Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 76/KH-UBND 2023 trồng mới 500 000 cây xanh đô thị Hà Nội 2021 2025

Số hiệu: 76/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Dương Đức Tuấn
Ngày ban hành: 08/03/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 76/KH-UBND

Hà Nội, ngày 08 tháng 3 năm 2023

KẾ HOẠCH

TRỒNG MỚI 500.000 CÂY XANH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Căn cứ Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị;

Căn cứ Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”;

Căn cứ Nghị định số 85/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật Kiến trúc;

Căn cứ Quyết định số 1495/QĐ-UBND ngày 18/3/2014 của UBND Thành phố về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 03/2023/QĐ-UBND ngày 28/02/2023 của UBND Thành phố về việc ban hành Quy định về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội;

Thực hiện Chương trình số 03-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy về chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025;

Thực hiện Thông báo số 1226-TB/BCSĐ ngày 27/10/2022 của Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố về việc ban hành Kế hoạch trồng 500.000 cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố, giai đoạn 2021 - 2025;

Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch trồng mới 500.000 cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố, giai đoạn 2021 - 2025, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Làm cơ sở để các sở, ban, ngành Thành phố, chính quyền các cấp phối hợp với các đơn vị được giao nhiệm vụ duy tu, duy trì, trồng mới cây xanh trên địa bàn Thành phố thực hiện các chỉ tiêu cây xanh theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương;

- Tập trung kêu gọi xã hội hóa trong lĩnh vực phát triển hệ thống cây xanh đô thị; triển khai thiết kế cảnh quan, đầu tư xây dựng các công viên, vườn hoa theo quy hoạch;

- Nghiên cứu xây dựng các giải pháp phát triển hệ thống cây xanh đô thị đồng bộ với quy hoạch, phù hợp với đặc điểm của không gian khu vực, đáp ứng yêu cầu mỹ quan đô thị. Phát triển hệ thống cây xanh đô thị đa dạng phù hợp với điều kiện, thổ nhưỡng khí hậu của Thủ đô, tạo điểm nhấn đặc trưng phù hợp với cảnh quan kiến trúc; cây trồng mới an toàn trong mùa mưa bão, tiết giảm chi phí duy tu, duy trì cây xanh làm cơ sở nhân rộng trên toàn địa bàn Thành phố;

- Triển khai Kế hoạch trồng bổ sung cây xanh trên địa bàn các huyện Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Đan Phượng để đảm bảo tiêu chí diện tích cây xanh lên Quận;

- Kiểm tra, rà soát, xác định cụ thể nhu cầu đầu tư, cải tạo nâng cấp các công viên, vườn hoa, sân chơi; trồng mới, bổ sung và thay thế cây xanh tại các tuyến đường, các nút giao trên địa bàn Thành phố.

2. Yêu cầu

- Từng bước triển khai thực hiện công tác trồng cây theo định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ Thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt;

- Xây dựng chiến lược phát triển hệ thống cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố trên nền tảng xanh: Quy hoạch đô thị xanh; Đường phố xanh; Công trình xanh; Khu công nghiệp xanh; Khu dân cư xanh và Không gian xanh. Xã hội hóa phát triển hệ thống cây xanh đô thị, huy động mọi nguồn lực để trồng mới, bổ sung cây xanh nhằm phát huy vai trò của chính quyền - doanh nghiệp - người dân cùng tham gia;

- Từng bước ứng dụng các khoa học kỹ thuật trong quản lý cây xanh đô thị, góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội đạt được các tiêu chí cao hơn: “Hà Nội - Thành phố thanh lịch, Xanh - Sạch - Đẹp, gắn với các tiêu chí đô thị thông minh và hiện đại”;

- Phấn đấu trồng mới 500.000 cây xanh khu vực đô thị trong Kế hoạch trồng từ 3 đến 3,5 triệu cây trên địa bàn Thành phố, theo đề án của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình số 03-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Chỉ tiêu

Trồng mới cây xanh đô thị giai đoạn 2021-2025: 500.000 cây, cụ thể:

- Năm 2021: 52.579 cây xanh (khối lượng đã thực hiện)

- Năm 2022: 49.179 cây xanh (khối lượng đã thực hiện)

- Năm 2023: 133.629 cây xanh

- Năm 2024: 145.853 cây xanh

- Năm 2025: 118.760 cây xanh

(Chi tiết tại Phụ lục 01)

2. Kế hoạch triển khai các nhiệm vụ cụ thể

2.1. Năm 2023:

- Trồng bổ sung, thay thế cây bóng mát vào những vị trí cây chết, hố trống, cây cong, xấu, nguy hiểm, già cỗi, kém phát triển, cây không thuộc danh mục cây đô thị trên một số tuyến phố và trong khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện; đầu tư cải tạo xây dựng các vườn hoa, sân chơi, công viên;

- Trồng cây mảng, khóm tạo cảnh quan tại các tuyến phố trên địa bàn các quận; trồng cây tạo dải xanh, cải tạo môi trường tại các trục quốc lộ, tỉnh lộ, vùng ảnh hưởng bán kính 500m khu xử lý rác thải Xuân Sơn;

- Trồng cây xanh thuộc phạm vi các dự án xây dựng do Thành phố đầu tư và 13 dự án đầu tư xây dựng đường giao thông thuộc Đề án đầu tư xây dựng Huyện thành Quận đến năm 2025 đối với 05 huyện: Hoài Đức, Đông Anh, Thanh Trì, Gia Lâm, Đan Phượng;

- Trồng cây xanh thuộc dự án đầu tư công viên: Công viên khu đô thị Tây Nam Hà Nội; Công viên Chu Văn An (giai đoạn 2).

2.2. Năm 2024:

- Trồng bổ sung, thay thế cây bóng mát vào những vị trí cây chết, hố trống, cây cong, xấu, nguy hiểm, già cỗi, kém phát triển, cây không thuộc danh mục cây đô thị trên một số tuyến phố và trong khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện; đầu tư cải tạo xây dựng các vườn hoa, sân chơi, công viên;

- Trồng cây mảng, khóm tạo cảnh quan tại các tuyến phố trên địa bàn các quận; trồng cây tạo dải xanh, cải tạo môi trường tại các trục quốc lộ, tỉnh lộ, vùng ảnh hưởng bán kính 500m khu xử lý rác thải Xuân Sơn;

- Trồng cây xanh thuộc phạm vi các dự án xây dựng do Thành phố đầu tư và 07 dự án xây dựng đường giao thông thuộc Đề án đầu tư xây dựng huyện thành quận đến năm 2025 đối với 05 huyện: Hoài Đức, Đông Anh, Thanh Trì, Gia Lâm, Đan Phượng;

- Trồng cây xanh thuộc dự án đầu tư công viên: Công viên khu đô thị Tây Nam Hà Nội; Công viên Chu Văn An (giai đoạn 2); Công viên văn hóa Kim Quy, Công viên văn hóa - vui chơi giải trí, thể thao quận Hà Đông.

2.3. Năm 2025:

- Trồng bổ sung, thay thế cây bóng mát vào những vị trí cây chết, hố trống, cây cong, xấu, nguy hiểm, già cỗi, kém phát triển, cây không thuộc danh mục cây đô thị trên một số tuyến phố và trong khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện; đầu tư cải tạo xây dựng các vườn hoa, sân chơi, công viên;

- Trồng cây mảng, khóm tạo cảnh quan tại các tuyến phố trên địa bàn các quận; trồng cây tạo dải xanh, cải tạo môi trường tại các trục quốc lộ, tỉnh lộ, vùng ảnh hưởng bán kính 500m khu xử lý rác thải Xuân Sơn;

- Trồng cây xanh thuộc phạm vi các dự án xây dựng do Thành phố đầu tư và 28 dự án xây dựng đường giao thông thuộc Đề án đầu tư xây dựng huyện thành quận đến năm 2025 đối với 05 huyện: Hoài Đức, Đông Anh, Thanh Trì, Gia Lâm, Đan Phượng;

- Trồng cây xanh thuộc dự án đầu tư công viên: Công viên khu đô thị Tây Nam Hà Nội; Công viên Chu Văn An (giai đoạn 2); Công viên văn hóa Kim Quy, Công viên văn hóa - vui chơi giải trí, thể thao quận Hà Đông

(Các nhiệm vụ thực hiện chi tiết tại Phụ lục 2).

3. Các nội dung, giải pháp trồng, chăm sóc hệ thống cây xanh

3.1. Lựa chọn chủng loại cây xanh trồng trong đô thị

3.1.1. Thống nhất về chủng loại cây xanh đô thị

Cây xanh đường phố bao gồm:

- Cây lớn, trồng để tạo bóng mát và tạo cảnh quan;

- Cây bụi, bồn cỏ trang trí trên mặt đất;

- Cây leo, giỏ cây trang trí trên đường phố, dưới gầm cầu...

Đối tượng thực hiện theo 4 nhóm:

- Nhóm thứ nhất: Các đường phố cũ, có cây xanh đường phố lâu năm, phát triển ổn định;

- Nhóm thứ 2: Các đường phố cũ, không có cây xanh bóng mát (do chưa được quan tâm hoặc do hạn chế về quỹ đất);

- Nhóm thứ 3: Các đường phố mới, chưa có cây xanh đường phố hoặc cây còn non chưa trưởng thành;

- Nhóm thứ 4: Các đường phố đang quy hoạch, chuẩn bị xây dựng.

3.1.2. Danh mục cây xanh trồng trong đô thị

Xác định và lựa chọn chủng loại cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng để xác định danh mục các loài cây trồng cho từng khu vực trong đô thị nhằm đa dạng chủng loại, màu sắc và hoàn thiện hệ thống cây xanh nhiều tầng tán, cụ thể:

a) Đối với các dự án đầu tư phát triển hạ tầng giao thông

- Cây bóng mát, gồm: Ban Tây Bắc, Bàng lá nhỏ, Bằng lăng, Chiêu liêu, Cọ dầu, Muồng vàng, Sao đen, Long não, Phượng tím, Sấu, Sang, Giáng hương, Osaka...

- Cây trang trí gồm các cây cảnh đơn lẻ, khóm có hoa như: Cọ cảnh, Chà là cảnh, Ngũ gia bì, Cau bụi, Kim ngân, Hoa giấy, Hồng lộc, Tùng tháp, Tường vi, Dâm bụt...

b) Đối với các dự án đầu tư xây dựng trụ sở cơ quan

- Cây bóng mát: Long não, Osaka, Muồng hoàng yến, Lộc vừng, Thàn mát, Bàng lá nhỏ, Sấu, Lát hoa, Bằng lăng, Điệp vàng, Ngọc lan...

- Cây trang trí: Vạn tuế, Ngâu, Dâm bụt, Cọ cảnh, Tùng tháp, Ngũ gia bì...

c) Trồng bổ sung, thay thế cây bóng mát vào các vị trí trống, cây chết, đổ gẫy trên các tuyến đường, phố có cây xanh đang phát triển

Lựa chọn một loài cây chủ đạo để bổ sung, thay thế cho tuyến đường/phố thuộc Danh mục cây đô thị.

d) Đối với việc trồng bổ sung, cải tạo, chỉnh trang, các tuyến phố, trục đường Quốc lộ, tỉnh lộ

- Cây bóng mát, cây bảo vệ môi trường, chống ồn, bụi gồm: Ban Tây Bắc, Bàng lá nhỏ, Chà là, Muồng hoàng yến, Sao đen, Chuông vàng, Keo, Phi lao, Bạch đàn, Sanh...

- Cây trang trí gồm các cây cảnh đơn lẻ, khóm có hoa như: Đại hoa đỏ, Dâm bụt, Tường vi, Hoa giấy, Chuối rẻ quạt, Hồng lộc, Muồng lá lạc, Muồng hoa vàng, Cau bụi, Ngũ gia bì, Huỳnh anh...

e) Các dự án đầu tư xây dựng công viên, vườn hoa, sân chơi

- Cây bóng mát: Theo Danh mục cây đô thị;

- Cây trang trí gồm các cây cảnh đơn lẻ, khóm có hoa như: Đại hoa đỏ, Dâm bụt, Tường vi, Hoa giấy, Huỳnh anh, Chuối rẻ quạt, Hồng lộc, Muồng lá lạc, Muồng hoa vàng, Cau bụi, Ngũ gia bì...

3.2. Trồng mới hệ thống cây xanh

- Trồng cây đồng bộ, hình thành các tuyến đường đặc trưng về cảnh quan, không gian xanh và từng bước nâng cao chất lượng cảnh quan và môi trường cho đô thị Thành phố, gắn thiết kế cây xanh đô thị với công tác thiết kế đô thị. Hệ thống cây xanh phải gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với hệ thống hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng xã hội và không gian công trình ngầm đô thị;

- Tập trung rà soát, đôn đốc các chủ đầu tư triển khai các dự án đầu tư phát triển công viên, vườn hoa đáp ứng diện tích xanh đô thị. Yêu cầu các chủ đầu tư khi triển khai các dự án giao thông, các dự án phát triển đô thị phải thực hiện đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong đó có cây xanh; đảm bảo tuân thủ đúng các chỉ tiêu về cây xanh theo quy hoạch chi tiết được duyệt và triển khai đồng bộ với việc triển khai các hạng mục của dự án. Không chuyển đổi các diện tích cây xanh sang các mục đích khác.

3.3. Cải tạo hệ thống cây xanh hiện hữu

- Xây dựng phương án cải tạo, trồng cây thay thế đối với những cây bị sâu bệnh, cong, nghiêng, xấu, nguy hiểm; cây còi cọc, chậm phát triển; cây không đúng chủng loại cây đô thị ảnh hưởng mỹ quan trên các tuyến đường nhằm tạo sự đồng bộ cho cảnh quan khu vực;

- Xây dựng phương án cải tạo trên cơ sở tham vấn ý kiến chính quyền địa phương, các chuyên gia, các nhà khoa học, các viện, trường, các tổ chức, cá nhân về cây xanh, tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, công khai, minh bạch tạo sự đồng thuận của nhân dân và dư luận xã hội trước khi tổ chức triển khai thực hiện trồng cây thay thế đối với các chủng loại cây già cỗi gây nguy hiểm không thuộc danh mục cây được bảo tồn, cây quý hiếm, cây cổ thụ trên các tuyến phố, cây Hoa sữa tại một số khu vực nhằm giảm mùi hương đậm đặc, nồng nặc khi mùa hoa nở trên các tuyến phố;

- Trồng bổ sung cây bóng mát vào những vị trí cây chết, hố trống, chỗ có điều kiện trồng cây tại các hè phố có mặt cắt ngang lớn; đặt chậu hoa, trồng cây cảnh, cây mảng lá màu, cây hoa leo giàn tại các vị trí có vỉa hè hẹp. Phát triển cây xanh tầm thấp, trên các dải phân cách, đảo giao thông; cây dây leo tại các trụ cầu, gầm cầu, đường dẫn, tường chắn, dọc tường rào các cơ quan, công sở, trường học, bệnh viện, nơi công cộng khác tạo thành các mảng xanh; chống lấn chiếm vỉa hè bằng hàng rào cây xanh tầm thấp làm đẹp mỹ quan đô thị; tăng chỉ tiêu mật độ cây xanh;

- Lựa chọn một số loại cây có hoa đẹp trồng bổ sung để tạo cảnh quan, không gian xanh một cách tự nhiên trên các dải phân cách và hè phố;

- Việc trồng bổ sung, thay thế cây xanh phải tuân thủ các nguyên tắc:

+ Đối với những tuyến đã có hệ thống cây xanh: Yêu cầu khoảng cách giữa các cây phải đảm bảo khoảng cách đều; cây trồng mới thuộc nhóm cây chủ đạo trên tuyến phố và theo Quy hoạch;

+ Đối với những tuyến đường làm mới: Việc trồng mới cây trên hai bên hè phố phải thực hiện theo thiết kế hệ thống cây xanh, thảm cỏ (về chủng loại cây, kích thước, quy cách cây trồng), trồng thành hàng theo khoảng cách đều nhau và đối xứng nhau giữa hai bên vỉa hè phù hợp với mỹ quan, cảnh quan;

+ Tại các đảo giao thông có diện tích nhỏ: Chỉ trồng cây cảnh, cây bụi có tán thấp, thảm cỏ, cây mảng có lá màu sắc đẹp, rực rỡ; không gây ảnh hưởng đến tầm nhìn của người tham gia giao thông;

+ Tại các dải phân cách rộng và các đảo giao thông có diện tích lớn: Bố trí thiết kế trồng các mảng cây cảnh, cây khóm được cắt tỉa, tạo hình xen kẽ trồng bổ sung cây tiểu mộc cho hoa đẹp để tạo cảnh quan đô thị;

+ Tạo các bồn cây, hoa, thảm cỏ dưới gốc cây nhằm tăng tính thẩm mỹ, cây bóng mát phát triển được bộ rễ đồng thời tăng cường thoát nước đô thị;

+ Thực hiện việc dịch chuyển hoặc chặt hạ và trồng cây thay thế ngay trong đêm, đảm bảo mật độ cây xanh, tránh phản cảm trong dư luận; lựa chọn chủng loại cây trồng phù hợp, có hình dáng cân đối, thân cây thẳng, phân cành cao, không sâu bệnh, phù hợp điều kiện khí hậu thổ nhưỡng; phù hợp với điều kiện đô thị;

- Khu vực phố cổ: Có giải pháp bổ sung cây xanh kết hợp với việc trang trí mặt tiền của các tầng trên. Bổ sung hoa, cây xanh mặt đứng; đề xuất thực hiện thí điểm vào năm 2023-2024;

- Khu vực phố kiến trúc Pháp: Thống nhất quy cách và cốt dưới của các biển hiệu. Bổ sung hoa, cây xanh mặt đứng. Bổ sung bồn cây sát tường công trình; đề xuất thực hiện thí điểm tại một số tuyến phố vào năm 2023-2025;

Tăng cường công tác tuyên truyền để các cơ quan, đơn vị, hộ gia đình, cửa hàng tham gia trang trí bổ sung cây xanh, thảm cỏ, hoa dọc vỉa hè theo quy cách thống nhất trên các hè phố hiện có; xây dựng giải pháp sắp xếp lại việc để xe máy đảm bảo mỹ quan đường phố.

3.4. Trồng mới hệ thống cây xanh thuộc các dự án đầu tư

3.4.1. Các dự án đầu tư phát triển hạ tầng giao thông

- Các dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cần thiết kế cây xanh trồng mới phải đảm bảo tiêu chí trồng cây đa dạng chủng loại, thành nhiều tầng, góp phần cải thiện môi trường không khí, giảm tiếng ồn, giảm chi phí duy trì, giữ ẩm tạo màu xanh nhằm tạo nên một hệ thống cảnh quan đẹp, hiện đại, phù hợp và đồng bộ với các dự án trên trục giao thông có giá trị thẩm mỹ cao, tạo được dấu ấn và những nét đặc trưng riêng cho từng tuyến đường;

- Các dự án cơ sở hạ tầng như cầu vượt, cầu đi bộ nên có các giải pháp lồng ghép cây xanh trang trí để tạo bóng mát và cảnh quan, giảm các chi tiết bê tông, sắt thép, tạo hiệu quả thị giác, giúp người dân có thêm lòng yêu mến và tự hào về đường phố, khu phố của mình, khuyến khích người dân có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây xanh;

- Các dự án đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp, mở rộng tuyến đường, trước khi phê duyệt thì phải thiết kế hạng mục cây xanh cụ thể về chủng loại cây, kích thước, vị trí trồng, phối cảnh mô hình trồng cây với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đảm bảo cảnh quan, đồng bộ với tuyến đường gửi cơ quan chuyên môn trước khi thẩm định và phê duyệt.

3.4.2. Các dự án đầu tư khu đô thị, công trình xây dựng

Đối với hạng mục cây xanh thuộc các dự án này, sau khi chấp thuận chủ trương, phải thực hiện xây dựng đồ án thiết kế hạng mục cây xanh cụ thể về chủng loại cây, kích thước, vị trí trồng, phối cảnh bố cục cảnh quan xung quanh gửi cơ quan chuyên môn xin ý kiến trước khi thẩm định và phê duyệt.

4. Vốn và nguồn vốn thực hiện

- Vốn ngân sách do các Sở, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng của Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã làm chủ đầu tư thực hiện theo Quyết định được cấp có thẩm quyền phê duyệt và vốn ngoài ngân sách do chủ đầu tư các dự án đầu tư phát triển khu đô thị, khu công nghiệp thực hiện.

- Đối với nguồn vốn ngân sách được xác định theo kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025 thuộc các dự án đầu tư xây dựng cơ bản cấp thành phố và danh mục các dự án đầu tư ưu tiên của 05 huyện: Hoài Đức, Đông Anh, Thanh Trì, Gia Lâm, Đan Phượng (thuộc Đề án đầu tư, xây dựng huyện thành quận đến năm 2025) trên cơ sở quy mô, nguồn vốn theo các dự án được phê duyệt Quyết định đầu tư và phân bổ để đầu tư theo danh mục được UBND Thành phố giao các Sở, ngành, đơn vị thực hiện và giá trị chính xác sẽ được xác định cụ thể chi tiết theo từng dự án có hạng mục trồng cây xanh.

- Đối với hạng mục trồng cây xanh trong các công viên, vườn hoa thuộc Kế hoạch cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các công viên, vườn hoa trên địa bàn Thành phố, giai đoạn 2021-2025 sẽ được bố trí vốn trong các dự án đầu tư, cải tạo công viên, vườn hoa do UBND Thành phố giao các Ban QLDA ĐTXD Thành phố, UBND cấp huyện và các chủ đầu tư thực hiện.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Xây dựng

- Tổ chức triển khai thực hiện, đôn đốc, kiểm tra, báo cáo UBND Thành phố tình hình triển khai thực hiện công tác trồng mới cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố; chỉ đạo các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ thuộc Sở triển khai thực hiện;

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị được giao quản lý, duy trì tổ chức kiểm tra, rà soát, lập phương án trồng bổ sung, thay thế đối với những cây bóng mát bị sâu bệnh, cong, nghiêng, xấu, nguy hiểm; cây còi cọc, chậm phát triển; cây không đúng chủng loại cây đô thị ảnh hưởng mỹ quan trên các tuyến đường nhằm tạo sự đồng bộ cho cảnh quan khu vực;

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có liên quan, rà soát, nghiên cứu chủng loại cây trồng phù hợp để giao nhiệm vụ cho các chủ đầu tư, các đơn vị quản vườn ươm trên địa bàn Thành phố triển khai công tác tạo nguồn cây giống và nguồn cây dự trữ;

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và UBND các cấp, các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác bảo vệ cây xanh và phát triển hệ thống cây xanh đô thị;

- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, rà soát, xây dựng phương án thiết kế cải tạo, chỉnh trang, trồng bổ sung, thay thế đối với những cây bóng mát bị sâu bệnh, cong, nghiêng, xấu, nguy hiểm, cây còi cọc, chậm phát triển, cây không đúng chủng loại cây đô thị ảnh hưởng mỹ quan trên các tuyến đường nhằm tạo sự đồng bộ cho cảnh quan khu vực đảm bảo phù hợp định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Quy hoạch giao thông, Quy hoạch phân khu, Quy hoạch chi tiết, Quy hoạch công viên cây, vườn hoa, cây xanh;

- Đôn đốc, kiểm tra, báo cáo UBND Thành phố tình hình triển khai thực hiện, đề xuất điều chỉnh, bổ sung kế hoạch thực hiện cho phù hợp điều kiện thực tiễn. Tổng hợp kết quả thực hiện hàng năm và 5 năm thực hiện đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch.

2. Các Sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã và các chủ đầu tư:

Các Sở, ban ngành, các chủ đầu tư, các đơn vị có liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã phối hợp tổ chức triển khai một số nhiệm vụ cụ thể:

2.1. Sở Giao thông vận tải:

- Đôn đốc các chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường giao thông, các dự án giao thông tĩnh, các dự án duy tu, cải tạo hệ thống giao thông vv... phải thực hiện phương án trồng cây và bảo tồn, bảo vệ cây xanh hiện có;

- Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị có liên quan phối hợp với Sở Xây dựng trong việc trồng cây phủ xanh, cải tạo môi trường, cảnh quan tại các tuyến đường Quốc lộ, Tỉnh lộ.

2.2. Sở Tài chính

- Phối hợp cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải rà soát, cân đối, bố trí kinh phí, đáp ứng đủ yêu cầu nhiệm vụ của Kế hoạch; thống nhất tiến độ, thứ tự ưu tiên thực hiện theo nhiệm vụ được duyệt để phát triển hệ thống cây xanh của Thành phố;

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Xây dựng nghiên cứu trình UBND Thành phố ban hành chính sách khuyến khích đầu tư, huy động đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân vào việc thực hiện Kế hoạch.

2.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải báo cáo UBND Thành phố cân đối, bố trí kinh phí, đáp ứng đủ yêu cầu cho nhiệm vụ; thống nhất tiến độ, thứ tự ưu tiên thực hiện theo nhiệm vụ được duyệt để phát triển hệ thống cây xanh của Thành phố.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan tham mưu trình UBND Thành phố ban hành chính sách khuyến khích đầu tư, huy động đóng góp kinh phí xã hội hóa của các tổ chức, cá nhân vào việc thực hiện Kế hoạch.

2.4. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chỉ đạo phòng Giáo dục các quận, huyện, thị xã và các trường học, cơ sở đào tạo tăng cường công tác tuyên truyền ý thức bảo vệ cây xanh trong các trường học, cơ sở đào tạo;

- Chủ động phối hợp UBND quận, huyện, thị xã trong công tác kiểm tra, rà soát và trồng bổ sung cây bóng mát trong các khuôn viên trường học.

2.5. Các Sở: Văn hóa và Thể thao, Du lịch, Y tế: Chỉ đạo phòng Văn hóa, Trung tâm y tế, bệnh viện, ban quản lý khu di tích, thắng cảnh chủ động phối hợp UBND quận, huyện, thị xã trong công tác kiểm tra, rà soát, trồng bổ sung hệ thống cây xanh trong khuôn viên các cơ quan, đơn vị, khu di tích, danh lam thắng cảnh.

2.6. Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí, truyền thông:

- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung trồng và chăm sóc, bảo vệ cây xanh trên hệ thống thông tin đại chúng nhằm nâng cao ý thức của người dân, cổ vũ, động viên các tổ chức, cá nhân tham gia trồng mới và làm tốt công tác bảo vệ cây xanh, môi trường, đồng thời phản ánh kịp thời các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ cây xanh, môi trường;

- Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức các chương trình thực tế nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng, tăng cường tham gia đóng góp của người dân trong việc xây dựng, giữ gìn bộ mặt Thành phố xanh - sạch - đẹp.

2.7. UBND các quận, huyện, thị xã:

- Thực hiện tổ chức trồng, thay thế cây sâu mục trên các tuyến đường theo phân cấp quản lý;

- Đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan đơn vị trên địa bàn, các chủ đầu tư dự án thực hiện kiểm tra hệ thống cây xanh kịp thời thay thế cây sâu mục nguy hiểm;

- Căn cứ theo mục tiêu, nội dung nhiệm vụ đề ra, chỉ đạo đơn vị trực thuộc thực hiện tốt kế hoạch phát triển cây xanh phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tổ chức triển khai thực hiện các bước theo quy định của pháp luật, trong đó phải khảo sát, đánh giá kỹ hiện trạng, xác định đối tượng, phạm vi, khối lượng cụ thể các hạng mục cần thiết phải đầu tư, tổng mức đầu tư, phương án thiết kế phù hợp với tính chất của từng công viên, vườn hoa, cây xanh;

- Chủ động rà soát quỹ đất hiện có trên địa bàn, tổ chức trồng cây theo kế hoạch đã phê duyệt bằng nguồn kinh phí của đơn vị; đặc biệt với đối 05 huyện: Gia Lâm, Thanh Trì, Đông Anh, Hoài Đức, Đan Phượng tập trung triển khai đầu tư trồng mới, cải tạo, chỉnh trang hệ thống cây xanh đô thị trên địa bàn để đảm bảo chỉ tiêu diện tích xanh thành quận; tiêu chí nông thôn mới - quận mới (lựa chọn chỉ tiêu cao hơn);

- Chỉ đạo UBND phường, xã, thị trấn các tổ chức và nhân dân hỗ trợ công tác quản lý bảo vệ cây xanh. Tổ chức công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến các tổ chức, cá nhân nghiêm túc thực hiện quy định, đồng thời áp dụng các biện pháp khuyến khích để động viên và phát triển hệ thống cây xanh trên địa bàn;

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân trên địa bàn tích cực tham gia bảo vệ, chăm sóc và phát triển hệ thống cây đô thị.

2.8. Các Ban QLDA chuyên ngành Thành phố, các chủ đầu tư dự án:

- Tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án được giao làm chủ đầu tư, trong đó phải đảm bảo triển khai đồng bộ hạng mục cây xanh thuộc dự án đầu tư;

- Tổ chức triển khai trồng cây xanh theo các dự án đầu tư đảm bảo tiến độ, chất lượng; Khắc phục kịp thời cây xanh bị ảnh hưởng trong mùa mưa bão;

- Tập trung đẩy nhanh tiến độ trồng cây xanh thuộc hạng mục xây dựng các dự án đầu tư được giao làm chủ đầu tư.

3. Chế độ thông tin báo cáo

Các Sở, ban, ngành Thành phố, UBND cấp huyện và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này; định kỳ vào ngày 20 của tháng cuối quý báo cáo tình hình thực hiện gửi Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo Thành phố.

Sở Xây dựng theo dõi, tổng hợp, định kỳ hàng tháng báo cáo UBND Thành phố tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch.

Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc kịp thời phản ảnh về Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo, đề xuất UBND Thành phố xem xét, chỉ đạo./.


Nơi nhận:
- Đ/c Bí thư Thành ủy;
- Các Bộ: Xây dựng, Nông nghiệp và PTNT;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND TP;
- Các PCT UBND TP;
- Các ban Đảng, Văn phòng Thành ủy;
- Các Ban HĐND TP;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH-HĐND TP;
- Các sở: XD, KHĐT, TC, GTVT, QHKT, TNMT,
GD và ĐT, VH-TT, DL, YT, TT và TT
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Trung tâm Tin học - Công báo;
- Các Ban QLDA ĐTXD TP;
- VPUBTP:, các PCVP,
các phòng: TH, KT, KTN, KTTH, KGVX, ĐT;
- Lưu: VT, ĐT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Dương Đức Tuấn

PHỤ LỤC 01.

KẾ HOẠCH TRỒNG MỚI 500.000 CÂY XANH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 76/KH-UBND ngày 08 tháng 3 năm 2023 của UBND thành phố Hà Nội)

TT

Đơn vị

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Tổng cộng

Cây bóng mát (cây)

Cây trang trí

Cây bóng mát (cây)

Cây trang trí

Cây bóng mát (cây)

Cây trang trí

Cây bóng mát (cây)

Cây trang trí

Cây bóng mát (cây)

Cây trang trí

Cây bóng mát (cây)

Cây trang trí

Cây cảnh (cây)

Cây mảng, thảm cỏ (m2)

Cây cảnh (cây)

Cây mảng, thảm cỏ (m2)

Cây cảnh (cây)

Cây mảng, thảm cỏ (m2)

Cây cảnh (cây)

Cây mảng, thảm cỏ (m2)

Cây cảnh (cây)

Cây mảng, thảm cỏ (m2)

Cây cảnh (cây)

Cây mảng, thảm cỏ (m2)

Tổng cộng

52.579

39.620

124.948

49.179

41.088

411.029

133.629

102.454

562.821

145.853

23.394

220.514

118.760

21.050

206.149

500.000

227.606

1.525.461

I

Đề án các huyện thành Quận

27.235

27.540

97.340

26.924

16.360

77.101

49.600

13.095

130.720

58.300

16.245

127.222

59.695

13.234

122.339

221.754

86.474

554.722

1

Huyện Đan Phượng

1.250

1.285

1.647

1.757

6.655

31.515

11.000

3.000

33.500

12.300

3.000

33.600

12.466

289

36.049

38.773

14.229

136.311

2

Huyện Đông Anh

5.373

5.000

30.000

11.740

15.000

5.000

30.000

15.000

5.000

30.000

15.000

5.000

30.000

62.113

20.000

120.000

3

Huyện Gia Lâm

7.948

3.500

8.000

4.707

3.500

7.500

3.500

3.500

6.000

3.500

8.000

5.980

3.500

28.135

17.500

23.500

4

Huyện Hoài Đức

10.575

16.645

55.103

5.016

2.764

36.572

10.200

300

65.000

9.000

3.000

55.000

8.481

3.000

55.000

43.272

25.709

266.675

5

Huyện Thanh Trì

2.089

1.110

2.590

3.704

3 441

1.514

9.900

1.295

2220

16.000

1.745

622

17.768

1.445

1.290

49.461

9.036

8.236

II

Thành phố thực hiện

13.961

4.024

14.158

10.140

11.983

160.735

75.158

87.195

422.581

79.021

4.944

83.602

48.600

5.606

75.030

226.880

113.752

756.106

1

Cải tạo chỉnh trang, trồng bổ sung hệ thống cây xanh đô thị

10.816

1.640

9.407

5.202

5.760

16.888

65.488

6.556

54.395

70.141

4.464

71.462

40.300

5.606

63.340

191.947

24.026

215.492

2

Các Dự án đầu tư Công viên

-

-

935

599

44.582

3.300

-

-

4.000

-

-

6.500

-

-

14.735

599

44.582

3

Các dự án đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội

1.145

2.384

4.752

3.003

5.624

99.266

5.370

80.639

368.186

3.880

480

12.140

800

-

11.690

14.198

89.127

496.033

Ban QLDA ĐTXD HTKT và NN thành phố Hà Nội

-

-

-

-

-

-

-

-

Ban QLDA ĐT XD CT GT thành phố HN

750

2.562

1.683

2.762

67.289

2.185

80.391

355.104

1.315

-

-

240

-

-

6.173

83.153

424.955

Ban QLDA ĐTXD Công trình dân dụng thành phố Hà Nội

395

2.384

2.189

1.320

2.862

31.977

3.185

248

13.082

2.565

480

12.140

560

-

11.690

8.025

5.974

71.078

4

Các dự án đầu tư phát triển khu đô thị

2.000

1.000

1.000

1.000

1.000

6.000

-

-

III

Các quận, thị xã thực hiện

11.383

8.056

13.450

12.115

12.745

173.193

8.871

2.164

9.520

8.532

2.205

9.690

10.465

2.210

8.780

51.366

27.380

214.633

1

Ba Đình

245

60

80

80

120

585

-

-

2

Bắc Từ Liêm

1.219

1.250

1.200

1.300

1.620

6.589

-

-

3

Cầu Giấy

295

419

3.220

86

200

200

314

1.095

419

3.220

4

Đống Đa

156

200

2.000

330

82.490

500

300

4.000

670

400

4.000

500

400

4.000

2.156

1.300

96.490

5

Hả Đông

1.929

2.000

1.180

1.208

1.038

1.200

1.480

500

1.700

1.500

500

1.700

1.250

500

1.700

7.367

4.538

7.480

6

Hai Bà Trưng

58

700

73

315

43

44

57

369

600

44

1.015

7

Hoàn Kiếm

74

3.204

157

6.303

100

50

50

74

405

9.507

100

8

Hoàng Mai

2.058

506

39

442

1.008

85

782

4.439

39

442

9

Long Biên

467

65

4.967

753

39.375

2000

2.000

2.273

11.707

818

39.375

10

Nam Từ Liêm

60

400

5.350

1.678

2.642

25.679

1.210

320

3.320

1.390

305

3.490

1.430

310

2.580

5.768

3.977

40.419

11

Tây Hồ

127

215

500

500

785

2.127

-

-

12

Thanh Xuân

217

768

142

200

200

200

959

768

-

13

Sơn Tây

4.478

1.000

1.000

1.443

1.970

23.592

400

1.000

500

500

1.000

500

748

1.000

500

7.569

5.970

26.092

Ghi chú:

- Năm 2021, 2022 là khối lượng các đơn vị đã thực hiện

- Đối với 05 huyện: Hoài Đức, Đông Anh, Thanh Trì, Gia Lâm, Đan Phượng thuộc Đề án đầu tư xây dựng huyện thành quận đến năm 2025. Khối lượng cây xanh đô thị trồng trên các tuyến đường giao thông, công viên, vườn hoa đầu tư xây dựng sẽ do Sở Xây dựng tổng hợp. Khối lượng trồng cây phân tán trên địa bàn 05 huyện và trồng rừng, trồng cây phân tán trên địa bàn thị xã Sơn Tây do Sở Nông nghiệp và PTNT đã tổng hợp vào Kế hoạch số 84/KH-UBND ngày 15/3/2022 của UBND Thành phố nên không có khối lượng trong kế hoạch này.

- Tổng kinh phí sẽ được xác định trên cơ sở khối lượng thuộc các dự án án đầu tư công trình: hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội (công viên, vườn hoa) được dự trù nguồn kinh phí theo các dự án giao các Ban QLDA ĐTXD của Thành phố và UBND cấp huyện thực hiện bằng nguồn vốn đầu tư trung hạn của UBND Thành phố. Giá trị chi tiết, chính xác sẽ xác định cụ thể theo từng dự án.

PHỤ LỤC 02.

VỊ TRÍ, ĐỊA ĐIỂM DỰ KIẾN TRỒNG CÂY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 76/KH-UBND ngày 08 tháng 3 năm 2023 của UBND thành phố Hà Nội)

TT

Vị trí, khu vực

Địa điểm

Năm thực hiện

Đơn vị thực hiện

2021

2022

2023

2024

2025

I

Dự án đầu tư phát triển hạ tầng giao thông

1

Đường nối từ QL5 vào Khu công nghiệp Hapro

Gia Lâm

x

Ban QLDA ĐTXD CTGT

2

Nút giao đường Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch

Đống Đa

x

x

Ban QLDA ĐTXD CTGT

3

Đường Phan Kế Bính theo quy hoạch

Đống Đa

x

x

Ban QLDA ĐTXD CTGT

4

Đường Lương Đình Của ra đường Trường Chinh

Đống Đa

x

Ban QLDA ĐTXD CTGT

5

Đường Phương Mai - Sông Lừ

Đống Đa

x

x

Ban QLDA ĐTXD CTGT

6

Đường VĐ3 đi thấp qua hồ Linh Đàm và nhánh kết nối với đường VĐ3

Hoàng Mai

x

Ban QLDA ĐTXD CTGT

7

Đường gom Bắc Thăng Long - Nội Bài, đoạn qua Khu công nghiệp Quang Minh I

Mê Linh

x

x

Ban QLDA ĐTXD CTGT

8

Đường nối từ Trường Đại học Mỏ - Địa chất vào khu công nghiệp Nam Thăng Long

Bắc Từ Liêm

x

x

Ban QLDA ĐTXD CTGT

9

Đường nhánh nối QL1A với đường cao tốc Pháp Vân- Cầu Giỗ, đoạn qua KCN hỗ trợ Nam Hà Nội

Phú Xuyên

x

x

Ban QLDA ĐTXD CTGT

10

Đường nối khu công nghiệp Bắc Thường Tín với ĐT427

Thường Tín

x

x

Ban QLDA ĐTXD CTGT

11

Đường gom từ Khu Công nghiệp Đài Tư - Sài Đồng A ra QL5

Long Biên, Gia Lâm

x

Ban QLDA ĐTXD CTGT

12

Đường vào KCN sạch Sóc Sơn

Sóc Sơn

x

Ban QLDA ĐTXD CTGT

13

Đường nối tiếp ĐT421B đoạn cầu vượt Sài Sơn qua khu hành chính huyện Quốc Oai kết nối với đường TL421B (đoạn Thạch Hán-Xuân Mai)

Quốc Oai

x

Ban QLDA ĐTXD CTGT

14

Hầm chui Lê Văn Lương - VĐ3

Thanh Xuân; Nam Từ Liêm

x

x

Ban QLDA ĐTXD CTGT

15

Đường bộ trên cao dọc đường Vành đai 2 đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở, kết hợp với mở rộng theo quy hoạch phần đi bằng đoạn từ Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Vọng

Hai Bà Trưng, Đống Đa, Thanh Xuân

x

x

Ban QLDA ĐTXD CTGT

16

Đường VĐ2,5 (đoạn Đầm Hồng đến QL1A)

Hoàng Mai, Thanh Xuân

x

x

Ban QLDA ĐTXD CTGT

17

Đường giao thông đấu nối hạ tầng các khu đô thị, dân cư quận Hà Đông

Hà Đông; Hoài Đức

x

Ban QLDA ĐTXD CTGT

18

Đường 70 (Đoạn từ cầu Ngà đến hết ranh giới Làng giáo dục quốc tế) và đường bao quanh Làng giáo dục quốc tế

Nam Từ Liêm; Hoài Đức

x

Ban QLDA ĐTXD CTGT

19

Đường nối từ cầu Mỗ Lao đến đường 70

Nam Từ Liêm

x

Ban QLDA ĐTXD CTGT

20

Đường gom Cầu Giẽ - Phú Yên - Vân Từ

Phú Xuyên

x

Ban QLDA ĐTXD CTGT

21

Hoàn thiện nút giao Chùa Bộc Thái Hà theo quy hoạch góc 1/4 từ HV Ngân hàng đến ĐH Công Đoàn

Đống Đa

x

Ban QLDA ĐTXD CTGT

22

Dự án xây dựng tuyến đường kết nối đường Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường Vành Đai 3

Hoàng Mai

x

Ban QLDA ĐTXD CTGT

23

Dự án xây dựng hầm chui tại nút giao giữa đường vành đai 2,5 với đường Giải Phóng (QL1A cũ), quận Hoàng Mai

Hoàng Mai

x

Ban QLDA ĐTXD CTGT

24

Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6, đoạn Ba La - Xuân Mai

Chương Mỹ

x

Ban QLDA ĐTXD CTGT

25

Đường Vành đai 1

Ba Đình

x

x

Ban QLDA ĐTXD CTDD&CN

26

Đường số 3 vào trung tâm khu đô thị mới Tây Hồ Tây

Bắc Từ Liêm

x

Ban QLDA ĐTXD CTDD&CN

27

Đường số 5 vào trung tâm khu đô thị mới Tây Hồ Tây

Bắc Từ Liêm

x

Ban QLDA ĐTXD CTDD&CN

28

Đường số 8 và các tuyến kết nối khu vực Bắc Cổ Nhuế - Chèm

Bắc Từ Liêm

x

Ban QLDA ĐTXD CTDD&CN

29

Đường liên khu vực 1 (đoạn từ Đức Thượng đến Song Phương)

Hoài Đức

x

UBND huyện Hoài Đức

30

Đường liên khu vực 8 (từ Đại Lộ Thăng Long đến đường tỉnh 423)

Hoài Đức

x

UBND huyện Hoài Đức

31

Đường ĐH -02

Hoài Đức

x

UBND huyện Hoài Đức

32

Đường Lại Yên - Vân Canh (từ đường Liên Khu vực 2 đến đường Vành đai 3,5)

Hoài Đức

x

UBND huyện Hoài Đức

33

Tuyến đường dọc Kênh Đan Hoài (từ Tiền Yên đến Song Phương)

Hoài Đức

x

UBND huyện Hoài Đức

34

Đường Vành đai xã Sơn Đồng

Hoài Đức

x

UBND huyện Hoài Đức

35

Xây dựng tuyến đường DH03

Hoài Đức

x

UBND huyện Hoài Đức

36

Xây dựng tuyến đường dọc Kênh Đan Hoài phía bờ trái từ Minh Khai đến Tiền Yên

Hoài Đức

x

UBND huyện Hoài Đức

37

Tuyến đường ĐH 04 từ Đại Lộ Thăng Long đến đường tỉnh 423

Hoài Đức

x

UBND huyện Hoài Đức

38

Tuyến đường từ ĐH 04 từ Tiền Yên đến Đại lộ Thăng Long

Hoài Đức

x

UBND huyện Hoài Đức

39

Đường nối từ đường Lại Yên - Vân Canh đến khu đô thị Bắc An Khánh

Hoài Đức

x

UBND huyện Hoài Đức

40

Đường khu vực An Thượng - An Khánh (đoạn qua xã An Thượng)

Hoài Đức

x

UBND huyện Hoài Đức

41

Đường bao khu trung tâm hành chính huyện Hoài Đức

Hoài Đức

x

UBND huyện Hoài Đức

42

Đường ĐH06 (giai đoạn 2) đoạn từ thôn Cao Hạ, xã Đức Giang nối với đường liên xã Đức Thượng - Dương Liễu

Hoài Đức

x

UBND huyện Hoài Đức

43

Đường dọc kênh Đan Hoài (từ Đại lộ Thăng Long đến đường tỉnh 423), huyện Hoài Đức

Hoài Đức

x

UBND huyện Hoài Đức

44

Đường liên khu vực 6 (đoạn từ liên khu vực 1 đến đường Vành đai 3,5)

Hoài Đức

x

UBND huyện Hoài Đức

45

Đường từ đường tỉnh 422 vào khu đô thị Kim Chung - Di Trạch

Hoài Đức

x

UBND huyện Hoài Đức

46

Nâng cấp đường tỉnh 423 (từ đê Tả Đáy đi cầu 72)

Hoài Đức

x

UBND huyện Hoài Đức

47

Đường nối đường Hoàng Quốc Việt kéo dài qua địa phận xã Tân Lập

Đan Phượng

x

x

UBND huyện Đan Phượng

48

Cải tạo, nâng cấp đường tỉnh lộ 422 từ dốc Liên Hà đến Quốc lộ 32, huyện Đan Phượng

Đan Phượng

x

x

UBND huyện Đan Phượng

49

Cải tạo, nâng cấp mở rộng đường tỉnh 417 (tỉnh lộ 83 cũ) đoạn từ Km3+700-Km6+200

Đan Phượng

x

UBND huyện Đan Phượng

50

Xây dựng tuyến đường nối từ đường vành đai 3,5 đến đường kênh Đan Hoài.

Đan Phượng

x

UBND huyện Đan Phượng

51

Dự án Xây dựng tuyến đường nối từ đường kênh Đan Hoài đi Quốc lộ 32.

Đan Phượng

x

UBND huyện Đan Phượng

52

Xây dựng tuyến đường nối từ Quốc lộ 32 đến đường nối từ đường vành đai 3,5 đến Quốc lộ 32.

Đan Phượng

x

UBND huyện Đan Phượng

53

Xây dựng tuyến đường kết nối đường Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường Vành đai 3

Thanh Trì

x

UBND huyện Thanh Trì

54

Nâng cấp, cải tạo tuyến đường Ngũ Hiệp đi Đông Mỹ, huyện Thanh Trì

Thanh Trì

x

UBND huyện Thanh Trì

55

Cải tạo, nâng cấp đường 70 đoạn Hà Đông - Văn Điển

Thanh Trì

x

UBND huyện Thanh Trì

56

Cải tạo, nâng cấp đê sông Nhuệ, đê Hữu Hồng trên địa bàn huyện Thanh Trì

Thanh Trì

x

UBND huyện Thanh Trì

57

Cải tạo, nâng cấp đê Hữu Hồng trên địa bàn huyện Thanh Trì

Thanh Trì

x

UBND huyện Thanh Trì

58

Nâng cấp mở rộng tuyến đường Tựu Liệt

Thanh Trì

UBND huyện Thanh Trì

59

Nâng cấp mở rộng tuyến đường tránh đường Phan Trọng Tuệ

Thanh Trì

x

UBND huyện Thanh Trì

60

Tuyến nối đường Chiến Thắng kéo dài đến đường Nguyễn Xiển - Xa La

Thanh Trì

x

UBND huyện Thanh Trì

61

Xây dựng tuyến đường trục Tả Thanh Oai

Thanh Trì

x

UBND huyện Thanh Trì

62

Đường nối đường Phan Trọng Tuệ đến đường quy hoạch vành đai 3,5

Thanh Trì

x

UBND huyện Thanh Trì

63

Cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường bệnh viện Đông Anh đi đền Sái tại ngã ba Kim

Đông Anh

x

UBND huyện Đông Anh

64

Đường trục trung tâm huyện Đông Anh

Đông Anh

x

UBND huyện Đông Anh

65

Đường LK51 từ Quốc lộ 3 mới đến đường Uy Nỗ và đoạn kéo dài đến Quốc lộ 3 (cũ)

Đông Anh

x

UBND huyện Đông Anh

66

Đường TD7 đoạn từ cầu Lộc Hà đến đường 23B

Đông Anh

x

UBND huyện Đông Anh

67

Đường từ cụm công nghiệp vừa và nhỏ Nguyên Khê đến đường Võ Văn Kiệt

Đông Anh

x

UBND huyện Đông Anh

68

Đường LK49 từ xã Liên Hà đến đường Uy Nỗ và đoạn kéo dài đến Quốc lộ 3 (cũ)

Đông Anh

x

UBND huyện Đông Anh

69

Đường LK46 từ đường Hoàng Sa qua đường Võ Văn Kiệt đến hết địa phận Đông Anh

Đông Anh

x

UBND huyện Đông Anh

70

Đường LK45 từ đường Hoàng Sa đến đường TD7

Đông Anh

x

UBND huyện Đông Anh

71

Đường LK57 từ đường TD7 đến đường QL3 cũ

Đông Anh

x

UBND huyện Đông Anh

72

Đường LK38 đoạn từ LK39 đến đường LK50

Đông Anh

x

UBND huyện Đông Anh

73

Đường LK55

Đông Anh

x

UBND huyện Đông Anh

74

Đường LK52 đoạn từ đường dẫn cầu Nhật Tân đến khu đô thị Đông Anh và đoạn từ khu đô thị Đông Anh đến đường LK55

Đông Anh

x

UBND huyện Đông Anh

75

Đường ven thôn Bầu vào trường tiểu học Kim Chung

Đông Anh

x

UBND huyện Đông Anh

76

Đường ngoài hàng rào kết nối khu công nghiệp Bắc Thăng Long, huyện Đông Anh (tuyến 1)

Đông Anh

x

UBND huyện Đông Anh

77

Đường ngoài hàng rào kết nối khu công nghiệp Bắc Thăng Long, huyện Đông Anh (tuyến 2)

Đông Anh

x

UBND huyện Đông Anh

78

Đường ngoài hàng rào kết nối khu công nghiệp Bắc Thăng Long, huyện Đông Anh (tuyến 3)

Đông Anh

x

UBND huyện Đông Anh

79

Đường từ nghĩa trang liệt sỹ Vân Hà đến hết địa phận Đông Anh (theo quy hoạch)

Đông Anh

x

UBND huyện Đông Anh

80

Đường Cao Lỗ đoạn từ UBND xã Uy Nỗ đến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên (theo quy hoạch)

Đông Anh

x

UBND huyện Đông Anh

81

Đường xung quanh thôn Nhuế, xã Kim Chung

Đông Anh

x

UBND huyện Đông Anh

82

Đường 23B (đoạn từ ngã tư Biến Thế đến hết địa phận huyện Đông Anh)

Đông Anh

x

UBND huyện Đông Anh

83

Đường từ Quốc Lộ 3 cũ qua thôn Phan Xá đến đường Dản Dị

Đông Anh

x

UBND huyện Đông Anh

84

Đường xung quanh hồ trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Đông Anh

Đông Anh

x

UBND huyện Đông Anh

85

Hoàn chỉnh khớp nối hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp vừa và nhỏ Phú Thị, Khu công nghiệp Dương Xá A

Gia Lâm

x

UBND huyện Gia Lâm

86

Đường đê tả Đuống theo quy hoạch đoạn từ cầu Đuống đến cầu Phù Đổng

Gia Lâm

x

UBND huyện Gia Lâm

87

Đường quy hoạch 24,5m từ đê Sông Đuống đến đường Dốc Lã - Ninh Hiệp

Gia Lâm

x

UBND huyện Gia Lâm

88

Đường Yên Viên - Đình Xuyên - Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm

Gia Lâm

x

UBND huyện Gia Lâm

89

Đường theo quy hoạch từ đường Phan Đăng Lưu đến Yên Thường

Gia Lâm

x

UBND huyện Gia Lâm

90

Cầu vượt đường quốc lộ 5 tại nút giao đường Ngô Xuân Quảng

Gia Lâm

x

UBND huyện Gia Lâm

91

Cầu vượt đường quốc lộ 5 tại nút giao đường Đông Dư - Dương Xá

Gia Lâm

x

UBND huyện Gia Lâm

92

Đường Dốc Lã - Ninh Hiệp - Phù Đổng

Gia Lâm

x

UBND huyện Gia Lâm

93

Đường dọc sông Thiên Đức đoạn từ đường Đặng Phúc Thông đến khu công nghiệp Đình Xuyên

Gia Lâm

x

UBND huyện Gia Lâm

94

Xây dựng tuyến đường 40m theo quy hoạch từ Đình Xuyên đến đường gom quốc lộ 1B, huyện Gia Lâm

Gia Lâm

x

UBND huyện Gia Lâm

95

Đường đê tả Đuống đoạn từ đền Phù Đổng đến hết địa phận xã Trung Mầu

Gia Lâm

x

UBND huyện Gia Lâm

96

Đường liên xã Ninh Hiệp - Phù Đổng - Trung Mầu theo quy hoạch đoạn từ hầm chui Quốc lộ 1B đến đường đê tả Đuống

Gia Lâm

x

UBND huyện Gia Lâm

97

Đường theo quy hoạch chạy dọc kênh dài từ sông Thiên Đức đến hết địa phận xã Lệ Chi

Gia Lâm

x

UBND huyện Gia Lâm

98

Đường theo quy hoạch từ đê hữu Đuống qua đường 181 tại vị trí chùa Linh Quy đến Kênh dài

Gia Lâm

x

UBND huyện Gia Lâm

99

Đường quy hoạch từ khu đô thị Đặng Xá đến đường Hội Xá (bao gồm cầu vượt đường Vành đai 3) Trên địa bàn huyện Gia Lâm và quận Long Biên

Gia Lâm, Long Biên

x

UBND huyện Gia Lâm

100

Cầu vượt đường quốc lộ 5 tại nút giao đường Ngô Xuân Quảng

Gia Lâm

x

UBND huyện Gia Lâm

101

Cầu vượt đường quốc lộ 5 tại nút giao đường Đông Dư - Dương Xá

Gia Lâm

x

UBND huyện Gia Lâm

102

Xây dựng cầu vượt tại vị trí nút giao tuyến đường Yên Viên - Đình Xuyên - Phù Đổng đến hết địa bàn huyện Gia Lâm với đường Hà Huy Tập, huyện Gia Lâm

Gia Lâm

x

UBND huyện Gia Lâm

103

Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá thành phố Hà Nội

Thanh Trì

x

x

Ban QLDA ĐTXD CT HTKT&NN

104

Dự án cống hóa thành mương kín để làm đường giao thông tuyến đường Đồng Bông

Nam Từ Liêm

x

x

UBND quận Nam Từ Liêm

105

Dự án cải tạo, mở rộng đường Đỗ Xuân Hợp và công hóa thành mương kín tuyến mương Nguyễn Cơ Thạch đến hết đường Đỗ Xuân Hợp

Nam Từ Liêm

x

x

UBND quận Nam Từ Liêm

106

Dự án cải tạo, mở rộng tuyến đường từ Đại lộ Thăng Long đến đường 70 (đoạn qua vị trí cầu Đôi, phường Đại Mỗ)

Nam Từ Liêm

x

x

UBND quận Nam Từ Liêm

II

Dự án xây dựng trụ sở cơ quan

1

Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội

Hoàng Mai

x

Ban QLDA ĐTXD CTDD

2

Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội

Hoàng Mai

x

x

Ban QLDA ĐTXD CTDD

3

Viện Kiểm sát nhân dân quận Hai Bà Trưng

Hai Bà Trưng

x

Ban QLDA ĐTXD CTDD

4

Khu liên cơ quan Vân Hồ

Hai Bà Trưng

x

Ban QLDA ĐTXD CTDD

5

Viện Kiểm sát nhân dân quận Bắc Từ Liêm

Bắc Từ Liêm

x

Ban QLDA ĐTXD CTDD

6

Tòa án nhân dân quận Bắc Từ Liêm

Bắc Từ Liêm

x

Ban QLDA ĐTXD CTDD

7

Nhà ở tái định cư Xuân La

Tây Hồ

x

Ban QLDA ĐTXD CTDD

8

Tòa án nhân dân quận Hà Đông

Hà Đông

x

Ban QLDA ĐTXD CTDD

9

Viện Kiểm sát nhân dân huyện Thường Tín

Thường Tín

x

Ban QLDA ĐTXD CTDD

10

Viện kiểm sát nhân dân huyện Chương Mỹ

Chương Mỹ

x

Ban QLDA ĐTXD CTDD

11

Tòa án nhân dân huyện Thanh Trì

Thanh Trì

x

Ban QLDA ĐTXD CTDD

III

Cải tạo, chỉnh trang, trồng bổ sung cây xanh

1

Trồng bổ sung, thay thế cây bóng mát vào các vị trí trống, cây chết đổ gẫy (thuộc các gói thầu duy trì)

12 quận, thị xã

x

x

x

x

x

Sở Xây dựng, UBND cấp huyện

2

Khu di tích đền thờ Nguyên phi Ỷ Lan

Gia Lâm

x

Hội liên hiệp phụ nữ Hà Nội

3

Đường Văn Cao - Liễu Giai

Ba Đình

x

Sở Giao thông vận tải

4

Đường Tôn Thất Thuyết

Cầu Giấy

x

Sở Giao thông vận tải

5

Đường Hoàng Quốc Việt

Cầu Giấy

x

Sở Giao thông vận tải

6

Tuyến đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông (các phố: Hào Nam - Hoàng Cầu - Yên Lãng - Đường Láng - Nguyễn Trãi - Trần Phú - Quang Trung)

Đống Đa, Thanh Xuân, Hà Đông

x

x

Sở Xây dựng

7

Đại lộ Thăng Long

Nam Từ Liêm, Quốc Oai, Thạch Thất

x

x

x

Sở Xây dựng

8

Đường Cầu Giấy - Voi Phục

Ba Đình

x

Sở Xây dựng

9

Đường Phan Đình Phùng

Ba Đình

x

Sở Xây dựng

10

Đường Lý Thái Tổ

Hoàn Kiếm

x

Sở Xây dựng

11

Đường Giải Phóng

Hai Bà Trưng

x

Sở Xây dựng

12

Đường Tân Mỹ

Nam Từ Liêm

x

Sở Xây dựng

13

Đường Tân An Bình

Nam Từ Liêm

x

Sở Xây dựng

14

Đường Lê Đức Thọ - Lê Quang Đạo (bao gồm cả dải phân cách và vỉa hè)

Nam Từ Liêm

x

Sở Xây dựng

15

Dải phân cách cầu Thanh Trì (từ Km 163+104 đến Km166+188 QL1A)

Hoàng Mai

x

Sở Xây dựng

16

Đường Nguyễn Hữu Thọ

Hoàng Mai

x

Sở Xây dựng

17

Đường Tân Mai

Hoàng Mai

x

Sở Xây dựng

18

Đường Dương Đình Nghệ - Trần Thái Tông - Phạm Văn Bạch

Cầu Giấy

x

Sở Xây dựng

19

Nút giao Phạm Hùng - Dương Đình Nghệ - Mễ Trì

Cầu Giấy

x

Sở Xây dựng

20

Đường Nguyễn Văn Huyên

Cầu Giấy

x

Sở Xây dựng

21

Đường Trần Đăng Ninh

Cầu Giấy

x

Sở Xây dựng

22

Đường Nguyễn Phong Sắc

Cầu Giấy

x

Sở Xây dựng

23

Đường Trung Kinh

Cầu Giấy

x

Sở Xây dựng

24

Đường Hoàng Đạo Thúy

Cầu Giấy

x

Sở Xây dựng

25

Đường Lê Văn Lương

Cầu Giấy

x

Sở Xây dựng

26

Cầu Đơ - Hà Cầu (khu trung tâm hành chính quận Hà Đông)

Hà Đông

x

Sở Xây dựng

27

Đường Tố Hữu

Hà Đông

x

Sở Xây dựng

28

Đường Mỗ Lao

Hà Đông

x

Sở Xây dựng

29

Đường Ngô Gia Tự

Long Biên

x

Sở Xây dựng

30

Đường Nguyễn Cao Luyện

Long Biên

x

Sở Xây dựng

31

Đường Đoàn Khuê

Long Biên

x

x

UBND quận Long Biên

32

Đường Vạn Hạnh

Long Biên

x

x

UBND quận Long Biên

33

Đường Chu Huy Mân

Long Biên

x

Sở Xây dựng

34

Đường Đàm Quang Trung

Long Biên

x

Sở Xây dựng

35

Đường Trần Danh Tuyên

Long Biên

x

Sở Xây dựng

36

Đường Lý Sơn

Long Biên

x

Sở Xây dựng

37

Đường Đỗ Nhuận

Bắc Từ Liêm

x

Sở Xây dựng

38

Đường Hoàng Sa - Trường Sa

Đông Anh

x

Sở Xây dựng

39

Nút giao đường Vành Đai 3 với đường ôtô cao tốc Hà Nội-Hải Phòng

Long Biên, Gia Lâm

x

x

x

Sở Xây dựng

40

Vùng ảnh hưởng 500m bãi rác Xuân Sơn

Sơn Tây, Ba Vì

x

x

x

Sở Xây dựng

41

Trụ sở Công an huyện

Đan Phượng

x

UBND huyện Đan Phượng

42

Xây dựng hạ tầng 2 bên và cải tạo đê cụt Tàm Xá và kết hợp làm giao thông

Đông Anh

x

UBND huyện Đông Anh

43

Quốc lộ 32

Hoài Đức

x

x

UBND huyện Hoài Đức

44

Trung tâm TTVH huyện

Hoài Đức

x

UBND huyện Hoài Đức

45

Khu cây xanh thôn Huỳnh Cung xã Tam Hiệp

Thanh Trì

x

UBND huyện Thanh Trì

46

Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, số 46 phố Liễu Giai

Ba Đình

x

UBND quận Ba Đình

47

Trung tâm hành chính Quận - TDP Phúc Lý 2, phường Minh Khai

Bắc Từ Liêm

x

UBND quận Bắc Từ Liêm

48

Trong khuôn viên các Trường học

Cầu Giấy

x

UBND quận Cầu Giấy

49

Đường Xã Đàn

Đống Đa

x

UBND quận Đống Đa

50

Đường Khâm Thiên

Đống Đa

x

UBND quận Đống Đa

51

Tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (đoạn giao phố Chùa Láng)

Đống Đa

x

UBND quận Đống Đa

52

Trường tiểu học Vạn Bảo Khu dân cư mới Vạn Phúc, Phường Vạn Phúc

Hà Đông

x

UBND quận Hà Đông

53

Xung quanh hồ Thiền Quang

Hai Bà Trưng

x

x

UBND quận Hai Bà Trưng

54

Khuôn viên Trung tâm chính trị quận, số 8, phố Bùi Ngọc Dương, phường Bạch Mai

Hai Bà Trưng

x

UBND quận Hai Bà Trưng

55

Vườn hoa Cổ Tân, phường Tràng Tiền

Hoàn Kiếm

x

UBND quận Hoàn Kiếm

56

Nút giao Pháp Vân - Cầu Giẽ giao với đường vành đai 3

Hoàng Mai

x

x

UBND quận Hoàng Mai

57

Hai bên chân taluy đường Vành đai 3 trên cao (từ nút giao Pháp Vân đến cầu Thanh Trì)

Hoàng Mai

x

x

UBND quận Hoàng Mai

58

Trường tiểu học Thanh Trì, phường Thanh Trì

Hoàng Mai

x

UBND quận Hoàng Mai

59

Ô quy hoạch E3/CX1 Công viên cây xanh - phường Bồ Đề

Long Biên

x

UBND quận Long Biên

60

Trường trung học cơ Phương Canh

Nam Từ Liêm

x

UBND quận Nam Từ Liêm

61

Tại cổng chính Công viên Thanh Xuân, phường Nhân Chính

Thanh Xuân

x

UBND quận Thanh Xuân

62

Khu di tích Văn Miếu - xã Đường Lâm

Sơn Tây

x

UBND thị xã Sơn Tây

IV

Dự án đầu tư xây dựng công viên

1

Công viên CV 1

Cầu Giấy

x

x

Công ty CPĐT và Phát triển ĐT Sài Đồng

2

Công viên khu ĐT Tây Nam Hà Nội

Cầu Giấy

x

x

x

x

Công ty TNHH VNT

3

Công viên Chu Văn An (giai đoạn 2)

Thanh Trì

x

x

x

x

UBND huyện Thanh Trì

4

Công viên hồ Phùng Khoang

Nam Từ Liêm

x

x

x

x

Liên danh Tổng Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội, Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng đô thị

5

Công viên văn hóa Kim Quy

Đông Anh

x

x

x

x

Công ty CP Tập đoàn Mặt Trời

6

Công viên Văn hóa - Vui chơi giải trí, Thể thao quận Hà Đồng

Hà Đông

x

x

Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tổng hợp vào danh mục dự kiến đầu tư Công trung hạn 2021-2026

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 76/KH-UBND ngày 08/03/2023 về trồng mới 500.000 cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2021-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.105

DMCA.com Protection Status
IP: 18.188.227.108
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!