Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2760/QĐ-UBND 2022 Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững Bình Định

Số hiệu: 2760/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định Người ký: Nguyễn Tuấn Thanh
Ngày ban hành: 25/08/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2760/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 25 tháng 8 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15/11/2017;

Căn cứ Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 05/8/2021 của Chính phủ phê duyệt Chủ trương đầu tư Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 12/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 3333/QĐ-UBND ngày 10/8/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ văn bản số 5004/BNN-TCLN ngày 09/8/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai xây dựng báo cáo khả thi Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 276/TTr-SNN ngày 18/8/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định, với những nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Phát triển Lâm nghiệp thực sự trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật theo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, liên kết theo chuỗi từ phát triển rừng, bảo vệ rừng, sử dụng rừng đến chế biến và thương mại lâm sản; quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững diện tích rừng và diện tích đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp; phát huy tiềm năng, vai trò và tác dụng của rừng để góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người dân gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm thiểu tác động tiêu cực do thiên tai, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu; góp phần bảo vệ quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh Bình Định.

2. Mục tiêu cụ thể

- Bảo vệ và phát triển bền vững đối với toàn bộ diện tích rừng hiện có và diện tích rừng được tạo mới trong giai đoạn 2021-2025; quản lý chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, duy trì ổn định độ che phủ rừng đến năm 2025 đạt trên 58%; tiếp tục nâng cao năng suất, chất lượng rừng, đáp ứng yêu cầu về cung cấp nguyên liệu cho sản xuất và tiêu dùng, phòng hộ và bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm thiểu tác động tiêu cực do thiên tai, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu;

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 5,0-5,5% năm;

- Phát triển Lâm nghiệp gắn với phát triển kinh tế, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái; phát triển kinh tế rừng toàn diện, bền vững, góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người làm nghề rừng. Đến năm 2025, giá trị thu nhập từ rừng trồng là rừng sản xuất tăng bình quân khoảng 1,5 lần/đơn vị diện tích so với năm 2020.

II. NHIỆM VỤ

1. Về bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng

a) Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, đặc biệt là đối với diện tích rừng tự nhiên; đảm bảo cơ cấu 3 loại rừng hợp lý (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất); thực hiện hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

b) 100% diện tích rừng của các ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ và các chủ rừng là tổ chức thuộc các thành phần kinh tế được quản lý hiệu quả, bền vững.

c) Thực hiện công tác khoán bảo vệ rừng giai đoạn 2021-2025 của các dự án 215.776,0 lượt ha (bình quân 43.155,0 ha/năm); hỗ trợ bảo vệ rừng tự nhiên sản xuất của các công ty TNHH lâm nghiệp: 100.245 lượt ha (bình quân 20.049 ha/năm); khoán khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên: 679,0 lượt ha (bình quân 168 ha/năm).

d) Thực hiện hiệu quả công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại các khu rừng đặc dụng, các khu rừng có tính đa dạng sinh học cao.

2. Về phát triển rừng và nâng cao năng suất, chất lượng rừng

a) Trồng rừng tập trung giai đoạn 2021-2025 diện tích 40.000 ha (bình quân 8.000 ha/năm); trong đó trồng rừng phòng hộ, đặc dụng 1.750,0 ha (bình quân 350,0 ha/năm); trồng rừng sản xuất 38.250,0 ha (bình quân 7.650,0 ha/năm; trong đó tiếp tục triển khai trồng rừng gỗ lớn gắn với cấp chứng chỉ rừng theo Đề án phát triển cây gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2035 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định 2240/QĐ-UBND ngày 19/7/2018 của UBND tỉnh Bình Định; theo đó, đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định có 10.000 ha rừng trồng gỗ lớn).

b) Chăm sóc rừng trồng giai đoạn 2021-2025 diện tích 97.750 ha (bình quân 19.550 ha/năm); trong đó chăm sóc rừng trồng phòng hộ, đặc dụng 6.350 ha (bình quân 1.270 ha/năm); chăm sóc rừng trồng sản xuất 91.400 ha (bình quân 18.280 ha/năm).

c) Trồng cây phân tán giai đoạn 2021-2025 là 9.115 nghìn cây (bình quân 1.823 nghìn cây/năm).

d) Nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng: đến năm 2025, năng suất rừng trồng đạt bình quân 25 m3/ha/năm, sản lượng khai thác gỗ từ rừng trồng giai đoạn 2021-2025 đạt bình quân 5.000.000 m3.

3. Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng

a) Xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững: Tiếp tục xây dựng Phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại Thông tư số 28/2018/TT- BNNPTNT đối với các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng trên địa bàn tỉnh. Diện tích rừng xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021-2025 dự kiến là: 182.027,0 ha.

b) Tổ chức quản lý, khai thác hiệu quả, bền vững đối với 100% diện tích rừng sản xuất là rừng trồng; đến năm 2025, có thêm 10.000 ha rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

III. TỔNG VỐN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

Tổng mức vốn thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định: 2.258.354,050 triệu đồng; trong đó:

1. Ngân sách nhà nước: 140.956,340 triệu đồng, chiếm 6,24%, gồm:

- Ngân sách Trung ương: 116.926,340 triệu đồng, chiếm 5,17%, gồm: Vốn đầu tư phát triển 11.500 triệu đồng; vốn sự nghiệp kinh tế 105.426,340 triệu đồng.

- Ngân sách địa phương: 24.030 triệu đồng, chiếm 1,06%, gồm: Vốn đầu tư phát triển 16.530 triệu đồng; vốn sự nghiệp kinh tế 7.500,0 triệu đồng.

2. Các nguồn vốn hợp pháp khác: 2.117.397,710 triệu đồng, chiếm 93,73%, gồm: Vốn Dịch vụ môi trường rừng: 4.000 triệu đồng; vốn vay tín dụng: 36.933,19 triệu đồng; vốn hợp pháp khác: 2.076.464,520 triệu đồng.

(Chi tiết theo các Biểu mẫu kèm theo Quyết định này)

IV. CHỦ QUẢN CHƯƠNG TRÌNH: Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định.

V. THỜI GIAN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH: 05 năm, từ năm 2021 đến năm 2025.

VI. ĐỊA ĐIỂM, PHẠM VI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Địa điểm thực hiện: Tỉnh Bình Định.

2. Phạm vi thực hiện Chương trình

Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Bình Định thực hiện các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng theo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững, không bao gồm các hoạt động:

a) Các hoạt động thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025. b) Các hoạt động về phát triển giống cây lâm nghiệp theo Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2030

c) Các chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, nguồn viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam.

d) Các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (khu vực II và III) thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi do Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 đảm bảo kinh phí thực hiện theo Nghị quyết 120/2020/QH14 ngày 29/6/2020 của Quốc hội khóa XIV, để đạt được mục tiêu của Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025.

VII. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật: Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, phổ biến công tác bảo vệ và phát triển rừng cho nhân dân nhất là người dân ở các vùng rừng, ven rừng về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bảo vệ và phát triển rừng; nâng cao ý thức xã hội về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng, chống chặt, phá rừng trái pháp luật; nâng cao nhận thức về phát triển rừng bền vững, trồng rừng sản xuất gỗ lớn có năng suất, chất lượng cao, sử dụng lâm sản có nguồn gốc hợp pháp.

2. Quản lý quy hoạch rừng và đất lâm nghiệp

- Quản lý chặt chẽ, điều chỉnh kịp thời quy hoạch 3 loại rừng cho phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh; kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, xử lý kiên quyết các vi phạm pháp luật đối với hoạt động mua bán, chuyển nhượng rừng và đất lâm nghiệp trái phép.

- Thực hiện công tác giao rừng, thuê rừng thống nhất, đồng bộ với giao đất, thuê đất lâm nghiệp theo quy định tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật lâm nghiệp; phối hợp thực hiện công tác giao đất, gắn với giao rừng cho 06 Ban quản lý rừng phòng hộ chưa có quyết định giao đất và các hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp để phát triển sản xuất lâm nghiệp lâu dài, ổn định.

- Khuyến khích các hình thức liên doanh, liên kết hợp tác trong trồng rừng, phát triển rừng, hình thành các vùng nguyên liệu tập trung phục vụ sản xuất, chế biến gỗ và lâm sản; thực hiện quản lý rừng trồng gắn với cấp chứng chỉ rừng để nâng cao hiệu quả sản xuất lâm nghiệp.

3. Công tác khoa học công nghệ và khuyến lâm

Triển khai thực hiện các đề tài khoa học nghiên cứu, chọn tạo cải thiện giống cây rừng, kỹ thuật thâm canh rừng và phát triển rừng trồng gỗ lớn phục vụ phát triển rừng sản xuất.

- Khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư và nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị sản xuất giống cây lâm nghiệp ứng dụng các công nghệ mới để nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng cây giống cây trồng lâm nghiệp.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp: Ứng dụng phần mềm hệ thống cảnh báo cháy rừng; hệ thống phát hiện nhanh điểm cháy; phần mềm cập nhật diễn biến rừng; phần mềm thống kê các vụ vi phạm pháp luật lâm nghiệp; phần mềm điều tra, kiểm kê rừng.

4. Huy động các nguồn vốn

- Thực hiện đa dạng nguồn vốn để thực hiện Chương trình, tăng cường huy động vốn từ các nguồn đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp và vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; vốn đối ứng, tham gia đóng góp của người dân;

- Lồng ghép các dự án phát triển lâm nghiệp với các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn;

- Sử dụng có hiệu quả tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Tham mưu, trình UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về Chương trình mục tiêu Phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 để chỉ đạo, triển khai và thực hiện Chương trình tại địa phương, đảm bảo hiệu quả.

- Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình phát triển ngành lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh; rà soát, đề xuất các dự án đầu tư để thực hiện Chương trình; xây dựng kế hoạch, nhu cầu vốn hàng năm và 5 năm gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ.

- Quản lý, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các dự án thuộc Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh; định kỳ báo cáo các bộ ngành liên quan về tiến độ thực hiện Chương trình và tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức sơ kết, tổng kết Chương trình ở địa phương.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối và bố trí kế hoạch vốn ngân sách hàng năm đủ và kịp thời để thực hiện có hiệu quả các nội dung Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện Chương trình; tham gia kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giải quyết các vấn đề về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp gắn với giao rừng, cho thuê rừng theo quy hoạch đã được phê duyệt; xử lý tình trạng vi phạm về quản lý sử dụng đất lâm nghiệp, như lấn, chiếm, tranh chấp, sử dụng đất lâm nghiệp trái phép.

4. UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường chỉ đạo, thực hiện trách nhiệm về công tác quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, công tác bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng tại địa phương; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 địa phương mình quản lý.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Giám đốc các công ty TNHH lâm nghiệp, Giám đốc các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, Trung tâm khuyến nông tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Tuấn Thanh

 

Biểu 01:

HIỆN TRẠNG RỪNG NĂM 2020 CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH THEO KHU VỰC QUẢN LÝ

(Kèm theo Quyết định số 2760/QĐ-UBND ngày 25/8/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh)

TT

Hạng mục

ĐVT

Diện tích rừng (gồm cả DT chưa thành rừng)

Ghi chú

Tổng

BQLR Đặc dụng

BQLR Phòng hộ

Công ty LN

Hộ gia đình

Cộng đồng

Tổ chức khác

UBND cấp xã

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

 

Tổng

 

379.448

24.061

146.508

48.011

33.416

4.207

3.899

119.345

 

1

Đặc dụng

 

31.202

21.812

3.354

922

5

0

0

5.108

Các xã khu vực II, III vùng DTTS theo Quyết định số 861/QĐ- TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ

1.1

Rừng tự nhiên

ha

29.842

21.809

3.177

0

0

0

0

4.855

a

Tại các xã khu vực ngoài khu vực II, III vùng DTTS

 

7.909

 

3.054

 

 

 

 

4.855

b

Tại các xã khu vực II, III vùng DTTS

 

21.933

21.809

123

 

 

 

 

 

1.2

Rừng trồng

ha

1.360

3

177

922

5

0

0

253

a

Tại các xã khu vực ngoài khu vực II, III vùng DTTS

 

1.345

 

177

922

5

 

 

240

b

Tại các xã khu vực II, III vùng DTTS

 

16

3

 

 

 

 

 

13

1.3

Số cộng đồng vùng đệm rừng đặc dụng

Cộng đồng

 

15

 

 

 

 

 

 

2

Rừng phòng hộ

 

163.506

0

135.085

4.917

517

0

829

22.158

2.1

Rừng tự nhiên

ha

138.860

0

120.355

2.686

96

0

753

14.971

a

Tại các xã khu vực ngoài khu vực II, III vùng DTTS

 

52.776

 

41.579

1.957

93

 

750

8.397

b

Tại các xã khu vực II, III vùng DTTS

 

86.084

 

78.776

729

2

 

3

6.574

2.2

Rừng trồng

ha

24.645

0

14.730

2.232

421

0

76

7.186

a

Tại các xã khu vực ngoài khu vực II, III vùng DTTS

 

19.244

 

12.124

2.188

333

 

74

4.525

b

Tại các xã khu vực II, III vùng DTTS

 

5.401

 

2.606

44

88

 

2

2.662

3

Rừng sản xuất

 

184.741

2.248

8.069

42.172

32.894

4.207

3.070

92.080

3.1

Rừng tự nhiên

ha

53.990

2.225

1.114

22.281

6.096

4.140

398

17.736

a

Tại các xã khu vực ngoài khu vực II, III vùng DTTS

 

22.442

 

817

4.847

6.090

2.492

340

7.856

b

Tại các xã khu vực II, III vùng DTTS

 

31.548

2.225

296

17.433

6

1.648

59

9.879

3.2

Rừng trồng

ha

130.751

23

6.956

19.892

26.799

67

2.672

74.344

a

Tại các xã khu vực ngoài khu vực II, III vùng DTTS

 

84.344

 

2.938

8.915

21.837

8

2.001

48.646

b

Tại các xã khu vực II, III vùng DTTS

 

46.407

23

4.017

10.977

4.962

59

671

25.698

 

Biểu 02:

TỔNG HỢP CHỈ TIÊU, NHIỆM VỤ BẢO VỆ RỪNG, KHOANH NUÔI XÚC TIẾN TÁI SINH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2025

(Kèm theo Quyết định số 2760/QĐ-UBND ngày 25/8/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh)

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Giai đoạn 2021-2025

Chia theo năm

Ghi chú

Tổng

Bình quân

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

1

Tỷ lệ che phủ rừng

%

 

57,10

56,50

56,90

57,30

57,70

>58

 

2

Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng

 

216.666

43.333

43.156

43.280

43.360

43.410

43.460

 

a

Rừng phòng hộ

ha

203.014

40.603

40.482

40.572

40.634

40.650

40.676

 

 

Trong đó: Rừng phòng hộ ven biển

ha

4.436

887

878

885

890

892

892

 

b

Rừng đặc dụng

ha

13.652

2.730

2.674

2.708

2.726

2.760

2.784

 

c

Rừng sản xuất là rừng tự nhiên

ha

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Hỗ trợ bảo vệ rừng

 

100.245

20.049

20.049

20.049

20.049

20.049

20.049

 

3.1

Hỗ trợ bảo vệ rừng theo Quyết định 24/2012/QĐ-TTg

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Diện tích

ha

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Hỗ trợ cộng đồng vùng đệm

cộng đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2

Hỗ trợ bảo vệ rừng tự nhiên là RSX của các Công ty lâm nghiệp

ha

100.245

20.049

20.049

20.049

20.049

20.049

20.049

 

4

Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên

 

679

168

178

178

244

40

40

 

a

Khoanh nuôi mới

ha

40

40

 

 

40

 

 

 

b

Khoanh nuôi chuyển tiếp

ha

639

128

178

178

204

40

40

 

5

Các hoạt động bảo vệ rừng khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 03:

TỔNG HỢP CHỈ TIÊU, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN RỪNG, QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2025

(Kèm theo Quyết định số 2760/QĐ-UBND ngày 25/8/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh)

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Giai đoạn 2021-2025

Chia theo năm

Ghi chú

Tổng

Bình quân

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

1

Trồng rừng tập trung

 

49.180

9.840

17.200

7.980

8.000

8.000

8.000

 

1.1

Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng

 

1.730

350

350

330

350

350

350

 

a

Rừng đặc dụng

ha

84

21

24

 

20

20

20

 

b

Rừng phòng hộ

ha

1.646

329

326

330

330

330

330

 

1.2

Trồng rừng sản xuất

 

47.450

9.490

16.850

7.650

7.650

7.650

7.650

 

a

Trồng mới

ha

-

-

 

 

 

 

 

 

b

Trồng tái canh sau khai thác chính

ha

47.450

9.490

16.850

7.650

7.650

7.650

7.650

 

 

Trong đó: rừng thâm canh gỗ lớn

ha

8.232

1.646

1.407

1.507

1.500

2.000

1.818

 

2

Trồng cây phân tán

nghìn cây

9.115

1.823

1.840

1.895

1.836

1.825

1.719

 

3

Chăm sóc rừng

 

97.750

19.550

19.750

19.500

19.500

19.500

19.500

 

 

Rừng trồng phòng hộ, đặc dụng

ha

6.350

1.270

1.350

1.250

1.250

1.250

1.250

 

 

Rừng trồng sản xuất

ha

91.400

18.280

18.400

18.250

18.250

18.250

18.250

 

4

Diện tích rừng gỗ nhỏ chuyển hóa sang kinh doanh gỗ lớn

ha

81

20

 

81

-

-

-

 

5

Diện tích trồng, tái tạo cây Lâm sản ngoài gỗ

ha

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Quản lý rừng BV và cấp chứng chỉ rừng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6.1

Diện tích rừng có phương án quản lý rừng bền vững được phê duyệt

 

182.027

 

 

85.271

96.756

182.027

182.027

 

a

Rừng tự nhiên

ha

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Rừng trồng

ha

 

 

 

 

 

 

 

 

6.2

Diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Rừng tự nhiên

ha

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Rừng trồng

ha

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Chỉ tiêu, nhiệm vụ khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 04

DANH MỤC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP (các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển)

(Kèm theo Quyết định số 2760/QĐ-UBND ngày 25/8/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh)

ĐVT: Triệu đồng

TT

Danh mục dự án

Thời gian KC - KT

Quyết định đầu tư/ Quyết định chủ trương đầu tư

Lũy kế vốn bố trí từ khởi công đến hết năm 2020

Dự kiến kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025

KH năm 2021 đã được giao và điều chỉnh

KH năm 2022

KH năm 2023

KH năm 2024

KH năm 2025

Ghi chú

Số quyết định; ngày, tháng, năm ban hành

TMĐT

Tổng số (tất cả các nguồn vốn)

Trong đó: NSTW

Trong đó: Vốn bố trí nguồn NSTW giai đoạn 2016- 2020

Tổng số (tất cả các nguồn vốn

Trong đó: NSTW

Tổng số (tất cả các nguồn vốn

Trong đó: NSTW

Tổng số (tất cả các nguồn vốn)

Trong đó: NSTW

Tổng số (tất cả các nguồn vốn)

Trong đó: NSTW

Tổng số (tất cả các nguồn vốn)

Trong đó: NSTW

Tổng số (tất cả các nguồn vốn)

Trong đó: NSTW

Tổng số (tất cả các nguồn vốn)

Trong đó: NSTW

Tổng số

Trong đó:

Tổng số

Trong đó:

Thu hồi các khoản ứng trước NSTW

Thanh toán nợ XDCB

Thu hồi các khoản ứng trước NSTW

Thanh toán nợ XDCB

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020 (dự án đã được tổng hợp trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Dự án khởi công mới (dự án được địa phương đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025)

1

Dự án bảo vệ phát triển rừng phòng hộ, đặc dụng, môi trường cảnh quan: Ngập mặn, Tây Sơn, Phù Mỹ, Vân Canh, Vĩnh Thạnh, Hoài Ân, Hoài Nhơn, Quy Nhơn, Phù Cát

2021- 2025

 

 

 

 

 

 

11.500

11.500

 

 

 

5.000

5.000

 

2.500

2.500

1.700

1.700

1.300

1.300

1.000

1.000

 

 

Biểu 05:

TỔNG HỢP CHỈ TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ NHU CẦU VỐN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2025

(Kèm theo Quyết định số 2760/QĐ-UBND ngày 25/8/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh)

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Khối lượng

Định mức (tr đ)

Nhu cầu kinh phí thực hiện Chương trình (tr.đ)

Ghi chú

Tổng

Nguồn NSNN

Ngoài NSNN

Tổng

Trong đó, hỗ trợ từ NSNN

Vốn Đầu tư

Vốn sự nghiệp

Tổng

Chia ra

Tổng

Chia ra

Tổng

Chia ra

DVMTR

Tín dụng

Vốn huy động khác

NSTW

NSĐP

NSTW

NSĐP

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

 

Tổng

 

 

 

 

2.258.354,050

28.030,000

11.500,000

16.530,000

112.926,340

105.426,340

7.500,000

2.117.397,710

4.000,000

36.933,190

2.076.464,520

 

I

BẢO VỆ RỪNG

 

316.911,00

 

 

345.432,990

 

 

 

99.623,280

99.623,280

 

245.809,710

4.000,000

-

241.809,710

 

1

Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng

 

216.666,00

 

 

236.165,940

 

 

 

69.549,780

69.549,780

 

166.616,160

2.000,000

-

164.616,160

 

a

Rừng phòng hộ

ha

203.014,00

1,09

0,30

221.285,260

 

 

 

65.167,490

65.167,490

 

156.117,770

2.000,000

 

154.117,770

 

 

Trong đó: Rừng PH ven biển

ha

4.435,80

1,09

0,30

4.835,022

 

 

 

1.423,890

1.423,890

 

3.411,132

 

 

3.411,132

 

b

Rừng đặc dụng

ha

13.652,00

1,09

0,30

14.880,680

 

 

 

4.382,290

4.382,290

 

10.498,390

 

 

10.498,390

 

c

Rừng SX là rừng tự nhiên

ha

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Hỗ trợ bảo vệ rừng

 

100.245,00

 

 

109.267,050

 

 

 

30.073,500

30.073,500

 

79.193,550

2.000,000

-

77.193,550

 

2.1

Hỗ trợ bảo vệ rừng theo Quyết định 24/2012/QĐ- TTg

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Diện tích

ha

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Hỗ trợ cộng đồng vùng đệm

cộng đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Hỗ trợ bảo vệ rừng tự nhiên là RSX của các Công ty lâm nghiệp

ha

100.245,00

1,09

0,30

109.267,050

 

 

 

30.073,500

30.073,500

 

79.193,550

2.000,000

 

77.193,550

 

3

Bảo vệ rừng khác (chủ rừng bảo vệ)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

DT. rừng bảo vệ rừng khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

DT rừng trồng sản xuất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Hoạt động bảo vệ rừng khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

PHÁT TRIỂN, NÂNG CAO NX, CHẤT LƯỢNG RỪNG

 

 

 

 

1.898.862,060

27.056,000

10.526,000

16.530,000

218,060

218,060

-

1.871.588,000

-

36.933,190

1.834.654,810

 

1

Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên

 

679,30

 

 

218,060

-

-

-

218,060

218,060

 

 

 

 

 

 

a

Khoanh nuôi mới

ha

40,00

0,30

0,30

12,840

 

 

 

12,840

12,840

 

 

 

 

 

 

b

Khoanh nuôi chuyển tiếp

ha

639,30

0,30

0,30

205,220

 

 

 

205,220

205,220

 

 

 

 

 

 

2

Trồng rừng tập trung

 

49.180,00

 

 

1.022.509,000

7.504,000

1.054,000

6.450,000

-

-

-

1.015.005,000

-

23.629,000

991.376,000

vốn Ngân sách địa phương thu được từ trồng rừng thay thế

2.1

Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng

 

1.730,00

 

 

73.509,000

7.504,000

1.054,000

6.450,000

 

 

 

66.005,000

 

-

66.005,000

a

Rừng đặc dụng

ha

84,00

43,00

43,00

3.564,000

3.564,000

554,000

3.010,000

 

 

 

 

 

 

 

b

Rừng phòng hộ

ha

1.646,00

43,00

21,50

69.945,000

3.940,000

500,000

3.440,000

 

 

 

66.005,000

 

 

66.005,000

2.2.

Trồng rừng sản xuất

 

47.450,00

 

 

949.000,000

-

-

-

 

 

 

949.000,000

 

23.629,000

925.371,000

 

a

Trồng mới

ha

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Trồng sau khai thác chính

ha

47.450,00

20,00

 

949.000,000

 

 

 

 

 

 

949.000,000

 

23.629,000

925.371,000

 

 

Trong đó: rừng thâm canh gỗ lớn

ha

8.232,00

20,00

 

164.640,000

 

 

 

 

 

 

164.640,000

 

82.320,000

82.320,000

 

3

Trồng cây phân tán

nghìn cây

9.115,00

20,00

 

182.300,000

10.000,000

5.000,000

5.000,000

 

 

 

172.300,000

 

 

172.300,000

 

4

Chăm sóc rừng

 

97.750,00

 

 

693.025,000

9.552,000

4.472,000

5.080,000

 

 

 

683.473,000

 

13.304,190

670.168,810

 

 

Rừng trồng phòng hộ, đặc dụng

ha

6.350,00

12,70

 

80.645,000

9.552,000

4.472,000

5.080,000

 

 

 

71.093,000

 

 

71.093,000

 

 

Rừng trồng sản xuất

ha

91.400,00

6,70

 

612.380,000

 

 

 

 

 

 

612.380,000

 

13.304,190

599.075,810

 

5

Diện tích rừng gỗ nhỏ chuyển hóa sang kinh doanh gỗ lớn

ha

81,00

10,00

 

810,000

 

 

 

 

 

 

810,000

 

 

810,000

 

6

Diện tích trồng, tái tạo cây Lâm sản ngoài gỗ

ha

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Giống cây lâm nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Hoạt động PTR của chủ rừng khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

 

 

 

 

5.585,000

 

 

-

5.585,000

585,000

5.000,000

 

 

 

 

 

1

Diện tích rừng có phương án quản lý rừng bền vững được phê duyệt

 

182.027,00

 

 

5.000,000

 

 

 

5.000,000

-

5.000,000

 

 

 

 

 

a

Rừng tự nhiên

ha

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Rừng trồng

ha

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững

 

 

 

 

585,000

 

 

 

585,000

585,000

 

 

 

 

 

 

a

Rừng tự nhiên

ha

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Rừng trồng

ha

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

HOẠT ĐỘNG KHÁC

 

 

 

 

8.474,000

974,000

974,000

-

7.500,000

5.000,000

2.500,000

 

 

 

 

 

1

Đầu tư kết cấu hạ tầng LN

km

110,00

11,30

11,30

621,500

621,500

621,500

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Trạm bảo vệ rừng

 

 

 

 

352,500

352,500

352,500

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Hoạt động PCCR

năm

 

2.500,00

 

2.500,000

 

 

 

2.500,000

 

2.500,000

 

 

 

 

 

4

Giám sát đa dạng sinh học khu rừng đặc dụng

khu

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Hoạt động đặc thù khác

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Hoạt động khác (kiểm tra, giám sát; quản lý Chương trình)

 

 

 

 

5.000,000

 

 

 

5.000,000

5.000,000

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 06:

TỔNG HỢP NHU CẦU VỐN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIAI ĐOẠN 2021-2025

(Kèm theo Quyết định số 2760/QĐ-UBND ngày 25/8/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh)

TT

Hạng mục

Số tiền (triệu đồng)

Tỷ lệ %

Ghi chú

1

2

3

4

 

 

TỔNG

2.258.354,050

 

 

I

Ngân sách nhà nước

140.956,340

6.24

 

a

Ngân sách trung ương

116.926,340

5.18

 

-

Vốn đầu tư phát triển

11.500,000

 

 

-

Vốn sự nghiệp

105.426,340

 

 

2

Ngân sách địa phương

24.030,000

1.06

 

-

Vốn đầu tư phát triển

16.530,000

 

 

-

Vốn sự nghiệp

7.500,000

 

 

II

Nguồn vốn hợp pháp khác

2.117.397,710

93.76

 

1

Dịch vụ môi trường rừng

4.000,000

 

 

2

Tín dụng

36.933,190

 

 

3

Nguồn vốn từ doanh nghiệp, Tổ chức, cá nhân tự đầu tư

2.076.464,520

 

 

a

Bảo vệ rừng

 

 

 

b

Trồng rừng sản xuất, chế biến lâm sản,…

 

 

 

4

Nguồn vốn khác

 

 

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2760/QĐ-UBND ngày 25/08/2022 phê duyệt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.324

DMCA.com Protection Status
IP: 18.225.95.229
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!