UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH THANH HOÁ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
432/2005/QĐ-UB
|
Thanh Hoá,
ngày 04 tháng 2 năm 2005
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ CƠ CHẾ KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN
TỈNH THANH HOÁ GIAI ĐOẠN NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2009
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND công bố
ngày 10/12/2003.
- Căn cứ Nghị định 24/1999/NĐ-CP ngày
16/04/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Tổ chức huy động, quản lý và
sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng các
xã, thị trấn.
- Căn cứ Thông tư số 79/2001/TT-BTC ngày
28/09/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính để thực hiện các dự án
đường GTNT.
- Căn cứ Nghị quyết 20/2002/NQ-HĐND K14 ngày
26/01/2002 của HĐND tỉnh và Quyết định số 1177/2002/QĐ-UB ngày 18 tháng 04 năm
2002 của UBND tỉnh Thanh Hoá về xây dựng quỹ phát triển đường giao thông nông
thôn.
- Căn cứ Nghị quyết số 42/2003/NQ-HĐND ngày
27 tháng 12 năm 2003 của Hội đồng nhân dân tỉnh về bố trí kinh phí khuyến khích
phát triển GTNT tỉnh Thanh Hoá.
- Căn cứ Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về
chính sách phát triển GTNT (Thông báo số 618-TB/TU ngày 17/01/2005)
- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông Vận
tải tại Tờ trình số 539/GTVT-QLGT ngày 16/6/2004 và Văn bản số 1236/GTVT-QLGTNT
ngày 17 tháng 11 năm 2004.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1- Ban hành kèm theo quyết định này " Cơ chế khuyến khích phát
triển giao thông nông thôn tỉnh Thanh Hoá giai đoạn năm 2005 - 2009" .
Điều 2- Những quy định trước đây trái với quyết định này đều bãi bỏ.
- Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày
01/01/2005.
Điều 3- Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các ban, ngành liên
quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm thi hành quyết
định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3-QĐ.
- Chính phủ (B/c).
- VPCP, Bộ GTVT, Bộ TC (B/c).
- Trực TU, HĐND tỉnh (B/c)
.- Lưu (vqd_Co che PT GTNT).
|
TM. UBND TỈNH
THANH HOÁ
Nguyễn Văn Lợi
|
QUY ĐỊNH
VỀ CƠ CHẾ KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG NÔNG
THÔN TỈNH THANH HOÁ - GIAI ĐOẠN NĂM 2005 - 2009
(Kèm theo Quyết định số 432/2005/QĐ-UB ngày 04 tháng 2 năm 2005 của UBND tỉnh
Thanh Hoá)
Điều 1- Phạm vi điều chỉnh:
1- Quyết định này được áp dụng cho các dự án
kiên cố hoá mặt đường giao thông nông thôn (GTNT) trong tỉnh được cấp có thẩm
quyền phê duyệt (Không tính các tuyến đường nội thị); Bao gồm đường huyện, đường
xã và đường thôn, bản (Theo phân loại đường bộ tại Nghị định số 167/1999/NĐ-CP
ngày 26/11/1999 của Chính phủ).
2- Quy mô tiêu chuẩn kỹ thuật nền, mặt đường để
xét hỗ trợ:
Thực hiện theo Quy trình, quy phạm Nhà nước ban
hành về GTNT: Tiêu chuẩn Thiết kế đường GTNT (22TCN - 210 - 92), Quy hoạch, Thiết
kế và xây dựng đường GTNT - miền Núi của Bộ Giao thông Vận tải; Hướng dẫn tính
dự toán xây dựng cầu đường GTNt - miền Núi của Viện Chiến lược và Phát triển
GTVT; Quản lý tiến độ, chất lượng, nghiệm thu trong xây dựng cầu đường GTNT -
miền Núi của Vụ Khoa học Công nghệ cầu đường - Bộ Giao thông Vận tải.
Quy mô tiêu chuẩn kỹ thuật yêu cầu tối thiểu:
a- Đường huyện :
- Chiều rộng nền đường: Bnền = 5,0 - 6,0 m.
- Chiều rộng mặt đường: Bmặt = 3,5 m.
b- Đường xã :
- Chiều rộng nền đường: Bnền = 4,0 - 5,0 m.
- Chiều rộng mặt đường: Bmặt = 3,0 - 3,5 m.
c- Đường thôn, bản:
- Chiều rộng nền đường: Bnền = 3,0 - 4,0 m
- Chiều rộng mặt đường: Bmặt = 2,0 - 3,0 m
Kết cấu mặt đường: Yêu cầu là đá dăm láng nhựa
hoặc mặt đường bằng Bê tông xi măng.
3- Vào tháng 10 hàng năm, căn cứ nhu cầu thực tế,
Sở Giao thông Vận tải cùng với UBND các huyện, thị xã, thành phố lập kế hoạch đầu
tư cho năm sau báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định.
Điều 2- Phân vùng để hỗ trợ
khuyến khích phát triển GTNT:
1- Vùng đồng bằng (Vùng 1): Gồm các xã Đồng bằng
(Trừ các xã miền Núi ở các huyện Đồng bằng).
2- Vùng miền núi (Vùng 2): Là những xã của 11
huyện miền núi trong tỉnh (Trừ những xã đặc biệt khó khăn theo Chương trình 135
của Chính phủ và những xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã), những xã miền
núi của các huyện đồng bằng.
3- Vùng đặc biệt khó khăn (Vùng 3): Gồm những xã
đặc biệt khó khăn theo chương trình 135 của Chính phủ và những xã chưa có đường
ô tô đến trung tâm xã.
Điều 3- Mức vốn hỗ trợ :
1- Vùng 1:
+ Đường huyện: Hỗ trợ xây dựng mặt đường 125 triệu
đồng/1 Km.
+ Đường xã: Hỗ trợ mặt đường và công trình thoát
nước: 50 triệu/1Km.
+ Đường thôn: Hỗ trợ 5 triệu đồng/1 Km.
2- Vùng 2:
+ Đường huyện: Hỗ trợ xây dựng mặt đường 155 triệu
đồng/1 Km.
+ Đường xã: Hỗ trợ mặt đường: 70 triệu đồng/1Km
+ Đường thôn, bản: Hỗ trợ 6 triệu đồng/1 Km.
3- Vùng 3:
Cơ bản sẽ được đầu tư các công trình bằng dự án
của Nhà nước; trường hợp các huyện huy động nguồn lực trên địa bàn phát triển
giao thông sẽ được hỗ trợ theo mức sau:
+ Đường huyện: Hỗ trợ xây dựng phần mặt đường
180 triệu đồng/1 Km.
+ Đường xã: Hỗ trợ nền, mặt đường: 80 triệu đồng/1Km.
+ Đường thôn, bản: Nếu các địa phương nào huy động
được nguồn lực để mở các tuyến đường mới, ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí
xây dựng các công trình thoát nước, kinh phí nổ mìn phá đá để mở đường; Hỗ trợ
7 triệu đồng/1Km kiên cố hoá mặt đường.
Điều 4- Quản lý đầu tư và
xây dựng
- Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã quyết định đầu
tư các dự án trong phạm vi ngân sách của địa phương mình (Bao gồm cả khoản hỗ
trợ từ ngân sách cấp trên) có mức vốn đầu tư dưới 03 tỷ đồng (Đối với cấp huyện)
và dưới 01 tỷ đồng (Đối với cấp xã).
- Chỉ hỗ trợ đối với các dự án có đầy đủ thủ tục
theo qui định hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng (Về dự án đầu tư,
TKKTTC, dự toán, giám sát chất lượng, nghiệm thu, thanh quyết toán).
- Việc tổ chức thực hiện các dự án xây dựng đường
GTNT từ quỹ phát triển GTNT kể cả nguồn kinh phí hỗ trợ phải tuân theo quy định
về xây dựng quỹ phát triển đường GTNT tại Quyết định 1177/2002/QĐ-UB ngày
18/4/2002 của UBND tỉnh và hướng dẫn số 807/TCVG/NSHX ngày 03 tháng 06 năm 2002
của Sở Tài chính Vật giá.
- Các công trình đường huyện do huyện làm chủ đầu
tư, đường xã do xã làm chủ đầu tư, đường thôn, bản do cộng đồng dân cư tự quản xây
dựng và quản lý; Hồ sơ thiết kế kỹ thuật phải được cơ quan tư vấn chuyên ngành
lập và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Công tác quản lý bảo trì: Sau khi xây dựng
xong phải quản lý bảo trì. Đường đi qua địa phương nào giao cho địa phương đó
quản lý. Vốn cho công tác quản lý bảo trì do địa phương đảm nhiệm.
- Giao Sở GTVT chủ trì phối hợp với Sở Tài chính
và UBND các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra việc thực hiện dự án; Đề xuất
UBND tỉnh cấp vốn hỗ trợ cho các địa phương theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Sở Tài chính có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn
các huyện, thị xã, thành phố và các chủ đầu tư thực hiện việc quản lý, sử dụng
vốn đúng mục đích và đúng theo các quy định hiện hành.
Điều 5- Tổ chức thực hiện:
- Trên cơ sở nguồn ngân sách bố trí cho nhiệm vụ
phát triển GTNT hàng năm, Sở Giao thông Vận tải phối hợp với Sở Kế hoạch, Sở
Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh giao chỉ tiêu kiên cố hoá mặt đường để các huyện,
thị xã, thành phố tổ chức thực hiện.
- Giám đốc các Sở: Giao thông Vận tải, Tài
chính, Kế hoạch và Đầu tư và các ngành liên quan hướng dẫn; Chủ tịch UBND các
huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện.
Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề vướng mắc,
Thủ trưởng các cơ quan ban ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố có
ý kiến bằng văn bản thông qua Sở Giao thông Vận tải để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh./.