HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
91/2017/NQ-HĐND
|
Quảng
Ninh, ngày 13 tháng 12 năm 2017
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, BÃI BỎ MỘT SỐ NỘI DUNG TẠI NGHỊ QUYẾT
SỐ 222/2015/NQ-HĐND NGÀY 12/12/2015 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH “VỀ VIỆC BAN
HÀNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG TRẺ EM CHƯA THUỘC DIỆN HƯỞNG CHÍNH SÁCH
HIỆN HÀNH CỦA NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH, GIAI ĐOẠN 2016-2020”
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
KHÓA XIII - KỲ HỌP THỨ 7
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước
năm 2015;
Căn cứ Luật Giáo dục năm
2005; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009;
Căn cứ Luật Trẻ em năm 2016;
Căn cứ Nghị định
56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật
Trẻ em;
Căn cứ Nghị định số
136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội
đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
Căn cứ Quyết định số
1555/QĐ-TTg ngày 17/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành
động quốc gia vì trẻ em, giai đoạn 2012-2020;
Theo đề nghị của Ủy ban nhân dân
tỉnh tại Tờ trình số 9012/TTr-UBND ngày 01/12/2017 về việc sửa đổi, bổ sung
chính sách hỗ trợ một số đối tượng trẻ em tại Nghị quyết số 222/2015/NQ-HĐND
ngày 12/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra số 155/BC-HĐND
ngày 06/12/2017 của Ban Văn hóa - Xã hội và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội
đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1.
Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số nội dung tại Nghị quyết số
222/2015/NQ- HĐND ngày 12/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh “Về việc ban hành
chính sách hỗ trợ một số đối tượng trẻ em chưa thuộc diện hưởng chính sách hiện
hành của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2016-2020” như sau:
1. Sửa đổi
Khoản 2 Điều 1 như sau:
“2. Nguyên tắc hỗ trợ:
Trường hợp chính sách của
Trung ương hỗ trợ có cùng nội dung quy định tại Nghị quyết này thì đối tượng chỉ
được hưởng hỗ trợ theo chính sách quy định của Trung ương”.
2. Sửa đổi,
bổ sung Điểm 3.2 Khoản 3 Điều 1 như sau:
“3.2. Trẻ em không có nguồn
nuôi dưỡng:
a) Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ,
người còn lại thuộc một trong những trường hợp sau:
a1) Đang hưởng trợ cấp xã hội
hằng tháng tại cộng đồng;
a2) Bị mất tích từ 24 tháng
trở lên nhưng chưa có quyết định công nhận mất tích của Tòa án, có xác nhận của
Hội đồng xét duyệt bảo trợ xã hội cấp xã và thẩm định của phòng lao động -
thương binh và xã hội nơi trẻ thường trú;
a3) Thuộc hộ nghèo;
a4) Thuộc hộ cận nghèo;
a5) Đang hưởng trợ cấp tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ
81% trở lên;
a6) Người mắc bệnh hiểm
nghèo (theo danh mục bệnh hiểm nghèo ban hành kèm theo nghị quyết này) được cơ
sở y tế có thẩm quyền xác nhận;
a7) Câm điếc;
a8) Đang được chăm sóc, nuôi
dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;
a9) Mất tích theo quy định của
pháp luật;
a10) Đang trong thời gian chấp
hành án phạt tù giam hoặc trong thời gian chấp hành quyết định xử lý vi phạm
hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc;
a11) Đang trong thời gian
cai nghiện tập trung tại cơ sở cai nghiện;
b) Trẻ em không có cha hoặc
mẹ, người còn lại thuộc một trong những trường hợp quy định tại Mục a Điểm 3.2
Khoản 3 Điều 1.
c) Trẻ em có cha hoặc mẹ mất
tích theo quy định của pháp luật và người còn lại thuộc một trong các trường hợp
quy định tại Mục a Điểm 3.2 Khoản 3 Điều 1.
d) Trẻ em có cha hoặc mẹ mất
tích từ 24 tháng trở lên nhưng chưa có quyết định công nhận mất tích của Tòa
án, có xác nhận của Hội đồng xét duyệt bảo trợ xã hội cấp xã và thẩm định của
phòng lao động - thương binh và xã hội nơi trẻ thường trú và người còn lại thuộc
một trong các trường hợp quy định tại Mục a Điểm 3.2 Khoản 3 Điều 1.
đ) Trẻ em còn cha và mẹ
nhưng cả cha và mẹ thuộc những trường hợp quy định tại Mục a Điểm 3.2 Khoản 3
Điều 1 (trừ trường hợp quy định tại tiết a3,a4).”
3. Bãi bỏ
đối tượng trẻ em thuộc gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng
150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của
Nhà nước quy định tại Điểm 3.4 Khoản 3 Điều 1.
4. Bổ
sung thêm Điểm 3.8 và Điểm 3.9 vào Khoản 3 Điều 1 như sau:
“3.8. Trẻ em bị xâm hại tình
dục phải sinh con và đang nuôi con; trẻ em dưới 72 tháng tuổi sinh ra từ trẻ em
bị xâm hại tình dục.
3.9. Trẻ em khuyết tật nặng,
đặc biệt nặng đang đi học văn hóa tại các cơ sở giáo dục, cơ sở bảo trợ xã hội,
trung tâm, trường, lớp chuyên biệt.”
5. Bổ
sung vào Điểm 4.1 Khoản 4 Điều 1 các đối tượng được hỗ trợ học phí, chi phí học
tập, gồm: Đối tượng quy định tại Điểm 3.2; trẻ em thuộc hộ nghèo đang đi học tại
nhà trẻ, nhóm trẻ (kể cả nhóm ghép) và trẻ em câm, điếc đang đi học văn hóa tại
các cơ sở giáo dục, cơ sở bảo trợ xã hội, trung tâm, trường, lớp chuyên biệt
quy định tại Điểm 3.3 Khoản 3 Điều 1; Điểm 3.8 và Điểm 3.9.
6. Bổ
sung vào Tiết a Mục 4.2.1 Điểm 4.2 Khoản 4 Điều 1 các đối tượng được hỗ trợ thẻ
bảo hiểm y tế, gồm: Đối tượng quy định tại Điểm 3.2 và Điểm 3.8 Khoản 3 Điều 1.
7. Bổ
sung vào Tiết a, b và d, Mục 4.2.2 Điểm 4.2 Khoản 4 Điều 1 các đối tượng được hỗ
trợ chi phí khám chữa bệnh, gồm: Đối tượng quy định tại Điểm 3.2 và Điểm 3.8
Khoản 3 Điều 1.
8. Bổ
sung vào Điểm 4.3 Khoản 4 Điều 1 các đối tượng được hỗ trợ thường xuyên hằng
tháng, gồm: Đối tượng quy định tại Điểm 3.2; trẻ em câm, điếc thuộc hộ nghèo hoặc
thuộc hộ cận nghèo quy định tại Điểm 3.3 và Điểm 3.8 Khoản 3 Điều 1.
9. Bổ
sung thêm Điểm 4.5 vào Khoản 4, Điều 1 như sau:
“4.5. Hỗ trợ chi phí mai
táng khi chết 6.000.000 đồng/trẻ (sáu triệu đồng) đối với đối tượng quy định tại
Mục a Điểm 3.1, Điểm 3.2 và trẻ em câm, điếc thuộc hộ nghèo hoặc thuộc hộ cận
nghèo quy định tại Điểm 3.3 Khoản 3 Điều 1.”
Điều 2.
Nguồn kinh phí thực hiện: Ngân sách tỉnh.
Điều 3.
Hội đồng nhân dân tỉnh giao:
- Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức
triển khai thực hiện Nghị quyết.
- Thường trực, các ban, các
tổ và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được Hội đồng
nhân dân tỉnh Quảng Ninh khoá XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 13/12/2017 và
có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018./.
DANH MỤC
BỆNH HIỂM NGHÈO
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 91/2017/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 của HĐND tỉnh)
STT
|
Tên bệnh, nhóm bệnh và tình trạng bệnh theo các chuyên khoa
|
Mã bệnh theo ICD10
|
I
|
Bệnh
nhiễm trùng
|
|
1
|
Hội chứng suy giảm miễn dịch
mắc phải (AIDS)
|
B20, B22, B23, B24
|
II
|
Bướu
tân sinh
|
|
2
|
Ung thư các loại
|
Từ C00 đến C97; Từ D00 đến D09.
|
3
|
U trung mạc màng ngoài tim
|
C45.2
|
4
|
Bướu lành tuyến yên
|
D35.2
|
5
|
Bướu lành tuyến tùng
|
D35.4
|
6
|
Khối u dây VII
|
D43.3
|
7
|
Khối u dây VIII
|
D43.3
|
III
|
Bệnh
của máu, cơ quan tạo máu và rối loạn liên quan đến miễn dịch
|
|
8
|
Bệnh Thalassemia *
|
D56
|
9
|
Bệnh hồng cầu hình liềm *
|
D57
|
10
|
Các thiếu máu tan máu di
truyền *
|
D58
|
11
|
Các thiếu máu tan máu mắc
phải
|
D59
|
12
|
Đái huyết sắc tố kịch phát
ban đêm (hội chứng Marchiafava)
|
D59.5
|
13
|
Thiếu yếu tố VIII di truyền
(Hemophilia A) *
|
D66
|
14
|
Thiếu yếu tố IX di truyền
(Hemophilia B) *
|
D67
|
15
|
Thiếu các yếu tố XI di
truyền có biến chứng (Hemophilia C)*
|
D68.1
|
16
|
Thiếu các yếu tố đông máu
khác do di truyền có biến chứng *
|
D68.2
|
IV
|
Bệnh
nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa
|
|
17
|
Cường tuyến yên
|
E22
|
18
|
Bệnh đái tháo nhạt
|
E23.2
|
19
|
Hội chứng Cushing *
|
E24
|
20
|
Rối loạn chức năng đa tuyến
|
E31
|
21
|
Bệnh Wilson (Rối loạn chuyển
hóa đồng) *
|
E83.0
|
V
|
Bệnh
tâm thần
|
|
22
|
Sa sút tâm thần trong bệnh
Alzheimer *
|
F00
|
23
|
Sa sút tâm thần trong bệnh
mạch máu
|
F01
|
24
|
Hội chứng quên thực tổn
không do rượu và chất tác động tâm thần khác
|
F04
|
25
|
Rối loạn tâm thần khác do
tổn thương và rối loạn chức năng não và do bệnh cơ thể
|
F06
|
26
|
Rối loạn nhân cách và hành
vi do bệnh não, tổn thương và rối loạn chức năng não
|
F07
|
27
|
Rối loạn tâm thần và hành
vi do sử dụng rượu
|
F10
|
28
|
Tâm thần phân liệt *
|
F20
|
29
|
Rối loạn hoang tưởng trường
diễn
|
F22
|
30
|
Rối loạn phân liệt cảm xúc
|
F25
|
31
|
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực
|
F31
|
32
|
Rối loạn trầm cảm tái phát
(giai đoạn trầm cảm trung bình; giai đoạn trầm cảm nặng không có triệu chứng
loạn thần; giai đoạn trầm cảm nặng với các triệu chứng loạn thần)
|
F33.1; F33.2; F33.3
|
33
|
Chậm phát triển tâm thần
(trung bình; nghiêm trọng) *
|
F71; F73
|
34
|
Rối loạn phát triển lan tỏa
|
F84 ‘
|
35
|
Các rối loạn tăng động
|
F90
|
VI
|
Bệnh
thần kinh
|
|
36
|
Bệnh xơ cứng cột bên teo
cơ (Bệnh teo hệ thống ảnh hưởng chủ yếu tới hệ thần kinh trung ương trong bệnh
phân loại nơi khác)
|
G13
|
37
|
Bệnh Parkinson *
|
G20
|
38
|
Bệnh Alzheimer *
|
G30
|
39
|
Xơ cứng rải rác
|
G35
|
40
|
Bệnh động kinh
|
G40
|
41
|
Bệnh nhược cơ
|
G70.0
|
42
|
Bại não ở trẻ em *
|
G80
|
43
|
Liệt nửa người
|
G81
|
44
|
Liệt 2 chân hoặc liệt tứ
chi
|
G82
|
45
|
Bệnh rỗng tủy sống và rỗng
hành não
|
G95.0
|
46
|
Thoát vị não
|
Q01
|
47
|
Não úng thủy bẩm sinh *
|
Q03; Q03.8; Q03.9
|
48
|
Hội chứng Down *
|
Q90
|
49
|
Hội chứng Edward và hội chứng
Pateau
|
Q91
|
VII
|
Bệnh
mắt và phần phụ của mắt
|
|
50
|
Sẹo và đục giác mạc 2 mắt
(mất thị lực)
|
H17.3
|
51
|
Hội chứng Harada
|
H30.8
|
52
|
Viêm màng bồ đào (sau hoặc
toàn bộ)
|
H30.9.1 và H30.9.2
|
53
|
Tắc động mạch trung tâm
võng mạc
|
H34.1
|
54
|
Bệnh lý võng mạc của trẻ đẻ
non (giai đoan 4, giai đoạn 5)
|
H35.1
|
55
|
Bệnh võng mạc đái tháo đường
tăng sinh
|
H35.2
|
56
|
Bệnh Glôcôm (giai đoạn 4,
giai đoạn 5)
|
H40
|
57
|
Nhãn viêm giao cảm
|
H44.1.2
|
58
|
Tắc tĩnh mạch trung tâm
võng mạc
|
Từ H34.8.1 đến H34.8.3
|
VIII
|
Bệnh
lý tai mũi họng
|
|
59
|
Papilome thanh quản
|
B97.7
|
60
|
Bệnh Sarcoid tai
(Sarcoidosis)
|
D86 .
|
61
|
Cholesteatoma đỉnh xương
đá
|
H71
|
62
|
Thoát vị não, màng não vào
tai - xương chũm
|
Q01
|
63
|
Hội chứng Turner
|
Q69
|
IX
|
Bệnh
của hệ tuần hoàn
|
|
64
|
Bệnh van tim có biến chứng
(Rối loạn nhịp tim, tắc mạch, nhiễm trùng)
|
108,134,135
|
65
|
Bệnh tim do phổi (tâm phế
mạn)
|
127
|
66
|
Bệnh cơ tim: Cơ tim giãn;
Cơ tim hạn chế; Cơ tim phì đài; Bệnh cơ tim khác.
|
142
|
67
|
Hội chứng suy nút xoang
|
149.5
|
68
|
Suy tim độ 3 - 4 do các
nguyên nhân khác nhau
|
150
|
69
|
Phình động mạch, lóc tách
động mạch chủ
|
171 .
|
70
|
Bệnh tim bẩm sinh có biến
chứng
|
Q20
|
71
|
Tăng áp lực động mạch phổi
tiên phát (Độ 2 độ 4)
|
Q22
|
X
|
Bệnh
hệ hô hấp
|
|
72
|
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính (giai đoạn 3, giai đoạn 4)
|
J44
|
73
|
Bệnh bụi phổi than giai đoạn
mất bù
|
J60
|
74
|
Bệnh bụi phổi amian giai
đoạn mất bù
|
J61
|
75
|
Bệnh bụi phổi silic giai
đoạn mất bù
|
J62
|
76
|
Bệnh bụi phổi do vô cơ
khác giai đoạn mất bù
|
J63
|
77
|
Bệnh phổi mô kẽ giai đoạn
mất bù
|
J84
|
78
|
Áp xe phổi và trung thất mạn
tính
|
J85
|
79
|
Suy hô hấp mạn (Dị dạng lồng
ngực)
|
J96.1
|
80
|
Sẹo hẹp khí quản
|
Q32.4
|
81
|
Thiểu sản phổi và loạn sản
phổi
|
Q33.6
|
XI
|
Bệnh
hệ tiêu hóa
|
|
82
|
Bệnh Crohn
|
K50
|
83
|
Viêm loét đại trực tràng
chảy máu
|
K52
|
84
|
Xơ gan giai đoạn mất bù
(giai đoạn cuối)
|
K74
|
85
|
Viêm tụy mạn
|
K86.0; K86.1
|
XII
|
Bệnh
da và mô dưới da
|
|
86
|
Pemphigus thông thường
|
L10.0
|
87
|
Pemphigus sùi
|
L10.1
|
88
|
Pemphigus dạng lá
|
LI 0.2
|
89
|
Vảy nến mủ toàn thân
|
L40.1
|
90
|
Viêm khớp hoại tử vảy nến
|
L40.5.2
|
91
|
Viêm cột sống vảy nến
|
L40.5.3
|
92
|
Bệnh khớp ở thiếu niên do
vảy nến
|
L40.5.4
|
93
|
Vảy cá liên kết nhiễm sắc
thể X
|
Q80.1
|
94
|
Vảy cá dạng lá
|
Q80.2
|
XIII
|
Bệnh
hệ cơ - xương - khớp và mô liên kết
|
|
95
|
Bệnh Luput ban đỏ hệ thống
có tổn thương phủ tạng
|
Từ M32.1.0 đến M32.1.5
|
96
|
Luput ban đỏ hệ thống biến
chứng thận
|
L93.3
|
97
|
Lupus ban đỏ hệ thống biến
chứng đa cơ quan
|
L93.4
|
98
|
Viêm cột sống dính khớp
thiếu niên
|
M08.1
|
99
|
Thoái hóa khớp háng giai
đoạn IV
|
M16
|
100
|
Thoái hóa khớp gối giai đoạn
IV
|
M17
|
101
|
Xơ cứng bì toàn thể tiến
triển
|
M34.0
|
102
|
Viêm cột sống dính khớp
|
M45
|
103
|
Loãng xương có kèm gẫy
xương bệnh lý
|
M80
|
104
|
Gãy xương không liền (khớp
giả và đối với xương lớn)
|
M84.1
|
105
|
Gãy xương bệnh lý
|
M84.4
|
106
|
Loạn sản xơ xương
|
M85.0
|
107
|
Cốt tủy viêm (viêm xương -
tủy xương)
|
M86
|
108
|
Gãy xương trong bệnh khối
u
|
M90.7
|
109
|
Các bệnh Viêm đa cơ và
viêm da cơ
|
Từ M33.0 đến M33.2
|
XIV
|
Bệnh
hệ sinh dục - Tiết niệu
|
|
110
|
Hội chứng thận hư có tái
phát
|
N04
|
111
|
Suy thận mạn
|
N18
|
112
|
Thận teo nhỏ hai bên *
|
N27.1
|
113
|
Không có thận cả hai bên *
|
Q60.1
|
114
|
Ứ nước thận bẩm sinh
|
Q62.0
|
115
|
Niệu quản đôi có biến chứng
|
Q62.5
|
116
|
Thận khổng lồ và tăng sản
|
Q63.3
|
XV
|
Một
số tình trạng bệnh đặc biệt
|
|
117
|
Thất bại và thải bỏ ghép
thận
|
T86.1
|
118
|
Sau cắt khối tá tụy
|
X
|
119
|
Sau mở thông dạ dày, ruột
non (vĩnh viễn) *
|
X
|
120
|
Sau nối mật ruột
|
X
|
121
|
Sau can thiệp mạch vành
|
X
|
122
|
Sau phẫu thuật thay van
tim
|
X
|
123
|
Làm hậu môn nhân tạo (vĩnh
viễn) *
|
Z93.3
|
|
Tổng
|
123
|
Ghi chú:
1. Người mắc bệnh, tình trạng
bệnh thuộc Danh mục bệnh này phải được cơ sở y tế có đủ điều kiện về cơ sở vật
chất, trang thiết bị, nhân lực chẩn đoán xác định (Không áp dụng đối với những
trường hợp trong chẩn đoán còn nghi ngờ, chưa chắc chắn mắc bệnh).
2. Căn cứ danh mục bệnh,
tình trạng bệnh, các cơ sở y tế tạo điều kiện cung cấp cho đối tượng giấy ra viện
hoặc giấy xác nhận mắc bệnh, tình trạng bệnh trong đó phần chẩn đoán bệnh phải
thể hiện có mắc bệnh hoặc tình trạng bệnh thuộc danh mục này.
3. Giấy ra viện và giấy xác
nhận mắc bệnh cung cấp cho đối tượng phải đảm bảo chính xác, khớp với chẩn đoán
được ghi trong các tài liệu, hồ sơ bệnh án lưu tại đơn vị.
4. Những trường hợp được xác
định mắc bệnh thuộc danh mục bệnh này, nhưng chẩn đoán được ghi trong hồ sơ bệnh
án lại được các bác sỹ viết tắt hoặc viết bằng tên khác tương đương thì khi cấp
giấy ra viện hoặc giấy xác nhận mắc bệnh, cơ sở y tế có thể ghi bổ sung thêm
chú thích tên bệnh, mã bệnh vào sau chẩn đoán. Ví dụ:
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
có thể sẽ được bác sỹ viết tắt là COPD.
5. Trừ một số bệnh, tình trạng
bệnh đặc biệt chỉ cần xác nhận 01 lần (tên bệnh được đánh dấu *), đối tượng được
xác định mắc các bệnh còn lại thuộc danh mục bệnh này phải được định kỳ kiểm
tra, đánh giá lại tình trạng bệnh hàng năm (được cấp giấy ra viện hoặc giấy xác
nhận mắc bệnh của đợt khám, chữa bệnh mới gần nhất) để đảm bảo việc cập nhật
tình trạng, mức độ bệnh của các đối tượng phù hợp với thực tế.