Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 04/2012/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam Người ký: Nguyễn Ngọc Quang
Ngày ban hành: 28/02/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/2012/QĐ-UBND

Quảng Nam, ngày 28 tháng 02 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUI CHẾ QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, DUY TU BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;

Căn cứ Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ngày 04/4/2001 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về cung cấp nước và vệ sinh môi trường đến năm 2020;

Xét đề nghị của Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam tại Tờ trình số 25/BDT- CS ngày 16/01/2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý, vận hành, duy tu bảo trì các công trình hạ tầng thuộc Chương trình 135.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Trưởng Ban Dân tộc; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Nông nghiệp và PTNT, Giao thông vận tải, Công Thương; Chủ tịch UBND các huyện, các xã có Chương trình 135; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Quang

 

QUY CHẾ

QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, DUY TU BẢO TRÌ CÁC CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG SAU ĐẦU TƯ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
(Kèm theo Quyết định số 04/2012/QĐ-UBND ngày 28 tháng 02 năm 2012 của UBND tỉnh Quảng Nam)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này qui định việc tổ chức quản lý, phân công trách nhiệm trong công tác vận hành, duy tu, bảo trì các công trình hạ tầng thuộc Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc quản lý, vận hành, duy tu, bảo trì các công trình hạ tầng thuộc Chương trình 135 được xây dựng từ năm 1999 trở đi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Điều 3. Giải thích một số khái niệm về thuật ngữ:

1) Vận hành: Điều hành hoạt động của công trình trong quá trình sử dụng để đạt các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đã thiết kế.

2) Duy tu, bảo trì: Là việc làm thường xuyên nhằm kiểm tra, xử lý những chi tiết, những bộ phận hư hỏng của công trình nhằm bảo vệ, duy trì khả năng hoạt động bình thường của công trình sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng.

3) Sửa chữa nhỏ: Là sửa chữa một số hư hỏng nhỏ ở một vài chi tiết của công trình nhằm khôi phục chất lượng ban đầu của các chi tiết đó để công trình hoạt động bình thường.

4) Người hưởng lợi: là người được hưởng thụ kết quả từ sản phẩm của công trình thuộc Chương trình 135 đem lại.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Nguyên tắc chung

a) Cấp quản lý, vận hành công trình

- Những công trình hạ tầng nằm trên địa bàn xã có tính chất sử dụng cho khu vực liên xã thì Chủ tịch UBND huyện giao cho các đơn vị của huyện quản lý, vận hành để phục vụ nhân dân trong các thôn, xã.

- Những công trình hạ tầng phục vụ lợi ích chung trong phạm vi xã, thôn, nhóm hộ giao cho UBND xã quản lý, vận hành.

- Những công trình và hạng mục công trình phục vụ lợi ích cho hộ thì giao cho người sử dụng quản lý, vận hành.

b) Cấp duy tu, bảo trì công trình

Cấp nào tổ chức quản lý, vận hành công trình thì cấp đó tổ chức duy tu, bảo trì công trình.

2. Trách nhiệm cụ thể

a) Đối với các công trình phục vụ chung cho cộng đồng dân cư trong toàn xã, UBND xã có trách nhiệm:

- Quản lý, vận hành duy tu và bảo trì công trình.

- Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục nhân dân các quy định về bảo vệ công trình.

- Thực hiện công tác duy tu, bảo trì thường xuyên, huy động sự đóng góp công sức của nhân dân, các tổ chức đoàn thể quần chúng như: Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tiền phong, Hội phụ nữ, Hội nông dân, các nhà hảo tâm bằng các hình thức như lao động công ích, lao động tự nguyện, đóng góp vật liệu, tài trợ vốn.

- Khi công trình hư hỏng nặng vượt quá khả năng của xã hoặc công trình đã hết niên hạn sử dụng nhưng có thể sửa chữa để tiếp tục sử dụng được thì UBND xã có trách nhiệm báo cáo UBND huyện xem xét quyết định.

b) Đối với các công trình phục vụ cho cộng đồng dân cư của thôn thì Trưởng thôn có trách nhiệm:

- Quản lý, bảo trì công trình của thôn.

- Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục nhân dân các quy định về quản lý, khai thác sử dụng và bảo vệ công trình.

- Huy động sự đóng góp của nhân dân, các tổ chức, cá nhân trong việc duy tu, bảo dưỡng thường xuyên các công trình.

- Khi công trình xảy ra sự cố vượt quá khả năng khắc phục của thôn hoặc có nhu cầu sửa chữa lớn thì Trưởng thôn phản ánh với Chủ tịch UBND xã để có biện pháp xử lý.

c) Đối với các công trình trạm xá; trường học, nhà ở cho giáo viên, nhà ở của học sinh nội trú và các công trình phụ trợ thì Trưởng trạm xá, Hiệu trưởng trường có trách nhiệm:

- Xây dựng nội quy quản lý, khai thác sử dụng và bảo trì công trình.

- Thường xuyên vận động, giáo dục cán bộ công nhân viên trong cơ quan ý thức làm chủ bảo vệ tài sản công.

- Sửa chữa thường xuyên các hư hỏng nhỏ để nâng cao tuổi thọ công trình.

Điều 5. Nội dung công tác quản lý, vận hành, duy tu, bảo trì công trình

1. Công trình giao thông

a) Nội dung công việc cần thực hiện

Trong quá trình khai thác sử dụng đối với tuyến đường giao thông phải thường xuyên khơi thông hệ thống thoát nước, đắp bù đất nền đường, phát dọn cây cỏ ven đường, gia cố các mái ta luy có nguy cơ sạt lở, các nơi có khả năng mất chân đường do xói lở; kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời hệ thống cầu, cống, hệ thống báo hiệu đường bộ và các công trình phụ trợ khác bị hư hỏng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông có thể xảy ra.

b) Những hành vi cho phép

Việc khai thác, sử dụng trong phạm vi đất hành lang an toàn giao thông cho phép phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Đối với đường đắp: Trồng cây cách mép chân đường ít nhất 1m đối với cây lương thực, cây công nghiệp; 2m đối với cây ăn quả, cây gỗ nhở; 7 mét đối với cây gỗ lớn.

- Đối với đường đào: Trồng cây cách mép đỉnh mái đường hoặc mép ngoài rãnh đỉnh ít nhất 6m.

- Tại các đoạn gần nơi đường giao nhau giữa đường bộ với đường bộ không được trồng cây vì sẽ che khuất, cản trở đến tầm nhìn của người tham gia giao thông.

- Các ao hồ nuôi trồng thủy sản phải cách mép chân đường một khoảng tối thiểu 2 mét. Mức nước trong ao hồ không được cao hơn cao độ chân nền đường.

- Các mương thủy lợi phải cách chân mái đường đắp một khoảng cách tối thiểu 2 mét; mức nước trong mương không được cao hơn cao độ chân nền đường, trừ trường hợp lũ lụt.

- Nơi họp chợ và các điểm kinh doanh, dịch vụ phải nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ và mọi hoạt động không được để ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ.

- Các công trình khác ở ngoài hành lang an toàn đường bộ nhưng ảnh hưởng đến hoạt động giao thông và an toàn giao thông đường bộ phải được khắc phục, sửa chữa kịp thời.

c) Những hành vi nghiêm cấm

- Đào, khoan xẻ đường trái phép.

- Mở đường nhánh nối vào đường chính trái phép.

- Đặt chướng ngại vật trên đường gây cản trở giao thông.

- Thả rông, chăn dắt súc vật trên mặt đường, mái đường; buộc súc vật vào hàng cây hai bên đường, cọc tiêu, biển báo, công trình phụ trợ khác của đường bộ.

- Xả nước sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, nước sinh hoạt gây hư hỏng đường.

- Khai thác trái phép cát, đá, sỏi hoặc các hành vi khác làm ảnh hưởng tới an toàn công trình giao thông.

- Đào phá, đốt lửa, nổ mìn, neo buộc tàu thuyền hoặc gây ảnh hưởng đến an toàn cầu, cống.

- Tự ý leo trèo lên mố, trụ và dầm cầu, cống.

- Lấn chiếm đất hành lang an toàn giao thông.

- Các hành vi khác gây hư hỏng công trình giao thông hoặc cản trở giao thông. Quản lý tải trọng phương tiện lưu hành.

- Không cho phép lưu thông các phương tiện có tổng tải trọng vượt tải trọng cho phép của cầu đường. Trường hợp cần thiết do vận chuyển những loại hàng hoá không thể tháo rời được, phương tiện có thể lưu thông vượt tải trọng cho phép của cầu, đường nhưng phải có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước về đường bộ có thẩm quyền.

2. Công trình điện

a) Nội dung công việc thực hiện: Chủ tịch UBND xã, Trưởng thôn phối hợp với ngành điện:

- Tổ chức quản lý vận hành, kiểm tra về điều kiện kỹ thuật đảm bảo an toàn cung cấp điện, an toàn hành lang tuyến đường dây.

- Kiểm tra định kỳ lưới điện phải được thực hiện 3 tháng 1 lần. Nội dung kiểm tra gồm:

+ Kiểm tra và phát dọn hành lang an toàn tuyến đường dây.

+ Kiểm tra dây dẫn và các phụ kiện mắc dây.

+ Kiểm tra cột, móng cột.

+ Kiểm tra xà hoặc giá dọc.

+ Kiểm tra toàn thể dây néo (nếu có).

+ Kiểm tra hệ thống tiếp địa.

+ Các hiện tượng bất thường khác ảnh hưởng đến vận hành an toàn lưới điện.

- Kiểm tra đột xuất được thực hiện sau mỗi đợt thiên tai hoặc có các hiện tượng bất thường khác.

- Khắc phục kịp thời những khiếm khuyết sau khi kiểm tra. Kết quả kiểm tra và biện pháp khắc phục được ghi vào số theo dõi và phải được lưu giữ trong hồ sơ công trình điện theo qui định.

- Đo trị số điện trở nối đất ít nhất 3 năm một lần. b) Những hành vi nghiêm cấm:

- Người không có nhiệm vụ trèo lên bất cứ bộ phận nào của đường dây, cột điện.

- Đến gần chỗ dây điện bị đứt, cột điện bị đổ và tự ý thu dọn khi chưa có ý kiến của người phụ trách điện, thông báo đã cắt điện.

- Dùng điện bằng cách lấy điện một pha, còn dây điện nguội nối xuống giếng, xuống sông, suối, ao, hồ, đường ống nước.

- Dùng điện để bắt cá, bẫy chuột, bẫy trộm.

- Phơi quần áo, đồ dùng lên dây điện.

- Thả diều, đá bóng ở gần đường dây điện.

- Bắn chim đậu trên dây điện, trạm điện.

- Quăng, ném bất kỳ vật gì lên đường dây điện, trạm điện.

- Tháo gỡ dây chằng néo, dây tiếp đất của cột điện.

- Đào đất gây lún sụt móng cột điện.

- Lợi dụng các cột điện để làm nhà, lều quán bán hàng, buộc trâu bò hoặc gia súc khác.

- Trồng và để cành cây, dây leo của gia đình đeo bám gây ảnh hưởng đến vận hành an toàn đường dây.

- Lắp đặt cột ăng ten, dây chằng cột ăng ten gần đường dây điện.

- Các hành vi khác gây mất an toàn lưới điện theo quy định của pháp luật.

3. Công trình thủy lợi

a) Nội dung công việc thực hiện

- Thường xuyên phát cây, dọn cỏ, làm sạch quanh đập, nạo vét bùn đất, khơi thông dòng chảy của kênh mương.

- Khi kết thúc vụ sản xuất, nhất là trước mùa mưa lũ cần tháo ván vỏ khổ (nếu có) của đập dâng và đóng các cửa lấy nước ở đầu cống, đầu kênh nhằm không cho nước chảy vào kênh mương để tránh xói, lở.

- Kiểm tra thường xuyên nhằm phát hiện các sự cố sạt lở, hư hỏng tuyến kênh mương, cầu máng, cống lấy nước, đập dâng để có biện pháp sửa chữa kịp thời và kiểm tra các hồ sơ, van xả khí, xả cát để đảm bảo thông khí cho đường ống.

b) Những hành vi cho phép

Trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, khi thực hiện các hoạt động như: trồng cây lâu năm, hoạt động giao thông vận tải, xây dựng nhà kho, bến bãi, chuồng trại chăn nuôi, chôn lấp phế thải, chất rắn thì chỉ được thực hiện sau khi đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.

c) Những hành vi nghiêm cấm

- Nuôi trồng thủy, hải sản trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

- Khoan, đào điều tra, khảo sát địa chất; khoan, đào thăm dò thi công công trình khai thác nước dưới đất, khoan thăm dò khai thác khoáng sản trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

- Khai thác đất, đá, cát, sỏi và các vật liệu xây dựng trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

- Vận hành công trình thủy lợi trái với quy trình, quy phạm kỹ thuật đã được quy định.

- Các hành vi khác gây mất an toàn cho công trình thủy lợi.

4. Công trình nước sinh hoạt

a) Nội dung công việc thực hiện

- Tổ chức quản lý, phân phối nguồn nước đến từng hộ, nhóm hộ công bằng, hợp lý; tránh lãng phí, thất thoát nguồn nước.

- Thường xuyên kiểm tra hệ thống đường ống và các bể chứa, lọc nước, đập đầu nguồn nhằm phát hiện những hư hỏng để sửa chữa khắc phục kịp thời.

- Chùi, rửa lưới chắn rác, làm sạch cửa lấy nước; dọn cỏ cây, nạo vét đất đá, khơi thông dòng chảy.

- Quản lý vật liệu, kiểm tra, sửa chữa bể chứa nước; không để nước ứ đọng quanh chân bể dễ gây lún sụt bể chứa.

b) Những hành vi nghiêm cấm

- Phát nương, đốt nương nơi đầu nguồn nước.

- Chăn dắt súc vật, tắm giặt nơi đầu nguồn nước.

- Làm chuồng trại chăn nuôi, nhà vệ sinh đầu nguồn nước.

- Tách chiết nước trên đường ống sử dụng cho các mục đích khác.

5. Công trình trường học, nhà ở cho giáo viên, nhà ở của học sinh nội trú, trạm y tế xã, nhà sinh hoạt cộng đồng

- Phải thường xuyên kiểm tra hiện trạng của các công trình, khi phát hiện những hư hỏng, thấm dột trên mái nhà, bong tróc tường, lún sụt nền, xói lở móng, cong vênh cửa,... để sửa chữa kịp thời.

- Trong quá trình khai thác sử dụng phải đúng công năng, mục đích theo thiết kế, không cơi nới, tự ý tháo dỡ hoặc phá dỡ làm biến dạng công trình.

- Trước mùa mưa bão cần có phương án phòng chống, chằng néo chặt chẽ đảm bảo an toàn cho công trình.

- Thường xuyên kiểm tra, hốt rác trên mái nhà, máng xối để đảm bảo thoát nước tốt, tránh ứ đọng nước.

Chương III

KINH PHÍ VÀ QUYẾT TOÁN

Điều 6. Nguồn kinh phí

Để đảm bảo nguồn kinh phí tổ chức thực hiện nhiệm vụ trên, UBND tỉnh qui định trách nhiệm bố trí nguồn kinh phí cân đối hằng năm như sau:

- Ngân sách Trung ương và tỉnh hỗ trợ hằng năm khoảng 10 tỷ đồng (80% trong tổng kinh phí hằng năm).

- Ngân sách huyện hỗ trợ 15% trong tổng kinh phí.

- Huy động nguồn nhân lực của thôn, xã đóng góp 5% trong tổng kinh phí bằng công lao động của nhân dân và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Điều 7. Lập kế hoạch, nghiệm thu quyết toán kinh phí

- Lập Kế hoạch

+ Đối với công trình do thôn, xã quản lý vận hành: Hằng năm, Tổ hỗ trợ kỹ thuật của huyện giúp Tổ quản lý công trình, Trưởng thôn lập dự toán chi tiết, nhu cầu kinh phí và kế hoạch sử dụng nguồn kinh phí gửi UBND xã; UBND xã kiểm tra, rà soát, tổng hợp báo cáo UBND huyện;

+ Đối với công trình do huyện quản lý, vận hành: UBND huyện giao trách nhiệm cho Phòng, Ban huyện lập kế hoạch nhu cầu kinh phí; sau đó tổng hợp chung với kế hoạch của xã; UBND huyện phân công cụ thể Phòng, Ban theo dõi, tổng hợp báo cáo về Ban Dân tộc tỉnh.

+ UBND xã phải công khai nguồn kinh phí vận hành, duy tu, bảo trì công trình hằng năm tại trụ sở UBND xã; kinh phí duy tu, bảo trì được giao thành một khoản riêng trong ngân sách của xã. UBND xã là Chủ đầu tư nguồn vốn duy tu bảo trì công trình của xã.

- Nghiệm thu quyết toán kinh phí

+ Mỗi công trình khi thực hiện xong công tác duy tu, bảo trì công trình bằng nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh, huyện đều phải tổ chức nghiệm thu, hoàn thành các loại chứng từ để thanh quyết toán với Phòng Tài chính huyện và Kho bạc Nhà nước theo đúng niên độ và Luật ngân sách.

+ Đối với nguồn kinh phí do nhân dân đóng góp thực hiện quyết toán với ngân sách xã theo hình thức ghi thu, ghi chi vào ngân sách xã.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 8. Tổ chức thực hiện

1. Ban Dân tộc tỉnh

- Chủ trì, tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch kinh phí và cách thức tổ chức thực hiện hàng năm trên địa bàn tỉnh; theo dõi, giải quyết những vấn đề phát sinh, tổng hợp báo cáo định kỳ cho UBND tỉnh về kết quả thực hiện của các địa phương trên địa bàn tỉnh.

- Soạn thảo, ban hành sổ tay hướng dẫn công tác duy tu bảo trì công trình

Chương trình 135.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Ban Dân tộc, Sở Tài chính tham mưu trình UBND tỉnh xem xét, quyết định phân bổ nguồn kinh phí hỗ trợ hàng năm từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung ương và ngân sách tỉnh cho UBND các huyện để phân bổ về xã.

3. Sở Tài Chính

- Phối hợp với Ban Dân tộc cân đối nguồn kinh phí hằng năm của tỉnh để hỗ trợ cho các địa phương; theo dõi, tổng hợp số liệu cấp, phát kinh phí hỗ trợ đầu tư, quyết toán nguồn kinh phí tại các địa phương.

- Ban hành các hướng dẫn về thanh toán, quyết toán các nguồn kinh phí, mẫu biểu hồ sơ quyết toán; phối hợp với Ban Dân tộc đưa các biểu mẫu vào Sổ tay hướng dẫn để các địa phương thực hiện thống nhất.

4. UBND cấp huyện: Chỉ đạo UBND các xã, thôn thành lập các Tổ quản lý công trình ở thôn, xã để triển khai thực hiện công tác quản lý, vận hành, duy tu, bảo trì các công trình thuộc Chương trình 135 đã đầu tư; tổ chức tập huấn, tuyên truyền, vận động nhân dân cùng tham gia thực hiện; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ quản lý, vận hành, duy tu bảo trì các công trình hạ tầng theo quy định tại Quy chế này và các quy định của Pháp luật hiện hành.

5. UBND cấp xã

- Tổ chức thành lập các Tổ quản lý công trình: Tổ chức họp dân có sự tham gia của đại diện UBND xã, các Trưởng thôn và các đoàn thể của thôn để bầu, chọn các thành viên Tổ quản lý công trình thôn, xã.

- Xây dựng qui định quản lý công trình, thông qua qui định và phổ biến đến mọi người dân thực hiện các hoạt động vận hành, duy tu, bảo trì công trình.

Chương V

KHEN THƯỞNG, XỬ PHẠT

Điều 9. Các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm đến an toàn của công trình sẽ bị xử lý tùy theo tính chất, mức độ vi phạm theo quy định của pháp luật; đồng thời khen thưởng, biểu dương kịp thời những cá nhân, tổ chức có thành tích trong việc quản lý, khai thác sử dụng và bảo vệ công trình.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 10. Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện hướng dẫn thực hiện; tổ chức tổng hợp nhu cầu kinh phí hằng năm; theo dõi, tổng hợp, kiểm tra, giám sát và thường xuyên báo cáo UBND tỉnh theo định kỳ 3 tháng,

6 tháng và cả năm về kết quả thực hiện.

Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, các ngành, địa phương, đơn vị và cá nhân có liên quan phản ánh về Ban Dân tộc để tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung Quy chế cho phù hợp./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 04/2012/QĐ-UBND ngày 28/02/2012 ban hành qui chế quản lý, vận hành, duy tu bảo trì công trình hạ tầng thuộc Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.339

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.124.52
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!