BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1146/QĐ-BNN-KTHT
|
Hà Nội, ngày 22
tháng 4 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO CÁC ĐỐI TÁC, HỢP
TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN LIÊN KẾT CHUỖI GIÁ TRỊ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG MỘT TRIỆU HÉC TA CHUYÊN CANH LÚA CHẤT LƯỢNG CAO VÀ PHÁT THẢI THẤP GẮN
VỚI TĂNG TRƯỞNG XANH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2030”
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số
105/2022/NĐ-CP ngày 22/12/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số
1490/QĐ-TTg ngày 27/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển
bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn
với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”;
Căn cứ Quyết định số
720/QĐ-BNN-KH ngày 13/3/2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn ban hành Kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Đề
án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát
thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục
Kinh tế hợp tác và PTNT.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê
duyệt Kế hoạch nâng cao năng lực cho các đối tác, hợp tác xã nông nghiệp phát
triển liên kết chuỗi giá trị thực hiện Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc
ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh
vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (Chi tiết nội dung Kế hoạch kèm
theo).
Điều 2. Tổ
chức thực hiện
Căn cứ nhiệm vụ được phân công
các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì các nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, kinh phí
và triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả.
Điều 3. Chánh
Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT, Thủ trưởng các cơ quan,
đơn vị có liên quan và các ông (bà) thành viên Tổ đào tạo, nâng cao năng lực
theo Quyết định số 392/QĐ-BNN-KTHT ngày 24/01/2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và PTNT chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Lưu: VT, KTHT.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Thanh Nam
|
KẾ HOẠCH
NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO CÁC ĐỐI TÁC, HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
PHÁT TRIỂN LIÊN KẾT CHUỖI GIÁ TRỊ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MỘT TRIỆU
HÉC TA CHUYÊN CANH LÚA CHẤT LƯỢNG CAO, PHÁT THẢI THẤP GẮN VỚI TĂNG TRƯỞNG XANH
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2030”
(Ban hành kèm theo Quyết định số:
/QĐ-BNN-KTHT ngày tháng
năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. MỤC TIÊU,
ĐỐI TƯỢNG
1. Mục tiêu:
Nâng cao năng lực cho các đối
tác, hợp tác xã nông nghiệp phát triển liên kết chuỗi giá trị thực hiện Đề án
“Phát triển bền vững một triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải
thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (sau
đây gọi tắt là Đề án 1 triệu ha lúa), cụ thể là:
- Tối thiểu 80% thành viên và
100% cán bộ quản lý, kỹ thuật của các tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp tham
gia Đề án 1 triệu ha lúa được tập huấn nâng cao năng lực tham gia vào việc đăng
ký, theo dõi, đánh giá kết quả giảm phát thải; quy trình kỹ thuật; tổ chức sản
xuất lúa theo chuỗi giá trị chất lượng cao, phát thải thấp và các kiến thức
liên quan.
- Cán bộ khuyến nông và khuyến
nông cộng đồng triển khai Đề án được tập huấn để hướng dẫn nông dân và tổ chức
của nông dân về quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao phát thải thấp;
đăng ký, theo dõi, đánh giá kết quả giảm phát thải và các kiến thức liên quan.
- Cán bộ quản lý nhà nước các cấp,
cán bộ của tổ chức chính trị xã hội và đoàn thể liên quan triển khai Đề án của
12 tỉnh, thành phố được tuyên truyền, tập huấn, nâng cao năng lực triển khai Đề
án.
- Cán bộ kỹ thuật, cán bộ nông
vụ, phụ trách nguyên liệu của các doanh nghiệp tham gia Đề án được tập huấn,
trang bị kiến thức về quy trình kỹ thuật, phát triển chuỗi giá trị chất lượng
cao, phát thải thấp và các kiến thức liên quan.
2. Đối tượng nâng cao năng lực
Đối tượng được nâng cao năng lực
bao gồm: thành viên, cán bộ quản lý, kỹ thuật của tổ hợp tác, hợp tác xã nông
nghiệp; cán bộ khuyến nông, khuyến nông cộng đồng; cán bộ quản lý nhà nước các
cấp, cán bộ của tổ chức chính trị xã hội và đoàn thể liên quan; cán bộ kỹ thuật,
cán bộ nông vụ, phụ trách nguyên liệu của các doanh nghiệp tham gia Đề án (chi
tiết theo phụ lục 1 kèm theo)
II. CÁC NỘI
DUNG CHÍNH NÂNG CAO NĂNG LỰC
1. Tổng quan về Đề án 1 triệu
ha lúa và các nội dung liên quan:
Sự cần thiết; Nội hàm chất lượng
cao, phát thải thấp; Các mục tiêu chính; Các nội dung chính; tổ chức thực hiện,
vai trò trách nhiệm, nhiệm vụ lợi ích các bên trong việc thực hiện Đề án; Tín
chỉ và cơ chế chia sẻ lợi ích từ bán tín chỉ carbon trong sản xuất lúa gạo.
2. Quy trình kỹ thuật sản xuất
lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng đồng bằng sông Cửu Long:
Quy trình bao quát toàn bộ các
khâu của sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp: Kỹ thuật canh tác; Kỹ
thuật thu hoạch và xử lý sau thu hoạch; Quản lý rơm rạ…
3. Phương pháp đo đạc, kiểm đếm,
đánh giá, thẩm định lượng phát thải khí nhà kính (khung đo đạc MRV):
Các giải pháp giảm phát thải
trong sản xuất lúa; MRV là gì; Các phương pháp MRV cho lúa; khung đo đạc MRV;
các bước triển khai và nhiệm vụ của các đối tượng tham gia vào việc đăng ký,
theo dõi, đánh giá kết quả giảm phát thải
4. Vai trò của khuyến nông,
khuyến nông cộng đồng trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa:
Sự cần thiết, vai trò của khuyến
nông, khuyến nông cộng đồng, nhiệm vụ và các bước triển khai Đề án 1 triệu ha
lúa; sự tham gia của khuyến nông vào quy trình đăng ký, theo dõi, đánh giá kết
quả giảm phát thải.
5. Phát triển liên kết theo chuỗi
giá trị sản phẩm lúa chất lượng cao, phát thải thấp giữa hợp tác xã và doanh
nghiệp:
Xây dựng liên kết phát triển
chuỗi giá trị, mô hình liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản bền vững, trách nhiệm
các bên; quản trị theo chuỗi
6. Nâng cao năng lực quản lý,
quản trị của hợp tác xã nông nghiệp trong việc tổ chức sản xuất lúa chất lượng
cao, phát thải thấp:
Phát triển thành viên; nâng cao
năng lực quản trị hợp tác xã; xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh; quản lý
quy trình sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp
7. Các nội dung hỗ trợ liên
quan: chuyển đổi số, tín dụng, cơ giới hóa, sản xuất lúa gạo và chế biến rơm rạ,
xây dựng thương hiệu, kinh tế tuần hoàn…
III. NHIỆM VỤ
NÂNG CAO NĂNG LỰC
(Chi
tiết theo phân công tại phụ lục 2 kèm theo)
IV. NGUỒN VỐN
THỰC HIỆN
1. Các đơn vị thuộc Bộ Nông
nghiệp và PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố tham gia Đề án
căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tham mưu trình cấp có thẩm quyền bố trí
kinh phí từ các nguồn đầu tư, sự nghiệp và nguồn vốn từ các tổ chức nước ngoài
và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để thực hiện nhiệm vụ:
- Nguồn sự nghiệp từ các Chương
trình mục tiêu quốc gia, chương trình khuyến nông, chương trình hỗ trợ phát triển
kinh tế tập thể, hợp tác xã;
- Các chương trình, đề án của Bộ,
tỉnh, thành phố;
- Lồng ghép các nguồn kinh phí
các chương trình, dự án phù hợp.
2. Nguồn từ các dự án tài trợ:
Dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ và các tổ chức khác.
3. Nguồn vốn huy động hợp
pháp khác: Nguồn vốn của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Nông dân Việt
Nam ở cấp trung ương và địa phương; Nguồn vốn đối ứng của các doanh nghiệp, hợp
tác xã...
V. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Bộ Nông nghiệp và PTNT
- Giao Cục Kinh tế hợp tác và
PTNT là cơ quan đầu mối chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Bộ,
các địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc
trong quá trình thực hiện và kịp thời báo cáo kết quả thực hiện với Lãnh đạo Bộ.
- Cục Kinh tế hợp tác và PTNT tổ
chức đào tạo giảng viên ToT; tập huấn cho đại diện cán bộ quản lý, kỹ thuật,
thành viên của một số tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp tham gia Đề án 1 triệu
ha.
- Trung tâm Khuyến nông Quốc
gia chủ trì tổ chức tập huấn cho các cán bộ khuyến nông, khuyến nông cộng đồng;
chủ trì xây dựng ứng dụng (APP) đào tạo 1 triệu ha.
- Vụ Kế hoạch; Cục Trồng trọt;
Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn; Trung tâm Khuyến nông Quốc gia; Viện
Môi trường nông nghiệp; Văn phòng Điều phối Nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng
sông Cửu Long chủ trì xây dựng tài liệu tập huấn theo phân công tại phụ lục 2
kèm theo và tham gia phối hợp tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực
do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức.
2. Liên minh HTX Việt Nam, Hội
Nông dân Việt Nam
Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn đề nghị Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam giao đơn
vị đầu mối phối hợp với Cục Kinh tế hợp tác và PTNT tham gia thực hiện các nội
dung của Kế hoạch, chủ trì tổ chức triển khai các hoạt động vận động nông dân
tham gia hợp tác xã, mở rộng quy mô thực hiện dự án.
3. Hiệp hội ngành hàng lúa gạo
Việt Nam và các hội nghề nghiệp khác.
Tham gia công tác tập huấn,
truyền thông vận động nông dân tham gia các hợp tác xã; tư vấn hỗ trợ các hợp
tác xã và các thành viên thực hiện quy trình canh tác lúa chất lượng cao, phát
thải thấp; đăng ký, đánh giá kết quả giảm phát thải trong các hợp tác xã và
nghiên cứu đề xuất các giải pháp thực hiện hiệu quả các hoạt động nâng nao năng
lực trên địa bàn.
4. UBND các tỉnh, thành phố
vùng Đồng bằng sông Cửu Long tham gia Đề án
Giao Sở Nông nghiệp và PTNT
chủ trì, phối hợp với các sở, ngành địa phương tham mưu bố trí kinh phí
Ngân sách địa phương từng năm để triển khai thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch; lồng
ghép các Chương trình, Dự án để hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp tham
gia thực hiện Đề án; tổ chức các lớp tập huấn cho các đối tượng tham gia Đề án
(cán bộ quản lý nhà nước tại địa phương, tổ chức chính trị xã hội và đoàn thể
liên quan; cán bộ quản lý hợp tác xã, tổ hợp tác; cán bộ khuyến nông; nông dân,
doanh nghiệp) và hỗ trợ sau đào tạo, tập huấn để triển khai thực hiện Đề án./.
PHỤ LỤC 1
DỰ KIẾN ĐỐI TƯỢNG NÂNG CAO NĂNG LỰC
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-BNN-KTHT
ngày tháng năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn)
Bảng dự kiến số lượng được đào
tạo, tập huấn theo đối tượng tham gia
Đề án 1 triệu ha lúa:
TT
|
Đối tượng
|
Tổng số
(người)
|
Giai đoạn 1
(2024-2025)
|
Giai đoạn 2
(2026- 2030)
|
|
Tổng cộng
|
819,980
|
167,660
|
652,320
|
1
|
Giảng viên ToT (*)
|
300
|
300
|
|
2
|
Thành viên tổ hợp tác, hợp
tác xã nông nghiệp
|
800,000
|
160,000
|
640,000
|
3
|
Cán bộ quản lý, kỹ thuật của
các tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp
|
6,100
|
3,100
|
3,000
|
4
|
Cán bộ khuyến nông và khuyến
nông cộng đồng
|
11,000
|
3,000
|
8,000
|
5
|
Cán bộ quản lý nhà nước các cấp
(huyện, xã), cán bộ của tổ chức đoàn thể liên quan (Hội Nông dân, Phụ nữ,
Đoàn Thanh niên cộng sản HCM, Liên minh HTX).
|
2,400
|
1,200
|
1,200
|
6
|
Cán bộ quản lý, kỹ thuật của
các doanh nghiệp
|
180
|
60
|
120
|
(*) Giảng viên ToT là
các cán bộ quản lý, kỹ thuật có trình độ và kỹ năng phù hợp của các đơn vị: Chi
cục Trồng trọt- BVTV, Chi cục Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông, Liên
minh HTX, Hội Nông dân, phòng nông nghiệp và PTNT/kinh tế các huyện, thị xã,
thành phố; Trung tâm dịch vụ nông nghiệp các huyện; tổ chức chính trị - xã hội;
viện, trường, cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn được Sở Nông nghiệp và PTNT đầu mối
lựa chọn và cử (dự kiến với tỉnh có diện tích đăng ký tham gia Đề án trên
100.000 ha lựa chọn 30 giáo viên/tỉnh; những tỉnh có diện tích đăng ký dưới
100.000 ha lựa chọn 15 giáo viên/tỉnh) cùng với 60 giảng viên được lựa chọn và
cử từ Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn; Trường Cao đẳng Công nghệ
và Nông lâm Nam Bộ (Bình Dương); Trường cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ (Tiền
Giang); Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ (Cần Thơ).
PHỤ LỤC 2:
NỘI DUNG, NHIỆM VỤ NÂNG CAO NĂNG LỰC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 1
TRIỆU HA LÚA CHẤT LƯỢNG CAO, PHÁT THẢI THẤP GẮN VỚI TĂNG TRƯỞNG XANH VÙNG ĐBSCL
ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-BNN-KTHT ngày
tháng năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn)
TT
|
Nội dung kế hoạch
|
Cơ quan chủ trì
|
Sản phẩm đầu ra
|
Thời gian hoàn thành
|
I
|
XÂY DỰNG KHUNG CHƯƠNG
TRÌNH, TÀI LIỆU TẬP HUẤN (định kỳ 3 năm đánh giá, biên soạn chỉnh sửa
bổ sung)
|
|
|
|
1
|
Tổng quan về Đề án 1 triệu ha
lúa và các nội dung liên quan
|
Vụ Kế hoạch
|
01 tài liệu
|
2024
|
2
|
Quy trình kỹ thuật sản xuất
lúa chất lượng cao và phát thải thấp; quy trình kỹ thuật xử lý phế phụ phẩm
sau thu hoạch trong sản xuất lúa
|
Cục Trồng trọt
|
01 tài liệu
|
Quý III/2024
|
3
|
Phương pháp đo đạc, kiểm đếm,
đánh giá thẩm định lượng phát thải khí nhà kính (khung đo đạc MRV)
|
Viện Môi trường nông nghiệp
|
01 tài liệu
|
Quý III/2024
|
4
|
Vai trò của khuyến nông, khuyến
nông cộng đồng trong triển khai Đề án
|
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
|
01 tài liệu
|
2024
|
5
|
Nâng cao năng lực quản lý, quản
trị của hợp tác xã nông nghiệp trong việc tổ chức sản xuất lúa chất lượng
cao, phát thải thấp
|
Cục KTHT và PTNT
|
01 tài liệu
|
Quý III/2024
|
6
|
Phát triển liên kết theo chuỗi
giá trị sản phẩm lúa chất lượng cao, phát thải thấp giữa hợp tác xã và doanh
nghiệp
|
Cục KTHT và PTNT
|
01 tài liệu
|
Quý III/2024
|
7
|
Cách sử dụng các phần mềm,
app điện tử quản trị sản xuất lúa CLC, giảm phát ở cấp độ hợp tác xã và thành
viên hợp tác xã
|
Văn phòng Điều phối Nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL
|
01 tài liệu
|
Quý III/2024
|
II
|
ĐÀO TẠO GIẢNG VIÊN ToT
|
Cục Kinh tế hợp tác và PTNT và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
|
300 giảng viên ToT
|
Quý IV/2024
|
III
|
HỘI THẢO, TUYÊN TRUYỀN, TƯ
VẤN
|
|
|
|
1
|
Hội thảo, tuyên truyền nhằm vận
động nông dân tham gia hợp tác xã, mở rộng quy mô thực hiện dự án tiến đến mục
tiêu 100% nông dân trong vùng dự án tham gia các hợp tác xã
|
Liên minh HTX Việt Nam; Hội Nông dân Việt Nam
|
Hội nghị, hội thảo, tập huấn, tờ rơi, sản phẩm truyền thông
|
Hàng năm
|
2
|
Vận động nông dân tham gia hợp
tác xã, tư vấn hỗ trợ HTX thực hiện quy trình, đánh giá kết quả giảm phát thải
trong các hợp tác xã và nghiên cứu đề xuất các giải pháp thực hiện hiệu quả
các hoạt động nâng cao năng lực trên địa bàn
|
Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam và các hội nghề nghiệp khác
|
Hội nghị, hội thảo, tư vấn, hỗ trợ
|
Hàng năm
|
IV
|
ĐÀO TẠO CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG
THAM GIA ĐỀ ÁN
|
|
|
|
1
|
Cán bộ quản lý nhà nước tại địa
phương có liên quan, cán bộ tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể
|
Sở Nông nghiệp và PTNT 12 tỉnh thành, phố
|
1200 học viên giai đoạn 1; 1200 học viên giai đoạn 2
|
2025 và 2027
|
2
|
Cán bộ quản lý hợp tác xã, tổ
hợp tác
|
|
|
|
a
|
Đại diện hợp tác xã, tổ hợp
tác tại địa bàn các tỉnh tham gia Dự án VnSAT
|
Cục KTHT và PTNT
|
320 học viên/8 lớp
|
2024-2025
|
Trường Chính sách công và PTNT
|
105 học viên/3 lớp
|
2024 -2025
|
Sở Nông nghiệp và PTNT 8 tỉnh, thành phố
|
1.575 học viên/45 lớp
|
2024-2025
|
b
|
Mở rộng hợp tác xã, tổ hợp
tác địa bàn còn lại
|
Sở Nông nghiệp và PTNT 12 tỉnh, thành phố
|
1100 học viên/ 30 lớp giai đoạn 1; 3000 học viên giai đoạn 2
|
2025, 2026
|
3
|
Cán bộ khuyến nông, khuyến
nông cộng đồng
|
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
|
3000 học viên giai đoạn 1; 8.000 học viên giai đoạn 2
|
2024-2025 và 2026-2030
|
4
|
Nông dân (Thành viên hợp tác
xã và thành viên liên kết)
|
Sở Nông nghiệp và PTNT 12 tỉnh, thành phố
|
dự kiến 160.000 học viên trong giai đoạn 1; Giai đoạn 2: 640.000 học
viên
|
2025 và 2028
|
5
|
Cán bộ quản lý, kỹ thuật của
các doanh nghiệp
|
Sở Nông nghiệp và PTNT 12 tỉnh, thành phố
|
60 học viên giai đoạn 1 và 120 học viên giai đoạn 2
|
2025 và 2027
|
V
|
PHỔ BIẾN, TƯ VẤN THỦ TỤC
TIẾP CẬN, VAY VỐN TÍN DỤNG
|
|
|
|
|
Phối hợp với các tổ chức tín
dụng, đào tạo phổ biến các điều kiện, thủ tục tiếp cận vốn vay tín dụng và
tăng cường nguồn lực cho hợp tác xã, cá nhân, người sản xuất nông nghiệp.
|
Cục KTHT và PTNT, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và các đối tác ngân
hàng
|
Tài liệu/ đào tạo, tập huấn, hội nghị
|
Hàng năm
|
VI
|
ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ HỖ
TRỢ NÂNG CAO NĂNG LỰC
|
|
|
|
|
Ứng dụng chuyển đổi số hỗ trợ
nâng cao năng lực
|
Cục KTHT và PTNT và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
|
Các phần mềm quản lý cho HTX; App, các học liệu điện tử; hỏi đáp thực
hành online
|
2024-2025
|