Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 8077/KH-UBND 2022 phòng chống thiếu nước hạn hán mùa khô Bến Tre

Số hiệu: 8077/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre Người ký: Nguyễn Minh Cảnh
Ngày ban hành: 13/12/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 8077/KH-UBND

Bến Tre, ngày 13 tháng 12 năm 2022

KẾ HOẠCH

PHÒNG CHỐNG THIẾU NƯỚC, HẠN HÁN, XÂM NHẬP MẶN MÙA KHÔ NĂM 2022-2023 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE

Theo nhận định của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Bến Tre, tổng lượng dòng chảy từ thượng lưu sông Mê Công về hạ lưu và vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 10,11/2022 ở mức cao hơn TBNN từ 15 -25%, trong tháng 12/2022 cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN) từ 5-10%. Tổng lượng dòng chảy từ thượng lưu sông Mê Công về hạ lưu và vùng Đồng bằng sông Cửu Long từ tháng 01 đến tháng 3/2023 ở mức xấp xỉ TBNN.

Mùa khô 2022- 2023 nhận định xâm nhập mặn ở mức sớm hơn TBNN, từ nửa cuối tháng 12/2022 mặn bắt đầu xâm nhập vào khu vực gần cửa sông. Xâm nhập mặn sâu nhất ở mức xấp xỉ và thấp hơn mùa khô 2021-2022. Độ mặn cao nhất và xâm nhập sâu nhất xuất hiện vào tháng 02 và tháng 03 năm 2023. Dự báo độ mặn 4‰ có thể xâm nhập cách các cửa sông khoảng từ 45-57km; độ mặn 1‰ có thể xâm nhập cách các cửa sông khoảng từ 54-68km.

(Đính kèm Bản đồ dự báo ranh mặn mùa khô năm 2022 -2023)

Nhằm thực hiện tốt công tác chuẩn bị, sẵn sàng kế hoạch, phương án phòng chống thiếu nước, hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2022-2023; đồng thời tiếp tục phát huy tính tích cực, chủ động của các ngành, các cấp địa phương và người dân góp phần thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống, ứng phó hạn mặn, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành Kế hoạch Phòng chống thiếu nước, hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2022-2023 trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tập trung huy động mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống thiếu nước, hạn hán, xâm nhập mặn; đảm bảo thực hiện tốt việc ngăn mặn, trữ ngọt phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra.

2. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao tính chủ động, tích cực của người dân trong việc phòng chống, ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn.

3. Để chủ động ứng phó và đảm bảo đủ nước ngọt phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, cũng như tiếp tục phát huy tính chủ động, tích cực của các ngành, các cấp địa phương và người dân trong công tác phòng chống, ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2022-2023.

II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ PHÒNG CHỐNG, ỨNG PHÓ HẠN HÁN, XÂM NHẬP MẶN MÙA KHÔ NĂM 2022-2023

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, các sở, ban ngành, tổ chức chính trị-xã hội tỉnh có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố khẩn trương thực hiện những giải pháp trọng tâm nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho công tác phòng chống, ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2022-2023, như sau:

1. Về thủy lợi và xây dựng cơ bản

Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện tốt một số nội dung sau:

- Khảo sát các hệ thống công trình thủy lợi để kịp thời duy tu, sửa chữa các công trình bị hư hỏng, xuống cấp; nạo vét cửa lấy nước, hệ thống kênh mương, đắp đập ngăn mặn,… để tận dụng tối đa nguồn nước, giảm thất thoát, lãng phí.

- Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi đẩy nhanh tiến độ thi công sửa chữa 33 hạng mục công trình cống ngăn mặn, nạo vét kênh nội đồng để đưa vào vận hành khai thác, kịp thời ngăn mặn, trữ ngọt trong mùa khô năm 2022-2023 (danh mục các công trình theo Phụ lục I đính kèm).

- Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình; chuẩn bị phương án ngăn mặn tạm thời trong trường hợp các cống không kịp hoàn thành trước mùa khô năm 2022-2023. Đồng thời, phối hợp với Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 9 (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để có phương án ngăn mặn đối với các công trình cống Tân Phú, Bến Rớ thuộc dự án Quản lý nước Bến Tre (khi cần thiết).

- Thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh:

+ Vận hành linh hoạt các hệ thống công trình thủy lợi phục vụ ngăn mặn, trữ ngọt trong mùa khô, bao gồm các công trình đập tạm ngăn mặn, các thuyền bơm,… đã được đầu tư mùa khô 2019-2020.

+ Đối với các hệ thống công trình đã được đầu tư khép kín: chú trọng việc vận hành các cửa cống theo hướng tăng cường trữ nước ngọt phục vụ sản xuất, sinh hoạt; tăng cường trữ nước vào công trình thủy lợi ngay trong mùa mưa năm 2022.

+ Đối với các hệ thống công trình chưa được đầu tư khép kín: tổ chức vận động người dân đắp kín bờ bao từng tiểu vùng, đắp đập tạm để ngăn mặn, trữ ngọt.

+ Có kế hoạch điều hòa, phân phối nước hợp lý để đảm bảo cung cấp đầy đủ cho các nhu cầu thiết yếu (sinh hoạt, chăn nuôi, cây trồng lâu năm,…) và sản xuất nông nghiệp cho cả mùa khô năm 2022-2023.

+ Đối với công trình hồ chứa nước Kênh Lấp, huyện Ba Tri: thực hiện tốt công tác vận hành, đảm bảo tích trữ nguồn nước theo thiết kế và chất lượng nước để phục vụ sinh hoạt, sản xuất cho người dân trong mùa hạn mặn 2022-2023.

+ Theo dõi chặt chẽ độ mặn tại trạm Giao Hòa để vận hành cống Ba Lai phù hợp với diễn biến xâm nhập mặn, tích trữ tối đa nguồn nước ngọt và không để xảy ra ô nhiễm nguồn nước trên sông Ba Lai.

2. Sản xuất nông nghiệp

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan thực hiện tốt một số nội dung sau:

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về diễn biến tình hình xâm nhập mặn trên các phương tiện thông tin đại chúng; chuyển tiếp thông tin dự báo, cảnh báo, số liệu đo mặn hàng ngày tại các trạm đến lãnh đạo cấp tỉnh, huyện, xã và thông qua các trang mạng xã hội (Zalo, Facebook) về phòng chống thiên tai để người dân biết, ứng phó.

- Tổ chức tuyên truyền, tập huấn hướng dẫn người nông dân các biện pháp phòng chống, ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn trong các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản,…

- Vận động, hướng dẫn người dân chủ động đắp đập tạm, bờ bao cục bộ,… trữ nước để phục vụ sinh hoạt, sản xuất, chăn nuôi.

- Các cơ quan chuyên môn cử cán bộ kỹ thuật thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý khi phát hiện dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi trong mùa hạn mặn.

+ Đối với lĩnh vực trồng trọt: khuyến cáo Nhân dân xuống giống theo đúng lịch thời vụ và phù hợp với khả năng đáp ứng nguồn nước của từng vùng; sử dụng các giống thích nghi với điều kiện hạn mặn; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về lĩnh vực canh tác, chăm sóc cây trồng trong điều kiện thiếu nước ngọt; tưới tự động, tưới nhỏ giọt, phun sương,… để tiết kiệm nước ; khuyến cáo mức độ chịu mặn của một số loại cây trồng phổ biến để người dân biết và lấy nước tưới cho phù hợp; kiên quyết không để người dân sản xuất ở những khu vực có nguy cơ thiếu nước tưới.

+ Đối với lĩnh vực chăn nuôi: hướng dẫn người dân dự trữ thức ăn, nước uống cho đàn vật nuôi; các biện pháp vệ sinh tiêu độc, sát trùng chuồng trại, phòng ngừa các loại dịch bệnh thường xảy ra đối với gia súc, gia cầm trong mùa khô .

+ Đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản: hướng dẫn người dân biện pháp phòng chống, ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn trong lĩnh vực thủy sản, theo dõi tình hình biến động của thời tiết và môi trường nước (nhiệt độ, độ mặn, pH…) để khuyến cáo người dân sản xuất cho phù hợp; hướng dẫn người dân bố trí thời vụ nuôi thủy sản theo tình hình thực tế xâm nhập mặn.

3. Cấp nước phục vụ sinh hoạt cho người dân

Các cơ quan, đơn vị cấp nước phải có kế hoạch cấp nước cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của Nhân dân trong mùa khô hạn, đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng phục vụ, trong đó cần chú trọng các giải pháp trọng tâm như:

- Tăng cường công tác kiểm tra, duy tu bảo dưỡng các hệ thống cấp nước tại các nhà máy nước; chuẩn bị đầy đủ vật tư dự phòng kịp thời khắc phục những hư hỏng trên tuyến, đảm bảo vận hành các nhà máy nước liên tục phục vụ sinh hoạt cho Nhân dân.

- Nạo vét các ao chứa nước thô nhằm tăng lượng dự trữ nước ngọt để phục vụ cho công tác vận hành cấp nước.

- Tổ chức đo kiểm tra độ mặn tại các nhà máy để có kế hoạch lấy nước hợp lý phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt cho người dân trong giai đoạn xâm nhập mặn.

- Đẩy nhanh tiến độ thi công mở mạng các hệ thống cấp nước, tiến độ lắp đặt đồng hồ nước để kịp thời phục vụ Nhân dân.

- Có phương án, giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo cung cấp nước ngọt phục vụ Nhân dân trong mùa khô.

- Công ty Cổ phần Cấp thoát nước tỉnh rà soát, sẵn sàng các phương án:

+ Vận hành trạm bơm Cái Cỏ cung cấp nước ngọt thô cho nhà máy nước An Hiệp và nhà máy nước Sơn Đông khi mặn xâm nhập đến khu vực thành phố Bến Tre.

+ Phối hợp với đơn vị quản lý vận hành các cống kết hợp với các công trình đập tạm ngăn mặn đã thực hiện trong mùa khô năm 20 20-2021 để tạo thành hồ chứa nước ngọt phục vụ cho các nhà máy nước Sơn Đông, An Hiệp và Hữu Định.

+ Trong điều kiện mặn xâm nhập sâu, chủ động triển khai thực hiện phương án cấp nước theo kế hoạch của Công ty như: vận hành hệ thống lọc mặn RO của công ty; tổ chức lắp đặt các trạm bơm, tuyến ống tạm thời để bơm chuyển nước thô tại một số khu vực; mua, vận chuyển nước ngọt đảm bảo phục vụ người dân, các khu công nghiệp, bệnh viện, trường học, nhà hàng, khách sạn.

- Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn: kiểm tra, bảo dưỡng 29 hệ thống lọc mặn RO đã được trang bị trong các năm qua do đơn vị quản lý để kịp thời vận hành đưa vào phục vụ Nhân dân trong mùa hạn mặn; kịp thời triển khai giải pháp vận chuyển nước ngọt từ thượng nguồn về xử lý tại các nhà máy nước Tân Hào và Lương Phú khi nguồn nước thô tại nhà máy bị nhiễm mặn vượt mức cho phép theo kế hoạch của Trung tâm.

- Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố nắm sát tình hình diễn biến mặn, phối hợp với các đơn vị cấp nước, các đơn vị có liên quan vận hành các công trình thủy lợi kịp thời, hợp lý nhằm đảm bảo cung cấp đủ nước ngọt phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho người dân và đảm bảo nước ngọt cho các hồ, kênh chứa nước ngọt.

Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được phân công theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở, chỉ đạo các đơn vị cấp nước thuộc phạm vi quản lý tổ chức thực hiện nhằm đạt mục tiêu đề ra.

4. Công tác thông tin, tuyên truyền

- Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội: tăng cường công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân, doanh nghiệp tích cực trữ nước ngọt bằng nhiều hình thức như: tận dụng các dụng cụ trữ nước đã được hỗ trợ trong đợt hạn mặn năm 2015-2016 và 2019-2020; dự trữ nước ngọt trong các ống hồ, mái, lu, bồn chứa, túi chứa nước; đào hố trải bạt, ngăn chứa nước ngọt trong ao, mương vườn, đập cục bộ từng khu vực; các biện pháp truyền thống khác ở địa phương;...; tuyên truyền nâng cao ý thức người dân trong việc sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả;...

- Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Báo Đồng Khởi: chủ động phối hợp xây dựng và phát sóng các chuyên mục, các bài viết hướng dẫn, tuyên truyền biện pháp phòng chống, ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn để người dân biết và thực hiện, đặc biệt là tuyên truyền vận động Nhân dân tích cực, chủ động trong việc trữ nước ngọt để phục vụ sinh hoạt, chăn nuôi trong mùa hạn mặn 2022-2023.

- Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, dành thời lượng phù hợp để phát các bản tin, các chuyên mục về dự báo, công tác phòng, chống, ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn,...

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: tăng cường công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn: đắp đập tạm, bờ bao cục bộ,... để ngăn mặn, trữ ngọt, thực hiện các biện pháp trữ nước trong mương vườn và các biện pháp dân gian khác để phục vụ sản xuất, chăn nuôi. Chỉ đạo Đài Truyền thanh của địa phương: xây dựng các chuyên mục tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao tính chủ động, tích cực của người dân trong việc trữ nước ngọt phục vụ nhu cầu sinh hoạt và chăn nuôi; thường xuyên thông tin về diễn biến tình hình xâm nhập mặn để người dân biết, chủ động ứng phó.

5. Công tác đo, kiểm tra độ mặn

- Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh: tăng cường đo kiểm tra độ mặn tại các trạm đo trên địa bàn tỉnh (kế hoạch sẽ tổ chức đo mặn tại 26 trạm, thời gian đo từ tháng 12/2021) và công tác dự báo, cảnh báo để phục vụ chỉ đạo phòng chống, ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn; kịp thời cung cấp thông tin về diễn biến tình hình xâm nhập mặn đến các ngành, địa phương và người dân để biết và chủ động trong phòng chống, ứng phó; xác định cấp độ rủi ro do xâm mặn theo quy định.

- Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi: có kế hoạch đo kiểm tra độ mặn tại các công trình đầu mối, cửa lấy nước (35 điểm đo) để có biện pháp điều tiết nước tưới tiêu phù hợp với thực tế, tăng cường trữ nước vào trong nội đồng khi độ mặn ở mức cho phép.

- Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn: tổ chức đo mặn tại 29 nhà máy nước để có kế hoạch lấy, trữ nước phục vụ sinh hoạt cho người dân, đồng thời cung cấp dữ liệu cho Ủy ban nhân dân các xã để thông báo cho người dân biết, dự trữ nước ngọt.

- Công ty cổ phần Cấp thoát nước Bến Tre: tổ chức 03 điểm đo mặn tự động để theo dõi mặn từ xa (1 điểm trên sông An Hóa, huyện Châu Thành; 02 điểm trên sông Hàm Luông thuộc khu vực thành phố Bến Tre); bố trí 20 điểm đo mặn khu vực lấy nước của 05 nhà máy nước An Hiệp, Sơn Đông, Hữu Định, Chợ Lách, Lương Quới.

(Danh mục các điểm đo mặn theo Phụ lục II đính kèm)

III. CÁC GIẢI PHÁP CÔNG TRÌNH THỦY LỢI NGĂN MẶN, TRỮ NGỌT MÙA KHÔ NĂM 2022-2023

1. Đối với Tiểu vùng Bắc Bến Tre

- Khu vực huyện Châu Thành: các công trình thuộc Dự án Hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre giai đoạn 1 đã đưa vào sử dụng giúp cơ bản kiểm soát được nguồn nước từ sông Tiền và sông Hàm Luông vào sông Ba Lai.

- Khu vực các huyện Giồng Trôm, Ba Tri, Bình Đại: công trình cống đập Ba Lai kết hợp với các công trình cống thuộc Dự án Hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre giai đoạn 1 sau khi đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả tốt, giúp giữ ngọt trên sông Ba Lai phục vụ sản xuất và các nhà máy nước sạch nông thôn trong khu vực, cụ thể: kết hợp với cống Trung Nhuận và Xẻo Rắn giúp kiểm soát được nguồn nước một phần huyện Giồng Trôm phía Ba Lai và huyện Ba Tri (chủ yếu lấy nước từ sông Ba Lai); đồng thời, các cống dưới đê sông Tiền đã giúp kiểm soát mặn từ sông Tiền vào khu vực huyện Bình Đại.

- Tăng cường các biện pháp nhằm kiểm soát mặn, bảo vệ nguồn nước ngọt trong sông Ba Lai:

+ Khi mặn xâm nhập sâu đến xã Giao Hòa, huyện Châu Thành (cách cửa sông Cửa Đại khoảng 39km) sẽ theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình xâm nhập mặn, kịp thời vận hành xổ cống Ba Lai khi độ mặn tại Giao Hòa xấp xỉ hoặc thấp hơn 2để tránh xảy ra ô nhiễm nguồn nước và đảm bảo duy trì độ mặn trong sông Ba Lai ở mức thấp.

+ Tiếp tục phát huy hiệu quả các công trình đập tạm ngăn mặn đã thực hiện trong mùa khô năm 2020-2021 như: đập tạm Thành Triệu và trạm bơm cấp bổ sung nguồn nước ngọt; các đập tạm do Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Bến Tre thực hiện;… kết hợp với việc vận hành linh hoạt các cống để tạo thành hồ chứa nước ngọt phục vụ cho các nhà máy nước Sơn Đông, An Hiệp và Hữu Định và phục vụ sản xuất cho người dân trong khu vực.

+ Theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình xâm nhập mặn để kịp thời phối hợp với Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 9 thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có phương án ngăn mặn tạm thời đối với các công trình cống Tân Phú, Bến Rớ; bố trí trạm bơm, thuyền bơm để vận hành bơm cấp bổ sung vào sông Ba Lai khi nguồn nước ngọt tích trữ bên trong bị cạn kiệt.

- Ngoài ra, đề nghị huyện Châu Thành chủ động triển khai đắp 58 công trình đập tạm ngăn mặn do các xã và người dân tự thực hiện theo kế hoạch của địa phương, ước tính lượng nước tích trữ được khoảng trên 600 ngàn m3 để phục vụ người dân trong khu vực vào mùa khô.

2. Đối với Tiểu vùng Nam Bến Tre

- Dự án Hệ thống thủy lợi Nam Bến Tre đã đưa vào sử dụng các công trình cống ngăn mặn giúp kiểm soát được nguồn nước từ sông Hàm Luông cho khu vực từ Thạnh Phú đến Vàm Cái Quao; phía sông Cổ Chiên kiểm soát được nguồn nước từ Thạnh Phú đến Vàm Thơm.

- Công trình cống Sa Kê đưa vào phục vụ góp phần ngăn mặn xâm nhập từ sông Hàm Luông phục vụ sinh hoạt, sản xuất cho người dân xã Tân Hội, huyện Mỏ Cày Nam và xã Khánh Thạnh Tân, huyện Mỏ Cày Bắc. Đồng thời, cung cấp nguồn nước thô cho nhà máy nước của Công ty TNHH Cấp thoát nước Mỏ Cày để cung cấp nước sinh hoạt cho hơn 20 ngàn hộ dân ở 2 huyện Mỏ Cày Nam và Mỏ Cày Bắc khi nguồn nước trên sông Mỏ Cày bị nhiễm mặn.

- Tuy nhiên, đối với tiểu vùng này còn nhiều công trình cống lớn ven sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên chưa được đầu tư xây dựng nên có nguy cơ cao bị ảnh hưởng trong trường hợp mặn xâm nhập sâu. Do đó, các địa phương cần chủ động theo dõi tình hình xâm nhập mặn, kịp thời triển khai các giải pháp công trình ngăn mặn tạm thời, trong đó:

+ Huyện Chợ Lách: chủ động vận động Nhân dân cùng triển khai đắp công trình đập tạm và nạo vét kênh rạch nội đồng theo kế hoạch của địa phương bằng hình thức nhà nước và Nhân dân cùng làm, kết hợp với các công trình đập tạm đã thực hiện trong những năm qua để tích trữ tối đa nguồn nước ngọt trong nội đồng.

+ Huyện Thạnh Phú: chủ động phối hợp với các ban ngành tỉnh có liên quan nghiên cứu, đề xuất phương án nạo vét tuyến kênh Đìa Cừ; tuyến kênh Cả Ráng Sâu và ao tự nhiên hiện hữu thuộc khu vực thị trấn Thạnh Phú để tạo thành hồ chứa nước ngọt cung cấp phục vụ sinh hoạt cho người dân trong mùa hạn mặn theo Kế hoạch số 5731/KH-UBND ngày 30/10/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phòng chống, ứng phó hạn mặn tỉnh Bến Tre đến năm 2025.

IV. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO PHÒNG CHỐNG, ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN

Các sở, ban, ngành tỉnh; các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chủ động triển khai các biện pháp phòng chống, ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2022-2023 theo kế hoạch, phương án của đơn vị, địa phương đã được xây dựng. Trong đó, tập trung thực hiện một số nhiệm vụ như sau:

1. Các sở, ban ngành tỉnh và các cấp địa phương: triển khai thực hiện các quy định về phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó tương ứng với cấp độ rủi ro thiên tai theo quy định của Nghị định số 66/2021/NĐ -CP ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Sở phối hợp với các ngành có liên quan và địa phương thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình xâm nhập mặn, thường xuyên cập nhật, thông tin về số liệu đo mặn trên các sông, kênh, rạch đến các cấp chính quyền địa phương và người dân để chủ động phòng tránh, ứng phó và có kế hoạch trữ nước vào thời điểm độ mặn ở mức cho phép.

- Tăng cường nhắn tin số liệu đo mặn; thông tin dự báo, cảnh báo; nội dung chỉ đạo phòng chống, ứng phó của Trung ương và của tỉnh thông qua các trang mạng xã hội (Zalo, Facebook) về phòng chống thiên tai đến lãnh đạo các sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh; lãnh đạo cấp huyện, thành phố và cấp xã, phường, thị trấn.

- Triển khai thực hiện các biện pháp cung cấp Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn như: phối hợp với Công ty CP Cấp thoát nước Bến Tre để đấu nối nguồn nước của Công ty kịp thời cung cấp nước cho người dân; vận hành các điểm cấp nước tập trung đã được xây dựng, đảm bảo hoạt động cấp nước cho người dân ở nơi chưa có nguồn nước máy để người dân có nước ngọt sinh hoạt.

3. Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình thủy lợi Bến Tre, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được phân công thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm sau:

- Theo dõi tình hình xâm nhập mặn, chủ động giám sát độ mặn tại các cửa lấy nước và thống nhất phương án vận hành các công trình thủy lợi linh hoạt, phù hợp với diễn biến tình hình thực tế, đáp ứng tối đa nhu cầu dùng nước của địa phương, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu sản xuất, sinh hoạt và hạn chế thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra.

- Thường xuyên kiểm tra nguồn nước trong công trình thủy lợi; tăng cường trữ nước vào công trình thủy lợi khi độ mặn ở mức cho phép, có kế hoạch phân phối nước hợp lý để đảm bảo cung cấp đầy đủ cho các nhu cầu thiết yếu (sinh hoạt, chăn nuôi, cây trồng lâu năm,…) và sản xuất nông nghiệp.

- Thông báo lịch đóng mở cống để Nhân dân biết, chủ động phòng tránh và có ý thức sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

4. Công ty CP Cấp thoát nước Bến Tre và các đơn vị cấp nước: chủ động cấp nước theo mạng quản lý, đồng thời hỗ trợ các trạm, nhà máy nước khác ở địa phương khi mặn ảnh hưởng đến nguồn nước thô của các nhà máy để kịp thời cung cấp nước cho người dân.

5. Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Đồng Khởi: liên tục cập nhật, thông báo diễn biến tình hình xâm nhập mặn; tình hình thời tiết; các thông tin dự báo, cảnh báo; chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh về ứng phó xâm nhập mặn. Tiếp tục phát sóng các chuyên mục hướng dẫn biện pháp phòng chống, ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn để người dân biết và thực hiện nhằm hạn chế thiệt hại.

6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị-xã hội: tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước tiết kiệm; tận dụng tối đa nguồn nước tự nhiên còn lại sau mùa mưa từ ao, hồ, sông, kênh rạch để cung cấp cho sản xuất; vận động Nhân dân tranh thủ lấy, trữ nước và sử dụng nước hiệu quả.

7. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư: phối hợp với các ngành có liên quan rà soát dự trù, tham mưu cấp thẩm quyền phân bổ kinh phí phòng chống hạn mặn theo quy định.

8. Sở Tài nguyên và Môi trường: tăng cường thực hiện quan trắc môi trường nước, đặc biệt là quan trắc độ mặn trên các sông chính, các công trình thủy lợi trữ ngọt, quan trắc các điểm có lưu lượng xả thải cao như khu, cụm công nghiệp, khu đô thị; kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở gây ô nhiễm, nhằm hạn chế các tác nhân gây ô nhiễm để bảo vệ môi trường nước.

9. Sở Khoa học và Công nghệ: phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các huyện, thành phố tiếp tục triển khai ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất như: tưới tiêu tiết kiệm; khả năng thích ứng, chống chịu mặn ở cây trồng - vật nuôi,...

10. Công ty Điện lực Bến Tre: đảm bảo cung cấp liên tục nguồn điện cho các nhà máy nước để vận hành cung cấp nước sinh hoạt cho người dân.

11. Sở Y tế: kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống máy lọc nước mặn hiện có tại các Bệnh viện, Trung tâm Y tế; đồng thời tiếp tục đầu tư mua sắm, trang bị bổ sung (nếu cần thiết) để chuẩn bị sẵn sàng lọc nước phục vụ tại các Bệnh viện, Trung tâm Y tế khi mặn diễn biến gay gắt.

12. Sở Giáo dục và Đào tạo: chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh có kế hoạch vận hành và phát huy tốt hiệu quả các thiết bị lọc nước, trữ nước đã được các tổ chức, cá nhân tài trợ thời gian qua, đảm bảo cung cấp đủ nước ngọt cho học sinh trong các trường học,...

13. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh: thông báo đến các doanh nghiệp về tình hình xâm nhập mặn mùa khô năm 2022-2023 để chủ động phương án phòng tránh, ứng phó; chuẩn bị phương án sản xuất phù hợp.

14. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

- Kiên quyết không để người dân sản xuất ở những vùng có nguy cơ thiếu nước, có khả năng bị ảnh hưởng xâm nhập mặn và ngoài vùng quy hoạch; chỉ đạo sản xuất theo đúng lịch thời vụ.

- Theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình nguồn nước, xâm nhập mặn; các thông tin dự báo, cảnh báo; chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh để tổ chức ứng phó cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

- Phối hợp với Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi để vận hành các công trình thủy lợi linh hoạt, phù hợp với diễn biến tình hình xâm nhập mặn; đồng thời, tổ chức vận hành hợp lý các công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương.

- Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý các nhà máy, trạm cấp nước trên địa bàn, đảm bảo cung cấp nước phục vụ sinh hoạt cho người dân.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn chủ động triển khai đắp đập thời vụ ngăn mặn cục bộ trước khi mặn xâm nhập để tích trữ tối đa nguồn nước ngọt.

- Tiếp tục vận động, huy động các nguồn lực để hỗ trợ dụng cụ, phương tiện chứa nước cho hộ nghèo, hộ cần nghèo, gia đình chính sách những vùng còn khó khăn về nước ngọt để có điều kiện trữ nước.

- Tổ chức các điểm đo mặn tập trung để kịp thời khuyến cáo người dân lấy và trữ nước khi độ mặn ở mức cho phép.

- Chỉ đạo Đài Truyền thanh địa phương: liên tục cập nhật, thông báo diễn biến tình hình xâm nhập mặn; tình hình thời tiết; các thông tin dự báo, cảnh báo; chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh về ứng phó xâm nhập mặn. Tiếp tục phát sóng các chuyên mục hướng dẫn biện pháp phòng chống, ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn để người dân biết và thực hiện nhằm hạn chế thiệt hại.

15. Theo dự báo của các cơ quan chuyên môn, tình hình xâm nhập mặn mùa khô năm 2022-2023 còn phục thuộc vào việc vận hành các đập thủy điện trên thượng nguồn, trường hợp mặn diễn biến bất thường vẫn có thể xảy ra do đó để chủ động, ứng phó và đảm bảo đủ nước ngọt phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong mùa khô năm 2022-2023, nhất là khi xảy ra tình huống xâm nhập mặn diễn biến diễn biến cực đoan do việc sử dụng, khai thác tài nguyên nước trên các dòng nhánh và trữ nước tại các đập vùng thượng nguồn gia tăng, Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội tỉnh có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tiếp tục thực hiện các biện pháp ứng phó nêu trên. Đồng thời, thực hiện ngay một số giải pháp cấp bách nhằm hạn chế thiệt hại cho người dân, kiên quyết không để người dân bị thiếu nước uống, cụ thể:

- Các sở, ban, ngành tỉnh và địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được phân giao triển khai thực hiện quy định tình huống khẩn cấp về thiên tai tại Mục 3 Chương II Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều. Trong đó, chủ động huy động lực lượng, phương tiện và mọi nguồn lực để ứng phó, khắc phục thiệt hại do hạn mặn; hỗ trợ cung cấp nước ngọt, nhu yếu phẩm thiết yếu, xử lý ô nhiễm nguồn nước,… góp phần ổn định đời sống nhân dân trong mùa hạn mặn.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

+ Chỉ đạo Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn vận hành các điểm cấp nước tập trung và hệ thống lọc mặn RO đã được trang bị trong những năm qua để cấp nước sinh hoạt cho người dân; có phương án đấu nối giữa các nhà máy để chuyển nước từ nơi có độ mặn thấp đến nơi có độ mặn cao phục vụ nhằm hạn chế ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân; kịp thời triển khai giải pháp vận chuyển nước ngọt từ thượng nguồn về xử lý tại các nhà máy nước Tân Hào và Lương Phú khi nguồn nước thô tại nhà máy bị nhiễm mặn vượt mức cho phép theo kế hoạch của Trung tâm.

+ Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các ngành có liên quan và địa phương cử cán bộ kỹ thuật tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý khi phát sinh dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản nhằm hạn chế thiệt hại.

+ Phối hợp với Sở Tài chính và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố để thống kê, đánh giá thiệt hại do xâm nhập mặn (nếu có) kịp thời thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp giúp người dân sớm khắc phục thiệt hại theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh và Quyết định số 51/2017/QĐ -UBND ngày 04 tháng 10 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

- Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình thủy lợi: điều chỉnh kế hoạch cấp nước theo thứ tự ưu tiên: 1) nước phục vụ sinh hoạt cho người dân, bệnh viện, trường học, sản xuất của doanh nghiệp; 2) nước uống cho gia súc; 3) nước tưới cho cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế cao,...

- Công ty CP Cấp thoát nước Bến Tre: tăng cường hỗ trợ các trạm, nhà máy nước ở địa phương để kịp thời cung cấp nước cho người dân; chủ động triển khai thực hiện phương án cấp nước theo kế hoạch của Công ty như: vận hành trạm bơm Cái Cỏ cung cấp nước ngọt thô cho nhà máy nước An Hiệp và nhà máy nước Sơn Đông khi mặn xâm nhập đến khu vực thành phố Bến Tre; vận hành hệ thống lọc mặn RO của công ty; tổ chức lắp đặt các trạm bơm, tuyến ống tạm thời để bơm chuyển nước thô tại một số khu vực; mua, vận chuyển nước ngọt đảm bảo phục vụ người dân, các khu công nghiệp, bệnh viện, trường học, nhà hàng, khách sạn.

- Các đơn vị cấp nước trên địa bàn: chủ động rà soát, thực hiện các giải pháp để cung cấp nước cho Nhân dân phục vụ sinh hoạt, sản xuất, nhất là các giải pháp cung cấp nước ngọt tại những khu vực nguồn nước của nhà máy bị nhiễm mặn,…

- Công an tỉnh: rà soát, phối hợp với ngành chức năng trong trường hợp cấp thiết có thể huy động xe bồn chữa cháy để vận chuyển nước ngọt phục vụ ăn uống, sinh hoạt cho người dân và các bệnh viện, doanh nghiệp, khu công nghiệp, trường học, khách sạn,...

- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: kiến nghị Quân khu hỗ trợ lực lượng, phương tiện để vận chuyển nước ngọt cung cấp cho người dân ở những khu vực khan hiếm.

- Sở Y tế: vận hành hệ thống máy lọc nước mặn hiện có để phục vụ tại các Bệnh viện, Trung tâm Y tế; tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh gây ra do ảnh hưởng bởi các yếu tố hạn hán, xâm nhập mặn đối với người dân.

- Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị-xã hội: tích cực kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để hỗ trợ, cứu trợ cho người dân bị thiệt hại do xâm nhập mặn (nhất là hỗ trợ nước uống).

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

+ Huy động tối đa các nguồn lực để cung cấp nước ngọt phục vụ ăn uống, sinh hoạt cho người dân và các bệnh viện, doanh nghiệp, khu công nghiệp, trường học, khách sạn,...

+ Tiếp tục triển khai một số giải pháp đã được thực hiện và phát huy hiệu quả tốt trong các đợt hạn mặn thời gian qua: huy động phương tiện kể cả xe bồn chữa cháy và các doanh nghiệp để vận chuyển nước; xà lan, ghe, xe các loại của người dân.

+ Tiếp tục duy trì các điểm đo mặn tập trung để kịp thời khuyến cáo người dân lấy và trữ nước khi độ mặn ở mức cho phép.

+ Kịp thời thống kê, báo cáo tình hình thiệt hại do hạn, mặn (nếu có) theo Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23 tháng 11 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra. Đồng thời phối hợp với các Sở, ngành có liên quan để thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp giúp người dân sớm khắc phục thiệt hại theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh và Quyết định số 51/2017/QĐ-UBND ngày 04 tháng 10 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Căn cứ nội dung Kế hoạch này, Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị các sở, ban ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện; đồng thời căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết, sát tình hình thực tế và mang tính khả thi cao, góp phần giảm thiểu thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra trong lĩnh vực, phạm vi phụ trách của cơ quan, đơn vị.

Trên đây là Kế hoạch phòng chống thiếu nước, hạn hán, xâm nhập năm 2022-2023 trên địa bàn tỉnh Bến Tre, Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị các cơ quan, đơn vị và địa phương có liên quan nghiêm túc thực hiện, đồng thời báo cáo kết quả về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (thông qua Chi cục Thủy lợi) theo địa chỉ số 92, đường Hùng Vương, phường An Hội, TP. Bến Tre; ĐT: 0275. 3825619 - Fax: 0275. 3825.294; Email: cctl.snn@bentre.gov.vn để theo dõi, tổng hợp và báo cáo

Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn./.


Nơi nhận:
- Bộ NN và PTNT; Thay b/c
- Tổng cục Phòng chống thiên tai;
Thay b/c
- Chi cục PCTT miền Nam;
Thay b/c
- TT. TU, TT. HĐND tỉnh;
Thay b/c
- Ban Dân vận Tỉnh ủy (phối hợp);
- UBMT Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, các tổ chức CT-XH tỉnh;
- Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Đồng Khởi;
- Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh;
- Các Huyện ủy, Thành ủy;
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố;
- Chánh, các Phó CVP UBND tỉnh;
- Phòng TH, KT, TCĐT, NC, KGVX, HCTC;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Minh Cảnh

PHỤ LỤC I

DANH MỤC SỬA CHỮA CỐNG, NẠO VÉT KÊNH DO CÔNG TY TNHH MTV KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI THỰC HIỆN CẦN ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ THI CÔNG ĐỂ SỚM HOÀN THÀNH ĐƯA VÀO PHỤC VỤ NGĂN MẶN, TRỮ NGỌT MÙA KHÔ NĂM 2022-2023
(Kèm theo Kế hoạch số 8077/KH-UBND ngày 13 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre )

STT

Tên công trình

Quy mô, khối lượng thực hiện

A

Sửa chữa công trình cống, văn phòng chi nhánh

1

Sửa chữa cống Ba Lai , xã Thạnh Trị, huyện Bình Đại ; Hạng mục: Cửa cống số 1 và số 4.

Sửa chữa khung cửa và thay mới cánh cửa

2

Sửa chữa cống Sơn Đốc 2, xã Hưng Lễ, huyện Giồng Trôm: Hạng mục: Cửa cống.

Sửa chữa cửa cống số 1, 2, 6

3

Sửa chữa cống Rạch Lá; Hạng mục: cửa cống, gia cố sơn lan can, cầu thang; Sửa chữa cống Bần Quỳ, Châu Phú, Bình Thành, Láng Sen; Hạng mục: Dàn van và thiết bị đóng mở.

Cửa cống, gia cố sơn lan can, cầu thang, dàn van, thiết bị đóng mở

4

Sửa chữa cống Ruộng Muối ; Hạng mục: Xử lý bản đáy, lan can, cầu thang, dàn van.

Xử lý bản đáy, lan can, dàn van

5

Sửa chữa cống Minh Nghĩa xã Ngãi Đăng, huyện Mỏ Cày Nam. Hạng mục: Hàng rào, xử lý sụp lún và thấm qua thân cống.

Sửa chữa hàng rào, xử lý sụp lún và thấm qua thân cống

6

Sửa chữa cống Tổng Cang và cống Cái Lức, xã Thới Thạnh, huyện Thạnh Phú. Hạng mục: Cửa cống.

Cửa Tổng Can - Inox304, bxh=(4,873x5,53)m

7

Sửa chữa cống Lộc Thuận, Cả Nhỏ, Bà Mụ, Phú Vang (Hạng mục: Cửa cống và nạo vét bùn bồi lắng thân cống); Sửa chữa cống Ao Vuông ( Hạng mục: Cửa cống, dàn van)

Thay joint, nẹp khung và cửa, nạo vét bùn bồi lắng, thi công dàn van, thay 02 cửa cống Ao Vuông

8

Lắp đặt hệ thống điện cống Cầu Kênh.

Xây dựng đường dây trung thế 3 pha 22kV dài 25m; Xây dựng đường dây hạ thế 03 pha 0,22/038 kV dài 175m; Xây dựng trạm biến áp công suất 75kV

9

Lắp đặt hệ thống điện và động cơ điện máy đóng mở các cống thành phố Bến Tre (Cống An Thuận 1, cống An Thuận 3, xã Mỹ Thạnh An); các cống huyện Châu Thành (Cống Sáu Chiến, cống Bà Quýt, cống Sáu Búp, xã Tiên Thủy; cống Bà Sen, cống Cây Sung, cống Sáu Cống, cống Cả Quảng, xã Tiên Long).

Xây dựng đường dây trung thế L=43m; Xây dựng đường dây hạ thế L=430m

10

Sửa chữa cống tạm huyện Ba Tri.

Sửa chữa cống dàn van và làm mới cửa cống

11

Sửa chữa cống tạm huyện Giồng Trôm.

Sửa chữa cống dàn van và làm mới cửa cống

12

Sửa chữa cống tạm huyện Mỏ Cày Nam.

Sửa chữa cống dàn van và làm mới cửa cống

13

Sửa chữa cống tạm huyện Thạnh Phú

Sửa chữa cống dàn van và làm mới cửa cống

14

Sửa chữa cống tạm huyện Mỏ Cày Bắc

Xây dựng trụ treo cửa, lắp đặt joint cửa để ngăn mặn, đóng cừ tràm gia cố hạ lưu đập

15

Sửa chữa cống tạm huyện Chợ Lách.

Sửa chữa cống dàn van và làm mới cửa cống

16

Sửa chữa cống tạm huyện Châu Thành.

Thay 2 cống Ø150cm; thi công trụ treo cửa

17

Sửa chữa văn phòng Trạm số 1 (Hạng mục: Thay mái nhà, sơn tường, cửa, la phong, rãnh thoát nước, nền trước sân); Sửa chữa văn phòng Trạm số 3 (Hạng mục: Nhà làm việc, nhà kho, nhà xe).

Trạm 1: thay mái, sơn tường, la phong; Trạm 3: nhà làm việc, nhà kho, nhà xe

B

Sửa chữa, xử lý sạt lở bờ bao

1

Sửa chữa bờ bao Gia Phước, xã Hưng Khánh Trung A và Phước Mỹ Trung huyện Mỏ Cày Bắc.

Dài: 3500m, Bmặt=(2- 3)m, CT +(2,5-2,8)m; m=1

2

Sửa chữa bờ bao Thanh Sơn 1 - Thanh Sơn 2, xã Thanh Tân, huyện Mỏ Cày Bắc.

Dài: 3557m, Bmặt=3m; Ct +2,8m; m=1

3

Sửa chữa và gia cố bờ bao, xã Vĩnh Thành - xã Hưng Khánh Trung B, huyện Chợ Lách.

Dài: 927m, b=2m, m=1; CT đỉnh=+2,7m; Thay sửa chữa 3 cống Ø 60cm và 1 Ø100cm, L=15m

4

Sửa chữa bờ bao Từ cầu Cái Xoài đến Bình Hòa Phước, xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách.

Dài: 1537m; Bmặt=3m; CT +2,8m; m=1

5

Sửa chữa bờ bao xã Nhuận Phú Tân, xã Phú Mỹ, Hưng Khánh Trung A huyện Mỏ Cày Bắc; Hạng mục: Xử lý sạt lở bờ bao sông Cái Hàn xã Nhuận Phú Tân; bờ bao ấp Phú Thạnh, bờ bao ấp Phú Thuận, bờ bao ấp Mỹ Sơn Đông, xã Phú Mỹ, bờ bao ấp Thanh Điền, ấp Hưng Nhơn, xã Hưng Khánh Trung A.

Dài 350m; Bmặt=2m; CT +2,7m; HS mái=1

6

Xử lý sạt lở bờ bao Khánh Hội (giáp sông Hàm Luông), ấp Khánh Hội Tây, ấp Khánh Hội Đông - xã Tiên Thủy.

Dài 156m; Bmặt=(1,5- 2)m; CT +2,8m; HS mái=(1-1,5)

7

Sửa chữa bờ bao xã Tân Phú (Sửa chữa bờ bao Tổ 01, Tổ 08, Tổ 06B, Tổ 09, ấp Hàm Luông; Tổ 08, Tổ 05, ấp Phú Luông; Tổ 02, ấp Tân Tây).

Dài: 518m; Bmặt=2m, CT đỉnh:+2,8m

8

Xử lý sạt lở bờ bao ấp Thanh Bình, xã Tường Đa.

Dài: 276m; CT đỉnh cừ +1,3m

9

Xử lý sạt lở bờ kênh Giồng Hổ, xã Thới Lai.

Dài:84m; CT đỉnh +2,0m; m=1,5

10

Gia cố bờ bao dự án tái định cư xã An Điền.

Dài 1743m; B=3m; CT đỉnh +2,8m; m=1,5

11

Xử lý sạt lở bờ bao ấp Thành Long, xã Thành Thới A.

Dài 150m; Bmặt=2m, CT đỉnh +2,8m

C

Nạo vét kênh

I

Huyện Ba Tri

1

Nạo vét kênh xã Mỹ Chánh, Mỹ Hòa, Mỹ Thạnh

Dài 10,9Km; Bđáy=(2- 6)m; CT= -(0,5-2,0m)

2

Nạo vét kênh xã An Ngãi Trung, An Phú Trung, An Bình Tây

Dài 25,35Km; Bđáy=(2-12)m; CT= - (1,0-2,0m)

II

Huyện Mỏ Cày Nam

1

Nạo vét kênh xã Thành Thới A, Minh Đức, Ngãi Đăng

Dài: 4,007Km; B=(2,5-4)m; CT -(0,8- 1,7m)

III

Huyện Thạnh Phú

1

Nạo vét kênh xã Thới Thạnh, Đại Điền, An Điền, thị trấn Thạnh Phú

Dài 5,472Km; Bđáy=(4-7)m; CT= - (1,5-2,0m)

IV

Huyện Bình Đại

1

Nạo vét kênh xã Phú Thuận, Vang Quới Tây, Phú Vang, Phú Long, Lộc Thuận

Dài: 12,936 Km; Bđáy=(1-4)m, CT đáy=-(0,8-2,5)m, m=(0,5-1,5)

PHỤ LỤC II

DANH MỤC CÁC ĐIỂM ĐO, KIỂM TRA ĐỘ MẶN
(Kèm theo Kế hoạch số 8077/KH-UBND ngày 13 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre)

STT

Điểm đo mặn

Sông

Ghi chú

I

Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh

26 điểm

1

An Thuận

Hàm Luông

Trạm của Đài KTTV khu vực Nam Bộ

2

Phú Khánh

01/12/2022 - 15/06/2023

3

Vàm Thủ Cửu

01/12/2022 - 15/06/2023

4

Mỹ Hóa

01/12/2022 - 15/06/2023

5

Vàm Cái Quao

01/12/2022 - 15/06/2023

6

Vàm Nước Trong

01/12/2022 - 15/06/2023

7

Thanh Tân

01/12/2022 - 15/06/2023

8

An Hiệp

01/01 - 31/05/2023

9

Vàm Mơn

01/01-31/05/2023

10

Hòa Nghĩa

01/01 - 31/05/2023

11

Chợ Lách

Sông Tiền

01/02-31/05/2023

12

Bình Đại

Cửa Đại

Trạm của Đài KTTV khu vực Nam Bộ

13

Lộc Thuận

Trạm của Đài KTTV khu vực Nam Bộ

14

Giao Hòa

Kênh Giao Hòa

01/12/2022 - 15/06/2023

15

Long Hòa

Ba Lai

01/12/2022 - 15/06/2023

16

Quới Sơn

Cửa Đại

01/12/2022 - 15/06/2023

17

An Khánh

01/01 - 15/06/2023

18

Phú Túc

01/02 - 31/05/2023

19

Tân Phú

Ba Lai

01/02 - 31/05/2023

20

Bến Trại

Cổ Chiên

Trạm của Đài KTTV khu vực Nam Bộ

21

Hương Mỹ

Trạm của Đài KTTV khu vực Nam Bộ

22

Cẩm Sơn

01/12/2022 - 15/06/2023

23

Vàm Thom

01/12/2022 - 15/06/2023

24

Nhuận Phú Tân

01/12/2022 - 15/06/2023

25

Tân Thiềng

Cổ Chiên

01/01/2022 - 31/05/2023

26

Vĩnh Bình

01/02 - 31/05/2023

II

Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình thủy lợi

35 điểm

1

Cống Định Trung xã Định Trung

Sông Tiền

2

Cống Cái Cau xã Vang Quới Đông

3

Cống Cái Bích xã Vang Quới Tây

4

Cống Thủ Trị xã An Khánh

5

Cống Cái Sơn xã Phú Túc

6

Cầu Phong Nẫm xã Phong Nẫm

Sông Chẹt Sậy

7

Cống Thương Binh xã Hữu Định

8

Cống Cầu Ván xã Thạnh Trị

Sông Ba Lai

9

Cống Ba Lai xã Thạnh Trị

10

Cống Vàm Hồ xã Tân Mỹ

11

Kênh Cầu số 2 xã Thạnh Trị

12

Cầu Phú Thành xã Phú Túc

13

Cầu Đò xã Thành Triệu,

14

Cầu Miễu Trắng xã Quới Thành

15

Cầu Phú Long xã Phú Đức

16

Cống Sông Mã xã Bình Phú

Sông Hàm Luông

17

Cống Cả Quảng xã An Hiệp

18

Cống An Hiệp xã An Hiệp

19

Cống Thành Triệu xã Tiên Thủy

20

Cống Tre Bông xã Tiên Thủy

21

Cống Rạch Đình xã Tân Phú

22

Cống Cầu Vĩ xã Tân Thủy

23

Cống 2 Cửa thị trấn Ba Tri

24

Cống Cái Bông xã An Hiệp

25

Cống Sơn Đốc xã Hưng Lễ

26

Cống Cái Mít xã Thạnh Phú Đông

27

Cống Cầu Kênh xã Phước Long

28

Cống Xẻo Vườn xã Quới Điền

Ngoài ra, sẽ tổ chức kiểm tra thường xuyên độ mặn trong nội đồng Trục Cái Quao - Chín Thước - Cầu Đúc - Cổ Rạng.

29

Cống Tân Hương xã Minh Đức

30

Cống Cổ Rạng thị trấn Thạnh Phú

31

Cầu Hương Điểm, xã Tân Hào

Sông Hương Điểm

32

Cống Cả Ráng Sâu xã Bình Thạnh

Sông Cổ Chiên

Ngoài ra, sẽ tổ chức kiểm tra thường xuyên độ mặn trong nội đồng Trục Cái Chát Lớn - Phụ Nữ - Cả Ráng Sâu

33

Cống Tổng Can xã Thới Thạnh

34

Cống Vàm Đồn xã Hương Mỹ

35

Cống Cây Da xã Tân Thanh

Hệ thống Cây Da

III

Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn

29 điểm

1

Tân Mỹ

Sông Ba Lai

Cống Vàm Hồ

2

An Phú Trung

Kênh Tự Chảy

3

Tân Hưng

Kênh Mới

4

Long Định

Sông An Hóa

5

Thới Lai

Sông Ba Lai

6

Thạnh Phú

Kênh Phụ Nữ

7

Hòa Lợi

Kênh Phụ Nữ

8

Thới Thạnh

Sông Cả Chát Lớn

9

Phú Khánh

Rạch Phú Luông

10

Tân Hào

Sông Hương Điểm

11

Hưng Nhượng

Sông Bún Thợ Cầm

12

Phước Long

Sông Cầu Đập

13

Châu Bình

Sông Ba Tri Rom

Sông Ba Lai

14

Lương Phú

Rạch Nhà Thờ

15

Bình Thành

Sông K20

16

Thanh Tân

Sông Cái Cấm

17

Tân Thành Bình

Sông Chợ Xếp

18

Tân Phú Tây

Rạch Cầu Ông Tạo

19

Tân Thanh Tây

Rạch Hòa Bình

20

Tân Bình

Rạch Giồng Keo

21

Thạnh Ngãi

Sông Cái Quao

22

An Định

Sông Cái Quao

23

Tân Trung

Kênh Đồng Khởi

24

Ngãi Đăng

Kênh Lớn

25

Bình Khánh Đông

Sông Cái Quao

26

Thành Thới A

Sông Cả Chát Lớn

27

Tiên Thủy

Rạch Sóc Sãi

28

Phú Đức

Sông Ba Lai

29

Hữu Định

Sông Cầu Hội

IV

Công ty Cổ phần Cấp thoát nước tỉnh

20 điểm

1

Tại cửa thu nước Trạm bơm Cái Cỏ

Nhà máy nước An Hiệp

2

Đập Cái Cỏ

3

Vị trí trong KCN An Hiệp

Sông Hàm Luông

4

Cầu Thành Triệu, huyện Châu Thành

5

Bến phà Tân Phú xã Tân Phú

6

Kênh Thầy 5 Dọm (Chợ Thạnh Hưng xã Tường Đa)

7

Tại cửa thu nước Nhà máy nước Sơn Đông

Nhà máy nước Sơn Đông

8

Cầu chợ Sơn Đông

9

02 nhánh Rạch Chùa ra Sông Mã xã Sơn Đông

10

Cầu Chùa

11

Cống Sông Mã xã Sơn Đông

12

Cầu Tam Dương xã Tường Đa

13

Đập Ông Đốc (cầu Sữa xã Thành Triệu)

14

Bến phà Hàm Luông cũ

15

Cầu Bến Tre 2

16

Cầu Ba Lai mới

Nhà máy nước Hữu Định

17

Kênh Phế Binh

18

Kênh Sông Mã xã Tam Phước

19

Tại trạm bơm cấp Nhà máy nước Chợ Lách

Nhà máy nước Chợ Lách

20

Tại trạm bơm cấp Nhà máy nước Lương Quới

Nhà máy nước Lương Quới

TỔNG CỘNG:

110 điểm

BẢN ĐỒ DỰ BÁO RANH MẶN 4‰ VÀ 1‰ SÂU NHẤT MÙA KHÔ 2022-2023
(Kèm theo Kế hoạch số 8077/KH-UBND ngày 13 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre)

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 8077/KH-UBND ngày 13/12/2022 về phòng chống thiếu nước, hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2022-2023 trên địa bàn tỉnh Bến Tre

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


365

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.247.94
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!