Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 249/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình Người ký: Phạm Quang Ngọc
Ngày ban hành: 06/02/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 249/QĐ-UBND

Ninh Bình, ngày 06 tháng 02 năm 2020

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH ĐỀ ÁN THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ RÁC THẢI NÔNG THÔN TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2020-2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014;

Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ quy định về chất thải và phế liệu; Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/05/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Thông tư số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16/5/2017 của Bộ Xây dựng quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng; Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;

Thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/BCS ngày 10/01/2018 của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Ninh Bình về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 392/TTr-STNMT ngày 11/11/2019 và Báo cáo số 3307/BC-STNMT ngày 20/12/2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải nông thôn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2020-2025.

Điều 2. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường, các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, ban ngành liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (để b/c);
- BTV Tỉnh ủy; TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó CT UBND tỉnh;
- Lưu VT, VP3, 4, TTTH;
Kh 02

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Quang Ngọc

ĐỀ ÁN

THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI NÔNG THÔN TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2020 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 249/QĐ-UBND ngày 06/02/2020 của UBND tỉnh Ninh Bình)

MỞ ĐẦU

I. Sự cần thiết xây dựng đề án

Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, những năm qua kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực, các chỉ tiêu cơ bản đều đạt và vượt mục tiêu, tiến độ đề ra; kinh tế tăng trưởng tích cực, an sinh xã hội và đời sống của nhân dân từng bước được nâng lên, quốc phòng, an ninh được giữ vững. Công tác bảo vệ môi trường được quan tâm và tăng cường, các vấn đề về ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt đã từng bước được giải quyết. Tuy nhiên, vấn đề thu gom, xử lý rác thải nông thôn vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế, nhiều nơi rác thải chưa được thu gom, xử lý triệt để, dẫn đến ô nhiễm môi trường, làm mất cảnh quan, vệ sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh dịch bệnh.

Thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/BCS ngày 10/01/2018 của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Ninh Bình về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025; Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 15/01/2018 của UBND tỉnh Ninh Bình thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/BCS, UBND tỉnh xây dựng Đề án thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải nông thôn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2020 - 2025. UBND tỉnh xây dựng Đề án thu gom rác thải sinh hoạt tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2020 - 2025 nhằm đánh giá thực trạng công tác thu gom, xử lý rác thải khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh, đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và phân công nhiệm vụ cho các Sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các cấp và tổ chức, cá nhân góp phần bảo vệ môi trường nông thôn trong lành, sạch, đẹp đáp ứng yêu cầu của người dân và tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới.

II. Căn cứ pháp lý xây dựng Đề án

- Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014;

- Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;

- Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ;

- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;

- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;

- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường;

- Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16/5/2017 của Bộ Xây dựng quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng;

- Nghị quyết số 07-NQ/BCS ngày 10/01/2018 của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Ninh Bình về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025;

- Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 15/01/2018 của UBND tỉnh Ninh Bình thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/BCS ngày 10/01/2018 của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025;

- Quyết định số 321/QĐ-UBND ngày 06/3/2019 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Ninh Bình đến năm 2030.

III. Đối tượng, phạm vi thực hiện Đề án

Thu gom, vận chuyển, xử lỷ rác thải sinh hoạt, rác thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp và chất thải rắn xây dựng khu vực nông thôn tỉnh Ninh Bình.

Phần thứ nhất

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ RÁC THẢI NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

I. Đặc điểm tình hình

Ninh Bình là tỉnh cực Nam của Đồng bằng sông Hồng, là nơi tiếp giáp với khu vực Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, diện tích tự nhiên là 1.386,79 km2, có 06 huyện, 02 thành phố gồm 143 xã, phường, thị trấn trong đó có 119 xã, 17 phường và 07 thị trấn; tổng dân số của tỉnh năm 2019 là 982.487 người, trong đó dân số khu vực nông thôn là 775.963 người chiếm tỷ lệ 78,9%.

Năm 2019, tổng diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh là 60.941 ha, trong đó tổng diện tích đất gieo trồng cây hàng năm toàn tỉnh 98,7 nghìn ha; sản lượng các loại cây lương thực có hạt là 468,6 nghìn tấn; tổng đàn gia súc 333 nghìn con, tổng đàn gia cầm 6 triệu con; sản lượng thịt gia súc, gia cầm là 47.000 tấn; giá trị sản xuất của trồng trọt 130 triệu đồng/ha; giá trị sản xuất trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 12,3% cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng trưởng và phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, trong đó sản xuất công nghiệp tăng 17,55% và dịch vụ, du lịch tăng 8,6% là động lực chính thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, sản xuất nông nghiệp có mức tăng trưởng khá đạt 2,35%. Năm 2019, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) đạt 38.495,7 tỷ đồng tăng 10,02% so với năm 2018. Các vấn đề an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được nâng cao; phong trào toàn dân xây dựng nông thôn mới có sức lan tỏa lớn, đến hết năm 2019 tỉnh đã có 101/118 xã về đích nông thôn mới, 03 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới và 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Như vậy, sau gần 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã có sự thay đổi lớn diện mạo, đời sống vật chất và tinh thần của người dân các vùng nông thôn được nâng lên, trong đó tiêu chí môi trường đối với xã và huyện đạt chuẩn nông thôn mới là một tiêu chí quan trọng trong việc thay đổi bộ mặt cũng như đời sống của người dân khu vực nông thôn.

II. Thực trạng phát sinh, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt

Theo thống kê của các địa phương, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày trên địa bàn tỉnh khoảng 486,6 tấn/ngày, trong đó: Khu vực đô thị phát sinh khoảng 158,4 tấn/ngày, chiếm khoảng 33% (tại các phường thuộc thành phố Ninh Bình, thành phố Tam Điệp và các thị trấn); khu vực nông thôn khoảng 328,2 tấn/ngày chiếm tỷ lệ khoảng 67%.

Rác thải sinh hoạt có thành phần đa dạng, khác nhau phụ thuộc vào mức sống người dân và sự phát triển của từng địa phương, trong đó rác thải hữu cơ chiếm 70-75%, rác vô cơ (như thủy tinh, kim loại, nhựa,...) chiếm 25-30% (gồm rác có thành phần nhựa chiếm 10-20%, rác thải nguy hại chiếm khoảng 1%, còn lại là thành phần vô cơ khác).

Hiện nay, rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh nói chung và khu vực nông thôn nói riêng đã cơ bản được thu gom và xử lý tập trung. Tỷ lệ thu gom, xử lý tập trung đối với rác thải sinh hoạt toàn tỉnh đạt khoảng 80%, khu vực nông thôn đạt khoảng 73% (khối lượng rác thải sinh hoạt nông thôn được thu gom tập trung khoảng 239,4 tấn/ngày). Tuy nhiên, vẫn còn một số khu dân cư, nhất là các khu vực vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn chưa tổ chức thu gom rác thải tập trung mà tự xử lý theo mô hình xử lý tại các hộ gia đình. Đối với các đô thị, rác thải được các Công ty môi trường và dịch vụ đô thị hoặc Trung tâm môi trường đô thị của các huyện thu gom, vận chuyển; còn tại các địa bàn khu vực nông thôn, hiện đang thực hiện nhiều hình thức thu gom, vận chuyển khác nhau trong đó có nhiều nơi mang tính chất giải quyết tình thế trước mắt. Đối với lượng rác thải chưa được thu gom tập trung thì chủ yếu được tự xử lý tại hộ gia đình bằng biện pháp đốt và chôn lấp; một phần còn lại chủ yếu là các loại chai lọ, bao bì, các loại chất thải khó phân hủy, không được thu gom, xử lý mà bị thải bỏ ra môi trường.

Hiện nay, rác thải sinh hoạt nông thôn sau khi thu gom, vận chuyển được xử lý chủ yếu bằng biện pháp chôn lấp (tại bãi rác thung Quèn Khó và các bãi rác của xã, thôn) khoảng 225,4 tấn/ngày, khối lượng rác thải được xử lý bằng lò đốt (tại các xã Khánh Thiện, Khánh Thủy, Khánh Hòa huyện Yên Khánh và xã Kim Đông, Cồn Thoi huyện Kim Sơn) là khoảng 14 tấn/ngày. Nhà máy xử lý chất thải rắn Ninh Bình chỉ xử lý chủ yếu rác thải các phường của thành phố Ninh Bình và thành phố Tam Điệp để sản xuất phân vi sinh do rác thải sinh hoạt từ các địa bàn này dễ phân loại và xử lý hơn.

(Chi tiết phát sinh, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt nông thôn tại Phụ lục 01 kèm theo)

III. Thực trạng phát sinh, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp

- Khối lượng bao gói thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh phát sinh khoảng 10 tấn/năm, trong đó có khoảng 45% được thu gom vào các bể chứa ngoài đồng ruộng. Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố đã tổ chức lắp đặt 4.316 bể chứa, trong đó có 2.154 bể đúng quy cách còn 1.982 bể không đảm bảo thu gom như để nước mưa chảy vào, rò rỉ nước lẫn thuốc ra môi trường, số lượng bể như trên mới chỉ đáp ứng khoảng 20% nhu cầu thu gom, lưu chứa. Hiện nay mới chỉ có huyện Yên Khánh ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để vận chuyển và xử lý theo quy định tại Thông tư liên tịch số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại và Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Các loại phụ phẩm trong canh tác nông nghiệp chủ yếu là rơm rạ và thân cây thải bỏ sau quá trình thu hoạch các loại cây lương thực và cây có hạt, khối lượng ước tính khoảng 224.255 tấn/năm. Trước đây, ngoài việc tận dụng rơm rạ làm chất đốt, thức ăn gia súc thì phần lớn rơm rạ được phơi khô và đốt ngay tại đồng ruộng gây khói bụi trên diện rộng ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe của người dân, một phần không được thu gom mà vất bừa bãi ra đường giao thông, kênh mương, bờ ruộng...; những năm gần đây đã có nhiều cải tiến về khoa học kỹ thuật và nhu cầu sử dụng phụ phẩm cây trồng như: Sử dụng chế phẩm sinh học để tự phân hủy tại đồng ruộng, thu gom bằng các máy cuộn rơm, sử dụng làm nguyên liệu sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, trồng luân canh các loại cây..., nên tình trạng ô nhiễm môi trường do phụ phẩm cây trồng đã được cải thiện đáng kể. Theo ước tính, vẫn còn khoảng 25% phụ phẩm cây trồng chưa được tận dụng hoặc thu gom, xử lý theo quy định mà vứt bỏ tại các đường giao thông, kênh mương, hoặc đốt tại chỗ gây ô nhiễm môi trường.

- Chất thải rắn từ hoạt động chăn nuôi chủ yếu là phân gia súc, gia cầm với khối lượng khoảng 24.384 tấn/ngày. Đối với các chất thải rắn từ hoạt động chăn nuôi thường được xử lý tại chỗ bằng nhiều biện pháp như: Ủ phân, xử lý bằng bể biogas, dùng đệm sinh học, ... đối với các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ thì được tận dụng để bón cho cây trồng. Tuy nhiên, tại nhiều hộ chăn nuôi, chất thải rắn còn chưa được xử lý triệt để gây ô nhiễm không khí, nguồn nước hoặc một số trang trại chăn nuôi vẫn thu gom phân tươi để bán làm thức ăn cho thủy sản; chất thải rắn từ chăn nuôi gia súc chăn thả như trâu, bò, dê, gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan.

(Chi tiết lượng chất thải rắn từ sản xuất nông nghiệp tại Phụ lục 02 kèm theo)

IV. Thực trạng phát sinh, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn từ hoạt động xây dựng

Sự phát triển của ngành xây dựng thời gian qua, đặc biệt là xây dựng hạ tầng kỹ thuật tăng cao, đã phát sinh một lượng lớn chất thải rắn xây dựng.

Theo ước tính khối lượng chất thải xây dựng phát sinh khoảng 10-12% so với rác thải sinh hoạt. Khu vực nông thôn có ít hoạt động xây dựng hơn và chất thải rắn phát sinh được tận dụng để làm vật liệu san lấp tại chỗ hoặc đổ lẫn cùng với rác thải sinh hoạt. Chất thải rắn xây dựng có thành phần chủ yếu là các loại cát đá, gạch vỡ, bê tông ... là loại chất thải khó phân hủy, do đó ít gây ô nhiễm môi trường nhưng khi đổ thải ra khu vực công cộng sẽ gây mất mỹ quan môi trường hoặc khi lẫn vào với rác thải sinh hoạt sẽ gây khó khăn cho công tác phân loại, thu gom và xử lý.

(Chi tiết lượng chất thải rắn xây dựng tại Phụ lục 02 kèm theo)

V. Chi ngân sách sự nghiệp môi trường

Những năm qua, thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp về phân bổ ngân sách, chi ngân sách sự nghiệp môi trường đã được các sở, ban, ngành, địa phương quan tâm thực hiện. Tổng chi ngân sách sự nghiệp Môi trường từ năm 2015 đến năm 2019 là 852,077 tỷ đồng, trong đó chi đầu tư phát triển là 363,321 tỷ đồng và chi thường xuyên là 488,846 tỷ đồng. Kinh phí sự nghiệp môi trường những năm qua chủ yếu tập trung cho các hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt khu vực đô thị.

Trong thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hỗ trợ tỉnh đầu tư thực hiện dự án xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp ủ khô kị khí tại xã Hồi Ninh, huyện Kim Sơn với tổng kinh phí là 10 tỷ đồng. Ngoài ra, UBND các huyện, thành phố cũng đã được hỗ trợ kinh phí đầu tư phương tiện thu gom, vận chuyển và thiết bị xử lý rác thải sinh hoạt từ nguồn đầu tư phát triển và Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

VI. Đánh giá chung

1. Đối với công tác quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt

a. Các kết quả đạt được

Trong thời gian qua, công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt đã được quan tâm, đầu tư, tổ chức thực hiện đạt được kết quả quan trọng. Hàng năm, UBND tỉnh đã phân bổ ngân sách sự nghiệp môi trường cho các cấp thực hiện nhiệm vụ theo quy định; tranh thủ sự giúp đỡ của ngân sách trung ương hỗ trợ cho đầu tư mô hình thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt; hỗ trợ phương tiện vận chuyển cho các huyện, thành phố nhằm góp phần thực hiện nhiệm vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cụ thể:

- Các cấp chính quyền đã quan tâm, chỉ đạo thực hiện công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt;

- Nhận thức của người dân đối với công tác bảo vệ môi trường nói chung, công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt nói riêng đã được nâng lên;

- Bước đầu đã hình thành được hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải từ tỉnh đến huyện, xã và khu dân cư.

- Công tác phân loại bước đầu đã được hình thành trong các khu dân cư, người dân tự phân loại một phần rác thải có thể tái chế (giấy, kim loại, nhựa) được thu gom, bán cho cơ sở thu mua phế liệu; thức ăn thừa, sản phẩm thừa sau sơ chế rau, củ quả,... được tận dụng cho chăn nuôi.

- Nguồn lực đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải đã được tăng cường; các phương tiện thu gom, vận chuyển, thiết bị xử lý rác thải đã được trang bị giải quyết tạm thời được các bức xúc do rác thải sinh hoạt gây ra tại địa phương.

b. Những tồn tại, hạn chế:

- Nhà máy xử lý chất thải rắn tỉnh Ninh Bình không thể đáp ứng cho nhu cầu xử lý toàn bộ lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh mà chỉ đáp ứng xử lý rác thải của thành phố Ninh Bình, thành phố Tam Điệp; tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt tại khu vực nông thôn còn thấp so với khu vực đô thị; xử lý rác thải chủ yếu bằng biện pháp chôn lấp.

- Rác thải sinh hoạt chưa được phân loại tại nguồn, trang thiết bị phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.

- Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt đã ứng dụng trên địa bàn còn chưa đồng bộ, chưa kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải phát sinh từ quá trình xử lý rác thải, do vậy đang gây áp lực lớn cho môi trường khu vực các khu xử lý rác thải tập trung.

- Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm còn nhiều hạn chế, chưa phát hiện kịp thời được các hành vi vi phạm để xử lý nghiêm minh.

- Mức thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt đang áp dụng tại các địa phương còn thấp, không đủ chi phí cho công tác thu gom, vận chuyển rác thải.

- Ngân sách sự nghiệp môi trường dành cho công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại khu vực nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu.

2. Đối với công tác quản lý, xử lý chất thải rắn từ sản xuất nông nghiệp

a. Các kết quả đạt được

- Việc thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng đã được quan tâm: Đã lắp đặt các bể thu gom tại các vị trí thích hợp, người dân đã có ý thức thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng vào các bể thu gom, tình trạng vứt bao gói thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi ra môi trường đã được cải thiện. Đã có sự phối hợp tham gia tích cực của các ngành, đoàn thể, địa phương trong việc thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.

- Đã từng bước hạn chế được tình trạng vứt bỏ phụ phẩm cây trồng ra đường giao thông, kênh mương cũng như tình trạng đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường.

- Các hoạt động hỗ trợ xây bể biogas, sử dụng đệm sinh học để xử lý phân gia súc gia cầm đã hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải rắn chăn nuôi nhất là các mô hình gia trại trong các khu dân cư.

b. Những tồn tại, hạn chế:

- Số lượng bể thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật chưa đáp được nhu cầu, khoảng 40% số bể đã lắp đặt chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, có 07/08 huyện, thành phố thực hiện việc ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để vận chuyển, xử lý theo quy định.

- Việc tận dụng các loại phụ phẩm cây trồng trong các hoạt động sản xuất vẫn mang tính chất tự phát, chưa có dự án quy mô lớn hoặc mô hình ứng dụng khoa học - kỹ thuật hiện đại trong việc sử dụng phụ phẩm cây trồng làm nguyên liệu.

- Công trình xử lý chất thải rắn chăn nuôi như bể biogas, đệm sinh học ...nhiều nơi sử dụng không đúng quy trình kỹ thuật hoặc công suất thiết kế dẫn đến không phát huy được hết tác dụng, dễ dẫn đến hư hỏng, xuống cấp không sử dụng được; phân gia súc từ hoạt động chăn thả và chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chưa được thu gom, xử lý triệt để.

3. Đối với công tác quản lý, xử lý chất thải rắn xây dựng

Hiện nay, chất thải rắn xây dựng chưa được kiểm soát chặt về khối lượng tại các địa bàn, nhất là các công trình nhỏ lẻ, hộ gia đình, dẫn đến việc đổ phế thải không đúng nơi quy định còn phổ biến. Phần lớn chất thải rắn xây dựng tại khu vực nông thôn được người dân san lấp ao, hồ...; tại khu vực đô thị do quỹ đất trống hạn hẹp, nên thường đổ ra bờ đê, bờ mương,... thậm chí thải lẫn cùng với rác thải sinh hoạt.

Trên địa bàn tỉnh chưa có cơ sở xử lý chất thải rắn xây dựng mà mới chỉ quy hoạch khu tập kết và xử lý chất thải vật liệu xây dựng tại xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư với diện tích 05 ha.

VII. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế:

1. Nguyên nhân chủ quan

- Các cấp, các ngành chưa quan tâm, đầu tư đúng mức, bố trí nguồn lực, kinh phí đáp ứng yêu cầu cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt khu vực nông thôn.

- Cơ chế khuyến khích, thu hút xã hội hóa còn hạn chế, chưa tạo động lực để các doanh nghiệp đầu tư vào xử lý rác thải.

- Mô hình tổ chức thu gom, vận chuyển hiệu quả cho từng khu vực để nhân rộng chưa nhiều, chưa có phương thức quản lý chung đối với tổ chức mạng lưới thu gom, vận chuyển rác thải; tổ chức dịch vụ thu gom, xử lý rác thải nông thôn hoạt động chưa hiệu quả.

- Công tác xã hội hóa đầu tư cho xử lý rác thải còn hạn chế, nguồn vốn đầu tư cho các công trình xử lý rác thải còn hạn chế; mức thu phí vệ sinh môi trường còn thấp nên chưa khuyến khích được các doanh nghiệp tham gia đầu tư.

- Công tác tuyên truyền chưa thực sự phát huy hiệu quả, chưa gắn trách nhiệm của cộng đồng và người dân về bảo vệ môi trường.

2. Nguyên nhân khách quan

- Rác thải phát sinh ngày càng đa dạng về số lượng và chủng loại, xuất hiện ngày càng nhiều thành phần khó xử lý;

- Nhận thức của người dân về công tác bảo vệ môi trường và thu gom, xử lý rác thải chưa cao;

- Đầu ra cho các sản phẩm sử dụng nguyên liệu từ phụ phẩm cây trồng còn hạn chế dẫn đến các dự án sử dụng nguyên liệu từ phụ phẩm cây trồng vẫn chủ yếu là quy mô hộ gia đình, nghĩa là tự sản xuất và tự tìm thị trường.

- Hoạt động chăn nuôi nhiều năm qua vẫn có nhiều rủi ro dẫn đến người dân không mạnh dạn đầu tư các công trình xử lý chất thải rắn chăn nuôi; khó áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong xử lý chất thải đối với các hoạt động chăn nuôi nhỏ lẻ.

Phần thứ hai

NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GIAI ĐOẠN 2020 - 2025

I. Dự báo tình hình

Trong giai đoạn 2020 - 2025, rác thải nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình không có sự thay đổi nhiều về đặc trưng, tính chất mà chủ yếu là gia tăng về khối lượng do thay đổi cơ cấu kinh tế, mức sống và sự gia tăng dân số:

- Dự báo khối lượng phát sinh rác thải sinh hoạt đến 2025 đối với khu vực đô thị loại II (thành phố Ninh Bình) phát sinh 1,0-1,3 kg/người/ngày, đô thị loại III (thành phố Tam Điệp) phát sinh 0,8 - 1,1 kg/người/ngày, đô thị loại V (các thị trấn) phát sinh 0,7-1kg/người/ngày, tổng lượng rác thải đô thị khoảng 195 tấn/ngày (chiếm tỷ lệ khoảng 36%). Đối với khu vực nông thôn phát sinh 0,4 - 0,6 kg/người/ngày, tổng lượng rác thải phát sinh khoảng 362,3 tấn/ngày (chiếm tỷ lệ khoảng 64%).

- Đối với rác thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp không có sự thay đổi nhiều về khối lượng cũng như thành phần so với hiện trạng phát sinh. Chất thải rắn chăn nuôi giảm khoảng 5% đối với khu vực gần đô thị và tăng khoảng 5% đối với khu vực khác; phụ phẩm cây trồng có chiều hướng giảm do quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

- Do quá trình phát triển kinh tế, các hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn tới cũng sẽ gia tăng, dự báo khối lượng chất thải xây dựng sau khi đã tận dụng sẽ có khối lượng khoảng 10 - 15% so với rác thải sinh hoạt.

- Cùng với sự gia tăng về dân số, sự phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao thì lượng rác thải phát sinh ngày càng nhiều, áp lực lên môi trường sống ngày càng cao. Vì vậy, việc đầu tư hệ thống thu gom, vận chuyển, các công trình xử lý rác thải tại các địa phương trên địa bàn tỉnh là hết sức cần thiết và là nhu cầu thiết yếu để đảm bảo môi trường, chất lượng cuộc sống của người dân trong tỉnh.

(Chi tiết dự báo khối lượng rác thải tại Phụ lục 03 và 04 kèm theo).

II. Phương hướng, mục tiêu

1. Phương hướng chung

- Tập trung sự lãnh đạo, huy động sự vào cuộc của các cấp, các ngành; tăng cường sự chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải; nâng cao nhận thức, ý thức người dân tham gia bảo vệ môi trường. Việc thu gom, xử lý rác thải được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chính quyền các cấp.

- Triển khai xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý, thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh theo hướng phân loại chất thải tại nguồn, tăng cường tái sử dụng, tái chế để giảm khối lượng chất thải phải xử lý.

- Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động tối đa mọi nguồn lực tăng cường đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt.

- Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong việc thu gom, xử lý chất thải rắn.

- Quản lý rác thải phải từng bước hướng đến đảm bảo theo nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”.

2. Mục tiêu đến năm 2025

a. Mục tiêu tổng quát

- Xây dựng hệ thống quản lý rác thải sinh hoạt tại các khu dân cư tập trung theo nguyên tắc: Rác thải phải được phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý theo hướng giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng, hạn chế rác thải chôn lấp.

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư và hiệu quả công tác quản lý nhà nước về thu gom, xử lý rác thải, tiến đến cải thiện môi trường, góp phần hoàn thành Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Ninh Bình theo hướng bền vững.

- Cải tạo, nâng cao hiệu quả xử lý rác thải tại các khu xử lý rác thải nhằm giảm thiểu tình trạng gây ô nhiễm môi trường tại các bãi rác lộ thiên và các lò đốt rác thải.

- Xây dựng các khu xử lý rác thải tập trung theo quy hoạch, từng bước chấm dứt hoạt động của các bãi chôn lấp không theo quy hoạch, không đúng kỹ thuật và các lò đốt rác nhỏ lẻ không đảm bảo yêu cầu về môi trường.

- Thu gom các loại bao gói thuốc bảo vệ thực vật, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định; chấm dứt tình trạng đốt rơm rạ sau thu hoạch.

- Chất thải rắn trong chăn nuôi và xây dựng được thu gom, xử lý theo quy định.

b. Mục tiêu cụ thể

- Đối với rác thải sinh hoạt:

+ Đến năm 2025, tỷ lệ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt khu vực nông thôn đạt khoảng 85%;

+ 100% các thôn, xóm có tổ thu gom rác thải sinh hoạt;

+ Xử lý triệt để các điểm tồn đọng rác thải tại các khu dân cư, các trục đường giao thông, các bãi rác cũ, chấm dứt xử lý rác thải tại các bãi chôn lấp nhỏ lẻ trước năm 2025; Cải tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng các lò đốt rác đang hoạt động tại các huyện Yên Khánh và Kim Sơn;

+ Tăng cường đầu tư các phương tiện, thiết bị để thu gom, vận chuyển rác đến khu vực xử lý, phấn đấu trang bị xe chở rác chuyên dụng đủ năng lực vận chuyển cho tất cả các huyện, thành phố;

+ Xây dựng các khu xử lý rác thải theo quy hoạch, có công nghệ xử lý phù hợp, đảm bảo tỷ lệ chôn lấp còn dưới 20%.

- Đối với rác thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp:

+ Lắp đặt các bể thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu thu gom, tỷ lệ thu gom và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật đạt trên 70%;

+ Trên 85% phụ phẩm cây trồng được tái sử dụng;

+ Không còn tình trạng đốt rơm rạ sau thu hoạch;

+ 90% các trang trại, gia trại xử lý chất thải rắn chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Đối với chất thải rắn xây dựng:

+ Các huyện, thành phố bố trí quỹ đất, thu hút các dự án đầu tư tái chế, xử lý chất thải rắn xây dựng. Đến năm 2025, mỗi huyện, thành phố có ít nhất 01 dự án được đầu tư;

+ Hoàn thành việc xây dựng khu xử lý chất thải rắn xây dựng tại xã Ninh Vân theo quy hoạch đã phê duyệt;

+ Trên 80% chất thải rắn xây dựng được thu gom, xử lý theo quy định.

III. Các nhiệm vụ, giải pháp triển khai thực hiện

1. Tuyên truyền, hướng dẫn cộng đồng, nâng cao trách nhiệm của hệ thống chính trị đối với công tác quản lý chất thải rắn

- Nâng cao trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội các cấp theo thẩm quyền, chịu trách nhiệm trước cấp trên trong tổ chức, chỉ đạo thực hiện và xử lý các tồn tại, vi phạm trong hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt, chất thải trong sản xuất nông nghiệp, chất thải xây dựng trên địa bàn.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn về công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, chất thải trong hoạt động sản xuất nông nghiệp; giới thiệu các công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt đang áp dụng và vận động người dân ủng hộ, tạo điều kiện để thực hiện các dự án xử lý chất thải có công nghệ phù hợp, không gây ô nhiễm môi trường.

- Hướng dẫn các hộ gia đình tự phân loại rác tại nguồn, các biện pháp giảm thiểu phát sinh chất thải nhất là chất thải nhựa, các biện pháp tự xử lý rác thải tại nhà.

- Tổ chức phát động phong trào “Chống rác thải nhựa” trên phạm vi toàn tỉnh với các hoạt động thiết thực, hiệu quả theo đúng Kế hoạch số 61/KH-UBND ngày 02/5/2019 của UBND tỉnh Ninh Bình về thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” trên địa bàn tỉnh.

- Khuyến khích đầu tư, xây dựng cơ chế, chính sách thu hút, xã hội hóa đầu tư về công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt, sử dụng nguyên liệu là phụ phẩm cây trồng, tái chế chất thải rắn xây dựng thành vật liệu xây dựng.

- Kiên quyết xử lý đối với các trường hợp cố tình đổ rác thải ra môi trường và các trường hợp chăn nuôi, đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường; khuyến khích người dân, cộng đồng dân cư tố giác các hành vi vi phạm về quản lý chất thải gây ô nhiễm môi trường, giám sát các hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải khu vực nông thôn.

2. Hoàn thiện mạng lưới thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt

- Kiện toàn tổ chức thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt tại các huyện, xã, thị trấn đã có; bổ sung tất cả các khu dân cư tập trung ở nông thôn có tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt.

- Tăng cường đầu tư các phương tiện, thiết bị để thu gom, vận chuyển rác đến khu vực xử lý, trang bị xe chở rác chuyên dụng cho tất cả các huyện, thành phố đảm bảo nhu cầu thu gom, vận chuyển rác thải của các xã, phường, thị trấn.

- Rà soát, đầu tư bổ sung phương tiện, thiết bị phù hợp với hoạt động thu gom, vận chuyển của địa phương như: xe đẩy tay, thùng chứa rác, thùng phân loại rác thải, thùng ủ phân compos, xe gom rác và các phương tiện, thiết bị chuyên dụng khác.

- Tăng cường xã hội hóa trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt khu vực nông thôn bằng các hình thức giao trực tiếp hoặc cạnh tranh như đấu thầu, chỉ định thầu ...

- Người dân có trách nhiệm nộp giá dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt; Nhà nước hỗ trợ cho hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải tại một số khu vực có mật độ dân cư thấp, vùng sâu, vùng xa mà việc thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt còn gặp nhiều khó khăn.

3. Xây dựng, cải tạo các công trình xử lý rác thải sinh hoạt

Để xử lý rác thải sinh hoạt phát sinh, đảm bảo yêu cầu và mục tiêu đề ra trong giai đoạn 2020-2025, các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tập trung nguồn lực, tham mưu đề xuất thực hiện các công trình xử lý rác thải sinh hoạt gồm:

- Cải tạo các khu xử lý rác bằng lò đốt rác tại huyện Kim Sơn và Yên Khánh để nâng cao hiệu quả xử lý của các lò đốt rác, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, có định hướng chấm dứt hoạt động của các lò đốt rác trước năm 2030, không xử lý rác tại các lò đốt rác nhỏ lẻ;

- Từng bước ngừng sử dụng và tiến tới xử lý triệt để ô nhiễm tại các bãi rác chôn lấp lộ thiên hiện có tại các huyện; đến năm 2025, chấm dứt việc chôn lấp rác thải tại các bãi chôn lấp nhỏ lẻ không đúng quy hoạch.

- Nghiên cứu, áp dụng các biện pháp kỹ thuật để nâng cao hiệu quả xử lý rác thải của Nhà máy xử lý chất thải rắn Ninh Bình; thực hiện xong việc cải tạo, khắc phục ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại bãi rác thung Quèn Khó, xã Đông Sơn, thành phố Tam Điệp.

- Xây dựng các khu xử lý rác thải bằng phương pháp xử lý tiên tiến, hiện đại, không gây ô nhiễm môi trường thứ cấp tại xã Khánh Trung - huyện Yên Khánh, xã Phú Long - huyện Nho Quan theo quy hoạch đã được phê duyệt.

- Tăng cường Ngân sách Nhà nước và kêu gọi xã hội hóa đầu tư cho việc xử lý rác thải sinh hoạt, chất thải rắn xây dựng trên địa bàn toàn tỉnh.

4. Thu gom, xử lý chất thải rắn nông nghiệp

- Nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi các công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện thực tế địa phương để tận dụng phụ phẩm cây trồng và xử lý chất thải rắn chăn nuôi; thu hút đầu tư các dự án có sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu là các loại phụ phẩm cây trồng trong quá trình sản xuất.

- Các dự án chăn nuôi phải được thực hiện theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt, có các giải pháp xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường và các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Cải tạo các bể chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật không đúng kỹ thuật và đầu tư xây dựng mới các bể chứa đáp ứng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT với mật độ khoảng 2,5 - 3 ha đồng ruộng/bể.

- Kết thúc mùa vụ (02 vụ/năm), UBND cấp xã hợp đồng với đơn vị có chức năng để vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng theo đúng hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT .

- Người dân có trách nhiệm thu gom, xử lý đối với phụ phẩm cây trồng sau khi thu hoạch; xử lý chất thải rắn chăn nuôi ngay tại khu vực chuồng trại không gây ảnh hưởng đến môi trường; thực hiện thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng vào các bể thu gom theo quy định.

5. Thu gom, xử lý chất thải rắn xây dựng

- Thu hút nhà đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn xây dựng tại xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư để xử lý chất thải xây dựng theo hướng tái chế theo quy hoạch đã được phê duyệt.

- UBND các huyện, thành phố bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất làm điểm tập kết chất thải rắn xây dựng; Thu hút các dự án đầu tư tái chế, xử lý chất thải rắn xây dựng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu xử lý toàn bộ lượng chất thải phát sinh trên địa bàn.

- Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình phải có trách nhiệm hợp đồng với đơn vị có chức năng về thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn xây dựng theo quy định.

IV. Kinh phí thực hiện

Dự kiến nhu cầu kinh phí thực hiện đề án là 247,2 tỷ đồng (Chi tiết cơ cấu nguồn vốn, nguồn chi đầu tư, chi thường xuyên, cơ sở pháp lý để cấp nguồn ngân sách tại Phụ lục 05; chi tiết việc phân kỳ nội dung công việc theo từng năm tại Phụ lục 06; chi tiết việc phân kỳ kinh phí theo từng năm tại Phụ lục 07). Trong đó: Ngân sách Trung ương 45 tỷ đồng, Ngân sách tỉnh 8,5 tỷ đồng, ngân sách cấp huyện 193,7 tỷ đồng.

1. Chi cho công tác tuyên truyền

Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng và phân loại rác thải sinh hoạt, chất thải trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng; tuyên truyền người dân ủng hộ các dự án thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt; hướng dẫn các hộ gia đình sử dụng, vận hành các công trình xử lý chất thải rắn chăn nuôi đúng quy trình đạt hiệu quả cao. Kinh phí dự kiến 05 tỷ đồng từ nguồn ngân sách của tỉnh và các huyện, thành phố.

2. Hỗ trợ các hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải

- Hỗ trợ các mô hình phân loại rác thải tại nguồn, thùng phân loại rác thải, thùng ủ phân vi sinh; xử lý phụ phẩm cây trồng. Nhu cầu kinh phí dự kiến 03 tỷ đồng từ nguồn ngân sách các huyện, thành phố.

- Hỗ trợ 03 xã của huyện Kim Sơn và 05 xã của huyện Nho Quan để thực hiện thu gom, vận chuyển rác thải. Kinh phí dự kiến 2,4 tỷ đồng (08 xã/năm x 50 triệu đồng/năm x 6 năm), từ nguồn ngân sách các huyện Kim Sơn và Nho Quan.

- Hỗ trợ kinh phí cho công tác xử lý rác thải tại các khu xử lý rác tập trung (trung bình khoảng 270 tấn/ngày). Kinh phí dự kiến khoảng 65 tỷ đồng (110.000 đồng/tấn x 270 tấn/ngày x 365 ngày x 6 năm) từ nguồn ngân sách của các huyện, thành phố.

- Thuê đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật, kinh phí dự kiến khoảng 12 tỷ đồng từ nguồn ngân sách các huyện, thành phố (20.000.000 /xã/năm x 100 xã x 6 năm, dự kiến trung bình mỗi năm có khoảng 100 xã thực hiện; năm 2020 có khoảng 40% số xã thực hiện, đến năm 2025 có 100% số xã thực hiện).

3. Mua sắm trang, thiết bị thu gom rác thải

- Mua xe gom rác đẩy tay tại các xã. Kinh phí dự kiến 10 tỷ đồng (dự kiến mua khoảng 2.000 xe x 5.000.000 đ/xe) từ nguồn ngân sách các huyện, thành phố. Trong đó: Thành phố Tam Điệp 50 xe, huyện Hoa Lư 200 xe, Nho Quan 450 xe, Yên Khánh 300 xe, Yên Mô 250 xe, Kim Sơn 400 xe, Gia Viễn 350 xe.

- Mua xe ô tô chuyên dụng để chở rác từ các xã đến khu xử lý rác thải tập trung cho các huyện: Hoa Lư, Gia Viễn, Yên Mô, Yên Khánh mỗi huyện 01 xe, các huyện: Kim Sơn, Nho Quan mỗi huyện 02 xe. Kinh phí dự kiến 16 tỷ đồng (08 xe x 02 tỷ đồng/xe) từ nguồn ngân sách các huyện.

- Lắp đặt 12.800 bể thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật tại đồng ruộng (mật độ lắp đặt khoảng 3ha/bể), kinh phí dự kiến 12,8 tỷ đồng (12.800 x 1 triệu đồng/bể) từ nguồn kinh phí của tỉnh và các huyện, thành phố, trong đó: Thành phố Ninh Bình 300 bể, thành phố Tam Điệp 800 bể, huyện Hoa Lư 1.000 bể, Gia Viễn 2.000 bể, Nho Quan 3.000 bể, Yên Mô 2.000 bể, Yên Khánh 2.500 bể, Kim Sơn 1.200 bể.

4. Xây dựng, cải tạo các công trình xử lý rác thải

- Hỗ trợ kinh phí để nghiên cứu, áp dụng kỹ thuật mới nâng cao hiệu quả xử lý rác thải sinh hoạt 04 lò đốt rác thủ công tại huyện Yên Khánh và Kim Sơn. Nhu cầu kinh phí dự kiến 01 tỷ đồng (04 lò x 250.000.000 đồng/lò) từ nguồn ngân sách của huyện Yên Khánh và Kim Sơn.

- Hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, cải tạo nâng cao hiệu quả xử lý rác thải tại Nhà máy xử lý chất thải rắn Ninh Bình. Nhu cầu kinh phí dự kiến 15 tỷ đồng từ nguồn ngân sách của thành phố Tam Điệp.

- Đối ứng thực hiện các dự án xây dựng khu xử lý rác thải tập trung tại xã Khánh Trung - huyện Yên Khánh, xã Phú Long - huyện Nho Quan, khu xử lý chất thải rắn xây dựng tại xã Ninh Vân - huyện Hoa Lư. Nhu cầu kinh phí dự kiến 50 tỷ đồng từ nguồn ngân sách của các huyện (dự kiến chi phí giải phóng mặt bằng để giao đất khoảng 25 ha).

- Xử lý rác thải tồn đọng tại các bãi rác lộ thiên tại các huyện để đóng các bãi rác. Nhu cầu kinh phí dự kiến khoảng 10 tỷ đồng từ ngân sách của các huyện.

- Thực hiện dự án Xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường bãi rác thung Quèn Khó, xã Đông Sơn, thành phố Tam Điệp bằng biện pháp sử dụng lò đốt, cải tạo bãi rác mới hợp vệ sinh tại bãi rác cũ, rác thải không đốt được sau phân loại được chôn lấp tại bãi rác mới cải tạo, đảm bảo vệ sinh môi trường. Kinh phí dự kiến 45 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương.

V. Tổ chức thực hiện

1. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan phổ biến tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện giảm thiểu, tái sử dụng, phân loại, thu gom, xử lý rác thải theo quy định.

- Là cơ quan đầu mối hướng dẫn về chuyên môn đối với việc thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh; chịu trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Đề án đảm bảo tiến độ, mục tiêu đề ra; định kỳ tổng hợp báo cáo UBND tỉnh;

- Hàng năm tổng hợp dự toán chi sự nghiệp môi trường của các cơ quan, đơn vị gửi Sở Tài chính để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

- Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan trong việc thẩm định, xác nhận các hồ sơ về môi trường thuộc thẩm quyền, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý rác thải khu vực nông thôn thuộc thẩm quyền.

- Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh phân bổ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường của tỉnh để thực hiện Đề án theo quy định.

- Tổng hợp, đánh giá, bình xét và đề xuất khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích trong việc thu gom, phân loại và xử lý rác thải.

2. Sở Xây dựng

- Tham mưu UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước việc xây dựng cơ sở xử lý, tái chế chất thải theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Chủ trì thẩm định quy hoạch xây dựng, thẩm định thiết kế xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và quản lý các hoạt động xây dựng của các dự án đầu tư xây dựng cơ sở xử lý, tái chế chất thải theo quy định của Luật Xây dựng và các văn bản pháp quy hướng dẫn Luật Xây dựng.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố xây dựng và tham mưu UBND tỉnh ban hành đơn giá dịch vụ công ích, giá xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh theo từng loại công nghệ; ban hành đơn giá, phê duyệt dự toán dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải để làm cơ sở đấu thầu thực hiện dịch vụ công ích có sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

- Chủ trì, phối hợp với UBND cấp huyện định kỳ hàng năm kiểm tra việc thực hiện đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý, tái chế chất thải theo quy hoạch.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Quản lý chặt việc kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không kinh doanh, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục cho phép; hướng dẫn người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng liều lượng, đúng thời điểm để giảm thiểu lượng thuốc sử dụng.

- Khuyến khích người dân sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học, xây dựng các công trình xử lý chất thải rắn chăn nuôi; hướng dẫn người dân tự pha chế thuốc trừ sâu sinh học đơn giản thay thế các loại thuốc hóa học, vận hành các công trình xử lý chất thải rắn chăn nuôi, tận dụng các loại phụ phẩm cây trồng vào các mục đích khác nhau.

- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố tổ chức lắp đặt các bể thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật đúng quy cách, mật độ, vị trí để thuận tiện cho việc thu gom, an toàn trong quá trình sử dụng.

- Tạo điều kiện để các các dự án nông nghiệp tăng cường sử dụng các loại phân hữu cơ, phân vi sinh có nguồn gốc từ rác thải sinh hoạt để bón cho cây trồng.

- Tìm kiếm, huy động các nhà đầu tư triển khai các dự án có sử dụng nguyên liệu là các loại phụ phẩm cây trồng hoặc các dự án chế biến nông sản có khả năng xử lý các loại phụ phẩm trong quá trình sản xuất.

- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố thẩm định các dự án chăn nuôi trên địa bàn theo đúng quy hoạch, đảm bảo khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường, không gây ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư.

4. Sở Tài chính

- Thẩm định giá dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải; giá dịch vụ xử lý rác thải sinh hoạt trình cấp có thẩm quyền theo quy định.

- Hàng năm, căn cứ khả năng cân đối của ngân sách tỉnh, chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương tham mưu cho UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí chi thường xuyên để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Tham mưu UBND tỉnh kế hoạch kêu gọi đầu tư xây dựng các khu xử lý rác thải tại xã Khánh Trung - huyện Yên Khánh, xã Phú Long - huyện Nho Quan và xã Ninh Vân - huyện Hoa Lư.

- Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút, xã hội hóa đầu tư về công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt, chất thải trong sản xuất nông nghiệp; xây dựng cơ chế hỗ trợ cho cấp huyện, cơ sở trực tiếp thực hiện công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, chất thải trong sản xuất nông nghiệp.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở có liên quan cân đối và phân bổ kinh phí thực hiện quy hoạch các khu xử lý rác thải.

6. Sở Khoa học và Công nghệ

- Tham mưu UBND tỉnh ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về nghiên cứu, áp dụng kỹ thuật mới để nâng cao hiệu quả xử lý rác thải sinh hoạt tại Nhà máy xử lý chất thải rắn Ninh Bình và các khu xử lý rác thải bằng lò đốt thủ công.

- Phối hợp thẩm định dây chuyền công nghệ và máy móc thiết bị đầu tư xử lý rác thải tại các khu xử lý rác thải tập trung tại xã Khánh Trung - huyện Yên Khánh, xã Phú Long - huyện Nho Quan, xã Ninh Vân - huyện Hoa Lư.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn người dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong xử lý chất thải rắn chăn nuôi và xử lý, tận dụng phụ phẩm cây trồng.

7. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì, phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Ninh Bình và các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, chất thải nông nghiệp; tuyên truyền thông qua các đợt ra quân dọn vệ sinh môi trường, hệ thống panô, áp phích, tờ rơi về công tác vệ sinh môi trường tại các tuyến đường, nơi công cộng... Chỉ đạo, hướng dẫn các Đài truyền thanh cấp huyện và hệ thống Đài truyền thanh cấp xã dành thời lượng để tuyên truyền tại địa phương.

8. Sở Du Lịch

- Thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn khách du lịch phân loại rác thải và bỏ rác thải đúng nơi quy định, bảo vệ cảnh quan môi trường các khu du lịch trên địa bàn tỉnh, chỉ đạo các đơn vị quản lý khu du lịch kiên quyết xử lý đối với các trường hợp vứt rác thải không đúng quy định.

- Hướng dẫn các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn thực hiện nghiêm việc thu gom, xử lý rác thải theo quy định của pháp luật.

- Khuyến khích các đơn vị quản lý các khu, điểm du lịch phối hợp với đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành tuyên truyền, vận động khách du lịch tham gia bảo vệ môi trường như: Bỏ rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi; nghiên cứu, hình thành các sản phẩm du lịch kết hợp trồng cây xanh, thu gom rác thải, phát túi nilon tự hủy khi đi tham quan.

9. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức, thành viên

Tăng cường phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa phương, thường xuyên tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức của mỗi người dân, từng gia đình, cộng đồng dân cư, các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, nắm vững và thực hiện nghiêm túc việc thu gom, phân loại rác thải tại nguồn, ủng hộ chủ trương xây dựng các điểm tập kết, trung chuyển rác thải sinh hoạt và khu xử lý rác thải; tham gia tích cực vào công tác xã hội hóa về công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn. Giám sát việc thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Đề án.

10. UBND các huyện, thành phố:

- Tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện giảm thiểu, tái sử dụng, thu gom, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt, chất thải nông nghiệp theo quy định; giới thiệu các công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt, chất thải nông nghiệp đang áp dụng hiện nay và vận động người dân ủng hộ, tạo điều kiện để thực hiện các dự án xử lý chất thải có công nghệ phù hợp không gây ô nhiễm môi trường.

- Chỉ đạo, hướng dẫn UBND các xã: Tổ chức thành lập mới, cơ cấu lại các tổ, đội thu gom rác thải hoạt động có hiệu quả, đảm bảo 100% thôn, xóm có tổ thu gom rác thải; tăng cường xã hội hóa trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt; bố trí các điểm tập kết, trung chuyển rác thải sinh hoạt đưa vào hoạt động theo đúng lộ trình, kế hoạch đã được phê duyệt.

- Giao trách nhiệm cho UBND cấp xã thực hiện quản lý, thu gom rác thải sinh hoạt, bao gói thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn xã; chỉ đạo các khu dân cư, đơn vị thu gom rác thải trên địa bàn chịu trách nhiệm quản lý, thu gom tập kết rác thải phát sinh trên địa bàn và tập kết tại nơi quy định của địa phương; quản lý công tác thu, chi đối với kinh phí đóng góp của người dân.

- Ưu tiên bố trí kinh phí để thực hiện đề án, nhất là kinh phí xử lý rác thải sinh hoạt, kinh phí hỗ trợ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt tại một số xã của huyện Nho Quan và huyện Kim Sơn.

- Chỉ đạo UBND cấp xã ban hành quy định cụ thể về trách nhiệm, nghĩa vụ của các tổ chức, hộ gia đình trong việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường lồng ghép trong quy ước, hương ước của các làng, thôn, bản. Có cơ chế chính sách nhằm động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia bảo vệ môi trường, đưa công tác bảo vệ môi trường trở thành một trong những tiêu chí quan trọng để xét công nhận gia đình văn hóa, các thôn, khu phố, khu dân cư, cơ quan, đơn vị văn hóa. Định kỳ hàng năm, UBND các cấp, phối hợp với UBMTTQ và các tổ chức đoàn thể đánh giá phong trào quần chúng về công tác bảo vệ môi trường, đề xuất chính quyền biểu dương, khen thưởng những tổ chức cá nhân có thành tích xuất sắc trong bảo vệ môi trường.

- Chỉ đạo UBND các xã: Xóa bỏ các điểm tập kết, tồn lưu rác thải sinh hoạt không đúng quy định, chấm dứt tình trạng xả rác thải sinh hoạt bừa bãi trên địa bàn; đóng bãi và xử lý ô nhiễm, tái sử dụng vào mục đích khác đối với các bãi chôn lấp rác thải không hợp vệ sinh trên địa bàn; yêu cầu các hộ gia đình chăn thả gia súc phải thu gom phân gia súc và xử lý để không gây ô nhiễm môi trường chung.

- Tìm kiếm và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có năng lực, trình độ để thực hiện các dự án xử lý rác thải theo Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Ninh Bình đến năm 2030. Chủ động quy hoạch quỹ đất xây dựng điểm tập kết chất thải rắn xây dựng; tập trung thu hút các dự án đầu tư tái chế chất thải rắn xây dựng, hạn chế tối đa rác thải đưa đi chôn lấp.

- Tổ chức lắp đặt các bể thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật đúng quy cách, mật độ, vị trí để thuận tiện cho việc thu gom, an toàn trong quá trình sử dụng.

- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn; quản lý việc thu gom và chuyển giao bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng cho đơn vị có chức năng theo đúng quy định.

- Phối hợp với các sở, ngành hỗ trợ người dân xây dựng các công trình xử lý chất thải rắn chăn nuôi, khuyến khích tạo điều kiện cho các dự án đầu tư có sử dụng các loại phụ phẩm cây trồng làm nguyên liệu sản xuất hoặc các dự án chế biến nông sản có khả năng xử lý các loại phụ phẩm trong quá trình sản xuất.

- Thẩm định các dự án chăn nuôi trên địa bàn theo đúng quy hoạch, không gây ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư.

- UBND huyện Yên Khánh và huyện Kim Sơn thực hiện cải tạo nâng cao hiệu quả xử lý rác thải tại các lò đốt rác và có phương án dừng hoạt động đối với các lò đốt rác không đảm bảo các quy chuẩn về môi trường trước năm 2030.

- UBND thành phố Tam Điệp: Thực hiện Dự án xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường bãi rác thung Quèn Khó, xã Đông Sơn, thành phố Tam Điệp bằng biện pháp sử dụng lò đốt, cải tạo bãi rác mới hợp vệ sinh tại bãi rác cũ, rác thải không đốt được sau phân loại được chôn lấp tại bãi rác mới cải tạo, đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Nhà máy xử lý chất thải rắn Ninh Bình, thành phố Tam Điệp: Cải tạo công nghệ sản xuất của Nhà máy xử lý chất thải rắn Ninh Bình để tăng cường hiệu quả xử lý rác thải, nâng cao chất lượng sản phẩm phân vi sinh cung cấp cho thị trường; chôn lấp rác thải tại bãi rác đúng quy trình, đảm bảo vệ sinh môi trường.

VI. Kiểm tra, giám sát thực hiện Đề án

Hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra, thanh tra và định kỳ sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm việc triển khai thực hiện Đề án; tổ chức tổng kết tình hình, kết quả thực hiện Đề án vào cuối năm 2025, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.

VII. Điều chỉnh, bổ sung Đề án

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm tổng hợp ý kiến, đề xuất biện pháp giải quyết, gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, tham mưu, báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo thực hiện./.

PHỤ LỤC 01.

TÌNH HÌNH PHÁT SINH VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT NÔNG THÔN TỈNH NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2019
(Kèm theo Đề án thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải nông thôn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2020 - 2025)

TT

Huyện, thành phố

Rác thải sinh hoạt phát sinh (tấn/ngày)

Khối lượng rác thải được thu gom (tấn/ngày)

Lượng rác thải được xử lý (tấn/ngày)

Hình thức thu gom, vận chuyển và xử lý

Chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý (đồng/tấn)

1

TP Ninh Bình

14

11,2

11,2

Thu gom vận chuyển về bãi rác tại thung Quèn Khó - TP Tam Điệp để xử lý

272.000

2

TP Tam Điệp

8,6

7,1

7,1

Thu gom vận chuyển về bãi rác tại thung Quèn Khó - TP Tam Điệp để xử lý

915.000

3

H. Hoa Lư

31,9

27,4

27,4

Thu gom vận chuyển về bãi rác tại thung Quèn Khó - TP Tam Điệp để xử lý

300.000 - 730.000

4

H. Gia Viễn

56,5

45,3

45,3

- Thu gom vận chuyển về bãi rác tại thung Quèn Khó - TP Tam Điệp để xử lý

- Tự xử lý tại hộ gia đình (02 thôn)

300.000 - 800.000

5

H. Nho Quan

53,2

33,3

33,3

- Thu gom vận chuyển về Bãi rác tại thung Quèn Khó - TP Tam Điệp để xử lý (19 xã)

- Phân loại và tự xử lý tại hộ gia đình (07 xã)

290.000

6

H. Yên Mô

44,8

33,4

33,4

- Thu gom, vận chuyển về bãi rác tại thung Quèn Khó TP Tam Điệp để xử lý.

- Thu gom, vận chuyển về bãi rác của các thôn để xử lý (04 thôn)

- Tự xử lý tại hộ gia đình (01 thôn)

370.000 - 570.000

7

H. Yên Khánh

55,5

45,2

45,2

- Thu gom, vận chuyển về bãi rác tại thung Quèn Khó TP Tam Điệp để xử lý (02 xã)

- Thu gom về bãi rác của xã để đốt bằng lò đốt rác và chôn lấp (03 xã khoảng 11,5 tấn/ngày)

- Thu gom về bãi rác của xã để chôn lấp (13 xã).

Chôn lấp tại bãi rác: 100.000 - 250.000

Đốt bằng lò đốt: 250.000 - 400.000

Chờ đi xử lý tại Tam Điệp: Khoảng 550.000

8

H. Kim Sơn

63,7

36,5

36,5

- Thu gom, vận chuyển về bãi rác tại thung Quèn Khó TP Tam Điệp để xử lý (23 xã)

- Thu gom về bãi rác của xã để đốt bằng lò đốt rác và chôn lấp (02 xã khoảng 3,5 tấn/ngày)

- Tự xử lý tại hộ gia đình (04 xã)

570.000 - 590.000

Tổng cộng

328,2

239,4

239,4

Ghi chú: Đến hết tháng 10/2019 còn 01 thôn của huyện Yên Mô, 02 thôn của huyện Gia Viễn, 69 thôn của huyện Kim Sơn và 113 thôn của huyện Nho Quan chưa tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt tập trung.

PHỤ LỤC 02

TÌNH HÌNH PHÁT SINH RÁC THẢI NÔNG NGHIỆP VÀ RÁC THẢI XÂY DỰNG KHU VỰC NÔNG THÔN TỈNH NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2019
(Kèm theo Đề án thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải nông thôn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2020 - 2025)

TT

Huyện, thành phố

Rác thải nông nghiệp

Chất thải rắn xây dựng (tấn/ngày)

(4)

Bao gói thuốc BVTV sau sử dụng (tấn/năm)

(1)

Chất thải rắn chăn nuôi (tấn/ngày)

(2)

Phụ phẩm cây trồng (tấn/năm)

(3)

1

TP Ninh Bình

0,59

417

5.095

2,10

2

TP Tam Điệp

1,06

1.195

4.106

1,03

3

Huyện Hoa Lư

0,79

996

15.984

3,83

4

Huyện Gia Viễn

3,21

2.831

30.716

5,65

5

Huyện Nho Quan

5,40

7.779

36.085

4,79

6

Huyện Yên Mô

2,92

3.262

39.453

4,48

7

Huyện Yên Khánh

4,41

4.190

44.391

5,55

8

Huyện Kim Sơn

4,54

3.714

48.425

6,37

Tổng cộng

22,92

24.384

224.255

33,8

Ghi chú:

(1) Khối tượng bao gói thuốc bảo vệ thực vật ước tính theo diện tích đất trồng cây hàng năm, trung bình khoảng 0,54 kg bao gói/ha/năm

(2) Khối lượng chất thải chăn nuôi hàng ngày ước tính theo tổng đàn hiện có, lợn khoảng 1,5kg/con, trâu bò 15kg/con, gia cầm 0,2kg/con (Nguồn: Cục Chăn nuôi 2014).

(3) Khối lượng phụ phẩm cây trồng ước tính theo khối lượng rơm khoảng 0,46 lần khối lượng sản phẩm cây lương thực và cây có hạt (Nguồn: Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2016).

(4) Khối lượng rác thải xây dựng ước tính khoảng 10% so với rác thải sinh hoạt, các địa bàn gần đô thị có tỷ lệ khoảng 12% (Nguồn: Tạp chí môi trường 11/9/2018).

PHỤ LỤC 03.

DỰ KIẾN TÌNH HÌNH PHÁT SINH VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT NÔNG THÔN TỈNH NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Đề án thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải nông thôn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2020 - 2025)

STT

Huyện, thành phố

Rác thải sinh hoạt phát sinh (tấn/ngày)

Khối lượng rác thải được thu gom (tấn/ngày)

Lượng rác thải được xử lý (tấn/ngày)

Hình thức thu gom, vận chuyển và xử lý

Chi phí thu gom (đồng/tấn)

Chi phí vận chuyển (đồng/tấn)

Chi phí xử lý tại khu xử lý rác (đồng/tấn)

1

TP Ninh Bình

15,4

13,9

13,9

Thu gom vận chuyển về Nhà máy xử lý chất thải rắn Ninh Bình để xử lý

200.000

110.000

2

TP Tam Điệp

9,46

8,5

8,5

Thu gom vận chuyển về Nhà máy xử lý chất thải rắn Ninh Bình để xử lý

935.000

110.000

3

H. Hoa Lư

35,1

31,6

31,6

- Thu gom vận chuyển về khu xử lý rác thải tại xã Phú Long huyện Nho Quan để xử lý

Thu gom, vận chuyển về Nhà máy xử lý chất thải rắn Ninh Bình để xử lý

400.000

300.000

110.000

4

H. Gia Viễn

62,2

52,8

52,8

Thu gom vận chuyển về khu xử lý rác thải tại xã Phú Long huyện Nho Quan để xử lý

425.000

300.000

110.000

5

H. Nho Quan

59,8

47,9

47,9

Thu gom vận chuyển về khu xử lý rác thải tại xã Phú Long huyện Nho Quan để xử lý

450.000

250.000

110.000

6

H. Yên Mô

49,3

41,9

41,9

Thu gom, vận chuyển về Nhà máy xử lý chất thải rắn Ninh Bình để xử lý

425.000

300.000

110.000

7

H. Yên Khánh

61,1

51,9

51,9

Thu gom, vận chuyển về khu xử lý rác thải tại xã Khánh Trung, huyện Yên Khánh

400.000

250.000

110.000

8

H. Kim Sơn

70,1

56,1

56,1

- Thu gom, vận chuyển về khu xử lý rác thải tại xã Khánh Trung, huyện Yên Khánh

- Thu gom, vận chuyển về Nhà máy xử lý chất thải rắn Ninh Bình để xử lý

- Thu gom, vận chuyển về khu xử lý rác tại xã Hồi Ninh huyện Kim Sơn để xử lý

425.000

300.000

110.000

Tổng cộng

362,3

304,5

304,5

PHỤ LỤC 04.

DỰ KIẾN TÌNH HÌNH PHÁT SINH VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI NÔNG NGHIỆP VÀ RÁC THẢI XÂY DỰNG KHU VỰC NÔNG THÔN TỈNH NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Đề án thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải nông thôn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2020 - 2025)

STT

Huyện, thành phố

Bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng

Chất thải chăn nuôi (tấn/ngày)

Phụ phẩm cây trồng (tấn/năm)

Chất thải rắn xây dựng (tấn/ngày)

Khối lượng phát sinh (tấn/năm)

Số lượng bể thu gom lắp đặt

Kinh phí lắp đặt (triệu đồng)

Tỷ lệ thu gom

Chi phí vận chuyển, xử lý đến năm 2025 (triệu đồng)

1

TP. Ninh Bình

0,50

300

300

80%

360

396

4.076

2,3

2

TP. Tam Điệp

1,06

800

800

70%

360

1.195

3.696

1,1

3

Huyện Hoa Lư

0,79

1.000

1.000

70%

960

996

14.386

4,2

4

Huyện Gia Viễn

3,21

2.000

2.000

60%

1.800

2.972

29.180

6,2

5

Huyện Nho Quan

5,40

3.000

3.000

55%

2.400

8.168

35.363

6,0

6

Huyện Yên Mô

2,92

2.000

2.000

60%

1.800

3.425

38.664

4,9

7

Huyện Yên Khánh

4,41

2.500

2.500

65%

1.920

4.400

42.171

6,1

8

Huyện Kim Sơn

4,54

1.200

1.200

55%

2,400

3.900

50.846

7,0

Tổng cộng

22,83

12.800

12.800

12.000

25.452

218.382

35,6

PHỤ LỤC 05

CÁC NHIỆM VỤ/CHƯƠNG TRÌNH/DỰ ÁN GIAI ĐOẠN 2020-2025
(Kèm theo Đề án thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải nông thôn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2020 - 2025)

TT

Tên nhiệm vụ/chương trình/dự án/kế hoạch

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

Kinh phí thực hiện (triệu đồng)

Nguồn kinh phí (triệu đồng)

Nguồn chi

Cơ sở pháp lý

NS TW

NS tỉnh

NS huyện, thành phố

1

Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về thu gom, phân loại, tự xử lý rác thải nông thôn

Sở Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố

Các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố

2020 - 2025

5.000

1.500

3.500

Thường xuyên

Điểm l Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 02/2017/TT-BTC ngày 06/01/2017

2

Các mô hình phân loại rác, tự xử lý tại gia đình; xử lý phụ phẩm cây trồng tại đồng ruộng

UBND các huyện, thành phố

Các Sở, ngành liên quan

2020 - 2025

3.000

3.000

Thường xuyên

Điểm l Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 02/2017/TT-BTC ngày 06/01/2017

3

Hỗ trợ kinh phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt cho 03 xã của huyện Kim Sơn và 05 xã của huyện Nho Quan

UBND huyện Kim Sơn, Nho Quan

2020 - 2025

2.400

2.400

Thường xuyên

Điểm e Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 02/2017/TT-BTC ngày 06/01/2017

4

Xử lý rác thải tại các khu xử lý rác

UBND các huyện, thành phố

Sở Tài nguyên và Môi trường

2020 - 2025

65.000

65.000

Thường xuyên

Điểm e Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 02/2017/TT-BTC ngày 06/01/2017

5

Mua xe thu gom rác thải tại các xã

UBND các huyện, thành phố

2020 - 2025

10.000

10.000

Thường xuyên

- Điểm i Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 02/2017/TT-BTC ngày 06/01/2017

- Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

6

Mua xe chuyên dụng vận chuyển rác thải từ địa điểm tập kết đến khu xử lý

UBND các huyện

Các Sở, ngành liên quan

2021 - 2024

16.000

16.000

Thường xuyên

Điểm i Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 02/2017/TT-BTC ngày 06/01/2018

7

Cải tạo, nâng cao hiệu quả xử lý của các lò đốt rác

UBND huyện Yên Khánh, Kim Sơn

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ

2021 - 2022

1.000

1.000

Thường xuyên

Điểm k Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 02/2017/TT-BTC ngày 06/01/2018

8

Cải tạo nâng cao hiệu quả xử lý rác thải tại Nhà máy xử lý chất thải rắn Ninh Bình

Nhà máy xử lý chất thải rắn Ninh Bình - UBND thành phố Tam Điệp

Các Sở, ngành liên quan

2021-2025

15.000

15.000

Thường xuyên

Điểm k Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 02/2017/TT-BTC ngày 06/01/2018

9

Đối ứng thực hiện các dự án xây dựng khu xử lý rác thải tập trung

UBND các huyện Yên Khánh, Nho Quan, Hoa Lư

Các Sở, ngành liên quan

2020 - 2025

50.000

50.000

Đầu tư

Khoản 1 Điều 40 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015

10

Lắp đặt các bể thu gom bao gói thuốc BVTV

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố

Các đơn vị có liên quan

2020 - 2025

12.800

7.000

5.800

Thường xuyên

- Điểm a Khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16/5/2016 Nghị quyết 39/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh

11

Thuê đơn vị có chức năng để vận chuyển, xử lý bao gói thuốc BVTV

UBND các huyện, thành phố

Sở Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị có chức năng

2020 - 2025

12.000

12.000

Thường xuyên

Điểm a Khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16/5/2017

12

Xử lý rác thải tồn đọng tại các bãi rác lộ thiên

UBND các huyện.

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, các đơn vị có liên quan

2020 - 2025

10.000

10.000

Thường xuyên

Điểm e Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 02/2017/TT-BTC ngày 06/01/2017

13

Dự án Xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường bãi rác thung Quèn Khó, xã Đông Sơn, thành phố Tam Điệp

UBND thành phố Tam Điệp

Các Sở, ngành liên quan

2020 - 2022

45.000

45.000

Đầu tư

UBND tỉnh Đã ban hành Quyết định số 1681/QĐ-UBND ngày 14/12/2018 về chủ trương đầu tư dự án Xử lý cải tạo, phục hồi môi trường bãi rác thung Quèn Khó, xã Đông Sơn, thành phố Tam Điệp

Tổng

247.200

45.000

8.500

193.700

PHỤ LỤC 06

DỰ KIẾN PHÂN KỲ NỘI DUNG CÔNG VIỆC
(Kèm theo Đề án thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải nông thôn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2020 - 2025)

TT

Tên nhiệm vụ/chương trình/dự án/kế hoạch

Thời gian thực hiện

Phân kỳ nội dung công việc

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

1

Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về thu gom, phân loại, tự xử lý rác thải nông thôn

2020 - 2025

Tuyên truyền riêng, lồng ghép với các hoạt động khác

Tuyên truyền riêng, lồng ghép với các hoạt động khác

Tuyên truyền riêng, lồng ghép với các hoạt động khác

Tuyên truyền riêng, lồng ghép với các hoạt động khác

Tuyên truyền riêng, lồng ghép với các hoạt động khác

Tuyên truyền riêng, lồng ghép với các hoạt động khác

2

Các mô hình phân loại rác, tự xử lý tại gia đình; xử lý phụ phẩm cây trồng tại đồng ruộng

2020 - 2025

03 - 04 mô hình

04 - 05 mô hình

04 - 05 mô hình

04 - 05 mô hình

Tiếp tục giới thiệu, phát huy hiệu quả các mô hình

3

Hỗ trợ kinh phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt cho 03 xã của huyện Kim Sơn và 05 xã của huyện Nho Quan

2020 - 2025

Hỗ trợ cho 08 xã

Hỗ trợ cho 08 xã

Hỗ trợ cho 08 xã

Hỗ trợ cho 08 xã

Hỗ trợ cho 08 xã

Hỗ trợ cho 08 xã

4

Xử lý rác thải tại các khu xử lý rác

2020 - 2025

Theo khối lượng rác thải thu gom, vận chuyển về các khu xử lý

Theo khối lượng rác thải thu gom, vận chuyển về các khu xử lý

Theo khối lượng rác thải thu gom, vận chuyển về các khu xử lý

Theo khối lượng rác thải thu gom, vận chuyển về các khu xử lý

Theo khối lượng rác thải thu gom, vận chuyển về các khu xử lý

Theo khối lượng rác thải thu gom, vận chuyển về các khu xử lý

5

Mua xe thu gom rác thải tại các xã

2020 - 2025

200 xe

400 xe

400 xe

400 xe

400 xe

200 xe

6

Mua xe chuyên dụng vận chuyển rác thải từ địa điểm tập kết đến khu xử lý

2021 - 2024

Huyện Gia Viễn, Kim Sơn

Huyện Yên Mô, Nho Quan

Huyện Yên Khánh, Hoa Lư

Huyện Kim Sơn, Nho Quan

7

Cải tạo, nâng cao hiệu quả xử lý của các lò đốt rác

2021-2022

01 lò của huyện Yên Khánh

02 lò của huyện Yên Khánh, 01 lò của huyện Kim Sơn

8

Cải tạo nâng cao hiệu quả xử lý rác thải tại Nhà máy xử lý chất thải rắn Ninh Bình

2021-2025

Nghiên cứu, phương án, chuẩn bị cơ sở vật chất

Tiến hành cải tạo, lắp đặt

Tiến hành cải tạo, lắp đặt

Tiến hành cải tạo, lắp đặt

Kết thúc cải tạo, lắp đặt

9

Đối ứng thực hiện các dự án xây dựng khu xử lý rác thải tập trung

2020 - 2025

Giải phóng mặt bằng khu xử lý tại xã Khánh Trung huyện Yên Khánh

Giải phóng mặt bằng khu xử lý tại xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, một phần tại khu xử lý xã Phú Long huyện Nho Quan

Giải phóng mặt bằng một phần khu xử lý xã Phú Long huyện Nho Quan

Giải phóng mặt bằng một phần khu xử lý xã Phú Long huyện Nho Quan

10

Lắp đặt các bể thu gom bao gói thuốc BVTV

2020 - 2025

Lắp đặt 1,800 bể tại các huyện, thành phố

Lắp đặt 2.000 bể tại các huyện, thành phố

Lắp đặt 2.200 bể tại các huyện, thành phố

Lắp đặt 2.200 bể tại các huyện, thành phố

Lắp đặt 2.200 bể tại các huyện, thành phố

Lắp đặt 2.400 bể tại các huyện, thành phố

11

Thuê đơn vị có chức năng để vận chuyển, xử lý bao gói thuốc BVTV

2020 - 2025

Toàn bộ các xã của huyện Yên Khánh, Hoa Lư, Gia Viễn thành phố Tam Điệp, thành phố Ninh Bình và một số xã khác của huyện Yên Mô, Kim Sơn, Nho Quan

Toàn bộ các xã của huyện Yên Khánh, Hoa Lư, Gia Viễn, Yên Mô thành phố Tam Điệp, thành phố Ninh Bình và một số xã khác của huyện Kim Sơn, Nho Quan

Toàn bộ các xã của huyện Yên Khánh, Hoa Lư, Gia Viễn, Yên Mô thành phố Tam Điệp, thành phố Ninh Bình và một số xã khác của huyện Kim Sơn, Nho Quan

Toàn bộ các xã của huyện Yên Khánh, Hoa Lư, Gia Viễn, Yên Mô, thành phố Tam Điệp, thành phố Ninh Bình và một số xã khác của huyện Kim Sơn, Nho Quan

Toàn bộ các xã của huyện Yên Khánh, Hoa Lư, Gia Viễn, Yên Mô, Kim Sơn, thành phố Tam Điệp, thành phố Ninh Bình và một số xã khác của huyện Nho Quan

Toàn bộ các xã trên địa bàn tỉnh

12

Xử lý rác thải tồn đọng tại các bãi rác lộ thiên

2020 - 2025

Bãi rác tồn đọng tại huyện Gia Viễn, Yên Khánh

Bãi rác tồn đọng tại huyện Gia Viễn, Yên Khánh

Bãi rác tồn đọng tại huyện Gia Viễn, Yên Khánh

Bãi rác tồn đọng tại huyện Gia Viễn, Yên Khánh, Yên Mô

Bãi rác tồn đọng tại huyện Yên Khánh

Bãi rác tồn đọng tại huyện Yên khánh

13

Dự án Xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường bãi rác thung Quèn Khó, xã Đông Sơn, thành phố Tam Điệp

2020 - 2022

Xây dựng cơ sở hạ tầng

Xử lý rác thải

Xử lý rác thải, cải tạo, phục hồi bãi rác

PHỤ LỤC 07

DỰ KIẾN PHÂN KỲ KINH PHÍ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ
(Kèm theo Đề án thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải nông thôn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2020 - 2025)

TT

Tên nhiệm vụ/chương trình/dự án/kế hoạch

Kinh phí thực hiện (triệu đồng)

Phân kỳ kinh phí (triệu đồng)

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

NS TW

NS tỉnh

NS cấp huyện

NS TW

NS tỉnh

NS cấp huyện

NS TW

NS tỉnh

NS cấp huyện

NS TW

NS tỉnh

NS cấp huyện

NS TW

NS tỉnh

NS cấp huyện

NS TW

NS tỉnh

NS cấp huyện

1

Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về thu gom, phân loại, tự xử lý rác thải nông thôn

5.000

250

450

250

500

250

600

250

600

250

650

250

700

2

Các mô hình phân loại rác, tự xử lý tại gia đình; xử lý phụ phẩm cây trồng tại đồng ruộng

3.000

600

800

800

800

3

Hỗ trợ kinh phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt cho 03 xã của huyện Kim Sơn và 05 xã của huyện Nho Quan

2.400

400

400

400

400

400

400

4

Xử lý rác thải tại các khu xử lý rác

65.000

8.000

9.500

10.500

11.500

12.500

13.000

5

Mua xe thu gom rác thải tại các xã

10.000

1.000

2.000

2.000

2.000

2.000

1.000

6

Mua xe chuyên dụng vận chuyển rác thải từ địa điểm tập kết đến khu xử lý

16.000

4.000

4.000

4.000

4.000

7

Cải tạo, nâng cao hiệu quả xử lý của các lò đốt rác

1.000

250

750

8

Cải tạo nâng cao hiệu quả xử lý rác thải tại Nhà máy xử lý chất thải rắn Ninh Bình

15.000

3.000

3.000

3.000

3.000

3.000

9

Đối ứng thực hiện các dự án xây dựng khu xử lý rác thải tập trung

50.000

10.000

15.000

15.000

10.000

10

Lắp đặt các bể thu gom bao gói thuốc BVTV

12.800

1.000

800

1.000

1.000

1.200

1.000

1.200

1.000

1.200

1.000

1.400

1.000

11

Thuê đơn vị có chức năng để vận chuyển, xử lý bao gói thuốc BVTV

12.000

1.020

1.840

2.120

2.240

2.360

2.420

12

Xử lý rác thải tồn đọng tại các bãi rác lộ thiên

10.000

1.000

1.000

1.000

2.000

2.000

3.000

13

Dự án Xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường bãi rác thung Quèn Khó, xã Đông Sơn, thành phố Tam Điệp

45.000

5.000

20.000

20.000

Tổng

247.200

5.000

1.250

12.670

20.000

1.250

24.090

20.000

1.450

36.170

0

1.450

42.540

0

1.450

43.710

0

1.650

34.520

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 249/QĐ-UBND ngày 06/02/2020 về Đề án thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải nông thôn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2020-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


699

DMCA.com Protection Status
IP: 3.136.26.156
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!