BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2994/QĐ-BNN-KH
|
Hà
Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT “QUY HOẠCH SỬ DỤNG TỔNG HỢP VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG BA ”
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của
Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định 112/2006/NĐ-CP
ngày 29/9/2006 điều chỉnh bổ sung Nghị Định 16/2005/NĐ-CP ;
Căn cứ các Quyết định số 4507 QĐ/BNN-KH ngày
25/10/2002, số 2303 QĐ/BNN-KH ngày 09/8/2004, số 1708 QĐ/BNN-KH ngày 08/8/2006
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt điều chỉnh đề cương và tổng dự
toán của dự án ‘‘Quy hoạch sử dụng tổng hợp và bảo vệ nguồn nước lưu vực sông
Ba’’;
Căn cứ Công văn số 233/SNN-TL ngày 11/5/2007 của Sở
nông nghiệp và PTNT Gia Lai, số 1273/SNN ngày 27/11/2007 của Sở nông nghiệp và
PTNT Phú Yên, số 379/SNN&PTNT-TL ngày 11/5/2007 của Sở nông nghiệp và PTNT
ĐăkLăk góp ý dự án “Quy hoạch sử dụng tổng hợp và bảo vệ nguồn nước lưu vực
sông Ba”;
Xét tờ trình số 169 CV/QHTL ngày 10/5/2007 của Viện
Quy hoạch thủy lợi về việc xin phê duyệt “Quy hoạch sử dụng tổng hợp và bảo vệ
nguồn nước lưu vực sông Ba”, kèm theo hồ sơ dự án do Viện Quy hoạch thủy lợi lập;
đã được thẩm định, bổ sung, chỉnh sửa;
Xét tờ trình số 101/TT-TL ngày 01/10/2007 của Cục Thuỷ
lợi về việc xin phê duyệt “ Quy hoạch sử dụng tổng hợp và bảo vệ nguồn nước lưu
vực sông Ba”;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “ Quy hoạch sử dụng tổng hợp và bảo vệ
nguồn nước lưu vực sông Ba” với các nội dung chính sau:
I. PHẠM VI VÙNG
QUY HOẠCH
Toàn bộ lưu vực sông Ba
gồm 20 huyện thị và 1 thành phố thuộc 4 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đak Lak và Phú
Yên. Tổng diện tích tự nhiên vùng nghiên cứu là 1.413.204 ha, trong đó có khoảng
425.334 ha đất nông nghiệp, được phân thành 7 vùng thủy lợi .
II. MỤC TIÊU
QUY HOẠCH
2.1. Mục tiêu
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp thuỷ lợi
sử dụng và bảo vệ nguồn nước của lưu vực đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020, nhằm đáp ứng yêu cầu cấp nước cho các ngành kinh tế xã hội: sản xuất nông
nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, dân sinh, công nghiệp, phát triển thuỷ điện; phòng
chống cạn kiệt nguồn nước, xói lở; hạn chế giảm nhẹ thiên tai úng, lũ; bảo vệ
môi trường.
2.2. Nhiệm vụ.
a/ Tưới và cấp nước
- Cấp và tạo nguồn cấp nước tưới cho
64.400 ha lúa đông xuân, 25.400 ha lúa hè thu, 39.000 ha lúa mùa; 72.413 ha rau
màu và cây công nghiệp ngắn ngày và 47.087 ha cây cà phê, tiêu.
- Cấp và tạo nguồn cấp nước cho 1.500 ha
nuôi trồng thủy sản.
- Tạo nguồn cấp nước sinh hoạt với lượng
nước yêu cầu 57,8x106 m3/năm, cấp nước phục vụ sản xuất công nghiệp với yêu cầu
100,6x106 m3/năm.
b/ Tiêu úng, chống lũ
- Tiêu úng đảm bảo sản xuất cho khoảng
19.800 ha lúa vùng hạ lưu đập Đồng Cam và 225 ha lúa vùng A Yun pa.
- Chống lũ sớm, lũ muộn bảo vệ sản xuất,
dân cư; giảm thiểu thiệt hại trong mùa lũ chính vụ.
c/ Khai thác dòng chính
Phát triển các công trình lợi dụng tổng hợp
trên dòng chính để phát điện, cắt giảm lũ hạ du, cấp nước cho các ngành kinh tế,
duy trì dòng chảy kiệt, cải thiện môi trường.
III. PHƯƠNG
ÁN QUY HOẠCH
3.1. Quy hoạch khai thác dòng chính
Các công trình trên dòng chính và dòng nhánh lớn sông Ba
gồm 13 công trình có nhiệm vụ cấp nước, phát điện, chống lũ, điều tiết nước cho
hạ du trong mùa kiệt, cải thiện môi trường.
- Duy trì 2 công trình đã vận hành, khai thác là hồ Auyn
hạ và thuỷ điện Sông Hinh.
+ Hồ Ayun hạ có nhiệm vụ: tưới 13.500 ha, cắt giảm lũ hạ
du, kết hợp phát điện với công suất lắp máy 3MW.
+ Thuỷ điện Sông Hinh. Phát điện với công suất lắp máy
70 MW, tham gia cắt giảm lũ cho vùng hạ du sông Ba, nguồn nước sau thủy điện
sông Hinh tưới tại chỗ 4.100 ha, tăng cường nước cho hạ du sông Ba và bổ sung
cho sông Bàn Thạch đáp ứng yêu cầu nước tưới, nuôi trồng thuỷ sản, cấp nước khu
công nghiệp Nam Phú Yên và duy trì dòng chảy kiệt sông Bàn Thạch.
- Hoàn thành đầu tư xây dựng các công trình: Thuỷ điện
An Khê- Ka Nak, Sông Ba hạ, Krông HNăng, HChan, HMun, Đak SRông, trong đó:
+ Thuỷ điện An Khê - Ka Năk : Phát điện với tổng công suất
lắp máy 173 MW và chuyển nước sang lưu vực sông Kôn ( tỉnh Bình Định) để tưới
và bổ sung nước cho vùng hạ du sông Kon.
Lưu lượng nước, thuỷ điện An Khê phải trả lại sông Ba nhằm
đáp ứng yêu cầu tưới, cấp nước dân sinh, công nghiệp, môi trường sau đập An Khê
và vùng hạ du sông Ba như sau:
Tháng
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
Q (m3/s)
|
3,14
|
3,37
|
3,55
|
3,56
|
3,08
|
2,78
|
2,77
|
2,23
|
+ Thủy điện sông Ba Hạ: nhiệm vụ chính là phát điện,
tăng cường lượng nước cho hệ thống thuỷ nông Đồng Cam vào các tháng mùa kiệt để
đảm bảo yêu cầu tưới cho 19800 ha đất canh tác lúa 2 vụ, duy trì dòng chảy kiệt
sau đập Đồng Cam và giảm ngập lũ vùng hạ du sông Ba.
- Xây dựng mới 4 công trình thuỷ điện trên dòng chính và
dòng nhánh lớn là thuỷ điện Sông Ba thượng, Ia Yun thượng 1,
Ia Yun thượng 2, và thuỷ điện đập Đồng Cam. Trong đó thuỷ điện đập Đồng Cam phải
đảm bảo không ảnh hưởng đến sử dụng nước của hệ thống thuỷ nông Đồng Cam và các
yêu cầu sử dụng nước ở hạ du.
3.2. Quy hoạch tưới
Hoàn chỉnh, nâng cấp 110 công trình hiện
trạng, diện tích tưới tăng thêm 16.527 ha. Xây dựng mới 240 công trình, gồm 198
hồ chứa, 36 đập dâng và 6 trạm bơm, tưới 124.863 ha. Cụ thể các vùng như sau:
1) Vùng Nam Bắc An Khê
- Tu sửa, nâng cấp 17
công trình, tưới tăng thêm 136 ha.
- Xây mới 61 công trình
tưới 21.072 ha. Các công trình ưu tiên đầu tư xây dựng đợt đầu: hồ Suối Lơ tưới
1000 ha, hồ Tầu Dầu tưới 700 ha.
2) Vùng Thượng Ayun
- Tu sửa, nâng cấp 11
công trình, tưới tăng thêm 908 ha.
- Xây mới 51 công trình tưới cho 18.510 ha. Các công
trình ưu tiên: Hồ Ia Ring tưới 2000 ha ( đang xây dựng ), cụm công trình Ia
Bang tưới 1200ha.
3) Vùng Ayun Pa
- Tu sửa, nâng cấp 5 công
trình để tưới tăng thêm 6.112 ha.
- Xây mới 27 công trình
tưới cho 24.570 ha. Các công trình ưu tiên: hồ Ea Thun tưới 5500 ha.
4) Vùng Krông Pa
- Tu sửa, nâng cấp 3 công
trình để tưới tăng thêm 330 ha.
- Xây mới 20 công trình
tưới cho 18.350 ha. Công trình ưu tiên đầu tư xây dựng đợt đầu: hồ Ea MLá tưới
5500 ha (đang xây dựng ), hồ Ia Drech 2 tưới 500 ha.
5) Vùng Krông Năng
- Tu sửa, nâng cấp 25
công trình để tưới tăng thêm 496 ha.
- Xây mới 22 công trình
tưới cho 20.620 ha. Công trình ưu tiên đầu tư: hồ Bản Guan tưới 2400 ha; hồ
Krông Năng tưới 7500 ha, kết hợp phát điện 4MW.
6).Vùng thượng Đồng Cam
- Tu sửa, nâng cấp 38
công trình để tưới tăng thêm 1.241 ha.
- Xây mới 51 công trình tưới cho 17.352 ha. Công trình
ưu tiên đầu tư: hồ Buôn Đúp thượng tưới 1110 ha.
7) Vùng hạ lưu đập Đồng Cam
- Hoàn chỉnh, nâng cấp 11 công trình để tưới tăng thêm
7.304 ha. Trong đó: hoàn thiện hệ thống kênh Tây và kênh Đông của đập sông Con,
sử dụng nước sau thuỷ điện Sông Hinh tưới tại chỗ 4100 ha, bổ sung nước cho
sông Bàn Thạch cấp nước phục vụ nuôi trồng thuỷ sản 1500 ha, nước cho trạm bơm
Nam Bình tưới 1400 ha và cấp nước khu công nghiệp Nam Phú Yên.
- Xây mới 8 công trình tưới cho 4.389 ha. Công trình ưu
tiên đầu tư: hồ Mỹ Lâm tưới 2300 ha.
3.3. Quy hoạch cấp nước sinh hoạt - công nghiệp
- Các khu công nghiệp và đô thị thị xã An Khê: sử dụng nước hồ thuỷ điện
An Khê-KaNăk
- Các khu công nghiệp và đô thị Thị xã A Yun Pa : sử dụng
nguồn nước hồ A Yun hạ và nước sông Ayun.
- Thành phố Tuy Hoà : sử dụng nước ngầm tầng nông ven hạ
lưu sông Ba.
- Khu công nghiệp Nam Phú Yên: sử dụng nguồn nước sau thủy
điện sông Hinh chuyển sang sông Bàn Thạch qua hệ thống kênh Đông của đập sông
Con.
- Các khu vực khác chủ yếu là khai thác nguồn nước ngầm
bằng các hình thức giếng khoan, đào và nguồn nước mặt sông suối, các công trình
thủy lợi.
3.4. Quy hoạch tiêu úng, chống lũ
3.4.1. Tiêu úng
- Vùng Ayun Pa . Nạo vét các trục tiêu đã có để tăng cường
khả năng tiêu tự chảy vào sông Ayun .
- Vùng Đồng Cam.
+ Nạo vét, tăng cường khả năng tiêu tự chảy vào Sông Ba
và sông Bàn Thạch theo các trục tiêu đã được xây dựng thuộc hệ thống thuỷ nông
Đồng Cam .
+ Diện tích 3.000 ha thường bị ngập ngập sâu ở hạ lưu
sông Bàn thạch chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản.
3.4.2. Phòng chống lũ
a. Giải pháp phi công trình
- Trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, rừng đầu nguồn, phòng hộ nhằm
hạn chế dòng chảy mặt trong mùa mưa bão.
- Tăng cường công tác cảnh báo, dự báo bằng việc củng cố và nâng cấp các
trạm thuỷ văn : An Khê, Cheo Reo, Củng Sơn, Phú Lâm; xây dựng mô hình dự báo lũ
nhằm cảnh báo, cảnh giới, chủ động phòng tránh khi có lũ, lụt.
- Củng cố hoàn thiện mạng lưới tổ chức chỉ đạo phòng chống lụt bão các cấp;
tuyên truyền, tập huấn nâng cao kiến thức về bão lũ và các biện pháp phòng
tránh giảm nhẹ tổn thất.
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ thích hợp, chỉ đạo gieo trồng 2 vụ
trong năm thay cho 3 vụ/năm ở những vùng bị ngập nặng vụ mùa để tránh lũ chính
vụ.
b. Giải
pháp công trình .
- Xây dựng và vận hành các công trình
lớn trên dòng chính và dòng nhánh ( 5 công trình: An Khê- Ka Nak, Ayun Hạ,
Krông Năng, Sông Ba hạ và sông Hinh) để cắt giảm lũ nhằm chống lũ sớm, lũ cuối
vụ đảm bảo sản xuất vụ đông xuân và hè thu; giảm thiểu thiệt hại do lũ chính vụ
gây ra.
- Xây dựng tuyến đê từ núi Nhạn tới cầu Vạn Kiếp dài 2,9
Km và cống tiêu cầu Vạn Kiếp để tiêu úng và chống lũ cho Thành phố Tuy Hoà.
- Xây dựng các công trình chỉnh trị sông và cửa sông.
+ Kênh thoát lũ tuyến qua chân núi phía Bắc bãi Gốc nhằm
tăng cường khả năng thoát lũ sông Bàn Thạch.
+ Công trình cảng tại Hoà Lăng.
+ Mỏ hàn, kè bảo vệ bờ khu vực Lương Phước , Hoà Định,
Hoà Thắng và phường 6 thành phố Tuy Hoà.
- Nâng cấp, hoàn chỉnh hệ thống đê cửa sông và đê biển đảm
bảo chống được mức triều tần suất 5% tương ứng với bão cấp 9 (năm 2010 ) và bão
cấp 10 ( năm 2020 )
+ Hệ thống đê cửa sông Ba: Đê Phú Câu tại Phường 6 thị
xã Tuy Hoà, đê Đông Tác tại thôn Đông Tác dài 1000 m.
+ Hệ thống đê sông Bàn Thạch: đê bãi Gốc dài 2000 m và
đê Đà Nông dài 1500 m.
IV. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN QUY
HOẠCH
4.1. Giai đoạn đến 2010
a/ Công trình tưới
- Duy tu bảo dưỡng 77 công trình hiện có, vốn đầu tư:
44,4 tỷ đồng. Hoàn chỉnh, nâng cấp và kiên cố hoá kênh mương của 110 công
trình, tưới tăng thêm 16.527 ha, tổng vốn đầu tư 421,9 tỷ đồng
- Xây dựng mới 34 công trình, tưới 24.584 ha, vốn đầu
tư: 2.410,3 tỷ đồng
b/ Công trình chống lũ, tiêu úng: vốn đầu tư
186,06 tỷ đồng
- Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống đê biển, đê cửa sông.
- Công trình đê, cống tiêu úng, chống lũ thành phố Tuy
Hoà
- Công trình chỉnh trị sông Ba, cửa sông Đà Nông.
Tổng vốn đầu tư giai đoạn đến 2010: 3.062,66 tỷ đồng
4.2. Giai đoạn sau 2010.
Tiếp tục hoàn thành các công trình giai đoạn
đến 2010, triển khai thực hiện các công trình còn lại của quy hoạch trên cơ sở
điều chỉnh, bổ xung nhiệm vụ, mục tiêu, quy mô công trình phù hợp với thực tế
phát triển kinh kế xã hội trong vùng .
- Giai đoạn 2011-2020. Xây dựng 101 công trình, tưới cho
48.938 ha, vốn đầu tư: 4.768,6 tỷ đồng.
- Giai đoạn sau 2020. Xây dựng 105 công trình, tưới cho
51.225 ha, vốn đầu tư: 4.634,3 tỷ đồng.
Vốn thực hiện quy hoạch
được huy động từ nhiều nguồn, nguồn vốn ngân sách đầu tư sẽ căn cứ khả năng cân
đối của Nhà nước và được cụ thể bằng kế hoạch hàng năm. Khi chuyển đổi trình tự
thực hiện quy hoạch cần có sự thống nhất giữa UBND tỉnh Gia Lai, Đak Lak, Phú
Yên và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 2. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Kế hoạch, Vụ trưởng Vụ Tài
chính, Cục trưởng các Cục: Thủy lợi, Quản lý Đê điều và Phòng chống lụt bão, Quản
lý Xây dựng Công trình, Viện trưởng viện Quy hoạch Thuỷ lợi và các đơn vị có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tài chính;
- UBND tỉnh Gia Lai, Đak Lak, Phú Yên;
- Sở NN & PTNT tỉnh Gia Lai, Đak Lak, Phú Yên;
- Như Điều 2;
- Lưu VP Bộ.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đào Xuân Học
|