HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
187/2010/NQ - HĐND
|
Tam
Kỳ, ngày 09 tháng 12 năm 2010
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN
VÀ SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN TỈNH QUẢNG NAM ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM KHOÁ VII,
KỲ HỌP THỨ 25
Căn cứ Luật
Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban
nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005; Nghị định số
07/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật Khoáng sản sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Khoáng sản; Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính
phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Quyết định số 55/2008/QĐ-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ Công Thương về
ban hành quy định, nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch
phát triển lĩnh vực công nghiệp;
Sau khi xem xét Tờ trình số 4074/TTr-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2010 của Uỷ ban
nhân dân tỉnh về đề nghị thông qua Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử
dụng khoáng sản tỉnh Quảng Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2025; Báo cáo
thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận
tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thống nhất thông qua Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến
và sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2025 gồm
6 loại: than đá, titan, thiếc -wolfram, quặng sắt, vàng và nước khoáng, vật liệu
xây dựng và khoáng chất công nghiệp với những nội dung sau:
I. MỤC TIÊU QUY HOẠCH
Phản ánh tổng thể về nguồn lực tài nguyên khoáng sản của tỉnh. Định
hướng cho công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản của địa phương các cấp, phù hợp
với tình hình phát triển kinh tế - xã hội theo từng giai đoạn cụ thể.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về khoáng sản ở địa phương các
cấp theo quy hoạch, kế hoạch; chủ động kiểm soát, thúc đẩy hoạt động khai thác,
chế biến khoáng sản hợp lý, tiết kiệm; bảo vệ môi trường sinh thái.
Tiếp cận công nghệ tiên tiến, hiện đại của nước ngoài để khái thác,
chế biến khoáng sản; đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu cho nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh, phù hợp với mục tiêu chung của cả nước.
II. NỘI DUNG QUY HOẠCH
Tổng diện tích quy hoạch: 18.690,8 ha.
1. Khoáng sản Than đá (Phụ lục 1)
Quy hoạch khai thác quy mô nhỏ: 20 khu vực.
Quy hoạch thăm dò để khai thác quy mô công nghiệp: 02 khu vực.
Quy hoạch tài nguyên dự trữ của tỉnh: 03 khu vực.
Tổng diện tích quy hoạch: 7.625,26 ha.
2. Khoáng sản Titan (Phụ lục 2)
Quy hoạch khai thác quy mô nhỏ, tận thu: 20 khu vực.
Quy hoạch thăm dò, khai thác quy mô công nghiệp: 01 khu vực.
Tổng diện tích quy hoạch: 2.780,7 ha.
3. Khoáng sản Thiếc- Wolfram (Phụ lục 3)
Quy hoạch thăm dò để khai thác quy mô công nghiệp: 04 khu vực.
Tổng diện tích: 1.329,86 ha.
4. Khoáng sản quặng Sắt (Phụ lục 4)
Quy hoạch thăm dò để khai thác quy mô công nghiệp: 05 khu vực.
Quy hoạch tài nguyên dự trữ của tỉnh: 01 khu vực.
Tổng diện tích: 594,29 ha.
5. Khoáng sản Vàng và Nước khoáng (Phụ lục 5)
5.1. Khoáng sản Vàng: Gồm 80 điểm, trong đó: 17 điểm vàng sa khoáng
(nằm trong vùng lòng hồ thuỷ điện đang xây dựng); 24 điểm vàng gốc (Uỷ ban nhân
dân tỉnh đã cấp phép và đang khai thác); 39 điểm do các huyện phát hiện (chưa
được cấp phép khai thác). Tổng diện tích: 1.707,18 ha.
5.1.1. Quan điểm, định hướng quy hoạch:
Không được khai thác vàng gốc bằng hình thức lộ thiên, nhằm giảm thiệt
hại về rừng, môi trường sinh thái và chống xói mòn đất.
Chỉ quy hoạch khai thác vàng sa khoáng ở khu vực lòng hồ thuỷ điện
đang được đầu tư xây dựng nhằm tránh lãng phí tài nguyên. Không đưa vào quy hoạch
vàng sa khoáng ở các sông suối nhỏ, thứ cấp nhằm tránh sạt lở núi, lũ quét và
lũ ống.
5.1.2. Kế hoạch khai thác.
Giai đoạn 2010 - 2015: Khai thác những mỏ đã cấp phép, khai thác đảm
bảo theo chiều sâu mạch quặng, không cho phép mở rộng diện tích mỏ và cấp phép
mỏ mới.
Giai đoạn 2016 - 2025: Mở rộng diện tích mỏ đang khai thác và cấp mỏ
mới nằm trong quy hoạch này theo quy định của pháp luật.
Chỉ cấp phép khai thác vàng sa khoáng nằm trong khu vực lòng hồ thuỷ
điện đang đầu tư xây dựng. Sau năm 2015 chấm dứt việc cấp phép khai thác vàng
sa khoáng.
5.1.3. Chế biến vàng:
Chế biến vàng tại mỏ khai thác quy mô nhỏ phải đảm bảo yêu cầu sau:
Đảm bảo quy trình chế biến và môi trường, môi sinh theo quy định của
pháp luật.
Mỏ chế biến có sử dụng hoá chất bắt buộc phải có công nghệ khép kín,
tài liệu thử nghiệm chứng minh quặng tại mỏ cần thiết phải sử dụng hoá chất và
được cơ quan chức năng thẩm định, cho phép.
5.2. Khoáng sản Nước khoáng
Gồm 09 khu vực
5.2.1. Quan điểm, định hướng khai thác và sử dụng:
Khuyến khích các địa phương kêu gọi, thu hút đầu tư, khai thác tối
đa nguồn nước khoáng phục vụ đa mục tiêu gắn với dịch vụ du lịch sinh thái, chữa
bệnh, sản xuất nước đóng chai… nhằm tăng hiệu quả kinh tế.
5.2.2. Kế hoạch khai thác:
Giai đoạn 2010 - 2015: Đầu tư khai thác 3 mỏ: Nước khoáng Phú Ninh;
nước khoáng Quế Lộc, huyện Nông Sơn (2 mỏ); đồng thời khuyến khích đầu tư các
điểm nước khoáng gần trục đường quốc lộ (QL 14B, đường Hồ Chí Minh, ĐT 610) nhằm
kết hợp phát triển du lịch sinh thái.
Giai đoạn sau 2015: Đầu tư khai thác các điểm nước khoáng còn lại.
6. Khoáng sản Vật liệu xây dựng và Khoáng chất công nghiệp (Phụ lục
6)
Tổng diện tích 4.653,5 ha.
6.1. Khoáng sản vật liệu xây dựng
6.1.1. Đá xây dựng thông thường: Gồm 107 điểm, trong đó:
Quy hoạch thăm dò để khai thác công nghiệp: 14 khu vực.
Quy hoạch thai thác quy mô nhỏ: 68 điểm.
6.1.2. Cát sỏi xây dựng: Gồm 111 điểm, trong đó:
Quy hoạch thăm dò khai thác công nghiệp: 08 khu vực.
Quy hoạch khai thác quy mô nhỏ: 98 điểm.
6.1.3. Sét gạch ngói: Gồm 70 điểm, trong đó:
Quy hoạch thăm dò để khai thác công nghiệp: 06 khu vực.
Quy hoạch khai thác quy mô nhỏ: 54 điểm.
6.1.4. Đất san lấp: Quy hoạch khai thác quy mô nhỏ: 31 điểm.
6.1.5. Đá ốp lát: Quy hoạch khai thác quy mô nhỏ: 05 điểm.
6.2. Nhóm khoáng chất công nghiệp
6.2.1. Cao lanh: 16 điểm, trong đó:
Quy hoạch thăm dò, khai thác công nghiệp: 03 khu vực.
Quy hoạch khai thác quy mô nhỏ: 13 điểm.
6.2.2. Đá vôi xi măng: Gồm 04 điểm, trong đó:
Quy hoạch thăm dò, khai thác quy mô công nghiệp: 03 điểm.
Quy hoạch tài nguyên dự trử: 01 điểm.
6.2.3. Đôlômit: Quy hoạch thăm dò, khai thác quy mô công nghiệp: 07
khu vực.
6.2.4. Các khoáng sản khác thuộc nhóm Vật liệu xây dựng và Khoáng chất
công nghiệp
Bao gồm: Grafit, Atbét, Xilimanit, photphorit, mica, bột mầu, than
bùn, latêrít (đá ong)… Các loại khoáng sản này tính khả thi khai thác không
cao, quy hoạch khai thác quy mô nhỏ.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP
1. Về công tác quản lý quy hoạch, khai thác, chế biến và sử dụng
khoáng sản:
Việc quy hoạch khoáng sản phải đảm bảo sát thực, minh mạch, rõ ràng,
phù hợp với đặc điểm khoáng sản của địa phương theo hướng phát triển bền vững,
hiệu quả; sắp xếp lộ trình khai thác sử dụng khoáng sản hợp lý, khoa học. Đồng
thời, tăng cường kiểm tra, hướng dẫn cho các cơ sở khai thác, chế biến thực hiện
nghiêm túc các quy trình kỹ thuật theo đúng nội dung đã được thẩm định, phê duyệt.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc cấp phép thăm dò khai
thác khoáng sản đúng quy hoạch đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật. Xử
lý nghiêm những vi phạm về môi trường, an toàn lao động, thực hiện nghĩa vụ đối
với nhà nước. Chính quyền các cấp cần tăng cường công tác giám sát, kiểm tra
các đơn vị hoạt động khai thác khoáng sản tại địa phương, không để tình trạng
hoạt động khai thác trái phép xảy ra. Kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định của
pháp luật đối với các cá nhân, đơn vị vi phạm trong hoạt động thăm dò, khai
thác, chế biến và sử dụng khoáng sản.
Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, cho đội ngũ cán bộ làm
công tác quản lý nhà nước về khoáng sản.
2. Về bảo vệ môi trường và an toàn lao động:
Các đơn vị thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải chấp hành và
thực hiện đầy đủ cam kết về bảo vệ môi trường đã được thẩm định, phê duyệt; sử
dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường; hoàn trả mặt bằng, phục hồi
môi trường, môi sinh sau khai thác theo phương án đã được phê duyệt.
Tăng cường kiểm tra, giám sát các quy trình, quy định về an toàn, vệ
sinh công nghiệp trong quá trình sản xuất; trang bị bảo hộ lao động phù hợp với
điều kiện, môi trường sản xuất tại các mỏ lộ thiên, mỏ hầm lò nhằm đảm bảo an
toàn tuyệt đối cho người lao động trong quá trình sản xuất.
3. Về sử dụng hợp lý tài nguyên:
Tăng cường và nâng cao chất lượng thẩm định đối với các dự án khai
thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật; giám sát chặt chẽ việc
khai thác theo đúng nội dung đã được thẩm định nhằm sử dụng hợp lý, tiết kiệm,
có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản của tỉnh.
4. Về đầu tư công nghệ, thiết bị:
Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các đơn vị khai thác đầu tư công nghệ,
thiết bị hiện đại, tiên tiến, công nghệ sạch, công suất lớn trong khai thác; đầu
tư dây chuyền chế biến sâu nhằm nâng cao giá trí kinh tế trên một đơn vị sản phẩm;
cần tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài để nhập khẩu và tiếp cận được
công nghệ tiên tiến, quy trình công nghệ trong khai thác, chế biến khoáng sản
theo hướng sản xuất, chế biến sâu.
5. Về phát huy trách nhiệm của nhà đầu tư khai thác khoáng sản đối với
việc xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phương:
- Tăng cường trách nhiệm của nhà đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản
có nghĩa vụ đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng (như đường giao thông, trường học,
bệnh viện, nhà trẻ…) và có trách nhiệm trong việc cải thiện đời sống, tạo công
ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cư vùng mỏ; ưu tiên sử dụng
lao động người địa phương; tích cực tham gia cải thiện môi trường xã hội. Các
đơn vị khai thác phối hợp với địa phương thường xuyên tu bổ, sửa chữa các tuyến
đường trong phạm vi hoạt động, vận chuyển quặng của doanh nghiệp, không khai
thác quá mức tải trọng, làm giảm tuổi thọ của các tuyến giao thông
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
1. Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác,
chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Nam giai đoạn đến năm 2015, định hướng
đến 2025.
2. Công bố Quy hoạch hoạt động khoáng sản đến các Sở, ngành liên
quan và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố để phối hợp quản lý, kiểm tra,
thanh tra, theo dõi, giám sát và hướng dẫn thực hiện theo đúng quy định của
pháp luật; khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản phải tiết kiệm, hợp lý đáp
ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo từng giai đoạn cụ thể của mỗi
địa phương và của tỉnh.
3. Định kỳ hàng năm, Uỷ ban nhân dân tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân
tỉnh về tình hình thực hiện Nghị quyết này.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân
dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị
quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Khoá VII, Kỳ họp thứ
25 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2010./.
Nơi nhận:
VP: Quốc hội, CTN, CP;
Cục KTVBQPPL-Bộ Tư Pháp;
Ban TVTU;
TT HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
Đoàn ĐBQH tỉnh;
Các Ban HĐND tỉnh;
Đại biểu HĐND tỉnh;
Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh;
VP: TU, UBND tỉnh;
TT HĐND, UBND huyện, thành phố;
TTXVN tại QN
Báo QN, Đài PT-TH Quảng Nam;
Trung tâm Tin học - Công báo tỉnh;
CPVP ĐĐBQH&HĐND tỉnh;
Các Phòng chuyên môn, CV;
- Lưu VT, CVKT.
|
CHỦ
TỊCH
Nguyễn Văn Sỹ
|