ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2669/QĐ-UBND
|
Lâm Đồng, ngày 23 tháng 11 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH DANH MỤC DỰ ÁN VẬN ĐỘNG VIỆN TRỢ PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI GIAI
ĐOẠN 2020 - 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số 1225/QĐ-TTg
ngày 17/9/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình quốc gia về tăng
cường hợp tác và vận động viện trợ phi chính phủ nước
ngoài giai đoạn 2019 - 2025;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Ngoại vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục dự án
vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2020 - 2025 của tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký ban hành và thay thế Quyết định số 337/QĐ-UBND ngày 16/02/2017 của UBND tỉnh
về việc ban hành Danh mục dự án vận động viện trợ phi chính chính phủ nước
ngoài giai đoạn 2017 - 2020.
Điều 3: Chánh Văn phòng Đoàn
ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh; Trưởng Ban công tác phi chính phủ nước ngoài; Thủ trưởng
các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà
Lạt, Bảo Lộc và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Bộ Ngoại giao;
- Ủy ban công tác về các tổ chức PCPNN;
- Ban điều phối viện trợ nhân dân (PACCOM);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Các cơ quan TW đóng tại địa phương;
- Lưu: VT, NV1.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm S
|
CHƯƠNG TRÌNH
TĂNG
CƯỜNG HỢP TÁC VÀ VẬN ĐỘNG VIỆN TRỢ PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI GIAI ĐOẠN 2020 -
2025 CỦA TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2669/QĐ-UBND ngày 23/11/2020 của UBND tỉnh
Lâm Đồng)
Phần 1
NỘI DUNG CHƯƠNG
TRÌNH
I. CƠ SỞ XÂY DỰNG
Chương trình tăng cường hợp tác và vận
động viện trợ phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) giai đoạn 2020 - 2025 của tỉnh
Lâm Đồng, được xây dựng trên cơ sở các văn bản sau:
- Quyết định số 1225/QĐ-TTg ngày
17/9/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình quốc gia về tăng cường
hợp tác và vận động viện trợ PCPNN giai đoạn 2019 - 2025;
- Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày
10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện
chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững; Kế hoạch số 8772/KH-UBND
ngày 28/12/2017 của UBND tỉnh về thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện
chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;
Quyết định số 2077/QĐ-UBND ngày 25/9/2019 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch,
lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030 trên
địa bàn tỉnh Lâm Đồng;
- Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 08/10/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển vùng đồng bào
dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2018 - 2025, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 169/QĐ-UBND ngày
23/01/2017 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động về đa dạng sinh học và Quy
hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, định hướng đến năm
2030.
II. NGUYÊN TẮC HỢP
TÁC VÀ VẬN ĐỘNG
1. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận
lợi cho hoạt động vì mục đích nhân đạo và phát triển của các tổ chức PCPNN, các
đối tác phát triển khác tại tỉnh Lâm Đồng, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa nhân
dân trong tỉnh với nhân dân các nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Lâm Đồng.
2. Bảo đảm công khai, minh bạch,
trách nhiệm giải trình của các bên và sự tham gia của người dân trong quá trình
triển khai các hoạt động hợp tác với các tổ chức PCPNN tại tỉnh.
3. Xây dựng và tăng cường quan hệ hợp
tác với các tổ chức PCPNN và các đối tác phát triển khác trên cơ sở đường lối và chính sách đối ngoại của Việt Nam và của tỉnh
Lâm Đồng.
4. Công tác vận động và tiếp nhận viện
trợ PCPNN phải phù hợp với các quy định pháp luật Việt Nam; định hướng và chính
sách phát triển của Nhà nước Việt Nam trong từng giai đoạn, định hướng ưu tiên
của tỉnh Lâm Đồng trong từng thời gian và từng lĩnh vực cụ thể.
III. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát: Tiếp tục tăng cường vận động, hợp tác và nâng cao hiệu quả quản lý, sử
dụng nguồn viện trợ PCPNN vào tỉnh Lâm Đồng thông qua các tổ chức, cá nhân người
nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài để thúc
đẩy quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh và thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững, đảm bảo an ninh,
quốc phòng trên địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Củng cố và phát triển quan hệ hữu
nghị hợp tác giữa tỉnh Lâm Đồng với các tổ chức PCPNN và đối tác phát triển
khác đã, đang hoạt động tại tỉnh, đồng thời mở rộng có chọn lọc các mối quan hệ
hợp tác với các tổ chức PCPNN và các đối tác phát triển khác có tiềm năng.
b) Duy trì, nâng cao giá trị và hiệu
quả viện trợ PCPNN vào các lĩnh vực, địa bàn ưu tiên của tỉnh, góp phần phát
triển kinh tế - xã hội và quan hệ hữu nghị hợp tác tại địa phương.
c) Nâng cao tính chủ động của các sở,
ngành, địa phương trong quan hệ hợp tác với các tổ chức PCPNN.
d) Thông qua công tác PCPNN giới thiệu
đến bạn bè quốc tế hiểu về quan điểm, đường lối, chính sách đối ngoại, chủ
trương tích cực hội nhập quốc tế và xây dựng đất nước của Việt Nam nói chung, tỉnh
Lâm Đồng nói riêng.
IV. NỘI DUNG ƯU
TIÊN HỢP TÁC
1. Ưu tiên hợp
tác theo lĩnh vực:
a) Giáo dục, đào tạo và dạy nghề
- Xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục: hỗ
trợ xây dựng trường học và cải thiện cơ sở vật chất tại các cơ sở giáo dục trên
địa bàn tỉnh.
- Trao đổi giáo dục, hỗ trợ dạy và học
ngoại ngữ, cung cấp giáo viên tình nguyện các chuyên ngành cho các trường phổ
thông, cao đẳng, đại học, trung tâm đào tạo nghề nghiệp trong tỉnh.
- Cấp học bổng,
hỗ trợ bữa ăn cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
- Hỗ trợ xây dựng chương trình đào tạo
tiên tiến, tăng cường hệ thống kiểm định, đánh giá chất lượng, tăng cường hoạt
động trao đổi, liên kết, hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công
nghệ, tăng cường hợp tác giữa đào tạo và thực hành, giữa nhà trường và doanh
nghiệp.
- Phát triển cơ sở vật chất cho đào tạo
và giáo dục nghề nghiệp: Xây dựng cơ sở và cung cấp trang thiết bị cho dạy nghề
của hệ thống các trường, các trung tâm dạy nghề; đào tạo, dạy nghề gắn với tạo
việc làm cho các đối tượng yếu thế trong xã hội, người khuyết tật, lao động di
cư...
- Hỗ trợ đào tạo, giáo dục nghề nghiệp
và định hướng việc làm cho thanh niên.
- Dạy nghề, phát triển ngành nghề thủ
công để tạo việc làm, hỗ trợ các hợp tác xã...
- Phát triển ngành nghề, chia sẻ kinh
nghiệm về các mô hình dạy nghề hiệu quả, trao đổi chuyên gia.
b) Y tế:
- Đào tạo cán bộ y tế: hỗ trợ đào tạo
cán bộ y tế thông qua chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi phương pháp và nghiệp vụ; cấp
học bổng đào tạo cán bộ y tế trong và ngoài nước.
- Phát triển hạ tầng cơ sở y tế: nâng
cấp, xây dựng, cung cấp trang thiết bị, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật chăm
sóc và điều trị bệnh cho các bệnh viện tỉnh, huyện và các trạm y tế xã, thị trấn.
- Hỗ trợ việc thực hiện các chương
trình, mục tiêu quốc gia về y tế: Các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; phòng,
chống giảm tác hại của ma túy; hỗ trợ và điều trị người có HIV/AIDS, tuyên truyền
nguy cơ hiểm họa; các hoạt động dân số: Kế hoạch hóa gia đình, kiểm soát tỷ lệ
sinh, tuyên truyền sử dụng biện pháp tránh thai an toàn; tuyên truyền nâng cao
nhận thức về công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản, giảm tử vong mẹ và trẻ
em.
- Hỗ trợ các chương trình phòng, chống
suy dinh dưỡng, đặc biệt là phòng, chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em; cận thị
học đường ở trẻ, hỗ trợ cải thiện vệ sinh an toàn thực phẩm; hỗ trợ tăng cường
mạng lưới dịch vụ và trị liệu cho trẻ em khuyết tật; kỹ năng nuôi dạy trẻ; hỗ
trợ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, trẻ em dị tật bẩm sinh; truyền
thông giáo dục nâng cao sức khỏe cộng đồng.
- Hỗ trợ thực hiện các chương trình
nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, các bệnh truyền nhiễm, trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ trong ứng phó và ngăn chặn các dịch
bệnh trên diện rộng.
- Hỗ trợ phòng, chống các bệnh truyền
nhiễm; kiểm soát dịch bệnh, nâng cao năng lực cho các trung tâm kiểm soát dịch
bệnh.
c) Nông, lâm, ngư nghiệp và phát
triển nông thôn:
- Hỗ trợ tập huấn, chia sẻ kiến thức,
kinh nghiệm, nâng cao năng lực và trình độ cho cán bộ nông nghiệp và hộ nông
dân; hỗ trợ nghiên cứu khoa học và triển khai mô hình giải pháp trong nông,
lâm, thủy sản và phát triển nông thôn (nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu
cơ, nuôi trồng thủy sản, quản lý dịch bệnh, môi trường...); sản xuất vật nuôi,
cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu; phòng chống và kiểm soát dịch bệnh
trên cây trồng, vật nuôi;
- Hạ tầng nông thôn: phát triển hạ tầng
sản xuất như các công trình thủy lợi, trạm bơm, đường liên thôn, tuyến đường phụ,
công trình nước sạch, nhà vệ sinh....;
- Xây dựng nông thôn mới: hỗ trợ phát
triển các ngành, nghề thủ công, sản xuất và dịch vụ nhỏ; hỗ trợ chuyên đối cơ cấu
kinh tế thông qua tăng cường thu nhập phi nông nghiệp; hỗ trợ đầu ra cho các sản
phẩm nông nghiệp.
d) Giải quyết các vấn đề xã hội:
- Giáo dục và giúp đỡ trẻ có hoàn cảnh
khó khăn (như trẻ em mồ côi, khuyết tật, không nơi nương tựa);
- Hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết
bị, nhân lực và tài chính cho các cơ sở bảo trợ xã hội, người cao tuổi, người
có hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng yếm thế (xây nhà tình thương, tặng thẻ bảo
hiểm y tế...);
- Phòng chống bạo lực gia đình, buôn
bán, xâm hại phụ nữ, trẻ em và hỗ trợ nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng; tuyên
truyền, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới;
- Tuyên truyền, phòng ngừa và giảm
thiểu tai nạn giao thông và tai nạn do thiên tai;
- Hỗ trợ nạn
nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin.
đ) Môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống, giảm nhẹ thiên tai
và cứu trợ khẩn cấp:
- Bảo vệ và cải thiện môi trường sống,
môi trường thiên nhiên, bảo tồn động vật hoang dã và đa dạng sinh học, ứng phó,
giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu; các dự án hỗ trợ quản lý tài nguyên
thiên nhiên bền vững;
- Phòng ngừa, giảm nhẹ thiên tai, trồng
và bảo vệ rừng, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, hệ thống nhà chống lũ, đào tạo
kỹ năng ứng phó khi xảy ra thiên tai...;
- Sử dụng hiệu quả và bền vững các
tài nguyên đất, nước, không khí, rừng; thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển
công nghệ xanh;
- Nâng cao nhận thức cộng đồng về biến
đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phòng chống buôn bán, nuôi nhốt, giết hại các
loài động vật hoang dã;
- Hỗ trợ xây dựng các mô hình xử lý ô
nhiễm môi trường trong chăn nuôi; hỗ trợ xây dựng các bãi xử lý rác thải tập
trung và mô hình xử lý rác hộ gia đình nông thôn;
- Hỗ trợ các mô hình nâng cao năng lực
ứng phó biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, xây dựng mô hình sinh kế thích ứng
với biến đổi khí hậu;
- Cứu trợ khẩn cấp khi xảy ra thiên
tai, tái thiết cơ sở hạ tầng và phục hồi sản xuất;
e) Văn hóa, thể thao và du lịch:
- Hỗ trợ bảo tồn, nghiên cứu và phát
huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa và văn hóa phi vật thể, văn hóa dân
gian, văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số;
- Tăng cường, phát triển phong trào,
hoạt động thể thao của toàn dân, thể dục thể thao trường học, hỗ trợ đào tạo huấn
luyện viên, vận động viên, hỗ trợ trang thiết bị phục vụ hoạt động vui chơi, thể
thao cộng đồng, thể thao người khuyết tật ở các khu vực khó khăn, vùng sâu,
vùng xa, miền núi;
- Hỗ trợ phát triển du lịch bền vững,
du lịch xanh, du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng.
2. Ưu tiên theo
địa bàn:
a) Khu vực nông thôn:
Ưu tiên thực hiện các chương trình, dự
án tại các xã đặc biệt khó khăn, trong đó tập trung vào:
- Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội
vùng dân tộc thiểu số;
- Đào tạo, dạy nghề; phát triển ngành
nghề thủ công; tạo cơ hội việc làm và thu nhập phi nông nghiệp; hỗ trợ các
chương trình tài chính vi mô; hỗ trợ các hợp tác xã, tổ hợp tác thủ công mỹ nghệ;
- Phát triển khuyến nông, khuyến lâm;
hỗ trợ phát triển hạ tầng sản xuất như các công trình thủy lợi, trạm bơm, đường
liên thôn...; xây dựng các mô hình phát triển nông thôn tổng hợp, phát triển
nông thôn theo vùng, phát huy đặc điểm và lợi thế của từng vùng, bổ sung mô
hình phát triển nông thôn mới;
- Đào tạo cán bộ y tế; hỗ trợ các trường
đào tạo cán bộ y tế thông qua chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi phương pháp và nghiệp
vụ; phát triển hạ tầng cơ sở y tế như nâng cấp, xây dựng, cung cấp trang thiết
bị cho các bệnh viện và trung tâm chuyên ngành cấp tỉnh, trung tâm y tế cấp huyện
và các trạm y tế cấp xã; cấp nước sạch, nâng cao vệ sinh môi trường;
- Phòng, chống HIV/AIDS, tệ nạn mại
dâm; hỗ trợ và điều trị cho người có HIV/AIDS; phòng, chống và giảm tác hại của
ma túy; tuyên truyền sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn; hỗ trợ các hoạt
động dân số như kế hoạch hóa gia đình, kiểm soát tỷ lệ sinh, tuyên truyền, nâng
cao nhận thức về công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản...;
- Đào tạo giáo viên các cấp, ưu tiên
giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở ở các vùng sâu, vùng xa, vùng
dân tộc thiểu số; xây dựng hạ tầng cơ
sở giáo dục, kiên cố hóa, cải tạo, nâng cấp hệ thống các trường, phân trường tiểu
học và trung học cơ sở, trường mầm non và mẫu giáo, trường dân tộc nội trú, nhà
nội trú, bán trú cho trẻ em dân tộc thiểu số;
- Trợ giúp các đối tượng có hoàn cảnh
khó khăn (trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa, người khuyết tật, người cao tuổi...);
- Bảo vệ và cải thiện môi trường (trồng
và bảo vệ rừng); bảo tồn động vật hoang dã và đa dạng sinh học; bảo tồn các di
sản văn hóa; ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu;
- Phát triển mô hình phòng chống và
giảm nhẹ thiên tai dựa vào cộng đồng.
b) Khu vực đô thị:
- Đào tạo, dạy nghề gắn với tạo việc
làm;
- Phát triển
ngành, nghề thủ công; hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ;
- Chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ các cơ sở
y tế chuyên sâu, các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội; đào tạo và đào tạo
lại cán bộ y tế;
- Trợ giúp các đối tượng có hoàn cảnh
khó khăn (trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa, người khuyết tật, người cao tuổi...),
người bị xâm hại, bị mua bán, bạo lực gia đình, lao động nhập cư, di dân...;
- Phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại
dâm;
- Cải thiện môi trường, giao thông đô thị.
Phần 2
NHIỆM VỤ, GIẢI
PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. NHIỆM VỤ, GIẢI
PHÁP
1. Nâng cao nhận
thức về viện trợ phi chính phủ nước ngoài
Quán triệt, nâng cao nhận thức của
các cấp, các ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, đội ngũ cán bộ công chức và nhân
dân trong tỉnh về công tác PCPNN và ý nghĩa của việc tăng cường hợp tác với các
tổ chức PCPNN, các nhà tài trợ, các đối tác phát triển nước ngoài khác bằng
hình thức phù hợp.
2. Hoàn thiện hệ
thống văn bản pháp quy về phi chính phủ nước ngoài
Ban hành, sửa đổi các văn bản pháp lý
của tỉnh phù hợp với những sửa đổi của hệ thống văn bản pháp quy của Chính phủ liên
quan đến lĩnh vực PCPNN; tăng cường cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường
thuận lợi cho các tổ chức PCPNN, các nhà tài trợ, các đối tác triển khai các
chương trình, dự án viện trợ PCPNN tại tỉnh đạt hiệu quả.
3. Tăng cường hợp
tác, cung cấp thông tin
a) Tăng cường hợp tác cung cấp thông
tin, giới thiệu nhu cầu vận động viện trợ của tỉnh đến các tổ chức PCPNN, các
nhà tài trợ nước ngoài, bằng nhiều phương thức khác nhau.
b) Tăng cường trao đổi, tiếp nhận
thông tin về các tổ chức PCPNN với Ủy ban công tác về các tổ chức PCPNN để triển
khai công tác vận động phù hợp với chương trình của tỉnh, với thế mạnh và kế hoạch
tài trợ của từng tổ chức.
c) Tuyên truyền, phổ biến đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước, các quy định của pháp luật Việt Nam cho các tổ
chức PCPNN, các đối tác nước ngoài khác hoạt động tại tỉnh để biết, thực hiện
đúng và đầy đủ các quy định liên quan của pháp luật Việt Nam và của tỉnh.
d) Ban hành Danh mục dự án kêu gọi viện
trợ PCPNN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 - 2025 (đính kèm), hàng năm bổ
sung điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu ưu tiên của tỉnh và lĩnh vực mà tổ chức
PCPNN có lợi thế, làm cơ sở để tăng cường hợp tác, vận động viện trợ PCPNN vào
tỉnh.
đ) Tăng cường công tác phối hợp của
các sở, ngành, đoàn thể tỉnh và các địa phương trong công tác vận động viện trợ
PCPNN.
4. Đổi mới và đa
dạng phương thức, đối tượng quan hệ hợp tác, vận động viện trợ PCPNN
a) Chủ động xây dựng, duy trì quan hệ
hợp tác, vận động viện trợ PCPNN. Cung cấp nhanh, chính xác về tình hình và nhu
cầu của các ngành, địa phương trong tỉnh làm cơ sở để các nhà tài trợ, các tổ
chức PCPNN xem xét.
b) Tham gia vào các hội nghị, tọa
đàm, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin trong công tác vận động, sử dụng
viện trợ PCPNN do các cơ quan Trung ương và các tỉnh bạn tổ chức tổ chức.
c) Tổ chức hội nghị, gặp mặt giữa tỉnh
Lâm Đồng với các tổ chức PCPNN; tổ chức các đoàn công tác đi gặp gỡ, tiếp xúc,
làm việc và thiết lập quan hệ với các tổ chức PCPNN, các hiệp hội doanh nghiệp,
các cơ quan đại diện ngoại giao của nước bạn tại Việt Nam để chia sẻ thông tin
và vận động viện trợ cho tỉnh.
d) Huy động các đối tác và chương
trình dự án PCPNN hỗ trợ hợp tác triển khai các mô hình giải pháp thí điểm trên
thực tế làm cơ sở đúc kết kinh nghiệm.
5. Tăng cường
công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng viện trợ PCPNN
a) Thường xuyên tổ chức kiểm tra,
giám sát và đánh giá các chương trình, dự án PCPNN trên địa bàn tỉnh nhằm phát
hiện những vướng mắc, phát sinh, kịp thời hướng dẫn đơn vị thụ hưởng, nhà tài
trợ thực hiện đúng theo quy định đối với công tác tiếp nhận, quản lý và sử dụng
nguồn viện trợ PCPNN.
b) Tăng cường sự tham gia giám sát của
cộng đồng đối với các chương trình, dự án PCPNN.
c) Công khai, minh bạch việc quản lý,
sử dụng các khoản viện trợ PCPNN.
d) Khen thưởng kịp thời đối với các tổ
chức, cá nhân có nhiều đóng góp tích cực trong công tác viện trợ PCPNN trên địa
bàn tỉnh.
II. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Ban Công tác
phi chính phủ nước ngoài tỉnh Lâm Đồng
a) Là Ban tham mưu thuộc UBND tỉnh
Lâm Đồng, được thành lập liên ngành gồm 09 đồng chí đại diện lãnh đạo các cơ
quan, đơn vị liên quan (trong đó Trưởng ban do 01 Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm
nhiệm, có 01 Phó ban là Giám đốc Sở Ngoại vụ); có nhiệm vụ giúp UBND tỉnh chỉ đạo
thực hiện công tác vận động, tiếp nhận viện trợ và quản lý hoạt động của các tổ
chức PCPNN trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Ban có Tổ chuyên viên giúp việc chuyên
trách và thường trực tại Sở Ngoại vụ để giải quyết các công việc liên quan.
b) Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng
dẫn các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh, UBND cấp huyện
trong công tác vận động, tiếp nhận viện trợ và quản lý hoạt động của các tổ chức
PCPNN.
c) Kiểm tra, theo dõi, tổng hợp, đánh
giá tình hình và kết quả thực hiện các chủ trương của Chính phủ, các Bộ, Ngành
Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác vận động, tiếp nhận và quản lý hoạt
động của các tổ chức PCPNN.
d) Tiếp nhận các khoản viện trợ PCPNN
và viện trợ khẩn cấp của các tổ chức PCPNN thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch
UBND tỉnh.
đ) Chỉ đạo và trực tiếp vận động các
tổ chức PCPNN triển khai các chương trình viện trợ tại tỉnh Lâm Đồng. Ký kết
các văn bản thỏa thuận, cam kết viện trợ của các tổ chức PCPNN.
e) Xây dựng các phương án đảm bảo an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong việc lựa chọn đối tác, quản lý các
hoạt động của đối tác nước ngoài thực hiện chương trình viện trợ tại tỉnh Lâm Đồng.
g) Tổ chức và cho phép tổ chức các hội
nghị, hội thảo trong nước và quốc tế về công tác vận động, quản lý hoạt động của
các tổ chức PCPNN.
h) Hàng năm, phê duyệt dự toán kinh
phí đối ứng và chi phí tư vấn, chi phí kêu gọi đầu tư và các hoạt động khác.
i) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ
tịch UBND tỉnh giao trong công tác vận động, tiếp nhận viện trợ và quản lý hoạt
động của các tổ chức PCPNN.
2. Sở Ngoại vụ
a) Cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh và
là cơ quan thường trực của Ban công tác PCPNN tỉnh Lâm Đồng thực hiện quản lý
nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh; quản lý các
hoạt động quan hệ và vận động viện trợ PCPNN trên địa bàn tỉnh.
b) Phối hợp với các sở, ngành liên
quan tham mưu UBND tỉnh bổ sung, sửa đổi các văn bản pháp lý của tỉnh về vận động
viện trợ và quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN phù hợp với những sửa đổi của
hệ thống văn bản pháp quy của Trung ương.
c) Hướng dẫn các cơ quan, địa phương
trong tỉnh và các tổ chức PCPNN, đối tác nước ngoài khác thực hiện đúng, đầy đủ
các quy định của pháp luật Việt Nam và của tỉnh Lâm Đồng về hoạt động của tổ chức
PCPNN tại tỉnh.
d) Tham gia thẩm định chương trình, dự
án và các khoản viện PCPNN, các khoản cứu trợ khẩn cấp; tham mưu UBND tỉnh cho
ý kiến về việc cấp mới, gia hạn, sửa đổi, bổ sung Giấy đăng ký và các hoạt động
khác của các tổ chức PCPNN tại tỉnh.
đ) Phối hợp với các ngành liên quan
kêu gọi cứu trợ khẩn cấp của các tổ chức PCPNN khi có thiên tai hoặc trong trường
hợp khẩn cấp, đột xuất theo chủ trương của UBND tỉnh.
e) Theo dõi, đôn đốc thực hiện chương
trình này, định kỳ hằng năm, phối hợp các sở, ngành, địa phương tổng hợp báo cáo
tình hình hoạt động, công tác quản lý và vận động viện trợ PCPNN, trình UBND tỉnh
trước ngày 10/7 (báo cáo 06 tháng đầu năm) và 10/01 (báo cáo năm) để báo cáo Bộ
Ngoại giao và Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài theo quy
định.
3. Sở Kế hoạch
và Đầu tư
a) Cơ quan đầu mối về quản lý và sử dụng
các khoản viện trợ PCPNN trên địa bàn tỉnh.
b) Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành liên quan thực hiện tốt công tác hướng dẫn tiếp nhận, thẩm định, kiểm
tra, giám sát việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn viện trợ PCPNN.
c) Tham mưu UBND tỉnh bổ sung, sửa đổi
các văn bản pháp lý của tỉnh về quản lý, sử dụng viện trợ PCPNN phù hợp với những
sửa đổi của hệ thống văn bản pháp quy của Trung ương.
4. Sở Tài chính
Tham mưu UBND tỉnh trong công tác quản
lý tài chính đối với các khoản viện trợ PCPNN; hướng dẫn các cơ quan, đơn vị tiếp
nhận thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý tài chính đối với nguồn viện trợ
PCPNN đúng theo quy định hiện hành.
5. Công an tỉnh
và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
a) Phối hợp quản lý hoạt động của các
tổ chức PCPNN, người nước ngoài và người Việt Nam làm việc cho các tổ chức
PCPNN trong quá trình triển khai các chương trình, dự án trên địa bàn tỉnh.
b) Tham gia thẩm định và góp ý kiến
chương trình, dự án và các khoản viện trợ PCPNN.
c) Tham gia ý kiến về việc cấp mới,
gia hạn, sửa đổi, bổ sung các loại Giấy đăng ký hoạt động của các tổ chức
PCPNN.
6. Sở Nội vụ (Ban
Tôn giáo):
a) Phối hợp trong công tác tuyên truyền,
hướng dẫn các quy định của pháp luật hiện hành về công tác PCPNN dành cho chức
sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo tại địa phương.
b) Phối hợp quản lý hoạt động của các
tổ chức PCPNN, người nước ngoài và người Việt Nam làm việc cho các tổ chức
PCPNN có yếu tố tôn giáo trong quá trình triển khai các chương trình, dự án
trên địa bàn tỉnh.
c) Tham gia thẩm định và góp ý kiến
chương trình, dự án và các khoản viện trợ PCPNN có yếu tố tôn giáo.
d) Tham gia ý kiến về việc cấp mới,
gia hạn, sửa đổi, bổ sung các loại Giấy đăng ký hoạt động của các tổ chức PCPNN
có yếu tố tôn giáo.
7. Các sở, ngành,
đoàn thể thuộc tỉnh, UBND các huyện và thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc:
a) Căn cứ Chương trình này, cụ thể
hóa các ưu tiên trong vận động viện trợ PCPNN để xây dựng danh mục và đề cương
các chương trình, kế hoạch trên cơ sở tình hình thực tế của đơn vị, gửi danh
sách và cập nhật thường xuyên cho Sở Ngoại vụ tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
b) Tăng cường chia sẻ thông tin, phối
hợp chặt chẽ với Sở Ngoại vụ và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển
khai thực hiện công tác vận động, quản lý, sử dụng viện trợ PCPNN đúng quy định,
đạt hiệu quả.
c) Tham gia ý kiến khi có văn bản của
các cơ quan liên quan đề nghị góp ý, báo cáo những vấn đề liên quan đến hoạt động
của các tổ chức PCPNN và công tác vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn
viện trợ PCPNN.
d) Định kỳ 6 tháng và hàng năm, báo
cáo tình hình hoạt động, công tác quản lý và vận động viện trợ PCPNN gửi về Sở
Ngoại vụ và Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 30/6 (báo cáo 06 tháng đầu năm) và
30/12 (báo cáo năm) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
đ) Đề xuất UBND tỉnh khen thưởng tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước có thành tích trong vận động viện trợ PCPNN.
8. Kinh phí thực
hiện
Chương trình này được triển khai thực
hiện từ các nguồn tài trợ hợp pháp trong và ngoài nước và từ nguồn ngân sách
Nhà nước được dự toán trong ngân sách hằng năm của các sở, ngành, địa phương (nếu
có)./.
PHỤ LỤC 1:
DANH MỤC VẬN ĐỘNG VIỆN TRỢ PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI TỈNH
LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2020 - 2025
(kèm theo Quyết định số: 2669/QĐ-UBND
ngày 23/11/2020 của UBND tỉnh Lâm Đồng )
Stt
|
Tên
chương trình, dự án, viện trợ phi dự án
|
Cơ quan tiếp nhận
và thực hiện
|
Địa điểm
|
Mục
tiêu
|
Mô tả
khái quát hiện trạng
|
Đối
tượng thụ hưởng
|
Tổng
vốn đầu tư (triệu đồng)
|
Thời
gian thực hiện
|
Tổng
|
Vốn
tài trợ
|
Vốn
đối ứng
|
I
|
Lĩnh vực
nông nghiệp và phát triển nông thôn
|
1
|
Cấp nước tập trung
|
UBND huyện Cát Tiên
|
Thôn Bù Khiếu và thôn Phước Sơn, xã
Phước Cát 2
|
Xây dựng giếng khoan gồm cụm đầu mối
và hệ thống cấp nước
|
Hiện chưa có công trình nước tự chảy
hợp vệ sinh, không đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước giếng trong sinh hoạt của
người dân. Người dân tham gia xây dựng đào mương và lắp đặt đường ống
|
78 dân/16 hộ
|
800
|
795
|
5
|
01 năm
|
2
|
Duy tu, sửa chữa, nâng cấp đường
giao thông trục xã đoạn từ Miếu Ông đến Cầu Sắt
|
UBND huyện Đức Trọng
|
Thôn Gần Reo
|
Nâng cấp hạ tầng giao thông trục xã
qua thôn Gần Reo
|
Chủ yếu là đường
cấp phối hoặc đường đất đỏ, do đó việc đi lại của người phục vụ sinh hoạt, sản
xuất gặp nhiều khó khăn
|
117 em học sinh tại khu vực và gia
đình
|
1.500
|
1.500
|
Người
dân hiến đất mở đường, vật kiến trúc, cây trồng hai bên
|
04 tháng
|
3
|
Hệ thống bồn lọc nước
|
UBND huyện Bảo Lâm
|
Trường MN Lộc Đức, Trường TH Lộc Đức
|
Xây dựng 2 hệ thống bồn lọc nước
|
Hiện khu vực có số đông các em học
sinh và giáo viên nhà trường đang sử dụng nguồn nước giếng nhiễm phèn, không
đảm bảo vệ sinh
|
300 em
|
500
|
500
|
0
|
03 tháng
|
4
|
Cấp nước sinh hoạt
|
UBND huyện Bảo Lâm
|
Thôn Đa Hang Lang 1, xã Lộc Phú
|
Xây dựng 10 giếng khoan và hệ thống
bảo vệ
|
Khu vực có khoảng 100 hộ dân người
đồng bào dân tộc thiểu số chưa có nước
|
2.857 hộ/ 8077 dân
|
2.300
|
2.300
|
|
01 năm
|
5
|
Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
mới, công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
|
UBND huyện Đam Rông
|
Các xã: Phi Liêng, Đạ K’Nàng và Đạ
Rsal
|
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao
trong sản xuất cây ăn quả, rau hoa trên địa bàn huyện theo hướng an toàn sinh học
|
Các xã chưa đưa tiến bộ khoa học kỹ
thuật mới, công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
|
Hợp tác xã nông nghiệp, cá nhân và
hộ gia đình
|
2.000
|
1.400
|
600
|
02 năm
|
6
|
Hỗ trợ cảnh báo phòng chống thiên
tai
|
Sở NN&PTNT
|
Toàn tỉnh
|
Lắp đặt 30 trạm
đo mưa tự động chuyên dụng
|
Phụ vụ việc hỗ trợ công tác cảnh
báo thiên tai, đặc biệt với sự thay đổi bất thường của thời tiết tại tỉnh Lâm
Đồng
|
Người dân toàn tỉnh
|
1.350
|
1.000
|
350
|
04 năm
|
7
|
Xây dựng thí điểm hệ thống tự kiểm
soát chất lượng, an toàn thực phẩm trong chuỗi rau
|
Sở NN&PTNT
|
Toàn tỉnh
|
Xây dựng thí điểm hệ thống tự kiểm
soát chất lượng, an toàn thực phẩm trong chuỗi rau
|
Hiện việc kiểm sát chất lượng, an
toàn thực phẩm còn gặp nhiều khó khăn, chưa có các biện
pháp phù hợp, đặc biệt tại các điểm trọng yếu, nguy cơ về ATTP
|
Người dân toàn tỉnh
|
1.300
|
1.000
|
300
|
02 năm
|
8
|
Cấp nước tập trung
|
UBND huyện Cát Tiên
|
Thôn Mỹ Thủy và Mỹ Điền, xã Mỹ Lâm
|
Xây dựng giếng khoan tại 02 thôn gồm
cụm đầu mối và hệ thống cấp nước
|
Chưa có công trình nước tự chảy hợp vệ sinh, số giếng đang có hiện đã xuống cấp. Người dân tham gia xây
dựng đào mương lắp đặt đường ống
|
476 dân/117 hộ
|
1.000
|
950
|
50
|
01 năm
|
9
|
Phát triển cây điều (cải tạo giống
điều có năng suất cao)
|
UBND huyện Cát Tiên
|
Toàn huyện
|
Nâng cao năng suất, chất lượng sản
phẩm điều
|
Nâng suất cây
điều hiện nay tại huyện thấp
|
|
700
|
700
|
0
|
01 năm
|
10
|
Phát triển sản phẩm thương hiệu lúa
gạo Cát Tiên (phát triển các giống lúa mới có chất lượng cao)
|
UBND huyện Cát Tiên
|
Toàn huyện
|
Tăng chất lượng, sản lượng lúa, gạo
Cát Tiên
|
Hiện nay sản phẩm lúa gạo trên địa
bàn chủ yếu xuất thô đi các thị trường tiêu thụ
|
|
600
|
600
|
0
|
01 năm
|
II
|
Lĩnh vực
giáo dục
|
1
|
Xây dựng nhà vệ sinh tại trường Tiểu
học Liên Đầm 2
|
UBND huyện Di Linh
|
Trường TH Liên Đầm 2, thôn 4, xã
Liên Đầm
|
Xây dựng nhà vệ sinh dành cho học
sinh nhà trường
|
Toàn trường có 286 học sinh, trong
đó có 30 em thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo. Trường hiện chỉ có 01 nhà vệ
sinh (15m2) và đã xuống cấp nghiêm trọng
|
Gần 300 học sinh
|
500
|
400
|
100
|
03 tháng
|
2
|
Hỗ trợ học bổng
cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
|
UBND huyện Đam
Rông
|
Toàn huyện
|
Tặng học bổng cho học sinh
|
70% học sinh trong toàn huyện là
người đồng bào dân tộc thiểu số, có điều kiện hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ
không có thu nhập ổn định, cần được hỗ trợ thêm trong cuộc sống
|
Học sinh từ 6 đến 15 tuổi
|
200
|
200
|
0
|
04 năm
|
3
|
Xây dựng cơ sở hạ tầng cho Trường Mầm
non
|
UBND huyện Bảo Lâm
|
Trường Mầm non Lộc Đức
|
Xây dựng 02 phòng học đủ chuẩn
|
Hiện trường đang thiếu cơ sở hạ tầng
phục vụ việc dạy và học
|
Hơn 90 học sinh và giáo viên
|
700
|
700
|
0
|
06 tháng
|
4
|
Xây dựng cơ sở hạ tầng cho Trường
Tiểu học
|
UBND huyện Bảo Lâm
|
Trường TH Lộc Tân, xã Lộc Tân
|
Xây dựng 04 phòng học đủ chuẩn
|
Hiện các cháu đang phải học trong
phòng đã xuống cấp, không bảo đảm an toàn
|
Gần 400 học sinh và giáo viên
|
2.200
|
1.400
|
800
|
06 tháng
|
5
|
Cải thiện chất lượng giáo dục tại
trường TH Phi Tô
|
UBND huyện Lâm Hà
|
Trường TH Phi Tô
|
Đầu tư các trang thiết bị luyện tập
ngoài trời và hệ thống lọc nước uống tại chỗ
|
Trường có 529 học sinh/18 lớp.
Trong đó, số học sinh đbdtts chiếm 82%. Hiện nay, trường còn thiếu nhiều các
trang thiết bị phục vụ vui chơi ngoài trời và năm 2015 được trang bị hệ thống
lọc nước nhưng thường xuyên hư hỏng
|
529 em và giáo viên
|
350
|
350
|
0
|
03 tháng
|
6
|
Cải thiện chất lượng giáo dục tại
trường TH Đa Nung
|
UBND huyện Lâm Hà
|
Trường TH Đa Nung
|
Đầu tư các trang thiết bị luyện tập
ngoài trời và hệ thống lọc nước uống tại chỗ
|
Trường có 420 học sinh/13 lớp.
Trong đó, số học sinh dtts chiếm 50%. Hiện nay, trường còn thiếu nhiều các
trang thiết bị phục vụ vui chơi ngoài trời và chưa được
trang bị hệ thống lọc nước uống
|
420 em và giáo viên
|
350
|
350
|
0
|
03 tháng
|
7
|
Cải thiện chất lượng giáo dục tại
trường TH Tân Hà 2
|
UBND huyện Lâm Hà
|
Trường TH Tân Hà 2
|
Đầu tư các trang thiết bị luyện tập
ngoài trời và hệ thống lọc nước uống tại chỗ
|
Trường có 634 học sinh/19 lớp. Hiện,
trường còn thiếu nhiều các trang thiết bị phục vụ vui chơi ngoài trời và chưa
có hệ thống lọc nước uống
|
634 em và giáo viên
|
350
|
350
|
0
|
03 tháng
|
8
|
Cải thiện chất lượng giáo dục tại
trường TH Tân Thanh 2
|
UBND huyện Lâm Hà
|
Trường TH Tân Thanh 2
|
Đầu tư các trang thiết bị luyện tập
ngoài trời và hệ thống lọc nước uống tại chỗ
|
Trường có 710 học sinh/25 lớp.
Trong đó, số học sinh dtts chiếm 61%. Hiện nay, trường còn thiếu nhiều các
trang thiết bị phục vụ vui chơi ngoài trời và chưa có hệ
thống lọc nước uống
|
710 em và giáo viên
|
350
|
350
|
0
|
03 tháng
|
9
|
Cải thiện chất lượng giáo dục tại
trường TH Nam Ban 2
|
UBND huyện Lâm Hà
|
Trường TH Nam Ban 2
|
Đầu tư các trang thiết bị luyện tập
ngoài trời và hệ thống lọc nước uống tại chỗ
|
Trường có 512 học sinh/18 lớp. Hiện
nay, trường còn thiếu nhiều các trang thiết bị phục vụ vui chơi ngoài trời và
chưa có hệ thống lọc nước uống
|
512 em và giáo viên
|
350
|
350
|
0
|
03 tháng
|
10
|
Cải thiện chất lượng giáo dục tại
trường THCS Từ Liêm
|
UBND huyện Lâm Hà
|
Trường THCS Từ Liêm
|
Đầu tư các trang thiết bị luyện tập
ngoài trời và hệ thống lọc nước uống tại chỗ
|
Trường có 903 học sinh/21 lớp. Hiện
nay, trường còn thiếu nhiều các trang thiết bị phục vụ vui chơi ngoài trời và
chưa có hệ thống lọc nước uống
|
903 em và giáo viên
|
350
|
350
|
0
|
03 tháng
|
11
|
Cải thiện chất lượng giáo dục tại
trường THCS Tân Hà
|
UBND huyện Lâm Hà
|
Trường THCS Tân Hà
|
Đầu tư các trang thiết bị luyện tập
ngoài trời
|
Trường có 1050 học sinh/26 lớp. Hiện
nay, trường còn thiếu nhiều các trang thiết bị phục vụ vui chơi ngoài trời
|
1050 em và giáo viên
|
200
|
200
|
0
|
03 tháng
|
12
|
Xây dựng nhà vệ sinh tại điểm trường
Hiệp Thuận
|
UBND huyện Đức Trọng
|
Xã Ninh Gia
|
Xây dựng nhà vệ sinh cho học sinh
|
Đảm bảo an toàn vệ sinh trường học,
góp phần nâng cao chất lượng dạy và học
|
|
170
|
170
|
0
|
03 tháng
|
13
|
Xây dựng nhà vệ sinh tại điểm trường
Tân Phú
|
UBND huyện Đức Trọng
|
Xã Ninh Gia
|
Xây dựng nhà vệ sinh cho học sinh
|
Đảm bảo an toàn vệ sinh trường học,
góp phần nâng cao chất lượng dạy và học
|
|
170
|
170
|
0
|
03 tháng
|
14
|
Xây dựng cơ sở hạ tầng trường Tiểu
học N’Thôn Hạ
|
UBND huyện Đức Trọng
|
Xã N’ Thôn Hạ
|
Xây dựng 06 phòng học
|
Hiện nay số phòng học chỉ đáp ứng
cho 8/21 lớp học 02 buổi/ngày. Đến năm 2022- 2023 số
lớp học dự kiến tăng so với hiện nay từ 21 lên 23 lớp
|
Hơn 900 học sinh và giáo viên
|
1.800
|
1.800
|
0
|
06 tháng
|
15
|
Mái che sân trường mầm non
|
UBND huyện Lạc Dương
|
Thôn Đạ Cháy,
xã Đạ Nhim
|
Xây dựng mái che sân trường bằng dù
kéo có thể mở ra với diện tích 440m2
|
Hiện trường không có mái che, khi tổ
chức các hoạt động tập thể cho trẻ, thường xuyên phải bị ảnh hưởng của thời
tiết thất thường, khó chủ động, giảm hiệu quả hoạt động và ảnh hưởng sức khỏe
của trẻ
|
325 trẻ và 34 giáo viên, cán bộ nhà
trường
|
420
|
370
|
50
|
02 tháng
|
16
|
Xây dựng nhà vệ sinh tại trường
THCS Xã Lát
|
UBND huyện Lạc Dương
|
Thôn Đạ Nghịt
1, xã Lát
|
Xây dựng khu vệ sinh mới có 04
phòng với diện tích 96m2 (2 cho học sinh và 2 cho giáo viên)
|
Hiện trường có 02 phòng vệ sinh (1
cho học sinh với 4 bàn cầu, 2 tiểu; 1 cho giáo viên với 2 bàn cầu) không đủ
đáp ứng nhu cầu hàng ngày, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh và giáo
viên
|
174 học sinh và 21 giáo viên, nhân
viên
|
600
|
500
|
100
|
05 tháng
|
17
|
Hệ thống phòng cháy chữa cháy trường
Mầm non Long Lanh
|
UBND huyện Lạc Dương
|
thôn Đưng K Si
- xã Đạ Chais
|
Lắp mới hệ thống PCCC với 12 bình,
02 bể chứa nước, 02 hệ thống ống, 02 vòi, 02 hệ thống thoát hiểm
|
Công tác phòng cháy chữa cháy là một
công việc quan trọng để đảm bảo môi trường an toàn cho nhà trường ở phần lớn
các cấp học, nhất là ở bậc mầm non. Tuy nhiên, tại điểm trường Đưng K’Si chưa có hệ thống phòng cháy chữa cháy và chưa được đưa vào hạng
mục kế hoạch mua sắm nào.
|
180 học sinh và 24 cán bộ, giáo
viên, nhân viên
|
119
|
119
|
0
|
02 tháng
|
18
|
Làm mái che sân trường Mần non Sơn Ca
|
UBND huyện Lạc Dương
|
thị trấn Lạc Dương
|
Xây dựng mái che sân trường bằng dù
kéo có thể mở ra với diện tích 760m2
|
Hiện trường không có mái che, khi tổ
chức các hoạt động tập thể cho trẻ, thường xuyên phải bị ảnh hưởng của thời
tiết thất thường, khó chủ động, giảm hiệu quả hoạt động và ảnh hưởng sức khỏe
của trẻ
|
450 trẻ và 41 cán bộ, giáo viên,
nhân viên
|
433
|
383
|
50
|
03 tháng
|
III
|
Lĩnh vực
y tế
|
1
|
Xử lý rác thải rắn y tế
|
UBND huyện Đơn Dương
|
Trung tâm Y tế huyện
|
Đầu tư lò đốt rác thải rắn y tế
|
Hiện Trung tâm đang sử dụng lò đốt
rác thải rắn y tế 02 buồng đốt công suất 20kg/lần, sử dụng
dầu Diezel từ năm 2010. Hệ thống đang xuống cấp trầm trọng, không đáp ứng được
nhu cầu tại đơn vị
|
Nhân dân toàn huyện
|
1.700
|
1.700
|
0
|
03 tháng
|
2
|
Trang thiết bị y tế tại Trung tâm Y
tế huyện Di Linh
|
UBND huyện Di Linh
|
Trung tâm Y tế huyện Di Linh
|
Trang bị mới 01 hệ thống chuyển đổi
máy XQ kỹ thuật số
|
Hiện Trung tâm đang sử dụng máy chụp
XQ kỹ thuật số từ việc liên doanh liên kết từ năm 2012, đến năm 2020 đã hết
thời hạn sử dụng. Vì vậy Trung tâm không có đủ trang thiết bị cần thiết phục
vụ việc khám chữa bệnh
|
Người dân toàn huyện
|
1.000
|
1.000
|
0
|
02 tháng
|
3
|
Trang thiết bị y tế tại Trung tâm Y
tế huyện Di Linh
|
UBND huyện Di Linh
|
Trung tâm Y tế huyện Di Linh
|
Trang bị mới 01 máy gây mê
|
Hiện Trung tâm sử dụng máy gây mê
được cấp từ năm 2009 đến nay đã hết hạn sử dụng.
|
Người dân toàn huyện
|
695
|
695
|
0
|
02 tháng
|
4
|
Mua sắm trang
thiết bị y tế
|
UBND huyện Đam
Rông
|
Trung tâm Y tế huyện Đam Rông
|
Mua sắm máy điện não đồ
|
Hiện Trung tâm chưa có máy điện não
đồ, phục vụ khám cho đối tượng thi bằng lái xe
|
Người dân toàn huyện
|
450
|
450
|
0
|
03 tháng
|
5
|
Đào tạo cán bộ y tế
|
UBND huyện Đam
Rông
|
Trung tâm Y tế huyện Đam Rông
|
Hỗ trợ đội ngũ bác sỹ được đi học tập,
bồi dưỡng
|
Hiện Trung tâm thiếu nhiều bác sỹ
chuyên khoa sâu thuộc chuyên khoa tâm thần, mắt, chấn thương chỉnh hình, chẩn
đoán hình ảnh, lão khoa, y học cổ truyền
|
Ưu tiên cán bộ dân tộc thiểu số,
cán bộ nữ
|
1.583
|
1.583
|
0
|
05 năm
|
6
|
Trang thiết bị y tế
|
UBND huyện Cát Tiên
|
Trung tâm Y tế huyện Cát Tiên
|
Mua sắm hệ thống phẫu thuật nội soi
ổ bụng
|
Hiện Trung tâm Y tế chưa có hệ thống
phẫu thuật nội soi ổ bụng phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh
cho người dân
|
Người dân toàn huyện
|
1.000
|
1.000
|
0
|
06 tháng
|
7
|
Chương trình phòng chống sốt xuất
huyết, sốt rét
|
UBND huyện Cát Tiên
|
Trung tâm Y tế huyện Cát Tiên
|
Xử lý hóa chất bằng biện pháp phun
hóa chất, diệt trừ vật trung gian truyền bệnh, dịch sốt xuất huyết, sốt rét
|
Do tính chất điều kiện khí hậu, thời
tiết của huyện phát sinh dịch bệnh hằng năm
|
Người dân toàn huyện
|
600
|
600
|
0
|
04 tháng
|
8
|
Nâng cao năng lực cấp cứu, khám chữa
bệnh của Phòng khám Đa khoa Đà Loan
|
UBND huyện Đức Trọng
|
Xã Đà Loan
|
Đầu tư xe cứu thương và trang thiết bị siêu âm màu
|
Hiện phòng khám Đà Loan còn thiếu
nhiều trang thiết bị
|
|
1.700
|
1.700
|
0
|
03 tháng
|
IV
|
Lĩnh vực
tăng cường năng lực và phát triển nguồn nhân lực
|
1
|
Nâng cao năng lực khám chữa bệnh của cán bộ y tế huyện
|
UBND huyện Di Linh
|
Trung tâm Y tế huyện Di Linh
|
Đào tạo 03 nữ bác sỹ đi học chuyên
khoa I (Hồi sức cấp cứu, Nhi và Nội tổng hợp)
|
- Chất lượng chuyên môn của một số
cán bộ y tế chưa cao, còn khoảng trống về trình độ cần được tập huấn và đào tạo,
đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
- Tập trung hỗ trợ chuyên môn cho
cán bộ y tế là nữ người đồng bào dân tộc thiểu số
|
03 cán bộ y tế, Tập thể Trung tâm Y
tế huyện và người dân trên toàn huyện
|
477
|
477
|
0
|
02 năm
|
2
|
Tập huấn kiến thức mới về sản xuất
nông nghiệp, an toàn thực phẩm... cho đội ngũ cán bộ khuyến nông
|
UBND huyện Đam Rông
|
Huyện Đam Rông
|
Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn,
nâng cao nhận thức và kỹ năng cho đội ngũ khuyến nông
|
Lực lượng khuyến nông viên cơ sở
chưa được tập huấn kiến thức mới về sản xuất nông nghiệp, an toàn thực phẩm,
đáp ứng được nhu cầu của người dân
|
Đội ngũ khuyến nông viên
|
500
|
500
|
0
|
04 năm
|
3
|
Nâng cao năng lực cho đội ngũ khuyến
nông, thú y
|
UBND huyện Cát Tiên
|
Toàn huyện
|
Nâng cao khả năng hoạt động cho đội
ngũ khuyến nông nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp
|
Chưa đồng đều về trình độ chuyên
môn, khả năng tiếp cận với khoa học kỹ thuật để tham mưu phát triển sản xuất
nông nghiệp còn thấp
|
Cán bộ khuyến nông, thú y của huyện
|
250
|
250
|
0
|
01 năm
|
V
|
Lĩnh vực Bảo
vệ môi trường, quản lý nguồn tài nguyên, phòng, chống thiên tai - dịch bệnh
|
1
|
Lò giết mổ gia
súc tập trung
|
UBND huyện Đam Rông
|
Xã Đạ R’Sal
|
Thành lập khu giết mổ tập trung
|
Hiện xã chưa có khu giết mổ tập trung, chưa xử lý được nước thải ra môi
trường xung quanh, còn gây ô nhiễm môi trường
|
Người dân toàn xã
|
1.500
|
1.000
|
500
|
01 năm
|
VI
|
Lĩnh vực văn hóa - xã hội
|
1
|
Xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại
vùng đồng bào dân tộc thiểu số
|
UBND TP. Bảo Lộc
|
Phường B’Lao
|
Xây dựng 03 căn nhà
|
Hiện có một số hộ người đồng bào
dân tộc thiểu số sống tại Phường B’Lao có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về đời
sống và nhà ở
|
03 hộ
|
360
|
300
|
60
|
06 tháng
|
2
|
Cải thiện nhà ở cho người đồng bào
dân tộc thiểu số
|
UBND TP. Bảo Lộc
|
Phường B’Lao
|
Xây dựng 80 nhà vệ sinh cho các hộ
người đồng bào dân tộc thiểu số
|
Hiện có một số hộ người đồng bào
dân tộc thiểu số sống tại Phường B’Lao có hoàn cảnh khó khăn về đời sống. Đồng
thời, còn duy trì nếp sinh hoạt không có nhà vệ sinh, gây ảnh hưởng môi trường
sống tại khu vực
|
80 hộ
|
960
|
800
|
260
|
06 tháng
|
3
|
Làm sân xi măng cho hộ đồng bào dân
tộc thiểu số
|
Hội chữ thập đỏ tỉnh
|
03 xã của huyện Đam Rông: Đạ Tông,
Đạ Long, Đạ M’Rông
|
Giúp bộ mặt nông thôn khang trang,
sạch đẹp, xây dựng cảnh quan gia đình và có sân phơi nông sản, nơi vui chơi
cho con em
|
Do đặc điểm du canh, du cư của người dtts nên nhà cửa thường tạm bợ, sơ sài, mất
vệ sinh, bụi bẩn về mùa khô, lầy lội về mùa mưa, trẻ em không có sân chơi,
nông sản không có nơi phơi, cảnh quan nông thôn xơ xác.
|
100 hộ dân
|
520
|
520
|
Cát,
sỏi, công lao động, tài liệu tập huấn
|
01 năm
|
4
|
Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa
bản địa
|
UBND TP. Đà Lạt
|
Tổ dân phố
Măng Line, phường 7
|
Xây dựng 01 nhà dài truyền thống,
khuôn viên sinh hoạt và trang phục biểu diễn văn hóa cồng chiêng; phát triển 01 đến 02 làng nghề
|
Là địa phương có số đông người đồng
bào dân tộc thiểu số sinh sống và có tiềm năng thế mạnh về phát triển du lịch.
Tuy nhiên, hiện nay, các bản sắc văn hóa truyền thống có xu hướng mai một do
không có định hướng phát triển bền vững gắn với cải thiện đời sống người dân
|
Người dân tại TDP Măng Line
|
1.000
|
1.000
|
|
01 năm
|
5
|
Khôi phục, phát triển nghề dệt thổ
cẩm
|
UBND huyện Đam Rông
|
Xã Đạ Long, Đạ Tông, Đạ M’Rông
|
Khôi phục, bảo vệ và phát triển nghề
dệt thổ cẩm truyền thống tại địa phương
|
Nghề dệt thổ cẩm truyền thống tại địa phương đang dần mai một
|
Các hộ gia đình đồng bào dân tộc
thiểu số
|
500
|
500
|
0
|
04 năm
|
6
|
Phòng ngừa tai nạn thương tích và
xâm hại trẻ em
|
UBND huyện Đam Rông
|
08/08 xã trên toàn địa bàn
|
Giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị tai nạn
thương tích và xâm hại tình dục
|
Toàn huyện có giai đoạn 2015 - 2020
có 322/18.838 trẻ em bị tai nạn thương tích. Trong đó: ngã, tai nạn giao
thông, bị cắt, đâm, ngạt thở, hóc nghẹn...
|
18.838 trẻ em
|
1.300
|
1.300
|
0
|
04 năm
|
7
|
Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ dân
khó khăn
|
UBND huyện Cát Tiên
|
Thôn 3 xã Phước Cát 2
|
Hỗ trợ xây dựng 15 căn nhà ở
|
Thôn 3 hiện có 15 hộ gia đình khó
khăn, chưa có nhà ở, đời sống bấp bênh
|
15 hộ
|
750
|
750
|
0
|
04 Tháng
|
8
|
Xây nhà tình thương
|
Hội chữ thập đỏ tỉnh
|
03 huyện: Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát
Tiên
|
Giúp cho các hộ gia đình nghèo có
nhu cầu cấp thiết về nhà ở được hỗ trợ xây nhà vững chắc hơn
|
Hiện nay trên địa bàn tỉnh còn có rất
nhiều hộ nghèo đang phải ở trong những căn nhà dột nát, xập xệ, lạnh lẽo không đảm bảo cho sức khỏe
|
12 hộ
|
975
|
600
|
375
|
01 năm
|
9
|
Làm đèn năng lượng mặt trời thắp
sáng đường vùng sâu
|
Hội Chữ thập đỏ huyện Đam Rông
|
Các xã trên địa bàn huyện Đam Rông
|
Giúp các tuyến đường liên xã, liên
thôn có đèn đường bằng năng lượng mặt trời
|
Một số tuyến đường liên thôn, liên
xã chưa có đèn đường. Một số mô hình thắp sáng đường quê của nhà nước, của
các đoàn thể, không hiệu quả do việc vận động đóng tiền điện hàng tháng khó khăn,
bóng cháy, hỏng không được thay thế kịp thời, giờ bật, giờ tắt không đảm bảo
đôi khi gây thất thoát, lãng phí. Việc kéo đường điện theo hình thức xã hội
hóa chỉ phù hợp ở các khu dân cư có điều kiện; Còn đối với vùng đồng bào dân
tộc thiểu số kinh tế nghèo thì hết sức khó khăn.
|
Các hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số
sinh sống trên vùng triển khai dự án
|
700
|
700
|
Ngày
công chôn trụ và bảo quản khi hoàn thành
|
01 năm
|
10
|
Khảo sát, phục dựng lễ hội truyền
thống dân tộc
|
UBND huyện Đam Rông
|
Toàn huyện
|
Tổ chức các lễ hội truyền thống dân
tộc
|
Hiện nay, các lễ hội đã bị phần nào
mai một do ảnh hưởng của đời sống thay đổi
|
Người dân xã Đạ Long
|
700
|
700
|
0
|
02 năm
|
11
|
Bảo tồn và phát triển không gian
văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
|
UBND huyện Đam Rông
|
Toàn huyện
|
Mua 45 bộ cồng chiêng cấp cho các thôn, xã trên địa bàn huyện
|
Hiện các thôn, xã không còn lưu trữ
các bộ cồng chiêng, dẫn đến không gian sinh hoạt văn hóa
đã mai một nhiều
|
Người dân toàn huyện
|
1.575
|
1.000
|
575
|
04 năm
|
12
|
Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ dân
khó khăn
|
UBND huyện Cát Tiên
|
Thôn 4 xã Phước Cát 2
|
Hỗ trợ xây dựng 15 căn nhà ở
|
Thôn 3 hiện có 36 hộ gia đình khó
khăn, chưa có nhà ở, đời sống bấp bênh
|
36 hộ
|
1.800
|
1.800
|
0
|
04 tháng
|
13
|
Sưu tầm biên soạn các tác phẩm văn
học, văn hóa nghệ thuật dân gian tại chỗ
|
UBND huyện Cát Tiên
|
Toàn huyện
|
Sưu tầm biên
soạn các tác phẩm văn học, văn hóa nghệ thuật dân giao tại chỗ, tạo sản phẩm
văn hóa đặc trưng phát triển du lịch
|
Nhằm bảo tồn nét văn hóa truyền thống
người Mạ và S’Tiêng, từ đó tạo sản phẩm phục vụ du lịch
|
Người Mạ và S’Tiêng
|
600
|
600
|
0
|
|