HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 09/2019/NQ-HĐND
|
Quảng Trị, ngày 20 tháng 7 năm 2019
|
NGHỊ QUYẾT
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG KINH PHÍ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO
THÔNG TẠI CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
KHÓA VII, KỲ HỌP THỨ 10
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy
phạm pháp luật năm 2015;
Căn cứ Luật ngân sách Nhà nước năm
2015;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-BTC
ngày 02/01/2018 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông;
Căn cứ Thông tư số 28/2019/TT-BTC ngày 21/5/2019 của Bộ
Tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2018/TT-BTC ngày 02/01/2018 của Bộ Tài chính
quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông;
Thực hiện Quyết định số 901/QĐ-BTC ngày 13/6/2018 của Bộ Tài
chính về việc đính chính Thông tư số 01/2018/TT-BTC ngày 02/01/2018 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý
và sử dụng kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông;
Xét Tờ trình số 3005/TTr-UBND ngày 05/7/2019 của Ủy
ban nhân dân tỉnh về việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế Hội đồng
nhân dân tỉnh và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
Quy định việc quản lý, sử dụng kinh
phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông (sau đây viết tắt là TTATGT) tại các
huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Ban An toàn giao thông huyện,
thành phố, thị xã;
b) Các cơ quan, đơn vị liên quan tham
gia bảo đảm TTATGT thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã;
c) Các tổ chức, cá nhân liên quan đến
việc quản lý, sử dụng kinh phí đảm bảo TTATGT các huyện, thành phố, thị xã;
d) Không áp dụng đối với lực lượng
Công an.
Điều 2. Nguồn
kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông
1. Ngân sách huyện bố trí kinh phí thực
hiện công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông theo phân cấp ngân sách hiện
hành cho các cơ quan, đơn vị cấp huyện trên địa bàn.
2. Ngân sách cấp tỉnh hỗ trợ từ nguồn
ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu thực hiện nhiệm vụ TTATGT.
3. Các khoản hỗ trợ, viện trợ của các
tổ chức cá nhân trong và ngoài nước cho hoạt động đảm bảo TTATGT.
4. Các nguồn thu khác theo quy định của
pháp luật.
Điều 3. Nội dung
chi, mức chi bảo đảm trật tự an toàn giao thông
1. Nội dung chi:
a) Chi tuyên truyền, phổ biến pháp luật
trật tự an toàn giao thông;
b) Chi hội nghị sơ kết, tổng kết, hội
thảo, tập huấn triển khai nhiệm vụ, công tác bảo đảm TTATGT;
c) Chi hoạt động kiểm tra, giám sát về
công tác bảo đảm TTATGT;
d) Chi tập huấn nghiệp vụ về TTATGT;
e) Chi tiền lương làm việc ngoài giờ
hành chính trực tiếp phục vụ công tác bảo đảm TTATGT theo quy định của pháp luật
hiện hành;
g) Chi mua sắm trang thiết bị, phương
tiện phục vụ cho công tác bảo đảm TTATGT theo định mức, tiêu chuẩn, chế độ hiện
hành;
h) Chi xăng dầu, sửa chữa trang thiết
bị, phương tiện phục vụ cho công tác bảo đảm TTATGT;
i) Chi thông tin liên lạc, văn phòng
phẩm, in ấn tài liệu phục vụ công tác bảo đảm TTATGT;
k) Chi thống kê, phân tích số liệu;
xây dựng, duy trì và cập nhật cơ sở dữ liệu phục vụ công tác bảo đảm TTATGT;
l) Chi khen
thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo đảm
TTATGT theo quy định của pháp luật;
m) Chi thăm hỏi, hỗ trợ nạn nhân tai
nạn giao thông, gia đình nạn nhân bị chết trong các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, Tết Nguyên đán, “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn
nhân tử vong do tai nạn giao thông”;
n) Chi xây dựng kế hoạch và biện pháp
phối hợp các ban, ngành và chính quyền các cấp trong việc thực hiện các giải
pháp bảo đảm TTATGT và khắc phục
ùn tắc giao thông;
o) Chi xây dựng các chương trình, đề án về bảo đảm TTATGT, nhân rộng các mô hình
điểm về bảo đảm TTATGT;
p) Chi công tác chỉ đạo, kiểm tra,
đôn đốc việc phối hợp hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể trong
lĩnh vực bảo đảm TTATGT, khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn, công tác cứu
hộ, cứu nạn, khắc phục hạn chế hậu quả do tai nạn giao thông gây ra;
q) Chi khắc phục sự cố đảm bảo ATGT,
chống ùn tắc giao thông;
r) Chi thực hiện các nhiệm vụ khác
phát sinh phục vụ trực tiếp công tác đảm bảo TTATGT;
2. Mức chi:
a) Chi bồi dưỡng cho thành viên tham
gia hoạt động kiểm tra, giám sát, khảo sát về công tác đảm bảo TTATGT, tối đa
không quá 100.000 đồng/người/ngày;
b) Căn cứ kế hoạch và thực tế phát
sinh tại hiện trường, Trưởng Ban ATGT quyết định lực lượng bảo vệ hiện trường
tai nạn giao thông, lực lượng trực tiếp tham gia khắc phục hậu quả tai nạn giao
thông, ùn tắc giao thông, mức chi tối đa 70.000 đồng/người/ca (01 ca đủ 04 giờ
trở lên);
3. Các nội dung, mức chi khắc phục vụ công tác đảm bảo TTATGT của các huyện,
thành phố, thị xã không quy định tại Nghị quyết này được thực hiện theo quy định
tại Thông tư số 01/2018/TT-BTC ngày 02/01/2018 của Bộ Tài chính Quy định việc
quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông, Thông tư số
28/2019/TT-BTC ngày 21/5/2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư số 01/2018/TT-BTC ngày 02/01/2018 của Bộ Tài chính quy định việc quản
lý và sử dụng kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông và các quy định về định
mức, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của cấp có thẩm quyền.
4. Hằng năm Ủy ban nhân dân tỉnh
trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định sử dụng nguồn kinh phí ngân sách trung
ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương từ nguồn thu xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông và nguồn ngân sách địa phương để
thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm TTATGT trên địa bàn theo quy định tại điểm c khoản
2 điều 5 của Thông tư số 01/2018/TT-BTC ngày 02/01/2018 của Bộ Tài chính “Quy định
việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông” được Thông
tư số 28/2019/TT-BTC ngày 21/5/2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung.
Điều 4. Tổ chức
thực hiện.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển
khai thực hiện Nghị quyết.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh,
các ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh
phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh và các tổ
chức chính trị - xã hội giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
3. Nghị quyết này được Hội đồng nhân
dân tỉnh Quảng Trị, Khóa VII, Kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 20 tháng 7 năm 2019
và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2019./.
Nơi nhận:
- UBTV Quốc
hội;
- VP: Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Thường vụ Tỉnh ủy;
- HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Các VP: Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh;
- TT HĐND, UBND các huyện, thị
xã, thành phố;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- TT Công báo tỉnh;
- Lưu: Văn thư.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Hùng
|