Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2501/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Nam Định Người ký: Trần Anh Dũng
Ngày ban hành: 13/12/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2501/QĐ-UBND

Nam Định, ngày 13 tháng 12 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TỈNH NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2024 - 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17/11/2020;

Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Quyết định số 1973/QĐ-TTg ngày 23/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Công văn số 3051/BTNMT-TCMT ngày 07/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn kỹ thuật xây dựng Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 4794/TTr-STNMT ngày 08/12/2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí tỉnh Nam Định giai đoạn 2024 - 2030 (có Kế hoạch chi tiết kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký;

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ tỉnh;
- Báo NĐ, Đài PTTH tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VP1, VP3.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Anh Dũng

KẾ HOẠCH

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TỈNH NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2024 – 2030
(Kèm theo Quyết định số: 2501/QĐ-UBND ngày 13/12/2023 của UBND tỉnh Nam Định)

1. Đánh giá chất lượng môi trường không khí tỉnh Nam Định

Chất lượng môi trường không khí tỉnh Nam Định có sự khác biệt giữa các khu vực và biến động theo mùa nhưng nhìn chung đang ở mức khá tốt. Tại vài thời điểm ở một số vị trí, chất lượng không khí có dấu hiệu ô nhiễm bụi. Chất lượng môi trường không khí tại các khu vực như sau:

- Chất lượng môi trường không khí khu vực đô thị: Giá trị nồng độ các thông số tổng bụi lơ lửng (TSP), SO2, NO2, CO hầu hết đều nằm trong giá trị giới hạn cho phép của QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí. Tuy nhiên, tại một số khu vực gần trục giao thông đô thị loại 1 (thành phố Nam Định)1 vào giờ cao điểm, có dấu hiệu ô nhiễm bụi PM10, bụi PM2,5. Các khu vực gần trục giao thông có nồng độ các thông số TSP, bụi PM10, bụi PM2,5, SO2, NO2, CO cao hơn so với khu vực dân cư.

- Chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực sản xuất công nghiệp: Giá trị nồng độ các thông số tổng bụi lơ lửng (TSP), bụi PM10, bụi PM2,5, SO2, NO2, CO đều nằm trong giá trị giới hạn cho phép của QCVN 05:2023/BTNMT. Do phần lớn các Khu công nghiệp (KCN), Cụm công nghiệp (CCN) thu hút các ngành nghề chủ yếu là may mặc, dệt nhuộm, cơ khí, thủ công mỹ nghệ, chế biến nông lâm thủy sản,… và các cơ sở sản xuất chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, lưu lượng khí thải phát sinh không lớn. Một số khu vực xung quanh các KCN Hòa Xá, CCN An Xá, CCN Yên Xá, CCN Vân Chàng, CCN Đồng Côi có hàm lượng bụi cao hơn các khu vực khác.

- Chất lượng môi trường không khí khu vực làng nghề và nông thôn: Giá trị nồng độ các thông số tổng bụi lơ lửng (TSP), bụi PM10, bụi PM2,5, SO2, NO2, CO hầu hết đều nằm trong giá trị giới hạn cho phép của QCVN 05:2023/BTNMT. Tuy nhiên, tại một số thời điểm do ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của làng nghề và đốt phụ phẩm nông nghiệp tự phát sau thu hoạch đã gây ô nhiễm môi trường không khí cục bộ. Các làng nghề cơ khí có nồng độ các thông số SO2, NO2, CO, tiếng ồn cao hơn so với các làng nghề khác.

2. Đánh giá công tác quản lý chất lượng môi trường không khí tỉnh Nam Định

2.1. Đánh giá công tác quản lý chất lượng môi trường không khí

2.1.1. Xây dựng thể chế, chính sách, các giải pháp quản lý chất lượng môi trường không khí

a) Xây dựng thể chế, chính sách quản lý chất lượng môi trường không khí

- Thực hiện quy định của Luật Bảo vệ môi trường, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật, UBND tỉnh Nam Định đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật và nhiều kế hoạch, văn bản chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường (BVMT) nói chung và quản lý chất lượng môi trường không khí nói riêng (Chi tiết tại Phụ lục I ).

- Sở Tài nguyên và Môi trường đã ban hành các văn bản liên quan đến quản lý chất lượng môi trường không khí như: Văn bản số 740/HD-STNMT ngày 29/3/2018 về việc hướng dẫn kiểm soát nguồn khí thải công nghiệp phát sinh đối với các doanh nghiệp phát sinh nguồn khí thải công nghiệp lưu lượng lớn trên địa bàn tỉnh Nam Định; các văn bản yêu cầu các cơ sở phải lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động và kết nối dữ liệu quan trắc liên tục về Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định.

- Bên cạnh đó, Nam Định luôn quan tâm đến giảm thiểu phát thải khí nhà kính từ nguồn giao thông, xây dựng, tăng tỷ lệ cây xanh đô thị, đẩy mạnh chương trình sản xuất sạch hơn, tiêu thụ bền vững, phát triển giao thông công cộng.

b) Công tác quản lý chất lượng môi trường không khí

- Công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường từng bước được nâng cao với sự tham gia của nhiều sở, ban, ngành liên quan; thu hút các nhà đầu tư sản xuất công nghiệp thân thiện với môi trường và không chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, phát sinh nguồn khí thải lưu lượng lớn mà không có biện pháp BVMT đảm bảo, các dự án có công nghệ sản xuất lạc hậu.

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường:

+ Công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về BVMT được thực hiện thường xuyên với nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng, nội dung phong phú như: Hội thảo, tập huấn, mít tinh, xây dựng mô hình; panô, áp phích, tờ rơi, thông tin nội bộ; trên các phương tiện thông tin đại chúng...

+ Thực hiện chương trình phối hợp giữa Sở Tài nguyên và Môi trường với 09 tổ chức chính trị xã hội: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Liên đoàn Lao động, Đoàn Thanh niên, Liên minh Hợp tác xã, Hội Cựu chiến binh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hội Người cao tuổi trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về BVMT. Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên và Môi trường thường xuyên phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Nam Định xây dựng các phóng sự, trang chuyên đề về BVMT, trao đổi thông tin, cung cấp tài liệu phục vụ cho công tác tuyên truyền.

+ Ngoài ra, các sở, ban, ngành khác như Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải, Ban Quản lý các Khu công nghiệp,… và UBND các huyện, thành phố đã chủ trì tổ chức nhiều chương trình tuyên truyền, phổ biến các nội dung liên quan đến BVMT nói chung và BVMT không khí nói riêng theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Công tác thanh tra, kiểm tra luôn được quan tâm, triển khai thường xuyên, liên tục, có trọng tâm, trọng điểm, đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo được sự đồng thuận cao trong xử lý các cơ sở vi phạm pháp luật về môi trường, được dư luận và xã hội đồng tình, ủng hộ.

- Công tác kiểm soát ô nhiễm và xử lý các nguồn gây ô nhiễm được triển khai tích cực:

+ Thiết lập hệ thống đường dây nóng để tiếp nhận kiến nghị, phản ánh về ô nhiễm môi trường (trong đó có môi trường không khí) đặt tại Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố và UBND các xã, thị trấn nhằm phát hiện và giải quyết kịp thời các vấn đề, điểm nóng về môi trường phát sinh trên địa bàn, góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường.

+ Kiểm soát khí thải nguồn điểm: Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất công nghiệp phát sinh khí thải; theo dõi, giám sát các nguồn khí thải thông qua kết quả quan trắc môi trường định kỳ và kết quả quan trắc tự động, liên tục của cơ sở; xóa bỏ các lò gạch thủ công truyền thống.

+ Kiểm soát khí thải nguồn di động: Tổ chức bán xăng sinh học và vận tải bằng xe điện trên địa bàn tỉnh; giám sát chặt chẽ công tác kiểm định xe cơ giới, không kiểm định đối với ô tô tải có kích thước thùng vượt quá quy định, xe hết niên hạn sử dụng và các phương tiện không đạt chuẩn về xả khí thải.

+ Kiểm soát khí thải nguồn diện: Triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi, hạn chế ô nhiễm môi trường như: Xây dựng các bể biogas xử lý chất thải chăn nuôi; ủ phân compost làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn cho cá; sử dụng đệm lót sinh học giảm mùi hôi; sử dụng các chế phẩm sinh học; dùng các hồ sinh học; thực hành chăn nuôi an toàn sinh học, quy trình chăn nuôi tốt VietGAP.

Tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thu gom, xử lý, sử dụng phụ phẩm cây trồng sau thu hoạch; hướng dẫn xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.

- Chú trọng đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Hiện nay, toàn tỉnh có 182/204 xã/thị trấn đầu tư xây dựng công trình xử lý rác thải sinh hoạt, trong đó có 109 xã/thị trấn lắp đặt lò đốt rác; 73 xã/thị trấn xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh.

- Công tác kiểm soát ô nhiễm tại các làng nghề đã có nhiều chuyển biến. Hiện tại, 91 làng nghề trên địa bàn tỉnh đã được phê duyệt phương án BVMT làng nghề theo quy định; các làng nghề đã thành lập các tổ tự quản về BVMT làng nghề; hầu hết các cơ sở hoạt động trong làng nghề thuộc đối tượng lập hồ sơ pháp lý về môi trường đều đã có đầy đủ hồ sơ theo quy định.

- Quan trắc môi trường: Hàng năm, Nam Định thực hiện quan trắc chất lượng môi trường không khí định kỳ theo mạng lưới quan trắc đã được phê duyệt tại Quyết định số 2772/QĐ-UBND ngày 19/11/2020; đã đầu tư lắp đặt 01 trạm quan trắc môi trường không khí tự động, liên tục tại thành phố Nam Định.

- Cơ chế phối hợp, chia sẻ, công khai thông tin, dữ liệu về chất lượng môi trường không khí:

+ Các thông tin về hiện trạng chất lượng môi trường không khí hàng năm đã được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường và các phương tiện truyền thông của tỉnh. Ngoài ra, thông tin dữ liệu quan trắc của các hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục từ các cơ sở sản xuất đã được kết nối và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định.

+ Việc phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố đã được thực hiện thường xuyên và kịp thời khi xảy ra những điểm nóng ô nhiễm môi trường không khí.

2.1.2. Hiệu quả của các giải pháp quản lý chất lượng môi trường không khí đang thực hiện

- Công tác tuyên truyền đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân trong việc quán triệt, triển khai, tuyên truyền vận động, xây dựng các mô hình về BVMT. Thông qua công tác tuyên truyền nhận thức của các cấp, các ngành, doanh nghiệp, cộng đồng về BVMT đã có sự chuyển biến tích cực: Việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại khu vực nông thôn đang dần đi vào nề nếp, tỷ lệ chất thải rắn ở nông thôn thu gom đạt từ 89,8% trở lên; việc triển khai, phân loại rác thải tại nguồn đã được thực hiện ở hầu hết các xã/phường/thị trấn; tình trạng đốt phụ phẩm nông nghiệp tự phát sau thu hoạch đã giảm đáng kể; các doanh nghiệp đã có ý thức trong việc đầu tư các công trình xử lý chất thải, hầu hết các cơ sở phát sinh khí thải đều có hệ thống xử lý khí thải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.

- Đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường ngày càng tăng lên: Tỉnh đã bố trí trên 1% tổng chi ngân sách hàng năm cho công tác bảo vệ môi trường.

- Việc xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường bước đầu được áp dụng đối với việc thu gom, xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại.

- Trách nhiệm quản lý nhà nước về môi trường ở cấp huyện, cấp xã đã được quan tâm. Đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường từng bước được kiện toàn từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở.

- Việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng đã được người dân quan tâm, đến nay trên địa bàn tỉnh có 10 tuyến xe buýt đang hoạt động với tổng số 85 xe. Hầu hết các phương tiện đều đạt tiêu chuẩn khí thải EURO III.

- Chất thải chăn nuôi đã được quản lý, hạn chế ô nhiễm môi trường và góp phần tích cực vào giảm phát thải khí nhà kính.

- Hoạt động xây dựng các công trình hạ tầng, giao thông, dân sinh được các sở, ngành giám sát chặt chẽ, đặc biệt là giảm thiểu bụi, khí thải; xử lý vi phạm với các hành vi xây dựng mà không che chắn công trình, phương tiện vận chuyển vật liệu, phế thải xây dựng.

2.1.3. Các vấn đề bất cập, tồn tại trong công tác quản lý chất lượng môi trường không khí

- Hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập, thay đổi thường xuyên, gây khó khăn trong công tác quản lý.

- Nhu cầu cho công tác BVMT không khí lớn nhưng nguồn chi chưa đáp ứng yêu cầu, ngân sách của tỉnh còn hạn chế; chương trình, nhiệm vụ cho lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm không khí chưa nhiều; đầu tư cho xây dựng, lắp đặt các trạm quan trắc chất lượng môi trường không khí tự động, liên tục còn chưa tương xứng, số lượng các trạm còn ít nên việc chia sẻ, cung cấp thông tin quan trắc chất lượng môi trường không khí chưa đáp ứng với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu quản lý.

- Công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí đối với các nguồn lân cận (ngoài tỉnh) chưa có cơ chế phối hợp và khó kiểm soát.

- Hướng dẫn về mua sắm, định mức kinh tế - kỹ thuật cho thiết bị, dụng cụ, vật tư, hóa chất phục vụ quan trắc, giám sát chất lượng môi trường không khí chưa đầy đủ, nhất là quy định về tài chính gây khó khăn trong quá trình thực hiện.

- Công tác BVMT làng nghề còn nhiều khó khăn: Các hộ sản xuất nằm trong khu dân cư quy mô sản xuất nhỏ, diện tích chật hẹp, hoạt động manh mún, công nghệ sản xuất lạc hậu, chưa đầu tư kinh phí cho xử lý môi trường; ý thức trách nhiệm về BVMT còn hạn chế.

- Vấn đề quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn vẫn còn bất cập: Nhận thức, ý thức của một số người dân còn hạn chế, tình trạng xả rác bừa bãi ra các khu vực công cộng, xuống lòng sông, kênh mương vẫn còn xảy ra. Một số công trình xử lý rác thải sinh hoạt tập trung của các xã, thị trấn đã xuống cấp do kinh phí duy tu, cải tạo, bảo dưỡng còn thấp; việc lựa chọn khu xử lý CTR liên vùng, liên huyện còn gặp nhiều khó khăn do khó đáp ứng được tiêu chuẩn khoảng cách an toàn về môi trường.

- Sự tham gia của cộng đồng với BVMT còn hạn chế: Tỷ lệ người dân sử dụng phương tiện công cộng còn khá thấp; việc chuyển từ phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng nhiên liệu sinh học, điện còn chậm; việc sử dụng gạch không nung cho xây dựng nhà ở trong dân cư còn hạn chế; tình trạng đốt phụ phẩm nông nghiệp tự phát sau thu hoạch vẫn còn xảy ra.

- Tình trạng chất thải chăn nuôi chưa được xử lý triệt để còn xảy ra, làm tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

2.2. Hiện trạng quan trắc chất lượng môi trường không khí

2.2.1. Chương trình quan trắc chất lượng môi trường không khí định kỳ

- Nam Định đã phê duyệt mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 tại Quyết định số 2772/QĐ-UBND ngày 19/11/2020, trong đó mạng lưới quan trắc môi trường không khí, tiếng ồn gồm 94 điểm (khu vực làng nghề: 10 điểm; khu vực thành thị: 07 điểm; khu vực giao thông: 16 điểm; khu vực nông thôn: 05 điểm; khu vực khu công nghiệp: 09 điểm; khu vực cụm công nghiệp, nhà máy nhiệt điện: 47 điểm), tần suất quan trắc ít nhất 06 lần/năm.

- Hiện tại, Nam Định đang thực hiện quan trắc tại 61 điểm, trong đó khu vực làng nghề 10 điểm, khu vực thành thị 07 điểm, khu vực giao thông 16 điểm, khu vực nông thôn 05 điểm, khu vực khu công nghiệp 03 điểm, khu vực cụm công nghiệp 20 điểm. Các điểm quan trắc được lựa chọn là các điểm đặc trưng cho khu vực đô thị, khu vực sản xuất công nghiệp, khu vực làng nghề và nông thôn. Các chỉ tiêu quan trắc chính gồm các thông số vi khí hậu, CO, SO2, NO2, tổng bụi lơ lửng, bụi PM10, tiếng ồn. Tần suất quan trắc 06 lần/năm.

- Kết quả quan trắc hiện trạng môi trường hàng năm đã cung cấp chuỗi số liệu nhằm giám sát diễn biến chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên số lượng mẫu phân tích còn ít nên các đánh giá về chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh còn mang tính thời điểm.

2.2.2. Chương trình quan trắc chất lượng môi trường không khí tự động, liên tục

- Nam Định đã phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật “Đầu tư, lắp đặt trạm quan trắc tự động môi trường không khí tại thành phố Nam Định” tại Quyết định số 2773/QĐ-UBND ngày 20/12/2021. Hiện nay, đã hoàn thành lắp đặt trạm, đang nghiệm thu để đưa vào sử dụng.

- Năm 2018, Sở Tài nguyên và Môi trường đã hoàn thiện hệ thống truyền - nhận dữ liệu quan trắc tự động liên tục để tiếp nhận dữ liệu quan trắc tự động liên tục; theo dõi giám sát chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, Trung tâm Quan trắc và Phân tích tài nguyên môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường đang tiếp nhận và truyền dữ liệu của 05 trạm quan trắc tự động nước mặt (của Công ty cổ phần cấp nước Nam Định), 07 trạm quan trắc nước dưới đất (của 04 cơ sở), 04 trạm quan trắc nước thải và 06 trạm quan trắc khí thải (của 03 cơ sở).

- Trên địa bàn tỉnh hiện có 11 cơ sở thuộc đối tượng phải lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, Sở Tài nguyên và Môi trường đã hướng dẫn các doanh nghiệp lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục và truyền số liệu về Sở để theo dõi, giám sát. Theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022, các cơ sở phải hoàn thành lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải, tự động liên tục và truyền dữ liệu về Sở chậm nhất vào ngày 31/12/2024. Đến nay có 03/11 cơ sở đã lắp đặt và truyền dữ liệu về Sở. Các thông số quan trắc gồm: Lưu lượng, áp suất, nhiệt độ, O2, bụi, SO2, NOx, CO. Hệ thống quan trắc môi trường tự động, liên tục đã đem lại một số hiệu quả thiết thực, chất lượng môi trường được cảnh báo kịp thời, ý thức của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao, việc giám sát các nguồn thải lớn được thực hiện chặt chẽ.

2.2.3. Các phương pháp, thiết bị quan trắc

Trung tâm Quan trắc và Phân tích Tài nguyên và Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường là đơn vị được giao thực hiện quan trắc môi trường định kỳ và các nhiệm vụ quan trắc đột xuất phục vụ công tác quản lý nhà nước về ban hành Quyết định số 2773/QĐ-UBND ngày 20/12/2021 trên địa bàn tỉnh. Trung tâm đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường số hiệu VIMCERTS 111.

Để tăng cường năng lực quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường, năm 2016 UBND tỉnh đã đầu tư mở rộng, nâng cấp, cải tạo phòng thí nghiệm của Trung tâm Quan trắc và Phân tích TNMT với kinh phí khoảng 15 tỷ đồng; năm 2017 - 2019, UBND tỉnh đã phê duyệt dự án mua sắm trang thiết bị quan trắc phân tích môi trường và quản lý tài nguyên với tổng kinh phí là 12.941.670.000 đồng; năm 2017 - 2021, thực hiện kế hoạch mua sắm lắp đặt trang thiết bị phụ trợ, phần mềm, tiếp nhận dữ liệu quan trắc môi trường tự động với kinh phí khoảng 861.015.000 đồng. Đến nay, Trung tâm đã được trang bị máy móc hiện đại, đồng bộ với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật sâu.

2.3. Xác định và đánh giá các nguồn phát thải khí thải chính

2.3.1. Phát thải nguồn điểm

Theo số liệu điều tra, kiểm kê, trên địa bàn tỉnh Nam Định có 111 cơ sở sản xuất phát thải khí thải nguồn điểm2 thuộc 12 loại hình sản xuất: Sản xuất vải, sợi, dệt may (35 cơ sở); sản xuất, gia công giày da (03 cơ sở); sản xuất sắt, thép (02 cơ sở); sản xuất nhựa và các sản phẩm từ nhựa (03 cơ sở); sản xuất bia, nước giải khát có gas (02 cơ sở); sản xuất, chế biến lâm sản (02 cơ sở); tái chế, xử lý chất thải (43 cơ sở); sản xuất vật liệu xây dựng (11 cơ sở); sản xuất dược phẩm (05 cơ sở); chế biến thực phẩm (03 cơ sở); chế biến thủy sản (01 cơ sở); sản xuất, gia công nến (01 cơ sở).

2.3.2. Phát thải nguồn di động

Phát thải khí thải nguồn di động trên địa bàn tỉnh Nam Định do các nguồn chính sau:

- Hoạt động của các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, gồm: Ô tô < 9 chỗ ngồi sử dụng nhiên liệu xăng, dầu DO, LPG, CNG; phương tiện giao thông thương mại chở hàng hóa có trọng tải nhỏ (< 3,5 tấn) sử dụng nhiên liệu xăng, dầu DO; phương tiện giao thông chở hàng hóa và xe bus có trọng tải lớn (> 3,5 tấn) sử dụng nhiên liệu xăng, dầu DO, CNG; xe mô tô (02 bánh) sử dụng nhiên liệu xăng.

Theo số liệu điều tra, thu thập về lưu lượng giao thông tại 42 đoạn đường đại diện cho 24 tuyến đường giao thông chính3 (gồm: 03 tuyến quốc lộ, 05 tuyến tỉnh lộ, 09 tuyến đường huyện và 07 tuyến đường đô thị), tỷ lệ xe lưu thông trên từng loại đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường đô thị và đường huyện lần lượt như sau: Xe máy chiếm 47,8%, 80,56%, 85,05%, 82,65; xe ô tô < 9 chỗ chiếm 31,35%, 8,29%, 12,05%, 6,35%; xe ô tô < 3,5 tấn chiếm 9,25%, 6,16%, 1,83%, 6,93%; xe ô tô > 3,5 tấn chiếm 11,58%, 4,97%, 1,05%, 4,04%. Như vậy có thể thấy xe máy là phương tiện lưu thông chính trên từng loại đường đối với hoạt động giao thông đường bộ tại tỉnh Nam Định.

- Hoạt động của các phương tiện tàu thủy, gồm: Tàu chở người, tàu chở hàng trên các tuyến sông chính: sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ và sông Đào. Các sông này đều nằm trên các tuyến vận tải chính của Đồng bằng Bắc Bộ.

- Hoạt động của các phương tiện tàu hỏa, gồm: Tàu chở người, tàu chở hàng. Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua địa bàn tỉnh Nam Định có chiều dài 41,2 km với 06 ga hành khách và hàng hoá thuộc các huyện Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên và thành phố Nam Định.

2.3.3. Phát thải nguồn diện

Phát thải khí thải nguồn diện trên địa bàn tỉnh Nam Định chủ yếu do các hoạt động: Chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt; đốt sinh khối hở; xây dựng; làng nghề; chăn nuôi gia súc, gia cầm; đun nấu sinh hoạt. Trong đó các hoạt động đốt sinh khối hở, xây dựng, làng nghề là các nguồn chính phát thải các khí thải CO, SO2, NO2 và bụi PM10, PM2,5.

- Hoạt động đốt sinh khối hở: Năm 2022, phụ phẩm từ một số loại cây trồng chính phát sinh trên địa bàn toàn tỉnh ước tính khoảng 1.500.648 tấn, trong đó lớn nhất là cây lúa với 1.312.175 tấn, các loại khác như: cây lạc 34.435 tấn, cây ngô 21.505 tấn, các loại rau 131.955 tấn. Phụ phẩm nông nghiệp (rơm rạ, vỏ củ quả,…) một phần được để lại ruộng (cày vùi), tái chế, tái sử dụng (làm nấm, ủ phân hữu cơ,…); một phần được người dân đốt tại ruộng sau khi thu hoạch (chiếm khoảng 5%) hoặc vứt xuống kênh mương, gây ô nhiễm môi trường.

- Hoạt động xây dựng: Hoạt động thi công các công trình xây dựng, giao thông, hạ tầng kỹ thuật, vận chuyển nguyên vật liệu, phế thải xây dựng diễn ra ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh. Hoạt động xây dựng phát sinh chủ yếu là bụi từ quá trình đào lấp đất, phá dỡ công trình cũ, vận chuyển vật liệu xây dựng bị rơi vãi.

- Hoạt động làng nghề: Các làng nghề đang hoạt động trên địa bàn tỉnh với các loại hình sản xuất như: Sản xuất cơ khí, tái chế nhựa, chế biến thực phẩm, mây tre đan, sản xuất đồ gỗ,… Trong đó nhóm làng nghề sản xuất cơ khí (gia công, tái chế kim loại), tái chế nhựa là những nhóm có nguy cơ ô nhiễm không khí cao hơn so với các nhóm làng nghề khác. Một số làng nghề sản xuất cơ khí có mức độ phát thải khí thải cao như làng nghề Bình Yên tại xã Nam Thanh, huyện Nam Trực; làng nghề Vân Chàng, Đồng Côi tại thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực; làng nghề Tống Xá tại thị trấn Lâm, huyện Ý Yên. Quá trình đốt nhiên liệu và quá trình sản xuất như đúc, cán, mạ,… phát sinh các khí gây ô nhiễm môi trường như bụi, CO, SO2, NO2,… Hiện nay, hầu hết các hộ sản xuất trong làng nghề chưa có biện pháp thu gom, xử lý khí thải, khí thải được xả trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động.

2.4. Tổng hợp kết quả kiểm kê phát thải

- Nguồn điểm: Tổng lượng phát thải ước tính: PM10 là 805,404 tấn/năm; PM2,5 là 357,413 tấn/năm; SO2 là 280,268 tấn/năm; NO2 là 312,71 tấn/năm; CO là 1.433,347 tấn/năm. Các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, tái chế chất thải là các ngành có mức phát thải cao nhất trong lĩnh vực công nghiệp.

- Nguồn di động: Tổng lượng phát thải ước tính: PM2,5 là 4.277,47 tấn/năm; SO2 là 29.212,48 tấn/năm; NO2 là 12.507,69 tấn/năm; CO là 365.055,31 tấn/năm; HC là 30.691,49 tấn/năm. Hoạt động của các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là nguồn phát thải chính của nguồn di động, trong đó mức phát thải từ đường đô thị chiếm tỷ lệ cao nhất.

- Nguồn diện: Tổng lượng phát thải ước tính: PM10 là 765,61 tấn/năm; PM2,5 là 497,77 tấn/năm; SO2 là 10,52 tấn/năm; NO2 là 134,7 tấn/năm; CO là 5.512,74 tấn/năm. Hoạt động đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng là nguồn phát thải chính của nguồn diện.

Từ các kết quả kiểm kê phát thải có thể thấy hoạt động công nghiệp (sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, xử lý chất thải); hoạt động của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng nhiên liệu xăng, dầu và hoạt động đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng đang là các vấn đề chính đối với công tác quản lý chất lượng môi trường không khí của tỉnh Nam Định.

(Chi tiết kết quả kiểm kê các nguồn thải chính tại Phụ lục II)

2.5. Mô hình hóa chất lượng môi trường không khí

2.5.1. Kết quả mô phỏng lan truyền các chất ô nhiễm trong không khí từ nguồn điểm

- Đối với bụi PM2,5, PM10: Vùng nồng độ bụi PM2,5, PM10 trung bình ngày cao nhất phân bố ở khu vực lân cận KCN Bảo Minh, xã Liên Minh và khu vực UBND xã Quang Trung. Nồng độ trung bình ngày lớn nhất của bụi PM2,5, bụi PM10 tương ứng khoảng 2,6 µg/m3 và 14,4 µg/m3, thấp hơn giới hạn cho phép của QCVN 05:2023/BTNMT. Khu vực nội đô thành phố Nam Định và vùng phía Tây Bắc của tỉnh chịu nhiều ảnh hưởng do hoạt động phát thải công nghiệp trên địa bàn hơn so với các vùng khác trong tỉnh.

- Đối với khí SO2: Vùng nồng độ SO2 trung bình giờ cao nhất phân bố ở khu vực lân cận KCN Bảo Minh và xã Liên Minh. Nồng độ trung bình giờ và trung bình ngày lớn nhất của khí SO2 tương ứng khoảng 12 µg/m3 và 3 µg/m3, thấp hơn giới hạn cho phép của QCVN 05:2023/BTNMT.

- Đối với khí NO2: Vùng nồng độ NO2 trung bình giờ cao nhất phân bố ở khu vực lân cận KCN Bảo Minh, KCN Hòa Xá và CCN An Xá. Nồng độ trung bình giờ và trung bình ngày lớn nhất của khí NO2 tương ứng khoảng 46 µg/m3 và 11 µg/m3, thấp hơn giới hạn cho phép của QCVN 05:2023/BTNMT.

- Đối với khí CO: Vùng phân bố nồng độ CO tập trung chủ yếu ở khu vực KCN Hòa Xá, thành phố Nam Định. Nồng độ CO trung bình giờ cao nhất và trung bình ngày cao nhất tương ứng khoảng 95,6 µg/m3 và 26,6 µg/m3, thấp hơn giới hạn cho phép của QCVN 05:2023/BTNMT.

- Xu hướng diễn biến chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh: kết quả tính toán dự báo phân bố ô nhiễm không khí cho giai đoạn 2025 - 2030 theo kịch bản tăng trưởng công nghiệp, ước tính lượng phát thải công nghiệp sẽ tăng trên địa bàn tỉnh. Vùng phân bố ô nhiễm tập trung ở khu vực phía Tây Bắc của tỉnh Nam Định, vùng phân bố ô nhiễm mở rộng về phía Tây Nam tỉnh Nam Định.

2.5.2. Kết quả mô phỏng lan truyền các chất ô nhiễm trong không khí từ nguồn di động

- Đối với bụi PM2,5: Vùng phân bố ô nhiễm bụi PM2,5 chủ yếu dọc theo tuyến đường quốc lộ 38B và quốc lộ 10, nồng độ bụi PM2,5 trung bình ngày tại các khu vực lân cận dọc theo các tuyến đường này dao động từ 5 - 7 µg/m3, nồng độ bụi PM2,5 trung bình ngày lớn nhất tương ứng khoảng 15,7 µg/m3 và 122 µg/m3 nhưng chỉ xuất hiện ở một vài nơi và mang tính cục bộ. Tại các khu vực các tuyến đường khác trong nội đô thành phố Nam Định nồng độ bụi PM2,5 cũng khá cao do mật độ tuyến đường và các phương tiện cơ giới lưu thông cao. Nhìn chung, chất lượng không khí xung quanh dọc theo các tuyến đường quốc lộ 38B, quốc lộ 10 và các tuyến đường trong nội độ thành phố bị ảnh hưởng do hoạt động giao thông, tuy nhiên nồng độ bụi PM2,5 trung bình ngày vẫn thấp hơn giới hạn cho phép của QCVN 05:2023/BTNMT.

- Đối với khí NO2: Vùng phân bố nồng độ NO2 chủ yếu dọc theo tuyến đường quốc lộ 38B, quốc lộ 10 và khu vực xung quanh các tuyến đường trong nội đô thành phố Nam Định. Nồng độ bụi NO2 trung bình giờ tại các khu vực lân cận dọc theo các tuyến đường này dao động từ 60 - 80 µg/m3 và lớn nhất khoảng 350 µg/m3, nồng độ NO2 trung bình ngày dao động từ 6 - 10 µg/m3 và lớn nhất khoảng 40,7 µg/m3, thấp hơn giới hạn cho phép của QCVN 05:2023/BTNMT.

- Đối với khí CO: Nồng độ CO trung bình giờ dọc các tuyến đường dao động từ 600 - 800 µg/m3 và nồng độ lớn nhất khoảng 2.265 µg/m3, thấp hơn giới hạn cho phép của QCVN 05:2023/BTNMT.

- Đối với Hydocarbon (HC): Nồng độ HC trung bình giờ dọc các tuyến đường dao động từ 70 - 100 µg/m3 và nồng độ lớn nhất khoảng 230 µg/m3, thấp hơn giới hạn cho phép của QCVN 05:2023/BTNMT.

- Xu hướng diễn biến chất lượng không khí trên địa bàn tỉnh: Kết quả tính toán dự báo phân bố ô nhiễm không khí cho giai đoạn 2025 - 2030 theo kịch bản tăng trưởng giao thông, ước tính lượng phát thải giao thông sẽ tăng trên địa bàn tỉnh. Một số khu vực xung quanh dọc tuyến đường quốc lộ 38B, quốc lộ 10 và quốc lộ 21A sẽ chịu nhiều tác động ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông đặc biệt là vào những khung giờ cao điểm, mật độ phương tiện lưu thông cao.

2.5.3. Kết quả mô phỏng lan truyền các chất ô nhiễm trong không khí từ nguồn điện

- Đối với bụi PM2,5, PM10: Vùng nồng độ bụi PM2,5 trung bình ngày cao nhất phân bố ở khu vực phía Nam huyện Nghĩa Hưng giáp với huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình do hoạt động đốt rơm rạ. Một số khu vực khác như tại huyện Xuân Trường nồng độ bụi PM2,5 phân bố cao hơn so với các huyện khác trên địa bàn tỉnh. Nồng độ bụi PM2,5, PM10 trung bình ngày cao nhất tương ứng khoảng 2,05 µg/m3 và 2,25 µg/m3, thấp hơn giới hạn cho phép của QCVN 05:2023/BTNMT.

- Đối với khí NO2: Vùng nồng độ NO2 phân bố tập trung ở khu vực huyện Nghĩa Hưng và huyện Xuân Trường do hoạt động đốt rơm rạ. Nồng độ trung bình giờ và trung bình ngày cao nhất tương ứng khoảng 3,44 µg/m3, 0,56 µg/m3, thấp hơn giới hạn cho phép của QCVN 05:2023/BTNMT.

- Đối với khí SO2: Vùng nồng độ SO2 phân bố tập trung ở khu vực huyện Nghĩa Hưng và huyện Xuân Trường do hoạt động đốt rơm rạ. Nồng độ SO2 trung bình giờ và trung bình ngày cao nhất tương ứng khoảng 0,27 µg/m3, 0,045 µg/m3, thấp hơn giới hạn cho phép của QCVN 05:2023/BTNMT.

- Đối với khí CO: Vùng nồng độ CO phân bố tập trung ở khu vực huyện Xuân Trường và huyện Hải Hậu do hoạt động đốt rơm rạ. Nồng độ CO trung bình giờ và trung bình ngày cao nhất tương ứng khoảng 139 µg/m3, 22,8 µg/m3, thấp hơn giới hạn cho phép của QCVN 05:2023/BTNMT.

3. Phân tích, nhận định nguyên nhân có thể gây ô nhiễm môi trường không khí

3.1. Tác động từ các nguồn phát thải của địa phương

Chất lượng môi trường không khí của tỉnh Nam Định còn khá tốt. Nguồn phát thải khí thải chính của tỉnh chủ yếu do hoạt động sản xuất công nghiệp (sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, xử lý chất thải), hoạt động giao thông vận tải đường bộ (từ phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng nhiên liệu xăng, dầu), hoạt động sản xuất nông nghiệp (đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng sau thu hoạch), hoạt động làng nghề và hoạt động xây dựng. Lượng phát thải bụi PM10 chủ yếu từ nguồn thải công nghiệp và nguồn thải diện (hoạt động đốt rơm rạ sau thu hoạch; thi công, xây dựng công trình); phát thải bụi PM2,5 và các khí CO, SO2, NO2, HC chủ yếu từ nguồn giao thông vận tải đường bộ sử dụng nhiên liệu xăng, dầu. Đặc thù của nguồn phát thải từ hoạt động giao thông vận tải đường bộ là các nguồn thải thấp, phát thải tập trung vào một số khung giờ cao điểm khi mật độ phương tiện giao thông cao. Bên cạnh đó đây là loại nguồn thải có khoảng cách tương đối gần các khu dân cư sinh sống tập trung nên là nguồn thải tác động chính, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống dân cư (đặc biệt là các hộ dân sinh sống dọc theo các tuyến đường) và là một trong những nguyên nhân chính làm suy giảm chất lượng không khí xung quanh trên địa bàn tỉnh nếu không được quản lý.

3.2. Tác động từ các nguồn thải ở các vùng lân cận, các nguồn lan truyền tầm xa

Tỉnh Nam Định chịu ảnh hưởng của điều kiện khí tượng gió mùa, gió mùa Đông Bắc xuất hiện nhiều vào mùa Đông, gió mùa Đông Nam xuất hiện vào mùa Hè. Vào các thời điểm chịu ảnh hưởng của gió mùa, có thể mang theo khối không khí ô nhiễm từ các địa phương lân cận ở phía Bắc (Thái Bình), phía Nam (Ninh Bình) và phía Tây Bắc (Hà Nam) của Tỉnh, làm gia tăng nguy cơ gây ô nhiễm không khí trên địa bàn tỉnh Nam Định.

3.3. Tác động của điều kiện khí tượng, các quá trình hóa lý trong khí quyển, các yếu tố đặc thù của địa phương

Nam Định có nhiều diễn biến thời tiết bất thường: Nắng nóng, bão lũ xuất hiện không theo tính quy luật, mức độ ngày càng khốc liệt, phạm vi xảy ra trên toàn tỉnh.

- Nhiệt độ cao làm gia tăng khả năng lan truyền các chất ô nhiễm từ các nguồn thải do tăng tính linh động của không khí. Bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát ô nhiễm như gia tăng các sự cố đối với hệ thống xử lý chất thải, hệ thống xử lý khí thải, hạ tầng ống khói,... Trong khi đó, lũ lụt phát tán các thành phần chất rắn có kích thước nhỏ trên diện rộng, gia tăng nguy cơ phát tán vào không khí sau mưa lũ.

- Bão, áp thấp nhiệt đới và thời tiết cực đoan (nghịch nhiệt, elnino,…) diễn biến phức tạp hơn trong các năm trở lại đây góp phần xáo trộn bầu khí quyển khiến cho các chất ô nhiễm bị giữ lại trong môi trường không khí không thể khuếch tán lên cao hoặc gia tăng nguy cơ phát tán vào khí quyển các hợp chất ô nhiễm.

- Quá trình quang hóa gắn liền với các hợp chất của Nitơ có thể trở lên nghiêm trọng ở khu vực đô thị, khu công nghiệp nơi mà lượng phát thải lớn đồng thời có cường độ bức xạ mặt trời chiếu trực tiếp xuống mặt đất cao. Quá trình này kết hợp với hiện tượng nghịch đảo nhiệt và hiện tượng đảo nhiệt thành phố sẽ dẫn tới những vùng ô nhiễm cục bộ ở thành phố vào những ngày thời tiết đặc biệt.

4. Đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe cộng đồng

4.1. Số ca nhập viện, số ca tử vong, bệnh trạng liên quan đến ô nhiễm không khí ở Nam Định

Hiện tại chưa có số liệu thống kê về số ca nhập viện, số ca tử vong, bệnh trạng liên quan đến ô nhiễm không khí ở Nam Định. Việc xác định chính xác nguyên nhân của một số bệnh lý do ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường không khí là một vấn đề phức tạp cần có nhiều thời gian và có các nghiên cứu chuyên sâu. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối tương quan chặt chẽ giữa chất lượng môi trường không khí và sức khỏe cộng đồng.

4.2. Mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí và các bệnh có liên quan

Ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt là ô nhiễm do bụi mịn, đang trở thành một trong những mối đe dọa lớn đối với sức khỏe toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

- Bụi mịn (PM10, PM2,5) là tác nhân gây ô nhiễm không khí có ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe. Bụi có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể con người thông qua đường hô hấp và có nguy cơ làm gia tăng mắc một số bệnh nguy hiểm như đột quỵ, tim mạch, ung thư,… Người thường xuyên phải tiếp xúc với bụi mịn có thể gặp phải các vấn đề về sức khỏe như hắt hơi, sổ mũi, khó thở, khô mắt,…; khi tiếp xúc lâu dài sẽ làm gia tăng nguy cơ suy giảm chức năng phổi, viêm phế quản mãn tính và tăng tỷ lệ tử vong do ung thư phổi và bệnh tim mạch. Tại Việt Nam, đối với nhóm tuổi từ 65 trở lên, gánh nặng bệnh tật do bụi mịn là bệnh nhồi máu cơ tim, và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Kết quả nghiên cứu của Đại học Y tế công cộng (2019) cho thấy, bụi PM2,5 là một trong những nguyên nhân gây nên các bệnh nhiễm trùng hô hấp dưới với nhóm tuổi dưới 01 và 05. Bụi cũng là tác nhân gây một số bệnh về da liễu.

- Việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong hoạt động giao thông vận tải và công nghiệp dẫn tới phát sinh bụi và nhiều loại khí như SO2, NO2, CO. Phơi nhiễm với khí NO2 sẽ làm tổn thương niêm mạc phổi, tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, làm trầm trọng thêm các triệu trứng viêm phế quản ở trẻ em đang mắc bệnh hen suyễn. SO2 là chất gây kích thích đường hô hấp mạnh, ảnh hưởng tới chức năng của phổi, gây viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, bệnh mãn tính, tăng mẫn cảm với những người mắc bệnh hen,…

- Ngoài bụi và khí thải, tiếng ồn cũng gây ra những tác hại đến sức khỏe như làm suy giảm và mất thính lực, căng thẳng tinh thần, rối loạn giấc ngủ, biến đổi hành vi con người, ảnh hưởng đến tim mạch, cơ quan tiêu hóa, suy giảm chất lượng lao động, học tập.

4.3. Đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khỏe người dân tại tỉnh Nam Định

Sử dụng mô hình AirQ+ để ước lượng tác động của một số chất ô nhiễm không khí (PM10, SO2, NO2) lên một số bệnh có liên quan. Kết quả tính toán cho thấy việc phơi nhiễm dài hạn với NO2 gây ra tác động đáng kể nhất đối với khả năng tử vong tự nhiên và cần có những biện pháp để hạn chế ảnh hưởng của chất ô nhiễm này tới người dân tỉnh Nam Định. Việc phơi nhiễm dài hạn với NO2 và bụi PM10 tác động đáng kể đến người dân thành phố Nam Định. Các huyện lân cận có ước tính tỷ lệ tử vong do phơi nhiễm ngắn hạn với NO2 và SO2 từ thấp đến cao lần lượt là: Mỹ Lộc, Vụ Bản, Giao Thủy, Xuân Trường, Nghĩa Hưng, Trực Ninh, Nam Trực, Ý Yên và Hải Hậu.

5. Mục tiêu và phạm vi quản lý chất lượng môi trường không khí

5.1. Mục tiêu quản lý chất lượng môi trường không khí

5.1.1. Mục tiêu chung

Tăng cường công tác quản lý chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh thông qua kiểm soát chặt chẽ nguồn phát sinh khí thải; giám sát, cảnh báo, dự báo chất lượng không khí phù hợp với Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí giai đoạn 2021 - 2025 và Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

5.1.2. Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu cụ thể của Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí tỉnh Nam Định đến năm 2030 như sau:

- Quản lý chất lượng môi trường không khí bảo đảm đạt QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn quốc gia về chất lượng không khí .

- Tăng cường kiểm soát phát thải từ các nguồn thải trên địa bàn tỉnh Nam Định, trong đó ưu tiên khu vực thành phố Nam Định, các KCN, CCN, làng nghề phát sinh nhiều khí thải.

- Kiểm soát tốt nguồn khí thải từ hoạt động giao thông cơ giới đường bộ; từng bước chuyển đổi sử dụng nhiên liệu sinh học, điện cho các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

- Kiểm soát các nguồn khí thải công nghiệp thuộc các loại hình sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, tái chế chất thải; đảm bảo 100% cơ sở thuộc đối tượng phải lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường phải đầu tư lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, giám sát; 100% cơ sở xả khí thải phải có hệ thống xử lý khí thải đảm bảo khí thải phát sinh được xử lý theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi xả ra môi trường; không để phát sinh cơ sở gây ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng.

- Kiểm soát hiệu quả các nguồn khí thải phát sinh từ các hoạt động dân sinh, xây dựng, nông nghiệp; hạn chế tối đa và tiến tới chấm dứt đốt phế phẩm nông nghiệp tự phát sau thu hoạch; 100% các trang trại chăn nuôi quy mô lớn có công trình xử lý chất thải đảm bảo quy định; 100% công trình xây dựng thực hiện nghiêm các biện pháp BVMT trong thi công và vận chuyển nguyên vật liệu.

- Tăng cường công tác giám sát, cảnh báo, dự báo chất lượng không khí tại các đô thị, các khu vực tập trung nhiều nguồn thải; tập trung đầu tư và đưa vào vận hành các trạm quan trắc không khí tự động, liên tục để cập nhật, cung cấp thông tin diễn biến chất lượng môi trường không khí đến cộng đồng.

5.2. Phạm vi quản lý chất lượng môi trường không khí

Kế hoạch thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh Nam Định, trong đó có sự ưu tiên nguồn lực, tập trung quản lý, giám sát một số nguồn thải chính, cụ thể như sau:

- Khu vực thành phố Nam Định: Tăng cường các giải pháp kiểm soát ô nhiễm từ hoạt động giao thông cơ giới đường bộ; hoạt động công nghiệp từ KCN Hòa Xá, CCN An Xá.

- Các khu vực tập trung KCN, CCN: Tăng cường các giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại các cơ sở sản xuất phát sinh khí thải và các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi từ hoạt động giao thông vận chuyển.

- Các khu vực xử lý chất thải rắn sinh hoạt có sử dụng lò đốt với quy mô liên vùng, liên huyện.

- Các khu vực làng nghề: Tăng cường các giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại các làng nghề có nguồn phát thải ra môi trường không khí ở diện rộng như làng nghề tái chế kim loại, sản xuất đồ gỗ thủ công mỹ nghệ.

6. Các nhiệm vụ và giải pháp quản lý chất lượng môi trường không khí

6.1. Đánh giá, phân tích chi phí hiệu quả các giải pháp quản lý chất lượng môi trường không khí và đề xuất lựa chọn giải pháp ưu tiên thực hiện

Lựa chọn các giải pháp quản lý và kỹ thuật phù hợp với thực tế hiện trạng của tỉnh Nam Định trong giai đoạn 2024 - 2030 để đánh giá, phân tích hiệu quả của các giải pháp bằng mô hình GAINS - Việt Nam. Thực hiện tính toán chi phí hiệu quả đối với giải pháp kiểm soát hoàn toàn việc đốt rơm rạ tự phát sau thu hoạch; tính toán chi phí - hiệu quả đối với giải pháp thay thế 30% lò hơi công nghiệp sử dụng than bằng sử dụng dầu DO vào năm 2030.

Kết quả tính toán cho thấy việc áp dụng công cụ quản lý nhà nước đối với hoạt động đốt rơm rạ tự phát sau thu hoạch có tính khả thi cao, mức chi phí thực hiện thấp và mang lại hiệu quả lớn (giảm phát thải 2.800 tấn bụi/năm) trong công tác BVMT không khí nói chung và giảm phát thải khí nhà kính nói riêng.

Kết quả tính toán chi phí hiệu quả của các giải pháp quản lý chất lượng môi trường không khí tỉnh Nam Định tại Phụ lục III kèm theo.

6.2. Các nhiệm vụ và giải pháp quản lý chất lượng môi trường không khí

6.2.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về quản lý chất lượng môi trường không khí

- Xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn ứng phó, thực hiện biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng.

- Xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động vận tải công cộng sử dụng nhiên liệu sạch, điện năng; khuyến khích các cơ sở sản xuất sử dụng nhiên liệu sạch, đổi mới công nghệ, áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn để giảm phát thải khí thải.

- Xây dựng, ban hành kế hoạch chuyển đổi ngành, nghề không khuyến khích phát triển tại làng nghề, di dời cơ sở, hộ gia đình ra khỏi làng nghề theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 35 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP .

- Xây dựng, ban hành lộ trình thực hiện đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kho tàng có nguy cơ phát tán bụi, mùi khó chịu, tiếng ồn tác động xấu đến sức khỏe con người đang hoạt động trên địa bàn không đáp ứng khoảng cách an toàn về môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành theo quy định tại khoản 6 Điều 53 Luật Bảo vệ môi trường.

6.2.2. Các nhiệm vụ và giải pháp kiểm soát chất lượng môi trường không khí

a) Nhiệm vụ và giải pháp kiểm soát nguồn điểm

- Thực hiện rà soát, thống kê số liệu phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia, cấp ngành; cập nhật danh mục cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính; xây dựng và vận hành hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp tỉnh.

- Kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các cơ sở sản xuất thuộc đối tượng phải lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục, hoàn thành lắp đặt và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 01/01/2025.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh khí thải; áp dụng cơ chế thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm; đẩy mạnh phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan thanh tra, kiểm tra và lực lượng cảnh sát môi trường.

- Khuyến khích các cơ sở công nghiệp sử dụng nhiên liệu sinh học, năng lượng tái tạo, năng lượng điện trong sản xuất; đầu tư, đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị sản xuất; áp dụng sản xuất sạch hơn, hệ thống chứng nhận theo TCVN ISO 14001; phát triển, ứng dụng các công nghệ xử lý, tái chế chất thải hướng tới kinh tế tuần hoàn.

b) Các nhiệm vụ và giải pháp kiểm soát nguồn di động

- Phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng, phương tiện giao thông công cộng sử dụng điện và nhiên liệu sạch; tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, hình thành thói quen sử dụng phương tiện giao thông công cộng của người dân.

- Kiểm soát chặt chẽ công tác đăng ký, đăng kiểm xe ô tô, xe mô tô 2 bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới đảm bảo tiêu chuẩn khí thải mức 5.

- Kiểm soát khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đang lưu hành, đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải phương tiện giao thông; loại bỏ xe cơ giới hết niên hạn sử dụng tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh.

- Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách đầu tư phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch, thân thiện môi trường để phát triển hệ thống vận tải hành khách theo hướng bền vững.

- Kiểm soát, ngăn chặn các vi phạm về kinh doanh xăng dầu giả, kém chất lượng; thúc đẩy sử dụng nhiên liệu sinh học cho các phương tiện giao thông.

- Thực hiện điều tiết, phân luồng giao thông hợp lý để hạn chế tình trạng ùn tắc tại các tuyến đường giao thông trong tỉnh; giảm ùn tắc tại khu vực cổng trường học, KCN, CCN vào các giờ cao điểm và vào ngày lễ, tết.

- Tăng cường rà soát, đánh giá, đầu tư sửa chữa, cải tạo hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ thuộc phạm vi quản lý.

c) Các nhiệm vụ và giải pháp kiểm soát nguồn diện

* Đối với nguồn nông nghiệp:

- Tiến tới chấm dứt tình trạng đốt phụ phẩm nông nghiệp tự phát sau thu hoạch; hướng dẫn quy trình kỹ thuật xử lý, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch thành các sản phẩm có ích; tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, yêu cầu các hộ dân thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng vào các thùng chứa công cộng tại cánh đồng; xử lý chất thải chăn nuôi của các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm.

- Nhân rộng các mô hình chăn nuôi xanh, chăn nuôi giảm phát thải, mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn bền vững trên địa bàn toàn tỉnh.

* Đối với nguồn năng lượng:

- Tuyên truyền, vận động người dân hạn chế, tiến tới không sử dụng bếp than tổ ong trong sinh hoạt ở khu dân cư trên địa bàn thành phố Nam Định.

- Khuyến khích sử dụng công nghệ sạch trong sản xuất tại các làng nghề. Giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch, chuyển sang nhiên liệu sạch, ít phát thải.

- Khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo để giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch.

* Đối với nguồn làng nghề:

- Đánh giá, phân loại mức độ ô nhiễm và xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong làng nghề.

- Yêu cầu các cơ sở sản xuất thuộc ngành nghề không khuyến khích phát triển trong làng nghề phải chuyển đổi ngành nghề sản xuất hoặc di dời ra khỏi làng nghề.

* Đối với nguồn xây dựng:

- Tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp phương tiện giao thông chở vật liệu xây dựng để rơi vãi; phương tiện phục vụ công trình thi công cơi nới thành thùng, chở hàng quá tải thiết kế, quá khổ của cầu đường bộ.

- Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các chủ dự án, đơn vị quản lý, thi công các công trình xây dựng, các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng thực hiện các quy định, biện pháp về kiểm soát bụi, khí thải trong hoạt động xây dựng.

* Đối với kiểm soát chất thải rắn:

- Thực hiện phân loại chất thải tại nguồn; tăng cường tái chế, tái sử dụng chất thải để giảm lượng chất thải đưa vào xử lý, giảm tải cho các lò đốt chất thải rắn sinh hoạt.

- Thực hiện quy trình đóng cửa các bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt đã lấp đầy; không mở rộng thêm các bãi chôn lấp.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.

6.2.3. Các nhóm nhiệm vụ và giải pháp khác

a) Tuyên truyền, nâng cao năng lực, nhận thức về quản lý chất lượng môi trường không khí

- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch truyền thông; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, phổ biến, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường không khí, ứng phó với biến đổi khí hậu cho cán bộ quản lý môi trường các cấp, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.

- Đưa nội dung bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường không khí nói riêng vào chương trình giáo dục, đào tạo các cấp học của địa phương.

b) Nâng cao năng lực phòng ngừa, cảnh báo ô nhiễm môi trường không khí

- Tiếp tục triển khai mạng lưới quan trắc môi trường giai đoạn 2021 - 2025 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2772/QĐ-UBND ngày 19/11/2020 để theo dõi diễn biến chất lượng môi trường không khí, kịp thời cảnh báo nguy cơ ô nhiễm môi trường.

- Rà soát, cập nhật mạng lưới quan trắc môi trường phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đầu tư các trạm quan trắc không khí tự động, liên tục tại các khu vực KCN, CCN, làng nghề, các điểm nóng ô nhiễm môi trường không khí của tỉnh; xây dựng đồng bộ hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về chất lượng môi trường không khí.

- Công khai thông tin về chất lượng môi trường không khí theo quy định. Huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc giám sát khí thải phát sinh từ các cơ sở công nghiệp, giao thông, xây dựng và các nguồn khí thải khác.

c) Đa dạng hóa nguồn lực đầu tư, đẩy mạnh xã hội hóa và hợp tác quốc tế về quản lý chất lượng môi trường không khí

- Huy động các nguồn xã hội hóa và các nguồn tài trợ của quốc tế cho công tác quản lý chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường nghiên cứu, học tập, trao đổi kinh nghiệm với tổ chức trong nước và quốc tế, các chuyên gia quản lý, bảo vệ môi trường không khí.

- Khuyến khích đầu tư cho nghiên cứu khoa học nhằm đổi mới, ứng dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất và hiệu quả sử dụng nhiên liệu trong các ngành công nghiệp nhằm giảm thiểu phát sinh khí thải; nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ về phòng ngừa, giảm thiểu, xử lý khí thải, sử dụng hiệu quả nhiên liệu, quan trắc khí thải.

7. Tổ chức thực hiện

7.1. Lộ trình thực hiện của Kế hoạch quản lý chất lượng không khí

Danh mục các chương trình, nhiệm vụ ưu tiên và lộ trình thực hiện đến năm 2030 được trình bày chi tiết tại Phụ lục IV kèm theo.

7.2. Vai trò, trách nhiệm của cơ quan thường trực và các cơ quan phối hợp thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí

7.2.1. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Là cơ quan đầu mối, chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện Kế hoạch; thường xuyên đôn đốc, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch; tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện; đề xuất UBND tỉnh tổ chức tổng kết, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch; xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cho giai đoạn tiếp theo.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh; văn bản hướng dẫn ứng phó, thực hiện các biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng; lộ trình thực hiện đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kho tàng có nguy cơ phát tán bụi, mùi khó chịu, tiếng ồn tác động xấu đến sức khỏe con người đang hoạt động trên địa bàn không đáp ứng khoảng cách an toàn về môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

- Thực hiện chương trình quan trắc chất lượng không khí trên địa bàn tỉnh theo mạng lưới quan trắc môi trường đã được UBND tỉnh phê duyệt; rà soát, cập nhật mạng lưới quan trắc môi trường phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đầu tư các trạm quan trắc không khí tự động, liên tục tại các khu vực KCN, CCN, làng nghề, các điểm nóng ô nhiễm môi trường không khí; xây dựng đồng bộ hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về chất lượng môi trường không khí.

- Đôn đốc các cơ sở sản xuất thuộc đối tượng phải lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hoàn thành lắp đặt và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định. Theo dõi, giám sát dữ liệu quan trắc khí thải tự động, liên tục của các cơ sở truyền về để nắm bắt, phát hiện kịp thời và có biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường từ các nguồn thải lớn trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện rà soát, thống kê số liệu phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia, cấp ngành; cập nhật danh mục cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính; xây dựng và vận hành hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan thanh tra, kiểm tra và lực lượng cảnh sát môi trường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện đánh giá, phân loại mức độ ô nhiễm và xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề.

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Nam Định cập nhật và công khai thông tin về chất lượng không khí trên địa bàn tỉnh; thông tin về các cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường không khí trên địa bàn tỉnh theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVMT không khí, ứng phó với biến đổi khí hậu; giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức về BVMT trong cộng đồng.

7.2.2. Sở Công Thương

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh, ngăn chặn các vi phạm về kinh doanh xăng dầu giả, kém chất lượng.

- Tuyên truyền, khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sử dụng nhiên liệu sinh học, năng lượng tái tạo, năng lượng điện, tiết kiệm năng lượng, đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất để giảm phát thải khí thải.

7.2.3. Sở Giao thông vận tải

- Tham mưu UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động vận tải công cộng sử dụng nhiên liệu sạch, điện năng.

- Tiếp tục tham mưu các văn bản tăng cường công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong tình hình mới.

- Tổ chức quản lý, kiểm soát khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đang lưu hành; loại bỏ xe cơ giới hết niên hạn sử dụng tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh.

- Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp phương tiện giao thông chở vật liệu xây dựng để rơi vãi; phương tiện phục vụ công trình thi công cơi nới thành thùng, chở hàng quá tải thiết kế, quá khổ của cầu đường bộ.

- Rà soát, đánh giá, đề xuất đầu tư sửa chữa, cải tạo hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ thuộc phạm vi quản lý.

- Kiểm soát công tác đăng kiểm xe ô tô, xe mô tô 2 bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới đảm bảo tiêu chuẩn khí thải mức 5.

- Tuyên truyền, khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường.

7.2.4. Sở Xây dựng

- Tham mưu UBND tỉnh phát triển hạ tầng giao thông đô thị cho phương tiện giao thông sử dụng điện, năng lượng xanh, giao thông phi cơ giới; rà soát, bổ sung, quy hoạch hệ thống trạm sạc điện, trạm cấp năng lượng xanh cho phương tiện giao thông tại các đô thị theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

- Kiểm tra, hướng dẫn các chủ dự án, đơn vị quản lý, thi công các công trình xây dựng, các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng thực hiện các quy định, biện pháp về kiểm soát bụi, khí thải trong hoạt động xây dựng.

7.2.5. Sở Khoa học và Công nghệ

- Tham mưu UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích các cơ sở sản xuất sử dụng nhiên liệu sạch, đổi mới công nghệ, áp dụng sản xuất sạch hơn để giảm phát thải khí thải.

- Tham mưu UBND tỉnh không chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án có công nghệ sản xuất lạc hậu.

- Hỗ trợ các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học nhằm đổi mới, ứng dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất và hiệu quả sử dụng nhiên liệu trong các ngành công nghiệp nhằm giảm thiểu phát sinh khí thải.

7.2.6. Sở Y tế

- Thực hiện các chương trình, dự án nghiên cứu ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khỏe cộng đồng.

- Tuyên truyền các biện pháp ứng phó, bảo vệ sức khỏe cho người dân trong trường hợp chất lượng không khí bị ô nhiễm.

7.2.7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì tổ chức hướng dẫn quy trình xử lý phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch; thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.

- Chủ trì thực hiện đánh giá, phân loại mức độ ô nhiễm môi trường và xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề.

- Kiểm tra, giám sát việc thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; xử lý chất thải chăn nuôi của các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm.

- Thúc đẩy, nhân rộng các mô hình chăn nuôi xanh, chăn nuôi giảm phát thải, mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn bền vững trên địa bàn toàn tỉnh.

- Tuyên truyền, nâng cao ý thức của các chủ trang trại, hộ chăn nuôi trong việc bảo vệ môi trường chăn nuôi; hướng dẫn xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học, sử dụng chế phẩm sinh học, công nghệ khí biogas,...; xử lý chất thải chăn nuôi trước khi xả ra môi trường”; nâng cao ý thức của người dân trong việc không đốt phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp thành sản phẩm có ích như làm thức ăn cho gia súc, làm phân bón cho cây trồng, trồng nấm,...

7.2.8. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan tham mưu bố trí kế hoạch vốn đầu tư công cho các chương trình, dự án theo lộ trình của Kế hoạch; tham mưu UBND tỉnh ưu tiên thu hút, lựa chọn các dự án đầu tư phát triển công nghiệp xanh, công nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

- Phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh thu hút đầu tư xây dựng phát triển hệ thống sạc điện, hạ tầng cung cấp năng lượng xanh cho phương tiện giao thông sử dụng điện, năng lượng xanh.

7.2.9. Sở Tài chính

Căn cứ tình hình thực tế và khả năng cân đối ngân sách địa phương, phối hợp với các sở, ban, ngành tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí chi thường xuyên để thực hiện các chương trình, dự án theo lộ trình của Kế hoạch theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

7.2.10. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Nam Định

- Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch truyền thông, nâng cao năng lực, nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ môi trường không khí.

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường công khai thông tin về chất lượng môi trường không khí; công khai thông tin về các tổ chức, cá nhân hoạt động gây ô nhiễm môi trường không khí khi có đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khi đưa thông tin sai lệch, gây hoang mang trong cộng đồng theo quy định của pháp luật.

7.2.11. Sở Giáo dục và Đào tạo

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường không khí nói riêng đối với các cấp học.

7.2.12. Ban quản lý các Khu công nghiệp

- Chủ trì tổ chức kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kịp thời phát hiện và kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường không khí đối với các cơ sở sản xuất trong Khu công nghiệp.

- Kêu gọi và thu hút các dự án đầu tư sử dụng công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường theo chức năng nhiệm vụ được giao.

7.2.13. Công an tỉnh

- Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải thực hiện điều tiết, phân luồng giao thông hợp lý để hạn chế tình trạng ùn tắc tại các tuyến đường giao thông trong tỉnh; giảm ùn tắc tại khu vực cổng trường học, KCN, CCN vào các giờ cao điểm và vào ngày lễ, tết.

- Tăng cường kiểm tra, rà soát, thu hồi xe cơ giới hết niên hạn sử dụng.

- Tăng cường kiểm tra, tuần tra phát hiện kịp thời và xử lý các nguồn thải xả khí thải không qua xử lý ra ngoài môi trường; xử lý nghiêm các trường hợp đốt rác thải lộ thiên, đốt phụ phẩm nông nghiệp

7.2.14. UBND các huyện, thành phố

- Thường xuyên phổ biến, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường; giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức về bảo vệ môi trường trong cộng đồng.

- Tổ chức quản lý các nguồn thải trên địa bàn theo phân công, phân cấp; chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về việc để xảy ra ô nhiễm môi trường trên địa bàn.

- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tổ chức triển khai hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo quy định; vận động, hướng dẫn các hộ dân thực hiện các biện pháp xử lý chất thải thực phẩm thành phân bón hữu cơ; không đốt chất thải lộ thiên gây ô nhiễm môi trường. Quản lý, vận hành các lò đốt, bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định và bảo đảm vệ sinh môi trường; thực hiện quy trình đóng cửa các bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt đã lấp đầy.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, cụm công nghiệp, làng nghề trên địa bàn; hoạt động đốt phụ phẩm nông nghiệp tự phát sau thu hoạch.

- Giải quyết kịp thời, dứt điểm các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về ô nhiễm môi trường không khí xảy ra trên địa bàn; thông tin kịp thời về ô nhiễm, sự cố môi trường xảy ra trên địa bàn quản lý cho Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh theo quy định.

- Phê duyệt phương án bảo vệ môi trường làng nghề, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; xây dựng kế hoạch chuyển đổi ngành, nghề không khuyến khích phát triển tại làng nghề, di dời cơ sở, hộ gia đình ra khỏi làng nghề trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao.

7.2.15. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

- Tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí từ hoạt động sản xuất, thi công, vận tải; chủ động thực hiện nâng cao năng lực, cải tiến đổi mới quy trình, trang thiết bị sản xuất, thiết bị xử lý khí thải đảm bảo không gây ô nhiễm không khí; thực hiện thường xuyên việc quan trắc, giám sát khí thải. Đối với nguồn thải lớn phải thực hiện đầu tư hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, giám sát theo quy định pháp luật.

- Thực hiện tiết kiệm năng lượng và nguyên vật liệu, nhiên liệu để tăng cường hiệu quả của các quá trình sản xuất công nghiệp; sử dụng nhiên liệu từ sinh khối, năng lượng tái tạo thay thế cho các dạng năng lượng hóa thạch (than đá, dầu FO,...); tăng cường áp dụng sản xuất sạch hơn, hệ thống chứng nhận theo TCVN ISO 14001.

7.3. Cơ chế báo cáo, giám sát, phối hợp, chia sẻ, công khai, trao đổi, cung cấp thông tin về chất lượng môi trường không khí

- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch; tổ chức tổng kết, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch trước ngày 30 tháng 6 năm thứ tư của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước; xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo để làm cơ sở đề xuất kế hoạch đầu tư công trung hạn.

- Các sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố: Chủ động phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch; báo cáo tình hình, kết quả thực hiện về Sở Tài nguyên và Môi trường khi có yêu cầu.

7.4. Cơ chế phân bổ nguồn lực thực hiện

Kinh phí thực hiện Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí tỉnh Nam Định được ưu tiên từ các nguồn: Ngân sách sự nghiệp môi trường, hợp tác, xã hội hóa,… để quyết định đầu tư các chương trình, dự án ưu tiên./.

PHỤ LỤC I

DANH SÁCH CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT, KẾ HOẠCH, VĂN BẢN CHỈ ĐẠO CỦA UBND TỈNH GIAI ĐOẠN 2016 – 2023
(Kèm theo Quyết định số: 2501/QĐ-UBND ngày 13/12/2023 của UBND tỉnh Nam Định)

TT

Nội dung

Số hiệu văn bản

Thời gian ban hành

I

Quyết định của UBND tỉnh

1

Quy định về cơ chế hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở xử lý rác thải sinh hoạt tập trung tại các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020

38/2016/QĐ-UBND

26/9/2016

2

Phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Nam Định đến năm 2030

3053/QĐ-UBND

23/12/2016

3

Phê duyệt kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Nam Định đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050

1665/QĐ-UBND

12/8/2019

4

Điều chỉnh bổ sung Quyết định số 3053/QĐ-UBND ngày 23/12/2016 của UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Nam Định đến năm 2030

1475/QĐ-UBND

23/6/2020

5

Phê duyệt Đề án “Quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 - 2025”

2081/QĐ-UBND

20/8/2020

6

Phê duyệt mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Nam Định giai đoạn 2021 - 2025

2772/QĐ-UBND

19/11/2020

7

Phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật “Đầu tư, lắp đặt trạm quan trắc tự động môi trường không khí tại thành phố Nam Định”

2773/QĐ-UBND

20/12/2021

8

Quy định quản lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn tỉnh Nam Định

63/2021/QĐ-UBND

24/12/2021

9

Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Nam Định đến năm 2030

1004/QĐ-UBND

31/5/2022

10

Quy định tuyến đường và thời gian vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Nam Định

37/2022/QĐ-UBND

24/11/2022

II

Kế hoạch của UBND tỉnh

1

Quản lý chất lượng không khí đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh

75/KH-UBND

23/9/2016

2

Thực hiện điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050

87/KH-UBND

08/9/2018

3

Tổ chức triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường

50/KH-UBND

29/4/2021

4

Trồng cây xanh trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2021 - 2025

63/KH-UBND

16/6/2021

5

Thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường tỉnh Nam Định đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

88/KH-UBND

04/7/2022

6

Triển khai thực hiện Quyết định số 876/QĐ-TTg 5 ngày 22 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Nam Định

98/KH-UBND

19/6/2023

7

Hành động về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Nam Định

113/KH-UBND

16/8/2023

III

Văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh

1

Quản lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn

65/UBND-VP3

30/01/2019

2

Tăng cường công tác BVMT tại các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh

441/UBND-VP3

19/6/2019

3

Tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí và xử lý triệt để các điểm nóng về ô nhiễm bụi và khí thải

41/UBND-VP3

16/01/2020

4

Tiếp tục tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí trên địa bàn tỉnh

416/UBND-VP3

17/6/2021

5

Thực hiện hành động giảm phát thải khí mê-tan theo Quyết định số 942/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

749/UBND-VP3

07/10/2022

6

Tăng cường công tác bảo vệ môi trường nông thôn theo Luật Bảo vệ môi trường

786/UBND-VP3

18/10/2022

PHỤ LỤC II

KẾT QUẢ KIỂM KÊ CÁC NGUỒN THẢI CHÍNH
(Kèm theo Quyết định số: 2501/QĐ-UBND ngày 13/12/2023 của UBND tỉnh Nam Định)

TT

Nguồn phát thải

Mức phát thải (tấn/năm)

PM10

PM2.5

SO2

NO2

CO

HC

I

Nguồn điểm

805,404

357,413

280,268

312,71

1433,347

-

1

Sản xuất vải, sợi, dệt may

148,167

67,487

89,242

206,401

377,68

-

2

Sản xuất, gia công giày da

8,45

5,535

2,999

9,669

30,286

-

3

Sản xuất sắt, thép

3,329

1,795

0,389

0,763

2,11

-

4

Sản xuất nhựa và các sản phẩm từ nhựa

4,817

1,803

0

0

0

-

5

Sản xuất bia, nước giải khát có gas

3,471

1,168

3,282

1,999

7,888

-

6

Sản xuất, chế biến lâm sản

44,998

25,682

2,162

8,644

49,062

-

7

Tái chế, xử lý chất thải

159,782

97,212

44,353

25,035

340,604

-

8

Sản xuất vật liệu xây dựng

433,325

157,618

136,579

58,517

601,853

-

9

Sản xuất dược phẩm

3,079

0,401

0,478

0,669

5,325

-

10

Chế biến thực phẩm

0,252

0,121

0,112

0,162

0,81

-

11

Chế biến thủy sản

0,08

0,027

0,077

0,566

0,303

-

12

Sản xuất, gia công nến

0,471

0,159

0,289

0,046

9,691

-

II

Nguồn di động

-

4.277,47

29.212,48

12.507,69

365.055,31

30.691,49

1

Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

-

4.272,27

29.181,95

12.426,62

365.043,67

30.690,85

2

Đường thủy

-

3,5

29,56

40,20

3,3

0,64

3

Đường sắt

-

1,7

0,97

40,87

8,34

-

III

Nguồn diện

765,61

497,77

10,52

134,7

5.512,74

1

Hoạt động đốt sinh khối hở

464,88

475,10

9,2

116,48

4.750,98

-

2

Hoạt động xây dựng

227,2

22,67

-

-

-

-

3

Hoạt động làng nghề

73,53

-

1,32

18,22

761,76

-

Tổng phát thải

1.571,01

5.132,65

29.503,27

12.955,10

372.001,40

30.691,49

PHỤ LỤC III

KỊCH BẢN GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
(Kèm theo Quyết định số: 2501/QĐ-UBND ngày 13/12/2023 của UBND tỉnh Nam Định)

TT

Kịch bản

Mức độ kiểm soát hoạt động có phát sinh chất ô nhiễm (%)

Tổng chi phí

(triệu Euro)

Hiệu quả giảm phát thải

(tấn/năm)

Chi phí - hiệu quả

(VNĐ/ tấn)

NOx

SO2

PM

NOx

SO2

PM

I

Kịch bản 1: Cấm đốt rơm rạ

A

Hiện trạng

95

0

-

-

0

-

-

0

B

Kịch bản phương án kiểm soát đến năm 2030

100

0,0375

~ 01 tỷ VNĐ

-

-

2.800

-

-

357.143

II

Kịch bản 2: Thay thế 30% lò hơi công nghiệp sử dụng than bằng sử dụng dầu DO vào năm 2030

A

Hiện trạng

0

0

0

0

0

0

0

0

B

Kịch bản phương án kiểm soát đến năm 2030

30

0,417

~ 11 tỷ VNĐ

620

740

950

4.761.905

PHỤ LỤC IV

LỘ TRÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TỈNH NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2024 – 2030
(Kèm theo Quyết định số: 2501/QĐ-UBND ngày 13/12/2023 của UBND tỉnh Nam Định)

TT

Nội dung chương trình/dự án

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

Nguồn vốn

I

Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về quản lý chất lượng môi trường không khí

1

Xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn ứng phó, thực hiện biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố

Năm 2024

Ngân sách nhà nước

2

Xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động vận tải công cộng sử dụng nhiên liệu sạch, điện năng.

Sở Giao thông vận tải

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố

Năm 2024 - 2026

Ngân sách nhà nước

3

Xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích các cơ sở sản xuất sử dụng nhiên liệu sạch, đổi mới công nghệ, áp dụng sản xuất sạch hơn để giảm phát thải khí thải.

Sở Khoa học và Công nghệ

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố

Năm 2024 - 2025

Ngân sách nhà nước

4

Xây dựng, trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch chuyển đổi ngành, nghề không khuyến khích phát triển tại làng nghề; di dời cơ sở, hộ gia đình ra khỏi làng nghề theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 35 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP .

UBND các huyện, thành phố có làng nghề

Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và PTNT, Tài chính

Năm 2024 - 2026

Ngân sách nhà nước

5

Xây dựng, ban hành lộ trình thực hiện đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kho tàng có nguy cơ phát tán bụi, mùi khó chịu, tiếng ồn tác động xấu đến sức khỏe con người đang hoạt động trên địa bàn không đáp ứng khoảng cách an toàn về môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành theo quy định tại khoản 6 Điều 53 Luật Bảo vệ môi trường.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố

Năm 2024 - 2027

Ngân sách nhà nước

II

Nâng cao năng lực phòng ngừa, cảnh báo ô nhiễm không khí

1

Tiếp tục triển khai mạng lưới quan trắc môi trường giai đoạn 2021 - 2025 để theo dõi diễn biến chất lượng môi trường không khí, kịp thời cảnh báo nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố

Năm 2024 - 2025

Ngân sách nhà nước

2

Rà soát, cập nhật quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; xây dựng đồng bộ hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về chất lượng môi trường không khí.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố

Năm 2025 - 2026

Ngân sách nhà nước

3

Đầu tư các trạm quan trắc không khí tự động, liên tục tại các khu vực KCN, CCN, làng nghề, các điểm nóng ô nhiễm môi trường không khí của tỉnh.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố

Năm 2025 - 2029

Ngân sách nhà nước

4

Rà soát, thống kê số liệu phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia, cấp ngành; cập nhật danh mục cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính; xây dựng và vận hành hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp tỉnh.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố

Năm 2024 - 2025

Ngân sách nhà nước

5

Tổng kết, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí tỉnh Nam Định; xây dựng và trình UBND tỉnh ban hành kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố

Năm 2029

Ngân sách nhà nước

III

Cải tiến công nghệ sản xuất và thiết bị xử lý khí thải tại các làng nghề, cơ sở sản xuất công nghiệp

1

30% các cơ sở sản xuất sử dụng lò hơi đốt than thay thế bằng đốt dầu DO.

Các cơ sở sản xuất kinh doanh

Các Sở: Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố

Năm 2025 - 2030

Ngoài ngân sách nhà nước

2

30% các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ có sử dụng các lò hơi chuyển đổi nhiên liệu đốt từ than sang khí gas, khí hóa lỏng, điện.

Các cơ sở sản xuất kinh doanh

Các Sở: Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố

Năm 2025 - 2030

Ngoài ngân sách nhà nước

IV

Tăng cường kiểm soát nguồn thải gây ô nhiễm không khí

1

Điều tra, đánh giá phân loại mức độ ô nhiễm và xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố có làng nghề

Năm 2026 - 2030

Ngân sách nhà nước

2

Nhân rộng các mô hình chăn nuôi xanh, chăn nuôi giảm phát thải, mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn bền vững trên địa bàn toàn tỉnh.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố; các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình

Năm 2024 - 2030

Nguồn xã hội hóa

3

Thực hiện quy trình đóng cửa các bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt đã lấp đầy; các bãi chôn lấp quy mô nhỏ đang hoạt động.

UBND các huyện, thành phố

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố

Năm 2024 - 2030

Ngân sách nhà nước; xã hội hóa

4

Thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; tăng cường tái chế, tái sử dụng chất thải.

UBND các huyện, thành phố

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố

Năm 2024 - 2030

Ngân sách nhà nước; xã hội hóa

5

Kiểm soát khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đang lưu hành; loại bỏ xe cơ giới hết niên hạn sử dụng tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh.

Sở Giao thông vận tải

Các chủ phương tiện, các đơn vị liên quan, UBND các huyện, thành phố

Năm 2024 - 2030

Ngân sách nhà nước

6

Phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng và cơ sở hạ tầng giao thông.

Sở Giao thông vận tải

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố

Năm 2025 - 2030

Ngân sách nhà nước; xã hội hóa

V

Tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về quản lý môi trường không khí

1

Xây dựng và thực hiện các kế hoạch truyền thông, nâng cao năng lực, nhận thức cho cộng đồng bảo vệ môi trường không khí.

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố

Năm 2024 - 2030

Ngân sách nhà nước

2

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, phổ biến, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường không khí, ứng phó với biến đổi khí hậu cho cán bộ quản lý môi trường các cấp, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố

Năm 2024 - 2030

Ngân sách nhà nước



1 Các khu vực: Đường giải phóng nối đường Song Hào; đường 10 cắt đê hữu sông Đào; đê hữu sông Đào cắt cầu S2; đầu đường quốc lộ 21 cắt quốc lộ 38B; đường Trường Trinh cắt đường Trần Hưng Đạo; đê hữu sông Đào cắt cầu Tân Phong; đường Trần Phú cắt đường Phạm Hồng Thái.

2 Nguồn điểm được xác định là các nguồn phát thải lớn, có vị trí tọa độ cụ thể, điển hình là các ống khói phát thải khí thải của các hoạt động công nghiệp và ống khói của các cơ sở có lò đốt (lò hơi công nghiệp, lò đốt chất thải).

3 24 tuyến đường chính mang tính đại diện cao nhất cho khu vực để thực hiện kiểm kê phát thải. Đây là các tuyến đường giao thông huyết mạch của tỉnh, có mật độ phương tiện giao thông cao, đi qua trung tâm thành phố, huyện, thị trấn.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2501/QĐ-UBND ngày 13/12/2023 Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí tỉnh Nam Định giai đoạn 2024-2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


433

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.105.149
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!