Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 4743/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng Người ký: Nguyễn Ngọc Phúc
Ngày ban hành: 12/06/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4743/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 12 tháng 6 năm 2024

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TUẦN HOÀN THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2030

Căn cứ Quyết định số 687/QĐ-TTg ngày 07/06/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam;

Căn cứ Nghị quyết số 21-NQ/TU ngày 27/10/2022 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững và hiện đại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 661/QĐ-UBND ngày 28/3/2023 của UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TU ngày 27/10/2022 của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững và hiện đại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Tờ trình số 86/TTr-SNN ngày 31/5/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp tuần hoàn thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2030 cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung: Phát triển nông nghiệp tuần hoàn nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn phụ phẩm từ hoạt động sản xuất, sơ chế, chế biến nông sản để tái sản xuất, sử dụng, giảm thiểu các yếu tố đầu vào và chi phí sản xuất, kết nối bền vững, khép kín chuỗi giá trị nông sản, tạo ra giá trị gia tăng, giảm lượng chất thải ra môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030:

a) Lĩnh vực trồng trọt: Giảm 30% lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hóa học và 5% lượng phụ phẩm, chất thải phát sinh từ sản xuất trồng trọt. Có 95% phụ phẩm, chất thải trồng trọt được thu gom, xử lý theo quy định trong đó 70% được thu gom, tái sử dụng theo mô hình kinh tế tuần hoàn.

b) Lĩnh vực chăn nuôi: Giảm 5% lượng thức ăn chăn nuôi và 3% lượng thuốc thú y sử dụng trong chăn nuôi/đơn vị sản phẩm; giảm 10% lượng chất thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi. Có trên 80% chất thải chăn nuôi trong nông hộ và 100% trang trại được thu gom, xử lý theo quy định trong đó có 60% chất thải chăn nuôi trong nông hộ và 90% chất thải trang trại được thu gom, tái sử dụng theo mô hình kinh tế tuần hoàn.

c) Lĩnh vực sơ chế, chế biến: 90% chất thải từ quá trình sơ chế, chế biến nông sản, phế phụ phẩm sau giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm được thu gom, xử lý trong đó có 70% chất thải được thu gom, tái sử dụng theo mô hình kinh tế tuần hoàn.

d) Hàng năm mỗi huyện, thành phố xây dựng được ít nhất 01 mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn. Hiệu quả kinh tế các mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn tăng từ 10-20% so với sản xuất truyền thống.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về sản xuất nông nghiệp tuần hoàn:

a) Tổ chức tuyên truyền phổ biến các chủ trương, cơ chế chính sách, quan điểm, mục tiêu, tầm quan trọng, lợi ích của việc phát triển sản xuất nông nghiệp tuần hoàn để nâng cao nhận thức, trách nhiệm về sản xuất nông nghiệp tuần hoàn cho các cấp, các ngành, các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người dân nhằm chuyển đổi tư duy từ sản xuất truyền thống phụ thuộc các yếu tố đầu vào, chưa quan tâm đến nguồn phụ phẩm và môi trường sang sản xuất theo mô hình kinh tế tuần hoàn, tái sử dụng tài nguyên hiệu quả và bền vững gắn với nhu cầu thị trường.

b) Xây dựng các phóng sự, tin bài, chuyên mục khuyến nông để giới thiệu quy trình, công nghệ, các mô hình, cách làm hay, sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp tuần hoàn nhằm tạo hiệu ứng lan tỏa, nhân rộng trong cộng đồng.

c) Tổ chức các hội nghị, hội thảo, diễn đàn, các buổi tọa đàm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, giới thiệu, chuyển giao công nghệ, bàn giải pháp thúc đẩy việc ứng dụng kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp.

2. Xây dựng, nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn:

a) Xây dựng, nhân rộng các mô hình tuần hoàn trong sản xuất, sơ chế, chế biến nông sản lĩnh vực trồng trọt để tái sử dụng hiệu quả phụ phẩm cây trồng làm phân bón hữu cơ, thức ăn chăn nuôi, than sinh học (biochar), nhiên liệu, vật liệu che phủ, giá thể... Hỗ trợ đầu tư xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới thu hồi, xử lý tái sử dụng nước tưới, dinh dưỡng và tuần hoàn nguyên vật liệu, năng lượng trong canh tác để giảm lượng chất thải, chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế.

b) Xây dựng, nhân rộng các mô hình sản xuất tuần hoàn trong chăn nuôi và chế biến thực phẩm thuộc lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản để tái sử dụng hiệu quả chất thải chăn nuôi làm nhiên liệu khí sinh học (biogas); sản xuất phân bón hữu cơ; nuôi côn trùng, sinh vật có ích lấy sản phẩm làm thức ăn chăn nuôi, phân bón sử dụng cho trồng trọt...Thực hiện các mô hình tuần hoàn thủy sản (nguồn nước, không chất thải); mô hình chăn nuôi tuần hoàn khép kín từ sản xuất thức ăn đến chăn nuôi trang trại, xử lý chất thải tái sử dụng cho trồng trọt.

c) Nghiên cứu, phát triển các mô hình nông nghiệp tuần hoàn kết hợp giữa trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nhằm tái sử dụng hiệu quả phụ phẩm của ngành này là đầu vào của ngành kia và ngược lại góp phần nâng cao giá trị, kéo dài vòng đời sản phẩm, giảm chi phí sản xuất và kết nối bền vững sản xuất trồng trọt với chăn nuôi, thủy sản.

d) Xây dựng, phát triển các mô hình tiết chế hóa, hạn chế và giảm thiểu việc sử dụng nguyên liệu đầu vào trong sản xuất trồng trọt và chăn nuôi, thủy sản (giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng); các mô hình kinh tế tuần hoàn tiết kiệm nước tưới, năng lượng và tài nguyên trong trồng trọt, chăn nuôi để gia tăng hiệu quả sản xuất, giảm lượng phát thải, khí thải.

3. Xây dựng các quy trình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn:

Xây dựng 10 quy trình kỹ thuật hướng dẫn thu hồi, xử lý, tái sử dụng phụ phẩm trồng trọt làm phân bón hữu cơ, than sinh học, thức ăn chăn nuôi, chất đốt...; quy trình thu gom, xử lý chất thải, nước thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ, sản xuất nhiên liệu khí sinh học...; quy trình nuôi côn trùng, sinh vật có ích; chuyển hóa chất thải thành phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp tuần hoàn; các quy trình sản xuất tuần hoàn khép kín.

4. Đào tạo tập huấn về sản xuất nông nghiệp tuần hoàn:

a) Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho lực lượng cán bộ quản lý ngành nông nghiệp cấp tỉnh, cấp huyện về kỹ thuật, quy trình, công nghệ áp dụng trong sản xuất nông nghiệp tuần hoàn để phổ biến, hướng dẫn, đào tạo, chuyển giao cho doanh nghiệp và các hợp tác xã, tổ hợp tác, người dân có nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp tuần hoàn.

b) Thực hiện tập huấn, đào tạo chuyển giao quy trình công nghệ về thu hồi, xử lý, tái chế, tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp, chất thải để phát triển nông nghiệp tuần hoàn, cách tiếp cận thị trường quảng bá, giới thiệu sản phẩm, các tiến bộ kỹ thuật về sản xuất tuần hoàn.

5. Ứng dụng khoa học công nghệ phát triển nông nghiệp tuần hoàn:

a) Xây dựng và triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu các giải pháp, quy trình công nghệ tái chế, thu hồi, xử lý hiệu quả phụ phẩm trồng trọt, chất thải chăn nuôi, phụ phẩm từ hoạt động sơ chế, chế biến nông sản, giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm, rác thải nhựa để tái sử dụng theo chu trình tuần hoàn nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm thiểu phát thải khí nhà kính và ô nhiễm môi trường.

b) Thực hiện các đề tài nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng kháng sâu bệnh thích ứng với biến đổi khí hậu, chọn tạo giống vật nuôi chống chịu bệnh; công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi từ nguồn nguyên liệu phụ phẩm tại chỗ để giảm việc sử dụng nguyên liệu từ bên ngoài; nghiên cứu thay đổi khẩu phần ăn để tăng năng suất, giá trị kinh tế và giảm lượng phát thải trong chăn nuôi. Nghiên cứu, phát triển công nghệ thu hoạch, bảo quản, sơ chế, chế biến nông sản để giảm tổn thất sau thu hoạch trong trồng trọt qua đó giảm lượng chất thải, phụ phẩm phát sinh.

c) Khuyến khích, ưu tiên tuyển chọn, thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu xử lý, chế biến phụ phẩm có giá trị gia tăng cao cho các mục đích (thực phẩm, dược phẩm...); nghiên cứu quy trình trồng trọt, chăn nuôi khép kín, sử dụng tiết kiệm nguyên liệu, không chất thải; các công nghệ sản xuất vật liệu, chế phẩm sinh học xử lý hiệu quả nguồn nguyên liệu, phụ phẩm sẵn có ở địa phương để phát triển nông nghiệp tuần hoàn quy mô nông hộ, trang trại.

d) Đẩy mạnh hợp tác trong và ngoài nước; tham quan học tập kinh nghiệm, tiếp cận với các mô hình sản xuất tuần hoàn hiệu quả, có tính ứng dụng cao, các công nghệ, tiến bộ kỹ thuật mới về xử lý, tái chế phụ phẩm nông nghiệp trong trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế chế biến nông sản, thực phẩm để áp dụng vào sản xuất nông nghiệp ở địa phương.

6. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tuần hoàn:

a) Xây dựng và nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác với người dân tại các vùng sản xuất tập trung tạo nên chuỗi sản xuất tuần hoàn khép kín góp phần nâng cao giá trị nông sản, tận thu được nguồn phụ phẩm, chất thải để xử lý, tái sử dụng.

b) Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đang thực hiện sản xuất nông nghiệp tuần hoàn xây dựng các phương án liên kết để hình thành các chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm với người dân trong vùng qua đó phát triển, mở rộng diện tích sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế cho các mô hình kinh tế tuần hoàn.

c) Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã có năng lực tài chính xây dựng các nhà máy, cơ sở chế biến phụ phẩm nông nghiệp, chất thải hữu cơ thành các sản phẩm phân bón, giá thể trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, thực phẩm theo các công nghệ, quy trình sản xuất tuần hoàn đảm bảo thân thiện với môi trường.

d) Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, nông hộ xây dựng nhãn hiệu đối với sản phẩm nông nghiệp tuần hoàn; thiết kế, in ấn bao bì, nhãn mác để phân biệt với các sản phẩm khác nhằm gia tăng giá trị, tính cạnh tranh và khả năng tiếp cận thị trường, thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp bền vững.

đ) Tổ chức các hoạt động quảng bá, kết nối doanh nghiệp để xúc tiến tiêu thụ cho sản phẩm nông nghiệp tuần hoàn và các sản phẩm chế biến từ phụ phẩm trồng trọt, chất thải chăn nuôi, thủy sản. Hỗ trợ giới thiệu các sản phẩm công nghệ, máy móc, thiết bị ứng dụng trong phát triển nông nghiệp tuần hoàn.

7. Cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp tuần hoàn:

a) Áp dụng các cơ chế chính sách hiện có để thực hiện các hoạt động đào tạo, tập huấn, xây dựng nhân rộng mô hình, liên kết sản xuất và tiêu thụ, thu hút đầu tư và xúc tiến thương mại sản phẩm nông nghiệp tuần hoàn trên địa bàn tỉnh như sau:

- Về đào tạo tập huấn, xây dựng quy trình phát triển sản xuất nông nghiệp tuần hoàn: Áp dụng quy định tại Điều 1, Nghị quyết số 186/2020/NQ-HĐND ngày 15/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định nội dung chi, mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông địa phương (Nghị quyết số 186/2020/NQ-HĐND). Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng quy trình và đào tạo tập huấn, chuyển giao kỹ thuật về sản xuất nông nghiệp tuần hoàn.

- Về hỗ trợ xây dựng nhân rộng các mô hình nông nghiệp tuần hoàn: Áp dụng quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 29, Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ quy định nội dung chi, mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông địa phương. Ngân sách nhà nước hỗ trợ 70% kinh phí thực hiện mô hình, nội dung hỗ trợ bao gồm nguyên vật liệu, vật tư thiết yếu để sản xuất tuần hoàn như giống, máy móc, thiết bị, vật liệu, dụng cụ, chế phẩm..., mức hỗ trợ tối đa không quá 300 triệu đồng/mô hình áp dụng theo quy định tại khoản 2, Điều 3, Nghị quyết số 186/2020/NQ-HĐND để chi hỗ trợ xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh.

- Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tuần hoàn: Áp dụng Nghị quyết 104/2018/NQ-HĐND ngày 13/12/2018 về phê duyệt chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

- Về thu hút đầu tư, thiết kế in ấn bao bì, nhãn mác, xúc tiến thương mại để phát triển nông nghiệp tuần hoàn: Áp dụng Nghị quyết 112/2018/NQ-HĐND ngày 13/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; Quyết định số 02/2016/QĐ-UBND ngày 14/01/2016 về quy chế xây dựng, quản lý và tổ chức thực hiện chương trình xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

b) Rà soát, đề xuất cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định, hướng dẫn về tiêu chí, tiêu chuẩn để nhận diện, đánh giá các mô hình nông nghiệp tuần hoàn; các cơ chế, chính sách riêng hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp tuần hoàn.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện Kế hoạch bố trí từ nguồn ngân sách tỉnh phân bổ cho ngành nông nghiệp hàng năm để thực hiện Kế hoạch Cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025; từ năm 2026-2030 bố trí từ nguồn kinh phí ngân sách phân bổ cho ngành nông nghiệp và các địa phương thực hiện các chương trình, kế hoạch về phát triển nông nghiệp, nông thôn; kinh phí lồng ghép trong các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các chương trình, đề án, dự án có liên quan, kinh phí đối ứng của các tổ chức, cá nhân tham gia.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch trên phạm vi toàn tỉnh.

b) Biên soạn, hướng dẫn các tài liệu, quy trình thu hồi, xử lý phụ phẩm trồng trọt và chăn nuôi, thủy sản để phát triển sản xuất tuần hoàn; tập huấn, tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn về sản xuất nông nghiệp tuần hoàn cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.

c) Xây dựng, nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, đặc biệt các mô hình ứng dụng công nghệ mới về xử lý phụ phẩm nông nghiệp thành các sản phẩm có giá trị, các dự án, mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản tuần hoàn theo chuỗi giá trị.

d) Phối hợp với các địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp tuần hoàn trên địa bàn tỉnh. Lồng ghép kinh phí từ các chương trình, đề án khác để triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung, đảm bảo mục tiêu của kế hoạch.

đ) Đề xuất, đặt hàng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh về phát triển nông nghiệp tuần hoàn, thu gom, xử lý phụ phẩm nông nghiệp để triển khai hiệu quả các nội dung liên quan của kế hoạch.

e) Hàng năm phối hợp với các sở, ngành, địa phương theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện kế hoạch; rà soát các khó khăn, vướng mắc, tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện, báo cáo UBND tỉnh.

2. Sở Tài chính: Trên cơ sở đề xuất của các đơn vị, địa phương, Sở Tài chính tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí để thực hiện nhiệm vụ trong dự toán ngân sách hàng năm theo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với khả năng cân đối ngân sách tỉnh.

3. Sở Kế hoạch đầu tư: Triển khai lồng ghép nội dung Kế hoạch vào Kế hoạch phát triển kinh tế tuần hoàn; Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh.

5. Sở Khoa học và Công nghệ:

a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc xây dựng định hướng chương trình khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp tuần hoàn trên địa bàn tỉnh.

b) Đặt hàng triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ, dự án chuyển giao, nhân rộng kết quả đề tài về phát triển nông nghiệp tuần hoàn trong các chương trình khoa học và công nghệ.

c) Thực hiện nghiên cứu, chuyển giao các đề tài, dự án trong lĩnh vực xử lý các nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp phát sinh lớn của tỉnh (rác rau hoa, cà phê, sầu riêng,...), chất thải chăn nuôi thành các sản phẩm có giá trị như thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm dược, nhiên liệu.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường:

a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố trong việc quản lý, tuyên truyền, hướng dẫn việc thu gom, xử lý, tái sử dụng phụ phẩm, chất thải nông nghiệp theo mô hình kinh tế tuần hoàn.

b) Xây dựng, triển khai các mô hình kinh tế tuần hoàn liên quan đến tiết kiệm năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.

c) Hướng dẫn, hỗ trợ các dự án đầu tư sản xuất theo mô hình kinh tế tuần hoàn, hỗ trợ phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn và các loại chất thải khác phát sinh từ sản xuất nông nghiệp.

8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

a) Xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ được phân công của kế hoạch này tại địa phương; chủ động lồng ghép việc thực hiện phát triển nông nghiệp tuần hoàn trong các kế hoạch sản xuất, chương trình, dự án về nông nghiệp, nông thôn ở địa phương.

b) Tổ chức thông tin tuyên truyền, đào tạo, tập huấn, triển khai các cơ chế chính sách, hỗ trợ xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn gắn với các cây trồng, vật nuôi chủ lực của địa phương đảm bảo các mục tiêu của kế hoạch.

c) Định kỳ hàng năm tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh./.


Nơi nhận:
- Bộ NN & PTNT;
- Các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: NN &PTNT, TC; KH&CN; TN&MT, KH&ĐT;
- Hội Nông dân tỉnh;
- UBND các huyện, TP;
- LĐVP;
- Lưu: VT, NN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Phúc

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 4743/KH-UBND ngày 12/06/2024 phát triển sản xuất nông nghiệp tuần hoàn thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


132

DMCA.com Protection Status
IP: 3.12.165.216
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!