HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
51/2016/NQ-HĐND9
|
Bình
Dương, ngày 16 tháng 12 năm 2016
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH ĐỊA
PHƯƠNG NĂM 2017 VÀ GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
KHÓA IX- KỲ HỌP THỨ BA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước
ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số
46/2016/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017;
Xét Tờ trình số 4379/TTr-UBND
ngày 17 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê chuẩn định mức
phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017 và giai đoạn
2017 - 2020; Báo cáo thẩm tra số 37/BC-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2016 của Ban
Kinh tế - Ngân sách và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại
kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phê chuẩn định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân
sách địa phương năm 2017và giai đoạn 2017 - 2020 (Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này.
Điều 3. Bãi bỏ Nghị quyết số 26/2010/NQ-HĐND7 ngày 10 tháng 12 năm
2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên
ngân sách địa phương năm 2011.
Điều 4. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân
dân, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện
Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh
Bình Dương khóa IX, kỳ họp thứ ba thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2016 và có hiệu
lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017./.
PHỤ LỤC
ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG
XUYÊN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2017 VÀ GIAI ĐOẠN 2017-2020
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 51/2016/NQ-HĐND9 ngày 16 tháng 12 năm 2016
của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương)
I.
ĐỊNH MỨC CHI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, KHỐI ĐẢNG, ĐOÀN THỂ
1. Chi cho con người: Gồm tiền lương, các
khoản phụ cấp, đóng góp.
a) Được cấp theo quỹ lương thực tế, không
vượt quá số biên chế được giao và số lao động hợp đồng không xác định thời hạn
đối với một số chức danh theo quy định được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Đối với số biên chế chưa được tuyển
dụng so với biên chế được giao sẽ khoán theo hệ số lương 2,34 và các khoản
đóng góp theo chế độ cho mỗi biên chế chưa tuyển dụng được.
2. Chi hoạt động.
a) Cấp tỉnh
- Mức chi: 50 triệu đồng/biên chế được giao/năm1.
- Các tổ chức chính trị xã hội
- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được giao
biên chế2: Ðược thực hiện
khoán chi theo định mức trên đối với số biên chế được giao.
- Các đơn vị dự toán trực thuộc
sở, ban, ngành: 40 triệu đồng/biên chế/năm (tương đương 80% mức chi của
đơn vị dự toán cấp I).
b) Cấp huyện3
- Mức chi: 45 triệu đồng/biên
chế/năm.
- Khoán chi thêm kinh
phí hoạt động đối với các phòng ban có ít biên chế, cụ thể: đơn vị có từ 6 đến
9 biên chế được tính thêm 5%; đơn vị có từ 5 biên chế trở xuống được tính thêm
10%.
c)
Cấp xã
- Mức chi: 35 triệu đồng/biên
chế/năm.
II.
ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ CHI SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC
Hàng năm căn cứ nguồn
thu theo quy định để giảm trừ phần kinh phí bố trí từ ngân sách nhà nước.
1. Tuyến tỉnh: Chi thường
xuyên cho các đơn vị giáo dục công lập.
a) Quỹ tiền lương: được
cấp theo quỹ lương thực tế (không vượt tổng số biên chế được giao).
b) Chi hoạt động:
- Chi cho bộ máy:
+ Trung tâm ngoại ngữ
tin học và bồi dưỡng nghiệp vụ: 27 triệu đồng/người/năm.
+ Trung tâm Giáo dục
thường xuyên và kỹ thuật hướng nghiệp, các trường Trung học phổ thông (THPT):
* Trường có từ 1.000 học
sinh trở lên: 28 triệu đồng/người/năm.
* Trường có từ 500 đến
dưới 1.000 học sinh: 26 triệu đồng/người/năm.
* Trường có dưới 500 học
sinh: 24 triệu đồng/người/năm.
* Trường THPT chuyên
và THPT chất lượng cao: 30 triệu đồng/người/ năm.
- Chi cho hoạt động giảng
dạy và học tập tính trên đầu học sinh: Trung tâm Giáo dục thường xuyên và kỹ
thuật hướng nghiệp, THPT: 400.000 đồng/học sinh/năm, riêng trường THPT chuyên:
1.000.000 đồng/học sinh/năm và trường THPT chất lượng cao là 800.000 đồng/học
sinh/năm.
2. Tuyến huyện.
a) Quỹ tiền lương: được
cấp theo quỹ lương thực tế (không vượt tổng số biên chế được giao).
b) Chi hoạt động:
- Chi cho bộ máy (mầm non, tiểu học và trung học
cơ sở):20 triệu đồng/biên chế/năm.
- Chi cho hoạt động giảng
dạy và học tập (mầm non, tiểu học và trung học cơ sở): 400.000 đồng/học
sinh/năm.
III.
ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ CHI SỰ NGHIỆP ĐÀO TẠO, DẠY NGHỀ
Hàng năm căn cứ nguồn
thu theo quy định để giảm trừ phần kinh phí bố trí từ ngân sách nhà nước.
1. Tuyến tỉnh.
a) Chi thường xuyên
cho các đơn vị:
- Quỹ tiền
lương: theo Quỹ lương thực tế (không vượt tổng số biên chế được giao) với mức lương
cơ sở theo quy định hiện hành.
- Chi hoạt động
+ Chi cho bộ máy:
* Trường Đại học Thủ Dầu
Một: 28 triệu đồng/người/năm.
* Các trường Cao đẳng: 27
triệu đồng/người/năm.
* Các trường trung cấp:
27 triệu đồng/người/năm.
* Trường Chính trị: 27
triệu đồng/người/năm.
+ Chi cho hoạt động giảng
dạy và học tập:
* Trường Cao đẳng, Đại
học: 3.800.000 đồng/học sinh/năm.
* Trường trung cấp Văn
hóa Mỹ thuật: 6.400.000 đồng/học sinh/năm.
* Trường Chính trị:
5.400.000 đồng/học sinh/năm.
* Các trường Trung cấp
khác: 3.200.000 đồng/học sinh/năm.
b) Chi cho các nội dung đào tạo hàng năm của các
ngành, chi đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức phân bổ theo thực tế
phát sinh và chế độ quy định.
2. Tuyến huyện: Trường Trung cấp nghề cấp huyện
và Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện.
a) Chi cho bộ máy:
- Quỹ tiền lương theo
số biên chế thực tế (không vượt tổng số biên chế được giao) với mức lương cơ sở
theo quy định hiện hành.
-
Chi hoạt động: 30 triệu đồng/biên chế/năm.
b) Chi cho hoạt động
giảng dạy và học tập đối với Trường Trung cấp nghề: 3.200.000 đồng/học
sinh/năm4.
c) Chi cho hoạt động giảng dạy và học tập đối với
Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị: theo nhiệm vụ đào tạo được giao và chế độ quy định.
IV. ĐỊNH MỨC
PHÂN BỔ CHI SỰ NGHIỆP Y TẾ
1. Nguồn thu: thực hiện theo
quy định.
2. Chi: chi cho con người (Quỹ
tiền lương theo mức lương cơ sở hiện hành, các khoản phụ cấp, trợ cấp) và chi
hoạt động.
3. Mức phân bổ ngân sách hàng
năm cho các đơn vị để chi hỗ trợ một phần chi phí hoạt động thường xuyên mà nguồn
thu chưa đảm bảo.
4. Định mức chi sự nghiệp y tế
được phân bổ như sau:
a) Công tác khám bệnh, chữa bệnh:
Tính trên chi phí phục vụ chuyên môn cho một giường bệnh theo kế hoạch được
giao và quỹ lương thực tế.
- Quỹ lương và phụ cấp đặc thù:
được trang trải từ nguồn thu theo Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC .
- Chi hoạt động:
+ Bệnh viện Đa khoa tỉnh: 73
triệu đồng/giường bệnh/năm5.
+ Bệnh viện Y học cổ truyền: 51
triệu đồng/giường bệnh/năm6.
+ Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi
chức năng: 56 triệu đồng/giường bệnh/năm7.
Đối với giường bệnh trung cao
(tuyến tỉnh) được nhân (x) với hệ số 1,3.
+ Trung tâm
y tế huyện, thị xã, thành phố: 12 triệu đồng/giường bệnh/năm, đây là mức tối đa
được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, đối với các Trung tâm Y tế có nguồn thu sự
nghiệp (thu từ giá dịch vụ khám, chữa bệnh,…) đảm bảo được nhu cầu chi cho công
tác khám, chữa bệnh: ngân sách nhà nước không phân bổ kinh phí.
b) Công tác phòng bệnh và lĩnh vực dân số Kế hoạch hóa gia đình
Hàng năm trên cơ sở nguồn thu sẽ
tính toán để giảm trừ phần bổ sung từ ngân sách nhà nước.
- Quỹ lương cấp theo biên chế
thực tế (không vượt số biên chế được giao).
- Hoạt động của tuyến tỉnh: 35
triệu đồng/biên chế/năm.
- Hoạt động của tuyến huyện:
+ Công tác
y tế dự phòng và công tác dân số kế hoạch hóa gia đình: Chi hoạt động theo số
biên chế thực tế: 30 triệu đồng/biên chế/năm.
+ Phòng
khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã, phường, thị trấn:
* Phòng
khám đa khoa khu vực: 60 triệu đồng/phòng khám/năm.
* Trạm y tế:
50 triệu đồng/trạm/năm.
c) Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe
cán bộ tỉnh.
- Quỹ lương cấp theo biên chế
thực tế, không vượt số biên chế được giao.
- Chi phí hoạt động cho một
biên chế thực tế 55 triệu đồng/biên chế/năm (trong đó nguồn thu là 19 triệu
đồng/ biên chế/năm).
V. ĐỊNH MỨC
PHÂN BỔ CHI SỰ NGHIỆP VĂN HÓA THÔNG TIN THỂ DỤC THỂ THAO
Hàng năm
căn cứ nguồn thu theo quy định để giảm trừ phần kinh phí bố trí từ ngân sách
nhà nước.
1. Chi cho bộ máy: Chi tiền lương, phụ cấp, các khoản theo lương: được
tính theo số phát sinh thực tế; đối với số biên chế chưa tuyển dụng so với
biên chế được giao được phân bổ theo hệ số 2,34 nhân ( x ) với mức
lương cơ sở hiện hành.
2. Chi hoạt động tính theo số
biên chế được giao.
a) Tuyến tỉnh: 35 triệu
đồng/biên chế/năm.
b) Tuyến huyện: 30 triệu
đồng/biên chế/năm.
VI. ĐỊNH MỨC
PHÂN BỔ CHI SỰ NGHIỆP PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH
1. Tuyến tỉnh.
Căn cứ vào tổng mức chi thường
xuyên năm 2017 tính theo định mức phân bổ trên và theo quy định tại Nghị định số
16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ, việc phân bổ dự toán của đơn vị được
thực hiện theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP .
2. Tuyến
huyện: Hàng năm căn cứ nguồn thu theo quy định để giảm trừ phần kinh phí bố trí
từ ngân sách nhà nước.
- Chi cho bộ
máy: chi tiền lương, phụ
cấp, các khoản theo lương: được tính theo số phát sinh thực tế; đối
với số biên chế chưa tuyển dụng so với biên chế được giao được phân bổ
theo hệ số 2,34 nhân ( x ) với mức lương cơ sở hiện hành
- Chi hoạt
động theo số biên chế được giao: 30 triệu đồng/biên chế/năm.
VII. ĐỊNH MỨC
PHÂN BỔ CHI SỰ NGHIỆP ĐẢM BẢO XÃ HỘI VÀ VĂN XÃ KHÁC
Hàng năm
căn cứ nguồn thu theo quy định để giảm trừ kinh phí bố trí từ ngân sách nhà nước.
1. Chi cho bộ máy: Chi tiền lương, phụ cấp, các khoản theo lương: được
tính theo số phát sinh thực tế; đối với số biên chế chưa tuyển dụng so với
biên chế được giao được phân bổ theo hệ số 2,34 nhân ( x ) với mức
lương cơ sở hiện hành.
2. Chi hoạt động tính theo số
biên chế được giao.
a) Tuyến tỉnh: 35 triệu
đồng/biên chế/năm.
b) Tuyến huyện: 30 triệu
đồng/biên chế/năm.
VIII. PHÂN BỔ
CHI THƯỜNG XUYÊN THUỘC CÁC LĨNH VỰC KHÁC (CHI SỰ NGHIỆP KHOA HỌC CÔNG NGHỆ, MÔI
TRƯỜNG, SỰ NGHIỆP KINH TẾ)
Hàng năm căn cứ vào nguồn thu
theo quy định để giảm trừ phần kinh phí bố trí từ ngân sách nhà nước.
1. Chi cho
bộ máy: Chi tiền lương, phụ cấp, các khoản theo lương: được tính theo
số phát sinh thực tế; đối với số biên chế chưa tuyển dụng so với biên
chế được giao được phân bổ theo hệ số 2,34 nhân ( x ) với mức lương cơ
sở hiện hành.
2. Chi hoạt động tính theo số
biên chế được giao.
a) Tuyến tỉnh: 35 triệu
đồng/biên chế/năm.
b) Tuyến
huyện: 30 triệu đồng/biên chế/năm./.
1
Gồm các khoản chi nhằm đảm bảo hoạt động thường xuyên của đơn vị, trừ các khoản
mua sắm, thay thế có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên cho 01 tài sản.
2
Gồm các đơn vị: Hội Văn học nghệ thuật, Hội chữ thập đỏ, Hội Đông y, Hội người
mù, Câu lạc bộ hưu trí, Liên minh các Hợp tác xã, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị,
Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật.
3
Các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề
nghiệp được giao biên chế: được vận dụng khoán chi theo định mức trên đối với số
biên chế được giao và hỗ trợ với mức cụ thể theo nhiệm vụ do cơ quan có thẩm
quyền giao hàng năm.
4
Bằng với mức chi cho 1 học sinh của Trường Trung cấp nghề khối tỉnh
5
Trong đó từ nguồn thu dịch vụ là 51 triệu đồng/giường bệnh kế hoạch/năm (với
doanh thu đạt được là 335 tỷ đồng)
6
Trong đó từ nguồn thu dịch vụ là 26 triệu đồng/giường bệnh kế hoạch/năm (với
doanh thu đạt được là 33 tỷ đồng)
7
Trong đó từ nguồn thu dịch vụ là 36 triệu đồng/giường bệnh kế hoạch/năm (với
doanh thu đạt được là 31 tỷ đồng)