Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 3390/QĐ-UBND 2021 Kế hoạch phân vùng sử dụng tổng hợp vùng bờ tỉnh Thừa Thiên Huế

Số hiệu: 3390/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Nguyễn Văn Phương
Ngày ban hành: 31/12/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3390/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 31 tháng 12 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÂN VÙNG SỬ DỤNG TỔNG HỢP VÙNG BỜ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2030, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2045

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;

Căn cứ Thông tư 74/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định kỹ thuật về lập quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ;

Căn cứ Kế hoạch số 04/KH-UBND ngày 09 tháng 01 năm 2017 của UBND tỉnh về Xây dựng và triển khai Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 543/TTr-STNMT ngày 10 tháng 11 năm 2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phân vùng sử dụng tổng hợp vùng bờ tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và bãi bỏ Quyết định số 2293/QĐ-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2012 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch phân vùng sử dụng tổng hợp đới bờ tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- CT và các PCT UBND tỉnh ;
- CVP và các PCVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, GT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Văn Phương

 

KẾ HOẠCH

PHÂN VÙNG SỬ DỤNG TỔNG HỢP VÙNG BỜ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2030, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2045
 (Ban hành kèm theo Quyết định số 3390/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Cập nhật kế hoạch phân vùng sử dụng tổng hợp vùng bờ tỉnh Thừa Thiên Huế phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhằm điều chỉnh, hài hoà lợi ích của các bên sử dụng tài nguyên vùng bờ. Góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường, tài nguyên vùng đầm phá, ven biển; bảo tồn đa dạng sinh học; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, cảnh quan di tích; giảm nhẹ tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu và phát triển sinh kế cộng đồng vùng ven biển và đầm phá.

2. Mục tiêu cụ thể

- Cập nhật được các phân loại vùng sử dụng tại vùng bờ Thừa Thiên Huế;

- Đề xuất được hoạt động ưu tiên đến năm 2030 và định hướng đến năm 2045 để từng bước triển khai phân vùng sử dụng;

- Cập nhật được khung thể chế phục vụ thực hiện kế hoạch phân vùng.

II. ĐỊA ĐIỂM, PHẠM VI KHÔNG GIAN

Căn cứ theo Nghị định 40/2016/NĐ-CP , Chiến lược Quản lý tổng hợp vùng bờ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và tình hình thực tế tại tỉnh Thừa Thiên Huế, phạm vi vùng bờ tỉnh Thừa Thiên Huế được xác định bao gồm:

- Vùng đất ven biển: Bao gồm 40 xã, thị trấn ven biển, ven đầm phá thuộc 5 huyện, thị xã có biển, đầm phá: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc, cụ thể:

+ Huyện Phong Điền: 6 xã, gồm: Điền Hương, Điền Môn, Điền Lộc, Điền Hòa, Phong Hải, Điền Hải.

+ Thị xã Hương Trà: 2 xã, gồm: Hương Phong, Hải Dương.

+ Huyện Phú Vang: 13 xã, thị trấn, gồm: thị trấn Thuận An, Phú Thuận, Phú Hải, Phú Diên, Vinh Thanh, Vinh Xuân, Vinh An, thị trấn Phú Đa, Phú An, Phú Mỹ, Phú Xuân, Phú Gia, Vinh Hà.

+ Huyện Quảng Điền: 8 xã, thị trấn, gồm: Quảng Công, Quảng Ngạn, Quảng Phước, Quảng An, Quảng Lợi, Quảng Thái, Quảng Thành, thị trấn Sịa.

+ Huyện Phú Lộc: 11 xã và thị trấn, gồm: Lộc Điền, Lộc An, Lộc Trì, thị trấn Phú Lộc, Giang Hải, Vinh Hưng, Vinh Hiền, Vinh Mỹ, Lộc Bình, Lộc Vĩnh, thị trấn Lăng Cô.

- Vùng biển ven bờ: Có ranh giới trong là đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm và ranh giới ngoài cách đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm một khoảng cách 06 hải lý theo Nghị định 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH PHÂN VÙNG

Phân vùng sử dụng tổng hợp vùng bờ tỉnh Thừa Thiên Huế được chia thành 10 vùng theo bốn nhóm chính là: (A) Nhóm vùng bảo tồn, bảo vệ; (B) Nhóm vùng phục hồi, vùng đệm; (C) Nhóm vùng phát triển; (D) Nhóm vùng phát triển cường độ thấp; cụ thể như sau:

A. NHÓM VÙNG BẢO TỒN, BẢO VỆ

1. Vùng bảo tồn

a) Vùng 1: Vùng bảo tồn biển Hải Vân - Sơn Chà: Vùng này nằm trong vùng biển ven bờ thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, kéo dài từ Bãi Cả đến đảo Sơn Chà, với diện tích 648,4 ha.

Hoạt động được phép:

- Quản lý bảo tồn các loài thực vật ngập nước, thảm cỏ và động vật biển, các hệ sinh thái san hô, cỏ biển và môi trường nước biển.

- Điều tra khảo sát phục vụ nghiên cứu khoa học.

Hoạt động không được phép:

- Lấp, đổ đất, đào xới và nạo vét trầm tích;

- Đổ nước thải, rác thải chưa được xử lý;

- Đổ thải các hóa chất nguy hại;

- Khai thác khoáng sản;

- Khai thác hải sản.

Hoạt động có điều kiện:

- Tham quan của du khách (có kiểm soát);

- Xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái biển và phục vụ mục tiêu bảo tồn.

b) Vùng 2: Vùng bảo tồn Bắc Hải Vân: Vùng này được đề xuất trên cơ sở Vườn quốc gia Bạch Mã, mở rộng thêm về phía Đông vùng rừng thuộc mũi Hải Vân, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, diện tích khoảng 12.214,36 ha.

Hoạt động được phép:

- Bảo tồn hệ động vật, thực vật điển hình và hệ sinh thái giao thoa giữa hai luồng khí hậu miền Bắc và miền Nam, các loài động vật đặc hữu và quý hiếm;

- Điều tra khảo sát phục vụ nghiên cứu khoa học và phục vụ công tác bảo tồn;

- Phòng chống cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại rừng.

Hoạt động không được phép:

- Phát triển đô thị, công nghiệp;

- Khai thác khoáng sản;

- Săn bắt động vật;

- Khai thác rừng tự nhiên.

Hoạt động có điều kiện:

- Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác quản lý bảo tồn;

- Phát triển du lịch sinh thái, thám hiểm rừng mưa nhiệt đới. Tham quan, nghỉ dưỡng, cắm trại;

- Phát triển cộng đồng dân cư địa phương, cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng nông thôn (hạn chế trong vùng đệm).

c) Vùng 3: Vùng bảo vệ nghiêm ngặt tại phân vùng Ô Lâu

Vùng này có diện tích 142,4 ha bao gồm vùng bãi bồi và mặt nước sông Ô Lâu nối với đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, thuộc địa phận xã Quảng Thái (huyện Quảng Điền).

Hoạt động được phép:

- Tuần tra, giám sát đảm bảo quốc phòng an ninh;

- Bảo tồn các loài chim nước;

- Bảo vệ các loài thực vật ngập nước, thảm cỏ các sinh vật thủy sinh liên quan;

- Điều tra khảo sát phục vụ nghiên cứu khoa học.

Hoạt động không được phép:

- Lấp, đổ đất, đào xới và nạo vét trầm tích;

- Đổ nước thải, rác thải chưa được xử lý;

- Đổ thải các hóa chất nguy hại;

- Săn bắt chim;

- Khai thác hải sản;

- Khai thác cây ngập nước;

- Gây ồn và xáo trộn nơi kiếm ăn, trú đông của chim.

Hoạt động có điều kiện:

- Tham quan của du khách;

- Phục hồi sinh cảnh (không gây xáo trộn nơi kiếm ăn, trú đông của chim và tác động xấu đến chất lượng nước);

- Xây dựng công trình (phục vụ mục tiêu bảo tồn).

d)Vùng 4: Vùng bảo vệ nghiêm ngặt tại phân vùng Cồn Tè - Rú Chá

Vùng có diện tích 42,5 ha bao gồm khu bảo vệ rừng ngập mặn Rú Chá (3,8 ha) và Cồn Tè (38,7 ha).

Hoạt động được phép:

- Tuần tra, giám sát đảm bảo quốc phòng an ninh;

- Quản lý việc phục hồi rừng ngập mặn (trong đó có trồng cây ngập mặn) và các tài nguyên, giá trị sinh thái kèm theo;

- Bảo vệ bãi giống của những loài thủy sản có giá trị kinh tế;

- Điều tra khảo sát phục vụ nghiên cứu khoa học.

Hoạt động không được phép:

- Lấp, đổ đất, đào xới và nạo vét trầm tích;

- Đổ nước thải, rác thải chưa được xử lý;

- Đổ thải các hóa chất nguy hại;

- Săn bắt động vật;

- Khai thác hải sản, cây ngập mặn;

Hoạt động có điều kiện:

- Tham quan của du khách (có kiểm soát);

- Phục hồi sinh cảnh (không gây xáo trộn nơi kiếm ăn, trú đông của chim và tác động xấu đến chất lượng nước);

- Xây dựng công trình (phục vụ mục tiêu bảo tồn).

e) Vùng 5: Vùng Hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế

Hành lang bảo vệ bờ biển là dải đất ven biển được thiết lập ở những khu vực cần bảo vệ hệ sinh thái, duy trì giá trị dịch vụ của hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên ở vùng bờ; giảm thiểu sạt lở bờ biển, ứng phó với BĐKH, nước biển dâng; bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển.

Hoạt động được phép:

- Trồng rừng phòng hộ (ưu tiên);

- Làm công viên cây xanh với mục đích giải trí ngoài trời.

- Xây dựng các công trình phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai, sạt lở bờ biển, ứng phó với BĐKH, nước biển dâng; bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa;

- Xây dựng mới các công trình theo dự án đầu tư phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng được Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định chủ trương đầu tư.

- Làm bãi tắm, bãi đỗ của du thuyền.

Hoạt động không được phép:

- Khai thác khoáng sản, trừ trường hợp đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận;

- Xây dựng mới, mở rộng công trình xây dựng, trừ công trình phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai, sạt lở bờ biển, ứng phó với BĐKH, NBD, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa và các công trình xây dựng khác phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng được Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định chủ trương đầu tư;

- Xây dựng mới nghĩa trang, bãi chôn lấp chất thải;

- Khoan, đào, đắp trong hành lang bảo vệ bờ biển, trừ hoạt động quy định tại Điều 25 của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015;

- Lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang bảo vệ bờ biển;

- Hoạt động làm sạt lở bờ biển, suy thoái HST vùng bờ, suy giảm giá trị dịch vụ của HST và cảnh quan tự nhiên.

Hoạt động có điều kiện:

- Khai thác nước dưới đất;

- Khai hoang, lấn biển;

- Cải tạo công trình đã xây dựng;

- Thăm dò khoáng sản, dầu khí;

- Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ làm suy thoái hệ sinh thái vùng bờ, suy giảm giá trị dịch vụ hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên.

2. Vùng bảo vệ nguồn lợi thủy sản

a) Vùng lõi Khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản huyện Phong Điền

- Vùng 1: Vùng lõi Khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Điền Hải: Xã Điền Hải, huyện Phong Điền, diện tích 17,7 ha.

b) Vùng lõi Khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản huyện Quảng Điền

- Vùng 2: Vùng lõi khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Vũng Mệ: Xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, diện tích 40 ha.

- Vùng 3: Vùng lõi khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Cồn Máy Bay: Xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền, diện tích 20 ha.

- Vùng 4: Vùng lõi khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Doi Trộ Kèn: Thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền, diện tích 21,5 ha.

- Vùng 5: Vùng lõi khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản An Xuân: Xã Quảng An, huyện Quảng Điền, diện tích 15 ha.

c) Vùng lõi khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản huyện Phú Lộc

- Vùng 6: Vùng lõi khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Đình Đôi - Cửa Cạn: Xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc, diện tích 14 ha.

- Vùng 7: Vùng lõi khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Đập Tây - Chùa Ma: xã Giang Hải, huyện Phú Lộc, diện tích 35 ha.

- Vùng 8: Vùng lõi khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Hà Nã: Xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, diện tích 25 ha.

- Vùng 9: Vùng lõi khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Đá Miếu: Xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, diện tích 30 ha.

- Vùng 10: Vùng lõi khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Đá Dầm: Xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, diện tích 30 ha.

- Vùng 11: Vùng lõi Khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Hòn Voi - Vũng Đèo: Xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, diện tích 35 ha.

- Vùng 12: Vùng lõi Khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nam Hòn Đèo: Thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc, diện tích 26 ha.

- Vùng 13: Vùng lõi Khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Đập Làng - Gành Lăng: Xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc, bao gồm: Vùng lõi bảo vệ Khe Đập Làng (diện tích 36 ha) và vùng lõi bảo vệ Gành Lăng (diện tích 22 ha).

- Vùng 14: Vùng lõi Khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Hòn Núi Quện: Xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc, diện tích 40 ha.

d) Vùng lõi Khu bảo vệ nguồn lợi bảo vệ thủy sản huyện Phú Vang

- Vùng 15: Vùng lõi Khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Vũng Điện: Xã Phú Xuân, huyện Phú Vang, diện tích 23 ha.

- Vùng 16: Vùng lõi Khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Vũng Bùn: Thị trấn Phú Đa, huyện Phú Vang, diện tích 30,4 ha.

- Vùng 17: Vùng lõi Khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Doi Chỏi: Xã Phú Diên, huyện Phú Vang, diện tích 16 ha.

- Vùng 18: Vùng lõi Khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Doi Mai Bống: Xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, diện tích 30 ha.

- Vùng 19: Vùng lõi Khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Cồn Chìm: Xã Phú Gia, huyện Phú Vang, diện tích 23,6 ha.

- Vùng 20: Vùng lõi Khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Cồn Giá: Xã Vinh Hà, huyện Phú Vang, diện tích 40 ha.

- Vùng 21: Vùng lõi Khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Đầm Hà Trung: Xã Vinh Hà, huyện Phú Vang, diện tích 14 ha.

e) Vùng lõi Khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản thị xã Hương Trà

- Vùng 22: Vùng lõi Khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Cồn Sầy: Xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, diện tích 30 ha.

Hoạt động được phép:

- Quản lý việc bảo vệ các loài thủy sản và các hệ sinh thái trong đầm phá;

- Bảo tồn các loài động vật quý hiếm;

- Bảo vệ các loài thực vật ngập nước, thảm cỏ trong đầm phá và các sinh vật thủy sinh liên quan;

- Quản lý chất lượng nước;

- Điều tra, khảo sát chất lượng môi trường.

Hoạt động không được phép:

- Khai thác thủy sản (động vật và thực vật thủy sinh);

- Nuôi trồng thủy sản (động vật và thực vật thủy sinh);

- Xây dựng các công trình sản xuất (bao gồm cả công trình nhà ở);

- Chăn thả gia súc, gia cầm vào vùng lõi bảo vệ.

Hoạt động có điều kiện:

- Hoạt động khai thác thủy sản để nghiên cứu khoa học và hoạt động tiêu diệt thủy sản địch họa trong vùng lõi bảo vệ phải được sự chấp thuận của Chi cục Thủy sản theo quy định của pháp luật;

- Hoạt động giao thông thủy được phép qua lại vô hại nhưng không dừng tàu thuyền trong vùng lõi bảo vệ;

- Hoạt động du lịch sinh thái được phép khi có sự giám sát của cộng đồng ngư dân địa phương.

B. NHÓM VÙNG PHỤC HỒI, VÙNG ĐỆM

1. Vùng phục hồi

a) Vùng phục hồi sinh thái tại phân vùng Ô Lâu

Vùng này có diện tích 1.099,4 ha, bao gồm 421,4 ha vùng đầm lầy trồng lúa không thường xuyên (phân bố dọc theo hai bờ sông Ô Lâu phía Bắc đập cửa Lác thuộc xã Quảng Thái 60,1 ha, Điền Hòa 107,5 ha và Điền Lộc 253,8ha); 404,3 ha thảm cỏ nước ngọt (phân bố tại vùng mặt nước đầm phá khu vực phía Nam đập cửa Lác); và 273,7 ha vùng ĐNN không phủ thực vật thuộc địa phận các xã Quảng Thái, Quảng Lợi (huyện Quảng Điền) và các xã Điền Lộc, Điền Hòa, Điền Hải (huyện Phong Điền).

Hoạt động được phép:

- Quản lý phục hồi các hệ sinh thái thảm cỏ nước ngọt và các tài nguyên, giá trị sinh thái kèm theo;

- Phục hồi và phát triển phân vùng Ô Lâu trở thành “sân chim” tiêu biểu của khu vực và toàn quốc;

- Các hoạt động hỗ trợ công tác phục hồi (nghiên cứu khoa học/môi trường, điều tra, khảo sát).

Hoạt động không được phép:

- Đánh bắt thủy sản;

- Săn bắt động vật;

- Đổ chất thải gây ô nhiễm.

Hoạt động có điều kiện:

- Hoạt động cải tạo, hoặc nâng cấp vùng này thành vùng bảo tồn (được kiểm soát không gây hại đến điều kiện môi trường, sinh thái);

- Hoạt động tham quan (có kiểm soát);

- Giao thông thủy (không gây tiếng ồn và ô nhiễm nước).

b) Vùng phục hồi sinh thái tại phân vùng Cồn Tè - Rú Chá

Vùng này có diện tích 143,5 ha, bao gồm 12,9 ha vùng bảo vệ phục hồi cỏ biển và 130,6 ha rừng ngập mặn và mặt nước (1,6 ha rừng ngập mặn nguyên sinh tại Rú trên, Rú dưới và Cồn Miếu; 15,8 ha rừng ngập mặn trồng mới xung quanh Rú Chá; 113,2 ha vùng mặt nước tiếp giáp Vùng lõi Khu BVNLTS Cồn Sầy) thuộc địa phận xã Hương Phong và Hải Dương (thị xã Hương Trà).

Hoạt động được phép:

- Quản lý việc phục hồi rừng ngập mặn (trong đó có trồng cây ngập mặn) và các tài nguyên, giá trị sinh thái kèm theo;

- Phục hồi hệ sinh thái thảm cỏ biển tại khu vực Cồn Tè;

- Các hoạt động hỗ trợ công tác phục hồi (nghiên cứu khoa học/môi trường, điều tra, khảo sát).

Hoạt động không được phép:

- Đánh bắt thủy sản;

- Khai thác cây ngập mặn;

- Săn bắt động vật;

- Đổ chất thải gây ô nhiễm.

Hoạt động có điều kiện:

- Hoạt động cải tạo, hoặc nâng cấp vùng này thành vùng bảo tồn (được kiểm soát không gây hại đến điều kiện môi trường, sinh thái);

- Hoạt động tham quan (có kiểm soát);

- Giao thông thủy (không gây tiếng ồn và ô nhiễm nước).

2. Vùng đệm

Vùng đệm bảo tồn biển Hải Vân - Sơn Chà: Vùng nước bao quanh vùng bảo tồn biển Hải Vân - Sơn Chà, có diện tích 1.529,2 ha.

Hoạt động được phép:

- Bảo tồn, phục hồi các rạn san hô và các tài nguyên thủy sinh liên quan;

- Bảo vệ, phục hồi chất lượng nước, trầm tích;

- Điều tra, khảo sát phục vụ nghiên cứu khoa học.

Hoạt động không được phép:

- Lấp, đổ, đào xới và nạo vét đất;

- Đổ thải các chất nạo vét;

- Xây dựng công trình gây ra các biến đổi về không gian;

- Đổ rác thải, nước thải chưa được xử lý;

- Đổ thải phân bón và các chất nguy hại;

- Khai thác san hô;

- Các hoạt động làm suy thoái cảnh quan và chất lượng môi trường.

Hoạt động có điều kiện:

- Xây dựng và duy tu các công trình phục vụ một số hoạt động quản lý cần thiết, mà không thể xây ở ngoài vùng cần bảo vệ;

- Tham quan của du khách (có kiểm soát);

- Neo, đậu tàu thuyền.

C. NHÓM VÙNG PHÁT TRIỂN

1. Vùng phát triển tổng hợp cường độ cao

Vùng phát triển kinh tế tổng hợp Chân Mây: Vùng này nằm trong khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, bao gồm khu công nghiệp và khu phi thuế quan, khu du lịch Cảnh Dương, khu công nghệ cao, khu đào tạo và khu đô thị.

Hoạt động được phép:

- Xây dựng công trình phục vụ quốc phòng, an ninh;

- Tuần tra giám sát đảm bảo quốc phòng, an ninh;

- Bảo tồn sinh cảnh, hệ sinh thái, đa dạng sinh học;

- Xử lý ô nhiễm, cải thiện môi trường;

- Xây dựng công trình phục vụ nghiên cứu khoa học;

- Điều tra, khảo sát tài nguyên, nghiên cứu khoa học, quan trắc môi trường;

- Giao thông hàng hải;

- Sản xuất nông nghiệp;

- Chăn nuôi gia súc;

- Xây dựng kết cấu hạ tầng, đường giao thông phục vụ hoạt động công nghiệp và thương mại;

- Tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí.

Hoạt động không được phép:

- Săn bắt động vật;

- Đổ chất thải nạo vét, chưa qua xử lý vào đầm phá và vùng nước ven bờ.

Hoạt động có điều kiện:

- Xây dựng cảng, bến tàu thuyền;

- Xây dựng công trình phục vụ du lịch;

- Xây dựng đường vào, đường đi bộ và các tiện ích tại bờ biển trong vùng hành lang bảo vệ bờ biển;

- Khai thác khoáng sản;

- Khai thác nước ngầm.

2. Vùng phát triển du lịch

a) Vùng du lịch sinh thái ven biển Điền Lộc: Diện tích 30 - 50 ha tại xã Điền Lộc, huyện Phong Điền.

b) Vùng du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Phong Hải: Diện tích 50 ha tại xã Phong Hải, huyện Phong Điền.

c) Vùng du lịch nghỉ dưỡng tại xã Quảng Công: Diện tích khoảng 22 ha, thuộc địa bàn xã Quảng Công, huyện Quảng Điền.

d) Vùng du lịch nghỉ dưỡng Coastal Sịa: Diện tích 1,9 ha thuộc địa bàn xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền.

e) Vùng du lịch nghỉ dưỡng sinh thái biển Hải Dương, thị xã Hương Trà: Diện tích khoảng 134 ha, thuộc địa bàn xã Hải Dương, thị xã Hương Trà.

f) Vùng du lịch sinh thái Rú Chá: Diện tích khoảng 10 ha tại xã Hương Phong, thị xã Hương Trà.

g) Vùng du lịch sinh thái Đầm Chuồn: Diện tích hơn 100 ha, thuộc địa bàn xã Phú An, huyện Phú Vang.

h) Vùng phức hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, đô thị cao cấp tại xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang: Diện tích khoảng 224,7 ha, thuộc địa bàn xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang.

i) Vùng khách sạn, dịch vụ du lịch, biệt thự nghỉ dưỡng và khu vui chơi giải trí tổng hợp tại xã Vinh Thanh và Vinh Xuân, huyện Phú Vang: Diện tích khoảng 110 ha, thuộc địa bàn xã Vinh Thanh và Vinh Xuân, huyện Phú Vang.

k) Vùng du lịch sân Golf Quốc tế, Khu dịch vụ phụ trợ, khu biệt thự nghỉ dưỡng tại xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang: Diện tích khoảng 127,68 ha, thuộc địa bàn xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang.

l) Vùng du lịch sinh thái biển Vinh Thanh: Diện tích 49,5 ha, trong đó 16,14 ha thuộc xã Vinh An, 33,36 ha thuộc xã Vinh Thanh.

m) Vùng du lịch Hàm Rồng: Diện tích 16,61 ha, thuộc địa bàn xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc.

n) Vùng du lịch nghỉ dưỡng phát triển thể chất kết hợp dịch vụ vui chơi, thể thao và sân golf Lộc Bình: Vùng này được đề xuất gồm 2 Khu du lịch như sau:

- Khu du lịch nghỉ dưỡng phát triển thể chất kết hợp vui chơi, thể thao Lộc Bình với diện tích khoảng 248 ha, thuộc địa bàn xã Vinh Hiền và Lộc Bình, huyện Phú Lộc.

- Sân golf Lộc Bình, huyện Phú Lộc: Diện tích khoảng 80 ha.

o) Vùng du lịch Lăng Cô - Cảnh Dương: Diện tích khoảng 9.490 ha, diện tích vùng lõi là 1.350 ha.

Hoạt động được phép:

- Phát triển các tiện ích và dịch vụ du lịch, đáp ứng sự tăng trưởng của ngành công nghiệp du lịch, bảo đảm không vượt quá khả năng chịu tải tự nhiên của vùng;

- Các hoạt động nghỉ ngơi, giải trí không làm suy thoái cảnh quan, môi trường;

- Xây dựng khu du lịch, công viên, bãi tắm;

- Bảo tồn thiên nhiên và các giá trị văn hóa lịch sử;

- Khai thác nước mặt phục vụ sinh hoạt;

- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải riêng;

- Bảo vệ chất lượng nước, trầm tích, cảnh quan tự nhiên;

- Trồng rừng phòng hộ;

- Quan trắc môi trường, nghiên cứu khoa học.

- Xử lý ô nhiễm, cải thiện môi trường;

Hoạt động không được phép:

- Xây dựng và hoạt động của các công trình công nghiệp;

- Khai thác bất hợp pháp tài nguyên nước ngầm;

- Khai thác bất hợp pháp các tài nguyên sinh vật;

- Đổ thải chất thải rắn và nước thải không đạt tiêu chuẩn vệ sinh;

- Xây dựng các nhà nghỉ và nhà hàng phục vụ du lịch không theo quy hoạch/không được kiểm soát;

- San lấp, đào xới ven hố, sông, đầm phá, trên các bãi tắm và các bãi biển chưa phát triển (nhằm mục tiêu bảo tồn hoặc hoặc tạo vùng đệm tự nhiên chống bão, lũ);

- Khai thác khoáng sản, kể cả cát và sỏi.

Hoạt động có điều kiện:

- Xây dựng bãi đỗ của du thuyền;

- Xây dựng đường vào, đường đi bộ, và các tiện ích tại bờ biển trong vùng hành lang bảo vệ bờ biển;

- Xây dựng công trình phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học.

3. Vùng phát triển cảng và các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá

a) Vùng Cảng Thuận An: Thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tổng diện tích của vùng là 3.139,04 ha.

b) Vùng Cảng Chân Mây: Là tiểu vùng của Vùng phát triển kinh tế tổng hợp Chân mây - Lăng Cô. Bao gồm vùng nước khu vực Cảng Chân Mây, cơ sở hạ tầng của Cảng trên bờ Vịnh Chân Mây kế cả khu phi thuế trong khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, tổng diện tích của vùng là 4.738,6 ha.

c) Vùng Cảng cá và các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá: Bao gồm: Khu neo đậu tránh trú bão Phú Hải, Đầm Cầu Hai, khu neo đậu tránh trú bão kết hợp với cảng cá Thuận An, khu neo đậu tránh trú bão Vinh Hiền kết hợp với cảng cá Tư Hiền;

Hoạt động được phép:

- Cập bến, neo đậu, các dịch vụ hậu cần cho tàu cá, dịch vụ xếp - dỡ hàng hóa đối với tàu vận tải biển và các phương tiện đánh bắt hải sản;

- Xây dựng và duy tu các thiết bị/tiện ích cảng, bến và các luồng tàu;

- Hoạt động bảo vệ hoặc nâng cao chất lượng nước và cảnh quan, bảo tồn các giá trị tự nhiên, lịch sử;

- Triển khai các dịch vụ và tiện ích thích hợp trong quản lý chất thải;

- Phục vụ chuyên chở hành khách ở mức độ phù hợp;

- Các hoạt động khảo sát, nghiên cứu khoa học.

Hoạt động không được phép:

- Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản;

- Du lịch, giải trí trên biển;

- Thải chất thải rắn, nước thải, nước dằn tàu và cặn dầu.

Hoạt động có điều kiện:

- Nạo vét trầm tích chống sa bồi;

- Thu gom, xử lý chất thải từ tàu (đáp ứng tiêu chuẩn môi trường);

- Tham quan giải trí trên bờ.

4. Vùng phát triển đô thị

a) Vùng phát triển đô thị Thuận An: Đô thị Thuận An được phát triển với hệ thống cảng biển, những bãi tắm đẹp, nổi tiếng, được kết nối với vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, nơi đây được xem là điểm đến hấp dẫn cho du khách và nhân dân trong vùng vào mùa hè

b) Vùng phát triển đô thị Vinh Thanh: Phát triển không gian đô thị theo hướng tổ chức các khu chức năng dọc theo các tuyến giao thông Quốc lộ 49B, Tỉnh lộ 18 và trục đường cảnh quan đô thị nối không gian biển và vùng đầm phá. Phát triển đô thị không làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường, đảm bảo các tiêu chí của đô thị bền vững. Ưu tiên quỹ đất cho các khu chức năng tạo động lực phát triển của đô thị bao gồm: Khu trung tâm đô thị, các khu dân cư, du lịch, dịch vụ. Hạn chế lấy đất nông nghiệp, khai thác hiệu quả các quỹ đất hiện có.

c) Vùng phát triển đô thị Chân Mây: Xây dựng khu đô thị hiện đại mang tầm quốc gia, quốc tế, hoàn chỉnh về cơ cấu chức năng, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, nhưng vẫn mang bản sắc riêng của kiến trúc, văn hóa Huế và sinh thái tự nhiên ven biển, trở thành đô thị sinh thái, an toàn, an tâm và thân thiện với môi trường, có nhiều không gian xanh, cấu trúc đô thị đạt được khả năng thông thoáng tốt; tạo được môi trường sống, làm việc thuận lợi và có sức hấp dẫn, thu hút đầu tư.

Hoạt động được phép:

- Phát triển các tiện ích và dịch vụ du lịch, đáp ứng sự tăng trưởng của ngành công nghiệp du lịch, bảo đảm không vượt quá khả năng chịu tải tự nhiên của vùng;

- Đầu tư, xây dựng các khu đô thị, nâng cấp hệ thống đường giao thông;

- Tuần tra, giám sát đảm bảo quốc phòng an ninh.

Hoạt động không được phép:

- Chặt đốn cây, làm giảm độ phủ xanh;

- Các hoạt động gây suy thoái cảnh quan;

- Xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn;

- Đổ thải chất thải rắn, phân bón và các chất nguy hại;

- Đổ thải chất thải chưa xử lý đạt yêu cầu.

Hoạt động có điều kiện:

- Khai thác khoáng sản;

- Khai thác nước ngầm;

- Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ khu dân cư;

- Xây dựng khu chăn nuôi;

- Trồng cây lương thực.

5. Vùng đánh bắt hải sản ven bờ

Vùng đánh bắt hải sản ven bờ Thừa Thiên Huế: Vùng nước ven bờ của tỉnh Thừa Thiên Huế trong phạm vi vùng bờ (06 hải lý), ngoại trừ các vùng nước đề xuất sử dụng cho hoạt động cảng, du lịch và bảo tồn.

Hoạt động được phép:

- Đánh bắt hải sản ở các vùng đã được chỉ định vào mùa cho phép với công cụ đánh bắt thích hợp/được phép;

- Đánh bắt hải sản với quy mô nhỏ/thủ công/thuyền không sử dụng động cơ trong các vùng nước nông ven biển và vùng đệm của khu bảo tồn biển;

- Giao thông vận tải thủy, neo đậu tàu thuyền;

- Bảo tồn sinh cảnh, hệ sinh thái, các loài vật đặc hữu, quý hiếm;

- Bảo vệ chất lượng nước, trầm tích, cảnh quan tự nhiên;

- Hoạt động nghiên cứu khoa học, điều tra nguồn lợi thủy sản.

Hoạt động không được phép:

- Sử dụng các phương pháp/công cụ đánh bắt mang tính hủy diệt (lưới mắt nhỏ, thiết bị cào đáy, chất nổ, xyanua và các chất gây độc khác);

- Đánh bắt các loài hải sản hoặc trong mùa sinh sản;

- Đánh bắt các loài hải sản quý hiếm, bị đe dọa.

Hoạt động có điều kiện:

- Nuôi trồng hải sản;

- Đánh bắt hải sản thương mại;

- Giao thông vận tải biển (theo tuyến, luồng);

- Neo đậu tàu thuyền.

D. NHÓM VÙNG PHÁT TRIỂN CƯỜNG ĐỘ THẤP

Vùng phát triển cường độ thấp tại vùng bờ Thừa Thiên Huế

Vùng này là phần còn lại của vùng nghiên cứu lập Phân vùng sử dụng tổng hợp vùng bờ Thừa Thiên Huế, không thuộc các vùng nêu trên, nơi có đầy đủ các hoạt động kinh tế xã hội.

Hoạt động được phép:

- Xây dựng nhà ở, phát triển cơ sở hạ tầng và các tiện ích dịch vụ công cộng;

- Du lịch, thủ công nghiệp, nông lâm nghiệp bền vững;

- Sản xuất và khai thác tài nguyên khác không gây hại cho môi trường tự nhiên;

- Xây dựng các tiện ích thu gom, xử lý chất thải;

- Bảo tồn thiên nhiên và các giá trị sinh thái, văn hóa, lịch sử;

- Bảo vệ môi trường, chất lượng nước, trầm tích, cảnh quan tự nhiên;

- Trồng rừng phòng hộ, phục hồi rừng ngập mặn, đất ngập nước.

Hoạt động không được phép:

- Khai thác nước ngầm không theo quy hoạch;

- Khai thác khoáng sản phi pháp;

- Khai thác rừng trái phép;

- Sử dụng hóa chất không cho phép trong nông nghiệp;

- Đổ thải rác, nước thải chưa được xử lý ra môi trường.

Hoạt động có điều kiện:

- Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản;

- Chăn thả gia súc, gia cầm;

- Khai thác cát, đá, các loại sinh vật thủy sinh;

- Khai thác gỗ, khoáng sản, nước mặt, nước ngầm;

- Giao thông vận tải thủy, neo đậu tàu thuyền;

- Xây dựng bãi tắm, bãi đổ tàu thuyền, các tiện ích phục vụ cảng, bến và các luồng tàu, thuyền và thu gom, xử lý chất thải từ tàu thuyền;

- Phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại, khai khoáng chăn nuôi đã được quy hoạch và có kiểm soát;

- Xây dựng các bãi chôn lấp chất thải rắn;

- Xây dựng kho chứa (dầu, nhiên liệu, hóa chất);

- Xây dựng lối đi, đường cục bộ;

- Xây dựng công trình bảo vệ bờ sông, bờ biển;

- Chặt đốn cây, làm giảm độ phủ xanh;

- Các hoạt động có khả năng gây ảnh hưởng bất lợi đến các vùng bảo tồn, bảo vệ và phục hồi.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG ƯU TIÊN THỰC HIỆN THEO KẾ HOẠCH

(Phụ lục đính kèm)

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã ven biển, đầm phá

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công, chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện; trước ngày 30/11 hàng năm báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

- Có trách nhiệm quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường khu vực vùng bờ của tỉnh; nghiên cứu, nắm vững nội dung Kế hoạch này để định hướng, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành, địa phương; từng bước rà soát điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch để đảm bảo hài hoà lợi ích của các bên trong việc khai thác, sử dụng không gian, tài nguyên môi trường vùng bờ của tỉnh.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Định kỳ 05 năm thực hiện sơ kết đánh giá toàn diện việc thực hiện Kế hoạch, trên cơ sở đó có giải pháp, phương án điều chỉnh nội dung, nhiệm vụ Kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế.

- Chủ trì, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các nội dung của Kế hoạch, báo cáo UBND tỉnh tình hình thực hiện trước ngày 31/12 hàng năm; và chuẩn bị công tác sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện Kế hoạch.

3. Sở Tài chính

Có trách nhiệm cân đối ngân sách đảm bảo kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, nội dung Kế hoạch.

4. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc cần chỉnh sửa, bổ sung Kế hoạch; các sở, ban ngành, địa phương gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.

 

PHỤ LỤC

HOẠT ĐỘNG ƯU TIÊN THỰC HIỆN THEO KẾ HOẠCH PHÂN VÙNG SỬ DỤNG TỔNG HỢP VÙNG BỜ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2030, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2045
(Ban hành kèm theo Kế hoạch phân vùng sử dụng vùng bờ tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, định hướng đến năm 2045  tại Quyết định số 3390/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

STT

Tên chương trình/hoạt động

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp chính

1. Nhóm nhiệm vụ bảo tồn, bảo vệ và phục hồi

Nhiệm vụ 1

Xây dựng và triển khai các chương trình bảo tồn nguồn lợi thủy hải sản, bảo vệ rừng ngập mặn ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sở NN&PTNT

Các sở, ban ngành và địa phương liên quan

Nhiệm vụ 2

Rà soát hiện trạng di sản và khoanh vùng, triển khai đề án chống xuống cấp các di tích thuộc vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sở Văn hóa và Thể thao

Sở Du lịch; các địa phương ven biển và các sở ban ngành có liên quan

Nhiệm vụ 3

Xây dựng nhóm truyền thông cơ sở hỗ trợ thông tin cho cộng đồng dân cư miền núi và ven biển ứng phó với BĐKH

Sở TN&MT

Sở NN&PTNT, Sở KH&ĐT, UBND các huyện ven biển

2. Nhóm nhiệm vụ hoàn thiện các chính sách, quy định và thể chế

Nhiệm vụ 1

Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung chiến lược của ngành, địa phương ven biển có nội dung liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường cho phù hợp với chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo vùng bờ.

Các Sở, ban ngành và các địa phương ven biển

 

Nhiệm vụ 2

Rà soát, điều chỉnh và cụ thể hóa các quy định khai thác, NTTS trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

Sở NN&PTNT

Các sở, ban ngành, địa phương liên quan

Nhiệm vụ 3

Rà soát điều chỉnh và cụ thể hóa các quy định đối với các vùng du lịch ven biển

Sở Du lịch

Sở VH&TT, Sở NN&PTNT, Sở TN&MT

3. Nhóm nhiệm vụ hoàn thiện phân vùng khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo tồn đa dạng sinh học vùng bờ

Nhiệm vụ 1

Mở rộng diện tích KBT đất ngập nước Tam Giang - Cầu Hai đã được thành lập tại Quyết định số 495/QĐ-UBND ngày 20/02/2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế;

Sở TN&MT

Sở NN&PTNT, và các Sở, ban ngành, địa phương liên quan

Nhiệm vụ 2

Xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên môi trường biển và hải đảo tỉnh Thừa Thiên Huế

Sở TN&MT

Các Sở, ban ngành, địa phương liên quan

Nhiệm vụ 3

Lập Chương trình quản lý tài nguyên vùng bờ tỉnh Thừa Thiên Huế

Sở TN&MT

Các Sở, ban ngành, địa phương liên quan

Nhiệm vụ 4

Điều tra, đánh giá hiện trạng, xây dựng nội dung bảo tồn đa dạng sinh học và phục hồi sinh cảnh tràm chim vùng cửa sông Ô Lâu huyện Phong Điền và Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Sở NN&PTNT

Các Sở, ban ngành, địa phương liên quan

4. Nhóm nhiệm vụ tăng cường năng lực quản lý và truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc khai thác và sử dụng không gian vùng bờ

Nhiệm vụ 1

Xây dựng và triển khai chương trình truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc khai thác, sử dụng và bảo vệ môi trường vùng biển và ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sở TN&MT

Sở TT&TT, Sở VH&TT, Sở DL, Sở NN&PTNT, Các cơ quan truyền thông liên quan

Nhiệm vụ 2

Tăng cường năng lực quan trắc, dự báo diễn biến môi trường vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sở TN&MT

Sở NN&PTNT

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3390/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 năm 2021 về Kế hoạch phân vùng sử dụng tổng hợp vùng bờ tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, định hướng đến năm 2045

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


998

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.202.48
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!