ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 03/2021/QĐ-UBND
|
Yên
Bái, ngày 12 tháng 3 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 21/2017/QĐ-UBND NGÀY
31 THÁNG 10 NĂM 2017 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24
tháng 11 năm 2017;
Căn cứ
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có
liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6
năm 2020;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của
Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP
ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Quy hoạch;
Căn cứ Nghị định số 67/2019/NĐ-CP
ngày 31 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ Quy định về phương pháp tính, mức thu tiền
cấp quyền khai thác khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 23/2020/NĐ-CP
ngày 24 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ Quy định về
quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi
sông;
Căn cứ Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2020 của
Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản;
Căn cứ Quyết định số
04/2018/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định
phương pháp xác định chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản phải hoàn trả, phương
thức hoàn trả; quy định chế độ thu, quản lý, sử dụng chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò khoáng sản do nhà nước đã đầu
tư;
Căn cứ Quyết định số
34/2018/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường trực
thuộc Bộ Công Thương;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài
nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 961/TTr-STNMT ngày 14 tháng 12 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về quản
lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái ban hành kèm theo Quyết định
số 21/2017/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái:
1. Điều 7 được
sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 7. Các biện pháp bảo vệ
khoáng sản chưa khai thác, ngăn chặn, xử lý hoạt động thăm dò khoáng sản, khai
thác khoáng sản không có Giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (sau đây
gọi chung là hoạt động khoáng sản trái phép)
1. Đối
với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã
Triển
khai các biện pháp ngăn chặn, xử lý hoạt động khoáng
sản trái phép (bao gồm cả trường hợp Giấy phép thăm dò, Giấy phép khai thác khoáng sản hết hiệu lực) như
sau:
a) Ngay sau khi phát hiện hoặc được báo tin về hoạt động khoáng sản trái phép phải chủ
động huy động, tổ chức lực lượng để giải tỏa, ngăn chặn; lập biên bản vi phạm
hành chính đối với tổ chức, cá nhân vi phạm; xử lý nghiêm theo thẩm quyền (xử lý
hành vi thăm dò khoáng sản, khai thác khoáng sản mà
không có giấy phép theo quy định của Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 3
năm 2020 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản), trường hợp hành vi vi phạm vượt thẩm quyền xử lý hành chính,
phải báo cáo cơ quan cấp trên để xử lý theo quy định.
b) Kịp thời thông tin cho cơ quan
có lực lượng liên quan (Công an, Quản lý thị trường) để phối hợp xử lý.
c) Đối
với các trường hợp phức tạp, nằm ngoài tầm kiểm soát, đã tổ chức lực lượng và
có các biện pháp xử lý nhưng vẫn không thể ngăn chặn, giải quyết phải kịp thời báo cáo cơ quan cấp trên. Các trường hợp khẩn cấp có thể thông báo qua điện thoại, nhưng sau đó phải có văn bản báo cáo cụ thể.
2. Đối với lực lượng Công an, lực
lượng Quản lý thị trường
Theo địa bàn quản lý triển khai ngay các biện pháp nghiệp vụ, kịp thời xử lý vi phạm theo chức
năng, thẩm quyền và quy định của pháp luật. Đồng thời thông tin, báo cáo cho các cơ quan cấp trên để chỉ đạo nếu vượt thẩm quyền và các cơ
quan liên quan để phối hợp kiểm tra, xử lý theo quy
định. Nếu thấy hành vi vi phạm tái diễn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dân, cơ sở kỹ thuật cần xử
lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
3. Đối với Sở Tài nguyên và Môi
trường
Có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân
Cấp huyện kiểm tra, xác minh thông tin, thực hiện
các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, ngăn chặn, xử lý hoạt động
khoáng sản trái phép theo quy định, đề nghị báo cáo kết quả về Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi hoặc có văn bản
báo cáo, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh để chỉ đạo.
4. Đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác
a) Nếu
thuộc thẩm quyền giải quyết, xử lý phải chỉ đạo huy
động ngay lực lượng thực hiện các biện pháp để giải
tỏa, xử lý, ngăn chặn hoạt động thăm dò, khai thác, mua bán, tàng trữ, kinh
doanh, vận chuyển khoáng sản trái phép trên địa bàn theo dõi, quản lý.
b) Báo cáo, cung cấp thông tin
ngay cho lãnh đạo, người đứng đầu các cơ quan, đơn
vị có thẩm quyền như: lực lượng Công an, lực lượng
Quản lý thị trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, Sở Tài
nguyên và Môi trường.
5. Hình thức xử lý đối với tập thể, cá nhân là người đứng đầu cơ
quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã để xảy ra khai thác, mua bán, vận
chuyển khoáng sản trái phép trên địa bàn mà không
giải tỏa dứt điểm, để tái diễn, kéo dài.
a) Trường hợp phát hiện cán bộ,
công chức bao che, tiếp tay cho hoạt động khoáng sản trái phép; thỏa thuận, cho phép các tổ chức,
cá nhân hoạt động khoáng sản trái pháp luật phải xử lý, kỷ luật theo quy định của
pháp luật.
b) Lãnh đạo, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền sau khi phát hiện hoặc được báo tin về hoạt động thăm dò, khai thác, mua bán, tàng trữ, kinh doanh, vận chuyển khoáng sản trái phép
mà không thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, ngăn chặn, xử
lý hoạt động thăm dò, khai thác, mua bán, tàng trữ, kinh doanh, vận chuyển khoáng sản trái phép phải nghiêm túc kiểm điểm, xử lý, kỷ luật theo quy định của pháp luật.
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp
xã khi để xảy ra tình trạng thăm dò khoáng sản, khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn mà không phát hiện, không xử lý hoặc để tái diễn,
kéo dài, tập trung đông người, ảnh hưởng xấu đến môi
trường, mất an ninh trật tự xã hội, gây bức xúc cho nhân dân phải nghiêm túc kiểm
điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm đối với
cán bộ, người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
2. Điều 8 được
sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 8. Bảo đảm kinh phí chi
cho công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác
1. Hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp huyện
lập dự toán chi nhiệm vụ bảo vệ khoáng sản chưa khai thác gửi Sở Tài nguyên và
Môi trường tổng hợp và đề nghị Sở Tài chính trình Ủy ban
nhân dân tỉnh xem xét, quyết định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về định mức
chi ngân sách.
2. Ưu tiên sử dụng tiền cấp quyền
khai thác khoáng sản để bảo đảm kinh phí chỉ cho công tác bảo vệ khoáng sản
chưa khai thác theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định số 67/2019/NĐ-CP;
3. Sửa đổi, bổ
sung một số khoản của Điều 11 như sau:
a) Khoản 1 được
sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Tổ
chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép khai thác
khoáng sản trừ khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công
trình quy định tại điểm b khoản 1 Điều 65 Luật
khoáng sản, phải có dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt
b) Khoản 4 được
sửa đổi, bổ sung như sau:
"4. Dự án đầu tư xây dựng
và thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở công trình khai thác khoáng
sản phải được thẩm định trước khi quyết định đầu tư
phê duyệt thiết kế theo quy định của Luật Xây dựng và pháp luật có liên quan/.".
c) Khoản 7 được
bổ sung như sau:
“7. Đề xuất dự án đầu tư xây dựng công trình khai
thác khoáng sản (hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) khi đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư liên quan đến nội
dung quy mô đầu tư, thời hạn thực hiện dự án dựa trên trữ lượng, công suất khai
thác được xác định theo quy định của Nghị định số 158/2016/NĐ-CP và hướng dẫn của
Bộ Công Thương về lập dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ khoáng sản.
4. Bổ sung Điều
12a vào sau Điều 12 như sau:
“Điều 12a. Hoạt động thăm dò,
khai thác cát, sỏi và khoáng sản khác trên sông
Hoạt động thăm dò, khai thác cát,
sỏi và khoáng sản khác trên sông phải thực hiện các quy định của pháp luật về
khoáng sản, quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông.”.
5. Sửa đổi, bổ
sung một số khoản của Điều 15 như sau:
a) Khoản 2 được
sửa đổi, bổ sung như sau:
"2. Chủ trì, phối hợp
với các cơ quan liên quan lập, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt: phương án
bảo vệ khoáng sản, bảo vệ cát, sỏi lòng sông chưa khai thác trên địa bàn tỉnh; Quy chế phối hợp trong công tác quản lý khoáng sản, quản lý cát, sỏi
lòng sông tại khu vực giáp ranh giữa tỉnh Yên Bái với các tỉnh.".
b) Khoản 5 được
sửa đổi, bổ sung như sau:
“5. Chủ trì, phối hợp với Sở Kế
hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Công Thương và các cơ quan liên quan lập phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng
khoáng sản trong Quy hoạch tỉnh theo quy định của Luật Quy hoạch và các văn bản
quy phạm pháp luật có liên quan.”.
c) Khoản 9 được
sửa đổi, bổ sung như sau:
“9. Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan liên quan tính, điều chỉnh, thẩm định số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản phải nộp,
trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo thẩm quyền; gửi văn bản xác định số
tiền phải nộp từ lần thứ hai trước ngày 01 tháng 3 hàng năm cho tổ chức, cá
nhân được cấp giấy phép khai thác khoáng sản và Cục Thuế tỉnh.”.
d) Khoản 22 được
bổ sung như sau:
“22. Tham mưu trong việc phối hợp
với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan có chung ranh giới hành chính là các
dòng sông trong việc quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm”.
đ) Khoản 23 được
bổ sung như sau:
“23. Xác định các biện pháp bảo vệ,
phòng, chống sạt, lở lòng, bờ, bãi sông, hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông thuộc thẩm quyền trên địa bàn; tổ chức điều tra, đánh giá
quan trắc, giám sát diễn biến
dòng chảy, bồi lắng, xói lở lòng, bờ, bãi sông trên các sông nội tỉnh.”.
e) Khoản 24 được
bổ sung như sau:
“24. Tổ chức xác định, thẩm định, trình phê duyệt và thông báo kết quả xác định chi phí đánh giá tiềm
năng khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản phải hoàn trả đối với các Giấy phép
khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh; trình
điều chỉnh quyết định phê duyệt đối với trường hợp diện tích ghi trong Giấy
phép khai thác được cấp có sự thay đổi so với diện tích ghi trong Đơn đề nghị cấp
phép khai thác theo giá trị khối lượng các công trình địa chất thực tế do nhà nước đã đầu tư và các nhiệm vụ khác theo quy định tại điểm b, điểm
c, điểm d khoản 3 Điều 9 Quy định phương pháp xác định chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, chi phí thăm
dò khoáng sản phải hoàn trả, phương thức hoàn trả; quy định chế độ thu, quản
lý, sử dụng chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản,
thăm dò khoáng sản do nhà nước đã đầu tư được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại
Quyết định số 04/2018/QĐ-TTg .”.
6. Khoản 1 Điều
16 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Chủ
trì, phối hợp với các cơ quan liên quan cho ý kiến hoặc thẩm định, thẩm duyệt Dự
án đầu tư xây dựng và thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở công
trình khai thác, chế biến khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng,
nguyên liệu sản xuất xi măng) theo quy định của Luật
Xây dựng và pháp luật có liên quan.”.
7. Khoản 1 Điều
17 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Chủ trì, phối
hợp với các cơ quan liên quan cho ý kiến hoặc thẩm định,
thẩm duyệt Dự án đầu tư xây dựng và thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở công trình khai thác, chế biến khoáng
sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng theo quy định của Luật Xây dựng và pháp luật có liên quan”.
8. Bổ sung khoản
6 vào Điều 18 như sau:
“6. Chủ trì, phối hợp với các tổ chức đấu giá tài sản tổ
chức đấu giá đối với khối lượng
sản phẩm là cát, sỏi lòng sông thu hồi được từ các
dự án duy tu, nạo vét luồng thuộc vùng nước đường
thủy nội địa”.
9. Bổ sung khoản
5 vào Điều 21 như sau:
“5. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan lập phương án phát triển kết cấu hạ tầng
đường thủy nội địa trong Quy hoạch tỉnh theo quy định của Luật Quy hoạch và các
văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, trong đó bao gồm hệ thống bến, bãi tập kết cát, sỏi lòng sông; cấp giấy phép hoạt động
bến thủy nội địa đối với hoạt động bến, bãi tập kết cát, sỏi lòng sông theo quy
định”.
10. Sửa đổi,
bổ sung một số khoản của Điều 22 như sau:
a) Khoản 1 được
sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Tổ
chức tốt công tác quản lý thu thuế tài nguyên, phí bảo vệ
môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh”.
b) Khoản 3 được
sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp tiền cấp quyền
khai thác khoáng sản, tiền trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo quy định
khi có quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền;
quản lý, đôn đốc thu, nộp và xử lý chậm nộp tiền, thực hiện xử lý vi phạm hành
chính về khoản thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo quy định của Luật
Quản lý thuế và các trách nhiệm khác theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định
số 67/2019/NĐ-CP .”.
c) Khoản 4 được
sửa đổi, bổ sung như sau:
“4. Tham gia ý kiến vào việc tính tiền cấp quyền khai thác
khoáng sản, tính tiền trúng đấu giá quyền khai thác
khoáng sản khi có đề
nghị của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường.
”.
11. Bổ sung
khoản 6 vào Điều 23 như sau:
“6. Chỉ
đạo lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường
chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tổ
chức tuần tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền đối với hoạt động thăm dò, khai thác, mua bán, tàng trữ, kinh
doanh, vận chuyển khoáng sản trái phép. Nếu hành vi vi phạm tái diễn,
gây ảnh hưởng đến người dân, cơ sở kỹ thuật cần xử lý nghiêm theo quy định của
pháp luật”.
12. Bổ sung
Điều 23a vào sau Điều 23 như sau:
“Điều 23a. Cục Quản lý thị trường tỉnh
Thanh tra, kiểm tra, xử lý, đấu tranh chống các hành vi mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn
gốc hợp pháp theo thẩm quyền mà pháp luật quy định”.
13. Sửa đổi,
bổ sung một số điểm, khoản của Điều 25 như sau:
a) Điểm b khoản
3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“b) Chủ trì phổ biến và triển khai:8 Phương án bảo vệ
khoáng sản, bảo vệ cát, sỏi lòng sông chưa khai thác trên địa bàn tỉnh; Quy chế
phối hợp trong công tác quản lý khoáng sản, quản lý cát, sỏi lòng sông tại khu
vực giáp ranh giữa tỉnh Yên Bái với các tỉnh;”.
b) Điểm e khoản
3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“e) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm toàn diện trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản theo quy định
của pháp luật.”.
c) Khoản 11 được
bổ sung như sau:
“11.
Chỉ đạo tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ, phòng chống sạt, lở lòng, bờ, bãi sông, hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông
trên địa bàn quản lý theo thẩm quyền”.
14. Sửa đổi,
bổ sung một số điểm, khoản của Điều 26 như sau:
a) Điểm b khoản
2 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“b) Thực hiện Phương án bảo vệ
khoáng sản, bảo vệ cát, sỏi lòng sông chưa khai thác trên địa bàn tỉnh; Quy chế
phối hợp trong công tác quản lý khoáng sản, quản lý
cát, sỏi lòng sông tại khu vực giáp ranh giữa tỉnh
Yên Bái với các tỉnh'”.
b) Điểm e khoản
2 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"e) Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm toàn diện trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
huyện về công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản theo quy định của pháp luật”.
Điều 2. Bãi bỏ, thay thế một số điều, khoản:
1. Bãi bỏ các khoản
như sau:
a) Khoản 5 Điều
11;
b) Khoản 5 Điều
16.
2. Thay đổi các cụm
từ:
a) Cụm từ “quy
hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản của tỉnh” thành “phương án
bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản trong Quy hoạch tỉnh” tại
khoản 2 Điều 16 và khoản 2 Điều 17.
b) Cụm từ “báo
cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định theo
quy định của Luật Ngân sách nhà nước” thành “trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt
theo định mức chi ngân sách do Bộ Tài chính hướng dẫn” tại khoản 19 Điều
15, khoản 1 Điều 18 và khoản 5 Điều 25.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái; Thủ
trưởng các cơ quan: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Xây dựng, Tài chính,
Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải;
Công an tỉnh; Cục thuế tỉnh; Cục Quản lý thị trường tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các xã, phường, thị trấn; các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày
23 tháng 3 năm 2021./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chính phủ;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Sở Tư pháp (tự kiểm tra văn bản);
- Công báo tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Đài Phát thanh và Truyền hình Yên Bái;
- Báo Yên Bái;
- Lưu: VT, CT, TH, TNMT.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Huy Tuấn
|