UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
4920/2004/QĐ-UB
|
Bến Tre, ngày 15
tháng 12 năm 2004
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN TỪ
NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH VÀ VỐN HUY ĐỘNG NHÂN DÂN ĐÓNG GÓP
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ
ban nhân dân ngày 26/11/2003;
- Căn cứ vào Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày
08/7/1999 của Chính phủ; Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 và Nghị định
số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ về việc ban hành và sửa đổi, bổ
sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng;
- Căn cứ Nghị định số 24/1999/NĐ-CP ngày
16/4/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức hoạt động, quản lý và
sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của
các xã, thị trấn;
- Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày
06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách
Nhà nước;
- Căn cứ Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày
10/12/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng
và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng;
- Căn cứ Thông tư số 85/1999/TT-BTC ngày
07/7/1999 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Quy chế tổ chức hoạt động,
quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở
hạ tầng của các xã, thị trấn;
- Căn cứ Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày
23/6/2003 của Bộ Tài chính về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính
khác của xã, phường, thị trấn;
- Căn cứ Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày
07/7/2003 của Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã;
- Căn cứ Quyết định số 18/2003/QĐ-BXD ngày 27/6/2003
của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy định quản lý chất lượng công
trình xây dựng;
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận
tải tại Tờ trình số 94/TTr-SGTVT ngày 10/11/2004,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm
theo Quyết định này bản Quy định về đầu tư phát triển giao thông nông thôn từ
nguồn vốn ngân sách và vốn huy động nhân dân đóng góp.
Điều 2. Giao Giám đốc
các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải; Cục trưởng Cục Thuế
tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã hướng dẫn, tổ chức triển khai
thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Các ông (bà)
Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài
chính, Giao thông vận tải; Cục trưởng Cục Thuế; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các
huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
|
TM. UỶ BAN NHÂN
DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Cao Tấn Khổng
|
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN TỪ NGUỒN VỐN
NGÂN SÁCH VÀ VỐN HUY ĐỘNG NHÂN DÂN ĐÓNG GÓP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4920/QĐ-UB ngày 15/12/2004 của Uỷ ban nhân
dân tỉnh)
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương chung
của tỉnh về việc nhựa hoá, bê tông hoá giao thông nông thôn bằng nguồn vốn Nhà
nước và nhân dân cùng làm, các huyện, thị đã thực hiện một khối lượng lớn cầu
và đường giao thông nông thôn, tạo nên sự chuyển biến quan trọng hạ tầng kinh tế-xã
hội, thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng lực nhiều ngành
kinh tế và cải thiện điều kiện đi lại của nhân dân trong khu vực. Tuy nhiên,
bên cạnh đó vẫn còn vướng mắc ở một số công trình mà các huyện, thị chưa thể hiện
rõ cơ cấu vốn đầu tư theo phân cấp.
Để chấn chỉnh tình hình này, tạo chuyển biến mới
nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng đầu tư các công trình giao thông nông
thôn, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quy định việc đầu tư phát triển giao thông nông thôn
từ nguồn vốn ngân sách và vốn huy động nhân dân đóng góp như sau:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Việc quản lý,
cấp phát vốn đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn
có sử dụng vốn ngân sách Nhà nước được thực hiện theo quy định hiện hành của
Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng.
Điều 2. Uỷ ban nhân
dân các huyện, thị xã và Uỷ ban nhân dân các xã, phường (sau đây gọi tắt là Uỷ
ban nhân dân huyện, xã); chủ đầu tư và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm: thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây
dựng; chấp hành chủ trương Uỷ ban nhân dân tỉnh và các chính sách, chế độ quản
lý tài chính Nhà nước về huy động, quản lý, cấp phát vốn đầu tư xây dựng; sử dụng
vốn đầu tư đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Chủ trương đầu tư
và xây dựng kế hoạch đầu tư.
1) Trên cơ sở quy hoạch giao thông vận tải đã được
cấp có thẩm quyền phê duyệt và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội địa phương,
cơ quan Tài chính kế hoạch huyện, xã có trách nhiệm tham mưu cho Uỷ ban nhân
dân huyện, xã về chủ trương đầu tư phát triển cho từng thời kỳ và trong từng
năm kế hoạch; cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng huyện, xã chủ trì trong việc
thẩm định các dự án đầu tư theo phân cấp quản lý đầu tư và xây dựng; tổng hợp
các ý kiến và xem xét trình Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định đầu
tư.
2) Sau khi được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao dự
toán ngân sách hàng năm, cơ quan Tài chính kế hoạch huyện tham mưu cho Uỷ ban
nhân dân huyện trình Hội đồng nhân dân huyện phân bổ mức chi cho từng dự án,
thông báo cho chủ đầu tư và Kho bạc Nhà nước.
Điều 4. Cơ cấu vốn đầu tư.
Thông tư số 79/2001/TT-BTC ngày 28/9/2001 của Bộ
Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính để thực hiện các dự án đường giao thông
nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, cơ sở hạ tầng làng nghề nông
thôn; chủ trương của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh về nhựa hoá, bê tông hoá đường
giao thông nông thôn theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm. Quy định cụ
thể cơ chế vốn đầu tư như sau:
1) Đối với các tuyến đường huyện:
a) Đối với các tuyến đường huyện quan trọng hiện
đang do Sở Giao thông vận tải quản lý (theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh tại
các Quyết định số 4422/QĐ-UB ngày 27/9/2001; 4044/QĐ-UB ngày l0/12/2002;
173/QĐ-UB ngày 17/01/2003; 174/QĐ-UB ngày 17/01/2003 và số 336/QĐ-UB ngày
06/0l/2003) áp dụng cơ cấu vốn đầu tư 50/50 theo tổng mức đầu tư được duyệt
(ngân sách tỉnh + nguồn khác 50%; ngân sách huyện, xã + nhân dân đóng góp + nguồn
khác là 50%).
b) Đối với các tuyến đường huyện còn lại hiện do
Uỷ ban nhân dân huyện quản lý: áp dụng cơ cấu vốn đầu tư 30/70 theo tổng mức đầu
tư được duyệt (ngân sách tỉnh + nguồn khác 30%; ngân sách huyện, xã + nhân dân
đóng góp + nguồn khác là 70%).
2) Đối với các tuyến đường xã:
a) Đường nối giữa các xã phục vụ giao thông công
cộng trong phạm vi xã do Uỷ ban nhân dân huyện quản lý và quyết định đầu tư
theo phân cấp áp dụng cơ cấu vốn đầu tư 50/50 theo tổng mức đầu tư được duyệt
(ngân sách huyện, xã + nguồn khác là 50%; nhân dân đóng góp + nguồn khác là
50%).
b) Đường nối từ trung tâm hành chính xã đến các
thôn, xóm, đường hẻm, khu phố do Uỷ ban nhân dân huyện quản lý và quyết định đầu
tư theo phân cấp: áp dụng cơ cấu vốn đầu tư 30/70 theo tổng mức đầu tư được duyệt
(ngân sách huyện, xã + nguồn khác là 30%; nhân dân đóng góp + nguồn khác là
70%).
Uỷ ban nhân dân huyện tuỳ theo các xã vùng
sâu, vùng xa hoặc khu vực dân cư thưa thớt, có thể quy định cơ cấu vốn đầu tư
riêng theo phân cấp quản lý nhưng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách tối đa không
quá 60% tổng mức đầu tư và phải được sự chấp thuận của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Trước khi triển khai thực hiện phải phân định rõ tỷ lệ góp vốn đầu tư theo cơ
chế trên và kế hoạch huy động vốn (ngân sách huyện, xã, nhân dân).
Điều 5. Đối với các công
trình xây dựng giao thông nông thôn, được đầu tư bằng 100% vốn huy động nhân
dân đóng góp hoặc 100% vốn hỗ trợ trực tiếp của các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước để phục vụ trực tiếp cho lợi ích cộng đồng dân cư trong thôn xóm, ấp
thì:
Không phải lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật (báo cáo
đầu tư) và thiết kế bản vẽ thi công.
- Tuỳ theo quy mô xây dựng của công trình, Uỷ
ban nhân dân huyện, xã có trách nhiệm hướng dẫn và giúp nhân dân:
+ Thực hiện chủ trương đầu tư đảm báo quy hoạch
chung.
+ Cử đại diện của mình quản lý nguồn vốn huy động,
không phải nộp vào Kho bạc Nhà nước.
+ Thực hiện các biện pháp kỹ thuật, quy trình
xây dựng để đảm bảo chất lượng, mỹ quan của công trình.
+ Việc thanh quyết toán công trình, thực hiện
công khai tài chính, lập báo cáo lên cấp trên để ghi nhận và tổng hợp việc nhân
dân đã đóng góp để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn.
Điều 6. Chính sách thuế.
Các công trình xây dựng giao thông nông thôn được
đầu tư bằng vốn huy động nhân dân đóng góp hoặc bằng nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp
của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có tỷ lệ góp vốn từ 70% trở lên
trên tổng nguồn vốn thực chi cho công trình thì không thuộc đối tượng chịu thuế
giá trị gia tăng.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 7. Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân huyện có trách nhiệm phê duyệt các dự án đầu tư các công trình giao
thông nông thôn theo phân cấp và cân đối các nguồn vốn đầu tư để thực hiện; chịu
trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị liên quan trong việc quản lý và sử dụng
nguồn vốn đầu tư xây dựng giao thông nông thôn đúng mục tiêu và đúng theo các
quy định về quân lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Điều 8. Giao Giám
đốc Sở Giao thông vận tải chủ trì và phối hợp với Thủ trưởng các đơn vị có liên
quan; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện khẩn trương công bố, triển khai thực hiện
Quy định này. Định kỳ hàng quý, năm Uỷ ban nhân dân huyện báo cáo tình hình thực
hiện các dự án đầu tư xây dựng giao thông nông thôn về Sở Giao thông vận tải để
theo dõi, tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh. Trong quá trình thực hiện, nếu
có vấn đề khó khăn, vướng mắc đề nghị các đơn vị báo cáo về Sở Giao thông vận tải
để xem xét, tổng hợp, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh kịp thời điều chỉnh cho phù hợp
với tình hình thực tế./.