ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
32/2010/QĐ-UBND
|
Nam
Định, ngày 16 tháng 12 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỨC CHI CÔNG TÁC PHÍ, CHI
HỘI NGHỊ, CHI TIẾP KHÁCH ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG
LẬP THUỘC ĐỊA PHƯƠNG QUẢN LÝ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH
Căn cứ Luật Tổ
chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/11/2002;
Căn cứ Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngày 29/11/2005;
Căn cứ Thông tư 01/2010/TT-BTC ngày 06/01/2010 của Bộ Tài chính Quy định chế độ
chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chỉ tiêu tổ chức
các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chỉ tiêu tiếp khách trong nước;
Căn cứ Thông tư 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính Quy định chế độ
công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước
và đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị quyết số 147/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh Nam Định về
việc Quy định mức chi công tác phí, chi hội nghị, chi tiếp khách đối với các cơ
quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc địa phương quản lý;
Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 1680/TTr-STC ngày 10/12/2010 về việc
ban hành Quy định mức chi công tác phí, chi hội nghị, chi tiếp khách đối với
các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc địa phương quản lý,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định
mức chi công tác phí, chi hội nghị, chi tiếp khách đối với các cơ quan Nhà nước
và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc địa phương quản lý”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 01 tháng 01 năm 2011 và thay thế Quyết định số 3127/2007/QĐ-UBND ngày
17/12/2007 của UBND tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ
trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các
đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Bộ Tài chính;
- Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND, UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Công báo tỉnh, Website tỉnh;
- Lưu: VP1, VP6.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Tuấn
|
QUY ĐỊNH
MỨC CHI CÔNG TÁC PHÍ, CHI HỘI NGHỊ, CHI TIẾP
KHÁCH ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THUỘC ĐỊA
PHƯƠNG QUẢN LÝ
(Kèm theo Quyết định số 32/2010/QĐ-UBND ngày 16/12/2010 của UBND tỉnh)
Phần thứ nhất.
MỨC CHI CÔNG
TÁC PHÍ, CHI HỘI NGHỊ, CHI TIẾP KHÁCH
I. MỨC CHI CÔNG TÁC PHÍ:
1. Phụ cấp lưu trú:
Mức phụ cấp lưu trú để chi trả cho cán bộ, công chức được cơ quan,
đơn vị cử đi công tác tối đa không quá 180.000 đồng/ngày.
2. Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác:
Cán bộ, công chức được cơ quan, đơn vị cử đi công tác được thanh
toán tiền thuê chỗ nghỉ theo một trong hai hình thức như sau:
a) Thanh toán theo hình thức khoán:
- Các lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 đến 1,3 cụ thể là:
Bí thư Tỉnh ủy, phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng
đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh, nếu nhận khoán thì mức khoán tối đa không quá
1.000.000 đồng/ngày/người, không phân biệt nơi đến công tác.
- Cán bộ lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ 0,7 đến dưới
1,25:
+ Đi công tác ở quận thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,
thành phố Hải Phòng, thành phố Cần Thơ, thành phố Đà Nẵng và thành phố là đô thị
loại I thuộc tỉnh. Mức khoán tối đa không quá 400.000 đồng/ngày/người;
+ Đi công tác tại huyện thuộc các thành phố trực thuộc Trung ương, tại
thị xã, thành phố còn lại thuộc tỉnh. Mức khoán tối đa không quá 280.000 đồng/ngày/người;
+ Đi công tác tại các tỉnh, thành phố, các vùng còn lại: Mức khoán tối
đa không quá 220.000 đồng/ngày/người;
- Các đối tượng cán bộ, công chức còn lại:
+ Đi công tác ở quận thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,
thành phố Hải Phòng, thành phố Cần Thơ, thành phố Đà Nẵng và thành phố là đô thị
loại I thuộc tỉnh. Mức khoán tối đa không quá 350.000 đồng/ngày/người;
+ Đi công tác tại huyện thuộc các thành phố trực thuộc Trung ương; tại
thị xã, thành phố còn lại thuộc tỉnh. Mức khoán tối đa không quá 250.000 đồng/ngày/người;
+ Đi công tác tại các tỉnh, thành phố, các vùng còn lại: Mức khoán tối
đa không quá 200.000 đồng/ngày/người;
b) Thanh toán theo hóa đơn thực tế:
Trường hợp người đi công tác không nhận thanh toán theo hình thức
khoán tại điểm (a) nêu trên thì được thanh toán theo giá thuê phòng thực tế (có
hóa đơn hợp pháp) do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị duyệt theo tiêu chuẩn thuê
phòng như sau:
- Đi công tác tại các quận thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh, thành phố Hải Phòng, thành phố Cần Thơ, thành phố Đà Nẵng và các thành phố
là đô thị loại I thuộc tỉnh:
+ Trường hợp các cơ quan, đơn vị phải thuê chỗ nghỉ cho các lãnh đạo
có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 đến 1,3 cụ thể là Bí thư Tỉnh ủy, phó Bí thư Tỉnh
ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh:
Được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa là 1.300.000 đồng/ngày/phòng theo
tiêu chuẩn một người/1 phòng;
+ Cán bộ lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ 0,7 đến dưới
1,25: Được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa là 1.000.000 đồng/ngày/phòng
theo tiêu chuẩn 2 người/phòng;
+ Các đối tượng còn lại: Được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối
đa là 850.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 2 người/phòng;
- Đi công tác tại các vùng còn lại:
+ Trường hợp các cơ quan, đơn vị phải thuê chỗ nghỉ cho các lãnh đạo
có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 đến 1,3 cụ thể là Bí thư Tỉnh ủy, phó Bí thư Tỉnh
ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh:
Được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa là 1.100.000 đồng/ngày/phòng theo
tiêu chuẩn một người/1 phòng;
+ Cán bộ lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ 0,7 đến dưới
1,25: Được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa là 700.000 đồng/ngày/phòng
theo tiêu chuẩn 2 người/phòng;
+ Các đối tượng còn lại: Được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối
đa là 600.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 2 người/phòng;
- Trường hợp các cơ quan, đơn vị phải thuê chỗ nghỉ cho cán bộ lãnh
đạo có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ 0,7 đến dưới 1,25 đi công tác cùng với
cán bộ khác thì được thanh toán mức giá 01 phòng nghỉ theo mức giá thuê phòng
ngủ của lãnh đạo đó khi ở cùng phòng. Trường hợp đi công tác một mình hoặc đoàn
công tác có lẻ người hoặc lẻ người khác giới (đối với các đối tượng, cán bộ
công chức còn lại), thì được thuê phòng riêng theo mức giá thuê phòng thực tế
nhưng tối đa không được vượt mức tiền thuê phòng của những người đi cùng đoàn
(theo tiêu chuẩn 2 người/phòng);
3. Thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng:
Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan, đơn vị phải thường xuyên đi
công tác lưu động trên 10 ngày/tháng (như: Văn thư; kế toán giao dịch; cán bộ
kiểm lâm…); cán bộ cấp xã thường xuyên phải đi công tác lưu động trên 10
ngày/tháng; thì tùy theo đối tượng, đặc điểm công tác và khả năng kinh phí, thủ
trưởng cơ quan, đơn vị quy định mức khoán tiền công tác phí theo tháng cho cán
bộ, công chức đi công tác lưu động để hỗ trợ tiền gửi xe, xăng xe, nhưng tối đa
không quá 330.000 đồng/người/tháng và phải được quy định trong quy chế chỉ tiêu
nội bộ của đơn vị.
II. MỨC CHI HỘI NGHỊ:
1. Mức chi hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu là khách mời không thuộc diện
hưởng lương từ ngân sách nhà nước như sau:
- Cuộc họp tổ chức tại địa điểm các phường của Thành phố: Mức chi hỗ
trợ tiền ăn tối đa không quá 110.000 đồng/ngày/người.
- Cuộc họp tổ chức tại địa điểm các huyện: Mức chi hỗ trợ tiền ăn tối
đa không quá 110.000 đồng/ngày/người;
- Riêng cuộc họp do xã, phường, thị trấn tổ chức (không phân biệt địa
điểm tổ chức): Mức chi hỗ trợ tiền ăn tối đa không quá 70.000 đồng/ngày/người.
Mức chi hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu là khách mời không thuộc diện hưởng
lương từ ngân sách nhà nước nêu trên là căn cứ để thực hiện hỗ trợ theo hình thức
khoán bằng tiền cho đại biểu là khách mời không thuộc diện hưởng lương từ ngân
sách nhà nước. Trường hợp nếu phải tổ chức nấu ăn tập trung, mức khoán nêu trên
không đủ chi phí, thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức hội nghị căn cứ
tính chất từng cuộc họp và trong phạm vi nguồn ngân sách được giao quyết định mức
chi hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu là khách mời không thuộc diện hưởng lương từ
ngân sách nhà nước cao hơn mức khoán bằng tiền, nhưng tối đa không vượt quá
130% mức khoán bằng tiền nêu trên; đồng thời thực hiện thu tiền ăn từ tiền công
tác phí của các đại biểu hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo mức tối đa bằng
mức phụ cấp lưu trú quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị chủ
trì hội nghị và được phép chi bù thêm phần chênh lệch (giữa mức chi thực tế do
tổ chức ăn tập trung với mức đã thu tiền ăn từ tiền công tác phí của các đại biểu
hưởng lương từ ngân sách nhà nước, đại biểu thuộc các đơn vị sự nghiệp công lập
và đại biểu từ các doanh nghiệp).
2. Chi hỗ trợ tiền nghỉ cho đại biểu là khách mời không hưởng lương
từ ngân sách nhà nước theo mức thanh toán khoán hoặc theo hóa đơn thực tế quy định
về chế độ thanh toán tiền công tác phí tại khoản 2 Mục I của Quy định này.
3. Chi bồi dưỡng giảng viên, báo cáo viên đối với các cuộc họp tập
huấn nghiệp vụ, các lớp phổ biến, quán triệt triển khai cơ chế, chính sách của
Đảng và Nhà nước; chi bồi dưỡng báo cáo tham luận trình bày tại hội nghị theo mức
chi quy định hiện hành của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh
phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước.
4. Chi tiền nước uống trong cuộc họp: Tối đa không quá mức 30.000 đồng/ngày(2
buổi)/đại biểu.
5. Chi hỗ trợ tiền phương tiện đi lại cho đại biểu là khách mời không
hưởng lương theo quy định về thanh toán chế độ công tác phí tại Quy định này.
6. Các khoản chi phí thuê mướn khác phục vụ hội nghị như: Thuê hội
trường, in sao tài liệu, thuê xe, thuê giảng viên… phải có hợp đồng, giấy biên
nhận hoặc hóa đơn (trong trường hợp thuê dịch vụ).
III. CHẾ ĐỘ CHI TIẾP KHÁCH:
1. Mức chi tiếp khách trong nước:
a) Khách đến làm việc tại cơ quan, đơn vị: Chi nước uống mức chi tối
đa không quá 20.000 đồng/người/ngày.
b) Chi mời cơm: Các cơ quan, đơn vị không tổ chức chi chiêu đãi đối
với khách trong nước đến làm việc tại cơ quan, đơn vị mình; trường hợp xét thấy
cần thiết thì chỉ tổ chức mời cơm khách theo mức chi tiếp khách tối đa không
quá 200.000 đồng/1 suất.
Đối tượng khách được mời cơm quy định cụ thể như sau: Đoàn lão thành
cách mạng; bà mẹ Việt Nam anh hùng; đoàn khách cơ sở là bà con người dân tộc ít
người; đoàn khách già làng, trưởng bản, cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy
quản lý, sỹ quan lực lượng vũ trang cao cấp nghỉ hưu trên địa bàn, các nhà đầu
tư đến tìm hiểu xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh Nam Định, khách cơ quan Trung
ương, địa phương khác và những trường hợp đặc biệt khác. Thủ trưởng cơ quan,
đơn vị phải công khai việc tiếp khách trong cơ quan, đơn vị mình đảm bảo tiết
kiệm, hiệu quả.
2. Chi đón tiếp khách nước ngoài về làm việc tại tỉnh thực hiện theo
quy định tại Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06/01/2010 của Bộ Tài chính.
Phần thứ hai.
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Việc lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí chi công tác
phí, chi hội nghị, chi tiếp khách được thực hiện theo quy định của Luật Ngân
sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Chi tiếp khách nước ngoài về làm việc tại tỉnh thực hiện theo quy
định tại Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06/01/2010 của Bộ Tài chính Quy định
chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ
chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong
nước.
3. Các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi phí hoạt động, đơn vị
tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động theo quy định tại Nghị định số
43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn
vị sự nghiệp công lập; các tổ chức khoa học và công nghệ công lập đã thực hiện
cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định tại Nghị định số
115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ được áp dụng theo quy định tại
Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06/01/2010 và Thông tư 97/2010/TT-BTC ngày
06/7/2010 của Bộ Tài chính.
4. Những khoản chi công tác phí, chi hội nghị, chi tiếp khách không
đúng quy định này khi kiểm tra, cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính cấp trên có
quyền yêu cầu cơ quan đơn vị xuất toán. Người ra lệnh chi sai, thủ trưởng các
cơ quan đơn vị chi sai thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt
vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật,
đồng thời có trách nhiệm thu hồi nộp ngân sách nhà nước số tiền chi sai quy định.
5. Các nội dung quy định khác không nêu tại quy định này được thực
hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06/01/2010 và Thông tư số
97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính./.