Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 59/2011/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Lê Minh Trí
Ngày ban hành: 21/09/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 59/2011/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 9 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG, ỨNG PHÓ VÀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 08 tháng 3 năm 1993 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 24 tháng 8 năm 2000;

Căn cứ Nghị định số 08/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão đã được sửa đổi, bổ sung ngày 24 tháng 8 năm 2000;

Căn cứ Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 81/2010/QĐ-UBND ngày 08 tháng 12 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy chế hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại thành phố Hồ Chí Minh;

Xét đề nghị của Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố tại Tờ trình số 192/TTr-PCLB ngày 20 tháng 7 năm 2011 và Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 632/TTr-SNV ngày 01 tháng 9 năm 2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn thành phố.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký. Bãi bỏ các Quyết định số 04/2008/QĐ-UBND ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy định về công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại thành phố và Quyết định số 44/2009/QĐ-UBND ngày 26 tháng 6 năm 2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-UBND ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố, Thủ trưởng các sở - ban - ngành thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã - thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- BCĐ Phòng chống lụt bão Trung ương;
- UB Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn;
- Trung tâm PCLB KV miền Nam;
- TT/TU; TT/HĐND.TP;
- Thành viên UBND thành phố;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND thành phố;
- Cty TNHH MTV KTTL Dầu Tiếng - Phước Hòa;
- Công ty Thủy điện Trị An;
- Cty CP Thủy điện: Thác Mơ, Cần Đơn, Srok Phu Miêng;
- Trung tâm Phòng tránh và GN thiên tai;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam TP; các Đoàn thể TP;
- Thành viên BCH PCLB và TKCN TP;
- Đài Truyền hình TP, Đài TNND TP;
- Các báo: SGGP, Người lao động, Thanh niên,
Tuổi trẻ, Nhân dân, Pháp luật;
- VPUB: các PVP, các Phòng CV; TTCB;
- Lưu: VT, (CNN/Tr) MH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Minh Trí

 

QUY ĐỊNH

VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG, ỨNG PHÓ VÀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 59 /2011/QĐ-UBND ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quyết định này quy định về các hoạt động phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn thành phố, bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt, xả lũ, mưa lớn, mưa đá, triều cường, giông sét, lốc xoáy, vòi rồng, sạt lở, nước dâng, động đất, sóng thần.

2. Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động và làm việc trên địa bàn thành phố.

Điều 2. Phương châm thực hiện

Các cấp, các ngành quán triệt và thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai theo phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và “ba sẵn sàng” (chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả); xây dựng và triển khai kế hoạch hành động phải phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, phát huy sức mạnh tổng hợp để tổ chức phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả trong thời gian nhanh nhất khi thiên tai xảy ra nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của nhân dân, doanh nghiệp và nhà nước.

Điều 3. Tổ chức Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn

1. Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn được thành lập ở các cấp, các ngành để tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tại địa phương, đơn vị mình.

2. Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định thành lập và ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban, có con dấu riêng và bộ máy giúp việc là Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố.

3. Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn quận - huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện quyết định thành lập và ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban, được sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân quận - huyện hoặc cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn quận - huyện để hoạt động. Căn cứ vào tình hình thực tế của mỗi quận - huyện tiến hành thành lập Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn quận - huyện.

4. Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn phường - xã - thị trấn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường - xã - thị trấn quyết định thành lập và ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban, được sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân phường - xã - thị trấn để hoạt động.

5. Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn sở - ngành và đơn vị trực thuộc sở - ngành, Tổng Công ty được sử dụng con dấu của đơn vị để thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại đơn vị mình.

6. Khi có sự thay đổi nhân sự, thành viên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, quận - huyện, phường - xã - thị trấn, Thủ trưởng các sở - ngành, đơn vị phải kịp thời ban hành quyết định kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn của địa phương, đơn vị mình.

Chương II

CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA THIÊN TAI

Điều 4. Công tác phòng ngừa thiên tai phải được tiến hành thường xuyên, đồng bộ và xuyên suốt ở các ngành, các cấp để hạn chế thấp nhất thiệt hại khi xảy ra thiên tai.

Điều 5. Các sở - ngành, đơn vị thành phố và Ủy ban nhân dân các quận - huyện

1. Tổ chức chặt chẽ công tác quản lý, bảo vệ các công trình phòng, chống thiên tai theo phân công, phân cấp. Trong phạm vi quản lý của mình, các sở - ngành, quận - huyện phải thường xuyên kiểm tra, rà soát, đánh giá chất lượng, mức độ an toàn của công trình nhằm kịp thời phát hiện sự cố, hư hỏng, khiếm khuyết để có biện pháp sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp đảm bảo an toàn.

2. Chủ động kế hoạch đầu tư kiên cố hóa, nếu vượt quá khả năng của địa phương, đơn vị mình thì báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố đầu tư xây dựng mới công trình phòng, chống thiên tai gắn với việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm.

Điều 6. Các địa bàn, khu vực trọng điểm, xung yếu thường xuyên chịu ảnh hưởng thiên tai, Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã - thị trấn phải chủ động xây dựng phương án dự phòng vật tư, phương tiện, nhân lực tại chỗ để kịp thời tổ chức ứng cứu ngay khi xảy ra thiên tai trên địa bàn.

Điều 7. Các sở - ngành, đơn vị, quận - huyện xây dựng, bổ sung các kịch bản, phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai như triều cường, mưa lớn, bão đổ bộ trực tiếp vào thành phố, động đất, sóng thần để nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Điều 8. Tổ chức lực lượng ứng cứu chuyên trách cấp thành phố và không chuyên trách, xung kích cấp quận - huyện, phường - xã - thị trấn. Hàng năm, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập cho cán bộ, chuyên viên, lực lượng làm công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

Điều 9. Công trình xây dựng

1. Việc xây dựng mới nhà ở, công trình tại các khu vực ven sông, ven biển, vùng thường xuyên bị ngập lụt, vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng trực tiếp bão, áp thấp nhiệt đới phải đúng quy định của pháp luật, phù hợp với quy hoạch và đảm bảo tiêu chuẩn về phòng, chống thiên tai, cốt nền, hành lang, chỉ giới an toàn bờ sông, kênh, rạch. Đối với các công trình, nhà cao tầng cần tính toán yếu tố phòng, chống động đất.

2. Ủy ban nhân dân quận - huyện, phường - xã - thị trấn có biện pháp ngăn ngừa, xử lý việc xây dựng vi phạm chỉ giới đường sông, lấn chiếm sông, kênh, rạch theo đúng quy định để đảm bảo an toàn về tính mạng của người dân và không ảnh hưởng đến dòng chảy tiêu thoát nước.

3. Đối với những công trình, nhà ở hiện có nằm trong chỉ giới, hành lang bảo vệ bờ sông, kênh, rạch, vùng có nguy cơ sạt lở cao, không an toàn khi xảy ra thiên tai, Ủy ban nhân dân các quận - huyện lập quy hoạch giải tỏa và xây dựng kế hoạch hàng năm để chủ động di dời dân khỏi khu vực xung yếu đến nơi định cư an toàn. Trong trường hợp cụ thể, các quận - huyện thực hiện chính sách bồi thường hoặc hỗ trợ di dời theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Nghiêm cấm và xử lý triệt để các trường hợp tạo ra vật cản, thu hẹp dòng chảy gây ảnh hưởng đến việc tiêu thoát nước; nạo vét, khai thác tài nguyên đất, cát và các hoạt động khác làm thay đổi dòng chảy tự nhiên của sông, kênh, rạch, gây ngập úng, sạt lở, hư hỏng các công trình phòng, chống thiên tai.

Điều 11. Quy hoạch bố trí các khu vực neo đậu tàu, thuyền tránh, trú bão, các bến tàu khách, đò ngang, đò dọc đảm bảo an toàn trong mọi điều kiện thời tiết. Các phương tiện tàu, thuyền khi hoạt động trên sông, trên biển phải được trang bị hệ thống thông tin liên lạc, tín hiệu, thiết bị bảo đảm an toàn cho người và tàu thuyền theo đúng quy định.

Điều 12. Tổ chức các chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, trong đó chú trọng đến công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn nhân dân kiến thức, kinh nghiệm và pháp luật về phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai.

Điều 13. Trồng và bảo vệ cây xanh, cây chắn sóng, rừng phòng hộ, nhất là các khu vực ven sông, ven biển để tạo cảnh quan, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ môi trường, giảm thiểu tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu.

Điều 14. Nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc để đảm bảo thông suốt, đặc biệt trong thời gian xảy ra thiên tai ở tất cả các khu vực trên địa bàn thành phố.

Điều 15. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, kỹ thuật và sử dụng vật liệu mới vào phục vụ phòng, chống thiên tai; trong đó chú trọng đến các phương pháp mô hình, phần mềm ứng dụng trong dự báo, cảnh báo, nhận dạng bão, lũ, triều, xói lở trên các lưu vực sông, các vật liệu nâng cao độ an toàn bền vững của các công trình đê điều, cầu cống, kè chống sạt lở và xây dựng dân dụng, các mô hình dự tính thiệt hại do thiên tai.

Chương III

TỔ CHỨC ỨNG PHÓ KHI XẢY RA THIÊN TAI

Điều 16. Chế độ thông tin, cảnh báo

1. Tin báo, cảnh báo và biện pháp chỉ đạo ứng phó với lũ, bão, áp thấp nhiệt đới do Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố tiếp nhận từ các cơ quan chức năng để thực hiện truyền đạt kịp thời tin báo, cảnh báo và các biện pháp khẩn cấp chỉ đạo ứng phó của thành phố đến các ngành, các cấp, các tổ chức kinh tế - xã hội và nhân dân trong thành phố bằng văn bản, phương tiện truyền tin nhanh nhất và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời, các cơ quan chức năng thực hiện phương án đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền hoạt động thủy sản trên địa bàn thành phố.

2. Đối với động đất, sóng thần:

a) Tin báo động đất, cảnh báo sóng thần do Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố tiếp nhận từ Viện Vật lý Địa cầu và các cơ quan Trung ương.

b) Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố tiếp nhận các mệnh lệnh, chỉ đạo hướng dẫn phòng, tránh, tìm kiếm cứu nạn động đất, sóng thần của Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn.

c) Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố chủ trì cùng Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố triển khai truyền tin kịp thời qua Đài Tiếng nói nhân dân thành phố, Đài Truyền hình thành phố đến các ngành, các cấp, các tổ chức kinh tế - xã hội và nhân dân trong thành phố tin báo động đất, cảnh báo sóng thần cùng các biện pháp khẩn cấp ứng phó tại chỗ theo Quy chế hiện hành về báo tin động đất, cảnh báo sóng thần và Quy chế phòng, chống động đất, sóng thần của Thủ tướng Chính phủ.

3. Tin báo, cảnh báo và các biện pháp chỉ đạo ứng phó với xả lũ ở thượng nguồn, mưa lớn, triều cường do Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố tiếp nhận, tổng hợp thông tin từ Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, các đơn vị quản lý hồ chứa thủy điện, thủy nông để phối hợp với Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước phát tin báo, cảnh báo cùng các biện pháp chỉ đạo ứng phó của thành phố đến các sở - ngành, quận - huyện, phường - xã - thị trấn và nhân dân thành phố.

4. Thông tin, cảnh báo sạt lở bờ sông, kênh, rạch do Sở Giao thông vận tải thành phố chủ trì, phối hợp với Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố, các quận - huyện liên quan thực hiện. Đồng thời,
Sở Giao thông vận tải phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ và cơ quan chức năng để thực hiện thông tin, cảnh báo sạt lở bờ biển.

5. Khi hết thiên tai, nhất là lụt, bão, động đất, sóng thần thì cơ quan phát tin báo, cảnh báo phải thông báo bằng văn bản và trên các phương tiện thông tin đại chúng như khi phát tin báo, cảnh báo.

Điều 17. Tổ chức trực ban, thông tin, báo cáo

Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành thực hiện nghiêm túc chế độ trực ban theo quy định. Đảm bảo thông tin, liên lạc chỉ huy thông suốt trong mọi tình huống từ thành phố, sở - ngành, đến quận - huyện, phường - xã - thị trấn. Định kỳ báo cáo kết quả tổ chức thực hiện công tác ứng phó thiên tai ở đơn vị, địa phương mình, nếu vượt thẩm quyền hoặc khả năng giải quyết, xử lý phải báo cáo ngay cho cơ quan cấp trên, đối với Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố báo cáo cho Ủy ban nhân dân thành phố để chỉ đạo kịp thời.

Điều 18. Công tác chỉ đạo, trực tiếp kiểm tra địa bàn

Công tác chỉ đạo, trực tiếp kiểm tra địa bàn trước hết là các địa bàn trọng điểm, xung yếu phải được thực hiện kịp thời ngay trước khi thiên tai xảy ra ở tất cả các ngành, các cấp để chủ động và phát huy sức mạnh tổng hợp tại cơ sở nhằm tổ chức ứng phó thiên tai đạt hiệu quả.

1. Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố trực tiếp kiểm tra và chỉ đạo công tác ứng phó tại địa bàn các quận - huyện.

2. Các sở - ngành thành phố trực tiếp kiểm tra và chỉ đạo công tác ứng phó tại các đơn vị trực thuộc sở - ngành (kể cả đơn vị trực thuộc đóng trên địa bàn các tỉnh).

3. Ủy ban nhân dân - Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các quận - huyện trực tiếp kiểm tra và chỉ đạo công tác ứng phó tại địa bàn các phường - xã - thị trấn.

4. Ủy ban nhân dân - Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các phường - xã - thị trấn trực tiếp kiểm tra và chỉ đạo, hướng dẫn các biện pháp ứng phó trên địa bàn khu phố, ấp và cộng đồng dân cư ở địa phương.

Điều 19. Bảo vệ và cứu hộ công trình

Tổ chức chu đáo công tác bảo vệ và cứu hộ các công trình phòng, chống thiên tai, các công trình trọng điểm đang bị sự cố thiên tai hoặc có nguy cơ gây ra tai họa.

Điều 20. Bảo đảm an toàn cho tàu, thuyền

Tổ chức kiểm soát chặt chẽ tàu, thuyền, thuyền viên, thủy thủ xuất bến ra khơi trong mùa mưa, bão. Thực hiện nghiêm lệnh cấm tàu, thuyền ra khơi khi xảy ra thiê tai, nhất là bão, áp thấp nhiệt đới. Quản lý, bảo vệ an toàn tại các khu neo đậu tàu, thuyền tránh, trú bão tập trung, xử lý kiên quyết các trường hợp vi phạm.

Điều 21. Sơ tán, di dời dân

Tổ chức chu đáo, an toàn tuyệt đối việc sơ tán, di dời dân ra khỏi khu vực xung yếu, nguy hiểm đến nơi tạm cư kiên cố, an toàn. Đồng thời, có kế hoạch bảo vệ tài sản của người dân tại khu vực đã sơ tán, di dời.

Điều 22. Tổ chức tạm cư cho nhân dân sơ tán, di dời

1. Tổ chức điểm tạm cư cho nhân dân sơ tán, di dời chủ yếu ngay trong địa bàn phường - xã - thị trấn. Riêng xã đảo, các hộ dân giữa rừng phòng hộ, ven biển, ven sông di dời đến nơi an toàn gần nhất trên địa bàn các xã - thị trấn thuộc huyện Cần Giờ.

2. Ủy ban nhân dân cùng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể quận - huyện, phường - xã - thị trấn trưng dụng các công trình kiên cố, an toàn tại chỗ để phục vụ yêu cầu bố trí tạm cư cho nhân dân sơ tán, di dời, đảm bảo tốt các điều kiện về hậu cần, chăm sóc sức khỏe, phòng dịch, cấp cứu, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự tại các điểm tạm cư cho đến khi kết thúc thiên tai.

Điều 23. Tổ chức tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ

1. Khi xảy ra thiên tai, các cấp, các ngành tổ chức tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ theo quy định tại Quyết định số 81/2010/QĐ-UBND ngày 08 tháng 12 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Quy chế hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại thành phố.

2. Trường hợp có lực lượng nước ngoài tham gia tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra thiên tai trên địa bàn thành phố thì các cấp, các ngành thực hiện theo Nghị định số 95/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định về cấp phép và phối hợp hoạt động với lực lượng tìm kiếm cứu nạn nước ngoài tại Việt Nam và Chỉ thị số 14/2011/CT-UBND ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc triển khai thực hiện Nghị định số 95/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định về cấp phép và phối hợp hoạt động với lực lượng tìm kiếm cứu nạn nước ngoài tại Việt Nam trên địa bàn thành phố.

Điều 24. Huy động lực lượng, vật tư, phương tiện

1. Khi xảy ra thiên tai, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố, các sở - ngành thành phố, Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã - thị trấn thực hiện ngay biện pháp huy động lực lượng, vật tư, phương tiện dự trữ để tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ theo phương châm “bốn tại chỗ”. Đồng thời, dự kiến tình huống xấu, phức tạp có thể xảy ra ngoài khả năng xử lý của địa phương, đơn vị và báo cáo ngay cho cơ quan cấp trên để chi viện, hỗ trợ kịp thời.

2. Trong tình trạng khẩn cấp, Ủy ban nhân dân thành phố, quận - huyện, phường - xã - thị trấn có trách nhiệm, thẩm quyền huy động lực lượng, vật tư, phương tiện hiện có của địa phương và động viên nhân dân đóng góp nhân lực, vật lực tham gia ứng phó thiên tai.

3. Mọi chi phí cho việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để ứng cứu khẩn cấp chống thiên tai do cơ quan ban hành quyết định huy động chịu trách nhiệm thanh toán, hoàn trả theo quy định của pháp luật.

Điều 25. Bảo đảm an ninh và trật tự an toàn xã hội

Công an thành phố chủ trì cùng Bộ Tư lệnh thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố, Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã - thị trấn triển khai chu đáo kế hoạch, phương án bảo đảm an ninh và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân tại khu vực, địa bàn xảy ra thiên tai.

Chương IV

KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI

Điều 26. Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế - xã hội, đơn vị vũ trang và mọi công dân trên địa bàn thành phố có trách nhiệm và phải chủ động tiến hành, tích cực tham gia việc khắc phục hậu quả thiên tai nhằm giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, phục hồi sản xuất - kinh doanh.

Điều 27. Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành kịp thời cấp cứu, điều trị nạn nhân do thiên tai gây ra (nếu có) tại các cơ sở y tế gần nhất. Chủ động phối, kết hợp với các địa phương giáp ranh, đặc biệt là các khu vực ven biển, ven sông tích cực tìm kiếm người mất tích.

Điều 28. Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã - thị trấn phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể kịp thời tổ chức cứu trợ lương thực, thực phẩm, chăm sóc y tế, vệ sinh môi trường, phòng dịch, hỗ trợ kinh phí, giúp đỡ nhân dân sửa chữa, xây dựng lại nhà ở bị thiệt hại, sớm ổn định đời sống trong vùng do thiên tai gây ra.

Điều 29. Các ngành, các cấp tích cực thực hiện các biện pháp tập trung lực lượng, kinh phí để nhanh chóng sửa chữa, khôi phục các công trình phòng, chống thiên tai và các công trình hạ tầng bị thiệt hại, hư hỏng, đảm bảo trong thời gian sớm nhất đưa vào sử dụng và trở lại hoạt động bình thường, nhất là trường học, bệnh viện, trạm y tế, điện, nước sạch, thông tin liên lạc, giao thông.

Điều 30. Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã - thị trấn trực tiếp chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả thiên tai ở địa phương mình. Tổ chức điều tra, thống kê và đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra theo quy định của Luật Thống kê và báo cáo cho cấp trên để chỉ đạo, quyết định các biện pháp xử lý cần thiết.

Chương V

TRÁCH NHIỆM PHÒNG, CHỐNG, ỨNG PHÓ VÀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI

Mục 1. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC SỞ - NGÀNH, ĐƠN VỊ THÀNH PHỐ

Điều 31. Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố

1. Thay mặt Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các sở - ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện, các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng phương án, kế hoạch đảm bảo sát với thực tế, diễn biến của từng loại thiên tai; đồng thời tổ chức thực hiện công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai; báo tin động đất, cảnh báo sóng thần nhằm phát triển ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ an toàn, tính mạng và tài sản của nhân dân trên địa bàn thành phố.

2. Chủ trì, phối hợp với các sở - ngành, đơn vị, quận - huyện đề xuất đầu tư công trình, dự án, phương tiện, trang thiết bị, vật tư, kinh phí phục vụ công tác phòng, chống, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt. Chủ động và kịp thời chỉ đạo, điều động các lực lượng, phương tiện, vật tư để chi viện, ứng cứu đối phó khi có tình huống đột xuất do thiên tai để hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất; khắc phục hậu quả, sớm phục hồi sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật và ổn định đời sống nhân dân.

3. Tổ chức tập huấn, diễn tập cho các lực lượng trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai, cứu nạn, cứu hộ và nhân dân trong vùng thiên tai.

4. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân thành phố giao chỉ tiêu thu - nộp Quỹ Phòng, chống lụt, bão hàng năm cho Ủy ban nhân dân các quận - huyện và Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thu, nộp, quản lý, sử dụng, quyết toán Quỹ Phòng, chống lụt, bão đúng quy định.

5. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ (sơ kết, tổng kết) và báo cáo đột xuất về công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định.

Điều 32. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, quận ven và đơn vị liên quan tổ chức trồng và bảo vệ rừng phòng hộ, cây chắn sóng có tác dụng hạn chế sạt lở bờ biển, bờ sông.

2. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, quận ven, sở - ngành liên quan tổ chức và thực hiện việc quản lý, sử dụng, sửa chữa, duy tu nâng cấp các công trình thủy lợi do ngành và địa phương quản lý.

3. Phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Ủy ban nhân dân các quận - huyện, sở - ngành liên quan thực hiện chính sách, chương trình di dời dân tại những vùng có khả năng bị thiên tai, vùng trũng thấp, sạt lở đất ven sông, ven biển, rừng phòng hộ.

4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố, Bộ Tư lệnh thành phố, Ủy ban nhân dân các huyện, quận ven và sở - ngành liên quan bảo đảm an toàn cho người và tàu thuyền hoạt động trên biển, nhân dân vùng ven biển, ven sông, vùng nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản.

5. Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, các sở - ngành liên quan, Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam, Ủy ban nhân dân các quận - huyện nghiên cứu và tổ chức thực hiện: quy hoạch thủy lợi, quy hoạch chỉnh trị sông, quy hoạch đê bao ven sông, đê biển, khu neo đậu tàu, thuyền tránh, trú bão.

Điều 33. Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố

1. Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các quận - huyện và đơn vị liên quan triển khai thực hiện, đồng thời kiểm tra tiến độ các chương trình, dự án chống ngập để giải quyết tình trạng ngập nước trên địa bàn thành phố có hiệu quả.

2. Đánh giá nguyên nhân ngập nước trên địa bàn thành phố và tham mưu, đề xuất các giải pháp quản lý, phòng chống, khắc phục trình Ủy ban nhân dân thành phố.

3. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, cập nhật, đề xuất các tiêu chuẩn thoát nước, phương pháp xác định chỉ giới hành lang bảo vệ sông, kênh, rạch, quy định kỹ thuật nạo vét làm cơ sở thống nhất trong thiết kế, kiểm tra, thực hiện các dự án tiêu thoát nước trên địa bàn thành phố.

Điều 34. Sở Tài nguyên và Môi trường

1. Lập quy hoạch, kế hoạch, phương án phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả động đất, sóng thần; xử lý môi trường sau thiên tai.

2. Phối hợp với các sở - ngành chức năng tổ chức kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các sở - ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện xây dựng kế hoạch, triển khai các phương án phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả động đất, sóng thần trên địa bàn thành phố. Theo dõi, cập nhật, xử lý thông tin về báo tin động đất, cảnh báo sóng thần và phòng, chống động đất, sóng thần theo Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 264/2006/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2006 và Quyết định số 78/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Chủ trì, phối hợp với Công an thành phố, Sở Giao thông vận tải thành phố và Ủy ban nhân dân các quận - huyện kiểm tra, xử lý các trường hợp khai thác cát, đất trái phép gây sạt lở bờ sông, rạch, công trình phòng, chống thiên tai.

4. Chủ trì, phối hợp với Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ nghiên cứu diễn biến, biến đổi mực nước biển (Vũng Tàu), mực nước triều trên các sông lớn thuộc khu vực thành phố và vùng phụ cận phục vụ cho công tác quy hoạch phát triển bền vững các ngành kinh tế - xã hội của thành phố.

5. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, tập dượt để nhân dân, các cơ quan, doanh nghiệp ý thức thực hiện phòng ngừa, ứng phó động đất, sóng thần.

Điều 35. Sở Giao thông vận tải

1. Chủ trì, phối hợp với các sở - ngành thành phố, cơ quan Trung ương liên quan và Ủy ban nhân dân các quận - huyện kiểm tra xử lý sạt lở bờ sông, kênh, rạch, biển, xử lý phương tiện thủy neo đậu trái phép làm hư hỏng đê bao, công trình phòng, chống thiên tai.

2. Lập quy hoạch, kế hoạch và thực hiện về phát triển giao thông vận tải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phòng, chống thiên tai và bảo đảm thoát lũ.

3. Kịp thời ứng cứu, khắc phục các sự cố công trình cầu, đường, bến phà và cây xanh, cột điện chiếu sáng công cộng, đèn tín hiệu giao thông ngã đổ do thiên tai gây ra.

4. Phối hợp với sở - ngành liên quan, các quận - huyện, đơn vị chuyên ngành huy động lực lượng, vật tư, phương tiện phục vụ sơ tán, di dời dân khi xảy ra thiên tai.

5. Tham gia lực lượng tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên sông, trên biển và trên các luồng tuyến hàng hải.

6. Chủ trì, phối hợp với sở - ngành liên quan, các quận - huyện kiểm tra chặt chẽ các tàu, thuyền vận tải, tàu du lịch, tàu nhà hàng để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tại các bến phà, bến đò, bến thủy nội địa khi xảy ra thiên tai, thời tiết bất lợi.

Điều 36. Đề nghị Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ

1. Lập chương trình, kế hoạch, xử lý thông tin, đảm bảo chất lượng, thời gian dự báo, cảnh báo thiên tai để phục vụ tốt công tác điều hành, chỉ huy phòng ngừa và ứng phó có hiệu quả; cung cấp kịp thời các số liệu về thiên tai cho Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố và các đơn vị liên quan.

2. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố, các sở - ngành, quận - huyện để tập huấn, tuyên truyền, phổ biến kiến thức khí tượng - thủy văn, thiên tai tại thành phố.

Điều 37. Bộ Tư lệnh thành phố

1. Xây dựng kế hoạch, phương án chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện. Khi thiên tai xảy ra, chủ trì, phối hợp với địa phương, đơn vị thực hiện Quyết định số 81/2010/QĐ-UBND ngày 08 tháng 12 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Quy chế hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại thành phố kịp thời và hiệu quả.

2. Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn các Ban Chỉ huy Quân sự quận -huyện; huấn luyện sử dụng thành thạo các loại phương tiện, trang thiết bị và thực hành diễn tập cho lực lượng xung kích, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại các sở - ngành, quận - huyện, phường - xã - thị trấn.

3. Duy trì nghiêm túc chế độ trực ban, báo cáo khi xảy ra thiên tai. Theo dõi, nắm chắc tình hình thời tiết, thiên tai để thực hiện phương án phù hợp về huy động lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị phòng, chống, ứng phó đạt hiệu quả cao nhất. Báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố và Quân khu 7 chỉ đạo, giải quyết kịp thời những tình huống phức tạp.

Điều 38. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố

1. Tổ chức, chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện và sẵn sàng tham gia tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên sông, trên biển.

2. Thường xuyên kiểm tra việc chấp hành thực hiện các quy định về trang thiết bị thông tin, liên lạc, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn trên các phương tiện tàu, thuyền khi đang hoạt động.

3. Tổ chức thông báo, báo động khi có sóng thần, bão, áp thấp nhiệt đới và kiểm soát, ngăn chặn không cho tàu thuyền ra khơi theo lệnh của Trung ương, Ủy ban nhân dân thành phố, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố.

Điều 39. Công an thành phố

1. Chủ trì lập, triển khai kế hoạch và phương án bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; đảm bảo công tác giam giữ tại các trại giam, nhà tạm giữ không để phạm nhân bỏ trốn; không để kẻ địch, tội phạm, phần tử xấu lợi dụng thiên tai để phá hoại, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước và nhân dân trước, trong và sau khi thiên tai xảy ra.

2. Xây dựng phương án đầu tư trang thiết bị, vật tư, phương tiện phòng, chống, ứng phó thiên tai, cứu hộ, cứu nạn trình Bộ Công an và Ủy ban nhân dân thành phố (theo phân cấp) phê duyệt chủ trương để triển khai thực hiện.

3. Tổ chức tập huấn, diễn tập, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng và hiệu quả trong công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

4. Tham gia sơ tán, di dời dân khỏi những nơi nguy hiểm theo đúng tinh thần chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố, làm tốt công tác vận động, tuyên truyền để người dân hiểu, chấp hành sơ tán, di dời, hạn chế thấp nhất các trường hợp cưỡng chế.

5. Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế thực hiện giám định ADN theo quy định khi có các nạn nhân vô danh, chưa được gia đình nhận dạng do thiên tai gây ra trước khi mai táng.

6. Chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, báo cáo 24/24 giờ trong mùa mưa bão, đồng thời theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến của thời tiết, thiên tai để có phương án cụ thể huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

Điều 40. Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thành phố

1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư lệnh thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân các quận - huyện xây dựng phương án và triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống cháy, nổ khi xảy ra thiên tai.

2. Phối hợp với Bộ Tư lệnh thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố, Công an thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân các quận - huyện thực hiện kịp thời công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, cứu sập, khắc phục sự cố do thiên tai gây ra.

Điều 41. Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố

1. Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư và kinh phí để chủ động tham gia phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai; chi viện, hỗ trợ cho quận - huyện khi được yêu cầu và tham gia lực lượng tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ của thành phố.

2. Phối hợp với Công an thành phố, Sở Giao thông vận tải tăng cường lực lượng hướng dẫn, giải quyết, xử lý ách tắc giao thông, đảm bảo hoạt động thông suốt, nhất là tại bến phà Bình Khánh. Đồng thời, phối hợp với Công an thành phố bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, không để kẻ địch, tội phạm, phần tử xấu lợi dụng thiên tai để phá hoại, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước và nhân dân trước, trong và sau khi thiên tai xảy ra.

Điều 42. Sở Công Thương

1. Lập kế hoạch chuẩn bị các mặt hàng thiết yếu cung ứng cho nhân dân ở những vùng có khả năng gián đoạn giao thông nếu xảy ra thiên tai (đặc biệt là xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ); phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện tốt việc dự phòng (từ tháng 9 đến tháng 12) lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm cần thiết để đủ cung cấp cho nhân dân trong khu vực, địa bàn có nguy cơ bị cô lập do thiên tai sử dụng với thời gian tối thiểu là 07 ngày.

2. Trong thời gian xảy ra thiên tai và giai đoạn khắc phục hậu quả phải có biện pháp quản lý lưu thông hàng hóa, điều tiết thị trường, đặc biệt là lương thực, nhu yếu phẩm, vật liệu xây dựng…, kiên quyết xử lý các hành vi đầu cơ, nâng giá, lủng đoạn thị trường, gian lận thương mại và các hành vi khác vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn thành phố.

Điều 43. Sở Xây dựng

1. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận - huyện hướng dẫn, kiểm tra, đề xuất hướng xử lý, giải quyết các nhà, xưởng, công trình, chung cư xuống cấp, không bảo đảm an toàn khi xảy ra thiên tai, nhất là bão và động đất. Hướng dẫn và tư vấn về thiết kế đối với các công trình nhà ở dân cư xây dựng trong thời gian tới có khả năng chịu được các cơn mưa bão, áp thấp nhiệt đới, gió, lốc có cường độ nguy hiểm.

2. Chủ trì, phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, tư vấn cho Ủy ban nhân dân các quận - huyện, sở - ngành chức năng đối với các dự án đầu tư xây dựng: khu dân cư, khu đô thị mới, chỉnh trang đô thị, chương trình phát triển nhà, dự án nâng cấp đô thị… phù hợp đồng thời với hai yêu cầu phòng, chống thiên tai và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

3. Phối hợp với sở - ngành chức năng và Ủy ban nhân dân các quận - huyện kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với đê điều, thủy lợi, kè sông, kè biển, hệ thống tiêu thoát nước, cống ngăn triều.

Điều 44. Sở Y tế

1. Chủ trì, phối hợp với các sở - ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các quận - huyện tăng cường công tác truyền thông, giáo dục, hướng dẫn thực hiện vệ sinh môi trường, phòng dịch và an toàn cộng đồng trong mùa mưa bão; tổ chức kiểm tra, giám sát công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và cung cấp nước sạch tại các vùng trọng điểm.

2. Chuẩn bị cơ số thuốc, hóa chất phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân và xử lý vệ sinh môi trường, phòng dịch. Xây dựng phương án cấp cứu, điều trị nạn nhân trong mọi tình huống xảy ra thiên tai. Bảo đảm cho các cơ sở y tế hoạt động an toàn tuyệt đối, không để người bệnh, nhân viên y tế bị thiệt mạng; hư hỏng, thất thoát thuốc, hóa chất, máy móc thiết bị y tế do thiên tai. Phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang làm tốt công tác kết hợp quân - dân y trong phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai. Sẵn sàng chi viện các địa phương ngay khi có lệnh điều động của Ủy ban nhân dân thành phố.

3. Các bệnh viện, cơ sở điều trị từ tuyến quận - huyện trở lên tổ chức các đội cấp cứu lưu động với đầy đủ cán bộ chuyên môn, thuốc, thiết bị y tế và phương tiện đi lại, tổ chức ứng trực sẵn sàng làm nhiệm vụ trong mùa mưa bão. Bố trí các trạm cấp cứu bám sát các khu vực tạm cư nơi nhân dân sơ tán, di dời với đầy đủ cán bộ y tế, thuốc và phương tiện cấp cứu, triển khai kịp thời công tác xử lý vệ sinh môi trường và phòng dịch. Dự trữ lương thực, thực phẩm cùng các phương tiện, vật tư bảo đảm cho các bệnh viện hoạt động được ít nhất 07 ngày.

4. Tiếp nhận và bảo quản an toàn tử thi của nạn nhân bị thiệt mạng do thiên tai theo đúng quy định. Đồng thời, hỗ trợ Công an thành phố thực hiện kỹ thuật giám định ADN để xác định danh tính nạn nhân.

Điều 45. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội

1. Tổng hợp tình hình thiệt hại về dân sinh do thiên tai; đề xuất chính sách, biện pháp hỗ trợ về tài chính, vật chất cho các địa phương bị thiên tai để sớm khắc phục hậu quả, ổn định đời sống nhân dân trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định.

2. Phối hợp với Sở Tài chính, Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố và các sở - ngành, quận - huyện liên quan thực hiện chính sách cứu trợ xã hội (đột xuất) đối với các đối tượng gặp khó khăn do thiên tai theo Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ, Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.

3. Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các chế độ, chính sách về tiền lương, phụ cấp, trợ cấp cho người lao động thuộc lĩnh vực phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai.

Điều 46. Sở Thông tin và Truyền thông

1. Chủ trì, phối hợp với các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông và các đơn vị liên quan xây dựng phương án đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ sự chỉ đạo, điều hành, cảnh báo, dự báo của chính quyền và Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ trong công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, đặc biệt tại các khu vực trọng điểm dự báo có nhiều khả năng bị ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai.

2. Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực (thuộc Cục Tần số vô tuyến điện), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố, Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản, Công ty Thông tin điện tử hàng hải… tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến cho ngư dân tuân thủ các quy định của pháp luật về sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện; sử dụng đúng mục đích các tần số quy định cho thông tin liên lạc, an toàn cứu hộ, cứu nạn, dự báo thời tiết… nhằm đảm bảo khai thác hiệu quả, đồng bộ, không gây nhiễu có hại giữa các hệ thống thông tin vô tuyến điện trên biển và các hệ thống thông tin vô tuyến điện khác. Đồng thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong việc sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện trên các phương tiện hoạt động nghề cá.

Điều 47. Sở Kế hoạch và Đầu tư

1. Phối hợp với Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố, Sở Tài chính tổng hợp vốn đầu tư các công trình, dự án phòng, chống thiên tai cho các sở - ngành, quận - huyện trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định. Đồng thời, tham gia giám sát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả đầu tư các công trình, mua sắm phương tiện, trang thiết bị đã được đầu tư.

2. Chủ trì, phối hợp với Cục Thuế, Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố, Ủy ban nhân dân các quận - huyện kiểm tra, theo dõi tổng hợp tình hình và đề xuất hướng xử lý theo thẩm quyền các vi phạm sau đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp tại thành phố liên quan đến các quy định về thu - nộp Quỹ Phòng, chống lụt, bão; trường hợp vượt quá thẩm quyền, báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố.

Điều 48. Sở Tài chính

1. Phối hợp với Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, thẩm tra và trình Ủy ban nhân dân thành phố bổ sung kinh phí hàng năm để thực hiện công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai cho các sở - ngành và quận - huyện; phối hợp với các sở - ngành liên quan kiểm tra các đơn vị và quận - huyện trong việc triển khai thực hiện các công trình phòng, chống thiên tai theo kế hoạch bố trí vốn đầu tư hàng năm.

2. Chủ trì, phối hợp với Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố hướng dẫn các đơn vị và quận - huyện thực hiện công tác quản lý, thu - nộp, sử dụng, quyết toán nguồn Quỹ Phòng, chống lụt, bão theo quy định.

3. Trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành cơ chế, chính sách tài chính cho bộ máy thực hiện công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại sở - ngành và quận - huyện.

Điều 49. Sở Quy hoạch - Kiến trúc

1. Chủ trì xây dựng quy hoạch tiêu thoát nước toàn thành phố; phối hợp với các sở - ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, lập quy hoạch tiêu thoát nước của các quận - huyện.

2. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở - ngành liên quan và quận - huyện lập và thực hiện quy hoạch, chỉnh trị các sông, rạch bị sạt lở và bồi lắng.

Điều 50. Sở Khoa học và Công nghệ

Nghiên cứu và khuyến khích áp dụng các thành tựu mới của khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới vào công tác dự báo, cảnh báo, thông tin liên lạc; ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới, nâng cao chất lượng, thẩm mỹ của các công trình xây dựng.

Điều 51. Sở Giáo dục và Đào tạo

1. Chủ trì, phối hợp với các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề (đóng tại thành phố), chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo quận - huyện triển khai đến các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông đưa vào chương trình học cho học sinh, sinh viên các kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng về phòng, chống, ứng phó với thiên tai theo chương trình đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo duyệt hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan biên soạn chương trình, bài giảng ngoại khóa để thực hiện tại tất cả các trường học trên địa bàn thành phố.

2. Các trường học, cơ sở dạy nghề đóng trên địa bàn thành phố phải tổ chức kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn của trụ sở trường trước, trong và sau mùa mưa bão để đề xuất cơ quan có thẩm quyền biện pháp xử lý, giải quyết nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho học sinh, sinh viên, giáo viên, nhân viên.

Điều 52. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

1. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận - huyện kiểm tra và yêu cầu các doanh nghiệp tháo dỡ các pa nô, biển quảng cáo, áp phích không an toàn, hư hỏng có nguy cơ gãy đổ, gây tai nạn.

2. Chủ trì triển khai các cuộc vận động, phát động nhân dân trên địa bàn thành phố kỹ năng bơi, lặn, đặc biệt là đối với học sinh, sinh viên, người thường xuyên tiếp xúc, hoạt động, hành nghề trên sông, biển để mọi người dân biết tự cứu mình, cứu người khác bị nạn trước khi lực lượng cứu nạn đến cứu.

3. Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương và các doanh nghiệp thực hiện xây dựng kế hoạch, phương án và tổ chức quản lý các địa điểm du lịch, tuyến du lịch phù hợp với đặc điểm của thiên tai ở từng địa phương để bảo đảm an toàn cho người và cơ sở vật chất khi xảy ra thiên tai.

4. Phối hợp với chính quyền địa phương và theo hướng dẫn của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố có những phương án cụ thể đảm bảo an toàn cho du khách, cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên ngành du lịch tại các khách sạn, nhà nghỉ, địa điểm du lịch và các tuyến du lịch khi xảy ra thiên tai.

Điều 53. Sở Ngoại vụ

Nghiên cứu đề xuất, hỗ trợ Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố trong việc đẩy mạnh và mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

Điều 54. Sở Nội vụ

1. Chủ trì, phối hợp với sở - ngành thành phố và Ủy ban nhân dân các quận - huyện định kỳ kiểm tra, rà soát, bố trí đủ biên chế chính thức (chuyên trách) hoặc biên chế kiêm nhiệm, hợp đồng tại các cơ quan, đơn vị có nhiệm vụ thường trực và trực tiếp làm công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

2. Phối hợp với Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố nghiên cứu, đề xuất trình Ủy ban nhân dân thành phố kiện toàn, xây dựng quy chế, quy định liên quan đến tổ chức, hoạt động, nhân sự của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố.

Điều 55. Cục Thuế thành phố

1. Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách, quy định về thu - nộp Quỹ Phòng, chống lụt, bão đối với đối tượng công dân và doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố.

2. Phối hợp với Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố, Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân thành phố giao chỉ tiêu thu Quỹ Phòng, chống lụt, bão đối với doanh nghiệp hàng năm; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố về thu - nộp Quỹ Phòng, chống lụt, bão đối với doanh nghiệp tại Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố, Ủy ban nhân dân các quận - huyện.

Điều 56. Cục Thống kê thành phố

Phối hợp với Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các quận - huyện, phường - xã - thị trấn đánh giá, thống kê, đầy đủ, chính xác số đối tượng công dân thành phố phải nộp Quỹ Phòng, chống lụt, bão hàng năm và tổ chức điều tra, thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra.

Điều 57. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố

Chủ trì cùng các quận - huyện tổ chức cứu trợ về lương thực, thực phẩm, thuốc men, hỗ trợ kinh phí cho người dân bị thiệt hại do thiên tai gây ra sớm ổn định cuộc sống, nhất là hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, khó khăn.

Điều 58. Hội Chữ thập đỏ thành phố

1. Thực hiện các chương trình, kế hoạch phòng, chống tai nạn, thương tích do thiên tai.

2. Phối hợp với Sở Y tế, các Bệnh viện - Trung tâm Y tế dự phòng thành phố và quận - huyện, Trạm Y tế các phường - xã - thị trấn tổ chức sơ cấp cứu, giúp đỡ, cứu trợ kịp thời các nạn nhân thiên tai; vệ sinh phòng dịch và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.

Điều 59. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố

Tổ chức lực lượng thanh niên xung kích, tình nguyện viên trực tiếp xuống địa bàn để tham gia hỗ trợ các lực lượng chuyên trách giúp nhân dân chằng chống, sửa chữa lại nhà ở và khắc phục hậu quả thiên tai xảy ra theo lệnh điều động của cấp có thẩm quyền.

Điều 60. Viện Nghiên cứu phát triển thành phố

1. Phối hợp và tham gia xây dựng quy hoạch, chính sách, chương trình phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai phù hợp với định hướng, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, môi trường đô thị của thành phố.

2. Phối hợp với Sở Nội vụ, sở - ngành thành phố, Ủy ban nhân dân các quận - huyện nghiên cứu nguồn nhân lực, nhân tố phát triển khác phục vụ cho công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn thành phố.

3. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố, Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố, sở - ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các quận - huyện nghiên cứu và đề xuất các giải pháp chống ngập do mưa, triều cường và xả lũ ở thượng nguồn trên địa bàn thành phố.

Điều 61. Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố

Tiếp nhận, nghiên cứu, xem xét các đề xuất, xử lý các báo cáo, văn bản, kiến nghị của các sở - ngành thành phố và Ủy ban nhân dân các quận - huyện trong thời gian sớm nhất; dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố ký các quyết định, chỉ thị hoặc văn bản chỉ đạo, giải quyết; truyền đạt các ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố trong lĩnh vực phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

Điều 62. Đài Truyền hình thành phố, Đài Tiếng nói nhân dân thành phố, các cơ quan thông tấn báo chí thành phố

1. Tăng cường thực hiện công tác truyền tin, thông báo chính xác, kịp thời các thông tin cảnh báo, dự báo thời tiết, thiên tai; các chủ trương, mệnh lệnh, chỉ thị về phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai của Trung ương và thành phố; các kinh nghiệm điển hình trong công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

2. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn xây dựng chương trình, kế hoạch để thường xuyên tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân những kiến thức cơ bản về phòng, tránh, ứng phó với thiên tai.

Mục 2. TRÁCH NHIỆM CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC QUẬN - HUYỆN, ­PHƯỜNG - XÃ - THỊ TRẤN

Điều 63. Ủy ban nhân dân các quận - huyện

1. Xây dựng chương trình, kế hoạch đầu tư xây dựng công trình phòng, chống, ứng phó thiên tai lồng ghép vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương; lập dự trù kinh phí đầu tư phương tiện, trang thiết bị phòng, chống, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ để phân kỳ thực hiện.

2. Kiểm tra, đánh giá chất lượng các tuyến đê (đê bao, bờ bao, kè), bảo vệ và xử lý kịp thời mọi hư hỏng, xuống cấp của công trình; tổ chức nạo vét hệ thống tiêu thoát nước, công trình chống ngập theo phân cấp quản lý.

3. Chuẩn bị kế hoạch, huy động lực lượng, phương tiện, vật tư dự phòng để sẵn sàng ứng phó khi xảy ra thiên tai.

4. Theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến của thiên tai, chủ động tổ chức phòng, tránh, xây dựng phương án cứu nạn, cứu hộ trước khi thiên tai xảy ra (như chằng chống nhà cửa, trường học, bệnh viện, kho hàng...); thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống thu lôi chống sét.

5. Lập kế hoạch, phương án xác định địa điểm di dời dân ở những khu vực xung yếu, nguy hiểm đến nơi an toàn; kiên quyết không cho tàu thuyền ra khơi khi có lệnh của Trung ương và thành phố. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ thích hợp để hạn chế thiệt hại.

6. Chủ trì, phối hợp với các sở - ngành liên quan triển khai thực hiện chính sách, chương trình di dời dân tại những vùng có khả năng bị thiên tai, vùng trũng thấp, sạt lở đất ven sông, ven biển, rừng phòng hộ. Riêng huyện Cần Giờ quản lý và vận hành hiệu quả khu neo đậu tàu, thuyền tránh, trú bão; bảo vệ, phát triển rừng ngập mặn và phối hợp với sở - ngành thành phố để đầu tư xây dựng các công trình bảo vệ bờ biển, bờ sông.

7. Các địa phương cần phải chủ động dự trữ các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, chất đốt, nhiên liệu, thuốc men ở từng gia đình, từng ấp - khu phố, xã - phường - thị trấn.

8. Các quận - huyện phải tích cực giải phóng mặt bằng cho các dự án chống ngập của thành phố. Riêng các quận nội thành, các khu vực đã đô thị hóa thuộc huyện, quận ven phối hợp với Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố, Sở Giao thông vận tải thành phố tích cực tổ chức triển khai chương trình chống úng ngập nội thị lồng ghép với chương trình chỉnh trang đô thị và nâng cấp hẻm; thường xuyên bảo vệ, kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng và nạo vét hệ thống tiêu thoát nước trên địa bàn; thực hiện các biện pháp bảo vệ cây xanh không bị ngã đổ, gãy nhánh gây tai nạn.

9. Chủ động phối hợp với các sở - ngành liên quan tổ chức diễn tập, huấn luyện, tập huấn cho lực lượng, cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách làm công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.

10. Triển khai các chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, trong đó chú trọng đến công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn nhân dân kiến thức, kinh nghiệm phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai cho người dân.

11. Kiểm tra, lập biên bản, xử lý các trường hợp xây dựng lấn chiếm hành lang bảo vệ sông, kênh, rạch, công trình đê điều, tiêu thoát nước và san lấp sông, kênh, rạch trái phép.

12. Nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc để đảm bảo thông suốt, đặc biệt trong thời gian xảy ra thiên tai. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, kỹ thuật và sử dụng vật liệu mới vào phục vụ phòng, chống thiên tai.

13. Thực hiện thu, nộp, quản lý, sử dụng, quyết toán Quỹ Phòng, chống lụt, bão theo đúng Quyết định số 01/2010/QĐ-UBND ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy định về quản lý, thu - nộp, sử dụng, quyết toán Quỹ Phòng, chống lụt, bão thành phố và quận - huyện.

14. Các địa phương bị thiệt hại do thiên tai có trách nhiệm kiểm tra, thống kê, đánh giá (nhanh, đầy đủ, chính xác) và báo cáo cơ quan cấp trên kịp thời theo quy định.

Điều 64. Ủy ban nhân dân các phường - xã - thị trấn

1. Thực hiện công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại địa bàn mình quản lý theo chức năng, nhiệm vụ được giao; những vấn đề vượt thẩm quyền, Ủy ban nhân dân các phường - xã - thị trấn báo ngay bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân quận - huyện chỉ đạo giải quyết.

2. Các công trình phòng, chống thiên tai trên địa bàn phường - xã - thị trấn nào do Ủy ban nhân dân phường - xã - thị trấn đó tổ chức thực hiện phương án bảo vệ. Phương án bảo vệ công trình tại phường - xã - thị trấn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện chỉ đạo, hướng dẫn lập và phê duyệt.

3. Ủy ban nhân dân các phường - xã - thị trấn hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các ấp, khu phố, tổ dân phố thực hiện công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

4. Ủy ban nhân dân các phường - xã - thị trấn bị thiệt hại do thiên tai có trách nhiệm kiểm tra, thống kê, đánh giá (nhanh, đầy đủ, chính xác) và báo cáo kịp thời bằng văn bản cho cơ quan cấp trên theo quy định.

Mục 3. CÁC ĐƠN VỊ, DOANH NGHIỆP, TỔNG CÔNG TY ĐÓNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

Điều 65. Các đơn vị, doanh nghiệp, Tổng Công ty đóng trên địa bàn thành phố

1. Tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thành viên xây dựng các phương án, kế hoạch phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai; báo cáo kết quả thực hiện cho cơ quan cấp trên và Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố theo quy định.

2. Đóng góp tài chính, vật tư, nhân lực cùng chính quyền địa phương sở tại (quận - huyện, phường - xã - thị trấn) tu bổ, bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai, nhất là hệ thống đê điều liên quan đến diện tích đất giao đơn vị sử dụng; thực hiện và kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị thành viên thực hiện nghĩa vụ nộp Quỹ Phòng, chống lụt, bão hàng năm đúng theo quy định.

Điều 66. Tổng Công ty Điện lực thành phố - TNHH một thành viên

1. Kiểm tra, bảo vệ hệ thống truyền tải, thiết bị điện, trạm biến thế, công trình điện lực; đồng thời, xử lý khắc phục nhanh chóng sự cố đường dây tải điện bị hư hỏng do thiên tai gây ra.

2. Đảm bảo nguồn điện phục vụ cho công tác ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

Điều 67. Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn - TNHH một thành viên

Đảm bảo an toàn hệ thống, nguồn và lượng nước sạch cung cấp cho thành phố; dự kiến các phương án tổ chức cung cấp nước sạch kịp thời cho người dân tại các khu vực bị mất nguồn nước và thiệt hại do thiên tai gây ra.

Điều 68. Công ty TNHH một thành viên Môi trường Đô thị

Chủ trì, phối hợp với Công an thành phố, Sở Y tế thực hiện việc mai táng các nạn nhân vô danh bị thiệt mạng do thiên tai gây ra.

Chương VI

NGUỒN TÀI CHÍNH PHÒNG, CHỐNG, ỨNG PHÓ VÀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI

Điều 69. Nguồn tài chính phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai

1. Ngân sách (Trung ương, thành phố, quận - huyện, phường - xã - thị trấn) cấp hàng năm và dự phòng theo Luật Ngân sách nhà nước, các quy định của pháp luật về phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

2. Quỹ Phòng chống lụt bão (thành phố, quận - huyện).

3. Các khoản hỗ trợ, viện trợ, đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài cho công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

Điều 70. Kế hoạch đầu tư cho chương trình, dự án, công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai

1. Hàng năm, các sở - ngành, quận - huyện lập dự toán mua sắm phương tiện, trang thiết bị, xây dựng công trình, hoạt động quản lý điều hành công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai đề xuất Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố, Sở Tài chính thành phố để phối hợp với các đơn vị liên quan trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định.

2. Phân công, phối hợp trình các dự án, công trình do các sở - ngành, quận - huyện đề xuất:

a) Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và Ủy ban nhân dân các quận - huyện trình: dự án đầu tư, sửa chữa, nâng cấp công trình phòng, chống thiên tai, tiêu thoát nước ngoại thành, chống sạt lở quy mô nhỏ; bờ bao, đê bao kết hợp giao thông nông thôn; mua sắm phương tiện, trang thiết bị và kinh phí dự báo, cảnh báo, đầu tư công nghệ mới, tuyên truyền, tập huấn, diễn tập phòng, chống, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn từ nguồn ngân sách thành phố và Quỹ Phòng, chống lụt, bão thành phố.

b) Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội trình hỗ trợ người dân bị thiệt hại do thiên tai từ nguồn ngân sách thành phố và Quỹ Phòng, chống lụt, bão thành phố.

c) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố, Ủy ban nhân dân các quận - huyện trình: dự án đầu tư tiêu thoát nước nội thị; kè chống sạt lở quy mô lớn từ nguồn ngân sách thành phố.

Điều 71. Kinh phí, vật tư đã sử dụng để phòng, chống, ứng phó, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai, đầu tư mới phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho công tác chủ động phòng, chống, ứng phó, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai không phân biệt từ nguồn nào đều phải vào sổ sách và thanh quyết toán theo quy định.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 72. Khen thưởng

Thực hiện theo Luật Thi đua, khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và các quy định khác của pháp luật.

Điều 73. Xử lý vi phạm

Thực hiện theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính; Điều 38, Điều 39, Điều 40 Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão; Nghị định số 04/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống lụt, bão và các quy định khác của pháp luật.

Điều 74. Tổ chức thực hiện

1. Hàng năm, các sở - ngành, đơn vị, Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã - thị trấn tổ chức tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai để làm cơ sở xây dựng kế hoạch, phương án và biện pháp chủ động phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai sát hợp với tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị và xu hướng diễn biến thiên tai, biến đổi khí hậu trong năm, đảm bảo triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất và có hệ thống từ thành phố đến quận - huyện, phường - xã - thị trấn, nhất là các vùng trọng điểm, xung yếu thường xuyên và có nguy cơ xảy ra thiên tai như ngập lụt, bão, sạt lở, lốc xoáy.

2. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, các đoàn thể thành phố:

a) Tham gia tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai cho cộng đồng dân cư; tổ chức các đội Thanh niên tình nguyện, xung kích tham gia sơ tán dân, ứng cứu công trình, cứu nạn, cứu hộ, khắc phục hậu quả thiên tai; vận động, quyên góp và phân phối tiền, hàng cứu trợ, giúp đỡ đồng bào vùng bị nạn.

b) Phối hợp với các sở - ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã - thị trấn tổ chức giám sát thực hiện pháp luật phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn thành phố; thực hiện giám sát cộng đồng theo Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT/KH&ĐT-UBTƯMTTQVN-TC ngày 04 tháng 12 năm 2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Tài chính; Chỉ thị số 34/2006/CT-UBND ngày 27 tháng 10 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố.

3. Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố chủ trì triển khai, chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Quy định về công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn thành phố; định kỳ báo cáo kết quả cho Ủy ban nhân dân thành phố./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 59/2011/QĐ-UBND ngày 21/09/2011 về Quy định công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.639

DMCA.com Protection Status
IP: 18.188.154.238
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!