HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
41/NQ-HĐND
|
Tuyên
Quang, ngày 07 tháng 12 năm 2016
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2016
- 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2035
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
KHÓA XVIII, KỲ HỌP THỨ 3
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền
địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số
92/2006/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản
lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP
ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị
định số 92/2006/NĐ-CP của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội.
Căn cứ Thông tư số
05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn
tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Xét Tờ trình số 64/TTr-UBND
ngày 25 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc thông
qua Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016 - 2025, định
hướng đến năm 2035; Báo cáo thẩm tra số 146/BC-HĐND ngày 30 tháng 11 năm 2016 của
Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu
Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh
Tuyên Quang giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến năm 2035, với những nội dung
chủ yếu sau:
1. Quan điểm
1.1- Quy hoạch phát triển thủy sản
phải đáp ứng được mục tiêu tái
cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển nông nghiệp hàng hóa; phù
hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, định hướng phát
triển ngành nông nghiệp và mục tiêu phát triển thủy sản của cả nước.
1.2. Phát triển thủy sản theo hướng nâng cao giá
trị gia tăng, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, trên cơ sở khai thác có hiệu quả diện tích mặt nước, phát huy các lợi thế, nhất là lợi thế về nuôi các loài cá đặc sản;
đẩy mạnh phát triển sản xuất cá đặc sản hàng
hóa gắn với xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, tạo
bước đột phá trong phát triển thủy sản, mang lại nguồn thu lớn
cho địa phương, đồng thời phát triển sản xuất cá truyền thống
đáp ứng nhu cầu an ninh thực phẩm tại địa phương, giải quyết việc làm,
tăng thu nhập cho nhân dân.
1.3- Khuyến khích các thành phần kinh tế, đầu tư
phát triển nuôi trồng thủy sản hàng hóa tập trung, trong
đó phát huy vai trò của các thành phần kinh tế tư nhân, nhất là các doanh nghiệp,
các hợp tác xã và nông dân tham gia đầu tư phát triển thủy sản. Đẩy mạnh phát
triển liên kết sản xuất, tổ chức sản xuất thủy sản theo chuỗi giá
trị.
1.4- Phát triển thủy sản gắn với du lịch sinh thái, phát triển kinh
tế xã hội, chương trình giảm nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững
và giữ vững an ninh quốc phòng trên phạm vi toàn tỉnh.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu chung
Phát triển thủy sản
theo hướng sản xuất hàng hóa, có cơ cấu và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, tạo
ra sản phẩm có năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng cho nhu
cầu tiêu dùng trong và ngoài tỉnh và tiến tới xuất khẩu. Bảo tồn, tái tạo và
phát triển nguồn lợi thủy sản theo hướng bền vững gắn với phát triển du lịch và
bảo vệ môi trường sinh thái. Nâng cao trình độ sản xuất, đời sống vật chất của
người dân trên địa bàn.
2.2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2016
- 2020
- Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 đạt 12.234 ha: Diện tích ao,
hồ nhỏ nuôi chuyên thủy sản 2.023 ha; diện tích ruộng kết hợp nuôi cá 50
ha; diện tích hồ thủy lợi tận dụng nuôi cá 775 ha; diện tích nuôi eo ngách
50 ha; diện tích hồ thủy điện tận dụng nuôi cá 9.336 ha.
- Tổng số lồng nuôi cá là 1.869 lồng, trong đó: trên hồ 1.225 lồng; trên sông là 644
lồng.
- Sản lượng thủy sản đạt 8.018 tấn/năm (sản lượng
nuôi trồng 7.347 tấn/năm, sản lượng khai thác 671 tấn/năm), trong đó cá
đặc sản 785 tấn/năm, cá truyền thống 7.233 tấn/năm.
- Giá trị sản xuất thủy sản (theo giá cố định
2010) đạt trên 254 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 4,74%/năm.
b) Giai đoạn 2021
- 2025
- Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đến năm 2025 đạt
12.061 ha:
Diện tích ao, hồ nhỏ nuôi chuyên thủy sản 1.950 ha; diện tích hồ thủy
lợi tận dụng nuôi cá 775 ha; diện tích hồ thủy điện tận dụng nuôi cá
9.336 ha.
- Tổng số lồng nuôi cá nuôi là 2.233 lồng, trong
đó: nuôi trên sông 663 lồng; nuôi trên hồ thủy điện là 1.570 lồng.
- Sản lượng thủy sản đạt 9.714 tấn/năm (sản lượng
nuôi trồng 9.064 tấn/năm, sản lượng khai thác 650 tấn/năm), trong đó cá
đặc sản 1.144 tấn, cá truyền thống 8.570 tấn.
- Giá trị sản xuất thủy sản (theo giá cố định
2010) đạt trên 304 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 3,6%/năm.
c) Định hướng đến
năm 2035
- Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 14.000 ha: Diện
tích ao, hồ nhỏ nuôi chuyên thủy sản 2.000 ha; diện tích hồ thủy lợi tận dụng nuôi cá 800 ha; diện tích hồ
thủy điện tận dụng nuôi cá 11.200 ha.
- Tổng số lồng nuôi cá là 2.500 lồng.
- Sản lượng thủy sản đạt từ 11.000 tấn đến 12.000 tấn.
- Giá trị sản xuất thủy sản (theo giá cố định
2010) đạt trên 379 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 2,22%/năm.
3.
Nhiệm vụ quy hoạch
3.1- Quy hoạch nuôi trồng thủy sản
a) Quy hoạch ao, hồ nhỏ nuôi chuyên thủy sản
- Đến năm 2020: Diện tích ao, hồ nhỏ nuôi chuyên
thủy sản là 2.023 ha; năng suất nuôi bình quân toàn tỉnh đạt 2,5 tấn/ha;
sản lượng đạt 5.114,2 tấn.
- Đến năm 2025: Diện tích ao, hồ nhỏ nuôi chuyên
thủy sản là 1.950 ha; năng suất bình quân toàn tỉnh đạt 2,9 tấn/ha; sản lượng
5.703,9 tấn.
b) Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản trên
hồ thủy lợi
- Đến năm 2020: Nuôi trồng thủy sản trên hồ thủy lợi 775 ha (nuôi thâm canh và
bán thâm canh 567 ha; nuôi quảng canh cải tiến 208 ha); sản lượng thủy
sản đạt 1.214,9 tấn.
- Đến năm 2025: Nuôi trồng thủy sản trên hồ thủy lợi 775 ha (nuôi thâm canh và
bán thâm canh 627 ha; nuôi quảng canh cải tiến 148
ha); sản lượng thủy sản đạt 1.537 tấn.
c) Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản trên
hồ thủy điện
- Đến năm 2020: Nuôi trồng thủy sản trên hồ thủy điện 9.336 ha; nuôi lồng trên
hồ thủy điện 1.225 lồng, năng suất 0,49 tấn/lồng, sản lượng đạt 603 tấn. Tập trung
tại các huyện Na Hang, Lâm Bình, Chiêm Hóa, Yên Sơn. Tiếp tục nghiên
cứu, xây dựng mô hình nuôi cá nước lạnh tại Na Hang, Chiêm Hóa.
- Đến năm 2025: Nuôi trồng thủy sản trên hồ thủy điện 9.336 ha.
Nuôi lồng trên hồ thủy điện 1.570 lồng, năng suất đạt 0,81 tấn/lồng, sản lượng
1.277
tấn.
d) Quy hoạch phát triển nuôi cá lồng trên sông
- Đến năm 2020: Tổng lồng nuôi cá trên sông 644 lồng, tại thành phố
Tuyên Quang và các huyện Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương; năng suất
trung bình 0,27 tấn/lồng; sản lượng 177 tấn.
- Đến năm 2025: Tổng số lồng nuôi cá trên sông là 663
lồng, tại thành phố Tuyên Quang và các huyện Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên Sơn,
Sơn Dương; năng suất trung bình 0,33 tấn/lồng; sản lượng 217,64 tấn.
đ) Quy hoạch các vùng sản xuất tập trung
- Quy hoạch nuôi cá lồng
tập trung tại các huyện Na Hang, Lâm
Bình, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương, thành
phố Tuyên Quang đến năm 2020 đạt 1.460
lồng, sản
lượng 871 tấn; đến năm 2035 đạt 1.910 lồng, sản lượng 1.654 tấn,
chủ yếu nuôi các loài đặc sản giá trị
kinh tế cao.
- Quy hoạch vùng nuôi cá rô phi tập trung: Diện tích nuôi 158
ha, khối lượng lồng nuôi 2.000m3, sản lượng đạt
751 tấn vào năm 2020; diện tích nuôi 200 ha, khối lượng
lồng nuôi 3.000m3, sản lượng
đạt 1.183 tấn vào năm 2025.
e) Quy hoạch khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- Đến năm 2020: Sản lượng khai thác thủy sản trên sông, suối và hồ
chứa mặt nước lớn 671 tấn.
- Đến năm 2025: Sản lượng khai thác thủy sản trên sông, suối và hồ chứa
mặt nước lớn 650 tấn.
- Bảo vệ các
vùng bãi sinh sản của cá trên sông Lô và sông
Gâm
+ Sông Gâm: Từ chân đập thủy
điện Tuyên Quang đến ngã ba sông Gâm chảy vào sông Lô trên địa bàn huyện Yên
Sơn.
+ Sông Lô: Từ
ngã ba sông Gâm chảy vào sông Lô trên địa bàn huyện Yên Sơn đến hết địa phận tỉnh
Tuyên Quang; khu vực từ Bến Đền thuộc xã Bạch Xa đến cửa Ngòi Tèo chảy vào sông
Lô thuộc xã Minh Dân, huyện Hàm Yên.
- Bảo vệ các
vùng bãi sinh sản của cá trên hồ thủy điện Tuyên Quang:
+ Khu vực eo
Thác Mơ, thị trấn Na Hang phạm vi 300 m tính từ chân thác ra phía lòng hồ.
+ Vùng hồ triền
sông Năng và các suối thuộc lưu vực sông Năng trên địa bàn các xã Sơn Phú, xã
Đà Vị, xã Yên Hoa, xã Khau Tinh; suối Nặm Vàng thuộc địa bàn các xã Sinh Long,
Côn Lôn, Khâu Tinh thuộc huyện Na Hang; Ngòi Chang và các suối thuộc lưu vực
Ngòi Chang trên địa bàn xã Phúc Yên và Lăng Can; suối Nà Khiềng, suối Bản Loà
thuộc xã Phúc Yên thuộc huyện Lâm Bình.
4. Về vốn
Tổng nhu cầu vốn: 725 tỷ đồng, trong đó: Vốn
ngân sách 206,5 tỷ đồng (chiếm 28,5%); vốn huy động
ngoài nhà nước 518,5 tỷ đồng (chiếm 71,5%).
- Giai đoạn 2016-2020:
283 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2020-2025:
442 tỷ đồng.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Quy hoạch phát triển
thủy sản tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến năm 2035 và tổ
chức triển khai thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 3.
Giao Thường
trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân
dân tỉnh giám sát việc thực hiện nghị quyết này.
Nghị quyết này
được Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang khóa XVIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày
07 tháng 12 năm 2016./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ
Quốc hội;
- Chính phủ;
- Văn phòng Quốc Hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Các sở, ban, ngành;
- Các Văn phòng: Tỉnh ủy, HĐND,UBND, Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Thường trực HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Thường trực HĐND, UBND các xã, phường, thị trấn;
- Chuyên viên Văn
phòng HĐND tỉnh;
- Công báo Tuyên Quang;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu VT.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Sơn
|