Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 368/QĐ-TTg 2022 phê duyệt Chiến lược tài chính đến 2030

Số hiệu: 368/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Lê Minh Khái
Ngày ban hành: 21/03/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Đến năm 2030, quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 120% GDP

Đây là nội dung tại Quyết định 368/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược tài chính đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 21/3/2022.

Theo đó, phát triển thị trường chứng khoán ổn định, hoạt động an toàn, hiệu quả, có cơ cấu hợp lý, cân đối giữa thị trường tiền tệ với thị trường vốn, giữa thị trường cổ phiếu với thị trường trái phiếu và thị trường chứng khoán phái sinh.

Đến năm 2025, quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 100% GDP; dư nợ thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 47% GDP, trong đó dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt tối thiểu 20% GDP.

Đến năm 2030, quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 120% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 58% GDP, trong đó, dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt tối thiểu 25% GDP.

Phát triển toàn diện thị trường bảo hiểm đáp ứng nhu cầu bảo hiểm đa dạng của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế.

Doanh thu ngành bảo hiểm tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2025 là 15%/năm, đến năm 2025, quy mô đạt khoảng 3 - 3,3% GDP; tăng trưởng bình quân giai đoạn 2026 - 2030 là 10%/năm, đến năm 2030 quy mô đạt khoảng 3,3 - 3,5% GDP.

Phát triển ổn định thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán; nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán.

Đến năm 2025, đảm bảo 100% doanh nghiệp, đơn vị có quy mô lớn được kiểm toán báo cáo tài chính, không phân biệt loại hình hoạt động, hình thức sở hữu.

Xem thêm tại Quyết định 368/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 21/3/2022.
 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 368/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 21 tháng 3 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cLuật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bsung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị quyết s50/NQ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2021 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đi biu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng;

Căn cứ Nghị quyết số 16/2021/QH15 ngày 27 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025;

Căn cứ Nghị quyết số 23/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025;

Căn cNghị quyết s 43/2022/QH15 ngày 11 tháng 01 năm 2022 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội;

Theo đề nghị của Btrưởng Bộ Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Chiến lược tài chính đến năm 2030” với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ

1. Quan điểm

Việc xây dựng và thực hiện Chiến lược tài chính đến năm 2030 được gắn với các quan điểm chủ đạo sau:

a) Chính sách tài chính quốc gia đóng vai trò tiên phong trong việc huy động, giải phóng, định hướng phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực trong và ngoài nước vào các mục tiêu ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đổi mới mô hình và nâng cao chất lượng tầng trường trên cơ sở phát triển nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

b) Cải cách, nâng cao chất lượng thể chế tài chính theo hướng đồng bộ, minh bạch và hội nhập là điều kiện tiên quyết thúc đẩy nền tài chính quốc gia phát triển lành mạnh; sử dụng đồng bộ, hiệu qucác công cụ của chính sách tài khóa, phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ và các chính sách khác trong việc kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đm các cân đi lớn của nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho phát triển nhanh, bền vững; đồng thời, coi trọng việc phát triển đồng bộ, hài hòa các loại thị trưng, các khu vực kinh tế và các loại hình doanh nghiệp; phát triển kinh tế tư nhân thực sự là một động lực quan trọng của nền kinh tế.

c) Cơ cấu lại ngân sách nhà nước và quản lý nợ công phải đặt trong tổng thể cơ cấu lại nền kinh tế, đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương và tính chủ động của ngân sách địa phương; nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng nguồn lực ngân sách nhà nước đdẫn dt, kích hoạt các nguồn lực khác; phát huy tối đa lợi thế của các vùng, miền; cân đi nguồn lực phát triển hài hòa giữa kinh tế với xã hội và bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

d) Quản lý tài chính bng pháp luật, tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính; nâng cao cht lượng hoạt động thanh tra, kiểm tra, phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và nền tảng tài chính số, tiếp tục hiện, đại hóa ngành tài chính.

2. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng nền tài chính quốc gia phát triển bền vững, hiện đại và hội nhập, góp phần thúc đẩy tăng trưng, tăng cường khả năng chống chịu của nền kinh tế, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an ninh tài chính quốc gia. Thực hiện chính sách động viên hợp lý, ci thiện dư địa tài khóa, tạo điều kiện thuận lợi để huy động, phân bvà sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, giải quyết hài hòa các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội và môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng và an sinh xã hội gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể

a) Đảm bảo nguồn lực tài chính ngân sách góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng

- Tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 bình quân không thấp hơn 16% GDP và giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 16-17% GDP. Trong đó, tlệ huy động từ thuế, phí giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 13 - 14% GDP và giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 14 - 15% GDP.

- Tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu ngân sách nhà nước đến năm 2025 khoảng 85 - 86%, đến năm 2030 khoảng 86 - 87%.

b) Quản lý chi ngân sách nhà nước hiệu quả; tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hưng bền vững; ưu tiên chi đầu tư phát triển và đảm bảo nguồn lực cho chi trả nợ, tăng cường nguồn lực ngân sách nhà nước cho dự trữ quốc gia, tăng chi đầu tư phát triển con người và bảo đảm an sinh xã hội.

- Giai đoạn 2021 - 2025, tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách nhà nước bình quân khoảng 62 - 63%, tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi ngân sách nhà nước bình quân khoảng 28%. Trong tổ chức thực hiện, phấn đấu tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển đạt khoảng 29%, giảm tỷ trọng chi thường xuyên xuống khoảng 60%. Giai đoạn 2026 - 2030, tiếp tục tiết kiệm chi thường xuyên, tăng tích lũy từ ngân sách nhà nước cho chi đầu tư phát triển.

- Giai đoạn 2021 - 2030, ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước để tăng cường tiềm lực dự trữ quốc gia, phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước đsẵn sàng ứng phó nhanh, hiệu quả trong các tình huống đột xuất, cấp bách và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

c) Giảm dần bội chi ngân sách nhà nước; quản lý nợ công chặt chẽ, đảm bảo an toàn nợ công và an ninh tài chính quốc gia

- Phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi, giảm bội chi ngân sách nhà nước để đạt được chtiêu bội chi ngân sách trong Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm 2021 - 2025 bình quân khoảng 3,7% GDP; đến năm 2030 xuống khoảng 3% GDP. Trường hợp có biến động, rủi ro lớn, Bộ Tài chính kịp thời báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Trong giai đoạn 2021 - 2025, trn nợ công hàng năm không quá 60% GDP, nợ Chính phủ không quá 50% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP. Đến năm 2030, nợ công không quá 60% GDP, nợ Chính phủ không quá 50% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP.

d) Phát triển đồng bộ, minh bạch và bền vững thị trường tài chính và dịch vụ tài chính

- Phát triển thị trường chứng khoán ổn định, hoạt động an toàn, hiệu quả, có cơ cấu hợp lý, cân đối giữa thị trường tiền tệ với thị trường vốn, giữa thị trường cổ phiếu với thị trường trái phiếu và thị trường chứng khoán phái sinh. Đến năm 2025, quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 100% GDP; dư nợ thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 47% GDP, trong đó dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt tối thiểu 20% GDP. Đến năm 2030, quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 120% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 58% GDP, trong đó, dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt tối thiu 25% GDP.

- Phát triển toàn diện thị trường bảo hiểm đáp ứng nhu cầu bảo hiểm đa dạng của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế. Doanh thu ngành bảo hiểm tăng trưng bình quân giai đoạn 2021 - 2025 là 15%/năm, đến năm 2025, quy mô đạt khoảng 3 - 3,3% GDP; tăng trưởng bình quân giai đoạn 2026 - 2030 là 10%/năm, đến năm 2030 quy mô đạt khoảng 3,3 - 3,5% GDP.

- Phát triển ổn định thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán; nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán. Đến năm 2025, đảm bảo 100% doanh nghiệp, đơn vị có quy mô lớn được kiểm toán báo cáo tài chính, không phân biệt loại hình hoạt động, hình thức sở hữu.

- Tăng cường tính minh bạch trong lĩnh vực thẩm định giá, từng bước nâng cao năng lực, chất lượng thẩm định giá.

đ) Đẩy nhanh việc đổi mới cơ chế tài chính đối với lĩnh vực sự nghiệp công lập; thực hiện tái cấu trúc và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước

- Hoàn thiện thể chế về đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính và tổ chức lại hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập; hoàn thành lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công đối với một số lĩnh vực cơ bản. Giai đoạn 2021 - 2025, giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2016 - 2020. Giai đoạn 2026 - 2030, giảm bình quân 15% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2021 - 2025.

- Đến năm 2025, hoàn thành nhiệm vụ sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước. Đến năm 2030, củng cố, phát triển một số tập đoàn kinh tế nhà nước có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả, có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế trong một số ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế.

e) Đẩy mạnh thực hiện cơ chế quản lý, điều hành giá theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước

Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện phương thức quản lý điều hành giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước; đẩy nhanh thực hiện giá thị trường đối với một số hàng hóa, dịch vụ công. Đến năm 2025, xây dựng hoàn chnh hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về giá, đảm bảo kết nối dữ liệu đến các bộ, ngành, địa phương.

g) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và nền tảng tài chính số, thực hiện hiện đại hóa nền tài chính quốc gia

- Xây dựng hệ thống thông tin quản lý thuế tích hợp công khai, minh bạch và hiệu quả.

- Xây dựng Hi quan Việt Nam chính quy, hiện đại ngang tầm hải quan các nước phát triển trên thế giới; dẫn đầu trong thực hiện Chính phủ svới mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh.

- Phát triển hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kế toán nhà nước số, góp phần hình thành Kho bạc số vào năm 2030.

- Đẩy mạnh hiện đại hóa ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hàng dự trữ quốc gia, quản lý giám sát thị trường chứng khoán theo hướng hiện đại, hiệu quả.

II. CÁC ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH

1. Đẩy mạnh hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế tài chính đảm bảo tính đầy đủ, đồng bộ và hội nhập; thực hiện đổi mới cơ chế phân cấp quản lý, phân bổ ngân sách nhà nước đđảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương và tính chủ động của ngân sách địa phương; cơ cấu lại ngân sách nhà nước, phát triển thị trường tài chính hiện đại, minh bạch và bn vững.

2. Đổi mới cơ chế, chính sách tài chính cho phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghvà đổi mới sáng tạo. Đẩy mạnh hiện đại hóa, phát triển nền tảng tài chính số trên cơ sở ng dụng công nghệ thông tin gn với chuyển đổi số.

3. Khơi thông và phát huy tiềm lực tài chính cho phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; ưu tiên nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ về phục hồi và phát triển kinh tế.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH ĐẾN NĂM 2030

1. Hoàn thiện chính sách huy động các nguồn lực tài chính quốc gia, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thu ngân sách nhà nước

a) Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách thu ngân sách nhà nước đồng bộ, có cơ cấu bền vững, bảo đảm huy động hợp lý các nguồn lực cho ngân sách nhà nước, góp phần tạo lập môi trường cạnh tranh phù hợp với quá trình hội nhập và phát triển kinh tế

Hoàn thiện hệ thống chính sách thu gắn với cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước theo hướng bao quát các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, nhất là các nguồn thu mới, phù hợp với thực tiễn, các cam kết hội nhập và thông lệ quốc tế tốt. Nghiên cứu xây dựng mức thuế suất hợp lý, bảo đảm tính công bằng, trung lập của hệ thống chính sách thuế. Tăng ttrọng thu nội địa trong tng thu ngân sách nhà nước, bảo đảm tỷ trọng hợp lý giữa thuế gián thu và thuế trực thu. Rà soát, điều chỉnh chính sách ưu đãi thuế, loại bỏ các ưu đãi thuế không còn phù hợp với yêu cầu phát triển; hạn chế tối đa việc lng ghép chính sách xã hội trong các sc thuế, khoản thu. Thực hiện các giải pháp về thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19, phục hồi và phát triển kinh tế, đảm bảo cân đối tài chính - ngân sách nhà nước.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách thuế khuyến khích phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với mục tiêu thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ mới, các công nghệ ưu tiên phát triển, xây dựng và phát triển các trung tâm đổi mới, sáng tạo quốc gia.

Hoàn thiện chính sách thu ngân sách đối với đất đai, tài sản, tài nguyên; có cơ chế phù hợp để khai thác nguồn lực từ đất đai cho phát triển cơ sở hạ tng kinh tế - xã hội. Trong đó, tiếp tục thực hiện miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2025 theo chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nghiên cứu hoàn thiện chính sách thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo hướng tăng mức điều tiết đối với đất và bổ sung thu thuế đối với nhà nhm khuyến khích sử dụng nhà, đất có hiệu quả, góp phần hạn chế đầu cơ nhà, đất, đảm bảo động viên nguồn thu hợp lý, ổn định cho ngân sách nhà nước, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam và thông lệ quốc tế. Xây dựng chính sách quản lý thuế gắn với công tác quản lý nhà và đất đai của các bộ, ngành có liên quan. Nghiên cứu điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đu tư của người sử dụng đất mang lại thông qua chính sách thuế, thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Nghiên cứu sửa đổi chính sách thuế tài nguyên, đảm bảo chính sách thuế tài nguyên tiếp tục là công cụ hữu hiệu để góp phần quản lý, bảo vệ tài nguyên, khuyến khích sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả.

b) Tăng cường huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước

Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về đầu tư theo phương thức đi tác công tư (PPP), khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nht là các dự án ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, dự án phát triển kinh tế xanh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh học, dự án đầu tư vào các vùng đặc biệt khó khăn.

Hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chuyển trọng điểm chính sách thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài từ số lượng sang chất lượng; ưu tiên các dự án tạo giá trị gia tăng cao, có mô hình quản trị hiện đại, liên kết với chuỗi cung ứng toàn cầu, có tác động lan tỏa, kết nối chặt chẽ với khu vực kinh tế trong nước, đi đôi với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

c) Tăng cường công tác quản lý thu ngân sách nhà nước và qun lý hải quan

Hoàn chnh thể chế quản lý thuế, hải quan theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế, quản lý hải quan trên cơ sở ứng dụng các công nghệ hiện đại, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho người nộp thuế, chống tht thoát, gian lận thuế; tăng cường công tác chống chuyn giá và quản lý có hiệu quả các nguồn thu mới phát sinh từ các giao dịch thương mại điện tử và nền kinh tế số; đồng thời, thúc đẩy sự tuân thủ tự nguyện theo mức độ tuân thủ của từng nhóm người nộp thuế và phù hợp với yêu cầu của Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Tăng cường phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu, đảm bảo an ninh kinh tế và an toàn xã hội. Đẩy mạnh ng dụng công nghệ thông tin, tăng cường cải cách thủ tục hành chính để ci thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, giảm chi phí tuân thủ thuế của người dân và doanh nghiệp.

2. Nâng cao hiệu quả phân bổ, quân lý và sử dụng các nguồn lực tài chính gắn với việc thúc đẩy quá trình tái cơ cấu kinh tế và phát triển bền vững

a) Nâng cao vai trò định hướng của nguồn lực tài chính nhà nước trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội

Nâng cao hiệu quả và cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng bền vững, ưu tiên nguồn lực tăng chi đầu tư phát triển, tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của nhà nước phục vụ các mục tiêu phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng.

Đẩy mạnh cơ cấu lại chi đầu tư công, nâng cao hiệu quả, hiệu lực phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, cải thiện vai trò dẫn dắt, vn mi của nguồn lực ngân sách nhà nước, đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước để tăng nguồn lực đầu tư toàn xã hội; thực hiện đột phá xây dựng kết cấu hạ tầng và đô thị đồng bộ, hiện đại, xanh và thân thiện với môi trường. Giai đoạn 2022 - 2023, tập trung bố trí vốn cho các công trình, dự án quan trọng, cấp thiết có tính lan tỏa, tác động nhanh đến phát triển các ngành, lĩnh vực, vùng, địa bàn đhỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Đổi mới phương thức quản lý chi thường xuyên, đẩy mạnh cơ chế khoán, đấu thầu, đặt hàng; tăng cường phân cấp, trao quyền tự chủ, khuyến khích sử dụng nguồn lực phù hợp với đặc thù của các bộ, ngành, địa phương và các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.

Tăng cường nguồn lực chi đầu tư phát triển con người nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy tăng năng suất lao động, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế. Cải cách chính sách tin lương, đảm bảo nguồn lực tiếp tục thực hiện tt chính sách an sinh xã hội, tạo điều kiện tiếp cận bình đẳng nguồn lực, cơ hội phát triển và hưng thụ công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản cho mọi người dân, đặc biệt là các nhóm yếu thế như trẻ em, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số... phù hợp với điều kiện phát triển của nền kinh tế và khả năng cân đối của ngân sách nhà nước.

Đổi mới căn bản cơ chế quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ theo hướng tiết kiệm, hiệu quả; thực hiện cơ chế Nhà nước đặt hàng, đấu thầu thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ và cơ chế khoán đến sản phẩm cuối cùng.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, ứng dụng, chuyển giao công nghệ. Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội về tài chính đphát triển một số lĩnh vực khoa học và công nghệ có thế mạnh và có vai trò quan trọng đối với đất nước đạt trình độ quốc tế. Tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước cho việc xây dựng một số tổ chức nghiên cứu và phát triển đạt trình độ hiện đại, tiên tiến, nhất là các tổ chức khoa học và công nghệ đầu ngành có tiềm năng đthúc đẩy quá trình hội nhập với khu vực và thế giới.

b) Đẩy mạnh việc quản lý, điều hành tài chính ngân sách theo trung hạn

Thực hiện quản lý chi ngân sách nhà nước trong phạm vi nguồn lực, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất giữa kế hoạch đầu tư công trung hạn với kế hoạch nợ công trung hạn, kế hoạch tài chính trung hạn; thực hiện kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và thông lệ quốc tế.

Xây dựng và thực hiện cam kết chi đảm bảo việc bố trí nguồn lực tập trung, tránh dàn trải, phục vụ hiệu quả công tác lập, quyết định dự toán, quyết toán và kiểm toán ngân sách nhà nước của các cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

c) Đổi mới cơ chế phân cấp ngân sách nhà nước

Đổi mới cơ chế phân cấp ngân sách nhà nước trên cơ sở áp dụng các nguyên tắc và thông lệ quốc tế tốt về phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi và quan hệ giữa các cấp ngân sách, cơ bản khắc phục tình trạng lồng ghép trong quản lý ngân sách nhà nước, tăng cường vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương; đẩy mạnh phân cấp, khuyến khích các địa phương sáng tạo, tăng thu, huy động các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, tạo sự chủ động và tự chịu trách nhiệm cho chính quyền địa phương trong việc quyết định, sử dụng ngân sách; tăng quyền hạn và trách nhiệm trong công tác quản lý ngân sách các cấp, các đơn vị sử dụng ngân sách cùng với việc tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, tăng cường kiểm tra, giám sát.

Rà soát, xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù áp dụng cho các vùng kinh tế trọng điểm và một số tnh, thành phố lớn; thúc đẩy liên kết vùng, tăng cường hội nhập quốc tế và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng.

d) Tiếp tục cải cách công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước và quản lý ngân quỹ

Đổi mới cơ chế quản lý, kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước theo thông lệ quốc tế. Thống nhất quy trình và số hóa công tác kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước. Đổi mới phương thức kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo hướng quản lý rủi ro và tăng cường hậu kiểm, gắn với việc tăng cường phân cấp, giao trách nhiệm giải trình cho đơn vị sử dụng ngân sách và tương ứng với mức độ phát triển chức năng kiểm toán nội bộ tại các bộ, ngành, địa phương.

Hoàn thiện cơ chế quản lý ngân quỹ nhà nước theo hướng tiếp cận với thông lệ quản lý ngân quỹ nhà nước tại các nước phát triển và phù hợp với tình hình thực tiễn tại Việt Nam, đảm bảo quản lý tập trung, an toàn, minh bạch, hiệu quả. Tiếp tục hoàn thiện mô hình thanh toán tập trung của Kho bạc nhà nước. Đa dạng hóa các công cụ đầu tư, đi vay ngân quỹ nhà nước. Gn kết chặt chẽ giữa quản lý ngân quỹ nhà nước với quản lý ngân sách và quản lý nợ nhằm giảm chi phí và rủi ro nợ vay; tăng cường tính hiệu quả, an toàn, bền vững của hệ thống quản lý tài chính công và nâng cao dư địa tài khóa. Thiết lập khung quản lý rủi ro ngân quỹ nhà nước một cách toàn diện, hiện đại.

đ) Thực hiện quản lý chặt chẽ tài sản công

Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý có liên quan đến công tác quản lý, sử dụng tài sản công; đặc biệt là pháp luật về tài chính đất đai, tài nguyên, định giá, xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hóa; xây dựng các văn bn quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công chuyên ngành, bảo đảm đng bộ, thống nhất với Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá và tổ chức đánh giá công tác quản lý tài sản công khu vực hành chính sự nghiệp. Mrộng, nâng cấp cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công; xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công.

e) Tăng cường tiềm lực dự trữ quốc gia

Hoàn thiện khung pháp lý về quản lý, điều hành hoạt động dự trữ quốc gia; tăng cường dự trữ quốc gia đủ mạnh, có cơ cấu hợp lý, chủ động đáp ứng các nhu cầu đột xuất, cấp bách của nền kinh tế; thúc đẩy xã hội hóa và thu hút nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước cho dự trữ quốc gia.

Tập trung dự trữ các mặt hàng chiến lược, thiết yếu, có giá trị kinh tế cao, tần suất sử dụng nhiều, mặt hàng trong nước chưa sản xuất được để chủ động ứng phó kịp thời trong các tình huống khẩn cấp, đảm bảo quốc phòng, an ninh và thực hiện các nhiệm vụ được giao. Đồng thời, thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung những mặt hàng chiến lược, thiết yếu, cần thiết hoặc loại bỏ những mặt hàng không còn phù hợp ra khỏi danh mục hàng dự trữ quốc gia.

3. Quản lý chặt chẽ, hiệu quả bội chi ngân sách nhà nước, nợ công; cải thiện dư địa tài khóa, góp phần nâng cao khả năng chống chịu của nền tài chính quốc gia

a) Hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý nợ công

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý nợ công, đẩy mạnh triển khai công cụ, nghiệp vụ quản lý nợ chủ động, bảo đảm an toàn và bền vững nền tài chính quốc gia.

Gắn kết chặt chẽ quản lý ngân sách nhà nước và nợ công với quản lý ngân quỹ nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các nguồn lực tài chính của Nhà nước. Quản lý chặt chẽ bội chi, thực hiện nguyên tắc vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chi được sử dụng cho đầu tư phát triển; chi vay trong khả năng trả nợ.

Nghiên cứu áp dụng cách tiếp cận nghiệp vụ nợ chủ động theo thông lệ quốc tế tốt; thiết lập các chtiêu cảnh báo mềm kết hợp với các mức trần cứng để kiểm soát nợ khu vực công và khu vực tư nhân; tách bạch quản lý nợ nước ngoài khu vực công và khu vực tư nhân; đề ra mức trần nợ nước ngoài trong tổng dư nợ công. Tăng cường áp dụng các thông lệ quốc tế tốt trong quản lý rủi ro danh mục nợ Chính phủ; thực hiện cân đối danh mục nợ giữa nợ trong nước và nợ nước ngoài.

Xây dựng cơ sở dữ liệu, áp dụng các nguyên tắc thống kê theo thông lệ quốc tế tốt; đẩy mạnh ng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nợ công. Chủ động nghiên cứu, dự báo và xây dựng phương án phản ứng chính sách đxử lý khi các chtiêu về nợ chạm ngưỡng cảnh báo an toàn.

b) Tổ chức huy động vốn cho ngân sách nhà nước và đầu tư phát triển với chi phí - rủi ro hợp lý; cải thiện cơ cấu danh mục nợ

Đổi mới nâng cao chất lượng huy động vốn vay; đa dạng hóa nguồn vốn và phương thức vay trong nước và nước ngoài với các kỳ hạn phù hợp, đáp ứng nhu cầu huy động vốn của Chính phủ trong trung và dài hạn trong bối cảnh Việt Nam đã trthành quốc gia có thu nhập trung bình.

Đa dạng hóa các sản phẩm, hàng hóa trên thị trường để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, phát triển sản phẩm trái phiếu xanh để huy động vốn cho các dự án bảo vệ môi trường phục vụ phát triển kinh tế bền vững.

Thực hiện phát hành và quản lý danh mục trái phiếu Chính phủ chủ động, đảm bảo khối lượng, cơ cấu, kỳ hạn theo các mục tiêu của chiến lược, chương trình, kế hoạch quản lý nợ công và kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ.

Phối hợp chặt chẽ chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ để ổn định lãi suất nhằm hỗ trợ công tác huy động vốn của ngân sách nhà nước và phát triển thị trường trái phiếu chính phủ.

Đổi mới cơ chế huy động vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi nước ngoài để đầu tư mt s công trình, dự án trọng điểm, có tính lan tỏa nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng và cả nước. Ưu tiên huy động các nguồn vốn có thời gian vay dài, lãi suất thấp và có thành tố viện trợ không hoàn lại cao.

c) Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn vay, gắn với trách nhiệm trả nợ

Nguồn vốn vay chđược sử dụng cho chi đầu tư phát triển, tập trung cho các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, có ý nghĩa lớn, tạo sự lan tỏa, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, dự án liên vùng, liên địa phương.

Đảm bảo bố trí đủ nguồn vốn để thanh toán trả nợ đầy đủ, đúng hạn, từng bước nâng cao hệ số tín nhiệm quốc gia. Tái cơ cấu nợ theo hướng bn vững, cải thiện chỉ tiêu an toàn nợ. Quản lý, kiểm soát chặt chẽ nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ.

Việc huy động, quản lý và sử dụng vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài phải gắn với việc cơ cấu lại đầu tư công; bất kỳ khoản vay mới nào cũng cần được xem xét hiệu quả kinh tế, phương án tài chính, đánh giá tác động tới kế hoạch đầu tư trung hạn, các chtiêu nợ công, ngân sách và khả năng trả nợ. Vốn vay nước ngoài được tập trung sử dụng cho một số lĩnh vực chủ chốt để đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả kinh tế theo quy mô; các dự án thúc đy tăng trưng gắn với phát triển bền vững, các dự án có khả năng tạo nguồn thu ngoại tệ, các dự án có hiệu ứng lan tỏa (như thích ứng biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng môi trường, giáo dục, y tế, công nghệ...); các dự án hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Ưu tiên vay về cho vay lại đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.

4. Đổi mới cơ chế tài chính đối với khu vực sự nghiệp công lập

a) Hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với đơn vị sự nghiệp công lập

Tiếp tục hoàn thiện đồng bộ cơ chế, chính sách về đổi mới cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập; Đẩy nhanh việc hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy việc chuyển một số loại phí sang giá dịch vụ sự nghiệp công; đồng thời, thực hiện chính sách ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng chính sách (người nghèo, người có công, đồng bào dân tộc thiểu s...).

b) Đẩy mạnh thực hiện cơ chế và giao tự chủ tài chính cho đơn vị sự nghiệp công lập

- Đẩy mạnh thực hiện mục tiêu của Nghị quyết 19-NQ/TW đã đề ra. Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới cơ chế tự chủ tài chính, giao tự chủ tài chính cho đơn vị sự nghiệp công lập; tăng số lượng đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên, chi đầu tư và tự bảo đảm chi thường xuyên; quy định rõ về nguồn thu, nhiệm vụ chi, phân phi thu nhập bổ sung, thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị.

- Chuyển mạnh cơ chế cấp phát theo dự toán sang cơ chế thanh toán theo đặt hàng, giao nhiệm vụ gắn với slượng, chất lượng sản phẩm dịch vụ, giá cung cấp dịch vụ và nhu cầu sử dụng; có lộ trình cụ thể thực hiện cơ chế đu thầu cung cấp dịch vụ; giảm dần số lượng sản phẩm, dịch vụ thực hiện theo phương thức giao nhiệm vụ.

- Các Bộ, ngành, địa phương rà soát, sớm hoàn thành việc ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập để thực hiện quyết liệt sắp xếp, giải thể, sáp nhập, tinh giảm đầu mối, biên chế; đồng thời khẩn trương ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật để làm cơ sở cho việc xác định giá dịch vụ sự nghiệp công.

- Đẩy mạnh việc thực hiện lộ trình giá dịch vụ sự nghiệp công theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP , theo đó đơn vị sự nghiệp công lập có khả năng tính chi phí khấu hao có thể phân loại mức độ tự ch tài chính cao hơn.

- Tăng cường công khai minh bạch; thực hiện nghiêm các quy định về giám sát, thanh tra, kiểm tra các hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập, đặc biệt là về thực hiện chính sách chế độ tài chính; kịp thời giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện, xử lý nghiêm vi phạm.

c) Thúc đẩy xã hội hóa cung cấp dịch vụ sự nghiệp công

Hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo điều kiện thúc đẩy xã hội hóa trong cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, đảm bảo bình đẳng giữa đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập; tiếp tục có chính sách khuyến khích, ưu đãi về đất đai, thuế, phí, tín dụng... để hỗ trợ các doanh nghiệp, cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ công hiệu quả.

Rà soát, đánh giá và tiếp tục hoàn thiện cơ chế cổ phần hóa đối với đơn vị sự nghiệp công lập có đủ điều kiện, gắn với giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hóa trong một số lĩnh vực như y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao..., chuyển đổi phương thức từ nhà nước trực tiếp đu tư sang phương thức doanh nghiệp đầu tư theo quy hoạch.

5. Đẩy mạnh việc cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; đổi mới quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp

a) Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước; hoàn thiện cơ chế sử dụng nguồn thu từ chuyn đi sở hu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập và chuyển nhượng vốn nhà nước; đổi mới cơ chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động đi với tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước.

b) Nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước trên nền tảng công nghệ hiện đại; năng lực đổi mới sáng tạo, quản trị theo chuẩn mực quốc tế. Có cơ chế khuyến khích nghiên cứu, phát triển, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lý, giám sát doanh nghiệp. Thực hiện chuyển đổi s, thúc đẩy công khai, minh bạch thông tin tài chính, tăng cường trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp. Thúc đẩy phát triển một số tập đoàn kinh tế nhà nước có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả, có khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế trong một số ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế.

c) Đẩy nhanh việc xử lý nợ, thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hiệu quả, công khai, minh bạch; có cơ chế giám sát, phát hiện, xử lý kịp thời những vi phạm trong quá trình triển khai thực hiện. Đến năm 2025, hoàn thành việc sp xếp, cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước theo hình thức chủ yếu là cổ phần hóa, thoái vốn. Nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước được tập trung đầu tư cho các công trình kết cu hạ tầng trọng điểm, quan trọng quốc gia, bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp nhà nước then chốt quốc gia.

d) Tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn tại doanh nghiệp. Xử lý dứt điểm các dự án thua lỗ, kém hiệu quả đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, theo cơ chế thị trường và quy định của pháp luật. Xử lý dứt đim các dự án, công trình chậm tiến độ, đầu tư kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài của các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, giảm thiểu tối đa tổn thất cho Nhà nước và xã hội. Tạo cơ chế để doanh nghiệp chủ động, tự chủ trong xử lý dự án. Việc xử lý bằng các hình thức giải thể, phá sản phải đảm bảo lợi ích cao nhất của Nhà nước, quyền lợi chính đáng của người lao động và nhà đầu tư.

đ) Cng cố, hoàn thiện mô hình cơ quan đại diện chủ sở hữu theo đúng vai trò quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới, cơ cấu lại của các doanh nghiệp nhà nước. Tăng cường phân cấp, ủy quyền cho Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, đồng thời tăng cường nhiệm vụ giám sát, kiểm tra của cơ quan đại diện chsở hữu để kịp thời phòng ngừa, phát hiện, xử lý sai phạm theo quy định của pháp luật.

6. Phát triển thị trường tài chính và dịch vụ tài chính đồng bộ, hiện đại, minh bạch và bền vững

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm phát triển đồng bộ, hiện đại, minh bạch và bền vững thị trường tài chính, trọng tâm là thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm và thị trường các dịch vụ tài chính.

a) Thị trường chứng khoán

- Hoàn thiện khung pháp lý cho phát triển thị trường chứng khoán phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế, tiếp cận với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế; mở rộng và kết nối với thị trường khu vực và quốc tế. Hoàn thiện các quy định hướng dẫn về sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp niêm yết và các công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán.

Tăng cường năng lực quản lý, giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, năng lực cạnh tranh của các tổ chức trung gian tham gia thị trường chứng khoán để đảm bảo thị trường vận hành an toàn, minh bạch, nâng cao khả năng cạnh tranh và bảo vệ lợi ích nhà đầu tư.

- Tăng cung hàng hóa và cải thiện chất lượng nguồn cung cho thị trường.

Đối với thị trường cphiếu, khuyến khích các loại hình doanh nghiệp thực hiện chào bán (IPO) gắn với niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán; áp dụng quản trị công ty theo thông lệ quốc tế để nâng cao chất lượng doanh nghiệp niêm yết, đồng thời tăng cường kiểm tra, xử lý kịp thời các doanh nghiệp không tuân thủ quy định về niêm yết, đăng ký giao dịch sau khi đã cổ phn hóa. Nghiên cứu thành lập sàn giao dịch cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Đối với thị trường trái phiếu, tiếp tục phát triển thị trường trái phiếu trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế; nâng cao tính công khai, minh bạch trong hoạt động của thị trường. Phát triển thị trường trái phiếu xanh để huy động vốn cho các dự án bảo vệ môi trường, phục vụ phát triển kinh tế bền vững.

Phát triển thị trường trái phiếu chính phủ cả về chiều rộng và chiều sâu để đáp ứng nhu cầu huy động vốn cho đầu tư phát triển, đồng thời tái cơ cấu danh mục nợ trái phiếu chính phủ để cơ cấu lại ngân sách nhà nước và nợ công. Tập trung phát triển thị trường thứ cấp để tăng tính thanh khoản, đa dạng hóa sản phẩm và phát triển cơ sở nhà đầu tư; tăng cường sự liên thông giữa thị trường trái phiếu chính phủ và thị trường tiền tệ để nâng cao tính thanh khoản của thị trường.

Tập trung phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp bao gồm cả phát hành ra công chúng và phát hành riêng lẻ gn với tăng cường công bố thông tin; tổ chức hoạt động và cung cấp dịch vụ giao dịch trái phiếu doanh nghiệp qua Sở giao dịch chứng khoán đáp ứng nhu cầu của các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường. Thúc đẩy hoạt động của dịch vụ xếp hạng tín nhiệm, khuyến khích các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế tham gia cung cấp dịch vụ tại thị trường Việt Nam.

Phát triển đa dạng các sản phẩm chứng khoán phái sinh bao gồm hợp đồng tương lai, hợp đng quyn chọn trên các tài sản cơ sở là ch schứng khoán, cphiếu đơn lẻ và trái phiếu chính phủ. Xây dựng các chỉ sthị trường mới làm tài sản cơ sở cho chứng khoán phái sinh.

- Phát triển và đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư.

Mrộng cơ sở nhà đầu tư, tăng cường khả năng tiếp cận thị trường và triển khai các loại hình quỹ đầu tư, nhà đầu tư có tổ chức dài hạn trên thị trường. Đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức, giữa nhà đu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, thúc đẩy sự phát triển của các nhà đầu tư chuyên nghiệp.

- Hoàn thiện tổ chức thị trường, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin.

Hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, đảm bo hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn và thông lệ quốc tế. Hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ hệ thống giám sát, giao dịch, đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán, đảm bảo hoạt động thị trường thông suốt, an toàn và ổn đnh.

b) Thị trường bảo hiểm

Hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh doanh bảo hiểm; Phát triển sản phẩm và đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức, cá nhân và hội nhập quốc tế, đặc biệt là các sản phẩm bảo hiểm ứng dụng công nghệ thông tin, bảo hiểm xanh, bảo hiểm liên kết y tế,...; Tăng cường năng lực tài chính, quản lý rủi ro, quản trị doanh nghiệp và công khai minh bạch của doanh nghiệp bảo hiểm.

Khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh bảo hiểm; Đa dạng và chuyên nghiệp hóa kênh phân phi bảo hiểm nhằm tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các đối tượng có thu nhập thấp được tham gia bảo hiểm; Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực bảo hiểm và đẩy mạnh tuyên truyền về bảo hiểm.

Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm, cải cách phương thức quản lý, giám sát của cơ quan quản lý bảo hiểm chuyển đổi dần sang quản lý, giám sát trên cơ sở rủi ro đồng thời với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin; Tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm và đẩy mạnh hội nhập và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm.

c) Thị trường dịch vụ tài chính

- Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý về kế toán, kiểm toán, thẩm định giá và các dịch vụ tài chính khác theo hướng tiếp cận với thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) góp phần nâng cao tính minh bạch và tăng hiệu quả cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư. Xây dựng hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam phù hợp với điều kiện thực tiễn và thông lệ quốc tế. Phát triển đồng bộ thị trường xếp hạng định mức tín nhiệm, thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán, tư vấn thẩm định giá, tư vấn thuế, đại lý hải quan.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán, thẩm định giá và các dịch vụ tài chính khác để đáp ứng của nhu cầu xã hội. Định hướng quy mô, số lượng các tổ chức cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán, thẩm định giá và dịch vụ tài chính khác phù hợp với yêu cầu thực tế thông qua việc hoàn thiện cơ chế và điều kiện hành nghề. Tăng cường số lượng, chất lượng đội ngũ kế toán viên, kiểm toán viên, thẩm định giá viên và cá nhân hành nghề dịch vụ tài chính khác.

Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với các dịch vụ tài chính, tạo môi trường pháp lý ổn đnh, thống nhất đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ ththam gia thị trường. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực giám sát và xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ tài chính nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ.

d) Thị trường xổ số và trò chơi có thưởng

Hoàn thiện khung pháp lý đối với lĩnh vực xsố và trò chơi có thưng; từng bước tái cơ cấu thị trường theo hướng hiện đại, công khai, minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế; sử dụng nguồn thu từ xổ số và trò chơi có thưng đđầu tư phát triển, y tế, giáo dục, an sinh xã hội và các chương trình, dự án trọng điểm liên vùng, dự án quốc gia phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

7. Thực hiện nhất quán công tác quản lý, điều hành giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước

a) Tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế pháp luật về giá, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa Luật Giá và hệ thống pháp luật dân sự kinh tế. Đổi mới, hoàn thiện phương thức quản lý, điều hành giá đphù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khuyến khích cạnh tranh về giá. Tăng cường vai trò công tác quản lý giá trong việc quản lý, phân bvà sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước và các nguồn lực tài chính.

b) Đẩy nhanh việc thực hiện lộ trình giá thị trường đối với các dịch vụ quan trọng, thiết yếu và các dịch vụ sự nghiệp công. Tính đúng, tính đủ các chi phí thực tế hợp lý, hợp lệ trong giá với lộ trình cụ thể, chi tiết, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, đảm bảo nguyên tắc minh bạch, công khai và hài hòa quyền, lợi ích của doanh nghiệp, người dân, Nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, xây dựng thị trường cạnh tranh lành mạnh, minh bạch; đồng thời khuyến khích, thúc đy thực hiện chủ trương đổi mới cơ chế tài chính đối với đơn vị sản xuất, cung cấp các dịch vụ công thiết yếu.

c) Đẩy mạnh công tác tổng hợp, phân tích, dự báo; tăng cường công tác trao đi thông tin giữa các bộ, ngành, địa phương; hình thành và xây dựng cơ chế trao đổi dữ liệu, thông tin; xây dựng các giải pháp quản lý, điều hành giá phù hợp với từng thời kỳ, giai đoạn. Hoàn chnh hệ thng cơ sở dữ liệu quốc gia về giá, đảm bảo kết nối dữ liệu với các bộ, ngành, địa phương, hình thành kênh thông tin chính thống, tin cậy phục vụ công tác quản lý, điều hành giá.

8. Tăng cường hiệu quả hợp tác tài chính và chủ động hội nhập quốc tế về tài chính

a) Tăng cường hiệu quả hợp tác tài chính

Rà soát và hoàn thiện khung khổ, thỏa thuận hợp tác tài chính với các đối tác quan trọng như các tổ chức tài chính, diễn đàn tài chính quốc tế và các cơ quan quản lý nhà nước về tài chính tại các nước đối tác chiến lược toàn diện, đối tác chiến lược và đối tác truyền thống của Việt Nam.

Phát triển chiều sâu, nâng cao hiệu quả thực chất hợp tác tài chính và hoạt động đối ngoại trong lĩnh vực tài chính; định hình các công cụ, cơ chế tài chính khu vực để hỗ trợ quản lý kinh tế vĩ mô, tài chính công, thị trường tài chính; tăng cường đối thoại chính sách nhm nâng cao độ tin cậy trong quan hệ đối tác hợp tác tài chính và quảng bá thu hút nguồn lực từ bên ngoài, huy động tiếp nhận và quản lý hiệu quả các hoạt động/chương trình hỗ trợ kỹ thuật của các đối tác dành cho Bộ Tài chính.

b) Chủ động hội nhập quốc tế về tài chính

Hoàn thiện đồng bộ thể chế và thực thi các cam kết hội nhập về thuế, hải quan, dịch vụ bảo hiểm, chứng khoán, kế toán - kiểm toán... Nghiên cứu, đề xuất thực thi cam kết thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong các khuôn khổ song phương và đa phương một cách chủ động hơn nhằm giảm tập trung thương mại, đặc biệt là nhập khẩu từ một số đối tác cụ thể.

Tăng cường hiệu quả thực hiện các cam kết hội nhập tài chính thông qua việc nâng cao chất lượng công tác phân tích, dự báo tác động tới nền kinh tế và lĩnh vực tài chính; nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách để đảm bảo an toàn tài chính trong điều kiện thực hiện đầy đ cam kết hội nhập quốc tế; tăng cường và nâng cao hiệu quả thông tin tuyên truyền về lợi ích và thách thức từ thực thi các cam kết tài chính tới các tổ chức, cá nhân có liên quan, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước.

9. Tăng cường năng lực, hiệu quả quản lý, giám sát tài chính; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

a) Hoàn thiện thể chế, bộ máy, công cụ phân tích, giám sát các cân đối tài chính lớn, các chỉ tiêu an toàn nợ, cảnh báo mức độ rủi ro đối với danh mục nợ công, nợ chính phủ và nợ chính quyền địa phương. Phát triển hệ thống thông tin thống kê tài chính tập trung, tích hợp với hệ thống thống kê kinh tế quốc dân và hệ thống thống kê tin tệ của Nhà nước phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế, đáp ứng đầy đủ, kịp thời các yêu cầu trong quản lý, điều hành nền tài chính quốc gia.

Tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước, nợ công theo nguyên tc rủi ro và ứng dụng công nghệ thông tin; xử lý kịp thời, nghiêm minh và công khai đối với tổ chức, cá nhân vi phạm, gây lãng phí ngân sách nhà nước.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm toán việc mua sắm, xây dựng, quản lý, sử dụng tài sản công đảm bảo tiết kiệm, đúng mục đích, tiêu chuẩn và định mức. Xử lý nghiêm theo pháp luật và công khai kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, gây lãng phí tài sản công.

Thiết lập, vận hành khung quản lý rủi ro hiện đại trong quản lý ngân quỹ nhà nước và hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin để tăng cường bảo mật, dự phòng rủi ro, đảm bảo an toàn hệ thống. Hoàn thiện cơ chế tng hợp, lập báo cáo tài chính ngân sách, đặc biệt là báo cáo tài chính nhà nước, theo hướng nâng cao tính đầy đủ, kịp thời, chính xác của thông tin báo cáo, phù hợp với thông lệ quốc tế.

b) Hoàn thiện thể chế, bộ máy, hạ tầng, công cụ giám sát các hoạt động của thị trường tài chính và dịch vụ tài chính, đảm bảo thị trường vận hành an toàn, minh bạch, ổn định và phù hợp với thông lệ quốc tế. Tăng cường kiểm soát đối với lĩnh vực xổ số và trò chơi có thưởng.

c) Hoàn thiện cơ chế và hệ thống các tiêu chí giám sát tài chính doanh nghiệp theo nguyên tắc mục tiêu tổng thể, thị trường; thực hiện theo lộ trình việc đánh giá, xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy và cán bộ quản lý, giám sát tài chính doanh nghiệp. Thực hiện công khai gắn với trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu về các thông tin tài chính doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

d) Nâng cao năng lực, chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra tài chính trong tất cả các lĩnh vực; tăng cường hiệu lực, hiệu quả hệ thống giám sát nội bộ, khung kiểm soát ri ro và hoạt động kiểm toán nội bộ. Tăng cường và tổ chức tốt cơ chế phối hợp giữa các cơ quan thanh tra, kiểm tra với các cơ quan chức năng để đảm bảo hiệu quả, k cương, kluật tài chính.

đ) Kiểm soát các yếu tố hình thành giá, các phương án giá của các hàng hóa, dịch vụ độc quyền, hàng hóa thuộc danh mục Nhà nước định giá; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá; hàng hóa, dịch vụ công ích.

e) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giá kết hợp với quản lý thuế để ngăn chặn các hành vi tăng giá bất hợp lý; đồng thời xử lý kịp thời tình trạng chuyn giá, gian lận, trốn, tránh thuế. Kiểm tra, kiểm soát hoạt động của thị trường hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật, các hành vi gian lận thương mại, đầu cơ thao túng thị trường.

g) Thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về xử lý vi phạm trong trường hợp xảy ra lãng phí. Quyết liệt trong xử lý kết quả thanh tra, kiểm tra đthu hồi tối đa cho Nhà nước tiền, tài sản bị vi phạm, chiếm đoạt, sử dụng sai quy định, lãng phí phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra.

10. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thiết lập nền tảng tài chính số; cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

a) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và thiết lập nền tảng tài chính số, phù hợp yêu cầu chuyển đổi số quc gia

Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định trong lĩnh vực tài chính để xây dựng, phát triển, quản lý hệ thống thông tin phục vụ Chính phủ số và yêu cầu chuyển đổi số quốc gia.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và nâng cấp hệ thống kiểm soát rủi ro nhm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành trong lĩnh vực tài chính. Rà soát, cập nhật Kiến trúc tổng thhướng tới Bộ Tài chính số, Kiến trúc cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính.

- Chủ động áp dụng các thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 nghiên cứu ứng dụng một số công nghệ cốt lõi có khả năng tạo bứt phá mạnh mẽ như trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (blockchain), dữ liệu ln (Bigdata) và thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR), tạo điều kiện ứng dụng các công nghệ số tiên tiến trong triển khai tài chính điện thướng tới tài chính số. Xây dựng các nền tảng quản trthông minh nhằm cung cấp các dịch vụ tài chính thông minh, tham gia tích cực vào sự phát triển của nn kinh tế s. Xây dựng tài chính điện tử và cơ bản thiết lập nền tảng tài chính số hiện đại, công khai, minh bạch dựa trên dữ liệu lớn, dữ liệu m, hệ sinh thái tài chính số, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn thông tin toàn diện.

- Xây dựng hệ thống thông tin quản lý thuế tích hợp, công khai, minh bạch, hiu quả, phc vtốt người dân và doanh nghiệp, đảm bảo tính đng bộ theo định hướng Chính phủ điện tvà chuyển đi s. Xây dựng các nền tảng tích hợp, nền tảng dữ liệu lớn để cung cấp thông tin cho việc chỉ đạo điều hành, kết nối thông tin liên thông giữa cơ quan thuế với các cơ quan quản lý Nhà nước. ng dụng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm tự động hóa một số quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và phân tích dữ liệu ln phục vụ công tác hoạch định chính sách, dự báo số thu, tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, quản lý rủi ro, quản lý tuân thủ và thanh tra, kiểm tra, điều tra thuế... Phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, đồng bộ, đảm bảo vận hành liên tục, hiệu quả, an toàn thông tin và bảo mật dữ liệu.

- Xây dựng Hải quan Việt Nam chính quy, hiện đại, ngang tầm hải quan các nước phát triển trên thế giới, dẫn đầu trong thực hiện Chính phủ số, với mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại hợp pháp, đảm bảo an ninh, an toàn xã hội và bảo vệ lợi ích quốc gia. Tập trung hóa, hiện đại hóa, tự động hóa công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan. Triển khai mô hình biên giới thông minh, hải quan xanh. Xây dựng hệ thng công nghệ thông tin hải quan tập trung, tích hợp thông minh đảm bảo các yêu cầu về an toàn thông tin hệ thống, với nền tảng số, phù hợp với kiến trúc Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Phát triển hệ thống công nghệ thông tin thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN sẵn sàng xử lý tập trung thủ tục hành chính của các bộ, ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

- Nâng cấp, phát triển hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) và các hệ thống liên quan thành hệ thng thông tin ngân sách và kế toán nhà nước số (VDBAS) góp phần hình thành kho bạc s vào năm 2030.

- Đẩy mạnh và hiện đại hóa ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý nội bộ và quản lý hàng dự trữ quốc gia; tin học hóa quy trình, nghiệp vụ nhập, xuất, bo qun hàng dự trữ quốc gia.

- Triển khai hệ thống tổng thể công nghệ thông tin phục vụ quản lý, giám sát, giao dịch và các nghiệp vụ của thị trường chứng khoán theo hướng hiện đại, hiệu quả, đảm bảo hoạt động thông suốt, an toàn, ổn định của thị trường. Triển khai các chức năng, tiện ích giao dịch mới của hệ thống, áp dụng các nghiệp vụ mới; đưa hệ thống công nghệ thông tin mới vào hoạt động đồng bộ tại các sở giao dịch chứng khoán và các tổ chức liên quan.

- Đẩy mạnh kết nối hạ tng, hệ thống thông tin Kho bạc nhà nước, hải quan, thuế với các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, hệ thống thanh toán điện tliên ngân hàng, hệ thng chuyn mạch bù trừ tài chính đthực hiện việc thu, chi ngân sách bằng các phương thức thanh toán không dùng tin mặt.

b) Cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước

Tiếp tục cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch. Đi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Rà soát, chuẩn hóa dữ liệu thủ tục hành chính và tích hợp, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công của Bộ Tài chính và Cng dịch vụ công quốc gia. Nghiên cứu đxuất các giải pháp cải cách thủ tục hành chính nhằm cải thiện các chỉ số thuộc lĩnh vực tài chính trong đánh giá, xếp hạng về môi trường kinh doanh của Việt Nam.

Tiếp tục thực hiện tốt công tác kim soát thủ tục hành chính, giảm thời gian và nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính liên quan tới người dân và doanh nghiệp. Thực hiện tốt việc công khai thủ tục hành chính; cập nhật kịp thời lên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính đi với những thủ tục hành chính mới, điều chỉnh hoặc bãi b.

Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành thủ tục hành chính; đơn giản và chuẩn hóa các thủ tục hành chính, loại bỏ các thủ tục hành chính không phù hợp góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả và đảm bảo mục tiêu quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tài chính, thúc đy phát triển kinh tế - xã hội.

11. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và kiện toàn bộ máy ngành Tài chính hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu qu

a) Kiện toàn bộ máy ngành Tài chính hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

Tiếp tục kiện toàn, tinh gọn bộ máy của ngành Tài chính đảm bo hoạt động hiệu lực, hiệu quả, thông suốt đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa ngành và hội nhập kinh tế quốc tế; rà soát, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính. Thực hiện có hiệu quả nguyên tắc quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, tập trung thống nhất một đầu mối quản lý nhà nước về tài chính - ngân sách nhà nước. Đẩy mạnh xây dựng Đề án và thực hiện chuyển giao theo lộ trình một số nhiệm vụ dịch vụ hành chính công mà Nhà nước không cn thiết thực hiện cho các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội đảm nhiệm.

b) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Quản lý chặt chẽ biên chế, tinh giản biên chế gn với vị trí việc làm, cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức; thực hiện đồng bộ các giải pháp thu hút, tuyển dụng nhân tài, tuyển chọn lãnh đạo, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, luân phiên, chuyển đổi vị trí công tác nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của ngành Tài chính.

Xây dựng đội ngũ công chức, viên chức lãnh đạo đphẩm chất, năng lực, uy tín; phát triển nguồn nhân lực ngành Tài chính có cơ cấu hợp lý, đảm bảo về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu thực thi nhiệm vụ của ngành. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức. Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, tăng cường trách nhiệm, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC

Chiến lược tài chính đến năm 2030 được thực hiện theo 2 giai đoạn (tương ứng với Kế hoạch tài chính 5 năm 2021 - 2025 và Kế hoạch tài chính 5 năm 2026 - 2030) và được cụ thể hóa thông qua 08 chiến lược ngành như sau:

1. Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030;

2. Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030;

3. Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2030;

4. Chiến lược nợ công đến năm 2030;

5. Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2030;

6. Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030;

7. Chiến lược phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2030;

8. Chiến lược kế toán - kiểm toán đến năm 2030.

Điều 2. Trách nhiệm tổ chức, thực hiện Chiến lược

1. Bộ Tài chính có trách nhiệm:

a) Chủ trì, tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược tài chính đến năm 2030; phê duyệt và chđạo kế hoạch thực hiện các nội dung Chiến lược theo từng giai đoạn.

b) Hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, nội dung có liên quan đến Chiến lược tài chính đến năm 2030.

c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan kiểm tra việc thực hiện Chiến lược tài chính đến năm 2030 và định kỳ 5 năm tổ chức đánh giá việc thực hiện Chiến lược.

d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh mục tiêu, nội dung Chiến lược trong trường hợp cần thiết.

đ) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan cân đối, bố trí ngân sách nhà nước hằng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đthực hiện Chiến lược.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Bộ Tài chính và cơ quan liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật, có trách nhiệm chỉ đạo, tham gia thực hiện các nội dung có liên quan của Chiến lược này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Th
tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các t
nh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng T
ng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội
đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận T
quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ
Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (3)
.

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Lê Minh Khái

 

Decision No. 368/QD-TTg dated March 21, 2022 on Approving financial strategy by 2030
Văn bản này đang cập nhật Nội dung => Bạn vui lòng "Tải về" để xem.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 368/QĐ-TTg ngày 21/03/2022 phê duyệt Chiến lược tài chính đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


17.934

DMCA.com Protection Status
IP: 52.14.27.122
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!