HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
07/2023/NQ-HĐND
|
Vĩnh Phúc, ngày
05 tháng 5 năm 2023
|
NGHỊ QUYẾT
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ
VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC, CƠ CHẾ LỒNG GHÉP NGUỒN VỐN, CƠ CHẾ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC
KHÁC THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
KHÓA XVII KỲ HỌP THỨ 10
Căn cứ Luật Tổ chức Chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11
năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015 và Luật ngày 18 tháng 6 năm
2020 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày
13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước
ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số
25/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư
chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định số
39/2021/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định
nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối
ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển
kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 -
2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số
02/2022/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ Quy định
nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối
ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm
nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số
07/2022/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên
tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của
ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Khoản 1 Điều 40 Nghị
định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ về việc quy
định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
Xét Tờ trình số 83/TTr-UBND
ngày 16 tháng 3 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh dự thảo Nghị quyết quy định
nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện các
chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Tờ trình số
139/TTr-UBND ngày 21 tháng 4 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh dự thảo nghị quyết
ban hành quy định cơ chế lồng ghép nguồn vốn, cơ chế huy động nguồn lực khác để
thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; báo
cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận
của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Nghị quyết này quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ
vốn ngân sách nhà nước và cơ chế lồng ghép nguồn vốn, cơ chế huy động nguồn lực
khác để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc.
Điều 2. Tổ
chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức
thực hiện Nghị quyết này.
2. Thường trực Hội đồng nhân
dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại
biểu Hội đồng nhân dân tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm kiểm tra,
giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
3. Trường hợp các văn bản được
viện dẫn tại Nghị quyết có sự thay đổi (được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế)
thì thực hiện theo các văn bản được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
4. Nghị quyết này đã được Hội đồng
nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc khóa XVII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27 tháng 4 năm
2023 và có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 5 năm 2023./.
|
CHỦ TỊCH
Hoàng Thị Thúy Lan
|
QUY ĐỊNH
NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
VÀ CƠ CHẾ LỒNG GHÉP NGUỒN VỐN, CƠ CHẾ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC KHÁC ĐỂ THỰC HIỆN CÁC
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
(Kèm theo Nghị quyết số: 07/2023/NQ-HĐND ngày 05 tháng 5 năm 2023 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh
Quy định nguyên tắc, tiêu chí,
định mức phân bổ vốn ngân sách tỉnh và cơ chế lồng ghép nguồn vốn, cơ chế huy động
nguồn lực khác để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025, cụ thể:
1. Quy định về nguyên tắc, tiêu
chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025
để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
2. Quy định về cơ chế lồng ghép
nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các chương trình mục
tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh.
3. Quy định về cơ chế huy động,
sử dụng nguồn lực khác ngoài nguồn vốn ngân sách nhà nước để triển khai thực hiện
các chương trình mục tiêu quốc gia.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
Các cơ quan, đơn vị, tổ chức,
cá nhân, các cấp chính quyền địa phương có liên quan trong công tác huy động,
quản lý, sử dụng các nguồn lực để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021 - 2025.
Chương II
NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ, ĐỊNH
MỨC PHÂN BỔ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
Điều 3.
Nguyên tắc phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện các Chương trình mục
tiêu quốc gia
1. Tuân thủ theo quy định của
Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định của pháp luật có liên
quan, đảm bảo tính công bằng, công khai, minh bạch.
2. Đầu tư có trọng tâm, trọng
điểm, hiệu quả và bền vững; thực hiện quản lý tập trung, thống nhất về cơ chế,
chính sách; thực hiện theo phân cấp quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật;
đẩy mạnh phân cấp, tạo quyền chủ động cho các cấp chính quyền địa phương.
3. Phù hợp với nguồn thu và khả
năng bố trí ngân sách nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh.
4. Vốn đầu tư công ngân sách tỉnh
giai đoạn 2023-2025 tập trung hỗ trợ cho các xã thực hiện mục tiêu đạt chuẩn
nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu theo Kế hoạch thực hiện chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 5 năm và hàng năm. Ưu tiên hỗ trợ
các xã thuộc khu vực đồng bào dân tộc thiểu số miền núi và ưu tiên hỗ trợ cho các
huyện có tổng thu ngân sách hàng năm thấp.
5. Bố trí vốn ngân sách tỉnh để
thực hiện chương trình chuyên đề, các nhiệm vụ đột xuất phát sinh được cấp có
thẩm quyền phê duyệt trong quá trình triển khai Chương trình.
6. Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện
phân bổ, giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc, chính quyền cấp dưới đảm bảo
đúng mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia được cấp
có thẩm quyền giao.
7. Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố thực hiện phân bổ, giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc và cấp xã đảm
bảo đúng mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Điều 4.
Phân bổ nguồn kinh phí sự nghiệp ngân sách tỉnh để thực hiện các chương trình mục
tiêu quốc gia
Nguồn kinh phí sự nghiệp ngân
sách tỉnh được Ủy ban nhân dân tỉnh giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc,
chính quyền địa phương cấp dưới theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân
sách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, đảm bảo bố trí đủ kinh phí thực
hiện các chính sách, chế độ đã ban hành, những nhiệm vụ quan trọng theo quy định
của pháp luật, những nhiệm vụ đã được Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành nghị quyết.
Điều 5.
Tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công ngân sách tỉnh hỗ trợ các địa phương
và quy định bố trí vốn đối ứng của ngân sách huyện thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
1. Tiêu chí, hệ số tính điểm
phân bổ vốn cho các huyện
a) Tiêu chí tính điểm theo đối
tượng xã
Xã thực hiện mục tiêu đạt chuẩn
nông thôn mới nâng cao: 1,0 điểm.
Xã thực hiện mục tiêu đạt chuẩn
nông thôn mới kiểu mẫu: tăng thêm 0,3 điểm sau khi đã hỗ trợ để đạt chuẩn nông
thôn mới nâng cao.
Xã thuộc khu vực đồng bào dân tộc
thiểu số và miền núi (theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2021 của
Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2021-2025) thực hiện mục tiêu nông thôn mới nâng
cao và nông thôn mới kiểu mới: tăng thêm 0,2 điểm.
b) Tiêu chí, hệ số tính điểm
phân bổ theo đối tượng huyện
Các huyện Tam Đảo, Sông Lô, Lập
Thạch, Tam Dương: 0,3 điểm.
Các huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường:
0,2 điểm.
Các đơn vị cấp huyện còn lại
(Bình Xuyên, Phúc Yên, Vĩnh Yên): Chỉ áp dụng tiêu chí, hệ số phân bổ theo đối
tượng xã được quy định tại khoản 1 Điều này.
2. Định mức phân bổ vốn đầu tư
công ngân sách tỉnh
Định mức phân bổ vốn ngân sách tỉnh
hỗ trợ cho các huyện, thành phố được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
Xn là số vốn đầu tư
giao cho huyện, thành phố thứ n
Un là tổng số điểm của
huyện, thành phố thứ n (được xác định bằng tổng điểm hỗ trợ cho các đối tượng
theo quy định tại khoản 1 Điều này).
K là tổng số vốn đầu tư công
ngân sách tỉnh cân đối hỗ trợ các địa phương để thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2023 -2025.
Y là tổng số điểm của tất cả
các huyện trên địa bàn tỉnh.
3. Tỷ lệ phân bổ vốn cho các dự
án từ nguồn đầu tư công cấp tỉnh hỗ trợ không quá 70% tổng mức đầu tư dự án được
phê duyệt.
4. Quy định bố trí vốn đối ứng
của ngân sách huyện thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.
a) Các huyện có trách nhiệm bố
trí đủ vốn đối ứng từ ngân sách địa phương để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ
được giao; chủ động cân đối, bố trí ngân sách cấp huyện, cấp xã và huy động nguồn
lực hợp pháp khác để thực hiện mục tiêu huyện, xã đạt chuẩn và duy trì chuẩn
nông thôn mới theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025 và thôn đạt chuẩn nông thôn
mới kiểu mẫu giai đoạn 2021- 2025.
b) Huyện không bố trí đủ vốn
ngân sách địa phương và huy động đủ nguồn lực hợp pháp khác để hoàn thành kế hoạch
được giao trong 02 năm liên tiếp sẽ xem xét điều chuyển vốn hỗ trợ từ ngân sách
tỉnh của năm tiếp theo cho các địa phương khác có kết quả xây dựng nông thôn mới
vượt Kế hoạch được giao.
Điều 6. Vốn
đầu tư công ngân sách tỉnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển
kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
2021-2025.
Thực hiện theo các cơ chế hỗ trợ
đầu tư tại Nghị quyết số 86/2019/NQ- HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2019 của Hội đồng
nhân dân tỉnh quy định chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số 87/2019/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12
năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách đặc thù khuyến khích doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn
2020-2025; Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân
dân tỉnh về chính sách hỗ trợ cơ cấu lại ngành Nông nghiệp, nâng cao thu nhập
cho nông dân tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025.
Chương
III
CƠ CHẾ LỒNG GHÉP NGUỒN VỐN
ĐỂ THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
Điều 7.
Nguyên tắc lồng ghép nguồn vốn
Nguyên tắc và nội dung lồng
ghép các nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định tại
Điều 10 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ và
các nguyên tắc sau:
1. Lồng ghép nguồn vốn giữa các
chương trình mục tiêu quốc gia và từ các chương trình, dự án khác có cùng nội
dung, nhiệm vụ để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
2. Việc lồng ghép các nguồn vốn
phải phù hợp với nội dung từng chương trình mục tiêu quốc gia và phù hợp với nội
dung các chương trình, dự án khác triển khai trên địa bàn.
3. Một nội dung, nhiệm vụ, dự
án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia có thể đầu tư bằng một hoặc nhiều nguồn
vốn khác nhau từ nhiều chương trình khác nhau để hoàn thành mục tiêu được giao;
yêu cầu xác định rõ tỷ lệ, cơ cấu từng nguồn vốn được huy động, lồng ghép; đảm
bảo không chồng chéo, trùng lắp và phải được cấp thẩm quyền phê duyệt trước khi
thực hiện.
4. Trên cùng một địa bàn, lấy mục
tiêu thực hiện chương trình nông thôn mới và chương trình giảm nghèo bền vững
làm trọng tâm để thực hiện lồng ghép nguồn vốn.
5. Nguồn vốn ngân sách nhà nước
được bố trí để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia mang tính chất hỗ
trợ thực hiện các dự án. Tập trung huy động tối đa nguồn vốn tín dụng và nguồn
lực hợp pháp khác để thực hiện các chương trình, dự án theo nguyên tắc tự nguyện,
công khai, minh bạch, huy động thông qua nhiều hình thức và có sự tham gia giám
sát của Nhân dân.
Điều 8. Các
nguồn vốn thực hiện lồng ghép
1. Nguồn vốn ngân sách nhà nước
(cấp tỉnh, huyện, xã).
2. Nguồn vốn tín dụng.
3. Nguồn vốn huy động từ các
doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dưới nhiều hình thức:
a) Huy động thông qua các chính
sách thu hút đầu tư.
b) Nguồn đóng góp bằng tiền, hiện
vật của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
c) Nguồn đóng góp tự nguyện của
cộng đồng dân cư (bằng tiền, hiện vật, hiến đất, ngày công lao động).
4. Các nguồn vốn hợp pháp khác.
Điều 9. Nội
dung thực hiện lồng ghép và cơ chế lồng ghép nguồn vốn trong thực hiện các
chương trình mục tiêu quốc gia
1. Dự án đầu tư:
Dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng: tập trung ưu tiên lồng ghép, bố trí vốn thực hiện các chương trình mục
tiêu quốc gia. Việc thực hiện lồng ghép các nguồn vốn trong các dự án phải được
cụ thể trong hồ sơ dự án, xác định rõ các hạng mục công việc, tỷ lệ từng loại
nguồn vốn và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Hoạt động hỗ trợ phát triển
sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia.
a) Tập trung ưu tiên lồng ghép
nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị; hỗ trợ phát
triển sản xuất cộng đồng; hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ quy định tại
Điều 21, Điều 22, Điều 23 Nghị định số 27/2022/NĐ- CP ngày 19 tháng 4 năm 2022
của Chính phủ.
b) Tỷ lệ nguồn vốn lồng ghép hỗ
trợ phát triển sản xuất căn cứ vào mức hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
theo từng dự án, mô hình sản xuất quy định tại Điều 21, Điều 22, Điều 23 Nghị định
số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ.
3. Hoạt động đào tạo nâng cao kỹ
năng nghề nghiệp, đào tạo nghề, tập huấn nâng cao năng lực quản lý, tổ chức thực
hiện; thông tin, tuyên truyền về các chương trình mục tiêu quốc gia.
a) Ngân sách nhà nước hỗ trợ
100% kinh phí thực hiện các hoạt động: đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho
cộng đồng, người dân và cán bộ quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục
tiêu quốc gia, đào tạo nghề lao động nông thôn.
b) Yêu cầu lồng ghép nguồn kinh
phí giữa các cơ quan, đơn vị khi thực hiện các hoạt động đào tạo, tập huấn,
thông tin tuyên truyền về các chương trình mục tiêu quốc gia có cùng mục tiêu,
trên cùng một địa bàn thực hiện với cùng một nhóm đối tượng.
4. Hoạt động kiểm tra, đánh
giá, hội nghị triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia các cấp.
a) Lồng ghép nguồn vốn thực hiện
các chương trình mục tiêu quốc gia với các chương trình, kế hoạch kiểm tra,
giám sát của các cấp, các ngành trong trường hợp thành lập các đoàn kiểm tra
liên ngành trên cùng một địa bàn.
b) Lồng ghép nguồn vốn giữa các
cơ quan, đơn vị khi tổ chức hội nghị triển khai thực hiện các chương trình mục
tiêu quốc gia trên cùng một địa bàn.
5. Các nội dung khác thuộc các
chương trình mục tiêu quốc gia (nếu có).
Trường hợp phát sinh các nội
dung, hoạt động có cùng mục tiêu, địa bàn thì thực hiện lồng ghép các nguồn vốn
theo quy định, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.
Điều 10.
Quy trình, phương thức thực hiện lồng ghép
1. Công tác lồng ghép nguồn vốn
được thực hiện đồng thời với công tác lập kế hoạch thực hiện các chương trình mục
tiêu quốc gia 5 năm và hàng năm, cùng thời điểm lập kế hoạch đầu tư công trung
hạn, kế hoạch đầu tư công hàng năm, lập dự toán hàng năm ở các cấp ngân sách và
thực hiện theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng
4 năm 2022 của Chính phủ.
2. Căn cứ kế hoạch vốn đầu tư
công, dự toán ngân sách tỉnh hàng năm được giao; căn cứ khả năng huy động nguồn
lực hợp pháp khác của địa phương, Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo thực hiện lồng
ghép các nguồn vốn trong quá trình triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ,
dự án của các chương trình mục tiêu quốc gia.
3. Thực hiện lồng ghép theo
phương pháp sau: Bố trí đủ nguồn vốn của từng Chương trình mục tiêu quốc gia
cho từng công trình, dự án, hoạt động theo tổng kinh phí đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt. Trường hợp còn thiếu thực hiện lồng ghép từ nguồn vốn của
Chương trình mục tiêu quốc gia khác.
Điều 11.
Thanh toán, quyết toán vốn lồng ghép
1. Đối với nguồn vốn ngân sách
nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đầu tư công
và các quy định hiện hành.
2. Đối với các nguồn vốn tín dụng
thực hiện theo quy định của các tổ chức tín dụng.
3. Đối với nguồn vốn của các
nhà tài trợ:
a) Trường hợp nhà tài trợ có
quy định về phương thức thanh toán, quyết toán thì thực hiện theo quy định của
nhà tài trợ.
b) Trường hợp nhà tài trợ không
có quy định thì thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn
bản quy định hiện hành.
4. Đối với nguồn vốn đóng góp tự
nguyện:
a) Do cộng đồng dân cư tham gia
thực hiện Chương trình trực tiếp quản lý, sử dụng; tham gia đóng góp bằng hiện
vật hoặc ngày công lao động được quy đổi thành tiền và được tính trong giá trị
nội dung thực hiện đầu tư, hỗ trợ của Chương trình, không thực hiện hạch toán
vào thu, chi ngân sách nhà nước.
b) Sau khi thanh toán, quyết
toán, nếu chênh lệch thu lớn hơn chi hoặc với các khoản hiện vật đóng góp chưa
được sử dụng hết, nhân dân tổ chức họp bàn và quyết định sử dụng kinh phí hoặc
hiện vật chưa sử dụng hết để tiếp tục đầu tư, hỗ trợ thực hiện các nội dung
khác thuộc Chương trình trên địa bàn hoặc sử dụng cho các công trình công ích cần
thiết khác của cộng đồng.
Chương IV
CƠ CHẾ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG
NGUỒN LỰC KHÁC THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
Điều 12.
Nguồn vốn huy động
Nguồn vốn tín dụng và nguồn vốn
huy động hợp pháp khác theo quy định tại Điều 11, Điều 12 Nghị định số
27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ.
Điều 13.
Nguyên tắc huy động các nguồn vốn
1. Khuyến khích, huy động tối đa
nguồn vốn đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp, nguồn tài trợ của các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước; nguồn vốn đóng góp của cộng đồng dân cư nhằm thực hiện
mục tiêu, nhiệm vụ của các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh.
2. Huy động nguồn vốn để thực
hiện các hoạt động, nội dung, dự án đầu tư thuộc chương trình mục tiêu quốc gia
phải gắn kết, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
và hướng tới hoàn thành các mục tiêu đề ra của từng chương trình mục tiêu quốc
gia.
3. Hoạt động huy động nguồn vốn
được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, công khai, minh bạch, huy động bằng
nhiều hình thức (đóng góp bằng tiền mặt, bằng hiện vật, bằng ngày công lao động...);
đảm bảo cơ chế giám sát của Nhà nước, các tổ chức đoàn thể và của cộng đồng dân
cư.
4. Các nguồn vốn huy động phải
được sử dụng đúng mục đích, đúng nội dung công việc cụ thể đã thống nhất. Khi
hoạt động, nội dung, dự án hoàn thành còn dư vốn huy động thì được chuyển qua đầu
tư cho hoạt động, nội dung, dự án khác trên cùng địa bàn và phải thông báo công
khai cho đối tượng đóng góp biết.
5. Việc huy động nguồn vốn gắn
với các dự án chỉ sử dụng một nguồn vốn hoặc dự án lồng ghép có chung mục tiêu,
đối tượng trên địa bàn phải dựa trên cơ sở thỏa thuận rõ về sự tham gia vào quá
trình thẩm định, phê duyệt, thủ tục hạch toán, đối ứng, quản lý tài chính đối với
phần vốn góp của các bên đóng góp để khuyến khích góp vốn chung. Giá trị huy động
các nguồn vốn khác phải được thể hiện rõ trong quyết định phê duyệt dự án, dự
toán và phải được theo dõi, đánh giá tổng hợp báo cáo theo quy định.
6. Huy động nguồn vốn từ đóng
góp của người dân, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đảm bảo dựa
trên tinh thần tự nguyện, dân chủ, công khai, minh bạch theo quy định của pháp
luật; phải thực hiện công khai danh mục dự án đầu tư, nguồn vốn đầu tư, tỷ lệ
đóng góp và được Hội đồng nhân dân cấp xã phê duyệt.
7. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức
không được quy định mức ủng hộ, đóng góp. Không huy động đóng góp bằng tiền đối
với hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật không nơi nương tựa, hộ khó
khăn, gia đình chính sách, đối tượng hưởng trợ cấp xã hội (có thể huy động bằng
ngày công lao động nếu người dân tự nguyện và có khả năng lao động). Không huy
động đối với người dưới 18 tuổi hoặc không đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
Điều 14.
Huy động và sử dụng nguồn vốn tín dụng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia
1. Nguồn vốn huy động:
a) Vốn vay ưu đãi của nhà tài
trợ nước ngoài;
b) Nguồn vốn tín dụng thương mại;
c) Nguồn vốn tín dụng từ ngân
sách nhà nước ủy thác qua các tổ chức tín dụng theo Hợp đồng ủy thác và quy chế
ủy thác.
2. Hình thức huy động
a) Huy động tối đa nguồn vốn
tín dụng thực hiện các Chương trình thông qua các chính sách tín dụng cho từng
đối tượng, nội dung thuộc phạm vi đầu tư của các Chương trình mục tiêu quốc
gia. Thực hiện theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng thực hiện các
Chương trình.
b) Căn cứ tình hình thực tế, khả
năng cân đối ngân sách địa phương, nhu cầu vay vốn của hộ dân, hộ nghèo và các
đối tượng chính sách khác trên địa bàn thuộc phạm vi các chương trình, Ủy ban
nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định việc ban hành các chính
sách hỗ trợ tín dụng cho từng đối tượng, lĩnh vực, nội dung, hoạt động thuộc
các Chương trình, bảo đảm phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội tại địa
phương và quy định của pháp luật về quản lý vốn tín dụng chính sách nhằm nâng
cao hiệu quả của các chương trình mục tiêu quốc gia (nếu cần thiết).
3. Quản lý và sử dụng nguồn vốn
tín dụng huy động
Quản lý, sử dụng nguồn vốn tín
dụng thực hiện theo quy định của từng chính sách tín dụng, các quy định của
pháp luật về hoạt động tín dụng và các chương trình mục tiêu quốc gia.
Điều 15.
Huy động và sử dụng nguồn vốn hợp pháp khác thực hiện các chương trình mục tiêu
quốc gia.
1. Nguồn vốn huy động:
a) Huy động, thu hút nguồn vốn
từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; huy động nguồn đóng góp tự nguyện của
doanh nghiệp, tổ chức, người dân (bằng tiền, hiện vật hoặc ngày công lao động).
b) Từ các khoản đóng góp tự nguyện
và viện trợ không hoàn lại của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong
và ngoài nước thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất và các hoạt động
khác của các Chương trình theo quy định của pháp luật.
2. Phương thức huy động
a) Thông qua việc thực hiện các
cơ chế, chính sách thu hút đầu tư của Trung ương và của Tỉnh, tạo động lực,
khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tập trung nguồn vốn để đầu tư
phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của
chương trình mục tiêu quốc gia.
b) Huy động nguồn vốn đóng góp,
tài trợ (bằng tiền hoặc hiện vật) của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong
và ngoài nước cho từng hoạt động, nội dung, dự án cụ thể hoặc cho ngân sách địa
phương để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
c) Huy động nguồn vốn đóng góp
tự nguyện (bằng tiền, hiện vật hoặc ngày công lao động) của cộng đồng dân cư
tham gia thực hiện các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia do cộng đồng
dân cư trực tiếp quản lý.
d) Tổ chức huy động vốn góp từ
các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thông qua phương tiện thông tin đại
chúng, tổ chức hội nghị, thư mời hoặc các buổi làm việc kêu gọi hỗ trợ, các cấp,
các ngành từ tỉnh đến cơ sở thực hiện tuyên truyền, vận động các đơn vị, tổ chức,
doanh nghiệp, cá nhân tham gia đầu tư thực hiện các dự án thuộc các Chương
trình hoặc tài trợ, ủng hộ nguồn vốn thông qua các cơ quan, đơn vị quản lý nhà
nước trên địa bàn tỉnh.
3. Quản lý và sử dụng nguồn vốn
huy động hợp pháp khác
a) Nguồn vốn đầu tư phát triển
sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân: Được quản lý và sử
dụng theo quy định của pháp luật về đầu tư, ngân sách và các văn bản quy phạm
pháp luật liên quan.
b) Nguồn vốn đóng góp, tài trợ
(bằng tiền hoặc hiện vật) của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước: Đối với khoản đóng góp, viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước phải
được dự toán, hạch toán, quyết toán đầy đủ vào ngân sách nhà nước; đối với các
khoản đóng góp, viện trợ không thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước được quản lý,
sử dụng theo quy định của pháp luật hiện hành của Nhà nước và thỏa thuận với
các nhà tài trợ.
c) Nguồn vốn đóng góp tự nguyện
(bằng tiền, hiện vật hoặc ngày công lao động) của cộng đồng dân cư tham gia thực
hiện các dự án đầu tư thuộc chương trình mục tiêu quốc gia do cộng đồng dân cư
trực tiếp quản lý, sử dụng thì không hạch toán vào thu, chi ngân sách nhà nước;
các khoản đóng góp bằng hiện vật, ngày công lao động được quy đổi thành tiền và
phải được tính trong giá trị công trình để theo dõi, quản lý theo tỷ lệ đóng
góp đã được thống nhất và do cộng đồng dân cư trực tiếp quản lý, sử dụng./.