ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
3119/QĐ-UBND
|
Hà
Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THÚC ĐẨY TÁI SỬ DỤNG, TÁI CHẾ BIẾN CHẤT THẢI HỮU CƠ,
PHẾ PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP THÀNH NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU VÀ CÁC SẢN PHẨM THÂN THIỆN
VỚI MÔI TRƯỜNG GẮN KẾT CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG SẢN HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ
NỘI GIAI ĐOẠN 2023 - 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
22/11/2019;
Căn cứ Thông tư số
12/2021/TT-BNNPTNT ngày 26/10/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
hướng dẫn việc thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp tái sử
dụng cho mục đích khác;
Căn cứ Thông tư số 19/2019/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn quy định việc thu gom, xử lý, sử dụng phụ phẩm cây trồng;
Căn cứ Chương trình số 04-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông
thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và
phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025
Căn cứ Nghị quyết số
09/2017/NQ-HĐND ngày 05/12/2017 của HĐND thành phố Hà Nội về việc quy định một
số nội dung, mức chi thuộc thẩm quyền của HĐND Thành phố;
Căn cứ Kế hoạch số 183/KH-UBND
ngày 10/8/2021 của UBND thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch triển khai thực hiện
Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20/5/2021 của Chính phủ và Chương trình số 14-CTr/TU ngày 31/5/2021 của Thành ủy Hà Nội
về thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng gắn với thực hiện Nghị quyết Đại
hội XVII Đảng bộ Thành phố.
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 289/TTr-SNN ngày 19/8/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch thúc đẩy
tái sử dụng, tái chế biến chất thải hữu cơ, phế phụ phẩm nông nghiệp thành
nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường gắn kết chuỗi
giá trị nông sản hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025.
Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì,
phối hợp các sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã triển
khai thực hiện Kế hoạch theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ngành: Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Kho bạc Nhà nước Hà Nội;
Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT; (để báo cáo)
- Thường trực Thành ủy; (để báo cáo)
- Thường trực HĐND TP; (để báo cáo)
- Chủ tịch UBND Thành phố; (để báo cáo)
- Các PCT UBND Thành phố;
- Các sở, ngành Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUB: CVP, PCVP N.M.Quân, KT, ĐT, TN&MT, TH;
- Lưu: VT, KTN.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Mạnh Quyền
|
KẾ HOẠCH
THÚC ĐẨY TÁI SỬ DỤNG, TÁI CHẾ BIẾN CHẤT THẢI HỮU CƠ, PHẾ PHỤ PHẨM NÔNG
NGHIỆP THÀNH NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU VÀ CÁC SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG
GẮN KẾT CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG SẢN HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN
2023 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3119/QĐ-UBND ngày 30/8/2022 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban
hành Kế hoạch thúc đẩy tái sử dụng, tái chế biến chất thải hữu cơ, phế phụ phẩm
nông nghiệp thành nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi
trường gắn kết chuỗi giá trị nông sản hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai
đoạn 2023-2025 với các nội dung sau:
I. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung
Nâng cao chất lượng cuộc sống về vật
chất và tinh thần của người dân nông thôn; khuyến khích phát triển các phương
án ứng dụng công nghệ tái sử dụng, tái chế chất thải nông nghiệp, phế phụ phẩm
nông nghiệp gắn với chuỗi sản xuất nông nghiệp hữu cơ, phục vụ nền kinh tế tuần
hoàn; đảm bảo môi trường sống người dân khu vực nông thôn xanh, sạch, đẹp, an
toàn, văn minh.
Thay đổi thói quen, nhận thức và tư
duy người sản xuất, không chỉ đối với những cơ sở sản xuất nông sản hữu cơ, mà
còn tác động đến toàn dân, nhằm hướng đến sản xuất và tiêu dùng bền vững, góp sức
vào công tác bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn và hướng tới kinh tế tuần
hoàn, tăng trưởng xanh.
Tăng cường tái sử dụng, tái chế biến
chất thải hữu cơ, phế phụ phẩm nông nghiệp thành nguyên liệu, nhiên liệu và các
sản phẩm thân thiện với môi trường. Tăng hiệu quả kinh tế khi sử dụng các sản
phẩm tái chế từ chất thải hữu cơ, phế phụ phẩm nông nghiệp so với những nguyên
liệu trước đó trong các quy trình sản xuất hữu cơ.
2. Mục tiêu cụ thể
Phấn đấu có 100% người dân nông thôn
được tiếp cận thông tin về thu gom, xử lý tái chế biến chất thải hữu cơ, phế phụ
phẩm nông nghiệp thành nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với
môi trường gắn kết chuỗi giá trị nông sản hữu cơ thông qua các phương tiện truyền
thông.
Dự kiến 150.000 người dân đại diện
cho 150.000 hộ gia đình có tham gia sản xuất nông nghiệp được tập huấn kỹ thuật
về tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học trong việc tái chế biến chất thải
chăn nuôi, phụ phẩm cây trồng thành nguyên liệu hữu cơ để làm phân bón hữu cơ tại
chỗ phục vụ sản xuất nông nghiệp tuần hoàn.
II. Nội dung kế hoạch
1. Công tác tuyên truyền
Phóng sự tài liệu 15 phút, bản tin
phát trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội (14 phóng sự, 36 bản tin giai đoạn
2023-2025) về ứng dụng công nghệ sinh học, khoa học công nghệ nhằm tái sử dụng
phụ phẩm nông nghiệp làm nguồn thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu của một số ngành
sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làm phân bón hữu cơ tái bổ
sung vào đất; kết quả thực hiện các ứng dụng công nghệ sinh học và khoa học
công nghệ trong việc tái chế, tái sử dụng của các tổ chức/cá nhân có sáng kiến,
hoạt động tích cực trong việc tái sử dụng phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp.
Đăng các bài viết trên Báo Kinh tế và
Đô thị về hiện trạng tái sử dụng phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp và kết quả
áp dụng các sản phẩm được tái sử dụng từ phụ phẩm nông nghiệp (6 bài viết đăng
trong giai đoạn 2023-2025)
Phối hợp với UBND 404 xã/thị trấn có hoạt
động sản xuất nông nghiệp thực hiện công tác tuyên truyền qua hệ thống đài phát
thanh xã nhằm vận động người dân tích cực ứng dụng các chế phẩm sinh học để tái
sử dụng phụ phẩm cây trồng làm phân bón tại chỗ.
In, cấp phát 1.212.000 tờ rơi; 3.636
tờ áp phích có nội dung về ứng dụng công nghệ tái sử dụng, thu gom, xử lý và quản
lý chất thải chăn nuôi tập trung gắn với chuỗi sản xuất nông nghiệp hữu cơ, phục
vụ nền kinh tế tuần hoàn; đảm bảo môi trường sống người dân khu vực nông thôn
xanh, sạch, đẹp, an toàn, văn minh trong 03 năm cho 404 xã, thị trấn ngoại
thành thành phố Hà Nội;
2. Công tác tập huấn
Tổ chức 1.500 lớp tập huấn kỹ thuật
cho 150.000 người dân đại diện cho 150.000 hộ gia đình có tham gia sản xuất
nông nghiệp về tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học trong việc tái chế biến
chất thải chăn nuôi, phụ phẩm cây trồng thành nguyên liệu hữu cơ để làm phân
bón hữu cơ tại chỗ phục vụ sản xuất nông nghiệp tuần hoàn.
III. Kinh phí và
nguồn kinh phí
Tổng kinh phí dự kiến để thực hiện kế
hoạch giai đoạn 2023-2025 là: 20.957.560.000 đồng (Bằng chữ: Hai mươi tỷ,
chín trăm năm mươi bảy triệu, năm trăm sáu mươi nghìn đồng), trong đó: năm 2023
là 6.994.320.000 đồng; năm 2024 là
6.968.920.000 đồng; năm 2025 là 6.994.320.000 đồng.
Nguồn kinh phí thực hiện: Ngân sách
Thành phố cấp.
Các đơn vị được giao kinh phí thực hiện
Kế hoạch có trách nhiệm sử dụng kinh phí đảm bảo trọng tâm, trọng điểm, tiết kiệm,
hiệu quả, tránh trùng lắp và phù hợp (về tiêu chuẩn, định mức, đối tượng; phạm
vi; nội dung; mức hỗ trợ; trình tự; thủ tục triển khai thực hiện...) với các cơ
chế, chính sách hiện hành của Trung ương và Thành phố.
IV. Tổ chức thực
hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện
Kế hoạch thông qua biên soạn và cung cấp tài liệu hướng dẫn, tổ chức tập huấn
cho các tổ chức chính trị xã hội (Hội Nông dân Thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ
Thành phố, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố); các tổ chức, cá
nhân có tham gia sản xuất nông nghiệp về phương pháp thu gom, xử lý, tái sử dụng,
tái chế chất thải hữu cơ và phụ phẩm nông nghiệp thành nguyên liệu, nhiên liệu
và các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Chủ trì, phối hợp với UBND nhân dân cấp
huyện, cấp xã và các đơn vị liên quan thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các
quy định về thu gom, xử lý, sử dụng phụ phẩm cây trồng trên địa bàn.
Chủ trì triển khai thực hiện, chịu
trách nhiệm trước UBND Thành phố trong quá trình triển khai Kế hoạch.
2. Sở Tài chính:
Trên cơ sở đề xuất của đơn vị, căn cứ
khả năng cân đối ngân sách hàng năm, tham mưu UBND Thành phố bố trí kinh phí thực
hiện Kế hoạch theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.
3. Các Sở, ban, ngành Thành phố
Theo chức năng nhiệm vụ phối hợp chặt
chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quá trình triển khai thực
hiện Kế hoạch. Chủ động lồng ghép các nội dung có liên quan để góp phần thực hiện thắng lợi Kế hoạch.
4. Đài Phát thanh và Truyền hình
Hà Nội, Báo Hà Nội mới, Báo Kinh tế và Đô thị
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tổ chức tuyên truyền công tác bảo vệ môi trường trong sản xuất
nông nghiệp, ứng dụng các biện pháp nhằm thúc đẩy tái chế chất thải nông nghiệp
thành các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Đẩy mạnh tuyên truyền giới thiệu các
mô hình, tấm gương điển hình tiên tiến
trong công tác thu gom, ứng dụng công nghệ vi sinh trong chế biến phế phụ phẩm
trồng trọt thành nguyên liệu hữu cơ cung cấp cho các vùng trồng trọt theo hướng
hữu cơ; các phương án nông nghiệp thông minh áp dụng các giải pháp nâng cao hiệu
quả tái chế, tái sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp gắn với chuỗi sản xuất nông sản
hữu cơ thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố Hà Nội.
5. UBND các quận, huyện, thị xã
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, các Sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch đảm
bảo hiệu quả, đúng quy định của pháp luật và Thành phố.