ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
917/QĐ-UBND
|
Thừa
Thiên Huế, ngày 11 tháng 4 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
QUY
ĐỊNH HỖ TRỢ CHỦ CHĂN NUÔI CÓ LỢN BỊ TIÊU HỦY DO DỊCH BỆNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền
địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số
02/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về cơ chế chính sách hỗ trợ
sản xuất nông nghiệp để hỗ trợ sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh;
Căn cứ Nghị quyết số 16/NQ-CP
ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng
02 năm 2019;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 499/TTr-SNNPTNT ngày 03
tháng 4 năm 2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quy định hỗ trợ chủ
chăn nuôi có lợn mắc bệnh, lợn nghi mắc bệnh lở mồm long móng, tai xanh, dịch tả lợn Châu Phi như sau:
1. Mức hỗ trợ:
a)
Lợn thịt, lợn con các loại: 38.000 đồng/kg hơi.
b)
Lợn nái, lợn đực giống đang khai thác: 65.000 đồng/kg hơi.
2. Đối tượng và điều kiện hỗ trợ:
Thực
hiện theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ
về cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để hỗ trợ sản xuất vùng bị thiệt
hại do thiên tai, dịch bệnh và Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính
phủ về phiên họp thường kỳ tháng 02 năm 2019, cụ thể:
a)
Hộ chăn nuôi, chủ trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã (gọi là chủ chăn
nuôi) có lợn mắc bệnh, lợn nghi mắc bệnh lở mồm long móng, tai xanh, dịch tả lợn
Châu Phi buộc phải tiêu hủy để phòng, chống dịch bệnh động vật lây lan, kể cả
khi xuất hiện dịch bệnh nhưng chưa được công bố dịch theo quy định của pháp luật.
b) Chủ chăn nuôi được hỗ trợ khi có lợn buộc phải tiêu hủy
không nhất thiết phải đáp ứng điều kiện đăng ký kê khai ban đầu được Ủy ban
nhân dân cấp xã xác nhận khi bắt đầu nuôi lợn.
3. Trình tự, thủ tục hỗ trợ:
Thực
hiện theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ
về cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để hỗ trợ sản xuất vùng bị thiệt
hại do thiên tai, dịch bệnh.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Thẩm định báo cáo thiệt hại do dịch bệnh lở mồm long móng,
tai xanh, dịch tả lợn Châu Phi của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành
phố Huế; tổng hợp nhu cầu hỗ trợ kinh phí của các địa phương gửi Sở Tài chính
báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định; hướng dẫn các địa phương thực
hiện chính sách, mức hỗ trợ nêu trên kể từ ngày 07/3/2019.
b) Chủ trì, làm đầu mối thực hiện chính sách, nắm bắt kịp
thời vướng mắc trong quá trình thực hiện để xử lý theo thẩm quyền hoặc phối hợp
với các cơ quan liên quan xử lý.
2. Sở Tài chính:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu Ủy
ban nhân dân tỉnh nguồn kinh phí hỗ trợ cho các địa phương theo quy định.
b) Chủ trì, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Chính phủ
và Bộ Tài chính bổ sung nguồn kinh phí thực hiện chính sách.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế:
a) Tổ chức thống kê, đánh giá thiệt hại do dịch bệnh lở mồm
long móng, tai xanh, dịch tả lợn Châu Phi; chủ động sử dụng ngân sách địa
phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác, cấp cho Ủy ban nhân dân cấp xã để hỗ
trợ kịp thời cho các chủ chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy theo mức quy định tại Quyết
định này.
b) Trường hợp có khó khăn về kinh phí, Ủy ban nhân dân cấp
huyện tổng hợp, đề xuất nhu cầu gửi Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và chịu trách nhiệm về tính
chính xác của số liệu tổng hợp.
c) Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân
dân cấp xã triển khai thực hiện việc hỗ trợ trực tiếp đến các chủ chăn nuôi có
lợn bị tiêu hủy đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng và mức quy định,
dưới sự giám sát của người dân, không để xảy ra hiện tượng tiêu cực, trục lợi
chính sách.
d) Tổng hợp các khó khăn vướng mắc (nếu có) trong quá trình
thực hiện gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xử lý theo thẩm quyền
hoặc phối hợp Sở Tài chính báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xử ký kịp thời.
4. Ủy ban nhân dân cấp xã:
Chịu trách nhiệm xác định chính xác đối tượng hỗ trợ, mức hỗ
trợ cho từng đối tượng, chi trả, thanh, quyết toán kinh phí đúng đối tượng,
đúng chế độ, không để thất thoát lãng phí và xảy ra tiêu cực, trục lợi chính
sách.
5. Các quy định khác không nêu trong Quyết định này được thực
hiện theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của
Chính phủ về cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để hỗ trợ sản xuất
vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Sở Tài chính; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã, thành phố Huế và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Phương
|