ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 09/KH-UBND
|
Nam Định, ngày 14
tháng 01 năm 2025
|
KẾ HOẠCH
THU THẬP THÔNG TIN, DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2025
Thực hiện Nghị định số
73/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ về việc thu thập, quản lý,
khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường;
Căn cứ Thông tư số
03/2022/TT-BTNMT ngày 28/02/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về
việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 73/2017/NĐ-CP ngày 14/6/2017 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số
23/2019/QĐ-UBND ngày 25/7/2019 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế thu thập,
quản lý, khai thác, chia sẻ và sử dụng thông tin dữ liệu tài nguyên và môi trường
trên địa bàn tỉnh Nam Định.
UBND tỉnh Nam Định xây dựng Kế
hoạch thu thập thông tin dữ liệu Tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh năm
2025 cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
- Thu thập đầy đủ, toàn diện
thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh, chuẩn hóa và bảo
quản an toàn dữ liệu về tài nguyên và môi trường, từng bước đưa công tác thu thập,
quản lý, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường đi
vào nề nếp; tổ chức quản lý, công bố công khai theo quy định, tạo điều kiện cho
các tổ chức cá nhân khai thác sử dụng thuận tiện, phù hợp theo quy định của
pháp luật;
- Chuẩn bị dữ liệu đầu vào cho
cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường tỉnh Nam Định, phục vụ công tác quản
lý Nhà nước và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng
- an ninh trên địa bàn tỉnh;
- Hiện đại hóa kho lưu trữ dữ liệu
tài nguyên và môi trường tỉnh Nam Định thành kho lưu trữ điện tử, góp phần thực
hiện Kế hoạch chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, phát triển
Chính phủ số/Chính quyền số giai đoạn 2021- 2025; Thực hiện Kế hoạch thực hiện
Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 15/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển
đổi số tỉnh Nam Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của UBND tỉnh.
2. Yêu cầu
- Thực hiện thu thập dữ liệu
theo Quy chế thu thập, quản lý, khai thác, chia sẻ và sử dụng thông tin, dữ liệu
tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Nam Định theo quy định tại Quyết định
số 23/2019/QĐ-UBND ngày 25/7/2019 của UBND tỉnh;
- Việc thực hiện thu thập dữ liệu
phải khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn, đúng quy định của pháp luật;
đúng các quy định, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức
kinh tế - kỹ thuật;
- Thông tin dữ liệu thu thập cập
nhật phải đầy đủ, chính xác, kịp thời, hiệu quả; ưu tiên mục tiêu sử dụng dài hạn,
có thể dùng cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau.
- Ứng dụng công nghệ thông tin
để đảm bảo việc thu thập, xử lý, cập nhật dữ liệu một cách đầy đủ, nhanh chóng,
chính xác, đồng thời bảo đảm việc xây dựng, lưu trữ an toàn cơ sở dữ liệu.
- Có sự phối hợp chặt chẽ, thống
nhất giữa các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố Nam Định, đảm bảo thực
hiện hiệu quả, hoàn thành dứt điểm từng nội dung Kế hoạch.
- Xây dựng, cập nhật, tổng hợp
danh mục thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường, tổ chức công bố, cung cấp
thông tin kịp thời cho mọi đối tượng theo quy định của pháp luật.
II. NỘI
DUNG, THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Thu thập,
cập nhật dữ liệu và vận hành cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường
Thu nhập, tiếp nhận, xử lý, số
hóa dữ liệu tài nguyên và môi trường tại các phòng, đơn vị trực thuộc Sở Tài
nguyên và Môi trường, các sở, ngành, trên địa bàn tỉnh đưa vào lưu trữ (dạng giấy)
và chuẩn hóa, chuyển đổi dữ liệu, cập nhật vào phần mềm khu lưu trữ điện tử (dữ
liệu về tài nguyên và môi trường phải là các bản gốc, bản chính gồm tài liệu,
mẫu vật, số liệu đã được xử lý và lưu trữ theo quy định), gồm:
a) Dữ liệu về tài nguyên nước:
- Số lượng, chất lượng nước mặt,
nước dưới đất;
- Số liệu điều tra khảo sát địa
chất thủy văn;
- Các dữ liệu về khai thác, sử
dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước;
- Quy hoạch các lưu vực sông,
quản lý, khai thác, bảo vệ các nguồn nước;
- Kết quả cấp, gia hạn, thu
hồi, điều chỉnh giấy phép thăm dò, khai thác, khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
giấy phép xả nước thải vào nguồn nước; trám lấp giếng không sử dụng;
- Các dữ liệu về các yếu tố ảnh
hưởng đến tài nguyên nước;
- Hồ sơ kỹ thuật của các trạm,
công trình quan trắc tài nguyên nước;
- Các dữ liệu về danh mục các
lưu vực sông.
b) Dữ liệu về đất đai:
- Kết quả đo đạc, lập bản đồ địa
chính;
- Thống kê, kiểm kê đất đai;
- Hồ sơ về xác định giá đất;
- Kết quả điều chỉnh bảng giá đất;
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất,
chuyển mục đích sử dụng đất, đăng ký biến động đất đai, định giá đất; thực hiện
quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; dữ liệu về tình trạng sử dụng của thửa
đất, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất; đền bù, hỗ trợ và tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất.
- Các thông tin, dữ liệu khác
liên quan đến điều tra cơ bản về đất đai.
c) Dữ liệu về địa chất và
khoáng sản
- Kết quả điều tra địa chất
khoáng sản, kết quả thăm dò khoáng sản;
- Hồ sơ tiền cấp quyền khai
thác khoáng sản;
- Số liệu thăm dò đánh giá trữ lượng
khoáng sản phục vụ cho đấu giá, định giá các quyền khai thác khoáng sản;
- Báo cáo hoạt động khoáng sản;
báo cáo quản lý nhà nước hằng năm về hoạt động khoáng sản;
Kết quả cấp, gia hạn, thu hồi,
cho phép, trả lại giấy phép hoạt động khoáng sản, cho phép tiếp tục thực hiện
quyền hoạt động khoáng sản và các hồ sơ khác.
d) Dữ liệu về môi trường
- Báo cáo hiện trạng môi trường;
- Đánh giá tác động môi trường,
đề án bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo kết quả quan trắc
môi trường định kỳ hàng năm;
- Báo cáo về nguồn chất thải,
lượng chất thải, nguồn gây ô nhiễm, chất thải thông thường, chất thải công
nghiệp, chất thải nguy hại có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; kết quả cải tạo,
phục hồi môi trường trong các hoạt động khai thác khoáng sản; hiện trạng môi
trường các điểm ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu;
- Báo cáo về khu vực bị ô nhiễm,
nhạy cảm, suy thoái, sự cố môi trường; khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường
và các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường;
- Kết quả về xử lý chất thải,
chất thải rắn, chất thải nguy hại, khí thải, nước thải, tiếng ồn, độ rung và
các công nghệ môi trường khác;
- Kết quả cấp, gia hạn, thu
hồi các loại giấy phép về môi trường và các hồ sơ khác.
đ) Dữ liệu biển và hải đảo:
- Phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự
cố tràn dầu;
- Hiện trạng môi trường nước
ven biển, vùng biển ven bờ trên địa bàn tỉnh;
- Kết quả kiểm soát môi trường
ven biển, môi trường biển, kết quả quan trắc nước biển ven bờ hàng năm;
- Các dữ liệu liên quan đến tài
nguyên, môi trường biển và hải đảo.
e) Kết quả thanh tra, giải quyết
tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, giải quyết, bồi thường thiệt hại về tài nguyên
và môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết và các hồ sơ
khác.
g) Hồ sơ, kết quả của các dự
án, chương trình, dự án, đề án, đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ về tài
nguyên và môi trường.
2. Giao nộp,
cung cấp thông tin dữ liệu tài nguyên môi trường
a) Các sở, ban, ngành
- Quản lý, khai thác và sử dụng
thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường của đơn vị hình thành trong quá
trình hoạt động của cá đơn vị; Thực hiện việc giao nộp tài liệu về Sở Tài
nguyên và Môi trường theo quy định;
- Xây dựng, tổng hợp danh mục
thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường của đơn vị; Báo cáo về công tác, quản
lý, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường của đơn vị
gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường (qua Trung tâm thông tin dữ liệu và Phát triển
quỹ đất) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Thời gian hoàn thành trước ngày
30 tháng 11 năm 2025.
b) Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố Nam Định
- Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và
Môi trường tiến hành thu thập, phân loại, đánh giá, từng bước xử lý dữ liệu về
tài nguyên và môi trường trên địa bàn và đưa vào lưu trữ theo quy định; Bố trí
kho lưu trữ dữ liệu bảo đảm yêu cầu kỹ thuật; trang bị đủ phương tiện, thiết bị
để lưu trữ, bảo quản đúng quy định, bảo đảm an toàn dữ liệu;
- Xây dựng, tổng hợp danh mục
thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường trên địa bàn; Báo cáo về công tác
thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng thông tin dữ liệu tài nguyên và môi trường
trên địa bàn gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường (qua Trung tâm Thông tin dữ liệu
và Phát triển quỹ đất) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi
trường.
Thời gian hoàn thành trước ngày
30 tháng 11 năm 2025.
c) Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chỉ đạo các đơn vị thuộc
Sở rà soát toàn bộ hồ sơ tài liệu hiện đang lưu giữ tại đơn vị thuộc Sở, thống
kê, hoàn thiện hồ sơ tài liệu thuộc danh mục tài liệu phải giao nộp về kho lưu
trữ bao gồm tài liệu giấy và tài liệu số tổ chức giao nộp về kho lưu trữ theo
quy định;
- Chỉ đạo đơn vị được giao nhiệm
vụ lưu trữ thông tin, dữ liệu thuộc Sở chuẩn bị các điều kiện về nhân lực,
trang thiết bị kỹ thuật cần thiết tổ chức tiếp nhận, xử lý toàn bộ thông tin, dữ
liệu tài nguyên và môi trường do các cơ quan, đơn vị và địa phương cung cấp;
lưu trữ, cập nhật, quản lý, phục vụ khai thác sử dụng thuận tiện theo quy định;
- Xây dựng, tổng hợp danh mục
thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường, công bố trên Cổng thông tin điện tử
của UBND tỉnh và Trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Gửi danh mục thông tin, dữ liệu
tài nguyên và môi trường và báo cáo về công tác thu thập, quản lý, khai thác và
sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh về Bộ Tài
nguyên và Môi trường qua Cục chuyển đổi số và thông tin và dữ liệu Tài nguyên
và Môi trường;
- Báo cáo UBND tỉnh về công tác
thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi
trường trên địa bàn tỉnh.
Thời gian hoàn thành trước ngày
15 tháng 12 năm 2025.
III. KINH
PHÍ
Kinh phí phục vụ việc thu thập
thông tin dữ liệu Tài nguyên và môi trường do ngân sách cấp tỉnh, huyện đảm bảo
được phân bổ từ nguồn kinh phí sự nghiệp và các nguồn khác theo quy định của
pháp luật.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với các sở,
ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Nam Định thống nhất về danh mục thông
tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường cấp tỉnh phục vụ công bố, tra cứu và cung
cấp thông tin;
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra
việc thực hiện kế hoạch; tổng hợp báo cáo kết quả thu thập, cập nhật thông tin,
dữ liệu tài nguyên và môi trường báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tài nguyên và môi trường;
- Tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ
cho các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố và thực hiện các nội dung
thu thập, cập nhật thông tin, dữ liệu, xử lý chuẩn hóa dữ liệu về tài nguyên và
môi trường; lập danh mục thông tin, dữ liệu về tài nguyên và môi trường để đăng
trên Trang thông tin điện tử của sở, Cổng thông tin điện tử của tỉnh; thực hiện
kiểm tra, đánh giá, xử lý, cập nhật và lưu trữ thông tin, dữ liệu đã được thu
thập;
- Lập dự trù kinh phí thực hiện
kế hoạch thu thập, tổng hợp thông tin dữ liệu Tài nguyên và môi trường thuộc
nhiệm vụ của Sở theo quy định.
2. Sở Tài chính
Thực hiện thẩm định dự toán
kinh phí, tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ, cấp kinh phí để thực hiện.
3. Các sở, ban, ngành, UBND các
huyện, thành phố Nam Định
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và
môi trường thực hiện Kế hoạch này; Báo cáo kết quả thực hiện về Sở Tài nguyên
và Môi trường để tổng hợp.
- Cân đối nguồn kinh phí để
triển khai thực hiện Kế hoạch, thu thập, cập nhật, quản lý thông tin, dữ liệu
tài nguyên môi trường.
Yêu cầu các sở, ban, ngành,
UBND các huyện, thành phố thực hiện nghiêm các nội dung Kế hoạch này; Trong quá
trình thực hiện nếu có vướng mắc hoặc cần sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh Kế hoạch
cho phù hợp, kịp thời phản ánh, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định thông qua
Sở Tài nguyên và Môi trường./.
Nơi nhận:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Cục Chuyển đổi số và TTDL TNMT;
- TT Tỉnh ủy; TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố Nam Định;
- Cổng TTĐT tỉnh; Trang TTĐT Sở TNMT;
- Lưu: VP1, VP3.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Anh Dũng
|