Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1527/QĐ-UBND 2021 phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững Đồng Nai 2021 2030

Số hiệu: 1527/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai Người ký: Võ Văn Phi
Ngày ban hành: 10/05/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1527/QĐ-UBND

Đồng Nai, ngày 10 tháng 5 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2030 CỦA KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN - VĂN HÓA ĐỒNG NAI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách;

Căn cứ Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về việc Quản về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;

Căn cứ Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật thủy sản;

Căn cứ Nghị định số 66/2019/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ về Bảo tồn và phát triển các vùng đất ngập nước;

Căn cứ Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ, Sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 734/QĐ-TTg ngày 27 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;

Căn cứ Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bn vững;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 5447/TTr-SNN ngày 28 tháng 12 năm 2020 và Văn bản 1702/BC-SNN ngày 26 tháng 4 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021 - 2030 của Khu bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai (kèm theo Phương án), với những nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu Phương án

a) Mục tiêu chung

Phương án quản lý rừng bền vững của Khu bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai được xây dựng nhằm phát triển rừng bền vững và đồng bộ cho các hoạt động bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao giá trị phòng hộ môi trường; kết hợp phát triển du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, đào tạo phát triển nguồn nhân lực và góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực, giai đoạn 2021-2030, hướng tới quản lý theo các kế hoạch một cách bền vững về 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

b) Mục tiêu cụ thể

- Về môi trường:

+ Bảo vệ được sự nguyên vẹn diện tích rừng tự nhiên hiện có là 59.983,37 ha và diện tích khoanh nuôi, trồng mới tăng thêm hàng năm để tiếp tục duy trì ổn định độ che phủ rừng của Khu bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai đến năm 2030 đạt từ 96,9% trở lên; nâng cao giá trị phòng hộ đầu nguồn cho sông suối, hồ đập thủy điện trong vùng, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái khu vực.

+ Bảo vệ được số lượng quần thể, cá thể các loài động, thực vật rừng đặc hữu, nguy cấp, quý hiếm và các loài quan trọng khác thông qua các hoạt động bảo tồn, giám sát, cứu hộ và phát triển sinh vật; đồng thời kiểm soát được sự xâm lấn của các sinh vật ngoại lai xâm hại.

+ Tạo được sự kết nối với Vườn quốc gia Cát Tiên để tạo hành lang đa dạng sinh học đủ lớn đảm bảo cho các loài động vật, đặc biệt là loài Voi Châu Á có một sinh cảnh phù hợp cho tồn tại và phát triển.

+ Thúc đẩy nhanh hơn quá trình phục hồi rừng cho 7.551,3 ha rừng tự nhiên thông qua hoạt động nuôi dưỡng rừng, góp phần nâng cao chất lượng rừng, từ đó góp phần giảm phát thải khí nhà kính và nâng cao trữ lượng các bon rừng, hỗ trợ đạt được mục tiêu của chương trình hành động quốc gia về giảm thiểu biến đổi khí hậu và các mục tiêu có liên quan khác.

- Về xã hội:

+ Thu hút, tạo việc làm cho hơn 10.000 lao động địa phương sống trong và giáp ranh Khu bảo tồn tham gia vào các hoạt động bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển du lịch sinh thái trong Khu bảo tồn, góp phần ổn định cuộc sống.

+ Thí điểm được một số mô hình đồng quản lý bảo vệ rừng và bảo vệ nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn nguồn tài nguyên đa dạng sinh học, đặc biệt là các tài nguyên lâm sản ngoài gỗ có giá trị, đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập, góp phần ổn định sinh kế cho người dân.

+ Xuất bản được tài liệu giới thiệu đầy đủ về tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, văn hóa, lịch sử tại Khu bảo tồn. Kết hợp với các hoạt động tuyên truyền hàng năm ở tất cả các thôn, xã nhằm nâng cao nhận thức cho người dân địa phương sống bên trong và giáp ranh Khu bảo tồn về vai trò của rừng và tầm quan trọng của công tác bảo vệ rừng gắn với công tác bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương.

+ Thực hiện các hoạt động của phương án sẽ góp phần nâng cao năng lực cho toàn bộ đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật của Khu bảo tồn để quản lý có hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên và thực hiện thành công các hoạt động bảo vệ rừng, bảo tồn, từ đó hạn chế đến mức thấp nhất các vụ vi phạm xâm hại tới tài nguyên rừng và đa dạng sinh học.

- Về kinh tế:

+ Góp phần tăng thu nhập cho Khu bảo tồn, tạo thu nhập cho các cộng đồng dân cư địa phương thông qua cung ứng dịch vụ môi trường rừng ổn định trên diện tích rừng được chi trả, kết hợp với bảo vệ, bảo tồn và phát triển rừng.

+ Khai thác các tiềm năng, lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học, văn hóa lịch sử, môi trường rừng và cơ sở hạ tầng để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tại Khu bảo tồn thông qua phương thức tự tổ chức và cho thuê môi trường rừng. Phấn đấu giai đoạn 2021 - 2025 lượng khách du lịch đến Khu bảo tồn tăng bình quân 10%/năm và từ năm 2026-2030 tăng bình quân 20%/năm.

+ Khu bảo tồn từng bước chủ động được một phần kinh phí thông qua các nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng, tổ chức dịch vụ du lịch sinh thái và cho thuê môi trường rừng và hướng tới dịch vụ hấp thụ và lưu trữ các bon rừng. Phấn đấu đến năm 2025 nguồn thu từ các hoạt động này đạt khoảng 10 tỷ đồng và đến năm 2030 đạt khoảng 20 tỷ đồng, từ đó từng bước giảm tỷ lệ ngân sách Nhà nước đầu tư.

- Tạo ra môi trường nghiên cứu khoa học, học tập và hợp tác quốc tế để thu hút nguồn lực trong nước và quốc tế phục vụ bảo tồn và nâng cao năng lực.

2. Kế hoạch sử dụng đất:

a) Diện tích rừng và đất lâm nghiệp năm 2020 giao Khu bảo tồn quản lý là 100.571,57 ha, trong đó:

- Đất rừng đặc dụng là 63.167,73 ha (Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 11.509,41 ha; phân khu phục hồi sinh thái là 46.303,71 ha; phân khu dịch vụ hành chính là 4.555,70 ha và các khu di tích lịch sử là 798,91 ha)

- Đất rừng sản xuất: 4.736,72 ha.

- Đất ngoài 3 loại rừng: 147,24 ha.

- Vùng nước nội địa hồ Trị An: 32.519,88 ha.

b) Kế hoạch sử dụng đất đến năm 2030 là 100.488,88 ha, giảm 82,69 ha so với hiện trạng năm 2020, trong đó:

- Đất rừng đặc dụng giữ nguyên là 63.167,73 ha (Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 11.509,41 ha; phân khu phục hồi sinh thái là 46.303,71 ha; phân khu dịch vụ hành chính là 4.555,70 ha và các khu di tích lịch sử là 798,91 ha)

- Đất rừng sản xuất: 4.661,0 ha, giảm 75,72 ha so với hiện trạng năm 2020 và so với quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3660/QĐ-UBND ngày 19 tháng 10 năm 2018, trong đó: quy hoạch chuyển ra ngoài 3 loại rừng để thực hiện đề đề án ổn định dân cư tại chỗ đường ven hồ Trị An là 82,69 ha (bao gồm: chuyển sang đất ở nông thôn 04 điểm dân cư là 40,6ha; đất giao thông là 29,35ha; đất hạ tầng và công trình phúc lợi là 12,74ha) và tăng 6,97ha do chuyển vào diện tích rừng tự nhiên nằm ngoài 3 loại rừng.

- Đất ngoài 3 loại rừng: 140,27 ha (giảm 6,97 ha so với hiện trạng năm 2020 do chuyển vào diện tích rừng tự nhiên nằm ngoài 3 loại rừng).

- Vùng nước nội địa hồ Trị An: 32.519,88 ha.

3. Kế hoạch quản lý bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học

a) Kế hoạch khoán bảo vệ rừng

Tổ chức thực hiện phương án khoán theo Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ đối với diện tích hộ gia đình đang sử dụng đất trên lâm phận của của Khu bảo tồn (theo Văn bản số 2219/SNN-CCKL ngày 01/6/2020 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thông báo kết quả thẩm định phương án khoán của Khu bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai theo Nghị định số 168/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ) là 4.586,47 ha, trong đó: trên đối tượng rừng đặc dụng là 2.409,21 ha/975 hộ; trên đối tượng rừng sản xuất là 2.119,57 ha/1.107 hộ; và ngoài 3 loại rừng là 57,69 ha/141 hộ. Đối với những diện tích giao khoán cho hộ dân thuộc Dự án Chiến khu Đ, sau khi hộ dân khai thác xong cây phụ trợ hiện có trên lô, Khu Bảo tồn sẽ thanh lý hợp đồng giao khoán để Khu bảo tồn trực tiếp quản lý, bảo vệ. Đồng thời, xây dựng phương án để hỗ trợ các khoản chi phí về tài sản trên đất của hộ nhận khoán theo quy định. Đối với những diện tích giao khoán cho hộ dân thuộc các khu vực quy hoạch phát triển du lịch sinh thái, cho thuê môi trường rừng và xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng theo quy hoạch Khu bảo tồn sẽ phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện việc đền bù, hỗ trợ tài sản trên đất và thanh lý hợp đồng thu hồi đất theo tiến độ của các dự án được duyệt. Đối với những diện tích giao khoán cho hộ dân để sản xuất nông nghiệp theo Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ và các Nghị định, Quyết định khác ở khu vực quy hoạch rừng đặc dụng, sau khi rà soát đối với những hợp đồng hết thời gian giao khoán, Khu Bảo tồn sẽ thanh lý hợp đồng để trực tiếp quản lý, bảo vệ và thực hiện trồng rừng theo quy định đối với rừng đặc dụng; đối với những hợp đồng chưa hết thời hạn giao khoán, lập phụ lục hợp đồng trồng bổ sung cây gỗ lớn vào diện tích đang sản xuất nông nghiệp theo mật độ quy định đối với rừng đặc dụng.

b) Kế hoạch thực hiện đồng quản lý: thực hiện thí điểm mô hình đồng quản lý rừng dựa vào cộng đồng đối với một số diện tích có phân bố cây Ươi tập trung trong khoảng 14.933,56 ha thuộc 131 khoảnh, 24 tiểu khu, nằm ngoài phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, trên địa giới hành chính các xã Phú Lý, Mã Đà và Hiếu Liêm. Trong năm 2021 xây dựng hồ sơ thí điểm. Năm 2022 triển khai thí điểm ở 01 xã. Sau đó đánh giá nếu thấy đáp ứng được mục tiêu bền vững sẽ xem xét nhân rộng ở 02 xã còn lại từ năm 2023, hoặc dừng lại nếu không hiệu quả.

c) Kế hoạch bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vật ngoại lai xâm hại:

- Kế hoạch bảo vệ rừng: tiếp tục hỗ trợ bảo vệ rừng từ nguồn thu chi trả dịch vụ môi trường rừng; xây dựng kế hoạch và phối hợp chính quyền địa phương tổ chức thực hiện các đợt truy quét bảo vệ rừng hàng năm; cập nhật hồ sơ quản lý đối với toàn bộ diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đất sản xuất của người dân; tiếp tục duy trì các trạm kiểm lâm hiện có và tăng cường năng lực để thường xuyên tổ chức tuần tra, truy quét chống phá rừng tại các điểm nóng, vùng giáp ranh; hàng năm, hỗ trợ công tác bảo vệ lâm sản ngoài gỗ vào mùa cao điểm; hỗ trợ cải thiện đi sống cho các trạm kiểm lâm; đầu tư mua sắm, sửa chữa đầy đủ công cụ, phương tiện, trang thiết bị phục vụ bảo vệ rừng, đặc biệt ứng dụng công nghệ cao trong công tác quản lý bảo vệ (công nghệ số, bản đồ, máy flycame...); tổ chức các đợt tuyên truyền nâng cao ý thức, nhận thức của người dân đối với công tác bảo vệ rừng; tổ chức vận động và thực hiện việc ký kết không khai thác lâm sản, săn bắn động vật trái phép với người dân xung quanh Khu bảo tồn; xây dựng các công trình phục vụ bảo vệ rừng.

- Kế hoạch phòng cháy chữa cháy rừng: xây dựng và thực hiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng hàng năm theo quy định; tổ chức cho lực lượng và nhân công phối hợp với nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ rừng của lực lượng kiểm lâm thường xuyên tuần tra, kiểm soát, trực phòng cháy chữa cháy rừng; hợp đồng thuê khoán nhân công bên ngoài trực phòng cháy chữa cháy rừng; tổ chức phát dọn đường băng cản lửa hàng năm; thường xuyên, chủ động triển khai các biện pháp đồng bộ về phòng cháy chữa cháy rừng và chế độ thường trực ngoài giờ vào mùa cao điểm; mua sắm bổ sung dụng cụ, phương tiện, trang thiết bị phục vụ phòng cháy, chữa cháy rừng, đặc biệt là ứng dụng công nghệ cao trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; tăng cường lực lượng tại các Kiểm lâm và các điểm trực phòng cháy chữa cháy rừng; tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng hàng năm; xây dựng công trình phòng cháy chữa cháy rừng; phối hợp với Công an, Chính quyền địa phương, các tổ chức, cụm dân cư, các câu lạc bộ xanh nhằm tuyên truyền Luật Lâm nghiệp và các quy định Nhà nước đối với công tác phòng cháy chữa cháy rừng; họp, tổng kết, đánh giá hàng năm.

- Kế hoạch phòng trừ sinh vật ngoại lai xâm hại: điều tra tổng thể xác định thành phần loài, phân bố, đặc điểm sinh thái của loài sinh vật ngoại lai gây hại và đề xuất biện pháp kiểm soát và diệt trừ.

d) Kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học: điều tra, cập nhật danh mục thực vật rừng chu kỳ 10 năm và xác định phân bố các loài quý hiếm; điều tra, giám sát và xây dựng bộ tiêu bản các loài động vật hoang dã (chu kỳ 10 năm); tiếp tục thực hiện Dự án Điều tra đánh giá loài Chà vá chân đen; cải tạo sinh cảnh phục hồi môi trường sống cho các loài động vật hoang dã, quý, hiếm; làm vệ sinh các bi, hố chứa nước để cấp nước cho động vật hoang dã; bảo quản, xử lý mối mọt tại phòng tiêu bản; thiết lập các ô định vị nghiên cứu sinh thái để theo dõi, giám sát quá trình phục hồi rừng tự nhiên của rừng; tổ chức giám sát, đánh giá một số loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm; xây dựng trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật; xây dựng Dự án Vườn thực vật; xây dựng và thực hiện Vườn bảo tồn và phát triển cây thuốc Quốc gia Nam bộ; mua sắm trang thiết bị phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm cả thiết bị và công nghệ hiện đại.

đ) Kế hoạch phát triển rừng: Nuôi dưỡng rừng tự nhiên đặc dụng 7.551,29ha, trong đó: tiếp tục thực hiện Dự án “Phục hồi diện tích rừng bị ô nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” 2.551,29 ha; tiếp tục thực hiện Dự án trồng và khôi phục rừng cây gỗ lớn bản địa vùng Chiến khu Đ là 3.000 ha và lồng ghép thực hiện dự án “Quản lý tài nguyên thiên nhiên và các mục tiêu về bảo tồn đa dạng sinh học vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quản lý các khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam” 2000 ha; nuôi dưỡng rừng tự nhiên sản xuất (khu vực quy hoạch công viên động vật hoang dã): 281ha; chăm sóc rừng trồng cây gỗ lớn bản địa 33,2ha; trồng cây cảnh quan ven một số tuyến đường để phát triển du lịch sinh thái khoảng 123,4 km với khoảng 40.600 cây.

e) Rà soát quỹ đất trống trong lâm phận quản lý có khả năng trồng rừng để tổ chức trồng rừng nâng cao tỷ lệ che phủ, góp phần bảo vệ môi trường.

g) Kế hoạch nghiên cứu khoa học, giảng dạy, đào tạo nguồn nhân lực: phối hợp với các cơ quan khoa học trong nước và các tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên, hàng năm đề xuất và thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, tập trung vào các lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học, các mô hình sinh kế bền vững cho người dân, phòng cháy chữa cháy rừng, đất đai, mô hình sản xuất nông lâm kết hợp, thủy sản. Một số đề tài, dự án đề xuất như: nghiên cứu về bảo tồn động, thực vật và các hệ sinh thái; nghiên cứu về các mô hình sinh kế bền vững gắn với công tác bảo vệ rừng của cộng đồng địa phương; nghiên cứu, nâng cao khả năng dự báo phòng cháy chữa cháy rừng và đề xuất giải pháp phòng chống cháy hiệu quả nhất tại Khu bảo tồn; đánh giá tiềm năng đất đai và mức độ thích nghi của một số loài cây lâm nghiệp thuộc Khu bảo tồn làm cơ sở đề xuất giải pháp phát triển; điều tra, khảo sát các mô hình sản xuất trong lâm nghiệp, đề xuất giải pháp liên kết trong sản xuất, tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm ngành lâm nghiệp nhằm quản lý, sử dụng, phát triển rừng bền vững; điều tra, đánh giá hiện trạng, phân bố và xây dựng kế hoạch bảo tồn các loài lưỡng cư, bò sát quý hiếm tại khu trữ sinh quyển tỉnh Đồng Nai; điều tra, đánh giá khả năng phục hồi quần thể đàn cá tự nhiên được thả bổ sung vào hồ Trị An; nghiên cứu cho sinh sản một số loài cá bản địa, loài có giá trị phục vụ công tác tái thả bổ sung vào hồ và bảo tồn hiệu quả một số loài nguy cấp, quý, hiếm; đánh giá tác động nuôi cá bè đến môi trường hồ Trị An.

Cử cán bộ tham dự các khóa đào tạo nâng cao năng lực bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, theo dõi diễn biến rừng và các kỹ năng cần thiết khác. Cử cán bộ tham dự đào tạo sau đại học về các chuyên môn liên quan.

h) Kế hoạch phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí

- Định hướng các sản phẩm du lịch: tổ chức du lịch sinh thái rừng; du lịch sinh thái hồ; du lịch cộng đồng; du lịch giáo dục môi trường; du lịch giáo dục truyền thống cách mạng; xem động vật tại khu nuôi thú bán hoang dã; dịch vụ lưu trú, nghỉ dưỡng; tổ chức các hội nghị, hội thảo (MICE); các dịch vụ giải trí, vận động ngoài trời, camping, nghệ thuật trình diễn, đạp xe xuyên rừng, đua thuyền, lướt ván, thuyền buồm, canoning, rowing,... và giải thi đấu các môn thể thao phối hợp; dịch vụ du lịch ngắm cảnh trên không, huấn luyện, đào to học viên học các bộ môn thể thao hàng không; dịch vụ nhà hàng ăn uống m thực, giải trí, mua sắm...

- Định hướng phát triển tuyến, điểm du lịch: phát triển được nhiều tuyến du lịch bên trong Khu bảo tồn theo hướng kết nối được hầu hết các điểm tiềm năng phát triển du lịch trên toàn bộ diện tích; phát triển được các tuyến du lịch kết nối với các điểm du lịch trên địa bàn vùng ven (thành phố Biên Hòa, huyện Vĩnh Cửu, huyện Định Quán, huyện Thống Nhất...) để thu hút thị trường khách trong tỉnh; phát triển được các tuyến du lịch kết nối với các điểm du lịch ở các trung tâm và thành phố lớn trong khu vực (thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Biên Hòa, Đà Lạt, Thủ Dầu Một, khu vực Tây Nguyên, Nam Trung bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh trong vùng Đông Nam bộ...) để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.

Phát triển và khai thác được tối đa các điểm du lịch tiềm năng trong Khu bảo tồn và vùng phụ cận, bao gồm: các khu di tích lịch sử; các khu rừng tự nhiên có đa dạng sinh học cao, cảnh quan đẹp; các suối và thác nước trong rừng; các khu vực cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật; các làng văn hóa các cộng đồng dân tộc.

- Định hướng không gian, quy mô xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái: Phát triển theo hướng không gian khu vực trung tâm; khu văn phòng; cụm dịch vụ du lịch Hiếu Liêm và phụ cận; cụm dịch vụ du lịch Phú Lý và phụ cận; cụm du lịch hồ Trị An và các đảo trên hồ. Quy mô xây dựng các công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bảo đảm không làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và cảnh quan tự nhiên của khu rừng, phù hợp với đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Phương thức tổ chức thực hiện: tự tổ chức và cho thuê môi trường rừng.

- Xây dựng các công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

i) Sản xuất nông, lâm, ngư kết hợp khu vực rừng sản xuất: điều tra, đánh giá thực trạng các mô hình sản xuất nông, lâm, ngư kết hợp hiệu quả tại khu vực vùng đệm để làm cơ sở phát triển; tổ chức tham quan, học hỏi kinh nghiệm các mô hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp ở những nơi làm tốt cho cộng đồng vùng đệm; tập huấn một số mô hình sản xuất đạt hiệu quả, phù hợp cho khu vực; triển khai thí điểm mô hình sản xuất nông lâm ngư kết hợp; tổ chức nhân rộng các mô hình hiệu quả; thực hiện một số mô hình nâng cao kinh tế cho lực lượng công đoàn bảo vệ rừng tại chỗ; tổ chức hội thảo tìm đầu ra cho các nguồn nông sản đã sản xuất.

k) Kế hoạch xây dựng, bảo trì kết cấu hạ tầng:

- Xây dựng các công trình phục vụ quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, phát triển và sử dụng rừng gồm: cắm bổ sung 343 mốc ranh giới giữa các mốc hiện có; đóng 12 bảng ranh giới tại các vị trí ra vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt; duy tu, sửa chữa 493 mốc ranh giới hàng năm; xây dựng 04 trạm kiểm soát cửa rừng; xây mới 13 nhà trạm kiểm lâm; nâng cấp, sửa chữa 05 trạm kiểm lâm xuống cấp; xây dựng mới 70 km tuyến đường tuần tra bảo vệ rừng kết hợp phòng cháy, chữa cháy rừng; duy tu, bảo dưỡng 272,7 km đường tuần tra bảo vệ rừng hàng năm (đường 625, đường đồng 4, đường Bàu Điền, đường suối Trau, đường be 3000, đường nhánh be 3000, đường be Cây Nha, đường be Cây Sung, đường nhánh be Cây Sung, đường be trảng B, đường bờ đập hồ Trị An, và các đường mòn nội bộ trong Khu bảo tồn); xây dựng 25 cầu bắc qua các suối của đường tuần tra bảo vệ rừng; sa chữa 6 cầu sắt trên tuyến đường Hiếu Liêm; nâng cấp 06 cầu sắt trên tuyến đường Hiếu Liêm bằng các cầu Bê tông cốt thép; sửa chữa, gia cố 02 cống nước qua đường giao thông; xây 05 điểm cung cấp nước cho động vật hoang dã trong mùa khô; thực hiện cắm mốc vùng nuôi. Bên cạnh đó, hàng năm tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng đối với các công trình xây dựng của Khu bảo tồn.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phòng cháy, chữa cháy rừng gồm: bảo trì, sửa chữa 20 bảng cấp dự báo cháy rừng 02 năm sửa 01 lần; bảo trì, sửa chữa 20 bảng tuyên truyền hàng năm; xây dựng 05 tháp quan sát và canh lửa; tu bổ, sửa chữa 10 tháp canh lửa; xây dựng 14 trạm dự báo nguy cơ cháy rừng; lắp đặt 353 biển cấm lửa; chi phí giám sát, vận hành, bo dưỡng hệ thống; xây dựng 10 điểm lấy nước tại các suối phục vụ phòng cháy, chữa cháy và điểm uống nước của động vật hoang dã; sửa chữa đập Suối Ràng Trung ương cục; gia cố, sửa chữa các đim lấy nước cố định.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí: thực hiện theo Đề án phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được duyệt. Trước mắt, một số công trình quan trọng cần đầu tư gồm: nâng cấp 15,34 km đường vào di tích Khu ủy miền Đông Nam Bộ; nâng cấp 8,76 km đường vào Trung ương Cục miền Nam; nâng cấp 5,2 km đường Chiến khu Đ đi cầu số 9 đường Hiếu Liêm; xây dựng công viên động vật hoang dã; xây dựng công viên thể thao hàng không Đồng Nai...

- Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ quản lý tổng hợp hồ Trị An, gồm: cắm mốc ranh giới hồ Trị An ở vị trí code 62; định vị phao và biển báo các phân khu chức năng trên hồ; xây dựng 01 cầu phao neo tàu trạm kiểm lâm số 01 hồ Trị An; xây dựng 100 bờ kè bến đậu tàu trạm kiểm lâm số 01 hồ Trị An.

l) Kế hoạch hoạt động dịch vụ cho cộng đồng: thực hiện theo Dự án đầu tư vùng đệm được duyệt, trong đó ưu tiên sử dụng người dân địa phương tham gia vào các hoạt động bảo vệ rừng, bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học và phòng cháy chữa cháy rừng; tham gia đồng quản lý bảo vệ rừng gắn với chia sẻ lợi ích về lâm sản ngoài gỗ theo quy định của pháp luật; hỗ trợ các hộ khó khăn phát triển sản xuất và xây dựng mô hình sinh kế bền vững. Hỗ trợ phát triển các dịch vụ tập huấn, chuyển giao kỹ thuật và xây dựng mô hình khuyến nông, khuyến ngư. Tổ chức các lớp tập huấn khuyến nông, tập huấn lập kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh, quản lý và xoay vòng vốn nhanh. Dịch vụ hỗ trợ tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và phát triển ngành nghề thông qua áp dụng công nghệ thông tin. Tổ chức hoạt động sử dụng bền vững và chia sẻ lợi ích tài nguyên rừng và mặt nước hồ Trị An. Phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ tại cộng đồng dân tộc Chơro. Hỗ trợ phát triển các ngành nghề dịch vụ. Hỗ trợ đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người dân vùng đệm. Xây dựng trang Web giới thiệu sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản, du lịch cộng đồng vùng đệm.

m) Hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng và thuê môi trường rừng:

- Chi trả dịch vụ môi trường rừng: tiếp tục tổ chức rà soát, xác định bổ sung đối tượng chi trả dịch vụ môi trường rừng là các cơ sở sản xuất thủy điện; cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch, cơ sở sản xuất công nghiệp; tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí. Đối với tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh gây phát thải khí nhà kính lớn và các cơ sở nuôi trồng thủy sản sẽ được triển khai khi có Văn bản quy định cụ thể của Chính phủ hoặc triển khai thí điểm.

- Định hướng các khu vực thuê môi trường rừng: xem xét đưa vào cho thuê môi trường rừng tại các khu rừng đặc dụng, rừng sản xuất thuộc lâm phần Khu bảo tồn quản lý theo quy định của pháp luật, cụ thể: khu vực hồ Bà Hào với diện tích là 1.859,7 ha thuộc phân khu hành chính dịch vụ; khu vực bến tàu du lịch s01 với diện tích 25,39 ha tại thị trấn Vĩnh An; khu vực bến tàu du lịch số 02 với diện tích 8,15 ha tại xã Mã Đà; khu nuôi động vật bán hoang dã (Safari) với diện tích diện tích 412,5 ha; khu công viên Đá với diện tích 385,9 ha; khu vực xã Hiếu Liêm ven sông Bé (Vườn cây ăn trái chất lượng cao và du lịch sinh thái) với diện tích là 2.005,7 ha tại xã Hiếu Liêm; khu du lịch thác Ràng với diện tích là 18,04 ha tại xã Phú Lý; khu vực nhà làm việc cũ của lâm trường Vĩnh an diện tích 1 ha và Xưởng đũa diện tích 4,8 ha; khu Trung tâm thủy sản cũ diện tích khoảng 02 ha; khu vực tiếp giáp với Văn phòng Khu bảo tồn và khu vực cung cấp dịch vụ du lịch với diện tích 11,5 ha; khu vực hồ Trị An và các hồ khác với diện tích là 32.519,88 ha, trong đó diện tích mặt nước là 32.353,6 ha; diện tích 76 đảo (trừ đảo Ó và đảo Đồng Trường) là 105,87 ha; diện tích hồ Vườn ươm là 30,27 ha.

Ngoài ra, trong khu vực thuộc phân khu dịch vụ hành chính và khu vực rừng sản xuất thuộc lâm phận của Khu bảo tồn chưa nêu ở trên, nếu có tiềm năng có thể cho thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí khi đảm bảo các điều kiện theo quy định.

n) Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng: Lập kế hoạch và tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, phòng cháy chữa cháy rừng tại 41 ấp/khu phố vùng đệm thuộc 13 xã/thị trấn của 04 huyện, tỉnh Đồng Nai. Biên tập và xuất bản cuốn sách giới thiệu tổng quát về tài nguyên thiên nhiên của Khu bảo tồn. Biên tập và xuất bản 03 cuốn sổ tay nhận biết các loài động vật, các loài cây gỗ phổ biến và các loài cây thuốc tại Khu bảo tồn. Xuất bản các ấn phẩm truyền thông tuyên truyền theo các chủ đề, sự kiện môi trường theo năm. Tổ chức các Hội nghị tuyên truyền và Hội nghị tổng kết hàng năm. Tổ chức các hội thi tìm hiểu, vẽ tranh cổ động về đa dạng sinh học, pháp luật, bảo vệ môi trường. Tiếp tục hoạt động truyền thông và giáo dục môi trường hàng năm.

o) Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; điều tra, kiểm kê rừng: Cập nhật, xây dựng mạng lưới quan trắc tài nguyên đa dạng sinh học; sử dụng các thiết bị và công nghệ hiện đại để theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, giám sát đa dạng sinh học hàng năm; xây dựng cơ sở dữ liệu để phục vụ cho việc quản lý, theo dõi bằng công nghệ thông tin; cập nhật tài nguyên rừng, du lịch sinh thái vào trang web của Khu bảo tồn.

p) Quản lý, khai thác tổng hợp hồ Trị An: Lập quy hoạch sử dụng đất cho các đảo nổi trên hồ Trị An; triển khai thực hiện các hợp phn của Đề án “Quản lý, sắp xếp, ổn định vùng nuôi cá bè trên hồ Trị An; thí điểm mô hình nuôi chim Yến tại một số đảo trên hồ Trị An.

4. Tổng vốn đầu tư dự kiến: 1.226.406 triệu đồng.

a) Phân theo các hạng mục đầu tư:

- Khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ: 2.260 triệu đồng;

- Kế hoạch bảo vệ rừng: 85.681 triệu đồng;

- Kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng: 120.882 triệu đồng;

- Kế hoạch phòng trừ sinh vật hại rừng: 200 triệu đồng;

- Kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học và các khu rừng có giá trị bảo tồn cao: 267.952 triệu đồng;

- Kế hoạch phát triển rừng: 66.072 triệu đồng;

- Nghiên cứu khoa học, giảng dạy, đào tạo nguồn nhân lực: 19.800 triệu đồng;

- Kế hoạch phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí: 400 triệu đồng và theo Đề án phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được duyệt.

- Kế hoạch sản xuất lâm, nông, ngư kết hợp: 5.804 triệu đồng;

- Kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng: 636.684 triệu đồng (trong đó: xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học: 128.391 triệu đồng; xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phòng cháy, chữa cháy rừng: 25.963 triệu đồng; xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí: 471.830 triệu đồng; đầu tư các hạng mục khác theo Đề án phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được duyệt).

- Chi trả dịch vụ môi trường rừng và thuê môi trường rừng: 1.350 triệu đồng;

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng: 5.420 triệu đồng;

- Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, đa dạng sinh học; điều tra, kiểm kê rừng: 5.000 triệu đồng;

- Quản lý, khai thác tổng hợp hồ Trị An: 8.900 triệu đồng.

b) Phân theo giai đoạn

- Giai đoạn 2021 - 2025: 868.229 triệu đồng;

- Giai đoạn 2026 - 2030: 358.176 triệu đồng.

c) Phân theo nguồn vốn

- Nguồn vốn ngân sách Nhà nước: 839.140 triệu đồng (Bao gồm: Vốn sự nghiệp là: 256.204 triệu đồng; vốn đầu tư phát triển là: 582.936 triệu đồng)

- Vốn từ dịch vụ môi trường rừng: 64.866 triệu đồng;

- Vốn xã hội hóa và liên doanh liên kết, huy động của các nhà đầu tư: 315.200 triệu đồng;

- Vốn hỗ trợ của các tổ chức quốc tế: 7.200 triệu đồng.

Tổng kinh phí thực hiện trong kỳ kế hoạch có thể tăng, giảm tùy thuộc vào khả năng bố trí ngân sách, các nguồn huy động tài trợ khác và được quản lý, sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đầu tư công và các thỏa thuận với nhà tài trợ và các quy định hiện hành có liên quan của cấp có thẩm quyền.

5. Giải pháp thực hiện

a) Giải pháp về tổ chức, nguồn nhân lực: thực hiện kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy đúng theo quy định, đảm bảo hoạt động, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao theo tinh thần, mục tiêu định hướng của Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và phù hợp yêu cầu thực tế đặt ra. Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực theo hướng đào tạo chuyên sâu theo từng lĩnh vực để đảm bảo thực hiện tốt các hoạt động của Phương án.

b) Giải pháp phối hợp với các bên liên quan: thiết lập cơ chế phối hợp với chính quyền địa phương trong tuyên truyền giáo dục bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tuyển dụng lao động làm các công việc dịch vụ về du lịch sinh thái, chăm sóc các loài động vật hoang dã...Thiết lập cơ chế phối hợp, báo cáo tình hình quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, du lịch sinh thái với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chi cục Kiểm lâm và các cơ quan chức năng liên quan. Xây dựng quy chế phối hợp với công tác quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học giữa Khu bảo tồn, Hạt Kiểm lâm với các ngành chức năng và chính quyền địa phương để tăng cường các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời, triệt để các đối tượng vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, đất đai, thủy sản nhằm răn đe, giáo dục và thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, phát huy hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý, bảo vệ rừng.

c) Giải pháp về khoa học công nghệ: Tổ chức rà soát và nâng cấp, mua sắm trang thiết bị và xây dựng mới các hạng mục công trình đảm bảo đáp ứng yêu cầu kỹ thuật phục vụ công tác quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh đặc biệt là trong khâu cứu hộ, bảo tồn các loài động vật hoang dã, phòng cháy chữa cháy rừng, ứng dụng ảnh viễn thám, GIS, công nghệ thông tin trong điều tra rừng, quản lý tài nguyên rừng để đánh giá đúng diễn biến rừng, thay đổi đất đai.

d) Giải pháp về nguồn vốn, huy động nguồn vốn đầu tư: Ngoài nguồn vốn ngân sách Nhà nước được phân bổ, tổ chức kêu gọi đầu tư theo hình thức cho thuê môi trường rừng để phát triển du lịch sinh thái, đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng tại các khu vực phát triển du lịch và cho thuê môi trường rừng; hướng tới tiếp cận nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng khi được triển khai. Tìm kiếm các nguồn vốn viện trợ của các tổ chức nước ngoài để đầu tư cho công tác bảo tồn và phát triển lâm nghiệp bền vững.

Điều 2. Tổ chức thực hiện.

1. Khu bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai: Chịu trách nhiệm lập kế hoạch triển khai tổng thể các hoạt động của cả phương án ngay sau khi được phê duyệt. Tổ chức thực hiện các nội dung tại Điều 1 Quyết định này, đảm bảo đúng mục tiêu và tiến độ thực hiện; tuân thủ đúng quy định hiện hành. Hàng năm xây dựng kế hoạch, phương án, dự án, hồ sơ thiết kế cho từng hạng mục cụ thể trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt, tổ chức thực hiện: Việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, hoặc chuyển loại rừng này sang loại rừng khác phải thực hiện đúng theo quy định của Luật Lâm nghiệp, Luật Đất đai và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn khác có liên quan. Định kỳ hàng năm, 05 năm báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện phương án về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương, đơn vị liên quan.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, địa phương, đơn vị có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát Khu bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai trong quá trình tổ chức thực hiện phương án.

3. Sở Tài chính: Trên cơ sở kế hoạch thực hiện hằng năm của đơn vị, căn cứ tình hình ngân sách của địa phương, Sở Tài chính chủ trì phi hp với các Sở, Ngành, đơn vị liên quan thẩm định, đề xuất tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ nguồn kinh phí cho phù hợp để đơn vị thực hiện phương án.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Trên cơ sở kế hoạch thực hiện hằng năm của đơn vị nếu có hạng mục và công trình sử dụng nguồn vốn đầu tư công, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, đề xuất tham mưu trình UBND tỉnh về khả năng cân đối vốn, bố trí nguồn vốn đầu tư công theo quy định của Luật Đầu tư công; phối hợp với Khu bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đề xuất tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các giải pháp đẩy mạnh, thu hút các nhà đầu tư quan tâm đầu tư vào lĩnh vực du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng tại Khu bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai.

5. Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giao thông vận tải, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công Thương theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, giám sát Khu bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai tổ chức thực hiện phương án.

6. Ủy ban nhân dân các huyện: Vĩnh Cửu, Tân Phú, Định Quán, Trảng Bom, Thống Nhất phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan thường xuyên đôn đốc, giám sát việc thực hiện Phương án theo đúng các nội dung đã được phê duyệt, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, của huyện đã được phê duyệt.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Xây dựng, Giao thông vận tải, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện: Vĩnh Cửu, Tân Phú, Định Quán, Trảng Bom, Thống Nhất; Giám đốc Khu bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai và Thủ trưởng các đơn vị, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định này để thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (báo cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy (báo cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh (báo cáo);
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Chánh, các Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu VT, KTN (Minhdc)
5-2021

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Văn Phi

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1527/QĐ-UBND ngày 10/05/2021 phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021-2030 của Khu bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.452

DMCA.com Protection Status
IP: 3.17.154.144
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!