Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 139/QĐ-UBND 2021 Phương án phòng cháy chữa cháy rừng tỉnh Bắc Kạn 2021 2025

Số hiệu: 139/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn Người ký: Đỗ Thị Minh Hoa
Ngày ban hành: 02/02/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 139/QĐ-UBND

Bắc Kạn, ngày 02 tháng 02 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2021-2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một, số điều Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2013;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15/11/2017;

Căn cứ Nghị quyết số 99/2019/QH14 ngày 27 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội khóa XIV về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy;

Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng;

Căn cứ Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

Căn cứ Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 11/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy;

Căn cứ Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng;

Căn cứ Chỉ thị số 1299/CT-BNN-TCLN ngày 21/02/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường các biện pháp cấp bách về phòng cháy, chữa cháy rừng;

Căn cứ Quyết định số 3422/QĐ-BNN-TCLN ngày 28/8/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành kế hoạch phòng cháy chữa cháy rừng thực hiện Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 11/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy,

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 11/TTr-SNN ngày 22/01/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án phòng cháy chữa cháy rừng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025.

Điều 2. Giao cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về các Chương trình, Dự án lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn (Sở Nông nghiệp và PTNT) chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng, các cơ quan, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thành phố, các chủ rừng tổ chức triển khai thực hiện đúng nội dung Phương án được phê duyệt và các quy định hiện hành.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT; Giám đốc các Sở, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách; nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
Gửi bản điện tử:
- Như Điều 3 (T/hiện);
- Bộ NN&PTNT (B/cao);
- TT Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- LĐVP;
Gửi bản giấy:
- Lưu: VT, HàNN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Đỗ Thị Minh Hoa

 

PHƯƠNG ÁN

PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Quyết định số 139/QĐ-UBND ngày 02/02/2021 của UBND tỉnh Bắc Kạn)

Phần I

CƠ SỞ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN

1. Mục tiêu chung

Chủ động ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy rừng và giảm thiểu về thiệt hại tài nguyên rừng do cháy rừng gây ra; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương, các ngành, các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và cộng đng dân cư có liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR); nâng cao nhận thức, kiến thức về PCCCR cho chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân trên địa bàn tỉnh; kiểm soát chặt chẽ các nguyên nhân gây cháy rừng; chủ động kịp thời, hiệu quả, an toàn trong phòng cháy, chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ (Lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ).

2. Mục tiêu cụ thể

- Bảo đảm cho việc huy động lực lượng, phương tiện, cứu chữa kịp thời khi xảy ra cháy rừng, không để cháy lớn gây thiệt hại về người, tài sản của nhà nước và nhân dân.

- Xây dựng và đưa vào hoạt động có hiệu quả hệ thống thông tin, tín hiệu cảnh báo cháy rừng trên địa bàn. Đầu tư các công trình, phương tiện, thiết bị, công cụ phục vụ cho các hoạt động PCCCR.

- Xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực cho lực lượng chuyên ngành PCCCR, các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng, PCCCR ở cơ sở, chủ rừng.

- Tuyên truyền để nâng cao nhận thức, kiến thức về PCCCR đến người dân trên địa bàn; thực hiện xã hội hóa công tác bảo vệ rừng, PCCCR.

3. Cơ sở thực tiễn, sự cần thiết phải xây dựng phương án

Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm ở trung tâm vùng Đông Bắc Bộ, có tổng diện tích tự nhiên là 485.996,0 ha. Diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp là 417.538,67 ha (chiếm 86% tổng diện tích tự nhiên), bao gồm: Đất rừng đặc dụng 27.592,25 ha, đất rừng phòng hộ 83.465,32 ha và đất rừng sản xuất 306.481,0 ha. Độ che phủ rừng của tỉnh Bắc Kạn năm 2019 là 72,9%. Với đặc điểm địa hình đặc trưng là đồi núi cao, chia cắt mạnh, giao thông đi lại khó khăn, rừng tự nhiên có lớp thảm mục dày và tập trung lượng lớn vật liệu cháy dưới tán rừng, các lô rừng trồng chủ yếu thuần loài với hầu hết các loài cây dễ cháy như Thông, Keo…và phần lớn chưa có đường ranh cản lửa theo quy định. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh diện tích nương rẫy và rừng mới tái sinh, phục hồi còn nhiều nên khả năng cháy rừng rất dễ xảy ra và bùng phát thành đám cháy lớn đặc biệt trong những ngày nắng nóng khô hanh và những ngày người dân phát dọn thực bì đốt nương làm rẫy, do đó trên địa bàn 08 huyện, thành phố của tỉnh đều phân bố các vùng trọng điểm cháy rừng. Trong giai đoạn 2015 - 2020 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 24 vụ cháy rừng với diện tích thiệt hại là 31,9 ha.

Bên cạnh đó phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ phòng cháy và chữa cháy rừng còn thô sơ, chủ yếu là dao phát, cuốc, cành cây tươi trong khi đó các vụ cháy thường xảy ra vào buổi chiều, đêm nên việc huy động lực lượng chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác, theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu Bắc Kạn là địa phương đang chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu, hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra ngày càng dày, mức độ ngày càng khốc liệt trên diện rộng nên tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng.

Do vậy, để tổ chức thực hiện các biện pháp PCCCR một cách thống nhất, có hiệu quả giúp chính quyền địa phương, chủ rừng triển khai đồng bộ các giải pháp PCCCR, kiểm soát chặt chẽ các nguyên nhân gây cháy rừng; chuẩn bị sẵn sàng; phương án chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ, đồng thời phát huy tối đa sức mạnh các cấp, các ngành và toàn xã hội trong công tác PCCCR thì việc xây dựng và thực hiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025 là hết sức cần thiết.

4. Cơ sở pháp lý để xây dựng phương án

Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2013;

Luật Lâm nghiệp ngày 15/11/2017;

Nghị quyết số 99/2019/QH14 ngày 27 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội khóa XIV về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy;

Nghị định số 156/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng;

Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 11/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy;

Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng;

Chỉ thị số 1299/CT-BNN-TCLN ngày 21/02/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường các biện pháp cấp bách về phòng cháy, chữa cháy rừng;

Quyết định số 3422/QĐ-BNN-TCLN ngày 28/8/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành kế hoạch phòng cháy chữa cháy rừng thực hiện Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 11/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

Phần II

NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN

A. PHÒNG CHÁY RỪNG

1. Tổ chức lực lượng phòng cháy chữa cháy rừng các cấp

1.1. Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về các Chương trình, Dự án lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn (Sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo cấp tỉnh), Ban Chỉ đạo về bảo vệ rừng và PCCCR cấp huyện, thành phố (Sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo cấp huyện), Ban Chỉ huy về bảo vệ rừng và PCCCR cấp xã (Sau đây gọi tắt là Ban Chỉ huy)

- Hàng năm, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, huyện, Ban chỉ huy (Chi cục Kiểm lâm, các Hạt Kiểm lâm) tham mưu cho UBND các cấp củng cố kiện toàn Ban Chỉ đạo, ban Chỉ huy về công tác PCCCR trên toàn tỉnh; các Ban Chỉ đạo, Ban Chỉ huy có nhiệm vụ tham mưu cho UBND các cấp, Thủ trưởng đơn vị chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác PCCCR; xây dựng và tổ chức thực hiện phương án, kế hoạch PCCCR trên địa bàn, tổng hợp báo cáo theo quy định.

- Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, huyện, Ban Chỉ huy xây dựng quy chế hoạt động; phối hợp, phân công nhiệm cụ thể cho các thành viên trong ban để nâng cao hiệu quả trong công tác PCCCR tại địa phương.

1.2. Xây dựng lực lượng PCCCR các cấp

1.2.1. Lực lượng PCCCR cấp tỉnh

- Sở Nông nghiệp và PTNT (trực tiếp là Chi cục Kiểm lâm) là cơ quan thường trực tham mưu cho Ban Chỉ đạo cấp tỉnh tổ chức thực hiện công tác PCCCR, có nhiệm vụ xây dựng văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện PCCCR đồng thời tổ chức lực lượng thường xuyên tuần tra, kiểm tra về tình hình công tác PCCCR trên địa bàn toàn tỉnh.

- Lực lượng sẵn sàng cơ động tham gia chữa cháy rừng, cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp xảy ra cháy lớn gồm: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an tỉnh Bắc Kạn, Đội Kiểm lâm Cơ đọng và PCCCR Chi cục Kiểm lâm, đơn vị Quân đội đóng quân trên địa bàn... là lực lượng phối hợp tham gia chữa cháy rừng khi có lệnh huy động.

- Đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và đầu tư trang thiết bị chữa cháy rừng cần thiết phục vụ công tác PCCCR; xây dựng phương án chữa cháy rừng cấp tỉnh sát với điều kiện thực tế và yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn.

1.2.2. Lực lượng PCCCR cấp huyện, thành phố (Sau đây gọi tắt là lực lượng PCCCR cấp huyện)

- Hạt Kiểm lâm huyện, thành phố là cơ quan thường trực, tham mưu cho Ban Chỉ đạo cấp huyện tổ chức công tác PCCCR trên địa bàn quản lý. Hạt Kiểm lâm thành lập Tổ Kiểm lâm cơ động & PCCCR (theo hình thức kiêm nhiệm, số lượng phù hp với biên chế được giao), được tập huấn bồi dưỡng và trang bị phương tiện, thiết bị cần thiết. Đồng thời xây dựng quy chế, hoạt động phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng thành viên trong tổ.

- Các lực lượng: Quân đội, Công an và các cơ quan, đơn vị đóng quân trên địa bàn... là các lực lượng phối hợp tham gia chữa cháy rừng khi có lệnh huy động.

1.2.3. Lực lượng PCCCR cấp xã, phường, thị trấn (Say đây gọi tắt là lực lượng PCCCR cấp xã)

- Các xã trọng điểm cháy rừng thành lập các Đội PCCCR, nòng cốt là lực lượng dân quân tự vệ và đoàn viên thanh niên ở địa phương. Mỗi đội: gồm tự 20 - 30 người dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch UBND xã và hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ Kiểm lâm phụ trách địa bàn, được tập huấn và bồi dưỡng về công tác PCCCR. Đội có quy chế hoạt động và phân thành từng nhóm phụ trách các khu vực trọng điểm dễ cháy.

- Kiểm lâm phụ trách địa bàn có trách nhiệm tham mưu cho Ban Chỉ huy cấp xã, xây dựng và triển khai phương án, kế hoạch PCCR trên địa bàn quản lý theo quy định tại Điều 45 Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018.

1.2.4. Lực lượng PCCCR cấp thôn, bản

Các thôn, bản có rừng thành lập Tổ PCCCR, mỗi tổ có ít nhất từ 5-10 người do thôn, bản và các chủ rừng, hộ nhận khoán cử ra, trưởng hoặc phó thôn làm tổ trưởng. Tổ PCCCR, là lực lượng tại chỗ, trực tiếp chữa cháy và phối hợp với nhân dân trong thôn, bản chữa cháy rừng.

1.2.5. Lực lượng PCCCR của chủ rừng

Chủ rừng là tổ chức (quy định tại Điều 8 Luật Lâm nghiệp) cần thành lập Ban Chỉ huy, các tổ, đội bảo vệ rừng và PCCCR (số lượng thành viên, tổ viên tùy theo điều kiện bố trí cho phù hợp), phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; cử người trực những ngày cao điểm và nắng nóng, thường xuyên tuần tra, canh gác, theo dõi kịp thời phát hiện cháy rừng.

2. Các biện pháp phòng cháy rừng

2.1. Xác định thời gian, thời điểm dễ xảy ra cháy rừng trên địa bàn

Dựa vào tình hình cháy rừng trong nhiều năm và tần suất xuất hiện các vụ cháy, thời gian cao điểm dễ xảy ra cháy rừng ở Bắc Kạn được xác định từ thang 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Đây là khoảng thời gian trùng với mùa khô và mùa đốt nương rẫy, xử lý thực bì trồng rừng của người dân. Ngoài ra khi thời tiết nắng nóng khô hanh kéo dài thì khả năng xảy ra cháy rừng cũng rất cao. Thời điểm dễ xảy ra cháy rừng trong ngày thường vào buổi chiều, đêm. Việc xác định thời gian, thời điểm dễ xảy ra cháy rừng giúp cho các địa phương, chủ rừng có biện pháp chủ động phòng ngừa cháy rừng.

2.2. Xác định vùng trọng điểm cháy, phân vùng trọng điểm cháy rừng

Các địa phương trên địa bàn tỉnh cần căn cứ vào kiểu trạng thái rừng, thảm thực vật dưới tán rừng, một số nhân tố khác như: Địa hình, khí hậu, đất đai, độ tàn che, độ che phủ của lớp thực vật, phân bố của nguyên vật liệu cháy trên mặt đất, sự phân bố dân cư và các hoạt động kinh tế, xã hội... Ngoài ra còn dựa Trên kết quả tổng hợp, theo dõi diễn biến cháy rừng hàng năm, từ đó xác định các vùng trọng điểm nguy cơ cao xảy ra cháy rừng trên địa bàn quản lý. Làm rõ ranh giới các khu vực trọng điểm, nguy cơ cháy rừng cao trên bản đồ và ngoài thực địa, cắm biển báo cấm lửa rừng ở những nơi đông người qua lại hoặc những nơi giáp khu vực sản xuất, sinh sống của nhân dân.

2.3. Thông tin dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng, trực PCCCR

Khi dự báo cháy rừng cấp III, IV, V, Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm, lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng và các lực lượng chức năng liên quan rà soát, xác định các khu vực trọng điểm có nguy cơ cháy rừng cao trên địa bàn, tổ chức trực và canh phòng trực tại các khu rừng có nguy cơ cháy rừng cao, thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo sớm cháy rừng trên Website của Cục Kiểm lâm, cụ thể:

- Khi dự báo ở Cấp I: Khả năng cháy rừng thấp.

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo các lực lượng của cấp xã và các chủ rừng phối hợp với lực lượng Kiểm lâm triển khai phương án PCCCR.

+ Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn khoanh vùng sản xuất, tuyên truyền giáo dục về phòng cháy, chữa cháy rừng và xử lý thực bì để trồng lại rừng đúng kỹ thuật.

- Khi dự báo đến Cấp II: Khả năng cháy rừng ở mức trung bình.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cp xã chỉ đạo các lực lượng chức năng, của cấp xã và yêu cầu các chủ rừng tăng cường kiểm tra, bố trí người canh phòng, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện kịp thời ứng cứu khi có cháy rừng xảy ra, hướng dẫn xử lý thực bì để trồng lại rừng đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy rừng.

- Khi dự báo đến Cấp III: Cấp cao, thời tiết khô hanh kéo dài; dễ xảy ra cháy rừng.

+ Chú trọng phòng cháy các loại rừng Thông, Keo, Quế, Tre, Nứa... có khả năng cháy lan trên diện rộng.

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Hạt Kiểm lâm rà soát, kiểm tra và yêu cầu các chủ rừng thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa rừng, cấm đốt thực bì, sử dụng lửa trong rừng; các chủ rừng phải thường xuyên canh phòng, nhất là đối với những vùng trọng điểm dễ cháy; bố trí lực lượng canh phòng trực 24/24 giờ trong ngày. Đặc biệt chú trọng trong các giờ cao điểm.

+ Khi xảy ra cháy rừng phải huy động mọi lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy rừng theo thẩm quyền.

- Khi dự báo đến Cấp IV: Cấp nguy hiểm, thời tiết khô hanh, kéo dài có nguy cơ cao xảy ra cháy rừng, tốc độ lửa lan nhanh.

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ban Chỉ đạo cấp huyn trực tiếp chỉ đạo việc phòng cháy, chữa cháy rừng tại địa phương; các chủ rừng và lực lượng Kiểm lâm, Quân sự địa phương thường xuyên kiểm tra nghiêm ngặt trên các vùng trọng điểm dễ cháy trên địa bàn.

+ Lực lượng canh phòng phải thường xuyên trên chòi canh lửa (nếu có) và ngoài hiện trường rừng, đảm bảo trực 24/24 giờ, nhất là các giờ cao điểm, phát hiện kịp thời điểm cháy, báo động và huy động lực lượng, phương tiện dập tắt ngay.

+ Dự báo viên nắm chắc tình hình khí tượng, thủy văn thường xuyên cập nhật dự báo và thông báo kịp thời trên mạng, trên các phương tiện thông tin đại chúng về cấp cháy và tình hình cháy rừng liên tục hàng ngày ở địa phương.

- Khi dự báo đến Cấp V: Cấp cực kỳ nguy hiểm, thời tiết khô, hạn có khả năng cháy lớn ở tất cả các loại rừng và tốc độ lửa lan rất nhanh;

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, huyện, Ban Chỉ huy cấp xã và các chủ rừng chủ động, sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu chữa khi có cháy rừng xảy ra.

+ Lực lượng Công an phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phối hợp với lực lượng Kiểm lâm, lực lượng Quân sự địa phương tăng cường kiểm tra nghiêm ngặt trên các vùng trọng điểm có nguy cơ cháy, đảm bảo trực 24/24 giờ trong ngày, tăng cường kiểm tra người và phương tiện vào rừng.

+ Thông báo thường xuyên liên tục về cấp dự báo cháy rừng trên các phương tiện thông tin đại chúng và các quy định, biện pháp an toàn sử dụng lửa trong rừng và ven rừng; Khi xảy ra cháy rừng phải huy động mọi lực lượng phương tiện nhanh chóng tham gia chữa cháy rừng theo thẩm quyền.

Thông tin dự báo và phát hiện sớm cháy rừng ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2019 của Bộ Nông nghiệp &PTNT quy định về Phòng cháy và chữa cháy rừng.

Hàng tuần thực hiện thông tin cấp dự báo cháy rừng trên trang Cổng thông tin điện tử Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn: http://kiemlam.backan.gov.vn

Lực lượng Kiểm lâm, lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng và các lực lượng chức năng liên quan thực hiện công tác trực PCCCR theo quy định của pháp luật hiện hành.

2.4. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức, pháp luật về PCCCR

2.4.1. Nội dung tuyên truyền

- Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy, Luật Lâm nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đơn vị, tổ chức, chủ rừng và người dân trong công tác phòng cháy và chữa cháy rừng.

- Tác hại, tính chất nguy hiểm của cháy rừng; các nguyên nhân gây cháy và giải pháp phòng ngừa; biện pháp xử lý các tình huống cháy rừng; công tác tự kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng cho các chủ rừng; biện pháp sử dụng lửa an toàn trong sản xuất và sinh hoạt, thông tin về dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng, phát hiện sớm điểm cháy rừng.

- Hướng dẫn các biện pháp, quy trình phòng cháy rừng, báo tin cháy rừng xảy ra; hướng dẫn quy trình xử lý khi có cháy rừng xảy ra. Thực tập phương án chữa cháy rừng và cứu nạn, cứu hộ, kỹ năng sử dụng phương tiện, thiết bị chữa cháy rừng.

2.4.2. Hình thức tuyên truyền

- Thông qua các hội nghị, họp chuyên đề về phòng cháychữa cháy rừng hoặc lồng ghép chuyên đề về phòng cháy và chữa cháy rừng với các hội nghị khác, các cuộc họp dân cư sống gần rừng.

- Quy định nội dung phòng cháy và chữa cháy rừng vào hương ước; quy ước của cộng đng thôn, bản; ký cam kết thực hiện các quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng.

- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa phát thanh ở cơ sở, nơi sinh hoạt cộng đồng của các khu dân cư sống gần rừng, các trang mạng xã hội.

- Phát hành tờ rơi, xây dựng bảng tin, biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng, biển cấm lửa tại các khu rừng, khu dân cư sống gần rừng.

- Các hình thức tuyên truyn khác: Tuyên truyn lưu động, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về phòng cháy và chữa cháy rừng, tổ chức các lớp học ngoại khóa cho học sinh, sinh viên.

2.4.3. Trách nhiệm thực hiện tuyên truyền

- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng tại địa phương theo quy định của pháp luật.

- Lực lượng Kiểm lâm có trách nhiệm hướng dẫn, xây dựng chương trình, tuyên truyền về phòng cháy và chữa cháy rừng cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn quản lý.

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về công tác phòng cháy và chữa cháy rừng cho cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên, học sinh, sinh viên và quần chúng nhân dân.

2.5. Tập huấn và diễn tập chữa cháy rừng

- Tập huấn về nghiệp vụ quản lý lửa rừng: hướng dẫn xây dựng kế hoạch, phương án PCCCR các cấp; giải pháp, biện pháp kỹ thuật PCCCR; xác định các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng; tổ chức chỉ huy và xây dựng công trình PCCCR, ... cho lực lượng PCCCR chuyên ngành của Chi cục, các Hạt Kiểm lâm, Ban quản lý rừng đặc dụng, Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Bắc Kạn, người làm công tác lâm nghiệp cấp xã.

- Phổ biến những kiến thức cơ bản về PCCCR, kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy, biện pháp an toàn, nguyên nhân và tác hại của cháy rừng, quyền lợi và trách nhiệm của chủ rừng cho các chủ rừng, đội PCCCR của xã, tổ đội quần chúng bảo vệ rừng thôn, bản.

- Diễn tập chữa cháy rừng: Lực lượng Kiểm lâm chủ trì 05 cuộc diễn tập cấp xã, phối hợp với lực lượng Quân sự, Công an trong các cuộc diễn tập cấp tỉnh, huyện (nếu có) nhằm giúp chính quyền địa phương, Ban Chỉ đạo, Ban Chỉ huy, lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng các đơn vị liên quan tiếp cận với các tình huống chữa cháy, rèn luyện khả năng tổ chức chỉ huy, phối hợp chữa cháy rừng và kỹ năng sử dụng trang thiết bị, dụng cụ chữa cháy. Kết hợp tuyên truyền về sự nguy hiểm và thiệt hại khi xảy ra cháy rừng, các biện pháp phòng cháy và biện pháp, kỹ thuật chữa cháy rừng, đảm bảo an toàn trong chữa cháy rừng.

2.6. Xây dựng, duy trì và tu bổ các công trình PCCCR

- Quy hoạch và xây dựng hệ thống đường phục vụ công tác PCCCR và sản xuất lâm nghiệp, hệ thống đường băng cản lửa, hệ thống chòi canh và quan sát lửa rừng.

- Xây dựng mới biển cấm lửa rừng và bảng nội quy đặt tại những khu rừng có nguy cơ cháy cao ở trục đường, ven rừng, cửa rừng, nơi có nhiều người qua lại, sửa chữa biển tuyên truyền QLBVR & PCCCR và biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng.

2.7. Giảm nguồn vật liệu cháy dưới tán rừng

- Hàng năm chủ rừng có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và thực hiện việc giảm vật liệu cháy rừng để phòng ngừa nguy cơ cháy rừng, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại khi xảy ra cháy rừng.

- Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các chủ rừng thực hiện việc giảm vật liệu cháy trên diện tích rừng quản lý.

- Ủy ban nhân dân cấp xã hướng dẫn người dân địa phương việc sử dụng lửa an toàn trong sản xuất, canh tác, đốt xử lý thực bì trên địa bàn; chỉ đạo, hướng dẫn người dân thực hiện đúng thời điểm, địa điểm; tổ chức cam kết bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng đối với các hộ dân có hoạt động sản xuất, canh tác gần rừng.

B. CHỮA CHÁY RỪNG

1. Quy định về tiếp nhận, xử lý thông tin, chế độ báo cáo cháy rừng

Khi tiếp nhận tin báo cháy rừng, người nhận tin báo phải hỏi rõ và ghi vào sổ tiếp nhận các thông tin sau: Họ, tên, địa chỉ, số điện thoại (nếu có) của người báo cháy; địa điểm, thời gian xảy ra cháy; những thông tin về đám cháy như: loại rừng xảy ra cháy, diện tích đám cháy, nguy cơ cháy lan, nguy cơ ảnh hưởng đến khu vực dân cư và những thông tin khác liên quan đến đám cháy; đồng thời, báo cáo ngay thông tin đã tiếp nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, việc xử lý thông tin báo cháy rừng thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP .

Kiểm lâm cấp tỉnh, cấp huyện là cơ quan kiểm tra, tổng hợp báo cáo, cung cấp thông tin số liệu về diện tích, số vụ cháy rừng cho cơ quan cấp trên; các lực lượng, đơn vị có liên quan trước khi thông tin, báo cáo cấp trên về diện tích, số vụ cháy rừng phải thống nhất với cơ quan Kiểm lâm các cấp; chế độ báo cáo cháy rừng thực hiện theo Điều 14, Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng.

Số điện thoại (máy bàn và máy di động) của Thường trực Ban Chỉ đạo, Ban Chỉ huy các cấp (Theo Kế hoạch PCCCR và quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo, Ban Chỉ huy hàng năm) phải được công bố rộng rãi đthuận tiện cho việc báo và tiếp nhận thông tin về cháy rừng.

2. Thẩm quyền huy động lực lượng, phương tiện chữa cháy rừng

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý để sửa chữa cháy rừng. Trong trường hợp đám cháy lớn vượt quá khả năng kiểm soát hoặc đám cháy quy mô không lớn nhưng có nguy cơ ảnh hưởng đến người dân, đến an ninh quốc phòng, sự an toàn của các công trình quan trọng, các công trình, vật kiến trúc có nguy cơ gây cháy nổ lớn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để huy động chữa cháy rừng.

- Khi nhận được tin báo cháy rừng và đề nghị hỗ trợ của Ban Chỉ đạo cấp huyện, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh huy động, chỉ đạo lực lượng chính về phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh tổ chức triển khai phối hợp với các lực lượng chữa cháy trên địa bàn cơ động, triển khai nhanh đến hiện trường, kịp thời ứng cứu; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, điều tra; truy tìm thủ phạm gây cháy rừng.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý để chữa cháy rừng. Trong trường hợp vượt quá khả năng kiểm soát của cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh để huy động chữa cháy rừng.

- Khi nhận được tin báo cháy rừng và đề nghị hỗ trợ của Ban Chỉ huy cấp xã, Ban Chỉ đạo cấp huyện báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện huy động, chỉ đạo lực lượng chính về phòng cháy, chữa cháy rừng cấp huyện có trách nhiệm tổ chức triển khai phối hợp với các lực lượng chữa cháy trên địa bàn cơ động, triển khai nhanh đến hiện trường, kịp thời ứng cứu; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, điều tra; truy tìm thủ phạm gây cháy rừng.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý để chữa cháy rừng. Trong trường hợp vượt quá khả năng kiểm soát của cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện để huy động chữa cháy rừng.

- Khi nhận được tin báo cháy rừng hoặc đề nghị hỗ trợ chữa cháy rừng của chủ rừng, Ban chỉ huy cấp xã có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã thực hiện chỉ huy, tổ chức huy động lực lượng, phương tiện, dụng cụ tại địa phương tham gia chữa cháy.

- Chủ rừng là tổ chức khi xảy ra cháy rừng, cấp trưởng có trách nhiệm huy động, tổ chức điều động lực lượng, phương tiện, dụng cụ tại đơn vị để chữa cháy. Trong trường hợp vượt quá khả năng kiểm soát của đơn vị, chủ rừng phải báo cáo và phối hợp với Ban Chỉ huy cấp xã tổ chức huy động lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy rừng; đồng thời thực hiện báo cáo Ban chỉ đạo cấp trên theo quy định.

- Lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an tỉnh Bắc Kạn huy động lực lượng, phương tiện theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

3. Chỉ huy chữa cháy rừng

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp hoặc người được ủy quyền có mặt tại đám cháy rừng là người chỉ đạo chung: Người chỉ huy chữa cháy rừng quy định tại Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy, khoản 23 Điều 32 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

4. Phối hợp trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng

- Khi xảy ra cháy rừng, lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phối hợp với lực lượng Kiểm lâm; chủ rừng và phối hợp với các lực lượng Quân đội tham mưu cho Ban Chỉ đạo, Ban Chỉ huy cùng cấp trong việc điều động, sử dụng lực lượng tham gia chữa cháy rừng; Phối hợp tổ chức chữa cháy, khắc phục hậu qu sau cháy rừng theo phương án phòng cháy, chữa cháy rừng đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành. Phối hợp tổ chức kiểm tra, xác minh và điều tra, xử lý các vụ cháy rừng theo quy định của pháp luật.

- Trong quá trình chỉ đạo chỉ huy chữa cháy rừng, Ban Chỉ đạo, Ban Chỉ huy các cấp phải thường xuyên báo cáo kịp thời tình hình cháy rừng cho Ban Chỉ đạo, Ban Chỉ huy cấp trên trực tiếp biết để theo dõi chỉ đạo. Trong trường hợp đám cháy vượt quá khả năng cứu chữa của cấp mình phải nhanh chóng báo cáo và đề nghị Ban Chỉ đạo, Ban Chỉ huy cấp trên hỗ trợ chi viện lực lượng và phương tiện chữa cháy.

- Ban Chỉ đạo, Ban Chỉ huy các cp ngay khi nhận được thông tin, báo cáo đề nghị chi viện chữa cháy rng của Ban Chỉ đạo, Ban Chỉ huy cấp dưới, phải kịp thời tham mưu Chủ tịch UBND cùng cấp huy động lực lượng, phương tiện hỗ trợ địa phương chữa cháy rừng.

- Các lực lượng chính và lực lượng phối hợp tham gia chữa cháy ngay khi nhận được lệnh huy động của cơ quan có thẩm quyền phải nhanh chóng cơ đng đến nơi xảy ra cháy rừng và tích cực phối hợp tham gia chữa cháy rừng.

5. Phương pháp chữa cháy rừng

Khi chữa cháy rừng để quyết định áp dụng các phương pháp chữa cháy, người chỉ huy phải nhanh chóng đánh giá đám cháy, gồm các chi tiết: Xác định đầu đám cháy; ước lượng tốc độ lan tràn của đám cháy; loại vật liệu cháy sẽ tiếp tục; các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến đám cháy như địa hình, nhiệt độ không khí, tốc độ gió, thời gian trong ngày…; xác định số người cần cho chữa cháy; nguồn nước có thể phục vụ chữa cháy; các đường băng ngăn cháy tự nhiên có thể lợi dụng được.

Chữa cháy rừng phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và phương tiện chữa cháy cần chuẩn bị tốt các trang bị bảo hộ, nước uống, thuốc cứu thương… Khi dập lửa ở sườn dốc trên 20°, không được đi lại ở phía trên đám cháy, để đề phòng đá lăn, trượt ngã...gây tai nạn. Những trường hợp bị thương phải được sơ cứu, cấp cứu kịp thời. Các phương pháp chữa cháy rừng gồm:

- Chữa cháy rừng bằng phương pháp trực tiếp:

Là phương pháp bố trí đội hình chữa cháy trực tiếp đối đầu, bao vây ngọn lửa và dùng các dụng cụ như nhánh cây, thân cây chuối, cào, ống thụt nước, hoặc máy móc…để đập liên tục vào đám cháy từ nhiều phía, nhằm mục đích là để tách rời đám cháy, làm phân tán sức nóng, giảm bớt khả năng sấy khô những vật liệu cháy lân cận và tiêu diệt dần đến khi nó tắt hẳn. Chỉ được sử dụng khi và chỉ khi nào đám cháy có ngọn lửa thấp, cường độ cháy không mãnh liệt.

+ Khi ngọn la lan chậm có xu hướng cháy về cả hai phía trái và phải, chiều cao ngọn lửa thấp, diện tích đám cháy còn nhỏ thì đội hình nên bố trí từng tổ từ 8-10 người dùng dụng cụ dập lửa đập thẳng vào đám cháy. Ngoài ra, cũng có thể làm một băng cản lửa ngay phía trước ngọn lửa, chiều rộng của băng là 3 m, trên băng bố trí từng tổ, người nọ cách người kia khoảng 3m dùng dao phát, cào, cuốc kéo vật liệu ra ngoài, làm liên tục hết đoạn này đến đoạn khác cho đến khi dập hết lửa mới ra về.

+ Khi tốc độ gió mạnh đám cháy lan nhanh theo hướng gió thì đội hình nên bố trí ở 2 bên đám cháy, lực lượng chữa cháy tiến từ trước ngọn lửa vào bao vây ngọn lửa về cả 2 phía từ phía trước cho đến khi ngọn lửa tắt hẳn. Mt số lực lượng chữa cháy dùng các dụng cụ dập lửa hai bên gần phía sau đám cháy, vì ở các vị trí này lửa lan tràn chậm hơn ở hai phía. Đa số lực lượng còn lại stập trung làm băng như ở trên, ở 2 bên ngọn lửa để ép ngọn lửa nhỏ dần và tắt hẳn;

- Chữa cháy rừng bằng phương pháp song song:

Là phương pháp bố trí đội hình chữa cháy, đứng lùi về phía trước, song song với hướng của đám cháy đang lan tràn đến, một khoảng cách mà sức nóng của đám cháy không gây ảnh hưởng đến những người chữa cháy, để thực hiện biện pháp phát dọn băng trắng ngăn cản lửa ngay phía trước đầu hướng gió.

+ Sử dụng trong điều kiện khi đám cháy có ngọn lửa cháy với cường độ vừa phải. Phương pháp này thuận lợi là cho phép người chữa cháy làm việc lùi lại một khoảng cách với sức nóng của đám cháy, ít mệt mỏi. Cần đặc biệt chú ý khi thực hiện phương pháp kỹ thuật chữa cháy song song là đám cháy đang liên tục di chuyển về hướng có người đang phát dọn băng cản lửa.

+ Khi đã phát xong đường băng thì tiến hành đốt cho cháy phần cành nhánh, cỏ, cây bụi ở phía bên hướng có đám cháy đang lây lan đến. Đồng thời đám cháy, bố trí đội hình chữa cháy nhằm khống chế không cho lan ra những vùng lân cận.

Bố trí đội hình chỉ huy chữa cháy song song: Dựa vào địa hình tự nhiên và nguồn thông tin của nhóm trinh sát báo cáo để xác định vị trí m đường băng cản lửa rộng từ 01 mét đến lớn hơn hoặc bằng 10 mét cách xa đám cháy. Khoảng cách từ đám cháy đến đường băng tùy thuộc vào cường độ của đám cháy, điều kiện về thời tiết và do người chỉ huy quyết định (một khoảng cách tham khảo khi làm một đường băng trắng cản lửa lây lan sang những vùng lân cận là từ vài mét cho đến > 50 mét và vị trí làm băng trắng tại những nơi có độ dốc < 10°). Cần cẩn thận với việc lựa chọn vị trí đường ngăn chặn song song phía trước đám cháy và phải thường xuyên để ý đến đám cháy đang tiến đến.

Đội hình thực hiện phát dọn toàn diện các cây, cỏ và gom các vật liệu đẩy sang bên vùng đám cháy sẽ lan đến. Bố trí người chữa cháy thành hàng một, song song với đằng trước tuyến lửa, phát dọn liên tục, sao cho hoàn thành trước khi lửa lan đến. Mặt khác, cần di chuyển các máy móc phun nước, các dụng cụ chữa cháy đến đường băng để chữa khi lan qua. Ngoài ra, người chỉ huy phân công các nhóm chữa cháy khác thực hiện phương pháp này ngay hai bên sườn của đám cháy để không cho đám cháy lây lan về hai bên và khép dần để dập tắt hoàn toàn.

- Chữa cháy rừng bằng phương pháp gián tiếp (hay phương pháp đốt chặn):

Là phương pháp dùng lửa đốt ngay từ phía trước đầu hướng của đám cháy lây lan đến để hai ngọn lửa tiến giáp lại với nhau tự tắt (do cháy hết vật liệu cháy). Sử dụng phương pháp này khi đám cháy có cường độ dữ dội, sức nóng lan tỏa trên phạm vi rộng, con người khó tiếp cận với đám cháy.

Bố trí đội hình chỉ huy chữa cháy gián tiếp: Trên cơ sở địa hình tự nhiên như kênh, mương, khe, suối... và nguồn thông tin của nhóm trinh sát báo cáo để xác định vị trí của con đường cách xa và song song với đám cháy, trên đó người ta cho phát dọn toàn bộ cây, cỏ đẩy về hướng của đám cháy trước khi lửa lan tràn đến. Sau khi chuẩn bị xong, tiến hành đốt trên toàn bộ tuyến băng để cho lửa cháy về phía đám cháy. Song song với công việc phát dọn băng phía thì người chỉ huy cũng ra lệnh bố trí đội hình thực hiện biện pháp này ngay hai bên sườn của đám cháy nhằm thu hẹp dần diện tích cháy một cách có kiểm soát. Khoảng cách từ đám cháy đến con đường chặn lại sẽ tùy thuộc vào cường độ; của đám cháy, điều kiện về thời tiết và do người chỉ huy quyết định.

6. Trách nhiệm chữa cháy rừng, tham gia chữa cháy rừng

- Chữa cháy rừng là trách nhiệm của toàn dân;

- Chủ rừng, đội phòng cháy, chữa cháy rừng nơi gần nhất, các lực lượng Kiểm lâm, Công an, Quân đi, chính quyền địa phương sở tại, cơ quan liên quan có nhiệm vụ chữa cháy, tham gia chữa cháy rùng theo quy định;

- Lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng khi nhận tin báo cháy trong địa bàn quản lý hoặc nhn lệnh điều động phải lập tức đến chữa cháy; trường hợp nhận thông tin báo cháy ngoài địa bàn quản lý, phải báo ngay cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng nơi xảy ra cháy, đng thời phải báo cáo cấp trên trực tiếp;

- Các cơ quan Y tế, Điện lực, cấp nước và các cơ quan liên quan khi nhận được yêu cầu của người chỉ huy chữa cháy rừng phải nhanh chóng điều động người và phương tiện đến nơi xảy ra cháy để phục vụ chữa cháy rừng;

- Lực lượng Công an, Dân quân tự vệ có trách nhiệm tổ chức giữ gìn trật tự, bảo vệ khu vực chữa cháy và tham gia chữa cháy rừng.

7. Điều tra, khắc phục hậu quả sau cháy

- Chủ rừng xác định mức độ rừng bị thiệt hại sau khi cháy, thống kê và báo cáo cơ quan Kim lâm, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn hộ, chính quyn địa phương sở tại.

- Căn cứ mức độ thiệt hại, chủ rừng xác định và thực hiện các giải pháp phục hồi rừng sau khi cháy gồm: Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc có trồng bổ sung hoặc trồng rừng mới.

- Cơ quan Kiểm lâm sở tại phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền mức độ thiệt hại, giải pháp khắc phục hậu quả, hỗ trợ thiệt hại.

- Cơ quan Kiểm lâm, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, quan điều tra, xác định nguyên nhân, đối tượng gây cháy rừng, mức độ thiệt hại xử lý theo quy định của pháp luật.

C. KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Căn cứ nguồn vốn đầu tư, nguồn vốn sự nghiệp cho các hoạt động PCCCR của tỉnh giai đoạn 2021-2025 được phân bổ từ Trung ương (nếu có) và ngân sách địa phương. Chi cục Kiểm lâm xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện.

- Hàng năm, Chi cục Kiểm lâm tỉnh xây dựng dự toán chi tiết báo cáo SNông nghiệp và PTNT trình Sở Tài chính thẩm định, trình pduyệt theo quy định.

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh trong quản lý Nhà nước về lâm nghiệp. Hàng năm phối hp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch, tổng hợp kinh phí trình UBND tỉnh phê duyệt theo đúng quy định. Hướng dẫn việc lập và chịu trách nhiệm thẩm định, phê duyệt các Đề án, Dự án về phòng cháy, chữa cháy rừng theo thẩm quyền chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Là cơ quan thường trực PCCCR của tỉnh; tham mưu cho Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về lâm nghiệpPCCCR trên phạm vi địa bàn tỉnh; tiếp nhận các thông tin về PCCCR trên địa bàn tỉnh.

- Chịu trách nhiệm về việc tổ chức, chỉ đạo, triển khai, kiểm tra, giám sát thực hiện phương án PCCCR cấp tỉnh. Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố trong quá trình thực hiện, kịp thời đề xuất điều chỉnh phương án cho phù hp với tình hình phát triển kinh tế xã hội.

- Xây dựng kế hoạch, khối lượng thực hiện hàng năm theo nhiệm vụ được giao. Phối hp với các địa phương tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật của Nhà nước đối với công tác PCCCR.

- Hướng dẫn, kiểm tra, chủ rừng xây dựng và thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng theo đúng quy định; bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp; chủ trì hướng dẫn, bồi dưng chuyên môn nghiệp vụ về PCCCR, giảm vật liệu cháy trên địa bàn tỉnh.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tham mưu cho UBND tỉnh lồng ghép các chương trình, dự án nguồn vốn có liên quan để thực hiện nhiệm vụ PCCCR; cân đối vốn đầu tư để thực hiện phương án; bố trí kế hoạch thực hiện dài hạn và hàng năm cho công tác PCCCR.

3. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các sở ban ngành có liên quan hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước để thực hiện Phương án PCCCR của tỉnh. Lồng ghép, bố trí kinh phí từ ngân sách cho các hoạt động PCCCR theo các quy định từ nguồn vốn của tỉnh.

4. Sở Khoa học và Công nghệ

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu triển khai các đề tài, dự án phục vụ công tác PCCCR; quan tâm ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới; trong giám sát bảo vệ rừng, cảnh báo, dự báo sớm cháy rừng.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các sở ban ngành và địa phương có liên quan trong PCCCR, đưa nội dung công tác PCCC rừng vào báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án đầu tư có sử dụng rừng và đất lâm nghiệp

6. Các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan: Tùy theo chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan, đơn vị và nhiệm vụ quy định trong Phương án PCCCR của tỉnh để phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Kiểm lâm tổ chức, bố trí phương tiện, lực lượng tham gia thực hiện phương án được phê duyệt.

- Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn các cơ quan báo chí, thông tin đại chúng trên địa bàn tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức cho người dân trong công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng; thường xuyên thông tin cảnh báo cháy rừng ở thời điểm nắng nóng, nguy cơ cháy rừng cao.

- Báo Bắc Kạn, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh xây dựng kế hoạch, tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn và phổ biến kiến thức về bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng.

- Sở Y tế: Chỉ đạo các Trung tâm y tế, Trạm y tế cơ sở khi nhận được tin báo cháy rừng có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc đảm bảo y tế tại địa đim xảy ra cháy rừng. Sở y tế trực tiếp bố trí xe cứu thương và lực lượng y tế phi hp khi nhận được lệnh điu động.

7. UBND các huyện, thành phố

Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, Phương án PCCCR được phê duyệt trên địa bàn, tuyên truyền sâu rộng công tác PCCCR. Chỉ đạo Hạt Kiểm lâm, các lực lượng liên quan rà soát, xác định các khu vực trọng điểm có nguy cơ cháy rừng cao, hướng dẫn, kiểm tra xây dựng phương án PCCCR trên địa bàn; tổ chức trực và canh phòng trực tại các khu rừng có nguy cơ cháy rừng cao, phê duyệt phương án PCCCR cấp huyện. Chỉ đạo UBND các xã, phường thị trấn hướng dẫn người dân sử dụng lửa trong sản xuất, canh tác, đốt xử lý thực bì theo đúng quy định.

8. Chủ rừng

Công ty, doanh nghiệp về lâm nghiệp; Ban quản lý rừng đặc dụng; hộ gia đình, cá nhân; cộng đồng dân cư thôn; đơn vị lực lượng vũ trang… (được Nhà nước giao, cho thuê rừng) có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các biện pháp-PCCCR; Chủ rừng lập phương án PCCCR đối với khu rừng được giao quản lý, hàng năm thực hiện rà soát, bổ sung điều chỉnh kịp thời khi có những thay đổi về tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức lực lượng, phương tiện để chủ động PCCCR. Đối với các Công ty, doanh nghiệp và hộ gia đình, cá nhân… phải tự đảm bảo kinh phí cho công tác PCCCR và phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật khi để xảy ra cháy rừng trên diện tích rừng được Nhà nước giao, cho thuê.

Trong quá trình tổ chức, triển khai, nếu có vướng mắc: Yêu cu các Sở, ban, ngành, UBND các cấp, các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình phải báo cáo về UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Giao Sở Nông nghip và Phát triển nông thôn làm đầu mối tổng hp báo cáo trình UBND tỉnh xem xét điều chỉnh cho phù hp./.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 139/QĐ-UBND ngày 02/02/2021 phê duyệt Phương án phòng cháy chữa cháy rừng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.273

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.202.60
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!