|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Quyết định 1117/QĐ-TTg 2024 Quy hoạch tổng thể khai thác bền vững tài nguyên vùng bờ 2021-2023
Số hiệu:
|
1117/QĐ-TTg
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Trần Hồng Hà
|
Ngày ban hành:
|
07/10/2024
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
Phê duyệt quy hoạch khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050
Ngày 07/10/2024, Thủ tướng ban hành Quyết định 1117/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.Phê duyệt quy hoạch khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ
Trong đó, mục tiêu đến năm 2030 của Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050 như sau:
(1) Mục tiêu đến năm 2030:
- Mục tiêu tổng quát:
+ Quản lý và khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên vùng bờ, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn, bảo đảm sinh kế và cải thiện mức sống của cộng đồng dân cư ven biển gắn với bảo tồn và phát triển giá trị tự nhiên, sinh thái, văn hóa.
+ Chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường, hệ sinh thái vùng bờ.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Bảo vệ, duy trì và phục hồi hệ sinh thái, đa dạng sinh học và các giá trị khác của vùng bờ; tăng diện tích bảo tồn, bảo vệ giá trị tự nhiên, sinh thái biển, rừng ngập mặn tại vùng bờ, góp phần thực hiện mục tiêu đạt diện tích tối thiểu bằng 6% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia.
+ Sắp xếp, phân bố hợp lý không gian cho các ngành, lĩnh vực và giải quyết cơ bản các chồng lấn, mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ, bảo đảm khả năng phục hồi của hệ sinh thái, bảo vệ môi trường vùng bờ, góp phần đạt được các chỉ tiêu sau:
++ 100% chất thải nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt, 100% rác thải nhựa tại các bãi biểu, khu du lịch biểu và khu bảo tồn biển được thu gom và xử lý;
++ 100% khu kinh tế, khu công nghiệp và khu đô thị ven biển được quy hoạch, xây dựng theo hướng bền vững, sinh thái, thông minh và an toàn, có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt các quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường.
+ Bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển, cải thiện sinh kế và nâng cao mức sống cho cộng đồng dân cư ven biển, không còn xã đặc biệt khó khăn ở vùng bờ, góp phần nâng thu nhập bình quân đầu người của các tỉnh, thành phố ven biển gấp từ 1,2 lần trở lên so với thu nhập bình quân của cả nước; bảo vệ, bảo tồn các di sản văn hóa, phát huy truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa biển, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam toàn diện, phù hợp với xu thế thời đại.
+ Kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng, an ninh với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh; triển khai xây dựng công trình quốc phòng theo quy hoạch thế trận quân sự trong khu vực phòng thủ ven biển; hợp tác quốc tế về tài nguyên, đa dạng sinh học, môi trường biển và hải đảo theo hướng chủ động, có sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện giữa các ngành, các cấp.
+ Hỗ trợ hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo theo phương thức quản lý tổng hợp, tạo cơ sở để 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển xây dựng và triển khai hiệu quả chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ.
(2) Tầm nhìn đến năm 2050:
- Tài nguyên vùng bờ được quản lý và khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững để phát triển toàn diện các ngành kinh tế biển, góp phần đưa vùng bờ trở thành trung tâm phát triển kinh tế - văn hóa sôi động, thu hút đầu tư, là cửa ngõ kết nối không gian phát triển giữa đất liền với biển, kết nối giao thương giữa Việt Nam với quốc tế.
- Xây dựng các vùng ven biển thành chỗ dựa vững chắc để tiến ra biển và tạo động lực cho các vùng khác trong cả nước cùng phát triển.
- Có môi trường trong lành, an toàn và các giá trị tự nhiên, sinh thái, cảnh quan, văn hóa, lịch sử được bảo vệ, giữ gìn và phát triển.
- Bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, hướng tới mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn, đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Xem nội dung chi tiết tại Quyết định 1117/QĐ-TTg ban hành ngày 07/10/2024.
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1117/QĐ-TTg
|
Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN VÙNG BỜ THỜI KỲ
2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức
Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Tài
nguyên, môi trường biển và hải đảo ngày 25
tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch;
Căn cứ Luật Quy hoạch
ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội
tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính
sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp
tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy
hoạch thời kỳ 2021 - 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09 tháng 01 năm 2023 của Quốc
hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021
- 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Nghị quyết số 139/2024/QH15 ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Quốc
hội về Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm
2050;
Căn cứ Nghị quyết số 39/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021 của Quốc
hội về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm
2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025;
Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP
ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;
Nghị định số 58/2023/NĐ-CP ngày 12 tháng 8
năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật
Quy hoạch;
Căn cứ Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ
ban hành Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm của
Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Hội nghị
lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền
vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2023 của Chính phủ
phê duyệt Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo
vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2050;
Theo đề nghị của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Tờ
trình số 107/TTr-BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2023 về Quy hoạch tổng thể khai
thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ
2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Báo cáo thẩm định số 01/BC-HĐTĐQHTHVB
ngày 25 tháng 12 năm 2023 của Hội đồng thẩm định Quy hoạch tổng thể khai thác,
sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài
nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chủ
yếu như sau:
I. QUAN ĐIỂM, MỤC
TIÊU, TẦM NHÌN
1. Quan điểm
a) Cụ thể hóa các mục tiêu,
định hướng và giải pháp chính của Quy hoạch tổng thể quốc gia, Chiến lược phát
triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2045 và Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ
môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2050; phù hợp, đồng bộ, thống nhất với Quy hoạch không gian biển quốc gia
và Quy hoạch sử dụng đất quốc gia.
b) Bảo vệ, bảo tồn và phục
hồi các hệ sinh thái, đa dạng sinh học; duy trì chức năng, cấu trúc và khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ thiết yếu của các hệ sinh thái
ven bờ cho sự phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển;
phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, sự cố môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi
khí hậu, nước biển dâng.
c) Tăng cường năng lực quản
lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ; có sự gắn kết chặt chẽ, hiệu
quả từ khâu quy hoạch, điều tra, thăm dò, khai thác đến chế biến, sử dụng tài
nguyên; khuyến khích áp dụng các mô hình khai thác, sử dụng tài nguyên tiên tiến,
hiện đại theo hướng xanh, bền vững, trong khả năng chống chịu của hệ sinh thái
và chịu tải của môi trường.
d) Bảo đảm quyền tiếp cận của
người dân với biển; giữ gìn giá trị, phát huy truyền thống lịch sử, bản sắc văn
hóa biển và bảo đảm quốc phòng, an ninh trong phạm vi vùng bờ.
đ) Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; ưu tiên trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, điều tra cơ bản
và thu hút đầu tư có trọng tâm, trọng điểm trong quản
lý, khai thác và sử dụng tài nguyên vùng bờ.
2. Mục tiêu đến năm 2030
a) Mục tiêu tổng quát
Quản lý và khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên
vùng bờ, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn, bảo
đảm sinh kế và cải thiện mức sống của cộng đồng dân cư ven biển gắn với bảo tồn
và phát triển giá trị tự nhiên, sinh thái, văn hóa; chủ
động phòng, chống thiên tai, ứng phó hiệu quả với biến
đổi khí hậu, nước biển dâng; kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy
thoái môi trường, hệ sinh thái vùng bờ.
b) Mục tiêu cụ thể
- Bảo vệ, duy trì và phục hồi
hệ sinh thái, đa dạng sinh học và các giá trị khác của vùng bờ; tăng diện tích
bảo tồn, bảo vệ giá trị tự nhiên, sinh thái biển, rừng ngập mặn tại vùng bờ, góp
phần thực hiện mục tiêu đạt diện tích tối thiểu bằng 6% diện tích tự nhiên vùng
biển quốc gia.
- Sắp xếp, phân bố hợp lý
không gian cho các ngành, lĩnh vực và giải quyết cơ bản các chồng lấn, mâu thuẫn
trong khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ, bảo đảm khả năng phục hồi của hệ sinh thái, bảo vệ môi trường vùng bờ, góp phần đạt
được các chỉ tiêu: 100% chất thải nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt, 100% rác
thải nhựa tại các bãi biển, khu du lịch biển và khu bảo tồn biển được thu gom
và xử lý; 100% khu kinh tế, khu công nghiệp và khu đô thị ven biển được quy hoạch,
xây dựng theo hướng bền vững, sinh thái, thông minh và an toàn, có hệ thống xử
lý nước thải tập trung đạt các quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường.
- Bảo
đảm quyền tiếp cận của người dân với biển, cải thiện sinh kế và nâng cao mức sống
cho cộng đồng dân cư ven biển, không còn xã đặc biệt khó khăn ở vùng bờ, góp phần
nâng thu nhập bình quân đầu người của các tỉnh, thành phố ven biển gấp từ 1,2 lần
trở lên so với thu nhập bình quân của cả nước; bảo vệ,
bảo tồn các di sản văn hóa, phát huy truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa biển,
góp phần xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam toàn diện, phù hợp với
xu thế thời đại.
- Kết hợp chặt chẽ giữa quốc
phòng, an ninh với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng, an
ninh; triển khai xây dựng công trình quốc phòng theo quy hoạch thế trận quân sự trong khu vực phòng thủ ven biển; hợp tác quốc
tế về tài nguyên, đa dạng sinh học, môi trường biển và hải đảo theo hướng chủ động,
có sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện giữa
các ngành, các cấp.
- Hỗ trợ hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tài
nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo theo phương
thức quản lý tổng hợp, tạo cơ sở để 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương có biển xây dựng và triển khai hiệu quả chương
trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ.
3. Tầm nhìn đến năm 2050
Tài nguyên vùng bờ được quản lý và khai thác, sử dụng
hiệu quả, bền vững để phát triển toàn diện các ngành kinh tế biển, góp phần đưa
vùng bờ trở thành trung tâm phát triển kinh tế - văn hóa sôi động, thu hút đầu
tư, là cửa ngõ kết nối không gian phát triển giữa đất liền với biển, kết nối
giao thương giữa Việt Nam với quốc tế; xây dựng các vùng ven biển thành chỗ dựa
vững chắc để tiến ra biển và tạo động lực cho các vùng khác trong cả nước cùng
phát triển; có môi trường trong lành, an toàn và các giá trị tự nhiên, sinh
thái, cảnh quan, văn hóa, lịch sử được bảo vệ, giữ gìn và phát triển; bảo đảm vững
chắc quốc phòng, an ninh, hướng tới mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh
về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn, đạt
mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
II. PHẠM VI, THỜI KỲ QUY HOẠCH
1. Phạm vi quy hoạch
Phạm vi quy hoạch vùng bờ bao gồm vùng biển ven bờ và vùng đất ven biển, cụ thể:
a) Vùng biển ven bờ có ranh
giới trong là đường mép nước biển thấp nhất trung bình
trong nhiều năm (18,6 năm) và ranh giới ngoài cách đường mép nước biển thấp nhất
trung bình trong nhiều năm 6 hải lý.
b) Vùng đất ven biển bao gồm
các xã, phường, thị trấn có biển thuộc 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
có biển.
Tuy nhiên, để bảo đảm tính vẹn toàn của các hệ sinh
thái, sinh cảnh quan trọng và quan tâm đầy đủ đến sự tương tác mạnh giữa đất liền
và biển, phạm vi không gian vùng bờ ở một số khu vực được mở rộng hơn cả về phía đất liền và biển.
2. Thời kỳ quy hoạch
Quy hoạch vùng bờ được lập cho thời kỳ 2021 - 2030
và tầm nhìn đến năm 2050.
III.
PHÂN VÙNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN VÙNG BỜ
1. Đối với vùng đất ven biển
Các vùng đất ven biển và các hải đảo được sắp xếp,
phân bổ theo Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, phù hợp với Quy hoạch tổng thể quốc
gia theo 4 vùng kinh tế - xã hội: vùng phía Bắc từ Quảng Ninh đến Ninh Bình;
vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ từ Thanh Hóa đến Bình Thuận; vùng Đông
Nam Bộ, gồm có Bà Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh; vùng Tây Nam Bộ từ
Tiền Giang đến Kiên Giang. Để thúc
đẩy phát triển mạnh kinh tế biển xanh, bảo đảm hài hòa giữa các hoạt động trên
đất liền và dưới biển, hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên trên các vùng đất
ven biển được ưu tiên cho phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là tuyến hành
lang đường bộ cao tốc, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị ven biển nhằm tạo
đà, động lực thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế biển, kết nối vùng ven biển
với các hải đảo, vùng kinh tế trọng điểm và cửa khẩu quốc tế. Thực hiện lấn biển
ở những khu vực thích hợp, không làm suy thoái tài nguyên thiên nhiên, hệ sinh
thái, tính đa dạng sinh học và các giá trị văn hóa - lịch sử tại vùng bờ để
tăng thêm không gian, quỹ đất cho phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương có biển.
a) Vùng đất ven biển phía Bắc
Khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh là trung tâm kinh tế
biển hiện đại, mang tầm quốc tế, hàng đầu ở Đông Nam Á, là cửa ngõ, động lực
phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng; khu vực Thái Bình - Nam Định - Ninh
Bình phát triển mạnh và bền vững kinh tế biển.
- Về hạ tầng:
Tập trung đầu tư và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng ven biển, nhất là tuyến
đường bộ, đường sắt ven biển, đường kết nối cảng đến quốc lộ
và cao tốc; nghiên cứu xây dựng các tuyến đường sắt mới kết nối các cảng biển,
cửa khẩu quốc tế Móng Cái với Hà Nội. Phát triển các đô thị, điểm dân cư ven biển theo hướng hình thành chuỗi đô thị ven biển, gắn với phát
triển kinh tế biển, liên kết chặt chẽ thông qua vành đai kinh tế ven biển.
- Về các ngành kinh tế ưu
tiên:
+ Hình thành các khu du lịch quốc tế hóa cao ở Quảng
Ninh (Vân Đồn, vịnh Hạ Long), phát triển Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch
quốc gia kết nối với các trung tâm du lịch quốc tế lớn của khu vực và thế giới;
liên kết phát triển vùng du lịch Cát Bà - vịnh Hạ Long - Bái Tử Long - Vân Đồn
thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, giải trí, du lịch di sản thiên nhiên biển -
đảo có tầm quốc tế ở châu Á - Thái Bình Dương.
+ Phát triển cảng biển quốc tế, vận tải biển viễn
dương và trong nước, dịch vụ hàng hải, dịch vụ logistics đa phương thức với
trung tâm là cụm cảng Hải Phòng - Quảng Ninh. Xây dựng cảng Lạch Huyện và cảng
Nam Đồ Sơn thành cụm cảng cửa ngõ kết hợp trung chuyển quốc tế; kêu gọi, thu
hút đầu tư xây dựng một số cảng biển quan trọng như: Nam Tiền Phong, Con Ong -
Hòn Nét; xây dựng các bến du thuyền tiêu chuẩn quốc tế tại vịnh Cửa Lục. Phát
triển các cảng biển chuyên dùng gắn với các khu kinh tế ven biển của vùng; tổ
chức các hành lang vận tải thủy ven biển, gồm: 1 hành lang ven biển xuyên Việt
(Quảng Ninh đến Kiên Giang), 3 hành lang khu vực miền Bắc (Quảng Ninh - Hải
Phòng - Hà Nội, Quảng Ninh - Hải Phòng - Ninh Bình, Hà Nội - Nam Định - Ninh
Bình), đặc biệt tuyến ven biển Vạn Gia - Ka Long - Hải Phòng.
+ Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư, phát triển 4 khu kinh tế
ven biển hiện hữu, gồm Quảng Yên và Vân Đồn (Quảng Ninh), Đình Vũ - Cát Hải (Hải
Phòng), Thái Bình (Thái Bình). Thành lập mới khu kinh tế Ninh Cơ (Nam Định) và
khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng, trong đó nghiên cứu khu thương mại tự
do.
+ Ưu tiên công nghiệp đóng tàu container,
tàu hàng trọng tải lớn, tàu biển chuyên dụng phục vụ kinh tế, quốc phòng, công
nghiệp Cơ khí chế tạo máy, công nghiệp ô tô, công nghiệp công nghệ cao sản xuất
thiết bị điện tử, viễn thông, với trung tâm là khu vực
Bắc Hải Phòng - Nam Quảng Ninh; công nghiệp dệt may, công nghiệp sản xuất hàng
tiêu dùng xuất khẩu, tập trung ở Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định.
+ Tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp hàng
hóa lớn, tiêu thụ liên vùng và xuất khẩu. Phát triển nuôi trồng, khai thác thủy
sản ứng dụng công nghệ hiện đại gắn với tăng cường bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy
sản, xây dựng và phát triển thương hiệu với trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá tại Hải Phòng.
+ Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ và đào tạo
nhân lực biển; hình thành khu công nghệ cao, khu thương mại, khu trung tâm dịch
vụ tài chính quốc tế ở khu vực thành phố Hải Phòng - Hạ Long; phát triển Hải
Phòng trở thành trung tâm quốc tế đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công
nghệ về biển của cả nước, trong đó xây dựng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam là
trường trọng điểm quốc gia, nghiên cứu, đào tạo phục vụ phát triển bền vững
kinh tế biển.
- Về bảo vệ, bảo tồn môi
trường ven biển: Phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển, bảo vệ nguồn lợi thủy
sản; tăng cường liên kết vùng trong khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo tồn, bảo
vệ đa dạng sinh học, đặc biệt trong các khu bảo tồn thiên nhiên, khu di sản
thiên nhiên cấp quốc gia (Bái Tử Long, vịnh Hạ Long, vườn quốc gia Cát Bà, vườn
quốc gia Xuân Thủy,...); ngăn chặn suy giảm đa dạng sinh học tại các cửa sông
và các vùng đất ngập nước; chủ động ứng phó thiên tai, sự cố môi trường, biến đổi
khí hậu, nước biển dâng, chú trọng nâng cấp và xây dựng mới các hệ thống công
trình phòng, chống thiên tai.
b) Vùng đất ven biển Bắc
Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ
Vùng đất ven biển Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ
là cửa ngõ ra biển của vùng Tây Nguyên và nước bạn Lào, có khả năng phát triển
nhanh, mạnh, bền vững về kinh tế biển với các khu kinh tế ven biển hiện đại, hệ
thống đô thị ven biển thông minh, thân thiện với môi trường, có khả năng chống
chịu cao với thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu; các giá trị văn hóa, lịch
sử và các hệ sinh thái được bảo vệ, bảo tồn và phát huy.
- Về hạ tầng: Kết nối đồng
bộ hệ thống giao thông với các khu kinh tế ven biển, khu công nghiệp, khu công
nghệ cao Đà Nẵng và các cảng hàng không, cảng biển; hoàn thành tuyến đường bộ
ven biển tại các địa phương trong vùng; nghiên cứu đầu tư, nâng cấp các tuyến
đường cao tốc trục ngang kết nối cửa khẩu quốc tế với các cảng biển; nâng cấp,
cải tạo và nâng cao hiệu quả khai thác các cảng hàng không hiện có trong vùng;
đầu tư xây dựng mới cảng hàng không Phan Thiết, cảng
hàng không Quảng Trị; tập trung nguồn lực phát triển các cảng biển có tiềm năng
thành cảng biển đặc biệt, nhất là các cảng biển ở Thanh
Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng và Khánh Hòa.
- Về phát triển các ngành
kinh tế ưu tiên: Tập trung phát triển mạnh kinh tế biển kết hợp với bảo đảm quốc
phòng, an ninh trên biển, nhất là các ngành như du lịch và dịch vụ biển, kinh tế
hàng hải, chế biến dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác, nuôi trồng
và khai thác thủy sản, công nghiệp ven biển, năng lượng tái tạo, các ngành kinh
tế biển mới,... Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào 11 khu kinh tế ven biển hiện có,
trong đó ưu tiên tập trung các khu kinh tế có vai trò quan trọng, có tính động
lực đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
Tiểu vùng Bắc Trung Bộ (từ Thanh Hóa đến Quảng
Bình):
+ Hình thành các trung tâm, khu du lịch biển có sức
hấp dẫn khách quốc tế cao; liên kết phát triển các trung tâm du lịch biển Nam
Thanh Hóa - Bắc Nghệ An, Nam Nghệ An - Bắc Hà Tĩnh; phát triển Quảng Bình thành
trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển có tầm quốc tế cao trong khu vực.
+ Phát triển các cảng biển, trung tâm logistics phục
vụ xuất nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa ở cửa ngõ vịnh Bắc Bộ, kết
nối liên vùng và với quốc tế, trung tâm là khu cảng biển Nghi Sơn, Vũng Áng - Cửa
Lò, hình thành khu chế xuất, khu đô thị công nghiệp công nghệ cao, trung tâm
logistics quốc tế gắn với cảng biển.
+ Ưu tiên các ngành công nghiệp ứng dụng công nghệ
cao, sản xuất hàng điện tử, dệt may xuất khẩu, luyện cán thép, công nghiệp hỗ
trợ sản xuất ô tô ở Nghệ An - Hà Tĩnh; công nghiệp lọc hóa dầu, hóa chất ở Nam
Thanh Hóa - Bắc Nghệ An gắn với khu kinh tế Nghi Sơn; công nghiệp năng lượng
tái tạo ở ven biển Quảng Bình - Hà Tĩnh gắn với phát triển khu kinh tế Vũng Áng.
+ Phát triển nuôi trồng thủy sản, tập trung vào các
sản phẩm có giá trị kinh tế cao, phục vụ chế biến xuất
khẩu với trung tâm nghề cá ở Nghệ An và Quảng Bình.
Tiểu vùng Trung Trung Bộ (từ Quảng Trị đến Quảng
Ngãi):
+ Phát triển du lịch ven biển kết hợp với du lịch
di sản, di tích văn hóa, lịch sử; liên kết, phát triển vùng du lịch ven biển
Nam Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Bắc Quảng Nam thành trung tâm du lịch sinh thái,
nghỉ dưỡng biển và du lịch di sản văn hóa thế giới mang tầm quốc tế.
+ Phát triển cảng biển container
trung chuyển trong nước, quốc tế và cảng biển du lịch, vận tải biển quốc tế,
trong nước và các dịch vụ gắn với cảng biển, với trung tâm là khu cảng biển
Liên Chiểu - Chân Mây.
+ Hình thành các khu đô thị cảng biển quốc tế, khu
khoa học - công nghệ, đào tạo nhân lực kỹ thuật ngành kinh tế biển; khu thương
mại, khu trung tâm giao dịch tài chính quốc tế ở vùng thành phố Đà Nẵng - thành
phố Huế - khu kinh tế Chân Mây.
+ Phát triển công nghiệp đóng, sửa chữa tàu biển
chuyên dụng với trung tâm ở thành phố Đà Nẵng; công nghiệp thép, công nghiệp sản
xuất lắp ráp ô tô, công nghiệp hóa dầu, hóa chất ở Nam
Quảng Nam - Bắc Quảng Ngãi; công nghiệp chế biến thủy sản, khoáng sản ven biển,
sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu tập trung tại các khu kinh tế ven biển; mở rộng
và xây dựng trung tâm lọc, hóa dầu và năng lượng quốc gia tại khu kinh tế Dung
Quất; công nghiệp khí ở ven biển Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Tăng cường
thúc đẩy mối liên kết giữa khu
kinh tế mở Chu Lai với khu kinh tế Dung Quất, hình thành trung tâm công nghiệp
ven biển trọng điểm của vùng và cả nước.
+ Phát triển trung tâm dịch
vụ nghề cá ở Đà Nẵng; phát triển nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao tập
trung ở Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Tiểu vùng Nam Trung Bộ (từ Bình Định đến Bình Thuận):
+ Phát triển các khu du lịch, đô thị du lịch biển
có mức độ quốc tế hóa cao, liên kết các cơ sở du lịch biển
với các cơ sở du lịch di sản, di tích văn hóa ven biển với trung tâm dịch vụ du
lịch ở thành phố Nha Trang, thành phố Quy Nhơn, thành phố Phan Thiết; hình
thành các khu trung tâm thương mại miễn thuế cho khách du lịch, khu đô thị du lịch
biển quốc tế ở Khánh Hòa, Nam Phú Yên, Bình Thuận, phát triển thành trung tâm
du lịch nghỉ dưỡng, giải trí, lặn biển có tầm quốc tế cao ở châu Á - Thái Bình
Dương.
+ Xây dựng cảng biển tổng hợp
trung chuyển hàng hóa trong nước, quốc tế và cảng chuyên dụng phục vụ du lịch,
quốc phòng với trung tâm là khu cảng biển Vân Phong - Cam Ranh - Quy Nhơn và
nghiên cứu phát triển khu Bãi Gốc - Đông Hòa; hình thành đô thị dịch vụ cảng biển
quốc tế gắn với cảng Vân Phong, Cam Ranh.
+ Công nghiệp ứng dụng công nghệ cao sản xuất chế
phẩm sinh học, hóa phẩm, hóa dược, hóa chất, công nghiệp cơ khí sửa chữa, bảo
dưỡng tàu biển với trung tâm ở Khánh Hòa - Nam Phú Yên; công nghiệp sản xuất
hàng tiêu dùng xuất khẩu, công nghiệp chế biến thủy sản,
khoáng sản biển tập trung tại các khu kinh tế ven biển trong khu vực; công nghiệp
năng lượng tái tạo tập trung ở Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận, phát triển
thành trung tâm công nghiệp năng lượng tái tạo lớn ở ven biển. Phát triển khu
kinh tế Nhơn Hội trở thành khu vực phát triển mạnh về kinh tế biển; tiếp tục
nghiên cứu phát triển, hình thành khu kinh tế ven biển tại các địa bàn có tiềm năng như Ninh Thuận, Bình Thuận khi bảo đảm các
điều kiện theo quy định hiện hành.
+ Nuôi trồng thủy sản, thủy sinh vật biển ứng dụng
công nghệ cao với trung tâm dịch vụ hậu cần phục vụ nghề cá ở Cam Ranh và các
trung tâm tập trung hoạt động nghề cá ở Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận.
- Phát triển các dịch vụ
khoa học, công nghệ có tầm quốc tế về nghiên cứu biển, bảo vệ môi trường, hệ
sinh thái biển, dịch vụ đào tạo nhân lực khoa học, kỹ thuật về lĩnh vực biển,
hàng hải, hình thành khu khoa học, công nghệ biển, trung tâm nghiên cứu biển quốc
gia ở Khánh Hòa.
- Về bảo vệ, bảo tồn môi
trường ven biển: Kiểm soát an toàn, xử lý dứt điểm ô nhiễm môi trường; tăng cường quản lý tổng hợp tài
nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo, giảm thiểu rác thải nhựa; tăng cường
dự báo, đánh giá tác động để triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp
phòng, chống thiên tai và đầu tư phát triển hạ tầng, ứng phó với biến đổi khí hậu,
nước biển dâng.
c) Vùng đất ven biển Đông
Nam Bộ
Vùng đất ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Hồ
Chí Minh là trung tâm kinh tế biển mạnh có tầm quốc tế hàng đầu ở Đông Nam Á với
các ngành, lĩnh vực ưu tiên: cảng biển, logistics, khai thác dầu khí, hóa dầu,
du lịch biển, khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản.
- Phát triển các loại hình
du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hóa, thể thao, các dịch vụ vui chơi giải trí
chất lượng cao. Phát triển chuỗi đô thị du lịch ven biển theo hướng đô thị
xanh.
- Đầu tư hoàn thiện hệ thống
đường ven biển; đẩy mạnh xây dựng khu vực cảng biển Cái Mép - Thị Vải - Sao Mai
- Bến Đình, liên kết với cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó ưu tiên nguồn
lực cho phát triển cảng cửa ngõ quốc tế Cái Mép - Thị Vải thành cảng quốc tế
trung chuyển lớn, có tầm cỡ khu vực châu Á và quốc tế; nghiên
cứu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ; cải tạo cơ bản đạt cấp kỹ thuật
các tuyến luồng đường thủy nội địa; hình thành các cụm cảng phục vụ nhu cầu thu
gom, giải tỏa hàng hóa cho các cảng biển lớn trong vùng. Xây dựng khu thương mại
tự do gắn với cảng biển tại khu vực Cái Mép Hạ, hình thành hệ sinh thái, công
nghiệp - dịch vụ hoàn chỉnh.
- Phát triển Bà Rịa - Vũng
Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia dựa trên nền tảng công nghiệp lọc hóa
dầu, chế biến sản phẩm từ dầu khí, công nghiệp hóa chất, công nghiệp năng lượng
tái tạo, công nghiệp đóng tàu biển; nuôi trồng thủy sản giá trị hàng hóa cao gắn
kết với dịch vụ thương mại nghề cá và chế biến xuất khẩu
tập trung.
- Phát triển rừng phòng hộ
ven biển; tăng cường bảo vệ và bảo tồn đa dạng sinh học khu dự trữ sinh quyển Cần
Giờ.
d) Vùng đất ven biển Tây
Nam Bộ
Vùng đất ven biển Tây Nam Bộ gồm các trung tâm kinh
tế biển mạnh của khu vực Đông Nam Á với phát triển công nghiệp xanh, năng lượng
sạch, năng lượng tái tạo, nhất là điện gió, điện mặt trời gắn với bảo vệ rừng
và bờ biển; nuôi trồng, khai thác hải sản, dịch vụ hậu cần, hạ tầng nghề cá hiện
đại phục vụ khai thác xa bờ; hình thành và phát triển du lịch sinh thái, góp phần
chủ động phòng, tránh, giảm thiểu rủi ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí
hậu, nước biển dâng.
- Về hạ tầng: Hoàn thiện hệ
thống giao thông kết nối với các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực và thế giới;
tập trung khai thác tốt các cảng biển, trong đó khu bến Trần Đề (cảng biển Sóc
Trăng) định hướng quy hoạch tiềm năng thành cảng biển đặc biệt, đảm nhận vai trò
cảng cửa ngõ vùng đồng bằng sông Cửu Long; nâng cấp, cải tạo, duy trì các tuyến
luồng hàng hải, bảo đảm hoạt động ổn định và phù hợp với năng lực khai thác của
hệ thống cảng biển, trong đó chú trọng các luồng hàng hải cho tàu biển trọng tải
lớn vào sông Hậu, luồng hàng hải Trần Đề.
- Về phát triển các ngành
kinh tế ưu tiên:
+ Phát triển công nghiệp khí, chế biến khí, điện
khí, năng lượng tái tạo; bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn gắn với bảo vệ bờ biển,
phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và ứng phó với biến
đổi khí hậu, nước biển dâng. Nghiên cứu, phát triển Trà
Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau thành trung tâm xuất khẩu năng lượng tái tạo của cả nước.
+ Đẩy mạnh nuôi trồng, khai thác thủy sản tại khu vực
ven biển theo hướng hiện đại, bền vững; phát triển công nghiệp chế biến thủy sản,
dịch vụ hậu cần, hạ tầng nghề cá; tái tạo nguồn lợi thủy sản và bảo vệ nguồn đa dạng sinh học biển.
Tiểu vùng phía Đông (từ Tiền Giang đến Đông Nam Cà
Mau):
+ Khuyến khích du lịch sinh thái, du lịch khu bảo tồn
thiên nhiên ven biển kết hợp du lịch văn hóa cộng đồng; đẩy mạnh liên kết mạng
lưới cơ sở du lịch, hình thành các khu du lịch sinh thái văn hóa đặc sắc miền
ven biển Tây Nam Bộ, phát triển thành trung tâm du lịch miền biển sông nước rừng
ngập mặn có sức hấp dẫn cao ở Đông Nam Á.
+ Phát triển cảng biển cho xuất khẩu nông sản, thủy
sản và xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ logistics với trung tâm là khu cảng biển
cho tàu quốc tế thuộc Trà Vinh - Sóc Trăng, kết nối chặt chẽ với cảng Cần Thơ; hình thành trung tâm dịch vụ logistics liên vùng, quốc
tế ở khu kinh tế Định An.
+ Hình thành khu chế xuất quốc tế, khu công nghiệp ứng
dụng công nghệ cao, khu công nghiệp chế biến tập trung gắn với cảng biển đầu mối;
phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo ở ven biển các tỉnh, liên kết mạng lưới
hình thành vành đai công nghiệp năng lượng tái tạo lớn của cả nước; khuyến khích phát triển công nghiệp cơ khí nông nghiệp, công nghiệp
đóng, sửa tàu chở hàng, chở khách ven biển và phương tiện vận tải đường thủy,
công nghiệp chế biến thủy sản.
+ Phát triển trung tâm kinh tế biển của tiểu vùng tại
thành phố Sóc Trăng; nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao, thích ứng với
biến đổi khí hậu với trung tâm vùng nuôi trồng ở Bạc Liêu; phát triển cơ sở hạ
tầng nghề cá hiện đại phục vụ khai thác xa bờ vùng biển phía Nam với trung tâm
hoạt động nghề cá ở Tiền Giang, Bến Tre, Bạc Liêu; hình thành trung tâm căn cứ dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển ở cửa sông Hậu.
Tiểu vùng phía Tây (từ Tây Nam Cà Mau đến Kiên
Giang):
+ Phát triển Kiên Giang thành trung tâm kinh tế biển
của quốc gia; phát triển liên kết mạng lưới du lịch ven biển kết nối với các đảo
Phú Quốc, Thổ Chu, Nam Du, Kiên Hải, Hòn Chông.
+ Phát triển các cảng biển du lịch, cảng biển xuất
nhập khẩu hàng hóa, trung chuyển trong nước, quốc tế và dịch vụ gắn với cảng biển,
với trung tâm là khu bến cảng Rạch Giá - Hòn Chông và cảng Năm Căn - Ông Đốc;
thu hút đầu tư phát triển bến cảng khu kinh tế Năm Căn thành cảng biển cửa ngõ
trung chuyển hàng hóa; nghiên cứu đầu tư phát triển cảng Hòn Khoai thành cảng tổng hợp.
+ Khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến thủy
sản và thức ăn thủy sản, công nghiệp chế biến khí, điện khí, công nghiệp sản xuất
hàng tiêu dùng xuất khẩu tập trung ở ven biển Năm Kiên Giang - Bắc Cà Mau.
+ Hình thành trung tâm lớn và hiện đại của cả nước
về nghề cá, nuôi trồng thủy sản, sản xuất giống thủy sản ở Kiên Giang; phát triển
nuôi trồng thủy sản tập trung quy mô lớn gắn với bảo tồn hệ
sinh thái rừng ngập mặn và liên kết với các dịch vụ hỗ trợ nuôi trồng, chế biến
xuất khẩu.
- Về bảo vệ, bảo tồn môi
trường ven biển: Tiếp tục bảo vệ và phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên, các
cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và các vùng đất ngập nước quan trọng tại các địa
phương có biển.
2. Đối với vùng biển ven bờ
Việc phân vùng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng
biển ven bờ được thực hiện trên cơ sở chức năng của các khu vực và nguyên tắc về
xử lý chồng lấn theo thứ tự ưu tiên như sau: (1) Nhu cầu bảo đảm quốc phòng, an
ninh; (2) Nhu cầu bảo vệ, bảo tồn các hệ sinh thái biển; (3) Nhu cầu cho các hoạt
động phát triển kinh tế. Đối với chồng lấn giữa các hoạt động cho mục đích phát
triển kinh tế, định hướng ưu tiên sử dụng biển xác định theo thứ tự: (1) Du lịch
và dịch vụ biển; (2) Kinh tế hàng hải; (3) Khai thác dầu khí và tài nguyên
khoáng sản biển khác; (4) Nuôi trồng và khai thác hải sản; (5) Năng lượng tái tạo
và các ngành kinh tế mới.
Trong trường hợp cần thiết, trên cơ sở đề xuất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các bộ, ngành có liên quan, Bộ
Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh thứ tự ưu tiên sử
dụng đối với biển ven bờ cụ thể dựa trên việc phân tích, đánh giá tính hiệu quả,
chi phí lợi ích về kinh tế, xã hội, môi trường và khả năng hỗ trợ bảo vệ chủ
quyền, an ninh trên biển.
Vùng biển ven bờ Việt Nam được phân thành các vùng
khai thác, sử dụng, bao gồm: (1) Khu vực cấm khai thác, sử dụng tài nguyên gồm
73 khu vực với tổng diện tích khoảng 45,3 nghìn ha; (2) Khu vực hạn chế khai
thác, sử dụng tài nguyên gồm 429 khu vực với tổng diện tích khoảng 3.256 nghìn
ha, trong đó có 263 khu vực khai thác, sử dụng tài nguyên có điều kiện với tổng
diện tích khoảng 3.119 nghìn ha và 166 khu vực cần bảo vệ đặc biệt với tổng diện
tích khoảng 137 nghìn ha; (3) Khu vực khuyến khích khai thác, sử dụng tài nguyên
gồm khu vực ưu tiên khuyến khích khai thác, sử dụng tài
nguyên với tổng diện tích khoảng 874 nghìn ha; khu vực tiềm năng cần điều tra, nghiên cứu để khuyến khích khai thác cát với diện
tích khoảng 698 nghìn ha; khu vực tiềm năng cần điều tra, nghiên cứu để khuyến
khích khai thác sa khoáng với diện tích khoảng 559 nghìn ha; khu vực khuyến
khích khai thác, sử dụng đa mục đích có tổng diện tích khoảng 1.884 nghìn ha.
a) Vùng biển ven bờ phía Bắc
- Khu vực cấm khai thác, sử
dụng tài nguyên có tổng diện tích gần 4 nghìn ha, bao gồm:
11 khu vực cấm khai thác, sử dụng tài nguyên cho mục đích bảo tồn biển với diện
tích khoảng 2,5 nghìn ha và 8 khu vực cho mục đích dự phòng với diện tích khoảng
1,5 nghìn ha.
- Khu vực hạn chế khai
thác, sử dụng tài nguyên với tổng diện tích khoảng 159 nghìn ha, bao gồm:
+ Khu vực khai thác, sử dụng tài nguyên có điều kiện
với tổng diện tích khoảng 129 nghìn ha, gồm: 4 khu vực khai thác, sử dụng tài
nguyên có điều kiện cho mục đích bảo tồn biển với diện tích khoảng 22 nghìn ha;
9 khu vực khai thác, sử dụng tài nguyên có điều kiện cho mục đích bảo vệ nguồn
lợi thủy sản với diện tích khoảng 11 nghìn ha; 1 khu vực khai thác, sử dụng tài
nguyên có điều kiện cho mục đích cư trú nhân tạo cho loài thủy sản với diện
tích khoảng 1 nghìn ha; 3 khu vực khai thác, sử dụng tài nguyên có điều kiện
cho mục đích cấm khai thác thủy sản có thời hạn với diện tích khoảng 51 nghìn
ha và 37 khu vực khai thác, sử dụng tài nguyên có điều kiện khác với diện tích
khoảng 44 nghìn ha.
+ Khu vực cần bảo vệ đặc biệt với tổng diện tích hơn 30,2 nghìn ha, gồm: 1 khu
vực cần bảo vệ đặc biệt cho mục đích bảo tồn biển với diện tích hơn 200 ha và
95 khu vực cần bảo vệ đặc biệt các sinh cảnh quan trọng với diện tích khoảng 30
nghìn ha.
- Khu vực khuyến khích khai
thác, sử dụng tài nguyên gồm:
+ Khu vực ưu tiên khuyến khích khai thác, sử dụng
tài nguyên với tổng diện tích khoảng 166 nghìn ha, gồm: 3 khu vực ưu tiên khuyến
khích phát triển du lịch và 9 khu vực ưu tiên khuyến khích phát triển dịch vụ cảng.
+ Khu vực tiềm năng cần điều tra, nghiên cứu để
khuyến khích khai thác gồm: khu vực tiềm năng cần điều tra, nghiên cứu để khuyến
khích khai thác cát với diện tích khoảng 19 nghìn ha và khu vực tiềm năng cần
điều tra, nghiên cứu để khuyến khích khai thác sa khoáng với diện tích khoảng
16 nghìn ha.
+ Khu vực khuyến khích khai thác, sử dụng đa mục
đích có tổng diện tích khoảng 270 nghìn ha.
b) Vùng biển ven bờ Bắc
Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ
- Khu vực cấm khai thác, sử
dụng tài nguyên với tổng diện tích khoảng 40 nghìn ha, bao gồm: 30 khu vực cấm
khai thác, sử dụng tài nguyên cho mục đích bảo tồn biển với diện tích khoảng 8
nghìn ha và 17 khu vực cho mục đích dự phòng với diện tích khoảng 32 nghìn ha.
- Khu vực hạn chế khai
thác, sử dụng tài nguyên với tổng diện tích khoảng 1.850 nghìn ha, bao gồm:
+ Khu vực khai thác, sử dụng tài nguyên có điều kiện với tổng diện tích khoảng 1.839 nghìn ha, gồm: 13 khu vực
khai thác, sử dụng tài nguyên có điều kiện cho mục đích bảo tồn biển với diện
tích khoảng 97 nghìn ha; 39 khu vực khai thác, sử dụng tài nguyên có điều kiện
cho mục đích bảo vệ nguồn lợi thủy sản với diện tích khoảng 225 nghìn ha; 13
khu vực khai thác, sử dụng tài nguyên có điều kiện cho mục đích cư trú nhân tạo
cho loài thủy sản với diện tích khoảng 11 nghìn ha; 30
khu vực khai thác, sử dụng tài nguyên có điều kiện cho mục đích cấm khai thác
thủy sản có thời hạn với diện tích khoảng 631 nghìn ha và 71 khu vực khai thác,
sử dụng tài nguyên có điều kiện khác với diện tích khoảng 875 nghìn ha.
+ Khu vực cần bảo vệ đặc biệt với tổng diện tích
khoảng 11 nghìn ha, bao gồm: 8 khu vực cần bảo vệ đặc biệt cho mục đích bảo tồn biển với diện tích khoảng 1 nghìn ha và 36 khu vực cần bảo
vệ đặc biệt các sinh cảnh quan trọng với diện tích hơn 10 nghìn ha.
- Khu vực khuyến khích khai
thác, sử dụng tài nguyên gồm:
+ Khu vực ưu tiên khuyến khích khai thác, sử dụng
tài nguyên với tổng diện tích khoảng 266 nghìn ha, gồm 13 khu vực ưu tiên khuyến
khích phát triển du lịch và 27 khu vực ưu tiên khuyến
khích phát triển dịch vụ cảng.
+ Khu vực tiềm năng cần điều tra, nghiên cứu để
khuyến khích khai thác, gồm: khu vực tiềm năng cần điều tra, nghiên cứu để khuyến
khích khai thác cát với diện tích khoảng 570 nghìn ha và khu vực tiềm năng cần
điều tra, nghiên cứu để khuyến khích khai thác sa khoáng với diện tích khoảng
493 nghìn ha.
+ Khu vực khuyến khích khai thác, sử dụng đa mục
đích có tổng diện tích khoảng 870 nghìn ha.
c) Vùng biển ven bờ Đông
Nam Bộ
- Khu vực hạn chế khai
thác, sử dụng tài nguyên với tổng diện tích khoảng 299 nghìn ha, bao gồm:
+ Khu vực khai thác, sử dụng tài nguyên có điều kiện
với tổng diện tích khoảng 297 nghìn ha, gồm: 2 khu vực
khai thác, sử dụng tài nguyên có điều kiện cho mục đích cư trú nhân tạo cho
loài thủy sản với diện tích khoảng 2 nghìn ha; 2 khu vực khai thác, sử dụng tài
nguyên có điều kiện cho mục đích cấm khai thác thủy sản có thời hạn với diện
tích khoảng 193 nghìn ha và 2 khu vực khai thác, sử dụng tài nguyên có điều kiện
khác với diện tích khoảng 102 nghìn ha.
+ Khu vực cần bảo vệ đặc biệt gồm 3 khu vực cần bảo
vệ đặc biệt các sinh cảnh quan trọng với diện tích hơn 2 nghìn ha.
- Khu vực khuyến khích khai
thác, sử dụng tài nguyên, gồm:
+ Khu vực ưu tiên khuyến khích khai thác, sử dụng
tài nguyên với tổng diện tích khoảng 73 nghìn ha, gồm: 2 khu vực ưu tiên khuyến
khích phát triển du lịch và 2 khu vực ưu tiên khuyến khích phát triển dịch vụ cảng.
+ Khu vực tiềm năng cần điều tra, nghiên cứu để
khuyến khích khai thác gồm khu vực tiềm năng cần điều tra, nghiên cứu để khuyến khích khai thác cát với diện tích khoảng 72 nghìn ha
và khu vực tiềm năng cần điều tra, nghiên cứu để khuyến khích khai thác sa
khoáng với diện tích khoảng 50 nghìn ha.
+ Khu vực khuyến khích khai
thác, sử dụng đa mục đích có tổng diện tích khoảng 76 nghìn ha.
d) Vùng biển ven bờ Tây Nam
Bộ
- Khu vực cấm khai thác, sử
dụng tài nguyên với tổng diện tích khoảng 1,3 nghìn ha, bao gồm: 3 khu vực cấm
khai thác, sử dụng tài nguyên cho mục đích bảo tồn biển với diện tích khoảng 1
nghìn ha và 4 khu vực cho mục đích dự phòng với diện tích khoảng 300 ha.
- Khu vực hạn chế khai
thác, sử dụng tài nguyên với tổng diện tích khoảng 948 nghìn ha, bao gồm:
+ Khu vực khai thác, sử dụng tài nguyên có điều kiện
với tổng diện tích khoảng 854 nghìn ha, gồm: 2 khu vực khai thác, sử dụng tài
nguyên có điều kiện cho mục đích bảo tồn biển với diện tích khoảng 4 nghìn ha;
2 khu vực khai thác, sử dụng tài nguyên có điều kiện cho mục đích bảo vệ nguồn
lợi thủy sản với diện tích khoảng 67 nghìn ha; 4 khu vực khai thác, sử dụng tài
nguyên có điều kiện cho mục đích cư trú nhân tạo cho loài thủy sản với diện
tích khoảng 3 nghìn ha; 16 khu vực khai thác, sử dụng tài nguyên có điều kiện
cho mục đích cấm khai thác thủy sản có thời hạn với diện tích khoảng 710 nghìn
ha và 13 khu vực khai thác, sử dụng tài nguyên có điều kiện khác với diện tích
khoảng 70 nghìn ha.
+ Khu vực cần bảo vệ đặc biệt,
gồm 23 khu vực cần bảo vệ đặc biệt các sinh cảnh quan trọng với tổng diện tích
khoảng 94 nghìn ha.
- Khu vực khuyến khích khai thác, sử dụng tài nguyên, gồm:
+ Khu vực ưu tiên khuyến khích khai thác, sử dụng
tài nguyên với tổng diện tích khoảng 369 nghìn ha, gồm: 3 khu vực ưu tiên khuyến
khích phát triển du lịch; 8 khu vực ưu tiên khuyến
khích phát triển dịch vụ cảng với diện tích khoảng 361
nghìn ha và 28 khu vực ưu tiên khuyến khích phát triển điện gió với diện tích
khoảng 13 nghìn ha.
+ Khu vực tiềm năng cần điều tra, nghiên cứu để
khuyến khích khai thác có diện tích khoảng 37 nghìn ha, là khu vực tiềm năng cần
điều tra, nghiên cứu để khuyến khích khai thác cát.
+ Khu vực khuyến khích khai thác, sử dụng đa mục
đích có tổng diện tích khoảng 668 nghìn ha.
IV. ĐỊNH HƯỚNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG,
PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG
1. Ngăn ngừa nguy cơ suy
thoái tài nguyên, môi trường vùng bờ do khai thác, sử dụng tài nguyên và tác động
của thiên tai, biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
a) Tăng diện tích và hoàn thiện
các quy định sử dụng đối với các khu bảo tồn, bảo vệ và hành lang đa dạng sinh
học tại vùng bờ theo Quy hoạch này, phù hợp với Luật
Đa dạng sinh học, Luật Thủy sản và các
văn bản pháp luật khác có liên quan.
b) Giải quyết triệt để mâu
thuẫn sử dụng vùng biển ven bờ giữa bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế và
bảo đảm quốc phòng, an ninh.
c) Hoàn thiện quy định hoạt động
của các ngành liên quan, phù hợp với quy định sử dụng đối với các loại khu vực
khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ theo Quy hoạch.
d) Dịch chuyển đánh bắt thủy
sản ra xa bờ, phát triển điện gió ra ngoài khơi, nhằm giảm áp lực khai thác, sử
dụng lên vùng bờ.
đ) Củng cố kết cấu hạ tầng kỹ
thuật vùng ven biển, phù hợp với phân vùng vùng đất ven biển, nhằm tăng khả
năng chống chịu, ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
e) Xây dựng, triển khai các
chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ; phân vùng khai thác, sử dụng
tài nguyên vùng bờ trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.
2. Phục hồi môi trường vùng bờ
trong và sau khi khai thác, sử dụng tài nguyên.
a) Xử lý kịp thời sự cố môi
trường xảy ra trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ; phục hồi
môi trường, bồi hoàn đa dạng sinh học, ưu tiên quan tâm đối với các khu vực sử
dụng cho mục đích bảo vệ, bảo tồn tài nguyên, nguồn lợi thủy sản và dân sinh.
b) Giải quyết triệt để các điểm
nóng ô nhiễm nước biển ven bờ, chú trọng những khu vực khai thác, sử dụng đa mục
tiêu với cường độ cao.
c) Phục hồi sớm và hiệu quả
các sinh cảnh quan trọng bị suy thoái, phá hủy, đặc biệt là các rạn san hô, rừng
ngập mặn; các loài hoang dã nguy cấp, bị đe dọa tuyệt chủng; các nguồn gen bản
địa quý, hiếm và có giá trị kinh tế cao.
d) Phục hồi các khu vực bờ biển
bị khai thác không phù hợp với chức năng của các vùng sử dụng cho mục đích phát
triển kinh tế - xã hội.
3. Kết hợp nhiệm vụ bảo vệ
môi trường, phòng, chống thiên tai với khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ.
a) Phát triển kinh tế vùng
ven biển theo hướng sinh thái, tuần hoàn, tăng trưởng xanh, sản xuất và tiêu
dùng bền vững; sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm, hiệu quả; phát triển khu công
nghiệp, khu đô thị ven biển theo hướng sinh thái, thông minh, thích ứng với biến
đổi khí hậu, nước biển dâng; khuyến khích các sáng kiến phát triển kinh tế biển
xanh.
b) Bảo đảm yêu cầu phòng, chống
thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, xây dựng kết cấu hạ tầng ven biển.
c) Quản lý hiệu quả nguồn thải
vào biển, trong đó có rác thải nhựa.
d) Chủ động phòng ngừa và ứng
phó sự cố môi trường do tràn dầu, rò rỉ, phát tán hóa chất độc và chất thải
trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ.
đ) Gắn yêu cầu bảo vệ môi trường,
phòng, chống thiên tai vào quy định hoạt động của các ngành phù hợp với các quy
định khai thác, sử dụng tài nguyên vùng biển ven bờ.
V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Giải
pháp về quản lý
a) Hoàn thiện hệ thống pháp
luật về quản lý, khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường
vùng bờ, giao khu vực biển, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với
biến đổi khí hậu, nước biển dâng nhằm bảo đảm khung pháp lý đầy đủ cho việc thực
hiện Quy hoạch; rà soát, sửa đổi Luật Tài
nguyên, môi trường biển và hải đảo, luật và pháp luật liên quan.
b) Hoàn thiện cơ chế, chính
sách theo hướng cải cách hành chính, tăng cường phân cấp, phân quyền trong quản
lý, khai thác, sử dụng biển, đảo, bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch thông
tin quy hoạch; xây dựng và ban hành các cơ chế chính sách đặc thù phù hợp với từng
vùng ven biển theo quy hoạch; cụ thể hóa chính sách ưu đãi thu hút các nhà đầu
tư trong và ngoài nước để phát triển nhanh các khu vực khuyến khích phát triển;
nghiên cứu áp dụng các chính sách khuyến khích, ưu đãi cao hơn chính sách đang
thực hiện đối với các khu vực đặc biệt khó khăn trong những vùng có chức năng kết
hợp phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh.
c) Phân vùng khai thác, sử dụng
tài nguyên vùng bờ trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; đẩy mạnh xây dựng và
triển khai thực hiện chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ ở cấp địa
phương và liên tỉnh; hoàn thành việc thiết lập và cắm mốc hành lang bảo vệ bờ
biển tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển theo quy định của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
d) Tiếp tục kiện toàn cơ quan
quản lý nhà nước, bảo đảm đủ thẩm quyền và năng lực chủ trì điều phối các cơ
quan liên quan ở trung ương và địa phương; xây dựng cơ chế điều phối, phối hợp
liên ngành, liên vùng, liên địa phương, tiêu chí, quy chế xử lý những vùng chồng
lấn, mâu thuẫn theo thứ tự ưu tiên trong khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ
chưa được xác định trong quy hoạch, các quy định quản lý cụ thể cho từng loại
vùng biển theo quy hoạch.
đ) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ
liệu về biển và hải đảo; cơ chế hợp tác, chia sẻ thông tin về quản lý khai
thác, sử dụng biển của các ngành kinh tế và các địa phương có biển.
e) Đẩy mạnh xây dựng và áp dụng
các công cụ kinh tế và chính sách trong quản lý môi trường biển; xây dựng cơ chế
phối hợp giữa các bộ, ban, ngành trong việc xây dựng, vận hành khu bảo tồn biển
và các quy định hỗ trợ người dân trong khu bảo tồn biển chuyển đổi sinh kế.
g) Khuyến khích phát triển
các mô hình sinh thái, xanh, tuần hoàn trong phát triển kinh tế - xã hội như đô
thị sinh thái, đô thị xanh, đô thị thông minh, các khu công nghiệp, khu kinh tế
xanh, tuần hoàn để giảm chất thải vào môi trường biển.
2. Giải
pháp về môi trường, khoa học và công nghệ
a) Đẩy mạnh chuyển đổi số
trong công tác quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên biển và vùng bờ; phấn đấu
đến năm 2025 hoàn thiện, kết nối liên thông hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu
về tài nguyên, môi trường biển quốc gia tập trung, thống nhất, trong đó có dữ
liệu về quy hoạch; công bố công khai, minh bạch, tạo điều kiện cho người dân,
doanh nghiệp tiếp cận thông tin, dữ liệu về quy hoạch, kế hoạch thực hiện quy
hoạch.
b) Ứng dụng công nghệ viễn
thám, công nghệ tích hợp giám sát tài nguyên, môi trường, hệ thống thông tin địa
lý (GIS) trong việc giám sát thực hiện quy hoạch, điều tra, đánh giá, dự báo, cảnh
báo, ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu, nước biển dâng và quản lý tài
nguyên, bảo vệ môi trường vùng bờ.
c) Nghiên cứu, ứng dụng khoa
học - công nghệ trong việc phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái, ngăn ngừa,
giảm thiểu xói lở bờ biển và phòng, chống thiên tai, sự cố môi trường; ứng dụng
hiệu quả các thành tựu khoa học trong quản lý, điều tra, quan trắc, theo dõi,
kiểm tra, giám sát đa dạng sinh học biển.
d) Xây dựng và hoàn chỉnh các
trạm quan trắc môi trường tự động tại các vùng cửa sông, ven biển; tăng cường
nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ mới, hiện đại trong chuyển đổi
sản xuất năng lượng theo hướng sạch, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, ít
phát thải khí nhà kính.
3. Giải pháp
về tuyên truyền, nâng cao nhận thức
a) Tăng cường công tác truyền
thông, phổ biến quy hoạch đến các cấp, ngành, các cơ quan, tổ chức chính trị -
xã hội, kinh tế, nghề nghiệp và cộng đồng dân cư ven biển; khuyến khích sự tham
gia của các bên liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch, giám sát
việc thực hiện quy hoạch, chú trọng sự tham gia của các nhóm đối tượng dễ bị tổn
thương.
b) Tăng cường nâng cao ý thức,
nhận thức cho cộng đồng dân cư ven biển trong bảo vệ, khai thác, sử dụng tài
nguyên vùng bờ, bảo vệ môi trường, các loài sinh vật biển, bảo tồn đa dạng sinh
học; nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, thực hiện trách nhiệm xã hội về bảo vệ
tài nguyên, môi trường vùng bờ và biển.
c) Đa dạng hóa hình thức, nội
dung và phương thức cung cấp thông tin về quy hoạch, quản lý tổng hợp vùng bờ
phù hợp với đối tượng truyền thông; tăng cường phổ biến pháp luật về bảo vệ tài
nguyên, môi trường, đa dạng sinh học, đặc biệt là trên các phương tiện truyền
thông; tôn vinh các tấm gương, sáng kiến của các tổ chức, cá nhân về bảo vệ tài
nguyên, môi trường biển; kết hợp giữa phương thức truyền thống với ứng dụng
công nghệ, phù hợp với từng đối tượng để truyền tải thông tin chính xác, kịp thời,
hiệu quả.
4. Giải pháp
về đào tạo, tăng cường năng lực
a) Tăng cường phát triển nguồn
nhân lực quản lý biển chất lượng cao; phát triển đội ngũ chuyên gia về quy hoạch,
quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ và biển; xây dựng và triển khai chương
trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ về triển khai quy hoạch và quản lý
tổng hợp tài nguyên vùng bờ cho đội ngũ cán bộ quản lý biển từ cấp trung ương đến
địa phương.
b) Nâng cao hiệu quả hoạt động
hướng nghiệp ngay trong các trường trung học; đồng thời thực hiện tốt các chính
sách xã hội hóa giáo dục, kêu gọi đầu tư xây dựng các trường, các trung tâm đào
tạo nghề nhằm bảo đảm việc đào tạo nghề cho lao động, nhất là lao động nông
thôn ven biển trên độ tuổi 30, khó khăn tìm kiếm việc làm trong bối cảnh Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư.
c) Cung cấp các điều kiện và
tăng cường năng lực về phối hợp trong thực thi pháp luật về quy hoạch biển, bảo
vệ tài nguyên, môi trường biển cho lực lượng cảnh sát môi trường, kiểm lâm, kiểm
ngư, hải quan, biên phòng; huy động sự tham gia của lực lượng quân đội trong quản
lý, bảo vệ tài nguyên, môi trường biển.
d) Chú trọng đào tạo các
chuyên ngành liên quan đến quy hoạch biển, quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường
biển trong các trường đại học và cơ sở đào tạo; thực hiện có hiệu quả công tác
đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu của các ngành kinh tế biển và việc chuyển đổi nghề
của người dân vùng ven biển.
đ) Có cơ chế hỗ trợ, nâng cao
chất lượng đào tạo, phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo nguồn nhân lực biển đạt
trình độ tiên tiến trong khu vực.
5. Giải pháp
về tài chính, đầu tư
a) Đầu tư có trọng tâm, trọng
điểm vào các ngành, lĩnh vực và các dự án lớn, công trình kết cấu hạ tầng then
chốt, có sức lan tỏa lớn; nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành, phân bổ, quản
lý sử dụng ngân sách và đầu tư công ở các cấp; ưu tiên nguồn vốn ngân sách nhà
nước tập trung cho điều tra cơ bản, xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin,
cơ sở dữ liệu về biển và ven biển; ưu tiên bố trí nguồn lực ngân sách nhà nước
theo phương châm “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”, đóng vai trò dẫn dắt, là
vốn mồi để thu hút các nguồn lực đầu tư từ các khu vực kinh tế ngoài nhà nước,
tạo động lực tăng trưởng kinh tế biển bền vững.
b) Tiếp tục đẩy mạnh cải cách
thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tập trung thu hút
phát triển các ngành kinh tế có lợi thế ở vùng ven biển; đổi mới hoàn thiện cơ
chế quản lý, mô hình phát triển kinh tế biển, trong đó cho phép thí điểm các thể
chế và mô hình quản lý, phát triển kinh tế biển mới có mức độ quốc tế hóa cao gắn
với cảng biển đầu mối, đô thị lớn ven biển để thu hút mạnh các nhà đầu tư,
doanh nghiệp và cơ sở dịch vụ hoạt động tập trung và liên kết cộng tác với nhau
trong sản xuất kinh doanh.
c) Khuyến khích xã hội hóa,
đa dạng hóa các hình thức đầu tư, sử dụng hiệu quả nguồn vốn của các thành phần
kinh tế cho triển khai thực hiện quy hoạch, đặc biệt công tác xóa đói, giảm
nghèo, xử lý ô nhiễm môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học ở vùng bờ; tăng cường
huy động vốn đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) đối với các dự án lớn.
6. Giải pháp
hợp tác quốc tế
a) Tăng cường hợp tác quốc tế
trong triển khai thực hiện quy hoạch, điều tra cơ bản, quản lý, sử dụng bền vững
tài nguyên vùng bờ; khai thác tiềm năng tài nguyên để phát triển kinh tế biển.
b) Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác,
tranh thủ sự hỗ trợ của các đối tác, các tổ chức quốc tế và khu vực để phát triển
nguồn nhân lực, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu vực ven biển, ứng dụng khoa
học - công nghệ hiện đại vào các ngành kinh tế biển, bảo vệ môi trường, phòng,
chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường
a) Chủ trì, phối hợp với các
bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
có biển tổ chức, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch; định kỳ tổ chức đánh giá,
rà soát, điều chỉnh quy hoạch theo quy định; công bố quy hoạch theo quy định của
Luật Quy hoạch.
b) Xây dựng và quản lý hệ thống
cơ sở dữ liệu thực hiện quy hoạch; cung cấp thông tin về quy hoạch vào hệ thống
thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch theo quy định.
c) Chủ trì, phối hợp với các
bộ, ngành liên quan tổ chức xây dựng kế hoạch, đề xuất các giải pháp cần thiết
để triển khai thực hiện thống nhất, hiệu quả quy hoạch; rà soát, đề xuất ban
hành các chính sách về quản lý tổng hợp biển, phát triển bền vững kinh tế biển.
d) Nghiên cứu đề xuất mô
hình, kiện toàn cơ quan quản lý tổng hợp về biển đủ năng lực chủ trì tổ chức thực
hiện quy hoạch ở cấp trung ương và địa phương.
đ) Phối hợp với Bộ Tài chính,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư để bố trí ngân sách hàng năm; tổng hợp trình cấp có thẩm
quyền giao kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm để thực hiện quy hoạch.
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ
theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài
nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương có biển bố trí nguồn lực, đề xuất cơ chế, chính sách để thực hiện hiệu quả
các mục tiêu của quy hoạch, bảo đảm tính đồng bộ, phù hợp giữa các quy hoạch
trong hệ thống quy hoạch và các chiến lược liên quan.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương có biển:
a) Chủ trì, phối hợp với các
cơ quan liên quan quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động khai thác,
sử dụng tài nguyên vùng bờ theo Quy hoạch tại địa phương.
b) Rà soát, điều chỉnh quy hoạch
cấp tỉnh bảo đảm phù hợp với quy hoạch này; hoàn thành việc công bố, cắm mốc giới
hành lang bảo vệ bờ biển; xây dựng và triển khai chương trình quản lý tổng hợp
tài nguyên vùng bờ theo quy định.
c) Trình Hội đồng nhân dân cùng
cấp bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ thuộc quy hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Luật Đầu tư công.
Danh mục các chương trình, dự
án, nhiệm vụ ưu tiên thực hiện quy hoạch giai đoạn 2021 - 2030 đề xuất tại Phụ
lục I.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, NN (2b).
|
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Trần Hồng Hà
|
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN, NHIỆM VỤ ƯU
TIÊN THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
(Kèm theo Quyết định số 1117/QĐ-TTg ngày 07 tháng 10 năm 2024 của Thủ tướng
Chính phủ)
Số TT
|
Chương trình, đề án, dự án
|
Cơ quan chủ trì
|
Cơ quan phối hợp chính
|
Ghi chú
|
1
|
Chương trình trọng điểm điều
tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đến năm 2030
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành và Ủy ban
nhân dân 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển
|
Đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt tại Quyết định số 28/QĐ-TTg ngày
07/01/2020
|
2
|
Thống kê, đánh giá nguồn ô
nhiễm và phân vùng rủi ro ô nhiễm vùng biển ven bờ
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành và Ủy ban nhân
dân 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển
|
|
3
|
Nhiệm vụ xây dựng và thực
hiện các chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ tại 28 địa phương
có biển
|
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
và các bộ, ngành liên quan
|
Đã được Chính phủ phê duyệt
tại Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 03/4/2023
|
4
|
Đề án tăng cường năng lực
và hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý tổng hợp tài
nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo đến năm 2030
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư
|
Đã được Chính phủ phê duyệt
tại Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 05/3/2020
|
5
|
Xây dựng và triển khai
Chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ liên tỉnh
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương có biển
|
Đã được Chính phủ phê duyệt
tại Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 03/4/2023
(đối với phạm vi 3 địa phương Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam)
|
6
|
Đề án mở rộng, thành lập mới
các khu bảo tồn biển, khu vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phục hồi các hệ sinh
thái biển đến năm 2030
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường,
các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có
biển
|
Đã được Chính phủ phê duyệt
tại Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 05/3/2020
|
7
|
Đề án phát triển nuôi trồng
thủy sản trên vùng biển ven bờ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Các bộ, ngành và Ủy ban
nhân dân 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển
|
Đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt tại Quyết định số 1664/QĐ-TTg
ngày 04/10/2021
|
8
|
Khảo sát, điều tra, đánh
giá và xác định các khu vực có thể lấn biển để phát triển bền vững, thịnh vượng
vùng bờ Việt Nam
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Ủy ban nhân dân 28 tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương có biển
|
Đã được Chính phủ phê duyệt
tại Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 03/4/2023
|
9
|
Đề án tăng cường năng lực
đào tạo đại học và sau đại học về biển và hải đảo
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Đã được Chính phủ phê duyệt
tại Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 03/4/2023
|
10
|
Các dự án, nhiệm vụ cấp
bách thực hiện Đề án hợp tác quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển đến
năm 2030
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành và Ủy ban
nhân dân 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển
|
Đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt tại Quyết định số 647/QĐ-TTg ngày
18/5/2020
|
11
|
Dự án tăng cường năng lực
và trang thiết bị dự báo, cảnh báo thiên tai, tác động của biến đổi khí hậu,
nước biển dâng
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành và Ủy ban
nhân dân 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển
|
Đã được Chính phủ phê duyệt
tại Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 03/4/2023
|
12
|
Đề án phát triển và ứng dụng
công nghệ khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải
đảo và ứng phó với biến đổi khí hậu
|
Bộ Khoa học và Công nghệ
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường,
các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân 28 tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương có biển
|
Đã được Chính phủ phê duyệt
tại Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 03/4/2023
|
13
|
Đề án nâng cao mức sống và
bảo đảm sinh kế cho người dân ở dải ven biển Việt Nam
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành, địa phương
liên quan
|
|
14
|
Đề án phát triển ngành chế
tạo thiết bị phục vụ ngành công nghiệp năng lượng tái tạo; nghiên cứu mở rộng
ứng dụng năng lượng tái tạo tại các khu vực ven biển, hải đảo
|
Bộ Công Thương
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Đã được Chính phủ phê duyệt
tại Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 05/3/2020
|
15
|
Đề án phát triển bền vững
du lịch, dịch vụ biển và hải đảo Việt Nam đến năm 2030
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Các bộ, ngành và Ủy ban
nhân dân 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển
|
Đã được Chính phủ phê duyệt
tại Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 05/3/2020
|
16
|
Đề án xây dựng, phát triển
một số đô thị, khu đô thị ven biển hiện đại theo mô hình sinh thái, tăng trưởng
xanh, thông minh gắn với phát triển du lịch bền vững, thích ứng với biến đổi
khí hậu
|
Bộ Xây dựng
|
Các bộ, ngành liên quan và Ủy
ban nhân dân 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển
|
Đã được Chính phủ phê duyệt
tại Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 05/3/2020
|
Quyết định 1117/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
PRIME MINISTER
OF VIETNAM
--------
|
THE SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
---------------
|
No: 1117/QD-TTg
|
Hanoi, October
07, 2024
|
DECISION ON APPROVAL OF THE
MASTER PLAN FOR SUSTAINABLE EXTRACTION AND USE OF COASTAL RESOURCES FOR THE
2021 – 2030 PERIOD, ORIENTATION TOWARD 2050 THE PRIME MINISTER Pursuant to Law on Governmental Organization
dated June 19, 2015; Law on amendments to Law on Government Organization and
Law on Local Governmental Organization dated November 22, 2019; Pursuant to Law on natural resources and
environment of sea and island dated June 25, 2015; Pursuant to Law on amendments to some articles
concerning planning of 37 laws; Pursuant to Law on Planning dated November 24,
2017; Pursuant to Resolution No. 61/2022/QH15 dated
June 16, 2022 of the National Assembly on further intensification of effect and
efficiency of implementing policies and laws on planning and a number of
solutions to remove difficulties and obstacles, speed up the progress of
planning and improve the quality of planning for the 2021 - 2030 period; ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. Pursuant to Resolution No. 139/2024/QH15 dated
June 28, 2024 of the National Assembly on National marine spatial planning for
the period of 2021-2030, orientation toward 20452050; Pursuant to Resolution No. 39/2021/QH15 dated
November 13, 2021 of the National Assembly on National Land Use Planning for
the 2021 - 2030 period, orientation toward 2050, and the 5-year National Land
Use Plan for the 2021 - 2025 period; Pursuant to Decree No. 37/2019/ND-CP dated May
7, 2019 of the Government detailing a number of articles of the Law on
Planning; Decree No. 58/2023/ND-CP dated August 12, 2023 of the Government
amending a number of articles of Decree No. 37/2019/ND-CP dated May 7, 2019 of
the Government detailing a number of articles of the Law on Planning; Pursuant to Resolution No. 26/NQ-CP dated March
5, 2020 of the Government promulgating the Government's Master Plan and 5-year
plan to implement Resolution No. 36-NQ/TW dated October 22, 2018 of the 8th
Conference of the 12th Party Central Committee on the Strategy for sustainable
development of Vietnam's marine economy to 2030, orientation toward 2045; Pursuant to Resolution No. 48/NQ-CP dated April
3, 2023 of the Government approving the Strategy for sustainable extraction and
use of resources and protection of marine and island environment until 2030,
orientation toward 2050; At the request of the Minister of Natural
Resources and Environment in Submission No. 107/TTr-BTNMT dated December 29,
2023 on the Master Plan for sustainable exploitation and use of coastal
resources for the 2021-2030 period, orientation toward 2050 and Appraisal
Report No. 01/BC-HDTĐQHTHVB dated December 25, 2023 of the Appraisal Council
for the Master Plan for sustainable exploitation and use of coastal resources
for the 2021-2030 period, orientation toward 2045. HEREBY DECIDES: Article 1. The master plan for sustainable
extraction and use of coastal resources for the 2021 – 2030 period, orientation
toward 2050 (hereinafter referred to as "Master Plan") is herein
approved. The Master Plan shall, inter alia, include the following contents: I. VIEWPOINTS, OBJECTIVES, VISIONS ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. a) Specifying the key objectives, orientations, and
solutions of the National Master Plan, Strategy for Sustainable Development of
Vietnam's maritime economy by 2030, orientation toward 2045, and the Strategy
for sustainable extraction and use of resources, protection of sea and island
environment by 2030, orientation toward 2050 to be consistent, synchronous and
unified with the National Marine Spatial Planning and the National Land Use
Planning. b) Protecting, conserving and restoring ecosystems
and biodiversity; maintaining the functions, structures and ability to provide
essential products and services of coastal ecosystems for socio-economic
development of coastal areas; preventing pollution and environmental incidents,
proactively responding to climate change and rising sea levels. c) Improving the capacity for comprehensive
management of resources and protection of the coastal environment; having close
and effective connection from planning, investigation, exploration, extraction
to processing and use of resources; encouraging the application of advanced and
modern models of extraction and use of resources in a green and sustainable
direction, within the resilience of the ecosystem and the carrying capacity of
the environment. d) Ensuring people's rights to access the sea;
preserving the values and promote the historical traditions, cultural identity
of the sea; and ensuring national defense and security within coastal areas. dd) Expanding and improving the effectiveness of
international cooperation; prioritizing fields such as science, technology,
basic research, and attracting key investments in the management, extraction,
and use of coastal resources. 2. Objectives by 2030 a) General objectives Effectively managing and extracting coastal
resources to contribute to making Vietnam a strong maritime nation, rich from
the sea, achieving sustainable, prosperous, secure, and safe development,
ensuring livelihoods and improving the living standards of coastal communities
while preserving and developing natural, ecological, and cultural values;
proactively managing natural disasters, effectively responding to climate
change and rising sea levels; tightly controlling and preventing pollution and
degradation of the coastal environment and ecosystems. b) Specific objectives ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. - Arranging and distribute
space rationally for sectors and fields, addressing fundamental overlaps and
conflicts in the extraction and use of coastal resources, ensuring the
ecosystem's recovery capacity, protecting the coastal environment, contributing
to achieving targets such as: collecting and handling 100% of hazardous waste,
domestic solid waste, and 100% of plastic waste on beaches, coastal tourist
areas, and marine conservation areas; planning and constructing 100% of
economic zones, industrial zones, and coastal urban areas in a sustainable,
ecological, intelligent, and safe manner, with centralized wastewater treatment
systems meeting environmental regulations and standards. - Ensuring people's rights
to access the sea improving livelihoods and enhancing living standards for coastal
communities, eliminating particularly disadvantaged communes in coastal areas,
contributing to increasing the average income per capita of coastal provinces
and cities by at least 1,2 times compared to the national average income;
protecting and preserving cultural heritage, promoting historical traditions,
the cultural identity of coastal regions, contributing to the comprehensive
development of Vietnamese human culture in line with the trend of times. - Closely combining
national defense and security with the socio-economic; developing national
defense works in accordance with military defense planning in coastal defense
areas; engaging in international cooperation regarding resources, biodiversity,
marine and island environments proactively, with close cooperation during the
implementation process among various central authorities and levels of
authorities. - Provide effective assistance in state management
of resources and protection of sea and island environment through integrated
management, establishing the foundation for all coastal provinces and centrally
affiliated coastal cities to effectively develop and implement programs for
integrated management of coastal resources. 3. Orientation toward 2050 Coastal resources are managed, extracted, and used
efficiently and sustainably to comprehensively develop all maritime economic
sectors, contributing to making coastal areas vibrant economic and cultural
hubs, attracting investments, serving as gateways connecting land and sea
development spaces, connecting trade of Vietnam and international partners;
developing coastal areas as a solid foundation for maritime advancement and
driving growth in other regions nationwide; ensuring a clean, safe environment
and preserving and developing natural, ecological, scenic, cultural, and
historical values; firmly ensuring national defense and security, aiming to
make Vietnam a strong maritime nation, rich from the sea, achieving
sustainable, prosperous, secure, and safe development, with the goal of
achieving net-zero emissions by 2050. II. SCOPE AND PERIOD
OF PLANNING 1. Scope of planning The scope of coastal planning comprises coastal
territorial waters and the coastal land. To be specific: ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. b) Coastal land includes the coastal communes,
wards, and towns affiliated to 28 coastal provinces and central-affiliated
cities. However, to ensure the integrity of important
ecosystems, landscapes, and fully pay attention to the strong interaction
between land and sea, the coastal spatial scope in some regions is expanded
both inland and seaward. 2. Period of planning The planning is formulated for the 2021 – 2030
period, orientation toward 2050. III. ZONING FOR
EXTRACTION AND USE OF COASTAL RESOURCES 1. For coastal land: Coastal lands and islands shall be arranged and
distributed in accordance with national land use planning and the national
master plan according to 04 socio-economic regions: coastal land in the
Northern region (from Quang Ninh province to Ninh Binh province); the North
Central and Central Coast region (from Thanh Hoa province to Binh Thuan
province); the Southeast region, consisting of Ba Ria - Vung Tau province and
Ho Chi Minh City; the Southwestern region (from Tien Giang province to Kien
Giang province). To promote strong and sustainable development of the blue
economy and ensuring the harmony between operations conducted on coastal land
and those conducted at the sea, extraction and uses of coastal resources is
prioritized for infrastructure development, especially high-speed road corridors,
economic zones, industrial parks, and coastal urban areas, to create momentum
and drive the growth of maritime economic sectors, connecting coastal regions
with islands, key economic areas, and international gateways. Conduct land
reclamation in some suitable zones to provide additional space and land for
socio-economic development in coastal provinces and central affiliated cities
without degradation or decline of natural resources, biodiversity and
ecosystems, and cultural and historical values. a) For Northern coastal land: Hai Phong - Quang Ninh are is an international
marine economic center with a leading position in ASEAN, the gateway and
driving force for the development of the Red River Delta; Thai Binh - Nam Dinh
- Ninh Binh area strongly and sustainably develops marine economy. ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. - Regarding priority
economic sectors: + Developing highly internationalized tourism areas
in Quang Ninh (Van Don, Ha Long Bay), transforming Quang Ninh into a national
tourism center connected to major international tourism centers in the region
and the world; cooperating in developing the Cat Ba - Ha Long Bay - Bai Tu Long
- Van Don tourism area into a center for resort, entertainment, and
internationally recognized natural marine and island heritage tourism in
Asia-Pacific. Developing international seaports, domestic and
coastal water transport, maritime services, multi-modal logistics services with
the center being the Hai Phong - Quang Ninh seaport cluster. Developing Lach
Huyen and Nam Do Son ports into an international gateway port cluster;
attracting investments to build important seaports such as Nam Tien Phong, Con
Ong - Hon Net; constructing international standard yacht marinas in Cua Luc
Bay. Developing specialized seaports linked with coastal economic zones; organizing
coastal maritime transport corridors, including a coastal corridor spanning
Vietnam (from Quang Ninh to Kien Giang), three Northern region corridors (Quang
Ninh - Hai Phong - Hanoi, Quang Ninh - Hai Phong - Ninh Binh, Hanoi - Nam Dinh
- Ninh Binh), especially the Vangia - Kalong - Hai Phong coastal route. Continuing to invest in and develop the existing 4
coastal economic zones, including Quang Yen and Van Don (Quang Ninh), Dinh Vu -
Cat Hai (Hai Phong), Thai Binh (Thai Binh). Establishing Ninh Co coastal
economic zone (Nam Dinh) and a southern coastal economic zone in Hai Phong,
including the study of a free trade zone. Prioritizing industries of building container
ships, large cargo ships, specialized ships serving the economy and national
defense, the mechanical engineering industry, the automobile industry, and
high-tech industries producing electronic equipment and telecommunications,
with the center being the Northern (Hai Phong) - Southern (Quang Ninh) region;
the textile industry and export-oriented consumer goods industry, concentrated
in Hai Phong - Thai Binh - Nam Dinh. + Focusing on developing large-scale agricultural
production, interregional consumption and export. Developing modern
technology-based aquaculture and fishery with intensified protection and
regeneration of aquatic resources and establishing and developing a brand with
Fishery logistics service center in Hai Phong. + Intensifying the application of marine science
and technology and maritime workforce training; establishing a high-tech zone,
commercial zone, international financial service center in the Hai Phong - Ha
Long city area; developing Hai Phong into an international center for training,
research, and application of marine science and technology nationwide,
including the establishment of the Vietnam Maritime University as a national
key institution for research, training to serve sustainable development of the
maritime economy. - Regarding protection and conservation of coastal
environment: Restoring and conserving marine ecosystems, protect aquatic
resources; Promote regional connection in resource extraction and use,
biodiversity conservation, particularly in natural reserves, national natural
heritage sites (Bai Tu Long, Ha Long Bay, Cat Ba National Park, Xuan Thuy National
Park, etc.); preventing biodiversity loss at river mouths and wetland areas;
proactively responding to natural disasters, environmental incidents, climate
change, rising sea levels; focusing on upgrading and constructing new disaster
management infrastructure systems. b) North Central and Central Coast land ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. - Regarding infrastructure:
Synchronously connecting the transport system with coastal economic zones,
industrial parks, Da Nang high-tech parks, airports, and seaports; completing
local coastal road networks within the region; researching and investing in
upgrading horizontal expressways connecting international border gates with
seaports; upgrading, renovating, and improving the operation efficiency of
existing airports in the region; investing in building new airports in Phan
Thiet and Quang Tri; concentrating resources in developing seaports with the
potential of turning into specialized seaports, especially in Thanh Hoa, Nghe
An, Da Nang, and Khanh Hoa. - Regarding development of
priority economic sectors: Focusing on developing the marine economy together
with ensuring national defense and security at sea, especially in tourism and
marine services, maritime economy, processing of petroleum and other marine
mineral resources, Aquaculture and fishing, coastal industry, renewable energy,
new marine economic sectors, etc. Promoting attracting investment in the
existing 11 coastal economic zones, prioritizing those zones that play a
crucial role and act as drivers for the socio-economic development of the
region. North Central sub-region (from Thanh Hoa to Quang
Binh): + Establishing highly attractive international
beach tourism centers and areas; connecting the development of beach tourism
centers in Southern Thanh Hoa - Northern Nghe An, Southern Nghe An - Northern
Ha Tinh; developing Quang Binh into a high-international-standard ecological
tourism and beach resort center in the region. + Developing seaports, logistics centers serving
import and export, transit of goods at the gateway of the Gulf of Tonkin,
connecting inter-regionally and internationally, with centers being the Nghi
Son, Vung Ang - Cua Lo seaport areas; establishing export processing zones,
high-tech industrial parks, international logistics centers linked to seaports. + Prioritizing high-tech industries, manufacturing
electronics, textiles for export, steel rolling, and automobile manufacturing
support industries in Nghe An - Ha Tinh; petrochemical and chemical industries
in South Thanh Hoa - North Nghe An associated with Nghi Son economic zone; and
the renewable energy industry in coastal Quang Binh - Ha Tinh associated with
the development of Vung Ang economic zone. + Developing aquaculture, focusing on high-value
economic products, serving processing for export with fishery centers in Nghe
An and Quang Binh. Middle Central sub-region (from Quang Tri to Quang
Ngai): + Developing coastal tourism combined with heritage
tourism, cultural and historical sites; connecting and developing the coastal
tourism area from Southern Thua Thien Hue - Da Nang - Northern Quang Nam into a
center for eco-tourism, beach resorts, and world cultural heritage tourism with
international standards. ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. + Establishing international seaport urban areas,
science and technology zones, technical workforce training in the maritime
economy sector; commercial areas, international financial transaction centers
in the Da Nang city - Hue city - Chan May economic zone. + Developing the industry of building and repairing
special-use seagoing ships with a center in Da Nang city; steel industry,
automobile manufacturing assembly industry, petrochemical and chemical
industries in Southern (Quang Nam) - Northern (Quang Ngai); seafood processing
industry, coastal mineral industry, export-oriented consumer goods production
concentrated in coastal economic zones; expanding and building national
petrochemical, chemical, and energy centers in the Dung Quat economic zone; gas
industry in coastal Quang Tri, Quang Nam, and Quang Ngai. Intensifying
promotion of connection between Chu Lai open economic zone and the Dung Quat
economic zone, forming a key coastal industrial center in the region and
Vietnam. + Developing a fishery service center in Da Nang;
developing high-tech aquaculture in Thua Thien Hue, Quang Nam, and Quang Ngai. South Central Sub-region (from Binh Dinh to Binh
Thuan): + Developing tourism areas and coastal tourism
urban areas with a high level of internationalization, connecting coastal
tourism facilities with heritage tourism facilities, coastal cultural relics
with tourism service centers in Nha Trang city, Quy Nhon city, and Phan Thiet
city; forming duty-free shopping malls for tourists; developing international
coastal tourism urban areas in Khanh Hoa, Nam Phu Yen, and Binh Thuan into
high-international standard resort, entertainment, and scuba diving tourism
centers in the Asia-Pacific region. + Building a comprehensive seaport for
transshipment of domestic and international goods and special-use ports serving
tourism and national defense, with the center being the Van Phong - Cam Ranh -
Quy Nhon seaport area; conducting research on developing the Bai Goc - Dong Hoa
area; establishing international port service urban areas linked with the Van
Phong and Cam Ranh ports. + Developing industry of applying high technology
in producing bioproducts, chemical products, pharmaceuticals, chemicals,
mechanical industry, industry of marine vessel repair and maintenance with the
center in Khanh Hoa - South Phu Yen; export-oriented consumer goods
manufacturing industry, seafood processing industry, coastal mineral industry
concentrated in coastal economic zones in the region; renewable energy industry
concentrated in Binh Dinh, Ninh Thuan, Binh Thuan, into a major renewable
energy industrial center on the coast. Developing the Nhon Hoi economic zone into an
area with strong marine economy development; continuing researching and
developing coastal economic zones in areas with potential such as Ninh Thuan,
Binh Thuan while ensuring compliance with applicable regulations. + Applying high technology in aquaculture with logistics
service centers serving the fisheries in Cam Ranh and concentrated fishery
centers in Binh Dinh, Ninh Thuan, Binh Thuan. ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. - Regarding protection and
conservation of coastal environment: Controlling and eliminating environmental
pollution, intensifying integrated resource management and protection of marine
and island environments, reducing plastic waste, intensifying forecasting,
impacting assessment for effective implementation of disaster prevention
measures, climate change adaptation, sea-level rise infrastructure development
and investment. c) For Southeast coastal land: The coastal land of Ba Ria - Vung Tau and Ho Chi
Minh city is a strong international maritime economic center in Southeast Asia,
focusing on priority sectors such as seaports, logistics services, petroleum
extraction, petrochemical, marine tourism, fishing, aquaculture and fishery
processing. - Developing various forms
of eco-tourism, resort tourism, cultural tourism, sports tourism, high-quality
entertainment services. Developing coastal tourism urban chains towards green
urban. - Investing in improving
coastal road systems; promoting the development of the Cai Mep - Thi Vai - Sao
Mai - Ben Dinh port area, linking with Ho Chi Minh City's seaport, with a
priority on developing the Cai Mep - Thi Vai international gateway port into a
major international transshipment port, with regional and international
stature; researching and building an international transshipment port in Can
Gio; upgrading the technical level of inland waterway flow routes; establishing
port clusters to meet the collection and distribution needs for large seaports
in the region. Building a free trade zone linked to the seaport in the Cai Mep
Ha area, forming a complete ecosystem of industry and services. - Developing Ba Ria - Vung
Tau into a national maritime economic center based on petrochemical industry,
petroleum processing industry, chemical industry, renewable energy industry,
shipbuilding industry; high-value aquaculture linked with commercial fishing
services and export-concentrated processing. - Developing coastal
reserve forests; intensifying protection and conservation of biodiversity in
the Can Gio Biosphere Reserve. d) For Southwest coastal land: The coastal land of the Southwest region of Vietnam
are emerging as strong maritime economic hubs in Southeast Asia, focusing on
development of green industry development, clean energy, renewable energy,
particularly wind and solar power, with forest and coastal protection;
aquaculture, fishing, logistics services, and modern fishing infrastructure to
serve offshore fishing; establishment and development of eco-tourism,
contributing actively to natural disaster management, minimize the damage
caused by natural disasters, and improve adaptation to climate change and
rising sea levels. ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. - Regarding development of
priority economic sectors: + Developing the gas industry, gas processing
industry, gas electricity industry, renewable energy industry; protecting the
mangrove ecosystem associated with coastal protection, disaster management, and
adaptation to climate change, rising sea levels. Researching and developing Tra
Vinh, Bac Lieu, Ca Mau into national renewable energy export centers. + Promoting aquaculture, fishing in coastal areas
in a modern, sustainable direction; developing fishery processing industry,
logistics services, and fishery infrastructure; regenerating aquatic resources
and protecting marine biodiversity. West sub-region (from Kien Giang to Southwest Ca
Mau): + Encouraging eco-tourism, coastal nature reserve
tourism combined with community cultural tourism; strengthening the network of
tourism establishments, establishing distinctive eco-cultural tourism areas
along the Southwest coastal region, being developed into a center for highly
attractive coastal riverine mangrove eco-tourism in Southeast Asia. + Developing seaports for exporting agricultural
and aquatic products, exporting and importing goods, and logistics services
with the center being the international port area in Tra Vinh - Soc Trang,
closely connected to Can Tho port; establishing an inter-regional and
international logistics service center in the Dinh An economic zone. + Establishing international export processing
zones, high-tech industrial parks, concentrated processing industrial parks
associated with focal seaports; developing renewable energy industries in the
coastal provinces, forming networks to build a major national renewable energy
industrial belt; promoting the development of agricultural mechanical industry,
industry of building and repairing coastal cargo and passenger ships and
waterway vehicles, and seafood processing industry. + Developing the coastal economic center of the
sub-region in Soc Trang city; applying high-tech aquaculture, adapting to
climate change with the aquaculture center in Bac Lieu; developing modern
fishing infrastructure to support offshore fishing in the southern coastal
region with fishery centers in Tien Giang, Ben Tre, Bac Lieu; establishing a
center for marine fishing logistics service base at the Hau River estuary. East sub-region (from Southwest Ca Mau to Kien
Giang): ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. + Developing tourism seaports, seaports for import
and export of goods, domestic and international transit seaports, and related
services, focusing on the Rach Gia - Hon Chong port area and the Nam Can - Ong
Doc port; attracting investment to develop the Nam Can economic port into a
gateway seaport for goods transit; researching and investing in developing the
Hon Khoai port into a comprehensive port. + Encouraging the development of fishery processing
and aquatic feed production industry, gas processing industry, gas power
production industry, and export-oriented consumer goods production industry
concentrated along the coastline from Kien Giang to North Ca Mau. + Establishing a large and modern national center
for fisheries, aquaculture, and aquatic breed production in Kien Giang;
developing large-scale aquaculture together with the conservation of mangrove ecosystems
and linked with supporting services for aquaculture and export processing. - Regarding protection and conservation of coastal
environment: Continuing to protect and develop natural reserves, diverse
biological conservation facilities, and important wetland areas in coastal
localities. 2. For coastal territorial
waters Zoning for extraction and use of resources from
coastal territorial waters shall be carried out based on the functions of
different areas and the principles of handling overlapping according to the
following priority order: (1) National defense and security purpose; (2)
Purposes of protecting and conserving marine ecosystems; (3) Economic
development activities. The prioritization of sea use in case of overlapping
economic development purposes is in the following order: (1) Tourism and marine
services; (2) Maritime economy; (3) Extraction of petroleum and other marine
mineral resources; (4) Aquaculture and fishing; (5) Renewable energy and new
economic sectors. If deemed necessary, based on proposals from
provincial People's Committees and relevant ministries and central authorities,
the Ministry of Natural Resources and Environment shall propose to the Prime
Minister to adjust the priority order for specific coastal areas based on the
analysis and evaluation of economic, social, and environmental efficiency,
costs, and the ability to support sovereignty protection, security at sea. Vietnam's coastal territorial waters are divided
into many resource extraction and use zones, including: (1) Areas in which
resource extraction and use are prohibited with 73 areas covering a total area
of about 45,3 thousand hectares (hereinafter referred to as “prohibited
zones”); (2) Areas in which resource extraction and use are restricted
(hereinafter referred to as “restricted zones”) with 429 areas covering a total
area of about 3.256 thousand hectares, including 263 areas for conditional
resource extraction and use covering about 3.119 thousand hectares and 166
Protected zones covering about 137 thousand hectares; (3) Areas in which
resource extraction and use are encouraged (hereinafter referred to as
“extractive zones”) including prioritized extractive zones covering about 874
thousand hectares; prospective zones needing investigation and research (hereinafter
referred to as “prospective zones”) for sand extraction covering about 698
thousand hectares; prospective zones for mineral extraction covering about 559
thousand hectares; multi-purpose extractive zones covering a total area of
about 1.884 thousand hectares. a) Northern coastal territorial waters ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. - Restricted zones cover
approximately 159 thousand hectares, including: + Conditional resource extraction and use zones
that cover approximately 129 thousand hectares: 4 areas for conditional
resource extraction and use for marine conservation purposes covering
approximately 22 thousand hectares; 9 areas for conditional resource extraction
and use for protecting fisheries resources with an area of about 11 thousand
hectares; 1 area for conditional resource extraction and use for artificial
habitat for aquatic species covering about 1 thousand hectares; 3 areas for
conditional resource extraction and use for temporary prohibition of fishing
activities over an area of around 51 thousand hectares and 37 other conditional
resource extraction and use areas covering approximately 44 thousand hectares. + Protected zones that cover over 30,2 thousand
hectares: 1 Protected zone for marine conservation purposes covering more than
200 hectares and 95 protected zones for important habitats covering
approximately 30 thousand hectares. - Extractive zones,
including: + Prioritized extractive zones covering
approximately 166 thousand hectares, comprising 3 prioritized areas for tourism
development and 9 prioritized areas for port services development. Prospective zones including prospective zones for
sand extraction covering about 19 thousand hectares and prospective zones for
mineral extraction covering approximately 16 thousand hectares. + Multi-purpose extractive zones covering
approximately 270 thousand hectares. b) Coastal territorial waters of North Central and
Central Vietnam: - Prohibited zones cover
approximately 40 thousand hectares, including: 30 prohibited zones used for
marine conservation purposes covering approximately 8 thousand hectares and 17
areas designated for reserve purposes covering approximately 32 thousand
hectares. ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. + Conditional resource extraction and use zones
that cover approximately 1.839 thousand hectares: 13 areas for conditional
resource extraction and use for marine conservation purposes covering
approximately 97 thousand hectares; 39 areas for conditional resource
extraction and use for protecting fisheries resources covering approximately
225 thousand hectares; 13 area for conditional resource extraction and use for
artificial habitat for aquatic species covering about 11 thousand hectares; 30
areas for conditional resource extraction and use for temporary prohibition of
fishing activities covering approximately 631 thousand hectares and 71 other
conditional resource extraction and use areas covering approximately 875 thousand
hectares. + Protected zones covering approximately 11
thousand hectares: 8 areas designated for special protection for marine
conservation purposes covering more than 1 hectares and 36 protected zones for
important habitats covering approximately 10 thousand hectares. - Prioritized extractive
zones include: + Prioritized extractive zones covering
approximately 266 thousand hectares, comprising 13 prioritized areas for
tourism development and 27 prioritized areas for port services development. + Prospective zones, including: Prospective zones
for sand extraction covering approximately 570 thousand hectares and
prospective zones for mineral extraction covering approximately 493 thousand
hectares. + Multi-purpose extractive zones covering a total
area of approximately 870 thousand hectares. c) Southeast coastal territorial waters - Restricted zones cover
approximately 299 thousand hectares, including: + Conditional resource extraction and use zones
that cover approximately 297 thousand hectares: 2 areas for conditional
resource extraction and use for the purpose of artificial habitat for aquatic
species covering approximately 2 thousand hectares; 2 areas for conditional
resource extraction and use for temporary prohibition of fishing activities
covering approximately 193 thousand hectares; and 2 other conditional resource
extraction and use areas covering approximately 102 thousand hectares. ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. - Prioritized extractive
zones include: + Prioritized extractive zones covering
approximately 73 thousand hectares, comprising 2 prioritized areas for tourism
development and 2 prioritized areas for port services development. Prospective zones including prospective zones for
sand extraction covering about 72 thousand hectares and prospective zones for
mineral extraction covering about 50 thousand hectares. + Multi-purpose extractive zones covering a total
area of approximately 76 thousand hectares. d) Southwest coastal territorial waters - Prohibited zones cover
approximately 1,3 thousand hectares, including: 3 prohibited areas used for
marine conservation purposes with an area of around 1thousand hectares and 8
areas designated for reserve purposes with an area of about 300 hectares. - Restricted zones cover
approximately 948 thousand hectares, including: + Conditional resource extraction and use zones
that cover approximately 854 thousand hectares: 2 areas for conditional resource
extraction and use for marine conservation purposes covering approximately 4
thousand hectares; 2 areas for conditional resource extraction and use for
protecting fisheries resources with an area of about 67 thousand hectares; 4
area for conditional resource extraction and use for artificial habitat for
aquatic species covering about 3 thousand hectares; 16 areas for conditional
resource extraction and use for temporary prohibition of fishing activities
over an area of around 710 thousand hectares and 13 areas for other conditional
resource extraction and use purposes over an area of about 70 thousand
hectares. + Protected zones including 23 protected zones for
important habitats covering over 94 thousand hectares. ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. + Priority encouraged exploitation and resource use
areas covering approximately 369 thousand hectares, including: 3 prioritized
areas for tourism development and 8 prioritized areas for port services
development covering approximately 361 thousand hectares; 28 prioritized areas
encouraged for wind power development covering approximately 13 thousand
hectares. + Prospective zones for sand extraction covering
about 37 thousand hectares. + Multi-purpose extractive zones covering a total
area of approximately 668 thousand hectares. IV. ORIENTATION FOR
ENVIRONMENTAL PROTECTION, NATURAL DISASTER MANAGMENT, AND ADAPTATION TO CLIMATE
CHANGE, RISING SEA LEVELS 1. Preventing the risk of coastal resource and
environment degradation due to resource extraction, impacts of natural
disasters, climate change, and sea-level rise. a) Increase the area and improve regulations on the
use of conservation areas, protected areas, and biological diversity corridors
in coastal areas according to this Planning, in compliance with the Law on
Biodiversity, Law on Fisheries, and other relevant legislative documents. b) Resolve the conflicts between environmental
protection and economic development in coastal territorial waters thoroughly
and ensure national defense and security. c) Complete regulations on operations of related
sectors, in accordance with the regulations on the use of different types of
resource extraction areas in coastal regions as per the Planning. d) Shift fishing activities further offshore,
develop offshore wind power to reduce pressure on coastal resource extraction
and use. ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. e) Build and implement comprehensive coastal
resource management programs; zone resource extraction and use in coastal areas
in regional and provincial planning. 2. Restoration of coastal environment during and
after extraction and use of resources. a) Timely handle environmental incidents that occur
during the process of coastal resource extraction and use; restore the
environment, replenish biodiversity, prioritize areas used for protection,
conservation of aquatic resources, and people's livelihood. b) Thoroughly address pollution hotspots in coastal
waters, focusing on areas with high-intensity multi-purpose extraction and use. c) Promptly and effectively restore important
ecosystems that have been degraded or destroyed, especially coral reefs,
mangrove forests; critically endangered wildlife species; valuable, rare, and
economically important indigenous genetic resources. d) Restore coastal areas that have been exploited
inappropriately, not in line with the functions of areas designated for
economic and social development purposes. 3. Combining environmental protection and natural
disaster management with coastal resource extraction and use. a) Develop the coastal economy in an ecological,
circular, green growth direction, promote sustainable production and
consumption; use clean, efficient energy; develop eco-friendly, smart
industrial parks and coastal urban areas that are resilient to climate change,
rising sea level; encourage initiatives to develop green marine economy. b) Ensure requirements for natural disaster
management, rescue operation, and build coastal infrastructure. ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. d) Proactively prevent and respond to environmental
incidents such as oil spills, leaks, toxic chemical dispersal, and waste during
coastal resource extraction and use. dd) Integrate environmental protection and natural
disaster management requirements into the operation regulations of relevant
sectors in line with regulations on coastal resource extraction and use. V. SOLUTIONS 1. Regarding management a) Enhance the legal system regarding the
sustainable management, extraction, and use of resources, coastal environmental
protection, assignment of sea areas, conservation nature and biodiversity, and
adaptation to climate change, rising sea level to ensure a comprehensive legal
framework for implementing Planning; review, amend the Laws on natural
resources and environment of sea and island, and related laws and regulations. b) Improve mechanisms and policies towards
administrative reform, promote decentralization and delegation of authority in
the management, extraction, and use of the sea and islands, ensure principles
of transparency and openness in planning information; develop and issue specific
mechanisms and policies tailored to each coastal area according to the
planning; specify preferential policies to attract domestic and foreign
investors for rapid development of encouraged areas; research and apply
incentive policies that are more beneficial than current policies for
particularly disadvantaged areas in regions combining economic development with
national defense and security. c) Zone extraction and use of coastal resources
within regional planning, provincial planning; promote the construction and
implementation of comprehensive resource management programs for coastal areas
at the local and interprovincial levels; complete the establishment and
demarcation of coastal protection corridors in coastal provinces, centrally
affiliated cities as stipulated by the Law on natural resources and environment
of sea and island. d) Continue to restructure state regulatory
authority, ensure sufficient authority and capacity to lead the coordination of
relevant central and local authorities; establish coordination mechanisms,
inter-sectoral, inter-regional, and inter-locality cooperation, criteria, and
regulations for handling overlapping, conflicting areas in the order of
priority in the extraction and use of coastal resources that are not yet identified
in the plan, and specific management regulations for each type of coastal area
according to the planning. dd) Build a database system on seas and islands;
cooperation mechanisms, information sharing about the management, extraction
and use of the sea by economic sectors and coastal local areas. ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. g) Encourage the development of ecological, green,
circular economy models in socio-economic development such as eco-urban areas,
green urban areas, smart cities, industrial parks, green economic zones,
circular economy to reduce waste into the marine environment. 2. Regarding the
environment, science, and technology a) Promote digital transformation in the
management, extraction, and use of marine and coastal resources; by 2025, aim
to complete and interconnect the information system and database on national
marine resources and environment in a centralized, unified manner, including
data on planning; ensure public disclosure in a transparent manner, and
establish conditions that enable individuals and businesses to access
information, data on planning, and implementation plans. b) Apply remote sensing technology, resource and
environment integrated monitoring technology, geographic information system
(GIS) in monitoring the implementation of planning, investigation, evaluation,
forecasting, early warning, response to natural disasters, climate change,
rising sea level, and coastal resource management, environmental protection. c) Research, apply science and technology in
restoring degraded ecosystems, preventing, minimizing coastal erosion, natural
disaster management, environmental incidents; efficiently apply scientific
achievements in management, investigation, survey, monitoring, inspection,
supervising the biodiversity of marine ecosystems. d) Build and complete automatic environmental
monitoring stations at river mouths and coastal areas; enhance research,
development, and transfer of new, modern technologies in energy production
transformation towards clean energy, using energy efficiently, with low
greenhouse gas emissions. 3. Regarding communication,
raising awareness a) Intensify communication, dissemination of
planning to authorities at all levels, socio-political, economic, professional
organizations and coastal communities; encourage the participation of relevant
parties in the process of organizing the implementation of planning, monitoring
the implementation of planning, focusing on the involvement of vulnerable
groups. b) Raise awareness, consciousness for coastal
communities in protecting, extracting, using coastal resources, protection of
marine environment and species, biodiversity conservation; raise awareness of
compliance with laws, fulfilling social responsibilities in protecting coastal
and marine resources and environment. ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. 4. Regarding training and
capacity building a) Promote the development of high-quality marine
management human resources; develop a team of experts in planning,
comprehensive management of coastal and marine resources; establish and
implement training programs to improve expertise in implementation of planning
and comprehensive management of coastal resources for marine management
officers from central to local levels. b) Improve the effectiveness of orientation
activities in upper secondary schools; at the same time, implement socialized
education policies and call for investment in building schools and vocational
centers to ensure vocational training for workers, especially rural and coastal
workers over the age of 30, who have difficulty finding jobs in the context of
the Fourth Industrial Revolution. c) Provide conditions and enhance cooperation
capacity in enforcing laws on marine planning, protection of marine resources
and environment for environmental police, forest rangers, fisheries resources
surveillance force, customs, border guards; mobilize the participation of
military forces in the management and protection of marine resources and
environment.. d) Focus on training related to marine planning,
comprehensive management of marine resources and environment in universities
and education institutions; effectively provide vocational training, thereby
meeting labor requirements of marine economic sectors and people’s demand for
change in jobs in coastal zones. dd) Develop policies on support and improvement of
training quality and build up a network of local training institutions
providing marine human resources that reach the advanced level. 5. Regarding finance,
investment a) Invest with focus and priority in key sectors,
fields, and large projects, crucial infrastructure works with significant
ripple effects; improve the efficiency and effectiveness of operation, allocation,
management of budget and public investment at all levels; prioritize state
budget resources for basic investigation, development, and improvement of
information systems and databases on the sea and coastal areas; prioritize the
allocation of state budget resources according to the principle of "Using
public investment to lead private investment," playing a leading role as a
catalyst to attract investment sources from non-state economic sectors,
creating momentum for sustainable maritime economic growth. b) Continue to promote administrative procedure
reform and improve the business environment; focus on attracting and developing
economically advantageous sectors in coastal areas; innovate and improve the
management mechanism and economic development model of the coastal areas, including
piloting new institutions and models of management and development of the
marine economy with a high level of internationalization associated with focal
seaports and large coastal cities to strongly attract investors, enterprises,
and service providers to operate in a concentrated manner and collaborate with
each other in production and business. ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. 6. Regarding international
cooperation a) Strengthen international cooperation in
implementing planning, basic investigations, sustainable management, and use of
coastal resources; extract potential resources to develop the coastal economy. b) Continue to promote cooperation, make use of
support from partners, international organizations, and regions to develop
human resources, invest in building coastal infrastructure, apply modern
science and technology to coastal economic sectors, protect the environment,
disaster management, and adaptation to climate change and rising sea level. Article 2. Implementation 1. The Ministry of Natural Resources and
Environment shall a) Take charge and cooperate with ministries,
ministerial agencies, People's Committees of provinces, centrally affiliated
coastal cities in organizing and inspecting the planning implementation;
periodically conducting assessments, reviews, and adjustments to the planning
as regulated; publicly announcing the planning according to the Law on
Planning. b) Develop and manage a database system of planning
implementation; update planning information on the information system, national
database on planning as regulated. c) Take charge and cooperate with relevant
ministries, central authorities in formulating plans, proposing necessary
solutions for unified, effective implementation of planning; reviewing,
proposing policies on comprehensive coastal management, sustainable coastal
economic development. d) Research and propose models; strengthen
comprehensive marine management agencies that are capable of taking charge in
organizing implementation of planning at central and local levels. ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. 2. Ministries, ministerial agencies within their
jurisdiction shall cooperate with the Ministry of Natural Resources and
Environment and People's Committees of provinces, centrally affiliated coastal
cities in allocating resources, proposing mechanisms, policies to effectively
implement objectives of the planning, ensuring consistency, alignment between
plans in the planning system and related strategies. 3. People's Committees of coastal provinces and
centrally affiliated cities shall: a) Take charge and cooperate with relevant agencies
in closely managing, inspecting and supervising extraction and use of coastal
resources in accordance with the local Planning. b) Review, adjust provincial planning to ensure
alignment with this planning; complete the announcement, demarcation of coastal
protection corridors; develop and implement comprehensive coastal resource
management program as regulated. c) Submit to the People's Council of the same level
to allocate funds for implementation of tasks under the planning in accordance
with the Law on State Budget and Law on Public Investment. The list of priority programs, projects, tasks in
implementing the planning in the 2021-2030 period proposed in Appendix I. Article 3. This Decision comes into force from
the date which it is signed Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of
Governmental agencies, Chairmen of People’s Committees of provinces and
centrally affiliated cities and relevant agencies are responsible for the
implementation of this Decision./. ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. PP. PRIME
MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER
Tran Hong Ha APPENDIX LIST OF PRIORITY
PROGRAMS, PROJECTS, TASKS IN IMPLEMENTING THE PLANNING IN THE 2021-2030 PERIOD
(Attached to Decision No. 1117/QD-TTg dated October 7, 2024, of the Prime
Minister) No. Programs,
schemes, projects Presiding
agencies Cooperating
agencies Note ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. Key program for basic investigation of marine and
island resources and environment till 2030 The Ministry of
Natural Resources and Environment Ministries, central authorities and People's
Committees of 28 coastal provinces and centrally affiliated cities Approved by the Prime Minister in Decision No.
28/QD-TTg dated January 7, 2020 2 Statistics, assessment of pollution sources and
zoning of coastal pollution risks The Ministry of
Natural Resources and Environment Ministries, central authorities and People's
Committees of 28 coastal provinces and centrally affiliated cities ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. Task of developing and implementing comprehensive
coastal resource management programs in 28 coastal localities People's
Committees of coastal provinces and centrally affiliated cities The Ministry of Natural Resources and Environment
and relevant ministries and central authorities Approved by the Government in Resolution No.
48/QD-CP dated April 3, 2023 4 Scheme for improve the capacity and modernize
technical facilities for comprehensive management of resources and protection
of marine and island environment by 2030 The Ministry of
Natural Resources and Environment The Ministry of Home Affairs, the Ministry of
Planning and Investment Approved by the Government in Resolution No.
26/NQ-CP dated March 5, 2020 ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. Development and implementation of the
Inter-provincial Comprehensive Coastal Resources Management Program The Ministry of
Natural Resources and Environment People's Committees of coastal provinces and
centrally affiliated cities Approved by the Government in Resolution No.
48/NQ-CP dated April 3, 2023 (for Thua Thien Hue, Da Nang, Quang Nam) 6 Scheme for expanding and establishing new marine
reserves, aquatic resources protection areas, and restoring marine ecosystems
by 2030 The Ministry of
Agriculture and Rural Development The Ministry of Natural Resources and
Environment, ministries, central authorities and People's Committees of 28
coastal provinces and centrally affiliated cities Approved by the Government in Resolution No.
26/NQ-CP dated March 5, 2020 ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. Scheme for aquaculture development in coastal
territorial waters will 2030, orientation toward 2045 The Ministry of
Agriculture and Rural Development Ministries, central authorities and People's
Committees of 28 coastal provinces and centrally affiliated cities Approved by the Prime Minister in Decision No. 1664/QD-TTg
dated October 4, 2021 8 Surveying, investigating, assessing and
identifying areas that can be reclaimed for sustainable development and
prosperity of Vietnam's coastal areas. The Ministry of
Natural Resources and Environment People's Committees of 28 coastal provinces and
centrally affiliated cities Approved by the Government in Resolution No.
48/QD-CP dated April 3, 2023 ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. Scheme for improving the capacity for
undergraduate and postgraduate training on sea and islands The Ministry of
Education and Training The Ministry of Natural Resources and Environment Approved by the Government in Resolution No.
48/QD-CP dated April 3, 2023 10 Urgent projects and tasks to implement the Scheme
for international cooperation in sustainable development of marine economy to
2030 The Ministry of
Natural Resources and Environment Ministries, central authorities and People's
Committees of 28 coastal provinces and centrally affiliated cities Approved by the Prime Minister in Decision No.
647/QD-TTg dated May 18, 2020 ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. Scheme for improving capacity and equipment for
forecasting and warning of natural disasters, impacts of climate change, and
rising sea levels The Ministry of
Natural Resources and Environment Ministries, central authorities and People's
Committees of 28 coastal provinces and centrally affiliated cities Approved by the Government in Resolution No.
48/QD-CP dated April 3, 2023 12 Scheme for development and application of
technology for sustainable extraction, use of resources, protection of marine
and island environment and response to climate change Ministry of
Science and Technology The Ministry of Natural Resources and
Environment, relevant ministries, central authorities and People's Committees
of 28 coastal provinces and centrally affiliated cities Approved by the Government in Resolution No.
48/QD-CP dated April 3, 2023 ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. Scheme for improving living standards and
ensuring livelihoods for people in coastal areas of Vietnam The Ministry of
Planning and Investment Relevant ministries, local authorities 14 Scheme for developing industry of manufacturing
equipment for renewable energy industry; researching to expanding renewable
energy application in coastal areas and islands The Ministry of
Industry and Trade Relevant ministries and central authorities Approved by the Government in Resolution No.
26/NQ-CP dated March 5, 2020 ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. Scheme for sustainable development of tourism,
sea and island services in Vietnam to 2030 The Ministry of
Culture, Sports and Tourism Ministries, central authorities and People's
Committees of 28 coastal provinces and centrally affiliated cities Approved by the Government in Resolution No.
26/NQ-CP dated March 5, 2020 16 Scheme for building and development of some
modern coastal metro areas and metropolises based on smart, green growth and
ecological models in connection with sustainable tourism development and
adaptation to climate change Ministry of
Construction Ministries, central authorities and People's
Committees of 28 coastal provinces and centrally affiliated cities Approved by the Government in Resolution No.
26/NQ-CP dated March 5, 2020 ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.
Quyết định 1117/QĐ-TTg ngày 07/10/2024 phê duyệt Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
1.255
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|