HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH KON TUM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 20/NQ-HĐND
|
Kon Tum, ngày 25
tháng 4 năm 2023
|
NGHỊ QUYẾT
KẾT
QUẢ GIÁM SÁT THỰC HIỆN CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH TRỒNG RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
KHÓA XII KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính
phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Luật Hoạt
động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 45/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7
năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum về bổ sung Chương trình giám sát 6
tháng cuối năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh; Nghị quyết số 47/NQ-HĐND ngày
12/7/2021 của HĐND tỉnh về thành lập Đoàn giám sát tình hình thực hiện chỉ tiêu
kế hoạch trồng rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum;
Xét Báo cáo số 52/BC-ĐGS ngày 29 tháng 12 năm
2022 của Đoàn giám sát Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả giám sát tình hình thực
hiện chỉ tiêu trồng rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum; ý kiến thảo luận của đại biểu
Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh
tán thành nội dung báo cáo của Đoàn giám sát Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả
giám sát tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch trồng rừng trên địa bàn tỉnh Kon
Tum tại báo cáo số 52/BC-ĐGS ngày 29/12/2022, với các nội dung sau:
1. Kết quả đạt được
Công tác trồng và phát triển rừng đã được cấp ủy,
chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực
hiện, đã bám sát mục tiêu nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và cụ thể hóa bằng
các chương trình hành động, kế hoạch, nghị quyết chuyên đề để tổ chức thực hiện.
Đến hết tháng 9/2022, diện tích rừng trồng tập
trung trong 02 năm 2021 và 2022 đạt 9.495,4ha1;
trồng rừng phân tán đạt 1.643,337 ha2; bước đầu
đã làm thay đổi nhận thức của người dân trong việc trồng và phát triển rừng gắn
với phát triển kinh tế - xã hội; ý thức bảo vệ, gìn giữ rừng được nâng lên rõ rệt,
giảm thiểu lối suy nghĩ tự do khai thác rừng cũng như các hành vi xâm hại rừng.
Một số chủ rừng là tổ chức nhà nước đã chủ động kêu
gọi xã hội hóa trồng rừng trong nội bộ đơn vị, liên doanh liên kết với người
dân địa phương để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, góp phần thực hiện Đề án
“Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, tạo sinh kế
bền vững cho người lao động, người dân sống gần rừng.
2. Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân
2.1. Những hạn chế, bất cập
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền
ở một số địa phương chưa được thường xuyên, quyết liệt. Tình trạng chồng lấn đất
canh tác, xâm lấn rừng để lấy đất sản xuất ở một số địa phương chưa được giải
quyết dứt điểm. Một số nơi báo cáo người dân trồng rừng trên đất trống nhưng
khi giám sát, đối chiếu với kết quả kiểm kê rừng năm 2014 và bản đồ theo dõi kết
quả diễn biến hiện trạng rừng (có tích hợp bản đồ quy hoạch 3 loại rừng)
thì đó lại là diện tích rừng tự nhiên (hiện trạng không còn rừng) hoặc đất
ngoài quy hoạch 3 loại rừng3.
- Việc rà soát quỹ đất trồng rừng ở một số địa
phương còn chậm và chưa sát thực tế4. Một số địa
phương chưa quan tâm triển khai phương án xử lý đất chồng lấn, đất lấn chiếm
trong lâm phần các đơn vị chủ rừng giao về cho địa phương sử dụng5.
- Công tác lập hồ sơ, thực hiện quy trình triển
khai dự án lâm nghiệp có nơi còn chậm6. Việc phối
hợp giữa cấp xã với người dân có lúc, có nơi chưa đồng bộ, chưa đảm bảo quy
trình kỹ thuật trồng rừng; có nơi cấp cây giống không đúng thời vụ trồng rừng,
hỗ trợ cây giống nhưng không hỗ trợ phân bón và thuốc bảo vệ thực vật kèm theo
hoặc trồng xong mới hỗ trợ phân bón, thuốc BVTV,... dẫn đến diện tích rừng trồng
và cây phân tán có tỷ lệ cây sống đạt thấp7.
- Hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy
trình trồng rừng, chất lượng giống cây trồng và xuống giống tại một số địa
phương, đơn vị chưa kịp thời, chặt chẽ8; có địa
phương để người dân trồng rừng trên đất đang trồng cây nông nghiệp9 dẫn đến khi thu hoạch sản phẩm nông nghiệp làm giảm
chất lượng, diện tích rừng trồng.
- Công tác nghiệm thu, thanh quyết toán và lưu trữ
hồ sơ có nơi chưa đảm bảo quy định10.
2.2. Nguyên nhân
a) Nguyên nhân khách quan:
- Rừng trồng có chu kỳ kinh doanh dài, tiêu thụ sản
phẩm có lúc gặp khó khăn, giá tiêu thụ không ổn định nên chưa thật sự khuyến
khích người dân tham gia phát triển rừng, tích lũy vốn đầu tư dài hạn vào trồng
rừng.
- Một số chính sách hỗ trợ phát triển lâm nghiệp
không còn phù hợp hoặc đã hết hiệu lực nhưng chưa được sửa đổi, điều chỉnh kịp
thời.
- Đến nay, tỉnh chưa có chính sách ưu tiên cho sản
xuất lâm nghiệp, kinh phí trồng rừng chủ yếu từ ngân sách trung ương, huy động
nguồn vốn xã hội hóa rất hạn chế.
- Định mức thuê tư vấn theo quy định tại Quyết định
38/2016/QĐ-TTg thấp (chỉ 300.000 đồng/ha) nên việc hợp đồng với đơn vị tư vấn để
lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán trồng rừng và số hóa bản đồ hoàn công gặp
nhiều khó khăn.
- Chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ, công chức,
lực lượng trực tiếp làm công tác quản lý bảo vệ rừng ở cơ sở chưa tương xứng với
nhiệm vụ được giao11.
b) Nguyên nhân chủ quan:
- Công tác tuyên truyền, vận động người dân tham
gia trồng rừng ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức. Năng lực của một
số chủ dự án trồng rừng cấp xã chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là trong việc lập và
triển khai dự án trồng rừng.
- Tỉnh chưa có quy hoạch vùng trồng rừng sản xuất gắn
với lĩnh vực chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị ngành lâm nghiệp.
- Công tác quản lý, cập nhật biến động đất đai, hiện
trạng rừng và quy hoạch 3 loại rừng của UBND cấp huyện ở một số nơi chưa kịp thời,
chính xác. Diện tích nương rẫy của người dân, trụ sở cơ quan, đường giao
thông,.. chồng lấn trong lâm phần quản lý của các đơn vị chủ rừng ở nhiều nơi
chưa được xử lý dứt điểm.
- Nguồn lực đầu tư phát triển rừng còn hạn chế. Một
số địa phương chưa có giải pháp lồng ghép các nguồn lực để phát triển rừng. Việc
phân bổ kinh phí trồng rừng còn chậm, làm cho việc triển khai dự án trồng rừng
không bảo đảm thời vụ, tiến độ quy định.
- Công tác kiểm tra, giám sát của các địa phương và
ngành chức năng chưa bảo đảm thành phần, chưa thật sự sâu sát, chặt chẽ, nhất
khâu kiểm tra, hướng dẫn và nghiệm thu từng giai đoạn nên các khó khăn, vướng mắc
phát sinh chưa được phát hiện, giải quyết kịp thời.
Điều 2. Để công tác trồng rừng
trong thời gian tới được triển khai hiệu quả, Hội đồng nhân dân tỉnh yêu cầu:
1. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo:
- Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đến với người dân và cộng
đồng dân cư, nhất là cộng đồng dân cư sống gần rừng để mọi người hiểu, chấp
hành nghiêm quy định và tích cực tham gia bảo vệ, phát triển rừng.
- Sớm khắc phục những hạn chế bất cập; đồng thời
làm rõ và có biện pháp xử lý về trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân liên
quan đến những hạn chế, bất cập và nguyên nhân chủ quan nêu tại khoản 2 Điều 1
nghị quyết này.
- Thường xuyên kiểm tra, quản lý chặt chẽ diện tích
rừng và đất lâm nghiệp, không để xảy ra tình trạng trồng rừng trên đất rừng, đất
ngoài quy hoạch 3 loại rừng.
- Chỉ đạo làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các địa
phương, đơn vị, tổ chức không cập nhật kịp thời diễn biến rừng trong thời gian
từ năm 2014 đến nay12.
- Đẩy nhanh tiến độ rà soát, điều chỉnh phân loại rừng
và đất lâm nghiệp; thường xuyên cập nhật diễn biến rừng, bảo đảm đúng thực tế
và bản đồ quy hoạch 3 loại rừng để quản lý, bảo vệ theo đúng quy định pháp luật13; thực hiện số hóa dữ liệu quản lý rừng đúng với
hiện trạng rừng. Tích hợp kết quả rà soát, phân loại rừng vào quy hoạch tỉnh,
quy hoạch lâm nghiệp quốc gia, bảo đảm phù hợp với quy hoạch sử dụng đất thời kỳ
2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng quy hoạch vùng trồng rừng gắn với chế biến,
tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị ngành lâm nghiệp. Nghiên cứu cơ chế để các
đơn vị, chủ rừng liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh
để phát triển kinh tế lâm nghiệp.
- Hàng năm giao chỉ tiêu kế hoạch trồng rừng phải phù
hợp với thực tế và khả năng của từng địa phương, đơn vị. Kịp thời kiểm tra,
giám sát, hướng dẫn công tác trồng rừng, trồng cây phân tán; thực hiện tốt việc
trồng dặm, chăm sóc sau khi trồng và việc kiểm tra, đánh giá chất lượng rừng trồng
qua các năm; có biện pháp khắc phục các diện tích rừng chưa đạt yêu cầu, đảm bảo
diện tích rừng đã trồng năm 2021, 2022 phải thành rừng theo quy định. Cập nhật
đưa các diện tích rừng trồng đã thành rừng của người dân ở các địa phương14 vào lưu vực được hưởng chính sách chi trả dịch vụ
môi trường rừng.
- Tổ chức thanh tra công tác trồng rừng năm 2021,
2022 tại một số đơn vị, địa phương thực hiện không đúng quy trình trồng rừng, rừng
trồng có tỷ lệ cây sống đạt thấp.
- Huy động, lồng ghép các nguồn lực (nhất nguồn
kinh phí trồng rừng thay thế, dịch vụ môi trường rừng, nguồn xã hội hóa,...) để
phát triển rừng, nâng độ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 đạt trên
64%.
- Chỉ đạo xử lý dứt điểm tình trạng đất chồng lấn;
đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, tổ
chức, nhất là các khu vực có diện tích đất chồng lấn, đất của nông lâm trường
đã thu hồi giao về địa phương quản lý và diện tích người dân đã canh tác trước
năm 2014 nhưng kết quả kiểm kê rừng năm 2014 và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng
hàng năm vẫn xác định là đất có rừng
- Sớm kiến nghị với Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn xem xét điều chỉnh, ban hành quy định thay thế một số
chính sách hỗ trợ phát triển lâm nghiệp đến nay đã hết hiệu lực thi hành, không
còn phù hợp15; ban hành chính sách hỗ trợ đối với
những người làm công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở cấp cơ sở.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn Ủy ban nhân dân
các huyện, thành phố, các chủ rừng thực hiện nghiêm công tác theo dõi, cập nhật
đầy đủ, kịp thời, chính xác hiện trạng, diễn biến tài nguyên rừng theo quy định.
- Định kỳ, đột xuất tổ chức kiểm tra, giám sát chặt
chẽ việc quản lý, bảo vệ rừng của các địa phương, đơn vị, chủ rừng và việc triển
khai các dự án, công trình16 do cấp huyện, xã thực
hiện liên quan đến rừng và đất lâm nghiệp. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý
hoặc tham mưu cấp thẩm quyền xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về chất lượng
giống cây lâm nghiệp, ưu tiên sử dụng giống cây bản địa, chất lượng cao để trồng
rừng. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào các hoạt động lâm sinh, sử dụng
công nghệ thông tin trong theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và quản lý đất, rừng.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND
tỉnh tiếp tục giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng thực hiện các dịch vụ công17 đối với một số hoạt động lâm nghiệp để các đơn vị
chủ rừng triển khai thực hiện như: Đặt hàng trồng rừng thay thế đối với diện
tích trồng và phát triển rừng phòng hộ,...
- Làm tốt việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám
sát và hướng dẫn trồng, chăm sóc rừng trồng; kịp thời tổng hợp, báo cáo tiến độ
và đề xuất với cơ quan có thẩm quyền kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc, bảo
đảm diện tích rừng đã trồng đủ điều kiện thành rừng.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Có kế hoạch cụ thể để kiểm tra, giám sát bảo đảm
các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, rừng tại các địa phương, đơn vị và các chủ
rừng được thực hiện theo đúng quy định pháp luật.
- Tổ chức rà soát, đo đạc, cắm mốc ranh giới phân định
các loại đất, rừng và lập bản đồ địa chính, thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, rừng đã giao cho các chủ rừng quản lý, bảo vệ theo đúng quy định.
4. UBND các huyện, thành phố
- Thường xuyên theo dõi hiện trạng, cập nhật diễn
biến rừng (phù hợp bản đồ quy hoạch 3 loại rừng) trên địa bàn theo đúng
quy định. Rà soát, làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để
nâng cao vai trò, trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu các địa phương, tổ chức
thuộc quyền trong thực hiện Luật Lâm nghiệp.
- Tăng cường các biện pháp nhằm quản lý, bảo vệ tốt
diện tích rừng hiện có. Tổ chức xác định chính xác ranh giới, diện tích rừng tự
nhiên, rừng trồng đã giao cho các địa phương quản lý; kiểm tra, rà soát và phân
loại toàn bộ các diện tích đất người dân đang sử dụng nằm trong diện tích quy
hoạch đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng để kiến nghị, đề xuất với các cơ quan có
thẩm quyền xử lý theo quy định.
- Rà soát, xác định vị trí, ranh giới, diện tích đất
đã thực hiện các dự án trồng rừng trên địa bàn, kịp thời điều chỉnh đảm bảo quy
hoạch đất lâm nghiệp, kết quả theo dõi diễn biến rừng hàng năm (đã cập nhật
bản đồ quy hoạch 3 loại rừng).
- Kiểm tra, quản lý diện tích đất rừng đã được quy
hoạch, rà soát cụ thể, chính xác quỹ đất có khả năng trồng rừng giai đoạn
2021-2025 để xây dựng kế hoạch phát triển lâm nghiệp hàng năm.
- Xây dựng phương án sử dụng đất đã thu hồi bàn
giao về địa phương quản lý18 gắn với giải quyết
việc chồng lấn đất canh tác nông nghiệp của người dân với đất lâm nghiệp theo
quy định của pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thiếu đất sản xuất
ổn định đời sống.
- Lồng ghép các nguồn vốn, kinh phí hợp pháp và các
nguồn lực có cùng mục tiêu để phát triển rừng. Tổ chức phê duyệt dự án trồng rừng
đúng tiến độ, thực hiện hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch trồng rừng được giao. Làm
tốt công tác quản lý, bảo vệ, chăm sóc rừng trồng, cây phân tán; kịp thời trồng
dặm bổ sung, đảm bảo mật độ và thành rừng theo quy định. Làm rõ trách nhiệm và
có biện pháp xử lý đối với cá nhân, tổ chức trồng rừng nhưng không thành rừng
và không theo dõi, cập nhật kịp thời diễn biến, hiện trạng rừng, gây khó khăn
cho công tác quản lý, bảo vệ rừng.
- Thành lập các tổ công tác chỉ đạo trồng rừng từ
huyện tới xã để hướng dẫn trình tự, thủ tục chuẩn bị và kịp thời tháo gỡ những
khó khăn, vướng mắc để các dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất được thực hiện hiệu
quả và đúng quy trình, quy định.
- Tăng cường công tác giao đất, giao rừng cho cộng
đồng dân cư quản lý. Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ và phát
triển rừng, hình thành các cộng đồng quản lý, bảo vệ rừng gắn với phong tục, tập
quán truyền thống văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số gắn với hỗ trợ sinh kế
và phát triển kinh tế rừng, hưởng lợi trực tiếp từ diện tích rừng được giao.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm
tra, rà soát, khẩn trương bàn giao diện tích rừng và đất lâm nghiệp do Ủy ban
nhân dân dân cấp xã đang quản lý về các đơn vị chủ rừng để quản lý, bảo vệ theo
quy định.
- Chỉ đạo UBND các xã, chủ rừng thực hiện tốt công
tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn. Phát huy phong trào xã hội
hóa trồng rừng, trồng cây xanh ở các khu dân cư,...
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực
hiện.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban
của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội
đồng nhân dân tỉnh thường xuyên giám sát và tổ chức tái giám sát việc thực hiện
Nghị quyết này. Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh chủ động theo
dõi, kịp thời đôn đốc thực hiện và báo cáo kết quả việc thực hiện đến Thường trực
Hội đồng nhân dân trước ngày 15/8/2023.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và
các đoàn thể chính trị-xã hội vận động quần chúng, đoàn viên, hội viên trong phạm
vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tích cực thực hiện và giám sát việc thực hiện.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Kon
Tum Khóa XII Kỳ họp chuyên đề thông qua ngày 25 tháng 4 năm 2023./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Ban Công tác đại biểu Quốc hội;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- Các Ban HĐND tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
- Thường trực HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Báo Kon Tum;
- Đài PT-TH tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh;
- Lưu: VT, TH.
|
CHỦ TỊCH
Dương Văn Trang
|
1 Theo báo cáo số
283/BC-UBND ngày 29/9/2022 của UBND tỉnh.
2 Năm 2021 trồng
được 701.723 cây, năm 2022 trồng được 941.614 cây (Số liệu đến 15/9/2022) quy
diện tích đạt 1.643,337 ha (trồng cây phân tán 1.000 cây = 1 ha)
3 Qua giám sát thực
tế tại: Huyện Tu Mơ Rông: Hộ Y Thi, Y Nga trồng rừng tại khoảnh 13-tiểu khu 265
thuộc thôn Mô Pả - xã Đăk Hà hiện trạng rừng theo diễn biến rừng năm 2021 là đất
có rừng tự nhiên (hiện tại không còn rừng); Huyện Kon Rẫy: Hộ gia đình Phạm Văn
Thôi, A Phúc trồng Bạch đàn tại khoảnh 6, tiểu khu 512 xã Đăk Tờ Lùng hiện trạng
rừng theo diễn biến rừng năm 2021 là đất có rừng tự nhiên... là không đúng với
quy định tại Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn về các biện pháp lâm sinh; Theo báo cáo của UBND các
huyện Đăk Tô (BC số 396 ngày 11/10/2022), Sa Thầy (BC số 768 ngày 03/10/2022),
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp KonPlong (BC số 122 ngày 28/9/2022), Vườn Quốc gia
Chư Mom Ray (BC số 142 ngày 22/9/2022),...
4 Có địa phương,
người dân đăng ký trồng rừng trên diện tích đất không thuộc đối tượng hỗ trợ trồng
rừng theo quy định tại Nghị định 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ và
Quyết định 38/2016/QĐ-CP ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ; một số hộ gia
đình đăng ký trồng rừng trên diện tích đất nằm ngoài quy hoạch 03 loại rừng.
5 Tại Quyết định số
969/QĐ-UBND ngày 22/11/2013 của UBND tỉnh ban hành Phương án giải quyết đất
giao chồng lấn, đất lấn chiếm nằm trong lâm phần các đơn vị chủ rừng trên địa
bàn tỉnh Kon Tum.
6 Tại thời điểm
giám sát, huyện Tu Mơ Rông chưa phê duyệt xong hồ sơ dự án trồng rừng năm 2022
nhưng huyện đã chỉ đạo cấp cây giống cho nhân dân để trồng.
7 Huyện Tu Mơ
Rông: Tại một số điểm đường đèo Măng Rơi đến xã Đăk Hà, đường giao thông nông
thôn, đường dân sinh xã Tu Mơ Rông, Tê Xăng, Măng Ri, Đăk Sao thuộc huyện Tu Mơ
Rông và (1) tại xã Đăk Hà: Tại khoảnh 13-tiểu khu 265-thôn Mô Pả: Hộ Y
Thi trồng 2,41ha cây sơn tra tại lô 6 có tỷ lệ sống khoảng 30-40%, Hộ Y Nga trồng
1,06 ha cây sơn tra nhưng tỷ lệ cây sống dưới 10%. Tại tiểu khu 266-thôn Tu Mơ
Rông: khoảnh 6 Hộ A Dãi trồng 1,04ha cây sơn tra có tỷ lệ cây sống khoảng 10%;
hộ A Bút trồng 0,76ha cây sơn tỷ lệ sống dưới 40%; A HRec trồng 0,37ha cây sơn
tra tại khoảnh 7, tỷ lệ sống khoảng 70%. (2) tại xã Đăk Sao: Hộ A Si trồng
3,37ha cây sơn tra tại khoảnh 11, tiểu khu 213 tỷ lệ sống dưới 10%; Hộ A Khai
trồng 0,32 ha cây sơn tra tại khoảnh 1 tiểu khu 213 tỷ lệ sống khoảng 40-50%; hộ
A Noa trồng 0,35 ha cây sơn tra tại khoảnh 4 tiểu khu 213 tỷ lệ sống khoảng
40-50%.; Huyện Kon Rẫy: một số điểm ở tuyến đường Đèo Măng Đen và một số tuyến
đường dân sinh Xã Tân Lập, Đăk Tờ Lùng Huyện KonPlong: (1) Tại xã Măng Bút
năm 2021 thực hiện 22,8 ha trồng cây sơn tra, thông ba lá: tỷ lệ sống thấp chỉ
đạt 51,2%; (2) Tại xã Măng Cành: các hộ trồng Dổi xanh tại tiểu khu 472
tỷ lệ cây sống năm 2021 chỉ đạt 50-57 %.
8 Qua khảo sát thực
tế một hộ dân tham gia dự án trồng rừng tại xã Đăk Sao, Đăk Hà của huyện Tu Mơ
Rông khi nhận cây giống cấp thì lá cây đã chuyển sang màu vàng khô; đồng thời
kiểm tra hồ sơ dự án không có biên bản kiểm tra chất lượng cây giống, kiểm tra
việc xuống giống, trồng rừng của các hộ gia đình tham gia dự án, chưa thực hiện
nghiệm thu giai đoạn của dự án trồng rừng năm 2021.
9 Tại huyện
ĐăkGlei nhiều hộ trồng Mắc ca, Thông ba lá trong rẫy mì; huyện Kon Plong trồng
cây Dổi xanh trong rẫy mì; huyện Tu Mơ Rông trồng cây Sơn tra trong rẫy mì,...
10 Tại Huyện Đăk
Glei: Biên bản nghiệm thu có chữ ký nhưng không ghi rõ ngày giờ nghiệm thu hoặc
tại xã Đăk Choong thiếu biên bản nghiệm thu cây giống, trồng rừng; tại huyện
KonPlong thì xã Măng Cành, Măng Bút lập biên bản nghiệm thu chung nhiều thôn
trong 01 biên bản, tại xã Măng Cành khi Đoàn đến giám sát yêu cầu cung cấp hồ
sơ dự án trồng rừng thì chưa cung cấp được; huyện Tu Mơ Rông: xã Đăk Hà chưa
cung cấp được biên bản kiểm tra chất lượng cây giống, hồ sơ nghiệm thu kết quả
rừng trồng,...
11 Tại Điều 13
Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về kiểm lâm và lực lượng
chuyên trách bảo vệ rừng quy định: “Kiểm lâm trong khi trực tiếp làm nhiệm vụ
bị thương được hưởng chế độ, chính sách như thương binh, bị hy sinh được công
nhận liệt sĩ theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng”.
Tuy nhiên, lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng không được hưởng chế độ, chính
sách này như của Kiểm lâm mặc dù lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng và Kiểm lâm
đều thực hiện nhiệm vụ chung là quản lý, bảo vệ rừng và cùng làm việc trên một
địa bàn.
12 Theo văn bản số
2212/BNN-TCLN ngày 13/4/2022 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT.
13 Theo Nghị quyết
số 61/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội, Nghị quyết số 108/NQ-CP ngày
26/8/2022 của Chính phủ và văn bản số 6813/BNN-TCLN ngày 11/10/2022 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
14 Tại xã Đăk Tờ
Re huyện Kon Rẫy,...
15 Nâng mức hỗ trợ
đối với chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và mức hỗ trợ trồng rừng;
tăng định mức hỗ trợ trồng rừng; tăng định mức hỗ trợ cho các hộ gia đình, cộng
đồng được giao khoán quản lý, bảo vệ rừng; xem xét hỗ trợ nguồn kinh phí trợ cấp
gạo cho các hộ gia đình nghèo tham gia trồng rừng theo quy định tại Điều 5 và
Điều 7, Nghị định 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ.
16 Như các dự án
đầu tư cơ sở hạ tầng, đường đi khu sản xuất trên địa bàn các xã ĐBKK, vùng
ĐBDTTS và miền núi,...
17 Theo Nghị quyết
số 79/2021/NQ-HĐND ngày 14/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Danh mục
chi tiết dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh
Kon Tum.
18 Theo Quyết định
số 969/QĐ-UBND ngày 22/11/2013 về Phương án xử lý đất giao chồng lấn, đất lấn
chiếm nằm trong lâm phần các đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh cho địa phương bố
trí sử dụng với tổng diện tích là 53.017 ha.