Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 01/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi Người ký: Đặng Văn Minh
Ngày ban hành: 02/01/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 02 tháng 01 năm 2024

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2030 CỦA BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ TỈNH QUẢNG NGÃI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15/11/2017;

Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13/11/2008;

Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29/6/2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22/11/2013;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20/11/2018;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13/6/2019;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17/6/2020;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17/11/2020;

Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 về kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng; số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước;

Căn cứ Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ về Ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững;

Căn cứ Quyết định số 1275/QĐ-UBND ngày 06/9/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề cương kỹ thuật và dự toán Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2020-2030 của Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh Quảng Ngãi; các Công văn của UBND tỉnh: số 92/UBND-NNTN ngày 07/01/2021; số 3213/UBND-NNTN ngày 08/7/2021 về việc gia hạn thời gian hoàn thành, trình phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2020-2030 của Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Báo cáo số 5606/BC-SNNPTNT ngày 14/12/2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững đến năm 2030 của Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh Quảng Ngãi, với các nội dung chính như sau:

1. Tên chủ rừng: Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh Quảng Ngãi.

2. Địa chỉ: Hẻm 281/11 Hùng Vương, Phường Trần Phú, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

3. Hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng:

a) Hiện trạng đất đai:

Tổng diện tích đất thuộc lâm phần của Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh đang quản lý 106.425,01 ha, phân bố trên địa bàn 5 huyện: Ba Tơ, Minh Long, Sơn Hà, Sơn Tây và Trà Bồng (chi tiết có phụ lục 01 kèm theo); trong đó:

- Đất nông nghiệp: 106.423,71 ha (Đất rừng phòng hộ: 106.422,64 ha; Đất nông nghiệp khác: 1,07 ha);

- Đất phi nông nghiệp (đất chuyên dùng): 1,3 ha.

b) Hiện trạng tài nguyên rừng:

- Tổng diện tích đất rừng phòng hộ là 106.422,64 ha; trong đó:

+ Diện tích có rừng: 90.528,87 ha (rừng tự nhiên: 72.939,66 ha; rừng trồng: 17.589,21 ha);

+ Diện tích chưa có rừng: 15.893,77 ha, (gồm: Diện tích đã trồng nhưng chưa thành rừng: 5.913,41 ha; diện tích có cây gỗ tái sinh: 5.356,61 ha; diện tích khác: 4.623,75 ha);

- Tổng trữ lượng các loại rừng khoảng 13.180.677 m3 và 2.125.703 cây nứa, tre luồng; trong đó:

+ Rừng gỗ lá rộng thường xanh hoặc nửa rừng lá: 11.471.398 m3;

+ Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa: 551.556 m3;

+ Rừng tre nứa: 2.125.703 cây.

4. Mục tiêu:

a) Mục tiêu chung:

Quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng theo hướng ổn định và bền vững; nâng cao hiệu quả quản trị rừng, chất lượng rừng; phát huy tối đa chức năng phòng hộ và các chức năng khác của rừng; ổn định việc làm, thu nhập cho cán bộ, viên chức và người lao động của Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh gắn với cải thiện sinh kế, tăng thu nhập cho người dân địa phương; đồng thời, tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư bảo vệ và phát triển rừng trên lâm phần quản lý.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Về môi trường: Tổ chức thực hiện đồng bộ các biện pháp, giải pháp quản lý đối với 106.422,64 ha đất quy hoạch lâm nghiệp; trong đó, tăng cường quản lý, bảo vệ 79.372,46 ha rừng hiện có. Phấn đấu độ che phủ của rừng trên diện tích đất của Ban Quản lý rừng phòng hộ quản lý đến năm 2030 đạt khoảng 88,64%. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt các khu rừng tự nhiên chứa đựng các giá trị sinh thái, đa dạng sinh học, bảo vệ khu di tích lịch sử, nâng cao chất lượng rừng, để duy trì và tăng cường được chức năng phòng hộ đầu nguồn các con sông, suối, hồ, đập trong khu vực, hạn chế xói mòn đất, chống suy thoái tài nguyên nước và biến đổi khí hậu. Ngăn chặn hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, giảm thiểu cháy rừng; hấp thụ cacbon, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái.

- Về xã hội: Hàng năm, thông qua hoạt động bảo vệ rừng, trồng rừng, chăm sóc rừng, khoanh nuôi tái sinh và các hoạt động lâm sinh tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho trên 5.000 hộ dân tại các huyện có đất rừng phòng hộ thuộc lâm phần quản lý của Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh, giảm thiểu các tác động tiêu cực của người dân vào rừng và giữ vững ổn định trật tự, an toàn xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn; ổn định việc làm và thu nhập cho viên chức và người lao động của Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh.

- Về kinh tế: Sử dụng hợp lý, có hiệu quả 106.422,64 ha rừng và đất rừng, đảm bảo liên tục - ổn định - lâu dài. Thu tiền dịch vụ môi trường rừng đến năm 2025 đạt 20 tỷ đồng/năm; đến năm 2030 đạt khoảng 39 tỷ đồng/năm thông qua việc cung ứng môi trường rừng cho các cơ sở sản xuất thủy điện, các cơ sở sử dụng nguồn nước sản xuất nước sạch và sản xuất công nghiệp, các tổ chức cá nhân kinh doanh du lịch sinh thái; ngoài ra, áp dụng thu DVMTR dịch vụ về hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng các cơ sở giảm phát thải khí nhà kính thông qua hấp thụ CO2 khi có hướng dẫn của Chính phủ; tổ chức quản lý bảo vệ, hướng dẫn kỹ thuật cho người dân sử dụng và phát triển bền vững các loại lâm sản ngoài gỗ trong rừng tự nhiên để tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị cao, nâng thu nhập bình quân của hơn 5.000 hộ dân tham gia nhận khoán bảo vệ và phát triển rừng.

5. Kế hoạch sử dụng đất:

Diện tích đưa vào lập kế hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh, cụ thể như sau:

- Giai đoạn 1 (đến năm 2025): 107.025,75 ha;

- Giai đoạn 2 (2026-2030): 101.119,91 ha.

(Chi tiết có phụ lục 02 kèm theo).

6. Kế hoạch khoán bảo vệ và phát triển rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ:

a) Kế hoạch khoán bảo vệ và phát triển rừng:

Thực hiện khoán bảo vệ và phát triển rừng với 02 hình thức như sau:

- Khoán ổn định: Tiếp tục thực hiện khoán với diện tích khoán khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung thuộc lâm phần quản lý, thông qua hợp đồng khoán với thời hạn khoán theo quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền. Tổng diện tích giao khoán phát triển rừng thực hiện theo phương án 1.993,02 ha; trong đó:

+ Giai đoạn 1 (đến năm 2025): 1.312 ha;

+ Giai đoạn 2 (2026-2030): 681,02 ha.

- Khoán công việc, dịch vụ: Tiếp tục thực hiện giao khoán bảo vệ rừng theo Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ và các quy định liên quan, được thực hiện thông qua hợp đồng khoán, thời hạn hợp đồng là hàng năm, 03 năm hoặc 05 năm. Tổng lượt diện tích giao khoán bảo vệ rừng 728.891,16 lượt ha, bình quân 72.889,12 ha/năm; trong đó:

+ Giai đoạn 1 (đến năm 2025): 371.502,27 lượt ha, bình quân 74.300,45 ha/năm;

+ Giai đoạn 2 (2026-2030): 357.388,89 lượt ha, bình quân 71.477,78 ha/năm.

(Chi tiết có phụ lục 03 kèm theo).

b) Kế hoạch, nội dung thực hiện đồng quản lý:

Phối hợp với các xã, thôn, xóm trên địa bàn quản lý thực hiện, hướng dẫn thành lập các tổ bảo vệ rừng, xây dựng quy ước, hương ước bảo vệ rừng; Tổ chức tuần tra, bảo vệ rừng theo kế hoạch; tuần tra, bảo vệ rừng dịp lễ, tết,... đột xuất hoặc định kỳ; tổ chức hội nghị, hội thảo tổng kết, đánh giá công tác bảo vệ rừng hàng năm.

7. Kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học:

a) Kế hoạch quản lý, bảo vệ rừng:

- Bảo vệ rừng: Tiếp tục tổ chức thực hiện đồng bộ các biện pháp, giải pháp quản lý đối với đất quy hoạch lâm nghiệp thuộc lâm phần quản lý; chú trọng, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ diện tích rừng hiện có, với tổng lượt diện tích quản lý bảo vệ rừng 803.094,67 lượt ha, bình quân 80.309,47 ha/năm; trong đó:

+ Giai đoạn 1 (đến năm 2025): 398.147,03 lượt ha; bình quân 79.629,41 ha/năm;

+ Giai đoạn 2 (2026-2030): 404.947,64 lượt ha; bình quân 80.989,53 ha/năm.

(Chi tiết có phụ lục 03 kèm theo).

- Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng: Hàng năm, xây dựng kế hoạch triển khai, phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng để thực hiện phương án PCCCR phù hợp với quy định và thực tế trên cơ sở phương án quản lý rừng bền vững; Thành lập tổ, đội PCCCR; duy tu, bảo dưỡng, mua sắm thêm các trang thiết bị, dụng cụ cần thiết và phương tiện sẵn sàng phục vụ cho công tác PCCCR. Đồng thời, thực hiện rà soát phân vùng trọng điểm các khu vực có nguy cơ xảy ra cháy cao để chỉ đạo lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng tăng cường công tác tuần tra canh phòng cháy, tổ chức các biện pháp ngăn chặn các hành vi vi phạm kịp thời; lập biên bản và báo cáo cho các cơ quan chức năng để xử lý theo quy định.

- Kế hoạch phòng trừ sinh vật gây hại rừng: Thường xuyên liên hệ với Hạt Kiểm lâm sở tại; Chi cục Kiểm lâm; Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật để nắm được các thông tin dự báo về phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại rừng nhằm đề ra các biện pháp xử lý kịp thời và phù hợp không để sâu, bệnh hại lan ra thành dịch; cử cán bộ tham gia tập huấn kỹ năng cần thiết để phát hiện sớm các sinh vật gây hại rừng..., bên cạnh đó phát huy kiến thức bản địa của người dân địa phương phục vụ công tác quản lý và cảnh báo tình hình sinh vật hại rừng; thông qua các hình thức, tăng cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức về thực vật xâm hại cho các hộ gia đình, cộng đồng dân cư để cùng quản lý tốt hơn.

- Kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học và khu rừng có giá trị bảo tồn cao: Trên cơ sở các khu vực cư trú quan trọng của động vật hoang dã đã xác định, tiến hành phân định, xây dựng các biển báo khu vực có chứa giá trị bảo tồn cao (như: cấm chăn thả gia súc, biển báo bảo tồn các loài động vật, thực vật bản địa, đặc hữu, quý hiếm, ...); tăng cường công tác giáo dục, đào tạo nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học và các giá trị bảo tồn đã được xác định; đồng thời, tiến hành tổ chức làm việc với các bên liên quan, phối hợp xây dựng các biện pháp và hành động bảo vệ rừng có giá trị bảo tồn cao; xây dựng kế hoạch quản lý các loại rừng dài hạn, trừng hạn và ngắn hạn đảm bảo không gây tác động tiêu cực đến động vật quý hiếm và môi trường sống của động vật hoang dã; thực hiện khai thác tác động thấp đối với diện tích rừng khai thác (rừng gỗ, rừng tre nứa) giảm thiểu tác động đến sinh cảnh; tổ chức tuần tra, giám sát, ngăn chặn kịp thời các tác động tiêu cực vào rừng có giá trị bảo tồn cao; thường xuyên theo dõi, cập nhật biến động về các loài động vật quý hiếm đã được xác định và môi trường sống của chúng. Báo cáo đánh giá định kỳ nhằm xây dựng các biện pháp quản lý bảo vệ hiệu quả.

b) Kế hoạch phát triển rừng:

- Diện tích khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung: 1.993,02 ha; trong đó:

+ Giai đoạn 1 (đến năm 2025): 1.312 ha;

+ Giai đoạn 2 (2026-2030): 681,02 ha.

- Diện tích trồng rừng mới phòng hộ: 1.055,99 ha; trong đó:

+ Giai đoạn 1 (đến năm 2025): 359,46 ha;

+ Giai đoạn 2 (2026-2030): 696,53 ha.

- Diện tích trồng băng xanh cản lửa kết hợp phân định ranh giới giữa các loại rừng giai đoạn 2 (2026-2030): 358,91 ha; trong đó:

+ Giai đoạn 1 (đến năm 2025): 68,91 ha;

+ Giai đoạn 2 (2026-2030): 290 ha.

- Diện tích làm giàu rừng tự nhiên: 432,78 ha; trong đó:

+ Giai đoạn 1 (đến năm 2025): 170 ha;

+ Giai đoạn 2 (2026-2030): 262,78 ha.

(Chi tiết có phụ lục 04 kèm theo).

- Khai thác lâm sản ngoài gỗ: Tổ chức hướng dẫn khai thác cho các đối tượng tham gia nhận khoán bảo vệ và phát triển rừng, cụ thể: các loại lâm sản ngoài gỗ được khai thác như măng nứa, măng tre,...; sản lượng được phép thu hái,... theo quy định để không làm ảnh hưởng đến chức năng phòng hộ của rừng và có những tác động tiêu cực đến rừng.

8. Kế hoạch đào tạo, tập huấn:

Tổng số lớp dự kiến tổ chức theo phương án 09 lớp, trong giai đoạn 2024-2030. Hàng năm, căn cứ vào tình hình, nhu cầu thực tế, Sở Nông nghiệp trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định.

9. Kế hoạch hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí:

Tổng số đề án dự kiến xây dựng, trình phê duyệt để triển khai thực hiện theo phương án là 09 đề án du lịch sinh thái, trong đó:

a) Giai đoạn 1 (đến năm 2025): Xây dựng và trình duyệt 03 đề án du lịch sinh thái, gồm: Đề án Khu bảo tồn loài và sinh cảnh kết hợp du lịch sinh thái núi Cà Đam - Trà Bồng; Đề án Khu bảo tồn loài và sinh cảnh kết hợp du lịch sinh thái Cao Muôn - Ba Tơ; Đề án khu du lịch sinh thái Thác Trắng - Minh Long.

b) Giai đoạn 2 (2026-2030): Xây dựng và trình duyệt 06 đề án du lịch sinh thái, gồm: Đề án du lịch sinh thái suối Trà Bói - Trà Bồng; Đề án du lịch sinh thái Hồ Núi Ngang - Ba Tơ; Đề án du lịch sinh thái Thác Tà Manh - Ba Tơ; Đề án du lịch sinh thái Suối Tầm Linh - Sơn Hà; Đề án du lịch sinh thái Suối Cá Tầm - Sơn Tây và Đề án du lịch sinh thái Thác Lụa - Sơn Tây.

10. Kế hoạch xây dựng hạ tầng phục vụ quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng

a) Tổng chiều dài đường lâm nghiệp dự kiến mở mới, sửa chữa, duy tu bảo dưỡng thực hiện trong giai đoạn 2 (2026-2030) là 100km (trong đó có 60km mở mới đường lâm nghiệp tại khu vực trồng rừng, rừng trồng phòng hộ).

b) Tổng số trạm quản lý bảo vệ rừng dự kiến đầu tư xây dựng mới, sửa chữa thực hiện theo phương án 27 trạm; trong đó:

+ Giai đoạn 1 (đến năm 2025): Xây dựng mới 02 trạm;

+ Giai đoạn 2 (2026-2030): 25 trạm, gồm: Xây dựng mới 03 trạm; sửa chữa 22 trạm.

11. Hoạt động dịch vụ cho cộng đồng

- Đầu mối giới thiệu thu mua sản phẩm lâm sản cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trên địa bàn; tạo sinh kế cho người dân phát triển kinh tế từ đầu tư phát triển các loài lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng có giá trị.

- Hỗ trợ các cộng đồng xây dựng, sửa chữa đường giao thông nông thôn, nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, trường học mẫu giáo các thôn bản,...

12. Hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng, thuê môi trường rừng

- Các dịch vụ được tiến hành: Tham gia cung ứng dịch vụ môi trường rừng; cho thuê môi trường rừng; các dịch vụ môi trường rừng khác theo quy định.

- Tổ chức triển khai, thực hiện: Theo quy định của Luật Lâm nghiệp ngày 15/11/2017; Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ và các quy định hiện hành.

13. Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng

- Tổ chức các đợt tuyên truyền với nhiều hình thức khác nhau về công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.

- Phối hợp với cơ quan chức năng đấu tranh, ngăn chặn kịp thời các hoạt động khai thác, vận chuyển, cất giữ, mua bán lâm sản trái pháp luật trên địa bàn.

- Biểu dương những hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng tham gia tích cực và chấp hành tốt trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

14. Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, đa dạng sinh học; điều tra, kiểm kê rừng

Thực hiện dõi diễn biến tài nguyên rừng, đa dạng sinh học; điều tra, kiểm kê đầy đủ, kịp thời trên toàn bộ lâm phần quản lý đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.

15. Tổng vốn và nguồn vốn đầu tư

a) Tổng vốn và dự kiến các nguồn vốn đầu tư mang tính chất định hướng. Khi thực hiện theo từng dự án, hạng mục, công trình lâm sinh cụ thể, Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh lập hồ sơ thiết kế và dự toán chi phí trình cấp thẩm quyền xem xét theo quy định.

b) Tổng vốn đầu tư: 746.716 triệu đồng, trong đó:

- Giai đoạn 1 (đến năm 2025): 286.118 triệu đồng, gồm có:

+ Ngân sách nhà nước: 213.852 triệu đồng (Ngân sách trung ương: 152.252 triệu đồng; Ngân sách tỉnh: 61.600 triệu đồng).

+ Dịch vụ môi trường rừng: 58.778 triệu đồng.

+ Trồng rừng thay thế: 13.487 triệu đồng.

- Giai đoạn 2 (2026-2030): 460.599 triệu đồng, gồm có:

+ Ngân sách nhà nước: 307.354 triệu đồng (Ngân sách trung ương: 155.696 triệu đồng; Ngân sách tỉnh: 151.658 triệu đồng).

+ Dịch vụ môi trường rừng: 146.862 triệu đồng.

+ Trồng rừng thay thế: 6.383 triệu đồng.

(Chi tiết có phụ lục 05, 06, 07 kèm theo).

c) Nguồn vốn đầu tư:

- Nguồn sự nghiệp: Ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh bố trí theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025, 2026-2030; ngân sách tỉnh bố trí theo khả năng cân đối dự toán ngân sách chi thường xuyên hàng năm theo kế hoạch hàng năm do chủ rừng lập kế hoạch.

- Nguồn đầu tư phát triển: Ngân sách tỉnh cấp theo kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025; quyết định kế hoạch trung hạn giai đoạn 2026-2030 theo khả năng cân đối vốn đầu tư công của ngân sách tỉnh.

- Tiền dịch vụ môi trường rừng: Các đối tượng có sử dụng các loại hình dịch vụ môi trường rừng thực hiện chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh theo diện tích cung ứng; ngoài ra, trong giai đoạn sau năm 2025, diện tích rừng tự nhiên của Ban Quản lý rừng phòng hộ dự kiến sẽ được chi trả tiền chuyển nhượng các - bon.

- Tiền trồng rừng thay thế: Thu từ các chủ dự án nộp tiền trồng rừng thay thế diện tích có chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định hiện hành.

16. Các dự án, đề án

a) Giai đoạn 1 (đến năm 2025):

- Chuyển tiếp: Dự án Bảo vệ và Phát triển rừng phòng hộ tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2021-2020 (thời gian kết thúc dự án đến năm 2025);

- Khởi công mới: Dự án Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ trên lâm phần Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh Quảng Ngãi quản lý, giai đoạn 2021-2025; Đề án Khu bảo tồn loài và sinh cảnh kết hợp du lịch sinh thái núi Cà Đam - Trà Bồng; Đề án Khu bảo tồn loài và sinh cảnh kết hợp du lịch sinh thái Cao Muôn - Ba Tơ; Đề án khu du lịch sinh thái Thác Trắng - Minh Long.

b) Giai đoạn 2 (2026-2030):

- Chuyển tiếp: Dự án Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ trên lâm phần Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh Quảng Ngãi quản lý, giai đoạn 2021-2025 và tiếp tục thực hiện các đề án giai đoạn 1 (đến năm 2025) nếu chưa hoàn thành.

- Khởi công mới: Đề án du lịch sinh thái suối Trà Bói - Trà Bồng; Đề án du lịch sinh thái Hồ Núi Ngang - Ba Tơ; Đề án du lịch sinh thái Thác Tà Manh - Ba Tơ; Đề án du lịch sinh thái Suối Tầm Linh - Sơn Hà; Đề án du lịch sinh thái Suối Cá Tầm - Sơn Tây; Đề án du lịch sinh thái Thác Lụa - Sơn Tây; xác định danh mục dự án, quy mô, khái toán kinh phí, nguồn đầu tư để đề xuất ghi danh mục dự án mới giai đoạn 2026-2030 cho phù hợp để đạt được mục tiêu Phương án quản lý rừng bền vững đề ra.

17. Các giải pháp thực hiện phương án

a) Giải pháp về công tác quản lý, nguồn nhân lực:

- Giải pháp về quản lý, tổ chức: Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế và chức năng nhiệm vụ của Ban quản lý. Sắp xếp, bố trí viên chức người lao động phù hợp với các chức danh nghề nghiệp và khung năng lực vị trí việc làm được duyệt.

- Giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực: Quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho bộ phận chuyên môn nhất là về cây rừng, công nghệ theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, đánh giá các chỉ tiêu quản lý rừng bền vững...; đào tạo, tập huấn kỹ thuật theo các quy trình, sổ tay quản lý chất lượng cho lực lượng lao động địa phương, các hộ nhận khoán tham gia vào các hoạt động trồng rừng, chăm sóc rừng, bảo vệ, khai thác và chế biến lâm sản bằng các buổi tập huấn, hội nghị đầu bờ, cầm tay chỉ việc...

b) Giải pháp về phối hợp với các bên liên quan:

- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả quy chế phối hợp giữa Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh với Chi cục Kiểm lâm; giữa các Trạm Quản lý bảo vệ rừng với Hạt kiểm lâm, Ủy ban nhân dân cấp xã. Phối hợp trong công tác tuần tra, kiểm tra, truy quét trong rừng; phối hợp trong chốt chặn kiểm soát lâm sản để giám sát, kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện ra vào rừng nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.

- Tăng cường phối hợp với các hội đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội tuyên truyền, giáo dục pháp luật bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư; Đồng thời, tổ chức lực lượng nhận khoán bảo vệ rừng thành từng nhóm; hướng dẫn các nhóm xây dựng kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể để triển khai công tác bảo vệ rừng, với định hướng cùng phối kết hợp luân phiên đi kiểm tra rừng để kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi xâm hại rừng hiệu quả nhất; gắn với thực hiện chính sách thù lao, khen thưởng cho người dân tham gia công tác phát hiện các vụ việc vi phạm trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng chữa cháy rừng.

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để kêu gọi các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

c) Giải pháp về khoa học, công nghệ:

- Đầu tư trang thiết bị hiện đại để áp dụng khoa học kỹ thuật mới phục vụ công tác quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng. Xây dựng hệ thống cảnh báo cháy rừng, thiết lập hệ thống thông tin liên lạc chỉ huy phòng chống cháy rừng; gắn liền với ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về lâm nghiệp để đạt được mục tiêu phương án quản lý rừng bền vững đề ra; đặc biệt là ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong điều tra rừng, quản lý tài nguyên rừng để đánh giá đúng diễn biến rừng, quản lý đất đai, tài nguyên động, thực vật rừng,...

- Tiếp tục phối hợp nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong các hoạt động tạo giống, trồng rừng, chăm sóc, khai thác, xây dựng, đánh giá các mô hình thực nghiệm để nhân rộng; nghiên cứu, áp dụng kỹ thuật làm giàu rừng, nâng cao chất lượng rừng, trồng bằng các loại cây bản địa, loài cây có giá trị nguồn gen, kinh tế, môi trường cao; chọn lọc loài cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với mỗi điều kiện lập địa khác nhau, để phát triển dưới tán rừng trên diện tích thuộc lâm phần quản lý.

- Tăng cường thông tin tuyên truyền các chính sách, khoa học công nghệ và chuyển giao áp dụng tiến bộ khoa học, xây dựng mô hình phát triển rừng, khuyến nông, khuyến lâm nhằm tăng năng suất cây trồng, giá trị trên một đơn vị diện tích đất, góp phần ổn định đời sống cho người lao động sống bằng nghề rừng.

d) Giải pháp về nguồn vốn, huy động nguồn vốn đầu tư:

- Thu hút vốn đầu tư từ các tổ chức trong và ngoài nước, hộ gia đình, cá nhân tham gia đầu tư quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng bền vững; lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án đầu tư của nhà nước cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, đầu tư cơ sở hạ tầng, khuyến lâm, đào tạo nghề lâm nghiệp, cụ thể: Theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025, 2026-2030; kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, 2026-2030 và các chương trình, dự án, đề án, kế hoạch liên quan khác (nếu có).

- Khai thác tối đa các dịch vụ môi trường từ rừng: Dịch vụ cung ứng môi trường rừng cho các công trình thủy điện, các công trình sản xuất nước sinh hoạt, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tín chỉ các-bon trong cơ chế phát triển sạch... để tạo nguồn thu tái đầu tư bảo vệ và phát triển rừng.

- Tranh thủ tối đa các nguồn vốn tài trợ, vốn vay của các tổ chức quốc tế đã và đang triển khai trên địa bàn như KfW, JICA... và các nguồn vốn hợp pháp khác để đảm bảo nguồn lực đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ.

- Nguồn vốn vay, tín dụng, nguồn vốn của các doanh nghiệp, hộ gia đình cá nhân trên địa bàn tập trung cho phát triển lâm sản ngoài gỗ, thực hiện các đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng... Các hoạt động mang tính chất sản xuất kinh doanh rừng.

e) Các giải pháp khác:

- Nâng cao trách nhiệm của chủ rừng và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến thực hiện Phương án, bao gồm Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh; các cộng đồng dân cư, hộ nhận khoán bảo vệ rừng; các trưởng thôn, tổ dân phố; chính quyền địa phương cấp huyện và xã; trách nhiệm các sở, ban ngành liên quan; các cơ quan đơn vị có liên quan.

- Giải pháp về thị trường tiêu thụ lâm sản ngoài gỗ: Xây dựng chiến lược quảng bá sản phẩm, đăng ký thương hiệu lâm sản ngoài gỗ. Liên kết với các đơn vị, tổ chức thu mua, phân phối để có kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hợp lý, ổn định và nâng cao giá trị gia tăng, đặc biệt đối với các sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Hỗ trợ các nguồn thông tin cho người dân trong việc mua bán các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ, tạo môi trường cạnh tranh công khai, ổn định và bền vững.

- Giải pháp về quản lý, sử dụng diện tích đất người dân đang canh tác trong lâm phần quản lý của Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án Rà soát, đo đạc xác định diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch rừng phòng hộ nhưng người dân đang sử dụng trong lâm phần quản lý của Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh (dự án rà soát, đo đạc) nhằm xác định cụ thể về chủ thể, diện tích, hiện trạng sử dụng đến từng thửa. Trên cơ sở kết quả dự án rà soát, đo đạc, tiếp tục đề xuất giải pháp, biện pháp theo quy định để tổ chức thực hiện.

- Trong quá trình quản lý, bảo vệ rừng, nếu có diện tích rừng thuộc đối tượng thanh lý thì chủ rừng tiến hành lập các thủ tục thanh lý rừng theo quy định hiện hành.

18. Nội dung chi tiết của phương án: Hồ sơ phương án quản lý rừng bền vững đến năm 2030 và các loại bản đồ kèm theo Báo cáo số 5606/BC-SNNPTNT ngày 14/12/2023 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh Quảng Ngãi:

a) Chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, trạm, cá nhân để thực hiện đầy đủ các nội dung của Phương án, đảm bảo đạt hiệu quả, tuân thủ đúng quy định của pháp luật hiện hành; chủ rừng tự giám sát, đánh giá các hoạt động quản lý rừng bền vững đã được phê duyệt.

b) Báo cáo định kỳ về kết quả thực hiện theo quy định; kịp thời báo cáo những khó khăn, vướng mắc về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quá trình thực hiện phương án quản lý rừng bền vững.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Hướng dẫn, kiểm tra Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh trong quá trình tổ chức thực hiện các nội dung của phương án được phê duyệt, báo cáo UBND tỉnh tiến độ thực hiện, tiến trình đầu tư các hoạt động theo quy định.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường:

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đo đạc, xác định ranh giới cụ thể, chi tiết toàn bộ diện tích được quy hoạch cho rừng phòng hộ; diện tích chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp toàn tỉnh sang mục đích khác đến năm 2030 làm cơ sở lập bổ sung quy hoạch sử dụng đất chi tiết đối với diện tích này, thu hồi chuyển mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp theo đúng quy định.

4. Các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư: Hàng năm, tùy vào khả năng, cân đối các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tham mưu cấp thẩm quyền bố trí vốn thực hiện có hiệu quả các nội dung của phương án; phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Kế hoạch sử dụng đất của tỉnh cùng thời kỳ.

5. Ủy ban nhân dân các huyện: Ba Tơ, Minh Long, Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng:

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về lâm nghiệp, đất đai và các quy định khác có liên quan để người dân hiểu và chấp hành; đồng thời, huy động lực lượng, chỉ đạo các phòng chuyên môn và cơ quan, đơn vị có liên quan (công an, quân đội, kiểm lâm...) trên địa bàn để phối hợp với các sở, ban, ngành hỗ trợ Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh Quảng Ngãi, các Trạm quản lý bảo vệ rừng trực thuộc Ban Quản lý trong công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và bảo tồn đa dạng sinh học,... theo phương án quản lý rừng bền vững được phê duyệt.

6. Các sở, ban, ngành; cơ quan, đơn vị có liên quan:

Tùy theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp hướng dẫn Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh thực hiện hiệu quả phương án theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Khoa học và Công nghệ; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi; Chủ tịch UBND các huyện: Ba Tơ, Minh Long, Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng; Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh Quảng Ngãi và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- VPUB: PCVP, CBTH;
- Lưu: VT, KTN
ph491.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Đặng Văn Minh


PHỤ LỤC 01

HIỆN TRẠNG ĐẤT ĐAI THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ
PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2030 CỦA BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ TỈNH QUẢNG NGÃI
(Kèm theo Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 02/01/2024 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

ĐVT: ha

TT

Loại đất

Tổng cộng

Theo Trạm Quản lý bảo vệ rừng

Huyện Ba Tơ

Huyện Minh Long

Khu Đông huyện Trà Bồng

Khu Tây huyện Trà Bồng

Huyện Sơn Hà

Huyện Sơn Tây

Tổng cộng

106.425,01

30.729,67

9.798,71

9.332,66

12.027,93

27.287,56

17.248,47

I

Đất nông nghiệp

106.423,71

30.729,41

9.798,70

9.332,64

12.027,84

27.286,82

17.248,30

1

Đất Lâm nghiệp

106.422,64

30.729,41

9.798,70

9.332,64

12.027,84

27.285,85

17.248,20

Đất rừng phòng hộ

106.422,64

30.729,41

9.798,70

9.332,64

12.027,84

27.285,85

17.248,20

2

Đất nông nghiệp khác

1,07

0,97

0,10

II

Đất phi nông nghiệp

1,30

0,26

0,01

0,02

0,09

0,74

0,17

Đất chuyên dùng

1,30

0,26

0,01

0,02

0,09

0,74

0,17

PHỤ LỤC 02

KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT PHÂN KỲ THEO NĂM
PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2030 CỦA BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ TỈNH QUẢNG NGÃI
(Kèm theo Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 02/01/2024 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

ĐVT: ha

TT

Loại đất

Phân kỳ theo năm

2021

2022

2023

2024

2025

2026

2027

2028

2029

2030

Tổng cộng

106.425,01

106.425,01

107.024,95

107.025,75

107.025,75

101.118,51

101.119,21

101.119,91

101.119,91

101.119,91

I

Đất nông nghiệp

106.423,71

106.423,71

107.023,35

107.024,05

107.024,05

101.116,81

101.117,51

101.118,21

101.118,21

101.118,21

1

Đất lâm nghiệp

106.422,64

106.422,64

107.021,58

107.021,58

107.021,58

101.113,64

101.113,64

101.113,64

101.113,64

101.113,64

-

Đất rừng sản xuất

5.907,94

5.907,94

5.907,94

-

Đất rừng phòng hộ

106.422,64

106.422,64

101.113,64

101.113,64

101.113,64

101.113,64

101.113,64

101.113,64

101.113,64

101.113,64

2

Đất nông nghiệp khác

1,07

1,07

1,77

2,47

2,47

3,17

3,87

4,57

4,57

4,57

II

Đất phi nông nghiệp

1,30

1,30

1,60

1,70

1,70

1,70

1,70

1,70

1,70

1,70

Đất chuyên dùng

1,30

1,30

1,60

1,70

1,70

1,70

1,70

1,70

1,70

1,70

PHỤ LỤC 03

KẾ HOẠCH QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG
PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2030 CỦA BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ TỈNH QUẢNG NGÃI
(Kèm theo Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 02/01/2024 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

ĐVT: ha

TT

Giai đoạn/ Năm thực hiện

Tổng cộng

Phân kỳ theo Trạm Quản lý bảo vệ rừng

Huyện Ba Tơ

Huyện Minh Long

Khu Đông huyện Trà Bồng

Khu Tây huyện Trà Bồng

Huyện Sơn Hà

Huyện Sơn Tây

Quản lý, bảo vệ rừng

Trong đó: khoán quản lý bảo vệ rừng

Tổng

Trong đó: khoán quản lý bảo vệ rừng

Tổng

Trong đó: khoán quản lý bảo vệ rừng

Tổng

Trong đó: khoán quản lý bảo vệ rừng

Tổng

Trong đó: khoán quản lý bảo vệ rừng

Tổng

Trong đó: khoán quản lý bảo vệ rừng

Tổng

Trong đó: khoán quản lý bảo vệ rừng

Tổng cộng (lượt ha)

803.094,67

728.891,16

230.583,16

226.191,12

85.207,49

84.994,75

80.712,57

77.906,73

92.879,47

74.593,64

198.351,30

160.035,42

115.360,68

105.169,50

I

Giai đoạn 1: Đến năm 2025 (lượt ha)

398.147,03

371.502,27

114.126,78

111.659,54

42.308,55

42.095,81

40.172,83

38.694,19

44.947,55

40.111,52

99.021,21

85.333,13

57.570,11

53.608,08

1

2021

78.814,83

73.652,89

22.802,04

22.145,86

8.438,02

8.331,65

7.937,68

7.625,35

8.403,50

8.196,88

19.735,00

16.609,13

11.498,59

10.744,02

2

2022

79.372,46

73.652,89

22.802,04

22.145,86

8.438,02

8.331,65

7.995,34

7.625,35

8.903,47

8.196,88

19.735,00

16.609,13

11.498,59

10.744,02

3

2023

79.805,51

76.679,76

22.807,23

22.422,27

8.447,81

8.447,81

8.063,93

7.798,49

9.083,81

8.467,38

19.834,38

18.578,99

11.568,35

10.964,82

4

2024

80.024,08

76.898,33

22.842,26

22.457,30

8.469,36

8.469,36

8.087,94

7.822,50

9.272,88

8.656,45

19.851,50

18.596,11

11.500,14

10.896,61

5

2025

80.130,15

70.618,40

22.873,21

22.488,25

8.515,34

8.515,34

8.087,94

7.822,50

9.283,89

6.593,93

19.865,33

14.939,77

11.504,44

10.258,61

II

Giai đoạn 2: 2026-2030 (lượt ha)

404.947,64

357.388,89

116.456,38

114.531,58

42.898,94

42.898,94

40.539,74

39.212,54

47.931,92

34.482,12

99.330,09

74.702,29

57.790,57

51.561,42

1

2026

80.102,00

70.590,25

22.887,10

22.502,14

8.515,34

8.515,34

8.097,94

7.832,50

9.244,41

6.554,45

19.827,13

14.901,57

11.530,08

10.284,25

2

2027

80.045,44

70.533,69

22.851,94

22.466,98

8.412,61

8.412,61

8.110,45

7.845,01

9.246,63

6.556,67

19.875,74

14.950,18

11.548,07

10.302,24

3

2028

80.119,36

70.607,61

22.925,86

22.540,90

8.412,61

8.412,61

8.110,45

7.845,01

9.246,63

6.556,67

19.875,74

14.950,18

11.548,07

10.302,24

4

2029

82.274,78

72.763,03

23.895,74

23.510,78

8.779,19

8.779,19

8.110,45

7.845,01

10.065,59

7.375,63

19.875,74

14.950,18

11.548,07

10.302,24

5

2030

82.406,06

72.894,31

23.895,74

23.510,78

8.779,19

8.779,19

8.110,45

7.845,01

10.128,66

7.438,70

19.875,74

14.950,18

11.616,28

10.370,45

PHỤ LỤC 04

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN RỪNG
PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2030 CỦA BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ TỈNH QUẢNG NGÃI
(Kèm theo Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 02/01/2024 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

ĐVT: Ha

TT

Công trình/ giai đoạn/năm

Tổng cộng

Phân kỳ theo Trạm Quản lý bảo vệ rừng

Huyện Ba Tơ

Huyện Minh Long

Khu Đông huyện Trà Bồng

Khu Tây huyện Trà Bồng

Huyện Sơn Hà

Huyện Sơn Tây

Tổng cộng

3.840,70

811,80

451,49

256,34

1.099,53

464,40

757,14

I

Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung

1.993,02

529,37

40,42

57,66

827,04

127,29

411,24

1

Giai đoạn 1: Đến năm 2025

1.312,00

307,98

57,66

602,53

343,83

-

2023

557,63

57,66

499,97

-

2024

754,37

307,98

102,56

343,83

2

Giai đoạn 2: 2026-2030

681,02

221,39

40,42

224,51

127,29

67,41

-

2027

681,02

221,39

40,42

224,51

127,29

67,41

II

Trồng mới rừng phòng hộ

1.055,99

146,13

221,01

114,20

157,00

188,68

228,97

1

Giai đoạn 1: Đến năm 2025

359,46

96,36

35,70

19,93

42,10

48,61

116,76

-

2021

105,54

24,21

12,51

2,22

48,61

17,99

-

2022

73,92

73,92

-

2023

65,25

16,37

7,30

41,58

-

2024

70,00

6,07

11,49

7,42

5,58

39,44

-

2025

44,75

27,00

17,75

2

Giai đoạn 2: 2026-2030

696,53

49,77

185,31

94,27

114,90

140,07

112,21

-

2026

113,15

20,41

12,62

15,97

19,20

44,95

-

2027

223,34

10,85

72,27

8,75

31,01

50,07

50,39

-

2028

119,12

18,51

39,30

9,73

36,66

14,92

-

2029

153,41

24,53

51,73

30,25

46,90

-

2030

87,51

36,59

17,82

24,71

8,39

III

Trồng băng xanh cản lửa kết hợp phân định ranh giới giữa các loại rừng

358,91

79,26

45,00

45,00

52,42

87,23

50,00

1

Giai đoạn 1: Đến năm 2025

68,91

29,26

5,00

7,42

27,23

2021

68,91

29,26

5,00

7,42

27,23

2

Giai đoạn 2: 2026-2030

290,00

50,00

40,00

45,00

45,00

60,00

50,00

-

2026

70,00

15,00

15,00

10,00

10,00

15,00

5,00

-

2027

70,00

10,00

5,00

10,00

10,00

20,00

15,00

-

2028

50,00

5,00

10,00

10,00

5,00

10,00

10,00

-

2029

50,00

10,00

5,00

10,00

10,00

5,00

10,00

-

2030

50,00

10,00

5,00

5,00

10,00

10,00

10,00

IV

Làm giàu rừng tự nhiên

432,78

57,04

145,06

39,48

63,07

61,20

66,93

1

Giai đoạn 1: Đến năm 2025

170,00

21,88

18,12

63,07

66,93

-

2023

40,00

21,88

18,12

-

2024

130,00

63,07

66,93

2

Giai đoạn 2: 2026-2030

262,78

35,16

126,94

39,48

61,20

-

2026

100,68

39,48

61,20

-

2027

162,10

35,16

126,94

PHỤ LỤC 05

CƠ CẤU NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ
PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2030 CỦA BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ TỈNH QUẢNG NGÃI
(Kèm theo Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 02/01/2024 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

ĐVT: Triệu đồng

TT

Giai đoạn/ Năm thực hiện

Tổng cộng

Ngân sách Trung ương

Ngân sách tỉnh

Cộng

Nguồn vốn sự nghiệp

Nguồn vốn đầu tư phát triển

Cộng

Nguồn vốn sự nghiệp

Nguồn vốn đầu tư phát triển

Tổng cộng

521.206

307.948

307.948

213.258

49.985

163.273

I

Giai đoạn 1: Đến năm 2025

213.852

152.252

152.252

61.600

24.341

37.259

1

2021

34.616

30.180

30.180

4.436

4.436

2

2022

38.824

29.319

29.319

9.505

4.676

4.829

3

2023

46.346

29.794

29.794

16.552

4.869

11.683

4

2024

49.104

31.755

31.755

17.349

5.221

12.128

5

2025

44.962

31.204

31.204

13.758

5.139

8.619

II

Giai đoạn 2: 2026-2030

307.354

155.696

155.696

151.658

25.644

126.014

1

2026

54.567

30.675

30.675

23.892

5.059

18.833

2

2027

71.013

31.498

31.498

39.515

5.183

34.332

3

2028

60.603

30.991

30.991

29.612

5.107

24.505

4

2029

64.064

31.482

31.482

32.582

5.180

27.402

5

2030

57.107

31.050

31.050

26.057

5.115

20.942

PHỤ LỤC 06

CƠ CẤU NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÂN THEO HẠNG MỤC
PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2030 CỦA BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ TỈNH QUẢNG NGÃI
(Kèm theo Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 02/01/2024 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

ĐVT: Triệu đồng

TT

Hạng mục

Tổng cộng

Giai đoạn 1: Đến năm 2025

Giai đoạn 2: 2026-2030

Tổng

Ngân sách nhà nước

Tiền dịch vụ môi trường rừng

Trồng rừng thay thế

Tổng

Ngân sách nhà nước

Tiền dịch vụ môi trường rừng

Trồng rừng thay thế

Cộng NSNN

Ngân sách Trung ương

Ngân sách tỉnh

Cộng NSNN

Ngân sách Trung ương

Ngân sách tỉnh

Cộng

Nguồn vốn sự nghiệp

Nguồn vốn đầu tư phát triển

Cộng

Nguồn vốn sự nghiệp

Nguồn vốn đầu tư phát triển

Cộng

Nguồn vốn sự nghiệp

Nguồn vốn đầu tư phát triển

Cộng

Nguồn vốn sự nghiệp

Nguồn vốn đầu tư phát triển

Tổng cộng

746.716

286.118

213.852

152.252

152.252

-

61.600

24.341

37.259

58.778

13.487

460.599

307.354

155.696

155.696

-

151.658

25.644

126.014

146.862

6.383

I

Bảo vệ rừng

544.473

225.894

167.116

145.318

145.318

-

21.798

21.798

-

58.778

318.579

171.717

148.421

148.421

23.296

22.263

1.033

146.862

1

Khoán, tự bảo vệ

543.440

225.894

167.116

145.318

145.318

21.798

21.798

58.778

317.546

170.684

148.421

148.421

-

22.263

22.263

-

146.862

2

Công tác bảo tồn thiên nhiên

1.033

-

-

-

-

1.033

1.033

-

1.033

1.033

II

Phát triển rừng

177.886

51.666

38.179

6.934

6.934

-

31.245

721

30.524

-

13.487

126.220

119.837

7.275

7.275

-

112.562

1.091

111.471

-

6.383

1

Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung

13.895

5.529

5.529

4.808

4.808

721

721

-

8.366

8.366

7.275

7.275

1.091

1.091

-

-

2

Trồng mới, chăm sóc rừng trồng phòng hộ tập trung

73.942

15.255

9.920

-

9.920

-

9.920

5.335

58.688

56.133

-

56.133

-

56.133

2.554

3

Trồng mới, chăm sóc băng xanh cản lửa kết hợp phân định ranh giới giữa các loại rừng

30.322

-

-

-

-

-

-

30.322

30.322

-

30.322

30.322

-

5

Chăm sóc rừng đang trong giai đoạn đầu tư

26.097

22.268

14.116

2.126

2.126

-

11.990

-

11.990

8.152

3.828

-

-

-

-

3.828

6

Làm giàu rừng tự nhiên

33.630

8.614

8.614

-

-

-

8.614

-

8 614

25.016

25.016

-

-

-

25.016

-

25.016

-

III

Đào tạo, tập huấn

270

120

120

-

120

120

150

150

-

150

150

IV

Xây dựng cơ sở hạ tầng

24.087

8.437

8.437

-

-

-

8.437

1.702

6.735

15.650

15.650

-

-

-

15.650

2.140

13.510

PHỤ LỤC 07

CƠ CẤU NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÂN KỲ THEO NĂM
PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2030 CỦA BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ TỈNH QUẢNG NGÃI
(Kèm theo Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 02/01/2024 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

TT

Giai đoạn/ Năm thực hiện

Nguồn vốn (triệu đồng)

Tỷ lệ (%)

Tổng cộng

Trong đó:

Tổng cộng

Trong đó:

Ngân sách nhà nước

Tiền dịch vụ môi trường rừng

Trồng rừng thay thế

Ngân sách nhà nước

Tiền dịch vụ môi trường rừng

Trồng rừng thay thế

Tổng cộng

746.716

521.206

205.640

19.870

100,0

69,8

27,5

2,7

I

Giai đoạn 1: Đến năm 2025

286.117

213.852

58.778

13.487

100,0

74,7

20,5

4,8

1

2021

43.502

34.616

5.824

3.062

100,0

79,6

13,4

7,0

2

2022

51.038

38.824

7.956

4.258

100,0

76,1

15,6

8,3

3

2023

61.187

46.346

11.961

2.880

100,0

75,7

19,5

4,8

4

2024

66.105

49.104

15.111

1.890

100,0

74,3

22,9

2,8

5

2025

64.285

44.962

17.926

1.397

100,0

69,9

27,9

2,2

II

Giai đoạn 2: 2026-2030

460.599

307.354

146.862

6.383

100,0

66,7

31,9

1,4

1

2026

81.250

54.567

24.645

2.038

100,0

67,2

30,3

2,5

2

2027

100.873

71.013

27.410

2.449

100,0

70,4

27,2

2,4

3

2028

89.882

60.603

28.273

1.006

100,0

67,4

31,5

1,1

4

2029

96.724

64.064

32.127

533

100,0

66,2

33,2

0,6

5

2030

91.870

57.107

34.407

357

100,0

62,2

37,5

0,3

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 01/QĐ-UBND ngày 02/01/2024 phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững đến năm 2030 của Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh Quảng Ngãi

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


461

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.122.69
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!