UBND TỈNH
KON TUM -
UBND TỈNH QUẢNG NGÃI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2165/QCPH-UBND
|
Kon Tum, ngày
20 tháng 6 năm 2024
|
QUY CHẾ
PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN
KHOÁNG SẢN KHU VỰC GIÁP RANH GIỮA TỈNH KON TUM VÀ TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương năm 2015; Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức
Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày
17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường
ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số
158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số
114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ
chứa nước;
Căn cứ Nghị định số
06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về Quy định chi tiết một
số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây
dựng;
Căn cứ Nghị định số
23/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định về quản lý cát,
sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông.
Thực hiện Chỉ thị số
38/CT-TTg ngày 29 tháng 9 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục
tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác,
chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản; Chi thị số 05/CT-TTg ngày 18 tháng 5
năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về về tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng,
xử lý tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật; Thông báo số
357/TB-VPCP ngày 06 tháng 11 năm 2015 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của
Chính phủ tại Hội nghị về phòng, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động khai
thác cát, sỏi trên sông và cửa biển; Thông báo số 161/TB-VPCP ngày 24 tháng 3
năm 2017 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực
Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng ban Ban Chỉ đạo 138/CP tại Hội nghị về phòng,
chống vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác cát, sỏi.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài
nguyên và Môi trường tại các văn bản: Công văn số 3593/BTNMT-ĐCKS ngày 24 tháng
6 năm 2022 về việc tăng cường phối hợp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản
lý nhà nước về khoáng sản; Công văn số 3444/BTNMT-KSVN ngày 16 tháng 5 năm 2023
về việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoáng sản;
Công văn số 4214/BTNMT-KSVN ngày 07 tháng 6 năm 2023 về việc tăng cường kiểm
tra, giám sát hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông; Công văn số
8797/BTNMT-KSVN ngày 16 tháng 10 năm 2023 về việc tăng cường công tác quản lý
khai thác khoáng sản cát, sỏi lòng sông...;
Nhằm tăng cường công tác quản
lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản ở khu vực giáp ranh, đảm bảo tính chủ động,
kịp thời, hiệu quả và thống nhất trong công tác quan lý, thanh tra, kiểm tra
trong phạm vi khu vực giáp ranh; Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum và Ủy ban nhân
dân tỉnh Quảng Ngãi thống nhất ký kết Quy chế phối hợp trong công tác quản lý,
bảo vệ tài nguyên khoáng sản khu vực giáp ranh tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi
như sau:
Chương
1
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về
nguyên tắc, phương thức, nhiệm vụ và trách nhiệm chủ trì, phối hợp giữa các cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thuộc tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi trong
công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và các vấn đề liên quan đến hoạt động khoáng
sản trên khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh.
2. Các cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền thuộc tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi trong công tác quản lý
nhà nước về khoáng sản và các vấn đề liên quan đến hoạt động khoáng sản theo
quy định của pháp luật.
Điều 2.
Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, khu vực
giáp ranh giữa tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi được hiểu như sau: Là khu vực ở
liền sát nhau tại đường phân chia địa giới hành chính giữa tỉnh Kon Tum và Quảng
Ngãi, mà ở đó hoạt động khoáng sản có thể tác động đến cả hai tỉnh.
Điều 3.
Nguyên tắc và phương thức phối hợp
1. Nguyên tắc phối hợp:
- Thống nhất công tác quản
lý nhà nước đối với các hoạt động khoáng sản trên khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh
theo quy định chung của pháp luật;
- Việc giải quyết các thủ tục
pháp lý liên quan đến hoạt động khoáng sản trên khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh
phải có sự bàn bạc, thống nhất của Ủy ban nhân dân hai tỉnh hoặc cơ quan chức
năng được Ủy ban nhân dân hai tỉnh ủy quyền;
- Việc thu hút đầu tư, chấp
thuận chủ trương đầu tư đối với các Dự án đầu tư hoạt động khoáng sản trên khu
vực giáp ranh giữa hai tỉnh phải đảm bảo lợi ích hài hòa về phát triển kinh tế
- xã hội, môi trường, quốc phòng an ninh của hai tỉnh.
2. Phương thức phối hợp
- Tùy theo tính chất, nội
dung công tác quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản có thể thực hiện một
trong các phương thức: Lấy ý kiến bằng văn bản; tổ chức cuộc họp; tổ chức đoàn
khảo sát, điều tra; tổ chức đoàn thanh tra, kiểm tra liên tỉnh trên khu vực
giáp ranh;
- Hai tỉnh cập nhật thông
tin, xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động khoáng sản trên khu vực giáp ranh định
kỳ 6 tháng, 1 năm và thông báo cho nhau hoặc đột xuất khi có yêu cầu của một
trong hai bên qua cơ quan thường trực Sở Tài nguyên và Môi trường.
Chương
2
NHỮNG QUY ĐỊNH
CỤ THỂ
Điều 4.
Nội dung phối hợp
1. Ủy ban nhân dân tỉnh Kon
Tum và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các cấp
của tỉnh trong việc cung cấp, trao đổi, tiếp nhận xử lý thông tin về các tổ chức,
cá nhân hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản, cũng như xử lý các vấn đề liên
quan đến hoạt động khai thác khoáng sản ở khu vực giáp ranh hai tỉnh.
2. Các sở, ban ngành và Ủy
ban nhân dân các cấp có liên quan thuộc hai tỉnh: Kon Tum và Quảng Ngãi có
trách nhiệm phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản;
giám sát hoạt động khai thác khoáng sản tại khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh;
cung cấp, trao đổi thông tin về các tổ chức, cá nhân hoạt động thăm dò, khai
thác khoáng sản dọc ranh giới, cũng như việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối
với địa phương; phối hợp với Công an tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi trong việc
phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động khoáng
sản và bảo vệ môi trường.
3. Các sở, ban ngành và Ủy
ban nhân dân các cấp có liên quan thuộc hai tỉnh: Kon Tum và Quảng Ngãi căn cứ
vào nhiệm vụ và quyền hạn của mình khi tổ chức kiểm tra hoạt động khai thác
khoáng sản ở khu vực giáp ranh, tùy theo tính chất công việc có thể mời đại diện
của Sở Tài nguyên và Môi trường hai tỉnh phối hợp tham gia. Sau khi kết thúc
công tác kiểm tra, báo cáo kết quả kiểm tra cho Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum và
Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi được biết để chỉ đạo kịp thời.
4. Trong quá trình thực thi
công vụ ở khu vực giáp ranh nếu phát hiện các tổ chức, cá nhân hoạt động khai
thác khoáng sản trái phép thì cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi
căn cứ theo chức năng, quyền hạn của mình chủ động kiểm tra, xử lý nghiêm hành
vi vi phạm và kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân hai tỉnh để được chỉ đạo xử lý.
5. Trong trường hợp cần thiết
để xử lý các vụ việc phức tạp, kéo dài thì Ủy ban nhân dân hai tỉnh phối hợp chỉ
đạo thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành hai tỉnh xử lý dứt điểm tình trạng khai
thác khoáng sản trái phép dọc ranh giới hai tỉnh; cơ chế thành lập Đoàn kiểm
tra gồm: Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan có liên quan của hai tỉnh và Ủy
ban nhân dân các huyện khu vực giáp ranh của hai tỉnh.
6. Cơ chế hợp tác trong trao
đổi, cung cấp thông tin liên quan đến dấu hiệu khai thác khoáng sản trái phép
và các vấn đề liên quan khác tại khu vực giáp ranh hai tỉnh, Sở Tài nguyên và
Môi trường hai tỉnh có trách nhiệm làm đầu mối tổ chức thực hiện.
Chương
3
TRÁCH NHIỆM CỦA
CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN
Điều 5.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Chỉ đạo các sở, ban ngành
và Ủy ban nhân dân các cấp của tỉnh triển khai, tổ chức thực hiện Quy chế này một
cách đồng bộ.
- Chỉ đạo các sở, ban ngành
và Ủy ban nhân dân các cấp của tỉnh trong công tác phối hợp để bảo vệ tài
nguyên khoáng sản chưa khai thác khu vực giáp ranh hai tỉnh.
- Chỉ đạo các lực lượng chức
năng của tỉnh trong công tác phối hợp giải tỏa, ngăn chặn và xử lý dứt điểm hoạt
động khoáng sản trái phép ở khu vực giáp ranh hai tỉnh.
Điều 6.
Trách nhiệm của các sở, ngành liên quan hai tỉnh
Tùy theo chức năng quản lý
nhà nước theo thẩm quyền, các cơ quan chuyên môn có trách nhiệm như sau:
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Là cơ quan thường trực
giúp Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi trong việc
triển khai thực hiện Quy chế phối hợp này.
b) Hàng năm tổng hợp, cung cấp,
trao đổi các thông tin về tình hình hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản
trong khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh.
c) Thông báo cho nhau kết quả
kiểm tra, tình hình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản và bảo vệ
môi trường trong khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh của các tổ chức, cá nhân và kết
quả xử lý của đơn vị mình.
d) Tùy theo tính chất công
việc, cử cán bộ tham gia các đợt kiểm tra hoặc giải quyết các yêu cầu về hoạt động
khoáng sản và bảo vệ môi trường trong khu vực giáp ranh khi có đề nghị của Sở
Tài nguyên và Môi trường tỉnh giáp ranh.
đ) Khi thực hiện xong dự án
Khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn mỗi tỉnh,
hai bên thông báo cho nhau để biết khu vực được khoanh định vùng cấm, tạm thời
cấm hoạt động khoáng sản trong khu vực giáp ranh; phục vụ cho công tác giám
sát, quản lý hoạt động khoáng sản khu vực giáp ranh.
e) Chủ trì hoặc phối hợp với
cơ quan chức năng được Ủy ban nhân dân tỉnh giao triển khai lập quy hoạch các bến
(bãi) hoạt động kinh doanh liên quan đến khoáng sản trong khu vực giáp ranh hai
tỉnh.
g) Chủ trì, phối hợp với các
sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện có liên quan tiến hành kiểm tra, xử lý
dứt điểm hoạt động khai thác khoáng sản trái phép ở khu vực giáp ranh hai tỉnh.
h) Tham mưu Ủy ban nhân dân
tỉnh xây dựng, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả Phương án bảo vệ khoáng sản
chưa khai thác trên địa bàn mỗi tỉnh.
2. Sở Giao thông vận tải
Sở Giao thông vận tải hai tỉnh
phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tải
trọng, chất lượng, an toàn kỹ thuật các phương tiện tham gia giao thông, kiên
quyết không cho phép các phương tiện không bảo đảm điều kiện an toàn kỹ thuật vận
chuyển khoáng sản lưu thông trên đường; đồng thời tổ chức vận động, tuyên truyền
các chủ phương tiện vận tải không vận chuyển khoáng sản không có nguồn gốc hợp
pháp; kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh hai tỉnh để chỉ đạo xử lý.
3. Cục Quản lý thị trường
Phối hợp các ngành liên quan
kiểm tra, xử lý việc mua bán, vận chuyển khoáng sản trong khu vực giáp ranh
không có nguồn gốc hợp pháp.
4. Công an tỉnh
a) Chủ động công tác đấu
tranh phòng ngừa các tội phạm về môi trường và khai thác khoáng sản trái phép dọc
khu vực giáp ranh hai tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi.
b) Phối hợp với cơ quan quản
lý nhà nước trong công tác kiểm tra xử lý, truy quét các đối tượng khai thác
khoáng sản trái phép dọc khu vực giáp ranh hai tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 7.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã khu vực giáp
ranh
1. Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố (cấp huyện)
a) Tổ chức thực hiện các quy
định của pháp luật về khoáng sản tại địa phương;
b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp
xã có liên quan thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; huy động
và chỉ đạo phối hợp các lực lượng trên địa bàn để giải tỏa, ngăn chặn hoạt động
khoáng sản trái phép.
c) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp
xã trong việc kiểm tra, xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật về hoạt động khoáng
sản theo thẩm quyền, chủ động phát hiện các đơn vị có dấu hiệu gây ô nhiễm môi
trường, báo cáo lên cơ quan cấp trên xử lý theo quy định của pháp luật. Chủ động
chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện quy chế cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường,
quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn cấp xã, không để gây sạt lở đất sản
xuất của Nhân dân, xe vận chuyển quá tải phá hỏng đường dân sinh hoặc khai thác
khoáng sản trái phép... và xử lý kịp thời theo thẩm quyền.
d) Phối hợp cử cán bộ tham
gia kiểm tra khi có đề nghị của các cấp, các ngành và các đơn vị có liên quan.
đ) Định kỳ 06 tháng một lần
báo cáo tình hình thực hiện công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi
trường dọc ranh giới khu vực giáp ranh hai tỉnh trên địa bàn huyện, thị xã,
thành phố quản lý về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo Ủy ban
nhân dân tỉnh.
2. Ủy ban nhân dân các xã,
phường, thị trấn (cấp xã)
a) Ủy ban nhân dân cấp xã
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phát hiện và ngăn chặn
kịp thời các hoạt động khoáng sản trái phép; phối hợp với các cơ quan chức năng
bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn;
b) Chủ động tổ chức tuyên
truyền giáo dục cho Nhân dân các xã giáp ranh hiểu rõ các quy định về Luật
Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản pháp luật khác có liên quan để
Nhân dân hiểu rõ và chấp hành.
c) Chủ động giải quyết các tồn
tại vướng mắc trong công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản môi trường dọc ranh
giới hai tỉnh thuộc địa bàn quản lý, đặc biệt là các vụ việc khiếu kiện của người
dân. Trường hợp vụ việc nằm ngoài khả năng giải quyết thì phải nhanh chóng báo
cáo lên cơ quan có thẩm quyền cao hơn để xử lý;
d) Trường hợp phát hiện các
vụ việc như sạt lở bờ sông do hoạt động khai thác khoáng sản thì tiến hành chụp
ảnh, ghi nhận hiện trạng và báo cáo đến cơ quan chuyên môn về bảo vệ khoáng sản,
môi trường cấp huyện (Phòng Tài nguyên và Môi trường), cấp tỉnh (Sở
Tài nguyên và Môi trường) để kịp thời xử lý;
đ) Phối hợp trong công tác
kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn xã khi có yêu cầu của các
cấp, các ngành liên quan;
e) Định kỳ hằng tháng phải
báo cáo đến cơ quan cấp trên về công tác bảo vệ khoáng sản, môi trường dọc ranh
giới khu vực giáp ranh thuộc địa bàn xã để tổng hợp và chỉ đạo thực hiện.
Chương
4
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8.
Điều khoản thi hành
1. Giao Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Kon Tum và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với
các ngành chức năng và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã giáp ranh phổ biến,
triển khai thực hiện Quy chế này;
2. Trong quá trình thực hiện
có gì vướng mắc, các cơ quan gửi kiến nghị đến Sở Tài nguyên và Môi trường của
hai tỉnh để tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân hai tỉnh xem xét, quyết định.
3. Quy chế này có hiệu lực kể
từ ngày ký ban hành./.
UBND TỈNH QUẢNG
NGÃI
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Phước Hiền
|
UBND TỈNH
KON TUM
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Ngọc Sâm
|