ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
4232/QĐ-UBND
|
Quảng
Nam, ngày 01 tháng 12 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH TẠM THỜI ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ THỰC HIỆN
MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, ĐA DẠNG SINH KẾ VÀ NHÂN RỘNG
MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO NĂM 2017
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết
định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương
trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Thông
tư số 15/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng
kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ ý kiến
thống nhất của HĐND tỉnh tại Công văn số 317/HĐND-VP ngày 24/11/2017 và theo đề
nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 261/TTr-LĐTBXH
ngày 28/11/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quy định tạm thời
về định mức hỗ trợ thực hiện một số nội dung của Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất,
đa dạng sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo năm 2017, cụ thể như sau:
I. Mức hỗ trợ
dự án theo quy định tại tiết 2, điểm a, khoản 1 Điều 8 và mức chi chuyên môn thực
hiện Dự án hỗ trợ sản xuất, đa dạng sinh kế theo quy định tại các điểm a, b, c,
đ, g, Khoản 1, Điều 10 Thông tư số 15/2017/TT-BTC
1. Mức hỗ trợ dự án và mức chi chuyên môn đối với dự án trồng trọt
a) Mức
hỗ trợ dự án: Tối đa 80 triệu đồng/dự án/năm đối với
cây trồng hằng năm và tối đa 120 triệu đồng/dự án/năm đối với cây trồng lâu
năm.
b) Mức chi chuyên môn hỗ trợ hộ
tham gia dự án:
- Hỗ trợ tiền mua giống cây trồng và phân
bón cho 3 vụ sản xuất liên tiếp để chuyển đổi cơ cấu giống đối với cây ngắn
ngày, bao gồm: Cây lương thực, cây thực phẩm, mỗi hộ không quá 1 ha. Mức hỗ trợ
như sau:
+ Tối đa không quá 10 triệu đồng/ha/hộ đối
với địa bàn huyện nghèo, huyện có tỷ lệ nghèo cao, trong đó bao gồm thôn đặc biệt
khó khăn và xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135;
+ Tối đa không quá 05 triệu đồng/ha/hộ đối
với các xã còn lại, trong đó có thôn đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn
thuộc Chương trình 135 ngoài địa bàn huyện nghèo, huyện có tỷ lệ nghèo cao; các
xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển thuộc Chương trình 30a.
- Hỗ trợ một lần tiền mua giống; hỗ trợ
ba năm liền tiền mua phân bón để chuyển từ trồng cây hàng năm sang trồng cây
lâu năm (chè, cao su, cây ăn quả, cây dược liệu, cây nguyên liệu sinh học…..).
Mức hỗ trợ như sau:
+ Tối đa không quá 15 triệu đồng/ha/hộ đối
với địa bàn huyện nghèo, huyện có tỷ lệ nghèo cao, trong đó bao gồm thôn đặc biệt
khó khăn và xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135;
+ Tối đa không quá 08 triệu đồng/ha/hộ đối
với các xã còn lại, trong đó có thôn đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn
thuộc Chương trình 135 ngoài địa bàn huyện nghèo, huyện có tỷ lệ nghèo cao và
các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển thuộc Chương trình 30a.
2. Mức hỗ trợ dự án và mức
chi chuyên môn đối với dự án chăn nuôi
a) Mức
hỗ trợ dự án: Tối đa 140 triệu đồng/dự án/năm
b) Mức chi chuyên môn hỗ trợ hộ
tham gia dự án:
- Hỗ trợ con giống, cụ thể:
+ Hỗ trợ 01 lần tiền mua giống
gia súc là trâu, bò với mức tối đa 10 triệu đồng/hộ;
+ Hỗ trợ từ một đến hai lần tiền
mua heo, dê với mức tối đa 04 triệu đồng/hộ;
+ Hỗ trợ từ một đến hai lần tiền mua giống
gia cầm, thủy cầm với mức tối đa 04 triệu đồng/hộ trên địa bàn huyện nghèo, huyện
có tỷ lệ nghèo cao, trong đó bao gồm thôn đặc biệt khó khăn và xã đặc biệt khó
khăn thuộc Chương trình 135; với mức tối đa 03 triệu đồng/hộ đối với các xã còn
lại, trong đó có thôn đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương
trình 135 ngoài địa bàn huyện nghèo, huyện có tỷ lệ nghèo cao và các xã đặc biệt
khó khăn vùng bãi ngang ven biển thuộc Chương trình 30a.
- Hỗ trợ làm chuồng, thức ăn
chăn nuôi: 03 triệu đồng/hộ.
- Hỗ trợ tiêm phòng gia súc,
gia cầm: Hộ nông dân trực tiếp chăn nuôi được hỗ trợ 100% tiền vắc xin và chi phí
bảo quản vắc xin để tiêm phòng đối với các bệnh nguy hiểm: Lở mồm long móng,
nhiệt thán, tụ huyết trùng trâu bò, dịch tả, dịch tai xanh ở lợn, cúm gia cầm.
3. Mức hỗ trợ dự án và mức
chi chuyên môn đối với dự án lâm nghiệp
a) Mức
hỗ trợ dự án: Tối đa 120 triệu đồng/dự án/năm.
b) Mức chi
chuyên môn hỗ trợ hộ tham gia dự án: Hỗ trợ lần đầu giống cây lâm nghiệp theo quy trình trồng rừng sản xuất,
thuốc bảo vệ thực vật, phân bón với mức tối đa 09 triệu đồng/hộ.
4. Mức hỗ trợ dự án và mức
chi chuyên môn đối với dự án nuôi trồng thủy sản
a) Mức
hỗ trợ dự án: Tối đa 160 triệu đồng/dự án/năm
b) Mức chi chuyên môn hỗ trợ hộ
tham gia dự án:
- Hỗ trợ giống, ngư cụ đánh bắt:
Tối đa 15 triệu đồng/hộ;
- Hỗ trợ thức ăn, vắc xin, cải
tạo diện tích nuôi trồng thủy sản: Tối đa 07 triệu đồng/hộ.
5. Mức hỗ trợ cho các hộ
nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tham gia dự án:
a) Mức hỗ trợ cho hộ nghèo: Hỗ
trợ bằng định mức quy định tối đa cho từng nội dung dự án quy định tại khoản 1,
khoản 2, khoản 3, khoản 4 Mục I; Điều 1, Quyết định này.
b) Hộ cận nghèo: Hỗ trợ bằng
85% định mức hỗ trợ của hộ nghèo theo quy định tại điểm a, khoản 5 Mục I, Quyết
định này;
c) Hộ mới thoát nghèo hỗ trợ bằng
80% định mức hỗ trợ của hộ nghèo theo quy định tại điểm a, khoản 5 Mục I, Quyết
định này.
II. Loại mô
hình, mức hỗ trợ dự án theo quy định tại tiết 2, điểm a, khoản 1, khoản 2 Điều
8 và mức chi chuyên môn thực hiện dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo theo quy định
tại khoản 1 Điều 10 Thông tư số 15/2017/TT-BTC
1. Loại mô hình
a) Mô
hình giảm nghèo thông qua hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm và thu nhập
thuộc các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
b) Mô hình giảm nghèo tạo việc làm thông qua đầu tư các công trình hạ tầng quy mô nhỏ ở thôn.
2. Mức hỗ trợ dự án (quy
mô), mức chi chuyên môn, thời gian triển khai, địa bàn thực hiện và số hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới
thoát nghèo tham gia mô hình thực hiện dự án
nhân rộng mô hình giảm nghèo
2.1 Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo thông qua hỗ trợ phát triển sản
xuất, tạo việc làm và thu nhập thuộc lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
a) Mức
hỗ trợ dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo: Áp dụng bằng với mức hỗ trợ Dự án hỗ
trợ sản xuất, đa dạng sinh kế theo quy định tại điểm a của các khoản 1, 2 và 4 Mục I, Điều 1, Quyết định này.
b) Mức
chi chuyên môn hỗ trợ hộ tham gia dự án: Tối đa không quá 2 lần mức hỗ trợ của
Dự án hỗ trợ sản xuất, đa dạng sinh kế theo quy định tại điểm b các khoản 1, 2
và 4 Mục I, Điều 1, Quyết định này.
c) Thời
gian triển khai: Không quá 36 tháng (quy định tại điểm
b, khoản 2, Điều 7 Thông tư số 15/2017/TT-BTC).
d) Địa
bàn thực hiện:
+ Thôn đặc biệt khó khăn, xã đặc
biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi thuộc đối tượng đầu tư của Chương trình
135;
+ Xã đặc biệt khó khăn vùng bãi
ngang ven biển và hải đảo thuộc đối tượng đầu tư của Chương trình 30a theo Nghị
quyết số 08/2017/NQ-HĐND ngày 19/4/2017;
+ Các huyện nghèo, huyện có tỷ
lệ nghèo cao;
+ Các xã ngoài Chương trình
30a và Chương trình 135, trong đó ưu tiên nhân rộng mô hình giảm nghèo tại các
thôn có số lượng hộ nghèo cao hơn số lượng hộ nghèo, cận nghèo bình quân chung
của từng xã.
đ) Số người
thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tham gia mô hình: Tùy theo mức hỗ trợ của dự án, mỗi mô hình có từ 05 đến 10 hộ nghèo,
cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tham gia, trong đó ưu tiên cho hộ nghèo và hộ cận
nghèo đăng ký thoát nghèo bền vững.
e) Các nội
dung chi thực hiện mô hình: Thực hiện theo hướng dẫn tại
Thông tư số 15/2017/TT-BTC .
2.2 Dự án Nhân rộng mô hình giảm nghèo tạo
việc làm thông qua đầu tư các công trình hạ tầng quy mô nhỏ ở thôn
a) Quy mô
mô hình:
- Tối đa 50 triệu đồng/dự án đối
với thôn đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135;
- Tối đa 300 triệu đồng/dự án
đối với các xã nghèo đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 và xã nghèo đặc
biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thuộc Chương trình 30a.
- Tối đa 500 triệu đồng/dự án
đối với các xã trên địa bàn huyện nghèo, huyện có tỷ lệ nghèo cao thuộc Chương
trình 30a.
c) Thời
gian triển khai: Không quá 02 năm.
d) Địa
bàn thực hiện:
+ Thôn đặc biệt khó khăn, xã đặc
biệt khó khăn vùng dân tộc và
miền núi thuộc đối tượng đầu tư của Chương trình 135;
+ Xã ĐBKK vùng bãi ngang ven
biển và hải đảo thuộc đối tượng đầu tư của Chương trình 30a theo Nghị quyết số
08/2017/NQ-HĐND ngày 19/4/2017;
+ Các huyện nghèo, huyện có tỷ
lệ nghèo cao;
+ Các xã ngoài Chương trình
30a và Chương trình 135, trong đó ưu tiên nhân rộng mô hình giảm nghèo tại các
thôn có số lượng hộ nghèo cao hơn số lượng hộ nghèo, cận nghèo bình quân chung
của từng xã.
đ) Số người
thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia mô hình: Người
lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo cư trú trên địa bàn có nhu cầu và đăng ký
tham gia dự án với UBND cấp xã theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Nghị định số
61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Thông số
11/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20/4/2017, ít nhất mỗi hộ nghèo, hộ cận nghèo đăng ký
được giải quyết 01 lao động để tham gia dự án.
e) Các nội
dung chi thực hiện mô hình: Thực hiện theo Khoản 2, Điều
12, Thông tư số 15/2017/TT-BTC .
III. Mức
chi xây dựng và quản lý dự án theo quy định tại khoản 1, Điều 9, Thông tư số 15/2017/TT-BTC .
Mức chi xây dựng và quản lý dự
án không quá 5% tổng kinh phí thực hiện dự án và không quá 10% mức hỗ trợ từ
ngân sách nhà nước cho dự án.
Điều 2. Cơ chế thực hiện
Việc hỗ trợ thực hiện một số nội
dung của Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế và nhân rộng mô hình
giảm nghèo năm 2017 thực hiện theo đúng quy định tại Quyết định số 1722/QĐ-TTg
ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 15/2017/TT-BTC ngày
15/02/2017 của Bộ Tài chính, Thông tư số 18/2017/TT-BNNPTNT ngày 08/10/2017 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các văn bản có liên quan.
Điều 3. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện Dự án hỗ trợ
phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo năm 2017
được phân bổ tại Quyết định số 2729/QĐ-UBND ngày 01/8/2017 và Quyết định số
3194/QĐ-UBND ngày 31/8/2017 của UBND tỉnh
Điều 4. Tổ chức thực hiện:
1. Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành: Nông nghiệp phát triển nông thôn,
Tài chính, Ban Dân tộc tỉnh tổ chức thực hiện Quyết định này.
2. UBND các huyện, thị xã,
thành phố chỉ đạo, triển khai thực hiện Quyết định này, tổng hợp, báo cáo kết
quả với UBND tỉnh theo đúng quy định.
Điều 5. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở:
Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài
chính, Kế hoạch và Đầu tư, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh; Chủ tịch UBND huyện, thị
xã, thành phố, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ
ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Văn Thanh
|