ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2218/QĐ-UBND
|
Bình Định, ngày
14 tháng 08 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN PHÒNG TRÁNH LŨ LỤT CHO VÙNG HẠ LƯU ĐẬP THỦY ĐIỆN VĨNH
SƠN NĂM 2013
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 08/3/1993 và Pháp lệnh Bổ
sung một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão được Ủy ban Thường vụ Quốc
hội thông qua ngày 24/8/2000;
Căn cứ Nghị định số 14/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 Quy định về tổ chức,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế phối hợp của Ban Chỉ đạo PCLBTW, Ban Chỉ huy PCLB
và TKCN các Bộ, ngành và địa phương;
Căn cứ Thông tư số 34/2010/TT-BCT ngày 07/10/2010 của Bộ Công Thương
quy định về quản lý an toàn đập của công trình thủy điện;
Xét đề nghị của Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm
cứu nạn tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Phương
án phòng tránh lũ lụt cho vùng hạ lưu đập thủy điện Vĩnh Sơn năm 2013 (kèm
theo Phương án của Công ty Cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh tại văn bản số
603/2013/TTr-VSH-KT ngày 21/6/2013), với các nội dung chính như sau:
1. Dự kiến tình huống
Trường hợp khả năng xả lũ của hồ đáp ứng tiêu chuẩn thiết kế đập hiện
hành, nhưng khi lưu lượng lũ lớn hơn lưu lượng lũ thiết kế, tình huống vỡ đập
có thể xảy ra thì sẽ tăng cường thoát lũ bằng phương pháp cho nổ mìn phá các đập
tràn sự cố T3 (ở hồ A) và B2 (ở hồ B).
2. Hành lang xả lũ các đập tràn và đập tràn sự cố
Tràn xả lũ chính hồ A (T2) nằm eo bờ phải dòng suối Đắk Phan, cách vai phải
đập đất chính hồ A: 400m về phía thượng lưu thuộc xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh,
tỉnh Bình Định. Tràn T2 xả nước dọc theo khe suối trải dài khoảng 1,5km, rộng
20m có chỗ đến 30m, sâu 5m đến 10m, hai bên bờ suối dọc hành lang không có dân
cư sinh sống. Hai bên bờ suối nhân dân xã Vĩnh Sơn trồng lúa nước thời vụ, thường
thu hoạch trước mùa mưa (trước 30/9), không có nhà cửa và vật kiến trúc. Từ sau
hố xói tràn T2 đến chỗ hợp lưu với dòng Đăk Phan dài khoảng 1,5km. Dòng Đăk
Phan chảy khoảng 4km nữa là hợp lưu với dòng Đăk Senan. Hai bên bờ suối của đoạn
này không có nhà cửa và cây trồng.
Tràn xả lũ chính hồ B nằm bờ phải dòng sông Đắk Segnan, cách vai phải đập
đất chính đập chính hồ B khoảng 200m. Tất cả các hạng mục công trình thủy công
hồ B thuộc xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai. Tuyến thoát lũ tràn chính hồ
B dài khoảng 300m rồi nhập lưu dòng chính Đăk Segnan, cách hạ lưu đập khoảng
300m. Dòng suối Đăk Senan từ sau đập chính hồ B chảy len lỏi trong rừng khoảng
14 km rồi hợp lưu với dòng Đăk Phan thành dòng Đăk Xom. Hai bên bờ suối Đăk
Senan là rừng và sườn núi dốc không có dân cư sinh sống. Suối Đăk Xom len lỏi
trong rừng khoảng 16km rồi đổ ra hồ Định Bình, tại cầu Trà Xom thuộc xã Vĩnh
Kim, huyện Vĩnh Thạnh.
Tràn sự cố hồ A (T3) nằm eo bờ phải dòng sông Đăk Phan, giữa đập chính và
tràn xả lũ cách vai phải đập đất chính hồ A khoảng 200m về phía thượng lưu,
tràn sự cố hồ B (B2) kết hợp đập phụ B2 nằm dải cao độ thấp của đường phân thủy
giữa sông Đắk Segnan và sông Ba cách vai phải đập chính hồ B khoảng 6 km về
phía thượng lưu.
Đập chính Hồ C ngăn dòng sông Đăk Dinh Dong là sông nhánh ở thượng nguồn
sông Ba, vào mùa lũ lượng nước xả tràn sẽ chảy qua tràn hồ C và trở về sông cũ
gần sau đập chính, sông này nhập lưu về sông Ba.
Đánh giá hành lang xả lũ:
Trong hành lang thoát lũ của các tràn xả lũ hồ A, hồ B và hồ C khi xảy ra
lũ đều không ảnh hưởng đến hoa màu và tài sản của nhân dân. Các tràn xả lũ của
hồ A, hồ B và hồ C là các tràn tự do, do đó trong quá trình lũ về hồ chứa tăng
cao, tràn tự do tự điều tiết lưu lượng qua tràn nên không gây lũ quét, lũ đột
biến cho hạ lưu.
3. Các đối tượng, mức độ bị ảnh hưởng ở hạ du
Dọc theo hành lang các tràn xả lũ (và tràn sự cố) của các hồ chứa nước thủy
điện Vĩnh Sơn, nước lũ nhập lưu về là sông chính. Các sông này đa số nằm trong
rừng tự nhiên, địa hình có độ dốc lớn, vách đứng không có đường qua lại, không
có dân cư sinh sống, không ảnh hưởng đến đời sống dân cư ở vùng hạ du.
Vào mùa lũ công trình chịu ảnh hưởng là hồ chứa nước Định Bình nằm cùng
lưu vực sông Kôn thuộc huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định. Hồ chứa nước Định Bình
là bậc thang nằm phía dưới hồ chứa Vĩnh Sơn nên trực tiếp đón lượng nước xả lũ
qua tràn hồ A, hồ B (và đập sự cố T3) của các hồ chứa nước thủy điện Vĩnh Sơn.
4. Phương án chủ động đề phòng, đối phó, giảm nhẹ thiệt
hại, khắc phục hậu quả
a. Công tác chuẩn bị trước mùa mưa lũ:
Lập phương án an toàn đập năm 2013 trình Bộ Công Thương phê duyệt trước
mùa mưa lũ; thành lập Ban Chỉ huy phòng chống bão lụt bão năm 2013 của công
trình.
Khảo sát, kiểm tra tình trạng công trình, đường giao thông vận hành và các
thiết bị để kịp thời duy tu, sửa chữa.
Triển khai công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa công trình, nhà ở, kho
tàng, đường vận hành theo các dự toán đã được phê duyệt (cụm hồ A, cụm hồ B, cụm
hồ C, tuyến năng lượng, đường giao thông vận hành trong và ngoài công trình); Bảo
trì, sửa chữa, thí nghiệm điện, kiểm tra chống sét, … các thiết bị công nghệ, đảm
bảo vận hành an toàn.
Chuẩn bị vật tư, vật liệu dự phòng, trang bị đầy đủ phương tiện thông tin
liên lạc theo phương án PCLB đã được phê duyệt, nhằm đảm bảo vận hành hồ chứa
an toàn, công tác sản xuất được liên tục, công trình hoạt động hiệu quả (công
việc hoàn thành trước 31/8).
Kiểm tra các loại vật liệu nổ (thuốc nổ, dây nổ, dây điện, dây cháy chậm).
Phối hợp với các cấp chính quyền địa phương liên quan, tổ chức kiểm tra
hành lang bảo vệ lòng hồ và hành lang an toàn xả lũ, xử lý kịp thời những vi phạm
xảy ra (các hộ dân tự ý tái chiếm dụng đất xây cất nhà trái phép trong hành
lang bán ngập của hồ chứa), tránh mọi rủi ro về người và tài sản vùng dân cư do
mưa lũ gây ra (công việc hoàn thành trước 31/8).
b. Công tác trong mùa mưa lũ:
Trong mùa mưa lũ khu vực công trình Vĩnh Sơn các thành viên Đội xung kích
thường trực 24/24h, phối hợp với cán bộ quản lý công trình kiểm tra tình trạng
công trình và theo dõi diễn biến thời tiết trong suốt thời gian làm nhiệm vụ chống
lũ (ghi chép lại các số liệu: Mực nước thượng lưu, mực nước hạ lưu; lưu lượng về
hồ, lưu lượng xả, lưu lượng xả qua tua bin, tổng lưu lượng về hạ lưu đập; dự
tính khả năng gia tăng mực nước hồ khi tính theo lưu lượng đến). Báo cáo kịp thời
cho Ban Chỉ huy PCLB Công ty để có phương án sẵn sàng đối phó.
Chế độ theo dõi mực nước hồ chứa A, B, C trong mùa mưa lũ 2h/lần/trận lũ.
Chế độ theo dõi lượng mưa tại trạm đo mưa khu vực Vĩnh Sơn; đo lúc 7h sáng
và 19h chiều hằng ngày.
Thực hiện trách nhiệm báo cáo theo qui chế phối hợp vận hành các hồ chứa
trên lưu vực sông Kôn trong mùa lũ đã ký tháng 10 năm 2010 giữa Công ty cổ phần
thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh và Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi
Bình Định.
Khi mực nước hồ A lớn hơn cao trình 775,0m, hoặc mực nước hồ B lớn hơn cao
trình 826,0m thì thông báo đến Công ty TNHH Khai thác công trình Thủy lợi Bình
Định với tần suất một lần/ngày (từ 7h00 - 8h00 hàng ngày), gồm các thông số
sau:
- Mực nước hồ A, hồ B, hồ C.
- Lưu lượng đến hồ A, hồ B, hồ C.
- Lưu lượng qua tràn hồ A, hồ B, hồ C.
- Lưu lượng chạy máy.
Khi mực nước hồ A vượt cao trình 780,85m, mực nước hồ B
vượt cao trình 832,10m và tiếp tục tăng thì thông báo đến Công ty TNHH khai
thác công trình Thủy lợi Bình Định với tần suất một lần/giờ, các thông số mực nước
các hồ, lưu lượng qua tràn hồ A, lưu lượng qua tràn hồ B, lưu lượng chạy máy;
Khi có nguy cơ xả lũ sự cố hoặc sự cố vỡ đập đất hồ A, đập
đất hồ B, phải thông báo khẩn cấp đến:
- UBND tỉnh Bình Định.
- Ban Chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh Bình Định.
- Trung tâm Dự báo KTTV Bình Định.
- Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Bình Định;
- Ban Chỉ đạo PCLB Trung ương;
- Ban Chỉ huy PCLB Bộ Công Thương;
- Ban Chỉ huy PCLB Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Nguyên tắc xử lý sự cố trong vận hành công trình:
Sự cố các đập đột xuất có nguy cơ: Cán bộ, công nhân theo dõi công trình
khi thấy công trình làm việc ở trạng thái bất thường thì báo cáo ngay cho lãnh
đạo Công ty, phải chủ động, tích cực có biện pháp xử lý sửa chữa khẩn cấp, ngăn
chặn sự cố phát triển gây mất an toàn cho công trình. Mọi biện pháp xử lý tức
thời đó cần bảo đảm nguyên tắc không được gia tăng thêm sự bất lợi đối với ổn định,
an toàn công trình và hạ lưu công trình.
Vận hành đập tràn sự cố: Vào mùa lũ, khi mực nước đã lên trên ngưỡng tràn,
thì cứ 2h một lần, người quản lý công trình tiến hành quan trắc mực nước trong
hồ chứa và mở sổ theo dõi. Khi mực nước hồ A ≥ 778m và hồ B ≥ 831m thì báo cáo
từng giờ về Ban Phòng chống bão lụt Công ty và báo động cấp I, tập trung lực lượng
xung kích đơn vị liên quan.
Khi mực nước hồ A ≥ 779.85 (còn 1,00m mới đến đỉnh đập sự cố T3), hồ B ≥
831,1m (còn 0.5m mới đến đỉnh đập sự cố B2) báo cáo ngay về Ban Chỉ huy PCLB
Công ty xin lệnh nạp thuốc mìn, cử người tuần tra bảo vệ, kiểm tra hành lang xả
lũ.
Khi mực nước còn cách đỉnh đập sự cố 0,2m (mực nước hồ ở hồ A ở cao độ
780,55m, mực nước hồ B ở cao độ 831,9m) căn cứ vào diễn biến mưa lũ Trưởng ban
Ban Chỉ huy PCLB của Công ty (hoặc người được ủy quyền) ra lệnh nạp kíp và bố
trí cảnh giới 2 đầu (cách 300m).
Khi mực nước cách đỉnh đập 0,1m, Trưởng ban Ban Chỉ huy PCLB của Công ty sẽ
ra lệnh nổ phá lăng trụ. Khi đó tổ trưởng vận hành đập sự cố phải tiến hành triển
khai các bước sau đây:
+ Nổ mìn báo hiệu.
+ Hai phút sau khi nổ báo hiệu, điểm hỏa khối nổ chính.
- Trường hợp không phải thực hiện nổ phá, phải xử lý khối thuốc nổ theo
thiết kế được duyệt (lập cùng thiết kế nổ mìn). Sau đó tiến hành khôi phục lại
công trình theo đúng hiện trạng thiết kế.
Công tác sau mùa mưa lũ:
Sau mùa mưa bão, cán bộ hoặc nhân viên theo dõi bão lụt kiểm tra đánh giá
tình trạng công trình và báo cáo kịp thời Ban Chỉ huy PCLB Công ty, có giải
pháp khắc phục hậu quả mưa lũ gây ra nhằm đảm bảo vận hành hồ chứa an toàn lâu
dài.
5. Phương án sơ tán dân cư:
Tuyến thoát lũ của tràn T2 (hồ A) và tràn hồ B là hạ lưu của 2 nhánh suối
Đak Phan và Đăk Senan, hai tuyến thoát lũ này hợp lưu trước khi đổ ra hồ Định
Bình tại cầu Trà Xom. Tuyến thoát lũ phần lớn đi trong rừng, không có dân cư,
ngoại trừ đoạn suối chuyển tiếp sau tràn T2, một đoạn khoảng 400m đi qua vùng
ruộng nước của làng K2, xã Vĩnh Sơn. Do đó, tất cả các trường hợp xả lũ bình
thường qua tràn tự do đều không làm đột biến lưu lượng, do đó không ảnh hưởng đến
việc sơ tán dân cư.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, trước mùa mưa lũ, Công ty phối hợp với đại
diện UBND xã Vĩnh Sơn tổ chức kiểm tra hành lang tuyến thoát lũ của tràn tự do
T2 (của hồ A) và tràn hồ B để xử lý, cảnh báo các trường hợp như xây dựng lều
trại trong hành lang thoát lũ, có nguy cơ thiệt hại do lũ. Đề nghị lãnh đạo
UBND xã Vĩnh Sơn thường xuyên tuyên truyền cảnh báo người dân hạn chế qua lại
các sông suối, phạm vi hành lang xả lũ, để tránh thiệt hại đáng tiếc xảy ra.
6. Tổ chức thực hiện phương án: Để tổ chức thực hiện phương án, cần
có quy định cụ thể về các vấn đề sau đây:
Chế độ thông tin, báo cáo tình hình hồ chứa của chủ đập về Ban Chỉ huy
Phòng chống lụt bão cấp trên (mục này đã nêu cụ thể trong phương án PCLB năm
2012).
Công tác trực ban tại đập do Ban Chỉ huy PCLB và Đội xung kích công ty đảm
trách; phối hợp cùng Ban Chỉ huy PCLB các cấp.
Ban Chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh Bình Định chỉ đạo Ban Chỉ huy PCLB và TKCN
huyện Vĩnh Thạnh quyết định sơ tán (dự lệnh, động lệnh).
Trách nhiệm của các cấp chính quyền các
địa phương đối với việc tổ chức sơ tán dân.
Hiệu lệnh báo động cho các tình huống: Khi có nguy cơ xảy ra lũ sự cố hoặc
có nguy cơ không an toàn đập, Ban Chỉ huy PCLB Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh
Sơn - Sông Hinh thực hiện báo động khẩn cấp cho: UBND tỉnh Bình Định; Ban Chỉ
huy PCLB và TKCN tỉnh Bình Định, Ban Chỉ huy PCLB và TKCN huyện Vĩnh Thạnh,
Công ty TNH Khai thác công trình thủy lợi Bình Định để triển khai công tác ứng
phó kịp thời, tổ chức báo động, di dời con người, tài sản đến các vùng tránh lũ
an toàn.
Tổ chức ứng cứu: Khi nhận được yêu cầu hỗ trợ của Ban Chỉ huy PCLB và TKCN
tỉnh Bình Định, các đơn vị phải chấp hành và nhanh chóng huy động lực lượng, vật
tư, phương tiện tham gia cứu hộ, cứu nạn.
Điều 2. Ban Chỉ huy
Phòng, chống lụt, bão và Tìm kiếm cứu nạn của Công ty Cổ phần thủy điện Vĩnh
Sơn - Sông Hinh có nhiệm vụ:
- Xây dựng và thực hiện các phương án, kế hoạch phòng chống lụt bão và tìm
kiếm cứu nạn cho công trình trước, trong và sau khi thiên tai xảy ra.
- Chỉ đạo huy động và bố trí nhân lực, vật tư, phương tiện để thực hiện
nhiệm vụ cứu hộ kịp thời, đảm bảo an toàn công trình khi gặp sự cố và cắt giảm
một phần đỉnh lũ cho hạ lưu.
- Thực hiện Quy chế trực ban, chế độ thông tin, báo cáo cho Ban Chỉ huy
PCLB và TKCN cấp trên theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Chánh
Văn phòng UBND tỉnh, Thường trực Ban Chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh, Chủ tịch
UBND huyện Vĩnh Thạnh, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn -
Sông Hinh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan có trách nhiệm thi hành quyết
định này kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Thị Thu Hà
|