác động tiêu cực từ nguồn có liên quan đến bụi, khí thải trong giai đoạn hoạt
động.
+ Nhiệm vụ 9b: Biện pháp giảm thiểu
tác động tiêu cực từ nguồn có liên quan đến chất thải rắn, nước thải trong giai
đoạn hoạt động.
b15: Dự án có số
thứ tự từ 62 đến 71; từ 79 đến 90, 95, từ 105 đến 107 - Phụ lục II - Nghị định
số 18
Tách Nhiệm vụ 4 thành 02 nhiệm vụ:
+ Nhiệm vụ 4a: Nguồn gây tác động và
đánh giá, dự báo tác động từ nguồn có liên quan đến bụi, khí thải và chất thải
rắn trong giai đoạn hoạt động của dự án.
+ Nhiệm vụ 4b: Nguồn gây tác động và
đánh giá, dự báo tác động từ nguồn có liên quan đến nước thải trong giai đoạn
hoạt động của dự án.
Tách nhiệm vụ 9 thành 02 nhiệm vụ:
+ Nhiệm vụ 9a: Biện pháp giảm thiểu
tác động tiêu cực từ nguồn có liên quan đến bụi, khí thải và chất thải rắn
trong giai đoạn hoạt động.
+ Nhiệm vụ 9b: Biện pháp giảm thiểu
tác động tiêu cực từ nguồn có liên quan đến nước thải trong giai đoạn hoạt động.
b16. Dự án có số
thứ tự 77, 78, 91 - Phụ lục II - Nghị định số 18
Nhập nhiệm vụ 4 và 5 thành nhiệm vụ:
+ Nhiệm vụ: Nguồn gây tác động và
đánh giá, dự báo tác động từ nguồn có liên quan đến chất thải (bụi, khí thải,
chất thải rắn, nước thải); Nguồn gây tác động và đánh giá tác động từ các nguồn
không liên quan đến chất thải, như: tiếng ồn, độ rung, sạt lở, tác động đến hệ
sinh thái và kinh tế xã hội trong giai đoạn hoạt động của dự án.
Nhập nhiệm vụ 9 và 10 thành:
+ Nhiệm vụ: Biện pháp giảm thiểu tác
động tiêu cực từ nguồn có liên quan đến chất thải (bụi, khí thải, chất thải rắn,
nước thải); Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực từ các nguồn không liên quan
đến chất thải, như: tiếng ồn, độ rung, sạt lở, tác động đến hệ sinh thái và kinh tế xã hội trong
giai đoạn hoạt động.
Nhập nhiệm vụ 12 và 13 thành:
+ Nhiệm vụ: Lập dự toán kinh phí đối
với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường. Xây dựng tổ chức, bộ máy quản
lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường. Đề xuất chương trình, quản lý và
giám sát môi trường (xác định loại thành phần môi trường cần giám sát, vị trí
giám sát, thông số giám sát đặc trưng của ngành, lĩnh vực).
b17. Dự án có số
thứ tự từ 92 đến 94, 100, 101, 111 - Phụ lục II - Nghị định số 18
Tách Nhiệm vụ 4 thành 03 nhiệm vụ:
+ Nhiệm vụ 4a: Nguồn gây tác động và
đánh giá, dự báo tác động từ nguồn có liên quan đến bụi, khí thải trong giai đoạn
hoạt động của dự án.
+ Nhiệm vụ 4b: Nguồn gây tác động và
đánh giá, dự báo tác động từ nguồn có liên quan chất thải rắn trong giai đoạn
hoạt động của dự án.
+ Nhiệm vụ 4c: Nguồn gây tác động và
đánh giá, dự báo tác động từ nguồn có liên quan đến nước thải trong giai đoạn
hoạt động của dự án.
Tách Nhiệm vụ 9 thành 03 nhiệm vụ:
+ Nhiệm vụ 9a: Biện pháp giảm thiểu
tác động tiêu cực từ nguồn có liên quan đến bụi, khí thải trong giai đoạn hoạt
động.
+ Nhiệm vụ 9b: Biện pháp giảm thiểu
tác động tiêu cực từ nguồn có liên quan đến chất thải rắn trong giai đoạn hoạt
động.
+ Nhiệm vụ 9c: Biện pháp giảm thiểu
tác động tiêu cực từ nguồn có liên quan đến nước thải trong giai đoạn hoạt động.
Bảng 2.4. Bảng tổng hợp định mức kinh tế kỹ
thuật lập nhiệm vụ cơ sở cho báo cáo ĐTM
STT
(theo NĐ 18)
|
Nhóm
dự án
|
Số
lượng nhiệm vụ
|
I
|
Nhóm các dự án về xây dựng
|
|
3
|
Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ
thuật đô thị, các khu dân cư
|
14
|
4
|
Dự án xây dựng mới hoặc cải tạo hệ
thống thoát nước đô thị, thoát nước khu dân cư; nạo vét kênh mương, lòng
sông, hồ
|
14
|
5
|
Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu
công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu thương mại,
làng nghề và các khu sản xuất kinh doanh tập trung khác
|
14
|
6
|
Dự án xây dựng siêu thị, trung tâm
thương mại
|
14
|
7
|
Dự án xây dựng chợ hạng 1, 2 trên địa
bàn thành phố, thị xã, thị trấn
|
14
|
8
|
Dự án xây dựng cơ sở khám chữa bệnh
và cơ sở y tế khác
|
14
|
9
|
Dự án xây dựng cơ sở lưu trú du lịch,
khu dân cư
|
14
|
10
|
Dự án xây dựng khu du lịch; khu thể
thao, vui chơi giải trí, sân golf
|
14
|
11
|
Dự án xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa
táng
|
14
|
12
|
Dự án xây dựng trung tâm huấn luyện
quân sự, trường bắn, cảng quốc phòng, kho tàng quân sự, khu kinh tế quốc
phòng
|
14
|
13
|
Dự án xây dựng có lấn biển
|
16
|
II
|
Nhóm các dự án sản xuất vật liệu
xây dựng
|
|
14
|
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất xi
măng, sản xuất clinke
|
16
|
15
|
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất gạch,
ngói, tấm lợp fibro xi măng
|
16
|
16
|
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất gạch ốp
lát các loại
|
16
|
17
|
Dự án cơ sở sản xuất nguyên vật liệu
xây dựng khác
|
16
|
18
|
Dự án sản xuất bê tông nhựa nóng,
bê tông thương phẩm và các loại
|
16
|
III
|
Nhóm các dự án về giao thông
|
|
19
|
Dự án xây dựng công trình giao
thông ngầm, cáp treo
|
14
|
20
|
Dự án xây dựng đường ôtô cao tốc,
đường ôtô từ cấp I đến cấp III, đường cấp IV miền núi;. đường sắt, đường sắt
trên cao
|
14
|
21
|
Dự án xây dựng cảng hàng không, sân
bay (đường cất hạ cánh, nhà ga hàng hóa, nhà ga hành khách)
|
14
|
22
|
Dự án xây dựng cầu đường bộ, cầu đường
sắt
|
14
|
23
|
Dự án xây dựng cảng sông, cảng biển;
khu neo đậu tránh trú bão; dự án nạo vét luồng hàng hải, luồng đường thủy nội
địa
|
16
|
24
|
Dự án xây dựng bến xe khách, nhà ga
đường sắt
|
14
|
IV
|
Nhóm các dự án về điện tử, năng
lượng, phóng xạ
|
|
25
|
Dự án xây dựng lò phản ứng hạt
nhân; dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân, nhà máy nhiệt điện
|
27
|
26
|
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ có sử dụng chất phóng xạ hoặc phát sinh chất thải phóng xạ
|
19
|
27
|
Dự án xây dựng nhà máy phong điện,
quang điện.
|
19
|
Dự án xây dựng thủy điện.
|
20
|
28
|
Dự án xây dựng tuyến đường dây tải
điện; trạm điện
|
14
|
29
|
Dự án sản xuất, gia công các thiết
bị điện, điện tử và các linh kiện điện tử
|
14
|
V
|
Nhóm các dự án liên quan đến thủy
lợi, khai thác rừng, trồng trọt
|
|
30
|
Dự án xây dựng công trình hồ chứa
nước
|
18
|
31
|
Dự án xây dựng công trình tưới, cấp
nước, tiêu thoát nước phục vụ nông, lâm, ngư nghiệp
|
18
|
32
|
Dự án đê, kè bờ sông, bờ biển
|
18
|
33
|
Dự án khai thác rừng
|
18
|
34
|
Dự án vùng trồng cây công nghiệp;
vùng trồng cây thức ăn gia súc; vùng trồng cây dược liệu; vùng trồng rau, hoa
tập trung
|
18
|
VI
|
Nhóm các dự án về thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản
|
|
35
|
Dự án khai thác cát, sỏi, vật liệu
san lấp mặt bằng
|
19
|
36
|
Dự án khai thác khoáng sản rắn
(không sử dụng hóa chất độc hại, vật liệu nổ công nghiệp)
|
19
|
37
|
Dự án thăm dò đất hiếm, khoáng sản
có tính phóng xạ; dự án khai thác, chế biến khoáng sản rắn có sử dụng hóa chất
độc hại hoặc vật liệu nổ công nghiệp;
dự án chế biến, tinh chế kim loại màu, kim loại phóng xạ, đất hiếm
|
19
|
38
|
Dự án chế biến khoáng sản rắn không
sử dụng hóa chất độc hại
|
19
|
39
|
Dự án khai thác nước cấp cho hoạt động
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt
|
19
|
40
|
Dự án khai thác nước khoáng thiên
nhiên, nước nóng thiên nhiên (dưới đất hoặc lộ ra trên mặt đất)
|
19
|
41
|
Dự án tuyển, làm giàu đất hiếm,
khoáng sản có tính phóng xạ
|
19
|
VII
|
Nhóm các dự án về dầu khí
|
|
42
|
Dự án khai thác dầu, khí
|
27
|
43
|
Dự án xây dựng nhà máy lọc hóa dầu (trừ
các dự án chiết nạp LPG, pha chế dầu nhờn), sản xuất sản phẩm hóa dầu, dung dịch
khoan, hóa phẩm dầu khí; dự án xây dựng tuyến đường ống dẫn dầu, khí; dự án
xây dựng khu trung chuyển dầu, khí
|
27
|
44
|
Dự án xây dựng kho xăng dầu, cửa hàng
kinh doanh xăng dầu
|
27
|
VIII
|
Nhóm các dự án về xử lý, tái chế
chất thải
|
|
45
|
Dự án xây dựng cơ sở tái chế, xử lý
chất thải rắn, chất thải nguy hại
|
15
|
46
|
Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước
thải đô thị tập trung hoặc nước thải công nghiệp tập trung
|
15
|
IX
|
Nhóm các dự án về cơ khí, luyện kim
|
|
47
|
Dự án xây dựng nhà máy luyện kim
|
24
|
48
|
Dự án xây dựng cơ sở cán, kéo kim
loại
|
14
|
49
|
Dự án xây dựng cơ sở đóng mới, sửa
chữa tàu thủy
|
19
|
50
|
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất, sửa
chữa, công-ten-nơ, rơ móc
|
14
|
51
|
Dự án xây dựng cơ sở đóng mới, sửa
chữa, lắp ráp đầu máy, toa xe
|
14
|
52
|
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất, sửa
chữa, lắp ráp xe máy, ô tô
|
14
|
53
|
Dự án xây dựng cơ sở chế tạo máy
móc, thiết bị công cụ
|
14
|
54
|
Dự án xây dựng cơ sở mạ, phun phủ
và đánh bóng kim loại
|
16
|
55
|
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất nhôm,
thép định hình
|
14
|
56
|
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất, sửa chữa vũ khí, khí tài, trang thiết bị kỹ thuật quân sự
|
14
|
X
|
Nhóm các dự án chế biến gỗ, sản
xuất thủy tinh, gốm sứ
|
|
57
|
Dự án xây dựng cơ sở chế biến gỗ,
dăm gỗ từ gỗ tự nhiên
|
16
|
58
|
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất ván
ép
|
16
|
59
|
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất đồ gỗ
|
16
|
60
|
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất thủy
tinh, gốm sứ
|
14
|
61
|
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất
bóng đèn, phích nước
|
14
|
XI
|
Nhóm các dự án sản xuất, chế biến
thực phẩm
|
|
62
|
Dự án xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến
lương thực, thực phẩm
|
16
|
63
|
Dự án xây dựng cơ sở giết mổ gia
súc, gia cầm tập trung
|
16
|
64
|
Dự án xây dựng cơ sở chế biến thủy
sản, bột cá, các phụ phẩm thủy sản
|
16
|
65
|
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất đường
|
16
|
66
|
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất cồn,
rượu
|
16
|
67
|
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất bia,
nước giải khát
|
16
|
68
|
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất bột
ngọt
|
16
|
69
|
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất, chế
biến sữa
|
16
|
70
|
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất, chế
biến dầu ăn
|
16
|
71
|
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất bánh,
kẹo
|
16
|
72
|
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất nước
lọc, nước tinh khiết đóng chai
|
14
|
XII
|
Nhóm các dự án chế biến nông sản
|
|
73
|
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất thuốc
lá điếu, cơ sở chế biến nguyên liệu thuốc lá
|
14
|
74
|
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất, chế
biến nông, sản, tinh bột các loại
|
14
|
75
|
Dự án xây dựng cơ sở chế biến chè,
hạt điều, ca cao, cà phê, hạt tiêu
|
14
|
XIII
|
Nhóm các dự án chăn nuôi và chế
biến thức ăn chăn nuôi
|
|
76
|
Dự án xây dựng cơ sở chế biến thức
ăn chăn nuôi
|
14
|
77
|
Dự án xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy
sản
|
11
|
78
|
Dự án xây dựng cơ sở chăn nuôi gia
súc, gia cầm; chăn nuôi, chăm sóc động vật hoang dã tập trung
|
11
|
XIV
|
Nhóm dự án sản xuất phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật
|
|
79
|
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất
phân hóa học
|
16
|
80
|
Dự án xây dựng kho chứa thuốc bảo vệ
thực vật, phân bón
|
16
|
81
|
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất thuốc
bảo vệ thực vật
|
16
|
82
|
Dự án xây dựng cơ sở sang chai,
đóng gói thuốc bảo vệ thực vật
|
16
|
83
|
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất phân
hữu cơ, phân vi sinh
|
16
|
XV
|
Nhóm
các dự án về hóa chất, dược phẩm, mỹ phẩm, nhựa, chất dẻo
|
|
84
|
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất dược
phẩm, thuốc thú y; dự án sản xuất nguyên liệu làm thuốc (bao gồm cả nguyên liệu
hóa dược và tá dược)
|
16
|
85
|
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất hóa mỹ
phẩm
|
16
|
86
|
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất hóa
chất, chất dẻo, các sản phẩm từ chất dẻo, sơn
|
16
|
87
|
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất các sản
phẩm nhựa, hạt nhựa
|
16
|
88
|
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất chất
tẩy rửa, phụ gia
|
16
|
89
|
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất thuốc
phóng, thuốc nổ, hỏa cụ
|
16
|
90
|
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất thuốc
nổ công nghiệp; kho chứa thuốc nổ cố định; kho chứa hóa chất
|
16
|
91
|
Dự án xây dựng vùng sản xuất muối từ
nước biển
|
11
|
XVI
|
Nhóm các dự án sản xuất giấy và
văn phòng phẩm
|
|
92
|
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất bột
giấy và giấy từ nguyên liệu thô
|
18
|
93
|
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất giấy,
bao bì cát tông từ bột giấy hoặc phế liệu
|
18
|
94
|
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất văn phòng phẩm
|
18
|
XVII
|
Nhóm các dự án về dệt nhuộm và
may mặc
|
|
95
|
Dự án xây dựng cơ sở nhuộm, dệt có
nhuộm
|
16
|
96
|
Dự án xây dựng cơ sở dệt không nhuộm
|
14
|
97
|
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất và
gia công các sản phẩm dệt, may
|
16
|
98
|
Dự án xây dựng cơ sở giặt là công
nghiệp
|
14
|
99
|
Dự án sản xuất sợi tơ tằm, sợi
bông, sợi nhân tạo
|
14
|
XVIII
|
Nhóm các dự án khác
|
|
100
|
Dự án xây dựng cơ sở phá dỡ tàu cũ,
vệ sinh súc rửa tàu
|
18
|
101
|
Dự án xây dựng cơ sở chế biến cao
su, mủ cao su
|
18
|
102
|
Dự án xây dựng
cơ sở sản xuất các SP trang thiết bị y tế từ nhựa và cao su y tế
|
14
|
103
|
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất giầy
dép
|
14
|
104
|
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất săm lốp
cao su các loại
|
14
|
105
|
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất mực
in, vật liệu ngành in khác
|
16
|
106
|
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất ắc
quy, pin
|
16
|
107
|
Dự án xây dựng cơ sở thuộc da
|
16
|
108
|
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất gas CO2 chiết nạp hóa lỏng, khí công nghiệp
|
16
|
109
|
Dự án di dân tái định cư
|
14
|
110
|
Dự án bãi tập kết nguyên nhiên vật
liệu, phế liệu
|
14
|
111
|
Dự án không thuộc danh mục từ 1 đến
110 có tổng lượng nước thải công nghiệp từ 500 m3/ngày đêm trở lên hoặc từ 200.000 m3 khí thải/giờ hoặc 05 tấn chất thải
rắn/ngày đêm trở lên
|
18
|
112
|
Dự án cải tạo, mở rộng, nâng cấp,
nâng công suất
|
14
|
2. Định mức
kinh tế kỹ thuật lập báo cáo nhiệm vụ cho các loại hình dự án thuộc đối tượng lập
kế hoạch BVMT
a. Kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc
thẩm quyền xác nhận đăng ký của Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Nhiệm vụ 1: Mô tả vị trí của dự án
với các đối tượng tự nhiên, kinh tế xã hội xung quanh có thể ảnh hưởng; mô tả nội
dung, quy mô dự án; xác định nhu cầu nguyên liệu sử dụng trong giai đoạn thi
công xây dựng và giai đoạn hoạt động.
- Nhiệm vụ 2: Nêu nguồn gây tác động
và đánh giá tác động đến môi trường từ các nguồn liên quan đến chất thải (chất
thải rắn, nước thải, khí thải - bụi và các chất thải
khác).
- Nhiệm vụ 3: Nêu nguồn gây tác động
và đánh giá tác động đến môi trường từ các nguồn không liên quan đến chất thải (xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất, sự cố tràn dầu;
sự xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; sự bồi lắng
lòng sông, lòng suối, lòng hồ; sự thay đổi mực nước mặt, nước dưới đất; xâm nhập
mặn; xâm nhập phèn; sự biến đổi vi khí hậu).
- Nhiệm vụ 4: Biện pháp giảm thiểu
tác động từ các nguồn có liên quan đến chất thải (nghiên cứu công nghệ, biện
pháp xử lý chất thải rắn, nước thải, bụi - khí thải), từ các nguồn không liên
quan đến chất thải, các sự cố môi trường và kế hoạch giám sát môi trường.
- Báo cáo tổng hợp: Từ nội dung các
nhiệm vụ và cấu trúc của kế hoạch BVMT theo hướng dẫn tại
Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày
29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường viết báo cáo tổng
hợp.
b. Kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc
thẩm quyền xác nhận đăng ký của Ủy ban nhân dân cấp huyện
+ Nhiệm vụ 1: Mô tả vị trí của dự án
với các đối tượng tự nhiên, kinh tế xã hội xung quanh có thể ảnh hưởng; mô tả
loại hình sản xuất kinh doanh; xác định nhu cầu nguyên liệu sử dụng của hoạt động
sản xuất kinh doanh.
+ Nhiệm vụ 2: Xác định các yếu tố tác
động từ các nguồn có liên quan đến chất thải và không liên quan đến chất thải,
đồng thời đưa ra các biện pháp xử lý tương ứng.
+ Báo cáo tổng hợp: Từ nội dung các
nhiệm vụ và cấu trúc của kế hoạch BVMT theo hướng dẫn tại Thông tư số
27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường viết cáo cáo tổng
hợp.
3. Định mức
kinh tế kỹ thuật lập báo cáo nhiệm vụ cho các loại hình dự án thuộc đối tượng
phải lập đề án BVMT chi tiết
a. Định mức kinh tế kỹ thuật lập báo
cáo nhiệm vụ cơ sở và báo cáo tổng hợp cho các loại hình cơ sở sản xuất
+ Nhiệm vụ 1: Phân tích, nghiên cứu
các đối tượng tự nhiên, kinh tế xã hội xung quanh có thể ảnh hưởng (điều kiện
kinh tế - xã hội, khí tượng, đặc điểm sông ngòi, chế độ thủy triều...).
+ Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu, đánh giá
công nghệ hoạt động, máy móc thiết bị, nhu cầu nguyên nhiên liệu sử dụng và
công tác bảo vệ môi trường của cơ sở trong thời gian qua.
+ Nhiệm vụ 3: Tổng hợp, đánh giá các
nguồn phát sinh có liên quan đến chất thải (rắn, lỏng, khí).
+ Nhiệm vụ 4: Tổng hợp, đánh giá các
nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải như: tiếng ồn, độ rung, ô nhiễm
nhiệt. Nghiên cứu, đánh giá các vấn đề môi trường do cơ sở tạo ra như: Xói mòn,
trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ
hồ, bờ biển; thay đổi mực nước mặt, nước dưới đất; xâm nhập mặn;
xâm nhập phèn....
+ Nhiệm vụ 5: Đánh giá hiện trạng các
công trình bảo vệ môi trường có liên quan đến chất thải.
+ Nhiệm vụ 6: Đánh giá hiện trạng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường không liên quan đến chất thải
như: phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ, bão lũ....
+ Nhiệm vụ 7: Nghiên cứu, lựa chọn,
áp dụng các biện pháp BVMT có liên quan đến chất thải (rắn, lỏng, khí).
+ Nhiệm vụ 8: Nghiên cứu, lựa chọn,
áp dụng các biện pháp BVMT không liên quan đến chất thải như: phòng ngừa, ứng
phó sự cố cháy nổ, bão lũ....
+ Nhiệm vụ 9: Đề xuất chương trình quản
lý và giám sát môi trường (xác định loại thành phần môi trường nào phải giám
sát, giám sát bao nhiêu vị trí, bao nhiêu chỉ tiêu phải
mang đặc trưng của cơ sở).
+ Nhiệm vụ 10: Tổng hợp, phân tích và
đánh giá các thông tin từ quá trình tổ chức tham vấn các tổ chức và cộng đồng
dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án. Giải trình những
ý kiến không tiếp thu của chủ dự án đối với các ý kiến góp ý, kiến nghị, yêu cầu
của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư được tham vấn.
+ Báo cáo tổng hợp: Từ nội dung các
nhiệm vụ và cấu trúc của đề án theo hướng dẫn tại Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT
ngày 28/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường viết báo
cáo tổng hợp.
b. Định mức kinh tế kỹ thuật lập nhiệm
vụ cơ sở đối với một số cơ sở sản xuất cụ thể
b1. Cơ sở tương ứng dự án có số thứ tự 5, 8 - Phụ lục II - Nghị định số 18
- Đây là các loại dự án yêu cầu có hệ
thống xử lý nước thải tập trung có công suất lớn, hoạt động tốt, ổn định và yêu
cầu phải vận hành thường xuyên; hoặc nước thải có tính chất ô nhiễm cao, có chất
thải nguy hại... do đó nhiệm vụ 3 được tách thành 2 nhiệm vụ:
+ Nhiệm vụ 3a: Tổng hợp, đánh giá các
nguồn phát sinh nước thải (hàm lượng, tải lượng...).
+ Nhiệm vụ 3b: Tổng hợp, đánh giá các
nguồn phát sinh chất thải rắn, khí thải, bụi.
- Yêu cầu có chương trình quản lý chất
thải cụ thể, chi tiết do đó nhiệm vụ 10 cần tách thành 2 nhiệm vụ:
+ Nhiệm vụ 10a: Đề xuất chương trình
quản lý môi trường.
+ Nhiệm vụ 10b: Đề xuất chương trình
giám sát môi trường (xác định loại thành phần môi trường nào phải giám sát,
giám sát bao nhiêu vị trí, bao nhiêu chỉ tiêu phải mang đặc
trưng của cơ sở).
b2. Đối với cơ sở tương đương dự án
thuộc nhóm sản xuất vật liệu xây dựng - Phụ lục II - Nghị định số 18
Tách nhiệm vụ 3 thành 02 nhiệm vụ:
+ Nhiệm vụ 3a: Tổng hợp, đánh giá tác
động do chất thải rắn, nước thải.
+ Nhiệm vụ 3b: Tổng hợp, đánh giá tác
động do bụi, khí thải. Sử dụng mô hình toán để tính phát tán các chất ô nhiễm
không khí, xác định phạm vi, mức độ ảnh hưởng.
b3. Cơ sở tương đương dự án có số thứ
tự 23 - Phụ lục II - Nghị định số 18
- Nhiệm vụ 5 được tách thành 3 nhiệm
vụ như sau:
+ Nhiệm vụ 5a: Mô tả các tác động đến
môi trường từ nguồn có liên quan đến chất thải.
+ Nhiệm vụ 5b: Mô tả các vấn đề môi
trường không liên quan đến chất thải như: xói mòn, trượt, sụt, lở, lún; xói lở
bờ sông, bờ biển;
+ Nhiệm vụ 5c: Mô tả và đánh giá nguy
cơ xảy ra sự cố môi trường như: cháy nổ, bão lụt, tai nạn và sự cố tràn dầu.
- Nhiệm vụ 10 được tách thành 2 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 10a:
Công trình, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố như: cháy
nổ, bão lũ....
+ Nhiệm vụ 10b: Công trình, biện pháp
phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu.
b4. Cơ sở tương ứng dự án có số thứ tự
25, 26, 27, 29 - Phụ lục II - Nghị định số 18
- Nhiệm vụ 3 được tách thành 3 nhiệm
vụ như sau:
+ Nhiệm vụ 3a: Tổng hợp, đánh giá các
nguồn phát sinh chất thải rắn.
+ Nhiệm vụ 3b: Tổng hợp, đánh giá các
nguồn phát sinh nước thải.
+ Nhiệm vụ 3c: Tổng hợp, đánh giá các
nguồn phát sinh bụi, khí thải.
- Nhiệm vụ 6 được tách thành 3 nhiệm
vụ như sau:
+ Nhiệm vụ 6a: Đánh giá hiện trạng
các công trình bảo vệ môi trường về xử lý chất thải rắn.
+ Nhiệm vụ 6b: Đánh giá hiện trạng
các công trình bảo vệ môi trường về xử lý nước thải.
+ Nhiệm vụ 6c: Đánh giá hiện trạng
các công trình bảo vệ môi trường về xử lý bụi, khí thải.
- Nhiệm vụ 8 được tách thành 3 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 8a: Nghiên cứu, lựa chọn, áp dụng các biện pháp xử lý chất
thải rắn.
+ Nhiệm vụ 8b: Nghiên cứu, lựa chọn,
áp dụng các biện pháp xử lý nước thải.
+ Nhiệm vụ 8c: Nghiên cứu, lựa chọn,
áp dụng các biện pháp xử lý bụi, khí thải.
- Nhiệm vụ 10 được tách thành 2 nhiệm
vụ như sau:
+ Nhiệm vụ 10a: Đề xuất chương trình
quản lý môi trường.
+ Nhiệm vụ 10b: Đề xuất chương trình
giám sát môi trường (xác định loại thành phần môi trường nào phải giám sát,
giám sát bao nhiêu vị trí, bao nhiêu chỉ tiêu phải mang đặc
trưng của cơ sở).
b5. Cơ sở tương ứng dự án có số thứ tự
từ 30 đến 34 - Phụ lục II - Nghị định số 18
- Nhiệm vụ 5 được tách thành 2 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 5a: Nghiên cứu, đánh giá
các vấn đề môi trường do cơ sở tạo ra không liên quan đến chất thải như thay đổi
mực nước mặt, nước dưới đất; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; suy thoái các thành
phần môi trường vật lý và sinh học; biến đổi đa dạng sinh học
+ Nhiệm vụ 5b: Nghiên cứu, đánh giá
nguy cơ xảy ra sự cố môi trường như: cháy rừng, xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất;
xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển.
- Nhiệm vụ 9 được tách thành 2 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 9a: Nghiên cứu, lựa chọn,
áp dụng biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố như cháy rừng, bão lũ, sụt lún, hư
hại công trình....
+ Nhiệm vụ 9b: Nghiên cứu, lựa chọn,
áp dụng biện pháp phòng ngừa giảm thiểu tác động đến hệ sinh thái (bảo vệ rừng,
hệ động thực vật trên cạn và dưới nước).
b6. Cơ sở tương ứng dự án có số thứ tự
từ 35 đến 41 - Phụ lục II - Nghị định số 18
- Nhiệm vụ 3 được tách thành 2 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 3a: Tổng hợp, đánh giá các
nguồn phát sinh có liên quan đến chất thải rắn, chất thải lỏng.
+ Nhiệm vụ 3b: Tổng hợp, đánh giá các
nguồn phát sinh có liên quan đến bụi, khí thải.
- Nhiệm vụ 6 được tách thành 2 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 6a: Đánh giá hiện trạng
các công trình bảo vệ môi trường về xử lý chất thải rắn,
nước thải.
+ Nhiệm vụ 6b: Đánh giá hiện trạng
các công trình bảo vệ môi trường về xử lý bụi, khí thải.
- Nhiệm vụ 8 được tách thành 2 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 8a: Nghiên cứu, lựa chọn,
áp dụng các biện pháp BVMT về xử lý chất thải rắn, chất thải lỏng.
+ Nhiệm vụ 8b: Nghiên cứu, lựa chọn,
áp dụng các biện pháp BVMT về xử lý bụi, khí thải.
- Nhiệm vụ 10 được tách thành 2 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 10a:
Đề xuất chương trình quản lý môi trường.
+ Nhiệm vụ 10b: Đề xuất chương trình
giám sát môi trường (xác định loại thành phần môi trường nào phải giám sát,
giám sát bao nhiêu vị trí, bao nhiêu chỉ tiêu phải mang đặc trưng của cơ sở).
b7. Cơ sở tương ứng dự án có số thứ tự
từ 42 đến 44 - Phụ lục II - Nghị định số 18
- Nhiệm vụ 3 được tách thành 3 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 3a: Tổng hợp, đánh giá các
nguồn phát sinh có liên quan đến chất thải rắn.
+ Nhiệm vụ 3b: Tổng hợp, đánh giá các
nguồn phát sinh có liên quan đến chất thải lỏng.
+ Nhiệm vụ 3c: Tổng hợp, đánh giá các
nguồn phát sinh có liên quan đến bụi, khí thải.
- Nhiệm vụ 6 được tách thành 3 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 6a: Đánh giá hiện trạng
các công trình bảo vệ môi trường về xử lý chất thải rắn.
+ Nhiệm vụ 6b: Đánh giá hiện trạng
các công trình bảo vệ môi trường về xử lý nước thải.
+ Nhiệm vụ 6c: Đánh giá hiện trạng các công trình bảo vệ môi trường về xử lý bụi, khí thải.
- Nhiệm vụ 7 được tách thành 2 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 7a: Đánh giá hiện trạng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường không
liên quan đến chất thải như: phòng ngừa, ứng phó sự cố
cháy nổ, bão lũ....
+ Nhiệm vụ 7b: Đánh giá hiện trạng
công trình, biện pháp bảo vệ môi trường về phòng ngừa sự cố tràn dầu.
- Nhiệm vụ 8 được tách thành 3 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 8a: Nghiên cứu, lựa chọn,
áp dụng các biện pháp BVMT về xử lý chất thải rắn.
+ Nhiệm vụ 8b: Nghiên cứu, lựa chọn,
áp dụng các biện pháp BVMT về xử lý nước thải.
+ Nhiệm vụ 8c: Nghiên cứu, lựa chọn,
áp dụng các biện pháp BVMT về xử lý bụi, khí thải.
- Nhiệm vụ 9 được tách thành 2 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 9a: Nghiên cứu, lựa chọn,
áp dụng các biện pháp BVMT không liên quan đến chất thải như: phòng ngừa, ứng
phó sự cố cháy nổ, bão lũ.
+ Nhiệm vụ 9b: Nghiên cứu, lựa chọn,
áp dụng các biện pháp BVMT về phòng ngừa sự cố tràn dầu.
- Nhiệm vụ 10 được tách thành 2 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 10a: Đề xuất chương trình
quản lý môi trường.
-+ Nhiệm vụ 10b: Đề xuất chương trình
giám sát môi trường (xác định loại thành phần môi trường nào phải giám sát,
giám sát bao nhiêu vị trí, bao nhiêu chỉ tiêu phải mang đặc trưng của cơ sở).
b8. Cơ sở tương ứng dự án có số thứ tự
45, 46 - Phụ lục II - Nghị định số 18
- Nhiệm vụ 3 được tách thành 2 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 3a: Tổng hợp, đánh giá các
nguồn phát sinh có liên quan đến chất thải rắn, nước thải.
+ Nhiệm vụ 3b: Tổng hợp, đánh giá các
nguồn phát sinh có liên quan đến chất bụi, khí thải.
- Nhiệm vụ 8 được tách thành 3 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 8a: Nghiên cứu, lựa chọn,
áp dụng các biện pháp BVMT về xử lý chất thải rắn.
+ Nhiệm vụ 8b: Nghiên cứu, lựa chọn,
áp dụng các biện pháp BVMT về xử lý nước thải.
+ Nhiệm vụ 8c: Nghiên cứu, lựa chọn,
áp dụng các biện pháp BVMT về xử lý bụi, khí thải.
b9. Nhà máy luyện kim tương ứng dự án
có số thứ tự 47 - Phụ lục II - Nghị định số 18
- Nhiệm vụ 3 được tách thành 3 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 3a: Tổng hợp, đánh giá các
nguồn phát sinh có liên quan đến chất thải rắn.
+ Nhiệm vụ 3b: Tổng hợp, đánh giá các
nguồn phát sinh có liên quan đến chất thải lỏng.
+ Nhiệm vụ 3c: Tổng hợp, đánh giá các
nguồn phát sinh có liên quan đến bụi, khí thải.
- Nhiệm vụ 6 được tách thành 3 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 6a: Đánh giá hiện trạng
các công trình bảo vệ môi trường về xử lý chất thải rắn.
+ Nhiệm vụ 6b: Đánh giá hiện trạng
các công trình bảo vệ môi trường về xử lý nước thải.
+ Nhiệm vụ 6c: Đánh giá hiện trạng
các công trình bảo vệ môi trường về xử lý bụi, khí thải.
- Nhiệm vụ 8 được tách thành 3 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 8a: Nghiên cứu, lựa chọn,
áp dụng các biện pháp BVMT về xử lý chất thải rắn.
+ Nhiệm vụ 8b: Nghiên cứu, lựa chọn,
áp dụng các biện pháp BVMT về xử lý nước thải.
+ Nhiệm vụ 8c: Nghiên cứu, lựa chọn,
áp dụng các biện pháp BVMT về xử lý bụi, khí thải.
- Nhiệm vụ 10 được tách thành 2 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 10a:
Đề xuất chương trình quản lý môi trường.
+ Nhiệm vụ 10b: Đề xuất chương trình
giám sát môi trường (xác định loại thành phần môi trường nào phải giám sát,
giám sát bao nhiêu vị trí, bao nhiêu chỉ tiêu phải mang đặc trưng của cơ sở).
b10. Cơ sở đóng
mới, sửa chữa tàu thủy tương ứng với dự án có số thứ tự 49 - Phụ lục II - Nghị
định số 18
- Bổ sung thêm 3 nhiệm vụ như sau:
+ Tác động tổng hợp đến chất lượng
nguồn nước sông, biển và hệ sinh thái dưới nước do nước thải, chất thải khác
nhiễm dầu.
+ Biện pháp giảm thiểu tác động tổng
hợp đến chất lượng nước sông, biển và hệ sinh thái dưới nước do chất thải nhiễm
dầu.
+ Công trình, biện pháp phòng ngừa, ứng
phó sự cố tràn dầu.
- Nhiệm vụ 10 được tách thành 2 nhiệm
vụ:
+ Nhiệm vụ 10a: Đề xuất chương trình
quản lý môi trường.
+ Nhiệm vụ 10b: Đề xuất chương trình
giám sát môi trường (xác định loại thành phần môi trường nào phải giám sát,
giám sát bao nhiêu vị trí, bao nhiêu chỉ tiêu phải mang đặc trưng của cơ sở).
b11. Cơ sở có mạ,
phun phủ, tương ứng dự án có số thứ tự 54 - Phụ lục II - Nghị định số 18
- Nhiệm vụ 6 được tách thành 2 nhiệm
vụ, cụ thể:
+ Nhiệm vụ 6a: Đánh
giá hiện trạng các công trình BVMT về xử lý chất
thải rắn và bụi, khí thải.
+ Nhiệm vụ 6b: Đánh giá hiện trạng
các công trình BVMT về xử lý nước thải, đặc biệt là nước thải xi mạ có chứa kim
loại nặng.
- Nhiệm vụ 8 cũng được tách thành 2
nhiệm vụ, cụ thể như sau:
+ Nhiệm vụ 8a: Nghiên cứu, lựa chọn,
áp dụng các biện pháp BVMT về xử lý chất thải rắn và bụi
khí thải.
+ Nhiệm vụ 8b: Nghiên cứu, lựa chọn,
áp dụng cáp biện pháp BVMT về xử lý nước thải thông thường, nước thải xi mạ chứa
kim loại nặng.
b12. Cơ sở tương ứng với dự án có số
thứ tự từ 57 đến 59, 108 - Phụ lục II - Nghị định số 18
Tách nhiệm vụ 3
thành 02 nhiệm vụ:
+ Nhiệm vụ 3a: Tổng hợp, đánh giá các
nguồn phát sinh có liên quan đến bụi, khí thải.
+ Nhiệm vụ 3b: Tổng hợp, đánh giá các
nguồn phát sinh có liên quan đến chất thải rắn, nước thải.
Tách nhiệm vụ 7 thành 02 nhiệm vụ:
+ Nhiệm vụ 7a: Nghiên cứu, lựa chọn,
áp dụng các biện pháp BVMT có liên quan đến bụi và khí thải.
+ Nhiệm vụ 7b: Nghiên cứu, lựa chọn,
áp dụng các biện pháp BVMT có liên quan đến chất thải rắn và nước thải.
b13. Cơ sở tương
ứng với dự án có số thứ tự từ 62 đến 71; từ 79 đến 90, 95, từ 105 đến 107 - Phụ lục II - Nghị định số 18
Tách nhiệm vụ 3 thành 02 nhiệm vụ:
+ Nhiệm vụ 3a: Tổng hợp, đánh giá các
nguồn phát sinh có liên quan đến bụi, khí thải và chất thải rắn.
+ Nhiệm vụ 3b: Tổng hợp, đánh giá các
nguồn phát sinh có liên quan đến nước thải.
Tách nhiệm vụ 7 thành 02 nhiệm vụ:
+ Nhiệm vụ 7a: Nghiên cứu, lựa chọn,
áp dụng các biện pháp BVMT có liên quan đến bụi, khí thải và chất thải rắn.
+ Nhiệm vụ 7b: Nghiên cứu, lựa chọn,
áp dụng các biện pháp BVMT có liên quan đến nước thải.
b14. Cơ sở tương
ứng với dự án có số thứ tự từ 92 đến 94, 100, 101, 111 - Phụ lục II - Nghị định
số 18
Tách nhiệm
vụ 3 thành 03 nhiệm vụ:
+ Nhiệm vụ 3a: Tổng hợp, đánh giá các
nguồn phát sinh có liên quan đến bụi, khí thải.
+ Nhiệm vụ 3b: Tổng hợp, đánh giá các
nguồn phát sinh có liên quan đến chất thải rắn.
+ Nhiệm vụ 3c: Tổng hợp, đánh giá các
nguồn phát sinh có liên quan đến nước thải.
Tách nhiệm vụ 7 thành 03 nhiệm vụ:
+ Nhiệm vụ 7a: Nghiên cứu, lựa chọn,
áp dụng các biện pháp BVMT có liên quan đến bụi, khí thải và chất thải rắn.
+ Nhiệm vụ 7b: Nghiên cứu, lựa chọn,
áp dụng các biện pháp BVMT có liên quan đến chất thải rắn.
+ Nhiệm vụ 7c: Nghiên cứu, lựa chọn,
áp dụng các biện pháp BVMT có liên quan đến nước thải.
Bảng
2.5. Bảng tổng hợp định
mức kỹ thuật lập báo cáo nhiệm vụ cho đề án BVMT chi tiết
STT
(theo NĐ 18)
|
Nhóm
dự án
|
Số
lượng báo cáo nhiệm vụ
|
I
|
Nhóm các công trình về xây dựng
|
|
3
|
Công trình xây dựng kết cấu hạ tầng
kỹ thuật đô thị, các khu dân cư
|
10
|
4
|
Công trình xây dựng mới hoặc cải tạo
hệ thống thoát nước đô thị, thoát nước khu dân cư; nạo vét kênh mương, lòng
sông, hồ
|
10
|
5
|
Công trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật
khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu thương
mại, làng nghề và các khu sản xuất kinh doanh tập trung khác
|
12
|
6
|
Công trình xây dựng siêu thị, trung
tâm thương mại
|
10
|
7
|
Công trình xây dựng chợ hạng 1, 2 trên địa bàn thành phố, thị xã, thị trấn
|
10
|
8
|
Công trình xây dựng cơ sở khám chữa
bệnh và cơ sở y tế khác
|
12
|
9
|
Công trình xây dựng cơ sở lưu trú
du lịch, khu dân cư
|
10
|
10
|
Công trình xây dựng khu du lịch;
khu thể thao, vui chơi giải trí, sân golf
|
10
|
11
|
Công trình xây dựng nghĩa trang, cơ
sở hỏa táng
|
10
|
12
|
Công trình xây dựng trung tâm huấn
luyện quân sự, trường bắn, cảng quốc phòng, kho tàng quân sự, khu kinh tế quốc
phòng
|
10
|
13
|
Công trình xây dựng có lấn biển
|
10
|
II
|
Nhóm các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng
|
|
14
|
Cơ sở sản xuất xi măng, sản xuất
clinke
|
11
|
15
|
Cơ sở sản xuất gạch, ngói, tấm lợp
fibro xi măng
|
11
|
16
|
Cơ sở sản xuất gạch ốp lát các loại
|
11
|
17
|
Cơ sở sản xuất nguyên vật liệu xây
dựng khác
|
11
|
18
|
Cơ sở sản xuất bê tông nhựa nóng,
bê tông thương phẩm và các loại
|
11
|
III
|
Nhóm các công trình về giao
thông
|
|
19
|
Công trình giao thông ngầm, cáp
treo
|
10
|
20
|
Công trình đường ôtô cao tốc, đường
ôtô từ cấp I đến cấp III, đường cấp
IV miền núi; đường sắt, đường sắt trên cao
|
10
|
21
|
Công trình cảng hàng không, sân bay
(đường cất hạ cánh, nhà ga hàng hóa, nhà ga hành khách)
|
10
|
22
|
Công trình cầu đường bộ, cầu đường
sắt
|
10
|
23
|
Công trình xây dựng cảng sông, cảng
biển; khu neo đậu tránh trú bão; dự án nạo vét luồng
hàng hải, luồng đường thủy nội địa
|
13
|
24
|
Công trình bến xe khách, nhà ga đường
sắt
|
10
|
IV
|
Nhóm các nhà máy về điện tử,
năng lượng, phóng xạ
|
|
25
|
Công trình lò phản ứng hạt nhân;
nhà máy điện hạt nhân, nhà máy nhiệt điện
|
17
|
26
|
Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
có sử dụng chất phóng xạ hoặc phát sinh chất thải phóng xạ
|
17
|
27
|
Nhà máy phong điện, quang điện, thủy
điện
|
17
|
28
|
Công trình tuyến đường dây tải điện;
trạm điện
|
10
|
29
|
Cơ sở sản xuất, gia công các thiết bị điện, điện tử và các linh
kiện điện tử
|
17
|
V
|
Nhóm các công trình liên quan đến
thủy lợi, khai thác rừng, trồng trọt
|
|
30
|
Công trình hồ chứa nước
|
12
|
31
|
Công trình tưới, cấp nước, tiêu
thoát nước phục vụ nông, lâm, ngư nghiệp
|
12
|
32
|
Công trình đê, kè bờ sông, bờ biển
|
12
|
33
|
Công trình khai thác rừng
|
12
|
34
|
Công trình trồng
cây công nghiệp; vùng trồng cây thức ăn gia súc; vùng trồng
cây dược liệu; vùng trồng rau, hoa tập trung
|
12
|
VI
|
Nhóm các công trình về thăm dò,
khai thác, chế biến khoáng sản
|
|
35
|
Cơ sở khai thác cát, sỏi, vật liệu
san lấp mặt bằng
|
14
|
36
|
Cơ sở khai thác khoáng sản rắn
(không sử dụng hóa chất độc hại, vật liệu nổ công nghiệp)
|
14
|
37
|
Cơ sở thăm dò đất hiếm, khoáng sản
có tính phóng xạ; khai thác, chế biến khoáng sản rắn có sử dụng hóa chất độc
hại hoặc vật liệu nổ công nghiệp; dự án chế biến, tinh chế kim loại màu, kim
loại phóng xạ, đất hiếm
|
14
|
38
|
Cơ sở chế biến khoáng sản rắn không
sử dụng hóa chất độc hại
|
14
|
39
|
Cơ sở khai thác nước cấp cho hoạt động
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt
|
14
|
40
|
Cơ sở khai thác nước khoáng thiên
nhiên, nước nóng thiên nhiên (dưới đất hoặc lộ ra trên mặt đất)
|
14
|
41
|
Cơ sở tuyển, làm giàu đất hiếm,
khoáng sản có tính phóng xạ
|
14
|
VII
|
Nhóm các công trình về dầu khí
|
|
42
|
Công trình khai thác dầu, khí
|
19
|
43
|
Nhà máy lọc hóa dầu (trừ các dự án
chiết nạp LPG, pha chế dầu nhờn), sản xuất sản phẩm hóa dầu, dung dịch khoan,
hóa phẩm dầu khí; tuyến đường ống dẫn dầu, khí; khu trung chuyển dầu, khí
|
19
|
44
|
Kho xăng dầu, cửa hàng kinh doanh xăng dầu
|
19
|
VIII
|
Nhóm các về xử lý, tái chế chất
thải
|
|
45
|
Cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn,
chất thải nguy hại
|
13
|
46
|
Hệ thống xử lý nước thải đô thị tập
trung hoặc nước thải công nghiệp tập
trung
|
13
|
IX
|
Nhóm các cơ sở về cơ khí, luyện kim
|
|
47
|
Nhà máy luyện kim
|
17
|
48
|
Cơ sở cán, kéo kim loại
|
10
|
49
|
Cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thủy
|
14
|
50
|
Cơ sở sản xuất, sửa chữa,
công-ten-nơ, rơ móc
|
10
|
51
|
Cơ sở đóng mới, sửa chữa, lắp ráp đầu
máy, toa xe
|
10
|
52
|
Cơ sở sản xuất, sửa chữa, lắp ráp
xe máy, ô tô
|
10
|
53
|
Cơ sở chế tạo máy móc, thiết bị
công cụ
|
10
|
54
|
Cơ sở mạ, phun phủ và đánh bóng kim
loại
|
12
|
55
|
Cơ sở sản xuất nhôm, thép định hình
|
10
|
56
|
Cơ sở sản xuất, sửa chữa vũ khí,
khí tài, trang thiết bị kỹ thuật quân sự
|
10
|
X
|
Nhóm các cơ sở chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh, gốm sứ
|
|
57
|
Cơ sở chế biến gỗ, dăm gỗ từ gỗ tự
nhiên
|
12
|
58
|
Cơ sở sản xuất ván ép
|
12
|
59
|
Cơ sở sản xuất đồ gỗ
|
12
|
60
|
Cơ sở sản xuất thủy tinh, gốm sứ
|
10
|
61
|
Nhà máy sản xuất bóng đèn, phích nước
|
10
|
XI
|
Nhóm các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm
|
|
62
|
Cơ sở sơ chế, chế biến lương thực,
thực phẩm
|
12
|
63
|
Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập
trung
|
12
|
64
|
Cơ sở chế biến thủy sản, bột cá,
các phụ phẩm thủy sản
|
12
|
65
|
Cơ sở sản xuất đường
|
12
|
66
|
Cơ sở sản xuất cồn, rượu
|
12
|
67
|
Cơ sở sản xuất bia, nước giải khát
|
12
|
68
|
Cơ sở sản xuất bột ngọt
|
12
|
69
|
Cơ sở sản xuất, chế biến sữa
|
12
|
70
|
Cơ sở sản xuất, chế biến dầu ăn
|
12
|
71
|
Cơ sở sản xuất bánh, kẹo
|
12
|
72
|
Cơ sở sản xuất nước lọc, nước tinh
khiết đóng chai
|
10
|
XII
|
Nhóm các cơ sở chế biến nông sản
|
|
73
|
Cơ sở sản xuất thuốc lá điếu, cơ sở
chế biến nguyên liệu thuốc lá
|
10
|
74
|
Cơ sở sản xuất, chế biến nông, sản,
tinh bột các loại
|
10
|
75
|
Cơ sở chế biến chè, hạt điều, ca
cao, cà phê, hạt tiêu
|
10
|
XIII
|
Nhóm các cơ sở chăn nuôi và chế biến thức ăn chăn
nuôi
|
|
76
|
Cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi
|
10
|
77
|
Cơ sở nuôi trồng thủy sản
|
10
|
78
|
Cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm;
chăn nuôi, chăm sóc động vật hoang dã tập trung
|
10
|
XIV
|
Nhóm cơ sở sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
|
|
79
|
Nhà máy sản xuất phân hóa học
|
12
|
80
|
Kho chứa thuốc bảo vệ thực vật,
phân bón
|
12
|
81
|
Cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
|
12
|
82
|
Cơ sở sang chai, đóng gói thuốc bảo
vệ thực vật
|
12
|
83
|
Cơ sở sản xuất phân hữu cơ, phân vi
sinh
|
12
|
XV
|
Nhóm các cơ sở về hóa chất, dược phẩm, mỹ phẩm, nhựa, chất
dẻo
|
|
84
|
Cơ sở sản xuất dược phẩm, thuốc thú
y; cơ sở sản xuất nguyên liệu làm thuốc (bao gồm cả nguyên liệu hóa dược và
tá dược)
|
12
|
85
|
Cơ sở sản xuất hóa mỹ phẩm
|
12
|
86
|
Cơ sở sản xuất
hóa chất, chất dẻo, các sản phẩm từ
chất dẻo, sơn
|
12
|
87
|
Cơ sở sản xuất các sản phẩm nhựa, hạt
nhựa
|
12
|
88
|
Cơ sở sản xuất chất tẩy rửa, phụ
gia
|
12
|
89
|
Cơ sở sản xuất thuốc phóng, thuốc nổ,
hỏa cụ
|
12
|
90
|
Cơ sở sản xuất thuốc nổ công nghiệp;
kho chứa thuốc nổ cố định; kho chứa hóa chất
|
12
|
91
|
Cơ sở sản xuất muối từ nước biển
|
10
|
XVI
|
Nhóm các cơ sở sản xuất giấy và
văn phòng phẩm
|
|
92
|
Cơ sở sản xuất bột giấy và giấy từ
nguyên liệu thô
|
14
|
93
|
Cơ sở sản xuất giấy, bao bì cát
tông từ bột giấy hoặc phế liệu
|
14
|
94
|
Cơ sở sản xuất văn phòng phẩm
|
14
|
XVII
|
Nhóm các cơ sở về dệt nhuộm và may mặc
|
|
95
|
Cơ sở nhuộm, dệt có nhuộm
|
12
|
96
|
Cơ sở dệt không nhuộm
|
10
|
97
|
Cơ sở sản xuất và gia công các sản
phẩm dệt, may
|
10
|
98
|
Cơ sở giặt là công nghiệp
|
10
|
99
|
Cơ sở sản xuất sợi tơ tằm, sợi
bông, sợi nhân tạo
|
10
|
XVIII
|
Nhóm các cơ sở khác
|
|
100
|
Cơ sở phá dỡ tàu cũ, vệ sinh súc rửa
tàu
|
14
|
101
|
Cơ sở chế biến cao su, mủ cao su
|
14
|
102
|
Cơ sở sản xuất các SP trang thiết bị
y tế từ nhựa và cao su y tế
|
10
|
103
|
Cơ sở sản xuất giầy dép
|
10
|
104
|
Cơ sở sản xuất săm lốp cao su các
loại
|
10
|
105
|
Cơ sở sản xuất mực in, vật liệu
ngành in khác
|
12
|
106
|
Cơ sở sản xuất ắc quy, pin
|
12
|
107
|
Cơ sở thuộc da
|
12
|
108
|
Cơ sở sản xuất gas CO2 chiết nạp hóa lỏng, khí công nghiệp
|
12
|
109
|
Công trình di dân tái định cư
|
10
|
110
|
Bãi tập kết nguyên nhiên vật liệu,
phế liệu
|
10
|
111
|
Cơ sở không thuộc danh mục từ 1 đến 110 có tổng lượng nước thải công nghiệp từ 500 m3/ngày
đêm trở lên hoặc từ 200.000 m3 khí thải/giờ hoặc 5 tấn chất thải rắn/ngày
đêm trở lên
|
14
|
4. Định mức kinh
tế kỹ thuật lập báo cáo nhiệm vụ cho các loại hình dự án thuộc đối tượng phải lập
đề án BVMT đơn giản
a. Đối với cơ sở xác nhận đăng ký tại
Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc UBND cấp huyện
Nhiệm vụ 1: Mô tả vị trí của cơ sở với
các đối tượng tự nhiên, kinh tế xã hội xung quanh có thể ảnh hưởng (điều kiện
kinh tế - xã hội, khí tượng, đặc điểm sông ngòi, chế độ thủy triều...); mô tả
các hạng mục xây dựng, quy mô công suất, công nghệ hoạt động, máy móc thiết bị,
nhu cầu nguyên nhiên liệu sử dụng và công tác bảo vệ môi trường của cơ sở trong
thời gian qua.
Nhiệm vụ 2: Mô tả các nguồn phát sinh
chất thải (rắn, lỏng, bụi, khí), các nguồn phát sinh phi chất thải (tiếng ồn, độ
rung, nhiệt...); các tác động đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội; dự
báo đánh giá các sự cố môi trường có thể xẩy ra.
Nhiệm vụ 3: Mô tả các công trình, biện
pháp bảo vệ môi trường đã thực hiện (công trình xử lý chất thải: rắn, lỏng, bụi,
khí; phi chất thải; công trình biện pháp phòng chống sự cố môi trường...); kế
hoạch xây dựng, cải tạo, vận hành các công trình, thực hiện các biện pháp bảo vệ
môi trường và kế hoạch quản lý môi trường.
Báo cáo tổng hợp: Từ nội dung các nhiệm
vụ và cấu trúc của đề án theo hướng dẫn tại Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày
28/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường viết cáo cáo tổng hợp.
b. Đối với cơ sở xác nhận đăng ký tại
UBND cấp xã
Nhiệm vụ: Mô tả quy mô công suất cơ sở;
các nguồn phát sinh chất thải, phi chất thải (ồn, rung, nhiệt...), dự báo rủi
ro, sự cố và biện pháp quản lý, xử lý.
Báo cáo tổng hợp: Từ nội dung các nhiệm
vụ và cấu trúc của đề án theo hướng dẫn tại Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày
28/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường viết cáo cáo tổng hợp.
5. Cách tính chi
phí lập báo cáo nhiệm vụ và báo cáo tổng hợp
a. Chi phí lập báo cáo nhiệm vụ
Chi phí lập báo cáo nhiệm vụ (Gnv)
được căn cứ vào Mục II - Quy định một số mức chi sự nghiệp bảo vệ môi trường thực
hiện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, kèm theo Quyết định số 09/QĐ-UBND ngày 27/3/2017 của UBND tỉnh Hà Tĩnh, Gnv xác định ở mức giá:
Gnv = 3.500.000 đồng
b. Chi phí lập báo cáo tổng kết
Chi phí lập báo cáo tổng kết (Gtk)
được căn cứ vào Mục II - Quy định một số mức chi sự nghiệp bảo vệ môi trường thực
hiện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, kèm theo Quyết định số 09/QĐ-UBND
ngày 27/3/2017 của UBND tỉnh Hà Tĩnh, Gtk xác định ở mức giá:
Gtk = 7.000.000 đồng./.