|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
2066/QĐ-UBND
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Công Vinh
|
Ngày ban hành:
|
22/08/2023
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2066/QĐ-UBND
|
Bà Rịa - Vũng
Tàu, ngày 22 tháng 8 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT ĐỀ ÁN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ
và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11
năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng
01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07 tháng 05
năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh chiến lược quốc
gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01 tháng 12 năm
2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất
thải rắn;
Căn cứ Quyết định số 1316/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7
năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường công tác quản lý chất
thải nhựa ở Việt Nam;
Căn cứ Quyết định 450/QĐ-TTg ngày 13 tháng 4 năm
2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 04 tháng
12 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về
quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10
tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Kế hoạch số 1847-KH/BCSĐ ngày 09 tháng 02
năm 2021 của Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh về Kế hoạch triển khai Chương
trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020 - 2025;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi
trường tại Tờ trình số 316/TTr-STNMT ngày 21 tháng 6 năm 2023 và chỉnh sửa, bổ
sung tại văn bản số 5120/STNMT-QLMT ngày 07 tháng 8 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Quản lý chất thải rắn và phân loại chất thải
rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn đến năm
2025, định hướng đến 2030” (sau đây gọi tắt là Đề án) với những nội dung chính
sau:
1. Sự cần thiết
Ngày 17/11/2020, Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam khóa XIV, Kỳ họp thứ 10 thông qua Luật Bảo vệ môi trường có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/01/2022; trong đó, có đưa ra nhiều quy định mới liên
quan đến quản lý chất thải rắn cụ thể tại Chương VI, riêng quản lý chất thải rắn
sinh hoạt tại Điều 75 có quy định chất thải rắn sinh hoạt được phân loại theo
nguyên tắc thành 03 loại là chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất
thải thực phẩm; chất thải rắn sinh hoạt khác và giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết
định việc phân loại cụ thể nhóm chất thải rắn sinh hoạt khác và chất thải cồng
kềnh; có chính sách khuyến khích việc phân loại riêng chất thải nguy hại trong
chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân, lộ trình thực hiện
chậm nhất là ngày 31/12/2024; tại Điều 79 có đưa ra quy định về nguyên tắc thu
giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt được tính dựa
trên khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh và đã được phân loại theo quy
định. Cụ thể, chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế, chất thải nguy hại
phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân đã được phân loại theo quy định không phải
chi trả giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý, trường hợp không phân loại hoặc
phân loại không đúng quy định thì phải chi trả giá dịch vụ thu gom, vận chuyển
và xử lý như đối với chất thải rắn sinh hoạt khác, lộ trình thực hiện chậm nhất
là ngày 31/12/2024.
Ngoài ra, tại Kết luận số 1122/KL-UBKHCNMT15 ngày
30/12/2022 của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường về phiên giải trình “Việc
thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt” đã có
chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt
và đề nghị UBND các tỉnh, thành phố xây dựng “Đề án tổng thể thu gom, vận
chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đến năm 2025 phù hợp với Chiến lược
BVMT quốc gia và lộ trình hạn chế xử lý CTRSH bằng công nghệ chôn lấp trực tiếp”.
Về lợi ích kinh tế xã hội và môi trường, phân loại
chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn là một trong những giải pháp quan trọng góp
phần vào việc giải quyết những vấn đề môi trường do chất thải rắn gây ra, cụ thể:
Phân loại các thành phần trong chất thải rắn sinh hoạt thành những phần riêng
biệt, có thể tái chế, tái sử dụng; thu gom được các loại chất thải nguy hại có
lẫn trong chất thải rắn sinh hoạt; thực hiện thu phí xử lý và bán nguyên liệu
tái chế, dần dẫn đến việc cân bằng thu chi trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt;
giảm bớt khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phải chôn lấp ở các bãi chôn lấp hợp
vệ sinh, xử lý bằng phương pháp đốt; góp phần giảm khai thác tài nguyên thiên
nhiên, từng bước thực hiện nền kinh tế tuần hoàn; giảm phát thải khí nhà kính
trong quá trình xử lý chất thải.
Theo số liệu thống kê năm 2022, khối lượng chất thải
rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được thu gom, xử lý trung
bình khoảng 950 tấn/ngày. Dự báo đến năm 2025, khối lượng phát sinh khoảng
1.590 tấn/ngày. Chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương hầu như chưa được phân
loại hoặc được phân loại nhưng chưa có giải pháp thu gom, vận chuyển, xử lý phù
hợp nên hiệu quả còn chưa cao.
Với thực trạng nêu trên và để thực hiện các đề nghị
của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội khóa XV; đồng thời, để thực
hiện yêu cầu công tác quản lý chất thải rắn và công tác phân loại chất thải rắn
sinh hoạt tại nguồn theo quy định của pháp luật, việc xây dựng Đề án quản lý chất
thải rắn và phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh là cần
thiết.
2. Quan điểm
a) Phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường và các chủ trương của Chính phủ tại Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01/12/2020
của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải
rắn; Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến
năm 2050; Quyết định số 1316/QĐ-TTg ngày 22/07/2021 của Thủ tướng Chính phủ về
phê duyệt đề án tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam; Quyết định
số 450/QĐ-TTg ngày 13/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ
môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Kết luận số
1122/KL-UBKHCNMT15 ngày 30/12/2022 của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường
Quốc hội khóa XV; Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại
dương đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 04/12/2019
của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 33-CT/TU ngày 04/04/2022 của Ban Thường vụ
Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường
trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025;
b) Phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân;
c) Chất thải rắn phải được quản lý trong toàn bộ
quá trình phát sinh, giảm thiểu, phân loại, thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận
chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy;
d) Chất thải rắn phát sinh phải được quản lý theo
hướng coi là tài nguyên, được phân loại, thu gom phù hợp với công nghệ xử lý được
lựa chọn; khuyến khích xử lý chất thải thành nguyên liệu, nhiên liệu, các sản
phẩm thân thiện môi trường, xử lý chất thải kết hợp với thu hồi năng lượng, tiết
kiệm đất đai và phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa
phương;
đ) Hướng đến thực hiện xã hội hóa công tác thu gom,
vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý và thu hồi năng lượng từ quá trình xử
lý chất thải; áp dụng công nghệ xử lý chất thải tiên tiến, thân thiện môi trường,
kỹ thuật hiện có tốt nhất nhằm giảm thiểu, kiểm soát chất thải thứ cấp phát
sinh, hạn chế tối đa lượng chất thải rắn phải chôn lấp; khuyến khích đồng xử lý
chất thải, sử dụng chất thải làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu thay thế.
3. Mục tiêu
3.1. Mục tiêu tổng quát
a) Tăng cường năng lực quản lý chất thải rắn, tiến
hành đồng thời các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác lưu giữ, thu gom, vận chuyển,
tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải rắn; mở rộng mạng lưới thu gom chất thải
rắn; thúc đẩy phân loại chất thải rắn tại nguồn với phòng ngừa và giảm thiểu
phát sinh chất thải rắn trong sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; đẩy mạnh
xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài trong quản lý chất
thải rắn sinh hoạt;
b) Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống
cơ quan quản lý môi trường bảo đảm tính thống nhất, chuyên nghiệp, hoạt động hiệu
lực, hiệu quả; Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước
trong công tác quản lý chất thải rắn;
c) Phòng ngừa, kiểm soát, hạn chế về cơ bản mức độ
phát sinh chất thải rắn gia tăng, giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường do chất
thải rắn gây ra, góp phần bảo vệ sức khỏe con người, môi trường, thích ứng với
biến đổi khí hậu và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đất nước;
d) Áp dụng giải pháp chuyển đổi số, phát triển và ứng
dụng mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng số để thúc đẩy giảm thiểu phát sinh,
tái sử dụng, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý chất thải rắn;
đ) Ứng dụng các công nghệ xử lý chất thải rắn tiên
tiến, thân thiện môi trường; lựa chọn các công nghệ xử lý chất thải rắn kết hợp
với thu hồi năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính, an toàn và phù hợp với điều
kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương; phát triển ngành công
nghiệp tái chế, khuyến khích sử dụng, tiêu thụ các sản phẩm từ quá trình xử lý
chất thải rắn;
e) Tăng cường quản lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh,
góp phần thực hiện thành công chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải
rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại
Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2018; Quyết định số 1746/QĐ-TTg
ngày 04 tháng 12 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch hành động quốc
gia về quản lý rác thải nhựa đại dương; Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20 tháng 8
năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý tái sử dụng, tái chế, xử
lý và giảm thiểu chất thải nhựa;
g) Góp phần xây dựng mô hình nền kinh tế tuần hoàn ở
Việt Nam với định hướng giảm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông
khó phân hủy; tăng cường tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa;
h) Thực hiện có kết quả các sáng kiến và cam kết của
Việt Nam với quốc tế về việc giải quyết các vấn đề rác thải nhựa mà trọng tâm
là rác thải nhựa đại dương, bảo đảm ngăn ngừa việc xả rác thải nhựa từ các nguồn
thải trên đất liền và các hoạt động trên biển, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành
quốc gia tiên phong trong khu vực về giảm thiểu rác thải nhựa đại dương;
i) Nâng cao nhận thức, ứng xử và thói quen sử dụng
sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy của cộng đồng và xã hội.
3.2. Mục tiêu cụ thể
3.2.1. Giai đoạn đến năm 2025
a) Về chất thải rắn sinh hoạt đô thị
- 98% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt ở đô thị
được thu gom và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
- Phấn đấu đến hết năm 2025 giảm tỷ lệ rác thải được
xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp xuống dưới 30%;
- Việc đầu tư xây dựng mới cơ sở xử lý chất thải rắn
sinh hoạt bảo đảm tỷ lệ chôn lấp sau xử lý không quá 20%;
- 90 - 95% các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt
tại các đô thị đã đóng cửa được cải tạo, xử lý, tái sử dụng đất
- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại
nguồn trên địa bàn tỉnh đạt >30%.
b) Về chất thải rắn sinh hoạt nông thôn
- 80% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh
tại các điểm dân cư nông thôn được thu gom, vận chuyển tới những cơ sở tái chế
và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Đối với các xã nông thôn mới tỷ
lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý theo quy định ≥ 90%. Đối với các
xã nông thôn mới nâng cao tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý
theo quy định ≥ 98%;
- Ít nhất 50% số hộ nông thôn triển khai các giải
pháp phân loại chất thải tại nguồn. Đối với các huyện nông thôn mới, tỷ lệ hộ
gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn ≥ 40%. Đối với các huyện
nông thôn mới nâng cao, tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại
nguồn ≥ 70%;
- Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn
tại nguồn trên địa bàn xã nông thôn mới ≥ 30%; Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân
loại chất thải rắn tại nguồn trên địa bàn xã nông thôn mới nâng cao ≥ 50%;
- Việc đầu tư xây dựng mới cơ sở xử lý chất thải rắn
sinh hoạt phải đảm bảo tỷ lệ chôn lấp sau xử lý không quá 20%;
- 95% các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt tại
khu vực nông thôn đã đóng cửa được cải tạo, xử lý, tái sử dụng đất; phấn đấu
100% các bãi chôn lấp chất thải tự phát không thuộc quy hoạch phải được xử lý đảm
bảo yêu cầu bảo vệ môi trường.
c) Về chất thải rắn nguy hại
- 100% tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh
từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở y tế, làng nghề phải được thu
gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường;
- 85% chất thải rắn nguy hại phát sinh tại các hộ
gia đình, cá nhân phải được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng các yêu cầu về
bảo vệ môi trường.
d) Về chất thải rắn công nghiệp thông thường
- 100% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp thông
thường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và làng nghề phát sinh được
thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường;
- 80% tổng lượng tro, xỉ, thạch cao phát sinh từ
các nhà máy điện, nhà máy hóa chất, phân bón được tái chế, tái sử dụng và xử lý
làm nguyên liệu sản xuất, vật liệu xây dựng, san lấp,... đáp ứng yêu cầu bảo vệ
môi trường.
đ) Về chất thải rắn đặc thù khác
- Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh được thu gom, tái
sử dụng, tái chế, xử lý đạt 85%; Tỷ lệ chất thải nhựa và túi nilon/chất thải rắn
sinh hoạt đạt < 15%;
- Giảm thiểu 50% rác thải nhựa trên biển và đại
dương, 50% ngư cụ khai thác thủy sản bị mất hoặc bị vứt bỏ được thu gom;
- Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn xã
nông thôn mới được thu gom, tái chế, xử lý theo quy định đạt ≥ 65%; Tỷ lệ chất
thải nhựa phát sinh trên địa bàn xã nông thôn mới nâng cao được thu gom, tái chế,
xử lý theo quy định đạt ≥ 90%;
- Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn huyện
nông thôn mới được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định ≥ 50%; Tỷ
lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn huyện nông thôn mới nâng cao được thu
gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định ≥ 85%;
- 100% túi nylong thân thiện với môi trường được sử
dụng tại các trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt thay
thế cho túi nylong khó phân hủy;
- 100% trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn,
khu du lịch không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nylong khó phân hủy
sinh học;
- 90% tổng lượng chất thải rắn xây dựng phát sinh tại
các đô thị được thu gom, xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; trong đó, 60%
được tái sử dụng hoặc tái chế thành các sản phẩm, vật liệu tái chế bằng các
công nghệ phù hợp;
- 100% bùn bể tự hoại thu gom của các đô thị được xử
lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường;
- 80% chất thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi,
gia súc, gia cầm phải được thu gom, tái sử dụng, tái chế làm phân compost,
biogas và xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường;
- 100% các bao bì đựng hóa chất, thuốc bảo vệ thực
vật dùng trong nông nghiệp phải được thu gom, lưu giữ và được xử lý theo quy định
của pháp luật;
- 100% lượng chất thải rắn y tế phát sinh tại các
cơ sở y tế, bệnh viện được phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý đáp
ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.
3.2.2. Giai đoạn đến năm 2030
a) Về chất thải rắn sinh hoạt đô thị
- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại
nguồn khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh đạt > 50%;
- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt ở đô thị được thu
gom và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường đạt 100%;
- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị xử lý bằng
phương pháp chôn lấp trực tiếp giảm còn 10% so với lượng chất thải được thu
gom;
- Tỷ lệ tái chế rác thải hữu cơ đạt 100% tại khu vực
đô thị.
b) Về chất thải rắn sinh hoạt nông thôn
- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại
nguồn khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh đạt >50%;
- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được thu
gom, xử lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 90%;
- Tỷ lệ tái chế chất hữu cơ đạt 70%;
- Bảo đảm đạt đầy đủ các các chỉ tiêu về thu gom, vận
chuyển, xử lý chất thải rắn ở khu vực nông thôn theo quy định về nông thôn mới.
c) Về chất thải rắn nguy hại
Duy trì 100% tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát
sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở y tế, làng nghề phải được
thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.
d) Về chất thải rắn công nghiệp thông thường
Duy trì 100% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp
thông thường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và làng nghề phát sinh
được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
đ) Về chất thải rắn đặc thù khác
- Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh được thu gom, tái
sử dụng, tái chế, xử lý đạt trên 90%.
- 100% trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn,
khu du lịch không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nylong khó phân hủy
sinh học;
- Giảm thiểu 75% rác thải nhựa trên biển và đại
dương; 100% ngư cụ khai thác thủy sản bị mất hoặc bị vứt bỏ được thu gom, chấm
dứt việc thải bỏ ngư cụ trực tiếp xuống biển;
- 100% chất thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi,
gia súc, gia cầm phải được thu gom, tái sử dụng, tái chế làm phân compost,
biogas và xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường;
- 100% tổng lượng chất thải rắn xây dựng phát sinh
tại các đô thị được thu gom, xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, trong đó
90% được tái sử dụng hoặc tái chế thành các sản phẩm, vật liệu tái chế bằng các
công nghệ phù hợp.
4. Nhiệm vụ và giải pháp thực
hiện đến năm 2025
a) Nhiệm vụ và giải pháp nâng cao năng lực quản
lý, chỉ đạo, điều hành và phối hợp trong công tác quản lý chất thải rắn
- Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý chất thải
rắn bảo đảm thống nhất một đầu mối quản lý; thành lập phòng Quản lý chất thải rắn
thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Rà soát, khắc phục sự chồng chéo, bất cập hệ
thống tổ chức thực hiện công tác quản lý chất thải rắn;
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ
quản lý nhà nước trong công tác quản lý chất thải rắn;
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện cổ phần hóa các doanh
nghiệp nhà nước cung cấp định vụ quản lý chất thải rắn sinh hoạt;
- Lựa chọn cơ sở thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải
rắn sinh hoạt thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
trường hợp không thể lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu thì thực hiện theo
hình thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật;
- Tăng cường năng lực các cơ sở thu gom, vận chuyển
chất thải rắn sinh hoạt;
- Tham quan, học tập kinh nghiệm về quản lý chất thải
của các địa phương trong nước; tăng cường trao đổi và hợp tác với các nước, các
tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ về đào tạo nâng cao năng lực, học tập
kinh nghiệm, trợ giúp kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tài chính trong
lĩnh vực quản lý chất thải rắn;
- Tăng cường quản lý chất thải rắn công nghiệp
thông thường và chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh theo quy định;
- Áp dụng giải pháp chuyển đổi số, phát triển và ứng
dụng mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng số để thúc đẩy giảm thiểu phát sinh,
tái sử dụng, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý chất thải rắn.
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp
luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt; tổ chức thanh tra, kiểm tra các đơn vị
sản xuất sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bao bì nhựa khó phân hủy sinh học
trên địa bàn và các cơ sở thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nhựa trên địa
bàn;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính
trị - xã hội các cấp vận động cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân thực hiện
phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị
- xã hội ở cơ sở có trách nhiệm giám sát việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt
của hộ gia đình, cá nhân.
b) Nhiệm vụ và giải pháp về cơ chế chính sách và
thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế và xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Hoàn thiện nội dung quy hoạch chất thải rắn trong
Quy hoạch tỉnh;
- Quy hoạch, bố trí quỹ đất cho khu xử lý chất thải
rắn sinh hoạt, thực hiện việc giao đất kịp thời để triển khai xây dựng và vận
hành khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn;
- Thực hiện các chính sách, ưu đãi, hỗ trợ và phát
triển kinh tế môi trường theo Mục 2 Chương XI Luật Bảo vệ môi trường năm 2020;
Mục 2, Mục 3 Chương X Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và các quy định về các chính
sách ưu đãi, hỗ trợ liên quan;
- Ban hành quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh về Quy
định chi tiết về quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân trên
địa bàn; phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh theo hướng
dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Xây dựng chính sách khuyến khích việc phân loại
riêng chất thải rắn nguy hại trong chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia
đình, cá nhân theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Triển khai cụ thể hóa hướng dẫn kỹ thuật phân loại
chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn sau khi có hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi
trường;
- Xây dựng giá, phí dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử
lý chất thải rắn sinh hoạt sau khi có hướng dẫn và định mức kinh tế kỹ thuật;
- Lập kế hoạch hằng năm cho công tác thu gom, vận
chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và bố trí kinh phí thực hiện phù hợp với
kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương;
- Xây dựng chương trình, kế hoạch về quản lý chất
thải rắn sinh hoạt trên địa bàn cấp huyện; Xây dựng kế hoạch, phương án hoặc nội
dung thực hiện quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn cấp xã;
- Quy định việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải
rắn xây dựng và quy hoạch địa điểm đổ chất thải từ hoạt động xây dựng; bùn thải
từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước;
- Quy định khu vực, địa điểm đổ thải, nhận chìm đối
với vật chất nạo vét từ hệ thống giao thông đường thủy nội địa và đường biển;
- Phấn đấu đến hết năm 2025, giảm tỷ lệ chất thải rắn
sinh hoạt (rác thải) xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp xuống dưới 30% đối
với các dự án đã có trên địa bàn tỉnh (hướng dẫn điều chỉnh pháp lý, đôn đốc,
giám sát, thực hiện,...).
c) Nhiệm vụ và giải pháp về công tác ngăn ngừa,
giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải
rắn sinh hoạt
- Tăng cường đầu tư (mới hoặc, cải tạo, nâng cấp, mở
rộng), hiện đại hóa trang thiết bị thu gom, điểm tập kết, trạm trung chuyển, chất
thải rắn sau phân loại đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định
của Bộ Tài nguyên và Môi trường và theo quy hoạch ở các đô thị và mở rộng mạng
lưới dịch vụ thu gom chất thải rắn ở khu vực nông thôn;
- Các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ
thống thu gom, lưu giữ, hạ tầng kỹ thuật của khu xử lý chất thải rắn tập trung,
chất thải nguy hại; hệ thống các công trình, thiết bị công cộng phục vụ quản lý
chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn; đầu tư công trình vệ sinh công cộng đáp ứng
yêu cầu về bảo vệ môi trường do địa phương quản lý;
- Chủ động tìm kiếm, huy động các thành phần kinh tế
tham gia đầu tư trong lĩnh vực phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải
rắn sinh hoạt tại địa phương; Ưu tiên, khuyến khích xây dựng các cơ sở tái chế,
xử lý chất thải có công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường; Tăng cường
tái sử dụng, tái chế chất thải rắn xây dựng và chất thải rắn công nghiệp thông
thường đáp ứng quy định về môi trường và yêu cầu kỹ thuật;
- Xây dựng, hướng dẫn tổ chức, cá nhân đầu tư
nghiên cứu, chuyển giao, phát triển, ứng dụng khoa học và thẩm định công nghệ về
quản lý chất thải rắn;
- Thu gom, xử lý rác thải trên hệ thống thủy lợi;
thu gom, xử lý rác thải, phụ phẩm nông nghiệp, vỏ bao bì hóa chất bảo vệ thực vật;
Giảm tổn thất sau thu hoạch trong nông nghiệp, giảm thiểu, tái sử dụng và tái
chế chất thải thực phẩm;
- Triển khai mô hình phân loại, thu gom, giảm thiểu
và xử lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn theo tài liệu hướng dẫn của Bộ Tài
nguyên và Môi trường;
- Quản lý bùn nạo vét từ kênh, mương và công trình
thủy lợi đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
- Rà soát, cập nhật, lồng ghép nội dung quản lý rác
thải vào quy chế quản lý các khu di tích, khu du lịch trên địa bàn tỉnh;
- Đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật
của khu xử lý chất thải rắn tập trung đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
- Thực hiện phân loại, thu gom, xử lý chất thải y tế
theo quy định;
- Xử lý dứt điểm tình trạng tập kết chất thải, phế
liệu, phế thải vi phạm hành lang an toàn giao thông thuộc thẩm quyền quản lý;
- Rà soát, cơ cấu, sắp xếp lại các cơ sở hoạt động
thu gom, tập kết, vận chuyển xử lý phế liệu trên địa bàn;
- Xử lý dứt điểm các bãi rác tạm, bãi chôn lấp
không hợp vệ sinh, điểm tập trung rác thải tự phát;
- Hình thành mạng lưới các cửa hàng mua bán, trao đổi
đồ cũ trên địa bàn tỉnh;
- Tổ chức các sự kiện truyền thông: Tổ chức mô hình
các ngày hội tái sử dụng (thu gom các loại chất thải có thể tái chế: nhựa, lon
nhôm vỏ hộp kim loại, giấy...), phiên chợ đồ cũ để trao đổi mua bán các đồ dùng
cũ nhưng còn khả năng sử dụng;
- Tổ chức thực hiện hiệu lực, hiệu quả các quy định
về trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu trong thu hồi, tái chế sản phẩm, bao
bì thải bỏ (EPR).
d) Nhiệm vụ và giải pháp về phân loại chất thải
rắn sinh hoạt tại nguồn
- Triển khai thực hiện quy định của UBND tỉnh về
Quy định chi tiết về quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân
trên địa bàn; phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh
theo hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt của Bộ Tài nguyên
và Môi trường;
- Tổ chức, triển khai hoạt động phân loại chất thải
rắn sinh hoạt tại nguồn theo quy định tại địa bàn huyện, thị xã, thành phố;
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về phân loại chất
thải rắn sinh hoạt tại nguồn rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại
chúng: trên báo, đài truyền hình, truyền thanh, cổng thông tin điện tử tỉnh,
trang thông tin điện tử các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Truyền thông, phổ biến kiến thức Luật Bảo vệ môi
trường, công tác quản lý chất thải rắn và phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại
nguồn cho các cơ quan quản lý nhà nước (thực hiện nhiệm vụ dự án phân loại
chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn đến năm
2025, định hướng 2030 theo Quyết định 3868/QĐ-UBND ngày 19/12/2022 của UBND tỉnh);
- Tổ chức tuyên truyền, nâng cao ý thức phân loại
chất thải rắn sinh hoạt đối với khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nước
ngoài nhằm tác động, nâng cao ý thức của người dân địa phương về công tác quản lý
và phân loại chất thải rắn sinh hoạt;
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả
thực hiện các nội dung liên quan đến quản lý chất thải rắn theo Bộ tiêu chí
nông thôn mới;
- Tổ chức thực hiện các nội dung liên quan đến quản
lý chất thải rắn theo Bộ tiêu chí nông thôn mới tại huyện;
- Tổ chức tuyên truyền giáo dục thông qua sinh hoạt
thường kỳ của các tổ chức quần chúng cơ sở, tạo ra phong trào thi đua hình
thành thói quen mới, xây dựng nếp sống mới về phân loại chất thải rắn sinh hoạt
tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp;
- Giáo dục kiến thức về môi trường về thực hiện
phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trong các trường học thông qua hoạt
động giáo dục chính khóa, ngoại khóa tại các cấp học, bậc học, trình độ đào tạo
đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo gắn với bảo vệ
môi trường trong giai đoạn tới;
- Triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn sinh
hoạt tại nguồn tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.
đ) Nhiệm vụ và giải pháp về quản lý chất thải nhựa
- Ban hành quy định và tổ chức triển khai hoạt động
quản lý chất thải nhựa; thực hiện lộ trình hạn chế sản xuất, nhập khẩu sản phẩm
nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa
chứa vi nhựa trên địa bàn tỉnh;
- Xây dựng kế hoạch quản lý rác thải nhựa trên địa
bàn tỉnh;
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng hạn chế
sử dụng, giảm thiểu, phân loại, thải bỏ chất thải là sản phẩm nhựa sử dụng một
lần và bao bì nhựa khó phân hủy sinh học; phối hợp các tổ chức chính trị-xã hội,
tổ chức xã hội xây dựng phong trào, liên minh chống chất thải nhựa; vận động
người dân, cộng đồng dân cư hạn chế hoặc không sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một
lần (bao gồm túi ni-lông khó phân hủy, bao gói nhựa thực phẩm, chai lọ nhựa, ống
hút, hộp xốp đựng thực phẩm, cốc và bộ đồ ăn...) để bảo vệ môi trường; Không thải
bỏ chất thải nhựa trực tiếp vào hệ thống thoát nước, ao, hồ, kênh, rạch, sông,
và đại dương;
- Tổ chức và thực hiện các biện pháp kỹ thuật để
thu gom chất thải nhựa trên các sông, rạch, kênh, mương... để hạn chế chất thải
nhựa đổ ra đại dương; tiến hành và xã hội hóa các hoạt động thu gom, xử lý chất
thải nhựa trên biển, sông, suối và các hồ, ao trong khu đô thị, khu dân cư;
- Có giải pháp hạn chế việc đầu tư mới cơ sở sản xuất
sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy phục vụ cho mục đích sinh
hoạt trên địa bàn quản lý;
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp phân loại, thu
gom, tái chế, xử lý chất thải nhựa cho đô thị và khu dân cư nông thôn tập
trung;
- Bố trí kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm của
địa phương hỗ trợ cho việc thu gom, xử lý chất thải nhựa;
- Xây dựng và triển khai các mô hình tốt về quản lý
chất thải từ việc sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy
cho phù hợp với đặc thù của địa phương;
- Rà soát, thống kê, công bố danh sách các tổ chức,
cá nhân sản xuất sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy, túi ni
lông phân hủy sinh học và các sản phẩm thân thiện môi trường trên địa bàn quản
lý;
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên
và Môi trường để rà soát, bố trí quỹ đất và đề xuất thành lập khu công nghiệp,
cụm công nghiệp tái chế chất thải, tái chế chất thải nhựa theo quy định của
pháp luật;
- Thực hiện các chính sách ưu đãi theo quy định đối
với dự án đầu tư xây dựng cơ sở tái chế, xử lý chất thải nhựa và các dự án sản
xuất các sản phẩm thân thiện môi trường thay thế túi ni lông khó phân hủy và sản
phẩm nhựa dùng một lần;
- Tổ chức đào tạo, tuyên truyền, nâng cao năng lực,
nhận thức và trách nhiệm của các đơn vị sản xuất, phân phối, tiêu thụ sản phẩm
nhựa cũng như các tổ chức, cá nhân sử dụng, thải bỏ chất thải nhựa; có giải
pháp khuyến khích người tiêu dùng mang túi, bao gói khi mua sắm; khen thưởng kịp
thời các cá nhân, tổ chức có thành tích tốt trong phong trào chống rác thải nhựa
hoặc sáng kiến có giá trị về quản lý rác thải nhựa;
- Có biện pháp giám sát và xử lý các trung tâm
thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích cung cấp miễn phí túi ni lông cho khách
hàng trên địa bàn;
- Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số
33/CT-TTg ngày 20/08/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ
được giao, các cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số
13/CT-UBND ngày 25/12/2020 của UBND tỉnh về tăng cường quản lý, tái sử dụng,
tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh;
- Xây dựng chương trình, chuyên trang, chuyên mục để
thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của rác thải
nhựa, túi nilong, sản phẩm nhựa sử dụng một lần đối với biển và đại dương, các
hệ sinh thái biển, môi trường và sức khỏe con người; các chương trình thu gom,
xử lý rác thải nhựa đại dương; trách nhiệm của các doanh nghiệp, tổ chức, cộng
đồng dân cư và người dân trong việc ngăn ngừa, giảm thiểu và xử lý rác thải nhựa
đại dương;
- Thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp: (i) Tổ chức
triển khai thực hiện hiệu quả các phong trào, chiến dịch thu gom, làm sạch bãi
biển tại địa phương và cộng đồng dân cư ven biển tối thiểu một năm hai lần (đối
với các địa phương có biển); bố trí các thiết bị lưu chứa và các điểm tập kết
chất thải, rác thải nhựa phù hợp, an toàn, thuận lợi, bảo đảm mỹ quan và vệ
sinh môi trường; (ii) Huy động sự tham gia của người dân trong thu gom, thống
kê, phân loại rác thải nhựa đại dương và phối hợp xây dựng cơ sở thông tin, dữ
liệu về rác thải nhựa đại dương thống nhất, phù hợp với cơ sở dữ liệu quốc gia
về nguồn thải. Tạo điều kiện, khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thực
hiện các hoạt động thu gom, tái chế, tái sử dụng chất thải nhựa ở các lưu vực
sông, khu vực các hệ sinh thái ven biển, rừng ngập mặn, các bãi tắm, vùng nước
ven biển;
- Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số
218/KH-UBND ngày 04/07/2022 của UBND huyện Côn Đảo về quản lý rác thải nhựa
trên địa bàn huyện Côn Đảo đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và các nhiệm vụ,
giải pháp và dự án có liên quan đến chất thải nhựa tại Quyết định 495/QĐ-UBND
ngày 16/3/2023 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án “Nghiên cứu và ứng dụng mô hình
Kinh tế tuần hoàn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững huyện Côn Đảo,
giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”.
5. Nhiệm vụ và giải pháp thực
hiện trong giai đoạn 2026 - 2030
Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện các dự án,
nhiệm vụ giải pháp thực hiện đến năm 2025, cập nhật, bổ sung và tiếp tục triển
khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau:
a) Nhiệm vụ và giải pháp quản lý, chỉ đạo, điều
hành và phối hợp trong công tác quản lý chất thải rắn
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp
luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt; tổ chức thanh tra, kiểm tra các đơn vị
sản xuất sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bao bì nhựa khó phân hủy sinh học
trên địa bàn;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính
trị - xã hội các cấp vận động cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân thực hiện
phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị
- xã hội ở cơ sở có trách nhiệm giám sát việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt
của hộ gia đình, cá nhân.
b) Nhiệm vụ và giải pháp về cơ chế chính sách và
thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế và xử lý chất thải rắn
- Tiếp tục thực hiện các chính sách, ưu đãi, hỗ trợ
và phát triển kinh tế môi trường theo Mục 2 Chương XI Luật Bảo vệ môi trường
năm 2020; Mục 2, Mục 3 Chương X Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và các quy định về
các chính sách ưu đãi, hỗ trợ liên quan;
- Triển khai thực hiện hiệu quả quy định của UBND tỉnh
về quy định chi tiết về quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá
nhân trên địa bàn; phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh
theo hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt của Bộ Tài nguyên
và Môi trường; chính sách khuyến khích việc phân loại riêng chất thải rắn nguy
hại trong chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân theo hướng
dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường; hướng dẫn kỹ thuật phân loại chất thải rắn
sinh hoạt tại nguồn sau khi có hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường; giá,
phí dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt sau khi có hướng
dẫn và định mức kinh tế kỹ thuật;
- Lập kế hoạch hằng năm cho công tác thu gom, vận
chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và bố trí kinh phí thực hiện phù hợp với
kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương;
- Xây dựng chương trình, kế hoạch về quản lý chất
thải rắn sinh hoạt trên địa bàn cấp huyện; Xây dựng kế hoạch, phương án hoặc nội
dung thực hiện quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn cấp xã;
- Triển khai thực hiện quy định thu gom, vận chuyển,
xử lý chất thải rắn xây dựng và quy hoạch địa điểm đổ chất thải từ hoạt động
xây dựng; bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước;
- Triển khai thực hiện quy định khu vực, địa điểm đổ
thải, nhận chìm đối với vật chất nạo vét từ hệ thống giao thông đường thủy nội
địa và đường biển.
c) Nhiệm vụ và giải pháp về công tác ngăn ngừa,
giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải
rắn sinh hoạt
- Quản lý vận hành hiệu quả trang thiết bị thu gom
và trạm trung chuyển, điểm tập kết chất thải rắn sau phân loại ở các đô thị và
mạng lưới dịch vụ thu gom chất thải rắn ở khu vực nông thôn; hệ thống thu gom,
lưu giữ, hạ tầng kỹ thuật của khu xử lý chất thải rắn tập trung, chất thải nguy
hại; hệ thống các công trình, thiết bị công cộng phục vụ quản lý chất thải rắn
sinh hoạt trên địa bàn; công trình vệ sinh công cộng;
- Chủ động tìm kiếm, huy động các thành phần kinh tế
tham gia đầu tư trong lĩnh vực phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải
rắn sinh hoạt tại địa phương; Ưu tiên, khuyến khích xây dựng các cơ sở tái chế,
xử lý chất thải có công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường; tái sử dụng,
tái chế chất thải rắn xây dựng và chất thải rắn công nghiệp thông thường đáp ứng
quy định về môi trường và yêu cầu kỹ thuật;
- Tiếp tục thu gom, xử lý rác thải trên hệ thống thủy
lợi; thu gom, xử lý rác thải, phụ phẩm nông nghiệp, vỏ bao bì hóa chất bảo vệ
thực vật; Giảm tổn thất sau thu hoạch trong nông nghiệp, giảm thiểu, tái sử dụng
và tái chế chất thải thực phẩm;
- Tiếp tục mô hình phân loại, thu gom, giảm thiểu
và xử lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn theo tài liệu hướng dẫn của Bộ Tài
nguyên và Môi trường;
- Tiếp tục phân loại, thu gom, xử lý chất thải y tế
theo quy định;
- Duy trì mạng lưới các cửa hàng mua bán, trao đổi
đồ cũ trên địa bàn tỉnh;
- Tổ chức các sự kiện truyền thông: Tổ chức mô hình
các ngày hội tái sử dụng (thu gom các loại chất thải có thể tái chế: nhựa, lon
nhôm vỏ hộp kim loại, giấy...), phiên chợ đồ cũ để trao đổi mua bán các đồ dùng
cũ nhưng còn khả năng sử dụng;
- Tổ chức thực hiện hiệu lực, hiệu quả các quy định
về trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu trong thu hồi, tái chế sản phẩm, bao
bì thải bỏ (EPR).
d) Nhiệm vụ và giải pháp về phân loại chất thải
rắn sinh hoạt tại nguồn
- Tiếp tục thực hiện quy định của UBND tỉnh về Quy
định chi tiết về quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân trên
địa bàn; phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh theo hướng
dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về phân loại chất
thải rắn sinh hoạt tại nguồn rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại
chúng: trên báo, đài truyền hình, truyền thanh, cổng thông tin điện tử tỉnh,
trang thông tin điện tử các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Tổ chức tuyên truyền, nâng cao ý thức phân loại
chất thải rắn sinh hoạt đối với khách du lịch; đặc biệt là khách du lịch nước
ngoài nhằm tác động, nâng cao ý thức của người dân địa phương về công tác quản
lý và phân loại chất thải rắn sinh hoạt;
- Tiếp tục thực hiện các nội dung liên quan đến quản
lý chất thải rắn theo Bộ tiêu chí nông thôn mới tại huyện;
- Tiếp tục tổ chức tuyên truyền giáo dục thông qua
sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức quần chúng cơ sở, tạo ra phong trào thi đua
hình thành thói quen mới, xây dựng nếp sống mới về phân loại chất thải rắn sinh
hoạt tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp;
- Tiếp tục giáo dục kiến thức về môi trường về thực
hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trong các trường học thông qua
hoạt động giáo dục chính khóa, ngoại khóa tại các cấp học, bậc học, trình độ
đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo gắn với
bảo vệ môi trường trong giai đoạn tới;
- Tiếp tục thực hiện phân loại chất thải rắn sinh
hoạt tại nguồn tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.
đ) Nhiệm vụ và giải pháp về quản lý chất thải nhựa
- Tiếp tục thực hiện quy định và tổ chức triển khai
hoạt động quản lý chất thải nhựa; thực hiện lộ trình hạn chế sản xuất, nhập khẩu
sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm,
hàng hóa chứa vi nhựa trên địa bàn tỉnh;
- Tiếp tục duy trì hoạt động tuyên truyền, nâng cao
nhận thức cộng đồng hạn chế sử dụng, giảm thiểu, phân loại, thải bỏ chất thải
là sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bao bì nhựa khó phân hủy sinh học; phối hợp
các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội xây dựng phong trào, liên minh chống
chất thải nhựa; vận động người dân, cộng đồng dân cư hạn chế hoặc không sử dụng
các sản phẩm nhựa dùng một lần (bao gồm túi ni-lông khó phân hủy, bao gói nhựa
thực phẩm, chai lọ nhựa, ống hút, hộp xốp đựng thực phẩm, cốc và bộ đồ ăn...) để
bảo vệ môi trường; Không thải bỏ chất thải nhựa trực tiếp vào hệ thống thoát nước,
ao, hồ, kênh, rạch, sông, và đại dương;
- Thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp: (i) Tổ chức
triển khai thực hiện hiệu quả các phong trào, chiến dịch thu gom, làm sạch bãi
biển tại địa phương và cộng đồng dân cư ven biển tối thiểu một năm hai lần (đối
với các địa phương có biển); bố trí các thiết bị lưu chứa và các điểm tập kết
chất thải, rác thải nhựa phù hợp, an toàn, thuận lợi, bảo đảm mỹ quan và vệ
sinh môi trường; (ii) Huy động sự tham gia của người dân trong thu gom, thống
kê, phân loại rác thải nhựa đại dương và phối hợp xây dựng cơ sở thông tin, dữ
liệu về rác thải nhựa đại dương thống nhất, phù hợp với cơ sở dữ liệu quốc gia
về nguồn thải. Tạo điều kiện, khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thực
hiện các hoạt động thu gom, tái chế, tái sử dụng chất thải nhựa ở các lưu vực
sông, khu vực các hệ sinh thái ven biển, rừng ngập mặn, các bãi tắm, vùng nước
ven biển; Không thải bỏ chất thải nhựa trực tiếp vào hệ thống thoát nước, ao, hồ,
kênh, rạch, sông, và đại dương;
- Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số
218/KH-UBND ngày 04/07/2022 của UBND huyện Côn Đảo về quản lý rác thải nhựa
trên địa bàn huyện Côn Đảo đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và các nhiệm vụ,
giải pháp và dự án có liên quan đến chất thải nhựa tại Quyết định 495/QĐ-UBND
ngày 16/3/2023 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án “Nghiên cứu và ứng dụng mô
hình Kinh tế tuần hoàn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững huyện Côn Đảo,
giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”.
6. Kinh phí thực hiện
a) Giai đoạn đến 2025
Tổng dự toán kinh phí (khái toán) thực hiện các dự
án ưu tiên khoảng: 3.108.450.000.000 đồng (Bằng chữ: Ba nghìn một trăm lẻ
tám tỷ, bốn trăm năm mươi triệu đồng), bao gồm:
- Chi ngân sách: 58.450.000.000 đồng (Bằng chữ:
Năm mươi tám tỷ, bốn trăm năm mươi triệu đồng).
- Ngoài ngân sách: 3.050.000.000.000 đồng (Bằng
chữ: Ba nghìn không trăm lẻ năm tỷ đồng).
Căn cứ Quyết định được phê duyệt, hàng năm, các cơ
quan, đơn vị lập dự toán kinh phí trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt kinh
phí thực hiện theo quy định.
b) Giai đoạn đoạn 2026 - 2030
Tổng dự toán kinh phí (khái toán) thực hiện các dự
án ưu tiên khoảng: 6.500.000.000 đồng (Bằng chữ: Sáu tỷ, năm trăm triệu đồng),
từ nguồn kinh phí: Chi ngân sách.
Căn cứ Quyết định được phê duyệt, hàng năm, các cơ
quan, đơn vị lập dự toán kinh phí trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt kinh
phí thực hiện theo quy định.
c) Bố trí kinh phí thực hiện
Tổng dự toán kinh phí thực hiện các dự án nêu trên
sẽ được tính toán và xác định cụ thể trong giai đoạn lập dự toán và trình duyệt
dự án theo quy định. Trong quá trình triển khai, kinh phí cụ thể có thể được điều
chỉnh để phù hợp với tình hình thực tiễn.
7. Phân công tổ chức thực hiện
a) Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã,
thành phố và các tổ chức, đơn vị liên quan có trách nhiệm căn cứ nhiệm vụ được
giao tại Phụ lục I và Phụ lục II về danh mục các dự án ưu tiên và các nhiệm vụ,
giải pháp kèm theo Quyết định phê duyệt Đề án, xây dựng kế hoạch chi tiết thực
hiện.
b) UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo UBND
các xã, phường, thị trấn thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp.
c) Các cơ sở thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn
áp dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý thực hiện dịch vụ của
đơn vị; Thực hiện trách nhiệm theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm
2020.
d) Các doanh nghiệp, chủ nguồn thải thực hiện trách
nhiệm theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Chương V về quản lý
chất thải rắn của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP .
đ) Báo Bà Rịa - Vũng Tàu, Đài Phát thanh và Truyền
hình tỉnh thường xuyên cập nhật, đưa tin về các chủ trương, chính sách, quy định
pháp luật về quản lý chất thải rắn; Hướng dẫn các Đài phát thanh các huyện, thị
xã, thành phố tập trung tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về các hoạt
động quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh; Xây dựng chương trình, chuyên
trang, chuyên mục để thông tin, tuyên truyền nội dung Đề án và triển khai thực
hiện các nhiệm vụ, giải pháp và dự án ưu tiên được giao.
e) Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được
giao, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo, đề xuất
gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét,
quyết định điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở,
ban, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ,
Giao thông vận tải, Công Thương, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Du lịch, Văn hóa Thể thao, Thông tin Truyền thông,
Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Ban Quản lý các khu công nghiệp, Công an tỉnh; Chủ tịch
UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Thủ
trưởng cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thi
hành Quyết định này.
Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh; các
Tổ chức chính trị - xã hội; cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh phối hợp
tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và người
lao động của cơ quan, đơn vị tích cực tham gia thực hiện tốt các hoạt động về
phân loại, tái sử dụng chất thải rắn; Phối hợp, tổ chức xây dựng phong trào,
liên minh chống chất thải nhựa./.
(Đính kèm: Phụ lục 1 về Danh mục các dự án ưu
tiên thực hiện; Phụ lục 2 - Danh mục các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện).
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ TN&MT (b/c);
- TTr TU, TTr HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh và các hội, đoàn thể tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- UBND các xã, phường, thị trấn;
- Đài PTTH tỉnh, Báo Bà Rịa - Vũng Tàu;
- Lưu: VT, KT7.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Công Vinh
|
PHỤ
LỤC I
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN CỦA ĐỀ ÁN
(Kèm theo Quyết định số: 2066/QĐ-UBND ngày 22 tháng 8 năm 2023 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
Stt
|
Tên dự án
|
Mục tiêu
|
Nội dung chính
|
Cơ quan chủ trì
|
Cơ quan phối hợp
|
Kinh phí dự kiến
(Tỷ đồng)
|
Nguồn vốn
|
Năm thực hiện
|
A
|
GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025
|
I
|
Nâng cao về năng lực quản
lý, chỉ đạo, điều hành và phối hợp trong công tác quản lý chất thải rắn
|
1.
|
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ
quản lý nhà nước trong công tác quản lý chất thải rắn[1]
|
Thực hiện mục tiêu tổng quát về Tăng cường năng lực
quản lý chất thải rắn;
Tăng cường năng lực bộ máy quản lý nhà nước trong
công tác quản lý chất thải rắn, hoàn chỉnh bộ máy và nhân sự
|
- Xây dựng chương trình đào tạo;
- Lập danh sách các bộ tham gia;
- Tổ chức hội nghị tập huấn, tuyên truyền, đào tạo
nâng cao năng lực quản lý chất thải rắn cho cán bộ tham gia quản lý chất thải
rắn, môi trường tại các cơ quan, đơn vị.[2]
|
- Sở Tài nguyên và Môi trường
- Sở Nội vụ
|
- Các Sở ban ngành;
- UBND các huyện, thành phố, thị xã; các phường
/xã/thị trấn
|
0,7
|
Ngân sách nhà nước
|
Hàng năm
|
2.
|
Tăng cường năng lực các cơ sở thu gom, vận chuyển
chất thải rắn sinh hoạt[3]
|
Thực hiện mục tiêu tổng quát về Tăng cường năng lực
quản lý chất thải rắn;
Góp phần thực hiện các mục tiêu cụ thể về thu
gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
|
- Đầu tư mới, cải tạo, nâng cấp sửa chữa phương
tiện, thiết bị chuyên dụng để thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đạt
yêu cầu kỹ thuật tại Điều 26, 27 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT .
- Bảo đảm đủ yêu cầu về nhân lực, phương tiện và
thiết bị chuyên dụng để thu gom, vận chuyển toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt tại
những địa điểm đã quy định.
- Thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đến
điểm tập kết, trạm trung chuyển hoặc cơ sở xử lý bằng các phương tiện, thiết
bị đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định; bố trí phương
tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ nước rỉ rác tại các trạm trung chuyển để xử
lý đạt quy chuẩn kỹ thuật hoặc chuyển giao cùng với chất thải rắn sinh hoạt
cho đơn vị xử lý.
- Không để rơi vãi chất thải rắn sinh hoạt, gây
phát tán bụi, mùi hoặc nước rò rỉ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường trong quá
trình thu gom, vận chuyển.
- Đào tạo nghiệp vụ, trang bị bảo hộ lao động cho
công nhân thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
- Đầu tư, trang bị và Áp dụng giải pháp chuyển đổi
số, phát triển và ứng dụng mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng số để thúc đẩy
giảm thiểu phát sinh, tái sử dụng, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái chế và
xử lý chất thải rắn[4]
|
Các cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn tỉnh
|
- Các Sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Quỹ bảo vệ môi trường
|
50
|
Ngoài ngân sách nhà nước
|
2023 - 2024
|
3.
|
Áp dụng giải pháp chuyển đổi số, phát triển và ứng
dụng mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng số để thúc đẩy giảm thiểu phát
sinh, tái sử dụng, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý chất thải
rắn[5]
|
Thực hiện mục tiêu tổng quát về áp dụng giải pháp
chuyển đổi số;
Tối ưu hóa, hiện đại hóa được công tác quản lý chất
thải rắn;
Tiết kiệm thời gian, con người trong công tác quản
lý.
|
- Đánh giá thực trạng, sự cần thiết của công nghệ
thông tin trong quản lý chất thải rắn;
- Xây dựng các ứng dụng phục vụ và hỗ trợ công
tác quản lý chất thải rắn (ngăn ngừa, giảm thiểu, phân loại, thu gom, lưu giữ,
trung chuyển, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý); giám sát hành trình;
giám sát nguồn thải; giám sát khối lượng các chất thải đã được phân loại được
thu gom, chuyển giao tái sử dụng, tái chế và xử lý; Báo cáo, công bố, công
khai thông tin quản lý chất thải theo quy định....
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
- Các Sở, ban, ngành - UBND các TP, huyện, thị
xã, thành phố;
- Các cơ sở thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển,
xử lý
|
1,5
|
Ngân sách nhà nước
|
2023 – 2024
|
4.
|
Tham quan, học tập kinh nghiệm về quản lý chất thải
của các địa phương trong nước; tăng cường trao đổi và hợp tác quốc tế, các tổ
chức phi chính phủ về đào tạo nâng cao năng lực, học tập kinh nghiệm, trợ
giúp kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tài chính trong lĩnh vực quản lý
chất thải rắn[6]
|
Thực hiện mục tiêu tổng quát về Tăng cường năng lực
quản lý chất thải rắn;
|
- Xác định địa điểm, nội dung sẽ học tập, các vấn
đề cần quan tâm đối với phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
- Xây dựng kế hoạch
- Tổ chức tham quan, học tập, đào tạo trong và
ngoài nước
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
- Các Sở ban ngành;
- UBND các huyện, thành phố, thị xã
|
0,8
|
- Ngân sách nhà nước;
- Ngoài ngân sách nhà nước
|
Hằng năm
|
II
|
Cơ chế chính sách và
thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế và xử lý chất thải rắn
|
1.
|
Quy định giá cụ thể đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển
và xử lý chất thải rắn sinh hoạt[7]
|
Thực hiện mục tiêu tổng quát về Tăng cường năng lực
quản lý chất thải rắn.
|
- Đặt hàng hàng nhiệm vụ khoa học công nghệ
nghiên cứu xây dựng phương án giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất
thải rắn sinh hoạt theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường và phù hợp
với điều kiện của địa phương;
- Ban hành Quy định giá cụ thể đối với dịch vụ
thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
- Các Sở, ban, ngành
- UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
0,5
|
Ngân sách nhà nước
|
2023 - 2025
|
2.
|
Quy định cụ thể hình thức và mức kinh phí hộ gia
đình, cá nhân phải chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải
rắn sinh hoạt dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại.[8]
|
Thực hiện mục tiêu tổng quát về Tăng cường năng lực
quản lý chất thải rắn
|
- Đặt hàng hàng nhiệm vụ khoa học công nghệ
nghiên cứu xây dựng phương án giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất
thải rắn sinh hoạt dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân
loại theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường và phù hợp với điều kiện
của địa phương;
- Ban hành Quy định cụ thể hình thức và mức kinh
phí hộ gia đình, cá nhân phải chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển và xử
lý chất thải rắn sinh hoạt dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được
phân loại;
- Xác định hình thức, mẫu mã, yêu cầu kỹ thuật của
bao bì đựng chất thải rắn sinh hoạt theo quy định tại điều 30 - Thông tư
02/2022/TT-BTNMT .
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
- Các Sở, ban, ngành
- UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
0,5
|
Ngân sách nhà nước
|
2023 - 2025
|
III
|
Ngăn ngừa, giảm thiểu,
tái chế, tái sử dụng, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn
|
1.
|
Tăng cường đầu tư (mới hoặc, cải tạo, nâng cấp, mở
rộng), hiện đại hóa trạm trung chuyển, điểm tập kết chất thải rắn sau phân loại
đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên
và Môi trường và theo quy hoạch ở các đô thị và mở rộng mạng lưới dịch vụ thu
gom chất thải rắn ở khu vực nông thôn[9]
|
Thực hiện mục tiêu tổng quát về Tăng cường năng lực
quản lý chất thải rắn;
|
- Lập dự án tại các vị trí đã bố trí và quy hoạch;
- Xây mới, cải tạo nâng cấp, mở rộng các trạm
trung chuyển, điểm tập kết đúng yêu cầu kỹ thuật về môi trường theo quy định
tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT , bảo đảm không phát sinh các vấn đề về môi
trường như mùi, nước rỉ rác và cung cấp vị trí, diện tích để lưu chứa chất thải
cồng kềnh và chất thải nguy hại sau khi được phân loại trước khi đưa đi xử
lý.
- Quản lý, vận hành
|
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
|
- Các Sở, ban, ngành
|
8,0
|
Ngân sách nhà nước
|
2023-2025
|
2.
|
Hoàn thành lựa chọn nhà đầu tư, thúc đẩy triển khai
dự án nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ đốt phát điện
trong khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên (công suất 1.000 tấn/ngày) và dự
án nhà máy đốt rác sinh hoạt huyện Côn Đảo[10]
|
Thực hiện mục tiêu tổng quát về Tăng cường năng lực
quản lý chất thải rắn;
Góp phần thực hiện các mục tiêu cụ thể về xử lý
chất thải sinh hoạt
|
Thực hiện việc lựa chọn chủ đầu tư, chủ xử lý chất
thải rắn sinh theo quy định tại Điều 59 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
- Sở: KHĐT, Xây dựng, Công thương, KHCN, Tài
chính
- UBND các thành phố, thị xã, huyện.
|
3.000
|
Ngoài ngân sách nhà nước
|
2023 - 2025
|
3.
|
Triển khai các mô hình phân loại, thu gom, giảm
thiểu và xử lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn theo tài liệu hướng dẫn của
Bộ Tài nguyên và Môi trường[11]
|
Thực hiện các mục tiêu cụ thể đối với các loại chất
thải ở khu vực nông thôn;
Giảm thiểu lượng chất thải rắn sinh hoạt phát
sinh ra ngoài môi trường;
Góp phần xây dựng cảnh quan nông thôn xanh - sạch
- đẹp và thực hiện tiêu chí môi trường
|
- Xác định mô hình phù hợp với điều kiện thực tế
của địa phương;
- Xây dựng kế hoạch thực hiện;
|
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh
|
- Sở Tài nguyên và Môi trường
- Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
|
8,0
|
Ngân sách nhà nước
|
2023 - 2025
|
4.
|
Thu hút các dự án đầu tư trong lĩnh vực phân loại,
thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương[12], tái chế, xử
lý chất thải rắn có công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường[13]. Ưu tiên
thu hút dự án tái sử dụng, tái chế chất thải xây dựng, chất thải Công nghiệp
thông thường[14]
|
Thực hiện mục tiêu tổng quát về Tăng cường năng lực
quản lý chất thải rắn;
Góp phần hoàn thành các mục tiêu cụ thể đối với
các loại chất thải rắn trên địa bàn tỉnh;
Thúc đẩy nền kinh tế tái sử dụng tái chế, nâng
cao trách nhiệm nhà sản xuất, giảm thiểu chất thải rắn, chất thải nhựa;
Chủ động tìm kiếm, huy động các thành phần kinh tế
tham gia đầu tư trong lĩnh vực phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải
rắn sinh hoạt tại địa phương[15]
|
- Thu hút đầu tư các dự án đầu tư phân loại, thu
gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải rắn, chất thải xây dựng, chất thải
nhựa theo quy định pháp luật;
- Thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ theo
quy định đối với dự án đầu tư xây dựng cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn, chất
thải xây dựng, chất thải nhựa và các dự án sản xuất các sản phẩm thân thiện
môi trường thay thế bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm nhựa dùng một
lần[16]
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư
|
- Sở Tài nguyên và Môi trường;
- UBND các huyện, thành phố, thị xã.
|
-
|
Ngoài ngân sách nhà nước
|
2023 - 2025
|
5.
|
Đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật
của khu xử lý chất thải rắn tập trung đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường[17].
|
Thực hiện mục tiêu tổng quát về Tăng cường năng lực
quản lý chất thải rắn;
|
- Lập dự án đầu tư theo quy định; Đảm bảo đáp ứng
yêu cầu kỹ thuật bảo vệ môi trường của khu xử lý chất thải rắn tập trung và
phù hợp với quy hoạch tỉnh;
- Triển khai thực hiện dự án
|
Sở Xây dựng
|
- Các Sở, ban, ngành
- UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
6,5
|
Ngân sách nhà nước
|
2023-2025
|
6.
|
Đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa
trang thiết bị thu gom, hệ thống thu gom, lưu giữ chất thải rắn; hệ thống các
công trình, thiết bị công cộng phục vụ quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn; đầu tư công trình vệ sinh công cộng đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường
do địa phương quản lý[18]
|
Thực hiện mục tiêu tổng quát về Tăng cường năng lực
quản lý chất thải rắn; Góp phần thực hiện các mục tiêu cụ thể về thu gom,
phân loại chất thải rắn;
Đảm bảo thực hiện đồng bộ hạ tầng kỹ thuật phục vụ
cho công tác quản lý chất thải rắn
|
- Điều tra, khảo sát các tuyến đường cần thu gom
chất thải rắn, tình hình phát sinh nước thải;
- Đề xuất các phương án xây dựng, cải tạo, nâng cấp
hệ thống.
- Đánh giá tính khả thi, sự phù hợp của các
phương án
- Lựa chọn phương án phù hợp.
- Triển khai thực hiện dự án.
|
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
|
- Các Sở, ban, ngành
|
10,4
|
Ngân sách nhà nước
|
2024
|
7.
|
Xử lý dứt điểm các bãi rác tạm, bãi chôn lấp
không hợp vệ sinh, điểm tập trung rác thải tự phát.[19]
|
Giảm tỷ lệ chôn lấp, giảm áp lực về quỹ đất dành
cho chôn lấp.
|
- Đối với các UBND thành phố Vũng Tàu, Đất Đỏ,
Xuyên Mộc, Châu Đức thực hiện theo văn bản số 16107/UBND-VP ngày 06/10/2021 của
UBND tỉnh.
Đối với UBND thành phố Bà Rịa thực hiện dự án/Đề
án theo quy định.
|
UBND thành phố Vũng Tàu, Bà Rịa, Đất Đỏ, Xuyên Mộc,
Châu Đức,
|
- Các Sở, ban, ngành
|
2,5
|
Ngân sách nhà nước
|
2023-2025
|
IV
|
Phân loại chất thải rắn
sinh hoạt tại nguồn
|
1.
|
Truyền thông, phổ biến kiến thức Luật Bảo vệ môi
trường, công tác quản lý chất thải rắn và phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại
nguồn cho các cơ quan quản lý nhà nước[20]
|
Góp phần thực hiện các mục tiêu cụ thể về phân loại
chất thải rắn;
Nâng cao kiến thức trong công tác quản lý và phân
loại chất thải rắn sinh hoạt của các cán bộ quản lý nhà nước, cơ quan chính
trị xã hội.
|
- Giới thiệu tổng thể các quy định PLMT liên quan
đến Quản lý chất thải rắn (Luật BVMT, 08/2022/NĐ-CP , 45/2022/NĐ-CP Thông tư
02/2022/TT-BTNMT , Thông tư 31/2023/TT-BTC về kinh phí sự nghiệp môi trường) gồm
các nội dung: Các nội dung về quản lý nhà nước chất thải rắn: Phòng ngừa, giảm
thiểu, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng , tái chế, xử lý; Các yêu cầu
kỹ thuật của điểm tập kết, trạm trung chuyển, kho lưu chứa chất thải; Quy hoạch
quản lý chất thải rắn và trong quy hoạch tỉnh;
- Giới thiệu QĐ phê duyệt đề án, các mục tiêu,
nhiệm vụ và giải pháp tổ chức thực hiện; tổ chức triển khai thực hiện đề án;
- Hướng dẫn tổ chức thực hiện quản lý chất thải rắn
và phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; trách nhiệm của đơn vị thu
gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn;
- Nguồn kinh phí chi trả cho dịch vụ thu gom, vận
chuyển, và xử lý; Quy định về chi trả các dịch vụ thông qua khối lượng hoặc
thể tích
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
- Các sở ban ngành
- UBND huyện, thành phố, thị xã;
- MTTQ các cấp, tổ chức chính trị - xã hội
|
0,45
|
Ngân sách nhà nước
|
2023
|
2.
|
Giáo dục kiến thức về môi trường về thực hiện
phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trong các trường học thông qua hoạt
động giáo dục chính khóa, ngoại khóa[21]
|
Góp phần thực hiện các mục tiêu cụ thể về phân loại
chất thải rắn;
Nhằm cung cấp thông tin về phân loại chất thải rắn
sinh hoạt tại nguồn dành cho đối tượng học sinh, sinh viên
|
- Xây dựng các nội dung hướng dẫn về thực hiện
phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; các lợi ích của việc thực hiện
phân loại chất thải rắn sinh hoạt.
- Lồng ghép các nội dung liên quan đến phân loại
chất thải rắn sinh hoạt trong các bài học, các hoạt động ngoại khóa
|
Sở Giáo dục và đào tạo
|
- Sở Tài nguyên và Môi trường
- UBND các huyện, thành phố, thị xã
- Các trường học trên địa bàn tỉnh
|
0,5
|
Ngân sách nhà nước
|
Hàng năm
|
3.
|
Tổ chức tuyên truyền, nâng cao ý thức phân loại chất
thải rắn sinh hoạt đối với khách du lịch[22]
|
Góp phần thực hiện các mục tiêu cụ thể về phân loại
chất thải rắn;
Nâng cao ý thức phân loại chất thải rắn sinh hoạt
đối với khách du lịch
|
- Xây dựng các nội dung hướng dẫn về thực hiện
phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại các khu du lịch.
- Tuyên truyền, hướng dẫn phân loại chất thải rắn
sinh hoạt tại nguồn tại các khu du lịch
|
Sở Du lịch
|
- Sở Tài nguyên và Môi trường
- UBND các huyện, thành phố, thị xã
- Các khu du lịch trên địa bàn tỉnh
|
0,5
|
Ngân sách nhà nước
|
Hàng năm
|
4.
|
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phân loại chất
thải rắn sinh hoạt tại nguồn rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại
chúng tới người dân trên địa bàn tỉnh[23]
|
Góp phần thực hiện các mục tiêu cụ thể về phân loại
chất thải rắn;
Cung cấp thông tin về phân loại chất thải rắn
sinh hoạt tới người dân, tạo nền tảng triển khai phân loại chất thải rắn sinh
hoạt được thuận lợi
|
- Xây dựng các nội dung hướng dẫn về thực hiện
phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; các lợi ích của việc thực hiện
phân loại chất thải rắn sinh hoạt.
- Tổ chức tuyên tuyền với nhiều hình thức khác
nhau như phát trên đài phát thanh truyền hình, báo giấy, trang thông tin điện
tử...
|
Sở Thông tin và truyền thông
|
- Đài phát thanh và truyền hình tỉnh
- Các sở ban ngành
- UBND huyện, thành phố, thị xã
|
0,7
|
Ngân sách nhà nước
|
Hàng năm
|
5.
|
Tổ chức tuyên truyền giáo dục, thi đua hình thành
thói quen mới, xây dựng nếp sống mới về phân loại chất thải rắn sinh hoạt
trong các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp[24]
|
Góp phần thực hiện các mục tiêu cụ thể về phân loại
chất thải rắn;
Nâng cao nhận thức của công nhân viên làm việc tại
các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp về phân loại chất thải rắn sinh hoạt
|
- Xây dựng các nội dung hướng dẫn về thực hiện
phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; các lợi ích của việc thực hiện
phân loại chất thải rắn sinh hoạt.
- Tổ chức tuyên tuyền với nhiều hình thức khác
nhau như phát trên loa phóng thanh, báo đài, tổ chức thi đua trong khu công
nghiệp, cụm công nghiệp
|
Ban quản lý các khu công nghiệp
|
- Đài phát thanh và truyền hình tỉnh
- Các sở ban ngành
- UBND huyện, thành phố, thị xã
|
1,0
|
Ngân sách nhà nước
|
Hàng năm
|
6.
|
Triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn sinh
hoạt tại nguồn tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội[25]
|
Góp phần thực hiện các mục tiêu cụ thể về phân loại
chất thải rắn;
Góp phần lớn vào hoàn thành các mục tiêu cụ thể về
tỷ lệ phân loại, thu gom, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn sinh hoạt
|
- Đầu tư trang bị, nâng cấp, cải tạo trang thiết
bị thu gom, lưu giữ chất thải rắn theo quy định;
- Triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn
sinh hoạt tại nguồn theo quy định pháp luật;
- Thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ và giải pháp giảm
thiểu, phân loại, tái sử dụng, chuyển giao cho đơn vị thu gom vận chuyển và xử
lý theo hướng dẫn và theo quy định.
|
Sở, ngành; UBND các huyện, thị xã;
Tổ chức chính trị - xã hội
|
- Đài phát thanh và truyền hình tỉnh
- Các sở ban ngành
- UBND huyện, thành phố, thị xã
|
1,6
|
Ngân sách nhà nước
|
Hàng năm
|
V
|
Quản lý chất thải nhựa
|
1.
|
Xây dựng kế hoạch, lộ trình hạn chế và tiến tới cấm
lưu hành sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh
học tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh[26]
|
Thực hiện các mục tiêu tổng quát và các mục tiêu
cụ thể về chất thải nhựa;
Bảo đảm sau năm 2025, không lưu hành và sử dụng sản
phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học (gồm túi ni lông
khó phân hủy sinh học, hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm) tại các
trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, khu du lịch, trừ sản phẩm, hàng
hóa có bao bì nhựa khó phân hủy sinh học.
|
- Xây dựng lộ trình hạn chế lưu hành và sử dụng sản
phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học (gồm túi ni lông
khó phân hủy sinh học, hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm) tại các
trung tâm thương mại, siêu thị;
- Có giải pháp khuyến khích người tiêu dùng mang
túi, bao gói khi mua sắm;
- Tổ chức đào tạo, tuyên truyền, nâng cao năng lực,
nhận thức và trách nhiệm của các đơn vị sản xuất, phân phối, tiêu thụ sản phẩm
nhựa cũng như các tổ chức, cá nhân sử dụng, thải bỏ chất thải nhựa; có giải
pháp khuyến khích người tiêu dùng mang túi, bao gói khi mua sắm; khen thưởng
kịp thời các cá nhân, tổ chức có thành tích tốt trong phong trào chống rác thải
nhựa hoặc sáng kiến có giá trị về quản lý rác thải nhựa[27];
- Có biện pháp giám sát và xử lý các trung tâm
thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích cung cấp miễn phí túi ni lông cho
khách hàng trên địa bàn[28]
|
Sở Công thương
|
- UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân
sinh.
- UBND các xã, phường.
|
0,8
|
Ngân sách nhà nước
|
2023-2025
|
2.
|
Xây dựng kế hoạch, lộ trình hạn chế và tiến tới cấm
lưu hành sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh
học tại khách sạn, khu du lịch[29]
|
Thực hiện các mục tiêu tổng quát và các mục tiêu
cụ thể về chất thải nhựa;
Bảo đảm sau năm 2025, không lưu hành và sử dụng sản
phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học (gồm túi ni lông
khó phân hủy sinh học, hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm) tại các
khách sạn, khu du lịch, trừ sản phẩm, hàng hóa có bao bì nhựa khó phân hủy
sinh học.
|
- Triển khai các giải pháp thực hiện lộ trình hạn
chế lưu hành và sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy
sinh học (gồm túi ni lông khó phân hủy sinh học, hộp nhựa xốp đóng gói, chứa
đựng thực phẩm) tại các khách sạn, khu du lịch.
|
Sở Du lịch
|
- UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Các khách sạn, khu du lịch
- Ban quản lý các khu di tích, khu du lịch
- UBND các xã, phường.
|
0,8
|
Ngân sách nhà nước
|
2023-2025
|
3.
|
Xây dựng kế hoạch, lộ trình hạn chế và tiến tới cấm
lưu hành sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh
học tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh, khách sạn, khu du lịch[30]
|
Thực hiện các mục tiêu tổng quát và các mục tiêu
cụ thể về chất thải nhựa;
Bảo đảm sau năm 2025, không lưu hành và sử dụng sản
phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học (gồm túi ni lông
khó phân hủy sinh học, hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm) tại các
trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, khu du lịch, trừ sản phẩm, hàng
hóa có bao bì nhựa khó phân hủy sinh học; tổ chức thanh tra, kiểm tra các đơn
vị sản xuất sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bao bì nhựa khó phân hủy sinh học
trên địa bàn
|
- Triển khai các giải pháp thực hiện lộ trình về
hạn chế sử dụng, giảm thiêu, phân loại, thải bỏ chất thải nhựa là sản phẩm nhựa
sử dụng một lần và bao bì nhựa khó phân hủy sinh học theo quy định tại các
huyện, thị xã, thành phố
- Tổ chức đào tạo, tuyên truyền, nâng cao năng lực,
nhận thức và trách nhiệm của các đơn vị sản xuất, phân phối, tiêu thụ sản phẩm
nhựa cũng như các tổ chức, cá nhân sử dụng, thải bỏ chất thải nhựa; có giải
pháp khuyến khích người tiêu dùng mang túi, bao gói khi mua sắm; khen thưởng
kịp thời các cá nhân, tổ chức có thành tích tốt trong phong trào chống rác thải
nhựa hoặc sáng kiến có giá trị về quản lý rác thải nhựa[31];
- Có biện pháp giám sát và xử lý các trung tâm
thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích cung cấp miễn phí túi ni lông cho khách
hàng trên địa bàn[32]
|
UBND các huyện, thành phố, thị xã
|
- Các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân
sinh, khách sạn, khu du lịch
- Ban quản lý các khu di tích, khu du lịch
- UBND các xã, phường.
|
1,6
|
Ngân sách nhà nước
|
2023-2025
|
4.
|
Tuyên truyền về tác hại, hạn chế tiến tới cấm lưu
hành và sử dụng sản phẩm nhựa một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học, tác
hại của rác thải nhựa, túi nilong, sản phẩm nhựa sử dụng một lần đối với biển
và đại dương, các hệ sinh thái biển, môi trường và sức khỏe con người tại các
trường học, cơ sở giáo dục[33]
|
Thực hiện các mục tiêu tổng quát và các mục tiêu
cụ thể về chất thải nhựa;
Nâng cao nhận thức cho học sinh, sinh viên về tác
hại của đồ nhựa một lần, từ đó giảm thiểu lượng chất thải nhựa phát thải ra
môi trường
|
- Vận động về hạn chế sử dụng, giảm thiểu, phân
loại, thải bỏ chất thải nhựa là sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bao bì nhựa
khó phân hủy sinh học theo quy định;
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, trò chơi, các
phong trào thi đua...
|
- Sở Giáo dục và đào tạo;
- UBND các huyện, thành phố, thị xã
|
- Sở Tài nguyên và Môi trường
- UBND các huyện, thành phố, thị xã
- Các trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh
|
0,5
|
Ngân sách nhà nước
|
Hàng năm
|
5.
|
Tuyên truyền, vận động việc hạn chế tiến tới cấm
lưu hành và sử dụng sản phẩm nhựa một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học
trong các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh[34]
|
Thực hiện các mục tiêu tổng quát và các mục tiêu
cụ thể về chất thải nhựa;
Khuyến khích người dân tích cực tham gia phong
trào hạn chế sử dụng nhựa 1 lần và bao bì khó phân hủy
|
Tổ chức triển khai tuyên truyền về hạn chế sử dụng,
giảm thiểu, phân loại, thải bỏ chất thải nhựa là sản phẩm nhựa sử dụng một lần
và bao bì nhựa khó phân hủy sinh học theo quy định (và lồng ghép kế hoạch
phân loại rác thải tại nguồn) trong các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp trên
địa bàn tỉnh
|
BQL các KCN
|
- Công ty hạ tầng KCN, doanh nghiệp
- Cơ sở hoạt động trong KCN.
|
3,7
|
Ngân sách nhà nước
|
Hàng năm
|
6.
|
Tuyên truyền, vận động việc hạn chế tiến tới cấm
lưu hành và sử dụng sản phẩm nhựa một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học
tại hộ gia đình; các thành viên, hội viên mỗi tổ chức chính trị - xã hội; cửa
hàng; quán nước; chợ dân sinh; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, du lịch; công
viên, quảng trường[35];
không thải bỏ chất thải nhựa trực tiếp vào hệ thống thoát nước, ao, hồ, kênh,
rạch, sông, và đại dương[36]
|
Thực hiện các mục tiêu tổng quát và các mục tiêu
cụ thể về chất thải nhựa;
Khuyến khích người dân tích cực tham gia phong
trào hạn chế sử dụng nhựa 1 lần và bao bì khó phân hủy
|
Tổ chức triển khai tuyên truyền, nâng cao nhận thức
cộng đồng về hạn chế sử dụng, giảm thiểu, phân loại, thải bỏ chất thải nhựa
là sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bao bì nhựa khó phân hủy sinh học theo
quy định, lồng ghép tuyên truyền về tác hại của chất thải nhựa đến từng hộ
gia đình; các thành viên, hội viên mỗi tổ chức chính trị - xã hội; cửa hàng;
quán nước; chợ dân sinh; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, du lịch; công viên,
quảng trường.
Không thải bỏ chất thải nhựa trực tiếp vào hệ thống
thoát nước, ao, hồ, kênh, rạch, sông, và đại dương[37]
|
UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
- UBND các xã phường.
- Các tổ chức đoàn thể, hội phụ nữ.
|
0,8
|
Ngân sách nhà nước
|
Hàng năm
|
7.
|
Tuyên truyền, vận động việc hạn chế tiến tới cấm
lưu hành và sử dụng sản phẩm nhựa một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học
tại các bệnh viện, cơ sở y tế, phòng khám[38]
|
Thực hiện các mục tiêu tổng quát và các mục tiêu
cụ thể về chất thải nhựa;
|
Tổ chức triển khai tuyên truyền về hạn chế sử dụng,
giảm thiểu, phân loại, thải bỏ chất thải nhựa là sản phẩm nhựa sử dụng một lần
và bao bì nhựa khó phân hủy sinh học theo quy định và phân loại rác thải
trong các bệnh viện, cơ sở y tế, phòng khám;
|
Sở Y tế
|
- UBND huyện, thị xã, thành phố
- Cơ sở Y tế
|
0,8
|
Ngân sách nhà nước
|
Hàng năm
|
8.
|
Tuyên truyền, vận động việc hạn chế tiến tới cấm
lưu hành và sử dụng sản phẩm nhựa một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học
tại khu vực nông thôn trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, trồng
trọt trên địa bàn tỉnh[39];
không thải bỏ chất thải nhựa trực tiếp vào hệ thống thoát nước, ao, hồ, kênh,
rạch, sông, và đại dương[40]
|
Thực hiện các mục tiêu tổng quát và các mục tiêu
cụ thể về chất thải nhựa;
|
Tổ chức triển khai về hạn chế sử dụng, giảm thiểu,
phân loại, thải bỏ chất thải nhựa là sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bao bì
nhựa khó phân hủy sinh học theo quy định tại khu vực nông thôn trong hoạt động
nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, trồng trọt trên địa bàn tỉnh;
Không thải bỏ chất thải nhựa trực tiếp vào hệ thống
thoát nước, ao, hồ, kênh, rạch, sông, và đại dương[41]
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
- UBND huyện, thị xã, thành phố
- Hội nông dân
|
0,8
|
Ngân sách nhà nước
|
Hàng năm
|
9.
|
Tuyên truyền, vận động việc hạn chế sử dụng bao
bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm nhựa sử dụng một lần tại các phương
tiện giao thông vận tải đường bộ, đường thủy; sân bay, bến tàu, bến xe,...[42]; Không thải
bỏ chất thải nhựa trực tiếp vào hệ thống thoát nước, ao, hồ, kênh, rạch,
sông, và đại dương[43]
|
Thực hiện các mục tiêu tổng quát và các mục tiêu
cụ thể về chất thải nhựa;
|
- Tuyên truyền, vận động các phương tiện giao
thông vận tải đường bộ, đường thủy; sân bay, bến tàu, bến xe,... thực hiện giảm
thiểu chất thải nhựa, hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần hoặc thay thế bằng
các sản phẩm thân thiện môi trường;
- Không thải bỏ chất thải nhựa trực tiếp vào hệ
thống thoát nước, ao, hồ, kênh, rạch, sông, và đại dương[44]
|
Sở Giao thông và Vận tải
|
UBND huyện, thị xã, thành phố
|
0,8
|
Ngân sách nhà nước
|
Hàng năm
|
10.
|
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức sử dụng vật dụng
thay thế các đồ nhựa sử dụng 01 lần cho các tàu thuyền trên sông, biển; tác hại
của việc thải bỏ ngư cụ trực tiếp xuống biển; thu gom và chuyển giao chất thải
nhựa[45];
Không thải bỏ chất thải nhựa trực tiếp vào hệ thống thoát nước, ao, hồ, kênh,
rạch, sông, và đại dương[46]
|
Thực hiện các mục tiêu tổng quát và các mục tiêu
cụ thể về chất thải nhựa;
Thay đổi hành vi, ứng xử và trách nhiệm của các
tàu thuyền trong việc giảm thiểu sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni
lông khó phân hủy, giảm thiểu lượng chất thải nhựa xả ra sông, biển
|
- Xây dựng nội dung liên quan đến hoạt động tuyên
truyền như: tác hại của việc sử dụng đồ nhựa một lần; tác hại của việc xả thải
bỏ ngư cụ, chất thải nhựa ra sông, biển.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền
- Không thải bỏ chất thải nhựa trực tiếp vào hệ
thống thoát nước, ao, hồ, kênh, rạch, sông, và đại dương[47]
|
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
|
- Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu
- UBND các huyện, thị xã, TP có biển
- Cảnh sát biển
- Bộ đội biên phòng
- Cục Hải quan tỉnh
|
1,0
|
Ngân sách nhà nước
|
Hàng năm
|
11.
|
Xây dựng chương trình, chuyên trang, chuyên mục để
thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng hạn chế sử dụng, giảm
thiểu, phân loại, thải bỏ chất thải là sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bao
bì nhựa khó phân hủy sinh học; về tác hại của rác thải nhựa, túi nilon sử dụng
một lần đối với biển và đại dương, các hệ sinh thái biển, môi trường và sức
khỏe con người; các chương trình thu gom, xử lý rác thải nhựa đại dương;
trách nhiệm của các doanh nghiệp, tổ chức, cộng đồng dân cư và người dân
trong việc ngăn ngừa, giảm thiểu và xử lý rác thải nhựa đại dương[48]; Không thải
bỏ chất thải nhựa trực tiếp vào hệ thống thoát nước, ao, hồ, kênh, rạch,
sông, và đại dương[49];
|
Thực hiện các mục tiêu tổng quát và các mục tiêu
cụ thể về chất thải nhựa;
Nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của
rác thải nhựa, túi nilong sử dụng một lần
|
- Xây dựng nội dung các chương trình, chuyên mục.
Tổ chức tuyên truyền đến cộng đồng dân cư, doanh
nghiệp
|
Sở Thông tin và truyền thông; Đài phát thanh và
truyền hình; Báo Bà Rịa - Vũng Tàu
|
- Các sở ban ngành.
- UBND huyện, thành phố, thị xã
|
1,2
|
Ngân sách nhà nước
|
Hàng năm
|
12.
|
Đánh giá tình hình quản lý chất thải nhựa và xây
dựng kế hoạch quản lý chất thải nhựa trên địa bàn; Xây dựng kế hoạch và tổ chức
thu gom, xử lý chất thải nhựa trôi nổi trong môi trường (tại các dòng sông, suối,
kênh, rạch, bãi tắm, bãi biển, cảng cá ven biển, khu bảo tồn biển, rác thải
nhựa trên biển và đại dương)[50]; Ban hành quy định và tổ chức triển khai
hoạt động quản lý chất thải nhựa[51]
|
Thực hiện các mục tiêu tổng quát và các mục tiêu
cụ thể về chất thải nhựa;
Tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa trên địa
bàn tỉnh;
Thu gom, xử lý chất thải nhựa phát sinh trên địa
bàn tỉnh, hướng tới nền kinh tế tuần hoàn;
Giảm thiểu 50% rác thải nhựa trên biển và đại
dương, 50% ngư cụ khai thác thủy sản bị mất hoặc bị vứt bỏ được thu gom[52]
|
- Rà soát, đánh giá hiện trạng quản lý chất thải
nhựa trên địa bàn tỉnh.
- Khảo sát, điều tra đánh giá chất thải nhựa trôi
nổi trong môi trường. Từ đó tổ chức thu gom chất thải nhựa tại các dòng sông,
kênh, rạch, bãi tắm, bãi biển, bãi biển, cảng cá ven biển, khu bảo tồn biển,
trên biển và đại dương.
- Đề xuất kế hoạch quản lý chất thải nhựa trong
thời gian tới.
- Ban hành quy định và tổ chức triển khai hoạt động
quản lý chất thải nhựa
- Tái chế, tái sử dụng, xử lý khối lượng chất thải
nhựa thu gom kết hợp thu hồi năng lượng.
- Xây dựng và triển khai các mô hình tốt về quản
lý chất thải từ việc sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó
phân hủy cho phù hợp với đặc thù của địa phương[53];
- Rà soát, thống kê, công bố danh sách các tổ chức,
cá nhân sản xuất sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy, túi ni
lông phân hủy sinh học và các sản phẩm thân thiện môi trường trên địa bàn quản
lý[54];
- Phối hợp các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức
xã hội xây dựng phong trào, liên minh chống chất thải nhựa[55];
- Tổ chức và thực hiện các biện pháp kỹ thuật để
thu gom chất thải nhựa trên các sông, rạch, kênh, mương... để hạn chế chất thải
nhựa đổ ra đại dương; tiến hành và xã hội hóa các hoạt động thu gom, xử lý chất
thải nhựa trên biển, sông, suối và các hồ, ao trong khu đô thị, khu dân cư[56]
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
- Các Sở, ban, ngành
- UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
1,5
|
Ngân sách nhà nước
|
2023-2025
|
B
|
GIAI ĐOẠN 2026 - 2030
|
I
|
Nhiệm vụ và giải pháp
quản lý, chỉ đạo, điều hành và phối hợp trong công tác quản lý chất thải rắn
|
1.
|
Tiếp tục áp dụng giải pháp chuyển đổi số, phát
triển và ứng dụng mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng số để thúc đẩy giảm
thiểu phát sinh, tái sử dụng, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái chế và xử
lý chất thải rắn[57]
|
Thực hiện các mục tiêu tổng quát về quản lý chất
thải rắn; Tối ưu hóa, hiện đại hóa được công tác quản lý chất thải rắn;
|
- Đánh giá thực trạng, sự cần thiết của công nghệ
thông tin trong quản lý chất thải rắn;
- Nghiên cứu phần mềm tích hợp các thông tin về
điểm tập kết, hướng dẫn phân loại chất thải rắn, thời gian tiếp nhận các loại
chất thải (chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại, Chất
thải cồng kềnh); khai báo thông tin các loại chất thải (loại chất thải, số lượng).
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
- Sở Thông tin và truyền thông
- UBND các TP, huyện, thị xã, thành phố
|
1,0
|
Ngân sách nhà nước
|
2026 - 2030
|
II
|
Nhóm nhiệm vụ và giải
pháp về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và quản lý chất thải nhựa
|
1.
|
Tuyên truyền nâng cao nhận thức về phân loại chất
thải rắn sinh hoạt tại nguồn rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại
chúng: trên báo; đài truyền hình; truyền thanh; cổng thông tin điện tử thành
phố; trang thông tin điện tử các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã,
thành phố[58]
|
Góp phần hoàn thành các mục tiêu cụ thể về chất
thải rắn;
Cung cấp thông tin về phân loại chất thải rắn
sinh hoạt tới người dân, tạo nền tảng triển khai phân loại chất thải rắn sinh
hoạt được thuận lợi
|
- Xây dựng các nội dung hướng dẫn về thực hiện
phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; các lợi ích của việc thực hiện
phân loại chất thải rắn sinh hoạt.
- Tổ chức tuyên tuyền với nhiều hình thức khác
nhau như phát trên ti vi, báo đài, tổ chức cuộc họp tổ dân phố...
|
Sở Thông tin và truyền thông
|
- Đài phát thanh và truyền hình tỉnh
- Các sở ban ngành
- UBND huyện, thành phố, thị xã
|
0,7
|
Ngân sách nhà nước
|
Hàng năm
|
2.
|
Tổ chức tuyên truyền, nâng cao ý thức phân loại
chất thải rắn sinh hoạt đối với khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nước
ngoài nhằm tác động, nâng cao ý thức của người dân địa phương về công tác quản
lý và phân loại chất thải rắn sinh hoạt[59]
|
Góp phần hoàn thành các mục tiêu cụ thể về chất
thải rắn;
Nâng cao ý thức phân loại chất thải rắn sinh hoạt
đối với khách du lịch
|
- Xây dựng các nội dung hướng dẫn về thực hiện
phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại các khu du lịch.
- Tuyên truyền, phát tờ rơi về hướng dẫn phân loại
chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại các khu du lịch
|
Sở Du lịch
|
- Sở Tài nguyên và Môi trường
- UBND các huyện, thành phố, thị xã
- Các khu du lịch trên địa bàn tỉnh
|
0,5
|
Ngân sách nhà nước
|
Hàng năm
|
3.
|
Tiếp tục tổ chức tuyên truyền giáo dục thông qua
sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức quần chúng cơ sở, tạo ra phong trào thi
đua hình thành thói quen mới, xây dựng nếp sống mới về phân loại chất thải rắn
sinh hoạt tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp[60]
|
Góp phần hoàn thành các mục tiêu cụ thể về chất
thải rắn;
Nâng cao nhận thức của công nhân viên làm việc tại
các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp về phân loại chất thải rắn sinh hoạt
|
- Xây dựng các nội dung hướng dẫn về thực hiện
phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; các lợi ích của việc thực hiện
phân loại chất thải rắn sinh hoạt.
- Tổ chức tuyên tuyền với nhiều hình thức khác
nhau như phát trên loa phóng thanh, báo đài, tổ chức thi đua trong khu công
nghiệp, cụm công nghiệp
|
Ban quản lý các khu công nghiệp
|
- Đài phát thanh và truyền hình tỉnh
- Các sở ban ngành
- UBND huyện, thành phố, thị xã
|
1,0
|
Ngân sách nhà nước
|
Hàng năm
|
4.
|
Tiếp tục giáo dục kiến thức về môi trường về thực
hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trong các trường học thông
qua hoạt động giáo dục chính khóa, ngoại khóa tại các cấp học, bậc học, trình
độ đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo gắn
với bảo vệ môi trường trong giai đoạn tới[61]
|
Góp phần hoàn thành các mục tiêu cụ thể về chất
thải rắn;
Nhằm cung cấp thông tin về phân loại chất thải rắn
sinh hoạt tại nguồn dành cho đối tượng học sinh, sinh viên
|
- Xây dựng các nội dung hướng dẫn về thực hiện
phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; các lợi ích của việc thực hiện
phân loại chất thải rắn sinh hoạt.
- Lồng ghép các nội dung liên quan đến phân loại
chất thải rắn sinh hoạt trong các bài học, các hoạt động ngoại khóa
|
Sở Giáo dục và đào tạo
|
- Sở Tài nguyên và Môi trường
- UBND các huyện, thành phố, thị xã
- Các trường học trên địa bàn tỉnh
|
0,5
|
Ngân sách nhà nước
|
Hàng năm
|
5.
|
Tiếp tục thực hiện phân loại chất thải rắn sinh
hoạt tại nguồn tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội[62]
|
Góp phần vào hoàn thành các mục tiêu cụ thể về tỷ
lệ phân loại, thu gom, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn sinh hoạt
|
- Đầu tư, nâng cấp, cải tạo trang thiết bị thu
gom, lưu giữ chất thải rắn theo quy định;
- Triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn
sinh hoạt tại nguồn theo quy định pháp luật;
- Thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ và giải pháp giảm
thiểu, phân loại, tái sử dụng, chuyển giao cho đơn vị thu gom vận chuyển và xử
lý theo hướng dẫn và theo quy định.
|
Sở, ngành; UBND các huyện, thị xã;
Tổ chức chính trị - xã hội
|
- Đài phát thanh và truyền hình tỉnh
- Các sở ban ngành
- UBND huyện, thành phố, thị xã
|
1,6
|
Ngân sách nhà nước
|
Hàng năm
|
6.
|
Xây dựng chương trình, chuyên trang, chuyên mục để
thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng hạn chế sử dụng, giảm
thiểu, phân loại, thải bỏ chất thải là sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bao
bì nhựa khó phân hủy sinh học; về tác hại của rác thải nhựa, túi nilon sử dụng
một lần đối với biển và đại dương, các hệ sinh thái biển, môi trường và sức
khỏe con người; các chương trình thu gom, xử lý rác thải nhựa đại dương;
trách nhiệm của các doanh nghiệp, tổ chức, cộng đồng dân cư và người dân
trong việc ngăn ngừa, giảm thiểu và xử lý rác thải nhựa đại dương[63]; Không thải
bỏ chất thải nhựa trực tiếp vào hệ thống thoát nước, ao, hồ, kênh, rạch,
sông, và đại dương[64];
|
Nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của
rác thải nhựa, túi nilong sử dụng một lần
|
- Xây dựng nội dung các chương trình, chuyên mục.
Tổ chức tuyên truyền đến cộng đồng dân cư, doanh
nghiệp
|
Sở Thông tin và truyền thông; Đài phát thanh và
truyền hình; Báo Bà Rịa - Vũng Tàu
|
- Các sở ban ngành.
- UBND huyện, thành phố, thị xã
|
1,2
|
Ngân sách nhà nước
|
Hàng năm
|
Ghi chú: Tổng dự toán kinh phí thực hiện
các dự án nêu trên sẽ được tính toán và xác định cụ thể trong giai đoạn lập dự
toán và trình duyệt dự án theo quy định. Trong quá trình triển khai, kinh phí cụ
thể có thể được điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tiễn.
PHỤ
LỤC II
DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ GIẢI PHÁP ƯU TIÊN THỰC HIỆN CỦA ĐỀ
ÁN
(Kèm theo Quyết định số: 2066/QĐ-UBND ngày 27 tháng 8 năm 2023 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
Stt
|
Tên nhiệm vụ
|
Mục tiêu
|
Nội dung chính
|
Cơ quan chủ trì
|
Cơ quan phối hợp
|
Nguồn vốn
|
Năm thực hiện
|
A
|
GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM
2025
|
I
|
Nhiệm vụ và giải pháp
nâng cao về năng lực quản lý, chỉ đạo, điều hành và phối hợp trong công tác
quản lý chất thải rắn
|
1.
|
Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý chất thải
rắn đảm bảo thống nhất một đầu mối quản lý; thành lập phòng Quản lý chất thải
rắn thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Rà soát, khắc phục sự chồng chéo, bất
cập hệ thống tổ chức thực hiện công tác quản lý chất thải rắn12;
|
Thực hiện mục tiêu tổng quát về Tăng cường năng lực
quản lý chất thải rắn;
Tăng cường năng lực bộ máy quản lý nhà nước trong
công tác quản lý chất thải rắn, hoàn chỉnh bộ máy và nhân sự
|
- Xây dựng Đề án thành lập Phòng Quản lý chất thải
rắn (Rà soát nhân lực quản lý nhà nước; Đánh giá sự cần thiết của việc bổ
sung nguồn nhân lực quản lý chất thải rắn; Đề xuất nhân lực: nguồn, chuyên
môn, kinh nghiệm, nội dung quản lý chất thải rắn,..); Kiện toàn hệ thống tổ
chức thực hiện công tác quản lý chất thải rắn trong toàn bộ quá trình phát
sinh, giảm thiểu, phân loại, thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển, tái
sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy. Xác định vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên
môn gồm: Tài chính (giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý), kế hoạch (xây dựng
kế hoạch quản lý chất thải hằng năm) và đầu tư (thu hút dự án đầu tư xã hội
hóa thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải), thanh tra, kiểm tra các nội
dung quản lý chất thải; Thành lập phòng quản lý chất thải rắn thuộc Sở Tài
nguyên và Môi trường
- Rà soát trách nhiệm, quyền hạn của từng Sở ban
ngành, cơ quan đơn vị đối với công tác quản lý chất thải rắn hiện tại.
- Cập nhật bổ sung nhiệm vụ, phân công chức năng
từng đơn vị theo các quy định.
|
- Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Sở Nội vụ.
|
- Các Sở ban ngành;
- UBND các huyện, thành phố, thị xã; các phường
/xã/thị trấn
|
Ngân sách nhà nước
|
2023-2024
|
2.
|
Thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước
cung cấp dịch vụ quản lý chất thải rắn sinh hoạt3
|
Thực hiện mục tiêu tổng quát về Tăng cường năng lực
quản lý chất thải rắn
|
- Rà soát các doanh nghiệp nhà nước đang thực hiện
cung cấp dịch vụ quản lý chất thải rắn sinh hoạt.
- Xây dựng phương án cổ phần hoá: Thành lập ban
chỉ đạo giúp việc, Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu,...
- Tổ chức thực hiện phương án cổ phần hóa.
- Hoàn tất việc chuyển doanh nghiệp thành công ty
cổ phần: Tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất và đăng ký doanh nghiệp, Tổ
chức quyết toán, bàn giao giữa doanh nghiệp và công ty cổ phần.
|
UBND các huyện, thành phố, thị xã
|
- Các Sở ban ngành;
- Các doanh nghiệp nhà nước
|
Ngân sách nhà nước
|
2023 - 2025
|
3.
|
Lựa chọn cơ sở thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải
rắn sinh hoạt thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu
thầu; trường hợp không thể lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu thì thực hiện
theo hình thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật4
|
Thực hiện mục tiêu tổng quát về Tăng cường năng lực
quản lý chất thải rắn; đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư trong quản lý chất
thải rắn sinh hoạt
|
- UBND các huyện, thành phố, thị xã đề xuất nhu cầu,
dự toán kinh phí, tiêu chí tham gia đấu thầu của các đơn vị thu gom.
- Kêu gọi các đơn vị có chức năng thu gom, vận
chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tham gia đấu thầu.
- Thực hiện đấu thầu lựa chọn các đơn vị thu gom,
vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
|
UBND các huyện, thành phố, thị xã
|
- Các Sở ban ngành
|
Ngân sách nhà nước
|
2023 - 2025
|
4.
|
Tăng cường quản lý chất thải rắn công nghiệp
thông thường và chất thải nguy hại theo quy định5
|
Thực hiện mục tiêu tổng quát về Tăng cường năng lực
quản lý chất thải rắn; các mục tiêu cụ thể về chất thải nguy hại và chất thải
rắn công nghiệp thông thường
|
- Thực hiện các quy định tại Mục 3, 4 Chương VI
Luật Bảo vệ môi trường năm 2020
- Thực hiện các quy định tại Mục 3, 4 Chương V
Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ;
- Triển khai thực hiện giải pháp, điều kiện để kiểm
soát hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất
thải nguy hại từ các địa phương khác đưa về tỉnh để xử lý khi triển khai Chỉ
thị số 41/CT-TTg ngày 01/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp
cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
- Các Sở ban ngành;
- UBND các huyện, thành phố, thị xã
|
Ngân sách nhà nước
|
Hàng năm
|
5.
|
Thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp
luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt6; các
đơn vị sản xuất sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bao bì nhựa khó phân hủy
sinh học trên địa bàn7; các đơn vị thu gom, vận
chuyển, xử lý chất thải nhựa trên địa bàn8;
|
- Kịp thời phát hiện các tồn tại hạn chế trong quản
lý chất thải rắn để hướng dẫn điều chỉnh; phát hiện hành vi và xử lý vi phạm
theo quy định;
- Góp phần thực hiện các mục tiêu tổng quát của đề
án
|
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện
các quy định về phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt;
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát các đơn vị sản xuất
sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bao bì nhựa khổ phân hủy sinh học trên địa
bàn9;
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát các đơn vị thu
gom, vận chuyển, xử lý chất thải nhựa trên địa bàn
|
- Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Công an tỉnh;
- Sở Công thương;
- UBND các huyện, thành phố, thị xã
|
- Các Sở ban ngành;
- UBND các huyện, thành phố, thị xã
|
Ngân sách nhà nước
|
Hàng năm
|
6.
|
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính
trị - xã hội các cấp vận động cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân thực hiện
phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Cộng đồng dân cư, tổ chức chính
trị - xã hội ở cơ sở có trách nhiệm giám sát việc phân loại chất thải rắn
sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân10
|
Thực hiện mục tiêu tổng quát về Tăng cường năng lực
quản lý chất thải rắn
|
- Vận động cộng đồng dân cư, hộ gia đình thực hiện
phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
- Giám sát việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt
|
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính
trị - xã hội các cấp;
- Cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị - xã hội ở
cơ sở
|
- Các Sở ban ngành;
- UBND các huyện, thành phố, thị xã
|
|
Hàng năm
|
II
|
Nhiệm vụ và giải pháp
về cơ chế chính sách và thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế và xử lý chất
thải rắn
|
1
|
Ban hành quy định của UBND tỉnh về Quy định chi
tiết về quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân trên địa
bàn; phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh theo hướng
dẫn kỹ thuật phân loại chất thải rắn sinh hoạt của Bộ Tài nguyên và Môi trường11
|
Thực hiện mục tiêu tổng quát về Tăng cường năng lực
quản lý chất thải rắn
|
Ban hành Quy định chi tiết về quản lý chất thải rắn
sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn; và quy định phân loại chất
thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo quy định tại khoản 2 và khoản 6 Điều 75,
khoản 6 Điều 79 Luật BVMT
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
- Các Sở, ban, ngành
|
Ngân sách nhà nước
|
2023-2024
|
2
|
Yêu cầu và hướng dẫn các dự án xử lý rác thải đã
có trên địa bàn tỉnh thực hiện điều chỉnh hồ sơ pháp lý dự án theo lĩnh vực
quản lý; đôn đốc, giám sát, thực hiện bảo đảm phấn đấu đến hết năm 2025, giảm
tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt (rác thải) xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực
tiếp xuống dưới 30%.12
|
Thực hiện các yêu cầu về quản lý chất thải rắn
sinh hoạt theo đúng lộ trình bảo đảm phấn đấu đến hết năm 2025, giảm tỷ lệ chất
thải rắn sinh hoạt (rác thải) xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp xuống
dưới 30%
|
- Lập kế hoạch, xây dựng văn bản hướng dẫn các chủ
dự án thực hiện điều chỉnh hồ sơ pháp lý đầu tư, đất đai, xây dựng....
- Lên phương án giám sát tình hình điều chỉnh tại
các dự án.
- Có phương án xử lý đối với các dự án không đảm
bảo thực hiện đúng lộ trình giảm chôn lấp
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư
|
- Các Sở, ban, ngành
- UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Ngân sách nhà nước
|
2023 - 2024
|
3
|
Hoàn thiện nội dung quy hoạch chất thải rắn trong
Quy hoạch tỉnh13
|
Thực hiện mục tiêu tổng quát về Tăng cường năng lực
quản lý chất thải rắn
|
Quy hoạch xử lý chất thải rắn bao gồm việc xác định
tổng lượng chất thải, vị trí, quy mô trạm trung chuyển, cơ sở xử lý chất thải
rắn, công trình phụ trợ, khoảng cách ly vệ sinh của cơ sở xử lý chất thải rắn.
|
- Sở Xây dựng;
- Sở Kế hoạch đầu tư
|
- Các Sở, ban, ngành
- UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Ngân sách nhà nước
|
2023
|
4
|
Ban hành biện pháp thực hiện các cơ chế, chính
sách ưu đãi, hỗ trợ để khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư và cung
cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển và đầu tư cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt
phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của địa phương14
|
Thực hiện mục tiêu tổng quát về Tăng cường năng lực
quản lý chất thải rắn
|
- Rà soát các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ
đã được ban hành.
- Đánh giá các điều kiện thuận lợi, khó khăn, bất
cập trong quá trình thực hiện các chính sách.
- Tham mưu UBND tỉnh ban hành biện pháp thực hiện
|
- Sở Tài nguyên và Môi trường
|
- Các Sở, ban, ngành
- UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Ngân sách nhà nước
|
2023 - 2025
|
5
|
Ban hành quy định việc thu gom, vận chuyển, xử lý
chất thải rắn xây dựng và quy hoạch địa điểm đổ chất thải từ hoạt động xây dựng;
bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước15
|
- Thực hiện mục tiêu tổng quát về Tăng cường năng
lực quản lý chất thải rắn;
- Giải quyết các vấn đề môi trường về chất thải rắn
xây dựng và bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước
|
Thực hiện Khoản 8 điều 64 - Luật Bảo vệ môi trường
năm 2020.
|
- Sở Xây dựng
|
- Các Sở, ban, ngành
- UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Ngân sách nhà nước
|
2023
|
6
|
Quy định khu vực, địa điểm đổ thải, nhận chìm đối
với vật chất nạo vét từ hệ thống giao thông đường thủy nội địa và đường biển16
|
Thực hiện mục tiêu tổng quát về Tăng cường năng lực
quản lý chất thải rắn
|
Thực hiện khoản 6 Điều 65 - Luật Bảo vệ môi trường
năm 2020
|
- Sở Giao thông Vận tải
|
- Các Sở, ban, ngành
- UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Ngân sách nhà nước
|
2023 - 2025
|
7
|
Quy hoạch, bố trí quỹ đất cho khu xử lý chất thải
rắn sinh hoạt, thực hiện việc giao đất kịp thời để triển khai xây dựng và vận
hành khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn17
|
Thực hiện mục tiêu tổng quát về Tăng cường năng lực
quản lý chất thải rắn
|
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
|
- Sở Tài nguyên và Môi trường;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
- Các Sở, ban, ngành
- UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Ngân sách nhà nước
|
2023 - 2025
|
8
|
Triển khai cụ thể hóa hướng dẫn kỹ thuật phân loại
chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn sau khi có hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và
Môi trường18
|
Thực hiện mục tiêu tổng quát về Tăng cường năng lực
quản lý chất thải rắn
|
- Xây dựng kế hoạch triển khai hướng dẫn phân loại
chất thải rắn sinh hoạt theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Tiến hành thực hiện phân loại chất thải rắn
trên địa bàn tỉnh
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
- Các Sở, ban, ngành
- UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Ngân sách nhà nước
|
Hàng năm
|
9
|
Lập kế hoạch hằng năm cho công tác thu gom, vận
chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và bố trí kinh phí thực hiện phù hợp với
kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương19
|
Thực hiện mục tiêu tổng quát về Tăng cường năng lực
quản lý chất thải rắn
|
- Rà soát hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý
chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn toàn tỉnh.
- Xây dựng kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất
thải rắn sinh hoạt phù hợp với đặc thù của từng địa phương.
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
- Các Sở, ban, ngành
- UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Ngân sách nhà nước
|
Hàng năm
|
10
|
Xây dựng chương trình, kế hoạch về quản lý chất
thải rắn sinh hoạt trên địa bàn cấp huyện20
|
Thực hiện mục tiêu tổng quát về Tăng cường năng lực
quản lý chất thải rắn
|
- Rà soát hiện trạng quản lý;
- Lựa chọn phương án quản lý phù hợp với địa bàn
cấp huyện;
- Xây dựng, lấy ý kiến kế hoạch quản lý chất thải
rắn;
- Ban hành kế hoạch và các hướng dẫn liên quan
- Quản lý Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng,
tái chế, chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân đã được phân loại
riêng.
|
UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
- Các Sở, ban, ngành
- UBND cấp xã, phường, thị trấn
|
Ngân sách nhà nước
|
2023 - 2025
|
11
|
Xây dựng kế hoạch, phương án hoặc nội dung thực
hiện quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn cấp xã21
|
Thực hiện mục tiêu tổng quát về Tăng cường năng lực
quản lý chất thải rắn
|
- Rà soát hiện trạng quản lý;
- Lựa chọn phương án quản lý phù hợp với địa bàn
cấp huyện;
- Xây dựng, lấy ý kiến kế hoạch quản lý chất thải
rắn;
|
UBND cấp xã, phường, thị trấn
|
- Sở Tài nguyên và Môi trường
- UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Ngân sách nhà nước
|
2023 - 2025
|
III
|
Nhiệm vụ và giải pháp
về công tác ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng, thu gom, lưu giữ, vận
chuyển và xử lý chất thải rắn
|
1.
|
Hướng dẫn tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu,
chuyển giao, phát triển, ứng dụng khoa học và thẩm định công nghệ về quản lý
chất thải rắn theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, pháp luật
về chuyển giao công nghệ22
|
Thực hiện mục tiêu tổng quát về Tăng cường năng lực
quản lý chất thải rắn
|
- Rà soát các văn bản hướng dẫn hiện hành.
- Đánh giá sự phù hợp với điều kiện thực tế.
- Đánh giá các khó khăn, bất cập.
- Xây dựng, ban hành quy trình hướng dẫn mới.
|
Sở Khoa học và Công nghệ
|
- Các Sở, ban, ngành
- UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Ngân sách nhà nước
|
2023 - 2025
|
2
|
Thu gom, xử lý rác thải trên hệ thống thủy lợi;
thu gom, xử lý rác thải, phụ phẩm nông nghiệp, vỏ bao bì hóa chất bảo vệ thực
vật; Giảm tổn thất sau thu hoạch trong nông nghiệp, giảm thiểu, tái sử dụng
và tái chế chất thải thực phẩm2324;
|
Thực hiện mục tiêu tổng quát về Tăng cường năng lực
quản lý chất thải rắn;
Thực hiện các mục tiêu cụ thể ở khu vực nông thôn
|
Triển khai thực hiện các nội dung bảo vệ môi trường
trong sản xuất nông nghiệp theo quy định tại Điều 61 Luật Bảo vệ môi trường
năm 2020
|
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
|
- Các Sở, ban, ngành
- UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Ngân sách nhà nước
|
Hàng năm
|
3.
|
Quản lý bùn nạo vét từ kênh, mương và công trình
thủy lợi đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường25.
|
Thực hiện mục tiêu tổng quát về Tăng cường năng lực
quản lý chất thải rắn;
Thực hiện các mục tiêu cụ thể ở khu vực nông thôn
|
Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn và theo Khoản 7 Điều 61 - Luật Bảo vệ môi trường năm
2020.
|
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
|
- Các Sở, ban, ngành
- UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Ngân sách nhà nước
|
Hàng năm
|
4.
|
Lồng ghép nội dung quản lý rác thải, rác thải nhựa
vào quy chế quản lý các khu di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, khu
du lịch trên địa bàn tỉnh26
|
Góp phần thực hiện các mục tiêu cụ thể về chất thải
nhựa;
Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận
thức về quản lý rác thải, bảo vệ môi trường tại các khu di tích lịch sử và
danh lam thắng cảnh.
|
- Bổ sung nội dung, quy định quản rác thải, rác
thải nhựa vào các bảng hướng dẫn, quy định tham quan.
- Triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát và xử
lý vi phạm theo quy định.
|
- Sở Văn hóa thể thao
- Sở Du lịch
|
- Các Sở, ban, ngành
- UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Ngân sách nhà nước
|
Hàng năm
|
5.
|
Thực hiện phân loại, thu gom, xử lý chất thải y tế
theo hướng dẫn tại Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021
|
Góp phần thực hiện các mục tiêu cụ thể về chất thải
nguy hại và chất thải y tế
|
Triển khai thực hiện các quy định tại Thông tư số
20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021
|
Sở Y tế
|
- Các Sở, ban, ngành
- UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Ngân sách nhà nước
|
Hàng năm
|
6.
|
Xử lý dứt điểm tình trạng tập kết chất thải, phế
liệu, phế thải vi phạm hành lang an toàn giao thông thuộc thẩm quyền quản lý27.
|
Thực hiện mục tiêu tổng quát về Tăng cường năng lực
quản lý chất thải rắn;
Ngăn ngừa ô nhiễm từ các điểm này đến môi trường
xung quanh, hành lang giao thông
|
Kiểm tra các khu tập kết chất thải, phế liệu, phế
thải, xử lý vi phạm theo quy định
|
- Sở Giao thông vận tải; Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố
|
- Các Sở, ban, ngành
|
Ngân sách nhà nước
|
2023-2025
|
7.
|
Sắp xếp lại các cơ sở hoạt động thu gom, tập kết,
vận chuyển, xử lý phế liệu trên địa bàn.28
|
Thực hiện mục tiêu tổng quát về Tăng cường năng lực
quản lý chất thải rắn;
Tổ chức lại các cơ sở hoạt động thu gom, tập kết,
vận chuyển xử lý phế liệu trên địa bàn nhằm dễ quản lý phế liệu từ khâu thu
gom đến khâu vận chuyển đến nơi xử lý
|
- Điều tra, thống kê các cơ sở hoạt động thu gom,
tập kết, vận chuyển xử lý phế liệu hiện đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.
- Đánh giá tình hình hoạt động của các cơ sở phế liệu;
kiểm tra giám sát thực hiện các quy định về đầu tư, đất đai, môi trường,
PCCC, xây dựng...xử lý vi phạm nếu có.
- Lên phương án tổ chức quản lý đồng bộ các cơ sở
phế liệu (di dời, quy hoạch khu tập trung, ...)
|
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
|
- Các Sở, ban, ngành
|
Ngân sách nhà nước
|
2023-2025
|
8.
|
Hình thành mạng lưới các cửa hàng mua bán, trao đổi
đồ cũ trên địa bàn tỉnh29
|
Thực hiện mục tiêu tổng quát về Tăng cường năng lực
quản lý chất thải rắn;
Góp phần thực hiện các mục tiêu cụ thể;
Tăng cường biện pháp tái chế, tái sử dụng các sản
phẩm thải bỏ
|
- Đánh giá thực trạng của các cửa hàng thu mua đồ
cũ.
- Thiết lập hệ thống quản lý các cửa hàng mua
bán, trao đổi đồ cũ.
|
- Sở Công thương;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố.
|
- UBND các huyện, thị xã, thành phố.
|
Ngân sách nhà nước và ngoài nhà nước
|
2023 - 2030
|
9.
|
Tổ chức mô hình các phiên chợ đồ cũ để trao đổi
mua bán các đồ dùng cũ nhưng còn khả năng sử dụng30
|
Góp phần thực hiện các mục tiêu cụ thể;
Góp phần tuyên tuyền toàn dân cùng tham gia phân
loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, tận dụng chất thải rắn tài nguyên
trong sinh hoạt để tăng tỷ lệ chất thải tái chế, tái sử dụng thành những sản
phẩm hữu ích trong sinh hoạt hàng ngày
|
Xây dựng kế hoạch tổ chức và triển khai thực hiện
mô hình các phiên chợ đồ cũ
|
UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
- Sở Công thương
- Sở thông tin và truyền thông
- Tổ chức chính trị - xã hội
- Cộng đồng dân cư
- Các cơ sở thu gom, vận chuyển, tái chế, tái sử
dụng và xử lý chất thải.
|
Ngân sách ngoài nhà nước
|
Hàng năm
|
10
|
Tổ chức thực hiện hiệu lực, hiệu quả các quy định
về trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu trong thu hồi, tái chế sản phẩm,
bao bì thải bỏ (EPR)31
|
Góp phần thực hiện các mục tiêu cụ thể về tái chế
chất thải
|
- Phối hợp các Bộ ngành triển khai, tổ chức thực
hiện các quy định về trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì của tổ chức, cá
nhân sản xuất, nhập khẩu
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
- Các Sở, ban, ngành
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu
|
Ngân sách nhà nước
|
Hằng năm
|
IV
|
Nhóm nhiệm vụ và giải
pháp về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
|
1
|
Triển khai thực hiện quy định của UBND tỉnh về
Quy định chi tiết về quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân
trên địa bàn; phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh
theo hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt của Bộ Tài
nguyên và Môi trường32
|
Góp phần hoàn thành các mục tiêu cụ thể về phân
loại chất thải rắn đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh.
|
Triển khai, hướng dẫn công tác tổ chức thực hiện các
hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo hướng dẫn kỹ thuật
của Bộ Tài nguyên và Môi trường và theo quy định của UBND tỉnh
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
- UBND huyện, thành phố, thị xã
|
Ngân sách nhà nước
|
Hằng năm (Sau khi có hướng dẫn của Bộ TNMT)
|
2
|
Tổ chức triển khai hoạt động phân loại chất thải
rắn sinh hoạt tại nguồn theo quy định33.
|
- Góp phần hoàn thành các mục tiêu cụ thể về phân
loại chất thải rắn đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh.
- Hoàn thành mục tiêu cụ thể về phân loại chất thải
rắn đến năm 2025 trên địa bàn các huyện, thị xã và thành phố.
|
Tổ chức thực hiện các hoạt động phân loại chất thải
rắn sinh hoạt tại nguồn theo hướng dẫn kỹ thuật của Bộ Tài nguyên và Môi trường
và theo quy định của UBND tỉnh
|
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
|
- Các Sở, ban, ngành
|
Ngân sách nhà nước
|
Hàng năm
|
3
|
Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả
thực hiện các nội dung liên quan đến quản lý chất thải rắn theo Bộ tiêu chí
nông thôn mới
|
Góp phần hoàn thành các mục tiêu cụ thể về phân
loại chất thải rắn đến năm 2025 ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh.
|
Thực hiện theo Quyết định số 2385/QĐ-UBND ngày
18/8/2022 ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí xã nông thôn mới
nâng cao giai đoạn 2022-2025 thực hiện trên địa bàn tỉnh và Quyết định số
3072/QĐ-UBND ngày 30/9/2022 ban hành Bộ tiêu chí huyện đạt chuẩn nông thôn mới
đảm bảo đáp ứng yêu cầu tại Quyết định số 1735/QĐ-UBND ngày 15/06/2022 về ban
hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2022-2025 thực hiện
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
- UBND huyện, thành phố, thị xã
|
Ngân sách nhà nước
|
Hằng năm
|
4
|
Tổ chức thực hiện các nội dung liên quan đến quản
lý chất thải rắn theo Bộ tiêu chí nông thôn mới tại huyện
|
- Góp phần hoàn thành các mục tiêu cụ thể về phân
loại chất thải rắn đến năm 2025 ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh.
- Hoàn thành mục tiêu cụ thể về phân loại chất thải
rắn đến năm 2025 ở khu vực nông thôn trên địa bàn các huyện, thị xã và thành
phố.
|
Theo Quyết định số 2385/QĐ-UBND ngày 18/8/2022
ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng
cao giai đoạn 2022-2025 thực hiện trên địa bàn tỉnh và Quyết định số
3072/QĐ-UBND ngày 30/9/2022 ban hành Bộ tiêu chí huyện đạt chuẩn nông thôn mới
đảm bảo đáp ứng yêu cầu tại Quyết định số 1735/QĐ-UBND ngày 15/06/2022 về ban
hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2022-2025 thực hiện.
|
UBND huyện, thị xã thành phố
|
UBND các xã
|
Ngân sách nhà nước
|
Hằng năm
|
V
|
Nhiệm vụ và giải pháp
về quản lý chất thải nhựa
|
1
|
Có giải pháp hạn chế việc đầu tư mới cơ sở sản xuất
sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy phục vụ cho mục đích
sinh hoạt trên địa bàn quản lý34
|
Góp phần thực hiện các mục tiêu cụ thể về rác thải
nhựa trên địa bàn tỉnh
|
- Hạn chế trong quá trình thực hiện thủ tục đầu
tư theo quy định của pháp luật
|
Sở Kế hoạch đầu tư
|
Các sở ban ngành;
UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Ngân sách nhà nước
|
Hàng năm
|
2
|
Thực hiện đồng bộ các giải pháp phân loại, thu gom,
tái chế, xử lý chất thải nhựa cho đô thị và khu dân cư nông thôn tập trung35
|
- Thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu về chất thải
nhựa trên địa bàn tỉnh
|
- Hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật quản lý chất thải rắn
- Thực hiện đồng bộ việc phân loại, thu gom, tái
chế, xử lý chất thải nhựa
|
UBND huyện, thị xã, thành phố
|
- Các sở ban ngành;
- UBND phường/xã/ thị trấn
|
- Ngân sách nhà nước;
- Ngoài ngân sách nhà nước
|
Hàng năm
|
3
|
Bố trí kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm của
địa phương hỗ trợ cho việc thu gom, xử lý chất thải nhựa36
|
Góp phần thực hiện các mục tiêu cụ thể về rác thải
nhựa trên địa bàn tỉnh
|
Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch, dự án thực
hiện, dự toán kinh phí thực hiện theo quy định.
|
- Sở Tài chính;
- Sở Tài nguyên và Môi trường;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Các sở ban ngành;
UBND các huyện, thị xã, thành phố Các đơn vị thu
gom, xử lý
|
- Ngân sách nhà nước;
|
Hàng năm
|
4
|
Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên
và Môi trường để rà soát, bố trí quỹ đất và đề xuất thành lập khu công nghiệp,
cụm công nghiệp tái chế chất thải, tái chế chất thải nhựa theo quy định của
pháp luật37
|
- Góp phần thực hiện các mục tiêu cụ thể đối với
chất thải nhựa
- Tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa trên
địa bàn tỉnh.
- Tái chế chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn tỉnh,
hướng tới nền kinh tế tuần hoàn.
|
Thực hiện các thủ tục thành lập các khu công nghiệp
và cụm công nghiệp tái chế
|
- Sở Kế hoạch đầu tư;
- Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Sở Công thương;
- Ban Quản lý các KCN;
- UBND huyện, thị xã, thành phố
|
Các sở ban ngành;
UBND các huyện, thị xã, thành phố
Các đơn vị thu gom, xử lý
|
- Ngân sách nhà nước;
- Ngoài ngân sách nhà nước
|
2023 - 2025
|
5
|
Thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp: (i) Tổ chức
triển khai thực hiện hiệu quả các phong trào, chiến dịch thu gom, làm sạch
bãi biển tại địa phương và cộng đồng dân cư ven biển tối thiểu một năm hai lần
(đối với các địa phương có biển); bố trí các thiết bị lưu chứa và các điểm tập
kết chất thải, rác thải nhựa phù hợp, an toàn, thuận lợi, bảo đảm mỹ quan và
vệ sinh môi trường; (ii) Huy động sự tham gia của người dân trong thu gom, thống
kê, phân loại rác thải nhựa đại dương và phối hợp xây dựng cơ sở thông tin, dữ
liệu về rác thải nhựa đại dương thống nhất, phù hợp với cơ sở dữ liệu quốc
gia về nguồn thải. Tạo điều kiện, khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân
thực hiện các hoạt động thu gom, tái chế, tái sử dụng chất thải nhựa ở các
lưu vực sông, khu vực các hệ sinh thái ven biển, rừng ngập mặn, các bãi tắm,
vùng nước ven biển38; Không thải bỏ chất thải
nhựa trực tiếp vào hệ thống thoát nước, ao, hồ, kênh, rạch, sông, và đại
dương39
|
- Giảm thiểu khối lượng rác thải nhựa đạt dương
phát sinh ra ngoài môi trường;
- Hoàn thành các mục tiêu cụ thể về chất thải nhựa
và chất thải nhựa đại dương
|
- Xây dựng kế hoạch thực hiện các phong trào, chiến
dịch thu gom rác thải nhựa.
- Triển khai thực hiện thu gom rác thải nhựa.
- Tổ chức và thực hiện các biện pháp kỹ thuật để
thu gom chất thải nhựa trên các sông, rạch, kênh, mương... để hạn chế chất thải
nhựa đổ ra đại dương; tiến hành và xã hội hóa các hoạt động thu gom, xử lý chất
thải nhựa trên biển, sông, suối và các hồ, ao trong khu đô thị, khu dân cư40;
- Không thải bỏ chất thải nhựa trực tiếp vào hệ
thống thoát nước, ao, hồ, kênh, rạch, sông, và đại dương41;
|
UBND huyện, thị xã, thành phố
|
UBND phường/xã/ thị trấn
|
Ngân sách nhà nước
|
Hàng năm
|
6
|
Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số
218/KH-UBND ngày 04/07/2022 của UBND huyện Côn Đảo về quản lý rác thải nhựa
trên địa bàn huyện Côn Đảo đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và các nhiệm vụ,
giải pháp và dự án có liên quan đến chất thải nhựa tại Quyết định 495/QĐ-UBND
ngày 16/3/2023 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án “Nghiên cứu và ứng dụng mô
hình Kinh tế tuần hoàn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững huyện Côn
Đảo, giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”.
|
Hoàn thành các mục tiêu cụ thể trên địa bàn huyện
Côn Đảo
|
Triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp
trong Kế hoạch số 218/KH-UBND của UBND huyện Côn Đảo và dự án có liên quan đến
chất thải nhựa tại Quyết định 495/QĐ-UBND ngày 16/3/2023 của UBND tỉnh
|
UBND huyện Côn Đảo
|
Các Sở, Ban, Ngành
|
- Ngân sách nhà nước;
- Ngoài ngân sách nhà nước
|
Hằng năm
|
B
|
GIAI ĐOẠN 2026 -
2030
|
I
|
Nhiệm vụ và giải pháp
quản lý, chỉ đạo, điều hành và phối hợp trong công tác quản lý chất thải rắn
|
1
|
Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ về công tác quản lý
chất thải rắn sinh hoạt và phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
|
Thực hiện mục tiêu tổng quát về Tăng cường năng lực
quản lý chất thải rắn;
Góp phần thực hiện các mục tiêu cụ thể;
|
Rà soát, triển khai thực hiện phù hợp với tình
hình phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm theo quy định của pháp luật
|
Các cơ quan, đơn vị đã theo chức năng nhiệm vụ được
giao
|
Các cơ quan, đơn vị đã theo chức năng nhiệm vụ được
giao
|
Ngân sách nhà nước
|
2026 - 2030
|
2
|
Thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp
luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt42;
các đơn vị sản xuất sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bao bì nhựa khó phân hủy
sinh học trên địa bàn43
|
Thực hiện mục tiêu tổng quát về Tăng cường năng lực
quản lý chất thải rắn;
Kịp thời phát hiện các tồn tại hạn chế trong quản
lý chất thải rắn để hướng dẫn điều chỉnh; phát hiện hành vi và xử lý vi phạm
theo quy định.
|
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các
quy định về phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt;
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát các đơn vị sản xuất
sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bao bì nhựa khó phân hủy sinh học trên địa
bàn44;
|
- Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Công an tỉnh;
- Sở Công thương;
- UBND các huyện, thành phố, thị xã
|
- Các Sở ban ngành;
- UBND các huyện, thành phố, thị xã
|
Ngân sách nhà nước
|
Hàng năm
|
3
|
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính
trị - xã hội các cấp vận động cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân thực hiện
phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Cộng đồng dân cư, tổ chức chính
trị - xã hội ở cơ sở có trách nhiệm giám sát việc phân loại chất thải rắn
sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân45.
|
Thực hiện mục tiêu tổng quát về Tăng cường năng lực
quản lý chất thải rắn;
|
- Vận động cộng đồng dân cư, hộ gia đình thực hiện
phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
- Giám sát việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt
|
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính
trị - xã hội các cấp;
- Cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị - xã hội ở
cơ sở
|
- Các Sở ban ngành;
- UBND các huyện, thành phố, thị xã
|
Ngân sách nhà nước
|
Hàng năm
|
II
|
Nhiệm vụ và giải pháp
về cơ chế chính sách và thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế và xử lý chất
thải rắn
|
1
|
Triển khai thực hiện hiệu quả quy định của UBND tỉnh
về Quy định chi tiết về quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá
nhân trên địa bàn; phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh
theo hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt của Bộ Tài
nguyên và Môi trường46; chính sách khuyến
khích việc phân loại riêng chất thải rắn nguy hại trong chất thải rắn sinh hoạt
phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường47; hướng dẫn kỹ thuật phân loại chất thải rắn
sinh hoạt tại nguồn sau khi có hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường48; giá, phí dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý
chất thải rắn sinh hoạt sau khi có hướng dẫn và định mức kinh tế kỹ thuật49
|
Hoàn thành các mục tiêu cụ thể quản lý chất thải
rắn và phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
|
- Triển khai thực hiện các quy định Luật Bảo vệ một
trường về quản lý chất thải rắn và phân loại.
- Tiếp tục thực hiện các chính sách, ưu đãi, hỗ
trợ và phát triển kinh tế môi trường theo các quy định về các chính sách ưu
đãi, hỗ trợ liên quan.
- Quy định giá cụ thể đối với dịch vụ thu gom, vận
chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt50
- Quy định cụ thể hình thức và mức kinh phí hộ gia
đình, cá nhân phải chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải
rắn sinh hoạt dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại.51
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
- Các Sở, ban, ngành
|
Ngân sách nhà nước
|
Hàng năm
|
2
|
Lập kế hoạch hằng năm cho công tác thu gom, vận
chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và bố trí kinh phí thực hiện phù hợp với
kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương52
|
Hoàn thành các mục tiêu cụ thể quản lý chất thải
rắn và phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
|
- Triển khai thực hiện các quy định Luật Bảo vệ một
trường về quản lý chất thải rắn và phân loại.
- Tiếp tục thực hiện các chính sách, ưu đãi, hỗ
trợ và phát triển kinh tế môi trường theo và các quy định về các chính sách
ưu đãi, hỗ trợ liên quan
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
- Các Sở, ban, ngành
- UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Ngân sách nhà nước
|
Hằng năm
|
3
|
Thực hiện chương trình, kế hoạch về quản lý chất thải
rắn sinh hoạt trên địa bàn cấp huyện53
|
Hoàn thành các mục tiêu cụ thể quản lý chất thải
rắn và phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
|
- Triển khai thực hiện các quy định Luật Bảo vệ một
trường về quản lý chất thải rắn và phân loại.
- Tiếp tục thực hiện các chính sách, ưu đãi, hỗ
trợ và phát triển kinh tế môi trường theo và các quy định về các chính sách
ưu đãi, hỗ trợ liên quan.
|
UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
- Các Sở, ban, ngành
- UBND cấp xã, phường, thị trấn
|
Ngân sách nhà nước
|
2026 - 2030
|
4
|
Thực hiện chương trình, kế hoạch về quản lý chất
thải rắn sinh hoạt trên địa bàn cấp huyện54;
kế hoạch, phương án hoặc nội dung thực hiện quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên
địa bàn cấp xã55;
|
Hoàn thành các mục tiêu cụ thể quản lý chất thải
rắn và phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
|
- Triển khai thực hiện các quy định Luật Bảo vệ một
trường về quản lý chất thải rắn và phân loại.
|
UBND cấp xã, phường, thị trấn
|
- Sở Tài nguyên và Môi trường
- UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Ngân sách nhà nước
|
2026 - 2030
|
5
|
Triển khai thực hiện Quy định thu gom, vận chuyển,
xử lý chất thải rắn xây dựng và quy hoạch địa điểm đổ chất thải từ hoạt động
xây dựng; bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước56
|
Hoàn thành các mục tiêu cụ thể quản lý chất thải
rắn
|
Quản lý chất thải rắn xây dựng và bùn thải từ bể
phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước.
|
Sở Xây dựng
|
- Các Sở, ban, ngành
- UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Ngân sách nhà nước
|
Hằng năm
|
6
|
Rà soát, bổ sung, điều chỉnh các khu vực, địa điểm
đổ thải, nhận chìm đối với vật chất nạo vét từ hệ thống giao thông đường thủy
nội địa và đường biển57;
|
Hoàn thành các mục tiêu cụ thể quản lý chất thải
rắn
|
Quản lý vật chất nạo vét từ hệ thống giao thông
đường thủy nội địa và đường biển trên địa bàn tỉnh.
|
Sở Giao thông vận tải
|
- Các Sở, ban, ngành
- UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Ngân sách nhà nước
|
Hằng năm
|
III
|
Nhiệm vụ và giải pháp về
công tác ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng, thu gom, lưu giữ, vận
chuyển và xử lý chất thải rắn
|
1
|
Quản lý vận hành hiệu quả trang thiết bị thu gom
và trạm trung chuyển, điểm tập kết chất thải rắn sau phân loại ở các đô thị
và mạng lưới dịch vụ thu gom chất thải rắn ở khu vực nông thôn.58; hệ thống thu gom, lưu giữ, hạ tầng kỹ thuật
của khu xử lý chất thải rắn tập trung, chất thải nguy hại; hệ thống các công
trình, thiết bị công cộng phục vụ quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn; công trình vệ sinh công cộng59.
|
Hoàn thành các mục tiêu cụ thể quản lý chất thải
rắn và phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
|
Quản lý, vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật,
trang thiết bị phục vụ quản lý chất thải rắn sinh hoạt đã được đầu tư.
|
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
|
- Các Sở, ban, ngành
|
- Ngân sách nhà nước
|
Hằng năm
|
2
|
Tiếp tục thu gom, xử lý rác thải trên hệ thống thủy
lợi; thu gom, xử lý rác thải, phụ phẩm nông nghiệp, vỏ bao bì hóa chất bảo vệ
thực vật; Giảm tổn thất sau thu hoạch trong nông nghiệp, giảm thiểu, tái sử dụng
và tái chế chất thải thực phẩm6061
|
- Thực hiện các mục tiêu cụ thể đối với các loại
chất thải ở khu vực nông thôn
- Giảm thiểu lượng chất thải rắn sinh hoạt phát
sinh ra ngoài môi trường
- Góp phần xây dựng cảnh quan nông thôn xanh - sạch
- đẹp và thực hiện tiêu chí môi trường
|
Thực hiện các nội dung quy định về quản lý chất
thải rắn trong sản xuất nông nghiệp
|
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
|
- Các Sở, ban, ngành
- UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Ngân sách nhà nước
|
Hàng năm
|
3
|
Tiếp tục mô hình phân loại, thu gom, giảm thiểu
và xử lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn theo tài liệu hướng dẫn của Bộ Tài
nguyên và Môi trường62
|
- Thực hiện các mục tiêu cụ thể đối với các loại
chất thải ở khu vực nông thôn
- Giảm thiểu lượng chất thải rắn sinh hoạt phát
sinh ra ngoài môi trường
- Góp phần xây dựng cảnh quan nông thôn xanh - sạch
- đẹp và thực hiện tiêu chí môi trường
|
- Xác định mô hình phù hợp với điều kiện thực tế
của địa phương;
- Xây dựng kế hoạch thực hiện;
|
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh
|
- Sở Tài nguyên và Môi trường
- Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
|
Ngân sách nhà nước
|
2023 - 2025
|
4
|
Tiếp tục phân loại, thu gom, xử lý chất thải y tế
theo quy định63
|
Góp phần thực hiện các mục tiêu cụ thể về chất thải
nguy hại và chất thải y tế
|
Triển khai thực hiện các quy định tại Thông tư số
20/2021/TT-BYT ngay 26/11/2021.
|
Sở Y tế
|
- Các Sở, ban, ngành
- UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Ngân sách nhà nước
|
Hàng năm
|
5
|
Duy trì mạng lưới các cửa hàng mua bán, trao đổi
đồ cũ trên địa bàn tỉnh64
|
Thực hiện mục tiêu tổng quát về Tăng cường năng lực
quản lý chất thải rắn;
Góp phần thực hiện các mục tiêu cụ thể;
Tăng cường biện pháp tái chế, tái sử dụng các sản
phẩm thải bỏ
|
Khuyến khích, hỗ trợ các cửa hàng mua bán, trao đổi
đồ cũ.
|
- Sở Công thương;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố.
|
- UBND các huyện, thị xã, thành phố.
|
Ngân sách nhà nước và ngoài nhà nước
|
2026 - 2030
|
6
|
Tổ chức mô hình các phiên chợ đồ cũ để trao đổi
mua bán các đồ dùng cũ nhưng còn khả năng sử dụng65
|
Góp phần thực hiện các mục tiêu cụ thể;
Góp phần tuyên tuyền toàn dân cùng tham gia phân
loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, tận dụng chất thải rắn tài nguyên
trong sinh hoạt để tăng tỷ lệ chất thải tái chế, tái sử dụng thành những sản
phẩm hữu ích trong sinh hoạt hàng ngày
|
Xây dựng kế hoạch tổ chức và triển khai thực hiện
mô hình các phiên chợ đồ cũ.
|
UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
- Sở Công thương
- Sở thông tin và truyền thông
- Tổ chức chính trị - xã hội
- Cộng đồng dân cư
- Các cơ sở thu gom, vận chuyển, tái chế, tái sử
dụng và xử lý chất thải.
|
Ngân sách ngoài nhà nước
|
Hàng năm
|
7
|
Tổ chức thực hiện hiệu lực, hiệu quả các quy định
về trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu trong thu hồi, tái chế sản phẩm,
bao bì thải bỏ (EPR)66
|
Góp phần thực hiện các mục tiêu cụ thể về tái chế
chất thải
|
Phối hợp các Bộ ngành triển khai, tổ chức thực hiện
các quy định về trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì của tổ chức, cá nhân sản
xuất, nhập khẩu
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
- Các Sở, ban, ngành
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu
|
Ngân sách nhà nước
|
Hằng năm
|
VI
|
Nhóm nhiệm vụ và giải
pháp về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
|
1
|
Tiếp tục thực hiện quy định của UBND tỉnh về Quy
định chi tiết về quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân
trên địa bàn; phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh
theo hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt của Bộ Tài
nguyên và Môi trường67
|
Góp phần hoàn thành các mục tiêu cụ thể về phân
loại chất thải rắn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
|
Triển khai, hướng dẫn công tác tổ chức thực hiện
các hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo hướng dẫn kỹ
thuật của Bộ Tài nguyên và Môi trường và theo quy định của UBND tỉnh.
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
- UBND huyện, thành phố, thị xã
|
Ngân sách nhà nước
|
Hằng năm
|
2
|
Tiếp tục thực hiện các nội dung liên quan đến quản
lý chất thải rắn theo Bộ tiêu chí nông thôn mới tại huyện
|
Hoàn thành mục tiêu cụ thể về phân loại chất thải
rắn đến năm 2030 ở khu vực nông thôn trên địa bàn các huyện, thị xã và thành
phố.
|
Duy trì, tiếp tục phát huy các nội dung đã đạt được
theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao .
|
UBND huyện, thị xã thành phố
|
UBND các xã
|
Ngân sách nhà nước
|
Hằng năm
|
V
|
Nhiệm vụ và giải pháp về
quản lý chất thải nhựa
|
1
|
Tiếp tục thực hiện quy định và tổ chức triển khai
hoạt động quản lý chất thải nhựa; thực hiện lộ trình hạn chế sản xuất, nhập
khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản
phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa trên địa bàn tỉnh68;
|
Hoàn thành các mục tiêu cụ thể về chất thải nhựa;
Thực hiện lộ trình hạn chế sản xuất, nhập khẩu sản
phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm,
hàng hóa chứa vi nhựa trên địa bàn tỉnh
|
Thực hiện các quy định tại Điều 64 Nghị định số
08/2022/NĐ-CP .
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Các sở ban ngành;
UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Ngân sách nhà nước
|
Hàng năm
|
2
|
Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp: (i) Tổ
chức triển khai thực hiện hiệu quả các phong trào, chiến dịch thu gom, làm sạch
bãi biển tại địa phương và cộng đồng dân cư ven biển tối thiểu một năm hai lần
(đối với các địa phương có biển); bố trí các thiết bị lưu chứa và các điểm tập
kết chất thải, rác thải nhựa phù hợp, an toàn, thuận lợi, bảo đảm mỹ quan và
vệ sinh môi trường; (ii) Huy động sự tham gia của người dân trong thu gom, thống
kê, phân loại rác thải nhựa đại dương và phối hợp xây dựng cơ sở thông tin, dữ
liệu về rác thải nhựa đại dương thống nhất, phù hợp với cơ sở dữ liệu quốc
gia về nguồn thải. Tạo điều kiện, khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân
thực hiện các hoạt động thu gom, tái chế, tái sử dụng chất thải nhựa ở các
lưu vực sông, khu vực các hệ sinh thái ven biển, rừng ngập mặn, các bãi tắm,
vùng nước ven biển69; Không thải bỏ chất thải
nhựa trực tiếp vào hệ thống thoát nước, ao, hồ, kênh, rạch, sông, và đại
dương70
|
- Giảm thiểu khối lượng rác thải nhựa đạt dương
phát sinh ra ngoài môi trường;
- Hoàn thành các mục tiêu cụ thể về chất thải nhựa
và chất thải nhựa đại dương
|
- Xây dựng kế hoạch thực hiện các phong trào, chiến
dịch thu gom rác thải nhựa.
- Triển khai thực hiện thu gom rác thải nhựa.
- Tổ chức và thực hiện các biện pháp kỹ thuật để
thu gom chất thải nhựa trên các sông, rạch, kênh, mương... để hạn chế chất thải
nhựa đổ ra đại dương; tiến hành và xã hội hóa các hoạt động thu gom, xử lý chất
thải nhựa trên biển, sông, suối và các hồ, ao trong khu đô thị, khu dân cư71;
- Không thải bỏ chất thải nhựa trực tiếp vào hệ
thống thoát nước, ao, hồ, kênh, rạch, sông, và đại dương72;
|
UBND huyện, thị xã, thành phố
|
UBND phường/xã/ thị trấn
|
Ngân sách nhà nước
|
Hàng năm
|
3
|
Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 218/KH-UBND
ngày 04/07/2022 của UBND huyện Côn Đảo về quản lý rác thải nhựa trên địa bàn
huyện Côn Đảo đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và các nhiệm vụ, giải pháp
và dự án có liên quan đến chất thải nhựa tại Quyết định 495/QĐ-UBND ngày
16/3/2023 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án “Nghiên cứu và ứng dụng mô hình
Kinh tế tuần hoàn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững huyện
Côn Đảo, giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”.
|
Hoàn thành các mục tiêu cụ thể trên địa bàn huyện
Côn Đảo
|
- Triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp
trong Kế hoạch số 218/KH-UBND của UBND huyện Côn Đảo và dự án có liên quan đến
chất thải nhựa tại Quyết định 495/QĐ-UBND ngày 16/3/2023 của UBND tỉnh
|
UBND huyện Côn Đảo
|
Các Sở, Ban, Ngành
|
- Ngân sách nhà nước;
- Ngoài ngân sách nhà nước
|
Hằng năm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ nêu
trên sẽ được tính toán và xác định cụ thể trong giai đoạn lập Kế hoạch, dự toán
và trình duyệt nhiệm vụ.
[1] Khoản 2 Điều 153 - Luật Bảo vệ môi trường
năm 2020.
[2] Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/05/2018 của
TTCP về ban hành kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương
đến năm 2030
[3] Khoản 4 Điều 77 Luật BVMT năm 2020; Điều 61
Nghị định 08/2022/NĐ-CP ; Điều 26, 27 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT
[6] Điểm e, g, h khoản 1, Điều 148 - Luật Bảo vệ
môi trường năm 2020; Điểm g, khoản 5 Điều 1 Quyết định 491/QĐ-TTg năm 2018 phê
duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2050
[7] Khoản 5 Khoản 6 Điều 79 - Luật Bảo vệ môi
trường 2020.
[8] Trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật về
thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, tổ
chức rà soát, xây dựng và đề xuất UBND tỉnh ban hành giá dịch vụ thu gom, vận
chuyển, xử lý CTRSH trên địa bàn tỉnh phù hợp với quy định và điều kiện của tỉnh;
Điều 30 - Thông tư 02/2022/TT-BTNMT .
[9] Khoản 2 Điều 76, khoản 6 Điều 78 - Luật Bảo
vệ môi trường năm 2020; Quyết định 450/QĐ-Ttg ngày 13/4/2022 phê duyệt Chiến lược
bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
[10] Khoản 4 Điều 78 - Luật Bảo vệ môi trường
năm 2020; Điều 59 Nghị định 08/2022/NĐ-CP ; Quyết định số 3151/QĐ-UBND ngày
10/10/2022.
[11] Khoản 4 Điều 75, Khoản 5 Điều 78 - Luật Bảo
vệ Môi trường 2020; Sổ tay các phương pháp phân loại, thu gom, giảm thiểu, xử
lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành.
[12] Điểm c khoản 7 Điều 2- Quyết định số
491/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia
về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
[13] Khoản 4 Điều 78 - Luật Bảo vệ môi trường
năm 2020; Khoản 2, Điều 60 -Nghị định 08/2022/NĐ-CP ; Quyết định 450/QĐ-Ttg ngày
13/4/2022 phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2050
[14] Quyết định 450/QĐ-Ttg ngày 13/4/2022 phê
duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
[15] Điểm c khoản 7 Điều 2- Quyết định số
491/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia
về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định
số 1316/QĐ-TTg ngày 22/07/2021
[16] Quyết định số 1316/QĐ-TTg ngày 22/07/2021;
Điều 73 Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020
[17] Khoản 6 Điều 78 - Luật Bảo vệ môi trường
năm 2020.
[18] Điểm a Khoản 3 Điều 152 - Nghị định số
08/2022/NĐ-CP ; Quyết định 450/QĐ-Ttg ngày 13/4/2022 phê duyệt Chiến lược bảo vệ
môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
[19] Khoản 1 điều 80 - Luật Bảo vệ môi trường
năm 2020.
[20] Điều 153, 154, 168 - Luật Bảo vệ môi trường
năm 2020; Điều 63 - Nghị định 08/2022/NĐ-CP ; Thực hiện nhiệm vụ dự án phân loại
chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn đến năm
2025, định hướng 2030 theo Quyết định 3868/QĐ-UBND ngày 19/12/2022 của UBND tỉnh.
[21] Điều 153 - Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
[22] Khoản 4 Điều 154 - Luật Bảo vệ môi trường
năm 2020; Điểm đ Điều 63 - Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022.
[23] Khoản 4 Điều 154 - Luật Bảo vệ môi trường
năm 2020; Điểm đ khoản 1 Điều 63 - Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022.
[24] Khoản 4 Điều 154 - Luật Bảo vệ môi trường
năm 2020; Điểm đ khoản 1 Điều 63 - Nghị định 08/2022/NĐ-CP .
[26] Triển khai thực hiện lộ trình hạn chế sản xuất,
nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản
phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa theo quy định tại Điều 64 Nghị định số
08/2022/NĐ-CP và điểm c, khoản 12, mục IV Quyết định 1316/QĐ-TTg ngày
22/07/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án tăng cường công tác quản
lý chất thải nhựa ở Việt Nam.
[30] Quyết định số 1316/QĐ-TTg ngày 22/07/2021 của
Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa
ở Việt Nam; Khoản 6 Điều 73 Luật Bảo vệ môi trường 2020; Khoản 4 Điều 64 Nghị định
số 08/2022/NĐ-CP
[33] Điểm i, khoản 12, mục IV, điều 1 của Quyết
định 1316/QĐ-TTg ngày 22/07/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án
tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam; Khoản 6, Điều 73 Luật Bảo
vệ môi trường 2020; Khoản 4 Điều 64 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP .
[34] Khoản 6, điều 73 - Luật Bảo vệ môi trường
2020.
[35] Khoản 6, điều 73 - Luật Bảo vệ môi trường
2020.
[36] Khoản 1, điều 73 - Luật Bảo vệ môi trường
2020
[37] Khoản 1, điều 73 - Luật Bảo vệ môi trường
2020
[38] Khoản 6, điều 73 - Luật Bảo vệ môi trường
2020.
[39] Khoản 6, điều 73 - Luật Bảo vệ môi trường
2020.
[40] Khoản 1, điều 73 - Luật Bảo vệ môi trường
2020
[41] Khoản 1, điều 73 - Luật Bảo vệ môi trường
2020
[42] Khoản 6, điều 73 - Luật Bảo vệ môi trường
2020.
[43] Khoản 1, điều 73 - Luật Bảo vệ môi trường
2020
[44] Khoản 1, điều 73 - Luật Bảo vệ môi trường
2020
[45] Khoản 6, điều 73 - Luật Bảo vệ môi trường
2020.
[46] Khoản 1, điều 73 - Luật Bảo vệ môi trường
2020
[47] Khoản 1, điều 73 - Luật Bảo vệ môi trường
2020
[48] Điểm b Khoản 1 Mục II - Quyết định số
1746/QĐ-TTg ngày 04/12/2019 của TTCP về ban hành kế hoạch hành động quốc gia về
quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030.
[49] Khoản 1, điều 73 - Luật Bảo vệ môi trường
2020
[50] Quyết định số 1316/QĐ-TTg ngày 22/07/2021 của
Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa
ở Việt Nam; Khoản 6, Điều 73 - Luật Bảo vệ môi trường 2020.
[57] Khoản 4, Điều 56 -Nghị định số
08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của
Luật Bảo vệ môi trường.
[58] Khoản 4 Điều 154 - Luật Bảo vệ môi trường
năm 2020; Điểm đ khoản 1 Điều 63 - Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022
[59] Khoản 4 Điều 154 - Luật Bảo vệ môi trường
năm 2020; Điểm đ khoản 1 Điều 63 - Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022
[60] Khoản 4 Điều 154 - Luật Bảo vệ môi trường
năm 2020; Điểm đ khoản 1 Điều 63 - Nghị định 08/2022/NĐ-CP
[61] Điều 153 - Luật Bảo vệ môi trường năm 2020;
Điểm đ khoản 1 Điều 63 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP
[63] Điểm b Khoản 1 Mục II - Quyết định số
1746/QĐ-TTg ngày 04/12/2019 của TTCP về ban hành kế hoạch hành động quốc gia về
quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030.
[64] Khoản 1, điều 73 - Luật Bảo vệ môi trường
2020
1 Chỉ thị số
33-CT/TU ngày 04/04/2022 Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh giai đoạn
2022-2025 (Quan tâm củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công
tác bảo vệ môi trường)
2 Quyết định số
450/QĐ-TTg ngày 13/04/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược bảo
vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Tiếp tục kiện toàn
tổ chức bộ máy của hệ thống cơ quan quản lý môi trường từ trung ương đến địa
phương bảo đảm tính thống nhất, chuyên nghiệp, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Rà
soát, khắc phục các chồng chéo, bất cập, xung đột trong chức năng nhiệm vụ,
phân định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về môi trường giữa các bộ, ngành, giữa
trung ương và địa phương)
3 Điểm e Khoản 7
Điều 2 - Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/05/2018 của TTCP về ban hành kế hoạch
hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030.
4 Khoản 1 Điều
77, Khoản 2 Điều 78 - Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
5 Chỉ thị số
33-CT/TU ngày 04/04/2022 Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh giai đoạn
2022-2025 (Triển khai thực hiện các giải pháp, điều kiện để kiểm soát hoạt động
thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại
từ các địa phương khác đưa về tỉnh để xử lý khi triển khai Chỉ thị số
41/CT-TTg , ngày 01/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách
tăng cường quản lý chất thải rắn)
6 Điểm đ, khoản 1
Điều 63 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ; Kết luận số 1122/KL-UBKHCNMT15
7 khoản 4 Điều 64
Nghị định số 08/2022/NĐ-CP
9 khoản 4 Điều 64
Nghị định số 08/2022/NĐ-CP
10 Khoản 7 Điều
75 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020
11 Khoản 2, 6 Điều
75, khoản 6 Điều 79 - Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
13 Khoản 7 Điều
37 Văn bản hợp nhất 16/VBHN-VPQH năm 2020 hợp nhất Luật Quy hoạch đô thị do Văn
phòng Quốc hội ban hành ngày 15/7/2020; Kết luận số 1122/KL-UBKHCNMT15
15 Khoản 8 Điều
64 - Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
16 Khoản 6 điều
65 - Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
17 Khoản 6 Điều
78 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020
18 Khoản 5 Điều
79 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020
19 Điểm d khoản 1
Điều 63 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP
22 Điểm e khoản 1
điều 148 của Luật Bảo môi trường năm 2020.
23 Quyết định
450/QĐ-Ttg ngày 13/4/2022 phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
24 Khoản 3 Điều
61 - Luật Bảo vệ môi trường năm 2020
25 Khoản 7 Điều
61 - Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
26 Khoản 11 Chỉ
thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý,
tái sử dụng, tái chế, tái xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa..
27 Dựa theo hiện
trạng phát sinh, tập kết chất thải, phế liệu trên địa bàn tỉnh.
28 Dựa theo hiện
trạng phân bố của các cơ sở thu gom, tập kết, vận chuyển phế liệu trên địa bàn
tỉnh.
31 Quyết định
450/QĐ-Ttg ngày 13/4/2022 phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Các Điều 77, 78, 79, 80, 81, 86, 87 và 88 Nghị
định số 08/2022/NĐ-CP
32 Điểm a, b khoản
1 Điều 63 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ; Khoản 2, 6 Điều 75, khoản 5, 6 Điều 79 Luật
Bảo vệ môi trường
33 Điểm c khoản 2
điều 63 Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về quy định chi
tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
38 Điểm a Khoản
2 Mục II - Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 04/12/2019 của TTCP về ban hành kế hoạch
hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030.
39 Khoản 1, điều
73 - Luật Bảo vệ môi trường 2020
41 Khoản 1, điều
73 - Luật Bảo vệ môi trường 2020
42 Điểm đ, khoản
1 Điều 63 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ; Kết luận số 1122/KL-UBKHCNMT15
43 khoản 4 Điều
64 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP
44 khoản 4 Điều
64 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP
45 Khoản 7 Điều
75 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020
46 Điểm a, b khoản
1 Điều 63 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ; Khoản 2, 6 Điều 75, khoản 5, 6 Điều 79 Luật
Bảo vệ môi trường
47 Khoản 2 Điều
75 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020
48 Khoản 5 Điều
79 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020
49 Khoản 6 Điều
79 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; Điểm a khoản 1 Điều 63 - Nghị định
08/2022/NĐ-CP
50 Khoản 5 Khoản
6 Điều 79 - Luật Bảo vệ môi trường 2020.
51 Trên cơ sở định
mức kinh tế - kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH của Bộ Tài nguyên
và Môi trường ban hành, tổ chức rà soát, xây dựng và đề xuất UBND tỉnh ban hành
giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH trên địa bàn tỉnh phù hợp với quy
định và điều kiện của tỉnh; Điều 30 - Thông tư 02/2022/TT-BTNMT .
52 Điểm d khoản
1 Điều 63 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP
56 Điều 64 Luật
Bảo vệ môi trường năm 2020
57 Điều 65 Luật
Bảo vệ môi trường năm 2020
58 Khoản 2 Điều 76,
khoản 6 Điều 78 - Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; Quyết định 450/QĐ-Ttg ngày
13/4/2022 phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2050; Điều 26 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT
60 Quyết định
450/QĐ-Ttg ngày 13/4/2022 phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
61 Khoản 3 Điều
61 - Luật Bảo vệ môi trường năm 2020
62 Khoản 4 Điều
75, Khoản 5 Điều 78 - Luật Bảo vệ Môi trường 2020; Sổ tay các phương pháp phân
loại, thu gom, giảm thiểu, xử lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn do Bộ Tài
nguyên và Môi trường phát hành.
63 Thông tư số
20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý chất
thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế
66 Quyết định
450/QĐ-Ttg ngày 13/4/2022 phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Các Điều 77, 78, 79, 80, 81, 86, 87 và 88 Nghị
định số 08/2022/NĐ-CP
67 Điểm a, b khoản
1 Điều 63 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ; Khoản 2, 6 Điều 75, khoản 5, 6 Điều 79 Luật
Bảo vệ môi trường
68 Điều 64 Nghị
định số 08/2022/NĐ-CP
69 Điểm a Khoản 2
Mục II - Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 04/12/2019 của TTCP về ban hành kế hoạch
hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030.
70 Khoản 1, điều
73 - Luật Bảo vệ môi trường 2020
72 Khoản 1, điều
73 - Luật Bảo vệ môi trường 2020
Quyết định 2066/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án Quản lý chất thải rắn và phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến 2030
Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh
Quyết định 2066/QĐ-UBND ngày 22/08/2023 phê duyệt Đề án Quản lý chất thải rắn và phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến 2030
464
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|