ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1601/QĐ-UBND
|
Lạng
Sơn, ngày 10 tháng 10 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH LẠNG SƠN ĐẾN NĂM 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính
phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai
ngày 19/6/2013; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên
tai và Đê điều ngày 17/6/2020;
Căn cứ Nghị định số 66/2021/NĐ-CP
ngày 06/7/2021 của Chính phủ quy định chi tiết, thi hành một số điều của Luật
Phòng, chống thiên tai và Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống
thiên tai và Luật đê điều;
Căn cứ Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày
15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ban hành Kế hoạch phòng chống thiên
tai quốc gia đến năm 2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 1682/SNN-PCTT ngày 23/8/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế
hoạch phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025.
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn là cơ quan Thường trực về phòng, chống thiên tai tổ chức thực hiện,
đôn đốc, kiểm tra các sở, ban, ngành, đơn vị, UBND cấp huyện, các cơ quan, tổ
chức, cá nhân liên quan trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện Kế hoạch này và
thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng
các sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ, đoàn thể, tổ chức CT-XH tỉnh;
- C, PCVP UBND tỉnh, các Phòng CM, Trung tâm TH-CB;
- Lưu: VT, KT(PVĐ).
|
TM. ỦY
BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lương Trọng Quỳnh
|
KẾ HOẠCH
PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG
SƠN ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1601/QĐ-UBND ngày
10 tháng 10
năm 2022 của UBND tỉnh Lạng Sơn)
Để chủ động
phòng, chống, ứng phó với thiên tai kịp thời, hiệu quả; giảm thiểu tối đa thiệt
hại do thiên tai gây ra, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ban hành Kế hoạch phòng, chống
thiên tai trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025 như sau:
Chương I
CĂN CỨ PHÁP LÝ
1. Luật
Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Phòng, chống thiên tai và Đê điều ngày 17/6/2020;
2. Nghị định
số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng
phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
3. Nghị định
số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ quy định chi tiết, thi
hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Sửa đổi bổ sung một số
điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;
4. Nghị định số
78/2021/NĐ-CP ngày 01/8/2021 của Chính phủ quy định về thành lập và quản lý Quỹ
phòng, chống thiên tai;
5. Thông tư
số 02/2021/TT-BNNPTNT ngày 07/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa
phương;
6. Thông tư số
10/2021/TT-BKHĐT ngày 22/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc
hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào kế hoạch phát triển
ngành, kinh tế - xã hội.
7. Chỉ thị
số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;
8. Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 01/6/2022 của
Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu
nạn;
9. Quyết định
số 597/QĐ-TTg ngày 06/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phòng chống
sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030;
10. Quyết định
số 987/QĐ-TTg ngày 09/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch
triển khai thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Trung ương
đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó,
khắc phục hậu quả thiên tai;
11. Quyết định
số 379/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc
gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
12. Quyết định
số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về
dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai;
13. Quyết định
số 1270/QĐ-TTg ngày 03/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch
hành động thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính
phủ về công tác phòng, chống thiên tai;
14. Quyết định
số 342/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ban hành Kế hoạch
phòng chống thiên tai quốc gia đến năm 2025.
Chương II
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tăng cường công
tác quản lý Nhà nước, tổ chức hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng chức năng
trên địa bàn tỉnh; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các
cấp và các tầng lớp Nhân dân, phát huy tinh thần tự giác, chủ động trong phòng,
chống thiên tai.
- Nâng cao năng lực,
chủ động phòng chống thiên tai, đẩy mạnh hoạt động phòng ngừa, chuẩn bị ứng phó
với thiên tai, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản; tạo điều kiện phát triển
bền vững kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và từng bước xây dựng cộng
đồng, xã hội an toàn trước thiên tai.
- Thu hút và
sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ngân sách và ngoài ngân sách Nhà nước cho
công tác phòng, chống thiên tai; thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống
thiên tai gắn với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các ngành, địa phương.
- Kế hoạch là cơ sở
để triển khai, tổ chức thực hiện các hoạt động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm
cứu nạn mang lại hiệu quả.
- Áp dụng
khoa học công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong công tác phòng, chống
thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
2. Yêu cầu
- Phòng, chống
thiên tai là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của người đứng
đầu địa phương và của toàn xã hội với phương châm Nhà nước và Nhân dân cùng
làm.
- Kế hoạch phòng,
chống thiên tai được thực hiện theo 3 giai đoạn: phòng ngừa, ứng phó và khắc phục
hậu quả. Trong đó chú trọng công tác quản lý rủi ro thiên tai, lấy phòng ngừa
là chính, bám sát phương châm “4 tại chỗ” phù hợp với điều kiện thực tiễn từng
địa phương, từng cấp, từng ngành.
- Kết hợp tốt giữa
giải pháp công trình và phi công trình trong phòng, chống thiên tai, từng bước
xây dựng kế hoạch kết hợp giữa khôi phục và nâng cấp sau thiên tai mang lại hiệu
quả; đầu tư xây dựng công trình phòng, chống thiên tai phải kết hợp đa mục
tiêu, có trọng tâm, trọng điểm.
- Sử dụng có hiệu
quả, tổng hợp các nguồn lực trong và ngoài nước cho phòng, chống thiên tai; đẩy
mạnh thực hiện các chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu
tư vào phòng, chống thiên tai.
Chương III
ĐẶC ĐIỂM VỀ TỰ NHIÊN, DÂN SINH, KINH TẾ -
XÃ HỘI, CƠ SỞ HẠ TẦNG
1. Đặc điểm tự nhiên
a) Vị trí địa
lý
Lạng Sơn là một tỉnh
miền núi biên giới thuộc khu vực Đông Bắc Việt Nam với diện tích tự nhiên là
8.310,09 km2. Tọa độ địa lý từ 21°19’00” đến 22°27’30” độ vĩ Bắc và
từ 106°06’07” đến 107°21’45’’ độ kinh Đông. Tỉnh Lạng Sơn được giới hạn như
sau:
- Phía Bắc giáp với
tỉnh Cao Bằng với chiều dài tiếp giáp 55 km;
- Phía Đông Bắc
giáp với Sùng Tả (Quảng Tây, Trung Quốc) dài 231,74 km;
- Phía Nam giáp tỉnh
Bắc Giang với chiều dài 148 km;
- Phía Đông Nam giáp
tỉnh Quảng Ninh vời chiều dài 48 km;
- Phía Tây giáp tỉnh
Bắc Kạn với chiều dài 73 km;
- Phía Tây Nam giáp
tỉnh Thái Nguyên với chiều dài 60 km.
Lạng Sơn có vị thế
chiến lược quan trọng của vùng Đông Bắc Tổ quốc Việt Nam. Về hành chính, tỉnh Lạng
Sơn có 11 đơn vị hành chính (gồm 10 huyện và 01 thành phố thuộc tỉnh) với 200
xã, phường, thị trấn. Thành phố Lạng Sơn là trung tâm kinh tế - chính trị xã hội
của tỉnh. Lạng Sơn cách thủ đô Hà Nội 154 km, được quy hoạch vào khu kinh tế trọng
điểm và năng động, có nhiều vị thế về vị trí địa lý, giao lưu văn hóa, giáo dục
và kinh tế. Lạng Sơn có hai cửa khẩu Quốc tế (cửa khẩu Ga đường sắt Đồng
Đăng huyện Cao Lộc và cửa khẩu Quốc tế đường bộ Hữu Nghị), có một cửa khẩu song
phương Chi Ma và 9 cửa khẩu phụ với Trung Quốc.
Lạng Sơn nằm trong
khu vực có các đường giao thông quan trọng, là đầu mối của tuyến đường sắt liên
vận quốc tế Việt Nam - Trung Quốc, là đầu mối tuyến Quốc lộ 1A xuyên Việt, đường
4B ra Trà Cổ, Vịnh Hạ Long, đường A4 Pác Bó (Cao Bằng), đường 1B sang Thái
Nguyên, đường 3B sang Na Rì-Bắc Kạn. Vị trí địa lý thuận lợi, đầu mối giao
thông quốc tế và nội địa như trên giúp Lạng Sơn phát triển các ngành dịch vụ,
nhất là các dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ giao thông, dịch vụ du lịch
quốc tế.
Hình 1: Bản đồ hành chính tỉnh Lạng Sơn.
b) Đặc điểm địa hình
Lạng Sơn có địa
hình phức tạp chủ yếu là núi thấp và đồi, chiếm hơn 80% diện tích toàn tỉnh, độ
cao trung bình 252 m so với mặt nước biển, nơi thấp nhất là 20 m ở phía nam huyện
Hữu Lũng và nơi cao nhất là đỉnh Phia Mè (thuộc núi Mẫu Sơn, cách thành phố Lạng
Sơn 31 km về phía Đông) cao 1.541m.
Địa hình được chia
thành 3 tiểu vùng: Tiểu vùng núi phía Bắc, gồm các núi đất xen núi đá chia cắt
phức tạp tạo nên nhiều mái núi có độ dốc trên 35 độ; Tiểu vùng núi đá vôi thuộc
cánh cung Bắc Sơn chủ yếu trên các huyện Bắc Sơn, Văn Quan, Chi Lăng, Hữu Lũng
khu vực này có nhiều hang động sườn dốc đứng và nhiều đỉnh cao trên 500m; Tiểu vùng
đồi và núi thấp, khu vực này nằm về phía Đông và Nam của tỉnh, bao gồm các huyện
Đình Lập, Lộc Bình và phần núi đất của các huyện Chi Lăng, Hữu Lũng, khu vực
này có nhiều hệ thống đồi núi thấp xen kẽ các dạng đồi bát úp, mức độ chia cắt
ít phức tạp, độ dốc trung bình 10÷15 độ.
Lạng Sơn có 05 nhóm
kiểu địa hình với 22 kiểu địa hình. Các kiểu địa hình núi chiếm diện tích hầu hết
diện tích tự nhiên, trong đó phổ biến là các kiểu địa hình núi < 500 m bóc
mòn tổng hợp trên các đá trầm tích. Nhóm kiểu địa hình bóc mòn chiếm diện tích
khá lớn và thể hiện những nét chạm trổ hình thái rất đặc trưng. Nhóm kiểu địa
hình đồi bóc mòn chiếm diện tích nhỏ. Nhóm kiểu địa hình thung lũng và trũng giữa
núi xâm thực - tích tụ có đặc điểm đặc trưng là mức độ chia cắt sâu không lớn,
trong khi đó, mức độ cắt ngang khá mạnh.
Nhìn chung với sự
đa dạng và phức tạp của địa hình đã ảnh hưởng nhiều đến sản xuất lâm nghiệp của
tỉnh. Lạng Sơn có địa hình chủ yếu là núi thấp (< 500 m), khu vực địa hình
cao trên 500 m không lớn. Vùng đồi khá hẹp, phân bố dọc theo hệ thống sông
Thương.
c) Đặc điểm
địa chất
Do địa hình
bị chia cắt mạnh là một hạn chế trong sản xuất nông nghiệp cũng như trong lĩnh
vực đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi: suất đầu tư khá lớn, việc quy hoạch
bố trí dân cư cũng gặp nhiều khó khăn, việc tìm được khu đất rộng và tương đối
bằng để xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô
thị gặp nhiều khó khăn, việc mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp để tạo ra
các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá theo hướng CNH, HĐH cũng gặp nhiều khó
khăn.
Lạng Sơn thuộc vùng
địa chất Đông Bắc Việt Nam, có hai hệ thống đứt gãy chính là Tây Bắc - Đông Nam
và Đông Bắc - Tây Nam. Có nhiều dạng địa mạo khác nhau có liên quan chặt chẽ đến
bề mặt địa hình với các cấu trúc địa chất và hoạt động kiến tạo. Về cấu tạo
nham thạch có các loại đá chủ yếu: (i) Sa thạch (phân bố trên các đỉnh cao thuộc
Đình Lập, Chi Lăng, Hữu Lũng); (ii) Đá vôi (phân bố ở vùng núi Chi Lăng, Bắc
Sơn, Hữu Lũng); (iii) Phiến thạch sét hạt mịn (phiến mỏng xếp theo chiều dốc đứng
luôn có độ ẩm cao, mức độ phong hoá mạnh); và (iv) Cuội kết, dăm kết: phân bố rải
rác ở ven suối bãi sông.
Nhìn chung, với địa
hình khá đa dạng, Lạng Sơn có thể khai thác để phát triển hoạt động kinh tế đa
ngành, đa lĩnh vực. Đặc biệt, Lạng Sơn có hệ thống sông suối khá dày đặc nên đã
tạo thành những cánh đồng thung lũng màu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
d) Đặc điểm
khí tượng thủy văn
Lạng Sơn nằm
trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang nét đặc trưng của vùng núi phía bắc,
mùa đông lạnh, thời tiết khô hanh ít mưa, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, có năm chịu
ảnh hưởng của nhiều cơn bão.
Lạng Sơn có nền nhiệt
tương đối thấp, nhiệt độ trung bình thấp nhất trong tháng I là 10,6°C, nhiệt độ
cao nhất vào tháng VII là 26,8°C đến 27,6°C, biên độ dao động ngày và đêm cũng
như các tháng trong năm khá lớn. Độ ẩm không khí trung bình là 83%, cao nhất
vào tháng VIII là 90%, thấp nhất vào tháng I là 73%. Lượng mưa trung bình 1200-
1600 mm/năm.
Phân vùng khí hậu: dựa
trên những đặc trưng khí hậu quan trọng nhất, có thể phân Lạng Sơn thành 03
vùng khí hậu:
Vùng khí hậu núi
cao Mẫu Sơn: vùng này chiếm một phần diện tích rất nhỏ của Lạng Sơn, nền
nhiệt độ thấp, tổng nhiệt lượng năm dưới 7000°C, lượng mưa trên 2000 mm, chỉ số
ẩm ướt cao, hàng năm có nhiệt độ âm, nhiều năm có sương muối và mưa tuyết.
Vùng khí hậu núi vừa,
núi thấp phía Bắc và phía Đông: bao gồm tiểu vùng khí hậu Tràng Định -
Bình Gia; tiểu vùng khí hậu Văn Lãng, Văn Quan, Cao lộc, Lộc Bình và thành phố
Lạng Sơn; tiểu vùng khí hậu Bắc Sơn và tiểu vùng khí hậu Đình Lập. Đặc điểm
chung của vùng này là lạnh hơn vùng núi thấp Tây Nam, mùa đông có nền nhiệt độ
âm, mùa hè tương đối mát mẻ, nhiệt độ và lượng mưa phân bố không đồng đều.
Vùng khí hậu núi thấp
phía Nam: bao gồm tiểu vùng khí hậu Chi Lăng và tiểu vùng khí hậu Hữu
Lũng. Đặc điểm chung của vùng là tổng nhiệt độ lớn hơn 8000°C, nhiệt độ tháng I
xấp xỉ 15°C.
* Đặc trưng thủy văn dòng chảy:
Lạng Sơn có mật độ lưới sông trung bình từ 0,6 ÷ 1,2 km/km2, tập trung trong ba lưu vực sông lớn, bao gồm sông Kỳ Cùng, sông Thương, sông Lục Nam (hệ thống sông
Thái Bình), sông Phố Cũ, sông Đồng Quy (thuộc hệ thống sông ngắn, Quảng Ninh).
* Hệ thống sông Kỳ Cùng:
Là
sông lớn nhất trong vùng, phần thượng và trung lưu ở Việt Nam có tên là Kỳ Cùng.
Sông Kỳ Cùng bắt nguồn từ vùng núi Ba Xá cao trên 1.000 m, chảy từ Đông Nam lên
Tây Bắc qua Đình Lập, Lộc Bình, Lạng Sơn, Điềm He, Na Sầm đến Thất Khê sông uốn
khúc và theo hướng gần Tây Bắc - Đông Nam tới biên giới. Sông Kỳ Cùng có 78 phụ
lưu, trong đó có 26 phụ lưu cấp I, 34 phụ lưu cấp II và 16 phụ lưu cấp III, 01
phụ lưu cấp IV. Các sông nhánh lớn hơn cả là sông Bắc Giang, Bắc Khê và Bản
Thín:
-
Sông Bản Thín: nằm bờ phải sông Kỳ Cùng bắt nguồn từ đèo Xeo Bo đổ vào sông Kỳ
Cùng ở Pô Minh (xã Khuất Xá huyện Lộc Bình) có diện tích lưu vực là 320 km2 (trong lãnh thổ Việt
nam là 209 km2).
-
Sông Bắc Giang: dài 114 km, diện tích lưu vực 2.670 km2 là phụ lưu lớn nhất
của sông Kỳ Cùng. Bắt nguồn từ Đèo Gió đổ vào bờ trái sông Kỳ Cùng tại xã Hùng
Việt huyện Tràng Định.
-
Sông Bắc Khê: dài 54 km, diện tích lưu vực 801 km2, là phụ lưu lớn thứ
hai của sông Kỳ Cùng. Bắt nguồn từ xã Cao Minh, huyện Tràng Định đổ vào bờ trái
sông Kỳ Cùng ở Bản Chiêu xã Đại Đồng huyện Tràng Định.
* Hệ thống sông Thương:
Bắt
nguồn từ dãy núi Na - Pa - Phyớc cao 600 m gần ga Bản Thí, tỉnh Lạng Sơn. Thượng
lưu sông Thương từ nguồn tới Chi Lăng có thung lũng sông rất hẹp, độ rộng trung
bình lưu vực chỉ khoảng 6km, độ cao trung bình khoảng 276 m, độ dốc lưu vực
12,5‰, đoạn này dòng sông phẳng, phía bờ phải núi đá vôi dựng đứng sát bờ sông
trên chiều dài 14 ÷ 15 km, độ dốc đáy sông tới 30‰. Trung lưu
sông kể từ Chi Lăng đến Bố Hạ thung lũng mở rộng, độ dốc đáy chỉ còn từ 2,3 ÷
0,83 ‰, núi đá vôi đã phân bố ra bờ sông và bắt đầu có các sông nhánh ra nhập: sông
Hoá, sông Trung. Trong mùa cạn 2 sông này vẫn sâu tới 5 ÷ 6 m nước do có đập
dâng Cầu Sơn. Chiều dài sông L = 166 km, diện tích lưu vực: F = 6.652 km2.
-
Sông Hóa: Bắt nguồn từ vùng núi Khuổi Ma thuộc tỉnh Bắc Giang, sông chảy theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam. Trên sông Hóa có hồ Cấm Sơn giữ nước phát điện và tưới,
chiều dài: L = 47 km, diện tích lưu vực: Flv = 382 km2.
-
Sông Trung: bắt nguồn từ vùng núi Bắc Thái đổ vào sông Thương tại Na Hoa phía bờ
phải thuộc Hữu Lũng. Sông Trung chảy trong vùng núi đá vôi nên thung lũng sông
hẹp, chiều dài sông L = 71 km, diện tích lưu vực tính F = 1.329 km2.
-
Sông Lục Nam: ở phía Đông Nam tỉnh Lạng Sơn, bắt nguồn từ vùng núi Kham - Sau -
Chom cao 700 m ở huyện Đình Lập. Chiều dài sông L = 20 km; tổng diện tích lưu vực
là 3.096 km2, trong đó
diện tích thuộc tỉnh Lạng Sơn là 612 km2, chiếm 19,8%.
Hình 2: Hệ thống sông chính thuộc tỉnh
Lạng Sơn.
Nhìn
chung, Lạng Sơn có mạng lưới sông ngòi khá phong phú. So với mật độ sông suối
trung bình của cả nước là 0,6 km/km2 thì mật độ sông suối của Lạng
Sơn thuộc loại từ trung bình đến khá dày. Các sông suối, hồ
phong phú giúp cho tỉnh có tiềm năng lớn về cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất, làm
thủy lợi và thủy sản.
2. Đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội và cơ sở
hạ tầng
2.1. Đặc điểm dân sinh, kinh tế -
xã hội
a) Đặc điểm
dân sinh gồm:
* Dân số và phân
bố dân cư:
Tính đến năm 2020,
ước tính dân số trung bình của tỉnh Lạng Sơn là 788.706 người; trong đó, dân số
thành thị 181.715 người (chiếm khoảng 23%), và dân số nông thôn 606.991 người
(chiếm khoảng 77%). Về cân bằng giới, Lạng Sơn duy trì ổn định tỷ số giới tính
với dân số nam chiếm khoảng 51% (403.407 người) và dân số nữ chiếm 49% (385.299
người). Tỉnh Lạng Sơn có 07 dân tộc chủ yếu là: Nùng chiếm 42,8%, Tày
35,4%, Kinh 17,11%, Dao 3,5%, Sán Chay 0,6%, Hoa 0,3%, Mông 0,17%, các dân tộc khác
chiếm 0,12%.
Dân số tỉnh
Lạng Sơn chủ yếu tập trung ở các huyện gồm Hữu Lũng, Cao Lộc, Chi Lăng, Bắc Sơn
với mật độ dân số dao động từ 104 người/km2 đến 152,15 người/km2.
Thành phố Lạng Sơn có mật độ dân số cao nhất, khoảng 1.347,95 người/km2.
Bảng 1: Dân số và cơ cấu dân số tỉnh Lạng
Sơn
Các chỉ tiêu
|
2011
|
2015
|
2016
|
2017
|
2018
|
2019
|
Sb 2020
|
|
Tổng dân
số
|
740912
|
757785
|
763396
|
768698
|
775866
|
782811
|
788706
|
|
TL tăng DS (‰)
|
6,7
|
5,43
|
7,27
|
4,54
|
6,09
|
-2,14
|
-4,67
|
|
TL tăng tự nhiên
(‰)
|
8,6
|
8,35
|
9,42
|
7,21
|
6,91
|
5,2
|
6,69
|
|
TL sinh (số con/phụ
nữ)
|
1,88
|
2,38
|
2,34
|
2,25
|
2,22
|
2,13
|
2,19
|
|
Tỷ suất di cư thuần
(%)
|
-1,9
|
-2,92
|
-2,15
|
-2,67
|
-0,82
|
-7,34
|
-11,36
|
|
Tỷ suất xuất cư
(%)
|
8,1
|
5,3
|
3,57
|
3,98
|
3,02
|
8,68
|
13,05
|
|
Mật độ DS
(người/km2)
|
-
|
91,09
|
92,5
|
93,67
|
95,12
|
94,2
|
94,91
|
|
|
LĐ từ 15 tuổi trở
lên
|
480537
|
492904
|
491641
|
491577
|
493928
|
500033
|
500365
|
|
Tỷ lệ (%)
|
64,86
|
65,05
|
64,4
|
63,95
|
63,66
|
63,88
|
63,44
|
|
DS theo
giới
|
|
Nam
|
370684
|
383275
|
387163
|
390919
|
395638
|
399927
|
403407
|
|
Tỷ lệ (%)
|
50,03
|
50,58
|
50,72
|
50,85
|
50,99
|
51,09
|
51,15
|
|
Nữ
|
370228
|
374510
|
376233
|
377779
|
380228
|
382884
|
385299
|
|
Tỷ lệ (%)
|
49,97
|
49,42
|
49,28
|
49,15
|
49,01
|
48,91
|
48,85
|
|
DS thành thị-nông thôn (người)
|
|
Thành thị
|
143969
|
151162
|
153285
|
155363
|
157846
|
160165
|
181715
|
|
Tỷ lệ (%)
|
19,43
|
19,95
|
20,08
|
20,21
|
20,34
|
20,46
|
23,04
|
|
Nông thôn
|
596943
|
606623
|
610111
|
613335
|
618020
|
622646
|
606991
|
|
Tỷ lệ (%)
|
80,57
|
80,05
|
79,92
|
79,79
|
79,66
|
79,54
|
76,96
|
|
Bảng 2: Kết quả rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2021 và theo
tiêu chuẩn nghèo giai đoạn 2021-2025
STT
|
Đơn vị
|
Tổng số hộ dân cư (hộ)
|
Hộ nghèo
|
Hộ cận nghèo
|
Số hộ
|
Nhân khẩu
|
Tỷ lệ (%)
|
Số hộ
|
Nhân khẩu
|
Tỷ lệ (%)
|
1
|
TP. Lạng Sơn
|
25.118
|
66
|
179
|
0,26
|
51
|
166
|
0,2
|
2
|
Tràng Định
|
15.053
|
1.631
|
6.509
|
10,84
|
1.633
|
6.969
|
10,85
|
3
|
Bình Gia
|
12.955
|
3.427
|
15.174
|
26,45
|
5.173
|
22.223
|
39,93
|
4
|
Văn Lãng
|
12.600
|
1.892
|
7.285
|
15,02
|
1.250
|
5.267
|
9,92
|
5
|
Cao Lộc
|
18.595
|
2.101
|
9.219
|
11,3
|
2.460
|
11.277
|
13,23
|
6
|
Văn Quan
|
13.503
|
2.999
|
12.737
|
22,21
|
4.513
|
20.392
|
33,42
|
7
|
Bắc Sơn
|
17.257
|
2.520
|
11.295
|
14,6
|
1.563
|
6.876
|
9,06
|
8
|
Hữu Lũng
|
30.927
|
3.295
|
13.221
|
10,65
|
1.830
|
7.944
|
5,92
|
9
|
Chi Lăng
|
18.504
|
2.140
|
9.319
|
11,57
|
1.594
|
7.196
|
8,61
|
10
|
Lộc Bình
|
20.706
|
2.773
|
11.357
|
13,39
|
2.000
|
8.669
|
9,66
|
11
|
Đình Lập
|
7.467
|
667
|
2.766
|
8,93
|
1.180
|
5.154
|
15,8
|
|
Cộng
|
192.685
|
23.511
|
99.061
|
12,2
|
23.247
|
102.133
|
12,06
|
Bảng 3: Phương án bố trí dân cư theo đơn vị hành chính giai đoạn 2019-2025
STT
|
Huyện, TP
|
Tổng số
|
Tập trung
|
Xen ghép
|
Ổn định tại chỗ
|
Số điểm dân cư
|
Số hộ
|
Số điểm dân cư
|
Số hộ
|
Số điểm dân cư
|
Số hộ
|
Số điểm dân cư
|
Số hộ
|
1
|
Tràng Định
|
34
|
333
|
|
|
6
|
29
|
28
|
304
|
2
|
Văn Lãng
|
11
|
59
|
|
|
2
|
10
|
9
|
49
|
3
|
Cao Lộc
|
19
|
120
|
|
|
2
|
13
|
17
|
107
|
4
|
Lộc Bình
|
4
|
85
|
|
|
|
|
4
|
85
|
5
|
Đình Lập
|
9
|
69
|
|
|
1
|
3
|
8
|
66
|
6
|
Văn Quan
|
20
|
43
|
|
|
|
|
20
|
43
|
7
|
Bình Gia
|
33
|
156
|
|
|
4
|
10
|
29
|
146
|
8
|
Bắc Sơn
|
28
|
53
|
|
|
|
|
28
|
53
|
9
|
Chi Lăng
|
46
|
93
|
|
|
1
|
5
|
45
|
88
|
Tổng
|
204
|
1011
|
0
|
0
|
16
|
70
|
188
|
941
|
* Đánh giá thực trạng
nhà ở: số lượng nhà
ở trong vùng thường xuyên xảy ra thiên tai, theo kết quả điều tra Đề án bố trí
dân cư vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, di cư tự do, khu rừng đặc
dụng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019 -2025 định hướng đến
năm 2030, các mô hình
nhà an toàn đã và đang áp dụng xây dựng: đối với địa bàn tỉnh Lạng Sơn chủ yếu
là thực hiện bố trí dân cư theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của
Thủ tướng Chính phủ, thực hiện xen ghép và ổn định tại chỗ. Các công trình
được thiết kế, thi công theo đúng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng...
b) Đặc điểm
kinh tế xã hội: các ngành nghề kinh tế chủ yếu bị ảnh hưởng bởi thiên tai và
biến đổi khí hậu chủ yếu sau:
* Ảnh hưởng
đến sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản:
- Ngành trồng trọt: biến đổi khí
hậu (BĐKH) đang làm thay đổi hệ thống thời tiết - khí hậu đặc trưng của
vùng núi Lạng Sơn, kéo theo những thay đổi phức tạp, đa chiều khác trong hệ thống
tự nhiên, gây ra những biến động về tần suất, cường độ và tính cực đoan của các
hiện tượng thời tiết nguy hiểm (bão, dông, lốc, mưa đá...). Tỉnh Lạng Sơn trong
vài năm gần đây luôn xuất hiện tình trạng rét đậm, rét hại kéo dài, nhiệt độ có
lúc hạ thấp dưới 0°C. Năm 2016 vào ngày 24/01/2016 nhiệt độ thấp
tại Mẫu Sơn là -4,4 độ, xảy ra hiện tượng băng tuyết trên diện rộng gây thiệt hại
về cây trồng, vật nuôi. Những thay đổi phức tạp của khí hậu, thời tiết tác động
trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng,
năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng và tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh. Hạn
hán, rét đậm rét hại làm giảm hoặc phá hủy hoàn toàn diện tích đã được gieo trồng.
Biến đổi khí hậu, đặc biệt là sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa đã tác động lớn
đến sinh thái cây trồng, đồng thời cũng tác động tới sự thay đổi tập quán sản
xuất của đồng bào các dân tộc, buộc phải thay đổi tập đoàn cây trồng, lựa chọn
nhiều loại cây có sức chống chọi với biến đổi khí hậu dần được thay thế các loại
cây có sức chịu đựng kém. Ví dụ như thảo quả, hồi, lê, quýt....
- Ngành chăn nuôi: đối với ngành chăn nuôi ở
vùng núi Lạng Sơn, nắng nóng, BĐKH là nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh trên vật
nuôi. Cụ thể như hiện tượng sốc nhiệt của vật nuôi do nhiệt độ môi trường tăng
cao cùng với biên độ dao động nhiệt độ lớn, làm cho vật nuôi không kịp thích
ứng. Việc bùng phát dịch cúm gia cầm do khí hậu thay đổi phá vỡ sự vận động và di
trú tự nhiên của các loài chim hoang dã, khiến chúng tiếp xúc nhiều hơn với gia
cầm. Dịch bệnh lở mồm long móng, tai xanh ở trâu bò và lợn cũng xảy ra ngày
càng nhiều hơn, thậm chí cả trên gia súc đã được tiêm phòng. Ảnh hưởng của giá
rét kéo dài cũng là nguyên nhân gây ra rất nhiều thiệt hại cho ngành chăn nuôi.
Nhiệt độ thấp (rét đậm và rét hại) làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể, tăng
nguy cơ mắc bệnh từ đó gây chết vật nuôi. Trên địa bàn Lạng Sơn, nguyên nhân
chủ yếu khiến dịch bệnh xuất hiện hằng năm là do: (i) quy mô chăn nuôi trên địa bàn tỉnh vẫn còn
nhỏ lẻ, phân tán; (ii) khu vực Lạng Sơn là
địa bàn thường xuyên nhập thực phẩm từ Trung Quốc có nhiều nguồn gốc khác nhau
nên nguy cơ bệnh dịch càng cao; và (iii) những năm gần đây tình hình khí hậu có
những biến đổi thất thường (nhiệt độ tăng cao vào mùa hè, rét đậm rét hại kéo
dài vào mùa đông).
- Ngành lâm nghiệp:
trước tác động của BĐKH, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong những năm gần
đây, nắng nóng, hạn hán, mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét dồn dập xảy ra ảnh hưởng lớn
đến lâm nghiệp. BĐKH có khả năng dẫn đến thảm thực vật rừng và hệ sinh thái rừng
thay đổi theo nhiều chiều hướng khác nhau. Nhiệt độ là yếu tố gây ảnh hưởng trực
tiếp đến quá trình cháy rừng như làm khô, nổ vật liệu cháy, làm độ ẩm không khí
giảm và bề mặt đất nóng lên; việc chuyển dịch diện tích đất lâm nghiệp sang
đất dành cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác là tác động gián tiếp, song có thể
coi là tác động lớn nhất đối với sản xuất lâm nghiệp. Diện tích và chất lượng đất
canh tác lâm nghiệp bị suy giảm chủ yếu do các hiện tượng chính như nắng nóng
gây hạn hán, mưa nhiều kéo dài gây xói mòn, lũ quét vùng núi cao và trượt sạt lở
đất.
- Ngành thủy sản: nhiệt độ đóng vai trò quan trọng cho
quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật nói chung và các loài thủy sản
nói riêng. Mỗi loài có khoảng nhiệt độ thích ứng riêng, khả năng chống chịu của
chúng nằm trong khoảng giới hạn nhất định. Nhiệt độ nước trong các ao đầm phụ
thuộc hoàn toàn vào thời tiết từng địa phương. Khi nhiệt độ không khí tăng lên
làm cho nước nóng lên, quá mức chịu đựng của nhiều loài sinh vật. Trước tiên,
các sinh vật phù du, thức ăn chính của các loài thủy sản sẽ giảm dần, từ đó ảnh
hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh tế thủy sản. Đặc biệt, nước nóng sẽ làm cho tôm
cá chết hàng loạt, sự tăng nhiệt độ làm cho hàm lượng oxy trong nước giảm mạnh vào ban đêm,
do sự tiêu thụ quá mức của các loài thực vật thủy sinh, hoặc quá trình phân hủy hợp chất hữu cơ. Sự suy
giảm hàm lượng oxy làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của loài nuôi,
tôm có thể bị chết hoặc chậm lớn.
* Ảnh hưởng sản xuất công nghiệp:
Ngành công nghiệp khai thác và chế
biến khoáng sản là một trong những thế mạnh của tỉnh Lạng Sơn, đóng vai trò
quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, trong những
năm gần đây những hiện tượng thời tiết bất thường lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, mưa
lớn kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến ngành công nghiệp khai thác và chế biến
khoáng sản của tỉnh, có thể kể đến một số tác động chính tới lĩnh vực khai thác
và chế biến khoáng sản như: (i) gây nhiều khó khăn trong việc khai thác và vận
chuyển khoáng sản; (ii) tăng khả năng hao hụt, tổn thất khoáng sản khai thác;
(iii) tăng chi phí sản xuất, xây dựng, vận hành, duy tu các hệ thống khai thác,
nhà xưởng và các phương tiện vận hành.
BĐKH là nguyên nhân gây nên một số
hiện tượng thời tiết bất thường như rét đậm, rét hại kéo dài, lũ lụt, hạn hán,…
làm ảnh hưởng trực tiếp đến các vùng sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp là vùng
cung cấp nguyên, vật liệu cho các ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và
các ngành tiểu thủ công nghiệp như dệt thổ cẩm, mây tre đan,…
Nhiệt độ tăng kèm theo lượng bốc hơi
tăng, kết hợp với tính dị thường trong chế độ mưa dẫn đến thay đổi lượng dự trữ
và tổn thất của nước trong các hồ thủy điện, ảnh hưởng đến sản lượng điện tạo
ra. Hạn hán kéo dài gây ảnh hưởng đến mực nước trên các sông. Mặt khác khi mưa
lũ kéo dài làm lưu lượng nước lại quá lớn, việc xả lũ tại các đập thủy điện để
bảo vệ hệ thống đập gây ngập lụt các vùng sản xuất lương thực tại các vùng
trũng.
Sự thay đổi chế độ mưa và lượng mưa
sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến sản xuất điện của các nhà máy thủy điện. Hơn thế
nữa, với tình hình mưa lớn, lũ lụt đặc biệt là lũ quét xảy ra thường xuyên như
hiện nay ở tỉnh dẫn đến nguy cơ sạt lở đất xung quanh các hồ, đập chứa nước.
Một phần, lượng mưa tăng dẫn tới mực nước trong đập có khả năng vượt quá cao
trình đập ngăn nước cũng như tốc độ xả lũ của công trình. Hiện tượng này có thể
dẫn tới nguy cơ một số công trình thủy điện bị hư hại nghiêm trọng do vỡ đập
hoặc cuốn trôi các tuabin, sản lượng thủy điện bị giảm sút.
* Ảnh hưởng đến giao thông & hạ tầng kỹ thuật:
Làm gia tăng lượng mưa trong những tháng
mùa mưa, gia tăng về cường độ và tần suất của những cơn giông, bão, áp thấp
nhiệt đới, gây nguy cơ ngập do lũ lụt, sạt lở nghiêm trọng các tuyến đường giao
thông. Nước ngập trong mùa lũ sẽ khiến cho các đoạn đường phải ngừng hoạt động,
gây tắc nghẽn giao thông, vận chuyển hàng hóa, gia tăng các chi phí và sức lực
con người để ứng phó với các tình huống bão không chỉ làm ngưng trệ các hoạt
động giao thông, mà hậu quả sau đó làm xuống cấp nghiêm trọng chất lượng các
đoạn đường bị ngập trong thời gian dài, gây sạt lở đất đá khu vực đồi núi hai
bên đường, làm ngưng trệ các hoạt động giao thông trong thời gian bảo dưỡng, tu
sửa và khắc phục các sự cố. Các hệ thống biển báo, đèn tín hiệu, giải phân cách,…
cũng chịu tác động của BĐKH giống như đoạn đường mà được trang bị các hệ thống
đó, gia tăng chi phí bảo dưỡng và sửa chữa, chi phí lắp mới đối với những hệ
thống phải thay đổi vị trí,… Các hiện tượng hạn hán, lũ lụt kéo dài cũng làm
giảm tuổi thọ và độ ổn định của các thiết bị này. Nếu không có biện pháp bảo
dưỡng kịp thời ảnh hưởng đến tác dụng của biển báo rủi ro về giao thông có xu
hướng gia tăng.
* Ảnh hưởng đến du lịch:
Du lịch là ngành kinh tế nhạy cảm
với môi trường tự nhiên, nên chịu ảnh hưởng trực tiếp do những tác động của
thiên tai và BĐKH. Thiên tai có thể tác động trực tiếp đến cơ sở hạ tầng du
lịch, hoạt động lữ hành và đặc biệt là tài nguyên du lịch, yếu tố nền tảng cho
phát triển du lịch. Bão lũ, ngập úng kéo dài sẽ gây hư hại nhiều di tích lịch
sử văn hoá, tài nguyên du lịch. Các công trình dịch vụ du lịch bị hư hỏng hoặc
xuống cấp dưới tác động của bão lũ cường độ mạnh gây xói mòn, các điều kiện về
nhiệt độ, độ ẩm. Việc gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lũ,
mưa quá nhiều, nắng quá nóng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động vận chuyển
khách. Việc tổ chức thành công các chương trình du lịch với các hoạt động tham
quan, vui chơi giải trí ngoài trời sẽ khó khăn hơn. Ngành du lịch ở Lạng Sơn
chủ yếu bao gồm các hoạt động nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và lữ hành (đưa đón
và hướng dẫn khách tại các địa điểm tham quan du lịch) nên phụ thuộc rất nhiều
vào các yếu tố thời tiết.
* Ảnh hưởng đến y tế:
Tác động của thiên tai ngày càng tác
động tiêu cực đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu nhập và tiếp cận dịch vụ xã
hội của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi. Trước hết là nhiệt độ thay đổi thất
thường làm tăng thêm số lượng người mắc bệnh ho, sốt, viêm xương khớp, viêm
phổi, tiêu chảy,... nhất là ở trẻ em và người già. Nhiệt độ tăng cao và kéo dài
gây hạn hán làm cạn kiệt nguồn nước cũng ảnh hưởng thêm đến sức khỏe người dân,
tăng thêm gánh nặng cho phụ nữ và trẻ em vùng cao trong việc bảo đảm nguồn nước
sinh hoạt cho gia đình họ. Nắng nóng làm gia tăng nhiệt độ trong thời gian dài có thể làm gia tăng
các bệnh tim mạch, đột quỵ, tai biến, các bệnh đường hô hấp và cảm cúm. Với
nhiệt độ trên 35°C kéo dài từ 02 ngày trở lên đã được xem xét là có nguy cơ ảnh hưởng xấu, nguy hại đến
sức khoẻ người dân, đặc biệt đối với các đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất như:
trẻ em và người già, người nghèo thành thị và người có các bệnh mãn tính.
Với sự thay đổi số ngày có nhiệt độ
lớn hơn 35°C sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân đặc biệt là người già và trẻ em. Do vậy, biết
trước được nguy cơ ảnh hưởng của việc gia tăng nhiệt độ này sẽ là căn cứ khoa
học quan trọng đối với các nhà quản lý thuộc ngành Y tế tỉnh, giúp có các chiến lược và
biện pháp ứng phó với BĐKH phù hợp với địa phương, tránh những rủi ro về mặt
sức khỏe đáng tiếc cho người dân.
Những biến đổi về thời tiết của Lạng
Sơn, tình trạng suy giảm chất lượng môi trường (không khí, đất và nguồn nước)
đã ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dân và cộng đồng, tình hình bệnh dịch những
năm qua có nhiều diễn biến phức tạp, một số bệnh dịch cũ bùng phát.
* Ảnh hưởng đến giáo
dục:
Lạng Sơn là tỉnh
thường xuyên hứng chịu các biến đổi thời tiết, khí hậu mang tính cực đoan, như rét
đậm, rét hại kéo dài; lũ quét, lốc, sạt lở… những yếu tố này đã tác động không
nhỏ đến các hoạt động giáo dục của tỉnh, như học sinh phải nghỉ học; cơ sở trường
lớp bị ảnh hưởng… theo thống kê của ngành giáo dục tỉnh, trong 5 năm gần đây do
ảnh hưởng của mưa, bão, giông tố, lốc xoáy đã phá hủy 04 lớp học, làm 675 lớp học
bị tốc mái; 36 lớp học bị sập đổ và 86 lớp học bị ngập nước.
Số học sinh và giáo
viên phải nghỉ học, không tham gia công tác giảng dạy được do ảnh hưởng của các
cực đoan thời tiết (rét đậm, mưa lũ) ở Lạng Sơn khá cao: tại Huyện bắc Sơn, từ
năm 2006 đến nay, số học sinh phải nghỉ học do ảnh hưởng của thời tiết là 8.372
học sinh/năm, trong đó học sinh mầm non 3.339 học sinh/năm, học sinh tiểu học
5.033 học sinh/năm. Thời gian phải nghỉ học và dạy là 02 tuần/năm; tại huyện Lộc
Bình, năm học 2009 - 2010 số học sinh phải nghỉ học là 17.923 lượt, số giáo
viên phải nghỉ dạy là 1.337 lượt; năm học 2010 - 2011, số học sinh phải nghỉ học
vì rét là 17.343 lượt, số giáo viên phải nghỉ dạy là 1.399 lượt.
Trong tháng 12 năm
2018, gần 140.000 học sinh ở Lạng Sơn nghỉ học vì rét đậm. Do nhiệt độ giảm sâu
xuống 05 đến 07 độ, học sinh tại các trường mầm non, tiểu học ở Lạng Sơn được
nghỉ học để đảm bảo an toàn. Trong ngày 12/12/2018, nền nhiệt giảm xuống 05
đến 07 độ C, 438 trường học mầm non và tiểu học trên toàn tỉnh đã thông
báo nghỉ học tới tất cả học sinh và phụ huynh qua tin nhắn, sổ liên lạc điện
tử, loa truyền thanh đồng thời dán thông báo tại trường.
Bên cạnh việc chỉ đạo
cho học sinh nghỉ học, Sở GD&ĐT Lạng Sơn cũng yêu cầu các trường trên địa
bàn có biện pháp chống rét cho phòng học, bếp ăn bán trú, phòng y tế đảm bảo đồ
ăn nóng ấm, thuốc men phòng khi học sinh bị ốm trong trời lạnh. Các trường
không được tổ chức hoạt động ngoài trời trong thời tiết rét đậm.
Ngoài ra, căn cứ thời
tiết mỗi vùng, Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố chỉ đạo nhà trường điều chỉnh
thời gian học, sao cho học sinh không phải đi học quá sớm. Trường hợp học sinh đến
muộn vì lý do thời tiết, cần thu xếp để học sinh vẫn được vào lớp học.
2.2. Đặc điểm về cơ sở hạ
tầng
* Hệ thống
giao thông:
Tỉnh Lạng Sơn có mạng
lưới giao thông gồm cả 03 phương thức, tuy nhiên chủ yếu khai thác đường bộ, đường
sắt, đường thuỷ nội địa không thuận lợi. Đường sắt có vai trò quốc gia và liên
vận quốc tế còn đường bộ đóng vai trò quan trọng đối với cả quốc gia và nội tỉnh
trong kết nối dân cư, vận chuyển hàng hoá, hành khách, thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh.
Về giao thông đường
bộ: mạng
lưới đường bộ trên địa bàn tỉnh gồm có 01 tuyến đường bộ cao tốc, 07 tuyến quốc
lộ, 23 tuyến đường tỉnh và các tuyến đường huyện, đường xã, đường đô thị, đường
giao thông nông thôn khác với tổng chiều dài là 13.292 km.
Bảng 4: Hệ thống đường Giao thông
STT
|
Loại đường
|
Chiều dài (km)
|
Tỷ lệ (%)
|
1
|
Cao tốc
|
43,20
|
0,76%
|
2
|
Quốc lộ
|
553,90
|
9,82%
|
3
|
Đường tỉnh
|
725,30
|
12,86%
|
4
|
Đường huyện
|
1.400,00
|
24,82%
|
5
|
Đường xã
|
2.763,00
|
48,98%
|
7
|
Đường đô thị
|
155,49
|
2,76%
|
|
Đường GTNT khác
|
|
|
Tổng cộng
|
5.640,89
|
100,00
|
Nguồn: Sở GTVT Lạng Sơn (tháng 8/2021).
Tính từ quốc lộ đến
đường xã: mật độ đường ô tô toàn tỉnh là 0,665 km/km2, thấp hơn mật
độ trung bình cả nước (0,81 km/km2). So sánh riêng quốc lộ và đường
tỉnh thì tỉnh Lạng Sơn có mật độ đường theo diện tích là 15,92 km/100 km2,
cao hơn vùng TDMNPB và cả nước, mật độ đường so với dân số cũng cao hơn cả nước
và vùng TDMNPB.
Về giao thông đường
sắt: có 01 tuyến đường sắt quốc gia từ Hà Nội đến cửa khẩu Đồng Đăng có kết nối
với đường sắt Trung Quốc, chạy được tàu liên vận đi các quốc gia Trung Á và
Châu Âu. Ngoài ra còn có tuyến nhánh đường sắt Mai Pha - Na Dương có tính chất
chuyên dùng.
Về giao thông đường
thuỷ nội địa: trên địa bàn tỉnh có 07 con sông nhưng không thuận lợi cho khai thác
vận tải thuỷ nên chưa được công bố tuyến để quản lý, khai thác giao thông thuỷ
theo Luật Giao thông đường thuỷ nội địa.
* Thực trạng
hệ thống thủy lợi:
Hệ thống
công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh được quan tâm đầu tư xây dựng từ những
năm 60, 70 của thế kỷ trước. Tính đến nay toàn tỉnh có tổng số 2.808 công trình
(161 hồ chứa, 1.494 phai, đập
dâng các loại, 165 trạm bơm). Các công trình thủy
lợi phục vụ tưới cho sản xuất nông nghiệp..., từng bước đáp ứng
đa mục tiêu cho phát triển kinh tế: tưới cho lúa, màu,
cây ăn quả, cây công nghiệp; cấp nước cho nuôi trồng thủy sản; cấp nước cho
sinh hoạt và sản xuất công nghiệp. Hệ thống công trình thủy lợi
đã góp phần quan trọng phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế, xã hội và phòng chống
thiên tai. Kết cấu hạ tầng thủy lợi đã góp phần vào phát triển kinh tế
nông thôn. Tính đến hết năm 2020 có 170/181 xã đạt tiêu chí thủy lợi
trong xây dựng nông thôn mới, chiếm tỷ lệ 93,9%.
Bảng 5:
Hiện trạng công trình thủy lợi tỉnh Lạng Sơn
TT
|
Các địa phương
|
Hiện trạng công trình
|
Tổng diện tích tưới thực tế (ha)
|
Tổng số
|
Hồ chứa
|
Phai, Đập tràn
|
Trạm bơm (điện + thủy luân)
|
CT khác (ao, giếng, mương…)
|
1
|
Th. phố Lạng Sơn
|
10
|
2
|
7
|
1
|
0
|
59,0
|
2
|
Huyện Cao Lộc
|
323
|
1
|
163
|
0
|
159
|
1.291,9
|
3
|
Huyện Chi Lăng
|
60
|
1
|
19
|
5
|
35
|
300,3
|
4
|
Huyện Hữu Lũng
|
94
|
17
|
29
|
17
|
31
|
789,0
|
5
|
Huyện Bình Gia
|
409
|
5
|
237
|
0
|
167
|
1.133,6
|
6
|
Huyện Bắc Sơn
|
338
|
0
|
207
|
9
|
122
|
882,4
|
7
|
Huyện Văn Quan
|
584
|
1
|
279
|
16
|
288
|
1.271,3
|
8
|
Huyện Văn Lãng
|
71
|
2
|
28
|
4
|
37
|
369,6
|
9
|
Huyện Tràng Định
|
133
|
1
|
33
|
0
|
99
|
495,8
|
10
|
Huyện Lộc Bình
|
46
|
10
|
30
|
1
|
5
|
176,3
|
11
|
Huyện Đình Lập
|
63
|
1
|
75
|
3
|
0
|
876,1
|
12
|
Công ty TNHH MTV
Khai thác CTTL Lạng Sơn
|
478
|
116
|
263
|
99
|
0
|
13.941,6
|
|
Tổng
|
2.808
|
161
|
1.494
|
165
|
1.004
|
22.725
|
- Hồ chứa: tổng số hồ
chứa đang khai thác trên địa bàn tỉnh hiện nay là 161 hồ. Hầu hết các hồ đều được
xây dựng trên 20 năm, chưa có điều kiện tu bổ, nâng cấp do thiếu nguồn vốn; các
hạng mục sửa chữa chủ yếu là sửa chữa nhỏ. Do chịu tác động mạnh của thiên
nhiên và con người nên xuống cấp nhanh, năng lực phục vụ giảm sút.
- Phai, đập dâng: chủ yếu là công trình quy mô nhỏ, toàn tỉnh hiện có 1.494 công trình.
Hiện nay nhiều công trình đã hư hỏng, xuống cấp, không phát huy tối đa hiệu quả
công trình, phần lớn chưa được sửa chữa.
- Trạm bơm (bao gồm Trạm bơm điện,
bơm dầu và bơm thủy luân) gồm có 165 công trình. Hiện nay nhiều công trình
đã hư hỏng, xuống cấp, chưa được sửa chữa, nâng cấp.
- Các công trình khác gồm guồng, cọn,
ao, giếng… có trên 1.000 công trình. Đây là các công trình tiểu thủy nông, mỗi
công trình phục vụ tưới diện tích nhỏ, phổ biến từ 0,5-3ha.
Trong hệ thống thủy
lợi hệ thống kênh mương thường chiếm tỷ trọng đầu tư khoảng 30-40% so với công
trình đầu mối khi xây dựng mới.
* Hiện trạng kết cấu
hạ tầng mạng lưới điện:
+ Điện thương phẩm:
năm 2020 sản lượng điện thương phẩm là 750 triệu kWh, tốc độ tăng trưởng
bình quân giai đoạn 2010- 2020 là 11,6%, trong đó thành phần Thương mại và dịch
vụ tăng trưởng cao nhất (20%), tiếp đến là thành phần công nghiệp xây dựng
(18%).
+ Nguồn điện: Lạng Sơn có 05 nhà máy điện
nội tỉnh tổng công suất 137,9MW, trong đó Nhà máy nhiệt điện
Na Dương (110MW) và Thủy điện Thác Xăng (20MW) nối lưới 110kV. Các nhà
máy thủy điện nhỏ đấu lưới 35 kV gồm: Khánh Khê (7MW), Cấm Sơn (4,5MW), Bắc Khê
(2,4MW), Bản Quyền (01MW). Dự án trạm 220kV chưa hoàn thành phần
đường dây nên trong vận hành chủ yếu phụ thuộc nguồn từ Nhà máy nhiệt điện Na
Dương và hỗ trợ từ các nguồn khác, các nguồn thủy điện nhỏ tính ổn định
không cao. Công suất phụ tải toàn tỉnh đạt Pmax = 206 MW (dự kiến cuối năm 2022
đạt 228MW), không tính chuyên dùng Pmax = 203 MW/CS đặt 05 TBA là 290MVA (chiếm
70%). Trong đó riêng TBA thành phố vận hành đầy tải 95%, mặc dù đã san tải cấp
từ TBA Đồng Đăng cho 2 huyện phía Bắc (Văn Lãng, Tràng Định) và thị trấn Đồng
Đăng.
* Hiện trạng cấp
nước sạch:
Các loại hình cấp
nước sinh hoạt nông thôn tỉnh Lạng Sơn gồm cấp nước tập trung và cấp nước nhỏ lẻ
(gồm giếng đào, giếng khoan, bể chứa nước mưa và ống dẫn nước riêng hộ gia đình
từ các mó, khe...) theo báo cáo, thống kê đến hết 2020, trên địa bàn tỉnh
Lạng Sơn đã xây dựng được 79.000 công trình cấp nước nhỏ lẻ gồm giếng khoan, giếng
đào, bể chứa nước mưa và ống dẫn nước riêng hộ gia đình; 355 công trình cấp
nước tập trung. Các công trình cấp nước tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh
chủ yếu là lấy nước tự chảy từ các khe núi, mạch ngầm từ các hang kaster nên có
chất lượng nước tương đối ổn định, ít bị ô nhiễm; các công trình đa số sử dụng
hệ thống lọc thô đầu nguồn chưa sử dụng công nghệ tiên tiến do kinh phí hạn hẹp;
công trình thường có quy mô nhỏ lẻ, phạm vi phục vụ cấp nước từ 01 đến 02 thôn
hoặc trung tâm xã, trường học, trạm y tế… Tỷ lệ số hộ gia đình nông thôn sử dụng
nước hợp vệ sinh là 140.260 hộ (604.627 khẩu), chiếm 95,1%; số hộ gia đình sử dụng
nước sạch là 85.693 hộ, chiếm tỷ lệ 58,1%.
* Hiện trạng phát
triển thông tin truyền thông:
+ Viễn thông: cơ sở hạ
tầng mạng viễn thông và internet trên địa bàn tỉnh gần đây đang trên đà phát
triển. Sự tham gia của khu vực tư nhân trong hoạt động cung cấp dịch vụ tạo sự
cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ di động/internet, từ đó tiếp tục nâng
cao chất lượng dịch vụ viễn thông. Các dịch vụ internet tốc độ cao cáp quang
đang được phát triển và triển khai mạnh mẽ trên toàn tỉnh. Cáp quang đáp ứng
nhu cầu sử dụng cho 100% khu trung tâm các xã, phường, thị trấn. Dịch vụ điện
thoại đang đang có dấu hiệu giảm dần từ giai đoạn năm 2011 đến năm 2020 với số
thuê bao điện thoại tăng từ 911 nghìn thuê bao giảm xuống 822 nghìn thuê bao,
giảm bình quân 0,99%/năm. Trong số các thuê bao dịch vụ điện thoại, 97,2% là
thuê bao di động chỉ có khoảng 2,8% là thuê bao cố định.
+ Bưu chính: duy trì được mức
tăng trưởng cao. Các dịch vụ bưu chính, chuyển phát được cung cấp đa dạng, đảm
bảo ổn định, kịp thời, đáp ứng tốt yêu cầu của chính quyền, các tổ chức, doanh nghiệp và người dân, phù hợp với xu thế
đổi mới, phát triển chung của địa phương. Ngành cũng thực hiện tốt hoạt động
chuyển phát, kịp thời, đầy đủ đối với các bưu phẩm, bưu kiện trong các dịp lễ,
tết; tăng cường công tác đảm bảo an toàn, an ninh trong lĩnh vực bưu chính; đẩy
mạnh triển khai thực hiện Quyết định số 45/2016/ QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của
Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua
dịch vụ bưu chính công ích. Các dịch vụ bưu chính, chuyển phát được cung cấp đa
dạng, đảm bảo ổn định, kịp thời, đáp ứng tốt yêu cầu của chính quyền, các tổ chức,
doanh nghiệp và người dân, phù hợp với xu thế đổi mới, phát triển chung của địa
phương. Các doanh nghiệp bưu chính đang đầu tư đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt
động bưu chính, chuyển phát, xây dựng hạ tầng logistics để phát triển thương mại điện tử.
* Hiện trạng về
phát thanh truyền hình: tỉnh có 01 Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; trong 02
năm 2019 - 2020 đã có 30 cơ sở truyền thanh
truyền hình cấp huyện và trạm phát lại được đầu tư, nâng cấp, 10/10 huyện được
trang bị hệ thống máy phát thanh FM 1KW với 406 bộ thu FM không dây.
* Giáo dục và đào
tạo: giai đoạn 2011-2020, ngân sách chi đầu tư cho giáo dục và
đào tạo trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm, chiếm trung bình khoảng 41,3% tổng
chi thường xuyên. Năm 2020, ngân sách chi cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy
nghề chiếm 41,8 % tổng chi thường xuyên. Năm 2020 toàn tỉnh hiện có 677 cơ sở
giáo dục (giảm 02 cơ sở) với 8.547 lớp (tăng 655 lớp) và 216.255 học sinh (tăng
33.935 học sinh), trong đó có 231 trường Mầm non (tăng 62 trường), 182 trường
Tiểu học (giảm 65 trường), 151 trường Trung học cơ sở (THCS) (giảm 52 trường),
71 trường TH&THCS (tăng 48 trường), 26 trường Trung học phổ thông (THPT)
(tăng 01 trường), 04 trường THCS&THPT (tăng 04 trường), 11 Trung tâm, 01
trường Cao đẳng sư phạm; 100% xã, phường, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng
đã cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của Nhân dân.
Bảng
6: Hệ thống cơ sở giáo dục - đào tạo, và quy mô trường, lớp giai đoạn 2011 - 2020 như sau:
TT
|
Bậc
học
|
Năm
học 2011-2012
|
Năm
học 2015-2016
|
Năm
học 2020-2021
|
Trường
|
Lớp
|
Học
sinh
|
Trường
|
Lớp
|
Học
sinh
|
Trường
|
Lớp
|
Học
sinh
|
1
|
Mầm non
|
169
|
1.931
|
49.914
|
220
|
1.167
|
54.509
|
231
|
2.222
|
55.155
|
|
Công lập
|
166
|
1.883
|
38.371
|
215
|
1080
|
52.015
|
224
|
2.101
|
52.481
|
|
Tư thục
|
3
|
48
|
11.543
|
5
|
87
|
2.494
|
7
|
121
|
2.674
|
2
|
Tiểu học
|
247
|
3.351
|
56.584
|
248
|
3.372
|
58.085
|
182
|
3.284
|
73.844
|
|
Công lập
|
246
|
3.346
|
56.454
|
248
|
3.372
|
58.085
|
181
|
3.281
|
73.791
|
|
Tư thục
|
1
|
5
|
130
|
|
|
|
1
|
3
|
53
|
3
|
THCS
|
203
|
1.807
|
44.661
|
205
|
1.686
|
43.760
|
151
|
1.260
|
39.078
|
|
Công lập
|
203
|
1.807
|
44.661
|
205
|
1.686
|
43.760
|
151
|
1.260
|
39.078
|
4
|
TH&THCS
|
23
|
|
|
22
|
|
|
71
|
950
|
19.019
|
|
Công lập
|
23
|
|
|
22
|
|
|
71
|
950
|
19.019
|
5
|
THCS&THPT
|
0
|
|
|
0
|
|
|
4
|
50
|
1.513
|
|
Công lập
|
0
|
|
|
0
|
|
|
4
|
50
|
1.513
|
6
|
THPT
|
25
|
637
|
25.202
|
25
|
672
|
22.915
|
26
|
628
|
22.704
|
|
Công lập
|
24
|
632
|
25.100
|
24
|
669
|
22.832
|
25
|
626
|
22.654
|
|
Tư thục
|
1
|
5
|
102
|
1
|
3
|
83
|
1
|
2
|
50
|
7
|
TTGDTX tỉnh
|
2
|
0
|
0
|
2
|
24
|
644
|
2
|
27
|
1.009
|
8
|
TT
GDNN-GDTX
|
9
|
93
|
3.264
|
9
|
74
|
1.644
|
9
|
79
|
2.532
|
9
|
Trường
CĐSP Lạng Sơn
|
1
|
73
|
2.695
|
1
|
61
|
2.692
|
1
|
47
|
1.401
|
Tổng số
|
679
|
7.892
|
182.320
|
732
|
7.056
|
184.249
|
677
|
8547
|
216.255
|
Nguồn: Sở GD&ĐT tỉnh Lạng Sơn.
Cơ sở giáo dục trên
địa bàn Lạng Sơn chủ yếu do nhà nước đầu tư với 97% tổng số trường mầm non, 99%
số trường tiểu học, 100% tổng số trường THCS, 100% tổng số trường Trường liên cấp
TH, 100% tổng số trường THCS, trường liên cấp THCS và THPT và và 99% tổng số trường
trường THPT là trường công lập.
* Bệnh viện: giai đoạn
2011-2020, công tác khám chữa bệnh đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Quy mô giường
bệnh được tăng cường, số giường bệnh/vạn dân tăng từ 21,2 giường bệnh/vạn dân
năm 2011 lên 30,7 giường bệnh/vạn dân năm 2020. Có 09/14 Bệnh viện được nâng hạng,
trong đó, Bệnh viện đa khoa tỉnh được nâng hạng từ hạng II lên hạng I và 08 bệnh
viện tuyến tỉnh và tuyến huyện được nâng hạng từ hạng III lên hạng II (so với
giai đoạn trước năm 2016: chưa có bệnh viện hạng I, chỉ có 01 bệnh viện hạng
II, còn lại là bệnh viện hạng III). Tỷ lệ trung bình thực hiện danh mục kỹ thuật
theo phân tuyến tại các bệnh viện tăng từ 55% năm 2015 lên 83% năm 2020, nhiều
danh mục kỹ thuật chuyên sâu vượt tuyến được triển khai. Bệnh viện Đa khoa tỉnh
đã từng bước ứng dụng và làm chủ được nhiều kỹ thuật mới, chuyên sâu ngang tầm
bệnh viện tuyến Trung ương, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho
Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Điểm trung bình đánh giá chất lượng bệnh viện tăng
từ 2,2 năm 2015 lên 2,9 năm 2020. Tổng số giường bệnh toàn tỉnh tăng lên hàng
năm với mức tăng bình quân giai đoạn 2011-2020 là 5%. Số giường bệnh năm 2011
là 1.490 giường, đến năm 2020 tăng lên là 2.465 giường, tăng gần 2 lần
so với năm 2011.
Chương IV
HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
1. Hiện trạng
các văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến phòng chống thiên tai trên địa
bàn tỉnh
- Kế hoạch
số 123/KH-UBND ngày 18/6/2018 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Lạng Sơn triển khai thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày
18/6/2018;
- Kế hoạch số
16/KH-UBND ngày 18/01/2019 về thực hiện Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày
28/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng,
chống thiên tai;
- Kế hoạch số
137-KH/TU ngày 03/7/2020 của
Ban thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí
thư Trung ương đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả
thiên tai;
- Kế hoạch số 150/KH-UBND ngày
03/9/2020 của UBND tỉnh Lạng Sơn về thực hiện Quyết định số 987/QĐ-TTg ngày
09/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 137-KH/TU ngày 03/7/2020 của Tỉnh
ủy Lạng Sơn về công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;
- Kế hoạch số
164/KH-UBND ngày 30/9/2020 của UBND tỉnh về việc thực hiện Quyết định số
957/QĐ-TTg ngày 06/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phòng, chống
sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030;
- Kế hoạch
số 122/KH-UBND ngày 18/7/2020 của UBND tỉnh Lạng Sơn về nâng cao năng lực quan
trắc khí tượng, thủy văn chuyên dùng trong lĩnh vực thủy lợi;
- Quyết định
số 1293/QĐ-UBND ngày 30/7/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Quỹ
Phòng, chống thiên tai tỉnh Lạng Sơn;
- Quyết định
số 1294/QĐ-UBND ngày 30/7/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế
tổ chức và hoạt động của Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Lạng Sơn;
- Quyết định số
397/QĐ-UBND ngày 20 tháng 3 năm 2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn về việc
thành lập Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lạng Sơn;
- Quyết định số
678/QĐ-UBND ngày 24/4/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn về sửa đổi, bổ
sung một số Điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ Phòng, chống thiên
tai tỉnh Lạng Sơn ban hành kèm theo Quyết định số 1294/QĐ-UBND ngày 30/07/2015
của Chủ tịch UBND tỉnh;
- Hướng dẫn số 08/HD-SNN ngày 07/7/2020 của Sở
Nông nghiệp và PTNT về quy trình kiểm tra hiện trường, thống
kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra.
2. Hệ thống chỉ huy PCTT&TKCN cấp tỉnh và quy chế phối hợp
Sau khi Luật Phòng,
chống thiên tai và Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2014 của
Chính phủ có hiệu lực, thì hệ thống Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp được
thành lập, đối với cấp tỉnh được thành lập tại Quyết định số 397/QĐ-UBND
ngày 20 tháng 3 năm 2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn và hằng năm được kiện
toàn theo quy định. Với tổng số lượng là 26 thành viên, đến năm 2021 được kiện
toàn lại theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06
tháng 7 năm 2021 của Chính phủ, được bổ sung thêm với tổng số lượng hiện
nay là 39 thành viên. Trong đó Chủ tịch UBND tỉnh là Trưởng ban Ban Chỉ huy
PCTT&TKCN tỉnh phụ trách chung, trực tiếp chỉ huy công tác PCTT&TKCN
trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh là Phó Trưởng ban thường trực giúp
Trưởng ban giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực phụ trách về PCTT&TKCN. Các
phó Trưởng ban gồm: Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Chỉ huy Trưởng Bộ
chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp
và PTNT. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo Quyết định số 48/QĐ-BCH ngày 17/3/2022
của Trưởng Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Ban hành Quy chế hoạt động của Ban
Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lạng Sơn.
Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực phòng, chống thiên tai; Bộ Chỉ huy
Quân sự tỉnh là cơ quan thường trực tìm kiếm cứu nạn; Tiểu Ban tìm kiếm cứu nạn
do Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh là Cơ quan thường trực, do Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy
Quân sự tỉnh là Trưởng Tiểu ban;
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ
huy PCTT và TKCN tỉnh đặt trụ sở tại Chi cục Thủy lợi, trực thuộc Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, sử dụng bộ máy, cơ sở vật chất, trang thiết bị của Chi
cục Thủy lợi để thực hiện nhiệm vụ.
3. Công tác dự báo, cảnh báo
Công tác dự
báo, cảnh báo thiên tai trên địa bàn tỉnh do Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh ban
hành và cung cấp theo quy định. Các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai được ban
hành trên cơ sở số liệu quan trắc của mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc
gia và thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn từ mạng lưới trạm khí tượng
thủy văn chuyên dùng trên địa bàn tỉnh.
Hiện nay trên địa
bàn tỉnh có 06 Trạm đo mưa do Đài Khí tượng thủy văn Lạng Sơn quản lý, gồm: Trạm
Thất Khê, Trạm thành phố Lạng Sơn, Trạm Đình Lập, Trạm Hữu Lũng, Trạm Mẫu Sơn
và Trạm Bắc Sơn. Ngoài ra còn có một số trạm đo mưa nhân dân, trang áp trên điện
thoại di động và tham khảo trên trang Trung tâm khí tượng thủy văn
quốc gia...chủ yếu Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh sử dụng cho việc nghiên cứu,
phân tích phục vụ chuyên ngành để phục vụ cho việc cảnh báo, dự báo thiên tai
trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Để công tác dự báo,
cảnh báo được chủ động, kịp thời hơn trong chỉ đạo điều hành ứng phó thiên tai,
tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 122/KH-UBND , ngày 18/7/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh
về nâng cao năng lực quan trắc khí tượng, thủy văn chuyên dùng trong lĩnh vực thủy
lợi, trong đó mục tiêu giai đoạn 2021-2025 xây dựng, lắp đặt thiết bị quan trắc
tại 53 hồ chứa lớn, 40 hồ chứa vừa, 39 hồ chứa nhỏ, 11 hồ, đập dâng; ban hành Kế
hoạch số 156/KH-UBND, ngày 11/9/2020 của UBND tỉnh về tổ chức thực hiện Quyết định
số 1055/QĐ-TTg , ngày 20/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch Quốc
gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
chỉ đạo tăng cường hệ thống truyền tin về thiên tai tại cơ sở, kết hợp chặt chẽ
các phương tiện truyền thông (phát thanh, truyền hình, mạng internet, mạng xã hội...)
với các công cụ truyền thống (loa phóng thanh cơ sở, loa cầm tay, vv…) để kịp
thời thông tin về thiên tai đến cơ sở.
Đài Khí tượng Thủy
văn tỉnh với vai trò là thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm
cứu nạn tỉnh đã chủ động theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, bão, lũ; thực hiện
nghiêm các quy định, quy chế trong việc tổ chức dự báo, cảnh báo thời tiết thủy
văn hằng ngày, tuần, tháng; thông báo, nhận định tổng kết mùa vụ và dự báo, cảnh
báo thời tiết thủy văn nguy hiểm mưa, bão lũ. Thực hiện nghiêm Quyết định số
03/2020/QĐ-TTg , ngày 13/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh
báo và truyền tin về thiên tai; ban hành đầy đủ các loại bản tin về thời tiết
thủy văn nguy hiểm theo Quyết định số 223/QĐ-TCKTTV của Tổng cục Khí tượng Thủy
văn quy định phân cấp trách nhiệm bản tin dự báo, cảnh báo Khí tượng Thủy văn
nguy hiểm; ban hành phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai
theo Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg , ngày 22/4/2021 của Chính phủ quy định về dự
báo cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai; thực hiện nghiêm
túc quy trình kỹ thuật dự báo theo các Thông tư, hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và
Môi trường.
Bảng 7: Hệ thống các trạm khí tượng thủy văn
TT
|
PHẠM VI
|
Trạm KTTV
|
Trạm đo mưa chuyên dùng
|
Trạm đo mực nước
|
|
|
|
|
Trạm
|
Trạm
|
Trạm
|
|
1
|
TP Lạng Sơn
|
Trạm khí tượng Lạng Sơn
|
|
Trạm thuỷ văn Lạng sơn
|
|
|
Vị trí
|
xã Mai pha, TP Lạng Sơn
|
|
Phường Đông kinh, TP Lạng sơn
|
|
2
|
Huyện Tràng Định
|
Trạm khí tượng Thất Khê
|
|
|
|
|
Vị trí
|
Thị trấn Thất Khê, huyện Tràng Định
|
|
|
|
3
|
Huyện Đình Lập
|
Trạm khí tượng Đình Lập
|
|
|
|
|
Vị trí
|
Thị trấn Đình Lập
|
|
|
|
4
|
Huyện Bắc Sơn
|
Trạm khí tượng Bắc Sơn
|
|
|
|
|
Vị trí
|
Thị trấn Bắc Sơn
|
|
|
|
5
|
Huyện Hữu Lũng
|
Trạm khí tượng Hữu Lũng
|
Đo mưa Cấm sơn
|
Trạm thuỷ văn Hữu lũng
|
|
|
Vị trí
|
Thị trấn Hữu Lũng
|
Xã Hoà lạc, huyện Hữu lũng
|
Thị trấn Hữu lũng
|
|
6
|
Huyện Lộc Bình
|
Trạm khí tượng Mẫu Sơn
|
Đo mưa Lộc Bình
|
|
|
|
Vị trí
|
|
Thị trấn Lộc Bình
|
|
|
7
|
Huyện Văn lãng
|
|
Đo mưa Na Sầm
|
|
|
|
Vị trí
|
|
Thị trấn Na Sầm
|
|
|
8
|
Huyện Ch lăng
|
|
Đo mưa Chi lăng; Vạn Linh
|
|
|
|
Vị trí
|
|
Xã Vạn Linh & Thị trấn Đồng Mỏ
|
|
|
9
|
Huyện Bình gia
|
|
Đo mưa Bình Gia
|
Thuỷ văn Vân mịch
|
|
|
Vị trí
|
|
Thị trấn Bình Gia
|
Xã Hồng phong, huyện Bình gia
|
|
10
|
Huyện Văn quan
|
|
Đo mưa Điểm he
|
|
|
|
Vị trí
|
|
Xã Vân an, huyện Văn quan
|
|
|
4. Phương tiện, vật tư, trang thiết bị phục vụ phòng chống thiên tai
Xe thực hiện
nhiệm vụ chỉ đạo, chỉ huy thực hiện theo quyết định phân công của Trưởng Ban chỉ
huy PCTT và TKCN tỉnh hằng năm.
Xe tải, xe
cứu thương, mô tô, xe chuyên dùng: huy động ở các sở, các ngành, trung tâm y tế,
bệnh viện đa khoa tỉnh, huyện, các doanh nghiệp.
Xuồng máy: chủ
yếu tại Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh quản lý, sử dụng.
Áo phao, nhà
bạt: dự trữ tại Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, các ngành thành viên và 11 huyện,
thành phố.
Các công cụ
như: cuốc, xẻng, xà beng, dây thừng... dự trữ ở các ngành, và cấp huyện và mua
sắm khi cần thiết.
Hóa chất khử
trùng tiêu độc: dự trữ tại các trung tâm y tế.
Xăng dầu,
muối... dự trữ tại các cửa hàng xăng dầu, và các doanh nghiệp.
Bảng 8: Trang thiết bị phòng chống thiên
tai
TT
|
Trang thiết bị
|
Đơn vị
|
Tổng
|
|
|
1
|
Phao áo cứu
sinh
|
Chiếc
|
4030
|
|
2
|
Phao tròn
cứu sinh
|
Chiếc
|
2338
|
|
3
|
Phao bè
loại nhẹ
|
Chiếc
|
180
|
|
4
|
Bè mảng
tre
|
Chiếc
|
10
|
|
5
|
Dây phao
nổi
|
m
|
2200
|
|
6
|
Dây thừng
|
m
|
550
|
|
7
|
Xuồng các
loại
|
Chiếc
|
18
|
|
8
|
Xuồng cao
su
|
Chiếc
|
15
|
|
9
|
Vỏ xuồng
cao su
|
Chiếc
|
4
|
|
10
|
Nhà bạt
các loại
|
Bộ
|
196
|
|
11
|
Nhà dù
|
Chiếc
|
16
|
|
12
|
Loa cầm
tay
|
Chiếc
|
35
|
|
13
|
Xuồng ST
|
Chiếc
|
1
|
|
14
|
Cuốc các
loại
|
Chiếc
|
325
|
|
15
|
Xà beng
|
Chiếc
|
16
|
|
16
|
Dao quắm
|
Chiếc
|
43
|
|
17
|
Quần áo
mưa
|
Chiếc
|
175
|
|
18
|
Máy bơm
nước
|
Chiếc
|
8
|
|
19
|
Máy phát
điện
|
Chiếc
|
14
|
|
20
|
Máy vi
tính
|
Chiếc
|
1
|
|
21
|
Ủng cao
su
|
Chiếc
|
70
|
|
22
|
Mũ các loại
|
Chiếc
|
68
|
|
23
|
Đèn pin
các loại
|
Chiếc
|
43
|
|
27
|
Máy khoan
phụt BT
|
Cái
|
2
|
|
28
|
Đệm hơi cứu
người
|
Chiếc
|
2
|
|
29
|
Cưa máy
|
Chiếc
|
18
|
|
30
|
Bộ đàm
các loại
|
Bộ
|
33
|
|
31
|
Thang
nhôm
|
Chiếc
|
8
|
|
32
|
Chân vịt
máy đẩy 40 CV
|
Chiếc
|
5
|
|
5. Lực lượng cứu hộ, cứu nạn
Các đơn vị lực lượng vũ trang của
tỉnh: Quân đội, Biên phòng, Công an và lực lượng xung kích phòng chống thiên
tai tại cơ sở là lực lượng nòng cốt trong công tác phòng, chống thiên tai và
tìm kiếm cứu nạn; chủ lực trong công tác phòng chống, ứng phó, sơ tán, giúp dân
chằng chống nhà cửa, cứu hộ, cứu nạn, thông tin và khắc phục bước đầu sau thiên
tai trên địa bàn tỉnh, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Các
đơn vị tập trung lực lượng, phương tiện sẵn sàng khi có lệnh, chủ động ứng cứu
trên từng địa bàn, nhất là các khu vực xung yếu, địa bàn trọng điểm khi bão, mưa
lũ, ngập lụt.
Bảng 9:
Dự kiến sử dụng lực lượng, phương tiện ứng cứu cho sự cố hồ đập
STT
|
Nội dung
|
Cty TNHH MTV khai thác
công trình thủy lợi Lạng Sơn
|
Ghi chú
|
1
|
Lực lượng tại chỗ
|
50
|
|
2
|
Lực lượng cơ động
|
20
|
|
3
|
Lực lượng tìm kiếm
cứu nạn
|
20
|
|
4
|
Lực lượng cứu
thương, vận chuyển
|
20
|
|
5
|
Lực lượng hậu cần,
kỹ thuật
|
15
|
|
6
|
Lực lượng chốt chặn,
đảm bảo an ninh
|
10
|
|
7
|
Phương tiện tham
gia
|
Huy động vùng lân cận
|
|
Các sở,
ban, ngành, hội đoàn thể tiếp tục kiện toàn tổ, đội xung kích PCTT&TKCN, sẵn
sàng tham gia công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai thuộc
cơ quan, đơn vị và chi viện cho các địa phương thường xuyên bị ảnh hưởng của
bão, mưa lũ, ngập lụt và sạt lở đất. Là một lực lượng có chuyên môn, kiến thức;
nếu được trang bị về phương tiện, điều kiện làm việc đầy đủ, sẽ góp phần đáng kể
giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai.
UBND các huyện,
thành phố có lực lượng xung kích PCTT trên địa bàn. Cấp huyện, có tổ, đội xung
kích của lực lượng công an, huyện đội, cán bộ các cơ quan và đoàn thể. Cấp xã,
các đội xung kích PCTT cấp xã được thành lập, củng cố, kiện toàn theo Quyết định
số 08/QĐ-TWPCTT ngày 27/3/2020 của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng,
chống thiên tai. Đến nay UBND các huyện, thành phố đã chỉ đạo cấp xã triển khai
thực hiện, qua tổng hợp, rà soát số liệu đến nay đã có 200 xã thành lập đội
xung kích cấp xã, được rà soát kiện toàn, củng cố hằng năm. Đội xung kích phòng,
chống thiên tai với trên 10.036 người thành viên đội, lực lượng nòng cốt là Dân
quân tự vệ, đây là lực lượng quan trọng để ứng phó giờ đầu khi có sự cố thiên
tai xảy ra.
Bảng 10: Dự kiến tổ chức sử dụng lực lượng, phương tiện
STT
|
Nội dung
|
TP Lạng Sơn
|
Tràng Định
|
Văn Lãng
|
Văn Quan
|
Bình Gia
|
Cao Lộc
|
Bắc Sơn
|
Lộc Bình
|
Đình Lập
|
Chi Lăng
|
Hữu Lũng
|
Tổng
|
1
|
Lực lượng tại chỗ
|
652
|
53
|
1000
|
35
|
22
|
38
|
36
|
40
|
573
|
8000
|
6000
|
16449
|
2
|
Lực lượng cơ động
|
20
|
550
|
100
|
400
|
402
|
627
|
424
|
450
|
127
|
140
|
960
|
4200
|
3
|
Lực lượng tìm kiếm
cứu nạn
|
652
|
550
|
200
|
350
|
975
|
100
|
432
|
450
|
220
|
800
|
720
|
5449
|
4
|
Lực lượng cứu
thương, vận chuyển
|
100
|
230
|
100
|
200
|
117
|
50
|
280
|
380
|
120
|
300
|
192
|
2069
|
5
|
Lực lượng hậu cần,
kỹ thuật
|
|
|
|
100
|
332
|
200
|
|
84
|
50
|
|
|
766
|
6
|
Lực lượng chốt chặn,
đảm bảo an ninh
|
300
|
155
|
30
|
250
|
215
|
50
|
285
|
295
|
50
|
400
|
480
|
2510
|
7
|
Phương tiện tham
gia
|
300
|
225
|
73
|
35
|
83
|
114
|
26
|
62
|
40
|
144
|
144
|
1246
|
Ngoài ra, tùy điều kiện thực
tế, UBND các địa phương huy động nhân lực và thiết bị của các doanh nghiệp
trên địa bàn tham gia ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn.
6. Thông tin, truyền thông trong phòng, chống
thiên tai
- Truyền tin
về công tác chỉ đạo, chỉ huy: UBND các cấp và Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên
tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp có trách nhiệm phổ biến nội dung văn bản chỉ đạo,
chỉ huy ứng phó thiên tai đến cộng đồng và người dân. Phương thức truyền phát
văn bản chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thông qua: Văn bản điện tử, email, SMS, mạng
xã hội, hệ thống truyền hình, phát thanh, hệ thống thông tin cảnh báo sớm, truyền
đạt trực tiếp và các hình thức khác.
- Thông tin
về phòng chống thiên tai được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Ban chỉ
huy PCTT&TKCN tỉnh (Fanpage: Trang thông tin phòng chống thiên tai tỉnh Lạng
Sơn), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (http:// https://sonn.langson.gov.vn).
7. Năng lực
và nhận thức của cộng đồng về phòng chống thiên tai
Tỉnh đã ban hành Kế
hoạch số 28/KH-UBND ngày 19/3/2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về thực hiện Đề án
Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tỉnh
Lạng Sơn đến năm 2020. Kết quả triển khai từ năm 2014 đến năm 2019 tổ chức thực
hiện được trên 45 lớp cho cán bộ cấp huyện và các xã vùng thường xuyên ảnh hưởng
bởi thiên tai, với tổng số trên 2.200 lượt người tham gia. Ngoài ra còn tuyên
truyền trên các trang thông tin đại chúng, qua và in ấn các pa nô áp phích về
phòng chống thiên tai…
Thực hiện Quyết
định số 553/QĐ-TTg ngày 06/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề
án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến
năm 2030. Trên cơ sở kế thừa kế hoạch triển khai giai đoạn trước và những kết
quả đã đạt được, tiếp tục triển khai cho giai đoạn tiếp theo.
8. Hệ thống công trình phòng, chống thiên tai
8.1. Công trình
quan trắc Khí tượng thủy văn:
+ Hiện nay, trạm đo
mưa do Đài khí tượng Thủy văn Lạng Sơn quản lý và cung cấp số liệu phục vụ
cho công tác chỉ đạo điều hành ứng phó thiên tai bao gồm có 06 trạm gồm: Trạm
Thất Khê; trạm thành phố Lạng Sơn, trạm Đình Lập, trạm Hữu Lũng, trạm Mẫu Sơn
và trạm Bắc Sơn. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có các điểm đo mưa nhân dân gồm 06
điểm đặt tại: thị trấn Đồng Mỏ; xã Bằng Mạc huyện Chi Lăng; thị trấn Lộc Bình,
huyện Lộc Bình; thị trấn Na Sầm huyện Văn Lãng; thị trấn Bình Gia, huyện Bình
Gia; phố Điềm He, huyện Văn Quan. Các điểm đo thuộc Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh
quản lý, thuê người đo cung cấp số liệu và hằng tháng phải chi trả kinh phí
theo quy định của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đông Bắc. Các số liệu này được
Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh thu thập xử lý và chuyển về Đài Khí tượng Thủy văn
khu vực Đông Bắc.
Bảng 11: Trạm đo mực nước trên các sông địa bàn tỉnh Lạng Sơn
gồm các trạm:
TÊN SÔNG
|
Mực nước tương ứng với các cấp độ bão động (m)
|
BÁO ĐỘNG I
|
BÁO ĐỘNG II
|
BÁO ĐỘNG III
|
KỲ CÙNG
|
252,0
|
254,0
|
256,0
|
TRUNG
|
17,0
|
18,0
|
19,0
|
BẮC GIANG
|
187,0
|
188,0
|
190,0
|
8.2. Hệ thống
công trình thuỷ lợi
Bảng 12: Hiện trạng
công trình hồ chứa tỉnh Lạng Sơn
TT
|
Các địa phương
|
Hiện trạng công trình
|
Tổng diện tích tưới thực tế (ha)
|
Tổng số
|
Hồ chứa
|
Phai, Đập tràn
|
Trạm bơm (điện + thủy luân)
|
CT khác (ao, giếng, mương…)
|
1
|
Th. phố Lạng Sơn
|
10
|
2
|
7
|
1
|
0
|
59,0
|
2
|
Huyện Cao Lộc
|
323
|
1
|
163
|
0
|
159
|
1.291,9
|
3
|
Huyện Chi Lăng
|
60
|
1
|
19
|
5
|
35
|
300,3
|
4
|
Huyện Hữu Lũng
|
94
|
17
|
29
|
17
|
31
|
789,0
|
5
|
Huyện Bình Gia
|
409
|
5
|
237
|
0
|
167
|
1.133,6
|
6
|
Huyện Bắc Sơn
|
338
|
0
|
207
|
9
|
122
|
882,4
|
7
|
Huyện Văn Quan
|
584
|
1
|
279
|
16
|
288
|
1.271,3
|
8
|
Huyện Văn Lãng
|
71
|
2
|
28
|
4
|
37
|
369,6
|
9
|
Huyện Tràng Định
|
133
|
1
|
33
|
0
|
99
|
495,8
|
10
|
Huyện Lộc Bình
|
46
|
10
|
30
|
1
|
5
|
176,3
|
11
|
Huyện Đình Lập
|
63
|
1
|
75
|
3
|
0
|
876,1
|
12
|
Công ty TNHH MTV
Khai thác CTTL Lạng Sơn
|
478
|
116
|
263
|
99
|
0
|
13.941,6
|
|
Tổng
|
2.808
|
161
|
1.494
|
165
|
1.004
|
22.725
|
8.3. Hệ thống kè chống
sạt lở
+ Công trình kè chống
sạt lở bảo vệ bờ sông tạo cảnh quan và bảo vệ khu dân cư đoạn qua thành phố Lạng
Sơn, được thi công từ năm 2009 và hiện nay một số đoạn vẫn đang tiếp tục thi
công, ngoài ra kè một số đoạn sông khu vực biên giới. Hiện nay một số đoạn đã
hoàn thành như từ cầu Thác trà lên đến cầu 17/10, hiện nay còn một số đoạn chưa
triển khai xong và đang tiếp tục thực hiện.
+ Năm 2017 UBND tỉnh
Lạng Sơn tiếp nhận ngân sách dự phòng Trung ương hỗ trợ với tổng kinh phí là
15.000 triệu đồng (tại Quyết định số 1872/QĐ-TTg ngày 24/11/2017 của Thủ tướng Chính
phủ về việc hỗ trợ xử lý cấp bách Kè sông Bắc Khê đoạn qua thôn Nà Chùa, xã
Hùng Sơn, huyện Tràng Định.
+ Năm 2020 được
Trung ương hỗ trợ cho Dự án Kè chống sạt lở bờ sông Kỳ Cùng thị trấn Na Sầm,
huyện Văn Lãng được xây dựng chống sạt lở bảo vệ khi dân cư và các công trình
công cộng thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, với tổng chiều dài
L=620m gồm 590m kè bờ sông và 30m kè nhánh suối. Nguồn vốn đầu tư, vốn dự phòng
NSTW năm 2019 (35 tỷ đồng) và Nguồn vốn dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 (15
tỷ đồng).
9. Đánh giá tình
hình thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các
chương trình, dự án, quy hoạch, kế hoạch trên địa bàn tỉnh
+ Biện pháp
phi công trình: bổ sung, kiện toàn lại Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, các
ngành để thống nhất công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ; hằng năm tổ
chức tổng kết rút kinh nghiệm công tác PCTT và TKCN và triển khai kế hoạch công
tác năm tiếp theo; đặc biệt trong công tác chỉ đạo, điều hành, xử lý tình huống
thiên tai. Tiếp tục công tác tuyên truyền Luật Phòng, chống thiên tai; triển
khai tập huấn “Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa
vào cộng đồng” cho các huyện, thành phố, đặc biệt là nâng cao nhận thức cộng đồng
về ứng phó với thiên tai đến cấp xã. Các sở, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được
phân công tiếp tục triển khai thực hiện tốt kế hoạch, phương án chi tiết, cụ thể
trong công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra;
tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong thực hiện nhiệm vụ;
cập nhật, bổ sung hoàn chỉnh các phương án chủ động phòng, chống, ứng phó và khắc
phục hậu quả do thiên tai gây ra; kiểm tra và xử lý kịp thời các trường hợp vi
phạm lấn chiếm hành lang bảo vệ bờ và lòng sông, tình trạng xây dựng, san lấp mặt
bằng trái phép gây tắc nghẽn dòng chảy...
+ Biện pháp
công trình: các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu thi công công trình chủ
động xây dựng phương án bảo đảm an toàn cho người, phương tiện, thiết bị và
công trình trước, trong mùa mưa, lũ… UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các đơn
vị là chủ đầu tư, các ban quản lý dự án, nhà thầu đang thi công trên địa bàn có
biện pháp bảo đảm an toàn cho người, phương tiện, thiết bị và công trình trước,
trong mùa mưa, lũ; kiểm tra và có kế hoạch chặt tỉa, đốn hạ cây xanh không an
toàn; cắm biển cảnh báo tại những khu vực xung yếu, khu vực nguy cơ cao để chủ
động phòng tránh; vận động Nhân dân phát quang, nạo vét thông thoáng dòng chảy,
tháo dỡ, dọn dẹp những vật cản trên bờ, kênh mương làm hạn chế đến việc tiêu
thoát nước. Trang bị, nâng cấp và bảo vệ hệ thống, phương tiện thông tin liên lạc,
thiết bị điện; khắc phục sửa chữa ngay khi xảy ra sự cố đường dây tải điện và
có phương án đảm bảo nguồn điện dự phòng.
+ Về nguồn
ngân sách:
- Ngân sách
Trung ương: Ưu tiên thực hiện các dự án lớn của tỉnh như chương trình đảm bảo
an toàn hồ chứa; xây dựng, sửa chữa các công trình thủy lợi; dự án kè chống sạt
lở bờ sông Kỳ Cùng các đoạn qua thị trấn: Lộc Bình, Na Sầm, Thất Khê và thành
phố Lạng Sơn.
- Quỹ
Phòng, chống thiên tai tỉnh: chi hỗ trợ các hoạt động phòng, chống thiên tai
theo quy định của Luật Phòng, chống thiên tai.
- Ngân sách
địa phương: từng bước đầu tư, mua sắm các phương tiện, trang thiết bị phục vụ
cho công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”,
trang bị những điều kiện cần thiết phục vụ công tác tập huấn, thông tin, tuyên
truyền, phòng, chống thiên tai.
- Các nguồn
lực huy động hợp pháp khác: sử dụng hiệu quả nguồn lực hỗ trợ từ các tổ chức,
cá nhân trong và ngoài nước, nguồn kinh phí tài trợ, hợp tác của các tổ chức
phi chính phủ để hỗ trợ, khắc phục hậu quả thiên tai.
+ Kết quả
thực hiện lồng ghép vào các chương trình, đề án, dự án về phòng, chống thiên
tai và biến đổi khí hậu thuộc lĩnh vực, địa phương quản lý:
Kinh phí
ngân sách nhà nước đảm bảo cho các dự án liên quan đến thực hiện chiến lược quốc
gia và kế hoạch về biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 - 2020 là: 518.088 triệu đồng,
trong đó: thực hiện các chương trình, dự án thuộc hợp phần biến đổi khí hậu:
5.905 triệu đồng; các dự án bảo vệ và phát triển rừng: 113.332 triệu đồng; các
dự án bảo vệ tài nguyên nước và dự án phòng chống thiên tai: 348.031 triệu đồng;
các dự án xử lý rác thải: 46.057 triệu đồng và dự án xây dựng Trạm quan trắc và
cảnh báo phóng xạ môi trường: 4.763 triệu đồng.
Nhìn chung
các chương trình, đề án, dự án về phòng, chống thiên tai và biến đổi khí hậu đã
được triển khai hiệu quả, góp phần giảm bớt thiệt hại, cải thiện đời sống, nâng
cao thu nhập và thay đổi tích cực về nhận thức của người dân trong việc bảo vệ
môi trường, sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên và ứng phó với biến đổi
khí hậu.
+ Khó khăn:
bên cạnh những kết quả đạt được thì đánh giá chung về mức độ lồng ghép nội dung
phòng, chống thiên tai (bao gồm biện pháp công trình và phi công trình) và thích ứng
với biến đổi khí hậu vào các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đề ra trong kế
hoạch còn có những hạn chế nhất định gây khó khăn vướng mắc trong thực hiện việc
lồng ghép. Do đó, việc xác định chỉ tiêu của quá trình lồng ghép là bước rất
quan trọng nhằm vạch ra một mục tiêu cần đạt được của quá trình lồng ghép; nếu
đặt ra quá nhiều mục tiêu thì sẽ khó thành công trong quá trình thực hiện. Việc
lồng ghép không thể tiến hành đại trà mà cần tiến hành lựa chọn các chỉ tiêu ưu
tiên phù hợp với chiến lược phát triển của địa phương, vốn, nguồn nhân lực và
điều kiện kinh tế xã hội còn rất khó khăn.
10. Đánh
giá về công tác khắc phục hậu quả thiên tai
Khi thiên tai xảy
ra, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành, chính quyền địa phương và lực lượng
Quân đội, Công an, Biên phòng đóng trên địa bàn huy động lực lượng hỗ trợ Nhân
dân khắc phục thiệt hại, ổn cuộc sống, phát triển sản xuất. Cấp ủy, chính quyền
địa phương huyện, thành phố đã chủ động sử dụng kinh phí dự phòng để triển khai. Các
văn bản về chính sách hỗ trợ Nhân dân khắc phục thiệt hại của tỉnh như: Quyết định
số 1293/QĐ-UBND ngày 30/7/2015 của UBND tỉnh Lạng Sơn; Quyết định số
1294/QĐ-UBND ngày 30/7/2015 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế tổ chức và
hoạt động của Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Lạng Sơn; Quyết định số
678/QĐ-UBND ngày 24/4/2020 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Lạng Sơn ban
hành kèm theo Quyết định số 1294/QĐ-UBND ngày 30/7/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh;
Quyết định số 1295/QĐ-UBND ngày 30/7/2015 của UBND tỉnh Lạng.
Kết quả thực
hiện chi hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai chủ yếu về các công trình thủy lợi,
đập, hồ chứa, tuyến mương, công trình nước sạch, nhà dân bị đổ sập, sạt lở đất
tại các trường học, trụ sở UBND xã do ảnh hưởng của mưa, bão, lũ quét... Tổng
chi giai đoạn 2015-2021 là: 26.643.992.000 đồng.
11. Đánh
giá về năng lực tài chính thực hiện công tác phòng chống thiên tai tại địa
phương
Trong những năm qua, nguồn lực huy
động trong ngắn hạn đến từ sự kêu gọi hỗ trợ trong cộng đồng, các tổ chức thiện
nguyện trong nước và sự hỗ trợ từ Trung ương để triển khai các giải pháp ứng
phó trước mắt. Trước tình hình hậu quả từ thiên tai trong những năm qua là hết
sức nặng nề, cơ bản các giải pháp trong ngắn hạn đã được triển khai mạnh mẽ,
toàn diện và có hiệu quả. Trong đó, đặc biệt là các giải pháp kịp thời cung cấp
lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho các cá nhân, gia đình bị thiệt hại, ảnh
hưởng. Nguồn tài chính cho phòng chống thiên tai đối với cấp tỉnh được huy động
tổng hợp từ ngân sách nhà nước, Quỹ Phòng, chống thiên tai, tổ chức cá nhân ủng
hộ và các nguồn khác. Việc kết hợp các nguồn tài chính khác nhau một cách linh
hoạt, đảm bảo tối đa hiệu quả sử dụng kinh phí cho phòng chống thiên tai. Đáng
kể nhất là việc ban hành các quy chế hoạt động của Quỹ Phòng, chống thiên tai
tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu và chi Quỹ. Tổng chi quỹ phòng chống thiên
tai giai đoạn 2015-2021 là: 26.643.992.000 đồng. Tuy nhiên số lượng còn hạn
chế, số liệu tính đến tháng 6 năm 2022 hiện nay Quỹ PCTT tỉnh còn dư là 5.496
triệu đồng.
- Đối với cấp tỉnh hằng năm đưa vào dự toán ngân sách sử dụng
cho hoạt động Ban Chỉ huy phòng, chống
thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh trung bình là 300
triệu đồng. Kinh phí chi hoạt động của cấp tỉnh chủ yếu tập trung vào một
số nhiệm vụ như: phụ cấp làm thêm giờ; mua sắm một số trang thiết bị phòng, chống
thiên tai; tập huấn lái xuồng; tập huấn Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng về
phòng, chống thiên tai; tổng kết hội nghị; vật tư văn phòng phẩm và chi thực hiện
các nhiệm vụ đột xuất phát sinh khác có liên quan trực tiếp đến phòng, chống
thiên tai... chưa bảo đảm theo yêu cầu so với tình hình
thiên tai như hiện nay.
- Đối với cấp huyện, thành phố, tùy thuộc vào
nguồn ngân sách của địa phương nhưng chủ yếu sử dụng nguồn kinh phí dự phòng để
xử lý khắc phục trước mắt những thiệt hại nhỏ do thiên tai gây ra nhằm đảm bảo
an sinh xã hội vùng thiên tai... không có nguồn khác, chủ yếu trông chờ nguồn
kinh phí của tỉnh và nguồn kinh phí huy động khác.
- Đối với cấp xã, đa số là không có kinh phí
cho hoạt động trong công tác phòng, chống ứng phó và khắc phục hậu quả do thiên
tai gây ra, chủ yếu trông chờ cấp trên hỗ trợ kinh phí…
Chương V
XÁC ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ
RỦI RO THIÊN TAI
1. Các loại
hình thiên tai thường xuyên xảy
ra trên địa bàn tỉnh
Lạng Sơn là tỉnh chịu
nhiều tác động các dạng hình thái thiên tai diễn ra ngày càng khốc liệt, làm ảnh
hưởng lớn tới các hoạt động kinh tế - xã hội, sản xuất cũng như đời sống của
người dân trên địa bàn. Do các đặc điểm về mưa lũ và do ảnh hưởng của biến đổi khí
hậu cho nên tình hình thời tiết khí hậu Lạng Sơn thường chịu ảnh hưởng
chủ yếu của một số loại hình thiên tai như: Mưa lớn, lũ, ngập lụt,
lũ quét; Sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng
chảy; Lốc, sét, mưa đá; Nắng nóng, hạn hán; Rét hại, sương muối.
+ Mưa lớn, xảy ra ở
hầu hết các khu vực trên địa bàn, chủ yếu chịu ảnh hưởng hoàn lưu sau bão, áp
thấp nhiệt đới, số ngày có mưa to trong năm, lượng mưa lớn trong thời gian ngắn
có xu thế tăng, là nguyên nhân hình thành các loại hình thiên tai khác như lũ, ngập
lụt, lũ quét và sạt lở đất...Điển hình các trận mưa lớn năm 1986, 2008, 2014...
+ Lũ, ngập lụt, lũ
quét đang diễn biến ngày càng phức tạp, đặc biệt là trước tác động của biến đổi
khí hậu các trận lũ quét xảy ra với cường độ và phạm vi ngày càng lớn, có xu thế
tăng. Mức độ tăng nhiều ở khu vực huyện Bắc Sơn và huyện Đình Lập;
+ Nắng nóng, hạn
hán xảy ra ở hầu hết các khu vực trên địa bàn, số ngày nắng
nóng trong năm có xu thế tăng, khu vực có nhiều ngày nắng nóng trong năm là huyện Hữu Lũng và
thị trấn Thất Khê, huyện Tràng Định. Nguy cơ xảy
ra hạn hán trong tương lai là rất cao, rộng khắp các khu vực trên địa bàn;
+ Sạt lở đất
nguyên nhân chủ yếu do mưa kéo dài, đất đã no nước, độ
kết dính kém, khó dự đoán, khi xảy ra thì nhanh và mức độ
gây nguy hiểm cao, khó dự báo. Do nhiều tác động khác nhau, khi có
mưa lũ, tình hình sạt lở đất ngày càng có diễn biến phức tạp gây
nhiều thiệt hại về người và tài sản, trong đó một số vụ điển hình về sạt lở đất do ảnh
hưởng cơn bão số 3 năm 2014 làm 6 người bị chết (bùn đất
vùi lấp), 05 người bị thương.
+ Dông, lốc,
sét thường xuyên xảy ra, thường là gió giật mạnh ngoài ra kèm theo mưa và sét
đánh rất nguy hiểm. Loại hình thiên tai này thường xuất hiện nhiều nhất
từ tháng 4 đến tháng 9. Dông, lốc, sét là loại hình thiên tai gần như không thể
dự báo trước được, nó thường xảy ra bất ngờ, phạm vi nhỏ nhưng sức tàn phá lớn.
Tình hình diễn biến của dông, lốc, sét đang có xu thế xuất hiện bất thường, tăng
về số lượng, mạnh về cường độ.
+ Mưa đá là hiện tượng
ít xảy ra trên địa bàn, tuy nhiên đầu năm 2020 vào rạng
sáng sớm ngày 25/01/2020 (tức ngày Mồng 1 Tết Nguyên đán) dông lốc và mưa
đá đã gây ra nhiều thiệt hại về nhà cửa, hoa màu cây trồng
nông nghiệp của nhân dân trên địa bàn: về người 01 người bị thương; về nhà cửa
4.514 nhà (bao gồm nhà chính và các công trình phụ) bị hư hỏng chủ yếu hư hỏng
các tấm Fibro ximăng, tấm lợp nhựa, ngói âm dương…; về nông nghiệp 152 ha (hoa
màu, rau màu); 54 ha cây trồng hằng năm bị ảnh hưởng, thiệt hại. Ước tổng
thiệt hại trên 49.786 triệu đồng.
+ Rét đậm, rét hại thường
xảy ra vào các tháng chính đông (tháng 12 năm trước và tháng 01, tháng 2
năm sau). Rét đậm, rét hại xuất hiện trên phạm
vi toàn tỉnh, ở vùng núi Mẫu Sơn của huyện Cao Lộc và huyện Lộc Bình thường có nhiệt độ
thấp hơn so với các khu vực khác, hay xảy ra rét hại, nhiệt độ có
thể xuống thấp gây ra tuyết, băng giá, sương muối ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất
nông nghiệp và sinh hoạt của người dân.
+ Một số trận thiên
tai điển hình đã xảy ra trên địa bàn tỉnh cụ thể như sau:
- Năm 1986: theo số
liệu ghi chép lại, đây là thời điểm lũ sông Kỳ Cùng cao nhất được ghi nhận cho
tới ngày nay. Mực nước sông Kỳ Cùng lên cao (Khoảng 258,6m so với mực nước biển)
đã làm trôi cầu Kỳ Lừa, gây ngập lụt nghiêm trọng thị xã Lạng Sơn và các khu
dân cư ven sông. Các số liệu thiệt hại tại thời điểm này chưa có tài liệu cụ thể
nhưng đây là trận lũ lớn nhất được ghi chép lại.
- Năm 2008: đợt mưa
lũ do ảnh hưởng cơn bão số 6, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có mưa to đến rất to,
đã xuất hiện lũ lớn trên sông kỳ cùng, đỉnh lũ đạt mức 257,79m so với mực nước
biển, trên mức báo động 3 là 1,79m, gây ngập lụt trên địa bàn rộng và đã làm
thiệt hại lớn về người và tài sản. Đợt mưa lũ cuối tháng 10 và đầu tháng 11 (từ
30/10 đến 4/11), do mưa và cường độ mưa lớn đã có lũ trên sông kỳ cùng, đỉnh lũ
trên mức báo động 3 là 0,96m, gây ngập úng nhiều khu dân cư và đường giao
thông. Tổng Thiệt hại do thiên tai gây ra: 19 người chết, 10.794 nhà bị ngập lụt;
7.924ha lúa bị ngập, nhiều công trình thủy lợi giao thông bị hư hỏng… Ước
tổng giá trị thiệt hại năm 2008 khoảng 268 tỷ đồng.
- Năm 2014: thời tiết
trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn tiếp tục có diễn biến bất thường, mưa nhiều từ tháng
4 đến tháng 9, khô hạn vào những tháng cuối năm. Đặc biệt trong tháng 07 và
tháng 09 tỉnh Lạng Sơn chịu ảnh hưởng trực tiếp 02 cơn bão số 02 và số 03. Do ảnh
hưởng của hoàn lưu bão gây ra mưa lớn, xảy ra lũ lớn trên các sông chính, lũ
trên sông Kỳ Cùng tại cơn bão số 2 trên báo động 3 là 0,89m, tại cơn bão số 3
dưới báo động 3 là 0,17m. Mưa, lũ, ngập lụt, sạt lở đất…đã gây thiệt hại nghiêm
trọng về người, nhà cửa, tài sản, lúa, hoa màu, đường giao thông, bệnh viện, trạm
y tế, trường học, trụ sở cơ quan và nhiều công trình khác của nhân dân và nhà
nước. Tổng Thiệt hại do lũ lụt của sông Kỳ Cùng gây ra làm 06 người chết, và mất
tích, 8.500 nhà ngập nước, trên 6.600 ha lúa bị ngập (trong đó mất trắng 3.400
ha lúa đang chuẩn bị gặt)… nhiều công trình thủy lợi giao thông bị hư hỏng… Ước
tổng giá trị thiệt hại năm 2014 khoảng 628 tỷ đồng.
- Trong 6 tháng đầu
năm 2022: tỉnh Lạng Sơn chịu ảnh hưởng của các dạng hình thái thiên tai như rét
đậm, rét hại, dông lốc... Đặc biệt trong ngày 10-12/5/2022 trên địa bàn tỉnh có
mưa lớn trên diện rộng, lượng mưa từ 01h ngày 10/5 đến 17h ngày 11/5 tại các trạm
như sau: Bắc Sơn 227,0mm, Lạng Sơn 184,0mm, Mẫu Sơn 117,0mm, Thất Khê 58,0mm,
Đình Lập 179,0mm, Hữu Lũng 21,0mm. Mưa lớn trên diện rộng đã gây ra lũ trên các
sông chính trên địa bàn tỉnh, cụ thể mực nước trên các sông đạt đỉnh: sông Kỳ
Cùng đạt đỉnh lũ lúc 19 giờ (ngày 10/5) tại thành phố Lạng Sơn là 254,02m so với
mực nước biển, trên mức báo động II là 0,02m; sông Bắc Giang đạt đỉnh lúc 15 giờ
(ngày 10/5) là 189,93m so với mực nước biển, trên báo động II là 1,93m; sông
Trung Hữu Lũng đạt đỉnh lũ lúc 06 giờ (ngày 11/5) là 19,06m so với mực nước biển,
trên báo động III là 0,06m. Chủ yếu thiệt hại lớn trong đợt mưa lớn gây lũ, ngập
úng và sạt lở đất từ ngày 9-15/5/2022. Theo số liệu tổng hợp báo cáo của UBND
các huyện, thành phố, các Sở ngành đã có những thiệt hại như sau: thiệt hại về
người: 3 người chết, 03 người bị thương. Về nhà cửa: 73 nhà sập đổ trên 70%;
252 nhà tốc mái, hư hỏng; 4702 nhà bị ngập nước; 93 công trình phụ bị thiệt hại;
387 nhà phải di dời; 6802 đồ điện dân dụng gia đình bị ngập, hư hỏng.... 43 điểm
trưởng bị ảnh hưởng, hư hỏng; 26 phòng bị ngập nước.... Ngoài ra còn nhiều thiệt
hại khác về tài sản của Nhà nước và nhân dân trên địa bàn tỉnh. Tổng
thiệt hại ước tính trên 677 tỷ đồng.
2. Đánh giá rủi ro thiên tai
2.1. Phạm vi đánh
giá
+ Trước các
tác động của biến đổi khí hậu, diễn biến thiên tai trên địa bàn cả nước nói
chung và tỉnh Lạng Sơn nói riêng ngày càng phức tạp. Ảnh hưởng của thiên tai
đang có chiều hướng tăng lên cả về cường độ, số lượng và mức độ nguy hiểm.
Thiên tai diễn biến bất thường và có xu hướng cực đoan hơn. Trong những năm
qua, trên địa bàn tỉnh thường xuyên chịu ảnh hưởng của các loại thiên tai như mưa
đá, lốc, sét, hoàn lưu sau bão, áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn, ngập lụt,
lũ quét, sạt lở đất, hạn hán,... gây ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất và sinh
hoạt của Nhân dân, đe dọa đến tính mạng và nguy cơ mất an toàn cho các công
trình cơ sở hạ tầng...
+ Cấp độ rủi ro
thiên tai có khả năng xảy ra đối với từng loại hình thiên tai có nguy cơ ảnh hưởng
cụ thể như sau:
- Mưa lớn: cấp độ rủi
ro có thể xảy ra đến cấp 3;
- Lũ, ngập lụt: cấp
độ rủi ro có thể xảy ra đến cấp 3;
- Lũ quét, sạt lở đất,
sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy: cấp độ rủi ro có thể xảy ra đến cấp 3;
- Lốc, sét, mưa đá:
cấp độ rủi ro có thể xảy ra đến cấp 2;
- Nắng nóng, hạn
hán: cấp độ rủi ro có thể xảy ra đến cấp 2;
- Rét hại, sương muối:
cấp độ rủi ro cao nhất là cấp 3.
2.2. Đánh giá thiên tai theo cấp độ rủi ro
thiên tai
a) Mưa lớn
Trên địa bàn tỉnh Lạng
Sơn, ngoài 05 trạm khí tượng Bắc Sơn, Đình Lập, Hữu Lũng, Lạng Sơn và Thất Khê
còn có nhiều trạm đo mưa khác, tuy nhiên, đa phần trong số đó là các trạm đo
mưa nhân dân nên không có số liệu đo mưa đầy đủ.
Sự phân bố lượng
mưa tháng trong năm tại vị trí 5 trạm khí tượng Bắc Sơn, Đình Lập, Hữu Lũng, Lạng
Sơn và Thất Khê thuộc địa bàn tỉnh Lạng Sơn cụ thể như hình dưới đây:
Theo kết quả tính
toán, lượng mưa tháng trung bình nhiều năm tại khu vực Lạng Sơn dao động từ
18,8÷293,7 mm/năm. Một năm có 2 mùa rõ rệt, mùa ít mưa (mùa khô) và mùa mưa nhiều
(mùa mưa). Mùa mưa bắt đầu từ tháng V và kết thúc vào tháng IX. Mùa khô bắt đầu
từ tháng X đến hết tháng IV năm sau.
Điển hình về một số
trận mưa lơn như sau:
Năm 2008: đợt mưa lũ do ảnh hưởng của cơn bão số 6,
trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có mưa to đến rất to, đã xuất hiện lũ lớn trên sông
Kỳ Cùng, đỉnh lũ lúc 24h ngày 26/9 đạt mức 257,79 m, trên mức báo
động 3 là 1,79 m, gây ngập lụt trên diện rộng và đã làm thiệt hại lớn về
người và tài sản. Đợt mưa lũ cuối tháng 10 đầu tháng 11: từ ngày
30/10 đến 4/11, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra đợt mưa lớn lịch sử, lượng mưa phổ
biến từ 123,8- 615,6 mm, đặc biệt tại Đình Lập là 615,6 mm. Do mưa với cường độ
lớn nên đã có lũ lớn trên Sông Kỳ Cùng, đỉnh lũ lúc 5 h ngày 2/11 là 256,96 m,
trên mức báo động 3 là 0,96 m, gây ngập úng nhiều khu dân cư và đường giao
thông, đặc biệt là tại địa bàn huyện Đình Lập.
Năm 2014: Đợt 1, do ảnh hưởng
hoàn lưu bão số 2, trong hai ngày 19 và 20 tháng 7 năm 2014, trên địa bàn tỉnh
Lạng Sơn đã diễn ra gió lớn, mưa to đến rất to trên diện rộng. Lượng mưa đo được
đến 13h ngày 20/7/2014 tại: thành phố Lạng Sơn 209mm, Mẫu Sơn 519mm, Đình Lập
237mm, Bắc Sơn 231mm, Thất Khê 155mm, Hữu Lũng 132mm; Đợt 2 từ khoảng 20
giờ ngày 16/9/2014 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có gió mạnh dần lên cấp 7 - 8, giật
cấp 9, cấp 10, đến 07 giờ ngày 17/9/2014 có mưa to đến rất to, từ khoảng 12 giờ
17/9/2014 về cơ bản đã ngớt mưa. Lượng mưa đo được tại các trạm như sau: thành phố
Lạng Sơn 239.6mm, Mẫu Sơn 344.3mm, Đình Lập 155.1mm, Bắc Sơn 178.6mm, Thất Khê
110.9mm, Hữu Lũng 97.4mm;
b) Lũ, ngập lụt, sạt lở đất
Lũ và ngập
lụt cục bộ trong giai đoạn 2014 trở lại đây, do ảnh hưởng
của Bão số 02 trong hai ngày 19 và 20 tháng 07 năm 2014 gây ra mưa to trên diện
rộng Thành phố Lạng Sơn. Do mưa to đã gây ra lũ lớn trên lưu vực sông Kỳ Cùng, sông
Thương, sông Bắc Giang, đặc biệt trên các huyện Tràng Định, Văn Lãng, Cao Lộc,
Lộc Bình, Đình Lập và Thành phố Lạng Sơn. Tỉnh Lạng Sơn đã bị ngập lụt và gây
thiệt hại nghiêm trọng về nhà cửa, tài sản, lúa, hoa màu, đường giao thông, bệnh
viện, trạm y tế, trường học, trụ sở cơ quan, kho tàng và nhiều công trình khác.
Nhiều khu vực
bị cô lập do đường giao thông không đi lại được; nhiều đoạn trên các tuyến
đường quốc lộ 1B, 4A, 4B, các tuyến đường tỉnh, huyện, đường nội thị thị trấn bị
ngập nên địa bàn các huyện: Lộc Bình, Đình Lập, Văn Lãng, Cao Lộc bị cô lập, chia
cắt.
Trước đây ngập
lụt chủ yếu xảy ra ở thành phố Lạng Sơn, thị trấn Na Sầm, Văn Lãng và một vài
điểm cục bộ ở huyện Tràng Định. Nguyên nhân ban đầu được đánh giá là do phát
triển dân cư, cơ sở hạ tầng làm bồi lấp một phần hoặc lấp hẳn các cửa hang
thoát lũ, lấn chiếm không gian thoát lũ của các dòng suối nên khi có mưa lớn
không thoát kịp gây ngập úng.
Sạt lở đất
xảy ra khi có mưa lớn và chủ yếu sạt lở tại các khu vực ven sông, suối, dọc
theo các tuyến đường giao thông...điển hình vụ sạt lở đất làm 6 người bị
chết, 5 người bị thương tại khu Kéo Kham, cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, thị trấn Đồng
Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Nguyên nhân do chủ quan, chưa nhận thức
đúng mức độ nguy hiểm của sạt lở đất nên không kiểm tra, sơ tán triệt để tại những
nơi có nguy cơ sạt lở tại địa phương nơi xảy ra sạt lở đất.
c) Lốc, sét, mưa đá
Để đề phòng sét đánh, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN địa
phương cũng khuyến cáo và hướng dẫn nhân dân kiểm tra hệ thống chống sét ở các
nhà cao tầng, công trình công cộng, đồng thời khắc phục ngay những hư hỏng.
Những hộ dân có điều kiện, nên lắp đặt hệ thống chống sét để bảo vệ hiệu quả.
Mưa đá thường
hay hình thành trong các tháng chuyển tiếp giữa mùa lạnh sang mùa nóng (tháng
4, 5 và 6) hoặc giữa mùa nóng sang mùa lạnh (tháng 9, 10 và 11), vì vào các
tháng này thường có sự giao tranh mãnh liệt giữa các phần tử không khí ở hai khối
không khí có bản chất trái ngược nhau. Chính sự giao tranh này tạo nên những vùng
đối lưu rất mạnh gây ra mưa rào và giông mạnh, kèm theo mưa đá.
Trong năm 2020,
tình hình mưa đá 02 ngày 24-25/01/2020 (tức 30 tết và sáng 01 tết Nguyên đán
Canh Tý) trên địa bàn 10/11 huyện, thành phố có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to
dông lốc kèm theo mưa đá và ảnh hưởng của cơn bão số 7 đã gây ra thiệt hại về
nhà ở, ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của người dân
trên địa bàn tỉnh.
d) Nắng nóng và
hạn hán
Thời tiết khô nóng
không phải là kiểu thời tiết đặc trưng của Việt Nam nên ở Lạng Sơn không có nhiều
ngày khô nóng. Nắng nóng chủ yếu ở các vùng thấp dưới 400 m. Thời tiết khô nóng
xuất hiện nhiều vào các tháng mùa hè (tháng V đến tháng VII), trong đó, tháng
VII có nhiều ngày khô nóng nhất.
Tuy tần suất xuất
hiện của nắng nóng và hạn hán tại địa bàn tỉnh Lạng Sơn thấp, nhưng tác hại của
nó cũng rất nặng nề, tác động trực tiếp đến ngành nông nghiệp gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp. Tại tỉnh Lạng Sơn, tổng diện tích lúa bị
hạn 4.313 ha, hoa màu 1.509 ha; mất trắng 494 ha lúa và 155 ha hoa màu.
Tại huyện Bắc Sơn,
tình trạng hạn hán phân bố khắp diện tích nông nghiệp của huyện. Diện tích khô
hạn khoảng 30,8 ha. Vùng nóng nhất của huyện là phía Tây Nam của huyện gồm các
xã Nhất Tiến, Nhất Hòa, Tân Thành, Vũ Lễ. Do thời tiết diễn biến phức tạp, hạn
hán kéo dài đã gây ảnh hưởng thiệt hại đến năng suất cây lúa, nhiều nơi bị mất
trắng.
Tại huyện Lộc Bình,
vùng hạn hán gồm các xã Khuất Xá, Như Khuê, Xuân Tình, Hiệp Hạ.
Tại huyện Cao Lộc, vùng
chịu thời tiết nóng nhất và xảy ra hiện tượng hạn hán gồm: xã Hồng Phong, xã
Phú Xá, xã Thụy Hùng, xã Lộc Yên, xã Hòa Cư. Diện tích bị khô hạn khoảng
500÷700 ha.
Tại huyện Tràng Định,
cửa khẩu Nà Nưa thuộc địa phận xã Quốc Khánh là một trong những điểm chịu cảnh
hạn hán nặng nề nhất của huyện.
Tại huyện Văn Quan,
vùng hạn hán như xã Văn An (thôn Phai Cam, Khoản Háo, diện tích trên 40 ha); xã
Tân Đoàn (thôn Phai Rọ, Đồng Roằng, Khòn Gòa); xã Tri Lễ; xã Hữu Lễ, xã Khánh
Khê; xã Tràng Phai (Tùng Tày, Khôn Riềng, Bản Hán); xã Phú Mỹ; xã Vân Mộng; xã
Tràng Các (Nà Khàn, Nà Phắt, Nà Lẹ).
Tại huyện Chi Lăng,
vùng nóng nhất của huyện là khu vực lòng chảo, dọc theo quốc lộ 1A (gồm có: Đồng
Mỏ, Quang Lang, Nhân Lý, xã Chi Lăng, thị trấn Chi Lăng). Tình hình hạn hán trên
địa bàn rất nghiêm trọng, diện tích khô hạn chiếm tới 70% diện tích đất nông
nghiệp. Đặc biệt là các xã vùng núi đá phía tây huyện Chi Lăng và các xã Hữu
Kiên, Quan Sơn.
Tại huyện Hữu Lũng,
hiện tượng hạn hán xảy ra tại các xã Hồ Sơn, xã Đồng Tân (thôn Bãi Vàng, Đồng
Lai, Tân Thành, Gốc Me).
Nắng nóng, hạn hán
cũng tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh phát triển như bệnh thương hàn, bệnh
tiêu chảy, bệnh thủy đậu, bệnh cúm,... bệnh cúm, thủy đậu xuất hiện trên diện rộng,
các huyện và thành phố Lạng Sơn đều phát sinh dịch bệnh, bệnh thương hàn chỉ xuất
hiện ở Văn Quan, Chi Lăng, Hữu Lũng.
Phân bố nắng nóng,
hạn hán (số ngày có nhiệt độ tối cao > 35 °C) thời kỳ 1961-2018 tại 05 trạm
khí tượng Bắc Sơn, Đình Lập, Hữu Lũng, Lạng Sơn và Thất Khê trên địa bàn tỉnh Lạng
Sơn.
đ) Diễn biến của rét
đậm, rét hại và sương muối
+ Rét đậm, rét hại
Đối với tỉnh Lạng
Sơn cũng như các tỉnh miền Bắc nước ta các đợt rét đậm, rét hại xảy ra vào những
tháng mùa đông từ khoảng tháng XI đến tháng III và xuất hiện nhiều vào các tháng
chính đông (tháng XII-tháng I).
Trong những năm gần
đây, Lạng Sơn là một trong những tỉnh miền núi vùng Đông Bắc chịu ảnh hưởng nặng
nề bởi tình trạng rét đậm, rét hại kéo dài, nhiệt độ hạ thấp dưới 0°C. Khu vực
chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là xã Công Sơn, xã Mẫu Sơn huyện Cao Lộc. Năm 2016,
ở Mẫu Sơn, nhiệt độ hạ thấp dưới 0°C kéo dài đã ảnh hưởng đến sức khỏe của người
dân, đặc biệt là người già và trẻ em. Nước bị đóng băng, hơi nước đóng băng ở mọi
nơi, các đàn gia súc, gia cầm chết hàng loạt.
Lạng Sơn là tỉnh nằm
ở phía Đông Bắc, chịu ảnh hưởng nặng nề của không khí gió mùa Đông Bắc tràn về,
kết hợp với đàn gia súc, gia cầm không được bảo vệ trước những trận rét như chuồng
trại không kín gió, thiếu thức ăn về mùa đông,... Thường thì, đợt rét vào cuối
năm có cường độ lớn và thời gian kéo dài, nên số đàn gia súc, gia cầm chết vì rét
vào thời gian này là rất nhiều. Đợt rét tháng 1, 2, 3, số gia súc, gia cầm chết
vì rét ít hơn nhiều so với tháng 10, 11, 12, rét đậm, rét hại gây thiệt hại rất
lớn đến ngành chăn nuôi. Các huyện có số đàn gia súc, gia cầm chết vì rét đậm, rét
hại nhiều nhất là các huyện Cao Lộc, Văn Quan, Bình Gia, Văn Lãng, Lộc Bình.
Tại huyện Bắc Sơn,
rét đậm, rét hại kéo dài năm 2016 trên địa bàn đã làm 1494 con trâu bò bị chết.
Trong đợt rét đậm Đợt rét đậm vụ Đông Xuân 2010-2011 trên địa bàn đã làm 901
con trâu bò bị chết, làm thiệt hại trên 3 ha mạ xuân.
Tại huyện Đình Lập,
vùng chịu ảnh hưởng lạnh nhất là xã Bắc Xa, Kiên Mộc, Bính Xá, đầu năm 2015 do ảnh
hưởng đợt rét đậm, rét hại trên địa bàn huyện Đình Lập đã làm chết 1701 con
trâu bò của 892 hộ. Trong đó, thiệt hại nhiều nhất thuộc về các xã Đình Lập 337
con, xã Bính Xá 335 con, xã Bắc Xa 259 con trâu bò.
Tại huyện Cao Lộc,
vùng chịu ảnh hưởng lạnh nhất trong huyện gồm: xã Công Sơn, xã Mẫu Sơn thuộc
dãy núi Mẫu Sơn. Năm 2015, ở Mẫu Sơn nhiệt độ dưới 0°C tình hình rét đậm, rét hại
kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, đặc biệt là người già và trẻ em.
Nước đã đóng băng, hơi nước đóng băng mọi nơi, các đàn gia súc, gia cầm chết
hàng loạt. Năm 2018 tổng đàn trâu huyện có 16.820 con, đến tháng 06 năm 2011 đàn
trâu giảm 1742 con nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của rét đậm, rét hại kéo
dài đầu năm.
Tại huyện Chi Lăng,
chia làm ba loại địa hình rõ rệt: vùng núi đá, vùng núi đất và xen giữa là vùng
thung lũng. Vùng núi đá của huyện là vùng có nhiệt độ thấp nhất về mùa đông (gồm
xã: Hữu Kiên, Gia Lộc, Bằng Hữu, Vạn Linh, Y Tịch).
Rét đậm, rét hại
cũng là một trong các nguyên nhân phát sinh vi khuẩn gây bệnh như bệnh thương
hàn, bệnh tiêu chảy, bệnh thủy đậu, bệnh cúm,... bệnh cúm, bệnh tiêu chảy, bệnh
thủy đậu xuất hiện trên diện rộng, các huyện và thành phố Lạng Sơn đều phát
sinh dịch bệnh, bệnh thương hàn chỉ xuất hiện ở thành phố Lạng Sơn, Văn Quan,
Chi Lăng.
Rét đậm, rét hại cũng
có tác động không nhỏ đến hoạt động giáo dục của tỉnh, số học sinh và giáo viên
phải nghỉ học, không tham gia công tác giảng dạy được do ảnh hưởng của rét đậm,
rét hại. Trung bình hàng năm có từ 2-4 tuần toàn bộ học sinh phải nghỉ vì thời
tiết quá lạnh…
+ Sương muối
Hiện tượng
sương muối xảy ra phụ thuộc vào độ ẩm. Sương muối thường xảy ra vào khoảng
tháng 12 hoặc tháng 01 là những tháng thời tiết lạnh khô thuận lợi cho sự bức xạ
mất nhiệt của mặt đất. Các vùng có ảnh hưởng cao bởi sương muối như khu vực núi
cao của của huyện Lộc Bình và Tràng Định. Sương muối gây nhiều thiệt hại cho sản
xuất nông nghiệp (chủ yếu là rau màu và hoa quả). Qua số liệu theo dõi hàng năm
thì số ngày bình quân có sương muối ở Lộc Bình là 5,9 ngày/năm, ở thành phố và Tràng
Định là 2,6 ngày/năm.
3. Xây dựng bản đồ rủi ro thiên tai
+ Năm 2016,
tỉnh đã chỉ đạo các huyện, thành phố xây dựng bản đồ rủi ro thiên tai ngập
úng, lũ quét, sạt lở đất. UBND các huyện, thành phố đã chỉ đạo phòng chuyên môn
tham mưu triển khai thực hiện, tập huấn cho cán bộ cấp xã về cách thức triển
khai, đo vẽ, khoanh vùng…Trong quá trình thực hiện đã phối hợp với đơn vị liên
quan, phối hợp với Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh về cách thức tiến
hành, trên cơ sở các vết lũ lịch sử và các điểm ngập úng, nguy cơ sạt lở đất,
lũ quét... để thống nhất các vị trí ngập úng, sạt lở đất và lũ quét, hướng di
chuyển đến nơi an toàn để thể hiện trên bản đồ bằng các màu riêng biệt đối với
từng loại hình thiên tai. Kết quả cấp xã đều đã xây dựng được bản đồ rủi ro thiên
tai về ngập úng, lũ quét, sạt lở đất trên cơ sở Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và
TKCN tỉnh tập huấn về đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý
rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. Hàng năm khi có thay đổi về các vị trí xảy
ra thiên tai hoặc các điểm có nguy cơ xảy ra thiên tai được cập nhật, rà soát,
bổ sung trên bản đồ.
Năm 2018, tỉnh
Lạng Sơn được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ
trượt lở đất đá khu vực tỉnh Lạng Sơn, tỷ lệ 1:50.000. Bản đồ phân vùng cảnh
báo nguy cơ trượt lở đất đá tỷ lê 1:50.000 khu vực tỉnh Lạng Sơn (bao gồm 11
đơn vị hành chính cấp huyện và 226 đơn vị hành chính cấp xã) được thành lập với
5 mức độ nguy cơ: rất cao, cao, trung bình, thấp và rất thấp. Trong đó, diện
phân bố các khu vực có nguy cơ trượt lở đất đá rất cao chiếm ~12% tổng diện
tích tự nhiên toàn tỉnh Lạng Sơn; nguy cơ trượt lở đất đá cao chiếm ~25% tổng
diện tích, nguy cơ trượt lở đất đá trung bình chiếm ~29% tổng diện tích, nguy
cơ trượt lở đất đá thấp chiếm ~22,5% tổng diện tích, và nguy cơ trượt lở đất đá
rất thấp chiếm ~11,5% tổng diện tích. Đánh giá tổng thể theo ý kiến chuyên gia,
và đối chứng với thực tế hiện trạng và nguy cơ trượt lở đất đá cho thấy, tỉnh Lạng
Sơn được xác định là tỉnh có mức độ nguy cơ trượt lở đất đá cao trong khu vực
Miền núi Việt Nam.
Bảng 13: Thống kê (km2) diện tích phân bố các phân vùng cảnh
báo nguy cơ trượt lở đất đá trong từng huyện thuộc tỉnh Lạng Sơn.
STT
|
Huyện
|
Diện tích các phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất
đá phân bố trong từng huyện thuộc tỉnh Lạng Sơn (km2)
|
Tổng diện tích (km2)
|
Rất thấp
|
Thấp
|
Trung bình
|
Cao
|
Rất cao
|
|
1
|
TP. Lạng Sơn
|
23,24
|
23,23
|
21,63
|
8,71
|
1,08
|
77,88
|
2
|
Bắc Sơn
|
76,02
|
130,35
|
172,14
|
185,14
|
135,74
|
699,4
|
3
|
Bình Gia
|
49,78
|
184,26
|
355,73
|
351,85
|
151,91
|
1.093,52
|
4
|
Cao Lôc
|
65,77
|
171,8
|
191,45
|
129,62
|
60,17
|
618,81
|
5
|
Chi Lăng
|
75,96
|
126,89
|
183,98
|
200,62
|
116,66
|
704,11
|
6
|
Đinh Lâp
|
79,8
|
263,06
|
389,55
|
333,75
|
122,61
|
1.188,76
|
7
|
Hữu Lũng
|
184,29
|
189,96
|
173,14
|
164,67
|
94,06
|
806,13
|
8
|
Lôc Binh
|
136,33
|
211,27
|
295,99
|
240,86
|
101,96
|
986,4
|
9
|
Tràng Định
|
112,29
|
216,54
|
302,06
|
267,1
|
125,2
|
1.023,19
|
10
|
Văn Lãng
|
78,84
|
192,53
|
185,54
|
88,58
|
20,16
|
565,65
|
11
|
Văn Quan
|
69,09
|
155,86
|
166,61
|
104,03
|
51,93
|
547,52
|
Tổng diện tích (km2)
|
951,41
|
1.865,74
|
2.437,82
|
2.074,92
|
981,48
|
8.311,38
|
Tỷ lệ diện tích (%)
|
11,45
|
22,45
|
29,33
|
24,96
|
11,81
|
1
|
Chương VI
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
1. Biện pháp phòng
chống thiên tai theo các cấp độ rủi ro thiên tai
1.1. Đối với mưa lớn,
lũ, ngập lụt:
a) Ở cấp độ rủi ro
là cấp độ 1:
UBND các huyện,
thành phố, phường, xã, thị trấn căn cứ theo tình tình thực tế khẩn trương triển
khai Phương án, kế hoạch phòng, chống, ứng phó, kiểm tra các hồ, đập, điều tiết
các hồ đập để xả lũ phù hợp tại địa phương nhằm giảm thiểu các thiệt hại. Thống
kê, đánh giá thiệt hại và tổng hợp, báo cáo về Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh.
b) Ở cấp độ rủi ro
là cấp độ 2, 3:
- Kịp thời thu hoạch
nông sản tránh bị mọc mầm, hư hỏng theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.
- Khơi thông hệ thống
thoát nước, di chuyển người, tài sản, vật nuôi và nhu yếu phẩm lên chỗ cao lánh
tạm chờ nước rút.
1.2. Đối với lũ
quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy:
a) Ở cấp độ rủi ro
là cấp độ 1:
- Thông báo thường xuyên tại các vị
trí ven sông, suối, sườn đồi núi có nguy cơ sạt lở để người dân biết, chủ động
di dời, tổ chức tuyên truyền, vận động, hỗ trợ người dân di dời ra khỏi khu vực
nguy hiểm đến nơi an toàn;
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các
chủ đầu tư, chủ dự án thực hiện xây dựng công trình chủ động có phương án đảm
bảo an toàn cho người, công trình;
- UBND các huyện,
thành phố, phường, xã, thị trấn căn cứ theo tình tình thực tế của địa phương khẩn
trương triển khai phương án, kế hoạch phòng tránh lũ quét, sạt lở đất tại địa
phương. Thống kê, đánh giá thiệt hại và tổng hợp, báo cáo về Ban Chỉ huy
PCTT&TKCN tỉnh.
b) Ở cấp độ rủi ro là cấp độ 2 (đối
với lũ quét):
- Công tác tổ chức
phòng, tránh, ứng phó:
+ Chỉ đạo, tổ chức trực
ban nghiêm túc, theo dõi sát diễn biến mưa, lũ, bố trí lãnh đạo chủ chốt thường
trực để xử lý các tình huống; tổ chức kiểm tra an toàn các hồ chứa nước trên địa
bàn, sẵn sàng, triển khai lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để kịp thời xử
lý các sự cố. Cắm biển báo, bố trí lực lượng chốt chặn ở khu vực có nguy cơ cao
có thể xảy ra…;
+ Tổ chức bảo vệ an
ninh, trật tự an toàn xã hội tại các khu vực trọng điểm, các khu vực sơ tán đi
và đến;
+ Triển khai
thực hiện phương án ứng phó, rà soát các khu dân cư đang sống dọc ven sông, suối,
vùng trũng, thấp, vùng có nguy cơ sạt lở, triển khai phương án sơ tán Nhân dân;
thông báo tình hình mưa lũ để Nhân dân chủ động ứng phó;
- Công tác tổ chức
khắc phục hậu quả:
+ Khẩn trương, kịp
thời ứng cứu người, đảm bảo an ninh, trật tự tại khu vực xảy ra lũ quét;
+ Tổ chức vận động
di dời và hỗ trợ Nhân dân di dời ra khỏi khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn; tổ
chức lực lượng thường xuyên chốt chặn tại các vị trí đã xảy ra lũ quét, sạt lở,
kiên quyết không để người dân quay lại khu vực sạt lở để di dời tài sản hoặc ở
lại các căn nhà có nguy cơ tiếp tục sạt lở, bảo vệ tài sản của hộ dân sau khi
đã di dời;
+ Kịp thời cứu trợ
các cá nhân, hộ gia đình bị thiệt hại sau thiên tai;
+ Thống kê, đánh
giá thiệt hại và đề xuất các biện pháp khôi phục sản xuất, kinh doanh, ổn định
đời sống cho Nhân dân.
1.3. Đối với lốc,
sét, mưa đá:
a) Ở cấp độ rủi ro
là cấp độ 1:
UBND các huyện,
thành phố, phường, xã, thị trấn căn cứ theo tình thực tế khẩn trương triển khai
phương án, kế hoạch ứng phó với lốc, sét, mưa đá tại địa phương. Thống kê, đánh
giá thiệt hại và tổng hợp, báo cáo về Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.
b) Ở cấp độ rủi ro
là cấp độ 2:
- Công tác tổ chức
phòng, tránh, ứng phó: chỉ đạo, tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dơi sát tình
hình mưa dông, sét, mưa đá, bố trí lãnh đạo chủ chốt thường trực để xử lý các
tình huống...
- Công tác tổ chức
khắc phục hậu quả:
+ Tổ chức vận động,
kêu gọi, kịp thời cứu trợ các cá nhân, hộ gia đình bị thiệt hại sau thiên tai;
+ Thống kê, đánh
giá thiệt hại và đề xuất các biện pháp khôi phục sản xuất, kinh doanh, ổn định
đời sống cho Nhân dân.
1.4. Đối với nắng
nóng, hạn hán:
a) Ở cấp độ rủi ro
là cấp độ 1:
UBND các huyện,
thành phố, phường, xã, thị trấn căn cứ theo tình tình thực tế khẩn trương triển
khai phương án, kế hoạch phòng, chống, ứng phó với nắng nóng, hạn hán tại địa
phương. Thống kê, đánh giá thiệt hại và tổng hợp, báo cáo về Ban Chỉ huy
PCTT&TKCN tỉnh.
b) Ở cấp độ rủi ro
là cấp độ 2:
Khơi thông, tu sửa
hệ thống kênh mương, tập trung các máy bơm nước khi cần. Chuẩn bị phương án giống
ngắn ngày, giống chịu hạn để thay thế.
1.5. Đối với rét hại,
sương muối:
a) Ở cấp độ rủi ro
là cấp độ 1:
UBND các huyện,
thành phố, phường, xã, thị trấn căn cứ theo tình tình thực tế khẩn trương triển
khai Phương án, kế hoạch phòng, chống, ứng phó với rét hại, sương muối tại địa
phương. Thống kê, đánh giá thiệt hại và tổng hợp, báo cáo về Ban Chỉ huy PCTT&TKCN
tỉnh.
b) Ở cấp độ rủi ro
là cấp độ 2, 3:
Chỉ đạo, theo dõi
sát diễn biến thời tiết, chủ động nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm, triển
khai biện pháp bảo vệ cho cây trồng, vật nuôi. Thống kê, đánh giá thiệt hại và
tổng hợp, báo cáo về Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh.
2. Biện pháp phòng ngừa
2.1. Nhóm
biện pháp phi công trình
- Tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu
quả thiên tai.
- Tiếp tục
hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách phù hợp với
điều kiện thực tế của địa phương.
- Nâng cao
vai trò, năng lực quản lý nhà nước về phòng chống thiên tai; kiện toàn, phân
công nhiệm vụ thành viên Ban chỉ huy, tổ chức, đào tạo, tập huấn bộ máy phòng
chống thiên tai các cấp.
- Nâng cao
năng lực cảnh báo, dự báo thiên tai; điều tra, đánh giá thiên tai, phân vùng
thiên tai. Trong đó, tập trung xây dựng các dạng bản đồ phòng, chống thiên tai
theo dạng số; tiếp tục xây dựng các trạm cảnh báo lũ trên các sông suối, các trạm
đo mưa tự động, trạm quan trắc khí tượng tự động.
- Xây dựng
phương án ứng phó thiên tai và phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp của
các hồ chứa thủy lợi, thủy điện.
- Ưu tiên
các nguồn lực cho công tác phòng, chống thiên tai; ứng dụng khoa học, công nghệ
trong phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
- Huy động
và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong phòng, chống thiên tai và khắc phục hậu
quả thiên tai.
- Tuyên
truyền, thông báo trên các phương tiện phát thanh, truyền hình về dự báo, cảnh
báo thiên tai, thời tiết nguy hiểm.
2.2. Nhóm
biện pháp công trình
a) Công
trình phòng, chống thiên tai
- Xây mới, sửa chữa,
nâng cấp hệ thống kè bảo vệ sông theo Kế hoạch số 164/KH-UBND ngày
30/9/2020 của UBND tỉnh về thực hiện Quyết định số 957/QĐ-TTg ngày 06/7/2020 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến
năm 2030.
- Xây mới, sửa
chữa, nâng cấp hệ thống công trình Thủy lợi theo Quyết định số 1922/QĐ-UBND
ngày 02/10/2020 của UBND tỉnh lạng Sơn về việc phê duyệt Đề án nâng cao năng lực
quản lý, đảm bảo an toàn và hiệu quả các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh
Lạng Sơn giai đoạn 2021-2030; Quan tâm đầu tư sửa chữa, nâng cấp và xây
dựng mới các công trình chống hạn trên địa bàn.
- Phân dòng
lũ làm giảm tác động của lũ quét vào khu vực cần bảo vệ; xây dựng, lắp đặt hệ
thống công trình quan trắc, cảnh báo thiên tai.
- Từng bước
đầu tư, xây dựng, lắp đặt các trạm quan trắc khí tượng, thủy văn chuyên dùng
trong lĩnh vực thủy lợi theo Kế hoạch số 122/KH-UBND ngày 18/7/2020 của UBND tỉnh
Lạng Sơn về Nâng cao năng lực quan trắc khí tượng, thủy văn chuyên dùng
trong lĩnh vực thủy lợi.
b) Công
trình giao thông
- Tập trung
đầu tư nâng cấp để 100% đường ô tô đến trung tâm xã được nâng cấp đi được bốn
mùa, quy mô xây dựng, nâng cấp đảm bảo tất cả các tuyến đường huyện đều được rải
nhựa hoặc bê tông xi măng; nâng cấp đường xã, liên xã quan trọng lên thành đường
huyện, cải tuyến kéo dài đường xã qua những khu vực cần thiết; 100% các tuyến
đường xã sau khi xây dựng, nâng cấp được bảo trì.
- Mở rộng khẩu
độ thoát lũ của hệ thống cầu cống của đường giao thông.
- Quy hoạch
hệ thống đường chuyên dùng đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất nông lâm nghiệp
kết hợp đường giao thông phục vụ cứu hộ cứu nạn, phòng, chống thiên tai.
c) Công
trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật; khu đô thị, khu dân cư nông
thôn
- Phát triển
khu đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp đồng bộ với giải pháp phòng chống ngập
lụt; tăng khả năng chống chịu của đô thị trước tác động của quá trình đô thị
hóa và đặc biệt là tác động của BĐKH.
- Khu dân
cư nông thôn: sắp xếp ổn định dân cư vùng thiên tai; xây dựng các khu (các xã),
điểm tái định cư (các bản) theo tiêu chí thông thôn mới.
- Xây dựng
các công trình công cộng gắn với giải pháp kết hợp thành nhà tránh lũ cộng đồng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai
3.1. Triển
khai công tác tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh
và nhu yếu phẩm thiết yếu; khắc phục thiệt hại bước đầu
- Sau thiên
tai, UBND các địa phương tổ chức thăm hỏi, động viên và hỗ trợ đối với các gia
đình bị thiệt hại do thiên tai; phân phát gạo cứu trợ, nhu yếu phẩm, hàng hóa
cho nhân dân bị thiệt hại, không để người dân bị đói, bị rét.
- Bộ Chỉ
huy Quân sự tỉnh chủ trì phối hợp UBND cấp huyện, tìm kiếm người bị nạn, sơ cấp
cứu, điều trị; cùng lực lượng xung kích, dân quân tự vệ địa phương giúp nhân
dân sửa chữa nhà cửa, làm nhà ở tạm, ổn định đời sống nhân dân.
- Công an tỉnh
tiếp tục triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ đảm bảo an ninh trật tự, an
toàn giao thông, không để các thế lực thù địch, tội phạm lợi dụng thiên tai
tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước và thực hiện các hành vi vi phạm trật tự
xã hội. Tích cực phối hợp với các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương
tại địa bàn thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ, hỗ trợ giúp đỡ nhân dân ổn định
cuộc sống.
- Sở Y tế
triển khai sơ cấp cứu, chữa bệnh cho nhân dân bị nạn; cung cấp thuốc chữa bệnh,
thuốc tiêu độc, khử trùng vệ sinh môi trường không để dịch bệnh bùng phát.
- Sở Nông
nghiệp và PTNT chỉ đạo, hướng dẫn khắc phục, tu sửa kênh mương, khôi phục trạm
bơm để phục vụ sản xuất; khử trùng chuồng trại không để phát sinh dịch bệnh
trong gia súc, gia cầm, để phát triển sản xuất, ổn định đời sống nhân dân vùng
thiên tai...
- Sở Giao
thông vận tải hướng dẫn khắc phục đoạn đường bị sạt lở, các cầu, cống bị hư hỏng,
bảo đảm giao thông bước 1. Đối với đoạn đường sạt lở nguy hiểm, cắm biển cảnh
báo để người dân chủ động phòng tránh..
- Công ty Điện
lực tổ chức khắc phục sự cố đường dây tải điện, trạm biến thế; vận hành an toàn
hệ thống điện phục vụ đời sống và sản xuất của Nhân dân.
- Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội phối hợp chính quyền địa phương rà soát, tổ chức thực
hiện tốt các chính sách của Trung ương và của tỉnh, đồng thời hướng dẫn UBND
các huyện, thành phố giải quyết các chính sách, chế độ trợ giúp đột xuất về hỗ
trợ đối với các gia đình có người chết, bị thương, nhà cửa bị đổ... do thiên
tai gây ra.
- Sở Công
Thương chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, doanh nghiệp/Hợp tác
xã/Ban quản lý kinh doanh, khai thác chợ chủ động đẩy mạnh khai thác, dự trữ lượng
hàng hóa tăng thêm đặc biệt là hàng hóa thiết yếu như: gạo, dầu ăn, thịt gia
súc, gia cầm, trứng, thực phẩm công nghệ chế biến (mỳ gói, lương khô, sữa,
bánh, nước uống đóng chai…) cấp phát cho nhân dân khi có thiên tai xảy ra,
không để dân bị đói, bị rét. Rà soát các kho hàng hóa trên địa bàn để chuẩn bị
sẵn sàng hỗ trợ cho các doanh nghiệp dự trữ hàng hóa phục vụ nhân dân nơi xảy
ra thiên tai.
- Sở Tài
chính cân đối nguồn dự phòng ngân sách, các nguồn tài chính hợp pháp khác đề xuất
nguồn chi hỗ trợ nhà ở bị sập, hư hỏng nặng; kinh phí khắc phục kè, đập, khôi
phục nước sạch, bảo đảm giao thông bước 1 sớm ổn định đời sống và phục vụ sản
xuất.
- Quỹ Phòng
chống thiên tai tỉnh chi cứu trợ khẩn cấp về lương thực, nước uống, thuốc chữa
bệnh và các nhu cầu cấp thiết cho người dân bị thiệt hại; hỗ trợ tu sửa trường
học, xử lý vệ sinh môi trường theo quy định...
- Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Tỉnh đoàn, Hội Phụ nữ tỉnh phối
hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kêu gọi hỗ trợ, tiếp nhận, cấp phát hàng,
tiền cứu trợ cho người dân bị thiệt hại đặc biệt ưu tiên hộ gia đình chính
sách, hộ nghèo, người tàn tật, cao tuổi, phụ nữ, trẻ em sớm ổn định cuộc sống.
3.2. Thống
kê, đánh giá thiệt hại, lập nhu cầu hỗ trợ
- Các sở,
ban, ngành, đơn vị thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa
bàn và các lĩnh vực phụ trách, cụ thể:
- UBND cấp
huyện tổ chức đánh giá, xác định thiệt hại ở địa phương về con người, nhà cửa,
về giáo dục, y tế, nông lâm nghiệp, thủy lợi, giao thông, thủy sản, thông tin
liên lạc, công nghiệp, xây dựng, nước sạch, vệ sinh môi trường và các công
trình khác trên địa bàn và báo cáo về UBND tỉnh, Thường trực Ban Chỉ huy
PCTT&TKCN tỉnh.
- Sở Giao
thông vận tải tỉnh Lạng Sơn trực tiếp đánh giá thiệt hại trên các tuyến đường
Quốc lộ, Đường tỉnh; tổng hợp số liệu đường huyện, xã của các huyện và báo cáo
UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh và đề xuất phương án khắc phục.
- Sở Nông
nghiệp và PTNT tổng hợp tình hình thiệt hại, báo cáo tổng hợp thiệt hại sau
thiên tai phạm vi toàn tỉnh, đề xuất hỗ trợ khẩn cấp.
- Các sở,
ngành, đơn vị theo lĩnh vực quản lý đánh giá, thống kê thiệt hại, báo cáo UBND
tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh và đề xuất hỗ trợ.
- Các chủ
doanh nghiệp kiểm tra, đánh giá thiệt hại của doanh nghiệp báo cáo chính quyền
địa phương.
Chương VII
LỒNG GHÉP NỘI DUNG PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
1. Các biện
pháp công trình
- Từng bước triển
khai theo thứ tự ưu tiên về xây dựng các công trình kè bảo vệ sông, danh mục theo
Kế
hoạch số 164/KH-UBND ngày 30/9/2020 của UBND tỉnh về thực hiện Quyết định số
957/QĐ-TTg ngày 06/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phòng, chống
sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030.
- Từng bước đầu tư, sửa chữa,
nâng cấp hệ thống công trình Thủy lợi theo Quyết định số 1922/QĐ-UBND ngày
02/10/2020 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc phê duyệt Đề án nâng cao năng lực quản
lý, đảm bảo an toàn và hiệu quả các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lạng
Sơn giai đoạn 2021-2030.
- Từng bước đầu tư,
xây dựng, lắp đặt các trạm quan trắc khí tượng, thủy văn chuyên dùng trong lĩnh
vực thủy lợi theo Kế hoạch số 122/KH-UBND ngày 18/7/2020 của UBND tỉnh Lạng Sơn
về Nâng cao năng lực quan trắc khí tượng, thủy văn chuyên dùng trong lĩnh vực
thủy lợi.
- Tập trung
đầu tư nâng cấp để 100% đường ô tô đến trung tâm xã được nâng cấp đi được bốn
mùa, quy mô xây dựng, nâng cấp đảm bảo tất cả các tuyến đường huyện đều được rải
nhựa hoặc bê tông xi măng; nâng cấp đường xã, liên xã quan trọng lên thành đường
huyện, cải tuyến kéo dài đường xã qua những khu vực cần thiết; 100% các tuyến
đường xã sau khi xây dựng, nâng cấp được bảo trì.
- Công
trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật; khu đô thị, khu dân cư nông
thôn.
2. Các biện
pháp phi công trình
a) Biện
pháp xây dựng cơ chế, chính sách, kiện toàn tổ chức, bộ máy và tăng cường năng
lực về phòng, chống thiên tai lồng ghép vào nhiệm vụ hoàn thiện thể
chế, chính sách.
- Rà soát xây
dựng và ban hành các chính sách về phòng, chống thiên tai thuộc thẩm quyền của Ủy
ban nhân dân tỉnh bảo đảm đồng bộ, thống nhất, tạo môi trường pháp lý đầy đủ,
phù hợp thực tiễn, đáp ứng yêu cầu về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên
tai. Xây dựng ban hành và hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định số
78/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ về thành lập và quản lý Quỹ
phòng, chống thiên tai.
- Triển khai thực
hiện tốt các chế độ, chính sách về hỗ trợ cho nhân dân vùng bị thiệt hại do
thiên tai trên địa bàn tỉnh. Rà soát, kiến nghị, sửa đổi bổ sung các chế độ,
chính sách cho việc thực hiện các nhiệm vụ phòng chống thiên tai.
- Hằng năm rà soát, kiện
toàn tổ chức bộ máy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn các cấp theo hướng
tinh gọn, chuyên nghiệp, đủ năng lực, quyền hạn, hiệu lực, hiệu quả để chỉ đạo,
chỉ huy điều hành kịp thời công tác phòng, chống thiên tai. Phân công, phân cấp
trách nhiệm, quy định cơ chế phối hợp cụ thể giữa các cơ quan, lực lượng, đảm bảo
công tác chỉ đạo phòng, chống thiên tai kịp thời, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả.
b) Biện
pháp nâng cao nhận thức, kiến thức cho cộng đồng về phòng, chống thiên tai lồng
ghép vào nhiệm vụ tuyên truyền tổ chức thực hiện Kế hoạch.
- Xây dựng
kế hoạch và triển khai thực hiện nâng cao nhận thức cộng đồng, quản lý rủi ro
thiên tai dựa vào cộng đồng theo Quyết định số 553/QĐ-TTg ngày 06
tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức cộng
đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đến năm 2030”;
- Tổ chức triển
khai áp dụng bộ tài liệu tập huấn cho lực lượng xung kích phòng chống thiên tai
cấp xã đã được Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai ban hành tại Quyết
định số 15/TWPCTT ngày 23/7/2021.
c) Các biện
pháp mềm, dựa vào tự nhiên như: Trồng, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, lồng
ghép vào nhiệm vụ phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, phát triển các
hạ tầng xanh để phòng chống thiên tai
d) Biện
pháp bố trí, sắp xếp lại dân cư nhằm tránh những vùng có nguy cơ xảy ra thiên
tai cao, lồng ghép vào định hướng, nhiệm vụ phát triển không gian kinh tế - xã
hội; phát triển hệ thống đô thị và nông thôn.
Tiếp tục rà
soát, ưu tiên kinh phí cho việc “Bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó
khăn, biên giới, di cư tự do, khu rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai
đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030”.
e) Các biện
pháp khác:
- Mở rộng
vùng cây trồng tập trung, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng thương hiệu và tiêu chuẩn
chất lượng các sản phẩm nông sản, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, mẫu mã và quy
cách của thị trường trong nước và các nước nhập khẩu.
- Quản lý bảo
vệ vốn rừng hiện có đảm bảo năng lực phòng hộ đầu nguồn cho các công trình thủy
điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh; hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn biên giới
hình thành chuỗi cung ứng dịch vụ môi trường rừng bền vững giữa bên cung ứng dịch
vụ môi trường và bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng. Sử dụng có hiệu quả nguồn
kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng để đầu tư trở lại cho công tác phát
triển vốn rừng, trồng cây lâm nghiệp đa mục đích, cây ăn quả, cây lâm sản ngoài
gỗ, dược liệu.... để cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng dịch vụ môi trường
rừng.
- Nâng cao trữ
lượng, chất lượng rừng tự nhiên thông qua các biện pháp nuôi dưỡng, làm giàu rừng,
cải tạo rừng. Đồng thời tăng năng suất, sản lượng rừng sản xuất tại các địa bàn
có điều kiện phát triển để đáp ứng yêu cầu về nguồn nguyên liệu tại địa phương.
- Tập trung
phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập
cho cư dân nông thôn, hoàn thành hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn
xã, ưu tiên những xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn.
Chương VIII
NHIỆM VỤ ĐẾN NĂM 2025, NGUỒN LỰC VÀ TIẾN ĐỘ
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
1. Nhiệm vụ năm 2022
- Tiếp tục
thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai
- Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và TKCN về công tác phòng, chống và
giảm nhẹ thiên tai....;
- Tiếp tục
triển khai công tác khắc phục hậu quả thiên tai xảy ra từ ngày
10-12/5/2022 trên địa bàn bằng nguồn vốn của địa phương và nguồn vốn TW (nếu
có)...
- Tiếp tục
thực hiện Kế hoạch số 137-KH/TU ngày 03/7/2020 của Tỉnh ủy Lạng Sơn về công tác
phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Chỉ đạo các cơ quan Đảng,
chính quyền, đơn vị trên địa bàn theo chức năng nhiệm vụ triển khai thực hiện
các nội dung trong phạm vi quản lý;
- Hoàn thiện
và ban hành các Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về mô hình quản lý Quỹ phòng
chống thiên tai tỉnh Lạng Sơn theo Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 01/08/2021 của
Chính phủ;
- Tiếp tục
xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai thực hiện đề án Nâng cao nhận thức
cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại
Quyết định số 553/QĐ-TTg ngày 06/4/2021;
- Tiếp tục triển
khai Kế hoạch số 150/KH-UBND ngày 03/9/2020 của UBND tỉnh về triển khai thực
hiện Quyết định số 987/QĐ-TTg ngày 09/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch
số 137-KH/TU ngày 03/7/2020 của Tỉnh ủy Lạng Sơn về công tác phòng ngừa, ứng
phó, khắc phục hậu quả thiên tai; Kế hoạch số 123/KH-UBND về việc thực
hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống
thiên tai
2. Nhiệm vụ
đến năm 2025
- Tiếp tục kiện
toàn hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác phòng, chống thiên
tai; kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp,
các ngành để thống nhất công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phòng,
chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ở mỗi cấp, mỗi ngành. Phân công nhiệm vụ cụ
thể cho từng thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN bảo đảm chế độ thông tin, báo
cáo kịp thời giữa Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp, các ngành; rà soát, cập nhật
điều chỉnh Kế hoạch củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của lực lượng
xung kích phòng chống thiên tai.
- Từng bước
đầu tư, xây dựng, lắp đặt các trạm quan trắc khí tượng, thủy văn chuyên dùng
trong lĩnh vực thủy lợi theo Kế hoạch số 122/KH-UBND ngày 18/7/2020 của UBND tỉnh
Lạng Sơn về Nâng cao năng lực quan trắc khí tượng, thủy văn chuyên dùng trong
lĩnh vực thủy lợi.
- Cập nhật,
bổ sung, hoàn thiện các phương án chủ động phòng, chống, ứng phó với thiên tai;
xây dựng Phương án Phòng, chống thiên tai ứng với cấp độ rủi ro;
- Triển
khai xây dựng Kế hoạch, thực hiện đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý
rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh.
- Nâng cao
chất lượng thông tin, truyền tin, dự báo, cảnh báo thời tiết và thiên tai đến cộng
đồng và người dân; đồng thời nâng cao năng lực ứng phó của các cấp chính quyền,
đặc biệt tại cơ sở xã, thôn,bản, cộng đồng dân cư đảm bảo thông tin chỉ đạo kịp
thời, thông suốt.
- Quản lý,
đầu tư, duy tu, đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo chất lượng xây dựng các dự án,
công trình trọng điểm về phòng chống thiên tai, công trình thủy lợi, giao thông
để bảo vệ dân cư và ổn định sản xuất, kinh doanh.
- Đầu tư
nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của cơ quan tham mưu chỉ đạo điều hành
phòng chống thiên tai cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã để đảm bảo chỉ huy, chỉ đạo
điều hành phòng chống, ứng phó thiên tai.
- Tổ chức
rà soát, bố trí, sắp xếp dân cư di dời khỏi vùng thiên tai.
- Điều tra hiện
trạng về lũ quét, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, suối; Điều tra, đánh giá hiện trạng
lòng dẫn, công trình phòng chống sạt lở bờ sông, bờ suối và đề xuất giải pháp
phòng chống sạt lở; đo đạc địa hình lòng dẫn các sông chính phục vụ dự báo,
phòng tránh thiên tai, sạt lở bờ sông, suối; xây dựng phương án chỉnh trị sông,
suối, phòng chống sạt lở bờ sông.
- Thường
xuyên đôn đốc, kiểm tra việc bảo đảm an toàn cho các hồ chứa thủy lợi, thủy điện,
hệ thống công trình thủy lợi; có kế hoạch sửa chữa kịp thời những công trình hư
hỏng; lập phương án cụ thể phòng chống hạn hán, đảm bảo an toàn tuyệt đối với
các hồ chứa, an toàn công trình trong mùa mưa lũ; ổn định phục vụ đời sống sinh
hoạt và sản xuất.
- Tái cơ cấu
sản xuất nông nghiệp gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích ứng với
biến đổi khí hậu; bảo vệ và phát triển rừng; nâng chất lượng và tỷ lệ che phủ rừng.
- Ứng dụng
khoa học công nghệ hiệu quả trong phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên
tai; nghiên cứu các thành tựu khoa học, công nghệ, đầu tư trang thiết bị hiện đại
trong phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường.
- Lồng ghép
và sử dụng hiệu quả các nguồn lực phòng chống thiên tai, Quỹ phòng chống thiên
tai, các nguồn lực hợp pháp khác. Kết hợp các nguồn lực của tỉnh với nguồn kinh
phí khác để thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án, chương trình
phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, bảo vệ môi trường và thích ứng
với biến đổi khí hậu.
3. Xác định nguồn lực
Trong điều
kiện kinh tế hiện nay, muốn đạt được nhiệm vụ đề ra cần phải huy động vốn từ
nhiều nguồn khác nhau, kết hợp lồng ghép các chương trình khác nhau như:
- Vốn của
Chính Phủ về phòng chống thiên tai; nguồn vốn này có thể sử dụng cho một số hạng
mục công tác tuyên truyền, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác phòng tránh
thiên tai; di dân, tái định cư ra khỏi vùng thiên tai; xử lý các điểm úng ngập
cục bộ…
- Vốn của
ngành giao thông đối với những công trình chống sạt lở ta luy đường giao thông;
nâng cấp đường giao thông phục vụ cứu hộ, cứu nạn.
- Vốn xây dựng
cơ bản tập trung hàng năm: Ưu tiên bố trí các công trình phòng, chống thiên tai
kết hợp phát triển đô thị và các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác.
- Vốn hỗ trợ
có mục tiêu và các chương trình mục tiêu: bố trí thực hiện theo hướng tập trung
cho các công trình dự án trọng điểm, đảm bảo đúng mục tiêu, nhiệm vụ của từng
chương trình, dự án. Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn để đẩy nhanh tiến độ,
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Vốn từ
các nguồn tài trợ ODA của nước ngoài, vốn vay từ các ngân hàng WB, ADB về phát
triển kinh tế xã hội và phòng chống thiên tai. Tập trung cho các dự án liên
vùng. Rà soát các dự án đang triển khai để có giải pháp đẩy nhanh tiến độ, sớm
đưa công trình vào sử dụng. Tập trung thu hút các dự án có tỷ lệ vốn đối ứng từ
ngân sách địa phương thấp (không quá 25-30%). Trong dự án một số hạng mục cần
nguồn vốn lớn, ngân sách trung ương lại hạn hẹp nên nguồn vốn này có thể được sử
dụng cho một số hạng mục như lắp đặt các biển cảnh báo, trạm cảnh báo; xây dựng
hệ thống công trình kè...
- Đối với
nguồn đầu tư của các Bộ, ngành: Chủ động phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư,
nhất là phối hợp đền bù, giải phóng mặt bằng, trong đó công tác quy hoạch, tái
định cư, vốn đối ứng cần đẩy nhanh một bước, nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án
trọng điểm, mang tính chiến lược.
(Chi tiết các hoạt động như phụ lục kèm
theo)
Chương IX
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC VÀ ĐỊA
PHƯƠNG
I. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
1. Ban Chỉ huy
phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: chỉ đạo, đôn đốc
các Sở, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai trong phạm
vi quản lý, tổ chức triển khai thực hiện; chủ trì, phối hợp với cơ quan liên
quan tổ chức điều phối các hoạt động trong kế hoạch.
2. Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
Là cơ quan
đầu mối, chủ trì, phối hợp với các đơn vị, Ủy ban nhân dân
các huyện, thành phố triển khai thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp của kế hoạch
đồng bộ, kịp thời, hiệu quả. Theo dõi, đôn đốc các địa phương, đơn vị triển
khai thực hiện kế hoạch; định kỳ 6 tháng, năm, tổng hợp kết quả triển khai, báo
cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, các Bộ, ngành Trung ương theo quy định.
Tăng cường
thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng chống thiên tai nhằm nâng cao
nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai; quản lý thực hiện nội dung quy
hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi trong quy hoạch tỉnh; nghiên cứu, ứng
dụng khoa học công nghệ, hướng dẫn điều chỉnh sản xuất, phát triển giống cây trồng,
vật nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động phòng chống thiên tai.
Nâng cấp cơ
sở vật chất Văn phòng Thường trực của cơ quan làm công tác chỉ đạo, tham mưu
phòng chống thiên tai tại cấp tỉnh và cấp huyện đảm bảo tiếp nhận, xử lý thông
tin, tham mưu ra quyết định kịp thời công tác ứng phó thiên tai.
3. Sở Tài
chính: phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan, đơn vị liên quan
căn cứ khả năng ngân sách địa phương, cân đối, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh
phí triển khai thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, dự án trên theo quy định...
4. Sở Kế hoạch
và Đầu tư
Chủ trì phối
hợp với các cơ quan, đơn vị tổng hợp, lồng ghép các nội dung phòng
chống thiên tai vào Quy hoạch tỉnh, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng
năm, 05 năm của tỉnh. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị trong việc
thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và địa phương.
Chủ trì phối
hợp với Sở Tài chính và các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, cân đối bố trí vốn
đầu tư trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm để thực hiện các dự án
phòng chống thiên tai và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra trên cơ sở danh
mục các dự án do các cơ quan, đơn vị đề xuất theo quy định của pháp luật.
5. Bộ Chỉ
huy Quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh
- Chủ trì, phối hợp, hỗ trợ các địa
phương, đơn vị trong công tác tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập phòng,
chống thiên tai cho lực lượng xung kích cấp xã; tập huấn lái xuồng; chỉ đạo cơ
quan, đơn vị trực thuộc tổ chức lực lượng, sẵn sàng phương tiện, trang thiết
bị, vật tư chuyên dùng để ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu
nạn; chỉ đạo cơ quan quân sự địa phương tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thực
hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
- Thường xuyên kiểm
tra và có kế hoạch tổ chức tập kết, quản lý, sử dụng các phương tiện, trang thiết
bị để tham gia ứng phó kịp thời, có hiệu quả công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ
khi xảy ra thiên tai; đặc biệt là tại các khu vực xung yếu (ven sông, suối, vùng
trũng thấp…). Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ PCTT và TKCN theo sự phân công của
Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.
- Bộ Chỉ huy quân sự
tỉnh thống nhất chỉ huy các lực lượng vũ trang (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh,
Công an tỉnh) trong công tác tìm kiếm cứu nạn.
- Công an tỉnh đảm
bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, không để các thế lực thù địch, tội phạm
lợi dụng thiên tai tuyên truyền, hoạt động xâm phạm trật tự an toàn xã hội.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường: chỉ
đạo, phối hợp với các ngành, địa phương tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc khai
thác khoáng sản, cát sỏi lòng sông, nước ngầm hạn chế làm tăng nguy cơ sạt lở.
7. Sở Giao thông vận
tải
- Phối hợp các địa
phương, đơn vị kiểm tra bảo đảm giao thông thông suốt phục vụ công tác cứu hộ, cứu
nạn, sơ tán dân; điều phối, kiểm soát an toàn giao thông ở khu vực xảy ra thiên
tai.
- Có kế hoạch dự
phòng huy động phương tiện vận tải đường bộ phù hợp với địa hình khi xảy ra
thiên tai để kịp thời đáp ứng yêu cầu sơ tán dân cư, lực lượng cứu nạn, cứu hộ,
cứu trợ... theo lệnh của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh. Xây dựng phương án của
ngành để tham gia ứng phó khắc phục hậu quả thiên tai kịp thời, hiệu quả.
8. Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội
Tham mưu, tổ
chức thực hiện tốt các chính sách của Chính phủ và của tỉnh về hỗ trợ đối với
các gia đình có người chết, bị thương, nhà bị đổ... do thiên tai gây ra, đồng
thời hướng dẫn UBND các huyện, thành phố giải quyết các chính sách, chế độ trợ
giúp đột xuất cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi thiên tai theo quy định tại
Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính
sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
9. Sở Xây
dựng: chỉ đạo rà soát, chú trọng công tác bảo đảm an toàn phòng,
chống thiên tai trong quá trình lập, điều chỉnh quy hoạch xây dựng, quy hoạch
đô thị, nông thôn phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội. Phổ biến, tuyên truyền
các tài liệu hướng dẫn theo chỉ đạo của Bộ Xây dựng về đảm
bảo an toàn phòng, chống thiên tai trong lĩnh vực xây dựng...
10. Sở Công Thương:
có kế hoạch bảo đảm về dự trữ nhiên liệu, hàng hóa nhu yếu phẩm trong khắc
phục hậu quả thiên tai. Xây dựng phương án của ngành để tham gia ứng phó, khắc
phục hậu quả thiên tai, ứng phó với tình huống thiên tai xảy ra. Đôn đốc, kiểm
tra, giám sát các chủ đập thủy điện thực hiện đầy đủ trách nhiệm của đơn vị đã
được quy định tại quy trình vận hành hồ chứa được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
11. Uỷ ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã
hội: tổ chức phát động, kêu gọi, ủng hộ, lập kế hoạch hỗ trợ Nhân dân để ổn định
đời sống, sinh hoạt vùng bị thiên tai.
12. Đài Phát
thanh và Truyền hình tỉnh, các cơ quan truyền thông trên địa bàn: thực
hiện chế độ phát tin cảnh báo, thông báo, truyền tin khi xảy ra thiên tai theo
quy định, thực hiện các chương trình chuyên đề về phòng, chống, ứng phó thiên
tai theo quy định.
13. Ủy ban nhân dân các huyện, thành
phố: chỉ đạo xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch
phòng, chống thiên tai gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương. Tổ chức thực hiện đầy đủ các mục tiêu, nội dung của kế hoạch, các
chương trình, đề án, dự án phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai thuộc phạm vi trách
nhiệm quản lý. Đẩy mạnh thực hiện Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý
rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, chú trọng tổ chức bộ máy, huy động nguồn
lực cho lực lượng xung kích tại cơ sở, cộng đồng theo phương châm “4 tại chỗ”.
Cân đối nguồn ngân sách địa phương, đồng thời huy động nguồn lực hợp pháp khác
để thực hiện nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của địa phương và kế hoạch phòng, chống
thiên tai ở địa phương. Tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch ở
địa phương.
14. Các Sở, ngành có
liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị triển khai công tác phòng, chống
và giảm nhẹ thiên tai trong phạm vi quản lý. Tổ chức lồng ghép nội dung phòng
chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành, tổ chức triển
khai thực hiện nội dung của kế hoạch theo chức năng quản lý nhà nước và nhiệm
vụ được giao.
II. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
1. Báo cáo
đột xuất
Các sở,
ban, ngành và UBND cấp huyện khi triển khai các hoạt động phi công trình, công
trình theo kế hoạch gặp khó khăn về nhân lực, tài chính hoặc gặp sự cố ảnh hưởng
đến tính mạng, tài sản phải báo cáo đột xuất về UBND tỉnh, Ban Chỉ huy
PCTT&TKCN tỉnh để kịp thời xử lý. Trong báo cáo đột xuất nêu tóm tắt sự việc,
những khó khăn cần giải quyết.
2. Báo cáo
định kỳ
- Định kỳ 6
tháng 1 lần các sở, ban, ngành, đơn vị và UBND cấp huyện thực hiện báo cáo định
kỳ các hoạt động phi công trình, công trình theo kế hoạch về UBND tỉnh, Ban Chỉ
huy PCTT&TKCN tỉnh. Trong báo cáo định kỳ nêu rõ kết quả đạt được, những
khó khăn và tồn tại cần giải quyết.
- Cuối năm
các Sở, ban, ngành, đơn vị và UBND cấp huyện báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch
PCTT 6 tháng và báo cáo năm về UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh. Trong
báo cáo cuối năm nêu rõ tình hình thiên tai ở địa phương, ảnh hưởng thiên tai đến
lĩnh vực quản lý của các sở, ban, ngành; công tác triển khai các hoạt động PCTT
theo kế hoạch; những thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm và những kiến nghị
cần quan tâm, giải quyết.
- Trên cơ sở
báo cáo của các sở, ban, ngành, đơn vị và UBND các huyện, thành phố Sở Nông
nghiệp và PTNT tổng hợp báo cáo chung...
III. RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ, CẬP NHẬT KẾ HOẠCH
1. UBND cấp
huyện, các sở, ban ngành, đơn vị phân công cán bộ giám sát, đánh giá và báo cáo
việc thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, dự án trong kế hoạch được giao định
kỳ 6 tháng và cuối năm.
2. Trên cơ sở
báo cáo đánh giá của UBND cấp huyện, các sở, ban, ngành và đơn vị, Sở Nông nghiệp
và PTNT rà soát nội dung, tiến độ thực hiện kế hoạch PCTT đến năm 2025, tiến
hành điều chỉnh, cập nhật kế hoạch hàng năm phù hợp với tình hình thực tiễn,
báo cáo UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
3. Sở Nông
nghiệp và PTNT chủ trì tổ chức đánh giá định kỳ hàng năm việc thực hiện Kế hoạch
PCTT và TKCN cấp tỉnh. Đánh giá những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực
hiện, bài học kinh nghiệm và kiến nghị UBND tỉnh điều chỉnh nội dung, giải pháp
thực hiện. Trong điều kiện thiên tai xảy ra đặc biệt lớn, thiệt hại nặng nề, Sở
Nông nghiệp và PTNT tổ chức đánh giá thiệt hại, nhu cầu tái thiết sau thiên tai
và rà soát, cập nhật kế hoạch PCTT giai đoạn 2021-2025, báo cáo UBND tỉnh xem
xét.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Căn cứ Kế
hoạch Phòng chống thiên tai đến năm 2025 của tỉnh, các Sở, ban, ngành, đơn vị,
đoàn thể, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã khẩn trương tiến hành rà soát, bổ
sung phương án Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của cơ quan, địa
phương mình; lồng ghép các nhiệm vụ, chương trình, dự án được giao vào kế hoạch
phát triển của sở, ngành, đơn vị, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa
phương để tổ chức thực hiện đạt hiệu quả.
2. Các cơ
quan, doanh nghiệp Trung ương đóng trên địa bàn cần chủ động xây dựng kế hoạch
PCTT&TKCN theo chu kỳ 5 năm theo lĩnh vực quản lý phù hợp với đặc điểm,
tình hình thiên tai của tỉnh; phối hợp tích cực với các sở, ban, ngành của tỉnh
trong công tác phòng chống giảm nhẹ thiên tai.
3. Giao Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực về phòng chống thiên
tai tổ chức kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành, đơn vị, Ủy ban nhân dân cấp
huyện, các cơ quan, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và cá nhân liên quan trên địa
bàn tỉnh triển khai thực hiện Kế hoạch này và thực hiện chế độ báo cáo theo quy
định./.
PHỤ LỤC: I
DỰ KIẾN KINH PHÍ BAN CHỈ HUY PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM
CỨU NẠN NĂM 2023-2025
STT
|
Nội dung chi
|
Số tiền (đồng)
|
1
|
Chi phụ cấp
lương, làm thêm giờ
|
420000000
|
2
|
Các khoản phúc lợi
tập thể
|
9000000
|
3
|
Chi thanh toán dịch
vụ công cộng
|
114000000
|
4
|
Chi mua vật tư
văn phòng
|
90000000
|
5
|
Chi thanh toán thông
tin, tuyên truyền
|
15000000
|
6
|
Chi công tác phí
|
60000000
|
7
|
Chi Hội nghị
|
6000000
|
8
|
Chi Thuê mướn
|
21000000
|
9
|
Chi sửa chữa tài
sản
|
75000000
|
10
|
Chi phí khác
|
90000000
|
|
Tổng cộng
|
900.000.000
|
PHỤ LỤC: II
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI CẦN SỬA CHỮA, NÂNG CẤP GIAI
ĐOẠN 2023-2025
STT
|
Tên công trình
|
Địa điểm xây dựng (xã, huyện)
|
Thời gian dự kiến TH
|
L mương đất (km)
|
Dự kiến kinh phí (triệu đồng)
|
Tổng
|
TW
|
ĐP
|
I
|
Năm 2023
|
|
|
|
|
|
|
1
|
HT Đập Khau Puồng
|
Quảng Lạc, TP.Lạng Sơn
|
2023
|
0,85
|
1.000
|
|
1.000
|
2
|
Đập Nặm Slin
|
Hồng Phong, H Bình Gia
|
2023
|
0,5
|
1.000
|
|
1.000
|
3
|
Đập Pắc Dắm
|
Hồng Phong, H Bình Gia
|
2023
|
3,4
|
2.000
|
|
2.000
|
4
|
Đập Nà Ngòa
|
Hoa Thám, H Bình Gia
|
2023
|
2,5
|
1.500
|
|
1.500
|
5
|
Đập Đông Khúm
|
Hoa Thám, H Bình Gia
|
2023
|
1,0
|
1.500
|
|
1.500
|
6
|
Đập Nà Bóop
|
Quý Hòa, H Bình Gia
|
2023
|
2,0
|
1.000
|
|
1.000
|
7
|
Mương Phai Tắc
Sinh
|
Tân Minh, H Tràng Định
|
2023
|
5,0
|
3.000
|
|
3.000
|
8
|
Mương Phai Pệt
|
Tân Minh, H Tràng Định
|
2023
|
6,0
|
3.000
|
3.000
|
|
9
|
Đập Khuổi Deng
|
Đội Cấn, H Tràng Định
|
2023
|
1
|
1.500
|
|
1.500
|
10
|
Đập Phai Mòng
|
Chií Minh, H Tràng Định
|
2023
|
|
1.000
|
|
1.000
|
11
|
TBĐ Nà Pheo
|
Thanh Lòa, H Cao Lộc
|
2023
|
|
1.000
|
|
1.000
|
12
|
TBĐ Bốt Đổ
|
Gia Cát, H Cao Lộc
|
2023
|
|
1.500
|
|
1.500
|
13
|
Mương Nà Piều
|
Yên Trạch, H Cao Lộc
|
2023
|
1,0
|
1.000
|
|
1.000
|
14
|
Mương Khau Mạ
|
Yên Trạch, H Cao Lộc
|
2023
|
1,5
|
1.500
|
|
1.500
|
15
|
Đập Vằng Thó
|
Hải Yến, H Cao Lộc
|
2023
|
0,6
|
600
|
|
600
|
16
|
Đập Khau Lòong
|
Song Giang, H Văn Quan
|
2023
|
3,2
|
2.000
|
2.000
|
|
17
|
Bơm thủy luân Cốc
Tém
|
Khánh Khê, H Văn Quan
|
2023
|
1,2
|
1.000
|
|
1.000
|
18
|
Mương Cốc Tàn
|
Khánh Khê, H Văn Quan
|
2023
|
4,0
|
2.000
|
|
2.000
|
19
|
Đập Khun Hổ
|
Tràng Sơn, H Văn Quan
|
2023
|
|
1.000
|
|
1.000
|
20
|
Đập Phai Cháu
|
Tú Xuyên, H Văn Quan
|
2023
|
3,0
|
2.000
|
|
2.000
|
21
|
Hồ Lũng Vài
|
xã Bắc Hùng, H Văn Lãng
|
2023
|
|
2.000
|
|
2.000
|
22
|
Đập Nà So
|
Thụy Hùng, H Văn Lãng
|
2023
|
0,4
|
1.000
|
|
1.000
|
23
|
HT Đập Tân Thanh
|
Tân Thanh, H Văn Lãng
|
2023
|
|
2.000
|
|
2.000
|
24
|
TBĐ Tân Mỹ
|
Tân Mỹ , H Văn Lãng
|
2023
|
1,7
|
2.000
|
|
2.000
|
25
|
TBĐ Minh Lễ
|
Minh Tiến, H Hữu Lũng
|
2023
|
1,3
|
2.000
|
|
2.000
|
26
|
Ao Kế Trạ
|
Vân Nham, H Hữu Lũng
|
2023
|
2,0
|
2.000
|
|
2.000
|
27
|
Đập Ruộng Phấn
|
Tân Lập, H Hữu Lũng
|
2023
|
|
1.000
|
|
1.000
|
28
|
Đập Gốc Mít
|
Tân Lập, H Hữu Lũng
|
2023
|
|
1.000
|
|
1.000
|
29
|
Hồ Cầu Ván
|
Đô Lương, H Hữu Lũng
|
2023
|
4,7
|
2.000
|
|
2.000
|
30
|
Đập Nà Cai
|
Quan Sơn, H Chi Lăng
|
2023
|
0,2
|
1.000
|
|
1.000
|
31
|
Đập Pắc Piếng
|
Quan Sơn, H Chi Lăng
|
2023
|
|
1.000
|
|
1.000
|
32
|
Đập Nà Nghè
|
Lâm Sơn, H Chi Lăng
|
2023
|
0,8
|
1.500
|
|
1.500
|
33
|
Đập Phai Muối
|
Trấn Yên, H Bắc Sơn
|
2023
|
0,0
|
1.000
|
|
1.000
|
34
|
Đập Phai Thẳm
|
Trấn Yên, H Bắc Sơn
|
2023
|
0,4
|
1.000
|
|
1.000
|
35
|
Đập Phai Bã
|
Trấn Yên, H Bắc Sơn
|
2023
|
0,1
|
1.000
|
|
1.000
|
36
|
P. Gốc Tứ
|
Nhất Hòa, H Bắc Sơn
|
2023
|
0,8
|
1.500
|
|
1.500
|
37
|
Đập Nà Van
|
Tú Mịch, H Lộc Bình
|
2023
|
|
800
|
|
800
|
38
|
TBĐ Bản Quyến
|
Tú Đoạn, H Lộc Bình
|
2023
|
|
1.000
|
|
1.000
|
39
|
TBĐ Bản Bằng 1
|
Tú Đoạn, H Lộc Bình
|
2023
|
|
1.000
|
|
1.000
|
40
|
Đập Khuổi Hẩu
|
Bính Xá, H Đình Lập
|
2023
|
1,5
|
1.000
|
|
1.000
|
41
|
Đập Nà Táng
|
Bính Xá, H Đình Lập
|
2023
|
1,5
|
1.000
|
|
1.000
|
42
|
Đập Tắp Tính
|
Bắc Xa, H Đình Lập
|
2023
|
1,3
|
2.000
|
|
2.000
|
II
|
Năm 2024
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Đập Bản Nhầng
|
Quảng Lạc, TP.Lạng Sơn
|
2024
|
0,3
|
500
|
|
500
|
2
|
Đập Nà Phường
|
Quang Trung, H Bình Gia
|
2024
|
1,2
|
1.000
|
|
1.000
|
3
|
Đập Nà Slài
|
Quang Trung, H Bình Gia
|
2024
|
2,0
|
2.000
|
|
2.000
|
4
|
Mương Nà Mòi
|
Yên Lỗ, H Bình Gia
|
2024
|
0,3
|
500
|
|
500
|
5
|
Mương Khuổi Sloc
|
Yên Lỗ, H Bình Gia
|
2024
|
0,9
|
1.000
|
|
1.000
|
6
|
Đập Hua Khao
|
xã Đại Đồng, H Tràng Định
|
2024
|
|
1.500
|
|
1.500
|
7
|
Phai Khuổi Xỏm
|
xã Đại Đồng, H Tràng Định
|
2024
|
|
1.000
|
|
1.000
|
8
|
Phai Khau Ngù
|
xã Đại Đồng, H Tràng Định
|
2024
|
|
1.000
|
|
1.000
|
9
|
Đập Phai Siếc
|
xã Quốc Khánh, H Tràng Định
|
2024
|
|
1.000
|
|
1.000
|
10
|
TBĐ Thổng Lệnh
|
Gia Cát, H Cao Lộc
|
2024
|
|
1.500
|
|
1.500
|
11
|
TBĐ Bắc Nga
|
Gia Cát, H Cao Lộc
|
2024
|
0,3
|
1.000
|
|
1.000
|
12
|
Đập, Mương Phai Cằm
|
Thạch Đạn, H Cao Lộc
|
2024
|
0,4
|
500
|
|
500
|
13
|
Đập, Mương
Phai Slỳ
|
Thạch Đạn, H Cao Lộc
|
2024
|
0,6
|
1.000
|
|
1.000
|
14
|
Đập Bản Sâm
|
Cao Lâu, H Cao Lộc
|
2024
|
0,8
|
1.000
|
|
1.000
|
15
|
Đập Nà Nhì
|
Tú Xuyên, H Văn Quan
|
2024
|
1,0
|
1.000
|
|
1.000
|
16
|
Trạm bơm Soong Cạn
|
Tú Xuyên, H Văn Quan
|
2024
|
1,1
|
1.000
|
|
1.000
|
17
|
Trạm bơm thủy
luân Nà Tềnh
|
Vĩnh Lại, H Văn Quan
|
2024
|
|
1.500
|
|
1.500
|
18
|
Đập Tặng Hán
|
Xuân Mai, H Văn Quan
|
2024
|
|
1.000
|
|
1.000
|
19
|
Đập Tặng Máy
|
Xuân Mai, H Văn Quan
|
2024
|
0,5
|
1.000
|
|
1.000
|
20
|
Đập Nà Slài
|
Hoàng Văn Thụ, H Văn Lãng
|
2024
|
|
1.000
|
|
1.000
|
21
|
Đập Nà Măn
|
Hoàng Văn Thụ, H Văn Lãng
|
2024
|
|
1.000
|
|
1.000
|
22
|
Đập Khun Slíu
|
Nhạc Kỳ, H Văn Lãng
|
2024
|
|
1.500
|
|
1.500
|
23
|
Đập Bản Gioong
|
Trùng Quán, H Văn Lãng
|
2024
|
0,4
|
1.000
|
|
1.000
|
24
|
Trạm bơm dầu Pắc
Hẻo I
|
Đô Lương, H Hữu Lũng
|
2024
|
6,8
|
2.000
|
|
2.000
|
25
|
Trạm bơm dầu thôn
Trãng
|
Quyết Thắng, H Hữu Lũng
|
2024
|
|
1.000
|
|
1.000
|
26
|
Trạm bơm dầu Gạo
Trong
|
Yên Thịnh, H Hữu Lũng
|
2024
|
2,4
|
1.500
|
|
1.500
|
27
|
Đập dâng Trại Dạ
|
Hòa Sơn, H Hữu Lũng
|
2024
|
1,2
|
1.500
|
|
1.500
|
28
|
Đập Ba Nồi
|
Minh Tiến, H Hữu Lũng
|
2024
|
0,8
|
1.000
|
|
1.000
|
29
|
Đập Vằng Kheo
|
Lâm Sơn, H Chi Lăng
|
2024
|
|
1.500
|
|
1.500
|
30
|
Đập Cốc Phát
|
Lâm Sơn, H Chi Lăng
|
2024
|
0,8
|
1.000
|
|
1.000
|
31
|
Đập Khuôn Nặng
|
Vân Thủy, H Chi Lăng
|
2024
|
0,35
|
1.000
|
|
1.000
|
32
|
P. Còn Trang
|
Nhất Hòa, H Bắc Sơn
|
2024
|
0,9
|
1.500
|
|
1.500
|
33
|
P. Dì Tắc
|
Nhất Tiến, H Bắc Sơn
|
2024
|
0,2
|
1.000
|
|
1.000
|
34
|
Đập Yên Thành
|
Tân Thành, H Bắc Sơn
|
2024
|
0,1
|
1.000
|
|
1.000
|
35
|
M. Khau Kheo
|
Vũ Lễ, H Bắc Sơn
|
2024
|
1,4
|
1.500
|
|
1.500
|
36
|
Đập Nà Shiềng
|
Khánh Xuân, H Lộc Bình
|
2024
|
0,2
|
1.000
|
|
1.000
|
37
|
Đập Nà Mạ
|
Khánh Xuân, H Lộc Bình
|
2024
|
|
1.000
|
|
1.000
|
38
|
Đập, mương Pác
Sàn
|
Pác Sàn, H Lộc Bình
|
2024
|
1,1
|
2.000
|
|
2.000
|
39
|
Đập Nà Mu
|
Thống Nhất, H Lộc Bình
|
2024
|
3,0
|
2.000
|
|
2.000
|
40
|
Đập Bản Chạo
|
Kiên Mộc, H Đình Lập
|
2024
|
0,7
|
1.500
|
|
1.500
|
41
|
Đập Khe Lạn
|
Đồng Thắng, H Đình Lập
|
2024
|
1,0
|
1.500
|
|
1.500
|
42
|
Đập Khe Xiếc
|
Lâm Ca, H Đình Lập
|
2024
|
0,6
|
1.000
|
|
1.000
|
III
|
Năm 2025
|
|
|
|
|
|
|
1
|
HT đập Tẳng Khảm
|
Hoàng Đồng, TP.Lạng Sơn
|
2025
|
|
1.000
|
|
1.000
|
2
|
Trạm bơm Nà
Chuông II
|
Mai Pha, TP.Lạng Sơn
|
2025
|
1
|
1.500
|
|
1.500
|
3
|
Đập Đông Lèo
|
Thiện Long, H Bình Gia
|
2025
|
1,0
|
1.000
|
|
1.000
|
4
|
Đập Thâm Luông
|
Thiện Long, H Bình Gia
|
2025
|
1,0
|
1.000
|
|
1.000
|
5
|
Nà Dát
|
Hòa Bình, H Bình Gia
|
2025
|
1,0
|
1.000
|
|
1.000
|
6
|
Tẳng Cảo
|
Hòa Bình, H Bình Gia
|
2025
|
0,3
|
500
|
|
500
|
7
|
Phai Pò Chang
|
xã Quốc Khánh, H Tràng Định
|
2025
|
|
1.000
|
|
1.000
|
8
|
Phai Mặn
|
Đào Viên, H Tràng Định
|
2025
|
1,5
|
2.000
|
|
2.000
|
9
|
Mương, phai
Phiêng Sâu
|
Vĩnh Tiến, H Tràng Định
|
2025
|
0,7
|
1.000
|
|
1.000
|
10
|
Mương, phai Cốc
Cúm
|
Vĩnh Tiến, H Tràng Định
|
2025
|
1,8
|
2.000
|
|
2.000
|
11
|
Mương Ngàn Pặc
|
Công Sơn, H Cao Lộc
|
2025
|
1,6
|
1.500
|
|
1.500
|
12
|
Đập Phai Lày
|
Xuất Lễ, H Cao Lộc
|
2025
|
0,5
|
1.000
|
|
1.000
|
13
|
Mương Khuổi Mạ
|
Song Giáp, H Cao Lộc
|
2025
|
1,0
|
1.000
|
|
1.000
|
14
|
Mương Cốc Toòng
|
Bảo Lâm, H Cao Lộc
|
2025
|
0,8
|
800
|
|
800
|
15
|
Mương Pò Nhùng
|
Bảo Lâm, H Cao Lộc
|
2025
|
0,5
|
500
|
|
500
|
16
|
Đập Phai Manh
|
Lương Năng, H Văn Quan
|
2025
|
|
1.000
|
|
1.000
|
17
|
Đập Tặng đình
|
Bình Phúc, H Văn Quan
|
2025
|
|
1.500
|
|
1.500
|
18
|
Đập tặng hán
|
Bình Phúc, H Văn Quan
|
2025
|
|
1.500
|
|
1.500
|
19
|
Đập Bó ngược
|
TRấn Ninh, H Văn Quan
|
2025
|
1,7
|
1.000
|
|
1.000
|
20
|
Đập Nà Cần
|
TRấn Ninh, H Văn Quan
|
2025
|
0,2
|
500
|
|
500
|
21
|
Đập Nà Dài
|
Thanh Long, H Văn Lãng
|
2025
|
0,3
|
1.000
|
|
1.000
|
22
|
Đập, mương thủy lợi
Pò Mánh
|
Giai Miễn, H Văn Lãng
|
2025
|
1,6
|
1.500
|
|
1.500
|
23
|
Đập Nà Mòn
|
Bắc La, H Văn Lãng
|
2025
|
0,2
|
1.000
|
|
1.000
|
24
|
Đập Hố Ngang
|
Minh Tiến, H Hữu Lũng
|
2025
|
0,9
|
1.000
|
|
1.000
|
25
|
§Ëp Nµ Thµng
|
Hòa Bình, H Hữu Lũng
|
2025
|
2,5
|
1.500
|
|
1.500
|
26
|
Đập Chân Chim
|
Yên Sơn, H Hữu Lũng
|
2025
|
0,9
|
1.000
|
|
1.000
|
27
|
Đập Núi Đỏ
|
Yên Sơn, H Hữu Lũng
|
2025
|
0,4
|
1.000
|
|
1.000
|
28
|
Đập hố Nạc
|
Minh Hòa, H Hữu Lũng
|
2025
|
0,1
|
800
|
|
800
|
29
|
Đập Khau Choong
|
Bằng Hữu, H Chi Lăng
|
2025
|
0,2
|
800
|
|
800
|
30
|
Mương Tồng Nọt
|
Thượng Cường, H Chi Lăng
|
2025
|
0,5
|
700
|
|
700
|
31
|
M. Suối Nọi
|
Vũ Lễ, H Bắc Sơn
|
2025
|
0,8
|
800
|
|
800
|
32
|
M. Suối Tát
|
Vũ Lễ, H Bắc Sơn
|
2025
|
0,5
|
500
|
|
500
|
33
|
M. Bó Bẹp
|
Vũ Sơn, H Bắc Sơn
|
2025
|
0,7
|
700
|
|
700
|
34
|
P. Keng Mò
|
Tân Hương, H Bắc Sơn
|
2025
|
2,1
|
1.500
|
|
1.500
|
35
|
M. Cốc Muồng
|
Tân Hương, H Bắc Sơn
|
2025
|
2,1
|
1.500
|
|
1.500
|
36
|
Đập Chộc Pháo
|
Quan Bản, H Lộc Bình
|
2025
|
3,4
|
2.000
|
|
2.000
|
37
|
Đập Pò Bó
|
Tam Gia, H Lộc Bình
|
2025
|
3,0
|
2.000
|
|
2.000
|
38
|
Đập Khuổi Pu
|
Tam Gia, H Lộc Bình
|
2025
|
1,5
|
2.000
|
|
2.000
|
39
|
Đập Khuổi Lào
|
Ái Quốc, H Lộc Bình
|
2025
|
4,4
|
3.000
|
|
3.000
|
40
|
Đập Khuổi bốc
|
Ái Quốc, H Lộc Bình
|
2025
|
6,0
|
3.000
|
|
3.000
|
41
|
Đập Nà Khu
|
Lâm Ca, H Đình Lập
|
2025
|
0,8
|
1.500
|
|
1.500
|
42
|
Đập Khe Lầm
|
Lâm Ca, H Đình Lập
|
2025
|
1,8
|
1.000
|
|
1.000
|
43
|
Hồ Khuổi in
|
|
2025
|
|
2.000
|
|
2.000
|
PHỤ LỤC: III
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KÈ CHỐNG SẠT LỞ BỜ SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
TT
|
Nhiệm vụ/Dự án
|
Mục tiêu
|
Kinh phí đề xuất (tỷ đồng)
|
|
Tổng cộng
|
Trung ương
|
NSĐP và các nguồn lực hợp pháp khác
|
|
Tổng
|
|
1.223
|
1.216
|
7
|
|
A
|
Giải pháp
phi công trình
|
|
4,7
|
2,5
|
2,2
|
|
B
|
Giải pháp
công trình
|
|
1.218
|
1.213
|
5
|
|
I
|
Huyện Cao
Lộc
|
|
|
|
|
|
1
|
Giải pháp
phi công trình
|
|
|
|
|
1.1
|
Tổ chức theo dõi
sát tình hình sạt lở, cắm biển báo và thông tin tuyên truyền để nhân dân biết
chủ động phòng tránh
|
Đảm bảo an toàn
cho nhân dân và cơ sở hạ tầng khu vực bị ảnh hưởng
|
0,5
|
|
0,5
|
|
1.2
|
Xây dựng phương
án ứng phó cụ thể cho từng khu vực đang sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở
|
Đảm bảo an toàn
cho nhân dân và cơ sở hạ tầng khu vực bị ảnh hưởng
|
0,5
|
|
0,5
|
|
2
|
Giải pháp
công trình
|
|
|
|
|
2.1
|
Kè chống sạt lở
khu vực bị sạt lở lớn.
|
Đảm bảo an toàn
cho nhân dân và cơ sở hạ tầng khu vực bị ảnh hưởng
|
40
|
40
|
|
|
II
|
Huyện
Bình Gia
|
|
|
|
|
|
1
|
Giải pháp
phi công trình
|
|
|
|
|
1.1
|
Tổ chức theo dõi
sát tình hình sạt lở, cắm biển báo và thông tin tuyên truyền để nhân dân biết
chủ động phòng tránh
|
Đảm bảo an toàn
cho tuyến đường giao thông và nhà ở của người dân dọc theo tuyến đường.
|
0,5
|
0,5
|
|
|
|
|
2
|
Giải pháp
công trình
|
|
|
|
|
2.1
|
Khu vực Pắc Chằng,
thôn Tân Lập, xã Hoa Thám, huyện Bình Gia
|
Đảm bảo chống ngập
úng khi nước sông dâng cao tuyến đường giao thông không an toàn cho người dân
đi lại; nguy có cao sạt lở tuyến đường.
|
4
|
3
|
1
|
|
|
|
|
2.2
|
Khu vực từ cầu ngầm
Nà Nát đến đầu cầu Văn Mịch cũ, dọc đường giao thông Nà Ven
|
Phòng tránh sạt lở
bờ sông dọc theo tuyến đường giao thông.
|
8
|
6
|
2
|
|
|
|
|
2.3
|
Khu vực đầu cầu Pắc
Khuông (phía đi Na Rì- Bắc Cạn)
|
Đảm bảo chống ngập
úng khi nước sông dâng cao tuyến đường giao thông không an toàn cho người dân
đi lại; nguy có cao sạt lở tuyến đường.
|
6
|
5
|
1
|
|
|
|
|
III
|
Huyện
Đình Lập
|
|
|
|
|
|
1
|
Tổ chức theo dõi
sát tình hình sạt lở, cắm biển báo và thông tin tuyên truyền để nhân dân biết
chủ động phòng tránh
|
Đảm bảo an toàn
cho người dân và các phương tiện giao thông
|
1,0
|
0,5
|
0,5
|
|
|
|
IV
|
Huyện Hữu
Lũng
|
|
|
|
|
|
1
|
Giải pháp
phi công trình
|
|
|
|
|
1.1
|
Tổ chức theo dõi
sát tình hình sạt lở, cắm biển báo và thông tin tuyên truyền để nhân dân biết
chủ động phòng tránh
|
Đảm bảo an toàn
cho nhân dân và cơ sở hạ tầng khu vực bị ảnh hưởng
|
0,5
|
0,5
|
|
|
|
1.2
|
Xây dựng phương
án ứng phó cụ thể cho từng khu vực đang sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở
|
Đảm bảo an toàn
cho nhân dân và cơ sở hạ tầng khu vực bị ảnh hưởng
|
0,5
|
0,5
|
|
|
|
2
|
Giải pháp
công trình
|
|
|
|
|
2.1
|
Kè chống sạt lở
khu vực bị sạt lở lớn.
|
Đảm bảo an toàn
cho nhân dân và cơ sở hạ tầng khu vực bị ảnh hưởng
|
5
|
5
|
|
|
|
V
|
Huyện Bắc
Sơn
|
|
|
|
|
|
1
|
Giải pháp
phi công trình
|
|
|
|
|
1.1
|
Tổ chức theo dõi
sát tình hình sạt lở, cắm biển báo và thông tin tuyên truyền để nhân dân biết
chủ động phòng tránh
|
Đảm bảo an toàn
cho nhân dân và cơ sở hạ tầng khu vực bị ảnh hưởng
|
|
|
|
|
|
1.2
|
Xây dựng phương
án ứng phó cụ thể cho từng khu vực đang sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở
|
Đảm bảo an toàn
cho nhân dân và cơ sở hạ tầng khu vực bị ảnh hưởng
|
|
|
|
|
|
2
|
Giải pháp
công trình
|
|
|
|
|
2.1
|
Kè chống sạt lở
khu vực bị sạt lở lớn.
|
Đảm bảo an toàn
cho nhân dân và cơ sở hạ tầng khu vực bị ảnh hưởng
|
|
|
|
|
|
VI
|
Thành phố
Lạng Sơn
|
|
|
|
|
|
1
|
Giải pháp
phi công trình
|
|
|
|
|
1.1
|
Tổ chức theo dõi
sát tình hình sạt lở, cắm biển báo và thông tin tuyên truyền để nhân dân biết
chủ động phòng tránh
|
Đảm bảo an toàn
cho các hộ dân sinh sống tại hai bên bờ sông
|
0,5
|
|
0,5
|
|
2
|
Giải pháp
công trình
|
|
|
|
|
2.1
|
Kè chống sạt lở
khu vực Tuyến kè cầu 17/10 đến cầu Mai Pha
|
Đảm bảo an toàn
cho cơ sở hạ tầng (trường học, công trình thủy lợi, đường giao thông…) và dân
sinh kinh tế ( nhà dân, đất sản xuất)
|
350
|
350
|
|
|
VII
|
Huyện
Tràng Định
|
|
|
|
|
|
1
|
Giải pháp
phi công trình
|
|
|
|
|
1.1
|
Tổ chức theo dõi
sát tình hình sạt lở, cắm biển báo và thông tin tuyên truyền để nhân dân biết
chủ động phòng tránh.
|
Đảm bảo an toàn
cho người, nhà ở và công trình khác
|
|
|
|
|
Xây dựng phương
án ứng phó cụ thể cho từng khu vực đang sạt lở hoặc có nguy cơ sạt lở.
|
|
2
|
Giải pháp
công trình
|
|
|
|
|
2.1
|
Xây dựng kè chống
sạt lở bảo vệ chân công trình.
|
Đảm bảo an toàn
cho người, nhà ở và công trình khác
|
500
|
500
|
|
|
Quy hoạch và đầu
tư xây dựng thêm các khu dân cư phục vụ tái định cư các hộ dân bị ảnh hưởng sạt
lở bờ sông, sạt lở đất.
|
|
VIII
|
Huyện Văn
Lãng
|
|
|
|
|
|
1
|
Giải pháp
phi công trình
|
|
|
|
|
1.1
|
Tổ chức theo dõi
sát tình hình sạt lở, cắm biển báo và thông tin tuyên truyền để nhân dân biết
chủ động phòng tránh
|
Dự báo các tình
huống có thể xảy ra để phòng tránh kịp thời
|
|
|
|
|
1.2
|
Xây dựng phương
án ứng phó với tình trạng sạt lở bờ sông, tại các xã có sông chảy qua
|
Chuẩn bị đầy đủ đảm
bảo sẵn sàng ứng phó với các tình huống xảy ra
|
|
|
|
|
1.3
|
Tổ chức thăm hỏi,
cứu trợ các gia đình bị thiên tai gây ra
|
Kịp thời ứng cứu
các hộ dân bị thiệt hại về người và tài sản sớm ổn định cuộc sống
|
|
|
|
|
1.4
|
Tổ chức di dời hộ
dân nằm trong khu vực nguy hiểm bị ảnh hưởng sạt lở bờ sông đến nơi an toàn
|
Bố trí ổn định cuộc
sống cho Nhân dân trong vùng có nguy cơ cao nguy hiểm đến tính mạng và tài sản
|
|
|
|
|
1.5
|
Bảo đảm tốt an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Chuẩn bị sẵn sàng các loại phương tiện,
lực lượng hỗ trợ nhân dân khi thiên tai xảy ra
|
Chuẩn bị đầy đủ lực
lượng, phương tiện đảm bảo sẵn sàng ứng phó với các tình huống xảy ra
|
|
|
|
|
2
|
Giải pháp
công trình
|
|
|
|
|
2.1
|
Kè chống sạt lở
khu vực thị trấn Na Sầm
|
Xây dựng các hạ tầng
thiết yếu tại khu đông dân cư bị ảnh hưởng của sạt lở bờ sông đảm bảo an toàn
cho cơ sở hạ tầng và tính mạng của Nhân dân dọc theo bờ sông
|
100
|
100
|
|
|
IX
|
Huyện Văn
Quan
|
|
|
|
|
|
1
|
Giải pháp
phi công trình
|
|
|
|
|
1.1
|
Tổ chức theo dõi
sát tình hình sạt lở, cắm biển báo và thông tin tuyên truyền để nhân dân biết
chủ động phòng tránh.
|
Đảm bảo an toàn
cho tuyến đường giao thông và nhà ở của người dân dọc theo tuyến đường.
|
0,5
|
0,5
|
|
|
|
|
2
|
Giải pháp
công trình
|
|
|
|
|
2.1
|
Khu vực đầu Chợ
Điềm He, xã Điềm He, huyện Văn Quan
|
Đảm bảo chống sạt
lở ảnh hưởng đến tuyến đường giao thông QL 1B; đồng thời đảm bảo an toàn cho
15 hộ dân và đất sản xuất.
|
5
|
4
|
1
|
|
|
|
|
X
|
Huyện Lộc
Bình
|
|
|
|
|
|
1
|
Giải pháp
phi công trình
|
0,2
|
0
|
0,2
|
|
1.1
|
Tổ chức theo dõi
sát tình hình sạt lở, cắm biển báo và thông tin tuyên truyền để nhân dân biết
chủ động phòng tránh
|
Nâng cao nhận thức
cho người dân. Đảm bảo an toàn cho dân sinh, kinh tế
|
0,2
|
0
|
0,2
|
|
1.2
|
Kiểm tra và xử lý
kịp thời các trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên
tai lấn chiếm hành lang bảo vệ bờ và lòng sông
|
Đảm bảo an toàn
cho hành lang bờ sông
|
|
|
|
|
2
|
Giải pháp
công trình
|
100
|
100
|
0
|
|
2.1
|
Kè chống sạt lở
khu vực đằng sau khối đoàn thể huyện
|
Đảm bảo an toàn
cho nhà dân và trụ sở cơ quan
|
10
|
10
|
0
|
|
2.2
|
Kè chống sạt lở
phía sau Điện lực Lộc Bình đến sau trụ sở liên cơ quan huyện
|
Đảm bảo an toàn
cho nhà dân và trụ sở cơ quan
|
20
|
20
|
0
|
|
2.3
|
Kè chống sạt lở từ
kè cầu thị trấn đến kè khu Minh Khai
|
Đảm bảo an toàn
cho nhà dân
|
70
|
70
|
0
|
|
PHỤ LỤC: IV
KINH PHÍ DỰ KIẾN TẬP HUẤN LÁI XUỒNG 2023-2025
STT
|
Nội dung
|
Đơn vị trình
|
ĐVT
|
Diễn giải
|
Thành tiền
|
I
|
KINH PHÍ
CHO TẬP HUẤN
|
Đồng
|
Tài liệu, trang thiết bị, xăng dầu, giảng viên...
|
250.000.000
|
II
|
KINH PHÍ
KHÁC
|
Đồng
|
Sửa chữa....
|
50.000.000
|
|
TỔNG CỘNG
|
Đồng
|
|
300.000.000
|
PHỤ LỤC: V
TẬP HUẤN NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI ĐẾN 2025
STT
|
Nội dung
|
ĐVT
|
Số lượng
|
Đơn giá dự kiến
|
Thành tiền
|
|
Tập huấn
12 lớp cho cán bộ cấp xã: (70 người /01 lớp/02 ngày)
|
300.000.000
|
I
|
Dự toán
chi tiết 01 lớp
|
22.728.000
|
-
|
Văn phòng phẩm: Sổ,
bút, túi 1 khuy, …
|
Bộ
|
70
|
30.000
|
2.100.000
|
-
|
Tiền tài liệu
|
Bộ
|
70
|
60.000
|
4.200.000
|
-
|
Tiền thù lao giảng
viên
|
Buổi
|
4
|
1.000.000
|
4.000.000
|
-
|
Thuê hội trường, khánh
tiết, máy chiếu,..
|
Ngày
|
2
|
3.000.000
|
6.000.000
|
-
|
Tiền nước uống
|
Người
|
140
|
30.000
|
4.200.000
|
-
|
Tiền công tác phí
giảng viên (01 ngày)
|
Người
|
4
|
150.000
|
600.000
|
-
|
Tiền ngủ giảng
viên (01 đêm)
|
Người
|
2
|
300.000
|
600.000
|
-
|
Tiền xăng xe
|
Chuyến
|
2
|
514.000
|
1.028.000
|
II
|
Chi cho
ban tổ chức (10% chi phí chi cho lớp học)
|
|
|
|
27.264.000
|
-
|
Tiền công tác phí
ban tổ chức (03 người x 02 ngày) x 13 lớp
|
Người
|
83
|
150.000
|
12.450.000
|
-
|
Tiền ngủ ban tổ
chức (03 người x 02 đêm)
|
Người
|
44
|
300.000
|
13.200.000
|
-
|
Các khoản chi
theo thực tế phát sinh
|
|
|
|
1.614.000
|
PHỤ LỤC VI:
NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI
CỦA
CÁC SỞ BAN NGÀNH
STT
|
Nội dung công việc
|
Đơn vị chủ trì
|
Đơn vị phối hợp
|
Nguồn kinh phí
|
1
|
Rà soát, xây dựng
dự thảo Phương án PCTT hàng năm, Kế hoạch PCTT - tìm kiếm cứu nạn hằng
năm; Kiện toàn tổ chức BCH PCTT&TKCN tỉnh; Phân công nhiệm vụ và địa bàn
phụ trách cho các thành viên BCH
|
Văn phòng TT BCH
PCTT&TKCN tỉnh
|
Các Sở, ban,
ngành cơ quan đoàn thể, UBND các huyện, thành phố
|
|
2
|
Xây dựng Phương
án, kế hoạch PCTT&TKCN các cấp, các ngành, các đoàn thể.
|
Các Sở, ban,
ngành cơ quan đoàn thể, UBND các huyện, thành phố.
|
Văn phòng TT BCH
PCTT&TKCN tỉnh
|
|
3
|
Thực hiện nhiệm vụ
thường xuyên của Văn phòng, báo cáo...
|
Văn phòng TT BCH
PCTT&TKCN tỉnh
|
|
|
4
|
Tham mưu BCH chuẩn
bị nội dung tổng kết công tác PCTT&TKCN
|
Văn phòng TT BCH
PCTT&TKCN tỉnh
|
Các Sở, ban,
ngành cơ quan đoàn thể, UBND các huyện, thành phố
|
|
5
|
Lập kế hoạch thu
Quỹ Phòng, chống thiên tai, giao chỉ tiêu cho các huyện, thành phố
|
Văn phòng TT BCH
PCTT&TKCN tỉnh
|
Các Sở, ban, ngành
cơ quan đoàn thể, UBND các huyện, thành phố
|
|
6
|
Tổ chức trực ban
công tác PCTT&TKCN theo quy định
|
Văn phòng TT BCH
PCTT&TKCN tỉnh; BCH PCTT&TKCN các huyện, thành phố
|
BCH PCTT&TKCN
các huyện, thành phố
|
|
7
|
Kiểm tra, đánh
giá thiệt hại khi có thiên tai lớn xảy ra hoặc theo đề nghị của các Sở ngành,
các địa phương
|
BCH PCTT&TKCN
các huyện, thành phố; Văn phòng TT BCH PCTT&TKCN tỉnh
|
|
|
8
|
Kiểm tra công tác
triển khai thực hiện nhiệm vụ PCTT và khắc phục hậu quả thiên tai:
+ Kiểm tra công
tác phòng chống, ứng phó, khắc phục hậu quả do thiên tai;
+ Kiểm tra công
tác Thu chi quỹ PCTT;
+ Kiểm tra công
tác sử dụng và quản lý trang thiết bị PCTT;
|
Thành viên BCH
PCTT&TKCN tỉnh kiểm tra theo địa bàn được phân công, Cơ quan thường trực
PCTT
|
Văn phòng TT BCH
PCTT&TKCN tỉnh
|
|
9
|
Kiểm tra việc chấp
hành quy định pháp luật một số dự án và công trình thủy điện nhỏ trên địa bàn
tỉnh
|
Sở Công Thương
|
Văn phòng TT BCH
PCTT&TKCN tỉnh, UBND các huyện, thành phố
|
|
10
|
Chủ trì, phối hợp
với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra các công trình thủy lợi, hồ chứa nước
thủy lợi trước, trong và sau mùa mưa lũ
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT
|
Văn phòng TT BCH
PCTT&TKCN tỉnh
|
|
11
|
Đầu tư trang thiết
bị Phòng trực ban Văn phòng Thường trực BCH, phòng trực tại các huyện và
thành phố phục vụ công tác ứng phó, chỉ đạo, điều hành
|
Văn phòng TT BCH
PCTT&TKCN tỉnh
|
BCH PCTT&TKCN
các huyện, thành phố
|
Ngân sách tỉnh,
huyện và thành phố
|
12
|
Lập cấp độ rủi ro
thiên tai trên địa bàn các huyện, thành phố
|
BCH PCTT&TKCN
các huyện, thành phố
|
Văn phòng TT BCH
PCTT&TKCN tỉnh
|
Quỹ PCTT huyện,
thành phố
|