ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
3205/QĐ-UBND
|
Thành
phố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 9 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN “PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ VÀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ ĐỘNG ĐẤT,
SÓNG THẦN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Luật Phòng chống thiên tai
ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Phòng chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 78/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy
chế phòng, chống động đất, sóng thần;
Căn cứ Quyết định số 1041/QĐ-TTg
ngày 24 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án quy hoạch tổng
thể lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số
18/2021/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự
báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai;
Căn cứ Quyết định số
59/2011/QĐ-UBND ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành
quy định về công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên
địa bàn Thành phố;
Căn cứ Quyết định số
45/2015/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban
hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm
kiếm cứu nạn Thành phố;
Căn cứ Quyết định số
30/2015/QĐ-UBND ngày 19 tháng 6 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành
Quy chế hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Quyết định số 739/QĐ-UBND
ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố về thành lập Ban chỉ huy
Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố Hồ Chí Minh;
Theo đề nghị của Sở Tài nguyên và
Môi trường tại Công văn số 4885/STNMT-KTTV ngày 29 tháng 6 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Phương án
phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả động đất, sóng thần trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký, thay thế
Quyết định số 3558/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành
phố về Phương án “Phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả động đất, sóng thần
trên địa bàn Thành pho Hồ Chí Minh”.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám
đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên
tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức
và các quận, huyện; phường - xã, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- UBQG UPSCTT &TKCN;
- BCĐTW về PCTT&TKCN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Tư lệnh Quân khu 7;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- Ủy ban MTTQ VN TP;
- Thành viên BCH PCTT&TKCN TP;
- Báo, Đài Thành phố;
- VPUB: các PCVP;
- Phòng ĐT, KT;
- Lưu: VT, (ĐT-LHT) D.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Hòa Bình
|
PHƯƠNG ÁN
PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ ĐỘNG ĐẤT, SÓNG THẦN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Kèm theo Quyết định số: 3205/QĐ-UBND ngày 01 tháng 09 năm 2021 của Ủy ban
nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)
Chương I
MỤC ĐÍCH VÀ YÊU
CẦU
Điều 1. Sự cần
thiết
Động đất rất khó dự báo trước, từ lúc
xuất hiện các dấu hiệu xảy ra động đất đến khi xảy ra động đất chỉ trong thời
gian rất ngắn nên rất khó cho các nhà khoa học để dự báo chính xác thời điểm và
vị trí xảy ra động đất. Khả năng dự báo chỉ dựa vào tài liệu thống kê tần suất
xảy ra động đất trong lịch sử.
Đối với sóng thần gây ra do động đất ở
xa, thời gian lan truyền của sóng thần từ khu vực xảy ra động đất tới vùng bờ
là thời gian tối đa để vận hành hệ thống cảnh báo và di tản người dân đến nơi
an toàn.
Phương án này tập trung xây dựng các
tình huống cơ bản và phân công vai trò, nhiệm vụ đối với các Sở ngành, đơn vị
thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố
trong công tác tuyên truyền, chuẩn bị lực lượng, phương tiện; tổ chức thông tin
liên lạc; diễn tập các tình huống; tổ chức sơ tán, di dời dân, đảm bảo hiệu quả
công tác tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả khi xảy ra động đất, sóng thần nhằm
chủ động ứng phó kịp thời trong mọi tình huống.
Điều 2. Mục
đích
1. Bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất, phối
hợp chặt chẽ giữa các lực lượng nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu ứng phó, khắc phục
hậu quả khi có động đất hoặc sóng thần xảy ra.
2. Phương án là cơ sở cho các cơ
quan, đơn vị xây dựng và triển khai kế hoạch theo nhiệm vụ được phân công;
3. Phương án là cơ sở cho các cơ
quan, đơn vị đề xuất kinh phí đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm phương
tiện, trang thiết bị phát triển nguồn nhân lực, đào tạo kỹ thuật để phục vụ tìm
kiếm cứu nạn, cứu hộ.
4. Phương án là cơ sở cho các cơ quan,
đơn vị triển khai công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân chủ động
ứng phó có hiệu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại khi có động đất, sóng thần
xảy ra.
Điều 3. Yêu cầu
1. Cơ quan chỉ đạo là Ban Chỉ huy
Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Cơ quan Chỉ huy:
- Cấp Thành phố: Sở Tài nguyên và Môi
trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tư lệnh Thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng
Thành phố, Công an Thành phố, Sở Giao thông vận tải, Sở Khoa học và Công nghệ
và các đơn vị liên quan trong công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả
động đất, sóng thần.
- Cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân
thành phố Thủ Đức và các quận, huyện.
- Cấp xã: Chủ tịch Ủy ban nhân dân
phường, xã, thị trấn.
3. Lực lượng ứng cứu: Các lực lượng
chuyên trách, Sở Y tế, Quân đội, Công an, dân quân tự vệ và các lực lượng khác
của Thành phố.
4. Phát huy mọi nguồn nhân lực, cơ sở
vật chất, kỹ thuật theo phương châm “Bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại
chỗ; vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và “ba sẵn sàng”
(chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả).
5. Tích cực, chủ động phòng ngừa,
thông báo, báo động sớm; thu thập và xử lý thông tin nhanh, chính xác; chỉ huy
điều hành thống nhất theo phương án linh hoạt, sáng tạo và quyết đoán.
6. Trong mọi trường hợp sự cố thiên
tai, thảm họa xảy ra thì người chỉ huy cao nhất hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu
hộ tại hiện trường (là Trưởng ban, Phó Trưởng ban hoặc thành viên Ban Chỉ huy
Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp) được ủy quyền điều động lực
lượng, phương tiện, trang thiết bị của các đơn vị, cá nhân hiện có trên địa bàn
tham gia ứng cứu.
7. Trong trường hợp vượt quá khả năng
của Thành phố, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố
báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai; Ủy ban Quốc gia ứng
phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn để được sự chỉ đạo.
8. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các
Sở ngành, các cấp trên cơ sở chủ động tại chỗ từ cơ sở, kết hợp ứng cứu nhanh,
huy động vật tư, phương tiện, lực lượng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để cứu
người, sơ tán nhân dân, cứu tài sản. Phương tiện, trang thiết bị được huy động
trưng dụng của các đơn vị, cá nhân vào hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ bị
thiệt hại sẽ được bồi thường theo quy định của pháp luật.
9. Tranh thủ sự chi viện, giúp đỡ của
Trung ương, tỉnh thành lân cận, các ngành, các tổ chức theo từng tình huống xảy
ra.
Chương II
GIAI ĐOẠN PHÒNG
NGỪA ĐỘNG ĐẤT, SÓNG THẦN
Điều 4. Công tác
tuyên truyền
1. Hình thức
a) Tổ chức các lớp chuyên đề bồi dưỡng
kiến thức về động đất, sóng thần, kỹ năng tổ chức ứng phó, triển khai các văn bản
pháp lý liên quan đến lĩnh vực phòng ngừa, ứng phó thiên tai động đất, sóng thần;
lồng ghép vào chương trình giáo dục ngoại khóa cho học sinh.
b) Tuyên truyền thông qua các phương
tiện truyền thông đại chúng: báo, đài phát thanh, đài truyền hình, trang thông
tin điện tử (internet) và các phương tiện truyền thông khác.
2. Cơ quan chỉ đạo chính: Ban Chỉ
huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố.
Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc
và hướng dẫn các sở, ban, ngành, quận, huyện xây dựng, thực hiện kế hoạch tuyên
truyền về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả do động đất, sóng thần gây ra.
3. Bố trí các lực lượng tuyên truyền
a) Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì xây dựng và thực hiện kế hoạch
tuyên truyền cho mọi người dân kiến thức cần thiết để tự thực hiện, tránh tâm
lý hoảng loạn khi có động đất, sóng thần xảy ra.
b) Sở Giáo dục và Đào tạo
Đưa kiến thức động đất, sóng thần và
các hướng dẫn xử lý tình huống khi có động đất, sóng thần xảy ra vào chương
trình ngoại khoá cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
c) Sở Xây dựng
Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân
thành phố Thủ Đức và các quận, huyện hướng dẫn, kiểm tra, đề xuất hướng xử lý,
giải quyết các nhà, xưởng, công trình, chung cư xuống cấp, không an toàn khi xảy
ra động đất, sóng thần.
d) Sở Y tế
Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và
Đào tạo phổ biến kiến thức về phương pháp tự sơ cứu khi bị nạn.
e) Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức
và các quận, huyện; phường, xã, thị trấn.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi
trường thực hiện công tác tuyên truyền.
- Bố trí lực lượng sẵn sàng tham gia
tuyên truyền.
Điều 5. Chuẩn bị
sơ tán dân
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn chủ trì, phối hợp Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận,
huyện và Sở ngành liên quan cập nhật các vị trí xung yếu, vị trí an toàn để sơ
tán dân; cập nhật các danh mục số lượng trang thiết bị, phương tiện cần phục vụ
công tác ứng phó và khắc phục hậu quả động đất, sóng thần.
Điều 6. Công tác
diễn tập
1. Nội dung
a) Huấn luyện sử dụng thành thạo các
phương tiện, trang thiết bị.
b) Diễn tập ứng phó, tìm kiếm cứu nạn
và khắc phục hậu quả theo các tình huống giả định.
c) Diễn tập các biện pháp bảo đảm an
ninh, trật tự an toàn xã hội, không để kẻ địch, tội phạm, phần tử xấu lợi dụng
tình hình để phá hoại, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước và nhân dân khi xảy ra động
đất, sóng thần.
2. Cơ quan chỉ đạo chính: Ban Chỉ
huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố
1. Chỉ đạo các đơn vị liên quan chủ
trì, tổ chức huấn luyện sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị.
2. Chỉ đạo việc tổ chức diễn tập theo
khu vực nội dung tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả trên địa bàn Thành phố,
trong đó chú trọng đến các địa bàn trọng điểm nhằm xử lý nhuần nhuyễn các tình
huống giả định tùy theo tính chất, quy mô.
3. Chỉ đạo về sử dụng các trang thiết
bị, cơ sở vật chất trong công tác diễn tập.
3. Xây dựng lực lượng tình nguyện
viên
a) Sở Y tế:
Chủ trì, phối hợp Hội chữ Thập đỏ tập
huấn kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho các khu dân cư, trường học, cao ốc.
b) Hội Chữ thập đỏ:
- Phối hợp với Sở Y tế tổ chức lực lượng
sẵn sàng, đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng hội viên, tình nguyện viên có kỹ năng,
phương pháp sơ cấp cứu;
- Tổ chức điểm, trạm sơ cấp cứu, cung
cấp dụng cụ sơ cấp cứu.
4. Bố trí lực lương diễn tập
a) Sở Giao thông vận tải:
Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp
với các đơn vị có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, đề xuất hướng xử lý, giải quyết
các kết cấu hạ tầng giao thông xuống cấp, không an toàn khi xảy ra động đất,
sóng thần.
b) Sở Y tế:
Bố trí lực lượng huy động từ các đơn
vị y tế, đồng thời xây dựng và thực hiện kế hoạch diễn tập sơ cấp cứu, phòng chống
dịch bệnh khi có sự cố động đất, sóng thần xảy ra.
c) Bộ Tư lệnh Thành phố:
- Chủ trì, phối hợp với Công an Thành
phố, các Sở ngành liên quan và Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận,
huyện diễn tập sơ tán dân đối với những dư chấn động đất ứng
với cấp động đất từ VII trở lên.
- Chủ trì huấn luyện cho lực lượng trực
tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn sử dụng thành thạo các loại phương tiện,
trang thiết bị hiện có.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện
Cần Giờ, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Thành phố, Lực lượng Thanh niên xung
phong và Hội Chữ thập đỏ Thành phố diễn tập, sơ tán dân trong khu vực ven biển
vào đất liền trong trường hợp giả định có cảnh báo sóng thần mạnh đến nguy hiểm,
diễn tập sơ cấp cứu những người bị thương, tìm kiếm, phòng dịch bệnh và vệ sinh
môi trường.
d) Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Thành
phố:
- Bố trí lực lượng nòng cốt tham gia
diễn tập sơ tán dân khu vực ven biển trong trường hợp giả định có cảnh báo sóng
thần mức 3 (sóng thần có sức hủy diệt).
- Chủ trì xây dựng quy chế về bắn
pháo hiệu đối với những tàu bè sắp cập bến quay trở ra vùng nước sâu xa bờ khi
có tin cảnh báo sóng thần mức 3.
- Thường xuyên kiểm tra việc chấp
hành thực hiện đúng quy định về trang thiết bị thông tin liên lạc, dụng cụ cứu
hộ, cứu nạn trên các phương tiện tàu, thuyền.
e) Công an Thành phố:
- Tổ chức diễn tập, đảm bảo giao
thông, an ninh trật tự nhằm ứng phó có hiệu quả đối với từng tình huống được giả
định.
- Tổ chức các lớp đào tạo, huấn luyện
chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao kỹ năng cho lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ
tìm kiếm cứu nạn.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch diễn
tập cứu nạn, cứu hộ, chữa cháy khi có sự số do động đất gây ra.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức huấn luyện,
thực hành diễn tập nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ hàng năm cho cán bộ chiến
sĩ.
- Tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác
quốc tế, liên kết đào tạo với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm
nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
g) Hội Chữ thập đỏ Thành phố:
Tham gia diễn tập với các ban ngành
có liên quan về cứu nạn, cứu hộ, sơ cấp cứu.
h) Lực lượng Thanh niên xung phong
Thành phố:
- Cử người tham gia lớp đào tạo, huấn
luyện chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu phối hợp tìm kiếm cứu nạn.
-Tham gia cùng với các Sở ngành có chức
năng diễn tập tìm kiếm cứu nạn.
i) Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức
và các quận, huyện:
- Ủy ban nhân dân thành phố.Thủ Đức
và các quận, huyện chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn, kiểm
tra, đề xuất hướng xử lý, giải quyết các kết cấu hạ tầng giao thông xuống cấp,
không an toàn khi xảy ra động đất, sóng thần.
- Phối hợp với Công an Thành phố và
các Sở ngành liên quan tổ chức diễn tập sơ tán dân, bố trí địa điểm sẵn sàng đối
với những dư chấn động đất ứng với cấp động đất từ VII trở lên (theo mối quan hệ
giữa độ lớn động đất (M), phân loại động đất, cường độ chấn động trên mặt đất
(I), tác động và tần suất xuất hiện động đất kèm theo Quyết định số
03/2020/QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.
- Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ xây dựng
kế hoạch di dời dân tại những khu vực xung yếu trên địa bàn xã đảo Thạnh An và
các hộ dân ven biển đến nơi an toàn nhằm sẵn sàng thực hiện khi có lệnh yêu cầu
di dời và chủ trì diễn tập sơ tán dân theo kế hoạch đối với trường hợp giả định
có cảnh báo sóng thần mức 3.
Chương III
GIAI ĐOẠN ỨNG
PHÓ VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN
Điều 7. Đảm bảo
thông tin liên lạc
1. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên
tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố
Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên
tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố tổ chức trực ban 24/24 giờ nhận thông tin động
đất hoặc động đất có kèm sóng thần từ Viện Vật lý Địa cầu thuộc Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai
và Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan theo
phương thức cung cấp tin theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Quyết định số
03/2020/QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về dự
báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai, tiếp tục truyền tin cho các cơ quan, đơn
vị sau:
- Đài Truyền hình Thành phố, Đài Tiếng
nói nhân dân Thành phố.
- Bộ Tư lệnh Thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ
đội biên phòng Thành phố, Công an Thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài
nguyên và Môi trường, Công an Thành phố, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở
Y tế, Sở Công Thương, Sở Ngoại vụ, Hội Chữ thập đỏ Thành phố, Lực lượng Thanh
niên xung phong.
- Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức
và các quận, huyện.
(Đính kèm Phụ lục 2 - Mẫu tin động
đất và Mẫu tin cảnh báo sóng thần)
2. Các cơ quan truyền thông
Đài Truyền hình Thành phố, Đài Tiếng
nói nhân dân Thành phố khi nhận được tin, phản hồi và xác nhận tin chính xác từ
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố, thông báo ngay
qua kênh truyền hình, phát thanh tin động đất hoặc tin cảnh báo sóng thần và
tin cuối cùng về động đất khi động đất không còn khả năng xảy ra dư chấn hoặc
tin cuối cùng về sóng thần khi sóng thần không còn khả năng ảnh hưởng đến bờ biển.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường
Tiếp nhận bản tin động đất, tin cảnh
báo sóng thần từ các cơ quan chức năng, tổ chức trực ban 24/24, liên hệ với Đài
Truyền hình Thành phố, Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố kịp thời đưa tin khẩn cấp
trên các kênh, sóng truyền hình, phát thanh; chủ trì triển khai phương án phòng
ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả động đất, sóng thần trên địa bàn Thành phố; kịp
thời tham mưu Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn
Thành phố báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo từ Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống
thiên tai; Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn trong
trường hợp vượt khả năng của Thành phố.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức việc
thực hiện công tác bảo vệ an toàn mạng viễn thông, an toàn và an ninh thông tin
trong hoạt động viễn thông, internet trên địa bàn Thành phố theo quy định, đảm
bảo thông tin liên lạc phục vụ các cơ quan hữu quan trong công tác chỉ đạo, điều
hành ứng phó và khắc phục hậu quả do động đất hoặc động đất có kèm sóng thần
gây ra.
b) Chủ trì, phối hợp các doanh nghiệp
viễn thông thông, tin về động đất, khả năng xảy ra dư chấn, tin cảnh báo sóng
thần đến các thuê bao di động khi có tin động đất, hoặc động đất có cảnh báo
sóng thần dưới hình thức tin nhắn của “PCTT TP.HCM” (phòng chống thiên tai
Thành phố Hồ Chí Minh).
5. Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức
và các quận, huyện; phường, xã, thị trấn
a) Đảm bảo thông tin liên lạc thông
suốt giữa Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố trong
quá trình xảy ra sự cố động đất, sóng thần,.
b) Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức
và các quận, huyện truyền tin đến Ủy ban nhân dân các phường, xã, thị trấn, trực
tiếp kiểm tra và chỉ đạo công tác ứng phó tại địa bàn các phường, xã, thị trấn.
c) Ủy ban nhân dân các phường, xã, thị
trấn trực tiếp kiểm tra và chỉ đạo, hướng dẫn các biện pháp ứng phó trên địa
bàn khu phố, ấp và cộng đồng dân cư ở địa phương.
6. Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ
và các xã, thị trấn thuộc huyện Cần Giờ
Khi động đất có cảnh báo sóng thần, Ủy
ban nhân dân huyện Cần Giờ truyền tin đến Ủy ban nhân dân các xã và thị trấn, Ủy
ban nhân dân các xã và thị trấn thuộc huyện Cần Giờ có đội ngũ sẵn sàng phát
loa báo tin cho người dân ven biển khi có tin cảnh báo sóng thần.
Điều 8. Tình huống
1
1. Động đất cấp VI trở xuống (cấp động
đất theo mối quan hệ giữa độ lớn động đất (M), phân loại động đất, cường độ chấn
động trên mặt đất (I), tác động và tần suất xuất hiện động đất kèm theo Quyết định
số 03/2020/QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ).
2. Không có cảnh báo sóng thần với chấn
tâm trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh hoặc ảnh hưởng do chấn tâm ở khu vực
lân cận.
3. Đối với tình huống này, mức độ ảnh
hưởng nhẹ, không cần tổ chức sơ tán dân.
4. Hoạt động chính
a) Tổ chức trực và truyền tin động đất.
b) Củng cố và chuẩn bị trang thiết bị
cần thiết nhằm sẵn sàng ứng phó với tình huống động đất cấp mạnh hơn.
Điều 9. Tình huống
2
1. Động đất cấp VII trở lên không có
cảnh báo sóng thần với chán tâm trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh
2. Chỉ đạo thực hiện
a) Cấp Thành phố: Ban Chỉ huy Phòng
chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố
- Điều hành các Sở ngành tham gia
công tác sơ tán dân.
- Chỉ đạo, điều động các lực lượng, phương
tiện, vật tư để chi viện, tìm kiếm cứu nạn khi có động đất để hạn chế thiệt hại
đến mức thấp nhất.
- Chỉ đạo công tác ứng phó với lũ do
động đất gây vỡ đập từ thượng nguồn tràn xuống khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.
b) Cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân
thành phố Thủ Đức và các quận, huyện
- Chỉ đạo lực lượng địa phương tham
gia sơ tán dân.
- Chỉ đạo, điều động lực lượng địa
phương trong công tác ứng phó, tìm kiếm cứu nạn.
3. Lực lượng sơ tán dân
a) Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức
và các quận, huyện; phường, xã, thị trấn:
- Tổ chức trực ban 24/24 giờ chủ trì
sơ tán dân, ngừng việc sơ tán, đưa dân trở về theo chỉ đạo của Ban Chỉ huy
Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố khi có cảnh báo dư chấn.
- Huy động lực lượng kinh phí, vật
tư, phương tiện tại chỗ sẵn sàng hỗ trợ vận chuyển người dân sơ tán.
b) Sở Giao thông vận tải:
- Huy động phương tiện phục vụ sơ tán
dân từ cá nhân, các tổ chức tư nhân.
- Chỉ đạo phong tỏa cầu cạn, hầm vượt
sông
c) Bộ Tư lệnh Thành phố
Điều động đội ngũ chuyên trách và dự
bị phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện vả các Sở
ngành liên quan thực hiện sơ tán dân và đưa dân trở về an toàn.
d) Công an Thành phố:
- Cắm chốt tại những khu vực người
dân di dời để bảo vệ tài sản người dân;
- Tăng cường lực lượng cảnh sát giao
thông, dân quân tự vệ... điều phối giao thông, ổn định an ninh trật tự.
- Đảm bảo an ninh trật tự, tránh trường
hợp kẻ xấu lợi dụng tình hình.
- Điều động cảnh sát giao thông phối
hợp phong tỏa các cầu vượt, hầm chui cho đến khi có kết luận về độ an toàn sau
động đất.
e) Lực lượng Thanh niên xung phong
Thành phố:
Chủ động cung cấp nhân sự phối hợp với
lực lượng Cảnh sát giao thông điều phối giao thông và phối hợp với Ủy ban nhân
dân thành phố Thủ Đức các quận, huyện sơ tán dân.
4. Lực lượng tìm kiếm cứu nạn
a) Bộ Tư lệnh Thành phố:
- Chủ trì, phối hợp với các Công an
Thành phố, Sở ngành có chức năng, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận,
huyện; phường, xã, thị trấn thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn trong các tình
huống sập nhà cao tầng do động đất, huy động lực lượng, phương tiện tiến hành cứu
người kẹt trong các đống đổ nát.
- Phối hợp với Công an Thành phố dò
tìm, xử lý và vô hiệu hóa các vật liệu cháy nổ có thể còn sót lại, ứng phó với
các tình huống hơi độc, hơi ngạt.
b) Sở Giao thông vận tải:
Bảo đảm giao thông đường bộ, đường sắt
nội đô được thông suốt phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn.
c) Huy động phương tiện trong ngành
giao thông vận tải (kể cả phương tiện của cá nhân, tổ chức kinh doanh) để phục
vụ tìm kiếm cứu nạn khi xảy ra động đất.
d) Sở Ngoại vụ:
Phối hợp với Công an Thành phố, lãnh
sự quán với vai trò là cầu nối để bảo trợ, giải quyết cho các đối tượng có yếu
tố nước ngoài (ngoại kiều, Việt kiều).
e) Sở Xây dựng:
Phối hợp với Bộ Tư lệnh Thành phố thực
hiện công tác tìm kiếm cứu nạn trong các tình huống sập nhà cao tầng do động đất.
g) Sở Y tế:
- Chỉ đạo tăng cường lực lượng các y,
bác sĩ của các bệnh viện, các cơ sở y tế khác thực hiện công tác cứu chữa người
bị thương.
- Có chương trình hỗ trợ dịch vụ y tế,
phòng, chống dịch bệnh cho khu vực bị ảnh hưởng.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát công tác
vệ sinh an toàn thực phẩm và cung cấp nước sạch tại các vùng trọng điểm. Căn cứ
vào tình hình sức khỏe, bệnh tật tại cộng đồng dân cư ở những vùng xảy ra động
đất để hỗ trợ tăng cường cơ số thuốc, hóa chất phục vụ công tác bảo vệ, chăm
sóc sức khỏe nhân dân và xử lý vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh.
h) Công an Thành phố:
- Phối hợp với các Sở ngành có chức
năng trong công tác tìm kiếm cứu nạn.
- Tăng cường lực lượng cảnh sát giao
thông, dân quân tự vệ ...điều phối giao thông, ổn định an ninh trật tự nơi xảy
ra sự cố và trong quá trình tìm kiếm cứu nạn.
- Chủ trì lực lượng phòng cháy chữa
cháy Thành phố điều động xe bồn chở nước, các trang thiết bị chuyên dụng: thang
dây, đệm hơi, bình chữa cháy; cát, nước... tại khu vực xảy ra cháy.
- Kiểm soát cháy.
i) Hội Chữ thập đỏ Thành phố:
-Tham gia tổ chức việc sơ tán, di dời,
bảo vệ nhân dân, cứu người bị nạn.
- Bố trí cán bộ, phương tiện sẵn sàng
phục vụ công tác sơ cấp cứu người bị nạn.
- Tổ chức các đợt hiến máu cứu người.
k) Lực lượng Thanh niên xung phong
Thành phố:
- Huy động lực lượng đội viên thanh
niên xung phong phối hợp với các Sở ngành có chức năng trong công tác tìm kiếm
cứu nạn phù hợp với nhiệm vụ được giao.
- Huy động cán bộ, đội viên thanh
niên xung phong phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Thành phố hiến máu cứu người.
l) Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức
và các quận, huyện; phường, xã, thị trấn:
Huy động lực lượng, phương tiện tại
chỗ, phối hợp Bộ Tư lệnh Thành phố tổ chức công tác tìm kiếm cứu nạn.
Điều 10. Tình huống
3
1. Động đất ngoài khơi có cảnh báo
sóng thần mức 1 khu vực biển Cần Giờ. Đối với tình huống này, mức độ ảnh hưởng
nhẹ, không cần tổ chức sơ tán dân.
2. Hoạt động chính
a) Tổ chức trực và truyền tin cho đến
khi nhận tin cuối cùng về sóng thần.
b) Củng cố và chuẩn bị trang thiết bị
cần thiết nhằm sẵn sàng ứng phó với tình huống có sóng thần với cột sóng cao
hơn.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp
nhận bản tin động đất, tin cảnh báo sóng thần từ các cơ quan chức năng, tổ chức
trực ban 24/24, liên hệ với Đài Truyền hình Thành phố, Đài Tiếng nói nhân dân
Thành phố kịp thời đưa tin khẩn cấp trên các kênh, sóng truyền hình, phát thanh
và chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai các hoạt động chuẩn bị
ứng phó.
Điều 11. Tình huống
4
1. Động đất ngoài khơi có cảnh báo
sóng thần mức 2 đến mức 3 khu vực biển Cần Giờ.
2. Chỉ đạo thực hiện
a) Cấp Thành phố: Ban Chỉ huy Phòng
chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố.
- Khuyến cáo sẵn sàng sơ tán dân đối
với trường hợp cảnh báo sóng thần mức 2.
- Điều hành công tác sơ tán dân đối với
trường hợp cảnh báo sóng thần đến mức 3.
- Chỉ đạo, điều động các lực lượng,
phương tiện, vật tư để chi viện, tìm kiếm cứu nạn khi có sóng thần để hạn chế
thiệt hại đến mức thấp nhất.
b) Cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân
dân huyện Cần Giờ
- Chỉ đạo lực lượng địa phương tham
gia sơ tán dân đối với trường hợp cảnh báo sóng thần mức 3.
- Chỉ đạo điều động lực lượng địa phương
trong công tác ứng phó, tìm kiếm cứu nạn.
3. Lực lượng sơ tán dân
a) Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ:
- Chủ trì, điều động đội ngũ chuyên
trách và dự bị thực hiện sơ tán dân khu vực ven biển vào đất liền.
- Huy động lực lượng, kinh phí, vật
tư, phương tiện tại chỗ vận chuyển người sơ tán lên các vùng an toàn đã bố trí
trong trường hợp có cảnh báo sóng thần.
b) Sở Giao thông vận tải:
Huy động phương tiện phục vụ sơ tán
dân từ cá nhân, các tổ chức tư nhân.
c) Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Thành
phố:
- Là lực lượng nòng cốt sơ tán dân
khu vực ven biển trong trường hợp có cảnh báo sóng thần nguy hiểm.
- Tổ chức bắn pháo hiệu đối với những
tàu bè sắp cập bến quay trở ra vùng nước sâu xa bờ khi có tin cảnh báo sóng thần.
- Phối hợp với Công an Thành phố bảo
vệ an ninh công cộng và trật tự an toàn xã hội khu vực biên phòng trên biển.
d) Công an Thành phố:
- Phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội biên
phòng Thành phố thực hiện công tác sơ tán dân.
- Cắm chốt tại những khu vực người
dân di dời để bảo vệ tài sản người dân.
- Tăng cường lực lượng cảnh sát giao
thông, dân quân tự vệ... điều phối giao thông, ổn định an ninh trật tự.
- Đảm bảo an ninh trật tự, tránh trường
hợp kẻ xấu lợi dụng tình hình.
e) Lực lượng Thanh niên xung phong
Thành phố:
Chủ động cung cấp người phối hợp với
lực lượng Cảnh sát giao thông ổn định trật tự trong công tác điều phối giao
thông khi sơ tán dân.
4. Lực lượng tìm kiếm cứu nạn
a) Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Thành
phố:
- Chủ trì, phối hợp với lực lượng tìm
kiếm cứu nạn địa phương sẵn sàng trang bị áo phao, ca nô tham gia cứu người
trên biển.
- Chủ trì các Sở ngành có chức năng, Ủy
ban nhân dân huyện Cần Giờ thực hiện công tác tìm kiếm xác người trên biển.
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn:
Phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng
Thành phố điều động, bố trí lực lượng, phương tiện, vật tư nhằm chi viện, ứng cứu
trong công tác tìm kiếm cứu nạn do sóng thân gây ra.
c) Sở Giao thông vận tải:
- Bảo đảm giao thông đường thủy phục
vụ công tác tìm kiếm cứu nạn và phòng chống sạt lở bờ sông, kênh rạch.
- Huy động phương tiện trong ngành
giao thông vận tải (kể cả phương tiện của cá nhân, tổ chức kinh doanh) để phục
vụ tìm kiếm cứu nạn khi xảy ra sóng thần.
d) Sở Y tế:
-Chỉ đạo tăng cường lực lượng các y,
bác sĩ của các bệnh viện thực hiện công tác cứu chữa người bị thương.
Điều động lực lượng y bác sĩ, các đội
cấp cứu, phương tiện, thiết bị hỗ trợ cho bệnh viện, Trung tâm Y tế Dự phòng
các quận, huyện để kịp thời cứu thương, phòng dịch bệnh kịp thời.
e) Công an Thành phố:
Phối hợp với các ngành có chức năng
trong công tác tìm kiếm cứu nạn.
g) Hội Chữ thập đỏ Thành phố:
- Tham gia tổ chức việc sơ tán, di dời,
bảo vệ nhân dân, cứu người bị nạn.
- Bố trí cán bộ, phương tiện sẵn sàng
phục vụ công tác sơ cấp cứu người bị nạn.
- Tổ chức các đợt hiến máu cứu người.
h) Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ:
- Kết hợp với lực lượng bộ đội biên
phòng, trang bị áo phao, ca nô cứu người trên biển.
- Thực hiện, công tác tìm kiếm xác
người trên biển.
Chương IV
GIAI ĐOẠN KHẮC
PHỤC HẬU QUẢ VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
Điều 12. Tình huống
1
1. Động đất cấp VII trở lên không có
cảnh báo sóng thần với chấn tâm trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Chỉ đạo thực hiện
a) Cấp Thành phố: Ban Chỉ huy Phòng
chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố.
- Chỉ đạo, điều động lực lượng từ các
Sở ngành liên quan tham gia khắc phục hậu quả.
- Tổng hợp chung về số liệu thiệt hại,
báo cáo và tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo khắc phục hậu quả khi xảy
ra động đất, quyết định các biện pháp xử lý cần thiết, ổn định sau tai biến do
động đất gây ra.
b) Cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân
dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện:
Chỉ đạo, điều động lực lượng địa
phương trong công tác khắc phục hậu quả.
3. Lực lượng thực hiện khắc phục hậu
quả
a) Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Chủ trì, đề xuất biện pháp khắc phục,
xử lý sự cố môi trường đối với các khu vực bị ảnh hưởng.
- Báo cáo đánh giá, rút kinh nghiệm
công tác ứng phó động đất nhằm điều chỉnh phương án phòng ngừa, ứng phó, khắc
phục hậu quả động đất, sóng thần.
b) Sở Công Thương:
- Huy động, vận động, điều phối doanh
nghiệp chủ lực trên địa bàn Thành phố kịp thời cung ứng hàng hóa thiết yếu
(lương thực, thực phẩm, nhiên liệu, vật tư...) đến khu vực chịu ảnh hưởng.
- Huy động lực lượng quản lý thị trường
tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống đầu cơ, nâng giá tại khu vực
chịu ảnh hưởng.
c) Sở Giao thông vận tải:
Chủ trì khôi phục hệ thống giao thông
đường bộ, đường sắt nội đô và đường thủy bảo đảm hoạt động ổn định sau động đất.
d) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
Hướng dẫn Ủy ban nhân dân quận, huyện
hỗ trợ đối tượng được trợ giúp đột xuất do hậu quả động đất gây ra:
- Hộ gia đình có người chết, mất
tích;
- Hộ gia đình có người bị thương nặng;
- Hộ nghèo, cận nghèo, hộ gia đình có
hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do động đất;
- Hộ gia đình phải di dời khẩn cấp
theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền do động đất;
- Người bị thương nặng do động đất tại
nơi cư trú hoặc ngoài nơi cư trú mà không có người thân thích chăm sóc.
e) Sở Tài chính:
Trên cơ sở đề nghị của Cơ quan Thường
trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố (Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn), Sở Tài chính phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư
tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố hỗ trợ kinh phí cho các quận, huyện thực hiện
công tác khắc phục hậu quả do động đất, khôi phục sản xuất theo quy định.
g) Sở Thông tin và Truyền thông:
Đề xuất, triển khai các biện pháp
khôi phục hệ thống thông tin liên lạc hoạt động ổn định sau động đất.
h) Sở Xây dựng:
- Đề xuất, triển khai các biện pháp
thu dọn vật liệu đổ nát và đề xuất hướng xử lý các công trình xây dựng sau động
đất.
- Chủ trì khôi phục hệ thống chiếu
sáng, cây xanh công cộng.
- Xử lý các hồ nhân tạo do động đất
gây nên: đào kênh để dẫn nước từ các hồ nhân tạo.
i) Sở Y tế:
-Thực hiện chương trình hỗ trợ dịch vụ
y tế, phòng, chống dịch bệnh cho khu vực bị ảnh hưởng.
- Phối hợp với Công an Thành phố
trưng cầu giám định mẫu ADN của những nạn nhân vô danh bị thiệt mạng, không nhận
dạng được.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, thực hiện
công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và khắc phục nguồn nước tại các vùng trọng
điểm.
Căn cứ vào tình hình sức khỏe, bệnh tật
tại cộng đồng dân cư ở những vùng xảy ra động đất hỗ trợ tăng cường cơ số thuốc,
hóa chất phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân và xử lý vệ sinh
môi trường, phòng ngừa dịch bệnh.
k) Công an Thành phố:
- Đảm bảo an ninh trật tự trong công
tác xử lý hiện trường, tránh trường hợp kẻ xấu lợi dụng tình hình.
- Bảo đảm an ninh, trật tự trong khu
vực chỗ ở tạm thời đối với những người dân nhà cửa bị đổ sập.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế thực
hiện việc trưng cầu giám định mẫu ADN những nạn nhân thiệt mạng không nhận dạng
được.
- Hỗ trợ lực lượng y tế khi có yêu cầu
cưỡng chế điều trị.
l) Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam
Thành phố:
Tổ chức quyên góp từ các đơn vị, cá
nhân trong và ngoài nước ủng hộ giúp đỡ nạn nhân bị ảnh hưởng động đất để sớm
khắc phục hậu quả.
m) Hội Chữ thập đỏ Thành phố:
- Thu thập, xử lý, hỗ trợ việc trao đổi
thông tin liên quan đến thân nhân của cá nhân, gia đình cần tìm kiếm tin tức
trong trường hợp các kênh liên lạc thông thường bị gián đoạn;
- Tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ
cá nhân, gia đình, thân nhân của họ trong việc liên hệ, tiến hành các thủ tục cần
thiết để sớm gặp gỡ, đoàn tụ gia đình.
- Tham gia tổ chức việc hoạt động phục
hồi mang tính cộng đồng sau thảm họa.
n) Tổng Công ty Điện lực Thành phố -
Trách nhiệm hữu hạn:
Nhanh chóng xử lý, khắc phục cố đường
dây tải điện bị hư hỏng, đảm bảo hệ thống điện hoạt động ổn định trở lại sau ảnh
hưởng của động đất.
o) Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn TNHH
Một thành viên:
Nhanh chóng xử lý, khắc phục sự cố đường
ống bị hư hỏng, đảm bảo hệ thống cấp nước ổn định trở lại sau ảnh hưởng của động
đất.
p) Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức
và các quận, huyện; phường, xã, thị trấn bị thiệt hại do động đất gây ra:
- Chủ trì, tổ chức hướng dẫn, bố trí
chỗ ở tạm thời đối với những người dân nhà cửa bị đổ sập trong thời gian chờ
khôi phục.
- Thống kê thiệt hại, báo cáo, đề xuất
các biện pháp khắc phục sự cố môi trường gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường tổng
hợp, khôi phục sản xuất và ổn định đời sống, sinh hoạt của người dân trên địa
bàn mình quản lý.
- Căn cứ vào hoạt động ứng phó, mức độ
thiệt hại, nhu cầu cứu trợ và chế độ, chính sách theo quy định, Ủy ban nhân dân
thành phố Thủ Đức và các quận, huyện; phường, xã, thị trấn quyết định sử dụng dự
phòng ngân sách cấp mình để xử lý nhu cầu khẩn cấp cho ứng phó và khắc phục hậu
quả do động đất. Trường hợp dự phòng ngân sách địa phương đã sử dụng nhưng chưa
đáp ứng được nhu cầu, Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn báo cáo Ủy ban nhân
dân quận, huyện tổng hợp, báo cáo Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống
thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn) tổng hợp, gửi Sở Tài chính phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư trình Ủy ban
nhân dân Thành phố xem xét hỗ trợ theo quy định.
Điều 13. Tình huống
2
1. Động đất ngoài khơi có xảy ra sóng
thần mức 3 khu vực biển Cần Giờ
2. Chỉ đạo thực hiện
a) Cấp Thành phố: Ban Chỉ huy Phòng
chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố.
- Chỉ đạo điều động lực lượng khắc phục
hậu quả.
- Tổng hợp chung về số liệu thiệt hại,
báo cáo và tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo khắc phục hậu quả, ổn định
sau tai biến do sóng thần gây ra.
b) Cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân
dân huyện Cần Giờ
Chỉ đạo điều động lực lượng địa
phương trong công tác khắc phục hậu quả.
3. Lực lượng khắc phục hậu quả
- Sở Tài nguyên và Môi trường
- Đề xuất biện pháp khắc phục, xử lý
sự cố môi trường biển, ven biển bị ảnh hưởng.
- Báo cáo đánh giá, rút kinh nghiệm
công tác ứng phó động đất nhằm điều chỉnh phương án phòng ngừa, ứng phó, khắc
phục hậu quả động đất, sóng thần.
a) Sở Công Thương:
Tổ chức hoạt động điều tiết lưu thông
hàng hóa, bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bảo đảm chất lượng,
an toàn thực phẩm đến khu vực chịu ảnh hưởng và bình ổn thị trường.
c) Sở Giao thông vận tải:
- Chủ trì khôi phục hệ thống giao
thông cầu, đường ven biển bị ảnh hưởng sóng thần.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ khắc phục kết cấu hạ tầng
giao thông, đường ven biển bị ảnh hưởng sóng thần.
d) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
Hướng dẫn Ủy ban nhân dân huyện Cần
Giờ hỗ trợ đối tượng được trợ giúp đột xuất do hậu quả sóng thân gây ra:
- Hộ gia đình có người chết, mất
tích;
- Hộ gia đình có người bị thương nặng;
- Hộ nghèo, cận nghèo, hộ gia đình có
hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị đổ, sập, trôi hoàn toàn do sóng thần;
- Hộ gia đình phải di dời khẩn cấp
theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền do sóng thần;
- Người bị thương nặng do sóng thần tại
nơi cư trú hoặc ngoài nơi cư trú mà không có người thân thích chăm sóc.
e) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
- Chủ trì công tác khắc phục hậu quả,
sự cố vỡ đê điều do sóng thần gây ra.
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân
dân huyện Cần Giờ sửa chữa, duy tu nâng cấp đê bao, bờ bao, kè, cống, công
trình thuỷ lợi khu vực bị ảnh hưởng sóng thần.
- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải
khắc phục kết cấu hạ tầng giao thông, đường ven biển bị ảnh hưởng sóng thần.
g) Sở Tài chính:
Trên cơ sở đề nghị của Cơ quan Thường
trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố (Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn), Sở Tài chính phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư
tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố hỗ trợ kinh phí cho huyện Cần Giờ thực hiện
công tác khắc phục hậu quả do động đất, khôi phục sản xuất theo quy định.
h) Sở Thông tin và Truyền thông:
Đề xuất các biện pháp khôi phục hệ thống
thông tin liên lạc hoạt động ổn định sau sóng thần.
i) Sở Xây dựng:
Chủ trì khắc phục hệ thống chiếu
sáng, cây xanh ven biển bị hư hại do sóng thần.
k) Sở Y tế:
- Thực hiện chương trình hỗ trợ dịch
vụ y tế, phòng, chống dịch bệnh cho khu vực bị ảnh hưởng.
- Phối hợp với Công an Thành phố
trưng cầu giám định mẫu ADN của những nạn nhân vô danh bị thiệt mạng, không nhận
dạng được.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát công tác
vệ sinh an toàn thực phẩm và khắc phục nguồn nước tại các vùng trọng điểm.
- Căn cứ vào tình hình sức khỏe, bệnh
tật tại cộng đồng dân cư ở những vùng xảy ra động đất hỗ trợ tăng cường cơ số
thuốc, hóa chất phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân và xử lý vệ
sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh.
l) Công an Thành phố:
-Đảm bảo an ninh trật tự trong công
tác xử lý hiện trường, tránh trường hợp kẻ xấu lợi dụng tình hình gây mất an
ninh khu vực.
- Bảo đảm an ninh, trật tự trong khu vực
chỗ ở tạm thời đối với những người dân nhà cửa bị phá hoại do sóng thần.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế thành
phố thực hiện việc trưng cầu giám định mẫu ADN những nạn nhân thiệt mạng không
nhận dạng được.
- Hỗ trợ lực lượng y tế khi có yêu cầu
cưỡng chế điều trị.
m) Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam
Thành phố:
Tổ chức quyên góp từ các đơn vị, cá
nhân trong và ngoài nước ủng hộ giúp đỡ nạn nhân bị ảnh hưởng sóng thần để sớm
khắc phục hậu quả.
n) Hội Chữ thập đỏ Thành phố
- Thu thập, xử lý, hỗ trợ việc trao đổi
thông tin liên quan đến thân nhân của cá nhân, gia đình cần tìm kiếm tin tức
trong trường hợp các kênh liên lạc thông thường bị gián đoạn;
- Tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ
cá nhân, gia đình, thân nhân của họ trong việc liên hệ, tiến hành các thủ tục cần
thiết để sớm gặp gỡ, đoàn tụ gia đình.
- Tham gia tổ chức việc hoạt động phục
hồi mang tính cộng đồng sau thảm họa.
o) Tổng Công ty Điện lực Thành phố -
Trách nhiệm hữu hạn:
Nhanh chóng xử lý, khắc phục cố đường
dây tải điện bị hư hỏng, đảm bảo hệ thống điện hoạt động ổn định trở lại sau ảnh
hưởng của sóng thần.
p) Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn TNHH
Một thành viên:
Nhanh chóng xử lý, khắc phục sự cố đường
ống bị hư hỏng, đảm bảo hệ thống cấp nước ổn định trở lại sau ảnh hưởng của
sóng thần.
q) Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ:
- Chủ trì, tổ chức hướng dẫn và bố
trí chỗ ở tạm thời đối với những người dân nhà cửa bị phá hoại do sóng thần
trong thời gian chờ khôi phục.
- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải
khắc phục kết cấu hạ tầng giao thông, đường ven biển bị ảnh hưởng sóng thần.
- Đề xuất các biện pháp thu dọn hiện
trường và khôi phục các công trình xây dựng sau sóng thần tàn phá.
- Báo cáo, đề xuất biện pháp khắc phục
sự cố môi trường gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tu bổ đê bao, bờ bao, đường giao thông kết hợp công trình thủy
lợi sau sóng thần tàn phá.
- Đánh giá, bổ sung những khu vực
xung yếu trên địa bàn huyện nhằm điều chỉnh kế hoạch di dời dân.
- Căn cứ vào hoạt động ứng phó, mức độ
thiệt hại, nhu cầu cứu trợ và chế độ, chính sách theo quy định, Ủy ban nhân dân
huyện Cần Giờ quyết định sử dụng dự phòng ngân sách cấp mình và chỉ đạo Ủy ban
nhân dân các xã, thị trấn sử dụng dự phòng ngân sách để xử lý nhu cầu khẩn cấp
cho ứng phó và khắc phục hậu quả do sóng thần. Trường hợp dự phòng ngân sách địa
phương đã sử dụng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ
báo cáo Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn
Thành phố (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổng hợp, gửi Sở Tài chính
phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét hỗ trợ
theo quy định.
r) Ủy ban nhân dân các xã ven biển:
Thống kê thiệt hại, báo cáo, đề xuất
các biện pháp khắc phục sự cố môi trường, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống,
sinh hoạt của người dân ở địa phương trình Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp
báo cáo cấp trên.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 14. Để phương án được triển khai hiệu quả, đảm bảo
tính thống nhất, rõ ràng từ khâu chỉ đạo đến khâu thực thi, các cơ quan ban
ngành liên quan căn cứ vào vai trò, vị trí được nêu trong phương án này tổ chức
thực hiện như sau:
1. Tổ chức xây dựng kế hoạch hành động
Các Sở ngành, Ủy ban nhân dân thành phố
Thủ Đức và các quận, huyện; phường, xã, thị trấn căn cứ vào nội dung trong
phương án này bổ sung, xây dựng hoàn thiện kế hoạch hành động cụ thể cho từng
ngành, đơn vị và địa phương mình và xây dựng dự toán kinh phí để triển khai thực
hiện phương án hàng năm theo quy định.
2. Các tổ chức, lực lượng đóng trên địa
bàn thành phố Thủ Đức, quận, huyện, phường, xã, thị trấn phải chịu sự điều động
và chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức
và các quận, huyện, Trưởng ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn
địa phương trong công tác ứng phó động đất, sóng thần.
3. Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống
thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố
a) Tổ chức kiểm tra, triển khai thực
hiện phương án, có chế độ báo cáo theo qui định;
b) Trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân
dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện rà soát, tổng hợp, gửi Sở Tài chính phối
hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố hỗ trợ kinh phí
cho các quận, huyện theo quy định;
c) Trong trường hợp vượt quá khả năng
của thành phố, báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, Ủy ban
Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đề nghị hỗ trợ trong công
tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ khắc phục hậu quả khi cần thiết.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường hàng
năm rà soát chức năng, nhiệm vụ của các Sở ngành, chỉnh sửa, bổ sung cho phương
án phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả động đất, sóng thần nếu có thay đổi./.
PHỤ LỤC I
KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
(Kèm theo Quyết định số: 3205/QĐ-UBND ngày 01 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban
nhân dân Thành phố)
Động đất
Động đất là những rung động của mặt đất,
mạnh yếu khác nhau và cảm nhận được tiên một vùng rộng. Nói theo ngôn ngữ khoa
học thì động đất là sự giải thoát đột ngột một lượng năng lượng lớn tích tụ
trong một thể tích nào đó bên trong Trái đất.
Hiện tại, Việt Nam và nhiều nước trên
thế giới chưa thể dự báo ngắn hạn và chính xác các trận động đất xảy ra. Tuy
nhiên, con người có thể dự báo dài hạn bằng cách xây dựng bản đồ phân vùng động
đất. Qua bản đồ này, chúng ta biết vùng nào có thể xảy ra động đất nhất và mạnh
khoảng bao nhiêu độ Richter.
Sóng thần
Sóng thần là một chuỗi các con sóng lớn,
có thể cao đến hàng chục mét, đổ vào những vùng hải đảo, ven biển. Nguyên nhân
gây ra sóng thần là do việc nâng cao hay hạ thấp đáy biển trên một khu vực lớn
bởi những trận động đất mạnh xảy ra ở ngoài biển hay do phun trào núi lửa, sạt
lở đất ven biển (một nguyên nhân hiếm khi xảy ra là do thiên thạch lớn rơi xuống
biển).
Sóng thần xuất hiện thành nhiều đợt,
mỗi đợt cách nhau đến hàng giờ, thường sau đợt sóng đầu tiên phải đợi ít nhất 1
giờ mới thấy đợt thứ 2. Một đặc trưng nổi bật là trước khi sóng ập vào bờ, mực
nước biển hạ xuống nhanh, nước biển rút ra xa bờ trong thời gian chừng 20 phút
hay lâu hơn.
Không phải động đất nào ở ngoài biển
đều gây sóng thần mà còn phụ thuộc vào nhiêu yếu tố như độ sâu tâm phát sinh động
đất, dạng đứt gãy sinh động đất, độ sâu đáy biển, độ lớn của động đất (theo
nghiên cứu thì động đất trên 6,5 độ Richter mới gây sóng thần nguy hiểm).
Khả năng xảy ra động đất, sóng thần
ở Thành phố Hồ Chí Minh
Cho đến nay, khu vực Thành phố Hồ Chí
Minh chưa có tâm phát ra động đất mà chỉ là vùng bị ảnh hưởng. Cụ thể, vào năm
2005, động đất xuất hiện ở ngoài khơi biển Vũng Tàu cách Thành phố Hồ Chí Minh
từ 100 km đến 120 km có ảnh hưởng đến các công trình, các nhà cao tầng. Các trận
động đất này gây ra một số dư chấn làm cho các nhà cao tầng của Thành phố rung
nhẹ, ảnh hưởng không ít đến tâm lý của người dân mặc dù không gây thiệt hại.
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng
động đất thuộc vùng có đứt gãy sông Sài Gòn thuộc loại đứt gãy có khả năng phát
sinh động đất mạnh đến 5,5 độ Richter, gây chấn động cấp VII ở khu vực Thành phố
Hồ Chí Minh và các vùng lân cận. Mặc dù khả năng xảy ra động đất ở mức nhỏ
nhưng chúng ta cũng cần lưu ý sự tác động của dư chấn đến các chung cư cao tầng
cũ, các công trình có móng yếu, các công trình có chất lượng xây dựng kém sẽ bị
ảnh hưởng khi dư chấn mạnh hơn và thậm chí có khả năng xảy ra sóng thần nếu như
tâm chấn xuất phát từ vùng biển lân cận.
(Theo tài liệu đề tài “nghiên cứu
xác định cơ sở khoa học để xây dựng mạng quan trắc động đất khu vực Thành phố Hồ
Chí Minh và Nam bộ - 2006 - Nguyễn Đình Xuyên)
PHỤ LỤC II
MẪU TIN ĐỘNG ĐẤT, TIN CẢNH BÁO SÓNG THẦN
PHÁT TRÊN PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3205/QĐ-UBND ngày 01 tháng 9 năm 2021 của Ủy
ban nhân dân Thành phố)
1. Tin động đất được ban hành khi
a) Xảy ra những trận động đất có độ lớn
(M) bằng hoặc lớn hơn 3,5 (theo thang Richter hoặc tương đương) có ảnh hưởng đến
Việt Nam.
b) Những trận động đất có độ lớn trên
6,5 (theo thang Richter hoặc tương đương) xảy ra trên biển có khả năng gây ra
sóng thần ảnh hưởng đến Việt Nam.
Mẫu tin động đất
1. Tiêu đề: tin động đất.
2. Thời gian xảy ra động đất: Báo
theo giờ GMT và giờ Hà Nội.
3. Địa điểm xảy ra động đất: Tên địa
phương, tọa độ chấn tâm, độ sâu chấn tiêu.
4. Độ lớn động đất, cường độ chấn động
ở khu vực chấn tâm và các địa phương lân cận: Báo theo thang MSK-64.
5. Hậu quả có thể xảy ra do động đất.
6. Cấp độ rủi ro thiên tai do động đất
theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Tin cảnh báo sóng thần được báo
theo 3 mức
a) Tin cảnh báo sóng thần mức 1: được
ban hành khi phát hiện động đất mạnh, có khả năng gây sóng thần, khuyến cáo sẵn
sàng sơ tán;
b) Tin cảnh báo sóng thần mức 2: được
ban hành khi đã phát hiện sóng thần không có sức hủy diệt, nhưng cần đề phòng
sóng lớn gây thiệt hại ở vùng ven biển, khuyến cáo sẵn sàng sơ tán;
c) Tin cảnh báo sóng thần mức 3: được
ban hành khi đã phát hiện sóng thần có sức hủy diệt, phải sơ tán ngay lập tức.
Mẫu tin cảnh báo sóng thần
1. Tiêu đề: Tin cảnh báo sóng thần mức
1/ mức 2/ mức 3.
2. Nhận định về sóng thần
a) Vị trí, thời gian, độ lớn, tọa độ
chấn tâm, độ sâu chấn tiêu của động đất;
b) Khả năng xảy ra sóng thần, mức độ
nguy hiểm và khu vực có thể bị ảnh hưởng trực tiếp của sóng thần;
c) Độ cao sóng thần tại bờ biển và thời
gian sẽ ảnh hưởng.
3. Khuyến cáo sẵn sàng sơ tán đối với
tin cảnh báo sóng thần mức 1, 2 hoặc yêu cầu sơ tán đối với tin cảnh báo sóng
thần mức 3.
4. Cấp độ rủi ro thiên tai do sóng thần
(theo quy định của Thủ tướng Chính phủ).
5. Tên và chữ ký của người chịu trách
nhiệm ban hành bản tin.
Tin hủy cảnh báo sóng thần
Tin hủy cảnh báo sóng thần được ban
hành khi sóng thần không xảy ra như đã cảnh báo.
Tin cuối cùng về sóng thần
Tin cuối cùng về sóng thần được ban
hành khi sóng thần kết thúc hoàn toàn./.
PHỤ LỤC III
LỰC LƯỢNG DỰ KIẾN HUY ĐỘNG
(Kèm theo Quyết định số: 3205/QĐ-UBND ngày 01 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban
nhân dân Thành phố)
STT
|
LỰC
LƯỢNG
|
THÀNH
PHỐ
|
QUẬN,
HUYỆN
|
PHƯỜNG,
XÃ, THỊ TRẤN
|
TỔNG
CỘNG
|
1
|
Quân sự
|
740
|
2.856
|
3.220
|
6.816
|
2
|
Bộ đội Biên phòng
|
400
|
|
|
|
3
|
Công an
|
1.100
|
2.000
|
600
|
3.700
|
4
|
Y tế
|
500
|
1.100
|
|
1.600
|
5
|
Hội Chữ thập đỏ
|
100
|
900
|
|
1.000
|
6
|
Doanh nghiệp Công ích
|
|
1.000
|
|
|
7
|
Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị
|
400
|
|
|
|
8
|
Công ty TNHH MTV Quản lý Khai thác
Dịch vụ Thủy lợi
|
200
|
|
|
|
9
|
Thanh niên xung phong
|
800
|
|
|
|
10
|
Lượng lượng xung kích
|
|
1.500
|
12.200
|
13.700
|
Tổng
cộng các lực lượng
|
4.240
|
9.356
|
16.020
|
29.616
|
PHỤ LỤC IV
DANH SÁCH PHƯƠNG TIỆN, TRANG THIẾT BỊ CẦN
HUY ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC ỨNG PHÓ VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN KHI XẢY RA ĐỘNG ĐẤT, SÓNG
THẦN
(Kèm theo Quyết định số: 3205/QĐ-UBND ngày 01 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố)
SỐ
TT
|
TRANG
THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN
|
CẦN
HUY ĐỘNG
|
Động
đất cấp VII trở lên không có cảnh báo sóng thần
|
Động
đất ngoài khơi có cảnh báo sóng thần mức 2 đến mức 3 khu vực biên Cần Giờ
|
Huy
động cấp Thành phố
|
Huy
động cấp huyện
|
Huy
động cấp Thành phố
|
Huy
động cấp huyện
|
I.
|
Phục vụ thông tin liên lạc
|
|
|
|
|
1.
|
Máy bộ đàm
|
Lực lượng TNXP TP (158);
Chi cục Thủy sản (7)
|
TP Thủ Đức (194); Quận 3 (2); Quận
4 (9); Quận 6 (10); Quận 7 (40); Quận 8 (10); Quận 12 (10); Củ Chi (7); Tân
Bình (10); Tân Phú (3); Phú Nhuận (10); Cần Giờ (33); Nhà Bè (2); Bình Chánh
(10).
|
Lưc lượng TNXP TP (158);
Chi cục Thủy sản (7)
|
Cần Giờ (33)
|
2.
|
Súng bắn pháo hiệu
|
|
|
BCH Bộ đội Biên phòng TP (3)
|
|
3.
|
Đạn pháo hiệu
|
|
|
BCH Bộ đội Biên phòng TP (255).
|
|
4.
|
Điện thoại vệ tinh
|
Thành ủy (4); Ủy ban nhân dân Thành
phố (3); Bộ Tư lệnh Thành phố (3); Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng TP (3); Công
an TP (5); Lực lượng Thanh niên Xung phong TP (1); Văn phòng Thường trực Ban
CHPCTT và TKCNTP (3); Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam (1); Đài Khí tượng thủy
văn Khu vực Nam bộ (1); Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh (1); Tổng công ty
Điện lực Thành phố TNHH (1); Chi cục Thủy sản (1); Sở Xây dựng (1); Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn (4); Sở Công Thương (1); Sở Y tế (1); Sở Tài
Chính (1); Sở Giao thông vận tải (1); Sở Thông tin và Truyền thông (2); Sở
Tài nguyên và Môi trường (1).
|
Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ (2)
|
|
|
5.
|
Loa phóng thanh cầm tay
|
BCH Bộ đội Biên phòng TP (10); Công
an TP (44); Lực lượng TNXP TP (7); Chi cục Thủy sản (2).
|
TP Thủ Đức (144); Quận 1 (20); Quận
4 (6); Quận 6 (32); Quận 7 (48); Quận 8 (26); Quận 10 (22); Quận 11 (59); Quận
12 (23); Bình Tân (30); Hóc Môn (6); Củ Chi (24); Tân Bình (20); Tân Phú
(17); Phú Nhuận (2); Gò Vấp (248); Bình Thạnh (7); Cần Giờ (32); Nhà Bè (37);
Bình Chánh (53).
|
BCH Bộ đội Biên phòng TP (10); Công
an TP (44); Lực lượng TNXP TP (7); Chi cục Thủy sản (2).
|
Cần Giờ (32)
|
6.
|
Máy vô tuyến
|
|
|
BCH Bộ đội Biên phòng TP (13); Chi
cục Thủy sản (2)
|
|
II.
|
Phục vụ sơ tán
|
|
|
|
|
1
|
Xe ô tô vận tải
|
Bộ Tư lệnh TP (2); Công ty TNHH MTV
QLKT dịch vụ Thủy lợi TP (4)
|
TP Thủ Đức (45); Quận 1 (7); Quận 3
(4); Quận 4 (2); Quận 7 (6); Quận 12 (1); Cần Giờ (54); Bình Chánh (2); Bình
Thạnh (24); và huy động từ các tổ chức, cá nhân vận tải khác trên địa bàn
|
Bộ Tư lệnh TP (2); Công ty TNHH MTV
QLKT dịch vụ Thủy lợi TP (4)
|
TP Thủ Đức (45); Quận 1 (7); Quận 3
(4); Quận 4 (2); Quận 7 (6); Quận 12; (1); Cần Giờ (54); Bình Chánh (2); Bình
Thạnh (24); và huy động từ các tổ chức, cá nhân vận tải khác trên địa bàn
|
2
|
Xe ô tô chở người dưới 16 đến 29 chỗ
chở lực lượng và người dân
|
Công ty TNHH MTV QLKT dịch vụ Thủy
lợi TP (5); Sở Y tế (2); Sở Xây dựng (1); Thanh tra Sở Giao thông vận tải
(31);
|
Quận 4 (2); Nhà Bè (10) và huy động
từ các tổ chức, cá nhân vận tải hành khách khác trên địa bàn.
|
Công ty TNHH MTV QLKT dịch vụ Thủy
lợi TP (5); Sở Y tế (2); Sở Xây dựng (1); Thanh tra Sở Giao thông vận tải
(31);
|
Quận 4 (2); Nhà Bè (10) và huy động
từ các tổ chức, cá nhân vận tải hành khách khác trên địa bàn.
|
3
|
Xe ô tô chở người đến 40 chỗ ngồi
|
Huy động từ Sở Giao thông vận tải
theo tình hình số lượng cần sơ tán
|
|
|
|
4
|
Phà vượt sông
|
|
|
Lưc lượng TNXP TP (20)
|
|
III.
|
Phương tiện tìm kiếm cứu nạn
|
|
|
|
|
A
|
Phương tiện cứu hộ, cứu nạn trên
sông, trên biển
|
|
|
|
|
1.
|
Tàu tìm kiếm cứu nạn xa bờ
|
|
|
Cần trang bị
|
|
2.
|
Tàu quân y - cứu nạn tốc độ cao
|
|
|
Cần trang bị
|
|
3.
|
Ca nô
|
Bộ Tư lệnh TP (5); Công an TP (5);
Thanh tra Sở Giao thông vận tải (3)
|
Quận 8 (1); Quận 12 (1); Gò Vấp
(1); Cần Giờ (14); Nhà Bè (3); Bình Chánh (2); Bình Thạnh (1).
|
BCH Bộ đội Biên phòng TP (37); Bộ
Tư lệnh TP (5); Công an TP (5); Lực lượng TNXP TP (2); Chi cục Thủy sản (3);
Công ty TNHH MTV QLKT dịch vụ Thủy lợi TP (1); Thanh tra Sở Giao thông vận tải
(3).
|
TP Thủ Đức (5); Quận 8 (1); Quận 12
(1); Gò vấp (1); Cần Giờ (14); Nhà Bè (3); Bình Chánh (2); Bình Thạnh (1).
|
4.
|
Xuồng cứu hộ
|
|
|
Công an TP (12); Bộ Tư lệnh TP (2);
Lực lượng TNXP TP (7); Chi cục Thủy sản (1); Công ty TNHH MTV QLKT dịch vụ Thủy
lợi TP (1);
|
TP Thủ Đức (5); Quận 7 (1); Quận 8 (1);
Quận 12 (5); Hóc Môn (1); Tân Phú (1); Cần Giờ (9); Nhà Bè (3); Bình Chánh
(7); Bình Thạnh (4).
|
5
|
Tàu TKCN các loại
|
|
|
Cảng vụ Hàng hải TP (5); BCH Bộ đội
Biên phòng TP (4); Chi cục Thủy sản (2)
|
Cần Giờ (5)
|
6
|
Tàu kéo
|
|
|
Lực lượng TNXP TP (2)
|
|
7
|
Ghe cứu hộ
|
|
|
Công an TP (2); Lực lượng TNXP TP
(3);
|
Cần Giờ (48).
|
8
|
Thiết bị cứu sinh
|
|
|
|
|
8.1
|
Áo phao
|
|
TP Thủ Đức (1.070); Quận 1 (211);
Quận 3 (205); Quận 4 (184); Quận 6 (420); Quận 7 (764); Quận 8 (1.145); Quận 10
(55); Quận 11 (176); Quận 12 (772); Bình Tân (475); Hóc Môn (400); Củ Chi
(382); Tân Bình (170); Tân Phú (220); Phú Nhuận (250); Bình Thạnh (467); Cần
Giờ (3768); Nhà Bè (949); Bình Chánh (719); Gò Vấp (310).
|
BCH Bộ đội Biên phòng TP (1.138); Bộ
Tư lệnh TP (470); Công an TP (2.192); Lực lượng TNXP TP (895); Chi cục Thủy sản
(600); Công ty TNHH MTV QLKT dịch vụ Thủy lợi TP (213); Thanh tra Sở Giao
thông vận tải (40);
|
TP Thủ Đức (1.070); Quận 1 (211);
Quận 3 (205); Quận 4 (184); Quận 6 (420); Quận 7 (764); Quận 8 (1.145); Quận
10 (55); Quận 11 (176); Quận 12 (772); Bình Tân (475); Hóc Môn (400); Củ Chi
(382); Tân Bình (170); Tân Phú (220); Phú Nhuận (250); Bình Thạnh (467); Cần
Giờ (3768); Nhà Bè (949); Bình Chánh (719); Gò Vấp (310).
|
8.2
|
Phao tròn
|
|
|
BCH Bộ đội Biên phòng TP (920); Bộ
Tư lệnh TP (560); Công an TP (1.795); Lực lượng TNXP (40); Chi cục Thủy sản
(411); Thanh tra Sở Giao thông vận tải (10);
|
TP Thủ Đức (423); Quận 1 (109); Quận
3 (39); Quận 4 (40); Quận 6 (50); Quận 7 (532); Quận 8 (1.010); Quận 10 (3);
Quận 11 (75); Quận 12 (100); Bình Tân (435); Hóc Môn (170); Củ Chi (248); Tân
Bình (110); Tân Phú (80); Phú Nhuận (250); Bình Thạnh (368); Cần Giờ (1.450);
Nhà Bè 5.3(892); Bình Chánh (595); Gò Vấp (230).
|
8.3
|
Bè phao
|
BCH Bộ đội Biên phòng TP (15); Bộ
Tư lệnh TP (20); Công an TP (28); Lực lượng TNXP TP (trong trường hợp vỡ đập,
bờ bao gây ngập)
|
|
BCH Bộ đội Biên phòng TP (15); Bộ
Tư lệnh TP (20); Công an TP (28); Lực lượng TNXP TP
|
TP Thủ Đức (37); (6); Quận 6 (4); Quận
7 (4); Quận 8 (7); Quận 12 (12); Phú Nhuận (5); Cần Giờ (9); Nhà Bè (2); Bình
Chánh (27); Gò Vấp (1).
|
8.4
|
Phao cầm tay
|
|
|
Lực lượng TNXP TP (1.500); Chi cục
Thủy sân (80).
|
|
9.
|
Trang thiết bị khác
|
|
|
|
|
9.1
|
Ống nhòm
|
|
|
BCH Bộ đội Biên phòng TP (6); Công
an TP (38); Cảng vụ Hàng hải TP (3); Lực lượng TNXP TP (6); Chi cục Thủy sản
(8).
|
TP Thủ Đức (7); Quận 4 (4); Quận 7
(5); Quận 12 (8); Phú Nhuận (5); Gò Vấp (4); Cần Giờ (15); Bình Chánh (4).
|
9.2
|
Ống nhòm nhìn đêm
|
Cần trang bị
|
|
|
|
9.3
|
Thiết bị phóng phao cứu sinh
|
Cần trang bị
|
|
|
|
9.4
|
Đèn pha cứu hộ chuyên dụng
|
Cần trang bị
|
|
|
|
9.5
|
Đèn pin cứu hộ chuyên đụng
|
Cần trang bị
|
|
|
|
B
|
Trang bị, phương tiện cứu hộ, cứu
nạn dưới nước
|
|
|
|
|
1
|
Thiết bị tự hành tìm kiếm cứu nạn
dưới nước
|
|
|
|
|
2
|
Bộ đồ lặn
|
|
|
BCH Bộ đội Biên phòng TP (8); Bộ Tư
lệnh TP (20); Công an TP (34); Chi cục Thủy sản (1).
|
|
3
|
Thiết bị định vị dưới nước
|
Cần trang bị
|
|
Cần trang bị
|
|
4
|
Máy soi dưới nước
|
Bộ Tư lệnh TP (1).
|
|
Bộ Tư lệnh TP (1).
|
|
5
|
Thiết bị lặn độ sâu 50-100m
|
|
|
Cần trang bị
|
|
C
|
Trang bị, phương tiện cứu hộ, cứu
nạn dưới lòng đất, sập đổ công trình
|
|
|
|
|
1
|
Xe cứu hộ
|
Công an TP (4); Sở Y tế (10); Bộ Tư
lệnh TP (1);
|
Quận 4 (2); Quận 11(10).
|
Công an TP (4); Sở Y tế (10); Bộ Tư
lệnh TP (1)
|
‘
|
2
|
Máy cắt bê tông
|
BCH Bộ đội Biên phòng TP (3); Bộ Tư
lệnh TP (2); Công an TP (18).
|
TP Thủ Đức (10); Quận 1 (3); Quận 6
(11); Quận 7 (5); Quận 8 (1); Quận 10 (4); Quận 12 (5); Bình Tân (1); Hóc Môn
(1); Củ Chi (3); Tân Bình (7); Tân Phú (2); Phú Nhuận (5); Cần Giờ (6); Nhà
Bè (5); Bình Chánh (3).
|
|
|
3
|
Máy khoan đục bê tông
|
Công an TP (14); Bộ Tư lệnh TP (1);
Lực lượng TNXP TP (2); Công ty TNHH MTV QLKT dịch vụ Thủy lợi TP (8); Sở Lao
động TBXH (5).
|
TP Thủ Đức (49); Quận 1 (2); Quận 4
(8); Quận 7 (3); Quận 8 (11); Quận 10 (6); Quận 12 (8); Tân Bình (4); Bình
Tân (2); Phú Nhuận (5); Cần Giờ (10); Nhà Bè (6); Bình Chánh (3); Tân Phú
(1).
|
|
|
4
|
Máy hàn cắt kim loại
|
Lực lượng TNXP TP (2); Công ty TNHH
MTV QLKT dịch vụ Thủy lợi TP (7); Sở Lao động TBXH (12).
|
|
|
|
5
|
Máy cắt sắt
|
BCH Bộ đội Biên phòng TP (2); Công
an TP (5); Lực lượng TNXP (1); Công ty TNHH MTV QLKT Dịch vụ Thủy lợi (4).
|
Quận 7 (1); Quận 10 (1); Quận 11 (1);
Phú Nhuận (2); Nhà Bè (1); Gò Vấp (1).
|
|
|
6
|
Cưa máy cầm tay các loại
|
TP Thủ Đức (68); BCK Bộ đội Biên
phòng TP (1); Công an TP (90); Lực lượng TNXP TP (8); Công ty TNHH MTV QLKT dịch
vụ Thủy lợi TP (4); Sở Lao động TBXH (10);
|
Quận 1 (3); Quận 3 (2); Quận 4
(15); Quận 7 (33); Quận 8 (15); Quận 10 (6); Quận 11 (5); Quận 12 (12); Bình
Tân (17); Hóc Môn (14); Củ Chi (12); Tân Bình (11); Tân Phú (11); Phú Nhuận
(4); Gò Vấp (6); Bình Thạnh (5); Cần Giờ (40); Nhà Bè (14); Bình Chánh (24).
|
BCH Bộ đội Biên phòng TP (1); Công
an TP (90); Lực lượng TNXP TP (8);
|
Cần Giờ (40); Nhà Bè (14).
|
7
|
Thiết bị nâng chống sập
|
Cần trang bị
|
|
|
|
8
|
Thiết bị banh cắt thủy lực
|
|
Quận 10 (1); Quận 11 (1); Gò Vấp
(3); Tân Phú (3).
|
|
|
9
|
Cưa sắt cầm tay
|
|
Quận 3 (7); Quận 4 (4); Quận 8
(16); Quận 11 (3); Phú Nhuận (10); Nhà Bè (46).
|
|
|
10
|
Búa các loại
|
Lực lượng TNXP TP (10); Sở Xây dựng
(1).
|
TP Thủ Đức (76); Quận 1 (99); Quận
3 (5); Quận 4 (13); Quận 7 (12); Quận 8 (80); Quận 10 (10); Quận 11 (70); Quận
12 (13); Bình Tân (9); Hóc Môn (19); Củ Chi (12); Tân Bình (43); Tân Phú
(13); Phú Nhuận (80); Gò Vấp (12); Bình Thạnh (12); Nhà Bè (77); Bình Chánh
(5).
|
|
|
11
|
Kềm cộng lực
|
Công an TP (62); Lực lượng TNXP
(2).
|
TP Thủ Đức (20); Quận 1 (88); Quận
3 (10); Quận 4 (19); Quận 10 (4); Quận 11 (20); Quận 12 (2); Bình Tân (13);
Hóc Môn (16); Củ Chi (3); Tân Bình (25); Tân Phú (9); Phú Nhuận (17); Gò Vấp
(4); Cần Giờ (7); Nhà Bè (53); Bình Chánh (29); Bình Thạnh (8).
|
|
|
12
|
Cuốc, xẻng
|
BCH Bộ đội Biên phòng TP (15); Công
an TP (214); Lực lượng TNXP TP (20); Sở Xây dựng (2).
|
TP Thủ Đức (186); Quận 1 (80); Quận
3 (26); Quận 4 (6); Quận 7 (425); Quận 8 (220); Quận 10 (60); Quận 11 (74);
Quận 12 (127); Bình Tân (30); Hóc Môn (120); Củ Chi (50); Tân Bình (92); Tân
Phú (112); Phú Nhuận (210): Gò Vấp (46); Bình Thạnh (61); Nhà Bè (222); Bình
Chánh (206).
|
|
|
13
|
Dao, rựa
|
BCH Bộ đội Biên phòng TP (10); Công
an TP (35).
|
TP Thủ Đức (42); Quận 8 (32); Hóc
Môn (60); Tân Bình (15); Phú Nhuận (60); Nhà Bè (13); Bình Chánh (20).
|
|
|
14
|
Xà beng
|
Công an TP (68)
|
TP Thủ Đức (47); Quận 1 (11); Quận
3 (18); Quận 4 (10); Quận 7 (60); Quận 8 (80); Quận 10 (21); Quận 12 (18);
Bình Tân (85); Hóc Môn (24); Tân Bình (16); Tân Phú (26); Gò Vấp (3); Phú Nhuận
(40); Bình Thạnh (8); Nhà Bè (54); Bình Chánh (46)
|
BCH Bộ đội Biên phòng TP (4).
|
|
15
|
Đèn pin các loại
|
BCH Bộ đội Biên phòng TP (1); Công
an TP (130), Lực lượng TNXP TP (84); Sở Xây dựng (2);
|
TP Thủ Đức (510); Quận 1 (41); Quận
3 (19); Quận 4 (78); Quận 6 (4); Quận 7 (414); Quận 8 (39); Quận 10 (94); Quận
11 (86); Quận 12 (58); Bình Tân (75); Hóc Môn (57); Tân Bình (39); Tân Phú
(36); Phú Nhuận (5); Gò Vấp (217); Bình Thạnh (85); Nhà Bè (122); Bình Chánh
(92).
|
|
|
16
|
Quần áo bảo hộ
|
TP Thủ Đức (65): Bộ Tư lệnh TP
(40).
|
|
|
Quần áo bảo hộ
|
17
|
Mặt nạ phòng độc
|
Bộ Tư lệnh TP (25).
|
Quận 1 (61); Quận 3 (3); Quận 7
(10); Quận 12 (10); Tân Bình (20); Tân Phú (6): Phú Nhuận (5); Gò Vấp (80).
|
|
Mặt nạ phòng độc
|
18
|
Găng tay chuyên dụng
|
Công an TP (10);
|
Quận 4 (140); Quận 11 (303); Tân
Phú (33); Nhà Bè (437); Bình Chánh (6); Gò Vấp (1.170).
|
|
Găng tay chuyên dụng
|
19
|
Nón bảo hộ
|
Bộ Tư lệnh TP (60): BCH Bộ đội Biên
phòng TP (38); Hội Chữ thập đỏ (78);
|
TP Thủ Đức (530); Quận 1 (145); Quận
4 (305); Quận 6 (50); Quận 8 (69); Quận 10 (50); Quận 11 (330); Quận 12 (2);
Bình Tân (158); Hóc Môn (60); Tân Bình (262); Tân Phú (130); Phú Nhuận (200);
Gò Vấp (1165); Bình Thạnh (155); Cần Giờ (41); Nhà Bè (462); Bình Chánh (54).
|
|
Nón bảo hộ
|
20
|
Giày bảo hộ
|
Bộ Tư lệnh TP (20).
|
|
|
Giày bảo hộ
|
21
|
Ủng cách điện
|
Công an TP (10); Lực lượng TNXPTP
(1).
|
TP Thủ Đức (7)
|
Công an TP (10); Lực lượng TNXP TP
(1).
|
Ủng cách điện
|
22
|
Ủng cao su
|
Bộ Tư lệnh TP (40)
|
TP Thủ Đức (204); Quận 1 (200); Quận
4 (140); Quận 6 (50); Quận 7 (460); Quận 8 (69); Quận 11 (203); Bình Tân
(142); Hóc Môn (111); Tân Bình (20); Bình Thạnh (202); Nhà Bè (176); Bình
Chánh (120); Tân Phú (67).
|
Bộ Tư lệnh TP (40)
|
Ủng cao su
|
23
|
Găng tay cách điện
|
Công an TP (10)
|
TP Thủ Đức (7); Công an TP (10);
Bình Tân (9).
|
Công an TP (10)
|
Găng tay cách điện
|
D
|
Trang bị, phương tiện phòng cháy
chữa cháy
|
|
|
|
|
1
|
Xe cứu hoả các loại
|
Công an TP (18); Bộ Tư lệnh TP (3)
|
TP Thủ Đức (10); Quận 4 (7); Quận 11
(11); Bình Thạnh (12); Cần Giờ (3); Nhà Bè (7); Tân Phú (10).
|
|
|
2
|
Bộ đồ chữa cháy
|
Bộ Tư lệnh TP (40).
|
Quận 11 (432); Tân Bình (3); Gò vấp
(1.095)
|
|
|
3
|
Thang các loại
|
Bộ Tư lệnh TP (10); Công an TP (5);
Lực lượng TNXP TP (5).
|
TP Thủ Đức (53); Quận 1 (12); Quận
3 (19); Quận 4 (23); Quận 8 (21); Quận 10 (28); Quận 11 (44); Quận 12 (4);
Hóc Môn (22); Củ Chi (4); Tân Bình (10); Tân Phú (23); Phú Nhuận (18); Gò Vấp
(11); Cần Giờ (9); Nhà Bè (15); Bình Chánh (12).
|
|
|
4
|
Xe trạm bơm, tiếp nước
|
Cần trang bị
|
|
|
|
5
|
Xe hút khói, thổi khói
|
Cần trang bị
|
|
|
|
6
|
Xe chữa cháy hóa chất
|
Cần trang bị
|
|
|
|
E
|
Trang bị, phương tiện phòng chống
hóa chất, độc xạ
|
|
|
|
|
1
|
Máy thở oxy khẩn cấp
|
Bộ Tư lệnh TP (1).
|
|
Bộ Tư lệnh TP (1).
|
|
2
|
Khí tài phòng độc
|
|
Quận (1)
|
|
|
G
|
Trang thiết bị vật tư y tế
|
|
|
|
|
1
|
Xe cứu thương các loại
|
Công an TP (2); Bộ Tư lệnh TP (1);
Hội Chữ thập đỏ (1).
|
TP.Thủ Đức (2); Quận 3 (2); quận Bình
Tân (1); Cần Giờ (4) và huy động từ các tổ chức y tế khác trên địa bàn
|
Công an TP (2); Bộ Tư lệnh TP (1);
Hội Chữ thập đỏ (1).
|
TP.Thủ Đức (2); Quận 3 (2); quận
Bình Tân (1); Cần Giờ (4) và huy động từ các tổ chức y tế khác trên địa bàn
|
2
|
Túi cứu thương
|
BCH Bộ đội Biên phòng TP (5); Hội
Chữ thập đỏ (200); Lực lượng TNXP (1);
|
Quận 1 (48); Quận 3 (2); Quận 4
(4); Quận 7 (10); Quận 8 (78); Quận 10 (9); Quận 11 (11); Tân Phú (17); Gò Vấp
(130); Bình Thạnh (26); Nhà Bè (1); Bình Chánh (18).
|
BCH Bộ đội Biên phòng TP (5); Hội
Chữ thập đỏ (200); Lực lượng TNXP (1);
|
Quận 1 (48); Quận 3 (2); Quận 4
(4); Quận 7 (10); Quận 8 (78); Quận 10 (9); Quận 11 (11); Tân Phú (17); Gò Vấp
(130); Bình Thạnh (26); Nhà Bè (1); Bình Chánh (18).
|
3
|
Nẹp cứu thương
|
Hội Chữ thập đỏ TP (200).
|
Quận 8 (312); Quận 10 (31); Quận 11
(147); Tân Bình (25): Tân Phú (23); Bình Chánh (12).
|
Hội Chữ thập đỏ TP (200).
|
Quận 8 (312); Quận 10 (31); Quận 11
(147); Tân Bình (25); Tân Phú (23); Bình Chánh (12).
|
4
|
Cáng cứu thương
|
BCH Bộ đội Biên phòng TP (3); Công
an TP (20); Hội Chữ thập đỏ TP (25);
|
TP Thủ Đức (8); Quận 1 (39); Quận 3
(2); Quận 10 (10); Quận 11 (40); Quận 12 (10); Tân Bình (28); Tân Phú (45);
Bình Thạnh (11);
|
BCH Bộ đội Biên phòng TP (3); Công
an TP (20); Hội Chữ thập đỏ TP (25);
|
TP Thủ Đức (8); Quận 1 (39); Quận 3
(2); Quận 10 (10) ; Quận 11 (40); Quận 12 (10); Tân Bình (28); Tân Phú (45);
Bình Thạnh (11);
|
5
|
Băng ca cứu thương
|
|
Quận 6 (5); Quận 7 (10); Tân Bình
(7); Phú Nhuận (20); Cần Giờ (81); Bình Chánh (13).
|
|
Cần Giờ (81); Bình Chánh (13).
|
H
|
Trang bị, phương tiện cấp nguồn
điện
|
|
|
|
|
1
|
Máy phát điện
|
BCH Bộ đội Biên phòng TP (3); Công
an TP (85); Bộ Tư lệnh TP (1); Lực lượng TNXP TP (12); Cảng vụ Hàng hải TP (6);
Chi cục Thủy sản (3); Công ty TNHH MTV QLKT dịch vụ Thủy lợi TP (9); Sở Lao động
TBXH (23): Thanh tra Sở Giao thông vận tải
|
TP Thủ Đức (37); Quận 1 (3); Quận 3
(1); Quận 4 (3); Quận 6 (3); Quận 7 (8); Quận 8 (4); Quận 10 (2); Quận 11
(6); Quận 12 (11); Hóc Môn (4); Tân Bình (6); Tân Phú (16); Phú Nhuận (6); Gò
Vấp (1); Cần Giờ (22); Nhà Bè (6); Bình Chánh (4); Bình Thạnh (4).
|
BCH Bộ đội Biên phòng TP (3); Công
an TP (85); Lực lượng TNXP TP (12); Cảng vụ Hàng hải TP (6); Chi cục Thủy sản
(3); Thanh tra Sở Giao thông vận tải.
|
Cần Giờ (22); Nhà Bè (6).
|