Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 544/QĐ-TTg Chương trình quản lý nợ trung hạn 2016 2018 2017

Số hiệu: 544/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 20/04/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Khống chế hạn mức vay nước ngoài của doanh nghiệp, TCTD

Đây là nội dung được đề cập tại Quyết định 544/QĐ-TTg về Chương trình quản lý nợ trung hạn 2016-2018 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Theo đó, Chính phủ quy định khống chế hạn mức vay thương mại nước ngoài (vay ròng) của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng theo hình thức tự vay, tự trả tối đa khoảng 5,5 tỷ USD/năm.
   
Ngoài ra, Chính phủ cũng đề ra nhiều chủ trương, nhiệm vụ khác để kiểm soát nợ công như:

- Tạm dừng toàn bộ việc cấp mới bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay trong và ngoài nước.

- Khống chế hạn mức bội chi ngân sách địa phương năm 2017 khoảng 6.000 tỷ đồng, năm 2018 khoảng 11.100 tỷ đồng.

- Vay trong và ngoài nước để bù đắp bội chi NSNN theo hướng giảm dần, trong đó bội chi NSNN năm 2016 là 5,4% GDP, bội chi ngân sách trung ương năm 2017 khoảng 3,38% GDP và năm 2018 là 3,3% GDP.

- Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ mức dư nợ nước ngoài ngắn hạn của quốc gia và giữ tốc độ tăng hàng năm tối đa 8-10%/năm.

Quyết định 544/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 20/4/2017.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Số: 544/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ NỢ TRUNG HẠN 2016-2018

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Quản lý nợ công ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị quyết số 25/2016/QH14 ngày 9 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội về Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020 giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Nghị định số 79/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về nghiệp vụ quản lý nợ công;

Căn cứ Quyết định số 958/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình quản lý nợ trung hạn giai đoạn 2016-2018 với những nội dung chính như sau:

1. Tên Chương trình: Chương trình quản lý nợ trung hạn giai đoạn 2016 - 2018.

2. Cơ quan quản lý Chương trình, cơ quan phối hợp:

a) Cơ quan quản lý Chương trình: Bộ Tài chính.

b) Cơ quan phối hợp: Các Bộ, ngành và địa phương.

3. Phạm vi quản lý:

a) Các công cụ và thỏa thuận vay do Chính phủ phát hành, ký kết theo quy định của Luật quản lý nợ công.

b) Các khoản vay Chính phủ bảo lãnh cho 2 ngân hàng chính sách (Ngân hàng phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách Xã hội) phát hành trái phiếu; các khoản vay Chính phủ bảo lãnh cho doanh nghiệp vay trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật về quản lý nợ công.

c) Các khoản nợ do chính quyền địa phương cấp tỉnh vay, phát hành theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

d) Các khoản nợ nước ngoài của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay, tự trả.

4. Mục tiêu của Chương trình

a) Mục tiêu chung:

Tổ chức huy động vốn vay với chi phí và mức độ rủi ro phù hợp, đáp ứng nhu cầu cân đối ngân sách nhà nước (NSNN) và phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ; việc phân bổ, sử dụng vốn vay phải đúng mục đích, đảm bảo khả năng trả nợ; duy trì các chỉ số nợ công, nợ Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia ở mức an toàn, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, phù hợp với điều kiện của Việt Nam và thông lệ quốc tế.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Vay trong và ngoài nước để bù đắp bội chi NSNN theo hướng giảm dần, trong đó bội chi NSNN năm 2016 là 5,4% GDP, bội chi ngân sách trung ương năm 2017 khoảng 3,38% GDP và bội chi ngân sách trung ương năm 2018 là 3,3% GDP.

- Cắt giảm mạnh bảo lãnh Chính phủ theo hướng hạn chế tối đa cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay mới; đối với 2 ngân hàng chính sách, khng chế hạn mức phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh tối đa bng nghĩa vụ trả nợ gốc hàng năm; Đối với các chương trình, dự án đang thực hiện, khng chế hạn mức giải ngân ròng hàng năm 1.000 triệu USD/năm.

- Giảm thiểu rủi ro về tái cấp vn, thanh khoản, tỷ giá, đng tin, có cơ chế thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ và phấn đấu kéo dài thời hạn vay qua phát hành trái phiếu Chính phủ trong nước giai đoạn 2016-2018 trung bình khoảng từ 6-8 năm và tỷ lệ phát hành kỳ hạn từ 5 năm trở lên tối thiểu 70% tổng khối lượng trái phiếu Chính phủ phát hành.

- Nợ công (bao gồm nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương) không quá 65% GDP, trong đó dư nợ chính phủ không quá 54% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP.

- Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không kể cho vay lại) so với tổng thu NSNN hàng năm không quá 25% và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia hàng năm dưới 25% giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.

- Đảm bảo chỉ tiêu tỷ lệ dự trữ ngoại hối nhà nước so với tổng dư nợ nước ngoài ngắn hạn của quốc gia hàng năm trên 200%.

5. Nhiệm vụ huy động vốn, trả nợ

a) Huy động vốn vay của Chính phủ:

- Huy động vốn vay của Chính phủ cho bù đắp bội chi ngân sách nhà nước khoảng 606,4 nghìn tỷ đồng, trong đó năm 2016 khoảng 247,2 nghìn tỷ đồng, năm 2017 khoảng 172,3 nghìn tỷ đồng và năm 2018 khoảng 186,9 nghìn tỷ đồng.

- Vay để trả nợ gốc ngân sách trung ương khoảng 414,4 nghìn tỷ đng, trong đó năm 2016 là 132,4 nghìn tỷ đồng, năm 2017 khoảng 144 nghìn tỷ đồng và năm 2018 là 138 nghìn tỷ đồng. Mức vay mới để trả ngốc hàng năm sẽ được Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định, thể hiện trong Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước hàng năm trên cơ sở tổng hợp, cân đối nguồn tăng thu, tiết kiệm chi, kết dư và đảm bảo các chỉ tiêu nợ Chính phủ, nợ công trong giới hạn cho phép theo các Nghị quyết của Quốc hội.

- Vay về cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ khoảng 118,4 nghìn tỷ đng, trong đó năm 2016 khoảng 32 nghìn tỷ đng, năm 2017 khoảng 42,4 nghìn tỷ đồng và năm 2018 khoảng 44 nghìn tỷ đồng.

b) Bảo lãnh Chính phủ:

Thực hiện Nghị quyết số 25/2016/QH14 ngày 9 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội phê duyệt kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020, ct giảm mạnh bảo lãnh Chính phủ theo hướng:

- Đối với phát hành trái phiếu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách Xã hội, khống chế hạn mức bảo lãnh phát hành trái phiếu tối đa bằng nghĩa vụ trả nợ gốc hàng năm để ổn định dư nợ;

- Đối với các khoản vay nước ngoài đã được cấp bảo lãnh Chính phủ và đang giải ngân, thực hiện khống chế hạn mức rút vốn ròng hàng năm là 01 tỷ USD/năm;

- Tạm dừng toàn bộ việc cấp mới bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay trong và ngoài nước; đồng thời rà soát danh mục các chương trình, dự án ưu tiên xem xét cấp bảo lãnh Chính phủ để xây dựng hạn mức cấp bảo lãnh Chính phủ giai đoạn 2016-2020 và hàng năm, đảm bảo các chỉ tiêu an toàn nợ trong giới hạn đã được Quốc hội phê duyệt.

c) Vay nợ chính quyền địa phương: khống chế hạn mức bội chi và nợ của chính quyền địa phương theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015, theo đó bội chi ngân sách địa phương năm 2017 khoảng 6.000 tỷ đồng, năm 2018 khoảng 11.100 tỷ đồng.

d) Hạn mức vay thương mại nước ngoài (vay ròng) của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng theo hình thức tự vay, tự trả tối đa khoảng 5,5 tỷ USD/năm. Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ mức dư nợ nước ngoài ngắn hạn của quốc gia, tốc độ tăng hàng năm tối đa 8-10%/năm.

đ) Trả nợ:

- Chủ động bố trí nguồn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn, làm ảnh hưởng đến các cam kết quốc tế của Chính phủ;

- Các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng có trách nhiệm, nghĩa vụ sử dụng vốn vay đúng mục đích, không sử dụng vốn vay ngắn hạn cho đầu tư các chương trình, dự án trung và dài hạn, tự chịu mọi rủi ro và chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình huy động, sử dụng vốn vay và trả nợ đúng hạn.

6. Giải pháp và nhiệm vụ chủ yếu

a) Kiểm soát các chỉ tiêu nợ trong giới hạn cho phép:

- Triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 07/NQ-TW của Trung ương, từng bước cơ cấu lại ngân sách nhà nước và quản lý nợ công đặt trong tổng thể cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, đảm bảo hiệu quả, toàn diện, công bng, bền vững, động viên hợp lý các nguồn lực; chỉ chi trong khả năng của nền kinh tế và chỉ vay trong khả năng trả nợ.

- Kiểm soát chặt chẽ việc vay mới ngay từ khâu phê duyệt chủ trương, hạn chế việc vay gắn với ràng buộc chỉ định thầu hoặc mua sắm các trang thiết bị không đảm bảo chất lượng, đặc biệt là các thiết bị không đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Các khoản vay mới chỉ thực hiện sau khi đã đánh giá đầy đủ tác động lên quy mô nợ công và khả năng trả nợ trong trung hạn.

- Điều hành giải ngân vốn vay ODA, vay ưu đãi chỉ giới hạn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và dự toán ngân sách nhà nước hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Đảm bảo cân đối, bố trí đầy đủ nguồn để trả nợ đầy đủ, đúng hạn các khoản gốc, lãi của Chính phủ, hạn chế và giảm dần vay đảo nợ; ưu tiên bố trí nguồn tăng thu, tiết kiệm chi cho chi trả nợ để giảm dư nợ Chính phủ, nợ công.

- Kiểm soát chặt chẽ bội chi chính quyền địa phương, nợ của chính quyền địa phương. Bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tăng trưởng GDP, biến động tỷ giá, điều kiện huy động vốn vay trong nước và nước ngoài... để chủ động xây dựng phương án, trình cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh mức vay công và các hạn mức nợ tương ứng.

b) Nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công

- Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách nhà nước, tăng cường công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cấp về thu, chi ngân sách nhà nước, sử dụng vốn vay và xử lý nợ công. Thu hẹp đối tượng sử dụng nợ công, chỉ tập trung vào các chương trình, dự án trọng điểm và thực sự có hiệu quả thuộc lĩnh vực đầu tư công hoặc vay đgiải quyết các nhu cầu cấp bách thuộc lĩnh vực tài chính công để ổn định tài khóa.

- Dịch chuyển cơ cấu vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài từ cơ chế cấp phát vốn vay sang cơ chế cho vay lại nhằm tăng cường chia sẻ rủi ro, giảm gánh nặng trả nợ của ngân sách nhà nước. Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng cơ chế chia sẻ trách nhiệm rủi ro tín dụng giữa nhà nước, tổ chức tín dụng thực hiện cho vay lại, doanh nghiệp, địa phương; cơ chế lãi suất cho vay lại và phí bảo lãnh phải phản ánh đầy đủ rủi ro tín dụng; mức trích lập dự phòng của ngân sách nhà nước.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, bảo đảm hiệu quả đầu tư, chất lượng công trình và quy định của pháp luật.

- Hạn chế tối đa việc điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư bằng nguồn vốn vay; tăng cường nhận thức nợ công; chủ động ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.

c) Tiếp tục tái cơ cấu nợ công:

- Tăng cường huy động nguồn lực trong nước để đáp ứng nhu cầu vay của Chính phủ nhằm giảm rủi ro tỷ giá, có tính đến khả năng huy động nguồn vốn ODA sẽ giảm dần và kết thúc trong thời gian tới.

- Xây dựng cơ chế huy động vốn vay trên thị trường để tạo bước đệm trong chuyển đổi phương thức huy động vốn vay ODA, vay ưu đãi sang vay theo điều kiện thị trường sau khi tt nghiệp IDA.

- Xây dựng phương án cân đối nguồn trả nợ tăng thêm khi Việt Nam chính thức bước sang giai đoạn tốt nghiệp IDA.

- Tiếp tục nghiên cứu, xử lý các khoản nợ lớn gặp khó khăn, đng thời, rà soát đánh giá các khoản vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ đang gặp khó khăn trả nợ để xây dựng phương án tái cơ cấu các khoản nợ này trong quá trình điều hành ngân sách nhà nước.

d) Thúc đẩy phát triển thị trường vốn trong nước: tiếp tục thúc đẩy phát triển thị trường vốn trong nước, thị trường trái phiếu Chính phủ cả về chiều rộng và chiều sâu theo hướng đa dạng hóa công cụ nợ và cơ sở nhà đầu tư, ưu tiên phát triển nhà đầu tư dài hạn và thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường vốn, thị trường trái phiếu.

đ) Hạn chế tối đa cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay mới:

- Đổi mới cơ chế bảo lãnh Chính phủ theo hướng thu hẹp diện đối tượng được xét cấp bảo lãnh, ưu tiên xem xét cấp bảo lãnh cho các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.

- Thu hẹp đối tượng ưu tiên của chương trình tín dụng chính sách, chỉ ưu tiên xem xét cấp bảo lãnh Chính phủ theo phương thức phát hành trái phiếu trong nước.

e) Tăng cường quản lý nợ chính quyền địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển tại địa phương, hiệu quả sử dụng vốn đồng thời đảm bảo an toàn nợ chính quyền địa phương và nợ công.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Tài chính:

a) Là cơ quan qun lý Chương trình, chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình này.

b) Nghiên cứu, trình Chính phủ ban hành các Nghị định hướng dẫn Luật Quản lý nợ công sửa đổi.

c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu triển khai Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về nợ công.

d) Rà soát danh mục các chương trình, dự án ưu tiếp cấp bảo lãnh Chính phủ và xây dựng hạn mức cấp bảo lãnh Chính phủ giai đoạn 2016-2020.

đ) Xây dựng cơ chế huy động vốn vay trên thị trường để tạo bước đệm trong chuyển đổi phương thức huy động vốn vay ODA, vay ưu đãi sang vay theo điều kiện thị trường sau khi tốt nghiệp IDA.

e) Xây dựng phương án cân đối nguồn trả nợ tăng thêm khi Việt Nam chính thức bước sang giai đoạn tốt nghiệp IDA.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và cơ quan liên quan tổng hợp phân bổ kế hoạch giải ngân vốn nước ngoài cho các chương trình, dự án cụ thể giai đoạn 2016-2018 trong phạm vi kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Quốc hội phê duyệt.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước, theo dõi, kiểm tra, giám sát, thanh tra, báo cáo và cung cấp thông tin về nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia theo quy định, đảm bảo trả nợ đầy đủ, đúng hạn.

4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm quản lý nợ chính quyền địa phương, cung cấp các thông tin, số liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời, đúng thẩm quyền thuộc cấp tỉnh theo quy định.

5. Kinh phí triển khai Chương trình:

a) Nguồn kinh phí được bố trí từ ngân sách nhà nước, huy động từ các nguồn vốn tài trợ nước ngoài và nguồn phí được sử dụng từ phí cho vay lại và phần trích phí bảo lãnh tại Bộ Tài chính giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 05/2016/QĐ-TTg ngày 5 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ.

b) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổng hợp, cân đối vào dự toán ngân sách nhà nước hàng năm để triển khai thực hiện Chương trình.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (3b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

THE PRIME MINISTER
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
---------------------

No. 544/QD-TTg

Hanoi, April 20, 2017

 

DECISION

APPROVAL FOR THE MEDIUM-TERM DEBT MANAGEMENT PROGRAM IN 2016 – 2018 PERIOD

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on the Organization of the Government dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on public debt management dated June 17, 2009;

Pursuant to the Resolution No. 25/2016/QH14 dated November 09, 2016 of the National Assembly on the national 5-year financial plan in 2016-2020 period;

Pursuant to the Government’s Decree No. 79/2010/ND-CP dated July 14, 2010 on public debt management operations;

Pursuant to Decision No. 958/QD-TTg dated July 27, 2012 of the Prime Minister giving approval for the Strategy for public debts and foreign debts of the country in 2011-2020 period and the vision by 2030;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

At the request of Minister of Planning and Investment,

HEREBY DECIDES:

Article 1. The medium-term debt management program in 2016 – 2018 period is approved herein with the following principal contents:

1. Name of the Program: The medium-term debt management program in 2016 – 2018 period.

2. Program management agency and coordinating agencies:

a) Program management agency: Ministry of Finance.

b) Coordinating agencies: Ministries, regulatory bodies and local governments.

3. Scope of management:

a) Loan instruments and agreements shall be issued and signed by the Government in accordance with regulations of the Law on public debt management.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Loans raised by provincial-level governments shall be managed in accordance with regulations of the law on state budget.

d) Foreign debts incurred by enterprises or credit institutions shall be treated as conventional loans.

4. Program’s objectives:

a) General objectives:

Mobilize capital with appropriate costs and level of risks and satisfy the requirements for balancing the state budget and social – economic development in each period; allocate and use loan capital for proper purposes and guarantee the solvency; keep the indices of public debts, government debts and foreign debts of the country within the safe limit; and ensure the national financial security in conformity with the reality of Vietnam and international practices.

b) Specific objectives:

- Gradually reduce domestic and foreign loans taken to make up state budget deficits. The state budget deficit is expected to be reduced to 5.4% of GDP in 2016; the central-government budget deficit is expected to be reduced to approximately 3.38% of GDP in 2017 and 3.3% of GDP in 2018.

- Significantly cut down on government-backed loans by minimizing the provision of government guarantee to new applicants; control the issuance of government-backed bonds by two banks for social policies at the limit of not exceeding the annual debt repayment amount; control the annual net disbursement granted to in-progress programs/projects at 1,000 USD/year.

- Minimize risks of refinancing, liquidation, exchange rate, and currency, set up the mechanism to boost the development of government bond market and strive for extension of loan term by issuing domestic government bonds for the period 2016-2018; the expected average loan term is expected to hit 6 – 8 years, and the rate of bonds issued with a term of 5 years or longer is expected to reach at least 70% of total volume of issued government bonds.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Maintain total amount of debts payable by the Government in the year (excluding on-lend amount) less than 25% of total state budget revenues, and total amount of national foreign debts payable in the year less than 25% of the value of exported goods and services.

- Maintain the annual ratio of the national foreign exchange reserves to total amount of outstanding short-term foreign debts of the country more than 200%.

5. Capital mobilization and debt repayment

a) Mobilization of Government loans:

- The Government loans mobilized to offset the state budget deficit is approximately VND 606.4 trillion, including VND 247.2 trillion in 2016, VND 172.3 trillion in 2017 and VND 186.9 trillion in 2018.

- Total amount of loans for repayment of principals to the central-government state budget are approximately VND 414.4 trillion, including VND 132.4 trillion in 2016, VND 144 trillion in 2017 and VND 138 trillion in 2018. New loans used for repaying annual principals shall be decided by the National Assembly as reported by the Government and stated in the Resolution on annual state budget estimates on the basis of aggregating and balancing sources of revenues, expenditures and budget surplus, and maintaining the government debts and public debts within the limits as prescribed in Resolutions of the National Assembly.

- Total amount of the Government foreign loans for on-lending is about VND 118.4 trillion, including VND 32 trillion in 2016, VND 42.4 trillion in 2017 and VND 44 trillion in 2018.

b) Government guarantee:

In implementation of the Resolution No. 25/2016/QH14 dated November 09, 2016 of the National Assembly on the national 5-year financial plan in the 2016 - 2020 period, the Government guarantee shall be significantly cut down. To be specific:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- With regard to foreign loans which are guaranteed by the Government and in course of disbursement, control the net amount disbursed not exceeding USD 01 billion per year;

- Suspend the provision of Government guarantee to all applicants for new domestic and foreign loans; review the list of programs and projects eligible for government guarantee in order to determine the government guarantee limit during 2016 – 2020 and that in each year and ensure the debt safety ratio within the limits approved by the National Assembly.

c) Local government debts: control the local-government budget deficit and debts of local governments in accordance with regulations of the Law on state budget in 2015. The local-government budget deficit is about VND 6,000 billion in 2017 and about VND 11,100 billion in 2018.

d) Foreign commercial loans (net borrowing) of enterprises and credit institutions under the form of conventional loans shall not exceed USD 5.5 billion per year. The outstanding amount of national short-term foreign debts shall be strictly controlled with the growth rate of not exceeding 8-10% per year.

dd) Debt repayment:

- Actively allocate funding to fulfill the repayment liabilities for government debts in order to avoid the occurrence of overdue debts which cause adverse impacts on international commitments of the Government;

- Enterprises and credit institutions are obliged to use loan capital in proper manner, shall not use funding from short-term loans to invest in medium-term or long-term programs or projects, and shall themselves bear risks and assume responsibility before the law for the mobilization, use of loan capital, and debt repayment.

6. Essential solutions and tasks

a) Control debt ratios within the prescribed limits:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Strictly control new loans from the step of giving approval for proposals, and minimize loans associated with direct contracting or purchase of equipment without ensuring quality, especially equipment which fails to satisfy environmental protection standards. When applying for new loans, the assessment of impacts of such loans on the scale of public debts and the solvency in the medium term is duly conducted.

- Manage the disbursement of funding from ODA loans or concessional loans within the limits prescribed in the medium-term public investment plan and annual state budget estimates approved by competent authorities.

- Ensure the balancing and allocation of enough funding for repaying both principals and interests of Government debts in full and on schedule, minimize and reduce the refinancing; allocate enough funding for debt repayment for reducing outstanding government debts and outstanding public debts.

- Strictly manage local-government budget deficits and local government debts. Follow the macroeconomic developments, GDP growth, changes in exchange rate and conditions for mobilizing domestic and foreign borrowed capital, etc. to take initiative in formulating and submitting plans for adjusting limits of public loans and corresponding debts to competent authorities.

b) Improve the efficient use of public loans

- Tighten up rules and disciplines on finance and state budget, and improve the openness, explicitness and accountability of governments at all levels for budget revenues and expenditures, the use of borrowed capital and repaying public debts. Narrow the range of entities eligible for using public debts, only giving priority to key and potential programs/ projects in public investment field or loans used to solve urgent matters in the field of public finance with the aim of stabilizing the financial year.

- Make change in structure of ODA loans and concessional loans from allocated grants to on-lend grants with the aims of sharing risks and relieving burden of debt repayment on state budget. Continue studying and formulating the mechanism for sharing credit risks between the government, credit institutions providing on-lending services, enterprises and local governments; regulations on on-lend interests and guarantee fees which fully reflect credit risks; level of risk provisions of state budget.

- Intensify the supervision of utilization of loan capital to ensure the investment efficiency, quality of construction works and compliance with regulations of law.

- Minimize the increase of total investment by funding from loans; improve the awareness of public debts; take initiative in preventing and strictly handling acts of misconduct or corruption.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Promote the mobilization of domestic funding sources to meet the government borrowing demand with the aims of reducing exchange rate risks, gradually reducing and evenly terminating the mobilization of ODA loans in the future.

- Formulate the mechanism for mobilizing loan capital on the market to set up the foundation for movement from the mobilization of ODA loans and concessional loans to loans according to market conditions upon the graduation from IDA.

- Formulate the plan for balancing sources of funding for paying debts increased in the period when Vietnam has officially graduated from IDA.

- Continue studying and settling large debts, and review and evaluate on-lend loans and government-guaranteed loans that face difficulties in debt repayment in order to formulate the plan for restructuring of these debts in course of state budget management.

d) Promote the development of domestic capital market: continue promoting the in-width and in-depth development of domestic capital market and government bond market towards diversification of debt instruments and investor types, give priority to long-term investors and attract foreign investors to make investments in domestic capital market and government bond market.

dd) Minimize the provision of government guarantee to new loans:

- Change the government guarantee mechanism by narrowing the range of entities eligible for government guarantee and giving priority to national important projects whose investment proposals are decided by the National Assembly.

- Narrow the range of entities of preferential credit programs and consider providing government guarantee to loans raised by issuing domestic bonds.

e) Intensify the management of local government debts with the aims of meeting funding demand for local investment and development, improving the efficiency of loans and ensuring safety of local government debts and public debts.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Ministry of Finance shall:

a) Act as the Program management agency, take charge and cooperate with ministries, relevant authorities, and people’s committees of central-affiliated cities or provinces to organize the implementation of this Program in effective manner.

b) Study and propose the Government to promulgate Decrees providing guidance for implementing the amended Law on public debt management.

c) Take charge and cooperate with relevant authorities to develop the Scheme for establishment of national public debt database.

d) Review the list of programs and projects eligible for government guarantee, and set up limits of government guarantee during 2016 – 2020.

dd) Formulate the mechanism for mobilizing loan capital on the market to set up the foundation for movement from the mobilization of ODA loans and concessional loans to loans according to market conditions upon the graduation from IDA.

e) Formulate the plan for balancing sources of funding for paying debts increased in the period when Vietnam has officially graduated from IDA.

2. Ministry of Planning and Investment shall take charge and cooperate with ministries, regulatory bodies, local governments and relevant agencies to consolidate and arrange the disbursement of foreign loans to specific programs and projects in 2016-2018 period in conformity with the medium-term public investment plan approved by the National Assembly.

3. Ministries, ministerial-level agencies and the Government's affiliates shall, within the ambit of their assigned duties and powers, perform state management function, monitor, inspect, report and provide information about public debts and national foreign debts as regulated to ensure the full and timely repayment of debts.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Funding for implementing the Program:

a) Funding for implementing the Program is covered by funding from state budget and concessional loans granted by foreign sponsors, and usable amount of on-lending fees and government guarantee fees at Ministry of Finance during 2016-2020 as regulated in Decision No. 05/2016/QD-TTg dated February 05, 2016 by the Prime Minister.

b) Ministry of Finance shall take charge and cooperate with relevant agencies to aggregate necessary expenditures in the annual state budget estimates for implementing the Program.

Article 3. This Decision shall come into force as from the date on which it is signed.

Article 4. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of the Government’s affiliates, and Chairpersons of people’s committees of central-affiliated cities or provinces shall be responsible for implementing this Decision./.

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Xuan Phuc

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 544/QĐ-TTg ngày 20/04/2017 phê duyệt Chương trình quản lý nợ trung hạn giai đoạn 2016-2018 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.914

DMCA.com Protection Status
IP: 18.222.111.211
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!